• qua nang ghe pedicure
    Ảnh minh họa

    BYRON - Nhân dịp nói chuyện với một đài truyền hình địa phương, chủ nhân của một tiệm nail tại thị xã Byron, tiểu bang Georgia đã lên tiếng xin lỗi về việc từng treo bảng không nhận phục vụ làm móng chân cho những khách hàng nặng trên 200 pound (90.7 kg).

    Trong lần tiếp xúc đầu tiên với giới truyền thông về việc treo bảng này, ông Ken Nguyễn chủ tiệm Byron Nails nói rằng ông muốn xin lỗi đối với những ai đã cảm thấy bị xúc phạm hay bị phản cảm bởi tấm bảng.

    Có người từng báo tin cho đài truyền hình số 41 NBC - WMGT biết về tấm bảng không nhận khách hàng trên 200 pound. Một người nói rằng bà bị từ chối vì “tôi quá to con, họ nói vậy.”

    Sau khi tin này được loan trên đài, ông Ken Nguyễn cho biết tiệm của ông đã bị ảnh hưởng và bị giảm khách hàng. Vì vậy ông đã tháo bỏ tấm bảng mang tính chất kỳ thị người nặng cân nói trên.

    Ken Nguyễn nói với WMGT rằng sau khi bị chỉ trích thì ông mới biết nội dung của tấm bảng đã phản cảm như thế nào, và ông rất hối tiếc về việc này.

    “Tôi muốn xin lỗi cho mọi sự hiểu lầm có thể đã xảy ra đối với bất cứ khách hàng nào,” Ken Nguyễn cho biết. “Đối với những ai cảm thấy đau lòng vì bị xúc phạm, tôi thành thật xin lỗi họ.”

    Ông cho biết là ghế làm móng chân cho khách hàng có mức giới hạn về sức chịu đựng cân nặng, nhưng ông không nhớ rõ mức đó là bao nhiêu. Vì lý do ấy mà ông đã đặt giới hạn là người ngồi không quá 200 pound.

    Ken Nguyễn giải thích, “Tôi đã quan tâm đến sự an toàn cho khách hàng. Mà khách hàng đã hiểu lầm, tôi chỉ không muốn bị trách nhiệm.” Rồi ông lập lại, “Tôi đã thật sự quan tâm đến sự an toàn cho khách hàng hơn những chuyện khác.”

    Điều ông Ken chưa dám nói hết, là lỡ khách hàng bị trục trặc gì đó do sự nặng cân gây ra khi ngồi trên ghế, thì ông và tiệm có thể bị lôi thôi, kiện cáo này nọ, vì trách nhiệm thuộc về ông.

    Một trong những người bênh vực ông Ken Nguyễn và tiệm của ông là bà LaQuita Smith. Bà này là thân chủ trong hơn mười năm. Bà nói ông Ken viết tấm bảng đó không với ý xấu.

    Bà Smith cho biết, “Văn hóa của chúng ta hoàn toàn khác với văn hóa của ông ấy. Cách ông ta giải thích về một cái gì đó thì lại hoàn toàn khác với cách tôi làm. Thành thử khi nghe ông ấy trình bày cho tôi biết (về tấm bảng ấy), tôi liền nói, không, ông ơi, ông không làm như vậy, vì phụ nữ chúng tôi rất nhạy cảm về cân nặng. Sau khi nghe tôi nói như thế, ông ấy hiểu ra. Và điều mà tôi thích nhất là ông đã thật sự biết lỗi và xin lỗi. Điều đó quan trọng hơn mọi thứ.”

    Ông Ken Nguyễn nói rằng sự việc vừa qua là sự hiểu lầm, và tiệm Byron Nails sẽ mở rộng cửa đón nhận bất cứ khách hàng nào kể từ nay.

    Nhằm cho thấy sự xin lỗi rất thành khẩn, Ken Nguyễn cho biết mọi dịch vụ trong tiệm của ông sẽ được giảm giá 10 phần trăm trong suốt ba tháng tới.

    Theo Viễn Đông Daily

  • Một sinh viên ở High Point, North Carolina, Mỹ, chứng kiến được cảnh thợ của một tiệm nail xẻ thịt nai ngay trong tiệm và chụp hình đăng lên Facebook.

    Theo đài Fox 5, quản lý của tiệm Diamond Nails trên đường Centennial cho biết một người khách mang con nai vào tiệm lúc 8 giờ 30 phút tối và lúc đó tiệm đã đóng cửa.

    Thợ nail xẻ thịt nai trong tiệm Diamond Nails ở High Point, North Carolina. (Hình: Morgan Taylor, Facebook)

     Một thợ nail liền trải thảm lên sàn và xẻ thịt nai ngay trong tiệm. Một số nguồn tin nói trong tiệm lúc đó có hai người khách bên trong.

    Quản lý của tiệm nói thịt nai thường được giao đến và để trong bọc, nhưng lần này nhiều thịt quá nên nhân viên phải cắt nhỏ ra để bỏ vừa thùng giữ lạnh.

    Sở Y Tế địa phương cho biết họ có nghe tin về sự việc này, nhưng không giải quyết các tình huống như vậy. Cơ quan này còn nói Hội Đồng Trang Điểm của North Carolina đang cho người điều tra.

    Trên trang Facebook, cô Morgan Taylor, người chụp tấm hình xẻ thịt trong tiệm nail, ghi: “Quý vị đang tìm một tiệm nail mới ở High Point, North Carolina phải không? Người của tiệm này biết làm đủ thứ, từ làm móng tay đến móng chân và còn biết xẻ thịt nai.”

    Hình ảnh này có đến hơn 2,600 người bình luận và được hơn 5,100 người “share” cho người khác xem.

    Rất nhiều người bình luận không hài lòng khi thấy thợ nail xẻ trong tiệm. Một vài người nói đùa, cho rằng thợ nail đã làm móng cho con nai trước khi xẻ thịt. Có người thì nói họ chưa bao giờ đến tiệm này và sẽ không bao giờ đến sau khi thấy hình ảnh này.

    Ngoài ra, đài Fox 5 cho biết tiệm Diamond Nails có đánh giá vệ sinh 96/100. 

    Theo Người Việt

  • Những người hâm mộ móng tay giả trên mạng đã bày tỏ cảm giác ghê tởm sau khi một người phụ nữ đăng bức ảnh chụp bộ móng tay của cô lên Facebook.

    Bức ảnh của người phụ nữ giấu tên cho thấy những chiếc móng giả acrylic màu tím được trang trí bằng ngôi sao bạc lấp lánh đã được nuôi dài đến độ khó coi.

    Cô đã chia sẻ bức ảnh này với các thành viên của nhóm Facebook mang tên That’s It, I’m Nail Shaming, và thu hút được hàng trăm người bình luận.

    Một số người dùng đã bị một phen thất kinh bởi hình ảnh này, nhưng những người khác chỉ đơn giản bình luận rằng bộ móng tay giả đã tồn tại quá lâu.

    "Chết tiệt, acrylic còn bền vững hơn rất nhiều mối quan hệ", một thành viên bày tỏ.

    Một người khác nói: "Cô ấy thật may mắn vì đã không bị rút móng tay theo cách đó!"

    Một người thứ ba chia sẻ không biết bản thân nên cảm thấy ra sao. Người này bình luận: "Tôi vừa thấy ghê tởm lại vừa thấy ấn tượng."

    Một số người khác viết rằng họ "hoàn toàn kinh hãi" khi thấy bức ảnh. "Tôi muốn hét lên khi nhìn thấy nó," một người dùng viết.

    Những bộ móng tay giả cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý gần đây, sau vụ việc một người phụ nữ lên tiếng đáp trả khi mọi người bình luận bộ móng acrylic khiến cô trở nên vô dụng.

    Nicki Naomi đã lên Facebook để chia sẻ một danh sách hài hước về tất cả những điều cô có thể làm với móng tay giả của mình.

    Cô viết: "Gửi tới những người cảm thấy khó ở với những phụ nữ có móng tay dài, đây là những điều chúng tôi vẫn có thể làm dù gắn móng dài:

    "Chúng tôi có thể lau sạch mông của mình.

    "Chúng tôi vẫn đi làm ở công ty (không phải tất cả chúng tôi đều là những kẻ lừa đảo).

    "Chúng ta có thể gõ bàn phím (hơi ồn ào một chút nhưng vẫn có thể)."

    Nicki tiếp tục nói thêm rằng phụ nữ có móng tay giả cũng có thể tết tóc, thay tã, đánh nhau và thay tampon.

    VietHome (Theo Mirror)

  • Cộng đồng nails Việt trong ngày hôm nay bắt đầu rộ lên vụ việc 1 thợ nails Nam muốn chuyển việc nhưng đưa ra 1 mức lương có vẻ như cao hơn so với những gì mọi người tưởng tượng. Và theo như thường lệ, chưa cần biết giá trị của người thợ kia  ra sao, bài viết đã nhận được các chỉ trích nặng nề từ chủ và thợ nails Việt ở Anh vì theo như mọi người, người thợ này có vẻ hơi kiểu kì và đòi hỏi quá cao, đặc biệt là khi không muốn làm thêm Pedicure . 


    Là một người đã đi làm thợ và chủ hơn 15 năm nay, tôi thấy mức lương £150/ngày có thể là cao với 1 vài người nhưng thực tế đang rất phổ biến ở Anh Quốc.

    Một điều mà người đọc không quan tâm tới đó là tổng giá trị mà người thợ cũng như người chủ hiện tại nhận được, bởi lẽ từ trước tới nay, những người làm nails ở Anh luôn chỉ chú trọng tới con số, mà hoàn toàn bỏ qua các yếu tố khác. 

    Theo cá nhân của tôi,  ngành nails của người Việt hiện tại khác xa so với 10 năm trước rồi, khái niệm tay nghề phải thật giỏi, làm thật đẹp mới được lương cao nó đã quá cũ trong thời đại phát triển như hiện nay.

    Dưới đây là những yếu tố giúp lương của thợ nails cao hơn mức bình thường mà tôi ( một thợ Nam - làm nails không đẹp )  đã trải qua trong 15 năm qua, xin được chia sẻ lại cho các bạn trong nghề. Thông điệp tôi muốn nói ra là : Chúng ta nên Làm Việc Thông Minh Hơn, thay vì Làm Việc Chăm Chỉ Hơn ( Work Smarter, not Harder) ,hãy tìm tới những người coi trọng giá trị của chúng ta 

    1. Giá trị không chỉ ở tay nghề & không được tự giới hạn giá trị của bản thân mình

    Tôi viết điều này ra trước, vì nó mang tính quyết định tới những gì tôi sắp viết dưới đây. 

    Hầu như các tiệm nails tìm thợ đều dựa vào tay nghề để trả giá. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện 10 năm trước, trong ngành dịch vụ nails này còn nhiều thứ khác ngoài tay nghề mà nếu bạn có được, lương của bạn đảm bảo hơn người khác. 

    Thường thì chúng ta hay có giá theo thị trường và cứ theo dựa vào đó để đi tìm việc. Người A lương như vậy thì mình cũng như vậy. Theo tôi thì đây chỉ là con số tham khảo, bạn nên dựa vào từng shop và từng hoàn cảnh công việc mà có cách tăng lương cao hơn. 

    Điều quan trọng là chúng ta tìm được những shop và người chủ tận dụng được các giá trị mình mang lại, trong đó có : 

    2. Tiếng Anh tốt và chăm sóc khách tốt

    Tôi đã từng làm ở tiệm chủ và thợ không hề biết tiếng, bản thân tôi vừa phải làm nails tốt mà lại còn phải nghe phone và giải quyết các phàn nàn của khách. Với những tiệm như vậy, rõ ràng giá trị của tôi hơn hẳn so với những người khác. Chủ của tôi hiểu rõ những điều đó và họ rất hài lòng để cho tôi có 1 mức lương cao hơn bất cứ các shop khác thời bấy giờ. Quan trọng là tôi không phải làm chân & các chị con gái khác làm. 

    3. Lấy thêm trách nhiệm vào mình

    Tôi đã làm 1 shop ở London mà tuần nào cũng được chủ cho thêm tiền. Chỉ đơn giản là tôi là người tới sớm và về muộn hơn mọi người 5 phút.

    Khi tôi làm ở shop đó 1 vài tháng, tôi nhận ra là chủ của tôi là những người Việt rất quan tâm con cái, họ muốn có thời gian nhiều hơn với con nên tôi đề xuất để mình giữ chìa khoá tiệm, chịu trách nhiệm mở và đóng shop hàng ngày. và tất nhiên tôi yêu cầu tăng thêm lương ( lúc đó cao nhất shop mặc dù tay nghề mới 1 năm ). sau này anh chị chủ còn đi du lịch cả tháng và hoàn toàn tin tưởng để tôi giữ shop cho. Anh chị chủ shop còn dặn mọi người không để tôi làm chân, đơn giản vì tôi còn phải đứng nghe phone, nhận khách, phân chia khách cho thợ . 

    Việc ôm thêm trách nhiệm vào bản thân là một cách rất hiệu quả để tăng lương. Giá trị bạn mang lại thì vô biên vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh người chủ. 
    Nếu bạn gặp phải người chủ đang khó khăn, họ cần tiết kiệm từng đồng một thì họ sẽ không thấy được cái giá trị đó của bạn.  

    4. Lấy thêm khách về cho tiệm

    Tôi có một tài lẻ, đó là khả năng mời khách giới thiệu bạn bè, đi quảng cáo tới khách mới, hoặc gạ khách chuyển từ dịch vụ ít tiền sang nhiều tiền. Những shop tôi làm cho đều cực kì thích tôi ở điểm này vì mọi người muốn có nhiều tiền lên, thì phải có đông khách lên. Thường thì chúng ta cứ nghĩ làm tốt, đẹp bền là sẽ đông khách, nhưng cái đó chưa đủ. Còn rất nhiều cách khác để lấy khách mà không cần dùng tới tay nghề.

    5. Giúp chủ giữ tiệm 

    Tôi đã từng làm ở shop ngoài tỉnh, trong đó chủ là 1 người đầu tư, không biết gì về nails. Họ ở đó trông shop nhưng không làm. Tôi tới đó ngoài làm nails ra, còn giúp họ tuyển thợ, huấn luyện thợ, tư vấn cho họ cách phát triển shop. Tại thời điểm đó, họ chỉ mong có 1 phần lãi mang về để trả tiền thuê nhà, và tôi đã làm được điều đó nên hoàn toàn có giá trị với họ để họ tăng lương cao hơn hẳn so với thị trường. 

    Bạn nghĩ còn kĩ năng nào giúp thợ nails Việt ở Anh tăng giá trị, lương cao hơn, được đối xử tốt hơn không ? Hãy comment và gửi góp ý cho tôi nhé.   

    Tony Nguyễn - cộng tác viên VietHome, Thợ Nails Lâu Năm ở Anh

  • Những trường hợp hoại tử khi đi làm nail là khá hiếm, nhưng gần đây lại xuất hiện thường xuyên. Mới đây một phụ nữ đã khiếu nại một tiệm nail vì khiến ngón tay của bà bị hoại tử, phải mất vài tháng mới hồi phục. 

    Người phụ nữ này tên Jayne Sharp ở Knoxville, Tennessee, Hoa Kỳ. Bà vẫn đang cố gắng lấy lại cảm giác ở bàn tay sau khi trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để loại bỏ vi khuẩn ăn thịt người. 

    Jayne cho rằng bà bị nhiễm khuẩn do bị cắt trúng ngón tay tại tiệm nail địa phương. Bà là một người mẹ, người bà và một nhân viên vệ sinh nha khoa đã về hưu. 

    ''Tôi rất thích đi giải trí, tôi thường chơi đánh bài. Nhưng giờ thì mọi thứ có khó hơn một chút. Tôi không thể xào bài được nữa'', bà Jayne. nói.  

    Trong suốt vài tháng, bà Jayne chỉ có thể sử dụng tay phải. ''Tôi còn không thể xỉa răng bằng chỉ nha khoa'', bà nói. Jayne còn không tin bà vẫn còn sống để kể lại câu chuyện hãi hùng, khi một vết cắt nhỏ lại có sức tàn phá kinh khủng như vậy.   


    Bà Jayne Sharp

    Mọi chuyện bắt đầu khi bà đi làm manicure tại tiệm Jazzy Nail Bar ở Turkey Creek. 

    ''Khi đang làm nail, tôi đột nhiên cảm thấy buốt ở ngón cái và la lên một tiếng ''á'', nhưng rồi tôi lại chẳng thấy có gì nghiêm trọng và tiếp tục nhìn vào điện thoại'', bà Jayne nói.  

    Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), vi khuẩn ăn thịt người có thể tồn tại bất cứ đâu và thường xâm nhập vào các vết thương hở. Đó có thể là những vết cắt, vết cào, phỏng hoặc vết côn trùng cắn. 

    Dù không thể nói chính xác vi khuẩn đã xâm nhập vào lúc nào, nhưng bà Jayne bắt đầu cảm thấy các triệu chứng bất thường sau khi bị phạm phải ngón tay ở tiệm nail kể trên. 

    Vào tối hôm đó, ngón cái của bà trở nên rất đau đớn khiến bà mất ngủ. Jayne tưởng mình bị cúm, nhưng con gái bà cũng là một y tá đã bảo mẹ hãy đi đến bệnh viện. 

    Ngày hôm sau, bà đi gặp một y sĩ tên Nikki Brown tại phòng khám Summit Medical Group. Kết quả khám bệnh cho thấy bà không bị cúm, và y sĩ cho rằng các triệu chứng đau đớn mệt mỏi có thể xuất phát từ ngón tay của bà. 

    Y sĩ Nikki Brown đánh dấu một vòng quanh ngón cái đang sưng của bà và yêu cầu bà về nhà theo dõi. 

    Bà Jayne đã quá mệt mỏi sau một đêm thức trắng nên đã thiếp đi khi về nhà. Khi y sĩ Brown gọi điện để kiểm tra tình hình, bà mới tỉnh giấc và giật mình nhận ra chỗ sưng đã lan lên cả cánh tay. Brown yêu cầu bà nhập viện cấp cứu ngay lập tức. 


    Ngón tay thâm đen của bà Jayne.

    Tại đây, bác sĩ cho biết bà có thể mất mạng và nhẹ nhất thì bà sẽ mất một cánh tay. Đây là hậu quả của việc bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công. 

    Bác sĩ Udit Chaudhuri tại Summit Medical Group cho biết: ''Thông qua vết thương hở trên da, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công các mô mềm, sau đó đi vào đường máu. Bà ấy có thể mất ngón tay hoặc cả cánh tay nếu không được chẩn đoán chính xác''.  


    Bàn tay nhiễm khuẩn của bà Jayne.


    Ngón cái nhiễm khuẩn nặng nề.

    Cuộc đời của bà Jayne đã được cứu vớt nhờ phán đoán nhanh nhạy của y sĩ Brown và bác sĩ Chaudhuri. Bác sĩ cho biết ông rất hiếm thấy trường hợp này trong suốt sự nghiệp của mình, nhưng những người có hệ miễn dịch kém thường dễ mắc hơn. Bà Jayne quả đúng là bị tiểu đường. 

    Bà Jayne đang cố lấy lại cảm giác ở bàn tay. Một mảng thịt ở ngón cái đã bị lọc bỏ, nhưng ít ra bà không mất nguyên bàn tay. Tuy nhiên, chặng đường hồi phục phía trước của bà vẫn còn dài. ''Cuộc đời của tôi thay đổi 180 độ sau sự cố này'', bà nói.  


    Ngón cái của bà Jayne hậu phẫu thuật.


    Ngón cái nhiễm khuẩn và ngón cái nguyên vẹn của bà Jayne.

    Quản lý ở Jazzy Nail Bar cho biết tiệm đã bị State Board kiểm tra sau khi bà Jayne khiếu nại trường hợp của mình. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy tiệm không làm sai vấn đề gì. 

    Người này cho biết tiệm đã khử trùng dụng cụ theo đúng quy chuẩn của State Board. 

    Phòng Bảo hiểm và Thương Mai Tennessee (TDCI) thường kiểm tra các salon định kỳ hàng năm, và họ cũng đi thanh tra mỗi khi nhận được khiếu nại. Đại diện của TDCI, ông Kevin Walters phát biểu rằng tiệm Jazzy Nail Bar hoàn toàn tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn theo đúng yêu cầu.

    Bài liên quan: Tiệm nail bị phạt $4,000 vì làm nail cho khách bị tiểu đường - khách tử vong

    Viethome (theo wbir)

  • Nghề nail đem lại thu nhập ổn định, chắp cánh cho nhiều người đến gần hơn với giấc mơ Mỹ nhưng song hành với đó cũng là nguy cơ ung thư và nhiều hiểm họa sức khỏe khác.

    Kể từ khi Mai bắt đầu làm việc tại tiệm nail của mẹ tôi 5 năm trước, tôi luôn bắt gặp hình ảnh cô ngồi khom lưng chăm chút cho một bàn chân nào đó. Khi tôi đến tiệm vào buổi sáng, cô đắp chiếc 2 chiếc khăn nóng quanh chân một nam khách hàng. Cô xoay sở để cân bằng cơ thể mình một cách hoàn hảo trên chiếc ghế nhỏ xíu, đùi hơi gập quanh chân ghế spa. Khi đến phần massage, cô dồn lực, xoa bóp bắp chân theo những đường tròn nhỏ. Cô nổi tiếng là người massage giỏi nhất ở đây.

    Cô Mai làm "thợ nước" trong một tiệm nail ở Snellville, bang Georgia, Mỹ.

    Mai đánh son màu hồng, áo sơ mi của cô mới ủi. Đến cuối ngày, quần áo của cô có thể sẽ bị vấy sơn móng tay, dầu dưỡng móng tay, kem tẩy da chết chiết xuất lô hội hoặc hỗn hợp của những thứ đó.

    Mai là một "thợ nước". Điều đó có nghĩa là cô ấy chỉ có thể làm móng tay và móng chân, không cần thêm kỹ năng làm móng tay giả. Vì vậy, Mai không có bàn làm việc riêng. Khi hoàn thành một công việc, cô thư giãn trên ghế spa, đi tới phòng phía sau để ăn, hoặc lướt điện thoại ở phòng chờ phía trước.

    Ngồi cách Mai vài ghế spa là Phụng. Phụng có thể làm móng bột acrylics, vì vậy cô được gọi là "thợ bột". Phụng được khách hàng biết đến với cái tên Ivy, cô đang ngồi trên ghế đẩu, sửa lại móng cũ cho khách.

    Phụng được khách hàng biết đến với tên Ivy, là một trong những thợ nail lành nghề nhất tiệm.

    Cuối tuần, tôi thường đến cửa hàng giúp mẹ quét dọn, và thường thấy một đống bụi màu hồng, điểm xuyết những mẩu móng tay ở chân bàn của Phụng. Nhìn thấy tôi đến hôm nay, cô gật đầu chào rồi tiếp tục công việc với bộ móng. Chiếc áo ba lỗ màu hồng đào để lộ làn da mượt mà của cô, mái tóc cô được sấy vào nếp hoàn hảo.

    Phụng làm việc thuần thục như thể nó đã trở thành một loại phản xạ có điều kiện. Là một trong những nhân viên lành nghề nhất tiệm, cô hầu như đã bỏ lại các thợ nước phía sau. Biết đắp bột là một lợi thế, nhưng cũng là một mối độc hại.

    Phụng đeo một chiếc khẩu trang lớn màu trắng và lót 6 lớp khăn giấy bên trong để không bị ung thư. Dù ngồi ghế nhưng lưng cô vẫn đau vì phải khom xuống cả ngày. Cô cũng không được từ chối bất cứ yêu cầu của khách. "Khách hàng luôn nghĩ vì họ đang trả tiền nên họ có thể có mọi thứ họ muốn", Phụng nói.

    Sự bùng nổ của các thợ làm móng người Việt tại Georgia là kết quả của sự va chạm giữa hai phong trào. Phong trào đầu tiên bắt đầu ở California vào những năm 1970, khi những người tị nạn tìm đến California. Tippi Hedren - một diễn viên Hollywood, muốn giúp đỡ phụ nữ tại một trại tị nạn gần Sacramento nên đã thuê thợ làm móng riêng của mình tới dạy 20 phụ nữ cách làm móng. Lớp học đầu tiên đó tiếp tục dạy nghề cho nhiều sinh viên, đỉnh cao là một thế hệ hiện đang nắm thế độc tôn trong ngành nail.

    Phong trào thứ hai là cuộc di cư hàng loạt của người Việt Nam đến Atlanta – nơi có thời tiết dễ chịu, trong đó có Phụng. Cô đến Boston lần đầu vào tháng 11 năm 2005. Sau một tháng mùa đông sống ở Boston, cô chuyển đến Arizona nhưng nơi này lại quá nóng. "Tôi không muốn các con tôi phải khổ thêm nữa", Phụng nói.

    Suốt một năm sau đó, cô và chồng mỗi tối đều xem kênh dự báo thời tiết, lọc ra những thành phố có khí hậu tốt nhất. Chồng cô chọn Atlanta – nơi nhiều nắng và khí hậu ôn hòa, không có các hình thái thời tiết bất ổn, lại có rất nhiều người Việt sống ở đó. Họ chuyển tới Atlanta vào năm 2007. Năm 2009, Phụng mở một tiệm làm nail của riêng mình.

    Năm 2013, chồng Phụng qua đời vì đau tim. 10 tháng sau, cô bán cửa tiệm của mình và bắt đầu làm việc cho mẹ tôi.

    Các thợ nail chăm sóc khách hàng.

    Giờ đây, các tiệm làm móng đã trở thành hình thức kinh doanh chủ lực ở vùng ngoại ô miền nam nước Mỹ. Mọi trung tâm mua sắm đều có tiệm nail, nào là Diamond Nails (Móng kim cương), Classy Nails (Móng đẳng cấp), Fancy Nails (Móng độc lạ) hay Luxury Nails (Móng sang trọng). Thậm chí trong vài siêu thị Walmarts cũng có tiệm nail, tuy nhiên những địa điểm như vậy thường ít doanh thu hơn do khách hàng cho ít tiền tip hơn.

    Bên cạnh việc mở các tiệm làm móng, người Mỹ gốc Việt cũng cho ra mắt dây chuyền sản xuất của riêng mình, chủ yếu là ở Atlanta. Người Việt từ Tennessee, Alabama, South Carolina và Florida sẽ lái xe đến đó để lấy acetone, cotton và sơn móng tay.

    Những người thợ nail làm không phải vì đam mê, mà để kiếm sống thì đúng hơn. Với Mai, cô không có lựa chọn nào khác. Mẹ Mai bỏ đi ngay sau khi sinh con và bỏ cô lại trên giường bệnh viện. Các y tá lặng lẽ chuyển cô đến một trại trẻ mồ côi địa phương, nơi hàng trăm đứa trẻ cũng bị bỏ rơi như Mai. Mai không được đến trường. Cô học đọc và viết tại một ngôi chùa ở địa phương. Không được nhận nền giáo dục cơ bản, cô dường như lúc nào cũng phải vật lộn để sinh tồn - và điều đầu tiên cô làm là chạy trốn.

    Khi Mai 16 tuổi, cha nuôi của cô muốn gả cô cho một người đàn ông cô chưa từng gặp. Mai trốn khỏi trang trại của họ và trở về Biên Hòa, thành phố nơi cô sinh ra. Hai năm tiếp theo, cô làm việc trong một chợ cá. Mỗi buổi sáng, cô cạo vảy cá, cắt khúc rồi bán cá ở khu chợ mở cửa vào lúc bình minh. Chiều và tối, cô nhặt vỏ lon, túi nilon và chai nhựa để bán lấy tiền. Đêm đến, cô mắc võng ngủ ngay tại sạp hàng cá của mình.

    Vị cứu tinh đầu tiên của Mai chính là chồng cô. Chú ấy lái xe ba gác đi làm và tạt ngang qua hàng cá của cô vào một buổi sáng nọ. "Chắc chú ấy phải dễ thương lắm", tôi nói. Mai cười. Cô nói với tôi rằng bạn bè cô đã thuyết phục cô kết hôn với người đàn ông đó vì người đó có một ngôi nhà. "Họ nói cô cũng sẽ có nhà nếu hai cô chú thích nhau. Như thế sẽ an toàn hơn là ngủ màn trời chiếu đất", Mai kể lại.

    Ân nhân thứ hai của Mai cũng gặp cô trên đường phố. Người đàn ông này cô gọi là Ông 8, hay Chú 8, bắt gặp cô đi cùng chồng trên chiếc ba gác. Ông nhận ra cô là con lai và cảm nhận được cuộc sống của cô khó khăn nhường nào. Ông muốn giúp cô tới Mỹ, nơi cô có thể tìm cho mình một cuộc sống tốt hơn. Ông giúp Mai làm giấy khai sinh và giấy đăng ký kết hôn, rồi cho vợ chồng cô vay 1.000 USD để trang trải chi phí đi lại ở Sài Gòn.

    Khi mới đến Mỹ, cô sống ở Clarkston, một khu phố của Atlanta. Hàng xóm của Mai giới thiệu cô tới làm tại Tomopack, một nhà máy chế biến và cung cấp thực phẩm cho quân đội. Trong vòng vài tuần, Mai và chồng đã làm việc toàn thời gian. Cô đếm đồ ăn còn chồng cô xếp chúng lên các tấm kê hàng.

    "Cô không bao giờ nhận dù chỉ một đồng phúc lợi", Mai nói đầy kiêu hãnh và tự tin. Sau 10 năm gắn bó với Tomopack, hai vợ chồng Mai đều bị thôi việc. Một người bạn của Mai đang làm việc tại salon của cha tôi, bảo cô gọi cho mẹ tôi. Mai không có kinh nghiệm làm móng, nhưng mẹ tôi vẫn nhận cô.

    Thỉnh thoảng, Mai giúp mẹ tôi quét dọn và lau sàn sau giờ làm việc, mẹ tôi thường đưa thêm cho cô 5 hoặc 10USD. Số tiền đó không nhiều, nhưng chắc chắn vẫn hơn mức lương 3,75 USD/giờ tại Tomopack.

    Ngay từ khi mới đi làm, Mai đã gửi tiền về Việt Nam cho gia đình chồng. Tuy cuộc sống ở Mỹ của cô còn nghèo khó, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với ngôi nhà tranh của họ ở Việt Nam, ngôi nhà không có tường, chỉ có cột gỗ ở 4 góc. Tiền Mai gửi về được dùng để mua thực phẩm, thuốc thang và lo việc hiếu hỷ.

    Mai và Phụng vui vẻ nói chuyện với nhau.

    Sau nhiều năm sống ở Mỹ, Phụng cũng đủ khả năng đưa bố mẹ và một số anh chị em của mình qua đây, mặc dù một nửa trong số họ vẫn ở Việt Nam.

    Nhớ lại những khó khăn từng trải qua, Phụng nói: "Đôi khi cô cảm thấy muốn khóc, nhưng cô không khóc vì cô muốn các con nhìn thấy mẹ chúng cười. Cô sống vì chúng nó mà".

    Mai nói với tôi rằng cô ấy rất hạnh phúc. "Ông trời đã cho cô một công việc, và cuộc sống thật yên bình".

    "Cô có bao giờ nghĩ tới việc chuyển đi chỗ khác không?", tôi hỏi. "Không, cô sống ở Stone Mountain 16 năm rồi. Cô quen ở đây rồi".

    Mai ngồi, tay vòng qua lưng ghế, hai chân bắt chéo. Son môi của cô hơi phai đi sau khi chăm sóc chân cho 2 khách hàng, nhưng lưng cô vẫn ưỡn thẳng. Đôi mắt Mai có ánh nhìn xa xăm giống Phụng, nhưng khi cô nhắm mắt lại với khuôn miệng mỉm cười, trông cô thực sự rất ung dung tự tại.

    * Bài viết của My Ngoc To - con gái một chủ tiệm nail gốc Việt tại Snellville (bang Georgia, Mỹ) đăng trên The Guardians.

    Viethome (theo Helino)

  • Không biết từ bao giờ tỉ lệ 6 – 4 đã tồn tại thành quy tắc ngầm bất di, bất dịch trong ngành nail. Với tỉ lệ này người lao động được hưởng tới 60% income do mình làm ra. Còn chủ tiệm nail, người quản lý, điều hành được hưởng 4 phần để lo cho tất cả các vấn đề như: nail supply, rent, tax, electric, cable bill, license, insurance và hàng trăm thứ tiền khác….

    Tuy nhiên, như một chuyện thường tình của cuộc sống. You can be right, or you can be rich? Trước tình trạng tiền supply, tiền rent, mức sinh hoạt đang dần leo thang. Tỉ lệ 6-4 đang dần lộ những yếu điểm của nó, đọng thành 1 nút thắt cổ chai, kìm hãm hay thậm chí kết liễu luôn sự phát triển của ngành nail.

    ti le 6 4 nganh nail
    Ảnh minh họa: Freepik

    Cơ sở vật chất xuống cấp

    Rõ ràng là nothing lasts forever. Tiệm nail cũng vậy, trung bình cứ 5 năm là phải đại tu 1 lần. Tiệm nào khá lắm thì 7-10 năm nhưng chắc chắn thời gian để càng lâu thì chi phí remodel sẽ càng lớn hơn bởi sẽ có thêm nhiều thứ cũ, lỗi mốt cần phải thay thế. Những bộ sofa bền nhất cũng không thể trụ đến 10 năm.

    Chi phí trung bình để remodel lại tiệm nail nhẹ thì 20-30 ngàn, lớn thì có thể lên tới 80 đến 100 ngàn Mỹ kim. Nghĩa là sau 5-10 năm, nếu chủ tiệm nail không có dư từ vài % lãi ít ỏi kia để lo khoản tiền trên thì nguy cơ đóng cửa hay sang nhượng lại tiệm là điều hiển nhiên.

    Miếng bánh thị phần bị xé lẻ

    Nail rõ ràng là 1 ngành công nghiệp làm đẹp hái ra tiền. Với bằng chứng là chuỗi tiệm Regal Nails cũng có doanh thu hàng năm xấp xỉ tới nửa tỉ đô. Mà nghề này lại chỉ có người Việt Nam là làm được, không yêu cầu bằng cấp. Miếng bánh này không những to, mà lại còn ngon nữa.

    Nhưng của không ngon (đây còn là của ngon), đông con cũng hết. Với việc có tới hơn 100 tiệm nail mở ra mỗi ngày, miếng bánh đang càng ngày bị xé ra thành từng mẩu vụn tí hon.

    Điều này khiến việc có 1 chỗ đứng trong lòng khách hàng đã khó. Chứ đừng nói đến việc có thể đầu tư, sinh lời, rồi cạnh tranh với các ông lớn khác. Đôi khi chỉ để nắm thị phần ở uptown nho nhỏ thôi cũng khiến chủ tiệm nail chi bộn tiền marketing. Tóm lại thì việc làm chủ tiệm nail bây giờ cũng chỉ là 1 kế sinh nhai. Chứ không còn là "rất gì và này nọ" như thập kỷ trước.

    Không có ngân quỹ khuyến mại, giảm giá, điều phối khách hàng

    Tỉ lệ lãi quá sát khiến chủ tiệm nail không thể có các chương trình giảm giá, khuyến mại như summer sale, loyalty discount hay happy hours… Và nếu không có các chương trình ưu đãi như vậy, làm sao bạn có thể điều phối khách hàng để tối ưu hóa lợi nhuận?

    Ví dụ như chương trình happy hour discount thường được dùng để lôi kéo khách hàng vào những giờ thấp điểm của ngày thấp điểm. Thường là 9am-2pm, from Mon to Thur. Nếu không có chương trình này, làm sao bạn có thể điều phối được lượng khách hàng hợp lý, tránh tình trạng khách đổ dồn vào những ngày cao điểm, khiến tiệm bạn không phục vụ được. Từ đó dẫn đến việc doanh thu sẽ bị rơi rớt, mất khách.

    Có nguy cơ vướng vào các vấn đề pháp lý

    Hiện nay rất nhiều chủ tiệm nail đang bất chấp các rủi ro về pháp lý khi trả lương cho thợ (cái này ai làm nghề cũng hiểu). Bởi thợ bây giờ quá thiếu, khiến nhiều chủ tiệm bất chấp là check hay cash. Chỉ cần có thợ là được rồi.

    Nhưng những hành động kiểu như trên dĩ nhiên sẽ khiến việc thuế khóa của nail salon không thể ngay ngắn. Chỉ vì vài % "lách" cho thợ mà nhiều chủ tiệm nail lúc nào cũng có nguy cơ bị phạt bởi sở thuế.

    Không thể nâng cấp trang thiết bị

    Vấn đề thứ nhất là nail supply. Giá nail supply đang tỉ lệ thuận với độ nóng của cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Vậy nên, nếu vẫn giữ giá dịch vụ cũ, nhiều khả năng các chủ tiệm nail sẽ phải tìm mua các loại nail supply ở phân khúc thấp hơn. Bởi lãi đã là quá sát, các chủ tiệm nail khó có thể gồng gánh thêm nữa.

    Hai là không có tiền thì không thể trang bị các tiện ích như găng tay tiệt trùng, hay đảm bảo các vấn đề vệ sinh. Thậm chí cả hệ thống Ventilation cũng khó có thể đầu tư/nâng cấp theo đúng quy định. Mà kể cả có Ventilation, nhiều tiệm nail cũng có chỉ để đối phó. Bởi khi dùng sẽ hút luôn không khí lạnh ra ngoài, gây tốn điện.

    Chủ còn phải làm nhiều hơn thợ

    Chính bởi tất cả những điều trên đã khiến rất nhiều chủ tiệm phải xắn tay áo vào làm nail. Vừa làm nail, vừa quản lý tiệm khiến người chủ rất dễ bị căng thẳng cục bộ, stress. Rất nhiều người tự hỏi tại sao lắm lúc chủ "go crazy". La rầy từ nhân viên tới khách hàng. Âu cũng là do họ không hiểu những áp lực mà chủ tiệm đang trải qua.

    Kết luận

    Tỉ lệ 6-4 hiện vẫn đang là điểm nhức nhối trong sự phát triển của ngành nail. Thậm chí nhiều chủ tiệm nail, vì cơn túng quẫn khi thiếu thợ đã sẵn sàng trả tỉ lệ tới 7-3. Mà theo kinh nghiệm của tác giả, việc này không khác gì tự giết chết đứa con tinh thần của mình.

    Rất nhiều thợ nail không hiểu rằng, sau khi trừ chi phí, chủ tiệm thu ít hơn thợ. Mà áp lực công việc và trách nhiệm lại lớn hơn rất nhiều. Thị trường thì có hạn, trong khi các tiệm nail đua nhau mở ra. Vậy nên để cứu lấy ngành nail, các thợ nail nên hiểu và thông cảm cho chủ.

    Các chủ tiệm nail cũng cần phải tự nhìn lại mình. Đừng dùng đồng tiền để lôi kéo con người, đừng chiều hư thợ nữa. Thay vào đó hãy improve yourself, improve tiệm nail của bạn. Hãy sử dụng tốt các nguồn lực trong tay để thu hút khách. Và giữ chân thợ bằng cái tâm, cái tầm của mình. Đừng lấy con dao 2 lưỡi mang tên "tỉ lệ cao" để mê hoặc thợ. Vì không sớm thì muộn, lưỡi của nó cũng kề sát cổ bạn giống như bao tiệm nail đang im lặng đóng cửa hay sống lay lắt qua ngày xứ cờ hoa này.

    Viethome (theo Báo Nail Việt)

  • Mới đây trên Facebook của bạn Milan Nie đã đăng 1 clip cho thấy hình ảnh những người khách da đen quát tháo trong 1 tiệm nail. Sở dĩ tiệm bị khách ''bá dơ'' hành là vì tiệm lấy giá quá rẻ. Và cái việc lấy giá rẻ có những nguyên nhân và hậu quả nhãn tiền như những gì chị Milan Nie chia sẻ dưới đây:

    ''Mấy anh chị cứ than phiền tiệm lớn trừ supply là ăn cướp mồ hôi nước mắt đi, vậy thì chui vào làm mấy tiệm $10/ cái fill như vầy mà làm nè. Để mà bị tụi bá dơ nó hành cho tím mặt, ăn quỵt không trả tiền.

    Cái gì cũng có giá của nó, tiệm lớn người ta nâng giá cao trừ supply là lấy thêm từ khách chứ có phải anh chị bỏ tiền túi đâu mà chửi trên đầu chủ chửi xuống. Rồi khi mấy chuyện như vậy xảy ra, hoặc là khi anh chị làm bị mắng vốn, phải bớt tiền khách, phải sửa lại free thì ai là người đưa đầu ra chịu trận? Và còn cái supply làm thấy gớm phải tháo ra làm lại thì supply đó lượm lại dùng được à?

    Tiệm lớn bao nhiêu thứ phải lo, tiền trả Receptionists để tụi nó chịu trận bị chửi dùm khi anh chị làm ẩu cho khách thì tụi nó và chủ với Managers như tụi tui phải hứng hết. Tiền trả POS máy móc để nhớ dùm đặc điểm khách hàng khó chịu, mất dạy ra sao để anh chị đỡ bị nó đì. Tiền reward cho khách để nó trở lại tiệm mà chủ phải bỏ tiền túi ra chịu trong khi anh chị vẫn ghi đủ tiền.

    Tiền chi phí quảng cáo, tiền điện cho máy hút lọc không khí giữ cho sức khỏe anh chị không hít bụi, hít liquid. Tiền supply (bao tay, dũa, buff, paraffin, v.v... ) xài 1 lần vứt mua 1 lần phải cả pallet cho anh chị tha hồ xài sang (tâm lý anh chị thợ nghĩ chủ trừ supply nên xài phí cho bỏ ghét ). Acetone vừa xài vừa đỗ, bột thì đắp 1 bộ tay là hết gần nửa hủ, khô quá - BỎ, chảy quá - BỎ, đang đắp mà ngứa quá - BỎ để gãi, trai đẹp xuất hiện - BỎ để ngắm cái rồi đắp tiếp, ôi thôi bao nhiêu thứ.

    Tiệm nail mệt mỏi, bất an vì gặp khách bựa.

    Trong khi tiệm xung quanh khác họ lấy giá rẻ hơn, paraffin bắt anh chị lột ra nấu lại xài tới khi chua lòm, mấy con chân ghẻ lén vứt đi cũng bị chủ canh bắt moi thùng rác ra lượm lại. Acetone ngâm tay cũ đục ngầu vẫn bắt lọc lại xài. Bao tay họ lo mà bắt anh chị xài xong mà chưa rách thì để dành xài tiếp cho cái chân sau.

    Tui nói thiệt đây là nói có sách mách có chứng của kinh nghiệm làm thợ 11 năm nhiều tiệm của tui. Nói điêu làm dog. So sánh đi giữa bị trừ supply $1-2 mà khách sang, hay muốn chui vô tiệm kế bên không trừ supply mà giá bèo nhèo rồi đương đầu với bao cái “nhức óc“ ?

    Xem clip này mà coi người VN bị ăn hiếp thế nào nè. Mấy anh chị thợ “giỏi“ làm ơn bớt chảnh động chút nghỉ ra ngoài mở tiệm, rồi ế ế cái phá giá, lấy rẻ bèo để kéo tạp nhạp vô bị nó ăn hiếp xong rồi lên mạng than vãn. Mấy anh chị hiểu hôn ??''

    Viethome (theo Facebook Milan Nie)

  • 1 khách Tây đã cảm thấy bị xúc phạm nặng nề khi lần đầu tiên hiểu được thợ nail Việt đang mắng nhiếc mình, còn gọi mình là ''bitch''.

    Khánh hàng nói tiếng Anh, đến từ Sydney, cho biết cô đã đưa người bạn trai biết tiếng Việt của mình đến cửa hàng để tìm hiểu xem các nhân viên đang bí mật nói với nhau những gì. Và những gì cô nghe được khiến cô rất sốc.

    “Tôi luôn cảm giác rằng họ đang nói xấu về khách hàng nhưng không có bằng chứng nên tôi đã thuyết phục bạn trai mình đi cùng”, cô viết trên Facebook.

    (Ảnh minh họa)

    Người phụ nữ kể rằng cô nhân viên đã bỏ qua bước sơn lót. Khi cô lịch sự nhắc nhở, nhân viên đã quay sang đồng nghiệp của mình và bắt đầu nói điều gì đó bằng tiếng Việt.

    “Bạn trai của tôi phiên dịch rằng cô nhân viên không muốn làm móng cho tôi và gọi tôi là “bitch”. Tôi cảm thấy bị xúc phạm, trong khi tôi đã tỏ ra rất lịch sự. Bạn trai tôi sau đó hỏi nhân viên kia rằng có vấn đề gì không bằng tiếng Việt”. Và người nhân viên trông có vẻ hoảng loạn khi cô nhận ra người bạn trai có thể hiểu mọi lời họ nói.

    "Không ai đáng bị đối xử theo cách đó dù họ có hiểu tiếng hay không", cô nói. Người phụ nữ cũng cho biết không phải tất cả các tiệm làm móng nào cũng như vậy. Cô đã nhận được sự đón tiếp thân thiện và chuyên nghiệp tại các cửa hàng khác.

    Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội nhiều người đã nhanh chóng chia sẻ câu chuyện tương tự về việc bị nhân viên nói xấu bằng tiếng nước ngoài.

    Viethome (theo tintucuc)

  • Một người mẹ gần như cần phải cắt bỏ cả ngón tay của mình sau khi vết cắt từ máy bào của thợ nail nhiễm trùng và sưng đen.

    Cô Brittany Guyatt, 20 tuổi, đến từ Swindon, Wiltshire, cho rằng thiết bị đã bị nhiễm bẩn khi cô đi làm móng vào ngày 15 tháng 3.

    Trong vài ngày tiếp theo, một vết bầm tím đã phát triển thành mụn nước đỏ nhưng ngày càng 'phình to'.

    Một khối u nhỏ kích thước một centimet bị nhiễm trùng, chứa đầy mủ có mùi khó chịu và khiến cô đau đớn không chịu nổi.

    Cô Guyatt được yêu cầu phải phẫu thuật vào ngày 29 tháng 5 để loại bỏ thứ được bác sĩ chẩn đoán là u hạt, nếu không cô sẽ mất một phần ngón tay.

    Cô thề sẽ không bao giờ làm móng acrylic nữa và cảnh báo những người khác cần đảm bảo các thiết bị được khử trùng đúng cách.

    Sau khi chia sẻ rắc rối của mình trên phương tiện truyền thông xã hội, cảnh báo của cô đã nhận được hơn 21.000 lượt thích, bình luận và chia sẻ từ những người dùng Facebook.

    Cô Guyatt nói: 'Bạn thấy những điều này và không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với bạn. Tôi sẽ không bao giờ làm móng nữa - nó không đáng. Tôi thà mua móng đính sẵn còn hơn.

    'Bác sĩ nói rằng nguyên nhân có thể là do những dụng cụ mà salon đã sử dụng. Chúng có thể đã bị nhiễm khuẩn.

    'Tôi chỉ muốn những phụ nữ khác đảm bảo rằng họ nhìn thấy các thợ nail khử trùng thiết bị trước khi sử dụng. Trước giờ tôi chưa bao giờ thấy họ lau chúng. Hãy chắc chắn rằng bạn ghé tiệm mà bạn tin tưởng.’

    Cô Guyatt và chị gái đã quyết định làm móng tại một tiệm nail địa phương mà họ từng đến trước đây. Tên của cửa tiệm không được tiết lộ.


    Bộ móng của 2 chị em rất đẹp khi mới làm xong.

    Cô Guyatt, người đã sinh con gái Harper một tháng sau khi bị thương, nói: 'Khi người thợ nam đang bào đầu móng giả, tôi cảm thấy chiếc máy bào cắt vào đầu ngón tay tôi.

    'Anh ta khá mạnh tay và khi anh ta tóm lấy ngón tay tôi, nó bắt đầu ngứa ran và nóng rát. Tuy nhiên không có gì xảy ra trong vài tiếng sau đó.

    Khi vết thương trở nên tồi tệ hơn và cục u nhỏ xuất hiện, cô Guyatt buộc phải đi khám bác sĩ. Các loại thuốc cô cần dùng khiến cô phải ngừng cho con bú.

    'Tôi thực sự chán nản vì điều đó vì tôi thực sự thích nuôi con bằng sữa mẹ và cảm thấy chúng tôi có một kết nối tuyệt vời,' cô bày tỏ.

    Trong lần khám thứ hai tại Bệnh viện Great Western, Swindon, cô Guyatt đã được xét nghiệm máu và chụp X-quang để đảm bảo khối u hạt không ăn vào xương của cô.

    Cô cho biết, 'Họ lo lắng về việc nó sẽ ăn sâu vào ngón tay của tôi. Họ đã xem xét, lấy sinh thiết và phẫu thuật cắt khối u ra.'

    Cô Guyatt hy vọng bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình, cô sẽ khuyến khích nhiều người cẩn trọng hơn khi chọn tiệm làm móng.


    Cô đã không thể cho con mới sinh bú sữa mẹ vì phải dùng thuốc, có thể gây hại cho bé.


    Không thể cho con bú sữa mẹ là điều đáng tiếc nhất đối với Guyatt.

    VietHome (Theo Daily Mail)

  • Dù đứng ra kể xấu tiệm nhưng người khách trong câu chuyện này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

    Như canh bạc cuộc đời, chuyện làm đẹp của chị em lúc nào cũng lắm gian nan và truân chuyên. Mua hàng online thì suốt ngày phải lo lắng vì không biết đồ nhận được có giống ảnh minh hoạ không. Còn làm tóc thì nếu không "được lòng" thợ, rủi ro tăng lên gấp bội. Chưa kể đến mới đây xuất hiện trend làm móng đắp gel thì bị hét giá trên trời nếu lơ mơ, thiếu kinh nghiệm!

    Mới đây, một cô nàng ngậm ngùi chia sẻ câu chuyện làm nail với giá gần 2 triệu đồng trên một hội nhóm. 

    Với giọng điệu cay đắng, cư dân mạng có nickname Suky Trần kể lại: "Mình xin ý kiến của các bạn trong ngành nail. Đây là bộ móng của chị mình, các bạn cho mình hỏi với nail art 10 móng tay và 2 móng chân thế này có giá là 600k (600k là tiền công vẽ) thì có phải là hơi quá đáng không?

    Vì mình là người rủ chị ấy đi thử, nhưng sau đó chị mình lại khá bất ngờ vì số tiền phải trả cho 1 mẫu vẽ vô cùng bình thường như thế này, làm mình thấy rất ái ngại."

    Hết tay đến chân đều được trang trí đơn giản, không có gì ấn tượng.
    Nhưng tổng giá tiền mà chủ tiệm ra bill lại rất "ấn tượng".

    Vậy là dân mạng "nổ" ra 2 chiều trang luận. Có người chê bộ nail vừa xấu vừa đắt, có người về phe chủ tiệm cho rằng giá 2 triệu cho bộ móng tay và móng chân được sơn gel là hoàn toàn hợp lý.

    Vân Mầuu: Nhiều người rất gì gì và này nọ nha. Muốn rẻ ra chợ mua sơn về tự sơn sao cứ di tiệm sang chảnh làm gì rồi đắt đỏ, xấu xí lại kêu ca. Biết đâu họ phải thuê mặt bằng để làm mất vài chục củ một tháng thì làm sao.

    Hồng Linh: Giá vậy đáng thôi, làm ở nơi sang chảnh giá vậy là bình thường. Nhiều chỗ còn hơn thế, chị nào muốn ngon bổ rẻ thì sang em.

    Nhu Quynh: Lúc vào làm sao không hỏi giá, đồng ý giá thì hẳn làm, không được thì thôi đâu ai ép nhỉ...

    Thái An: Bình thường giá hiện tại mình đi khoảng 200-300/ bộ. Cả tay và chân hết 600k là bao trọn gói. Thôi tiệm nào đắt thế thì tránh xa ra kẻo viêm màng túi dài dài.

    Nguyễn Thu Phương: Thế này chẳng mấy giàu lắm đây. Coi bộ sắp tới ngành nail quá tải người làm rồi!

    Liên hệ với tiệm nail được nhắc đến ở trên, đại diện cho biết chị khách đến cùng bạn và sử dụng gần hết dịch vụ. Sau khi thợ hoàn thành đã rất hài lòng, thậm chí còn khoe với bạn chị đó đi cùng tới cửa hàng nữa. Trước khi sử dụng dịch vụ chị khách cũng có coi qua menu có để rõ giá tiền từng dịch vụ. Người này rất bất ngờ khi thấy khách ở tiệm thì khen rồi về nhà lại chụp hình sản phẩm theo một cách tiêu cực.

    Viethome (theo Kenh 14)

  • “Cần thợ nail xuyên bang nữ, kinh nghiệm, tip cao, lương cao, chỗ ở thoải mái, mùa Đông lương $900/tuần, mùa Hè $1,300/tuần trở lên. Bao lương nếu thực sự có kinh nghiệm.”

    “Cần thợ nam nữ xuyên bang kinh nghiệm về pink & white, tay chân nước, gel và wax. Bao lương $3,500-$4,000/tháng quanh năm. Có chỗ ăn ở đàng hoàng.”

    Laredo Downtown

    Trên đây là một vài mẫu rao vặt tìm thợ nail đi làm ở những tiểu bang xa mà ai cũng có thể đọc được trên tờ quảng cáo của nhật báo Người Việt.

    Trong khi đó, cùng là thợ nail, nhưng mức lương của các tiệm quanh vùng Santa Monica, Los Angeles, Lake Forest,… ở miền Nam California (Mỹ) đưa ra chỉ ở khoảng $500-$600/tuần cho thợ có kinh nghiệm.

    Chính mức thù lao hấp dẫn mang lại từ việc làm nail ở tiểu bang xa như thế mà nhiều thợ nail California đã khăn gói lên đường đi gầy dựng sự nghiệp, trong đó có anh Kyle Trần, 31 tuổi đang làm nail ở Florida, vợ chồng anh Huy Trần, 40 tuổi, làm nail ở Dallas, Texas, và chị Loan Nguyễn, 54 tuổi, làm nail tại Laredo, một thị trấn gần biên giới Texas và Mexico.

    Tuy nhiên, câu chuyện xoay quanh đời thợ nail xuyên bang, qua tâm sự của những người thợ này, không đơn giản chỉ là đồng tiền.

    Lý do đi xuyên bang

    Sau khi có bằng nail chừng hai tháng ở California, vợ chồng anh Huy Trần quyết định khăn gói làm hành trình xuyên bang từ năm 1992.

    “Khi đó giá ở California thấp hơn, mà khách lại khó, đòi hỏi nhiều. Trong khi đi các tiểu bang lạnh thì cùng ‘service’ nhưng giá lại gần gấp đôi nên hai vợ chồng tôi quyết định đi xuyên bang,” anh Huy cho biết.

    Nơi đầu tiên vợ chồng anh chọn là Alabama, sau đó anh lần lượt đi qua các tiểu bang khác như Indiana, Michigan, Illinois, và hiện nay đang ổn định tại Dalas, Texas.

    Lý do giá làm nail ở các tiểu bang xa cao hơn nhiều so với California là lý do đầu tiên để những người thợ nail ra đi. Bên cạnh đó, “đi làm nail xuyên bang mới có điều kiện luyện tay nghề” cũng là mục đích mà những người thợ mới ra nghề nhắm tới.

    Anh Huy Trần, 40 tuổi, giờ đang là chủ một tiệm nail ở Dalas, nói, “Người mới ra trường bên California rất khó tìm việc, nhất là thợ nam. Trong khi thợ lâu năm cứ có khách làm liên tục thì mình phải ngồi chơi, lâu lâu mới được chủ giao cho một khách, thường là làm chân tay nước, cho nên để học nghề rất là khó.”

    Chị Loan Nguyễn, 54 tuổi, đi làm nail xuyên bang từ năm 1994, kể, “Trong nửa năm đầu làm nail cho một tiệm người quen ở Los Angeles, tôi chỉ được làm chân tay nước thôi.”

    Sau đó, do người chủ bán tiệm, thêm lý do “muốn mau có thẻ xanh và kiếm được tiền nhiều để bảo lãnh người yêu từ Việt Nam sang” nên chị Loan theo lời rủ rê của người bạn học nail chung, sang Texas làm cho một tiệm mới mở ở Laredo, thị trấn gần biên giới Mexico và Texas.

    “Đó là tiệm đầu tiên ở Laredo cho nên khách đông xếp hàng dài mỗi ngày trước tiệm. Mình làm sao họ cũng chịu hết, nên rất dễ cho những người mới ra trường như tôi,” chị Loan nhớ lại.

    Ngoài ra, đi làm nail xuyên bang còn là để “trốn tránh những cám dỗ ở California” hay “muốn xóa sạch những dấu tích không đẹp của một thời đã qua” cũng là lý do của không ít người, trong đó có Kyle Trần, 31 tuổi, đi xuyên bang từ năm 2006, đang làm thợ tại Florida.

    Sau 3, 4 năm làm nail cho một trong những tiệm lớn nhất ở Los Angeles, nơi có đến cả 30 thợ, Kyle kiếm tiền được khá nhiều. Nhiều tiền, độc thân, dẫn đến việc ăn xài “vung tay quá trán,” đến mức rơi vào cảnh nợ nần.

    Đến lúc nhận ra rằng “khi trong người mình không có tiền, người ta không coi mình ra gì hết,” Kyle quyết định làm lại cuộc đời, “bỏ California, cắt đứt hết mọi liên lạc với bạn bè” bắt đầu “sống như tu.”

     

    Dĩ nhiên, lý do chính yếu để Kyle chọn đi các tiểu bang miền Đông, từ South Dakota qua North Dakota, rồi Oregon, Tennessee, Wyoming, và Florida, cũng chính là tiền kiếm được ở đó nhiều hơn, khách làm “hai màu” (pink and white) nhiều hơn thì sẽ học nghề được nhiều hơn.

    Buồn – Mối bận tâm nhất của thợ nail xuyên bang

    “Đi xuyên bang rất là buồn,” “buồn muốn chết,” “buồn mà nước mắt ghim vào lòng” là những cung bậc mà anh Huy, chị Loan, Kyle dùng để mô tả nỗi buồn của người thợ nail xuyên bang.

    Những nơi cần thợ nail đi xuyên bang thường là những nơi hơi cách xa các thành phố lớn, ít người Việt, và có những mùa tuyết phủ trắng xóa.

    “Nhiều khi đi làm buồn mà nước mắt ghim vô lòng luôn. Đi làm nail xuyên bang nó cực và buồn ghê lắm, còn tệ hơn ở nhà quê Việt Nam nhiều lắm. 10 giờ tối là mọi thứ đều đóng cửa, ‘shut down,’ không có ai ra khỏi nhà. Cứ sáng sớm đi tối về, có khi làm 7 ngày trong tuần luôn, vì buồn quá ở nhà làm gì bây giờ!”, Kyle nói một cách ngao ngán.

    Buồn, sợ, khóc, cũng là tâm trạng của chị Loan Nguyễn trong suốt thời gian đầu, “may mà khách đông lu bu nên cũng đỡ.”

    Huy Trần mô tả, “Khi từ Cali đi xuyên bang làm nail kiếm tiềm, mình nghĩ cuộc đời mình giống như đi tu vậy đó. Rất là buồn, đi làm rồi là về nhà, không có party, không có tiệc tùng sinh nhật, không có đi đâu hết, cuộc sống khác hẳn.”

    Cũng chính từ cái buồn đó mà nhiều điều đã xảy đến cho người thợ nail xuyên bang. Ngoại trừ những người “biết bỏ chữ buồn qua một bên, buồn không có nghĩa lý gì hết, lúc nào trong đầu cũng phải nghĩ đến chuyện kiếm tiền cái đã” như Kyle xác định, thì phần nhiều thợ đi xuyên bang dễ sa vào con đường “đàn đúm, rượu chè, bài bạc, trai gái, hút xách.’”

    Theo Kyle, người đã đi xuyên qua 6 tiểu bang làm nail, chuyện “đánh bạc một trận thua cả chục ngàn trở lên là chuyện thường.”

    “Họ làm ra bao nhiêu hết bấy nhiêu, thậm chí còn mượn chủ nữa. Hồi lúc tôi làm ở South Dakota, chủ tiệm lớn hơn tôi chỉ vài tuổi, mỗi khi buồn buồn, làm xong là ảnh đi xuống sòng bài liền. Thua mười ngàn, mười mấy ngàn miết, có khi còn về mượn tiền thợ nữa,” Kyle kể.

    Anh bộc bạch, “Bản thân tôi muốn dứt bỏ tất cả, cố kiềm lòng không tham gia vào những chuyện đó nên để dành tiền được. Chứ ở những chỗ ‘đầu đen thì ít, đầu vàng thì nhiều’ buồn quá có chuyện gì làm đâu thì cứ vô sòng bài, quán bar, hút xách.”

    Không chỉ vậy, nỗi buồn, sự trống trải, cùng thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông, đôi khi còn thách thức dục vọng của con người.

    “’Lửa gần rơm không trơn cũng trụi.’ Bên đó lạnh quá nên lúc nào cũng cần ‘body heat.’ Đó là sự thật. Nhiều người đàng hoàng, đứng đắn mà cứ bị cà khịa cà chọt hoài thì riết cũng đổ thôi,” Kyle nói bằng giọng không vui, không buồn, chỉ pha chút gì như mỉa mai, miễn cưỡng.

    Không biết có phải vì lý do này mà nhiều mẫu rao vặt tìm thợ xuyên bang với yêu cầu “nam nữ độc thân, hoặc vợ chồng trẻ” không?

    Viethome (theo Người Việt)

  • Nữ diễn viên người Mỹ Jasmin Brown bị chỉ trích dữ dội vì nhại lại giọng của người Việt để mô tả công việc làm móng của họ trên đất khách.

    {show usergrouplevel="registered"}

    Diễn viên hài Mỹ Jasmin Brown vừa tung lên mạng một video, trong đó cô hóa thân vào vai một nhân viên làm móng và nhại lại giọng của người Việt trong lúc thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của tiệm. Cô này đăng video ghi lại cảnh này và chú thích: "Thật khó chịu khi đi làm móng".

    Jasmin Brown dùng giọng điệu bỡn cợt để nói về công việc làm móng của người Việt Nam. 

    Đoạn video dài gần 1 phút này đã nhận được 500.000 lượt xem. Dưới phần bình luận, rất nhiều tài khoản thể hiện sự phẫn nộ. Họ cho rằng ngôi sao 25 tuổi đang coi thường, có ý xúc phạm đến người Việt nói riêng, người châu Á nói chung. 

    Một thành viên bức xúc: "Tôi chẳng thấy buồn cười gì cả. Đó là sự thô lỗ, ngu dốt của một kẻ phân biệt chủng tộc". Người khác đồng tình với ý kiến này, bình luận thêm: "Người châu Á chúng tôi rất khó chịu về hành động của cô. Hãy xóa video ngay đi".

    Jasmin Brown, một nữ diễn viên hài người Mỹ, đã bị dân mạng chỉ trích dữ dội vì dùng giọng điệu bỡn cợt để mô tả lại công việc làm móng của người Việt Nam trên đất khách.

    Chưa hết, khi bị một người gọi đây là trò đùa vô vị, nữ diễn viên lập tức đáp trả: "Bạn có muốn được massage thêm 5 phút?".

    Mặc dù hứng vô số "gạch đá" nhưng Jasmin Brown vẫn nhất quyết không xóa video. Cô còn chia sẻ thêm một số hình ảnh vui vẻ bên bạn bè trong hộp đêm như chưa có gì xảy ra.

    Jasmin Savoy Brown là diễn viên hài khá nổi tiếng ở Mỹ. 

    Trước Brown, một nghệ sĩ khác là Anjelah Johnson cũng bị chỉ trích vì nhại lại công việc làm móng của người Việt trên đất Mỹ. 

    Jasmin Savoy Brown sinh năm 1994 tại Mỹ. Năm lên 4 tuổi, cô có vai diễn đầu tiên trong một vở nhạc kịch nhà thờ.

    Lớn lên, cô này tham gia vào nhiều vở nhạc kịch và là thành viên của nhiều câu lạc bộ, dàn hợp xướng và nhóm nhạc khác nhau.

    Vai diễn đưa Brown đến gần hơn với khán giả là Evie trong bộ phim truyền hình The Leftovers của kênh HBO. Brown được đánh giá là một nghệ sĩ hài trẻ đang lên. 

    {/show}

    Viethome (theo Zing)

  • Bạn có biết ở thuở sơ khai, các chiến binh Babylon đã bỏ hàng giờ để uốn tóc và sơn móng trước khi ra trận, còn móng giả thì lại được sáng chế bởi một vị nha sĩ?

    Trước khi có sơn móng chống tia UV, gel chống trôi, chúng ta có sơn móng tay làm từ henna, phấn kohl, và sơn móng biểu thị tầng lớp xã hội. Dù sao thì bộ móng được cắt tỉa và tô vẽ cũng là một phần quan trọng trong lịch sử làm đẹp của nhân loại suốt nhiều thế kỷ, và chúng ta đã trải qua một hành trình dài từ việc nhúng mười đầu ngón tay vào màu sơn cho đến những salon làm móng sang chảnh với giá cả không hề rẻ chút nào.

    Năm 3200 TCN: Ngạc nhiên chưa, khi đàn ông mới là những người đi tiên phong trong con đường sơn móng. Các chiến binh Babylon bỏ hàng giờ chỉ để… uốn tóc và sơn móng trước khi sẵn sàng ra trận. Đôi lúc họ dùng cả son môi để phù hợp với màu móng của mình.

    Năm 3000 TCN: Người Trung Quốc coi màu móng là một cách biểu thị tầng lớp, triều đại, và không phải ai cũng có quyền tô vẽ móng. Tầng lớp quyền thế sử dụng những màu sắc đậm như đỏ nhằm thể hiện quyền lực, các tầng lớp thấp hơn sử dụng màu nhạt, và có những người không được phép sơn móng. Một thường dân bị phát hiện dùng màu sơn của hoàng tộc có thể phải đối mặt với án tử.

    Năm 60 TCN: Nữ hoàng Cleopatra là một trong những người đầu tiên sử dụng henna để nhuộm màu cho móng, thay vì vẽ lên toàn bộ bàn tay. Tương truyền, màu sắc yêu thích của nữ hoàng là màu đỏ máu.

    1878: Được học nghệ thuật làm móng ở Pháp, Mary Cobb tái lập lại toàn bộ “giáo trình” và sau đó mở cửa hiệu làm móng đầu tiên của nước Mỹ - Mrs. Pray's Manicure - tại Manhattan. Bà còn cho ra mắt dòng sản phẩm riêng dành cho móng, cũng như hướng dẫn làm móng tại nhà. Giũa móng tay là đóng góp to lớn nhất của Mary Cobb cho nền công nghiệp này.

    1914: Cutex, một nhãn hiệu khởi đầu với sản phẩm chăm sóc biểu bì da, đã cho ra mắt các loại sơn móng ở dạng bánh, bột, phấn và que. Trong số đó, dạng bánh và phấn là phổ biến nhất, cho đến khi sơn móng dạng lỏng ra đời. Đến năm 1925, nước sơn móng đã gần như độc chiếm thị trường.

    Những năm 1920-1930: Chuyên viên trang điểm Michelle Menard mong muốn tạo ra một loại sơn móng có kết thúc bóng như lớp sơn trên những chiếc xe hơi. Khi công thức của Menard dần được hoàn thiện, nó trở nên phổ biến trong trào lưu Flapper những năm 20, và nhãn hiệu mỹ phẩm Revlon cũng ra đời từ đó.


    Một lọ sơn móng của hãng Revlon

    Suốt vài năm sau đó, Revlon bày bán sơn móng tay với nhiều màu sắc khác nhau ở các nhà thuốc và trung tâm thương mại, trước khi lấn sân sang thị trường son môi và đồ trang điểm.

    Những năm 1960: Lần nọ, nha sĩ Frederick Slack bị gãy móng. Ông dùng giấy bạc và acrylic nha khoa ngay tại phòng khám của mình để “sửa” lại chiếc móng gãy. Chiếc móng giả trông giống thật đến bất ngờ, và thế là vị nha sĩ cùng em trai tạo ra móng acrylic giả. Sản phẩm của nhà Slack sau đó đã được cấp bằng sáng chế.

    1976: Jeff Pink – chuyên viên trang điểm người Mỹ, người sáng lập hãng Orly – cần một mẫu móng phù hợp với hầu hết mọi trang phục. Sáng tạo của Jeff Pink, mẫu sơn móng tay kiểu Pháp, lần đầu ra mắt trên sàn diễn thời trang Paris và nhanh chóng trở thành một cơn sốt toàn cầu.


    Móng tay kiểu Pháp thường mang màu nude, hồng nhạt hoặc màu be cùng một dải sơn trắng ở đầu móng.

    Những năm 1980: Essie Weingarten phát triển dòng sơn móng của riêng bà vào những năm đầu thập niên 80, và đến năm 1983, Essie được ghi nhận là một trong những nhãn hiệu sơn móng tay đầu tiên được chứng nhận bởi người của công chúng. Trong một lần phát sóng, diễn viên hài nổi tiếng Joan Rivers nhắc đến màu sơn móng yêu thích của bà – Jelly Apple – và từ đó, Essie trở thành nhãn hiệu nổi tiếng mà ai ai cũng biết đến.


    Màu Jelly Apple của hãng Essie.

    1994: Trong phim Pulp Fiction, nữ diễn viên Uma Thurman sử dụng loại sơn móng của Chanel có tên Rouge Noir (hay còn gọi là Vamp), mang màu sắc của máu khô. Giống như bộ phim Pulp Fiction, Rouge Noir sau đó cũng trở thành một biểu tượng huyền thoại khi mà những lọ sơn móng cứ liên tục cháy hàng kể cả khi vừa được bày lên kệ. Ở thời điểm hiện tại, Rouge Noir vẫn luôn là sản phẩm được yêu cầu nhiều nhất của hãng Chanel.


    Màu Rouge Noir huyền thoại thuộc dòng sơn móng Le Vernis Longwear Nail Colour của hãng Chanel.

    Ngày nay: Sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội càng thêm thúc đẩy ngành công nghiệp hái ra tiền – chăm sóc và tô vẽ móng. Ước tính khoảng 92% nghệ sĩ móng “đóng đô” trên Pinterest, và một số thì chủ yếu hoạt động trên Snapchat.

    Viethome (theo lostbird)

  • Đây không phải là một bài viết học thuật. Đây không phải tâm sự cá nhân người viết; nhưng đây là góc nhìn chân thực về một ngành nghề mà ngày ngày nhiều người Việt ở Anh vẫn đang kiếm sống và những trăn trở về một giấc mơ chung và có lẽ còn ở xa.

    Xin gửi đến VietHome.co.uk và mong VietHome có thể truyền tải suy nghĩ này của tôi đến bạn đọc!

    Từ câu chuyện gần…….

    Hơn một thập kỷ không phải là một khoảng thời gian quá dài trong quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng, nhưng trong hơn 10 năm qua, cộng đồng người Việt ở Anh đã trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ và vươn lên khởi sắc với đóng góp không nhỏ từ sự du nhập của nghề nail vào Anh Quốc.

    Dù muốn hay không chúng ta đều phải thừa nhận rằng, nghề nail đến với Anh Quốc là một giải pháp kinh tế phù hợp cho cuộc sống của một bộ phận đông đảo người Việt đã và đang sống tại đất nước này. Rào cản về khác biệt ngôn ngữ và văn hóa, những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và những yếu tố khác tạo ra những khó khăn lớn cho phần đông người Việt ở nước ngoài nói chung và ở Anh Quốc nói riêng trong việc hòa nhập vào cuộc sống bản địa, và đặc biệt là tìm kiếm sinh kế để tồn tại và phát triển. Nghề nail đã đến góp phần giúp người Việt giải quyết được những khó khăn đó.

    Đánh giá một cách khách quan nhất cho thấy rằng hiện nay cộng đồng người Việt đã và đang chiếm giữ thị phần lớn nhất trong ngành nail tại Anh Quốc, và sự hiện diện rộng khắp của các shop nail người Việt trên mọi vùng miền đã cho thấy một sự lớn mạnh không ngừng. Ngành nail cũng đứng đầu trong danh sách những nguồn việc làm lớn nhất (job-generating industry) cho cộng đồng. Và nhìn chung, sự hiện diện của những shop nail cũng đồng nghĩa với sự hiện diện cho một cuộc sống ngày càng sung túc và đầy đủ hơn cho người Việt, không những thế còn đóng góp cho sự phát triển của quê hương Việt Nam.

    Tuy nhiên, khi một ngành nghề càng phát triển tốt thì đồng nghĩa là áp lực cạnh tranh ngày một lớn hơn. Và ngành nail của người Việt ở Anh cũng không là ngoại lệ. Đông đảo ý kiến của những người trong ngành cho rằng nghề nail của người Việt đang đi vào giai đoạn thoái trào.Tuy nhiên, cũng chưa ai cố công tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà chỉ dừng lại ở một quan điểm chung “Ngày càng có nhiều shop mới mở ra, cạnh tranh dữ dội hơn.” Trong khuôn khổ bài này, người viết chỉ xin mạn phép thực hiện một phân tích sơ lược nhỏ để mọi người cùng thấy được hiện trạng cạnh tranh của ngành nail hiện nay dưới góc nhìn của khoa học quản lý và cùng suy ngẫm.

    Theo mô hình đánh giá mức độ cạnh tranh ngành của GS Micheal.E.Porter (1979) Đại học Havard (Hoa Kỳ), sự cạnh tranh của hầu hết các ngành kinh tế đều được cấu thành bởi năm yếu tố tác động.

    - Quyền mặc cả của nhà cung cấp (Bargaining Power of Suppliers): Hiện nay mạng lưới các nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho ngành nail ở Anh Quốc ngày càng phát triển hơn. Những loại nguyên liệu đầu vào hoàn toàn không khan hiếm và dễ tiếp cận với mức độ chênh lệch về giá là không quá lớn; do đó phạm vi lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu là rất rộng và có thể dễ dàng chuyển đổi mà không tổn thất. Một tác nhân khác là giới chủ cho thuê địa điểm (landlords) cũng ít gây ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh bởi lẽ các hợp đồng cho thuê (lease) thường là dài hạn và tương đối ổn định. Nhìn chung, đây chưa phải là yếu tố tác động lớn đến ngành nail tại thời điểm hiện nay.

    - Quyền mặc cả của khách hàng (Bargaining Power of Buyers): Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngành nail là nữ giới với độ tuổi, nghề nghiệp, và mức thu nhập vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, phần đông khách hàng có xu hướng thường xuyên sử dụng dịch vụ tại một shop nhất định trong nhiều năm liền mà chúng ta vẫn thường quen gọi đây là lượng khách trung thành (loyal customers). Trong điều kiện chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng là tốt và nhất quán, lượng khách hàng này ít có sự biến động lớn mà còn đóng vai trò là kênh marketing hiệu quả nhất. Do đó, đây là yếu tố đáng kể tác động đến cạnh tranh giữa các shop.

    - Nguy cơ từ đối thủ tiềm năng (Threats of New Entrants): Về bản chất, ngành nail là một ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cũng không yêu cầu quá cao, nhà cung cấp và nguồn nhân lực lại sẵn có và quan trọng nhất tỷ suất lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn cao, tỷ lệ rủi ro thấp, do vậy, hiện tượng các shop nail mới ồ ạt xuất hiện là điều dễ hiểu, đồng nghĩa là áp lực cạnh tranh tăng lên cao. Khách hàng dễ dàng chuyển sang sử dụng dịch vụ tại các shop mới. Chính vì thế, những đối thủ cạnh tranh chưa xuất hiện cũng là mối lo ngại không hề nhỏ.

    - Nguy cơ từ các nhóm sản phẩm/dịch vụ thay thế (Threats of Substitute Products/Services): Ngành nail là một bộ phận nhỏ trong nhóm ngành thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của khách hàng, cùng nhóm này, còn có thể kể ra: ngành chăm sóc tóc, sunbathing, xăm hình (tattoo), spa – massage,………Do đó, ngân sách chi dùng của một nữ khách hàng dành cho việc chăm sóc sắc đẹp sẽ được cân nhắc và phân chia cho những mục đích khác nhau như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, chăm sóc nail khẳng định được lợi thế của mình trong ngân sách chăm sóc sắc đẹp của khách hàng nữ giới Anh Quốc, khi mà chi phí để chăm sóc nail là đáng kể vì yếu tố thường xuyên, lặp đi lặp lại nhưng phần đông khách hàng vẫn theo đuổi. Vì vậy, không cần quá lo khi thấy một vị khách quen đi vào shop làm tóc bên cạnh hoặc đi sunbath, rất có thể ngay sau đó hoặc ngày hôm sau, họ sẽ vẫn đến shop của bạn.

    - Mức độ Cạnh tranh nội bộ ngành (Competitive Rivalry within an industry): Đây là yếu tố nhức nhối và nóng bỏng nhất trong bức tranh toàn cảnh về mức độ cạnh tranh nghề nail Việt ở Anh Quốc hiện nay. Giữa các shop nail của người Việt làm chủ trên cùng một địa bàn, một khu vực đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ bất kể dưới hình thức lành mạnh hay không lành mạnh. Thực tế đó, tất cả chúng ta đều thấy rõ qua sự sụt giảm đáng kể về giá thành dịch vụ nail, dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu của của các shop hiện nay so với những năm trước. Một số anh/chị chọn giải pháp từ bỏ các đô thị lớn để về các vùng ven, tỉnh nhỏ để mở shop mới để tận dụng lợi thế cạnh tranh của người đến trước (first-mover advantage); tuy nhiên lợi thế ấy sẽ nhanh chóng mất đi khi có những người đến sau mở shop trên cùng địa phương đó. Nạn dịch mang tên Phá Giá đang lan rộng từ thành thị tới các thị trấn, và thực tế đang tạo ra sự ảm đạm và tâm lý lo lắng chung cho tất cả những ai đang gửi nồi cơm, tấm áo của bản thân và gia đình vào ngành nail.

    Cạnh tranh là tất yếu trong thực tiễn kinh doanh của mọi ngành, nhưng có lẽ nào người Việt ở Anh đang đi nhầm đường trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của toàn ngành nail. Nếu như hầu hết chiến lược kinh doanh đều tập trung ở ba nhóm giải pháp lớn nhằm: Cost-cutting (Cắt giảm chi phí), Diversification (Đa dạng hóa), và mức độ cao nhất là Differentation (Khác biệt hóa), thì phương cách cạnh tranh phổ biến mà đại đa số shop nail Việt ở Anh hiện nay áp dụng có vẻ như không thuộc bất kỳ nhóm nào trong ba nhóm chiến lược nêu trên.

    Vì quyền lợi trước mắt để thu hút khách, tăng doanh thu, phần đông các chủ shop trên cùng một vùng, thậm chí trên cùng một con phố chọn cách truyền thống nhất: Phá giá, và có vẻ như họ cũng ít có sự lựa chọn nào khác để tồn tại. Với giả thiết rằng khi các shop có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng như nhau, giá nguyên vật liệu và nhân công ít biến động thì chính sách phá giá là một hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh, một bước lùi sai lầm trong kinh doanh, và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn ngành. Một thực tế phải thừa nhận rằng có lẽ không một ai mong muốn làm điều đó, bởi lẽ chúng ta đều hiểu rằng cách làm đó không những là tự thu hẹp doanh thu hiện tại mà xa hơn còn tổn hại đến tương lai chung của cả cộng đồng nói chung.

    Hơn ai hết, tự thân những người Việt đầu tư vào ngành nail, nhóm lợi ích cốt lõi của ngành là những người muốn chấm dứt điệp khúc phá giá nhất, mọi người đều muốn thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó, nhưng có lẽ thiếu một điều kiện đủ sẽ được bàn tới trong phần sau của bài viết này. Nói một cách hình ảnh và gần gũi hơn, cách người Việt đang kinh doanh ngành nail ở Anh đang áp dụng cũng tương tự như tập quán canh tác phá rừng làm rẫy mà dân tộc thiểu số một số nơi ở Việt Nam vẫn đang làm, phá rừng trồng cấy vài vụ, đất đai hết màu mỡ rồi lại đi phá những cánh rừng khác, và cứ như thế đi mãi, đi mãi…..cho đến khi hết rừng và người thì cũng hết thóc.

    Có lẽ nào ngành nail Việt không còn con đường nào khác ngoài việc đua nhau giảm giá mãi cho tới khi không còn giảm được nữa? Chưa thể tính toán chính xác được ngày đó là khi nào, nhưng chắc chẳng ai muốn nghĩ đến những điều gì sẽ xảy ra nếu đó là sự thật. Tất nhiên khách hàng hưởng lợi, chủ và người làm công cùng nhau đến bờ vực phá sản khi tỷ suất lợi nhuận/chi phí đi đến tới hạn. Người Việt khi ấy mất nghề, không thạo ngoại ngữ, không chuyên môn và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, cuộc sống sẽ đi về đâu?

    Ước mơ có thực sự xa…………?

    Điều đáng tiếc nhất là chúng ta dự báo được xu hướng tiêu cực của ngành nail trong khi hiện tại người Việt là cộng đồng dẫn đầu với thị phần chi phối và trình độ tay nghề cao hơn hẳn các nhóm cộng đồng khác cùng tham gia như người Iran, Trung Quốc và các nước khác; cũng giống như tình cảnh của một đại gia giàu có biết trước sự sa sút trong tương lai mà bất lực không xoay chuyển được. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm thực tiễn trong các bối cảnh tương tự đã chứng minh rằng có một giải pháp có thể đưa ngành nail Việt ở Anh duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại mà thoát được lối mòn phá giá.

    Ít nhất sẽ có ai đó trong số các anh/chị đang đọc bài viết này đã từng thoáng nghĩ tới ý tưởng về sự ra đời của một tổ chức hội nghề chuyên nghiệp dành riêng nghề nail của người Việt tại Anh Quốc. Có thể và chỉ có thể bằng con đường đoàn kết lại với nhau, chia sẻ với nhau dưới một tổ chức làm việc hiệu quả, ngành nail Việt mới có thể tồn tại và đi lên. Người viết bài đã có dịp quan sát thực tế tính hiệu quả ý tưởng này từ một ví dụ nhỏ của Hội Chủ Cafe Internet ở một khu vực ven đô của thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Một vài năm trước, khi cơn lốc Internet và game online lan sâu vào từng ngõ phố khắp các vùng miền ở Việt Nam, các cửa hàng Internet mọc lên như nấm sau mưa. Các chủ shop Internet ở một quận ngoại thành của thành phố Hải Phòng cũng quyết đua nhau phá giá để thu hút đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh sinh viên, bất chấp các chi phí đầu vào như máy móc thiết bị, cước viễn thông, giá điện…đều tăng cao; việc kinh doanh đã lộ rõ sự lợi bất cập hại sau khi phá giá và buộc mọi người phải ngồi lại với nhau và hình thành nên một hội bán chính quy như đã nêu ở trên. Họ cùng bàn tính lại một phương cách kinh doanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong khu vực, đào tạo hỗ trợ nhau về kỹ thuật và công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, cảnh báo về những nguy cơ, thúc giục nhau đầu tư đổi mới, nâng cấp chất lượng dịch vụ, tạo tiếng nói chung để đàm phán với các nhà cung cấp……..Chính những giải pháp đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định để tất cả các thành viên tồn tại và phát triển cho và chỉ sau ba tháng, tình trạng hỗn loạn đã chấm dứt và mọi hoạt động kinh doanh Internet trong khu vực đó đã đi vào quỹ đạo tăng trưởng mới.

    Thiết nghĩ, ý tưởng đó có thể được áp dụng trong bối cảnh ngành nail của người Việt ở Anh hiện nay. Với chính sách đoàn kết, hỗ trợ tốt cho nhau về thông tin và kỹ thuật, chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo và cung ứng nhân lực đồng nhất, tạo tiếng nói chung đối với chính quyền nước sở tại, triển vọng về lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và bền vững của cộng đồng nghề nail Việt hoàn toàn không xa xôi; người Việt hoàn toàn có thể tồn tại lâu dài và phát triển cùng với nghề nail ở Anh Quốc.

    Lịch sử luôn minh chứng được chân lý rằng đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất, và đối thoại bao giờ cũng ưu việt hơn đối đầu. Cha ông chúng ta đã làm rất tốt điều đó trong quá khứ. Hiện tại, chúng ta đều đang sinh sống, học tập và làm việc tại trái tim của Khối Thịnh Vượng Chung (Common Wealth), và chúng ta hoàn toàn có quyền mơ tới sự thịnh vượng chung của cộng đồng Việt Nam của mình.

    Chỉ một mình người viết không làm được gì, chỉ một Viethome cũng chưa thể làm được gì nhưng nếu tất cả các anh/chị đang đọc bài viết này, những “người trong cuộc” của ngành nail Việt tại Anh thực sự mong muốn và quyết tâm thì ước mơ xây dựng được một cộng đồng Việt Nam đoàn kết, thân ái và giàu mạnh tại Vương Quốc Anh, sẽ thực sự không còn xa.

    Hoàng Huy – Một người Việt ở Anh

    Viethome

  • (Ghi chép từ FB Hương Vũ)

    Những lời chê bai tiệm Việt bẩn thỉu, phục vụ thiếu chuyên nghiệp, chất lượng tệ, các khuyến cáo khác nhau về việc người Việt ham lời dùng hóa chất độc hại… tràn ngập khắp nơi. Tôi bắt đầu lung lay lòng tin về nhận xét nail Việt là số 1. 

    Vài chia sẻ về nghề, thân gửi các đồng nghiệp nghề nail tại Tiệp và châu Âu.

    1. Nếu cần tôn vinh một nhân vật có công đóng góp lớn nhất cho cộng đồng Việt kiều, tôi tin ông tổ nghề nail là nhân vật xứng đáng nhất. Nên nhớ, trước khi nghề nail trở thành nghề được thống soái bởi người Việt, cộng đồng Việt Nam chưa từng được biết tới với một thế mạnh nghề nghiệp đặc trưng nào.

    Từ 20 năm trở về trước, nail Việt đã được biết tới với các xu hướng thời trang và kỹ thuật tiên phong hàng đầu để phục vụ phân khúc khách hàng quý tộc, thượng lưu. Cho tới bây giờ, đối tượng khách hàng đã được mở rộng tới tất cả các thành phần đại chúng, cộng đồng người Việt ước đoán chiếm lĩnh không dưới 50-70% thị phần nghề nail toàn cầu.

    Nghề nail đem lại danh tiếng, thu nhập trung bình luôn cao và ổn định, và đóng góp cực lớn trong dòng kiều hối chảy về Việt Nam. Người thợ làm nail có thể ngẩng cao đầu tự hào nhờ mình mà khách hàng trở nên sang trọng và thời trang .

    Cho nên, khi nghe những kỳ thị kiểu nghề nail là nghề mạt hạng rẻ rúng, chúng ta có thể cười ruồi vì những người não có chút nếp nhăn không bao giờ dám phát biểu một câu như vậy về một nghề nghiệp chân chính của cộng đồng mình.

    Tôi và các bạn, chúng ta có đầy đủ lý do và lòng tự tôn để tự hào về nghề nghiệp của mình.

    2. Hồi mới vào nghề, tôi nghe rất nhiều người Việt bảo nghề nail VN hiện là số 1. Tôi cũng tin như vậy.

    Khi mở tiệm, tôi lọ mọ vào rất nhiều trang mạng xã hội, đọc hàng ngàn comment của các khách hàng để nắm bắt tâm lý của họ.

    Kết quả làm tôi khá sốc: Những lời chê bai tiệm Việt bẩn thỉu, phục vụ thiếu chuyên nghiệp, chất lượng tệ, các khuyến cáo khác nhau về việc người Việt ham lời dùng hóa chất độc hại… tràn ngập khắp nơi. Tôi bắt đầu lung lay lòng tin về nhận xét nail Việt là số 1.

    Tôi vẫn tranh thủ tham dự những hội chợ Nail-expo lớn tại châu Âu.

    Ban đầu, tôi luôn nghĩ với một sự kiện lớn trong nghề, nơi chúng ta có thể gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với các master nghề đại diện cho các hãng lớn, tiếp cận các sản phẩm và kỹ thuật mới nhất… phục vụ cho nghề như vậy chắc hẳn phải đặc kín người Việt khi chúng ta chiếm tới 70% thị phần.

    Nhưng không, hoàn toàn không, con số lớn nhất trong các nail-expo tôi ước lượng được có lẽ chưa tới 5% tổng số người tham gia các sự kiện đó là người Việt. Ở các cuộc thi tay nghề dành cup khẳng định thương hiệu cá nhân và cộng đồng lại càng vắng bóng người Việt.

    Người Việt không có nhu cầu update các xu hướng của thế giới, hay quá ít người có đủ tâm huyết với nghề?

    Khi ngắm các thợ nail Tây thể hiện các mẫu của họ tại chỗ, tôi không khỏi có sự so sánh nếu sản phẩm của họ tinh tế và đẳng cấp như hàng hiệu, thì các sản phẩm của thợ Việt nói chung là hàng chợ đổ đống không ngoa.

    Tôi xin lỗi phải nói thẳng, nói nail Việt là số 1 thì đó chỉ là quá khứ, không phải hiện tại.

    3. Tôi có dịp đi Bỉ, Đức, Tiệp… để học hỏi nghề.

    Có thể nói ở Mỹ và mọi quốc gia châu Âu, hầu như chỗ nào tôi cũng có bạn đang làm nail. Chúng tôi chia sẻ về nghề nghiệp rất nhiều, và có điều chung là ai cũng than vãn nghề nail đang thoái trào, hoặc thậm chí đang bế tắc.

    Nguyên nhân chính, là bởi tình trạng dìm giá triệt nhau, mà nói nôm na theo ngôn ngữ của tôi là bởi chính cộng đồng người Việt dùng chiến thuật tự tay bóp ''của quý''.

    Thay vì cùng thỏa thuận ngầm về một giá sàn chung như các tiệm Tây thường làm, người Việt thường chọn chiến lược mỗi khi mở tiệm ở đâu là tìm cách lấy bằng được bảng giá của thằng đồng hương gần đó nhất, sau đó hạ giá sát sườn với mục đích hút hết khách của thằng kia. Cương quyết thằng chết thằng bị thương giữ thế độc quyền chứ không có chuyện chia sẻ thị trường cùng nương nhau mà sống.

    Điều lạ nữa, người Việt luôn mặc định chỉ coi người Việt là đối thủ cạnh tranh, chứ gần đó có một tiệm của Tây thì tuyệt đối không bao giờ tính chuyện động tới. Giá cả tiệm Tây hơn mình 2-3 lần cũng được mặc định coi là bình thường. Thằng Tây, mặc định được ở đẳng cấp trên đầu trên cổ mình rồi.

    Kết quả, thằng tới sau luôn tìm cách dìm chết thằng đi trước, thằng sau nữa cũng copy chiến thuật y chang. Thợ nail ''rên chết mẹ'' vì cày 3-4 bộ hiện nay mới kiếm được bằng 1 bộ của dăm ba năm trước. Cả cộng đồng nghề cứ loay hoay bế tắc cùng dắt tay nhau xuống hố.

    4. Khi tôi đang ngồi gõ những dòng này thì một người bạn nhắn tin kể, cổ từng làm trong 1 công ty nail rất lớn của Tiệp.

    Vì lương ở đó cao hơn những nơi khác (khoảng gần 1700 euro/ tháng) mà chủ tiệm tự ý đặt ra 1 loại thuế phí gì đó bắt chẹt của thợ chừng 150 euro/tháng. Ngoài ra, thợ bị bòn thêm cả tiền dụng cụ làm cho khách cùng vô số chi phí vô lý khác.

    Bạn này cũng kể, để có thể kiếm lợi nhuận tối ưu, chủ tiệm còn dùng chiêu treo đầu dê bán thịt chó. Mua gel, hóa chất loại rẻ tiền rồi đổ vào các vỏ xịn để lừa khách. Riêng hóa chất, hoàn toàn là các loại rẻ tiền độc hại giá chỉ tương đương 20% hàng xịn. Người chủ này hiện nghe nói rất giàu có và nổi tiếng tại Tiệp.

    Chuyện người chủ tham lam vô lương tâm tôi không bàn, cái tôi ngạc nhiên, tại sao chính những thợ nail lại hèn nhát tới mức độ chấp nhận những hành vi như thế, trong khi bản thân mình là công cụ làm giàu của người chủ?

    5. Không cần giỏi giang gì chúng ta cũng biết lợi nhuận của người chủ tiệm nail có được chỉ sau khi lấy giá thành trừ đi công thợ+ bảo hiểm+ mặt bằng+ thuế má+ điện nước+ hóa chất.

    Trong các khoản chi phí trên, có công thợ và hóa chất là có thể co duỗi được.

    Khi giá một bộ nail bị hạ xuống chưa đầy 10 euro như tại các tiệm ở Tiệp hiện nay, thì cái dĩ nhiên nhất là các loại hóa chất độc hại rẻ tiền nhất đều được chủ sử dụng để tối ưu hóa lợi nhuận.

    Ai là người hứng chịu hậu quả ngoài chính thợ nail khi 10-12 tiếng mỗi ngày ngồi hít bụi và các hóa chất độc hại này?

    Sau ít năm liên tục làm việc trong môi trường độc hại như thế, khoản lương cao hơn mặt bằng chung vài trăm đồng có đủ để thợ nail điều trị bệnh, chưa kể các khuyến cáo nguy cơ ung thư hay không?

    Chủ nail không mở tiệm để làm từ thiện. Khi hạ giá sát ván mà họ vẫn kiếm được lợi nhuận, thì đơn giản những đồng tiền đó được chắt lọc từ chính sức khỏe và tính mạng của người làm công cho mình.

    Đó là kiểu kiếm ăn vô lương tâm và được tiếp tay bởi chính những người thợ không coi trọng giá trị bản thân và công sức lao động của mình.

    6. Khách tây không xảo trá và khôn lỏi như thủ đoạn thường dùng của người Việt.

    Nhưng họ dứt khoát không ngu tới mức độ tin rằng với cái giá 1 bộ móng còn rẻ hơn cả giờ công dắt chó trong thời gian tương đương, họ sẽ được phục vụ bằng các hóa chất tốt như quảng cáo.

    Tuy nhiên, những khách nhắm mắt chấp nhận giá này thì bởi lý do chính là họ không có tiền, khách có tiền sẽ tìm tới những tiệm Tây nơi không bị tai tiếng về chất lượng và vệ sinh đảm bảo.

    Người giàu, họ quý mạng mình lắm các anh chị ạ.

    Vậy là với chiến thuật dìm giá bóp chết lẫn nhau, người Việt mặc nhiên gạt hết phân khúc khách hàng cao cấp qua các cộng đồng nail Tây, dành về cho mình phân khúc khách hàng rơm rác cùng tiếng xấu lan xa, còn thường xuyên bị xù tiền phải bán mạng mà rượt theo đòi.

    Các anh chị tự cho mình là khôn ngoan khi đập chết được thằng đồng bào đối thủ, có bao giờ tự đặt câu hỏi mình đã góp phần mang tiếng xấu cho cả cộng đồng chưa?

    Có khi nào các anh chị tự hỏi mình có chút tự trọng nghề nghiệp và cộng đồng nào chưa khi ích kỷ chọn lối kinh doanh nhìn không quá mũi giày như vậy chưa?

    7. Tôi phải thẳng thắn nhận xét rằng bước chân vào đa số tiệm nail Việt rất khủng khiếp, ngay cả với một đứa trong nghề như tôi.

    Ấn tượng đầu tiên là mùi liquid nồng nặc, sau khoảng nửa tiếng những người có cơ địa nhạy cảm như tôi có thể choáng váng và đau đầu dữ dội (trong khi tôi có thể cày thông nguyên ngày với liquid xịn đắt gấp 4 mà không có chút khó chịu nào).

    Thứ nhì, tiệm Việt đa phần bụi bặm, lộn xộn và dụng cụ rất bẩn. Hầu như không nơi nào có khái niệm tiệt trùng dụng cụ.

    Cái tệ nhất, là phong cách phục vụ cực kỳ thiếu chuyên nghiệp. Nói chuyện oang oang, và toàn nói tiếng Việt khi đang phục vụ khách, một hành vi rất thiếu tế nhị và mất lịch sự.

    Tôi cũng từng chứng kiến cách cư xử với khách rất hỗn hào, thiếu tôn trọng công khai của thợ. Nếu là khách, tôi sẽ không hài lòng khi bỏ tiền ra mua các dịch vụ như vậy.

    Đây là điều các tiệm Tây hoàn toàn nắm lợi thế.

    Cho nên, khi bàn với nhau kế hoạch cùng nhau nâng giá, tôi xin góp ý các anh chị cũng cần chấn chỉnh để khách thấy đồng tiền họ bỏ ra là xứng đáng đã.

    8. Trong khi một kế hoạch về một hiệp hội nail ra đời để cùng nhau vực dậy nghề này chưa được triển khai, thì tôi chỉ dám hy vọng vào chính ý thức của từng cá nhân người thợ.

    Chưa có ai đứng ra bảo vệ mình, thì chính bản thân mình phải thương lấy mình. Nếu một người chủ thu lợi nhuận bằng cách hạ giá sát sườn, thì hãy ý thức đồng tiền họ kiếm được là từ chính sức khỏe của các anh chị.

    Nếu mọi người thợ đều sẵn lòng nói không với người chủ vô lương tâm, khi đó người chủ sẽ buộc phải thay đổi. Không có thợ, chủ cày với ai?

    Đây là những thứ mắt thường có thể nhìn thấy, những thứ mắt không nhìn thấy được như nguy cơ ung thư rất cao đã được khuyến cáo thì đồng lương nô lệ các anh chị được hưởng thật sự là quá rẻ mạt.

    Viethome (Nguồn: FB Hương Vũ)

  • Nếu không phải trong nghành thì ai cũng sẽ nghĩ nail là nghề nhẹ nhàng và nhanh ra tiền, tính ra một ngày chỉ cần từ 5 đến 7 khách sộp là bạn sẽ có trên dưới 200$ chưa kể tiền bo một cách dễ dàng.

    Nếu so sánh mức thu nhập của nghề nail với các công việc khác của người bản xứ thì rõ ràng làm nail nhẹ nhàng và có thu nhập cao hơn rất nhiều. Vậy tại sao sau mỗi ngày làm việc chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi như vậy, lý do của sự mệt mỏi đó đến từ đâu?

    Chúng tôi xin nói thẳng ra những lý do thực sự gây nên áp lực và sự mệt mỏi của nghề nail, cái nghề đáng lẽ phải là rất nhẹ nhàng này.

    1. Làm việc dài giờ và không theo một thời khoá biểu cố định, nhiều lúc các bạn phải hy sinh cơm trưa thậm chí nhịn cả đi tiểu để làm nail.
    2. Làm việc dưới sức ép về tốc độ, lúc nào cũng lo sợ bị mất turn.
    3. Sự cạnh tranh trong tiệm và sự hiềm khích giữa thợ với thợ và giữa thợ với chủ tiệm.
    4. Áp lực từ phía khách hàng vì họ không hiểu bạn hoặc bạn không hiểu họ.
    5. Ngồi một chỗ quá lâu, cơ thể tiếp xúc với hoá chất độc hại mà không có thời gian thể dục để đào thải.

    Có bao giờ bạn nghĩ, nếu một ngày nào đó, bạn có rất nhiều khách hẹn, nhiều đến mức cả tuần bạn chỉ làm khách hẹn, khách đến theo một thời khoá biểu do chính bạn sắp xếp thì sẽ có sự thay đổi gì không?

    • Bạn sẽ không phải cạnh tranh với các thợ khác, làm việc theo tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái.
    • Bạn sẽ có lựa chọn để thiết kế một thời khoá biểu với giờ làm việc ổn định.
    • Bạn sẽ có thời gian ăn trưa và 2-3 ngày để tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
    • Cạnh tranh trong tiệm sẽ bớt đi và tinh thần đồng nghiệp sẽ đi lên.
    • Khách hàng là những người tin tưởng bạn, họ là những khách phù hợp với khả năng và tay nghề của bạn.
    • Chủ tiệm cũng hài lòng với kết quả làm việc của bạn hơn.
    • Bạn sẽ build khách hẹn nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

    Chắc chắn như vậy cuộc sống sẽ đỡ vất vả, đáng yêu và “ra tiền” hơn có phải không?

    Viethome sưu tầm

  • 1 cặp vợ chồng trẻ, chồng 27 tuổi mở một tiệm Nail lớn ở gần Miami Florida… Áp lực nhiều thứ, đặt biệt là chưa có nhiều thợ nên 2 vợ chồng làm việc cực lực….

    Sau 3 tháng làm liên tục không có ngày nghỉ thì chồng bị “Tai Biến” nhập viện, người vợ cũng nhập viện theo. Đó là câu chuyện 3 tháng trước, sau đó đã bình phục nhưng vẫn phải nghĩ ngơi và bán tiệm.

    Tối qua, cũng ở Miami… có một chị đã ra đi mãi mãi… nguyên nhân chưa thể xác định được, nhưng mình được biết tiệm ít thợ nên chị phải làm cả tuần không nghỉ, và hình như bị đột quỵ Tim.

    Ở Tampa, có cặp đôi kia mở tiệm lớn… nghe đâu phải bán nhiều thứ để có tiền bù lỗ cho tiệm.

    Còn, còn rất nhiều câu chuyện khác…

    Những người chủ tiệm Nail phải chịu áp lực rất rất nhiều thứ, họ phải đánh đổi nhiều thứ, đặt biệt là rất ít thời gian dành cho con cái… thậm chí có người đánh đổi luôn cả tính mạng. Tới đây, có người sẽ nói “do tham, do ham”… lại vớ vẫn… Tiền Rent 1-2.000 thì khác… chứ 8.000-12.000/month thì cố mà cày thôi… và không ít người phải bán nhà để trả nợ vì tiệm Nail thua lỗ… Đó là cuộc sống, là kinh doanh!

    Ấy vậy mà… dù đi bất cứ đâu, dù đi bất cứ tiệm Nail nào… mình vẫn thấy có những người thích “Gây Chuyện”.

    Tiệm Nail ở mỗi vùng sẽ có các đặc thù khác nhau, nên việc quản lý, ăn chia, trừ supply hay không trừ, nhiều hay ít… hay bất cứ cách quản lý nào… sẽ luôn khác nhau. Quan trọng hơn hết là thu nhập của Bạn có tương xứng với tay nghề hay không?! Và nếu không hài lòng với tiệm đó thì hãy đi làm tiệm khác.

    Ví dụ có tiệm 2 vợ chồng muốn làm chính, còn thợ có thì tốt, không có cũng chả sao… đó là chiến lượt của họ… bạn đâm đầu vào rồi lên facebook kể lể? thật vớ vẩn. Có tiệm chủ tốt, lo cho thợ… thì thợ ghét thợ suốt ngày đâm chọt nhau rồi cũng lên facebook khóc lóc… lại vớ vẫn.

    Tiệm nail có nhiều, thợ cũng có nhiều… hãy tìm nơi phù hợp với mình… nếu chưa tìm được thì hãy xem lại bản thân mình… vì có thể nguyên nhân là chính mình chưa đủ tốt để có nơi làm việc tốt!!!

    Cuối bài, muốn hiểu chủ tiệm thế nào thì cứ mở tiệm nail sẽ hiểu!!!

    Tác giả: Bình Nguyễn

    Viethome

  • Một tiệm nail ở Inglewood, thuộc Los Angeles, không những bị nhóm khách da đen “quỵt” tiền mà chủ tiệm còn bị nhóm người này kéo lê và đánh đập trên xe vào chiều Thứ Ba, 26 Tháng Hai.

    Nói chuyện với phóng viên Người Việt vào trưa Thứ Tư, chị Candy Hoàng Nguyễn, chủ nhân tiệm nail Candy’s, cho biết, “Đến bây giờ tôi vẫn còn cảm thấy rất sợ, rất run, nhưng tôi muốn lên tiếng về chuyện này để các tiệm nail khác đề phòng, vì chưa bao giờ tôi thấy họ lộng hành đến như vậy.”

    Theo lời kể của chị Candy, chiều Thứ Ba, vào khoảng hơn 4 giờ chiều, có nhóm khách da đen 5 người vào tiệm của chị để làm móng. “Mấy cô này chỉ trong độ tuổi từ 15 đến 18 thôi. Tôi không nhớ chính xác là họ có từng vào tiệm tôi trước đây chưa, nhưng nếu có thì chắc là đi riêng, còn lần này thì cả 5 người vào cùng lúc,” chị nói. 

    Những cô gái trẻ này vào đòi làm những dịch vụ mắc tiền, như làm “full set,” làm “ombre”, rồi “design”… Tổng cộng hơn $200. Chị Candy kể tiếp, “Khi thấy 3 người làm xong đi ra khỏi tiệm, còn lại 2 người thì tôi đề nghị họ trả tiền. Lúc đó họ bắt đầu chỉ người này người kia, rồi chê thế này thế nọ. Thấy bất thường nên em gái tôi kêu đóng cửa lại, và gọi cảnh sát.”

    Nhóm 5 khách Mỹ đen trong độ tuổi từ 15-18 vào tiệm Candy’s Nail hôm chiều Thứ Ba, 26 Tháng Hai. (Hình: Chủ tiệm cung cấp)

    “Khi đó chiếc xe chở mấy người kia tới đậu ngay sát cửa tiệm. Một cô đứng ở ngoài cầm tiền quơ quơ ý như cổ là người trả tiền. Tôi mở cửa đi ra, thì hai cô khách kia cũng chạy ra. Tôi mở cửa xe phía hành khách kêu họ trả tiền, thì nghe tiếng la lên ‘1, 2, 3, chạy!’ và họ lao xe đi,” chị kể.

    Chị tiếp, “Khi đó tôi ngã vào trong xe, người nửa trong nửa ngoài, theo phản xạ tự nhiên thì tôi cứ cố bám, cố chụp vào cái gì đó để không bị rớt ra khỏi xe, cố đóng cửa lại để không bị văng xuống đường. Ngoài tôi thì trên xe chỉ có 3 người, chứ không phải 5, 1 người lái và 2 người ngồi ghế sau. Hai đứa ngồi sau chồm lên nắm tóc, đánh vào đầu, vào mặt tôi, có người đạp tôi ra khỏi xe. Tôi nhớ họ chạy một chút thì dừng lại, tôi chưa kịp định thần để tìm cách nhảy xuống thì họ lại lao xe chạy tiếp thêm một đoạn nữa rồi mời dừng hẳn. Tôi mở cửa nhảy ra khỏi xe thì họ lái đi mất.”

    >Một trong hai khách ra sau bắt đầu kiếm chuyện với tiệm để không trả tiền. (Hình: Chủ tiệm cung cấp)

    “Trên đường tôi lảo đảo đi về tiệm thì tôi nhìn thấy 1 người trong nhóm họ đi bộ ngược lại phía tôi. Tôi nói ‘Đừng bao giờ đến tiệm tôi nữa!’ thì cô ta giơ ngón tay giữa lên chửi. Về được đến tiệm thì tôi quỵ xuống luôn, cả người cứ run rẩy, điếng hồn,” chị nhớ lại.

    Theo lời chị Candy, một chốc sau khi chị về đến tiệm thì cảnh sát và xe cứu thương đến làm việc, lấy lời khai, “Có khoảng 4, 5 người khách còn lại trong tiệm lúc đó chịu làm nhân chứng. Có người đã chụp hình cũng như bảng số xe của đám người kia đưa cho cảnh sát.”

    Chị Candy cho biết chị đã làm ở tiệm này hơn 10 năm trước khi làm chủ khoảng 8 tháng nay, nhưng đây là lần đầu tiên chị chứng kiến cảnh khách giựt tiền hành xử hung tợn như thế.

    Cô gái ngồi bìa phải là một trong hai người đánh chủ tiệm nail trong xe. Hình: Chủ tiệm cung cấp)

    “Đây là khu mua sắm lớn, có rất nhiều cửa tiệm lớn chứ không phải là nơi vắng vẻ mà họ còn lộng hành như vậy đó,” chị nhận xét.

    Người chủ tiệm nói một cách xúc động, “Ai đi làm nail rồi cũng biết, kiếm được đồng tiền cũng đổ mồ hôi sôi nước mắt, có những lúc mình ngồi làm chân mà khách kiếm chuyện dậm chân xuống bồn là nước văng lên mặt mình… Thế nên khi khách làm mà kiếm chuyện không trả tiền thì ai cũng theo phản xạ tự nhiên mà lên tiếng đòi thôi, chứ không phải lúc đó mình bình tĩnh để tính toán chuyện vài trăm đồng với mạng sống của mình.”

    “Khi rơi vào hoàn cảnh này rồi, thì tôi muốn nhắc các tiệm nên cảnh giác, khi thấy khách có cử chỉ bất thường, kiếm chuyện thì gọi cảnh sát. Khi khách gây sự thì chủ hay thợ trong tiệm nên can ngăn nhau. Đặc biệt khi chủ hay thợ nào chạy theo khách đòi tiền thì những người khác nên giữ họ lại, vì thực ra khi đó họ chỉ làm theo phản xạ tự nhiên, chứ không nghĩ tới nguy hiểm. Đừng kiểu sống chết mặc bay,” chị đưa tay chùi nước mắt.

    Viethome (theo Người Việt)

  • Chàng trai 18 tuổi đã vô cùng choáng váng khi bỗng nhiên tìm thấy 8.9 triệu bảng Anh trong tài khoản ngân hàng của mình nhưng hóa ra mọi chuyện chỉ là do nhầm lẫn.

    Dane Gillespie, 18 tuổi, đã trở thành tỷ phú chỉ sau 1 đêm vì nhận được tờ séc do bà mình gửi qua ngân hàng. Tuy nhiên, sự thật là bà anh chỉ gửi cho cháu tờ séc trị giá 8,900 bảng Anh chứ không phải 8,900,000 bảng Anh như ngân hàng hiển thị trong tài khoản.

    Ngân hàng nhầm lẫn tai hại khiến thanh niên 18 tuổi được dịp lên tiên.

    Cụ thể, bà Dane đã gửi cho cháu 8,900 bảng Anh thông qua ngân hàng Nationwide vào thứ Năm tuần trước và anh cũng nhanh chóng nhận được tiền thông qua chi nhánh Belfast. Nhưng đến sáng hôm sau, Dane hoàn toàn choáng váng khi phát hiện số dư trong tài khoản của mình đã có thêm rất nhiều số 0, biến anh trở thành tỷ phú chỉ sau một đêm.

    "Chúng tôi không thể tin nổi. Con trai tôi nghĩ rằng thằng bé đã trở thành tỷ phú chỉ sau vài giờ. Có 8.9 triệu bảng Anh trong tài khoản của thằng bé vào sáng hôm đó. Thật may con trai đã kể với chúng tôi chứ không tiêu xài ngay tất cả trong tích tắc. Thằng bé mới chỉ 18 tuổi", bà mẹ Caroline chia sẻ với phóng viên tạp chí Belfast Live.

    Caroline cũng nói rằng sau khi khám phá ra điều thần kỳ, Dane đã nói: "Con sẽ đặt hàng một chiếc xe ô tô Porsche".

    Nghe vậy, người mẹ vội vàng ngăn cản: "Hãy bình tĩnh, đó không phải là tiền của chúng ta, chúng ta cần phải sắp xếp lại mọi thứ".

    Mô tả về phản ứng của con trai, Caroline kể:

    "Thằng bé cứ điên cuồng trong vài giờ đồng hồ. Đối với một người 18 tuổi, trở thành triệu phú trong một ngày quả là điều không thể tin nổi.

    Thằng bé chỉ muốn ra ngoài và chi tiêu nhưng nếu làm thế thì cuối cùng bạn vẫn phải tìm cách trả lại. Nó nghĩ rằng tất cả quà sinh nhật của mình đã đến trong một buổi sáng. Điều đó thật điên rồ".

    "Khách hàng đã thanh toán séc tại chi nhánh và không may số tiền bị sai. Mặc dù số tiền được hiển thị trong tài khoản như vậy nhưng rõ ràng phần dư khổng lồ đó không tồn tại", phát ngôn viên của ngân hàng trả lời phỏng vấn của Belfast Live.

    Viethome (theo Dân Trí)