• Ông Boris Johnson cùng vợ Carrie đón con chung thứ ba và là người con thứ 8 của cựu thủ tướng Anh.

    "Chào mừng Frank Alfred Odysseus Johnson đến với thế giới lúc 9h15 ngày 5/7", Carrie Johnson, vợ cựu thủ tướng Anh Boris Johnson, viết trên Instagram hôm nay, đăng kèm ảnh bà đang bế em bé.

    Đây là người con thứ ba của ông Johnson cùng bà Carrie và là người con thứ 8 của cựu thủ tướng Anh. Con trai đầu của hai người là Wilfred, sinh tháng 4/2020 không lâu sau khi cựu thủ tướng Anh phải nhập viện vì Covid-19. Con gái Romy chào đời tháng 12/2021, khi ông Johnson còn đương chức.

    "Tôi yêu những phút con ngủ. Thật tuyệt vời khi được nhìn thấy hai đứa lớn ôm lấy em trai trong niềm vui thích. Chúng tôi đều cảm thấy say mê", bà cho biết.

    boris johnson 1
    Bà Carrie bế Frank Alfred Odysseus Johnson, con chung thứ ba của bà với cựu thủ tướng Boris Johnson. Ảnh: Instagram/carrielbjohnson

    Ông Johnson, 58 tuổi, kết hôn với bà Carrie hồi tháng 5/2021. Đây là cuộc hôn nhân thứ ba của ông. Cựu thủ tướng Anh trước đó có 4 người con trong cuộc hôn nhân thứ hai với Marina Wheeler. Ngoài ra, ông còn có một người con ngoài giá thú.

    Ông Johnson từ chức tháng 7/2022 sau loạt bê bối. Hai vợ chồng sau đó rời dinh thủ tướng ở số 10 phố Downing và được cho là chuyển đến ngôi nhà hơn 400 năm tuổi, 9 phòng ngủ, ở Oxfordshire, tây bắc thủ đô London, hồi tháng 5.

    boris johnson 1
    Frank Alfred Odysseus Johnson trong ảnh được bà Carrie đăng trên Instagram. Ảnh: Instagram/carrielbjohnson

    VnExpress (theo Guardian)

  • Cựu thủ tướng Anh Boris Johnson cùng vợ Carrie sắp đón con chung thứ ba và đây là người con thứ tám của ông.

    Carrie Johnson hôm 19/5 thông báo rằng bà đang mang thai con thứ ba với chồng và sẽ chào đón em bé "trong vài tuần nữa".

    "Tôi cảm thấy có chút mệt mỏi suốt 8 tháng qua, nhưng rất nóng lòng gặp bé cưng này. Wilf rất vui mừng vì lại được làm anh và nhắc không ngừng về chuyện sắp có em. Romy dường như cũng biết mình sắp làm chị", bà Carrie nhắc về con trai ba tuổi và con gái hai tuổi.

    thu tuong boris johnson co con
    Cựu thủ tướng Anh Boris Johnson và vợ Carrie. Ảnh: Telegraph

    Cựu thủ tướng Johnson, 58 tuổi, kết hôn với bà Carrie hồi tháng 5/2021. Đây là cuộc hôn nhân thứ ba của ông. Cựu thủ tướng Anh trước đó có 4 người con trong cuộc hôn nhân thứ hai với Marina Wheeler. Ngoài ra, ông còn có một người con ngoài giá thú.

    Trước khi vợ thông báo sắp đón con thứ ba, truyền thông Anh đưa tin ông Johnson đã mua một căn biệt thự 9 phòng ngủ ở Oxfordshire, trị giá hơn 4,7 triệu USD. Cựu thủ tướng Anh năm 2021 chia sẻ ông làm rất nhiều công việc của người bố, trong đó có việc thay tã cho con.

    Ông Johnson hồi tháng 7/2022 từ chức do đối mặt với hàng loạt bê bối cùng những chỉ trích vì tiệc tùng giữa lúc Anh phong tỏa ngăn Covid-19 năm 2020. Cựu thủ tướng Anh hồi đầu năm nay tuyên bố ông thu nhập 4,8 triệu bảng Anh (hơn 5,9 triệu USD) từ khi rời nhiệm sở, gấp hơn 50 lần mức lương ông nhận được với tư cách nghị sĩ. Số tiền ông kiếm được chủ yếu nhờ viết sách và diễn thuyết.

    VnExpress (theo NDTV)

  • Cảnh sát Hà Lan phát hiện bằng lái giả mang tên cựu thủ tướng Anh Boris Johnson dán ảnh của ông khi điều tra một vụ tai nạn giao thông.

    Phát ngôn viên cảnh sát Hà Lan Thijs Damstra ngày 1/5 cho hay các sĩ quan được triển khai điều tra vụ ôtô đâm vào cột điện gần cầu Emma ở thành phố Groningen, phía bắc Hà Lan, sau nửa đêm 30/4.

    Xe bị bỏ lại tại hiện trường, nhưng cảnh sát sau đó tìm thấy tài xế đang đứng trên cầu Emma. "Người này không tiết lộ danh tính thật và từ chối thổi nồng độ cồn", Damstra nói.

    Cảnh sát quyết định khám xe anh ta và rất ngạc nhiên khi tìm thấy bằng lái xe giả mang tên Boris Johnson. Bằng lái xe này còn có ảnh chân dung và ngày sinh của cựu thủ tướng Anh, được cấp năm 2019 tại Ukraine và có giá trị tới cuối năm 3000.

    bang lai xe gia boris johnson
    Bằng lái xe giả có ảnh, tên tuổi và ngày tháng năm sinh của cựu thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: AFP

    "Theo như tôi biết, ông Boris Johnson thật thời điểm đó không có mặt ở Hà Lan", phát ngôn viên Damstra cho hay.

    Người đàn ông 35 tuổi, quê ở thị trấn nhỏ Zuidhorn, phía tây Groningen, bị cảnh sát bắt ngay sau đó. Danh tính của người này không được tiết lộ.

    Cảnh sát Hà Lan không nói bằng lái xe giả được làm ở đâu nhưng Kysia Hekster, cựu phóng viên Nga, cho hay những loại giấy tờ như vậy có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán đồ du lịch tại Ukraine.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Ý định tái tranh cử của ông Boris Johnson khiến chính trường Anh bị khuấy động những ngày qua đã chấm dứt và giới quan sát cho rằng đây là quyết định đúng đắn để tránh bẽ mặt.

    Trong phiên chất vấn cuối cùng trước Quốc hội vào ngày 20/7, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã sử dụng câu thoại nổi tiếng: “Hasta la vista baby” (tức hẹn gặp lại) - một gợi ý rõ ràng rằng ông sẽ trở lại. Và cơ hội để ông Johnson thực hiện lời hứa này dường như đến sớm hơn dự kiến.

    Ngay sau khi người thay thế ông - bà Liz Truss - tuyên bố từ chức trước áp lực về kế hoạch ngân sách ngắn hạn với những tác động tiêu cực đến thị trường Anh, ông Johnson đã gấp rút lên máy bay trở lại London.

    Theo Times, ông dự định tham gia cuộc đua giành ghế thủ tướng một lần nữa và tin rằng đó là "vì lợi ích quốc gia".

    BBC nhận định nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của ông Johnson sẽ là một bước ngoặt phi thường, ngay cả khi ông từng có những lần trở lại "thần kỳ" trước đây. Trong 140 năm qua, Vương quốc Anh không có nhân vật nào trở lại làm thủ tướng sau khi từ chức.

    Tuy nhiên, sẽ không có bước ngoặt phi thường nào như vậy, cựu Thủ tướng Boris Johnson hôm 23/10 đã thông báo rút khỏi cuộc tranh cử cho vị trí nhà lãnh đạo tiếp theo của Anh và đảng Bảo thủ.

    4 lần trở lại của ông Johnson

    Cựu Thủ tướng Boris Johnson đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử “long trời lở đất” vào năm 2019, nhưng bị chính các nghị sĩ đảng Bảo thủ buộc từ chức sau 3 năm tại vị, với một loạt vụ bê bối.

    Những tháng cuối cùng của ông Johnson tại văn phòng thủ tướng chìm trong các cáo buộc vi phạm quy tắc khi tổ chức tiệc ở Phố Downing trong thời gian phong tỏa vì đại dịch Covid-19.

    Cựu thủ tướng Anh vẫn đang bị điều tra vì cáo buộc nói dối Quốc hội về những lần vi phạm lệnh phong tỏa. Về lý thuyết, điều này có thể khiến ông bị đình chỉ khỏi nghị viện, hoặc thậm chí bị tước bỏ tư cách nghị sĩ. Những người ủng hộ ông Johnson đã bác bỏ cuộc điều tra này là một "cuộc săn phù thủy".

    Trên thực tế, trước đây, ông Johnson từng có 4 lần trở lại đầy bất ngờ trong cả sự nghiệp báo chí và sự nghiệp chính trị.

    Vào năm 1987, ông Boris Johnson bị tờ Times sa thải vì giả mạo trích dẫn, nhưng trở lại làm phóng viên của Daily Telegraph một năm sau đó. Năm 2004, ông bị sa thải với tư cách bộ trưởng trong nội các bóng tối của đảng Bảo thủ (nhóm phản biện với chính phủ đương nhiệm) vì cáo buộc nói dối, nhưng đã trở lại băng ghế đầu sau một năm.

    Đến năm 2016, ông Johnson rút khỏi cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng Anh đầu tiên, sau khi đồng minh thân cận của ông - Michael Gove - tuyên bố tranh cử. Nhưng ông Johnson đã trở lại bất ngờ với tư cách ngoại trưởng sau chiến thắng chung cuộc của cựu Thủ tướng Theresa May.

    Năm 2018, ông rời nội các của bà May để phản đối thỏa thuận Brexit, sau đó chiến thắng cuộc tổng tuyển cử và trở lại làm lãnh đạo đảng vào năm sau.

    Song lần này, ý định trở lại của ông Johnson vấp phải sự phản đối của nhiều quan chức. Lãnh đạo đảng Lao động Sir Keir Starmer nói rằng cựu thủ tướng "không thích hợp đảm nhiệm chức vụ". Bộ trưởng thứ nhất của Scotland Nicola Sturgeon cũng gọi sự trở lại của ông Johnson là một "gợi ý lố bịch".

    Trong khi đó, tác giả Phillip Inman của Guardian nhận định “việc khắc phục tình trạng lộn xộn kinh tế do bà Liz Truss để lại nằm ngoài khả năng của ông Boris Johnson”.

    Vào tháng 1/2020, cựu lãnh đạo Anh đã tận dụng được nhu cầu bị dồn nén và kìm hãm, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp, sau 4 năm không chắc chắn về mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu. Nước Anh khi đó cũng có nguồn vốn dồi dào để cải thiện dịch vụ công.

    Những yếu tố này giúp ông Johnson đạt đến thời kỳ đỉnh cao trong 3 năm giữ chức vụ thủ tướng, trước khi đại dịch Covid-19 ập đến.

    Tuy nhiên, bất cứ ai lên nắm quyền ở Phố Downing vào tuần tới sẽ phải đối mặt với một triển vọng kinh tế rất khác.

    Kế hoạch ngân sách ngắn hạn của bà Truss đã gây ra một tình huống khó khăn, và càng nhiều thách thức hơn khi nước Anh vừa thoát khỏi đại dịch Covid-19, vừa đối phó với hậu quả từ Brexit và chiến sự ở Ukraine.

    Cả châu Âu đều phải đối mặt với những thách thức tương tự, nhưng không một nền kinh tế lớn nào - không phải Pháp, Italy, Đức hay Tây Ban Nha - chọn “đổ thêm dầu vào lửa” theo cách mà bà Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng đã làm, theo ông Inman.

    Đó là lý do thị trường tỏ ra lo ngại. Vào tối 21/10, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s đã đặt Vương quốc Anh vào tình trạng tiêu cực và cảnh báo các nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa nước Anh sẽ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay đến khi tình hình kinh tế và chính trị được cải thiện.

    Ngay cả khi ông Johnson chôn vùi tham vọng khởi động lại các kế hoạch chi tiêu từ năm 2019 và đầu năm 2020, tác giả Inman nhận định ông Johnson rõ ràng vẫn thiếu kỹ năng thực hiện chính sách.

    Ông Inman dự đoán chi phí đi vay, chi phí thế chấp và lạm phát cao trong năm 2023 sẽ tạo nên một tình huống vượt quá khả năng của ông Johnson.

    "Vòng xoáy tử thần"

    Trong khi đó, viễn cảnh ông Johnson trở lại Phố Downing đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số đảng viên Bảo thủ. Cựu lãnh đạo Lord Hague cảnh báo nó có thể khiến đảng này rơi vào "vòng xoáy tử thần".

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Jesse Norman cũng nói rằng ông Johnson trở lại làm thủ tướng sẽ là một "quyết định hoàn toàn thảm khốc", trong khi nghị sĩ đảng Bảo thủ Sir Roger Gale cho biết ông sẽ rời khỏi đảng nếu ông Johnson tái đắc cử, theo BBC.

    Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Johnson, bao gồm các thành viên nội các Jacob Rees-Mogg, Anne-Marie Trevelyan, và cựu Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel, nói rằng ông là ứng cử viên duy nhất nhận được sự ủng hộ của công chúng sau khi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019.

    Và họ tin rằng đảng này cũng có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo, bất chấp các cuộc thăm dò hiện tại cho thấy đảng Lao động đang dẫn đầu.

    Vào tối 22/10, đội ngũ của ông Johnson tuyên bố ông có đủ sự ủng hộ từ 100 nghị sĩ để tham gia cuộc đua, mặc dù chỉ có 55 người ủng hộ công khai.

    Ông Johnson cũng đã công bố một bức ảnh cho thấy ông đang vận động một nghị sĩ.

    Trong khi đó, các nguồn tin cho rằng một nhóm nghị sĩ cứng rắn phản đối sự trở lại của ông Johnson sẽ từ chức nếu ông tái đắc cử. Các nghị sĩ khác cho biết ông Johnson sẽ phải chật vật để thông qua bất kỳ luật nào tại Quốc hội với sự phản đối hiện nay.

    “Đó sẽ là dấu chấm hết cho tôi. Tôi biết những người khác cũng cảm thấy như vậy. Đảng đã bỏ chúng tôi lại phía sau. Nếu ông Johnson quay trở lại, tôi sẽ không thể tiếp tục được nữa”, một cựu bộ trưởng nói.

    Trong tuyên bố rút khỏi cuộc đua đưa ra hôm 23/10, ông Johnson cho biết ông tin mình có khả năng chiến thắng trong cuộc tranh cử thay thế bà Truss, nhưng nói rằng: "Tôi rất buồn khi đi đến kết luận rằng điều này đơn giản không phải là điều đúng đắn cần làm", New York Times đưa tin.

    Ông Johnson thừa nhận bản thân không tin mình có thể điều hành hiệu quả mà không có sự thống nhất của đảng trong quốc hội.

    Theo Zing

  • Cựu thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 22/10 đã quay trở về Anh trong bối cảnh chính trị gia này xem xét khả năng tranh cử thủ tướng thêm một nhiệm kỳ, Reuters đưa tin.

    ung ho boris
    Cựu thủ tướng Anh Boris Johnson vẫy chào các phóng viên tại sân bay Gatwick ngày 22/10. Ảnh: Reuters

    Các phóng viên ảnh của một loạt hãng truyền thông tại Anh đã bắt gặp ông Johnson vào sáng 22/10 (giờ địa phương) tại sân bay Gatwick, phía nam thủ đô London. Ông vẫy tay với các nhà báo trước khi lái xe rời sân bay.

    Sky News cho biết ông Johnson đã bị một số hành khách la ó phản đối trên máy bay.

    Khi Thủ tướng Anh Liz Truss tuyên bố từ chức hôm 20/10, ông Johnson đang trong kỳ nghỉ cùng gia đình tại vùng biển Caribe.

    Dù chưa chính thức thông báo ý định ra tranh cử, ông Johnson được cho đã tích cực vận động các nghị sĩ đảng Bảo thủ để có đủ 100 chữ ký ủng hộ - điều kiện để một cá nhân tham gia cuộc đua.

    Nghị sĩ James Duddridge, người được coi là đồng minh thân thiết của ông Johnson, thông báo trên Twitter rằng số người ủng hộ vị cựu thủ tướng đã vượt quá con số 100.

    Một nguồn tin thân cận với ông Johnson cũng xác nhận thông tin này với giới truyền thông Anh, Reuters đưa tin. Người này cho biết ông Johnson “có thể” sẽ ra tranh cử.

    Cùng với ông Johnson, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak và Lãnh đạo Hạ viện Anh Penny Mordaunt - hai “bại tướng” của bà Truss trong cuộc bầu cử vừa qua - cũng được coi là các ứng viên hàng đầu lúc này.

    Ông Sunak đã được 108 nghị sĩ ủng hộ, trong khi bà Mordaunt có 23 chữ ký. Hạn chót để các ứng viên tìm kiếm sự ủng hộ là 14h ngày 24/10.

    Giống như ông Johnson, ông Sunak chưa chính thức thông báo ý định tranh cử.

    Vị cựu bộ trưởng Tài chính được cho là một trong những tác nhân lớn nhất khiến ông Johnson phải ra đi hồi tháng 7, khi ông cùng Bộ trưởng Y tế Sajid Javid từ chức, kéo theo hành động tương tự từ hàng chục quan chức cấp cao.

    Ông là người được đa số nghị sĩ đảng Bảo thủ lựa chọn làm người kế nhiệm ông Johnson, nhưng thất bại trước bà Truss trong vòng bỏ phiếu cuối cùng của toàn đảng Bảo thủ.

    Trong khi đó, bà Mordaunt đã thông báo ý định tranh cử từ ngày 21/10. “Tôi sẽ tranh cử vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ - cũng như vị trí thủ tướng của các bạn - để đoàn kết đất nước, thực hiện lời hứa và chiến thắng cuộc tổng tuyển cử tới”, bà viết trên Twitter.

    Theo Zing

  • Gần một nửa số người được khảo sát cho rằng ông Boris Johnson không làm tốt nhiệm vụ thủ tướng, thua hẳn hai người tiền nhiệm Theresa May và David Cameron.

    Trong bảng khảo sát đánh giá hiệu suất công việc của các đời thủ tướng Anh kể từ năm 1945 của Ipsos, khoảng 49% chọn ý kiến ông Boris Johnson có khoảng thời gian làm việc kém hiệu quả tại Phố Downing, dpa đưa tin.

    Trong khi đó, hai người tiền nhiệm của ông là bà Theresa May và ông David Cameron lần lượt nhận về 41% và 38% lượt đánh giá. Xét theo đánh giá này, ông Johnson trở thành nhà lãnh đạo Anh có hiệu suất làm việc kém nhất trong các đời thủ tướng thời hậu chiến.

    boris johnson bi danh gia thap
    Gần một nửa số người khảo sát cho rằng Thủ tướng Johnson có hiệu suất làm việc tệ trong khoảng thời gian cầm quyền. Ảnh: Reuters

    Tuy nhiên, khoảng 33% trong số 1.100 người được khảo sát đánh giá lạc quan về hiệu suất của ông Johnson. Điều đó giúp ông đứng thứ 4 trong danh sách nhóm thể hiện tốt, sau ông Winston Churchill (62%), bà Margaret Thatcher (43%) và ông Tony Blair (36%).

    “Ông Boris Johnson sẽ hài lòng khi đứng thứ 4 trong danh sách này, nhưng cũng không thể vui khi đứng đầu danh sách người có hiệu suất làm việc ít hiệu quả”, Keiran Pedley - Giám đốc nghiên cứu chính trị tại Ipsos - nhận xét.

    Sau một loạt bê bối, hàng chục nhà lập pháp của đảng Bảo thủ cho biết họ mất niềm tin vào ông Johnson, buộc ông phải từ chức thủ tướng sau 3 năm đảm nhiệm.

    Thủ tướng Anh sẽ rời văn phòng vào ngày 6/9, một ngày sau khi các đảng viên Bảo thủ chọn người thay thế. Ông Johnson vẫn là nghị sĩ Quốc hội đại diện cho Uxbridge và South Ruislip.

    Theo Zing

  • Mirror đưa tin hôm 7/8, Thủ tướng Boris Johnson đang rao bán một căn nhà ở London với giá 1.6 triệu bảng Anh.

    Theo đó, người đứng đầu chính phủ Anh rao bán một căn nhà phố 3 tầng với 4 phòng ngủ, mà ông đã mua vào năm 2019 sau khi nhậm chức. Khi đó, giá của căn nhà là 1.2 triệu bảng Anh.

    Được biết, ông Johnson chưa bao giờ sống trong đó, vì ông đã ở dinh thự chính thức dành cho các thủ tướng. Đồng thời, theo các nguồn tin, ông cũng định cho thuê căn nhà với giá 4.000 bảng Anh một tháng, nhưng chưa bao giờ thực hiện được kế hoạch.

    boris johnson ban nha
    Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: Reuters)

    Hôm 2/8, ông Johnson được cho đã đi nghỉ nhiều tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng. Ông nghỉ ngơi một tuần, đồng thời tiếp tục đảm đương công việc điều hành đất nước.

    Trước đó, ông Johnson và vợ Carrie đã tổ chức đám cưới lần thứ hai. Lần này sự kiện được tổ chức tại Costwolds, trong khuôn viên dinh thự của một trong những nhà tài trợ của đảng Bảo thủ, Lord Anthony Bamford.

    Ông Johnson tuyên bố từ chức thủ tướng Anh vào hôm 7/7 trong bối cảnh xảy ra nhiều vụ bê bối và việc sa thải hàng loạt các bộ trưởng khỏi nội các. Ông Johnson sẽ tiếp tục vai trò lãnh đạo Chính phủ Anh cho đến khi đảng Bảo thủ cầm quyền bầu lãnh đạo mới.

    Sự lãnh đạo của ông Johnson đã sa lầy vào các tranh cãi vài tháng qua. Ông bị cảnh sát phạt vì vi phạm các biện pháp hạn chế trong thời gian dịch Covid-19.

    Trong tranh cãi mới nhất, ông Johnson đã phải xin lỗi vì bổ nhiệm một nhà lập pháp vào một vị trí quan trọng trong đảng Bảo thủ, ngay cả sau khi được thông báo rằng chính trị gia này là đối tượng bị khiếu nại về hành vi sai trái tình dục.

    Đồng thời, ông Johnson buộc phải từ chức sau khi các bộ trưởng và các nhà lập pháp trong đảng Bảo thủ từ chức hoặc rút lại sự ủng hộ dành cho ông.

    Theo truyền thông Anh, cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Ngoại trưởng Liz Truss đã trở thành hai ứng cử viên cuối cùng được các nghị sĩ đảng Bảo thủ lựa chọn trong cuộc đua tìm người kế nhiệm ông Johnson.

    Sau vòng bỏ phiếu cuối cùng của các nghị sĩ, giờ đây các đảng viên đảng Bảo thủ sẽ đưa ra quyết định lựa chọn người đứng đầu đảng cầm quyền bằng lá phiếu bầu qua đường bưu điện trong mùa Hè này. Cuộc bỏ phiếu trên toàn đảng sẽ kết thúc vào ngày 2/9 và tên người giành chiến thắng sẽ được công bố vào ngày 5/9.

    Ông Sunak và bà Truss sẽ thực hiện các chiến dịch vận động tranh cử trong toàn đảng trên cả nước trước khi 160.000 đảng viên đảng Bảo thủ đưa ra quyết định.

    Theo Infonet

  • Hàng ngàn người Ukraine đã kêu gọi cấp quốc tịch cho Thủ tướng Anh Boris Johnson và mời ông làm thủ tướng mới của Ukraine.

    Mặc dù không còn được người dân trong nước chấp nhận và cuối cùng buộc phải tuyên bố từ chức sau khi hàng chục bộ trưởng rời đi vào đầu tháng 7, ông Boris Johnson vẫn là một nhân vật được yêu thích ở Kiev vì đã lên tiếng ủng hộ Ukraine khi nước này chống lại cuộc chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Nhiều người Ukraine trìu mến gọi ông là "Johnsoniuk". 

    thu tuong ukraine
    Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đi dạo tại Quảng trường Mykhailivska, ở Kiev, Ukraine ngày 17/6/2022. Ảnh: Reuters

    Bản kiến nghị gửi tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liệt kê những điểm mạnh của ông Johnson, chẳng hạn như "sự ủng hộ trên toàn thế giới đối với Boris Johnson, lập trường rõ ràng chống lại cuộc tấn công quân sự vào Ukraine, cũng như sự khôn ngoan trong các lĩnh vực chính trị, tài chính và pháp lý".

    Tuy nhiên, bản kiến nghị thừa nhận một mặt tiêu cực của việc bổ nhiệm như vậy, đó chính là động thái này sẽ thiếu đi sự tuân thủ hiến pháp của Ukraine.

    Chỉ vài giờ sau khi bản kiến nghị được đưa ra vào hôm 26/7, ông Johnson đã trao tặng Tổng thống Volodymyr Zelensky giải thưởng Lãnh đạo Sir Winston Churchill. Văn phòng Phố Downing mô tả ông Zelensky sở hữu "lòng dũng cảm, tinh thần cứng rắn và phẩm giá đáng kinh ngạc" khi đối mặt với chiến dịch của Nga.

    Ông Zelensky không đề cập đến kiến nghị mới khi nhận giải thưởng, nhưng ông sẽ có nghĩa vụ chính thức trả lời nếu đơn nhận được 25.000 chữ ký.

    Nhận giải thưởng qua hình thức trực tuyến từ Kiev, ông Zelensky khen ngợi ông Johnson "không từ bỏ đấu tranh" khi tình hình trở nên khó khăn.

    Theo Dân Việt

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với đội ngũ trợ lý rằng ông tin bản thân sẽ trở lại nắm quyền trong vòng 1 năm.

    Đây là thông tin do Tim Montgomerie - người từng làm trợ lý cho Thủ tướng Johnson - đăng trên Twitter. Báo The Daily Telegraph cũng đưa tin nội bộ đảng Bảo thủ đang tranh cãi về một bản kiến nghị kêu gọi bổ sung Thủ tướng Johnson vào danh sách bầu chọn lãnh đạo đảng sắp tới.

    Thủ tướng Johnson dường như đang học theo cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – nhân vật vẫn nắm giữ ảnh hưởng nổi bật trong đảng Cộng hòa sau khi rời nhiệm sở, nhiều lần ám chỉ sẽ tranh cử lần nữa vào năm 2024.

    boris johnson quay lai
    Thủ tướng Anh Boris Johnson ấp ủ tham vọng quay lại nắm quyền - Ảnh: The Telegraph

    Thủ tướng Johnson trước đây từng được so sánh với cựu Tổng thống Trump, và dường như hiện vẫn có nhiều người ủng hộ ông giành lại vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ lẫn ghế Thủ tướng.

    Nhóm Conservative Post đã viết bản kiến nghị kêu gọi bổ sung Thủ tướng Johnson vào danh sách bầu chọn lãnh đạo đảng. Bản kiến nghị đến nay thu thập được chữ ký của hơn 8.000 đảng viên.

    Nghị sĩ đảng Bảo thủ Michael Fabricant tuyên bố: “Nếu Johnson vẫn còn khát vọng tiếp tục mặc dù bị các Bộ trưởng phản bội, thì tôi sẽ ủng hộ”.

    Không có rào cản pháp lý nào ngăn cản Thủ tướng Johnson quay lại. Chính trị gia Harold Wilson từng giữ Thủ tướng Anh hai nhiệm kỳ cách nhau (1964-1970 và 1974-1976) nhưng ông vẫn là người lãnh đạo đảng Lao động xuyên suốt khoảng thời gian này.

    Khoảng 150.000 - 175.000 đảng viên Bảo thủ chuẩn bị bầu chọn một trong hai nhân vật là Ngoại trưởng Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak vào vị trí lãnh đạo đảng. Dự kiến ngày 5.9 sẽ có kết quả.

    Trong thời gian chờ đợi, ông Johnson vẫn giữ chức Thủ tướng. Thông tin về tham vọng quay lại của ông có thể ảnh hưởng đến cuộc đua chọn ra người kế nhiệm.

    Nghị sĩ Steve Baker - ủng hộ Ngoại trưởng Truss - lại cảnh báo nếu chiến dịch đưa Thủ tướng Johnson quay lại thành công và ông tiếp tục giữ ghế lãnh đạo, chính phủ Anh sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn “kiểu Trump”.

    Thủ tướng Johnson chấp nhận từ chức vào đầu tháng 7 sau khi vướng phải hàng loạt bê bối. Hàng loạt quan chức cấp cao từ chức để tỏ ý phản đối khiến ông không thể nắm quyền được nữa.

    Theo Motthegioi

  • Sau khi Thủ tướng Anh từ chức, trang Politico đã đăng bài viết của nhà báo nổi tiếng Mỹ Nahal Toosi về cái lợi cho Tổng thống Mỹ khi ông Johnson - bản sao của Donald Trump rút lui.

    washington mung ro

    Việc Johnson từ chức thủ tướng Anh hôm thứ Năm là một cú sốc đối với liên minh Washington-London, chưa kể đến quan hệ đối tác phương Tây ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Nhà lãnh đạo Anh tóc xù hay tính toán, một người có tham vọng to lớn, đã tuyên bố rằng ông sẽ từ chức sau một loạt các vụ bê bối khiến hầu hết các đồng minh trong đảng Bảo thủ từ bỏ ông, mặc dù ông hy vọng sẽ tiếp tục làm thủ tướng cho đến khi có người thay thế được chọn.

    Bề ngoài, các quan chức Mỹ đang tỏ ra bình thản cả khi việc từ chức đã khiến Vương quốc Anh lo lắng.

    Charles Kupchan, một cựu quan chức cấp cao của Mỹ người phụ trách các vấn đề châu Âu chỉ ra: “Johnson đã lẩn quẩn từ cuộc khủng hoảng chính trị này sang cuộc khủng hoảng chính trị khác. Washington có thể sử dụng một bàn tay vững chắc hơn ở London để giúp định hướng cộng đồng xuyên Đại Tây Dương trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xung đột với Ukraine, xuất hiện sự cạnh tranh với Trung Quốc và mức độ lạm phát cao và sự bất ổn về kinh tế”.

    Các tổng thống Mỹ có xu hướng tránh can thiệp vào chính trị nội bộ của các đồng minh và chính quyền Biden phần lớn tránh bình luận trực tiếp về hiểm họa chính trị đã nhấn chìm Johnson trong những ngày gần đây. Trên thực tế, trong một tuyên bố đưa ra ngay sau thông báo của Johnson hôm thứ năm, Biden đã không đề cập trực tiếp đến người đồng nghiệp sắp mãn nhiệm.

    Ông Biden nói: “Tôi mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ Vương quốc Anh, cũng như các đồng minh và đối tác của chúng tôi trên toàn thế giới, về một loạt các ưu tiên quan trọng. Điều đó bao gồm việc duy trì một cách tiếp cận mạnh mẽ và đoàn kết để hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tự bảo vệ mình trước cuộc chiến khốc liệt của (Tổng thống Nga Vladimir) Putin đối với nền dân chủ của họ và buộc Nga phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình”.

    Ngay cả khi Mỹ tỏ ra tò mò hơn về sự hỗn loạn chính trị nội bộ của Anh, Johnson cũng khó có thể tìm thấy nhiều sự an ủi từ Biden.

    Hai người đàn ông trong quá khứ có sự khác biệt về cả phong cách và bản chất, và một số định kiến đã có từ rất lâu trước khi Biden làm tổng thống.

    Quý ngài người Anh được đào tạo tại Oxford từng đặt câu hỏi liệu cựu Tổng thống Barack Obama, sếp một thời của Biden, có khuynh hướng không thích quá khứ đế quốc của Anh vì một phần gốc gác người Kenya. Ông cũng ví cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton như một “y tá tàn bạo trong bệnh viện tâm thần”.

    Và tất nhiên, Johnson đã thân với Trump, người ủng hộ chiến dịch  của ông nhằm rút Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Trên thực tế, Biden mô tả Johnson là "một bản sao về thể xác và tâm hồn" của Trump, người mà trong nhiệm kỳ thất thường và đầy tai tiếng ở Nhà Trắng cũng không làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Mỹ và Vương quốc Anh.

    Ý tưởng về Brexit chưa bao giờ phổ biến trong giới Biden, và hậu quả từ cuộc chia tay đó đã dẫn đến căng thẳng kéo dài giữa Biden và Johnson về tác động đối với Bắc Ireland và thỏa thuận Good Friday vốn đã duy trì hòa bình ở đó. Sau Brexit, Anh cũng đã không thuyết phục được nhóm Biden cấp cho mình một thỏa thuận thương mại song phương. Đó là một sự thất vọng sâu sắc đối với một chính phủ ở London vốn cần Mỹ hơn bao giờ hết một khi họ đã rời EU.

    Johnson, trong khi đó, dè dặt với Biden về việc rút quân vội vàng khỏi Afghanistan và cuối cùng là chết chóc của Mỹ.

    Tuy nhiên, Biden và Johnson đã cố gắng hợp tác trên các mặt trận khác, không ít trong số đó là tập hợp sự ủng hộ ở châu Âu và hơn thế nữa cho Ukraine khi nước này  chiến đấu chống lại cuộc tấn công khốc liệt. Biden cũng đưa Vương quốc Anh tham gia một hiệp ước quốc phòng với Úc, khiến “đồng minh lâu đời nhất” của Mỹ là Pháp tức giận. Hai nhà lãnh đạo cũng có cùng quan điểm về tầm quan trọng của việc chống lại biến đổi khí hậu.

    Các cựu quan chức và nhà phân tích nói rằng tác động trước mắt hoặc thậm chí lâu dài của việc Johnson ra đi đối với mối quan hệ giữa chính phủ Mỹ và Anh sẽ là rất nhỏ. Hệ thống, chủ yếu được điều hành bởi các công chức, được thiết kế để được bảo đảm ổn định trước những cú sốc chính trị như vậy. Điều đó đặc biệt đúng với hợp tác quân sự và tình báo, nơi hai nước gần gũi một cách bất thường.

    Biden và Johnson đều “dễ thương” và “hòa thuận” khi họ gặp nhau, một người quen thuộc với mối quan hệ này cho biết.

    Người này lưu ý rằng cả hai lãnh đạo đều đánh giá cao lịch sử và họ phần nào gắn bó khi cùng nhau lần xem bản sao của Hiến chương Đại Tây Dương. Điều lệ năm 1941, được ban hành bởi Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill lúc bấy giờ, đã đặt ra một tầm nhìn cho thế giới sau chiến tranh. Biden và Johnson đã ký một phiên bản thế kỷ 21 của hiến chương bao gồm các chủ đề như biến đổi khí hậu.

    Các lĩnh vực chính sách khác tỏ ra chia rẽ hơn.

    Heather Conley, chủ tịch Quỹ Marshall của Mỹ cho biết: “Thật khó để không thích ông Johnson vui tính và hay khoe khoang, nhưng Tổng thống Biden chắc chắn không ủng hộ bất kỳ nỗ lực nào gây nguy hiểm cho Thỏa thuận Good Friday hoặc chấp thuận thương hiệu chủ nghĩa dân túy của Johnson”.

    Johnson - người lớn lên trong giới thượng lưu của Anh - đã chèo lái làn sóng dân túy đó vào vị trí lãnh đạo có liên quan đến Brexit. Các vụ bê bối khác nhau của ông ta bao gồm việc cho phép nhân viên tổ chức tiệc bất chấp các hạn chế của COVID-19 và gần đây là câu hỏi về thời điểm và mức độ ông ta nắm bắt được các cáo buộc liên quan đến một phụ tá có hành vi tình dục sai trái.

    Đảng Bảo thủ của Anh nhìn chung ôn hòa hơn đảng Cộng hòa của Mỹ, kể cả về các chủ đề như biến đổi khí hậu hoặc phá thai. Nhưng khi hạ bệ Johnson, đảng Bảo thủ cũng cho thấy họ ít khoan nhượng với các vụ bê bối liên quan tới lãnh đạo hơn so với đảng Cộng hòa, những người phần lớn đứng về phía Trump bất chấp hai lần luận tội và xung đột khác.

    Ít ai ngờ rằng nước Anh dưới thời một thủ tướng khác - có khả năng là một trong những đồng nghiệp của Johnson tại đảng Bảo thủ - lại thôi ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là sự hỗ trợ đó sẽ mãnh liệt như thế nào. Xét cho cùng, Johnson có thể nhận thấy vấn đề Ukraine là một sự phân tâm hữu ích khỏi các vấn đề trong nước của ông.

    David Kramer, một cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Ai tiếp bước theo có thể có những ưu tiên khác và chịu những phiền toái trong nước. Tôi hy vọng sẽ có sự liên tục khi đối phó với mối đe dọa từ Nga".

    Một nhà lãnh đạo bên ngoài bày tỏ "nỗi buồn" trước sự ra đi của Johnson là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

    Theo nội dung cuộc gọi của ông với Johnson được đăng hôm thứ năm, Zelensky cho biết: “Chúng tôi không nghi ngờ gì rằng sự ủng hộ của Vương quốc Anh sẽ được duy trì. Nhưng khả năng lãnh đạo và sức hút của cá nhân ngài đã khiến nó trở nên đặc biệt”.

    Theo Motthegioi

  • Vấp phải sự phản đối gay gắt từ các thành viên trong chính phủ, Thủ tướng Anh Boris Johnson quyết định dừng bước, khép lại gần 3 năm cầm quyền với hàng loạt vụ việc gây tranh cãi.

    chuyen giao quyen luc chinh truong anh 1

    Mở đầu bài phát biểu trước Văn phòng Thủ tướng ở số 10 phố Downing, London, ông Boris Johnson (58 tuổi), nói "xin chào" một cách vui vẻ.

    "Rõ ràng ý nguyện của đảng Bảo thủ là cần phải có một lãnh đạo mới trong đảng, do đó sẽ có thủ tướng mới", ông cho biết. "Thời gian bầu lãnh đạo mới của đảng sẽ được công bố vào tuần tới".

    Hôm 7/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, sau khi hơn 50 quan chức nội các rời đi. Dù vậy, ông vẫn sẽ giữ cương vị thủ tướng Anh cho đến khi đảng Bảo thủ tìm được người kế nhiệm.

    Quyết định của ông Johnson được đưa ra sau 48 giờ đầy biến động trên chính trường Anh, bắt đầu vào tối 5/7 với bức thư từ chức của Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid.

    Việc từ chức đột ngột kết thúc một nhiệm kỳ đầy giông bão của ông Johnson, mở đầu với chiến thắng chấn động trong cuộc bầu cử cách đây ba năm và thành công khi tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Nhưng những điều đó đã sụp đổ dưới sức nặng của một loạt vụ bê bối, New York Times đánh giá.

    Keir Starmer, người đứng đầu đảng Lao động đối lập, cho biết đây là "tin tốt cho đất nước khi ông Boris Johnson từ chức", nhưng nói thêm: "Điều này đáng lẽ đã xảy ra từ lâu".

    chuyen giao quyen luc chinh truong anh 1
    Người biểu tình phản đối Thủ tướng Anh Boris Johnson tại London. Ảnh: Reuters.

    Sóng gió ập đến chính trường Anh

    Thủ tướng Anh đã phải hứng chịu đòn giáng mạnh mẽ về chính trị, khi bị hàng loạt nhà lập pháp trong đảng của mình quay lưng chỉ trong thời gian ngắn.

    Hôm 5/7, hai bộ trưởng quan trọng nhất của nội các - Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid - đã tuyên bố từ chức, mở màn cho cuộc khủng hoảng chính trị mới nhất của nước Anh.

    “Tôi trung thành phụng sự ông (Johnson) như một người bạn, nhưng tất cả chúng ta trước hết đều phụng sự đất nước. Khi phải lựa chọn giữa những sự trung thành đó, chỉ có thể có một câu trả lời”, ông Sajid Javid nói.

    Kể từ cuối năm 2021, ông Johnson đã phải vật lộn với một loạt báo cáo về việc tổ chức tiệc ở phố Downing trong thời gian Anh phong tỏa phòng dịch Covid-19.

    Làn sóng chỉ trích nhà lãnh đạo Anh tiếp tục lên đến đỉnh điểm sau khi ông thăng chức cho nhà lập pháp đảng Bảo thủ Chris Pincher, người đã có hành vi say xỉn và quấy rối hai người đàn ông khác tại một club ở London.

    Đến ngày 5/7, phố Downing thừa nhận ông Johnson đã được báo cáo về những cáo buộc này - điều mà ông từng nói dối rằng bản thân không biết.

    Sự ủng hộ dành cho ông Johnson đã nhanh chóng biến mất trong những giờ phút biến động nhất của lịch sử chính trị Anh.

    Ngay khi phiên chất vấn thủ tướng diễn ra vào ngày 6/7, một phái đoàn, gồm “những người đàn ông mặc vest xám”, đã đứng chờ trước căn nhà số 10 phố Downing để nói với ông Johnson rằng mọi thứ đã kết thúc.

    Chưa đầy hai ngày sau khi được thủ tướng bổ nhiệm, Bộ trưởng Tài chính Nadhim Zahawi cũng kêu gọi ông Johnson từ chức ngay.

    chuyen giao quyen luc chinh truong anh 1
    Tân Bộ trưởng Tài chính Anh Nadhim Zahawi tại số 10 phố Downing, ở London. Ảnh: Reuters.

    Priti Patel - Bộ trưởng Nội vụ Anh - nói rằng đã đến lúc ông Johnson phải rời đi. Trong khi đó Grant Shapps - Bộ trưởng Giao thông Anh - cảnh báo thủ tướng đang mất dần sự ủng hộ và có nguy cơ thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm thứ hai.

    Ban đầu, nguồn tin của Guardian cho biết ông Johnson vẫn “ngang ngạnh" khẳng định không từ chức.

    “Ông ấy nói rằng: ‘Chỉ hai năm trước, hàng triệu người đã bỏ phiếu cho tôi, vì vậy, tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Tôi không thể chỉ kết thúc như vậy’", nguồn tin cho biết.

    Các nguồn tin khác cũng cho hay không ai có thể làm gì để thuyết phục ông Johnson. Bộ trưởng Gove từng chia sẻ thẳng thắn với thủ tướng Anh rằng đảng Bảo thủ đã mất niềm tin vào ông.

    Ông thúc giục ông Johnson tự mình từ chức. Với giọng điệu nghiêm trọng, bộ trưởng Anh cam kết thêm rằng ông sẽ không đứng ở vị trí đối lập với nhà lãnh đạo và không tham gia bất cứ chiến dịch chính trị nào.

    Thế nhưng, không chấp nhận lời khuyên này, Thủ tướng Johnson đã giáng cho ông Gove “quả bom hạt nhân". Ngay tối hôm đó, Bộ trưởng Michael Gove bị sa thải.

    Trong bối cảnh như vậy, đối với ông Hart, người đã từ chức một giờ sau đó, mọi thứ là quá đủ. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xứ Wales nói thêm rằng ông từng “hy vọng" mình sẽ không phải viết lá đơn này.

    Phiên điều trần kỳ lạ

    Hôm 6/7, các chính trị gia - nhiều người giờ chỉ còn là cựu bộ trưởng - cho biết họ rất kinh ngạc khi ông Johnson vẫn tiến hành phiên điều trần.

    Vào thời điểm bước vào phiên điều trần, ông Johnson đã nhận được thông báo mới từ 11 nghị sĩ nói rằng họ không thể ủng hộ ông. Hai người nữa đã từ chức trong khi thủ tướng Anh đứng phát biểu trong phòng.

    Thế nhưng, mặc kệ những câu hỏi đặt ra về việc liệu nhiệm kỳ thủ tướng có kết thúc vào cuối phiên điều trần hay không, ông Johnson vẫn tiếp tục thảo luận về Ukraine và chi phí sinh hoạt.

    “Điều này thật kỳ cục”, một thành viên ủy ban nhắn tin từ phòng họp. "Ai quan tâm những gì ông ấy nghĩ về điều này".

    chuyen giao quyen luc chinh truong anh 1
    Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trong phiên điều trần tại Hạ viện ngày 6/7. Ảnh: Reuters.

    Ông Johnson đã tỏ ra điềm đạm và mỉm cười khi nói chuyện với các nghị sĩ có khuôn mặt như tiền, nhưng ông dường như cũng lo lắng, và có phần “chao đảo" khi trả lời câu hỏi của họ.

    Chủ tịch Ủy ban Giao thông Quốc hội Huw Merriman đã gửi thư bất tín nhiệm đến thủ tướng ngay khi ngồi đối diện với ông trong phòng.

    Không chỉ vậy, khi thủ tướng Anh đưa ra những câu trả lời “thách thức", các nghị sĩ đảng Bảo thủ trong ủy ban đã lắc đầu, truyền ghi chú và cho nhau xem màn hình điện thoại khi đơn từ chức liên tục được gửi đến.

    Nghị sĩ Tobias Ellwood cho biết đó là "thời điểm kỳ lạ nhất trong sự nghiệp chính trị” của ông.

    Ngay sau bài phát biểu của cựu Bộ trưởng Y tế Sajid Javid, hàng loạt nghị sĩ thậm chí đã hô to “Tạm biệt, Boris!”, trực tiếp ngắt lời của người chủ trì phiên họp của hạ viện chất vấn thủ tướng.

    Câu hỏi về người kế nhiệm

    Đến sáng 7/7, hàng loạt đơn từ chức vẫn tiếp tục đổ về, chính phủ Anh phải đối mặt với nguy cơ tê liệt và không có ai sẵn sàng tiếp nhận các vị trí trống.

    "Mọi thứ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn: đối với ông, đối với đảng Bảo thủ và quan trọng nhất là với cả nước", ông Zahawi viết trong một bức thư đăng trên Twitter. “Thủ tướng, trong thâm tâm ông biết điều đúng đắn cần làm là gì và hãy rời đi ngay bây giờ”.

    Trước sức ép ngày càng lớn, cuối cùng ông Johnson đã thỏa hiệp. Với việc ông sẵn sàng từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, tâm điểm chú ý hiện nay tập trung vào người sẽ kế nhiệm vị trí này.

    Ít nhất hai chính trị gia - Bộ trưởng Tư pháp Anh và xứ Wales Suella Braverman và cựu Bộ trưởng Brexit Steve Baker - đã bày tỏ ý định tranh cử chức vụ này.

    “Có nhiều người khẩn nài tôi ứng cử, nên tôi đã nghĩ về việc này một cách nghiêm túc”, ông Baker nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 6/7 với Guardian.

    Trong khi đó, Telegraph đánh giá ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ vào thời điểm này là cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak - chính trị gia thường được coi là “người kế vị tự nhiên” của ông Johnson.

    Các chính trị gia tiềm năng khác bao gồm ông Javid, Ngoại trưởng Liz Truss, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace, cựu Bộ trưởng Y tế Jeremy Hunt, tân Bộ trưởng Tài chính Nadhim Zahawi hay Phó thủ tướng Dominic Raab.

    Mới đây, Nghị sĩ đảng Bảo thủ Steve Brine nói với BBC rằng ông đã thảo luận với các đồng nghiệp và có một "quan điểm nhất trí" rằng việc ông Johnson tiếp tục làm thủ tướng cho đến mùa thu không chắc chắn.

    “Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể chỉ đơn giản tổ chức một cuộc đua với 20 ứng cử viên có sẵn. Chúng ta cần những người nghiêm túc trong việc trở thành thủ tướng tiếp theo và làm việc một cách đáng tin cậy”.

    Tại cuộc bầu cử cuối cùng vào năm 2019, các ứng cử viên cần ít nhất 5% số nghị sĩ đề cử để có quyền được bỏ phiếu trong vòng đầu tiên. Với quy mô hiện tại của đảng Bảo thủ, ngưỡng 5% có nghĩa là các ứng cử viên cần có sự ủng hộ của 18 nghị sĩ mới được đề cử.

    Theo Zing

  • Thủ tướng Boris Johnson ngày 7/7 tuyên bố từ chức trong bài phát biểu tại số 10 phố Downing, sau nhiều sức ép khi các quan chức chính phủ lần lượt rời đi trong 3 ngày qua.

    Phát biểu trước toàn quốc, ông Boris Johnson cho biết sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, đồng thời sẽ từ chức thủ tướng sau khi đảng chọn ra người kế nhiệm.

    Ông Johnson cảm ơn những người đã bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019.

    "Lý do tôi cố gắng đấu tranh trong những ngày qua để tiếp tục công việc không phải chỉ vì tôi muốn làm như vậy, mà vì tôi cảm thấy đó là công việc của tôi, nghĩa vụ của tôi đối với người dân", ông Johnson nói.

    Ông nói mình tự hào về những gì đã làm được, bao gồm đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), đưa đất nước vượt qua đại dịch và triển khai vaccine nhanh nhất ở châu Âu.

    thu tuong anh tu chuc 1
    Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức trong ngày 7/7. Ảnh: Telegraph.

    "Thật buồn khi phải từ bỏ công việc tuyệt vời nhất thế giới", ông nói, cho biết thêm sẽ hỗ trợ hết mức cho người kế nhiệm.

    "Với các bạn, người dân nước Anh, tôi biết rằng sẽ có nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm, cũng sẽ có người thất vọng", theo lời thủ tướng Johnson.

    Kết bài phát biểu, ông nói rằng: "Dù mọi thứ u ám vào lúc này, tương lai của chúng ta sẽ sáng ngời".

    Ngay sau bài phát biểu, Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói rằng thủ tướng đã có quyết định đúng đắn. "Chúng ta cần sự bình tĩnh và đoàn kết vào lúc này để tiếp tục điều hành đất nước trong khi tìm kiếm một nhà lãnh đạo mới", bà Truss viết trên Twitter.

    Sau khi Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo đảng ngày 7/7, các chính trị gia tiềm năng thuộc đảng Bảo thủ Anh sẽ chạy đua trở thành người thay thế vị trí của ông.

    Ít nhất hai chính trị gia - Bộ trưởng Tư pháp Anh và xứ Wales Suella Braverman và cựu Bộ trưởng Brexit Steve Baker - đã bày tỏ ý định tranh cử chức vụ này, theo Guardian.

    “Có nhiều người khẩn nài tôi ứng cử, nên tôi đã nghĩ về việc này một cách nghiêm túc”, ông Baker nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 6/7 với Guardian.

    Tờ Telegraph đánh giá ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ vào thời điểm này là cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak - chính trị gia thường được coi là “người kế vị đương nhiên” của ông Johnson.

    Theo Telegraph

  • Một bức tượng sáp của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được đặt trước một trung tâm việc làm ở thành phố Blackpool, hạt Lancashire, Anh, sau khi ông Johnson tuyên bố từ chức.

    Bức tượng này thuộc sở hữu của chuỗi bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds, theo Independent. Bức tượng miêu tả ông Johnson đứng chống tay lên hông, mặc áo vest với cà vạt màu xanh lơ và có bộ tóc bù xù như thường thấy.

    tuong sap cua ong johnson 1
    Người dân Anh tỏ ra thích thú khi chụp ảnh với tượng sáp của ông Johnson. Ảnh: Independent.

    Trong khi đó, bảo tàng Madame Tussauds tại thủ đô London, Anh gắn biển “Còn vị trí trống” trên cửa mô hình số 10 phố Downing (Văn phòng Thủ tướng Anh). Bức tượng Thủ tướng Johnson được đặt chống tay bên ngoài, nhìn vào cánh cửa và cười.

    Bảo tàng Madame Tussauds cho biết sẽ dỡ bỏ bức tượng của ông Johnson khi ông chính thức rời ghế thủ tướng Anh.

    tuong sap cua ong johnson 1
    Tấm biển “Còn vị trí trống” trên cửa mô hình số 10 phố Downing trong bảo tàng Madame Tussauds tại thủ đô London. Ảnh: Independent.

    Ngày 7/7, trong một bài phát biểu trước tòa nhà số 10 phố Downing, ông Johnson đã tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, đồng thời khẳng định sẽ từ chức thủ tướng sau khi đảng chọn ra người kế nhiệm.

    "Lý do tôi cố gắng đấu tranh trong những ngày qua để tiếp tục công việc không phải chỉ vì tôi muốn làm như vậy, mà vì tôi cảm thấy đó là công việc của tôi, nghĩa vụ của tôi đối với người dân", ông nói.

    Thủ tướng Anh bày tỏ sự tự hào về những gì đã làm được, bao gồm đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), đưa đất nước vượt qua đại dịch và triển khai vaccine nhanh nhất ở châu Âu.

    "Thật buồn khi phải từ bỏ công việc tuyệt vời nhất thế giới", ông Johnson nói. "Dù mọi thứ u ám vào lúc này, tương lai của chúng ta sẽ sáng ngời".

    Dù vậy, những ngày cuối nhiệm kỳ của ông Johnson bị bủa vây bởi các bê bối đạo đức, hàng chục thành viên nội các đã từ chức để gây áp bực buộc ông Johnson cũng phải rời nhiệm sở.

    Theo Zing

  • Một số nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ Anh bày tỏ sự không hài lòng sau bài phát biểu từ chức ngày 7/7 của Thủ tướng Boris Johnson, theo Guardian.

    “Nổi loạn. Không có sự khiêm tốn. Tấn công nhóm nghị sĩ quốc hội. Nói tóm lại chúng ta đã làm điều đúng đắn”, nhà báo Anh Aubrey Allegretti của tờ Guardian trích ý kiến của một nghị sĩ trên Twitter.

    “Thật kỳ cục. Không nhìn lại bản thân chút nào”, một nhà lập pháp khác nói.

    “Không có bất kỳ tình cảm hoặc lòng trung thành nào đối với đảng Bảo thủ”, một nghị sĩ khác nhận định.

    tam biet boris johnson
    Ông Johnson bước vào Văn phòng Thủ tướng Anh ở số 10 phố Downing, London sau bài phát biểu từ chức ngày 7/7. Ảnh: AP.

    Trong khi đó, dù không chỉ trích ông Johnson, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho rằng ông đã “đúng đắn” khi từ chức.

    “Thủ tướng đã ra quyết định đúng đắn”, bà Truss nói, theo Reuters. “Chúng ta lúc này cần sự bình tĩnh và đoàn kết, cũng như tiếp tục cầm quyền đến khi tìm ra nhà lãnh đạo mới.

    Trong bài phát biểu tại số 10 phố Downing, ông Johnson tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, đồng thời sẽ từ chức thủ tướng sau khi đảng chọn ra người kế nhiệm.

    Ông cũng tuyên bố đây chỉ là “quãng nghỉ”. “Thật buồn khi phải từ bỏ công việc tuyệt vời nhất thế giới”, ông nói.

    Một số chính trị gia cũng đã lên tiếng phản đối việc ông Johnson sẽ tiếp tục giữ cương vị thủ tướng Anh cho tới mùa thu năm nay, bao gồm cựu Bộ trưởng Brexit David Frost.

    Theo chính trị gia này, ông Johnson không thể đảm nhận vai trò thủ tướng tạm quyền khi cuộc bầu cử lãnh đạo đảng Bảo thủ mới diễn ra. Thay vào đó, người nắm vai trò tạm quyền nên là Phó thủ tướng Dominic Raab.

    Về phần mình, cựu Thủ tướng Anh John Major cho rằng việc giữ ông Johnson lại là “không khôn ngoan”. Theo ông, đảng Bảo thủ có hai lựa chọn: để Phó thủ tướng Raab trở thành thủ tướng tạm quyền, hoặc thay đổi luật giúp các nghị sĩ có toàn quyền chọn lãnh đạo mà không cần ý kiến của các đảng viên phổ thông.

    Theo Guardian

  • Sau sức ép từ làn sóng từ nhiệm của hơn 50 quan chức trong chính quyền, Thủ tướng Anh Boris Johnson đồng ý từ chức lãnh đạo đảng cầm quyền nhưng kèm theo điều kiện.

    Guardian đưa tin, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay 7/7 đã thông báo với chủ tịch ủy ban 1922 của đảng Bảo thủ Graham Brady rằng, ông đồng ý từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền. Tuy nhiên, ông muốn tiếp tục điều hành chính phủ cho đến khi đảng Bảo thủ bầu ra lãnh đạo mới vào tháng 10 tới. Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, ông Johnson sẽ có bài phát biểu trong ngày hôm nay về vấn đề này.

    Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh ông Johnson phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có khi các quan chức chính quyền lần lượt từ chức. Chỉ trong vòng 2 ngày, hơn 50 quan chức, trong đó có các bộ trưởng chủ chốt của nội các Anh, đã đệ đơn từ chức trong động thái được cho là nhằm phản đối cách điều hành của Thủ tướng Boris Johnson. Theo CNBC, trong số 54 quan chức Anh từ nhiệm có 4 bộ trưởng nội các.

    thu tuong anh tu chuc

    Sau những lá đơn từ chức đầu tiên, Thủ tướng Johnson đã lập tức bổ nhiệm người thay thế. Tối 6/7, ông cũng có cuộc họp với những thành viên còn lại của nội các, nhiều người trong số đó được cho là đã kêu gọi ông từ chức. Tuy nhiên, ông Johnson từ chối ra đi khi chưa "đấu tranh". James Duddridge, một trợ lý của ông Johnson, cho biết nhà lãnh đạo Anh "tiếp tục đấu tranh bởi ông ấy tin mình sẽ chiến thắng". Ngược lại, Thủ tướng Anh lập tức sa thải ông Michael Gove, một bộ trưởng trong nội các vốn là đồng minh thân cận của ông Johnson.

    Trong nhiệm kỳ của mình, ông Johnson đối mặt với không ít lùm xùm. Những tháng gần đây, ông hứng chỉ trích sau khi có thông tin ông mở tiệc giữa lúc Anh phòng tỏa vì Covid-19 hồi năm 2020.

    Gần đây nhất, vụ việc gây bất bình liên quan đến một quan chức trong đảng Bảo thủ của ông Johnson. Nghị sĩ Chris Pincher phải từ chức Phó Lãnh đạo văn phòng kỷ luật đảng Bảo thủ do vướng cáo buộc quấy rối tình dục hai vị khách trong một bữa ăn tối riêng. Dù ông Pincher không trực tiếp thừa nhận cáo buộc, nhưng viết trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Johnson rằng "đêm đó tôi đã uống quá nhiều" và đã hành động "khiến bản thân và những người khác hổ thẹn".

    Vào ngày 5/7, cũng có thông tin rằng đã có một đơn tố cáo ông Pincher tại Bộ Ngoại giao Anh khoảng 3 năm trước nhưng bị rơi vào quên lãng. Sau khi những báo cáo này xuất hiện, ông Johnson đã hứng chịu nhiều chỉ trích về việc bổ nhiệm một quan chức như vậy.

    Bất bình với chính phủ của ông Johnson cũng gia tăng trong bối cảnh Anh có nguy cơ suy thoái do khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu. Tuy đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hồi tháng trước, nhưng nhiều người vốn ủng hộ ông giờ đây đã thay đổi lập trường.

    Trong trường hợp ông Johnson từ chức, đảng Bảo thủ của ông sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu nội bộ để chọn lãnh đạo mới, người sau đó sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Anh cho đến khi tổng tuyển cử diễn ra vào năm 2024.

    Dân Trí (theo Guardian)

  • Boris Johnson cho biết ông “cảm thấy khỏe” sau ca phẫu thuật nhỏ ở London.

    Thủ tướng đã có cuộc họp vào chiều thứ Hai 20/6, chỉ vài giờ sau khi ông trải qua một ca phẫu thuật nhỏ với phương pháp gây mê toàn thân. Phố Downing cho biết Phó Thủ tướng Dominic Raab sẽ thay mặt thủ tướng nếu ông Johnson cần đưa ra quyết định khẩn cấp.

    Người phát ngôn chính thức của Thủ tướng cho biết hoạt động diễn ra tại một bệnh viện NHS nhưng không tiết lộ liệu ông Johnson có nằm trong danh sách chờ, hay ông đã đợi phẫu thuật trong bao lâu: “Thủ tướng đã có một cuộc phẫu thuật thường lệ rất nhỏ liên quan đến xoang. Ông ấy đến bệnh viện khoảng 6h sáng và ca mổ được tiến hành đầu tiên vào sáng nay. Ông Johnson đã trở lại phố Downing ngay sau 10 giờ sáng”.

    Ông Johnson được gây mê toàn thân trong một “khoảng thời gian tương đối ngắn”. Ca phẫu thuật được cho là đã được "lên lịch trong một thời gian".

    21borisÔng Johnson làm việc ngay sau ca phẫu thuật 

    Người phát ngôn giải thích theo “quy trình tiêu chuẩn”, khi Thủ tướng không đủ năng lực làm việc, Phó Thủ tướng sẽ đứng ra thực hiện mọi quyết định khẩn cấp và “quan trọng” nếu cần thiết.

    Ông Johnson đã nghỉ ngơi vào thứ Hai 20/6 và sẽ điều hành Nội các vào thứ Ba 21/6. Ông Johnson được cho là sẽ đủ khỏe để bay đến Rwanda vào cuối tháng này để tham gia hội nghị thượng đỉnh của Khối thịnh vượng chung.

    Người phát ngôn từ chối cung cấp thêm chi tiết về cuộc phẫu thuật và bệnh sử của Thủ tướng. Ông Johnson được đưa đến bệnh viện bằng xe riêng thay vì xe cấp cứu.

    “Ông ấy đã trở lại và hiện đang nghỉ ngơi”, No.10 nói thêm, và cho biết ca phẫu thuật “thành công”. Ca phẫu thuật được cho không liên quan đến việc ông Johnson mắc Covid trước đó.

    Thủ tướng được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện St Thomas ở London vào tháng 4 năm 2020 sau khi bị ốm nặng bởi virus. Ông Johnson không phải là Thủ tướng đầu tiên phẫu thuật khi đang tại chức.

    Ông Tony Blair đã được điều trị vào mùa thu năm 2004 để điều chỉnh nhịp tim không đều. Ông Tony được mổ tại bệnh viện London’s Hammersmith để cắt bỏ ống thông - kỹ thuật đơn giản liên quan đến dây dẫn được luồn qua các tĩnh mạch vào khoang tim, cho phép các bác sĩ “lập bản đồ” rối loạn nhịp tim.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • Tối 6/6 theo giờ London, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông tại Hạ viện nước này, qua đó tiếp lãnh đạo Số 10 phố Downing thêm 12 tháng nữa.

    Hãng tin Reuters và các phương tiện truyền thông Vương quốc Anh đưa tin, với kết quả 211 phiếu ủng hộ (chiếm 59%) và 148 phiếu chống (tương đương 41%), ông Johnson đã nhận được một đa số tối thiểu ủng hộ (180 phiếu) tại Hạ viện Anh gồm 359 ghế để vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này.

    boris johnson bo phieu bat tin nhiem
    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã không bị mất chức chủ tịch đảng Bảo thủ trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của 359 dân biểu thuộc đảng này trong hạ viện.

    Theo quy định nội bộ đảng này, trong thời gian 1 năm tới sẽ không có cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tương tự nào chống lại ông Johnson. Như thế có nghĩa là ông Johnson có thể yên tâm tiếp tục cầm quyền trong thời gian một năm nữa. Cuộc bầu cử quốc hội tới ở Anh diễn ra theo thông lệ vào năm 2024.

    Ông Johnson tán dương sự thoát hiểm vừa rồi là một chiến thắng thuyết phục. Nhìn vào tỷ lệ số dân biểu của đảng này trong hạ viện vẫn còn ủng hộ ông thì có thể đúng như thế thật. Nhưng nếu soi xét vụ việc từ góc độ truyền thống của đảng Bảo thủ thì triển vọng tương lai lại hết sức đáng lo ngại đối với vị thế quyền lực của ông Johnson, bởi cái dớp bất lành luôn ám ảnh người thắng ở các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong lịch sử đảng.

    Bà Theresa May, người tiền nhiệm của ông Johnson, vào tháng 12.2018 cũng đã thắng như ông Johnson vừa rồi nhưng phải từ chức chỉ 5 tháng sau đó. Ông John Major vào năm 1995 cũng đã thoát hiểm như ông Johnson vừa rồi, nhưng hai năm sau lại bị thất cử trong cuộc bầu cử quốc hội, buộc phải để cho Công đảng Anh trở lại cầm quyền. Bà Margaret Thatcher còn 2 lần chiến thắng trong bỏ phiếu bất tín nhiệm của đảng Bảo thủ nhưng rồi lại bị chính các thành viên trong nội các của mình thách thức quyền lực.

    Nếu mắc sai lầm và tai tiếng trong cầm quyền thì ông Johnson sẽ trở thành rủi ro lớn đối với đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024. Kịch bản xảy ra sẽ là đảng này chọn chủ tịch đảng mới hoặc thất cử.

    Ông Boris Johnson, người giữ cương vị Thủ tướng Anh từ năm 2019, thời gian qua chịu áp lực ngày càng lớn liên quan đến những thông tin ông đã tổ chức tiệc tùng tại phòng làm việc và nhà riêng vào thời điểm nước Anh đang áp đặt các lệnh phong tỏa chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Hàng chục nghị sĩ trong đảng Bảo thủ đã bày tỏ lo ngại về hiệu quả lãnh đạo nước Anh, vốn đang đối mặt với nhiều vấn đề như nguy cơ suy thoái, giá nhiên liệu và thực phẩm gia tăng.

    Trong bối cảnh đó, các nghị sĩ trong Đảng Bảo thủ của ông Johnson đã tập trung đủ 15% số phiếu tối thiểu tại Hạ viện (tương đương 54 ghế) theo luật định để yêu cầu tổ chức cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với nhà lãnh đạo này trong ngày 6/6.

    Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đã lên tiếng ủng hộ Thủ tướng Johnson. Phát biểu trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, nghị sĩ Jesse Norman tuyên bố "đó không phải là một vụ Partygate". Các bộ trưởng nội các Rishi Sunak và Dominic Raab cũng lên tiếng kêu gọi các thành viên nội các bày tỏ ủng hộ ông Johnson.

    Trước đó, vào ngày 12/1, Thủ tướng Johnson đã ngỏ lời xin lỗi sau khi thừa nhận tham gia một bữa tiệc tại vườn trong Dinh Thủ tướng trên đường Downing vào tháng 5/2020, thời điểm Anh đang áp dụng lệnh phong tỏa COVID-19. Mặc dù thừa nhận đúng ra đã phải hành động khác đi, nhưng Thủ tướng Johnson cũng cố gắng bào chữa khi cho biết ông chỉ tham dự bữa tiệc trong vòng 25 phút rồi quay trở lại làm việc. Ngoài ra, ông cho rằng bữa tiệc được tổ chức trong không gian rộng lớn ngoài vườn của Văn phòng Thủ tướng.

    Kết quả bỏ phiếu trên được coi là một thắng lợi chính trị quan trọng của Thủ tướng Anh Johnson. Tuy nhiên, kết quả này cũng là một lời nhắc nhở đối với nhà lãnh đạo Anh khi tỷ lệ bỏ phiếu không tín nhiệm với ông lên tới 41%.

    Theo Baotintuc

  • Một tài xế đã đâm vào khu vườn phía trước ngôi nhà trị giá 1.3 triệu bảng của Boris Johnson ở nam London vào sáng sớm thứ Hai 9/5.

    Các mảnh vỡ nằm ngổn ngang trên lối vào nhà sau khi chiếc Vauxhall Astra màu đen lao vào bụi cây. Những người hàng xóm ở Camberwell cho biết vụ va chạm vào khoảng 1h sáng đã gây tiếng động rất lớn.

    Cuối cùng chiếc xe được kéo đi vào khoảng 5 giờ chiều. Nó đã làm hư hàng rào và một cái cây, đồng thời húc đổ một cột nhỏ trước nhà. Tài xế bị thương nhẹ. Ảnh chụp cho thấy người này thu dọn đồ trong xe trước khi chiếc xe bị kéo đi.

    Một phát ngôn viên của Cảnh sát Metropolitan cho biết: “Các sĩ quan có mặt tại hiện trường và phát hiện một chiếc ô tô đã tông vào bên ngoài một ngôi nhà, gây hư hỏng nhẹ. Người điều khiển phương tiện bị thương nhẹ và đã được nhân viên y tế chăm sóc, và không cần điều trị tại bệnh viện”. 

    13carHình ảnh vụ va chạm

    Video quay tại hiện trường

    Thủ tướng đã mua căn nhà bốn phòng ngủ cùng vợ Carrie Johnson với giá 1.2 triệu bảng vào tháng 7 năm 2019, theo tài liệu của Cơ quan đăng ký đất đai.

    Theo Times, ngôi nhà được thanh toán bằng hình thức buy-to-let mortgage và đang trong quá trình cải tạo. Sổ đăng ký quyền lợi của các nghị sĩ cho thấy Thủ tướng, hiện đang cư trú ở Phố Downing, có thu nhập từ việc cho thuê nhà ít nhất 10,000 bảng một năm.

    Dù nằm trong top 1% người có thu nhập cao ở Anh, lương ông Boris Johnson vẫn thấp

    Thủ tướng Boris Johnson được hưởng mức lương hàng năm là 161,401 bảng. Thu nhập của ông Johnson bao gồm 79,496 bảng lương thủ tướng và thêm 81,932 bảng lương nghị sĩ. 

    Ông Johnson và vợ là Carrie Johnson, cũng có quyền sống trong căn hộ phía trên văn phòng số 10 phố Downing, và tận hưởng dinh thự chính thức ở vùng nông thôn Checkers, Buckinghamshire.

    So sánh lương của ông Johnson

    Thủ tướng nằm trong top 1% những người có thu nhập cao nhất ở Anh. Tuy nhiên, mức lương của Thủ tướng không bằng một phần hai mươi lương trung bình của các giám đốc điều hành 100 công ty FTSE (ước tính khoảng 3.61 triệu bảng mỗi năm).

    Thủ tướng có thể là một nhân vật nổi tiếng, nhưng thu nhập nhỏ hơn rất nhiều khi so sánh với những người nổi tiếng khác. Ví dụ: tiền lương của ông Johnson ít hơn một phần 70 thu nhập của Marcus Rashford - cầu thủ bóng đá và nhà vận động chính trị của Manchester United (10.4 triệu bảng).

    luong ong boris johnson
    Phải trợ cấp cho vợ cũ và 6 đứa con khiến tài sản của ông Johnson giảm đáng kể.

    Mức lương của Thủ tướng Anh cũng thấp hơn so với các đồng nghiệp. Quy đổi thành đô la Mỹ, tổng lương của ông Johnson vào khoảng 217,000 USD. Con số này thấp hơn lương của Thủ tướng Canada (267,041 USD) và 369,727 USD của thủ tướng Đức.

    Hơn nữa, thu nhập của người lãnh đạo nước Anh chỉ bằng một nửa số tiền trả cho Tổng thống Hoa Kỳ (400,000 đô la) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (405,000USD).

    Ai quy định mức lương của Thủ tướng?

    Mức lương của ông Boris Johnson do Cơ quan Tiêu chuẩn Nghị viện Độc lập (IPSA) quy định. Tuy nhiên, ông Johnson không nhận toàn bộ số tiền lương được hưởng trong năm.

    Vào năm 2020-21, ông Johnson đã chọn nhận 75,440 bảng trong tổng số 79,936 bảng lương Thủ tướng, ngoài tiền lương của nghị sĩ.

    Trước cuộc khủng hoảng Covid năm 2020, Boris Johnson khẳng định ông không ủng hộ tăng lương cho nghị sĩ hoặc Bộ trưởng Chính phủ.

    Ông Boris Johnson lo ngại về thu nhập của mình?

    Một số tờ báo cho rằng Thủ tướng Anh không hài lòng với mức lương hiện tại. Ông Boris Johnson gần đây đã ly hôn với vợ cũ là bà Marina Wheeler. Có ý kiến ​​cho rằng việc dàn xếp ly hôn đã khiến tài sản của ông Johnson giảm đáng kể.

    Theo các suy đoán, ông Johnson đang lo lắng về chi tiêu trong gia đình tại số 10 Downing và phải hỗ trợ tài chính liên tục cho các con, bao gồm chi phí liên quan đến chăm sóc và học hành của cậu con trai nhỏ Wilfred. 

    Hơn nữa, thủ tướng rõ ràng đã chấp nhận bị giảm lương đáng kể. Trước khi chuyển đến phố Downing và sau thời gian làm Ngoại trưởng, hồ sơ Quốc hội cho thấy Boris Johnson là một trong những nghị sĩ có thu nhập cao nhất.

    Thật vậy, tờ Evening Standard đã suy đoán ông Johnson trước đây đã kiếm được khoảng 275,000 bảng từ chuyên mục báo của mình với Daily Telegraph.

    23borisDiinh thự ở Buckinghamshire

    So sánh với thu nhập của các cựu Thủ tướng Anh

    Ông Boris Johnson khá may mắn khi mọi sự sụt giảm trong thu nhập có thể chỉ là tạm thời. Tất cả những người tiền nhiệm gần đây của ông đều có thể nhận được những khoản tiền đáng kể trong những lần phát biểu trước công chúng.

    Trên thực tế, chi phí cho một bài giảng của một cựu Thủ tướng gần đây đã vượt quá 100,000 bảng.

    Kể từ khi rời nhiệm sở, bà Theresa May được cho là đã kiếm được nhiều tiền từ một số hoạt động, bao gồm cả phát biểu tại đại học Ivy League, Brown, ở Rhode Island, Mỹ.

    Ngoài những lần phát biểu này, một cựu Thủ tướng có thể ký được hợp đồng sách hấp dẫn và làm việc với vai trò cố vấn.

    Thu nhập của một cựu Thủ tướng cũng có thể tăng hay giảm theo tầm ảnh hưởng quốc tế và kinh nghiệm làm việc. Là một nhân vật nổi tiếng khắp thế giới, ông Boris Johnson có thể tận dụng điều này.

    Nếu cần nguồn cảm hứng, ông Boris Johnson có thể theo chân cựu Thủ tướng đảng Lao động Tony Blair. Có ý kiến ​​cho rằng ông Tony Blair là cựu Thủ tướng có thu nhập cao nhất trong lịch sử Anh. Trước đây, ông được coi là diễn giả có thu nhập cao nhất trên thế giới.

    Sau khi rời phố Downing, ông Blair làm cố vấn với mức lương cao tại  Zurich Financial Services và JP Morgan Chase. Năm 2014, ông Blair đã phải nhấn mạnh rằng vào thời điểm đó, giá trị tài sản ròng của mình chỉ chưa đến 20 triệu bảng.

    Viethome (Theo Metro)

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Tài chính bị cảnh sát London thông báo xử phạt vì mở tiệc giữa phong tỏa ngăn Covid-19 năm 2020.

    "Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính hôm nay nhận được thông báo rằng Sở cảnh sát London sẽ ra quyết định xử phạt đối với họ", một phát ngôn viên Số 10 phố Downing ngày 12/4 cho biết. Người này không cung cấp thêm thông tin chi tiết về mức phạt với Thủ tướng Boris Johnson và Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak.

    Quyết định xử phạt Thủ tướng Johnson được Sở cảnh sát London đưa ra liên quan đến bê bối mở tiệc giữa lệnh phong tỏa tại Số 10 phố Downing hồi tháng 5/2020, thời điểm Anh áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ngăn Covid-19.

    Cảnh sát trước đó đã điều tra 12 cuộc tụ tập tại Phố Downing và Văn phòng Nội các sau khi một cuộc điều tra nội bộ cho thấy ông Johnson và nhân viên tham gia các bữa tiệc có sử dụng bia rượu. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết sẽ không nêu cụ thể tên những người nhận án phạt.

    thu tuong anh bi phat
    Thủ tướng Anh Boris Johnson trong chuyến thăm tới Kiev, thủ đô Ukraine hôm 9/4. Ảnh: AFP.

    Sau khi thông tin ông Johnson bị phạt được công bố, lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer kêu gọi Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính từ chức. "Boris Johnson và Rishi Sunak đều đã phạm luật và nhiều lần nói dối trước người dân Anh. Họ phải từ chức. Phe Bảo thủ hoàn toàn không phù hợp để nắm quyền. Nước Anh xứng đáng có một chính phủ tốt hơn", ông Starmer viết trên Twitter.

    Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Ed Davey cũng kêu gọi quốc hội Anh họp để bỏ phiếu bất tín nhiệm với Thủ tướng.

    Ông Johnson hồi tháng 1 thừa nhận trước quốc hội rằng vào ngày 20/5/2020, ông đã tụ tập với các nhân viên tại khuôn viên số 10 Phố Downing trong khoảng 25 phút. Johnson cho biết khi đó ông gửi lời cảm ơn nhân viên, nhanh chóng quay vào văn phòng và nghĩ đó chỉ là một sự kiện về công việc.

    Thủ tướng Johnson cho biết ông muốn gửi lời xin lỗi chân thành tới mọi người, thêm rằng ông hiểu được "nỗi khổ" người dân phải gánh chịu từ các biện pháp hạn chế chống Covid-19 cũng như cơn thịnh nộ của người dân đối với ông và chính phủ.

    Những tiết lộ đầu tiên về các vụ tụ tập, nhiều vụ trong số đó diễn ra giữa lúc nhiều người dân Anh không thể tham dự tang lễ hoặc nói lời từ biệt với người thân trong bệnh viện do các biện pháp hạn chế Covid-19, được đưa ra vào cuối năm 2021.

    Tờ Guardian hồi tháng 12/2021 đăng ảnh Thủ tướng Johnson, phu nhân Carrie, cùng hàng chục nhân viên khác dự bữa tiệc "có rượu và pizza, được tổ chức trong và ngoài Văn phòng Thủ tướng" hồi tháng 5/2020.

    Bức ảnh cho thấy các quan chức trong Văn phòng Thủ tướng Anh tụ tập thành từng nhóm nhỏ, trò chuyện sát cạnh nhau, trong lúc chính phủ nước này kêu gọi người dân "giữ khoảng cách hai mét, ngay cả ngoài trời".

    Phố Downing ngay sau đó khẳng định bức ảnh do Guardian đăng tải chỉ là "cuộc họp giữa các nhân viên" trong Văn phòng Thủ tướng Anh, song cách giải thích này càng khiến dư luận phẫn nộ.

    Văn phòng Thủ tướng Johnson cũng bị nghi mở tiệc Giáng sinh giữa lệnh phong tỏa hồi tháng 12/2020. Sự việc gây phẫn nộ tới mức cựu phát ngôn viên kiêm cố vấn của Thủ tướng Anh Allegra Stratton phải từ chức trong nước mắt.

    VnExpress (theo AFP)

  • Sở Cảnh sát thành phố London (Scotland Yard) vừa ban hành giấy phạt đối với các nhân viên làm việc trong số 10 Phố Downing do tham gia tiệc tùng trong thời gian giãn cách xã hội, vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

    Theo The Guardian, giấy phạt được Scotland Yard gửi cho khoảng 20 người được xác định là đã vi phạm quy định khi tham gia bữa tiệc chia tay các trợ lý của Thủ tướng Boris Johnson tên là Hannah Young và James Slack. Ngoài ra, những người từng dự bữa tiệc vào đêm 16-4-2021 cũng sẽ bị phạt.

    Sự kiện này đã gây phẫn nộ trong dân chúng Anh bởi nó phản ánh hình ảnh trái ngược: Trong khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II ngồi cách ly một mình trong đám tang chồng thì ở số 10 Phố Downing, các nhân viên Phủ Thủ tướng lại tụ tập tiệc tùng đình đám. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi những nhân viên say rượu và có những hành động thiếu chuẩn mực, gây bức xúc trong dân chúng.

    boris johnson va vu partygate

    Đội điều tra đối với các sự kiện tiệc tùng trong số 10 Phố Downing có tên gọi là Operation Hillman. Theo đánh giá của đơn vị này, sự việc diễn ra đã có đủ cơ sở để kết luận rằng những người liên quan trong sự kiện đã hành xử đi ngược lại các quy định chung của nhà nước. Vì lý do này, những người tham gia sẽ được thông báo về việc sẽ nhận được giấy thông báo hình phạt cố định (FPN) và sẽ phải nộp một khoản tiền phạt.

    Hồ sơ điều tra của cảnh sát London cho thấy hơn 15 sự kiện được cho là đã diễn ra trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5-2020 đến tháng 4-2021. Trong số đó có một cuộc tụ tập ăn pho-mát và uống rượu vang tại khu vườn của số 10 Phố Downing vào ngày 15-5-2020; một bữa tiệc “tự mang rượu đến uống”, cũng diễn ra trong vườn Dinh Thủ tướng cách đó 5 ngày; một bữa tiệc bị cáo buộc được tổ chức trong căn hộ của Thủ tướng Johnson vào tháng 11-2020, ngày trợ lý của ông là Dominic Cummings rời nhiệm; và 2 bữa tiệc rượu chia tay diễn ra đồng thời ở số 10 Phố Downing vào đêm trước đám tang Hoàng thân Philip hồi tháng 4-2021.

    Ngay sau khi thông tin về các bữa tiệc được công bố rộng rãi, số 10 Phố Downing đã có thư xin lỗi Nữ hoàng Elizabeth II. Tuy nhiên, dư luận công chúng cũng như giới chính khách đều cho rằng điều đó chưa thỏa đáng.

    Sự việc vi phạm quy định phòng, chống dịch diễn ra ngay tại Dinh Thủ tướng phản ánh một sự bất tuân luật lệ ở cấp độ cao nhất, đồng thời tạo ra sự bất công trong thi hành pháp luật, bởi trong khi người dân Anh buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt thì người của chính phủ ngang nhiên không chấp hành.

    Vấn đề được đặt ra là Thủ tướng Johnson có bị phạt hay không và nếu có thì ông có phải từ chức hay không?

    Phản hồi ban đầu của Thủ tướng Johnson sau khi tờ báo The Mirror đăng thông tin đầu tiên là bác bỏ. Ông Johnson cho rằng “tất cả các hướng dẫn đã được tuân thủ hoàn toàn trong No 10”. Khi video xuất hiện cho thấy nhân viên số 10 đang nói đùa về một bữa tiệc, ông Johnson cho rằng “các quy tắc không bị phá vỡ”.

    Bản thân Thủ tướng Johnson cho đến nay cũng luôn khẳng định mình không vi phạm quy định về phòng, chống dịch, vì thế cảnh sát không thể phát hành giấy phạt đối với ông. Mặt khác, có vẻ như cuộc khủng hoảng Ukraine đã góp phần khiến cho vụ việc các bữa tiệc tại số 10 Phố Downing - báo chí gọi là Partygate - trở nên ít được quan tâm hơn.

    Người ta đang bận tâm theo dõi cách Thủ tướng Anh xử lý vấn đề Ukraine trong chính sách đối ngoại nhiều hơn là bận tâm việc ông có vi phạm quy định phòng, chống dịch hay không.

    Tuy nhiên, một số chính khách đối lập ở Anh thì cho rằng Thủ tướng Johnson nên từ chức nếu bị phạt. Angela Rayner, Phó Chủ tịch Công đảng Anh khẳng định cho dù ông Johnson không thừa nhận mình vi phạm các quy định và chưa bị cảnh sát gửi giấy phạt nhưng ông sẽ khó thoát khỏi áp lực từ chức bởi ông phải chịu trách nhiệm cao nhất cho những sự việc xảy ra tại Dinh Thủ tướng.

    Hồ sơ điều tra của Operation Hillman cho thấy, trong 15 sự kiện đã diễn ra từ giữa tháng 5-2020 đến tháng 4-2021, ông Johnson đã tham gia 6 sự kiện. Điều này cho thấy có khả năng ông đã vi phạm các quy định nhưng không thừa nhận.

    Cho đến nay, cuộc điều tra về các sự kiện tiệc tùng trong số 10 Phố Downing vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng. Đội điều tra Operation Hillman vẫn tiếp tục thu thập thêm các chứng cứ, lấy lời khai những người có liên quan để củng cố kết luận nhằm xác định mức độ trách nhiệm đối với Thủ tướng Johnson. Các chính khách đối lập đang nóng lòng chờ xem ông Johnson sẽ phải thừa nhận mình có vi phạm quy định hay không và khi nào thì ông sẽ thừa nhận. Điều đó chắc chắn sẽ không diễn ra vào thời điểm này.

    Theo giới phân tích, nước Anh hiện nay chưa sẵn sàng cho việc tìm kiếm lãnh đạo mới nếu ông Johnson phải từ chức. Một mặt, bất chấp những sự kiện tại số 10 Phố Downing, ông Johnson hiện đang là nhà lãnh đạo có uy tín cao nhất ở Anh. Nước Anh dưới sự lãnh đạo của ông đang cho thấy sự ổn định và hướng đi rất tốt, kể cả trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

    Mặt khác, ông Johnson hiện đang là nhà lãnh đạo tiêu biểu của nước Anh trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Người dân Anh hiện đang rất ủng hộ cách ông phản đối việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đồng thời ban hành các lệnh trừng phạt đối với nước Nga và người Nga. Rốt cuộc, vụ việc Partygate rồi cũng sẽ khó khiến ông Johnson mất chức như nhiều người mong đợi.

    Nguồn: Guardian