• Cơ quan Y tế Anh tiếp tục đưa ra các cảnh báo nghiêm trọng về mức độ lây lan chưa từng thấy của biến thể Omicron tại Anh và dự đoán, với tốc độ hiện nay, khoảng 4 triệu người Anh sẽ nhiễm biến thể này trước dịp Giáng sinh.

    Số liệu được Cơ quan y tế Anh đưa ra trong ngày 16/12 cho thấy, nước Anh ghi nhận thêm hơn 88.000 ca mắc mới Covid-19 trong vòng 24h, cao hơn 10.000 ca so với một ngày trước đó và tiếp tục phá các kỷ lục về số ca mắc mới từ đầu dịch. 

    anh 21

    Trước các diễn biến dịch nghiêm trọng hiện nay, các quan chức y tế hàng đầu tại Anh đang liên tiếp đưa ra những cảnh báo khẩn cấp.

    Bà Christina Pagel, chuyên gia thuộc tổ tư vấn khoa học về Covid-19 cho chính phủ Anh (SAGE) nhận định tình hình dịch Covid-19 đang ở mức độ vô cùng nghiêm trọng và các kỷ lục về số ca mắc mới tại Anh sẽ còn tăng cao trong ít nhất 1 tuần nữa nếu như chính phủ Anh không áp dụng các biện pháp cứng rắn ngay lập tức.

    Bà Pagel cũng cho rằng, số ca mắc Covid-19 thực tế hiện nay tại Anh là phải gần 200.000 ca/ngày và hiện tại là thời điểm cuối cùng để chính phủ Anh có thể tác động đến đỉnh dịch.

    Trước đó, các chuyên gia y tế hàng đầu khác của Anh như ông Chris Whitty, cố vấn trưởng y tế của chính phủ Anh, cũng thừa nhận nước Anh sẽ còn phá nhiều kỷ lục trong những ngày tới.

    Bà Jenny Harries, Tổng Giám đốc Cơ quan an toàn y tế Anh cảnh báo, tốc độ bùng phát của biến thể Omicron hiện nay tại Anh là điều chưa từng thấy và đây mối đe dọa lớn nhất với nước Anh kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra.

    Các mô hình dự đoán của Cơ quan an toàn y tế Anh cũng cho thấy, đến giữa tuần sau nước Anh có thể sẽ ghi nhận 300.000-400.000 ca mắc mới mỗi ngày và tổng cộng sẽ có khoảng 4 triệu người Anh nhiễm biến thể Omicron trước dịp Giáng sinh, do số ca nhiễm biến thể Omicron tại Anh tăng gấp đôi chỉ sau khoảng 2 ngày, đặc biệt tại khu vực thủ đô London, nơi ghi nhận trên 20.000 ca mắc/ngày và biến thể Omicron bắt đầu áp đảo biến thể Delta.

    Giới chuyên gia y tế Anh cho rằng, với số lượng ca mắc mới bùng phát ở mức độ đó, kể cả khi biến thể Omicron ít nguy hiểm hơn thì số ca nhập viện cũng có thể khiến hệ thống y tế Anh quá tải.

    Giải pháp khẩn cấp mà một số chuyên gia Anh đang đề xuất là áp dụng một lệnh phong tỏa ngắn hạn từ nay đến 24/12. Tuy nhiên, phát biểu ngày 16/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson tiếp tục từ chối kịch bản phong tỏa và cho rằng giải pháp tốt nhất là người dân Anh phải đi tiêm mũi vaccine tăng cường càng nhiều càng tốt.

    “Chúng tôi không đóng cửa mà chỉ lưu ý mọi người rằng cần phải thận trọng và cần phải cân nhắc các hoạt động của mình từ nay đến Giáng sinh. Không ai muốn nhiễm biến thể Omicron và bị ốm hoặc phải cách ly và con đường nhanh nhất để quay trở lại bình thường cho tất cả mọi người là đi tiêm mũi vaccine tăng cường”, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh./.

    Theo VOV

  • Anh lập đỉnh mới về số ca nhiễm mới trong ngày kể từ tháng 1. Cơ quan An ninh sức khỏe Anh cảnh báo Omicron là mối đe dọa nghiêm trọng nhất lúc này. 

    Đài CNBC dẫn thống kê của giới chức y tế Anh cho biết nước này trong ngày 15-12 đã ghi nhận tới 78.610 ca nhiễm COVID-19 mới - tăng đáng kể so với con số 59.610 ghi nhận ngày 14-12 và vượt đỉnh trước đó là 68.053 ca nhiễm ghi nhận trong ngày 8-1.

    Trong số này, 4.671 ca được xác nhận là nhiễm biến thể Omicron - nâng tổng số ca nhiễm biến thể mới ở Anh từ đầu tháng 12 đến nay lên 10.017. Số ca tử vong mới vẫn ở mức thấp, khi chỉ ghi nhận thêm 165 trường hợp trong ngày 15-12. 

    omircon tang ca nhiem
    Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hammersmith ở thủ đô London, Anh hồi tháng 8. Ảnh: ICL

    Trong bối cảnh trên, Giám đốc Cơ quan An ninh sức khỏe Anh - bà Jenny Harries đã ra cảnh báo người dân nước này nên chuẩn bị tinh thần khi số ca nhiễm COVID-19 thời gian tới sẽ tăng đến mức báo động do biến thể Omicron bắt đầu lây lan mạnh. 

    "Biến thể Omicron đang là mối đe dọa nghiêm trọng nhất với Anh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay. Tôi chắc chắn là dữ liệu những ngày tới sẽ rất đáng báo động khi so sánh với sự lây lan của các biến thể trước từng xâm nhập vào Anh" - bà Harries cho hay.

    Quan chức này cũng cho biết rủi ro lớn nhất với Omicron hiện nay là giới chuyên gia toàn cầu vẫn chưa thể kết luận rõ ràng liệu biến thể mới có làm tăng số ca phải nhập viện và tử vong hay không. Việc thiếu những thông tin như vậy sẽ khiến việc ra các biện pháp đối phó gặp nhiều khó khăn. 

    "Chúng tôi hiện không thể dự đoán chính xác chuyện gì sẽ xảy ra . Tuy nhiên, những chỉ dấu lúc này đều hướng tới kịch bản đợt dịch sắp tới sẽ lớn, thậm chí lớn hơn cả các đợt hồi năm ngoái" - bà Harries khẳng định. 

    Theo tờ The Evening Standard, Nghị viện Anh ngày 15-12 cũng đã thông qua một số biện pháp mới để đối phó với biến thể Omicron, điển hình như yêu cầu đeo khẩu trang nơi công cộng và yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine hoặc giấy xác nhận âm tính ở một số địa điểm nhất định. 

    Chương trình tiêm vaccine tăng cường cũng hết sức được đẩy mạnh với hơn 656.000 liều được tiêm trong ngày 15-12. Hiện đã có khoảng 43% dân số Anh trên 12 tuổi đã được tiêm ba liều vaccine COVID-19.

    Theo Plo

  • Chính phủ Anh bất ngờ đưa toàn bộ 11 nước châu Phi ra khỏi danh sách hạn chế đi lại vì dịch Covid-19, do biến chủng Omicron đã xâm nhập và lây lan trong cộng đồng ở quốc gia này.

    "Hiện tại, Omicron đã lây lan trong cộng đồng ở Anh và trên toàn thế giới. Do đó, danh sách đỏ về đi lại không còn nhiều hiệu quả trong việc làm chậm sự xâm nhập của Omicron từ nước ngoài (vào lãnh thổ Anh)", Bộ trưởng Y tế Sajid Javid phát biểu hôm 14/12, Reuters đưa tin.

    "Chúng tôi sẽ xóa tất cả 11 quốc gia khỏi danh sách, bắt đầu từ 4h ngày 15/12 (giờ địa phương)", ông nói.

    11 quốc gia được đưa ra khỏi danh sách đỏ của Anh bao gồm Angola, Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nigeria, Nam Phi, Zambia và Zimbabwe.

    Trước đó, biến chủng Omicron lần đầu được phát hiện ở miền Nam châu Phi, khiến giới chức Anh phải thêm 11 quốc gia ở khu vực này vào danh sách đỏ từ cuối tháng 11. Điều này có nghĩa chỉ có công dân của Anh đến từ các quốc gia đó mới được phép nhập cảnh và phải cách ly sau khi tới.

    Anh hiện ghi nhận hơn 4.700 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có 10 người phải nhập viện và một người tử vong.

    Trong khi đó, Australia ngày 15/12 thông báo nước này sẽ tái mở cửa biên giới cho người có tay nghề cao và sinh viên nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ. Kế hoạch này vốn bị trì hoãn 2 tuần sau khi biến chủng Omicron xuất hiện.

    "Chúng ta sẽ sống chung với loại virus này", Thủ tướng Scott Morrison phát biểu. "Chúng ta là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất, điều đó có nghĩa chúng ta có thể chống lại điều này. Chúng ta sẽ không đầu hàng".

    Australia đã tiêm đủ hai liều cho gần 90% dân số trên 16 tuổi, đồng thời rút ngắn khoảng cách với liều thứ 3 do e ngại Omicron. Việc nới lỏng các quy tắc đi lại được đưa ra khi bang New South Wales dỡ bỏ hầu hết hạn chế đối với những người chưa tiêm phòng.

    Bang này ghi nhận 1.360 trường hợp trong 24 giờ qua - mức tăng lớn nhất trong hơn 3 tháng và kể từ khi kết thúc phong tỏa vào đầu tháng 10.

    Theo Zing

  • Ngày 13-12, Đài Sky News dẫn lời Thủ tướng Boris Johnson cho biết nước Anh đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên mắc biến thể Omicron. Biến thể này đang lây lan nhanh ở Anh, chiếm 40% ca mắc mới tại London.

    "Đáng buồn là ít nhất một bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron đã qua đời. Vì vậy, tôi nghĩ ý tưởng cho rằng đây là một biến chủng nhẹ hơn của virus cần gạt sang một bên và cần nhận ra tốc độ lây lan nhanh chóng của biến chủng này trong cộng đồng", Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay 13/12 cho biết.

    ca tu vong dau tien vi omicron

    Theo Hãng tin Reuters, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ đáng lo và hiện chiếm khoảng 40% số ca mắc mới ở thủ đô London.

    Đồng thời, ông Javid kêu gọi người dân nên tiêm mũi thứ ba vì tiêm đủ 2 mũi vẫn dễ tổn thương trước biến thể này."Hai mũi là không đủ, nhưng ba mũi vẫn có hiệu quả bảo vệ tuyệt vời chống nhiễm bệnh có triệu chứng", ông Javid nói.

    Ông Javid cho biết nếu không hành động, tính đến cuối tháng 12 này, có thể 1 triệu người sẽ mắc Omicron. "Nó (Omicron) đang lây lan với tốc độ đáng lo ngại, điều mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đó, cứ 2-3 ngày số ca nhiễm lại tăng gấp đôi", bộ trưởng Y tế Anh cho biết.

    Ông Javid cho biết một lần nữa Anh lại đang chạy đua giữa virus và việc tiêm chủng cho người dân. Bộ trưởng Y tế Anh nói dù cho đến nay chỉ 10 người mắc biến thể này phải nhập viện, song nếu chính phủ không hành động, sự lây lan nhanh chóng của Omicron có thể khiến hệ thống y tế quá tải.

    Trước đó, theo Hãng tin AFP, Thủ tướng Johnson kêu gọi mọi người nhanh chóng tiêm mũi thứ ba để bảo vệ "sự tự do của chúng ta và lối sống của chúng ta". Chính phủ Anh cũng đặt mục tiêu tiêm xong mũi thứ ba cho người trên 18 tuổi trước cuối tháng 1-2022.

    Ngày 12-12, Anh ghi nhận 1.239 ca mắc biến thể Omicron, nâng tổng số ca mắc biến thể này cho đến nay ở Anh lên 3.137 ca, tăng 65% so với tổng số ca mắc Omicron tính đến ngày 11-12 là 1.898 ca.

    Anh ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể Omicron vào ngày 27-11. Thủ tướng Johnson đã phải siết các biện pháp phòng dịch vì biến thể này.

    Trước khi xuất hiện ca tử vong tại Anh, biến chủng Omicron chủ yếu gây ra các ca bệnh nhẹ hoặc các trường hợp không có triệu chứng, tuy nhiên WHO cho biết dữ liệu hiện tại chưa đủ để xác định mức độ nghiêm trọng lâm sàng của biến chủng này.

    Omicron là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi hồi tháng trước. Kết quả giải trình tự gen cho thấy nó chứa tới hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến gắn trên protein gai - cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus. WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại".

    WHO ngày 12/12 dẫn dữ liệu sơ bộ cho thấy, biến chủng Omicron lây lan mạnh hơn biến chủng Delta và làm giảm hiệu quả của vaccine, nhưng lại gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. WHO cho biết tính đến ngày 9/12, Omicron đã lây lan đến 63 quốc gia.

    Theo Tuổi Trẻ/Dân Trí

  • 15covidBiến thể Omicron vẫn đang lây lan ở Anh

    Các chuyên gia y tế đã tiết lộ mười triệu chứng cảnh báo chúng ta nên đón Giáng sinh ở nhà để chống lại biến thể Omicron.

    Mới đây ông Boris Johnson đã thông báo Kế hoạch B, sẽ có hiệu lực vào thứ Hai. Ông Johnson không cấm tổ chức tiệc Giáng sinh, nhưng khuyến cáo người dân nên thận trọng vì lo ngại biến thể Omicron. Nhiều triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng vẫn cần được chú ý.

    Chuyên gia dịch tễ học Tim Spector cho biết Vương quốc Anh nên "mở rộng đối tượng xét nghiệm" và "tăng số người cần cách ly ít nhất vài ngày nếu họ xuất hiện triệu chứng giống như cảm lạnh".

    Ông Tim nói thêm: "Hiện tại, chúng tôi ước tính khoảng từ 1/3 và 1/4 người có triệu chứng cảm lạnh thực sự đã mắc Covid. Đó là tỷ lệ khá cao và những người đó thậm chí còn không nghĩ tới chuyện làm xét nghiệm, vẫn đi đến các bữa tiệc và lan truyền vi-rút".

    Nếu để Omicron lây lan vấn đề sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng vì hiện tại ở UK đã có 1 người tử vong vì biến thể này. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau đây, Giáng sinh này tốt nhất bạn nên cách ly ở nhà thay vì la cà tiệc tùng hay tụ tập người thân:

    1. Thân nhiệt cao: Nếu bạn cảm thấy nóng khi chạm vào ngực hoặc lưng (không cần đo nhiệt độ)

    2. Bỗng nhiên bị ho liên tục: Ho nhiều trong hơn một giờ, hoặc ba cơn ho trở lên trong 24 giờ (nếu bạn mắc chứng ho mãn tính, thì dấu hiệu là cơn ho nặng hơn bình thường)

    3. Mất hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác: Bạn nhận thấy mình không thể ngửi hoặc nếm, hoặc mọi thứ có mùi hoặc vị khác với bình thường

    4. Đổ mồ hôi ban đêm: Đổ nhiều mồ hôi đến mức quần áo và giường ngủ ướt đẫm, mặc dù nơi đang ngủ thoáng mát

    5. Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

    6. Đau họng

    7. Nhức đầu

    8. Đau cơ

    9. Hắt xì

    10. Cảm thấy bị căng tai và khuôn mặt

    10 triệu chứng này không có nghĩa là bạn đã mắc Covid-19 và có thể chỉ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, mọi người được khuyên nên làm xét nghiệm nếu xuất hiện triệu chứng, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan.

    Viethome (Theo Birmingham Mail)

  • Biến chủng Omicron đang lan nhanh ở Anh, các chuyên gia cảnh báo nước này có thể ghi nhận đến 64.000 ca nhiễm Omicron mỗi ngày chỉ trong 2 tuần tới.

    Các chuyên gia cảnh báo một làn sóng dịch bệnh tồi tệ đang chờ đợi Anh, trong bối cảnh số ca nhiễm biến chủng Omicron ở nước này đang tăng nhanh hơn cả Nam Phi - quốc gia phát hiện biến chủng mới.

    Phủ nhận một số ý kiến cho rằng Omicron mang lại "tin tốt lành" về khả năng thoát khỏi Covid-19, các chuyên gia cảnh báo sự lan rộng của biến chủng Omicron đặt ra thách thức lớn cho hy vọng sớm kiểm soát dịch bệnh, theo Guardian.

    bien the omicron mang tin du 1
    Anh đã tái áp đặt một số biện pháp hạn chế phòng dịch. Ảnh: Reuters

    Anh tái áp đặt biện pháp chống dịch

    Hôm 8/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo kế hoạch tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nhằm ngăn chặn đà lây lan của biến chủng Omicron.

    Theo đó, chính quyền Anh yêu cầu người dân làm việc từ xa tối đa kể từ 13/12. Đeo khẩu trang trở thành yêu cầu bắt buộc tại các địa điểm công cộng trong nhà như rạp phim, nhà hát, chỉ có cửa hàng ăn uống là ngoại lệ.

    Để tham gia các hoạt động trong nhà tập trung đông người, người dân cần sở hữu hộ chiếu vaccine. Tuy nhiên, ông Johnson cũng khẳng định không hủy bỏ các hoạt động mừng Giáng sinh, đồng thời tiếp tục cho phép các hộp đêm hoạt động.

    Giáo sư John Edmunds, chuyên gia dịch tễ học Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, thành viên Nhóm tư vấn khoa học khẩn cấp của chính phủ Anh, cho biết việc tái áp đặt các biện pháp phòng dịch "hoàn toàn không phải phản ứng thái quá".

    Phát biểu trong hội thảo y khoa hôm 9/12, giáo sư Edmunds cho biết "rất có khả năng" số ca mắc biến chủng Omicron trong cộng đồng lớn hơn nhiều lần so với đã được ghi nhận thông qua xét nghiệm. Những tuần tới, con số này sẽ còn tăng mạnh.

    Trong ngày 10/12, Cơ quan An ninh Y tế Anh phát hiện thêm 448 ca nhiễm biến chủng Omicron, cao nhất cho tới nay, nâng tổng số ca dương tính với biến chủng mới lên 1.265.

    Giáo sư Edmunds cho biết nếu Anh có 1.000 ca mỗi ngày, số ca nhiễm biến chủng Omicron có thể tăng theo cấp số nhân và đạt 64.000 ca mới mỗi ngày chỉ trong vòng 2 tuần.

    "Không ai muốn tái áp đặt các biện pháp phòng dịch, bởi chúng gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, ngành du lịch, ngành bán lẻ đặc biệt bị ảnh hưởng. Nhưng không may là chúng ta không có lựa chọn khác", chuyên gia người Anh cho biết.

    Với tốc độ lây lan hiện nay của biến chủng Omicron, nhiều khả năng nước Anh sẽ ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao đáng quan ngại vào Giáng sinh. Xét tới tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng lúc này, ông Edmunds cho rằng hạn chế di chuyển đã là quá muộn.

    Trong ngày 10/12, Anh ghi nhận 58.194 ca mắc Covid-19 mới, cao nhất kể từ ngày 9/1. Số ca mắc Covid-19 trung bình 7 ngày tính tới 9/12 ở Vương quốc Anh là 48.000, tức cứ 100.000 người thì có gần 500 ca nhiễm - và số người nhập viện là khoảng 760/ngày.

    So với tuần trước, tất cả chỉ số thống kê dịch bệnh ở Anh đều tăng mạnh.

    Omicron là tin dữ

    Phát biểu tại hội thảo khoa học hôm 9/12, giáo sư Edmunds bác bỏ ý kiến cho rằng biến chủng Omicron có thể là "tin tốt" khi tỷ lệ người nhập viện do biến chủng này chỉ bằng 50% so với biến chủng Delta.

    Trước đó, một số ý kiến nhận định biến chủng Omicron có thể là hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19, dựa trên diễn biến dịch bệnh và số ca nhập viện do mắc biến chủng mới ở Nam Phi.

    Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là Nam Phi có dân số trẻ hơn nhiều so với Anh và các nước châu Âu. Tuổi trung bình của người Nam Phi là 28, so với độ tuổi 40 của người Anh. Điều này đồng nghĩa người dân Nam Phi khi mắc Covid-19 ít có nguy cơ diễn tiến nặng như tại Anh.

    Theo giáo sư Edmunds, hiện chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy độc lực của biến chủng Omicron chỉ bằng một nửa so với biến chủng Delta. Nhưng ngay cả nếu giả thuyết trên là sự thật, khó có thể nói biến chủng này thực sự là tin tốt lành cho cuộc chiến với đại dịch.

    "Tỷ lệ nhập viện bằng 50% biến chủng Delta chỉ giúp hệ thống chăm sóc y tế có thêm 2-3 ngày trước khi quá tải. Tôi cho rằng thật ngớ ngẩn khi coi biến chủng Omicron là tin tốt, nói thật đây là tin không thể tồi tệ hơn", giáo sư Edmunds nhận định.

    bien the omicron mang tin du 1
    Các bệnh viện Anh có nguy cơ một lần nữa quá tải vì biến chủng Omicron. Ảnh: Reuters

    Tại Anh, đa phần người dân đã có miễn dịch trước các chủng virus trước Omicron thông qua tiêm chủng hoặc lây nhiễm tự nhiên. Sẽ cần thêm nhiều tuần nữa để các nhà khoa học xác định mức độ nghiêm trọng của làn sóng dịch bệnh mới do Omicron gây ra.

    Tuần qua, hãng dược phẩm Pfizer công bố dữ liệu từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy 3 mũi vaccine giúp bảo vệ hiệu quả trước biến chủng Omicron. Tuy nhiên, giáo sư Edmunds cảnh báo dữ liệu mà Pfizer công bố là một trong những kết quả lạc quan thái quá.

    Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer đối với biến chủng Omicron đã giảm mạnh khi so sánh với khả năng bảo vệ trước các chủng virus cũ như Delta.

    Dù vậy, giáo sư Edmunds cũng khẳng định tầm quan trọng của tiêm chủng, và người dân cần tiêm mũi tăng cường "sớm nhất có thể".

    "Tôi tin mũi tăng cường sẽ có ích, vaccine giúp ích rất lớn nhưng chúng ta nhiều khả năng vẫn sẽ trải qua một thời kỳ đầy áp lực trong khoảng thời gian ngắn tới đây", ông Edmunds nhận định.

    Giáo sư Peter Openshaw, thành viên nhóm tư vấn của chính phủ Anh, cho biết cần sớm chủng ngừa cho trẻ em 5-11 tuổi bởi những hậu quả lâu dài đáng lo ngại mà Covid-19 gây ra.

    Giáo sư Edmunds nhất trí với nhận định của ông Openshaw và nói thêm rằng chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 5-11 tuổi cần được đẩy nhanh ngay khi vaccine được phê chuẩn.

    "Đại dịch chắc chắn vẫn chưa qua. Trong 2 tháng tới, chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng dịch bệnh lớn do biến chủng Omicron. Số ca nhiễm bệnh sẽ tăng cao, dẫn đến số người nhập viện và tử vong tăng. Tôi khá chắc chắn về kịch bản này", giáo sư Edmunds cảnh báo.

    Zing (theo Guardian)

  • Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh ngày 11/12 công bố thêm 633 ca nhiễm biến chủng Omicron được phát hiện trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 1.898.

    Vương quốc Anh trải qua ngày ghi nhận số ca nhiễm biến chủng Omicron cao nhất kể từ khi biến chủng mới được phát hiện vào tháng trước, theo Guardian. Với 633 ca nhiễm mới được phát hiện hôm 11/12, số ca nhiễm biến chủng mới trong ngày ở Anh đã tăng 50% so với ngày trước đó.

    im 449732
    Một phòng xét nghiệm Covid-19 ở London, Anh. Ảnh: Zuma Press.

    Công bố trên được đưa ra giữa lúc các nhà khoa học của trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Dịch tễ London (LSHTM) dự đoán rằng biến chủng Omicron có thể gây ra từ 25.000 đến 75.000 ca tử vong ở Anh trong vòng 5 tháng tới nếu không có những hạn chế khắt khe hơn.

    Nhóm chuyên gia cho biết tối đa 2.400 ca nhập viện hàng ngày là kịch bản lạc quan nhất nếu nước Anh vẫn thực hiện kế hoạch B, theo Guardian. Nghiên cứu của trường LSHTM đã đưa ra một loạt kết quả có thể xảy ra tại Anh trước biến chủng Omicron.

    Trong kịch bản lạc quan nhất của các nhà nghiên cứu, số người nhập viện mỗi ngày sẽ thấp hơn 40% so với mức cao điểm vào mùa đông năm ngoái. Trong trường hợp bi quan nhất, con số đó sẽ cao gần gấp đôi, theo BBC.

    Các nhà nghiên cứu cho biết có thể cần phải áp dụng những hạn chế cứng rắn hơn để ngăn chặn Omicron gây áp lực lên hệ thống y tế.

    Tiến sĩ Nick Davies, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết Omicron đang lây lan “rất nhanh” và “khá đáng quan ngại”, đồng thời có khả năng là biến chủng thống trị ở Anh vào cuối năm nay.

    Báo cáo cho biết số ca nhiễm hiện tăng gấp đôi cứ sau 2,4 ngày ở Anh, mặc dù quốc gia này có tỷ lệ tiêm chủng cao. “Dựa trên những gì đang chứng kiến, chúng tôi có thể dự đoán về một làn sóng lớn của những ca nhiễm biến chủng Omicron ở Anh”, vị tiến sĩ cho biết.

    Hôm 8/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo kế hoạch tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nhằm ngăn chặn đà lây lan của biến chủng Omicron.

    Theo đó, chính quyền Anh yêu cầu người dân làm việc từ xa tối đa kể từ 13/12. Đeo khẩu trang trở thành yêu cầu bắt buộc tại các địa điểm công cộng trong nhà như rạp phim, nhà hát, chỉ có cửa hàng ăn uống là ngoại lệ.

    Để tham gia các hoạt động trong nhà tập trung đông người, người dân cần sở hữu hộ chiếu vaccine. Tuy nhiên, ông Johnson cũng khẳng định không hủy bỏ các hoạt động mừng Giáng sinh, đồng thời tiếp tục cho phép các hộp đêm hoạt động.

    Zing (theo Guardian / BBC)

  • anh quoc la tam guong chong dich 1

    Vương quốc Anh đang nổi lên như một nơi thử nghiệm trong cuộc chiến giành vị trí chi phối giữa biến chủng Omicron mới xuất hiện và biến chủng Delta đã gây sóng gió khắp thế giới.

    Theo bình luận của Wall Street Journal (Mỹ), cách Anh đối đầu với Omicron có thể mang lại những đầu mối quan trọng cho Mỹ và phần còn lại của các nước phát triển về cách thức biến chủng mới hoạt động ở một nước có tỷ lệ dân số tiêm chủng cao.

    Anh cũng có thể mang lại câu trả lời về mức độ gây bệnh của biến chủng mới và liệu hàng chục đột biến có đủ để Omicron vượt mặt Delta để trở thành biến chủng chi phối.

    Nam Phi đã cảnh báo thế giới về Omicron vào cuối tháng 11 và nước này đang ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm biến chủng mới.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng những gì đang xảy ra ở Nam Phi có thể không phải là một mô hình đáng tin cậy phản ánh viễn cảnh có thể xảy ra với Omicron ở Mỹ và châu Âu, vì tỷ lệ tiêm chủng ở Nam Phi thấp hơn, dân số trẻ hơn và biến chủng này không cạnh tranh với một số lượng lớn các ca nhiễm biến chủng Delta.

    Ở Nam bán cầu cũng đang là mùa hè trong khi virus có xu hướng lây lan dễ dàng hơn khi mọi người tập trung trong không gian kín vào mùa đông. Nhiều ca nhiễm ở Nam Phi được xác nhận là có triệu chứng nhẹ.

    Dữ liệu về số ca nhập viện mới được công bố từ Nam Phi chỉ ra rằng Omicron gây bệnh nhẹ hơn các biến chủng trước đây mặc dù nó lây lan nhanh hơn.

    1.265 ca nhiễm biến chủng Omicron ở Anh

    Bà Michelle Groome, người đứng đầu bộ phận y tế công cộng tại Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm của Nam Phi, nói trong cuộc họp báo hôm 10/12 rằng các nhà nghiên cứu nhận thấy ở các bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron, số ca nhập viện và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với các biến chủng trước đó.

    Chuyên gia này cảnh báo rằng kết quả trên cũng có thể là do số lượng mẫu nghiên cứu hạn chế ở giai đoạn đầu của làn sóng dịch.

    Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), Anh có nhiều điểm tương đồng với Mỹ và dường như sẽ cho thấy một bức tranh hợp lý hơn về diễn biến của Omicron - trước đó Anh cũng từng là nước đi trước khu vực Bắc Mỹ trong làn sóng tấn công của biến chủng Alpha.

    anh quoc la tam guong chong dich 1
    Vương quốc Anh có thể cung cấp bức tranh đáng tin cậy về những gì có thể xảy ra với biến chủng Omicron ở Mỹ. Ảnh: AP.

    Độ tuổi trung bình của dân số của Anh cao hơn của Nam Phi, độ phủ vaccine cũng rộng hơn và đất nước sương mù cũng đã gần như mở cửa toàn bộ trong mùa hè, trải qua những đợt gia tăng ca nhiễm, ca nhập viện và tử vong vì biến chủng Delta.

    Ngoài ra, Anh cũng có một hệ thống giám sát tinh vi để theo dõi các biến chủng và các bác sĩ, nhà khoa học của nước này công bố hàng loạt dữ liệu, phân tích về Covid-19.

    Với nhiều ca nhiễm được xác nhận hơn Mỹ hoặc bất kỳ nơi nào ở châu Âu, Vương quốc Anh đang phải đối mặt với biến chủng Omicron.

    Thủ tướng Boris Johnson đã tái áp đặt một số hạn chế về y tế công cộng ở Anh trong tuần này, nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của biến chủng mới, khi các quan chức y tế cảnh báo Omicron sẽ gây ra một triệu ca nhiễm ở Anh vào cuối tháng.

    Các quan chức y tế Anh ước tính số ca nhiễm Omicron tăng gấp đôi cứ sau hai đến ba ngày, làm nổi lên khả năng biến chủng này sẽ thay thế vị trí của Delta trong vòng vài tuần.

    Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp về mức độ lây truyền của Omicron so với Delta và biến chủng mới có thể vượt qua bức tường miễn dịch của một người do tiêm vaccine hoặc từng nhiễm bệnh đến mức nào.

    Một câu hỏi cấp thiết khác là liệu tiêm chủng có giúp mọi người tránh được nguy cơ mắc bệnh nặng hay không.

    Các nhà khoa học cho rằng diễn biến của biến chủng Omicron ở Vương quốc Anh sẽ mang lại một số câu trả lời. Omicron đã được phát hiện ở 23 bang của Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

    anh quoc la tam guong chong dich 1
    Các mẫu xét nghiệm biến chủng Omicron ở Elandsdoorn, Nam Phi. Ảnh: AP.

    Tổng số ca nhiễm biến chủng Omicron ở Anh được xác nhận là 1.265, theo công bố vào ngày 10/12, tăng 448 ca so với một ngày trước đó.

    Bộ trưởng Y tế Anh trong tuần này nói rằng số ca nhiễm có thể tiến gần hơn tới 10.000 và biến chủng Omicron đang nhanh chóng giành thế chi phối.

    Các nhà khoa học trong hội đồng tư vấn cho chính phủ Anh hôm 9/12 cho biết nếu biến chủng Omicron tiếp tục lây lan với tốc độ hiện tại và chính quyền không thực hiện các biện pháp hạn chế, số người nhập viện vì biến chủng này có thể lên đến 1.000 người/ngày vào cuối năm nay.

    Tổng số ca nhiễm được ghi nhận trong ngày 10/12 lên tới 58.194, cao nhất kể từ ngày 9/1. Số ca mắc Covid-19 trung bình 7 ngày tính tới 9/12 ở Vương quốc Anh là 48.000, tức cứ 100.000 người thì có gần 500 ca nhiễm - và số người nhập viện là khoảng 760/ngày.

    6 kịch bản

    Hồi đồng tư vấn đã phác thảo 6 kịch bản về biến chủng Omicron có thể diễn ra.

    Ba kịch bản đầu tiên - được các nhà lập mô hình tư vấn cho chính phủ cho rằng có khả năng lớn nhất - là Omicron cho thấy lợi thế lây lan so với Delta và nó có thể vượt rào một phần khả năng miễn dịch do tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh trước đó, mở rộng phạm vi những người có thể bị nhiễm bệnh.

    Những lợi thế đó có nghĩa là Omicron cuối cùng sẽ cạnh tranh với Delta, giống cách Delta đã đánh bại các biến chủng trước đó như Alpha.

    “Cách duy nhất khiến một loại bệnh truyền nhiễm này đẩy một loại khác đến tuyệt chủng là khi chúng tranh giành cùng một nguồn tài nguyên - những người dễ bị nhiễm bệnh”, Matt Keeling, Giám đốc Viện Zeeman về Hệ thống Sinh học và Nghiên cứu Dịch tễ Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Warwick, cho biết.

    Sự khác biệt giữa ba kịch bản là mức độ nghiêm trọng ở khía cạnh số người nhiễm bệnh phải nhập viện.

    Các nhà khoa học lạc quan rằng vaccine sẽ tiếp tục bảo vệ hầu hết người nhiễm biến chủng Omicron khỏi bị bệnh nặng. Thế nhưng, ngay cả khi số ca nhập viện vì Omicron thấp hơn so với Delta, các lợi thế khác của biến chủng mới có nghĩa là quy mô của đợt bùng phát vẫn có thể dẫn đến sự gia tăng ca bệnh nặng, kéo căng năng lực đối phó của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).

    Trong nỗ lực để làm chậm bước tiến của Omicron, Thủ tướng Johnson hôm 8/12 đã yêu cầu mọi người ở Anh làm việc ở nhà nếu có thể, đeo khẩu trang ở các không gian công cộng trong nhà và xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm Covid-19 âm tính để được vào hộp đêm và các địa điểm khác.

    anh quoc la tam guong chong dich 1
    Một phòng xét nghiệm Covid-19 ở London, Anh. Ảnh: Zuma Press.

    Những kịch bản còn lại được hội đồng tư vấn đánh giá ít khả năng xảy ra hơn. Trong đó, một kịch bản hướng về viễn cảnh biến chủng Omicron không có khả năng vượt trội hơn Delta về né tránh miễn dịch, nhưng lại có lợi thế về khả năng lây truyền. Điều đó có nghĩa là cuối cùng nó sẽ thay thế Delta nhưng bức tường thành của khả năng miễn dịch ở Anh giúp dịch bệnh được kiểm soát.

    Trong một kịch bản khác, Omicron được chứng minh ít nguy hiểm hơn lo ngại ban đầu ở Anh vì sự phơi nhiễm với Delta - vốn không phổ biến ở Nam Phi khi biến chủng mới xuất hiện - giúp tăng cường khả năng bảo vệ khỏi Omicron. Kịch bản cuối cùng là Delta vẫn chi phối và Omicron bùng phát nhất thời theo các đợt nhỏ. Điều đó từng xảy ra với biến chủng Beta, cũng đã lây lan nhanh chóng ở Nam Phi nhưng chưa bao giờ tìm được chỗ đứng ở Anh hoặc Mỹ.

    Bằng chứng từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy mũi tiêm tăng cường sẽ bổ sung khả năng bảo vệ để chống lại Omicron. Vương quốc Anh đã tiêm mũi tăng cường cho gần 22 triệu người, tức một phần ba dân số. Chính phủ nước này đã mở rộng danh sách người đủ điều kiện tiêm mũi thứ ba cho tất cả công dân trên 18 tuổi và rút ngắn khoảng cách giữa liều thứ hai và liều tăng cường xuống còn ba tháng.

    Graham Medley, giáo sư về mô hình bệnh truyền nhiễm tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London kiêm đồng chủ tịch nhóm mô hình của hội đồng tư vấn chính phủ, đã so sánh giai đoạn mới nhất của đại dịch với việc lái một chiếc ôtô. Theo đó, vaccine, tiêm phòng nhắc lại và các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang được ví với thắt dây an toàn và kiểm định an toàn, giúp giảm thiểu nguy cơ thương tích trong một vụ tai nạn đối với mỗi cá nhân.

    “Omicron khiến đường trơn trượt hơn một chút”, ông nhận định.

    Zing (Wall Street Journal)

  • Trước đó, Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson đã tiết lộ về “Kế hoạch B” nhằm đối phó với biến thể Omicron, bao gồm bắt buộc làm việc tại nhà, đeo khẩu trang nơi công cộng, sử dụng thẻ vaccine Covid-19 khi đến các câu lạc bộ và rạp chiếu phim.

    Mặc dù người dân Vương quốc Anh vẫn đang phản ứng khá dữ dội trước thông báo của chính phủ nước này về "Kế hoạch B" được công bố vào thứ Tư (8/12) nhằm đối phó với biến thể mới Omicron, các báo cáo cho thấy một "Kế hoạch C" đã bắt đầu được triển khai.

    plan C cua chinh phu anh
    Cho đến nay, đã có khoảng 568 trường hợp nhiễm biến thể Omicron mới được xác nhận ở Anh. Ảnh: Reuters

    Các hạn chế Covid-19 nghiêm khắc hơn có thể sẽ được triển khai ở Anh sau Giáng sinh, Daily Mail đưa tin. Các quan chức và chuyên gia ứng phó Covid-19 của nước này được cho là đang tiến hành một dự thảo các biện pháp, có thể được triển khai nếu cần, vào tháng Giêng.

    Dự thảo các biện pháp bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang ở tất cả các không gian trong nhà và lớp học. Bên cạnh đó, người dân sẽ phải đăng ký ứng dụng NHS Covid hoặc cung cấp địa chỉ liên hệ qua điện thoại và email trước khi đến một quán rượu hay nhà hàng. Hộ chiếu vaccine (NHS Covid Pass) chứng minh tình trạng tiêm chủng hoặc xét nghiệm âm tính sẽ được yêu cầu tại nhiều địa điểm hơn nữa.

    Người ta tin rằng còn nhiều biện pháp đang được đưa ra bàn trong khi "Kế hoạch B" triển khai.

    Hôm 8/12, Boris Johnson cho biết nếu chủng virus mới nguy hiểm hơn so với Delta và "Kế hoạch B" trước đó không thể xử lý nổi thì việc áp dụng những phương án mới sẽ là "không thể tránh khỏi". Tuy nhiên, ông cũng trấn an công chúng rằng nếu số liệu lạc quan hơn thì sẽ không cần đến những biện pháp này.

    "Người sử dụng lao động nên sắp xếp công việc với nhân viên của họ và làm việc tại nhà nếu có thể… Tôi biết điều này sẽ khó đối với nhiều người nhưng bằng cách giảm bớt liên lạc tại nơi làm việc, dịch bệnh sẽ đỡ lây lan hơn", Johnson nói.

    Về việc "buộc" mọi người tiêm phòng, Thủ tướng cho biết nếu các mũi tiêm được chứng minh là thành công trong việc "kiềm chế" biến thể Omicron thì việc chủng ngừa là không còn gì phải bàn cãi nữa.

    Chính phủ Vương quốc Anh đã tiết lộ vào hôm 8/12 rằng "Kế hoạch B" sẽ được áp dụng ở Anh vào mùa đông, với quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở các môi trường công cộng, bao gồm cả rạp hát và rạp chiếu phim kể từ thứ Sáu (10/12).

    Mọi người được khuyến khích làm việc tại nhà kể từ ngày 13/12. Ngoài ra, từ ngày 15/12, thẻ Covid của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), chứng minh tình trạng tiêm chủng hoặc xét nghiệm âm tính, sẽ được yêu cầu nếu muốn vào một số địa điểm nhất định, chẳng hạn như hộp đêm, địa điểm trong nhà từ 500 chỗ trở lên, địa điểm ngoài trời không mái che với hơn 4.000 chỗ ngồi, cũng như bất kỳ sự kiện nào có hơn 10.000 người.

    Cho đến nay, đã có khoảng 568 trường hợp nhiễm biến thể Omicron mới được xác nhận ở Anh.

    Theo Dân Việt

  • Biến chủng Omicron dường như đang lây lan nhanh ở Anh hơn Nam Phi, có thể do khác biệt về khí hậu, theo hai chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.

    Trevor Bedford, phó giáo sư về thống kê sinh học, tin sinh học và dịch tễ học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, Mỹ hôm 8/12 đăng Twitter rằng ca nhiễm biến chủng Omicron đang tăng gấp đôi sau mỗi 2,2 ngày ở Anh, so với ba ngày ở Nam Phi.

    Omicron, xuất hiện ở miền nam châu Phi tháng trước, lây lan nhanh ở Nam Phi và trở thành chủng gây nhiều ca Covid-19 mới nhất ở nước này trong chưa đầy hai tuần. Theo Bedford, điều kiện thời tiết có thể "thuận lợi" hơn cho sự lây lan của Omicron ở Anh so với Nam Phi, nơi khí hậu ấm hơn.

    omicron lan nhanh o anh hon nam phi
    Một số người đeo khẩu trang khi đi bộ dọc phố Oxford ở trung tâm London, Anh hôm 4/12. Ảnh: AFP.

    Giáo sư John Edmunds, thuộc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cũng nói trong hội thảo do Hiệp hội Y khoa Hoàng gia tổ chức hôm 9/12 rằng tốc độ lây lan của Omicron ở Anh "nhanh hơn một chút" so với Nam Phi. Tình hình ở Anh "thực sự khá đáng báo động", ông nói.

    Edmunds ước tính ca nhiễm Omicron ở Anh sẽ tăng lên 64.000 ca một ngày trong hai tuần tới nếu virus lây lan với tốc độ hiện tại. "Giả sử hôm nay ghi nhận 1.000 ca, trong một tuần, bạn ghi nhận 8.000. Trong hai tuần, con số lên 64.000.

    Chúng ta có thể báo cáo số ca nhiễm đáng kể vào Giáng sinh", Edmunds nói, thêm rằng rất có thể có nhiều ca trong cộng đồng hơn so với báo cáo.

    Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) dự đoán Omicron sẽ trở thành chủng trội tại nước này vào giữa tháng 12, với hơn một triệu ca nhiễm tính đến cuối tháng. Tới nay, Anh đã ghi nhận 1.265 ca nhiễm Omicron.

    Biến chủng Omicron được phát hiện đầu tiên tại Botswana vào ngày 11/11 và được Nam Phi báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 24/11.

    Theo các chuyên gia, lượng đột biến lớn trên protein gai của virus có thể giúp nó vượt qua hàng rào kháng thể từ vaccine hoặc nhiễm bệnh trước đó. Tuy nhiên, các nhà khoa học còn nhiều tranh cãi xung quanh biến chủng Omicron về khả năng lây nhiễm, mức độ nguy hiểm hay hiệu quả của vaccine.

    Các chuyên gia dự đoán các loại vaccine Covid-19 hiện có, đặc biệt sau mũi tăng cường, có thể ngăn ca nghiêm trọng do chủng Omicron.

    VnExpress (theo Bloomberg)

  • Tùy vào thời gian khác nhau, người nhiễm biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể có những biểu hiện khác nhau, đặc biệt là vào ban đêm.

    Thế giới đang chờ đợi dữ liệu để đánh giá mối đe dọa của biến thể Omicron với các chỉ số ban đầu rất đáng khích lệ. Các bác sĩ Nam Phi điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm Omicron đã cung cấp những thông tin hữu ích. Trong đó, có một triệu chứng xuất hiện vào ban đêm.

    Kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Omicron vào nhóm biến thể gây lo ngại ngày 24/11, nhiều nước đã có phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ như áp dụng lệnh cấm bay từ Nam Phi, thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

    WHO cho rằng, Omicron có nguy cơ tái nhiễm cao, nhưng bằng chứng ban đầu ghi nhận biến thể này có khả năng chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ so với chủng Delta. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải cảnh giác và phản ứng phù hợp nếu phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm biến thể mới.

    trieu chung moi cua omicron vao ban dem

    Chưa có nhiều dữ liệu về các triệu chứng khi mắc biến thể mới, nhưng các bác sĩ ở Nam Phi - nơi lần đầu tiên phát hiện ra Omicron - đã cung cấp những thông tin quan trọng. Bác sĩ đa khoa Unben Pillay liệt kê các biểu hiện bệnh của người nhiễm Omicron như cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ho, sốt...

    Một dấu hiệu khác có thể xuất hiện là đổ mồ hôi ban đêm. Khi đó, quần áo, chăn ga của người bệnh bị ướt đẫm dù họ đang ngủ ở nơi thoáng mát.

    Mặc dù bằng triệu chứng hiện này rất hiếm xảy ra nhưng có một số dấu hiệu đáng khích lệ rằng các loại vaccine hiện tại sẽ cung cấp biện pháp bảo vệ chống lại Omicron. Đặc biệt, các mũi tiêm tăng cường sẽ bổ sung lớp bảo vệ chống lại COVID-19 và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng

    Dữ liệu thực tế từ Israel và Vương quốc Anh chỉ ra, liều tăng cường của một trong những loại vaccine dựa trên công nghệ mRNA được sử dụng rộng rãi làm giảm đáng kể khả năng mắc bệnh SARS-CoV-2. Tuy nhiên, mức độ chống lại biến thể Omicron của liều vaccine tăng cường vẫn chưa được xác định.

    Theo WHO, tới nay, chưa có ca tử vong nào liên quan tới biến thể Omicron. Tuy nhiên, số ca đang tăng ngày càng nhanh và lan tới gần 50 nước trên thế giới./.

    Theo VOV

  • Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động giữa lúc biến thể Omicron xuất hiện ở ít nhất 57 nước.

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 8-12 nhấn mạnh: "Nếu các nước chờ đợi cho đến khi bệnh viện của họ bắt đầu bị lấp kín thì đã quá muộn. Đừng chờ đợi. Hãy hành động ngay lập tức". Ông Tedros kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp ngăn chặn biến chủng mới một cách nghiêm ngặt.

    Tại Nam Phi, số ca nhiễm Omicron đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, theo ông Tedros, "Omicron được phát hiện khi mức độ lây truyền của Delta ở Nam Phi rất thấp. Do đó, biến thể này có rất ít sự cạnh tranh".

    Ông cũng bác bỏ các báo cáo ban đầu cho rằng chủng Omicron dẫn đến một đợt dịch Covid-19 ở Nam Phi nhẹ hơn và nhận định còn quá sớm để nói chắc chắn điều này.

    omicron lan nhu chay rung
    Nhiều bệnh viện Đức phải vật lộn với số ca nhập viện tăng. Ảnh: DPA

    Tại Đức, nước này ghi nhận 527 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua. Đài CNN cho biết đây là con số cao nhất được ghi nhận kể từ ngày 18-2.

    Cụ thể, Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Đức, ngày 8-12 cho biết nước này ghi nhận thêm 69.601 ca nhiễm mới và 527 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 6,3 triệu ca và hơn 104.600 ca tử vong.

    Nhiều bệnh viện Đức phải vật lộn với số ca nhập viện tăng. Các bác sĩ cảnh báo những khu chăm sóc đặc biệt (ICU) có thể sớm vượt qua mức đỉnh điểm của mùa đông năm ngoái. Sự xuất hiện của biến chủng Omicron càng làm tăng thêm mối lo cho Đức.

    Do đó, tuần trước, Đức áp hạn chế với người chưa tiêm ngừa và cấm họ tiếp cận hầu như mọi địa điểm, trừ các cơ sở kinh doanh thiết yếu như siêu thị và hiệu thuốc, trong bối cảnh ca nhiễm tăng mạnh gần đây. Lệnh cấm không áp dụng với người đã phục hồi sau khi mắc Covid-19.

    Các lãnh đạo Đức ủng hộ kế hoạch thiết lập quy định tiêm chủng bắt buộc trong những tháng tới. Nếu được quốc hội thông qua, quy định có thể bắt đầu có hiệu lực sớm nhất vào tháng 2-2022.

    Để ngăn chặn đà lây lan của biến thể Omicron trong dịp Giáng sinh và năm mới, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 8-12 thông báo khởi động "kế hoạch B".

    Theo đó, kể từ ngày 10-12, việc đeo khẩu trang sẽ trở thành quy định bắt buộc tại đa số các không gian kín trong nhà và các phương tiện công cộng. Từ đầu tuần sau người dân Anh cũng được khuyến cáo nên làm việc tại nhà "nếu có thể", trong khi việc triển khai áp dụng "hộ chiếu vắc-xin" sẽ có hiệu lực từ ngày 15-12 nếu được quốc hội nước này thông qua.

    Thủ tướng Anh cũng công bố kế hoạch mở rộng chương trình tiêm tăng cường vắc-xin cho toàn bộ người trên 18 tuổi ở nước này.

    Ông Boris Johnson cho biết các biện pháp hạn chế mới là cần thiết sau khi nước này ghi nhận 568 ca nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, nhiều nhà lập pháp tỏ ra không hài lòng với các hạn chế mới, lo ngại sẽ tác động tiêu cực sau khi nền kinh tế nước này sụt giảm 10% hồi năm ngoái.

    Theo tờ South China Morning Post, người đứng đầu Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, thông báo kế hoạch giảm ít nhất một nửa sản lượng vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca do không có đơn đặt hàng mới từ chính phủ.

    Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Adar Poonawalla cho biết việc chính phủ Ấn Độ không đặt bất kỳ đơn hàng mới nào là lý do khiến ông có kế hoạch cắt giảm sản lượng. Thêm nữa, các đơn đặt hàng từ Sáng kiến cung cấp vắc-xin Covid-19 của Liên Hiệp Quốc đến rất chậm.

    Theo Người Lao Động

  • Các nhà khoa học cho biết đã xác định được phiên bản "tàng hình" của Omicron mà không thể dùng xét nghiệm PCR để nhận dạng được như với các biến thể khác.

    Các nhà khoa học công bố phát hiện này khi số lượng ca nhiễm biến thể Omicron ở Vương quốc Anh tăng từ 101 lên 437 trong một ngày.

    Phiên bản "tàng hình" có nhiều điểm chung với Omicron tiêu chuẩn, nhưng thiếu một biến đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm PCR dựa trên phòng thí nghiệm phát hiện ca nghi nhiễm.

    Biến thể này vẫn được xem là ca mắc COVID-19 và có thể được xác định là Omicron thông qua giải trình tự gen, nhưng các trường hợp nghi nhiễm không được ghi nhận bởi các xét nghiệm PCR thông thường vốn cho kết quả nhanh hơn.

    Các nhà nghiên cứu cho biết còn quá sớm để biết liệu phiên bản "tàng hình" của Omicron có lây lan theo cách giống dạng tiêu chuẩn hay không. Thế nhưng, phiên bản Omicron mới khác biệt về mặt di truyền nên có thể hoạt động khác.

    Phiên bản “tàng hình” của Omicron lần đầu tiên được phát hiện trong số các bộ gen SARS-CoV-2 được gửi từ Nam Phi, Úc và Canada những ngày gần đây, nhưng nó có thể đã lây lan rộng hơn. Trong số 7 ca nhiễm phiên bản Omicron "tàng hình" được xác định cho đến nay, không có trường hợp nào ở Anh.

    bien the omicron tang hinh
    Phiên bản “tàng hình” của Omicron tránh được sự phát hiện trong quá trình xét nghiệm PCR

    Phát hiện này được đưa ra khi Thủ tướng Boris Johnson nói với nội các rằng Omicron dường như dễ lây truyền hơn. Các quan chức thừa nhận điều này sẽ gây tác động không nhỏ và khả năng cần phải có thêm các hạn chế.

    Tại cuộc họp nội các hôm 7.12, cũng có sự tham dự của Patrick Vallance (cố vấn khoa học chính cho chính phủ) và Chris Whitty (Giám đốc y tế của Anh), Thủ tướng Boris Johnson nói với các bộ trưởng rằng dấu hiệu ban đầu là Omicron dễ lây truyền hơn so với biến thể Delta nổi trội hiện tại.

    Người phát ngôn của ông Johnson cho biết bước dự phòng tiếp theo vẫn là áp đặt kế hoạch B, sẽ yêu cầu chứng nhận tiêm vắc xin và hướng dẫn làm việc tại nhà nếu có thể.

    Trong khi chính phủ sẽ “muốn đảm bảo rằng Quốc hội có tiếng nói của mình” với bất kỳ quy định mới nào, người phát ngôn của ông Johnson nói các bộ trưởng hiện tại có quyền đơn phương áp đặt các hạn chế của kế hoạch B, chẳng hạn nếu chúng cần thiết trong thời gian nghỉ lễ Giáng sinh.

    Bất chấp những cân nhắc như vậy, người phát ngôn của ông Johnson khẳng định rằng hiện tại lời khuyên chính thức vẫn là mọi người nên quay trở lại nơi làm việc nếu có thể, dù có xem xét áp đặt các biện pháp nhẹ hơn như xét nghiệm.

    Ông nói: “Chúng tôi đang khuyến khích các doanh nghiệp đưa nhân viên trở lại văn phòng theo đúng hướng dẫn”.

    Scotland thông báo người dân trở về nhà làm việc nếu có thể cho đến ít nhất giữa tháng 1.2022. Nicola Sturgeon, Bộ trưởng thứ nhất của Scotland, tiết lộ rằng khoảng 4% ca mắc COVID-19 ở Scotland có khả năng là biến thể Omicron và đang tăng đều đặn. Điều đó đồng nghĩa khoảng 122 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày có dấu hiệu di truyền của Omicron ở Scotland, dù chỉ 99 trường hợp được xác nhận qua giải trình tự gen.

    Ước tính của chúng tôi ở giai đoạn này là thời gian tăng gấp đôi số ca nhiễm Omicron có thể ngắn từ 2 đến 3 ngày và hệ số lây nhiễm cơ bản liên quan đến biến thể mới có thể nhiều hơn 2”, Nicola Sturgeon nói. Việc theo dõi liên lạc cũng đang được tăng cường ở Scotland, với những người liên hệ gần gũi với ca dương tính được yêu cầu xét nghiệm và cách ly.

    Việc phát hiện ra phiên bản Omicron “tàng hình” đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tách dòng B.1.1.529 thành Omicron tiêu chuẩn (được gọi là BA.1) và biến thể mới hơn (BA.2).

    Có hai dòng trong Omicron, BA.1 và BA.2, khá khác biệt về mặt di truyền. Hai dòng có hành vi khác nhau”, Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London, cho biết.

    Các nhà khoa học sử dụng phân tích toàn bộ bộ gen để xác nhận biến thể nào đã gây ra mắc COVID-19, nhưng các xét nghiệm PCR đôi khi có thể đưa ra dấu hiệu.

    Khoảng một nửa số máy xét nghiệm PCR ở Anh tìm kiếm ba gen trong vi rút SARS-CoV-2, nhưng Omicron (và biến thể Alpha) cho kết quả dương tính chỉ với hai trong số đó. Điều này là do Omicron, giống như Alpha, có một sự thay đổi di truyền được gọi là sự mất đoạn trong gen S hoặc gen đột biến.

    Một cách không chính thức, một số nhà nghiên cứu đang gọi biến thể mới là “Omicron tàng hình” vì thiếu một biến đổi di truyền cho phép các xét nghiệm PCR phát hiện ra nó.

    Một ẩn số chính là “Omicron tàng hình” xuất hiện như thế nào. Dù thuộc dòng Omicron nhưng phiên bản “tàng hình” rất khác biệt về mặt di truyền nên có thể đủ tiêu chuẩn trở thành biến thể mới đáng lo ngại nếu nó lây lan nhanh chóng.

    Theo một nhà nghiên cứu, việc có hai biến thể, BA.1 và BA.2, phát sinh liên tiếp nhanh chóng với các đột biến được chia sẻ là điều đáng lo ngại và cho thấy việc giám sát sức khỏe cộng đồng “đang thiếu một mảnh ghép lớn”.

    Theo Một Thế Giới

  • Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ước tính ca nhiễm Omicron cao gấp 20 lần con số đã được ghi nhận.

    Bộ trưởng Y tế Anh - Sajid Javid đã nói với các nghị sĩ rằng Omicron có thể gây ra hơn 1 triệu ca nhiễm Omicron vào cuối tháng này theo quỹ đạo hiện tại, mô tả biến thể mới là "một kẻ thù thậm chí còn đáng gờm hơn".

    Trong tuyên bố gửi tới Hạ viện, ông Sajid Javid nói rằng đã có 568 ca nhiễm biến thể Omicron được ghi nhận nhưng con số ước tính hiện tại có lẽ gần 10.000.

    UKHSA ước tính rằng ca nhiễm Omicron cao hơn xấp xỉ 20 lần số ca được ghi nhận, vì vậy số ca nhiễm hiện tại có lẽ là gần 10.000. UKHSA cũng ước tính rằng với tỷ lệ nhân đôi số ca nhiễm Omicron quan sát được hiện tại là từ 2 ngày rưỡi đến 3 ​​ngày, vào cuối tháng này, số ca nhiễm biến thể này có thể vượt quá 1 triệu”, Sajid Javid nói tối 8.12.

    Bộ trưởng Y tế Anh cho biết hiện đã tin rằng Omicron có khả năng lây truyền cao hơn nhiều so với Delta, nhưng ông nói vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về biến thể mới.

    Sajid Javid cho biết các ca nhiễm biến thể Delta đã tăng gấp đôi trong khoảng 7 ngày và Omicron đang lây lan với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn.

    Dựa trên dữ liệu mới nhất từ ​​đây và khắp nơi trên thế giới, phân tích mới nhất của chúng tôi đã thành sự thật, tỷ lệ nhân đôi số ca nhiễm Omicron khoảng từ hai ngày rưỡi đến ba ngày”, ông nhấn mạnh.

    sajid javid omicron lay lan nhanh
    Ông Sajid Javid nói vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về Omicron - Ảnh: Shutterstock

    Tuyên bố trên diễn ra sau lời khuyên khoa học cho các bộ trưởng hôm 7.12, cung cấp một phác thảo rõ ràng về hậu quả tiềm tàng của việc không thực hiện hành động ngăn chặn sự lây lan vi rút.

    Nhóm Khoa học về đại dịch cúm trong ủy ban cố vấn mô hình hóa đã dự đoán: “Nếu những ước tính ban đầu về lợi thế lây truyền và khả năng thoát khỏi miễn dịch của Omicron ở Nam Phi có thể áp dụng cho người dân Vương quốc Anh thì khả năng xảy ra đỉnh điểm về số ca nhiễm trùng là rất lớn, lớn hơn cả trong đợt dịch mùa đông vào tháng 1.2021”.

    Các nhà khoa học cho biết, ngay cả khi mức độ nghiêm trọng bằng một nửa Delta, điều này có thể dẫn đến vượt trội hơn về số ca nhiễm Omicron.

    Giả sử Omicron có một số lợi thế về khả năng lây truyền và thoát khỏi một mức độ miễn dịch nào đó - tình huống được đánh giá là có thể xảy ra nhất - các nhà khoa học nói rất có thể cần các biện pháp rất nghiêm ngặt để kiểm soát sự bùng phát dịch và giữ hệ số lây nhiễm cơ bản dưới 1.

    Trong dịch tễ học, hệ số lây nhiễm cơ bản là số ca nhiễm bệnh mới dự kiến được tạo ra trực tiếp bởi một trường hợp ban đầu.

    Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGA) của chính phủ cho biết Omicron đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở Vương quốc Anh, với hàng ngàn ca nhiễm hàng ngày đã xảy ra. Với tốc độ này, Omicron được dự đoán sẽ trở thành biến thể thống trị ở đây vòng vài tuần.

    Nếu không có bất kỳ thay đổi nào với các biện pháp hiện tại, số ca nhập viện do Omicron có thể lên tới 1.000 mỗi ngày hoặc cao hơn ở Vương quốc Anh cuối năm nay, với mức cao nhất có thể lên tới hơn 1.000 đến 2.000 mỗi ngày.

    Để nó ở dưới mức này, mong Omicron chỉ thoát khỏi hệ miễn dịch mức độ nhỏ và khả năng bảo vệ rất cao của mũi vắc xin tăng cường chống lại biến thể này”, SAGA cho biết.

    SAGA cũng đề xuất các biện pháp kiểm soát dịch bổ sung nên được xem xét trong các bệnh viện, nhà chăm sóc và nhà tù để giúp ngăn chặn sự lây lan của Omicron có khả năng lây truyền cao.

    Mới đây, các nhà khoa học cho biết đã phát hiện phiên bản "tàng hình" của Omicron mà không thể dùng xét nghiệm PCR để nhận dạng được như với các biến thể khác.

    Ẩn số chính là “Omicron tàng hình” xuất hiện như thế nào. Dù thuộc dòng Omicron nhưng phiên bản “tàng hình” rất khác biệt về mặt di truyền nên có thể đủ tiêu chuẩn trở thành biến thể mới đáng lo ngại nếu nó lây lan nhanh chóng. Xem chi tiết tại đây.

    Theo Một Thế Giới

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 8/12 công bố quy định điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, nhằm ngăn chặn đà lây lan của biến thể Omicron.

    Đa phần người dân Anh đã từng quen với các quy định này trong các làn sóng lây nhiễm trước đó. Dưới đây là 5 điểm nhấn trong “Kế hoạch B” vừa được chính quyền của Thủ tướng Johnson thông qua.

    ke hoach b bien the omicron

    - Làm việc tại nhà: Những người có thể làm việc tại nhà nên thực hiện điều này từ tuần tới, ông Johnson phát biểu tại cuộc họp báo tối ngày 8/12. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh cũng thừa nhận sẽ rất vất vả cho nhiều người để dịch chuyển thích ứng. Quy định làm việc từ xa này sẽ có hiệu lực từ ngày 13/12 và đây không phải là lần đầu tiên Anh áp dụng quy định này.

    - Đeo khẩu trang bắt buộc: Đeo khẩu trang sẽ lại là quy định bắt buộc khi xuất hiện ở các địa điểm công cộng, với một số trường hợp miễn trừ gần như mang tính đương nhiên, ví dụ khi ăn, uống, tập thể thao, ca hát.

    - Chứng nhận COVID-19: Ngoài đeo khẩu trang, chứng nhận COVID-19 cũng là quy định bắt buộc đối với những ai muốn tới hộp đêm, các địa điểm tương tự như rạp hát có quy mô khán phòng nhất định. Các sự kiện trong nhà không ghế ngồi quy mô 500 khách, sự kiện ngoài trời quy mô 4.000 người khác và bất kỳ sự kiện nào trên 10.000 khách đều phải trình chứng nhận COVID-19 mới được vào dự.

    Chứng nhận COVID-19 được cấp cho người đủ điều kiện tiêm chủng và đã hoàn tất hai mũi tiêm. Ngoài chứng nhận tiêm chủng, xét nghiệm âm tính cũng được coi là đủ điều kiện để được coi là chứng nhận COVID-19.

    - Tấn công phủ đầu: Thông tin ban đầu từ các nhà khoa học Nam Phi cho thấy Omicron có thể lây lan nhanh hơn, nhưng không gây ra tình trạng nhiễm bệnh nặng như Delta. Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson cho rằng không thể nói trước được việc Omicron sẽ không gây ra bùng phát số ca nhập viện và tử vong. Vì thế, đây là thời điểm hợp lý để chuyển sang “Kế hoạch B”.

    - Không đóng cửa: Những quy định mới này gần giống với biện pháp từng áp dụng trong các đợt đóng cửa trước đây được áp dụng ở vùng England, thuộc Anh. Nhưng ông Johnson khẳng định “Kế hoạch B” không phải là phong tỏa và chính quyền sẽ rà soát lại quy định muốn nhất là vào đầu tháng 1 tới. Còn Bộ trưởng Y tế Anh nói rằng quy định hạn chế này sẽ hết hạn vào ngày 26/1/2022.

    Theo Báo Tin Tức

  • Số ca mắc Covid-19 mới ở UK đang tăng gấp đôi cứ sau hai đến ba ngày, với London và Scotland là tâm dịch.

    Giáo sư Neil Ferguson cho biết không thể loại trừ việc phong tỏa vào tháng 1 nếu số người nhập viện tăng nhanh trong dịp Giáng sinh và năm mới.

    Hiện Chính phủ đang cân nhắc các biện pháp mới để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, bao gồm hộ chiếu vắc-xin và khuyên người dân làm việc tại nhà.

    Giáo sư Ferguson cho biết ông muốn thấy các bộ trưởng đưa ra các quy định chặt chẽ hơn trong khi chiến dịch tiêm tăng cường đang được đẩy mạnh.

    Ông Ferguson nói: “Số ca mắc đang tăng gấp đôi ít nhất ba ngày một lần, thậm chí hai ngày một lần vào thời điểm hiện tại. Vì vậy, vi-rút đang lây lan rất nhanh. Tốc độ lây nhiễm là giống nhau nếu không muốn nói là nhanh hơn so với những gì chúng ta đã thấy vào tháng 3 năm ngoái...”

    Giáo sư Ferguson cho biết Omicron có thể né tránh các kháng thể vắc-xin tốt hơn mọi chủng vi-rút khác, trong khi đó khả năng bảo vệ chống lại triệu chứng nhẹ của hai mũi vắc-xin đã giảm đi một nửa.

    Tuy nhiên, dữ liệu ban đầu từ Nam Phi - nơi biến thể lần đầu tiên được phát hiện, cho thấy người được tiêm chủng, đặc biệt là đã tiêm nhắc lại, được bảo vệ khỏi bệnh nặng và các triệu chứng nhẹ.

    9covidSố ca mắc tại Anh đang tiếp tục tăng mạnh

    Omicron có khả năng sẽ vượt qua biến thể Delta và trở thành biến thể phổ biến nhất ở Anh. Hơn 437 ca mắc đã được xác định ở Anh cho đến nay - với hơn 100 trường hợp ở London.

    Ông Ferguson nói: "Về mặt dịch tễ học, chúng ta cần cố gắng làm chậm tốc độ lây nhiễm để có thêm thời gian tiêm tăng cường và đạt được mức độ bảo vệ tốt nhất, cũng như thêm thời gian để xác định đặc tính của biến thể. Kế hoạch B cộng với làm việc tại nhà có thể làm chậm vi-rút, nó sẽ không bị ngăn lại nhưng tốc độ lây lan sẽ giảm, thay vì tăng gấp đôi cứ hai hoặc ba ngày. Nghe có vẻ không nhiều nhưng việc này có khả năng rất lớn và cho phép chúng ta ngăn chặn vi-rút tốt hơn và tăng cường khả năng miễn dịch”.

    Giáo sư Ferguson - thành viên của Nhóm Cố vấn Khoa học trong các Trường hợp Khẩn cấp (SAGE), năm ngoái được gọi là Giáo sư Phong tỏa vì công trình của ông là chìa khóa cho đợt phong tỏa đầu tiên vào tháng 3 năm 2020.

    Khi được hỏi liệu Vương quốc Anh có thể phải áp dụng những hạn chế tương tự như hồi tháng Giêng hay không, ông nói "rất khó để loại trừ bất cứ điều gì" và "việc này có thể xảy ra vào thời điểm hiện tại".

    Giáo sư nói thêm Omicron đã được "phát hiện ở hầu hết mọi khu vực" nhưng số ca mắc cao hơn ở London vì thủ đô có lượng lớn du khách từ nước ngoài, và Scotland - nơi biến thể có thể đã được “gieo mầm” trong hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 tháng trước.

    Chính phủ đã lên kế hoạch để người dân làm việc tại nhà trong khoảng thời gian Giáng sinh và cấp giấy thông hành vắc xin để làm chậm sự lây lan. Tuy nhiên, Nội các được cho là có nhiều ý kiến khác nhau về các đề xuất.

    Một nhà dịch tễ học cho biết đợt bùng phát biến thể Omicron tại một bữa tiệc Giáng sinh ở Oslo (Na Uy) - nơi có tới 120 người tham gia bị nhiễm, cho đến nay mới chỉ gây ra bệnh nhẹ.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết các vắc-xin vẫn sẽ bảo vệ người mắc Omicron khỏi bệnh nặng, mặc dù thử nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm ở Nam Phi cho thấy chủng virus này có thể tránh được một phần tác động của vắc-xin Pfizer.

    Tiến sĩ Mike Ryan - giám đốc các trường hợp khẩn cấp của WHO, cho biết: "Chúng ta có những loại vaccine đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chống lại tất cả các biến thể, và không có lý do gì để nghi ngờ vắc-xin sẽ không hoạt động tương tự đối với Omicron”.

    Bài liên quan: 5 điểm nhấn trong Kế hoạch B của Anh nhằm ngăn chặn Omicron

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • Số liệu mới cho thấy số ca mắc biến thể Omicron ở Anh đã tăng gần 40% trong một ngày.

    90 ca mắc mới đã được xác định trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca mắc lên 336, các quan chức cho biết hôm thứ Hai 6/12. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho biết 64 ca mắc được phát hiện ở Anh, 23 ở Scotland và 3 ca ở xứ Wales.

    Cho đến nay, chủng vi khuẩn mới vẫn chưa được phát hiện ở Bắc Ireland. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế xác nhận biến thể này đang lây lan trong cộng đồng.

    Ông Sajid Javid cho biết “nhiều vùng ở England” đã ghi nhận ca mắc không liên quan đến di chuyển quốc tế. Ông Sajid cũng xác nhận không thể đảm bảo biến thể mới sẽ không “đánh gục chúng ta trên con đường phục hồi”.

    Ngày càng có nhiều lo ngại chủng virus mới, được xác định lần đầu tiên ở Nam Phi vào cuối tháng 11, có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin và dễ lây nhiễm hơn các biến thể khác.

    Các nhà khoa học có nhiều ý kiến khác nhau về tác động của Omicron, với một số gợi ý các triệu chứng cho đến nay có vẻ tương đối nhẹ.

    Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại nhằm làm chậm sự lây lan của virus, nhưng các chuyên gia cho rằng đã quá muộn.

    Bài liên quan: Triệu chứng của người mắc biến thể Omicron là gì?

    7covidThêm 90 ca nhiễm biến thể Omicron được ghi nhận trong ngày 6/12

    Người đồng sáng tạo vắc-xin Oxford, Dame Sarah Gilbert, đã cảnh báo trong một bài giảng uy tín rằng tiêm vắc-xin đầy đủ sẽ không đủ để ngăn mọi người bị nhiễm.

    Các hạn chế mới ở Vương quốc Anh, bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang, dự kiến ​​sẽ được kéo dài sang năm mới - nhưng Giáng sinh có thể vẫn sẽ diễn ra theo kế hoạch.

    Trong khi đó, Vương quốc Anh một lần nữa ghi nhận hơn 50,000 ca mắc mới trong một ngày vào thứ Hai 6/12, khi 51,459 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận, cùng 41 trường hợp tử vong, bất chấp việc số liệu có xu hướng thấp hơn vào các ngày Thứ Hai, do sự chậm trễ trong báo cáo vào cuối tuần.

    Gần 300,000 người đã được tiêm tăng cường trong ngày chủ nhật 5/12 - thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 500,000 một ngày của Chính phủ.

    Nhìn chung, hơn 51 triệu người đã tiêm liều đầu tiên, hơn 46 triệu người tiêm liều thứ hai và 20.6 triệu người đã tiêm liều thứ ba. Các quan chức đang kêu gọi người dân chấp nhận tiêm khi được thông báo và thực hiện xét nghiệm PCR khi có các triệu chứng.

    Tiến sĩ Jenny Harries, Giám đốc điều hành của UKHSA, cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực để tìm hiểu tác động của biến thể này đối với khả năng lây truyền, gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong, đáp ứng kháng thể và hiệu quả của vắc xin. Tiêm phòng là rất quan trọng để tăng cường khả năng phòng thủ chống lại biến thể mới - vui lòng tiêm mũi đầu tiên, thứ hai, thứ ba hoặc tiêm nhắc lại ngay lập tức. Người trưởng thành được khuyến nghị tiêm một liều tăng cường. Bạn có thể tiêm tăng cường sớm nhất là 3 tháng kể từ mũi tiêm thứ hai. Vui lòng chấp nhận tiêm tăng cường ngay khi đủ điều kiện để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng”.

    Viethome (Theo Metro)

  • Phần lớn các ca nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận hiện nay chỉ có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng khi đưa ra kết luận bởi hiện tại các dữ liệu vẫn chưa đầy đủ.

    Bằng chứng ban đầu

    Theo Reuters, bằng chứng từ các ca nhiễm Omicron đầu tiên hiện còn rất hạn chế. Trong số 70 ca nhiễm biến chủng Omicron ở châu Âu, một nửa bệnh nhân không có triệu chứng và một nửa chỉ có triệu chứng nhẹ, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết.

    Hiện chưa có báo cáo nào về trường hợp Covid-19 thể nặng do nhiễm Omicron. Tuy nhiên, ECDC cho rằng, cần thêm dữ liệu của hàng trăm ca nhiễm nữa mới có thể đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng của Omicron. Một phần là bởi, hầu hết các ca nhiễm Omicron hiện giờ ở châu Âu là người trẻ tuổi đã tiêm ít nhất 2 mũi vaccine, khiến nguy cơ bệnh nặng ở họ cũng giảm.

    bien the omicron co nguy hiem

    Tại Nam Phi, nơi mà số ca Covid-19 đã tăng vọt từ vài trăm ca lên hơn 11.000 ca/ngày, triệu chứng ở người mắc Covid-19 hoặc người tái nhiễm cũng đa phần là nhẹ.

    Tiến sĩ Angelique Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi (SAMA), người đầu tiên phát hiện và cảnh báo về biến chủng Omicron, cho biết các bệnh nhân Covid-19 mà bà điều trị có triệu chứng khác so với trước kia. Họ chỉ có triệu chứng nhẹ là mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, ho nhưng không ai mất vị giác hay khứu giác như người nhiễm chủng Delta.

    "Một số bằng chứng từ Nam Phi cho thấy Omicron có thể chỉ gây triệu chứng nhẹ, nhưng tôi cũng muốn lưu ý rằng rất nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Nam Phi ban đầu là các sinh viên trẻ tuổi", Tiến sĩ Carlos Del Rio, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Emory ở Atlanta, bình luận tại một cuộc họp báo của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ ngày 2/12.

    Phiên bản "ít thích ứng hơn" của SARS-CoV-2?

    Trong khi tiếp tục thu thập thêm các dữ liệu từ thực tế, các nhà khoa học cũng tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để "giải mã" Omicron. Biến chủng này có hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến gắn trên protein gai - cấu trúc giúp virus bám chặt hơn và xâm nhập tế bào cơ thể người. Các vaccine hiện thời có nhiệm vụ nhắm vào các protein gai đó.

    "Thông thường, khi virus tích lũy nhiều đột biến, nó sẽ mất đi một số ưu thế", Tiến sĩ John Wherry, Giám đốc Viện nghiên cứu Penn ở Philadelphia (Mỹ,) cho biết. Theo ông, một số đột biến của Omicron có thể làm giảm khả năng phân tách của virus, thay đổi hành vi của protein gai.

    Một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng, sự xuất hiện của Omicron có thể là do "ổ chứa" virus trong cơ thể những người chưa tiêm chủng hoặc người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV, và những virus này có thể thích ứng để không gây tử vong ở vật chủ. Giáo sư Barry Schoub, cựu cố vấn cho WHO về các chương trình vắc xin, Chủ tịch Ủy ban cố vấn về vaccine Covid-19 của Nam Phi, nói rằng điều trùng hợp là khu vực xuất hiện biến thể mới Omicron cũng là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất.

    Trong khi đó, có những giả thuyết cho rằng, Omicron biến đổi và lây lan từ một động vật chủ.

    Omicron liệu có thể trở thành biến chủng trội?

    Một câu hỏi quan trọng nữa liên quan đến Omicron là liệu nó có thể thay thế Delta trở thành biến chủng trội toàn cầu hay không. Nếu Omicron thực sự trở thành biến chủng trội nhưng gây triệu chứng nhẹ ở người nhiễm bệnh, đó có thể là bước ngoặt để Covid-19 trở thành một bệnh đặc hữu như cúm, Sumit Chanda, một nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Cơ quan nghiên cứu miễn dịch và vi sinh học ở San Diego (Mỹ), cho biết.

    Tại Nam Phi, số ca Covid-19 đang tăng nhanh chóng mặt cùng với sự xuất hiện của Omicron. Theo dữ liệu của giới chức y tế Nam Phi, số ca mắc trung bình trong ngày cách đây 2 tuần ở nước này chỉ khoảng vài trăm ca, nhưng đang tăng vọt lên hơn 8.500 ca hôm 1/12, và hơn 11.500 ca hôm 2/12. ECDC hôm 2/12 cũng cảnh báo, Omicron có thể chiếm hơn một nửa số ca Covid-19 mới ở châu Âu trong vòng vài tháng tới.

    Trong khi giới khoa học tiếp tục nghiên cứu về Omicron, các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo, con người nên thận trọng, nhưng không quá hoảng sợ biến chủng mới. Họ cho rằng, tiêm đầy đủ vaccine và tiêm mũi tăng cường cũng như đeo khẩu trang ở nơi đông người hay trong không gian kín, rửa tay thường xuyên vẫn là những biện pháp hiệu quả để đối phó mọi biến chủng.

    Liên quan đến tiêm chủng vaccine Covid-19 mũi tăng cường, sự xuất hiện của Omicron dường như đang làm thay đổi quan niệm của giới chuyên gia.
    Nhiều chuyên gia tin rằng, vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả giúp người mắc Covid-19 tránh nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong và vaccine mũi tăng cường chỉ nên dành cho người trên 65 tuổi hoặc người có hệ miễn dịch kém.

    Tuy nhiên, ông John Moore, chuyên gia virus tại Weil Cornell Medicine, cho rằng nếu Omicron có khả năng cao chống lại các kháng thể thì việc tiêm vaccine mũi tăng cường là hợp lý.

    Theo Dân Trí

  • Làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới đã khiến sự lo lắng bao trùm lên các chợ Giáng sinh trên khắp châu Âu, khi mùa lễ hội cuối năm đang đến gần.

    Cây thông đã được dựng lên trên quảng trường chính của khu trung tâm thành phố Frankfurt tại Đức, hạt dẻ và hạnh nhân phủ đường đã được nướng thơm phức, và những đứa trẻ cưỡi lên đu quay như chúng thường làm trước khi có đại dịch. 

    Để thưởng thức một cốc vang nóng - một việc không hề phức tạp trước đại dịch, các du khách đeo khẩu trang phải đi qua lối vào một chiều tới một quầy rượu được rào xung quanh, dừng tại điểm sát trùng tay. Ở những quầy khác, bảo vệ an ninh kiểm tra chứng nhận tiêm chủng vacxin trước khi cho phép khách thưởng thức những chiếc xúc xích hay thịt xiên.

    Mặc cho bất tiện của đại dịch, các chủ quầy hàng bán đồ trang trí, hạt dẻ nướng và những mặt hàng chủ đề Giáng sinh ở Frankfurt và các thành phố khác tại châu Âu cảm thấy nhẹ nhõm khi được mở lại chợ Giáng sinh đầu tiên của họ trong vòng hai năm, đặc biệt là với những hạn chế đang được áp dụng tại Đức, Áo và các nước khác do các mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục. Các tiểu thương mở quầy hàng chỉ mong đợi một phần nhỏ doanh thu trước đại dịch để cứu công việc làm ăn của họ.

    Nhiều tiểu thương khác không được may mắn như vậy. Nhiều sự kiện lễ hội nổi tiếng đã bị hủy tại Đức và Áo. Cùng với việc đóng cửa của các hội chợ là sự thất thu số tiền mà du khách có thể chi tiêu cho nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác.

    cho giang sinh duc
    Một khu chợ Giáng sinh ở Frankfurt, Đức chụp ngày 22/11 (Ảnh: AP).

    Jens Knauer, người làm ra những cái khung chủ đề Giáng sinh phức tạp và phát sáng mà mọi người treo trên cửa sổ, nói rằng hi vọng của anh đơn giản là chợ Frankfurt "mở cửa lâu nhất có thể".

    Trong khi Giáng sinh chiếm 40% doanh thu hàng năm cho nhiều nhà bán lẻ và chủ nhà hàng, "với tôi, nó chiếm 100%", Knauer cho biết. "Nếu tôi có thể mở bán trong ba tuần, tôi sẽ đủ sống trong cả năm".

    Các nhà cung cấp đang lo lắng sau khi nhiều chợ Giáng sinh bị đóng giữa chừng tại vùng Bavaria ở Đức, trong đó có Nuremberg, khu vực của một trong những chợ lớn nhất và được biết tới nhiều nhất. Những người trưng bày tại Dresden phải gói hàng hóa của họ khi chính quyền tại vùng đông Saxony áp dụng các biện pháp hạn chế mới do các ca Covid-19 tăng vọt. Các chợ ở Áo đã đóng cửa trong đợt giãn cách mới. Tại Séc, chính phủ đã đóng cửa các chợ Giáng sinh như một biện pháp để đối phó với các ca Covid-19 tăng cao.

    Chợ Giáng sinh thường thu hút các đám đông  tiếp xúc gần với nhau tại những quầy trang trí hoặc đồ ăn, lượng khách hàng đông giúp tăng doanh thu cho các khách sạn và nhà hàng xung quanh. Năm nay, các đám đông tại chợ Frankfurt đã thưa đi rất nhiều, với những quầy hàng trải dài một khu vực rộng lớn.

    Tại các nước châu Âu khác, nơi đại dịch được cơ bản được kiểm soát, cuộc sống đang dần quay trở lại những ngày tháng bình thường. Chợ Giáng sinh truyền thống ở Plaza Mayor tại Madrid, giữa trung tâm thủ đô Tây Ban Nha, dự kiến cũng được mở lại.

    Tại thủ đô Budapest của Hungary, chợ Giáng sinh đã được rào xung quanh và khách tham quan phải chứng tỏ bằng chứng đã tiêm chủng vacxin mới được vào.

    Gyorgy Nagy, một nhà sản xuất và bán đồ sứ tráng men tự làm, nói rằng lúc đầu những hạn chế gây ra sự lo lắng về ít người mua hàng hơn, Nhưng công việc buôn bán cho tới nay vẫn thuận lợi.

    Tại Vienna, những khu chợ đều đông đúc vào cuối tuần trước vì mọi người muốn chúc mừng Giáng sinh trước khi Áo giãn cách xã hội. Các tiểu thương nói rằng việc đóng cửa vào năm ngoái và các hạn chế mới gây thiệt hại lớn.

    Tại vùng Salzkammergut của Áo, nơi có những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết và thị trấn Hallstatt đẹp nổi tiếng, ngành du lịch hy vọng giãn cách xã hội toàn quốc sẽ không kéo dài qua ngày 13/12 và họ có thể hồi phục lại doanh thu cần thiết.

    Đợt giãn cách xã hội kéo dài mùa đông năm ngoái đã làm tổn thất riêng ngành du lịch 1 triệu euro (1,12 triệu USD) chỉ tính thuế du lịch theo đêm trong thời gian đó, chưa kể đến những thiệt hại tài chính khổng lồ mà các khách sạn, nhà hàng và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết phải gánh chịu.

    "Nhìn chung, tôi nghĩ rằng nếu mọi thứ mở cửa trở lại trước Giáng sinh, chúng ta có thể cứu vãn việc làm ăn vào mùa đông", Christian Schirlbauer, người đứng đầu ngành du lịch tại vùng Dachstein-Salzkammergut của Áo, cho hay. "Nhưng nó sẽ phụ thuộc vào việc liệu số lượng ca mắc Covid-19 có giảm không".

    Theo Dân Trí

  • Số ca nhiễm biến chủng Omicron ở Anh tiếp tục tăng bất chấp nước này đã ngừng các chuyến bay đi lại với một số quốc gia châu Phi từ rất sớm.

    Cơ quan Y tế Anh ngày 3/12 cho biết, nước này ghi nhận thêm 75 ca nhiễm biến chủng Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng mới ở nước này lên 104 trường hợp. Giới chức năng đang khẩn trương truy vết để xác định các ca bệnh này có lịch sử đi lại đến châu Phi gần đây hay không.

    75 dot bien omicron o anh

    Trước đó, giới chức y tế Anh cho biết, hơn một nửa số ca nhiễm Omicron ở nước này là người đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19.

    "Số ca nhiễm gia tăng được phát hiện nhờ tập trung truy vết tiếp xúc... Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi các dữ liệu một cách chặt chẽ. Các ban chỉ đạo ứng phó cấp địa phương và quốc gia đang nỗ lực để xác định và truy vết tất cả tiếp xúc gần liên quan đến mọi ca nhiễm Omicron. Những trường hợp có triệu chứng Covid-19 cần được cách ly và xét nghiệm PCR ngay lập tức", lãnh đạo Cơ quan Y tế Anh Jenny Harries cho biết.

    Quan chức này cho biết thêm: "Chúng tôi bắt đầu thấy các ca nhiễm không có lịch sử đi lại đến vùng dịch, điều này cho thấy đã có sự lây nhiễm trong cộng đồng".

    Anh siết hạn chế ngăn Omicron

    Anh yêu cầu tất cả hành khách nhập cảnh làm xét nghiệm Covid-19 trước khi khởi hành 48 giờ, khi ghi nhận tổng cộng 160 ca nhiễm Omicron.

    Bắt đầu từ ngày 7/12, tất cả hành khách sẽ phải làm xét nghiệm Covid-19 trong vòng 48 giờ trước khi đến Anh bất kể tình trạng tiêm chủng và cần có kết quả âm tính để được nhập cảnh. Hiện tại, người nhập cảnh vào Anh chỉ cần tự cách ly đợi kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng hai ngày kể từ ngày đến.

    Đồng thời, Bộ Y tế Anh cũng liệt thêm Nigeria vào "danh sách đỏ" bị hạn chế đến Anh. Nigeria ngày 1/12 đã phát hiện ba ca nhiễm biến thể Omicron ở khách đến từ Nam Phi. Anh trước đó cấm các chuyến bay từ Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Lesotho và Eswatini từ ngày 26/11 và công dân Anh trở về từ những quốc gia này phải cách ly.

    Bộ trưởng Javid cho biết các biện pháp bổ sung được đưa ra nhằm làm chậm sự xâm nhập của biến thể Omicron. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ngày 4/12 cho biết Anh ghi nhận thêm 26 ca nhiễm Omicron, nâng tổng số lên 160 trường hợp. Anh được xem là nước đi đầu trong nỗ lực xét nghiệm và giải trình gene.

    Ông Javid thêm rằng chính phủ Anh vẫn khuyến khích người dân tiếp tục cuộc sống như bình thường, trong khi tuân thủ các hướng dẫn về Covid-19.

    Biến chủng Omicron ban đầu mang tên mã B.1.1.529, được Nam Phi thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tuần trước, sau đó được WHO xếp vào nhóm biến chủng đáng lo ngại. Hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng này, làm tăng lo ngại về làn sóng lây nhiễm nguy hiểm và báo hiệu cuộc chiến với đại dịch chưa kết thúc. Giới khoa học hiện chưa có dữ liệu vững chắc về khả năng lây lan và độc lực của Omicron, cũng như mức độ né tránh kháng thể của nó.

    Thế giới đã ghi nhận hơn 265 triệu ca nhiễm và hơn 5,2 triệu ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát cuối năm 2019.

    Theo Dân Trí