• Điểm số là dấu hiệu thành công của một số học sinh giỏi, trong khi học sinh kém lại dùng cách khác để chứng minh bản thân.

    Nhiều bậc cha mẹ khẳng định với con cái rằng điểm số khi đi học là điều quan trọng nhất. Khi trẻ bị điểm kém, họ mắng mỏ và bắt chúng học tập chăm chỉ hơn.

    Điều đó không hẳn sai nhưng điểm số ở trường thực sự không có vai trò lớn đến thế. Không ít trẻ học hành rất bình thường nhưng khi lớn lên lại rất thành công.

    bi quyet cua nguoi hoc dot
    Tỷ phú Richard Branson bỏ học năm 16 tuổi bởi kết quả quá tệ. Ảnh: CNBC

    Các nhà tâm lý học của Viện Liệu pháp Gestalt (Moskva, Nga) đã thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm câu trả lời vì sao nhiều học sinh kém lại ra đời thành công hơn học sinh giỏi. Dưới đây là một số phát hiện của các nhà nghiên cứu.

    Họ không quan tâm tới điểm số

    Với nhiều học sinh giỏi, điểm số là dấu hiệu của thành công. Dù vậy, điểm số chỉ mang tính chủ quan bởi chúng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng kiến thức mà còn liên quan tới những yếu tố khác, ví dụ như giáo viên cũng như tâm trạng của chính họ.

    Học sinh kém không cần điểm số để chứng minh sự thành công. Khi theo đuổi mục tiêu của mình, họ không tìm kiếm sự đánh giá cao từ người khác mà quan tâm nhiều hơn đến mức độ hài lòng của bản thân với những gì đã làm.

    Họ không cần vất vả xây dựng hình tượng

    Với những học sinh giỏi, tạo ấn tượng tốt với giáo viên là việc rất quan trọng. Đây là lý do vì sao họ luôn cố gắng hoạt động tích cực ngay cả khi không quan tâm tới một chủ đề nào đó. Học sinh cá biệt lại suy nghĩ khác khi không cần cố gắng gây ấn tượng với bất kỳ ai. Mặc dù họ tôn trọng giáo viên nhưng lại không làm những điều bản thân không mong muốn. Chủ kiến này sẽ theo họ đến khi trưởng thành, đi làm và trở thành "kim chỉ nam" khi giao tiếp với cấp trên.

    Họ không làm mọi thứ một mình

    Nhiều học sinh giỏi tuân theo quy tắc "Nếu muốn làm xong việc gì đó, hãy tự mình làm lấy". Điều này là do họ đã quen với việc tự thân kiểm soát mọi thứ. Trong khi đó, học sinh cá biệt lại dựa vào sự giúp đỡ, hợp tác cùng người khác để đạt được điều mong muốn.

    Khi trưởng thành, mỗi bên vẫn tuân theo những khuôn mẫu này. Trong khi một số người tự vắt kiệt sức mình bằng cách làm nhiều hơn khả năng thực tế thì lại có người san sẻ hay ủy thác nhiệm vụ của họ cho người khác.

    Họ cho phép mình không hoàn hảo

    Một số người tuân theo quy tắc "Tôi làm điều này một cách hoàn hảo hoặc không làm gì cả". Sống như vậy rất mệt mỏi, bởi đơn giản là bạn không thể thành công trong mọi việc.

    Kết quả là có những người mãi chôn vùi cuộc đời mình với một công việc bế tắc, cố gắng làm việc miệt mài ngày qua ngày chỉ để chứng minh sẽ làm được tốt nhất trong khi không thực sự là thứ họ mong muốn.

    Họ không ép bản thân làm mọi thứ

    Học sinh cá biệt không bao giờ bắt bản thân làm những việc không hứng thú, nhất là những việc họ cho là vô nghĩa. Thay vào đó, họ tập trung vào những điều thực sự quan tâm.

    Trong khi đó một số học sinh giỏi sẽ tiếp tục học mọi thứ, với mong muốn duy nhất là trở thành học sinh giỏi. Bởi vậy họ sẽ lãng phí nhiều năm cuộc đời cho một số mối quan hệ tồi tệ và công việc bế tắc.

    Họ có những việc khác ngoài bài tập về nhà

    Học sinh trung bình thường sử dụng thời gian rảnh rỗi để đọc sách, chơi thể thao, chơi nhạc, khiêu vũ hoặc chơi với những đứa trẻ khác.

    Theo các chuyên gia tâm lý, học sinh giỏi lại khó thư giãn vì họ luôn căng thẳng không chỉ về tinh thần mà còn về tâm lý. Vấn đề này vẫn tồn tại đến lúc trưởng thành khi luôn lo lắng không đáp ứng được kỳ vọng của người khác.

    Họ không sợ thất bại

    Trong cuộc sống, có những người sợ đối mặt với thất bại. Họ coi những sai lầm dù nhỏ nhất cũng là vấn đề lớn. Học sinh cá biệt đã quen với việc bị điểm kém và bị phê bình. Đối với họ, điểm kém (thất bại) không phải là ngày tận thế. Trong cuộc sống thực, họ đối phó với căng thẳng tốt hơn nhiều và dễ dàng đứng dậy hơn sau khi phạm sai lầm.

    Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro

    Những người không thành công lắm ở trường luôn phải thích nghi với các tình huống. Họ tự cho phép bản thân được mơ ước và không sống theo kế hoạch của cha mẹ dành cho mình. Đó là lý do khi trưởng thành họ biết cách đối phó với những sai lầm hơn.

    Nếu muốn thay đổi công việc hoặc chuyển đến một quốc gia khác, họ sẽ làm. Họ lắng nghe bản thân và hiểu những gì mình mong muốn.

    VnExpress (theo BrightSide)

  • Nhiều cư dân mạng cũng đã vô cùng bất ngờ khi biết được mức lương trước đây của cô giáo này và số tiền mà cô kiếm được sau một buổi livestream.

    Trong thời buổi công nghệ số như hiện nay, dường như Internet là một công cụ kiếm tiền dễ dàng cho nhiều người, đến mức khiến họ choáng ngợp và không ngần ngại bỏ luôn công việc hiện tại mà câu chuyện của một cô gái trẻ ở Trung Quốc dưới đây là một ví dụ.

    Theo thông tin mà tờ World Of Buzz đăng tải, dẫn lại thông tin trên tờ Oriental Daily, một cô giáo mầm non họ Hoàng ở Vũ Hán, Hồ Bắc bỗng dưng nổi tiếng sau một video ghi lại cảnh cô hát và dạy một bài hát mẫu giáo.

    co giao livestream ban hang 1
    Cô Hoàng đã nhanh chóng nổi tiếng với ngoại hình nổi bật

    Theo những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, cô Hoàng có gương mặt rất trẻ trung, xinh đẹp với làn da trắng hồng, ngũ quan thanh tú. Cùng với giọng hát ngọt ngào, cô Hoàng đã nhanh chóng "đốn tim" cộng đồng mạng và số người xem video của cô đã tăng đến chóng mặt, tới hơn 100 triệu lượt xem với vô số netizen trở thành người hâm mộ cô.

    Chỉ trong một thời gian ngắn, cô gái xinh đẹp đã có hơn 4 triệu lượt người theo dõi. Nhận được sự cổ vũ từ những người hâm mộ này, cuối cùng cô Hoàng đã thực hiện buổi livestream đầu tiên. Hàng chục ngàn người hâm mộ đã hồi hộp theo dõi buổi livestream này và cứ vài giây lại có người tặng quà cho cô.

    co giao livestream ban hang 1
    Vì quá vui mừng, cô Hoàng đã rơi nước mắt trong buổi livestream

    Trước sự cổ vũ, động viên của người hâm mộ, cô giáo mầm non đã xúc động đến rơi nước mắt và cảm ơn tình cảm của họ.

    "Tôi rất hạnh phúc và phấn khích. Tôi cũng không ngờ mình lại kiếm được nhiều tiền đến thế, chỉ làm một buổi livestream mà tôi thu được số tiền còn nhiều hơn 10 năm nhận lương giáo viên mầm non của tôi. Cảm ơn tất cả các bạn", cô Hoàng xúc động chia sẻ.

    Được biết, số tiền mà cô Hoàng kiếm được trong buổi livestream đó là từ 400.000 đến 500.000 Nhân dân tệ (tương đương từ 1,3 tỷ - 1,7 tỷ VNĐ). Trong khi đó, mức lương hàng tháng của một giáo viên mầm non ở Vũ Hán là vào khoảng 3.000 Nhân dân tệ, tức là chỉ vào khoảng 10 triệu VNĐ. Do đó, số tiền thu được từ buổi livestream đó cũng tương đương với 10 năm làm giáo viên mầm non.

    Chính vì sự chênh lệch quá lớn này, cô Hoàng đã quyết định nghỉ việc và chuyển sang việc livestream. Chỉ trong 3 buổi livestream, cô Hoàng đã kiếm được khoảng 2 triệu Nhân dân tệ (gần 6,8 tỷ VNĐ).

    Trước câu chuyện này, nhiều người cho biết nếu là cô Hoàng thì họ cũng sẽ nghỉ việc để chuyên tâm livestream. Một số cho rằng mức lương cho giáo viên nên được cân nhắc lại để đảm bảo cuộc sống cho các giáo viên cũng như tránh xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám", ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như tương lai của các học sinh sau này.

    Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, việc kiếm tiền trên mạng đúng là có dễ dàng, nhưng cũng bấp bênh và đi cùng nhiều rủi ro. Bạn có thể nổi tiếng qua một đêm, nhưng thanh danh cũng có thể bị hủy hoại chỉ qua một đêm. Nếu không biết quản lý tốt hình ảnh của bản thân thì mọi thứ có được cũng nhanh chóng bị tiêu tán.

    Theo Thể thao Văn hóa

  • xem bai tarot 4
    Jessica bỏ công việc thợ nail để chuyển sang xem tarot.

    Jessica Caldwell từng có 5 năm làm việc trong lĩnh vực làm đẹp, nhưng hiện tại cô đã chuyển hẳn sang công việc xem bài tarot. Khách hàng của cô có cả những người nổi tiếng. 

    Được biết cô kiếm hơn £7,000 (tương đương $8,800) mỗi tháng chỉ nhờ xem bài tarot qua mạng xã hội. Một số khách hàng của cô là người nổi tiếng và các người mẫu 18+. 

    Jessica 29 tuổi, đã bỏ công việc của một thợ nail sau khi "được đánh thức tinh thần" trong một lần lướt Facebook. Niềm yêu thích của cô đối với ma thuật phù thủy và những quả cầu tiên tri ngày càng bùng nổ sau khi cô mua những cuốn sách về tarot trên mạng và phát hiện ra khả năng đọc bài tarot của mình. 

    Sau khi lập 1 tài khoản Instagram vào tháng 1/2021 và quảng cáo về dịch vụ của mình, Jessica nhận được vô số lời đề nghị xem tarot qua mạng.

    xem bai tarot 4
    Từng là một thợ nail, hiện tại Jessica đã bỏ việc và kiếm được 7,000 bảng/tháng. Ảnh: Tom Wren / SWNS

    xem bai tarot 4
    Hiện tại nghề chính của cô là đọc tarot. Ảnh: Tom Wren / SWNS

    Từ sau khi mở tài khoản cách đây 2 năm, Jessica đã có hơn 5,000 khách hàng. Một vài trong số đó là người nổi tiếng và bạn bè. Cô gái đến từ Swansea, Wales, cho biết: "Tôi đã luôn có năng lực của một phù thủy. Chỉ là đến tận năm 2021 tôi mới tìm ra cách để khai phá năng lực của mình. Trực giác là một công cụ mạnh mẽ mà tôi không hề nhận ra là tôi đã luôn sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày của mình. Giờ đây tôi sử dụng trực giác để đọc tarot cho những người hoàn toàn xa lạ".

    "Tôi chỉ làm việc trên Instagram và kiếm tiền gấp 3 lần thời điểm còn là thợ nail. Gia đình và bạn bè đã từng lo lắng khi tôi bỏ nghề thợ nail để chuyển sang đọc tarot full time. Nhưng từ khi tôi kiếm được nhiều tiền thì họ lại quay sang ủng hộ". 

    Trước khi bước chân vào thế giới siêu linh, Jessica từng đi làm nail 6 ngày 1 tuần ở tiệm. Hiện tại cô chỉ cần làm việc tại nhà với giờ giấc tự do. 

    Trước đó vào tháng 12/2019, khi vẫn còn là một thợ nail, Jessica tình cờ khám phá ra một nhóm siêu linh trên Facebook. Cảm thấy thú vị, cô mua 1 bộ sưu tập các loại đá phong thủy và 1 bộ bài tarot trên Amazon.

    Jessica nói: "Các thành viên trong nhóm Facebook đó đăng tải các bài viết miêu tả hành trình của họ đến với thế giới tarot. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất có hứng thú. Tôi mua đá phong thủy, bài tarot và một vài loại thảo dược. Ban đầu tôi cảm thấy hoài nghi, nhưng tôi cũng rất tò mò. Mỗi khi có thời gian rảnh tại tiệm nail, tôi lại nghiên cứu đá phong thủy và bài tarot. Tôi thật sự ám ảnh. Giống như có một lực hút kéo tôi vào đó. Điều đó đến với tôi rất tự nhiên".

    Đến tháng 1/2020, Jessica bắt đầu xem tarot miễn phí cho bạn bè và gia đình. Sau một năm thực hành, cô bắt đầu cung cấp dịch vụ trên Instagram. Việc kinh doạnh của cô phát triển nhanh chóng. 

    xem bai tarot 4
    Jessica tính giá từ £5 - 60 cho dịch vụ của mình. Ảnh: Tom Wren / SWNS

    Jessica tính giá từ £5 - 60 cho một lần xem. Cô chọn lá bài cho khách hàng và ghi âm bài xem tarot của mình. Mỗi lần xem kéo dài từ 5-10 phút.

    Cô nói: "Công việc của tôi bùng nổ. Chỉ trong vòng 6 tháng tôi đạt được 16,000 người theo dõi. Tôi nhận ra mình phải tính phí đắt hơn vì thời gian của tôi quả thật rất đắt đỏ".

    "Có lần tôi xem cho một nữ khách hàng nọ, nhưng tôi cứ nghĩ tới cái tên Steve. Cuối cùng, cô ấy tiết lộ đó là tên của chồng cô ấy. Tôi cũng phải ngạc nhiên với trực giác của mình".

    Tới tháng 1/2021, tệp khách hàng của Jessica nhiều đến nỗi cô quyết định chuyển sang làm full-time và xem tarot 10 tiếng mỗi ngày. "Khách hàng thường hỏi về chuyện tình cảm. Họ muốn biết đối phương nghĩ gì về họ. Đôi khi tôi phải nói với họ sự thật cay đắng. Có những khách hàng chỉ muốn trò chuyện để giải tỏa nỗi lòng. Tôi thường cho họ những lời khuyên miễn phí. Tôi chỉ họ cách làm bùa bảo vệ, chỉ họ cách thu hút người khác".

    Với trực giác, 1 bộ bài tarot và đá phong thủy, Jessica khuyến khích những phụ nữ khác tham gia vào thế giới tâm linh. "Có những khách hàng nói tôi đã giúp thay đổi cuộc đời họ. Vì vậy tôi khuyên các chị em phụ nữ hãy tin vào trực giác của mình và sử dụng nó hợp lý để có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn". 

    Viethome (theo Mirror)

  • Lương, thu nhập của tôi là rùa còn giá vàng, thực phẩm, xăng... là thỏ. Ngoài đời thực, rùa không đuổi kịp thỏ.

    Cách đây một năm, tôi đã chia sẻ bài viết Mỗi tháng mua một chỉ, tôi sẽ có 36 cây vàng dưỡng già. Sau hơn một năm, tôi ngậm ngùi nói rằng, đến giờ phút này, kế hoạch cho lúc về hưu của tôi đã phá sản.

    Tôi đã thực hiện kế hoạch một cách khá đều đặn và nghiêm túc, trong sáu năm qua, nhưng đến năm thứ bảy, tôi đã hụt hơi và không đuổi kịp. Vậy nguyên nhân là ở đâu?

    mua vang duong gia

    Thứ nhất, tác động của ngoại cảnh:

    - Dịch bệnh: Tầm này năm ngoái, tôi bắt đầu được công ty cho làm ở nhà. Tháng đầu làm việc từ xa công ty còn chi trả nguyên lương. Đến tháng thứ 2,3 tài chính công ty đuối dần, chỉ chi trả 70%, 50% rồi dừng ở mức lương cơ bản.

    - Thu nhập không tăng: Tôi tìm mọi cách bù đắp phần thu nhập bị thiếu hụt nhưng bất lực. Hoàn cảnh đó, ai cũng khó khăn như ai. Từ tháng 6 đến tháng 12, tôi không mua được chỉ vàng nào thêm.

    Thứ hai, lý do chủ quan:

    - Tôi dự định không lấy chồng, nhưng đầu năm nay tôi đã lên xe hoa. Vậy mới thấy sống độc thân lương bao nhiêu cũng sống được. Nhưng khi lập gia đình rồi thật sự có rất nhiều việc phải chi.

    Chưa kể, sắp tới tôi nghỉ hộ sản và sinh em bé. Rất nhiều chi phí phải chi trả, chưa kể vợ chồng đang định mua nhà nên không thể nào mỗi tháng cũng dư tiền để mua vàng dưỡng già.

    Thứ ba, lương hụt hơi so với giá cả:

    - Tốc độ tăng của lương và thu nhập là tốc độ của rùa, trong khi giá của các loại hàng hóa, thực phẩm, nhất là giá vàng là tốc độ của thỏ. Mà trong cuộc đua giữa rùa và thỏ, có lẽ ảnh hưởng của yếu tố lãng mạn nên mới có chuyện rùa lật kèo vì thỏ ham chơi.

    Còn ngoài đời thực làm gì có chuyện đó. Thu nhập và lương của tôi hụt hơi với giá cả. Xăng tăng, giá vàng tăng. Giá vàng có thời điểm hơn 70 triệu đồng một lượng, tôi nghe mà chóng cả mặt.

    Tôi suy nghĩ rất lâu và không định viết bài thứ hai này, nhưng vì bài trước nhận được nhiều quan tâm của mọi người nên tôi nghĩ mình có trách nhiệm thông báo rằng: Kế hoạch đã phá sản. Tôi sẽ cố gắng bảo vệ số vàng tiết kiệm được trong sáu năm trước, còn phần về hưu sẽ tính sau.

    Theo VnExpress

  • Nhờ sự thay đổi của xu hướng thưởng trà, những người Vân Nam nhanh chóng kiếm được bộn tiền từ những gốc chè cổ thụ, vốn bị cho là vô giá trị.

    tra pho nhi trung quoc 1

    Ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, có một ngôi làng giàu lên nhờ loại cây được ví như cỗ máy in tiền. Tại đây, gia đình nào cũng là “triệu phú”, sở hữu nhà lầu, xe hơi là chuyện bình thường. Ngay cả gia đình làm được ít nhất cũng có thu nhập hàng năm hơn 3 triệu NDT.

    Địa danh được nhắc đến là làng cổ Ban Chương thuộc Lang Sơn, huyện Mạnh Hải, châu Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. "Ban Chương" có nguồn gốc tiếng Thái, ý nghĩa là "con cá". Ngôi làng có gần 136 hộ gia đình, môi trường sinh thái được duy trì rất tốt, sở hữu một trong những núi chè cổ thụ được bảo quản tốt nhất trong khu vực.

    Dân làng Ban Chương là hậu duệ của những người đầu tiên trên thế giới trồng trọt, pha chế và uống trà. Ngôi làng nằm ở vị trí có cao 1.700-1.900 mét so với mực nước biển, có núi trập trùng và thung lũng đan xen, thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa dồi dào. 

    Loài cây “thất sủng” bỗng bán được giá cao

    Cây trà nào ở làng Ban Chương cũng đáng giá hàng vạn NDT vì đây là nguồn gốc cho ra đời loại chè Phổ Nhĩ có mức giá đắt đỏ. 

    tra pho nhi trung quoc 1
    Một cây chè cổ thụ.

    Cuối những năm 90, trà thu hoạch từ những gốc cổ thụ vẫn có giá chưa tới 1 NDT/kg, bị coi là loại có chất lượng kém nhất. Các công ty chè chỉ chuộng loại màu nhạt, lá nhỏ, búp nhỏ. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở đi, Phổ Nhĩ cổ thụ trở thành lựa chọn ưa thích của những người sành trà, thương gia và người tiêu dùng tầng lớp trung lưu trở lên. Họ ca ngợi hương vị, kỹ thuật thu hái được bảo chứng qua thời gian và xem nó như di sản, thứ trà chỉ có vua chúa ngày xưa được thưởng thức.

    Trà Phổ Nhĩ lừng danh thiên hạ về dược tính quý báu, để càng lâu càng ngon. Đỉnh điểm, loại trà này từng có giá lên tới 3,5 triệu NDT/kg (khoảng 12 tỷ đồng/kg). 

    Phổ Nhĩ nổi bật vì sự phổ biến và hệ thống phân loại có phương pháp trong suốt lịch sử hàng trăm năm. Bánh trà khi sản xuất ra được yêu cầu phải được bảo quản một cách tỉ mỉ trong bóng tối và độ ẩm hoàn hảo.

    Có quan điểm cho rằng: “Kim cương sẽ không thay đổi ở bất cứ nơi đâu trên thế giới nhưng chất lượng của trà thì phụ thuộc vào nguồn gốc, khâu bảo quản, người pha, sự hiểu biết về trà và cả nguồn nước”.

    Kiếm bộn tiền nhờ phương thức truyền thống

    Từ xa xưa, dân làng Ban Chương đã tuân theo phương pháp cổ xưa truyền thống để duy trì những cây trà cổ thụ. Họ cũng áp dụng hình thức hái lá tươi bằng tay, chiên và nhào bột trà xanh theo kinh nghiệm được truyền lại từ thế hệ trước. 

    Trà Ban Chương là một trong số ít nơi ở tỉnh Vân Nam không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và có cây trà sinh trưởng trong môi trường sinh thái nguyên thủy nhất.

    tra pho nhi trung quoc 1
    Hái lá chè và phơi khô.

    Trà từ cây cổ thụ được hái ở Ban Chương trà có mùi thơm nồng, đậm và êm dịu, được tôn vinh là "vua" của các loại trà. 

    Chỉ trong một thời gian ngắn, giá trà tăng lên gấp 10 lần. Vài năm trở lại đây, giá thu mua chè trực tiếp tăng vọt lên 680.000 NDT/kg (khoảng 2,3 tỷ đồng/kg). Trong khi đó, cả làng Ban Chương có hơn 4.000 gốc trà cổ thụ, tổng sản lượng trà một năm khoảng 50 tấn. Từ đó, thu nhập của người dân trong lành cũng được nâng lên nhiều lần. 

    Ngân hàng tự tìm đến để người dân gửi tiền

    Trước khi nghề làm trà phát triển, người dân trong làng chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp. Do vị trí địa lý không thuận tiện, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn.

    Từ năm 2013 đến năm 2014, người dân trong làng ăn nên làm ra nên có nhiều tiền để dành. Để thuận tiện cho người dân gửi tiết kiệm, Hợp tác xã tín dụng nông thôn Trung Quốc đã thành lập một chi nhánh ngân hàng dành riêng cho làng Ban Chương. 

    tra pho nhi trung quoc 1
    Các công trình nhà cửa không ngừng mọc lên.

    tra pho nhi trung quoc 1
    Nhà dân vô cùng giàu có.

    tra pho nhi trung quoc 1
    Biệt thự mọc lên như nấm.

    Năm 2013, nhờ cây trà thu nhập ròng bình quân đầu người của 126 hộ gia đình ở làng Ban Chương đã đạt 200.000 NDT. Sau hơn 10 năm, thu nhập bình quân đã tăng gấp 10 lần. Trong thôn có rất nhiều chỗ đậu xe, có siêu thị và nhà hàng. Mỗi nhà mỗi hộ đều như lâu đài, xây to bao nhiêu cũng được, trang hoàng lộng lẫy bao nhiêu cũng được.

    CafeF (theo Toutiao)

  • Dù kiếm được khá nhiều tiền, song cặp vợ chồng này cũng phải đánh đổi không ít.

    quan an vat cho dem 1

    Những ngày vừa qua, cư dân mạng Trung Quốc truyền tay nhau đoạn video phỏng vấn về "Cặp vợ chồng họ Triệu bán đồ ăn vặt kiếm đến 9.184 NDT/ngày (khoảng 31 triệu đồng)". Được biết, cặp đôi đang mở sạp nhỏ tại một chợ đêm ở thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang. Để cải thiện thu nhập từ việc buôn bán, họ còn thường xuyên livestream để thu hút khách hàng mới và tăng đơn hàng online.

    Sau khi video được lên xu hướng, nhiều người đã nghi ngờ về tính xác thực của chúng. Bởi số tiền vợ chồng này kiếm được trong một ngày quá... "khủng", đặc biệt là với tính chất của sạp nhỏ tại chợ đêm. Một số người còn đồn chi cục thuế địa phương đã đến kiểm tra cửa hàng vì nghi ngờ cặp đôi đã trốn thuế. Hay nhiều tin đồn khác lại nhận định ông bà chủ đã ngừng hoạt động livestream vì áp lực trước sự tấn công của cư dân mạng.

    Thế nhưng, thực tế lại trái ngược hoàn toàn.

    quan an vat cho dem 1
    Cặp vợ chồng bán hàng tại chợ đêm nhận được nhiều quan tâm vì kiếm đến 9.184 NDT/ngày

    Được biết sau khi video trở nên nổi tiếng, một vài phóng viên đã tìm đến vợ chồng anh Triệu và người chủ quản lý gian hàng tại chợ đêm để làm rõ vụ việc.

    Anh Triệu Khánh Thư - người chồng trong đoạn video xác nhận cặp đôi đã kiếm được 9.184 NDT/ngày, tuy nhiên số tiền này chỉ là doanh thu chứ không phải lợi nhuận. Sau khi trừ đi chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động và thuê mặt bằng.... họ thu về khoảng 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng) tiền lợi nhuận.

    Cũng theo anh Triệu Khánh Thư, đoạn video phỏng vấn được thực hiện vào thứ bảy, tiết trời đẹp, lượng khách ghé thăm chợ đêm cao nên đã đẩy doanh thu cả ngày tăng đột biến. Những ngày bình thường khác, doanh thu của vợ chồng anh chỉ đạt 5.000 NDT, nếu buôn bán gặp may có thể lên đến 6.000 NDT - 7.000/ngày (khoảng 20 - 23 triệu đồng).

    quan an vat cho dem 1
    Vợ chồng anh Triệu

    Ở diễn biến khác, không thể phủ nhận đoạn video đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của gia đình anh Triệu.

    Độ nổi tiếng của video tăng cao đã kéo theo rất nhiều khách hàng đến với sạp nhỏ của gia đình anh Triệu. Giờ đây, anh Triệu đã thuê thêm hai nhân viên để mở rộng hoạt động kinh doanh. Theo ghi nhận từ phóng viên trong một buổi tối khác đến quầy hàng của chính chủ, trong khi số lượng đặt đơn mang đi ngày càng tăng thì vợ chồng anh Triệu và nhân viên cũng phải làm việc liên tục để kịp phục vụ khách hàng.

    Anh Triệu cho biết thêm, cặp vợ chồng vẫn livestream đều đặn để gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, livestream của họ giờ đã thu hút đến hàng trăm ngàn lượt xem.

    "Chúng tôi không có thời gian để đọc hết bình luận tiêu cực trên mạng. Chúng tôi thậm chí còn không đủ thời gian cho việc làm ăn", anh Triệu nói về tình hình kinh doanh bận rộn trong thời gian gần đây. 

    Đằng sau công việc kinh doanh kiếm 31 triệu/ngày

    Anh Triệu Khánh Thư năm nay 30 tuổi, trong khi vợ 29 tuổi. Cặp đôi đã có 2 con nhỏ 10 tuổi và 7 tuổi, đều sống xa bố mẹ từ nhỏ vì vợ chồng anh Triệu bận làm ăn, không có thời gian chăm sóc cho con. 

    Cách đây 7-8 năm, vợ chồng anh Triệu đến thành phố Nghĩa Ô để lập nghiệp. Ước mơ khi đó của họ là tậu một ngôi nhà khang trang, sau đó đón bố mẹ già và con nhỏ đến đây đoàn tụ. 

    Thời điểm mới đặt chân đến Nghĩa Ô, họ thấy thành phố này ưa chuộng mô hình kinh doanh nhỏ, thương mại điện tử và bán hàng trên đường phố. Sau khi cân nhắc các phương án, họ chọn mở quầy hàng vì có chi phí vận hành tương đối thấp. Còn về sản phẩm, họ bán đồ ăn vặt làm từ đậu phụ và khoai tây bởi thấy đây là thực phẩm nhiều dinh dưỡng, phù hợp với xu hướng ăn uống lành mạnh của khách hàng hiện nay.

    Ban đầu, họ chọn mở quầy tại chợ đêm ở khu vực ngoại ô vì có giá thuê mặt bằng rẻ. Tuy nhiên, do tình hình buôn bán ê ẩm, họ đã chuyển quán đến chợ đêm trong thành phố Nghĩa Ô - nơi có người qua lại đông đúc nhưng giá thuê cũng tăng gấp bội. 

    Hiện tại, giá thuê mặt bằng của anh Triệu liên tục tăng qua thời gian và đã chạm mốc... 340.000 NDT/năm (khoảng 1.1 tỷ đồng). Theo anh Triệu, tiền thuê mặt bằng khổng lồ từng khiến anh cân nhắc sẽ rời bỏ Nghĩa Ô để về quê hương lập nghiệp.

    quan an vat cho dem 1
    Chợ đêm ở thành phố có lưu lượng khách qua lại đông, nhưng chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ.

    Được biết, trong những năm đầu kinh doanh, họ kiếm được tiền lợi nhuận là 400 - 500 NDT/ngày (khoảng 1.3 triệu đồng - 1.7 triệu đồng), một năm là 100.000 NDT (khoảng 340 triệu đồng).

    Khoảng 3 năm trở lại đây, chợ đêm thường xuyên phải đóng cửa và lượng khách thưa vắng dần do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trước nỗi lo lắng vì nguồn doanh thu sụp giảm, anh Triệu đã nảy sinh ý tưởng livestream về hoạt động của quán ăn. Trong đó nội dung về cách anh gọt khoai tây trước khi rời quầy hàng đã nhận được nhiều chú ý từ mạng xã hội. 

    Cũng theo anh Triệu, mặc dù có khoản lợi nhuận khá, song việc mở hàng tại chợ đêm không đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Mỗi ngày, anh và vợ đều tất bật từ 10h sáng cho đến đêm muộn, vừa chuẩn bị cho hoạt động livestream vừa chế biến các nguyên vật liệu cần thiết cho cửa hàng. Có nhiều thời điểm vợ chồng anh Triệu phải dậy từ 7h sáng, làm việc không ngừng nghỉ đến 2h sáng hôm sau mới có thể thu dọn đồ đạc về nhà.

    Anh Triệu cũng chia sẻ thêm, mặc dù tình hình kinh doanh hiện tại ngày càng phát triển, thế nhưng trước đó khoản tiền tích luỹ của họ không được bao nhiêu. Họ vẫn ở nhà thuê và chỉ sắm được một chiếc ô tô nhỏ. Ước mơ về ngày đoàn tụ cả gia đình tại Nghĩa Ô vẫn còn là kế hoạch dang dở của đôi vợ chồng trẻ.

    Ông Ngô - chủ chợ đêm nói về những cặp vợ chồng mở kinh doanh tại nơi đây như gia đình anh Triệu: "Công việc buôn bán bận rộn, ngày dậy sớm tối về muộn, ăn uống thất thường. Mỗi ngày, có người chỉ ăn một bữa cơm còn lại đa số thường chỉ ăn hai bữa, chứ không ai dành đủ thời gian ăn ba bữa. Họ thường gọi đồ ăn mang đến, hoặc mua đồ ăn ngay trong chợ đêm. Họ kiếm được nhiều tiền, nhưng cuộc sống cũng vất vả".

    Theo phunuvietnam

  • Jasmine McCall bỏ việc tại Amazon vào năm 2021 dù có mức lương 124.000 USD. Cô quyết định chuyển sang làm YouTube toàn thời gian và "may mắn" nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người xem, giúp cô thu về mỗi tháng 105.000 USD.

    Jasmine “Jazzy Mac” McCall là chuyên gia tài chính, doanh nhân và YouTuber. Cô sản xuất nội dung về cách tạo thu nhập thụ động, trả hết nợ và làm giàu. Cô ấy cũng cung cấp các phương pháp hướng dẫn người dùng thông qua việc tạo thông tin tín dụng tốt, xây dựng sự nghiệp và mua nhà.

    Năm 2021, tôi đảm nhận vị trí quản lý tài nguyên tại Amazon và kiếm được 124.000 USD/năm. Để có thêm thu nhập, tôi đã quyết định sản xuất nội dung về tài chính cá nhân. Tháng 1/2021, tôi đã thanh toán hết 110.000 USD khoản nợ sinh viên và thẻ tín dụng bằng tiền lương, tiền tiết kiệm và cổ tức bằng cổ phiếu của mình.

    Một ngày nọ, tôi đăng tải video lên YouTube, chia sẻ cách tôi tăng điểm tín dụng từ 495 lên 836, chỉ đơn giản bằng cách phủ nhận những thông tin không chính xác trong các bản sao kê thẻ tín dụng.

     lam youtuber 1

    Khi đó, làm video giúp tôi có thêm 1.000 USD/tháng để trang trải chi phí chăm con. Video này đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực và có 160.000 lượt xem chỉ trong vòng 4 tuần. Chỉ riêng video đó đã kiếm về cho chúng tôi 50.000 USD từ doanh thu quảng cáo trên YouTube.

    Sau đó, tôi đã tham gia Chương trình Đối tác YouTube và kiếm được doanh thu quảng cáo từ Google. Điều này cũng giúp tôi được xếp hạng cao hơn trong tìm kiếm trên YouTube, tăng số lượng người đăng ký và đạt được các thỏa thuận hợp tác lớn.

    Tháng 5/2022, tôi thấy mình đã kiếm đủ tiền để có thể bỏ công việc ở Amazon và tập trung vào công việc phụ. Jay, chồng tôi, sau đó cũng nghỉ việc kỹ sư phần mềm để hỗ trợ tôi.

    Gần như ngay lập tức sau khi đăng video đầu tiên, người xem đã yêu cầu thêm lời khuyên về tín dụng. Điều này đã truyền cảm hứng cho sản phẩm kỹ thuật số đầu tiên của tôi đó là DIY Credit Boost Kit.

    Sau khi nhận được câu hỏi về cách tôi mua căn nhà đầu tiên, tôi đã ra mắt bộ tài liệu dành cho người mua nhà vào tháng 10. Và khi tôi nhận thấy các bình luận trên các video tư vấn nghề nghiệp về việc người xem gặp khó khăn khi viết CV như thế nào, tôi đã cũng bán một bộ sơ yếu lý lịch kỹ thuật số. Đối với bộ công cụ đó, Jay đã thiết kế đồ họa bằng cách sử dụng kết hợp Adobe Photoshop và Canva, trong khi tôi biên tập phần nội dung.

    Bộ sơ yếu lý lịch có giá 17 USD, bộ tín dụng là 47 USD và bộ dành cho người mua nhà là 69 USD. Các sản phẩm lấy cảm hứng từ người xem và đóng góp một phần rất lớn trong doanh thu của chúng tôi.

    Từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023, chúng tôi kiếm được trung bình 105.000 USD/tháng (2,46 tỷ đồng) chỉ từ thu nhập thụ động, chủ yếu là từ doanh số bán các sản phẩm kỹ thuật số và quảng cáo trên YouTube. Điều khiến tôi hài lòng nhất đó là chỉ làm việc 2 giờ/ngày.

     lam youtuber 1

    Hàng ngày, tôi thức dậy lúc 7 giờ sáng và thiền trong 10 phút. Sau đó, tôi thắp nến thơm và dành 20 phút để viết nhật ký hoặc dán thêm ảnh vào bảng kế hoạch làm việc của mình. Trong 5 năm qua, mọi thứ tôi ghi lên tấm bảng này như kết hôn, làm mẹ, kiếm thu nhập 6 con số/tháng, đã đều trở thành hiện thực.

    Sau đó, tôi đánh thức con và cùng ăn sáng.

    Tôi thường bắt đầu làm việc lúc 11 giờ sáng. Thứ Hai và thứ Ba là những ngày tôi sản xuất nội dung cho YouTube, tôi sẽ nghiên cứu một số thứ, lên kịch bản sơ lược và quay video.

    Thứ Tư và thứ Năm tôi dành riêng cho các nội dung được tài trợ, tôi gặp gỡ các thương hiệu để trao đổi ý tưởng và chiến lược. Thứ Sáu là ngày tôi đăng tải video, họp với đại diện truyền thông của mình và thực hiện phỏng vấn với một số bên truyền thông.

    Tôi ngừng làm việc vào lúc 1 giờ chiều. Sau khi tắt máy tính, tôi dành thời gian riêng cho gia đình. Đôi khi chúng tôi đến các cửa hàng sách hoặc những nhà hàng mà mình yêu thích.

    Việc có giờ sinh hoạt và làm việc linh hoạt là một điều may mắn với tôi. Tôi cũng tự hào rằng, nhờ công việc của mình, cha mẹ tôi có thể được nghỉ hưu sớm.

    Việc rời bỏ công việc toàn thời gian vốn ổn định có thể đáng sợ khi bạn không biết gì về “phía bên kia”. Nhưng lựa chọn này đã giúp tôi có được nhiều cơ hội hơn những gì mình từng nghĩ.

    Nhịp sống thị trường (tham khảo CNBC)

  • Những tưởng có thể ổn định làm ông chủ nhỏ ở quê nhà, anh Vương đã mất trắng số tiền tiết kiệm bao năm.

    Sau 7 năm đi làm nhân viên văn phòng ở thành phố lớn, anh Vương (Trung Quốc) đã quyết định từ bỏ công sở và về quê ở gần bố mẹ, ổn định cuộc sống. Anh đã dành dụm được một số tiền nên ước mơ làm ông chủ. Tại quê nhà là một thành phố nhỏ, anh bắt tay vào việc khởi nghiệp, mở một cửa hàng và đặt mục tiêu trở thành doanh nhân.

    Theo thống kê ở Trung Quốc, 80% những người chọn khởi nghiệp đã chọn mở cửa hàng ăn uống và 1/3 trong số họ chọn mở cửa hàng đồ uống như trà sữa.

    Anh Vương cũng không phải ngoại lệ. Để dễ dàng hơn, anh chọn mở một quán trà sữa nhượng quyền để có sẵn công thức, thương hiệu. Quá trình ban đầu rất đơn giản, anh chỉ việc lên Internet tìm kiếm các thương hiệu nhượng quyền trà sữa và liên hệ là có người nhiệt tình tới tư vấn.

    mo quan tra sua

    Anh Vương và vợ được đưa đến tận trụ sở của hãng và được người quản lý dẫn đi xem tận mắt quá trình pha chế trà sữa. Anh nhanh chóng bị thuyết phục và chuyển tiền, lấy giấy chứng nhận ủy quyền nhãn hiệu rồi về mở cửa hàng. Vợ chồng anh còn được tham gia một khóa đào tạo và nhận nhiều sách hướng dẫn vận hành.

    Sau đó, trụ sở chính đã gửi một loạt các loại máy móc thiết bị và hàng hóa nguyên liệu. Giá của các thiết bị lên tới 70.000 NDT (khoảng gần 300 triệu đồng). Đây là số tiền chưa được bao gồm trong tiền nhượng quyền mà anh không biết trước.  

    Khi mới khai trương, công ty còn cử giáo viên đến cửa hàng của anh Vương để hướng dẫn. Nhưng anh lại phải trả thêm cho mỗi người 500 NDT mỗi ngày. 3 ngày khai trương không tính tiền ăn ở, 2 giáo viên cũng làm anh phát sinh phải chi thêm 3.000 NDT (hơn 16 triệu đồng).

    Khi quán trà sữa khai trương, lúc đầu anh Vương chạy chương trình giảm giá 50% và có hàng dài khách xếp hàng. Công ty trà sữa khẳng định dựa theo tình hình này, chỉ mất tầm 3, 4 tháng nữa là có thể hoàn vốn. Bản thân anh Vương tràn đầy tự tin, dự định sẽ mở chi nhánh nữa.

    Thế nhưng chẳng mấy chốc, việc kinh doanh lao dốc. Dưới sự hướng dẫn của trụ sở chính, một số chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng đã được chạy, nhưng không có hoạt động nào hiệu quả. Ngay cả việc công ty nhượng quyền hỗ trợ này cũng bị thu phí, tổng cộng là 20.000 NDT (hơn 70 triệu đồng). 

    Dưới sự thuyết phục của gia đình, anh Vương đã đóng cửa hàng. Sau khi tính toán, anh đã đầu tư gần 400.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng) và thua lỗ sạch sau 3 tháng. Thị trường quá cạnh tranh và không có kinh nghiệm kinh doanh đã khiến anh vỡ mộng. 

    Sau khi đóng cửa hàng, anh Vương nhớ ra vẫn còn tiền đặt cọc khi ký hợp đồng nhượng quyền nên đến trụ sở chính để lấy lại. Thế nhưng hóa ra nếu muốn lấy lại tiền, cửa hàng cần phải mở số năm nhất định mới có thể hoàn lại. Sau tất cả, anh Vương mất trắng số tiền dành dụm trong 7 năm của mình và được 1 bài học lớn. 

    Việc kinh doanh chưa bao giờ là đơn giản, nhất là khi thị trường tưởng “béo bở” nhưng rất cạnh tranh như dịch vụ ăn uống. Để có thể thành công, người chủ cần có kế hoạch cụ thể, hợp lý và nghiên cứu mọi mặt. Việc phụ thuộc vào nhãn hiệu nhượng quyền và không nắm vững quy trình kinh doanh thường sẽ dẫn đến thất bại đáng tiếc như anh Vương. 

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Tìm được động lực từ cuốn ‘Cha giàu cha nghèo’, 2 cậu sinh viên quyết định dấn thân vào một lĩnh vực đầy thử thách.

     lam giau tu cha giau cha ngheo 1

    Caleb Hommel và Chuck Sotelo quen nhau tại trường trung học sau khi cùng đăng ký tham gia khóa học làm gốm có tên Thiết kế 3D. Cả hai tốt nghiệp vào năm 2021 và học lên cao đẳng ở San Diego.

    Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, toàn bộ giáo trình được giảng dạy online. Sự nhàm chán thôi thúc đôi bạn trẻ làm một thứ gì đó thật đặc biệt: đầu tư bất động sản.

    “Tôi cố đọc sách vì cảm thấy buồn chán trong thời kỳ phong tỏa. Mẹ bảo tôi hãy thử xem ‘Cha giàu cha nghèo’. Tôi nghĩ nó hay nên đã đưa Caleb cùng đọc, sau đó cả hai đồng ý rằng đầu tư bất động sản là con đường nên đi, dù khi đó không có gì chắc chắn cả”, Sotelo nói với Insider.

    Vào thời điểm đó, cả Caleb Hommel và Chuck Sotelo đều không có tiền, mỗi người chỉ khoảng vài trăm đô la. Họ quyết định tham gia các hội nhóm để học hỏi kinh nghiệm, sau đó tình cờ biết đến một chương trình cố vấn có tên Chiến lược đa gia đình. Học phí rơi vào khoảng 250 USD/tháng - một số tiền khá lớn đối với sinh viên, song cả hai đều thấy nó xứng đáng. Họ bắt đầu làm thêm tại DoorDash, hàng ngày đi giao hàng để có thể thanh toán khoản phí trên.

    Kết thúc năm học đầu tiên, Caleb Hommel và Chuck Sotelo bỏ học, dồn toàn bộ tâm sức cho việc mua bất động sản.

    “Chúng tôi nghĩ rằng mình có thể tiến lên phía trước thay vì cứ làm nửa vời hai việc như vậy”, Sotelo nói. Việc thiếu tiền mặt không khiến 2 chàng trai nản lòng.

    “Người quen của chúng tôi từng bắt đầu đầu tư chỉ với 3.000 USD. Anh ấy đã đi vay để thanh toán trước khoản tiền cần đặt cọc. Chúng tôi đã học theo”, Sotelo cho biết.

    Tuy nhiên, trước khi tìm những “nhà đầu tư thiên thần” để vay nợ, Caleb Hommel và Chuck Sotelo cần tìm thị trường BĐS thích hợp để mua. San Diego khi đó hơi khó khăn và tốn kém, vậy nên đôi bạn thân chuyển sang nghiên cứu nhiều thị trường khác nhau trên khắp cả nước.

    “Chúng tôi quyết định đến Texas và Florida. Chúng tôi chọn nơi đây vì chúng gần nhà”, Hommel nói.

    Sau khi thu hẹp phạm vi ở Texas, họ bắt đầu tạo danh mục và nhắm vào những ngôi nhà đang có sẵn tệp khách. Lý giải cho điều này, Hommel cho biết mình muốn có dòng tiền dương ngay từ đầu.

    “Nếu không có người thuê ngay từ đầu, rất khó để chúng tôi nhanh chóng thu lại tiền”, Hommel nói. “Chúng tôi đã làm việc cho DoorDash và kiếm được 400 USD/tháng. Sẽ không có ai cho chúng tôi vay ngân hàng”.

    Hommel lưu ý rằng việc tìm kiếm một BĐS sẵn khách thuê không hề dễ. Phải mất tới 6 tháng và hơn 500 cuộc điện thoại, đôi bạn trẻ mới đạt được thỏa thuận đầu tiên.

     lam giau tu cha giau cha ngheo 1
    Tìm được động lực từ cuốn ‘Cha giàu cha nghèo’, cậu sinh viên quyết định dấn thân vào một lĩnh vực mình chưa hề có kinh nghiệm.

    Tiếp theo đến bước huy động vốn.

    Chung cư họ muốn trị giá 900.000 USD, bên trong có 10 căn hộ ở phía nam Texas. Bắt buộc đặt cọc trước 10% vậy nên họ đã cố gắng kiếm 90.000 USD. Sau khi liên hệ bạn bè, gia đình và các nhà đầu tư bất động sản khác có trụ sở tại San Diego, cuối cùng Caleb Hommel và Chuck Sotelo cũng huy động đủ trong 30 ngày.

    “Việc kiếm tiền không khó. Chỉ là cách tiếp cận của bạn với người khác mà thôi. Rất khó để đầu tư khi tài khoản ngân hàng chỉ có 1.000 USD. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra mình chỉ cần một thỏa thuận đủ tốt là được”, Hommel nói.

    Sau khi đặt cọc 90.000 USD, đôi bạn thương lượng để không phải thanh toán trong 6 tháng đầu tiên. Điều này giúp họ nhanh chóng gia tăng vốn và trữ tiền mặt.

    Tham vọng chưa dừng lại. Hommel và Sotelo tiếp tục muốn mua bất động sản thứ hai 8 căn trị giá 700.000 USD và bất động sản thứ ba 10 căn trị giá 725.000 USD. Đến thời điểm hiện tại, 2 nhà đầu tư 20 tuổi đã sở hữu 28 căn hộ trên tổng số 3 chung cư.  “Mỗi bất động sản đều có lãi, nhưng chúng tôi chưa thu được lợi nhuận đâu. Vẫn còn phải tích tiền nhiều”, Sotelo nói.

    Chia sẻ với Insider, họ nói muốn tiếp tục tái đầu tư hơn là tiêu xài cho bản thân. Ngoài đầu tư BĐS, 2 chàng trai còn bán thêm các khóa học tại Chiến lược đa gia đình.

    “Mục tiêu là bán được càng nhiều căn càng tốt trong năm nay. Tuy nhiên, rất khó để tìm thấy một giao dịch giá hời bởi sự khác biệt giữa kỳ vọng của người mua và người bán”, Sotelo nói.

    “Chúng tôi không có kinh nghiệm về bất động sản. Chúng tôi ban đầu cũng không có tiền hay bất kỳ mối quan hệ nào. Chúng tôi thực sự bắt đầu từ con số không. Rất nhiều người có xuất phát điểm thuận lợi, vì vậy, tôi chắc chắn bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh bất động sản. Chỉ cần bước ra khỏi vùng an toàn và hành động”.

    Insider trước đó cũng chia sẻ nhiều câu chuyện sinh viên khởi nghiệp. Jakob Welle-Smogeli, sinh viên năm cuối tại Đại học Central Connecticut State (Mỹ), là một ví dụ. Cậu đăng tải những video TikTok về các bài thuyết trình PowerPoint trên tài khoản “Jacobppt” và chỉ 6 tháng sau, tài khoản đã có 3,8 triệu người theo dõi. Jakob Welle-Smogeli lúc này kiếm được hơn 150.000 USD từ thương hiệu của chính mình.

    Cafebiz (theo Business Insider)

  • Từ 20 năm trước người cha đã mua một mảnh đất để dành. Sau này, mảnh đất đó sau này đã trở thành 'cây hái ra tiền" của bốn anh em trai.

    manh dat cha de lai 1

    Huang Maoru là một doanh nhân người Trung Quốc từng có tài sản ròng trị giá 1,1 tỷ đô la (2013). Ông thành lập Maoye International, tập đoàn đa ngành nổi tiếng nhất ở Thâm Quyến, cũng như ở các khu vực lân cận, chẳng hạn như Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Giang Tô. Huang Jingzhang, vợ của Huang Maoru, cũng là đồng sở hữu công ty. Cô từng là Giám đốc cho đến năm 2010, nhưng đã từ chức. Huang Maoru hoạt động với tư cách là Giám đốc điều hành và đã làm như vậy kể từ khi công ty ra mắt vào năm 1996.

    Biến mảnh đất "bỏ hoang" thành cây hái ra tiền

    ‏Câu chuyện làm giàu của Huang Maoru thật sự rất kỳ lạ. Rất nhiều người giàu do được thừa hưởng  tài sản từ thế hệ cha ông, Huang Maoru cũng được thừa hưởng tài sản từ cha mình nhưng lại là một trường hợp khác.‏

    ‏Từ 20 năm trước cha của Huang Maoru đã mua một mảnh đất ở Buji, Thâm Quyến ngay sau khi xuất ngũ, mảnh đất đó sau này đã trở thành 'cây hái ra tiền" của bốn anh em Huang Maoru

    manh dat cha de lai 1
    ‏Huang Maoru đứng thứ 2 từ trái sang.

    ‏‏Khi còn là một thiếu niên mười mấy tuổi, Huang Maoru đã từng mở quầy hàng rong cùng với anh trai mình, thậm chí còn làm ở lò giết mổ trong một thời gian dài. Năm 1992, Huang Maoru khi đó 27 tuổi bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Điều bất ngờ là ban đầu bốn anh em Huang Maoru không hề biết thông tin về mảnh đất mà cha mình đã mua. Mãi đến năm 27 tuổi, Huang Maoru mới biết cha mình sở hữu một mảnh đất ở Buji, Thâm Quyến. ‏

    ‏Sau khi lấy được mảnh đất đó, Huang Maoru đã biến nó thành tòa nhà Maoye và kiếm được khoản tiền đầu tiên từ nó.

    Xây dựng "cơ ngơi" đồ sộ từ khoản tiền kiếm được

    Năm 1995, Huang Maoru tập hợp tất cả các sản nghiệp dưới tên mình để thành lập Maoye Group. Năm 2003, Huang Maoru xây dựng "tòa nhà trung tâm tài chính" mang tính bước ngoặt tại Thâm Quyến.‏

    ‏Điều đáng nói là tư duy kinh doanh của Huang Maoru hoàn toàn khác so với những nhà đầu tư bất động sản khác, bởi vì ông áp dụng mô hình bất động sản thương mại kết hợp với cửa hàng bách hóa. Trong đó, cửa hàng bách hóa là ngành nghề đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Huang Maoru. 

    manh dat cha de lai 1

    Ngay từ năm 2008, Huang Maoru đã tách ra và tổ chức lại toàn bộ tập đoàn đa ngành của mình sau đó niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong. Sự kiện Maoye International niêm yết thành công trên thị trường đã huy động được 2,5 tỷ đô la Hong Kong, giúp tài sản ròng của Huang Maoru tăng 300% trong năm đó.‏

    ‏Trong tháng 10 và tháng 11 cùng năm Huang Maoru đã mua lại ba công ty lớn đã niêm yết là Shenguo Shang, Bohai Logistics và Commercial City chỉ trong vòng 20 ngày, trở thành nhân vật nổi tiếng tại thời điểm đó. Tuy nhiên sau khi trở nên nổi tiếng, Huang Maoru không tiếp tục đi sâu mà chọn cách ở ẩn và lùi dần về sau, không tham gia nhiều vào hoạt động kinh doanh nữa. 

    manh dat cha de lai 1

    Ngoài Huang Maoru, ba người anh em khác của ông cũng đạt được thành công ở những lĩnh vực khác nhau từ mảnh đất mà cha mình để lại. Huang Shizai là chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn đầu tư quốc tế Great China, Huang Maozhan là chủ tịch của Guodu Group và Huang Zhenhua là chủ tịch của Sino Land.‏

    ‏Kết: Khó có thể tưởng tượng rằng cội nguồn cơ bản nhất tạo nên thành công của bốn anh em họ Huang ngày nay lại là một mảnh đất ở Thâm Quyến mà cha họ tình cờ mua được.

    Theo Nhịp sống Thị trường

     

  • Tùy theo số lượng người theo dõi và lượt xem khác nhau, số tiền mà những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, chẳng hạn TikTok, YouTube và Instagram, có thể kiếm được từ những nền tảng này là khác nhau, theo CNBC. 

    Các ngôi sao như tài tử Dwayne “The Rock” Johnson hay cầu thủ Cristiano Ronaldo có thể kiếm được đến hơn $1 triệu mỗi dòng đăng, vì họ có hơn 200 triệu người theo dõi trên Instagram. Còn đối với những người khác, đây là số lượng người theo dõi họ cần để có thể kiếm được $100,000, dựa theo tính toán từ nền tảng cấp phép âm nhạc Lickd.co.

    kiem tien tren mang
    Một buổi hội thảo của những ngôi sao YouTube tại Los Angeles, California, hồi năm 2015. (Hình: Jonathan Leibson/Getty Images for Vanity Fair)

    YouTube

    Một tài khoản YouTube muốn kiếm $100,000 thì cần phải đạt ít nhất 1,000 người theo dõi và khoảng 24 triệu lượt xem mỗi năm. 

    Ngoài ra, để kiếm tiền từ YouTube, tài khoản đó phải tham gia Chương Trình Cộng Tác YouTube (YPP – YouTube Partner Programme). Muốn tham gia YPP, tài khoản phải có ít nhất 1,000 người theo dõi, tích lũy được hơn 4,000 giờ “xem công khai hợp lệ” trong 12 tháng qua và phải có tài khoản AdSense được liên kết.

    Marketing Hubs ước tính rằng một tài khoản YouTube có thể tạo ra $7.60 cho mỗi 1,000 lượt xem. 45% doanh thu này thuộc về Google.

    Instagram

    Tài khoản Instagram cần tối thiểu 5,000 người theo dõi và 308 bài đăng được tài trợ mỗi năm nếu muốn kiếm $100,000. Ngoài ra tài khoản đó phải được chuyển sang loại hình tài khoản chuyên nghiệp và lựa chọn mô hình kinh doanh.

    Một người với hơn một triệu người theo dõi có thể kiếm về hơn $250,000 cho mỗi bài đăng từ các thương hiệu.

    TikTok

    Tài khoản TikTok cần ít nhất 10,000 người theo dõi và hơn 270 triệu lượt xem một năm để kiếm $100,000. 

    Giống như YouTube, TikTok cũng có chương trình hợp tác riêng có tên Quỹ Người Sáng Tạo TikTok (TikTok Creator Fund). Điều kiện tham gia chương trình này là người sáng tạo nội dung phải sống ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha hoặc Ý, ít nhất 18 tuổi, có tối thiểu 100,000 người theo dõi và 100,000 lượt xem video trong 30 ngày qua. Đồng thời tài khoản cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc cộng đồng và điều khoản dịch vụ của TikTok.

    Theo Người Việt

  • Ryan Fresen (24 tuổi) hiện đang điều hành công việc kinh doanh bán giày thể thao tự do của mình thông qua mạng xã hội Instagram. Được biết, tài khoản 860_kicks của anh đang có hơn 38.000 người theo dõi và các sản phẩm của anh chủ yếu là hàng tồn kho được nhập từ nhiều nguồn khác nhau.

    Chàng trai 24 tuổi cho biết anh duy trì công việc này kể từ khi tốt nghiệp đại học vào gần cuối năm 2018 và ước tính anh đã kiếm được khoảng 110.000 USD tiền lãi vào năm 2019 từ công việc kinh doanh mà anh dành toàn thời gian trong phòng ngủ này.

    Ryan Fresen 1
    Ryan Fresen

    "Khi lớn lên, tôi đã ấp ủ cho mình một kế hoạch kinh doanh riêng dành cho bản thân. Tôi vốn không muốn làm việc cho người khác và phải thức dậy vào 7 giờ mỗi sáng, đi làm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đó thật sự là ác mộng và tôi cảm thấy rất khổ sở về điều đó." Fresen nói với Business Insider.

    Fresen cho biết thêm việc điều hành công việc kinh doanh của cá nhân luôn đi kèm với những rủi ro và thách thức. Việc duy trì doanh số bán hàng thực sự là điều cần thiết để thành công. Và để làm được điều này, Fresen đã vạch ra cho mình một kế hoạch cụ thể, bao gồm việc sử dụng thêm một bảng tính được chia ra nhiều đầu việc tỉ mỉ nhằm theo dõi doanh thu, chi phí cùng mức tăng trưởng hàng hóa bán ra hàng tháng.

    "Tôi biết rất nhiều người bán giày online như tôi nhưng họ không đóng thuế và theo dõi hàng tồn kho của mình nên rất nhiều vấn đề phát sinh đã xảy đến. Điều đó là một cơn ác mộng đối với những người kinh doanh như tôi." Anh chàng chia sẻ.

    Bên cạnh việc sử dụng bảng tính excel truyền thống để theo dõi tiến trình công việc, Fresen bật mí còn sử dụng thêm một dịch vụ có tên QuickBooks để xử lý các khoản thuế của anh ấy.

    "Tôi thích bảng tính vì đó là cách để tôi đánh giá những gì mình đang làm," Fresen nói.

    Sau khi sở hữu hàng triệu đô la trong lĩnh vực kinh doanh online, Ryan Fresen đã học được 5 bài học rất quan trọng mà bất kỳ ai có ý định khởi nghiệp cũng nên lưu ý.

    Ryan Fresen 1

    1. Có ý thức tự giác kỷ luật để đạt được kết quả

    Theo Ryan Fresen chỉ những người có ý thức tự giác kỷ luật mới có quyền thương lượng với cuộc sống. Bởi cuộc sống giống như một cánh cửa, học tập chính là quá trình rèn luyện bản thân. Năm tháng qua đi thứ còn lại chính là một phiên bản tốt hơn của chính mình. 

    Bạn chỉ có thể mở ra cánh cửa có hào quang rực rỡ khi bạn đặt ra cho bản thân một quy chuẩn sống nhất định và tính tự giác mỗi ngày.

    "Tôi rất thích một câu nói đó là: 'Tính tự kỷ luật cao nhất của một người trưởng thành không phải là ép bản thân làm những việc lớn lao, mà là toàn tâm toàn ý hoàn thành từng việc nhỏ ngay trước mắt'. Việc giữ kỷ luật hay nuông chiều bản thân bạn chỉ trong 1 phút thôi cũng sẽ dẫn ra đến với 2 thế giới hoàn toàn khác biệt.

    Do vậy, đừng có lười biếng và trông chờ ai đó sẽ đem lại may mắn cho bạn!"

    2. Bỏ suy nghĩ "kiếm ra tiền" mà nghĩ rằng đó chỉ là việc bạn đang "học hỏi" để tiếp tục cố gắng

    Bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, luôn nỗ lực học tập để nâng tầm bản thân là hành trình mà chúng ta nhất định phải trải qua. 

    Luôn duy trì cho mình thói quen đọc sách, tập thể dục mỗi ngày, tích lũy kinh nghiệm, học cách tiết kiệm, tiêu xài hợp lý, có kế hoạch,... điều đó sẽ hoàn thiện bản thân hơn rất nhiều.

    3. Luôn tìm kiếm và trau dồi học hỏi từ những người có kinh nghiệm dày dặn 

    Bất kể điều gì xảy ra, bạn cũng phải tìm cho mình một người có thể cố vấn cho bạn. Họ sẽ có thể hướng dẫn bạn đi đúng hướng và trở thành điểm tựa khi bạn cần. 

    Thời điểm mà Ryan Fresen nhận được những thu nhập đầu tiên, anh ấy đã dành 20% số tiền đó để mời một KOL có tiếng và vị doanh nhân bán giày có tiếng để có thêm kinh nghiệm bán hàng. Và điều đó đã giúp anh chàng đạt được những bước tiến vững vàng để phát triển sự nghiệp.

    4. Hình thành tư duy: "Tham vọng là con đường dẫn đến thành công, còn sự bền bỉ là phương tiện giúp bạn dễ dàng vượt qua nó."

    Mọi công việc thu được số tiền nhất định chỉ mang lại cho mức thu nhập đủ để trang trải cuộc sống và nhu cầu hàng ngày. Nó khiến bạn mắc kẹt trong trạng thái 'duy trì' và không thể phát triển hết tiềm năng thu nhập của bạn. 

    Do vậy, thay vì chỉ có một nguồn thu nhập cố định, hãy cố gắng tạo ra cho bản thân nhiều cơ hội khác nhau, bằng cách mở rộng kinh doanh, đẩy mạnh đa dạng các lĩnh vực mà bạn muốn học hỏi phát triển,... chăm chỉ là một phần nhưng hãy hình thành bản tính tham vọng bởi đó là "lối tắt" để đạt được thành công nhanh nhất.

    5. Thiết lập niềm tin với mọi người

    Không có bất kỳ người trung gian chính thức nào và hệ thống xác thực giữa các giao dịch vì phần lớn hoạt động kinh doanh của Fresen dựa vào lời chứng thực từ những khách hàng hài lòng.

    Hãy luôn cố gắng cải thiện trải nghiệm của khách hàng là "kim chỉ nam" hàng đầu của Fresen. Anh luôn cho rằng trong kinh doanh khi bạn có năng lực, dù muốn dù không, bạn vẫn sẽ như viên ngọc và tỏa sáng.

    Nếu bạn nhận thức được những điều điều này, bạn đã tiến gần hơn một bước đến thành công.

    Theo Thể Thao Văn Hóa

  • Không tìm được trang phục ưng ý, Ben Francis mua máy may, tự làm đồ cho mình và tạo ra thương hiệu đồ thể thao Gymshark.

    Trong đoạn video đăng tải trên YouTube ngày 1/12/2021, đứng bên ngoài một cửa hàng đã đóng tại phố mua sắm Regent Street (London) và mặc chiếc áo thể thao do chính mình thiết kế, Ben Francis thông báo: Gymshark - thương hiệu đồ thể thao do anh sáng lập - sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại đây.

    Chia sẻ với Forbes về khoảnh khắc này, tỷ phú trẻ tuổi cho biết đây là "thời khắc không thể nào quên đối với anh, khi một thương hiệu khởi nghiệp từ phòng ngủ lại có thể hiện diện trên con phố Regent Street nổi tiếng".

    10 tháng sau khi đoạn video được đăng tải, Gymshark đã có cửa hàng đầu tiên tại Regent Street, đánh dấu bước ngoặt lớn với một công ty vốn chỉ dựa vào truyền thông xã hội và những người có ảnh hưởng lớn trên TikTok hay Instagram.

    Ben Francis quan ao gym 1
    Tỷ phú trẻ Ben Francis. Ảnh: Forbes

    Biến đam mê thành ý tưởng tỷ USD

    Khởi nghiệp năm 2012 trong garage của bố mẹ, Francis hiện đã thành công đưa Gymshark thành một đế chế khổng lồ về thời trang athleisure (từ ghép giữa athlete và leisure để chỉ trang phục thể thao nhưng có thể mặc hàng ngày).

    Năm 2020, công ty của doanh nhân trẻ được định giá 1,45 tỷ USD khi Francis bán lại 21% cổ phần cho công ty đầu tư General Atlantic. Một năm sau đó, lợi nhuận ròng của Gymshark tăng gấp đôi lên 68 triệu USD, còn doanh thu cũng tăng 78%, lên 608 triệu USD.

    Mức tăng trưởng này đã giúp Francis trở thành một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới khi 70% cổ phần của anh trong Gymshark hiện được định giá 1,2 tỷ USD.

    Trên thực tế, Francis lớn lên với ước mơ trở thành một cầu thủ bóng đá chứ không phải doanh nhân. Tuy nhiên, anh nhanh chóng nhận ra mình không đủ giỏi để theo nghề này. Ở tuổi 17, anh bắt đầu tới phòng gym gần nhà và học thêm các khóa về công nghệ thông tin.

    Đam mê mới của Francis bất ngờ xuất hiện khi xem các video dạy tập thể hình trên YouTube. Sau đó, anh đã thiết kế một số ứng dụng giúp người dùng đặt lịch tập và tiếp cận các bài tập đốt mỡ.

    "Những thứ này cơ bản thôi, nhưng chúng cho phép tôi thể hiện sự sáng tạo với đam mê mới. Năm 2011, các ứng dụng này thậm chí còn đứng đầu bảng xếp hạng ở Anh vì không phải cạnh tranh mấy", Francis cho biết.

    Năm 18 tuổi, Francis vào đại học và nhận làm thêm việc giao pizza buổi tối, còn thời gian rảnh thì tập gym. Không hài lòng với thu nhập 8 USD/giờ, anh cùng một người bạn là Lewis Morgan bắt đầu kinh doanh thực phẩm bổ sung trực tuyến. Họ mua số lượng lớn và bán lại cho khách hàng trên website ban đầu của Gymshark.

    Tuy nhiên, kinh doanh thực phẩm bổ sung là một lĩnh vực rất cạnh tranh. Cùng lúc đó, Francis lại gặp khó trong việc tìm hãng quần áo giúp làm nổi bật đường nét trên cơ thể. Vì thế, anh và Morgan đã dùng lợi nhuận bán hàng để mua một vài chiếc máy may và bắt đầu thương hiệu của riêng mình.

    Lúc này, Francis mới chỉ quảng cáo trang phục của mình bằng cách gửi sản phẩm tới những người nổi tiếng trên YouTube và nhờ họ mặc thử. Một năm sau đó, bước đột phá đã đến với Gymshark khi anh thuê một gian tại triển lãm đồ tập lớn nhất châu Âu và nhanh chóng bán sạch hàng.

    Sau đó, Gymshark bắt đầu gửi tặng miễn phí các sản phẩm cho những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng tập gym để nhờ họ quảng cáo, và việc này đã giúp doanh số hàng ngày tăng vọt từ 450 USD lên 45.000 USD.

    Bên trong cửa hàng đầu tiên của Gymshark tại Regent Street. Ảnh: Adweek.

    Ben Francis quan ao gym 1
    Bên trong cửa hàng đầu tiên của Gymshark tại Regent Street. Ảnh: Adweek

    Những kế hoạch lớn hơn

    Vì kinh doanh quá thành công, Francis và Morgan sau đó đã nghỉ học để dành toàn bộ thời gian cho công ty. Họ thực hiện chiến dịch marketing tập trung vào các ngôi sao thể hình có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội. Với các video mặc đồ tập của Gymshark, Francis sẽ trả cho họ 500 USD mỗi tháng và những bộ đồ miễn phí.

    Năm 2018, Gymshark rời khỏi chiếc garage nhỏ để mở văn phòng làm việc tại Solihull - một thị trấn ở miền tây nước Anh. Đồng thời, Francis bắt đầu tổ chức các buổi bán hàng lưu động trên khắp thế giới để bán sản phẩm của mình.

    Điều này giúp doanh thu một lần nữa bùng nổ với mức tăng trung bình 62% mỗi năm kể từ 2018. Đến tháng 8/2020, một năm sau khi Gymshark đạt mức doanh thu 214 triệu USD và 18 triệu USD lợi nhuận ròng, General Atlantic quyết định đầu tư vào đây ngay cả khi Covid-19 bùng nổ khiến các phòng gym toàn cầu đóng cửa.

    Một năm sau khi các lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ dần, Gymshark mở văn phòng đầu tiên tại Mỹ.

    Dù tăng trưởng hàng năm của công ty này hiện vượt xa các gã khổng lồ như Nike (7%) và Lululemon (26%), họ vẫn cần phải đi một chặng đường dài nếu muốn thành công hơn. Được biết, doanh số của Nike năm ngoái là 47 tỷ USD, còn của Lululemon là 8 tỷ USD.

    Còn hiện tại, Gymshark đang gặp nhiều thách thức khi kế hoạch IPO năm ngoái của họ trên sàn chứng khoán London không thành công và phải đóng phần lớn cơ sở ở Mỹ vào tháng trước. Dù vậy, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội vẫn lên tiếng giúp đỡ thương hiệu này.

    Và việc chọn đặt cửa hàng mới gần Nike ở London cũng cho thấy tham vọng của Francis trong việc thúc đẩy Gymshark tăng trưởng hơn nữa.

    Zing (theo Forbes)

  • Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng nam thanh niên này đã khiến hàng triệu người phải ngưỡng mộ vì tài năng xuất sắc.

    Ở tuổi 12, nhiều cậu thiếu niên còn mải vui chơi với bạn bè cùng trang lứa và bù đầu lo chuyện học hành, thì Jenk Oz đã trở thành CEO trẻ nhất nước Anh, sáng lập ra công ty iCoolKid cho riêng mình. Công ty của cậu là nền tảng truyền thông kỹ thuật số lớn nhất Vương quốc Anh dành cho thế hệ gen Z và sản xuất nội dung về các chủ đề văn hóa đại chúng, công nghệ, khoa học, nghệ thuật và trò chơi.

    iCoolKid 1
    Jenk Oz ngay từ khi còn là một cậu bé đã nung nấu ý tưởng kinh doanh. 

    Tài không đợi tuổi

    Sinh năm 2005, Jenk Oz là một trong những gương mặt trẻ đình đám đến từ London (Anh). Ở tuổi 12, Jenk Oz làm được những điều vượt xa sự mong đợi của người lớn và khác biệt hoàn toàn so với bạn bè cùng trang lứa.

    Tận dụng ưu điểm của bản thân với sự giúp đỡ từ người mẹ tận tụy, Jenk Oz đã thành lập và trở thành người đứng đầu của công ty truyền thông đa phương tiện với mục đích để những người trẻ tuổi vui chơi và không bao giờ cảm thấy buồn chán.

    Ý tưởng sáng lập iCoolKid đến với Jenk vào năm 2014 khi cậu mới 8 tuổi. Lúc đó, giáo viên thường hỏi thăm về hoạt động của học sinh vào cuối tuần. Mỗi lần như vậy, Jenk thường kể ra rất nhiều kế hoạch phong phú và đặc sắc, thay vì chỉ chơi thể thao hay ngủ như những bạn bè khác của mình. Điều đó làm cho những bạn học cùng lớp của cậu tò mò và muốn tham dự.

    "Em luôn kể ra những điều khác biệt như tham dự nhạc kịch, thi khiêu vũ hay học DJ… Khi ấy, bạn bè thường ngỏ ý muốn tham gia cùng vào lần tới. Vì vậy, mẹ em bắt đầu viết blog vào thứ 6 hàng tuần thông báo về những hoạt động em sẽ tham gia để các bạn theo dõi", Jenk chia sẻ về những ngày đầu của iCoolKid.

    Những gì mà chàng trai này làm được khi ở độ tuổi còn rất nhỏ khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc và ngưỡng mộ. Song song với việc điều hành công ty riêng, Jenk Oz vẫn đảm bảo việc học hành đầy đủ: "Trường học sẽ luôn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, em cũng hay thường suy nghĩ về cách mình có thể phát triển thêm công ty, tìm hiểu thêm về công nghệ và xu hướng mới nhất trên thị trường".

    iCoolKid 1
    Cậu làm việc và học tập vô cùng nghiêm túc.

    Trong các cuộc họp hay gặp gỡ đối tác, chàng thanh thiên này luôn thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp cùng khí chất mà không phải ai cũng có được. Không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ khi trở thành CEO trẻ nhất nước Anh mà Jenk Oz còn sở hữu vẻ ngoại hình cuốn hút, gương mặt điển trai sáng ngời.

    Ngày càng thành công

    Sau 6 năm thành lập công ty, Jenk Oz nay đã là chàng thanh niên tuổi 18 phong độ và vẫn vững vàng với vị trí CEO. Ngoài ra, thanh niên này cũng đã trở thành một người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội với ngoại hình tựa nam thần cùng tài năng nghệ thuật đáng ngưỡng mộ.

    Ít ai biết rằng, ngoài việc kinh doanh, Jenk Oz còn là một nhạc sĩ và diễn viên. Trên trang cá nhân Instagram của vị CEO này có thể thấy, nam thanh niên nhiều lần thể hiện tài năng chơi nhạc, làm người mẫu thời trang... Có thể nói rằng, cuộc sống của Jenk Oz là những chuỗi ngày khám phá và trải nghiệm. 

    iCoolKid 1
    CEO trẻ tuổi nhất nước Anh ngày càng chững chạc, trưởng thành.

    Ở tuổi 18, Jenk cho thấy gu ăn mặc cá tính lại vừa lịch lãm. Từ một cậu bé có vẻ ngoài dễ thương giờ đây CEO trẻ tuổi đã ngày càng trưởng thành, mang nét lãng tử đậm chất Anh với đôi mắt sâu và đặc biệt là nụ cười tỏa sáng khiến nhiều chị em đổ gục.

    Chia sẻ trong một buổi diễn thuyết, Jenk Oz cho hay: "Các bạn hãy cố gắng theo đuổi đam mê của bản thân mọi lúc mọi nơi và nghĩ về các ý tưởng của bạn mỗi đêm trước khi đi ngủ. Sau đó, hãy mơ về chúng cho đến khi chúng trở nên to lớn và sặc sỡ đến mức bạn không thể giữ chúng bên trong nữa, nếu không bạn sẽ nổ tung!".

    Hiện tại, Jenk vẫn đang cố gắng phát triển cũng như mở rộng công ty và tận hưởng cuộc sống. Đồng thời cũng là người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ khác bằng câu chuyện của bản thân.

    iCoolKid 1
    Theo thời gian, Jenk Oz ngày càng chững chạc và điển trai.

    iCoolKid 1

    Vị CEO này cũng đưa ra lời khuyên cho những người muốn khởi nghiệp ở độ tuổi còn trẻ: "Hãy tìm 4-5 người có nền tảng và kinh nghiệm khác nhau để bạn được tư vấn liên tục. Đó có thể là một giáo viên trong trường, mẹ của bạn, chuyên gia công nghệ, anh họ... Sau đó hãy gặp họ mỗi tháng một lần, mỗi lần một giờ. Bạn hãy đặt ra vô số câu hỏi và lắng nghe cẩn thận tất cả lời khuyên của họ. Hãy nhớ rằng, trước khi bạn rời đi, kết thúc cuộc gặp hãy lên luôn lịch hẹn vào lần gặp tiếp theo".

    Theo Arttimes

  • Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của John, một người đến Mỹ với 1.000 USD và không hề quen biết bất kỳ ai. John là chủ blog Đếm ngược cho đến ngày tự do về tài chính (Financial Freedom Countdown) và hiện sống tại khu vực vịnh San Francisco.

    Lớn lên là một đứa trẻ thuộc giới tính thứ 3 tại Ấn Độ, tôi luôn mơ về một ngày được sống ở Mỹ. Vấn đề duy nhất ở đây là gia đình tôi chưa có ai từng ra nước ngoài và tôi chỉ có thể tiếp cận với quốc gia ấy thông qua vài bộ phim hài. Vì thế, đến Mỹ ở cái tuổi 25, với chỉ 1.000 USD trong túi và không biết bất cứ ai thực sự đáng sợ.

    Tôi đáp chuyến bay đến Connecticut vào giữa mùa đông. Vài tháng đầu rất khó khăn. Tôi không có khoản tiền tiết kiệm nào, vì thế việc tìm thuê nhà thực sự là ác mộng. Tôi còn không mua nổi xe ôtô, và cũng  không biết lái xe, điều này có nghĩa là dù đi đâu tôi cũng phải đi bộ. Đây chỉ là một ít vấn đề trong số những thử thách đã khiến tôi gần như muốn từ bỏ tất cả.

    cach lam giau o my

    Tôi quyết định cho bản thân thời gian 12 tháng để thành công. Tôi dành toàn bộ thời gian rảnh để đọc các trang web và các bài viết blog về tài chính. Tôi cố gắng học hỏi mọi thứ từ “Làm cách nào để mua được ôtô” cho đến “Làm cách nào để cải thiện số điểm tín dụng của bạn”. Tôi bắt đầu với công việc kỹ sư phần mềm, sống tiết kiệm, chi tiêu ít hơn những gì mình kiếm được. Khi mọi chuyện khả quan hơn, tôi dùng một khoản trong số tiền mình tiết kiệm được để làm một chiếc thẻ tín dụng ngân hàng được đảm bảo. Tôi đăng ký lớp học lái xe và mua một chiếc xe hơi cho mình.

    Sự kiên trì của tôi đã được đền đáp. Hôm nay, 12 năm đã trôi qua, tôi sống ở khu vực vịnh San Francisco. Tôi vẫn là một kỹ sư phần mềm, giờ làm việc ở Thung lũng Silicon. Tôi đã xây dựng được khối giá trị tài sản ròng trị giá 23 triệu USD. Và năm ngoái, tôi bắt đầu viết blog, đặt tên là Đếm ngược cho đến ngày tự do về tài chính (Financial Freedom Countdown). Tôi tạo ra blog này để chia sẻ hành trình của mình cũng như kết nối với những người có cùng tư duy, giúp họ đạt được mục tiêu về tài chính.

    Sau đây là những bài học lớn tôi có được trong hành trình tìm đến sự tự do về tài chính của mình.

    Luôn tìm kiếm các cơ hội mới

    Trong khi tinh thần khởi nghiệp và công việc tay trái chắc chắn có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu về tài chính, những điều mà tôi có được từ công việc giờ hành chính, nhàm chán của mình là nguồn chính cho khối giá trị tài sản ròng của tôi. Nếu bạn muốn học hỏi để tiến bộ hơn, tôi đã phát hiện ra rất nhiều các nguồn rẻ và miễn phí để bạn nâng cao kỹ năng chuyên môn và kĩ năng mềm của mình.

    Tôi đến các thư viện trong khu vực để mượn sách cũng như học hỏi thêm về quản lý dự án. Khi đã thông thạo các khái niệm, tôi đã vượt qua kỳ thi chứng nhận và lấy được bằng Chuyên viên Quản lý dự án (PMP). Chuyển từ vai trò là một kỹ sư phần mềm đến quản lý cả một đội ngũ giúp tôi phát triển hơn trong sự nghiệp của mình.

    Tôi cũng thường xuyên tham gia vào các dự án tình nguyện bên ngoài bang mình sống. Nhân viên của tôi rất ngưỡng mộ kỹ năng thích nghi với môi trường mới của tôi và khách hàng rất hài lòng khi tôi có thể làm việc trực tiếp với họ. Đương đầu với những thách thức mới dẫn tôi đến với tiền thưởng và thăng tiến.

    Nếu bạn không chắc phải bắt đầu từ đâu, hãy có một buổi trao đổi thẳng thắn và trung thực với quản lý của mình về những việc sẽ giúp bạn được thăng chức. Nêu rõ các mục tiêu, ghi lại những gì mà mình đã đạt được trong suốt quá trình và xem lại cả hai phần để đảm bảo mình đi đúng hướng.

    Chú ý đến những khoản chi tiêu lớn nhất của bạn

    Khi chuyển đến San Francisco, tôi đã thuê một căn hộ, vì tiền thế chấp để mua một căn nhà sẽ bằng một nửa thu nhập của tôi. Tôi biết rằng một vài đồng nghiệp của mình đã mua nhà đang căng thẳng bởi họ phải chật vật để chi trả các khoản thanh toán.

    Dần dần sự nghiệp phát triển và tôi kiếm được nhiều hơn. Tôi quyết định tìm mua một căn nhà. Tại thời điểm này, thu nhập của tôi đủ cao để khoản thế chấp mua nhà không vượt qua 30% thu nhập của mình.

    Mặc dù chiếc xe hơi của tôi đã 10 tuổi đời, nhưng nó vẫn hoạt động tốt và chỉ mới di chuyển 103.000 dặm. Tôi quyết định tiếp tục sử dụng chiếc xe hơi cũ thay vì bán nó đi và mua xe mới. Hạn chế các chi phí lớn như phí sinh hoạt và mua xe giúp tôi tập trung vào tiết kiệm và đầu tư.

    Khi lên dự thảo ngân sách, hãy nhớ những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt to lớn, nhưng tìm mua những món giảm giá hay cắt giảm việc mua một cốc latte mỗi sáng chỉ là một phần của quá trình cân bằng. Lời khuyên tốt nhất của tôi là hãy nghĩ về việc bạn muốn bỏ ra bao nhiêu trong số thu nhập của mình cho những khoản chi phí lớn nhất. Hãy nhớ là bạn có thể sửa đổi con số này bất cứ lúc nào, khi mọi thứ thay đổi.

    Nắm được khả năng chấp nhận rủi ro của mình và đầu tư thông minh

    Khi bắt đầu đầu tư, tôi phạm phải vài sai lầm, tôi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty đơn lẻ, sau đó đã phá sản. Khi Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác nổi lên vào năm 2017, tôi đã mua một vài đợt phát hành coin đầu tiên (ICO).

    Nhưng tôi đã học từ chính những sai lầm này và phát triển lý thuyết đầu tư của bản thân. Đánh đổi thời gian lấy tiền là một vòng tròn luẩn quẩn. Tích lũy tài sản và tránh nợ nần giúp bạn thoát khỏi vòng tròn này. Bất cứ thứ gì có giá trị tăng theo thời gian đều là tài sản. Tất cả những gì có giá trị giảm theo thời gian là nợ nần.

    Bạn làm lụng vất vả để kiếm tiền, vì vậy đảm bảo rằng tiền của bạn cũng phải được chi tiêu hợp lý. Hiện nay, phần lớn giá trị tài sản ròng của tôi được đầu tư vào quỹ chỉ số. Thay vì lựa chọn một cổ phiếu riêng lẻ, quỹ chỉ số cho tôi quyền sở hữu đối với tất cả các công ty niêm yết. Ở một mức giá thấp, tiền của tôi được đa dạng hóa giữa hàng nghìn công ty, vì vậy tôi không phụ thuộc vào tài sản của một công ty đơn lẻ nào. Việc đầu tư vào quỹ chỉ số cũng đảm bảo rằng tôi không cần dành thời gian phân tích mọi công ty trong danh mục của mình.

    Tôi cũng đầu tư vào bất động sản. Giá bất động sản thường tăng theo tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, vì nhà đất thường được mua với một khoản trả trước và lãi suất thế chấp cố định, bạn sẽ có được lợi ích của đòn bẩy mà không gặp rủi ro. Với một khoản thế chấp mua nhà, miễn là bạn tiếp tục thanh toán lãi của khoản vay cố định, bạn có thể vượt qua những thăng trầm của thị trường nhà đất trong khi để ý đến những sự kiện sắp xảy ra.

    Loại tài sản mà bạn chọn để đầu tư sẽ phụ thuộc vào thời gian, kiến thức, tình huống độc nhất và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Ví dụ, tôi mua nhà của mình tại khu vực vịnh San Francisco trước khi được cấp thẻ xanh. Hậu quả của cuộc đại suy thoái là nhiều nhà trong khu vực được bán với giá 500.000 USD. Với tư cách chủ sở hữu, bạn phải trả trước 5%. Tôi phải đối mặt với một rủi ro lúc ấy là khả năng mất tất cả khoản trả trước nếu tôi gặp vấn đề với tình trạng nhập cư của mình. Nhưng tôi nhận thấy được rằng nếu mọi thứ ở đúng vị trí, đây là một tiềm năng quá lớn không thể bỏ qua.

    Tôi rất may mắn khi việc chấp nhận rủi ro của mình được đền đáp: 7 năm sau đó, giá căn nhà đã tăng gấp đôi.

    Nếu bạn có cơ hội bắt đầu một công việc tay trái hoặc tham ra vào một mối đầu tư, nếu có thể, hãy bắt đầu với một khoản thời gian và một khoản tiền nhỏ để xem liệu ý tưởng đó có khả thi không trước khi mở rộng nó.

    Nắm bắt mọi cơ hội để tạo mối quan hệ

    Ban đầu, rất khó cho tôi để bước vào Thung lũng Silicon với một tấm bằng không phải của một trường đại học Mỹ. Thế nhưng khi tôi bắt đầu tương tác trực tiếp với những người trong cùng lĩnh vực của mình và xây dựng các mối quan hệ đó, đây không còn là trở ngại quá lớn.

    Kể cả khi bạn không đang tìm kiếm một công việc, sẽ hữu ích hơn khi bạn liên kết với các nhà tuyển dụng và công ty săn tìm nhân lực, và tham gia các buổi phỏng vấn để duy trì kỹ năng của mình.

    Tôi giữ liên lạc với một trong những nhà tuyển dụng mà mình gặp nhiều năm về trước tại một hội chợ việc làm, họ đã chuyển hồ sơ của tôi đến công ty đầu tiền ở San Francisco. Duy trì liên lạc với các đồng nghiệp và sếp cũ của các bạn. Gặp mặt thường xuyên và nuôi dưỡng những mối quan hệ nghề nghiệp của bạn. Bạn không bao giờ biết được khi nào họ có một vị trí mở và muốn bạn tham gia cùng, hoặc ngược lại.

    Tôi tin chắc rằng bạn là tỷ lệ trung bình của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian cùng nhất. Tiền bạc đôi khi rất khó để đem ra bàn một cách thẳng thắn với người nhà, bạn bè và đồng nghiệp, nhưng các cộng đồng trực tuyến lại là một cách tuyệt vời để thu hẹp khoảng cách đó.

    Trước khi bắt đầu trang web của mình, tôi đọc rất nhiều trang web cũng như bài viết blog về tài chính của người khác. Việc theo dõi các cập nhật hàng tháng và bình luận thường xuyên trên các bài việt blog của họ đã giúp xây dựng một tình bạn ảo lâu dài. Tôi hy vọng kinh nghiệm của mình có thể truyền dạy và truyền cảm hứng cho những người khác làm tương tự.

    Theo Người Đồng Hành

  • Ít người biết, nhà sáng lập tỷ phú của Lalamove từng là tay chơi poker chuyên nghiệp.

    Chow Shing Yuk – một cựu tay chơi poker chuyên nghiệp, học kinh tế tại Stanford vừa gia nhập danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Điều đáng nói là, câu chuyện thành công của Chow không phải nhờ may mắn.

    Trong suốt 1 thập kỷ qua, Chow, 44 tuổi đã dần xây dựng Lalamove thành gã khổng lồ logistic và giao hàng. Danh sách các nhà đầu tư của Lalamove (công ty mẹ là Lalatech) gồm cả Sequoia Trung Quốc và Hillhouse Capital. Vào tuần này, công ty của Chow đã nộp hồ sơ IPO ở Hong Kong và tài liệu tiết lộ Chow sở hữu 25% cổ phần công ty thông qua một quỹ uỷ thác gia đình. Dựa trên số cổ phần và quá trình bán cổ phiếu ban đầu, Forbes ước tính tổng tài sản của Chow vào khoảng 2,2 tỷ USD – biến anh thành tỷ phú startup hiếm hoi của Hong Kong.

    lalamove poker 1
    Chow Shing Yuk

    Vòng huy động vốn tư nhân mới nhất của Lalatech là vào tháng 11/2021, huy động được 230 triệu USD – thời điểm bong bóng startup bùng nổ. Theo một báo cáo bởi Information, vòng này định giá Lalatech ở mức 13 tỷ USD. Kể từ sau đó, nhiều startup chứng kiến giá trị giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất tăng và nỗi lo sợ suy thoái. Bản cáo bạch IPO của công ty tiết lộ rằng Chow đã bán 2,17 triệu cổ phiếu Lalatech cho Tencent với giá 100 triệu USD vào tháng 12, định giá công ty quanh mức 7,8 tỷ USD. Hiện Lalatech chưa phản hồi với Forbes về những thông tin kể trên.

    Việc nộp hồ sơ IPO của Lalatech tới gần 2 năm sau khi họ tuyên bố tự tin IPO ở Mỹ với kỳ vọng huy động hơn 1 tỷ USD.

    Ngoài Sequoia China, Hillhouse và Tencent, những nhà đầu tư khác của Lalatech gồm cả công ty bảo hiểm FWD Group của tỷ phú Richard Li, ông trùm bất động sản Adrian Cheng, Shunwei Capital của CEO Xiaomi là Lei Jun, gã khổng lồ giao đồ ăn Trung Quốc Meituan…

    Chow là Chủ tịch kiêm CEO Lalatech từ năm 2013. Anh định hướng Lalatech số hoá toàn bộ quá trình đặt đơn vận chuyển hàng hoá. Ứng dụng mobile của công ty kết nối mọi người và doanh nghiệp với nhà cung ứng giao rau củ, nội thất và thậm chí cả thú cưng.

    Lalatech hoạt động dưới thương hiệu Lalamove ở Hong Kong và Đông Nam Á và hoạt động dưới tên Huolala ở Trung Quốc đại lục. Công ty lần đầu tiên ra mắt tại Hong Kong vào năm 2013 và sau đó mở rộng sang những thị trường khác. Họ tập trung vào phát triển ở Đông Nam Á và châu Mỹ latin và đang lên kế hoạch tấn công thị trường Trung Đông vào những năm tới.

    lalamove poker 1
    Chow Shing Yuk

    Công ty nói trong bản cáo bạch rằng trong nửa đầu năm ngoái, họ là nền tảng giao dịch hậu cần "end-to-end " (trọn gói cho doanh nghiệp từ vận chuyển đầu vào đến đầu ra đến tay khách hàng) lớn nhất thế giới tính theo tổng giá trị giao dịch, với thị phần 43,5%. Con số này gấp 3,5 lần so với thị phần của công ty ở vị trí số 2 là Uber Freight – chi nhánh thuộc Uber.

    Lalatech – công ty tập trung vào các đơn giao hàng trong cùng thành phố đang nỗ lực thu hẹp lỗ ròng gần 96% so với năm trước xuống 93 triệu USD vào năm 2022. Trong cùng kỳ, công ty ghi nhận doanh thu tăng 23% lên 1 tỷ USD với mảng kinh doanh tại Trung Quốc đại lục đóng góp hơn 90% tổng doanh thu.

    Lalatech cho biết có tốc độ tăng trưởng ổn định là nhờ mạng lưới đại lý và nhà cung cấp khổng lồ mà họ xây dựng trong những năm qua. Cuối năm ngoái, Lalatech nói rằng họ có hơn 7 triệu nhà cung cấp được xác thực trong mạng lưới và hơn 11 triệu thương nhân sử dụng nền tảng trung bình mỗi tháng.

    Công ty này cũng có mặt ở 400 thành phố và trên 11 thị trường gồm cả Bangladesh, Brazil, Indonesia, Malaysia, Mexico, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Mạng lưới của Lalatech cho phép công ty này tạo ra nhiều thu nhập hơn từ phí thành viên và hoa hồng từ các nhà cung cấp.

    Chow lớn lên trong nghèo khó, anh xin được học bổng du học Mỹ sau khi đạt thành tích cao trong kỳ thi cấp 3. Sau khi tốt nghiệp và có bằng kinh tế từ Đại học Stanford, Chow bắt đầu sự nghiệp tại công ty tư vấn Bain & Co.

    Tuy nhiên, sau khi dành phần lớn thời gian làm việc để chơi poker online, Chow quyết định nghỉ việc để thử sức đánh bài trực tuyến chuyên nghiệp. Trong 8 năm làm tay chơi poker chuyên nghiệp, Chow kiếm được 3,8 triệu USD.

    Năm 2013, Chow sử dụng số tiền chơi poker thắng để khởi nghiệp Lalatech với các đồng sáng lập Gary Hui và Matthew Tam. Nguồn cơn khiến anh muốn thành lập Lalatech là bởi trải nghiệm khó chịu khi sử dụng tổng đài để đặt dịch vụ giao hàng. Trong 1 bài phỏng vấn, Chow từng tiết lộ tham vọng của anh là biến Latatech đồng nghĩa với việc giao hàng.

    CafeBiz (Nguồn: Forbes)

  • Cô gái bắt đầu bán đồ chơi tự làm từ năm 13 tuổi, 6 năm sau điều hành công ty triệu đô khiến nhiều người ngưỡng mộ.

    Jungmin Kang, 19 tuổi đến từ Round Rock, bang Texas (Mỹ) xây dựng sự nghiệp kinh doanh từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường.

    Jungmin Kang 1
    Jungmin Kang bắt đầu làm slime từ khi còn là học sinh cấp 2. Ảnh: Insider

    Tự làm đồ chơi

    Cô gái khởi đầu bằng món đồ chơi tự làm vào năm 2017 sau khi xem video về slime trên Instagram. Ngay lúc đó, cô bé bị món đồ chơi dẻo dai thu hút kỳ lạ. Slime trở nên thịnh hành, cô và bạn bè ai cũng thích chơi món đồ nhiều màu sắc này.

    Jungmin nhận ra cô có thể tự làm slime bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ mua trên thị trường và cô gái bằng đầu. Dựa trên video hướng dẫn làm slime trên YouTube, Jungmin tự học hỏi, tìm tòi và làm nên những sản phẩm đầu tiên.

    Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, thành công, cô tự tìm ra công thức của riêng mình và thêm vào các thành phần khác nhau để cho ra slime vừa đẹp mắt vừa dẻo dai chơi được lâu.

    Khởi nghiệp

    Công việc bán hàng thu tiền đầu tiên của Jungmin là những cuốn sổ ghi chép tự làm. Cô gái mê đồ tự làm sớm hình thành tinh thần kinh doanh. Cô bán những cuốn sổ ghi chép tự mình làm cho bạn bè. Nhưng theo cô, phải đến khi làm slime cô mới chính thức bước vào con đường khởi nghiệp xây dựng công ty.

    "Tôi hỏi bố mẹ liệu họ có thể đầu tư 200 USD để tôi bắt đầu công việc kinh doanh slime của riêng mình hay không. Gia đình tôi khá bối rối nhưng sau đó bố đã đồng ý, khuyến khích tôi thử thách những điều mới và chấp nhận rủi ro", cô chia sẻ.

    Sau khi làm nên thành phẩm, cô bán cho bạn bè xung quanh và mở một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Etsy. Cô nhanh chóng nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên.

    Sau đó, cô tạo tài khoản Instagram quảng cáo thêm về các loại slime cô làm. Cô chia sẻ video tập trung vào âm thanh, hình ảnh của slime. Tài khoản Instagram của cô có hơn 1 triệu người theo dõi chỉ trong vòng 1 năm.

    Trong năm đầu tiên kinh doanh, cô bán với giá từ 8 đến 10 USD/hộp. Đến tháng 12/2017, cô nhận được 100 đến 150 đơn đặt hàng mỗi tuần, theo Insider.

    "Không khó để cân bằng việc học ở trường và bán hàng vì tôi có ít bài tập về nhà khi học cấp 2. Nhưng khi bắt đầu lên cấp 3, việc quản lý trở nên khó khăn hơn", cô chia sẻ.

    Đến tháng 2/2018, khi lượng người hâm mộ và lượt theo dõi trên Instagram tăng lên, cô quyết định chuyển từ Etsy sang trang web của riêng mình.

    Jungmin Kang 1
    Kiên trì theo đuổi đam mê giúp cô thành công. Ảnh: Insider

    Bí quyết thành công
    Khi mới bắt đầu, một số bạn cùng lớp cho rằng slime là trò trẻ con, chê cười.

    "Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi nhận ra cần phải kiên trì. Duy trì liên tục đăng bài trên mạng xã hội mới là điều quan trọng. Bài đăng dù có ít hay nhiều lượt tương tác, vẫn phải tiếp tục. Tôi nhận ra mình cần phải làm việc thông minh hơn để không phải lúc nào cũng rơi vào tình trạng kiệt sức", Jungmin chia sẻ.

    Đến tháng 8/2019, cô thuê mẹ làm quản lý toàn thời gian. Mẹ cô là người xử lý, đóng gói các đơn hàng khi cô bận đi học. Người thứ 2 cô thuê là một người bạn của mẹ, để giúp việc đóng gói các đơn hàng. Trong khi đó, bố là người quản lý tài chính, giúp cô kiểm kê hàng hoá. Trước đó, bố cô làm việc cho công ty Samsung, còn mẹ làm việc tại một tiệm bánh.

    Mỗi ngày, cô trả lời email trước giờ đi học. Khi đến trường, cô mang theo máy tính cá nhân để làm việc. Các giáo viên trong trường cho phép cô sử dụng máy tính, miễn là cô đảm bảm hoàn thành bài tập ở trường. Trong thời gian đại dịch, tất cả các giờ học đều trực tuyến nên cô vừa học vừa làm việc tại văn phòng công ty.

    "May mắn khi tôi đang ở trong cùng độ tuổi với tệp khách hàng tiềm năng nên tôi có thể nhanh chóng nắm bắt xu hướng, đưa ra ý tưởng và tìm cách cho nó lan truyền", cô cho biết.

    Hiện tại, công ty của Jungmin có khoảng 40 nhân viên. Công ty tự sản xuất tất cả slime nên hầu hết đều ở vị trí sản xuất. Công ty của cô cũng có bộ phận tiếp thị, bộ phận kho hàng và bố mẹ cô là những người quản lý. Khi tuyển dụng, cô tìm những nhân viên thân thiện, giỏi làm việc theo nhóm và có đạo đức làm việc tốt.

    Giờ đây, giá cho mỗi sản phẩm dao động từ 17-18 USD, khoảng 4.000 đơn đặt hàng mỗi tuần. Trong những mùa bận rộn, cô nhận được tới 6.000 đơn đặt hàng.

    Khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các đơn đặt hàng đến từ Mỹ, Anh và Canada, thi thoảng có các đơn đặt hàng từ Úc và châu Phi.

    Năm 2022, công ty của cô có doanh thu tám con số.

    Sắp tới, cô sẽ vào học tại Đại học Texas ở Austin. Nhiều người nói rằng cô không cần học đại học vì đã có thành công trong công việc kinh doanh, nhưng cô nghĩ giáo dục rất quan trọng.

    Theo Vietnamnet

  • Từ nguồn vốn ban đầu 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại thả nuôi cá sấu, không lâu sau ông Lê Văn Bé Ba (ở TP.Cần Thơ) thu lãi mỗi năm khoảng 1 tỉ đồng.

    Tiếp chúng tôi tại nhà, ông Bé Ba (ngụ P.Tân Phú, Q.Cái Răng) phấn khởi cho biết: “Tôi mới xuất chuồng hơn 400 con cá sấu, mỗi con từ 17 - 20 kg. Với giá bán 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi còn lời hơn 600 triệu đồng”. Ông kể thêm lúc trước ông nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm như heo, bò, vịt, gà nhưng không hiệu quả vì giá cả bấp bênh và đầu ra không ổn định. Năm 2005, trong một lần tham quan mô hình nuôi cá sấu trong chuồng tại TP.HCM rất thành công, ông thấy hiệu quả nên quyết định chuyển nghề.

    nuoi ca sau 1

    Với số vốn ban đầu khoảng 100 triệu đồng, ông Bé Ba xây 25 chuồng xi măng kiên cố trên diện tích đất 2.500 m2 và thả nuôi 400 con cá sấu con. Do chưa có kinh nghiệm nên vụ nuôi đầu tiên cá giống hao hụt hơn 50% khiến ông lỗ nặng. Sau “cú sốc” đầu, ông rút kinh nghiệm và tiếp tục duy trì mô hình này với phương thức mới. Cụ thể, ông thiết kế chuồng trại theo hướng có nhiều ánh nắng, mỗi chuồng có ao nước sạch với độ sâu chừng 1 m để cá bơi lội. Nguồn nước ao được luân chuyển mỗi ngày nên rất sạch và vệ sinh.

    Điểm quan trọng khác là chọn nguồn thức ăn cho cá, chỉ toàn cá rô phi và đầu gà công nghiệp. Lý giải về việc này, ông cho biết cá rô phi có thể bảo quản từ 2 - 3 ngày, nguồn dinh dưỡng rất cao, giá rẻ (khoảng 11.000 đồng/kg). “Nguồn thức ăn này thích hợp với cá sấu dưới 12 tháng tuổi. Còn với cá 12 tháng trở lên cho ăn đầu gà với giá chỉ khoảng 9.000 đồng/kg. Cách nuôi này vừa ít tốn chi phí vừa giúp cá có sức đề kháng cao và mau lớn. Cứ 3 ngày tôi lại tự lái xe tải đi mua thức ăn cho cá”, ông Ba chia sẻ.

    nuoi ca sau 1
    Mỗi năm, ông Bé Ba xuất bán từ 800 - 1.000 con cá sấu

    Theo ông Bé Ba, do cá sấu là động vật hoang dã nên chuồng trại phải được bao chắn thật kiên cố. Bên cạnh đó, người nuôi phải đăng ký với cơ quan chức năng theo quy định. Trong quá trình nuôi nhốt phải chú ý đến vấn đề nhiệt độ môi trường, vệ sinh chuồng trại để phòng tránh bệnh tật cho cá. Theo đó, mỗi ngày, ông đều rửa chuồng, thay nước để đảm bảo môi trường vệ sinh; giữ nhiệt độ phù hợp nhất đối với cá sấu là từ 28 - 30oC...

    “Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn. Bình quân, cá sấu sau khi sinh đến khoảng 24 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 25 - 30 kg/con. Công thức cho ăn được áp dụng theo tỷ lệ 1/3, nghĩa là cứ 3 kg cá sẽ được ăn 1 kg đầu cá hay đầu gà. Cứ 2 - 3 ngày mới cho chúng ăn một lần”, ông Bé Ba cho biết.

    nuoi ca sau 1
    Chuồng cá sấu của ông Bé Ba

    Hiện nay, da cá sấu được dùng nhiều trong việc sản xuất túi xách, ví, dây nịt, va li, giày dép... nên hiếm khi rơi vào tình trạng dội hàng, rớt giá. Riêng chuồng nuôi cá sấu của ông Bé Ba mỗi năm xuất bán từ 800 - 1.000 con, thu lãi khoảng 1 tỉ đồng. Năm 2018, nhờ giá cá tăng cao nên ông lãi trên 1,2 tỉ đồng.

    “Trên cùng diện tích ao chuồng chăn nuôi, khó mô hình nào có lãi như nuôi cá sấu. Tuy nhiên, muốn thành công phải có nhiều kinh nghiệm thực tế về tập tính sống, khả năng tăng trưởng và những yếu tố khác của cá. Riêng tôi đang nghiên cứu dự án cho chúng sinh sản tại chỗ và bước đầu đã có những tín hiệu khả quan”, ông Bé Ba nói và cho biết sẵn sàng chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu từ nuôi cá sấu.

    Theo Thanh Niên

  • “Làm công việc giao báo cho người giàu đã dạy tôi rất nhiều thói quen quan trọng. Trong đó, sự hào phóng về tiền bạc là một trong những điều đắt giá nhất, làm thay đổi cả cuộc sống và sự nghiệp của tôi”, vị doanh nhân này cho biết.

    John Rampton là một doanh nhân và là cây bút tài chính được biết đến nhiều trong cộng đồng với các bài viết sắc sảo trên Forbes, Entrepreneur… Anh còn được xếp hạng #2 trong Top 50 người có ảnh hưởng trực tuyến trên thế giới bởi Tạp chí Doanh nhân.

    Chia sẻ về những kinh nghiệm của mình, John Rampton cho biết bản thân từng có một thời gian dài đi giao báo cho người giàu. Đó cũng là khoảng thời gian cho anh những trải nghiệm và học được nhiều bài học quý giá để anh từ một cậu bé nhà nghèo có thể trở thành triệu phú như ngày hôm nay.

    Dưới đây là những bài học mà John Rampton cho rằng nó đã thay đổi cả cuộc sống và sự nghiệp của mình.

    giao bao cho nguoi giau 0

    Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

    Bài học đầu tiên anh học được là: Tiền có tiếng nói và có thể là một yếu tố thúc đẩy quan trọng, khi được đặt trong một số tình huống nhất định.

    Lý do chính mà anh phải làm việc từ khi còn rất nhỏ là do gia đình rất khó khăn. Năm 12 tuổi, anh đã phải tự kiếm tiền để mua thức ăn cho gia đình. Đó cũng là cách duy nhất để anh có một chút tiền tiêu vặt cho bản thân. Đó là trải nghiệm thực tế đầu tiên khiến anh có suy nghĩ rằng, chỉ khi làm việc chăm chỉ thì mình mới có được những thứ mong muốn.

    Trên khắp các tuyến giao báo khác nhau của mình, anh đã gặp những người thuộc mọi hoàn cảnh. Có những người hào phóng đến nỗi đưa tiền boa còn nhiều hơn số tiền mà anh phải đi giao báo cả tuần trời.

    Đó là khi anh cũng nhận ra sự khác biệt về thói quen hành vi của người giàu với những người bình thường. John Rampton đã quyết định quan sát họ nhiều hơn và tập trung chăm sóc nhóm người này tốt hơn.

    giao bao cho nguoi giau 0
    John Rampton là một doanh nhân, diễn giả và cây bút tài chính đáng tin cậy trên Entrepreneur. Ảnh: Improove

    Đương nhiên, anh vẫn sẽ hoàn thành tốt công việc với tất cả mọi người. Nhưng với những người giàu có, thay vì “hoàn thành tốt”, anh luôn cố gắng nâng mọi trải nghiệm của họ lên thành “tuyệt vời”, “xuất sắc”. Điều này đồng nghĩa với việc anh sẽ có cơ hội nhận được khoản tiền boa lớn hơn.

    Chính từ quan điểm hồi nhỏ như vậy, John Rampton đã hình thành thói quen “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Sau này, khi đi công tác ở khách sạn, anh cũng luôn để lại một tờ 10 đô la trên giường cho việc dọn dẹp phòng, hoặc tips cho phục vụ nhà hàng ngay từ trước khi dùng bữa. Nhờ đó, anh luôn nhận được những tiện ích tuyệt vời, chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

    Cách làm này đặc biệt giúp ích cho John Rampton khi cần tiếp đãi những vị khách, đối tác quan trọng. Dịch vụ hoàn hảo giúp họ đạt được sự thỏa mãn dễ dàng hơn, có tâm lý vui vẻ hơn nên hiệu quả công việc của anh cũng được nâng cao hơn.

    Giàu có không chỉ tính bằng tiền bạc

    Sau khi bắt đầu khởi nghiệp, kinh nghiệm này đã giúp ích rất nhiều trong quá trình tuyển chọn nhân sự của anh. Mặc dù John Rampton đã nhận ra cách tiền bạc thúc đẩy người khác như thế nào từ rất sớm, nhưng đồng thời, anh cũng học được một điều quan trọng khác.

    Đó là bạn càng đối xử tốt với mọi người, họ sẽ càng nhiệt tình và sẵn lòng cống hiến cho bạn. Anh đã áp dụng điều này nhiều lần trong kinh doanh và đạt được những kết quả ngoài mong đợi.

    Việc bạn trả công cho nhân viên xứng đáng với những giá trị mà họ đã đóng góp cho công ty là một cách để chứng minh điều này. Hoặc đôi khi, chỉ một lời "cảm ơn bạn vì đã hoàn thành công việc tuyệt vời", “bạn làm mọi thứ tốt ngoài mong đợi của tôi”... cũng đem tới những giá trị nội tại mạnh mẽ cho tinh thần nhân viên.

    Khi những cống hiến của nhân viên lớn đến một mức nhất định, anh cũng hỏi ý kiến ​​của họ về sự phát triển của công ty, đề nghị họ nắm giữ các vị trí quan trọng hơn trong bộ máy. Đây là cách để mở rộng mạng lưới của John với các nhân viên và ghi nhận tài năng của họ trong mắt những người khác.

    Khi việc kinh doanh suôn sẻ và trở nên giàu có hơn, anh nhận ra rằng, những người giàu không nghĩ về tiền theo cách thông thường. Nó giống như một công cụ hoặc tài nguyên giúp họ có được những gì họ muốn. Những người có tiền cũng có xu hướng coi trọng việc chăm sóc mọi người hơn vì họ hiểu rõ ích lợi thực sự khi làm như vậy.

    Đây không phải một quyết định có tính toán, có ý thức, mà là một thói quen tư duy tự nhiên được họ thể hiện ra ngoài.

    Doanh nhân Virgin Richard Branson đã nói: “Một công ty chỉ đơn giản là tập hợp của một nhóm người. Nhà lãnh đạo của mọi người sẽ phải biết lắng nghe, biết tạo động lực, giỏi khen ngợi và tìm kiếm những điều tốt nhất trong nhóm người đó. Mọi người giống như những bông hoa. Nếu bạn chăm sóc và tưới tiêu, chúng sẽ nở rộ. Nếu bạn khen ngợi đúng cách, họ sẽ phát triển hơn. Đó là một thuộc tính quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo.”

    Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn mong muốn họ đối xử với mình. Đây chính là nguyên tắc vàng có thể thay đổi cả cuộc sống và sự nghiệp mà John coi trọng suốt bao nhiêu năm nay. Mối quan hệ với người khác càng tốt bao nhiêu thì giá trị bạn nhận được càng tốt bấy nhiêu.

    Nhịp sống kinh tế (theo Entrepreneur)

  • Ngành kinh doanh hàng hiệu secondhand trở thành xu hướng ở đất nước được xem là thị trường tiêu thụ đồ xa xỉ lớn nhất thế giới.

    "Bây giờ ai có LV, túi da là đã có cơ hội kinh doanh rất hời", La Thần đã làm ăn phát đạt vào mùng 10 Tết vừa rồi, nhưng vẫn lo lắng, mặc dù anh đoán được thị trường năm nay khá khả quan. Nhưng tình hình thực tế nằm ngoài dự đoán của La Thần. Hàng tồn mấy năm trước hết nhẵn, bây giờ còn “nợ đơn” của khách hàng.

    Cửa hàng đồ hiệu secondhand của La Thần nằm trong một khu dân cư ở Thành Đô, một trong những thành phố sầm uất nhất Trung Quốc. Cửa hàng của anh đã có lượng “khách ruột” đáng kể.

    kinh doanh hang hieu second hand 1

    Sự bùng nổ của loại hình kinh doanh này đã thu hút nhiều người đổ xô làm theo. Lưu Mẫn, người chuyên mua hàng hiệu cao cấp ở Thành Đô, chia sẻ rằng các cửa hàng đồ hiệu secondhand đã phát triển nhanh chóng ở thành phố này trong những năm gần đây. "Bạn có thể mua đồ hiệu, cũng có thể bán chúng. Tất nhiên nhiều khi phải cần đến bên trung gian, nhưng điều quan trọng là phải có nhu cầu".

    Trong "Báo cáo tiêu dùng chất lượng cao của Trung Quốc" năm 2022, mặc dù mức tiêu thụ giảm do dịch bệnh, nhưng thị trường nội địa đã tăng trưởng ngược dòng, lần đầu tiên trở thành thị trường tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất thế giới, với tổng mức tiêu thụ là 146,5 tỷ USD (hơn 3,4 triệu tỷ đồng), chiếm 46% thị trường hàng hiệu toàn cầu.

    Thị trường khổng lồ là cơ sở để tạo ra hình thức kinh doanh phong phú hơn. Trong hoàn cảnh khó khăn khi phân phối các sản phẩm mới với mức giá quá cao, sự phổ biến của đồ hiệu secondhand đã trở thành xu hướng.

    Đầu tư vào hàng hiệu secondhand - một nước đi khôn ngoan

    Mùng 7 Tết năm 2023, hàng quán xung quanh đã đóng cửa, chỉ riêng cửa hàng đồ hiệu secondhand của Trương Nghị tại một khu dân cư ở Hồ Châu (Chiết Giang, Trung Quốc) rất đông đúc, náo nhiệt.

    Khác với những gì bạn tưởng tượng, bên trong cửa hàng của Trương Nghị là hình ảnh khách hàng và nhân viên cùng ngồi uống trà trò chuyện.

    Trương Nghị từng mua bán ở nước ngoài nhiều năm, đã trở về Trung Quốc để bắt đầu công việc kinh doanh riêng và chọn lĩnh vực hàng hiệu quen thuộc. "Tiền thuê mặt bằng trong nước tương đối rẻ, hơn nữa cũng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, giá đầu vào thấp hơn".

    Theo Trương Nghị, hàng hiệu đã qua sử dụng thực sự là một thị trường khá phức tạp và không chỉ tập trung vào mỗi khách hàng riêng lẻ. Cụ thể, một sản phẩm nhận được có nhiều mức giá, như: Giá thanh lý, giá yêu cầu tìm hàng, giá cho người livestream bán hàng và giá tại cửa hàng... Trong đó giá thu mua thanh lý là thấp nhất và giá trị lợi nhuận cao nhất.

    "Kinh doanh hàng hiệu quan trọng nhất là nguồn hàng và doanh số. Giờ đây, nhờ thương mại điện tử và livestream, nhiều vấn đề về phía bán hàng đã được giải quyết. Then chốt là nguồn hàng từ việc thu mua lại của chủ sở hữu khác. Ai có được nguồn hàng giá rẻ nhiều hơn sẽ chiếm ưu thế. Khó khăn ở đây không chỉ phải làm quen với các sản phẩm, mà còn phải rất quen thuộc với hoạt động của doanh nghiệp đồ hiệu secondhand. Ví dụ, kiểu dáng này, kích thước này, màu sắc này, có bao nhiêu người quan tâm; mặt hàng này có bán chạy không, doanh thu có cao không, thị trường nằm trong phạm vi nào… Phải nắm được hết mới có thể trụ nổi trong ngành này”, Trương Nghị chia sẻ.

    So với sự tỉ mỉ của Trương Nghị, Lý Đồng, người vừa du học trở về vào năm trước, đã thất bại khi mở cửa hàng kinh doanh đồ hiệu secondhand. 

    Tốt nghiệp khoa Thiết kế của một trường đại học nổi tiếng ở Bắc Âu, với sự hỗ trợ của cha mẹ, Lý Đồng đã bắt đầu công việc kinh doanh riêng ngay khi trở về Trung Quốc. "Vào thời điểm đó, người giàu ưa chuộng sản phẩm đính logo và thương hiệu lớn. Tôi và bạn bè nghĩ rằng đồ trang sức đặt làm theo yêu cầu, bao gồm cả những bộ quần áo đặt làm riêng, là một ý tưởng có tương lai. Vì vậy, lúc đó tôi tràn đầy tự tin". 

    Nhưng thực tế lại trái ngược với mong đợi. Cửa hàng của Lý Đồng ở khu thương mại đã bị “vùi dập” bởi dịch bệnh. Kinh doanh không đắt hàng, Lý Đồng chỉ đành đăng ký doanh nghiệp phá sản.

    kinh doanh hang hieu second hand 1

    Bắt đầu lại, Lý Đồng lắng nghe ý kiến của gia đình: “Chị tôi nói rằng chỉ cần nắm bắt tốt 7-8 khách hàng là có thể tiếp tục kinh doanh”.

    Lý Đồng đã nhận ra điểm mấu chốt và chuyển cửa hàng đến khu vực tập trung nhiều nhà giàu. "Bạn phải dò hỏi làm quen, móc nối quan hệ, đôi khi là bữa cafe, buổi trà chiều. Người giàu không có nhiều thời gian so sánh giá cả. Chỉ cần hàng xuất hiện thường xuyên, giá tốt thì chốt đơn rất dễ".

    Giao dịch hàng hiệu secondhand trực tuyến đổ bộ vào thế giới người tiêu dùng

    Mô hình kinh doanh hàng xa xỉ đã qua sử dụng bao gồm nhiều phương thức khác nhau như thu mua, thẩm định, ký gửi, vệ sinh và tân trang… Tuy nhiên, rất khó để một cơ sở có thể đảm đương hết tất cả công đoạn này. Do đó, thông thường sẽ có người chuyên thu mua, người chuyên thẩm định hoặc cơ sở chỉ làm vệ sinh và tân trang hàng hiệu.

    "Nhà đất ở Bắc Kinh rất đắt đỏ, gần như không thể mua nổi. Hôm nay chúng tôi đến quận Triều Dương để xem có đôi giày nào ‘ngon’ không", Sunny, một blogger Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), bắt đầu một ngày thu mua hàng hiệu ở Bắc Kinh lạnh giá. Trong chuyến này, Sunny đã mua lại 20 đôi giày thể thao, bao gồm cả phiên bản giới hạn của Valentino và Adidas.

    Đến khu chung cư thu mua từng đơn hàng và xây dựng quan hệ đã trở thành việc làm thường ngày của bà chủ cửa hàng thời trang cao cấp trên nền tảng Douyin này. 

    Tất nhiên Sunny không phải là người duy nhất, blogger Douyin "Lão Mãnh thu mua đỉnh của chóp" (tạm dịch) được xem là người đi đầu trong việc thu mua hàng hiệu tận nhà ở Thiên Tân. Tài khoản Douyin của anh có hơn 70.000 người hâm mộ chỉ trong thời gian ngắn.

    Sàn thương mại điện tử truyền thống không là “đất dụng võ” của công nghiệp kinh doanh hàng hiệu

    Điền Khả, người có nhiều năm kinh nghiệm mua bán đồ hiệu secondhand trên các nền tảng trực tuyến, cho biết các nền tảng giao dịch trực tuyến hiện tại không mấy thuận tiện cho người tiêu dùng.

    "Bên mua đã cố gắng ép giá khi thu mua một chiếc túi của tôi. Tôi không đồng ý nên đã chuyển sang nền tảng “ký gửi” để nhờ trung gian rao bán hộ. Không ngờ rằng nền tảng này không hiển thị giao hàng cho khách. Cuối cùng, tôi đã liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng và nhận được kết quả người mua đã từ chối nhận hàng", Điền Khả chia sẻ.

    Hiện tại, hệ thống giao dịch của PLUM, một nền tảng giao dịch sản phẩm thời trang lớn ở Trung Quốc, được chia thành ký gửi và thu mua, cả hai đều bao gồm định giá, nhận dạng và các liên kết khác. 

    Kỳ vọng cao thường khác xa với thực tế. “Hàng trong hình không giống mẫu”, “Chất lượng không đảm bảo như mong đợi”... dẫn đến trải nghiệm người dùng ngày càng tồi tệ, đặc biệt là nhóm khách hàng chuyên thu mua hàng hiệu secondhand. Hơn nữa, so với việc thẩm định và thu mua trực tiếp, chu trình xử lý một đơn hàng từ khâu đặt hàng cho đến nhận hàng thường khá phức tạp và mất thời gian. Ngược lại, khi giao dịch trực tiếp, giá cả linh hoạt, giao dịch theo lô và đến tay người bán/người mua ngay lập tức.

    Mặt khác, Deloitte (một mạng lưới dịch vụ kiểm toán đa quốc gia được thành lập ở Anh) đã thể hiện trong cuộc khảo sát về "Triển vọng thị trường và hiểu biết về người tiêu dùng Trung Quốc năm 2023" rằng sự hồi sinh của mô hình giao dịch trực tiếp hàng hiệu đề cao trải nghiệm “hình thật đồ thật” đã trở thành xu hướng rõ ràng.

    kinh doanh hang hieu second hand 1

    Tình trạng khó khăn hiện tại của thương mại điện tử đồ hiệu secondhand một mặt đến từ việc siết chặt các nền tảng mới nổi, như các ứng dụng video ngắn. Mặc dù các nền tảng trực tuyến đồ hiệu secondhand như PLUM cũng đã tung ra các mô hình livestream, nhưng không mang lại thay đổi đáng kể. Mặt khác, sự chênh lệch giữa hình ảnh rao bán và thực tế cùng với chuỗi giao dịch dài càng khiến những người có nhu cầu giao dịch hàng hiệu secondhand mất niềm tin.

    Trong cuốn "Kỷ nguyên tiêu dùng 4.0" (tạm dịch), Atsushi Miura chỉ ra sự phát triển tiêu dùng của Nhật Bản được chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là tiêu dùng của số ít người thuộc tầng lớp trung lưu Tây hóa, giai đoạn thứ hai là tiêu dùng lấy gia đình làm trung tâm, giai đoạn thứ ba là tiêu dùng lấy cá nhân làm trung tâm để theo đuổi cá tính, giai đoạn thứ tư là cuộc sống tiêu dùng theo đuổi giá thành thấp, sử dụng chung và cảm tính. 

    Nhìn vào hiện tại, sự xuất hiện của ngành kinh doanh đồ hiệu secondhand dường như đã tác động khiến mô hình tiêu dùng đang trải qua giai đoạn từ giai đoạn thứ ba đến giai đoạn thứ tư. Người tiêu dùng lý trí hơn khi đối mặt với hàng xa xỉ và không bận tâm liệu đó có phải là sản phẩm mới hay không. Từ khía cạnh này, có vẻ hợp lý khi mô hình kinh doanh tương đối cứng nhắc của các nền tảng thương mại điện tử truyền thống không còn được săn đón.

    Tóm lại, ngành kinh doanh đồ hiệu secondhand đang bùng nổ trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, việc duy trì sự ổn định của hoạt động và độ tin cậy của dịch vụ đang trở thành cốt lõi quan trọng nhất của ngành công nghiệp đang thịnh hành này.

    Theo Thể thao & Văn hóa