• Hòn đảo khăn ướt đáng sợ đang ngày một lớn dần, hiện đã to bằng 2 sân tennis.

    Theo The Times of London, các bộ trưởng ở Anh đã yêu cầu người dân ngừng sử dụng khăn ướt và chính phủ đang xem xét cấm những loại có chứa nhựa, bởi hòn đảo khăn ướt bị hình thành giữa sông Thames đã khiến nó bị đổi hướng khi chảy qua địa phận London.

    Nghị sĩ Fleur Anderson, Thành viên Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, cảnh báo rằng khi xả nước xuống cống rãnh, khăn ướt sẽ không tan rã và thay vào đó sẽ đọng lại ở sông Thames, con sông dài thứ hai của Anh.

    dao khan uot song thames
    "Đảo rác" xuất hiện dưới chân cầu Hammersmith, với khăn ướt là một trong các vật liệu chính - Ảnh: NEWS IN GERMANY

    "Có một hòn đảo có kích thước bằng hai sân tennis, và tôi đã đến và đứng trên đó. Nó gần Cầu Hammersmith ở sông Thames, và nó sâu một mét hoặc hơn ở những nơi chỉ "xây" bằng khăn ướt" - tờ The Times dẫn lời bà Anderson mô tả trong một phiên thảo luận về môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn.

    Bà Anderson đã đề xuất cấm sản xuất và bán khăn ướt có chứa nhựa, lưu ý rằng nó khó có thể trở thành luật nếu không có sự ủng hộ của chính phủ.

    Science Alert dẫn lời tổ chức môi trường Thames21 cho hay hầu hết khăn ướt được làm chủ yếu từ nhựa, không bị hỏng khi xả nước. Về lâu dài, chúng có thể phân hủy thành vi nhựa và gây hại cho đời sống thủy sinh cũng như hệ sinh thái nói chung.

    Thames21 ghi nhận rác thải nhựa trôi dạt vào các bãi rừng ven sông và phát hiện ra rằng chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, một gò đất đã cao thêm 1,4 mét và bao phủ diện tích bằng hai sân tennis.

    Năm ngoái, các tình nguyện viên của tổ chức Thames21 đã thu thập hơn 27.000 khăn ướt trong hai ngày tại một địa điểm khác bên cạnh Cầu Battersea.Khăn ướt cũng chiếm gần 90% vật liệu chứa trong "fatbergs", là những khối chất thải rắn làm từ dầu mỡ có thể làm tắc nghẽn cống rãnh.

    Theo Người Lao Động

  • chim canh cut 1
    Xác chim cánh cụt nhỏ - loài cánh cụt nhỏ nhất thế giới sống ở New Zealand – thời gian qua thường xuyên trôi dạt vào bờ biển nước này. Ảnh: New Zealand Herald

    Xác chim cánh cụt nhỏ - loài cánh cụt nhỏ nhất thế giới sống ở New Zealand – thời gian qua thường xuyên trôi dạt vào bờ biển nước này.

    Đài CNBC mới đây đưa tin xác hàng trăm chim cánh cụt nhỏ được phát hiện ở phía Bắc của New Zealand kể từ đầu tháng 5. Theo giới chuyên gia, nguyên nhân có thể là biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của chúng.

    Theo Cố vấn khoa học Graeme Taylor của Cục Bảo tồn New Zealand, rất khó để xác định chính xác số liệu và cơ quan này vẫn đang nhận được tin báo về những vụ việc như trên.

    Những con chim cánh cụt này, được gọi là korora, nhiều khả năng chết vì đói bởi các cuộc xét nghiệm không phát hiện dịch bệnh hay độc tố trong cơ thể chúng.

    "Trọng lượng của chúng chỉ còn khoảng 50% so với thông thường. Chúng không còn mỡ trong khi mô cơ đã hao mòn" – ông Taylor cho biết.

    Hiện tượng chim biển chết hàng loạt vì thời tiết khắc nghiệt vốn không bất thường, giới chuyên gia khẳng định. Dù vậy, trong 6 năm trở lại đây, 3 đợt chim cánh cụt nhỏ chết hàng loạt đã được ghi nhận – một tần suất cao hơn nhiều so với khoảng 1 đợt trong 10 năm như thông thường, ông Taylor nói thêm.

    Các chuyên gia ở New Zealand, nơi chim cánh cụt nhỏ bị đưa vào danh sách "đang gặp nguy hiểm", trước đó dự đoán chúng sẽ chết hàng loạt vào mùa hè này do La Niña, một kiểu khí hậu gây ảnh hưởng thời tiết trên khắp thế giới và thường xảy ra mỗi 3-5 năm.

    Khi nhiệt độ đại dương ấm lên, những con cá nhỏ mà chim cánh cụt ăn để sinh tồn sẽ tìm kiếm vùng nước mát hơn ở những nơi khác hoặc bơi xuống những vùng nước sâu hơn, nơi chim cánh cụt không thể lặn xuống.

    chim canh cut 1
    Bãi biển Ninety Mile trên đảo North Island của New Zealand, nơi chứng kiến đợt chết hàng loạt gần đây nhất của chim cánh cụt nhỏ. Ảnh: DPK

    Theo Người Lao Động

  • tesco ngung ban khan uot

    Tesco sẽ trở thành chuỗi siêu thị đầu tiên của Vương quốc Anh ngừng bán khăn lau trẻ em có chứa nhựa, chất đang góp phần hủy hoại môi trường tự nhiên.

    Thông báo mới nhất của Tesco cho biết họ sẽ ngừng bán loại khăn lau trẻ em có chứa nhựa từ ngày 14/3, khoảng hai năm sau khi chuỗi bắt đầu ngừng sử dụng nhựa trong các sản phẩm mang thương hiệu của chính mình.

    Tesco cho biết đã nghiên cứu để loại bỏ nhựa khỏi một số loại khăn lau thuộc nhãn hiệu của họ, bao gồm cả khăn lau vệ sinh và giấy vệ sinh ẩm.

    Chuỗi bán lẽ cũng cho biết loại khăn lau duy nhất vẫn chứa nhựa – loại dành cho vật nuôi - cũng sẽ không còn thành phần này vào cuối năm nay.

    Kể từ năm 2020, Tesco đã bắt đầu loại bỏ nhựa khỏi sản phẩm khăn ướt mang thương hiệu riêng, khi chuyển sang sử dụng loại vải viscose có thể phân hủy sinh học.

    Là chuỗi siêu thị lớn nhất Vương quốc Anh, Tesco cũng là bên bán ra nhiều khăn lau trẻ em nhất của quốc gia này. Khách hàng của Tesco mua khoảng 75 triệu gói khăn lau trẻ em mỗi năm, tương đương 4,8 tỷ miếng khăn lẻ.

    Tesco không phải là nhà bán lẻ đầu tiên loại bỏ sản phẩm khăn ướt chứa nhựa khỏi kệ hàng vì lý do môi trường. Chuỗi thực phẩm chuyên về chăm sóc sức khỏe Holland & Barrett cho hay họ là nhà bán lẻ cao cấp đầu tiên cấm bán tất cả các sản phẩm khăn ướt tại 800 cửa hàng ở Vương quốc Anh và Ireland vào tháng 9/2019, thay thế chúng toàn bộ bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng.

    Chuỗi cửa hàng làm đẹp The Body Shop cũng đã loại bỏ dần tất cả sản phẩm khăn lau dùng một lần khỏi các cửa hàng của mình. Giới hoạt động vì môi trường và các chính trị gia từ lâu đã kêu gọi các nhà bán lẻ cần hành động nhiều hơn nữa để loại bỏ nhựa khỏi các sản phẩm và bao bì của họ.

    Một số ước tính cho rằng người dân Anh sử dụng khoảng 11 tỷ miếng khăn ướt mỗi năm, phần lớn trong số đó chứa một số dạng nhựa. Nhiều miếng khăn này sau đó bị người dùng xả xuống bồn cầu, gây ra các vấn đề ngày càng trầm trọng đối với môi trường.

    Đã có báo cáo về việc những miếng khăn ướt này hình thành các “hòn đảo”, khiến các dòng sông thay đổi dòng chảy, trong khi các loài động vật biển chết đi sau khi ăn phải nhựa vi sinh.

    Khăn ước cũng là một thành phần đáng kể của các chất cặn bã hình thành trong hệ thống cống rãnh, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng cần tới các biện pháp can thiệp phức tạp./.

    Theo BNews

  • 5 năm kể từ khi đống rác Orpington khét tiếng được dọn dẹp, người dân địa phương cho biết khu vực này vẫn được biết đến nhờ bãi rác cao 40ft (khoảng 12m).

    Ước tính có khoảng 2,500 tấn rác tích tụ trong suốt vài năm ở gần đường dân cư Cornwall Drive. Ngay cả những người dân sống cách đó vài con phố cũng có thể nhìn thấy và ngửi thấy mùi từ "núi" rác thải. Đống rác - được cho là bắt đầu tích tụ từ năm 2011, đã được dọn dẹp vào đầu năm 2017.

    Hội đồng Bromley đã thu xếp một thỏa thuận giữa cơ quan Môi trường (EA) và chủ sở hữu khu đất là Waste4Fuel để cho phép nhà thầu Veolia tiến hành giải phóng mặt bằng sau khi có tranh chấp pháp lý giữa EA và công ty này. Người dân sống gần đó cho biết khu vực này vẫn “nổi tiếng” vì gò rác khổng lồ ngay cả khi quá trình dọn dẹp đã hoàn tất.

    23rubĐống rác đã cao hơn cả một số ngôi nhà lân cận

    Hunter cho biết nhà cô nằm ngay phía trước núi rác. Cô đã chuyển đi vài tháng sau khi núi rác biến mất: “Tuy nhiên, khi tôi chuyển đến nơi ở mới, người quen của tôi vẫn hỏi 'bạn từng sống gần núi rác à?" 

    Ông bà Board sống gần đống rác cho biết họ cũng nhận được nhiều bình luận từ bạn bè. Bà Board nói: "Mất quá nhiều thời gian để giải quyết. Mọi người chỉ nhắc đến núi rác khi nghĩ đến khu vực này. Nếu bạn nói bạn sống ở Sidcup, họ liền nghĩ ngay 'ồ, bạn sống gần bãi rác đó'”.

    Hai vợ chồng thậm chí còn nghĩ đến việc chuyển nhà vì mùi hôi. Bà Board cho biết: "Vâng, chúng tôi đã nghĩ đến việc chuyển nhà. Việc đó khiến tôi bực mình. Nó thật kinh tởm và đống rác đó đáng nhẽ không nên tồn tại”.

    Ông Board nói: "Nó bốc mùi kinh khủng. Tùy vào hướng gió, có ngày bạn sẽ ngửi được mùi, có ngày lại không thấy. Thỉnh thoảng tôi phải đóng kín cửa trong khi trời đang rất nóng. Chúng tôi tham dự một vài cuộc họp nhưng họ dường như không muốn chi tiền để giải quyết. Cuối cùng, họ buộc phải hành động chỉ vì áp lực lớn từ người dân và chính quyền địa phương”.

    Đối với Rimma Usmanova - sống trong ngôi nhà phía trước đống rác, ký ức của cô về địa điểm này là "ồn ào, hôi hám và bụi bặm." Rimma chuyển đến khu vực này vào năm 2003, và nhiều năm sau đó đã cùng hàng xóm gửi thư cho nghị sĩ địa phương về bãi rác.

    Những cư dân khác sống xa hơn vẫn chưa quên tiếng của xe chữa cháy thường xuyên chạy ngang qua nhà họ. Bãi rác rất dễ bắt lửa - theo đó đội cứu hỏa đã được điều động 23 lần hồi tháng 8/2014.

    Michael Plummer vẫn nhớ mình có thể nhìn thấy cả núi rác thải từ cửa sổ phòng ngủ: "Việc đó thực sự tồi tệ, tôi không thể mở cửa sổ trong suốt mùa hè. Tôi có thể nhìn thấy nó từ phòng ngủ của mình, đống rác rất cao”.

    Shaun Church - hàng xóm của anh Micheal, nói: "Bãi rác luôn bốc cháy vì có khí mêtan. Nó bốc mùi hôi và khét lẹt. Bây giờ mọi thứ đã tốt hơn nhiều và tôi rất vui vì họ đã loại bỏ bãi rác”.

    Lãnh đạo Hội đồng Bromley Colin Smith cho biết cư dân đã phải "chịu đựng" khi ông nói về cuộc chiến loại bỏ đống rác.

    Ông Colin nói: “Như tôi nhớ đã nói vào thời điểm đó và tôi rất vui vì tất cả những người có liên quan đều chia sẻ cùng một quan điểm, rằng ngày đống rác biến mất đã xóa tan sự chịu đựng của cư dân gần đó. Sự tin tưởng, kiên nhẫn và ủng hộ đáng kinh ngạc của họ dành cho hội đồng trong suốt thử thách khó khăn và quy trình pháp lý phức tạp kéo dài, là rất đáng trân trọng".

    "Chúng tôi cảm thấy rất vui khi có thể thực hiện cam kết sát cánh bên họ và hoàn thành công việc, đặc biệt là trước sự hoài nghi và tiêu cực vào thời điểm đó của những người hả hê dự đoán rằng đống rác sẽ không bao giờ được dọn dẹp".

    Lãnh đạo hội đồng cũng chỉ trích Cơ quan Môi trường và cáo buộc họ đã để cho đống rác "vượt tầm kiểm soát".

    Viethome (Theo My London)

  • Kiểm toán Nhà nước Anh (NAO) dự đoán Anh có nguy cơ bị hạn hán trong 20 năm do nhu cầu sử dụng nước gia tăng và khủng hoảng khí hậu làm giảm nguồn cung.

    han han o anh quoc
    Northamptonshire, một hồ chứa khô cằn ở Hollowell, Northampton, Vương Quốc Anh trong đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2014. Ảnh: Paul Marriott / Alamy Stock Photo

    “Anh có nguy cơ bị hạn hán trong vòng 20 năm nếu không thực hiện các hành động chống lại tác động của khủng hoảng khí hậu đối với nguồn nước”, Kiểm toán Nhà nước Anh (NAO) cho biết.

    Ngày 24/3/2020, NAO cho biết một số vùng của Anh, đặc biệt là miền Đông Nam, có nguy cơ cạn kiệt nước do lượng mưa giảm và cần phải cắt giảm lượng nước lấy từ đường thủy tự nhiên.

    “Các công ty nước sẽ phải giảm hơn 1 tỷ lít nước họ lấy ra từ sông, hồ và mặt đất mỗi ngày, tạo ra những thiếu hụt lớn trong những thập kỷ tới”, NAO cảnh báo.

    Kiểm toán viên của Quốc hội Anh dự đoán sẽ cần 4 tỷ lít nước cung cấp bổ sung mỗi ngày vào năm 2050 để chống lại nguy cơ hạn hán ngày càng tăng do tình trạng khẩn cấp khí hậu.

    Theo dự báo, tổng nguồn cung sẽ giảm 7% vào năm 2045 do khủng hoảng khí hậu và nhu cầu thu nhỏ lượng nước lấy ra từ các tuyến đường thủy và đất ở Anh.

    Lượng nước cần phải giảm gần 500 triệu lít mỗi ngày để đảm bảo tính đa dạng sinh học bền vững, trong khi thời tiết khô hơn dự kiến ​​sẽ giảm lượng mưa hàng ngày 600m.

    Theo số liệu của NAO, nhu cầu nước hàng ngày ở Anh và xứ Wales là 14 tỷ lít, tương đương với 3 tỷ lít nước bị mất do rò rỉ. Trung bình cứ 24 giờ, người dân sử dụng trung bình 143 lít nước.

    Gareth Davies, tổng kiểm toán của NAO đã chỉ trích các bộ trưởng ở Anh trong báo cáo của ông vì đã không giữ vai trò đi đầu trong tính bền vững về nước. Ông cho biết việc tiêu thụ nước cá nhân đã tăng lên hàng năm trong 5 năm qua.

    Ông Gareth Davies kêu gọi Cục Môi Trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn của Anh Quốc (DEFRA) phối hợp cách tiếp cận quốc gia để khuyến khích người tiêu dùng và các cơ quan công cộng giảm sử dụng nước nhằm tránh tình trạng thiếu nước trong những thập kỷ tới.

    “Chính phủ Anh đã gặp nhiều hạn chế trong việc giảm tiêu thụ nước, giải quyết rò rỉ và chia sẻ tài nguyên nước giữa các khu vực trong 5 năm qua, nhưng tiến độ nhanh chóng hiện nay là rất quan trọng đối với chính phủ nhằm đẩy mạnh mục tiêu cấp nước” – ông Gareth Davies nhấn mạnh.

    Ông cho rằng DEFRA cần quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo vấn đề về nước đối với các công ty nước, cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

    Theo báo cáo, trong 5 năm qua, các công ty nước đã đạt được rất ít hoặc không đạt được sự cải thiện trong việc giảm tiêu thụ và giảm rò rỉ nước.

    NAO kêu gọi chính phủ giám sát tiến độ của các nhà cung cấp nước, cam kết giảm thiểu rò rỉ ít nhất 15% vào năm 2025.

    Báo cáo cho biết các bộ trưởng năm 2018 đã cam kết công bố mục tiêu tiêu thụ nước cá nhân nhưng vẫn chưa thực hiện đúng cam kết.

    NAO cho biết họ muốn DEFRA truyền thông điệp mạch lạc và đáng tin cậy hơn về hiệu quả của nước và xây dựng kế hoạch đánh giá tác động của nước, cùng với Whitehall (con phố có nhiều cơ quan của chính phủ ở London, Anh - PV) đi đầu trong việc khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm nước.

    DEFRA nên làm việc với các cơ quan chính phủ khác để kêu gọi các khu vực công lớn như bệnh viện và trường học giảm tiêu thụ nước. NAO cho biết DEFRA cũng nên hiểu rõ hơn về việc công chúng sẵn sàng trả tiền nước cao hơn để cải thiện cơ sở hạ tầng nước.

    Báo cáo đề xuất Cơ quan quản lý Ofwat và Cơ quan Môi trường Anh đóng vai trò trong việc thường xuyên kiểm tra các công ty cấp nước về tiến độ giảm tiêu thụ và rò rỉ.

    Theo Guardian

  • tom cua chet 2

    Giới chức trách Anh cho biết hiện tượng hàng chục nghìn con tôm hùm và cua chết dạt vào các bãi biển ở phía đông bắc nước này do sự nở rộ của tảo gây hại.

    Bộ Môi trường, Lương thực và các vấn đề Nông thôn Vương quốc Anh (DEFRA) đã mở cuộc điều tra sau khi hàng loạt tôm hùm và cua chết dạt vào bờ biển vào tháng 10-12/2021, theo BBC.

    Hiện tượng bí ẩn này đã khiến ngư dân địa phương sợ hãi. Ông Barrie Deas, người phát ngôn của tổ chức Liên hiệp Ngư dân Quốc gia mô tả tình hình giống như “án mạng bí hiểm trong tác phẩm của nhà văn Agatha Christie”.

    Một số công ty khai thác cá địa phương lo ngại rằng hiện tượng này có liên quan tới hoạt động nạo vét cửa sông Tees. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, DEFRA vào đầu tháng 2 cho biết nguyên nhân có thể xuất phát từ sự bùng nổ của tảo biển.

    tom cua chet 2
    Hiện trường vụ tôm hùm và cá chết hàng loạt ở bờ biển đông bắc nước Anh được mô tả tình hình giống như “án mạng bí hiểm trong tác phẩm của nhà văn Agatha Christie”. Ảnh: Yahoo.

    Cuộc điều tra kết hợp của Cơ quan Môi trường, Tổ chức Quản lý Hàng hải và Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm - phát hiện nguyên nhân không xuất phát từ ô nhiễm hóa chất, rác thải hay bệnh truyền nhiễm liên quan tới động vật biển.

    Giới chức trách cũng đã rà soát hoạt động nạo vét gây nghi vấn và kiểm tra mẫu nước nhưng không phát hiện bằng chứng cho thấy mối liên hệ với việc tôm hùm và cua chết hàng loạt.

    Trong khi hóa chất pyridine ban đầu được xác định có trong những con cua chết ở các khu vực bị ảnh hưởng, điều tra sâu hơn cho thấy chất này không có trong nước và các mẫu trầm tích được thu thập ngoài khơi sông Tees.

    Vì chất này cũng được tìm thấy trong cua từ các khu vực khác, sự hiện diện của nó được cho là có liên quan đến "các quá trình sinh học".

    DEFRA nói rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với ngành đánh bắt cá địa phương và sẵn sàng hành động nếu tình trạng tôm hùm và cá chết tái diễn.

    Cơ quan này cũng khẳng định không có nguy cơ về an toàn thực phẩm từ các loại cá, cua và tôm hùm đánh bắt ngoài khơi bờ biển đông bắc của Anh. Tuy nhiên, người dân được khuyến cáo không ăn những động vật chết hoặc sắp chết được tìm thấy trên bãi biển.

    Theo Zing

  • Sông Thames từng bị gọi là "dòng sông chết" của London, nhưng hải cẩu và chim bắt đầu quay lại đây sau nỗ lực xử lý nước thải.

    Năm 1858, nước thải chảy thẳng ra sông Thames gây mùi hôi thối sặc sụa. Một thế kỷ sau, nhiều đoạn của tuyến đường thủy nổi tiếng này bị tuyên bố đã chết về mặt sinh học.

    Nhưng trong báo cáo "Tình trạng sông Thames" công bố hôm 9/11, Andrew Terry, giám đốc chính sách và bảo tồn Hiệp hội Động vật học London, cho hay dòng sông bây giờ đã hồi sinh, khi môi trường được cải thiện và các loài động vật đã quay lại.

    dong song chet giua london
    Cầu Tower bắc qua sông Thames ở London. Ảnh: AFP

    Trước năm 2000, hải cẩu gần như vắng bóng trên sông Thames, nhưng bây giờ, người dân có thể nhìn thấy "cả hải cẩu cảng biển và hải cẩu xám ở sông", theo báo cáo của Terry. Hải cẩu xuất hiện từ đoạn sông ở phía tây London, nơi thủy triều chỉ lên được mức giới hạn, qua trung tâm thành phố và cửa sông.

    Chim mỏ cứng, loài chim lội nước di cư tuyệt chủng ở Anh từ năm 1842 do mất môi trường sống, bắt đầu quay lại sau Thế chiến II và trong ba thập kỷ qua, số lượng loài chim này ở sông Thames tăng hơn gấp đôi.

    Báo cáo cho hay phương án mở rộng các nhà máy xử lý nước thải bắt đầu từ năm 1960 và nỗ lực hạn chế chất thải công nghiệp đã giúp làm sạch sông Thames ở một mức độ nhất định.

    "Nồng độ oxy hòa tan, chỉ số quan trọng để các loài thủy sản sinh sống, đã gia tăng trong thời gian dài", trích báo cáo. "Nồng độ phốt pho giảm trong dài hạn và ngắn hạn, cho thấy hiệu quả của các công trình xử lý nước thải trong giảm mức độ gây hại của các chất ô nhiễm".

    Những dấu hiệu này chứng tỏ xu thế đầy hứa hẹn về một con sông hồi sinh, nhưng báo cáo của Terry lưu ý vẫn cần thận trọng, cảnh báo về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với dòng sông.

    "Do hệ thống nước thải của London đa phần được xây dựng từ những năm 1800, khi dân số London chưa bằng 1/4 hiện nay, các trận bão có thể khiến nước thải dâng cao, tràn vào sông Thames đoạn Tidal, đe dọa chất lượng nước", Terry viết trong báo cáo.

    London đang xây dựng dự án "siêu cống thoát nước thải", hay còn được gọi là Đường hầm Thames Tideway, dự kiến hoàn thành năm 2025 và sau khi đi vào hoạt động "sẽ thu giữ và lưu trữ phần lớn trong hàng triệu tấn nước thải chưa qua xử lý đang đổ vào cửa sông".

    Sông Thames có chiều dài 346 km chảy dọc miền nam nước Anh, bao gồm London, là con sông dài thứ hai ở Anh sau Severn. Nó chảy qua Oxord, Reading, Henley on Thames và Windsor. Tideway là đoạn sông bắt đầu từ Teddington Lock, chảy qua trung tâm thành phố London và đổ ra Biển Bắc qua Cửa sông Thames.

  • Chính phủ đã cho phép công ty cấp nước bơm nước thải thô vào các con sông và biển của Anh.

    Chỉ có 22 nghị sĩ đảng Bảo thủ phản đối trong đợt bỏ phiếu sửa đổi Dự luật Môi trường. Dự luật nhằm mục đích yêu cầu các công ty cấp nước không được đổ nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm ra sông. Tuy nhiên dự luật hiện đã cho phép xả nước thải thô vào các tuyến đường thủy của đất nước.

    27billCác nghị sĩ hiện đang bị chỉ trích vì quyết định này.

    Năm 2020, các công ty cấp nước đã xả nước thải thô nhiều hơn 400,000 lần trong khoảng thời gian 3.1 triệu giờ, theo số liệu do Cơ quan Môi trường công bố. Ô nhiễm nước thải đóng vai trò lớn trong việc tạo ra hỗn hợp hóa học các chất ô nhiễm.

    Cuộc bỏ phiếu diễn ra gần hai tháng sau khi Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu và Covid-19 gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng các hóa chất quan trọng sử dụng để xử lý xả thải - tương tự như cuộc khủng hoảng xăng dầu.

    Vào tháng 9, Cơ quan Môi trường đã bỏ quy định an toàn hiện hành, và cho phép các doanh nghiệp đang thiếu hóa chất xử lý chất thải, được phép "xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường”.

    Bản kiến nghị sửa đổi, được Công tước Wellington đưa ra tại Thượng viện, cũng sẽ buộc các công ty cấp nước và Chính phủ “thực hiện tất cả các bước hợp lý” để tránh sử dụng các cống kết hợp tràn - hệ thống thường xuyên thải chất thải chưa qua xử lý ra sông và biển.

    Nhiều nghị sĩ hiện đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì "không thể buộc các công ty cấp nước phải chịu trách nhiệm" theo khuyến nghị của Bộ trưởng Môi trường George Eustice.

    Hugo Tagholm - người điều hành Surfers Against Sewage, nhận xét: "Trong thập kỷ quan trọng nhất về môi trường, thật sốc khi Chính phủ khuyến nghị các nghị sĩ loại bỏ các sửa đổi tiến bộ và đầy tham vọng để bảo vệ nước, không khí và thiên nhiên. Ví dụ, tại sao họ không muốn các công ty cấp nước có nghĩa vụ pháp lý là không làm ô nhiễm các dòng sông và đại dương của chúng ta bằng nước thải? Thật khó tin được quyết định này, nó không thể hiện cam kết đưa Anh thành nước có chính phủ vì môi trường nhất từ ​​trước đến nay. Đã đến lúc tư duy và luật pháp cần trở nên tham vọng hơn để đưa quyền bảo vệ môi trường cho công chúng thay vì các cổ đông công ty".

    27bill1Các thành viên Surfers Against Sewage dọn dẹp sông

    Các công ty cấp nước thường được phép xả nước thải chưa qua xử lý trong một số trường hợp hiếm, khi hệ thống bị quá tải để tránh làm hư hỏng thiết bị và tài sản. Các trường hợp này thường do lượng mưa rất lớn, tắc nghẽn và hỏng hóc thiết bị không mong muốn. Lưu lượng nước thải và nước mưa ngày càng tăng đồng nghĩa với khả năng xảy ra sự cố cao hơn. 

    Lượng nước thải các doanh nghiệp được phép xả do cơ quan quản lý quy định. Khi các công ty không quản lý được lượng nước thải, họ có thể bị phạt tiền. Nếu cố gắng che giấu hoặc báo cáo không trung thực, mức hình phạt sẽ nặng hơn.

    Công ty Southern Water gần đây đã bị phạt số tiền kỷ lục 90 triệu bảng vì đổ 21 tỷ lít nước thải chưa qua xử lý trong vòng 6 năm ở các vùng biển được bảo vệ ngoài khơi bờ biển phía nam nước Anh. Thames Water bị phạt 4 triệu bảng vào tháng 5 sau khi để gần 80 triệu lít nước thải làm ngập một công viên công cộng.

    Đề xuất mới đã được thảo luận tại Thượng viện vào thứ Ba 26/10/2021, và dự kiến ​​sẽ gửi về Hạ viện vào cuối tuần tới.

    Chỉ vài ngày trước, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 đã diễn ra tại Glasgow, Scotland.

    Hội nghị thường niên của Liên hợp quốc được coi là “hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất mà Anh đã có trong thế hệ này", sẽ đánh giá mức độ thành công của các quốc gia trong việc tuân thủ Thỏa thuận Paris được ký kết cách đây 5 năm.

    Người phát ngôn của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn cho biết: “Lượng nước thải của các công ty cấp nước đổ vào các con sông là không thể chấp nhận được. Chúng tôi đã nói rõ với các công ty cấp nước rằng họ phải ưu tiên giảm lượng nước xả thải. Vì mục tiêu này, chúng tôi đã bổ sung một loạt nghĩa vụ ràng buộc pháp lý mới đối với các công ty nước trong Dự luật Môi trường, cũng như hơn 3 tỷ bảng đầu tư để giải quyết ô nhiễm ở các dòng sông và chúng tôi muốn thấy được kết quả tích cực".

    Viethome (Theo Metro)

  • Nguồn cung cấp nước cho khu vực Surrey và Kent có thể đã bị nhiễm khuẩn E. coli. Các gia đình trong 443 khu vực có mã bưu điện riêng biệt đã được yêu cầu đun sôi nước để giữ an toàn.

    Hàng trăm hộ gia đình ở Surrey và Kent có thể bị ảnh hưởng do nguy tồn tại E.coli trong nước uống. SES Water cho biết đã phát hiện vấn đề khi thực hiện kiểm tra chất lượng định kỳ.

    Các chuyên gia đã làm việc liên tục để điều tra và đảm bảo tất cả các nguồn cung không bị nhiễm khuẩn. Khoảng 6,200 hộ ở Redhill, Oxted, Limpsfield, Godstone và Sevenoaks được cho là bị ảnh hưởng.

    Các trường học cũng nằm trong các khu vực có nguy cơ nhiễm E.coli . Tuy nhiên, hội đồng địa phương từ chối nêu tên trường đang chờ kết quả kiểm tra. Cư dân ở nhiều khu vực đã được yêu cầu đun sôi nước máy để đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.

    11ecoliE.coli có thể gây tiêu chảy ở người và vật nuôi

    Một số khu vực được xác nhận là an toàn, để tìm hiểu vui lòng nhập mã bưu điện của khu vực sống vào liên kết này.

    Vi khuẩn E.coli thường sống trong ruột của người và động vật khỏe mạnh. Loại vi khuẩn này thường vô hại hoặc chỉ gây tiêu chảy nhẹ, nhưng một số chủng có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hơn. Những bệnh nhân mắc phải các chủng nguy hiểm có thể bị đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra máu và nôn mửa.

    Một tuyên bố từ SES Water cho biết: "Chúng tôi ưu tiên hỗ trợ những khách hàng dễ bị tổn thương nhất của mình. SES Water xin gửi lời xin lỗi tới tất cả khách hàng đang bị ảnh hưởng. Chúng tôi đang thực hiện mọi thứ có thể để kiểm tra thêm".

    Sau 5 giờ chiều thứ Năm 7/10, SES Water cho biết trong một tuyên bố: "Sau khi có kết quả dương tính với E-coli từ một mẫu tại nhà máy xử lý nước Westwood vào thứ Năm, chúng tôi đã đưa ra thông báo khuyến cáo khách hàng có nguồn nước chính được cung cấp từ địa điểm này đun sôi nước - khoảng 6,500 hộ tại và xung quanh Oxted in Surrey''.

    ''Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện và những lo ngại mà khách hàng phải trải qua, nhưng đây là điều đúng đắn và cần làm, dựa trên thông tin vào thời điểm đó. Thông qua các cuộc điều tra trong 24 giờ qua, nhằm lấy mẫu và phân tích chất lượng nước trong toàn bộ khu vực, không có dấu hiệu cho thấy nước bị ô nhiễm đã rời khỏi các nhà máy xử lý nước".

    "Chúng tôi đang chờ xác nhận cuối cùng với loạt thử nghiệm thứ ba trong vòng 24 giờ tới nhưng ở giai đoạn này, dựa trên kết quả lấy mẫu mới nhất, chúng tôi tự tin rằng mình có thể dỡ bỏ khuyến cáo nên đun sôi nước vào ngày mai (9 tháng 10)".

    Viethome (Theo Sun)

  • Tại Anh, các con sông, suối và đầm lầy nước ngọt đang bị tàn phá bởi chất thải nông nghiệp, chất thải chưa qua xử lý, ô nhiễm và lũ lụt. Đây là nội dung trong một báo cáo mới của các nhà môi trường tại Anh.

    o nhiem song suoi o anh 1
    Các con sông bị ô nhiễm đe dọa sự sống của rái cá. (Ảnh: Sky News)

    Báo cáo cho biết, các sông, suối và đầm lầy nước ngọt trên khắp nước Anh, xứ Wales và Bắc Ireland đang bị ô nhiễm do bão lũ và nước thải tràn vào, đồng thời hóa chất chảy ra từ các mỏ cũng như thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp.

    Theo báo cáo của Hiệp hội Bảo vệ chim Hoàng gia Anh (RSPB), National Trust và Rivers Trust, người dân nước này hiện không biết về tình trạng nguy hiểm thực sự của các con sống, suối..., nhưng cũng chỉ có dưới một nửa dân số tin rằng chúng đang ở trong tình trạng tốt.

    o nhiem song suoi o anh 1
    Động vật hoang dã đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước. (Ảnh: Sky News)

    Rái cá, chim én, bươm bướm và cá hồi đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng. Trong đó, một số loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do thực trạng nước bị ô nhiễm.

    Tỷ lệ sông đạt "trạng thái sinh thái tốt" như sau:

    • Anh: 14%
    • Xứ Wales: 46%
    • Bắc Ireland: 31%

    Việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón trong canh tác không theo quy định là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

    Các công ty nước đã xả nước thải chưa qua xử lý ra sông 400.000 lần ở Anh và 100.000 lần ở Wales vào năm 2020, mặc dù luật quy định việc xả thải này chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt. Riêng ở Anh, hóa chất chảy ra từ các mỏ đã gây ô nhiễm 932 dặm (1.500 km) sông.

    o nhiem song suoi o anh 1
    Động vật hoang dã ở Lough Erne, Bắc Ireland đang lâm vào cảnh khốn cùng do nước thải, thuốc trừ sâu tràn ra sông. (Ảnh: Sky News)

    Theo kết quả một cuộc thăm dò trực tuyến của YouGov, 88% những người ở Anh, xứ Wales và Bắc Ireland đồng ý rằng, môi trường sống nước ngọt là "tài sản quốc gia".

    Phó Giám đốc phụ trách chính sách của RSPB Jenna Hegarty cho biết: "Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người nghĩ rằng, các sông, suối... ở Anh là một "kho báu quốc gia" và thích thú trước cảnh tượng kỳ diệu với những con rái cá chơi đùa trong các dòng suối, chuồn chuồn, bướm bay lượn như những viên ngọc trên hồ và sự sôi động chớp nhoáng của nhiều con chim bói cá đang bay. Điều đáng lo ngại là việc các sông, suối của chúng ta đã và đang bị ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm trở nên quá bình thường, khiến nhiều người không nhận ra có điều gì đó không ổn".

    Theo VTV

  • Sri Lanka bắt đầu gửi trả Anh 242 container rác thải độc hại, trong đó có các bộ phận cơ thể người từ nhà xác, sau hai năm đấu tranh pháp lý của cơ quan giám sát bảo vệ môi trường.

    Lô đầu tiên gồm 20 container rác thải y tế, trong đó có những bộ phận cơ thể người từ nhà xác, được đưa lên tàu MV Texas Triumph ngày 30/11, AFP dẫn lời người phát ngôn của cơ quan hải quan Sri Lanka Sunil Jayaratne cho biết hôm 31/10.

    Thêm 65 container khác sẽ được gửi trả lại Anh trong vòng một tuần.

    “Số còn lại sẽ được gửi đi ngay khi có một tàu khác đến”, ông Jayaratne nói.

    tra rac thai
    Một công nhân cảng theo dõi những container chứa rác thải, trong đó có rác y tế, được chuyển trả lại Anh hôm 30/11. Ảnh: AFP.

    Những container chở số rác thải nhập khẩu nói trên tới Sri Lanka trong khoảng thời gian giữa tháng 9/2017 và tháng 1/2019. Trung tâm vì Công lý Môi trường (CEJ) đã kiến nghị tòa án từ chối lô hàng. Các quan chức hải quan không tiết lộ cụ thể về số rác, nhưng cho biết trong đó có băng gạc và bộ phận cơ thể từ nhà xác.Cách đây 2 tuần, tòa phúc thẩm ở Sri Lanka ra phán quyết buộc gửi trả rác thải sinh học từ bệnh viện và rác thải nhựa được nhập vào nước này vi phạm các quy định về gửi hàng nội địa và quốc tế.

    Hồi tháng 9, Sri Lanka đã gửi trả Anh khoảng 260 tấn rác thải khác trong 21 container sau khi phía London chấp thuận nhận lại.

    Giới chức trách địa phương phát hiện những chuyến hàng rác thải mới sau khi cuộc chiến pháp lý liên quan tới 242 container bị bắt giữ ở cảng Colombo và một khu vực thương mại tự do gần thủ đô.

    Hải quan Sri Lanka khẳng định toàn bộ container này vi phạm luật pháp quốc tế về vận chuyển rác thải độc hại, bao gồm rác nhựa.

    Một cuộc điều tra của Sri Lanka năm 2019 liên quan gần 3.000 tấn rác thải độc hại được nhập khẩu cho thấy nhà nhập khẩu đã tiếp tục chuyển khoảng 180 tấn đến Ấn Độ và UAE vào năm 2017 và 2018. Ngoài Sri Lanka, các nước Philippines, Indonesia và Malaysia cũng đã trả hàng trăm container rác thải trở về nước xuất xứ.

    Một số quốc gia châu Á những năm gần đây đang đẩy mạnh việc chuyển trả lại những chuyến hàng không được chào đón từ các nước giàu có hơn giữa lúc họ vật lộn chống lại nguy cơ bị coi như bãi rác của thế giới.

  • Các quan chức bang Texas cho biết phải mất hàng tháng để đảm bảo hệ thống nước máy tại thành phố Lake Jackson hoàn toàn không còn amip ăn não.

    amip an nao 3
    Amip ăn não rất phổ biến trong các vùng nước ở miền Nam nước Mỹ.

    Tại một cuộc họp báo ngày 29-9, Thống đốc Texas (Mỹ) Greg Abbott và các quan chức khác đã vạch ra một kế hoạch kéo dài trong mùa thu trong khi trấn an người dân về việc nhiễm ký sinh trùng amip (Naegleria fowleri).

    Ông Abbott đã tuyên bố thảm họa tại quận Brazoria ngày 27-9 sau khi amip ăn não khiến bé trai Josiah Christopher Mclntyre thiệt mạng hôm 8-9. Chính quyền tại 8 thành phố của Texas cũng khuyến cáo cư dân tránh uống nước máy hoặc đun sôi trước khi dùng cho đến khi có thông báo mới.

    Ông Toby Baker, giám đốc điều hành của Ủy ban giám sát chất lượng môi trường Texas, thừa nhận có thể mất từ 2 đến 3 tuần mới có thể gỡ bỏ cảnh báo không uống nước máy, và có thể phải mất thêm 60 ngày để khử trùng toàn bộ hệ thống nước máy trong khu vực.

    Ông Baker cho biết chính quyền bang Texas đã kiểm tra độ khử trùng nguồn nước cung cấp cho khu vực. Họ phát hiện vấn đề tại thành phố Lake Jackson. Trong số các mẫu thử tại 54 địa điểm trong thành phố, 11 khu vực có nồng độ chất khử trùng thấp hơn mức tối thiểu quy định của bang.

    Amip ăn não phổ biến ở các vùng nước trên khắp miền nam nước Mỹ, đặc biệt trong những tháng ấm hơn.

    Ông John Hellerstedt, ủy viên của sở y tế Texas, cho biết bệnh do nhiễm amip ăn não là rất hiếm gặp bởi nguồn nước có ký sinh trùng này cần phải vào tới xoang mũi của một người để thâm nhập vào não của họ.

    amip an nao texas
    Các nhà điều tra của Ủy ban quản lý chất lượng môi trường Texas có mặt tại thành phố Lake Jackson để lấy các mẫu nước kiểm tra vào ngày 26-9-2020 - Ảnh: REUTERS

    Người dân 8 thành phố ở Texas ngưng xài nước máy vì amip ăn não

    Theo Đài CNN, Ủy ban quản lý chất lượng môi trường Texas (TCEQ) ngày 26-9 đã phát cảnh báo về việc sử dụng nước máy từ đơn vị cung cấp nước địa phương là Brazosport Water Authority sau khi phát hiện amip ăn não Naegleria fowleri trong nguồn nước.

    Cảnh báo được phát tới hơn 120.000 dân tại các thành phố ở Texas là Lake Jackson, Freeport, Angleton, Brazoria, Richwood, Oyster Creek, Clute và Rosenberg. Thậm chí, thành phố Lake Jackson đã ban bố tình trạng thảm họa, kêu gọi người dân tuyệt đối không sử dụng nước máy, ngoại trừ để xả bồn cầu, cho đến khi hệ thống cấp nước được làm sạch.

    Vụ việc bắt đầu từ đầu tháng 9-2020 khi Lake Jackson phát hiện một bé trai 6 tuổi nhiễm amip nhập viện và nguyên nhân được xác định là từ nguồn nước.

    Brazosport Water Authority cho biết nguồn nước họ cung cấp được lấy từ sông Brazos. Việc tẩy sạch hệ thống cấp nước dự kiến mất khoảng 3 ngày.

    Amip ăn não (Naegleria fowleri) là loại vi sinh vật đơn bào thường có trong đất và nước ngọt, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ. Loại amip ăn não này thường theo nguồn nước bẩn xâm nhập vào cơ thể qua mũi, từ đó di chuyển đến não và gây ra căn bệnh hiếm gặp và nguy hiểm tên là viêm não - màng não tiên phát do amip.

    Việc nhiễm Naegleria fowleri rất hiếm nhưng hầu hết đều chết người. Trong tổng số 145 người bị nhiễm từ 1962 đến 2018 tại Mỹ, chỉ có 4 người sống sót. Từ năm 2009 đến 2018, nước này đã ghi nhận 34 trường hợp nhiễm amip.

  • Các kỹ sư mất 3 tuần để dọn tảng mỡ vón nặng 40 tấn từ một đường ống cống ở London bằng tay.

    Tảng mỡ vón kích thước khổng lồ. Ảnh: Guardian.

    Tảng mỡ vón có khối lượng gấp hơn ba lần xe buýt hai tầng che khuất 80% đường ống cống có thể khiến chất thải tràn ngược trở lại các hộ dân và cơ sở kinh doanh gần đó. Nhóm kỹ sư ở công ty Thames Water phải sử dụng vòi phun công suất cao để chia nhỏ tảng mỡ vón trước khi dùng tay để dỡ những mảng vụn.

    "Đây là một tảng mỡ vón lớn đòi hỏi nhiều nỗ lực xử lý để thông đường ống cống", Matt Rimmer, giám đốc quản lý mạng lưới cống nước của công ty Thames Water, cho biết.

    Mỡ vón hình thành khi chất béo, dầu ăn và dầu nhờn trôi xuống đường ống cống và tích tụ lại cùng với nhiều vật thể khác không nên xả qua bồn cầu như khăn ướt, tã giấy và tăm bông. Mỡ vón cũng có thể phát ra các khí độc hại như CO và H2S, loại khí có mùi trứng thối đặc trưng, theo Seeker.

    Rimmer nhắc nhở người dân chỉ nên nên xả chất thải dễ phân hủy và giấy vệ sinh để ngăn những tảng mỡ vón tương tự hình thành. Dầu mỡ nên đổ bỏ ở thùng rác thay vì đổ qua bồn rửa bát.

    Khối mỡ vón dài hơn tháp nghiêng Pisa bịt kín cống nước ở Devon

    Hồi đầu năm nay, một khối chất thải khổng lồ gồm dầu mỡ và rác của con người được phát hiện ở Devon cũng đã khiến các công nhân mất khoảng 8 tuần để dọn dẹp.

    Các công nhân xử lý nước thải của công ty South West Water phát hiện tảng mỡ vón dưới cống ngầm gần một khu vui chơi trẻ em ở Sidmouth, Devon, Anh, UPI hôm 8/1 đưa tin. Đây là khối mỡ lớn nhất hãng này tìm được tại Devon. Nó dài đến 64 m, vượt chiều cao của tháp nghiêng Pisa. Tòa tháp nổi tiếng cao 57 m và được xây tại Italy năm 1173. 

    "Chúng tôi cần khoảng 8 tuần để xử lý khối chất thải trong điều kiện làm việc đặc biệt khó khăn. May mắn là nó được phát hiện đúng lúc và không gây rủi ro đến đường nước tắm", Andrew Roantree, giám đốc phụ trách các vấn đề về nước thải tại South West Water, cho biết.

    Các công nhân từng phát hiện khối mỡ vón dài đến 250 m trong cống nước tại London vào tháng 9/2017. Đây có thể là khối mỡ vón lớn nhất lịch sử. Hiện tượng này không chỉ xảy ra với cống nước ở Anh. Tháng 9/2018, một tảng mỡ dài hơn 30 mét cũng được loại bỏ khỏi cống nước ở hạt Macomb, bang Michigan, Mỹ.

    Theo VnExpress

  • Hội đồng Newham, London, sẽ là đơn vị đầu tiên ở Anh lắp đặt máy theo dõi chất lượng không khí ở mỗi trường học để kiểm soát tình trạng trẻ em bị tác động bởi ô nhiễm độc hại mỗi ngày.

    Hội đồng Newham sẽ lắp đặt các màn hình tại 96 trường học trong khu vực vào tháng tới. Dữ liệu thiết bị ghi lại sẽ được sử dụng để nghiên cứu các chính sách giao thông - và các bậc cha mẹ có thể bị cấm lái xe để đưa đón các con ở trường.

    Ô nhiễm không khí có liên quan đến bảy trong số 100 trường hợp tử vong ở những người từ 30 tuổi trở lên tại Newham - một trong những tỷ lệ cao nhất trong cả nước, theo Public Health England.

    Ủy viên Mas Patel, người phụ trách chất lượng không khí và biến đổi khí hậu của Newham, cho biết: “Mùa hè này, chúng tôi sẽ là cơ quan địa phương đầu tiên của Anh lắp đặt máy theo dõi chất lượng không khí trong tất cả các trường học, và chúng tôi sẽ ban hành một bản báo cáo toàn diện về hình thức giải quyết tình trạng khí hậu khẩn cấp.

    “Newham là một trong những khu vực có số ca tử vong cao nhất do chất lượng không khí tồi tệ. Điều này cần phải được thay đổi để bảo vệ học sinh của chúng ta.”

    Hai triệu người London sống ở những khu vực ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, theo dữ liệu của City Hall, và khoảng 10% trẻ em nhập viện có liên quan đến phản ứng bất lợi với chất lượng không khí kém.

    Mỗi năm, tổng cộng có hơn 9.000 người London được cho là chết sớm do tiếp xúc lâu dài với không khí bị ô nhiễm. Quy định Vùng phát thải cực thấp (Ulez) được áp dụng ở trung tâm London vào tháng Tư, buộc các tài xế sử dụng xe diesel và xe xăng cũ phải trả 12,50 bảng để vào khu vực được áp dụng phí tắc nghẽn. Khu vực áp dụng sẽ được mở rộng vào tháng 10 năm 2021.

    Một phát ngôn viên của Newham cho biết: “Chúng tôi sẽ lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng không khí bên ngoài tất cả các trường học để theo dõi mức độ ô nhiễm không khí và để xác định trường nào bị ảnh hưởng nhiều nhất.

    “Sau đó, chúng tôi sẽ làm việc với các trường học địa phương để xem xét cách chúng tôi có thể cải thiện môi trường đường phố xung quanh. Điều này có thể bao gồm cải thiện đường dành cho người đi bộ và áp dụng quy định cấm đường theo thời gian gần lối vào trường trong thời điểm đưa và đón trẻ.”

    Vào tháng Tư, 250 học sinh từ năm trường tiểu học đã tham gia một thử nghiệm để giúp theo dõi tình trạng ô nhiễm trên khắp London. Các em đeo ba lô có gắn cảm biến chất lượng không khí để giúp đo lượng  vật chất hạt và nồng độ NO2. Các nhà khoa học sẽ sử dụng dữ liệu để xác định các điểm nóng ô nhiễm.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Một trong những bãi biển nổi tiếng ở nước Anh đang bị xói mòn nghiêm trọng, để lại nhiều hiểm họa ẩn mình khiến du khách vô cùng sợ hãi khi ghé thăm.

    Quá trình biến đổi khí hậu luôn gây ra nhiều hiểm họa khôn lường đối với môi trường sống của chúng ta. Và một trong những vấn đề nan giải thường xảy ra hiện nay chính là xói mòn đất. Không chỉ những vùng sông, hồ mới gặp tình trạng này mà ngay cả nhiều bãi biển lớn trên thế giới cũng phải đối mặt với nguy cơ này, dẫn đến nhiều hệ lụy to lớn cho ngành du lịch.

    Mới gần đây, những hình ảnh được chia sẻ về tình hình xói mòn nghiêm trọng của bãi biển Tenby ở nước Anh khiến nhiều du khách vô cùng bàng hoàng. Trong những bức hình, bãi biển đã hầu như đã bị mất đi phần lớn lượng cát vốn có và để lộ rõ ra những dây cáp điện chằng chịt, sỏi đá sắc nhọn lởm chởm trông vô cùng nguy hiểm.

    Dây cáp điện hay sỏi đá chi chít xuất hiện tại bãi biển Tenby sau đợt xói mòn nghiêm trọng vừa qua.

    Được biết, Tenby là một thị trấn ven biển tọa lạc ở Pembrokeshire, xứ Wales, phía tây của vịnh Carmarthen của nước Anh. Nơi đây có đường bờ biển dài tuyệt đẹp và cũng là điểm đến du lịch rất được ưa chuộng của nhiều gia đình tại nước Anh. Mỗi năm, bãi biển này thu hút tận nửa triệu lượt khách tham quan. Vào năm ngoái, nơi đây còn được nhận giải “Seaside Resort Award” và được chính phủ gắn “Cờ Xanh” (Blue Flag: ý chỉ những bãi biển đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về du lịch, môi trường ở Anh).

    Tenby là một bãi biển du lịch nổi tiếng tại xứ Wales, nước Anh. (Ảnh: @sawdaystravel)
    Bãi biển với bãi cát trắng dài, nước xanh trong là điểm hẹn thú vị của nhiều gia đình.
    @seanellison

    Thế nhưng khoảng thời gian gần đây, nhiều du khách khi ghé thăm bãi biển đều rất bất ngờ và hoảng sợ với cảnh tượng hiện ra trước mắt của nơi đây. Bên cạnh những hiểm nguy rình rập, bãi cát trắng dài cùng làn nước xanh trong của Tenby đã dần thay đổi, không còn đẹp như trước kia. Các biển báo cũng được đặt trên bãi biển để cảnh báo du khách về những nguy cơ tiềm ẩn.

    Du khách hoảng sợ trước cảnh tượng những sợi cáp mọc thẳng đứng lên bãi biển thế này!
    Bảng cảnh báo cũng được cắm ở một số khu vực trên bãi biển.
    Rất nhiều vật thể lạ lộ diện sau khi một lượng cát lớn bị cuốn trôi đi.

    Với tình trạng xói mòn tiếp tục diễn ra hiện tại, các quan chức địa phương e rằng bãi biển nổi tiếng này sẽ mất đi một lượng lớn du khách ghé thăm trở lại nếu không nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết kịp thời. Bà Marianne O’Shea – chủ nhân của một quán bar tại bãi biển cho hay, đây là lần chứng kiến cảnh tượng tệ hại nhất của bãi biển trong suốt hơn 20 năm mở quán kinh doanh.

    Đây được đánh giá là đợt xói mòn khá nghiêm trọng tại Tenby trong suốt hàng chục năm qua.

    Người dân địa phương nơi đây lo ngại nguyên nhân dẫn đến vụ việc có thể là do sự thay đổi khí hậu hoặc sự di dời rào chắn ngăn xói mòn vào thời gian trước ở bãi biển. Tuy nhiên, nhiều quan chức địa phương lại hy vọng rằng đây chỉ là sự di chuyển theo chu kỳ của cát ở bãi biển. Emyr Williams – một kỹ sư môi trường biển tại đây cho biết, trước đó Tendy đã xảy ra tình trạng này nhưng với mức độ nhẹ hơn, và sau một thời gian thì cát lại được lấp đầy.

    Viethome (theo Helino)

  • Quan khách tham gia lễ hội Glastonbury đã phải nhấc chân qua những cánh đồng ngập tràn rác khi chương trình bảo vệ môi trường với lời kêu gọi 'không để lại dấu vết' dành cho những người yêu nhạc hoàn toàn thất bại vào ngày cuối cùng của sự kiện.

    Những người tham gia lễ hội đã gọi khu trại Somerset là nơi 'kinh tởm' và bêu xấu những người tham dự khác vì đã thoải mái xả rác khắp mọi nơi - đôi khi chỉ cách thùng rác vài mét.

    Đám đông cũng bị buộc tội phớt lờ chiến dịch bảo vệ môi trường của Glastonbury, trong đó yêu cầu mọi người tham gia thực hiện Cam kết xanh và hứa không xả rác.

    Lời cam kết bao gồm các nội dung 'Tôi sẽ sử dụng thùng rác tái chế một cách chính xác và không vứt rác xuống đất' và 'Tôi sẽ bỏ rác vào túi rác'.

    Và trong suốt sự kiện, Glastonbury đã rất muốn truyền bá thông tin về hoạt động sinh thái của mình bằng cách tổ chức một cuộc diễu hành cũng như mời phát thanh viên David Attenborough tới trò chuyện với người hâm mộ trên sân khấu Pyramid.

    Nhưng những người tham gia lễ hội cho biết hoạt động bảo vệ môi trường này đã bị lờ đi với các hình ảnh về những chiếc cốc, lon và đĩa giấy vương vãi khắp mặt đất đang được đăng tràn ngập trên mạng xã hội.


    Khẩu hiệu bảo vệ môi trường của lễ hội hoàn toàn bị phớt lờ.

    Trên Facebook, Jackie Lambert viết: 'Tôi ghê tởm khi mọi người nghĩ rằng vứt rác là việc hoàn toàn bình thường, nơi này thật kinh tởm'.

    Kylie Maisey nói rằng 'mọi người chắc chắn không nghe theo lời kêu gọi không để lại dấu vết' và Joe Gilmour viết rằng 'không ai lắng nghe tinh thần của Glastonbury'.

    Charlotte Fitton thì bày tỏ: 'Đây là lần đầu tiên tôi và em gái đến Glasto và chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi có nhiều người vứt rác ở mọi nơi. Chúng tôi thực sự tuân thủ câu thần chú' không để lại dấu vết 'nhưng không thể tin có nhiều người không quan tâm đến vậy. Tôi thực sự đã bị cười nhạo vì bỏ rác vào túi! Tôi nghĩ bạn nên chịu trách nhiệm về rác do chính mình thải ra - mọi người sẽ đều bất bình nếu ai đó đổ rác trong vườn của họ!'


    Khán giả cuồng nhiệt khi xem Miley Cyrus biểu diễn.

    Bên cạnh đó, lễ hội cũng tạo cơ hội cho tội phạm bùng phát. Cho đến nay, đã có 96 vụ phạm pháp được ghi nhận tại Lễ hội Glastonbury, giảm 42% so với 166 vụ của năm 2017.

    Trong đó có 67 vụ là trộm cắp, so với con số 90 tại Somerset hai năm trước.

    Cảnh sát Avon và Somerset cho biết tội phạm ma túy đã giảm 64%, với 13 vụ được ghi nhận trong năm nay so với 36 tại sự kiện lần trước.

    Ngoài ra, còn có các hành vi gây thiệt hại hình sự, vi phạm trật tự công cộng và tấn công cấp thấp. Một phát ngôn viên xác nhận rằng 16 người đã bị bắt giữ.

    Lễ hội này có sự tham gia của nhiều ngôi sao ca nhạc như Miley Cyrus, The Killers, Vampire Weekend...


    Một người hóa trang tham gia lễ hội.


    Lễ hội còn bị mất nước ở một số thời điểm.

    Mọi người đóng gói rời khỏi nơi cắm trại vào ngày thứ 5 của lễ hội.

    VietHome (Daily Mail)

  • Quan chức Scotland cảnh báo nếu thế giới không nỗ lực ngăn chặn Trái Đất nóng lên, Scotland và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc như 'tận thế'.

    Guardian dẫn lời Francesca Osowska, Giám đốc điều hành cơ quan Di sản Thiên nhiên Scotland, cho biết thế giới chỉ còn gần một thập kỷ để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, trước khi hiện tượng nóng lên toàn cầu mang lại hậu quả thảm khốc, không thể vãn hồi.

    Bà Osowska nói thêm Scotland cũng như các khu vực khác của nước Anh đang phải đối mặt với những mối đe dọa rất rõ ràng, và tình hình chỉ có thể được cải thiện nếu các quốc gia tích cực hành động trước năm 2030.

    "Hãy tưởng tượng đến ngày tận thế khi nước bị ô nhiễm, đất chảy ra thành bùn; các thị trấn và ngôi làng ven biển bị bỏ hoang sau khi nước biển dâng và bờ biển bị xói mòn; các khu vực lâm nghiệp rộng lớn bị bệnh dịch hoành hành; chỉ còn rất ít người ở vùng nông thôn; và không có tiếng chim hót nữa", Giám đốc Osowska nói với tổ chức từ thiện Royal Society of Edinburgh của Scotland hôm 30/5.

    Scotland đang phải đối mặt với mối đe dọa từ hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ảnh: Guardian. 

    "Tất cả những điều này đều có thể xảy ra, và chúng tôi cũng có thể nêu lên rất nhiều khu vực trên thế giới mà sự thờ ơ đã khiến những cơn ác mộng như vậy thành hiện thực", bà nhấn mạnh.

    Cũng theo Giám đốc Osowska, với mức độ xả thải khí nhà kính như hiện nay, việc Trái Đất nóng lên 1,5 độ C là gần như không thể tránh khỏi, đòi hỏi con người phải thích nghi.

    Nhằm ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ hơn xảy ra, con người phải thay đổi toàn diện cách khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất lương thực, hướng tới các phương pháp bền vững hơn. Ngoài ra, hệ thống giao thông, quy hoạch đô thị cần được xây dựng hợp lý với nhiều không gian xanh, nền kinh tế cũng cần được cải cách đáng kể.

    Nhấn mạnh mối quan hệ giữa khí hậu Trái Đất và sự đa dạng sinh học, bà Osowska cho biết trong quá khứ, mối quan hệ này từng nhiều lần thay đổi lớn.

    "Tuy nhiên, sự thay đổi hiện nay là chưa từng có và rất khác thường. Hoạt động của chúng ta phá vỡ mối quan hệ hòa hợp giữa Trái Đất và sự đa dạng sinh học vốn tồn tại trong 10.000-15.000 năm qua. Khí hậu Trái Đất trong tương lai có thể sẽ không có khả năng duy trì sự sống cho hành tinh với hàng tỷ người và cả thiên nhiên như hiện nay", bà Osowska nói thêm.

    Giám đốc cơ quan Di sản Thiên nhiên Scotland cho biết để cải thiện tình hình, thế giới phải chuyển đổi 20% đất nông nghiệp sang lâm nghiệp cùng nhiều biện pháp khác như tăng sản lượng năng lượng sạch lên 50%.

    Viethome (theo Zing)

  • Sau nửa năm, cặp vợ chồng sắp cưới người Australia đã tiết kiệm được 6.000 đôla từ việc thu lượm vỏ chai.

    Leonie Starr và Matthew Porter cần tiết kiệm 81.000 đôla cho đám cưới. Ảnh: A recycled Wedding.

    Mỗi năm, thế giới sản xuất hơn 300 triệu tấn nhựa và 200 tỷ lon nhôm, 50% trong số đó dành cho mục đích sử dụng một lần. Cặp tình nhân người Australia là Leonie Starr và Matthew Porter đã tìm ra cách vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm được tiền cho đám cưới, bằng việc thu lượm và tái chế các loại chai nhựa, thủy tinh, nhôm.

    Họ bắt đầu hành trình này từ tháng 11/2018. Khi đó, chính quyền bang Queensland, quê nhà của Leonie đã phát động một chiến dịch hoàn tiền cho chai lọ - có nghĩa là nếu bạn mang một vỏ chai, vỏ lon đến điểm tái chế, bạn sẽ nhận được 0,1 đôla (2.300 đồng) cho mỗi món.

    Cả hai đặt mục tiêu sẽ quyên góp được 81.000 đôla (gần 2 tỷ đồng), như thế, họ sẽ phải thu lượm được 810.000 vỏ chai và lon. 

    Đến nay, đôi trẻ đã thu gom được 60.000 chai lọ để tái chế. Ảnh: A recycled Wedding.

    Đôi trẻ đã khoe những thành tích tái chế của mình lên mạng xã hội, nhờ thế họ được nhiều cá nhân và các doanh nghiệp địa phương giúp biến giấc mơ thành sự thật. Đến nay họ đã quyên góp được 60.000 vỏ lon vỏ chai để tái chế.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Trong khuôn khổ chiến dịch giảm sử dụng nhựa, khách hàng của Waitrose có thể phải sử dụng các hộp chứa hoặc túi đựng của riêng mình để mua các sản phẩm như mì ống, gạo và ngũ cốc.

    Chuỗi siêu thị thuộc John Lewis & Partners này cũng cho biết họ sẽ là công ty đầu tiên cung cấp chương trình "chọn và kết hợp" trái cây đông lạnh.

    Công ty nói rằng họ muốn tìm hiểu cách thức khách hàng có thể mua sắm trong tương lai.

    Cuộc thử nghiệm đang diễn ra tại một cửa hàng ở Oxford, nơi hàng trăm sản phẩm đã được lấy ra khỏi bao bì của chúng và sẽ có khoảng gấp đôi số lượng trái cây và rau quả không sử dụng bao bì.

    Lần đầu tiên ở Anh, khách hàng có thể "mượn một chiếc hộp" để mang sản phẩm đã mua về nhà với khoản tiền đặt cọc £5 được hoàn lại khi trả lại hộp.

    Rượu bia cũng như nước tẩy Ecover và nước giặt sẽ được đổ vào các chai lọ cũ.

    Thử nghiệm này là một trong các biện pháp mới nhất trong bối cảnh hàng loạt siêu thị lớn đang cố gắng cắt giảm bao bì.

    Theo báo cáo của Greenpeace năm ngoái, Morrisons, Sainsbury's, Waitrose và Tesco cho phép khách hàng sử dụng các hộp chứa có thể tái sử dụng của riêng họ cho một số sản phẩm được mua qua quầy, chẳng hạn như thịt và cá.

    Kể từ đó, tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos vào tháng 1, Tesco và siêu thị Carrefour của Pháp cho biết họ sẽ thử nghiệm một dịch vụ mua sắm trực tuyến tái sử dụng bao bì có sẵn thay vì các loại bao bì tái chế.

    Vào thời điểm đó, họ cho biết một số lượng hạn chế các mặt hàng như đồ vệ sinh, kem và ngũ cốc ăn sáng sẽ sẵn sàng cho những người đăng ký dùng thử hình thức này.

    Sản phẩm tại các cửa hàng không sử dụng bao bì của Waitrose sẽ rẻ hơn tới 15% và người tiêu dùng sẽ được khuyến khích sử dụng các hộp chứa riêng của họ ngoài các sản phẩm bia, rượu vang và Ecover.

    Waitrose cho biết việc chọn và kết hợp các loại trái cây đông lạnh - chẳng hạn như xoài, dâu tây và anh đào - ở mức 50p cho mỗi 100g sẽ rẻ hơn sản phẩm đóng gói.

    Tor Harris, người đứng đầu chiến dịch trách nhiệm xã hội của Waitrose, cho biết công ty muốn "giúp khách hàng mua sắm theo cách bền vững hơn".

    "Thử nghiệm này có tiềm năng rất lớn để định hình cách mọi người có thể mua sắm với chúng tôi trong tương lai, vì vậy sẽ rất hấp dẫn khi quan sát khách hàng của chúng tôi thích thú với phương thức nào", cô nói.

    Ariana Densham, nhà vận động của Greenpeace UK, cho biết: "10 siêu thị hàng đầu của Vương quốc Anh sản xuất 810.000 tấn bao bì vứt đi mỗi năm, vì vậy chúng tôi muốn thấy các hãng bán lẻ lớn thực hiện nghiêm túc việc giảm nhựa và noi gương Waitrose."

    Tháng trước, Morrisons cũng đã bắt đầu bán túi giấy trong tất cả các cửa hàng của mình trong khi Co-op đã sử dụng túi có thể phân hủy để thay thế túi nhựa sử dụng một lần trong một số cửa hàng.

    Waitrose không còn cung cấp túi đựng một lần giá 5p mặc dù vẫn bán các loại túi khác với giá 10p mỗi túi.

    VietHome (Theo BBC)

  • Người Anh đang vứt đi 720 triệu quả trứng mỗi năm - gấp ba lần so với năm 2008 và lãng phí số tiền lên đến 139 triệu bảng.

    Nguyên nhân được cho là do người tiêu dùng quá sức tin tưởng vào thời hạn sử dụng tốt nhất được in trên sản phẩm khi cần quyết định xem trứng có đủ tươi để ăn hay không. Những lý do khác bao gồm sự phổ biến ngày càng tăng của chế độ ăn chay và chế độ ăn chay linh hoạt đã làm tăng tổng doanh số bán trứng.

    Doanh số trứng được bán ra năm ngoái ở Anh là 7,2 tỷ quả - tăng 4% so với năm trước - theo số liệu gần đây của Hội đồng Công nghiệp Trứng Anh.

    Nhưng nghiên cứu người tiêu dùng từ công ty đứng sau ứng dụng chất thải thực phẩm Too Good To Go tiết lộ rằng các hộ gia đình ở Anh đã tống 720 triệu quả trứng vào sọt rác trong năm ngoái, so với con số 241 triệu vào năm 2008 theo Wrap, cơ quan tư vấn chất thải của chính phủ.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 29% người Anh vứt bỏ trứng chỉ vì chúng đã quá hạn sử dụng tốt nhất. Tuy nhiên, trứng thường vẫn còn tốt và an toàn để ăn rất lâu sau ngày được in trên bao bì. Luật pháp EU yêu cầu rằng hạn tối đa cho ngày sử dụng tốt nhất là 28 ngày kể từ ngày trứng được đẻ ra.

    Nghiên cứu cho thấy chỉ 23% người Anh có thói quen thử nghiệm với nước để xác định xem liệu trứng có còn đủ tươi để ăn hay không. Nếu trứng chìm xuống đáy một bát nước lạnh và nằm ngang, chúng đang rất tươi. Nếu chúng kém tươi nhưng vẫn đủ ngon để ăn, một đầu quả trứng sẽ xoay xuống dưới (trứng đứng thẳng). Nếu nổi lên bề mặt, chúng không còn đủ tươi để ăn. Lý do là khi trứng quá lâu ngày, kích thước của túi khí bên trong tăng lên, làm cho nó nổi lên.

    Mẹo nhận biết trứng tươi mới, trứng còn ăn được và trứng đã hỏng.

    “Nếu bạn đã ném trứng vào thùng rác dựa theo ngày tháng in trong hộp, bạn có thể đã lãng phí thức ăn vẫn còn đang tốt,” ông Keith Crummie, người đồng sáng lập Too Good To Go cho biết. “Chất thải thực phẩm là một vấn đề lớn - một phần ba tổng số thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu đang bị lãng phí. Những thay đổi nhỏ từ mỗi chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

    Too Good To Go đang kêu gọi công chúng Anh sử dụng cách thử nghiệm bằng bát nước để kiểm tra độ tươi của trứng, giúp cắt giảm lượng thực phẩm vẫn còn ăn được mà lại bị bỏ phí. Trong khi đó, nghiên cứu của Wrap đã chỉ ra rằng 20% ​​người dân không hề nhận ra rằng họ có thể giữ trứng đông lạnh.

    Có ý kiến ​​cho rằng xu hướng ăn kiêng được khơi mào bởi những người nổi tiếng như Joe Wicks đã giúp tăng doanh số bán trứng. Ngoài ra, sự tăng đột biến trong tiêu thụ trứng có thể một phần là do sự thay đổi lời khuyên của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm từ năm 2017 - gần 30 năm sau cuộc khủng hoảng salmonella ở Anh – cho biết phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người già hoàn toàn có thể ăn trứng lòng đào hoặc thậm chí là trứng sống.

    Các nhà sản xuất trứng tin rằng sự gia tăng số lượng trứng bị lãng phí có thể là do người tiêu dùng thờ ơ và thiếu suy nghĩ, và họ coi trứng là một mặt hàng có giá trị thấp, không giống như thịt hoặc cá tươi.

    Tuy nhiên, chúng có thể là một thành phần hữu ích trong việc chống lãng phí thực phẩm. Một phát ngôn viên của Dịch vụ Thông tin về Trứng của Anh cho biết: “Vì trứng rất linh hoạt và có thể biến thức ăn thừa thành bữa ăn nhanh và bổ dưỡng trong vài phút, chúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với lượng thức ăn mà mọi người vứt đi.”

    VietHome (Theo Guardian)