• Cảnh sát Metropolitan cho biết đã có 4.093 vụ bắt giữ liên quan đến bạo lực gia đình ở London chỉ trong vòng sáu tuần qua.

    Con số này tương đương với trung bình gần 100 vụ bắt giữ mỗi ngày, số lượng cuộc gọi trình báo bạo lực gia đình cũng tăng khoảng một phần ba.

    Cảnh sát cho biết so với năm ngoái, các cáo buộc và cảnh cáo đã tăng 24% trong khoảng thời gian những người có triệu chứng coronavirus được yêu cầu tự cách ly.

    Số vụ việc bạo lực gia đình được ghi nhận cũng tăng nhẹ so với năm trước, với 17.275 vụ được ghi nhận từ ngày 9 tháng 3 đến ngày 19 tháng 4 - tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019.

    skynews coronavirus covid 19 4955428

    Các trường hợp vi phạm pháp luật cũng tăng 2% trong thời gian cách ly.

    Đã có hai vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình được báo cáo tại London và cảnh sát đang tiếp tục cảnh báo về nguy cơ bạo lực gia tăng trong khi cả nước vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp cách ly chặt chẽ.

    Cảnh sát Metropolitan đã đưa ra ví dụ về một số vụ việc mà họ đã xử lý trong những tuần gần đây, bao gồm vụ việc trong đó một người đàn ông bị tố cáo sử dụng súng.

    Cảnh sát cho biết họ đã tìm thấy anh ta trong vòng ba giờ sau khi nhận được trình báo và phát hiện ra hai khẩu súng ngắn khi lục soát chiếc xe của anh ta.

    Một xưởng cần sa cũng được phát hiện, với một nam giới bị buộc tội và đang chờ xét xử.

    Cảnh sát cũng được yêu cầu giúp đỡ một nạn nhân đang mang thai ở phía đông London, người đã đến bệnh viện để tìm nơi ẩn náu sau khi bị bạn tình tấn công và hành hạ.

    Cảnh sát nói rằng kẻ thủ ác nhanh chóng bị bắt, nhưng nạn nhân không sẵn lòng hỗ trợ đưa vụ việc ra trước pháp luật.

    Tuy nhiên, nhờ các bằng chứng được ghi lại trên video và lời khai từ các nhân chứng là nhân viên tại bệnh viện, Dịch vụ truy tố Hoàng gia đã tiến hành một vụ truy tố không có nạn nhân, và nghi phạm đang chờ xét xử.

    Các nạn nhân và những người lo ngại bạn bè và người thân đang phải chịu đựng bạo lực gia đình đang được kêu gọi lên tiếng tố giác.

    Cảnh sát Metropolitan cho biết họ đã xuất bản những tấm poster lớn để đưa vào các siêu thị và cửa hàng bán lẻ lớn nhằm tiếp cận các nạn nhân.

    Họ cũng hỗ trợ chiến dịch #YouAreNotAlone của Bộ Nội vụ, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những hỗ trợ mà họ có thể nhận được.

    Chỉ huy Sue Williams nói rằng các nạn nhân bị bị bạo hành gia đình không nên cảm thấy rằng họ phải "chịu đựng trong im lặng".

    Bà nói: "Các phương pháp giới nghiêm là rất quan trọng để kiểm soát cuộc khủng hoảng Covid-19, nhưng thật không may, nó cũng khiến các nạn nhân hiện tại và tiềm năng của bạo lực gia đình dễ bị tổn thương và cô lập hơn.

    "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Met vẫn luôn ở đây để giúp đỡ người dân London. Đại dịch không có nghĩa là nạn nhân không thể tin tưởng vào chúng tôi hay chúng tôi sẽ không tiếp tục cố gắng đưa những kẻ phạm tội ra công lý.

    "Nạn nhân hãy yên tâm rằng họ có thể rời khỏi nhà, trốn thoát khỏi bạo lực hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, và họ sẽ không bị phạt dưới bất kỳ hình thức nào vì lỗi không duy trì khoảng cách xã hội hay bị coi là vi phạm các hạn chế COVID-19."

    Bà Williams nói thêm rằng cảnh sát bắt giữ các nghi phạm dễ dàng hơi bởi người này đang ở nhà trong thời gian cách ly, hoặc sống với các thành viên gia đình hay bạn bè.

    "Nếu họ là nghi phạm bạo lực gia đình, chúng tôi muốn họ bị buộc tội, cảnh cáo hoặc tạm giữ," bà nói.

    Đảng Lao động bình luận các số liệu vừa được tiết lộ thật “khủng khiếp.”

    Bộ trưởng Nội vụ đảng đối lập, ông Nick Thomas-Symonds, nói: "Những con số khủng khiếp này sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh để chính phủ khẩn trương tăng cường hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

    "Chúng ta đã bỏ phí quá nhiều thời gian.

    "Trong nhiều tuần qua, Đảng Lao động luôn nhấn mạnh rằng cần phải cấp kinh phí khẩn cấp cho các tổ chức tiền tuyến đang làm những công việc phi thường để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân hoặc có nguy cơ bị bạo lực.

    "Thật đáng lo ngại khi Bộ Nội vụ không có hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề quan trọng này."

    Đầu tháng này, bà Priti Patel cho biết chính phủ đang hợp tác với các tổ chức từ thiện để cung cấp thêm 2 triệu bảng cho các đường dây nóng và hỗ trợ trực tuyến cho nạn nhân bạo lực gia đình trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Các công ty luật London đang chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận số lượng hồ sơ ly hôn tăng cao khi các cặp vợ chồng vật lộn để ở nhà cùng nhau trong thời gian cách ly xã hội vì coronavirus.

    Ayesha Vardag, một trong những luật sư nổi tiếng nhất trong lĩnh vực giải quyết ly hôn, cho biết nhiều khách hàng vẫn tranh thủ thời gian tập thể dục hay đi mua sắm hàng ngày để lén lút liên lạc với cô ngay cả trong thời gian cách ly.

    “Thật đáng ngạc nhiên khi các cuộc gọi vẫn liên tục ào đến – vài chục cuộc mỗi ngày,” cô nói. “Họ cảm thấy thời gian cách ly khiến họ không thể chịu đựng thêm được nữa.”

    Khi giai đoạn cách ly kết thúc, cô dự đoán số lượng ly hôn sẽ bùng nổ. “Tất cả những người không thể tìm đến với các công ty luật sẽ phát điên.”

    vardag 0

    Cô dự đoán lần tăng này sẽ còn đáng kể hơn các thời điểm sau kỳ nghỉ hè và Giáng sinh, vốn là khoảng thời gian lý tưởng cho các vụ ly hôn. Cô cho biết: “Chuyện đó luôn xảy ra khi mọi người bị ép buộc ở cạnh nhau trong hoàn cảnh căng thẳng tột độ đó.”

    Vardag, được biết đến với danh xưng Nữ hoàng Ly hôn, cho biết coronavirus cũng sẽ khiến nhiều cuộc thỏa thuận ly hôn lớn phải được điều chỉnh lại vì các bên thanh toán lao đao trong bối cảnh suy thoái kinh tế..

    Các đội ngũ pháp lý hiện đang đàm phán về việc thay đổi nhiều thỏa thuận vào thời điểm dễ thở hơn.

    “Mọi người sẽ nói rằng các thỏa thuận trước đó sẽ khiến họ lâm vào cảnh kiệt quệ,” cô dự đoán, và thêm rằng các thỏa thuận ly hôn sắp tới cũng đang được các bên đàm phán lại.

    Hai bên ly hôn sẽ tranh cãi rằng họ không đủ khả năng để thực hiện các khoản thanh toán đã thỏa thuận nếu việc kinh doanh của họ bị xóa sổ hoặc tiền lương của họ bị cắt giảm triệt để trong cuộc khủng hoảng kinh tế sau đó.

    Hãng luật của cô, Vardags, cũng đã chứng kiến​​ số vụ bạo lực gia đình tăng đột biến trong thời gian cách ly. Rượu và nỗi lo tiền bạc là nguyên nhân chủ yếu gây ra mâu thuẫn.

    “Thực tế là mọi người đang chán nản, lo lắng và buồn bã và họ uống nhiều hơn bình thường,” cô nói. “Nó khiến cho một vài người trở nên nóng nảy và bạo lực, và đôi khi điều đó biến thành lạm dụng thể chất.”

    “Trong những tình huống như thế này, bạn sẽ xác định được liệu bạn đời của mình là người mạnh mẽ và tích cực hay dễ dàng lâm vào bế tắc và khiến mọi người xung quanh khốn khổ. Nhân cách của họ sẽ bị buộc phải lộ ra.”

    Cô nói thêm: "Tôi không nghĩ các cặp vợ chồng chia tay chỉ vì coronavirus. Tuy nhiên, nếu như trước đây khi xuất hiện một vấn đề trong hôn nhân, người ta sẽ cố không nghĩ tới nó bằng cách bù đầu vào công việc, gặp gỡ bạn bè, thậm chí cặp bồ, để đảm bảo tinh thần đủ thoải mái để duy trì hôn nhân. Nhưng lúc này, những yếu tố sao nhãng này đều bị loại bỏ. Nếu những gì còn lại đều không tốt, nó có thể gây ra sự chia rẽ vĩnh viễn. "

    Cô cho biết Vardags cũng đã chứng kiến ​​sự gia tăng các trường hợp mâu thuẫn về việc chăm sóc con cái trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng.

    Trong một số vụ việc, một phụ huynh cố gắng đưa con ra khỏi Vương quốc Anh đến một quốc gia khác được coi là an toàn hơn, trong khi ở một số trường hợp khác, một phụ huynh không tôn trọng các quy tắc giãn cách xã hội, khiến người còn lại khó giành quyền nuôi con hơn nếu họ đang sống cùng một người dễ bị tổn thương.

    Cô cho biết các luật sư có thể làm giàu từ việc giải quyết ly hôn vì họ đang phục vụ một nhu cầu phổ biến, mặc dù những người chuyên trợ giúp giới nhà giàu như công ty của cô có thể phải đối mặt với khó khăn nếu suy thoái kinh tế xảy ra.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Một người phụ nữ bị bạn đời của mình đánh đập trong suốt 17 năm rồi sau đó bị tống vào tù vì không thể nhịn nhục thêm.

    Sarah đã bị kết án một năm tù giam vào năm 2018 sau khi có hành động trả thù những gì cô mô tả là lạm dụng thể xác và tinh thần từ người chồng cũ.

    Cô nói đối với những người phụ nữ dễ bị tổn thương như cô, đa phần mắc các chứng bệnh tâm lý, các trung tâm phụ nữ sẽ hữu ích hơn nhiều so với nhà tù bởi vì họ “sẽ hỗ trợ vào lúc tôi cần, thay vì kết tội tôi ngay tại thời điểm khủng hoảng.”

    Các trung tâm phụ nữ là không gian an toàn và bí mật được thiết lập để cung cấp trợ giúp cho những phụ nữ có nguy cơ hoặc đã từng tiếp xúc với hệ thống tư pháp hình sự.

    Cùng với việc hỗ trợ những phụ nữ bị bạo hành gia đình, họ cũng cung cấp lời khuyên và hướng dẫn về các vấn đề như nhà ở, sức khỏe, tái hòa nhập và việc làm.

    Sarah bày tỏ: “Nếu tôi được vào một trung tâm phụ nữ, chắc hẳn tôi sẽ không phải vào tù. Tôi cũng sẽ thoát khỏi cuộc hôn nhân đó sớm hơn rất nhiều.”

    Năm 2008, chồng cũ đánh gãy hàm Sarah và cô bị gia đình và những người khác gây áp lực không cho tố cáo chồng, và ngay cả khi vụ án cuối cùng được đưa ra tòa, cô đã cầu xin thẩm phán không tống anh ta vào tù.

    Cô nói rằng anh ta đã nhận được một bản án cộng đồng.

    Women in Prison, một tổ chức từ thiện quốc gia ở Anh, đã hỗ trợ Sarah khi cô ra tù và giúp cô lấy lại quyền nuôi con, những đứa trẻ vẫn còn ở với người chồng cũ.

    Sarah nói: “Nếu tôi không được tiếp cận Trung tâm Beth do Women in Prison điều hành, sau khi tôi được thả ra, rất có khả năng tôi sẽ dễ dàng bị đẩy trở lại nhà tù.

    “Tôi đã làm việc cho Bộ Tư pháp trong 10 năm, tôi chưa bao giờ gặp rắc rối trước đây, tôi không có tiền án. Họ chỉ đơn giản là không hề cân nhắc đến những yếu tố đó.”

    Tổ chức từ thiện này điều hành một số trung tâm phụ nữ, bao gồm trung tâm Beth, và nói rằng Sarah chỉ là một ví dụ trong số nhiều trường hợp mà những trung tâm phụ nữ như vậy sẽ là nơi thích hợp hơn nhà tù.

    Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019, 64% phụ nữ mà tổ chức từ thiện hỗ trợ đã tiết lộ những của họ liên quan đến bạo lực gia đình.

    Hơn ba phần tư số lượng phụ nữ được tổ chức từ thiện hỗ trợ cũng có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc mắc chứng lo lắng.

    Tiến sĩ Kate Paradine, Giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện Women in Prison nói: “Trải nghiệm của Sarah là rất phổ biến - những phụ nữ bị lạm dụng trong gia đình không được cung cấp sự hỗ trợ mà họ cần, thay vào đó họ bị hình sự hóa ngay tại thời điểm khủng hoảng.

    “Đây cũng là trải nghiệm của những phụ nữ bị tống vào tù do sức khỏe tinh thần kém, lạm dụng chất gây nghiện và nghèo đói. Chúng ta nên tập trung vào việc phòng ngừa chứ không phải trừng phạt, cung cấp cho phụ nữ sự chăm sóc và hỗ trợ mà họ cần trong cộng đồng.

    “Chúng tôi biết rằng Trung tâm Phụ nữ tại cộng đồng là một phần của giải pháp. Bằng cách truy cập các dịch vụ trong trung tâm, phụ nữ có thể nhận được nhiều hỗ trợ để đối mặt với tình trạng lạm dụng trong gia đình, các vấn đề về nhà ở, sức khỏe tâm thần, lạm dụng chất gây nghiện, nợ nần, xây dựng lại mối quan hệ gia đình, nhận được giáo dục và việc làm.

    “Sự hỗ trợ toàn diện này giúp phụ nữ không phải tiếp xúc với hệ thống tư pháp hình sự ngay từ lần đầu. Đã đến lúc chính phủ phải đầu tư vào các dịch vụ như thế này thay vì xây dựng các nhà tù mới.”

    Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp nói: “Chúng tôi muốn thấy ít phụ nữ vào tù hơn và đã đầu tư 5.1 triệu bảng cho các biện pháp thay thế, chẳng hạn như các trung tâm phụ nữ, nơi nguồn cơn của hành vi tội phạm có thể được giải quyết.”

    Truy cập: https://www.womeninprison.org.uk/

    VietHome (Theo Metro)

  • Rowan Baxter, cựu cầu thủ bóng bầu dục, tưới xăng đốt xe chở vợ và ba con, sau đó tự sát sáng 19/2. Hai vợ chồng đang trong quá trình ly hôn.

    Cựu cầu thủ bóng bầu dục Rowan Baxter bên vợ con khi gia đình còn bên nhau. Ảnh: Mirror.

    Theo giới truyền thông Australia, khi cảnh sát đến hiện trường trên đường Raven, Camp Hill, Brisbane, Rowan Baxter được phát hiện chết ở gần chiếc xe đang bốc cháy với những vết thương do tự đâm.

    Ba đứa con lần lượt từ 3 đến 6 tuổi của cựu cầu thủ bóng bầu dục bị thiêu chết trong xe còn người vợ Hannah bị bỏng nặng, được đưa tới bệnh viện nhưng sau đó cũng không qua khỏi.

    Một số nhân chứng cho biết vụ việc xảy ra khi vợ Baxter đang đỗ xe bên ngoài nhà bố mẹ đẻ chuẩn bị đưa con tới trường. Cựu sao 42 tuổi được cho là ngồi ở ghế hành khách phía trước còn vợ là người lái.

    Khi chiếc xe bén lửa, Hannah bị thương nhảy khỏi xe rồi kêu lên: "Anh ta đổ xăng lên người tôi". Một người đàn ông cũng bị thương nhẹ ở mặt sau khi chạy sang giúp đỡ.

    Cựu cầu thủ 42 tuổi được miêu tả có phản ứng quyết liệt ngăn cản người khác dập lửa cứu con. "Anh ta giận dữ và hoàn toàn bị điên, như thể anh ta muốn chiếc xe bị cháy", một nhân chứng kể lại.

    Vụ việc đang khiến dư luận Australia sửng sốt. Cảnh sát cho biết họ đang trong quá trình điều tra, chưa thể kết luận Rowan Baxter thiêu vợ con rồi tự sát nhưng cho biết cảnh tượng ở hiện trường lúc đó "rất kinh khủng".

    Cảnh sát xem xét chiếc xe chở vợ con Baxter bị cháy rụi. Ảnh: Mirror.

    Cựu VĐV bóng bầu dục của đội New Zealand Warriors hiện là HLV thể lực được cho là thay đổi tâm tính sau khi chia tay vợ cuối năm ngoái. Hai người đang trong quá trình giải quyết ly hôn.

    Trên trang cá nhân vài tháng nay, Rowan Baxter liên tục đăng ảnh và video của các con cùng những chia sẻ về tình yêu thương, nhớ nhung. Những người thân của ông bố 42 tuổi cho biết Baxter rất gần gũi với con.

    "Nếu bạn biết Rowan trước đây và anh ấy của vài tuần nay sẽ thấy như hai con người khác. Anh ấy chỉ còn là cái bóng của mình, suy sụp sau khi gia đình đổ vỡ. Không thể tin anh có thể làm chuyện ấy. Chúng từng là những đứa trẻ đáng yêu và họ từng là một gia đình hạnh phúc", một người bạn của gia đình Baxter chia sẻ sau thảm kịch. Vợ Baxter từng là nhà vô địch trampoline (bật nhảy lò xo) của Australia.

    Theo Ngôi sao

  • Một người đàn ông được cho là đã bóp cổ một bà mẹ đến chết và khai với cảnh sát rằng hắn ta đã giữ cô quá chặt khiến cô ngừng thở.

    Nhân viên chăm sóc Kayleigh Hanks, 29 tuổi, vô cùng hạnh phúc khi phát hiện ra mình mang thai sau khi các bác sĩ nói rằng cô không thể có con.

    Nhưng khi đứa trẻ mới bảy tháng tuổi, cô Hanks đã chết trong căn hộ của mình ở Bexhill, East Sussex.

    Bạn trai của cô, Ian Paton, nói với cảnh sát trong một cuộc gọi 999 vào ngày 21 tháng 7 năm ngoái rằng cô “truy lùng hắn ta với một con dao.”

    Paton, cha của đứa trẻ, và cô Hanks được cho là có mối quan hệ đầy sóng gió.

    Hắn ta phủ nhận tội giết người và đang bị xét xử tại Tòa án Tối cao Hove.

    Người đàn ông 36 tuổi, đến từ Đông Sussex, xuất hiện trước vành móng ngựa trong chiếc áo sơ mi trắng.

    Công tố viên Alexandra Healy QC nói với bồi thẩm đoàn: “Trong suốt thời gian duy trì mối quan hệ của họ, Kayleigh nói với một số người, một số bạn bè của cô, rằng bị cáo đã bạo hành cô.

    “Cô ấy cũng nói rằng cô ấy cũng có hành vi bạo lực với anh ta.”

    Bồi thẩm đoàn được biết có lần, Paton đã túm lấy đầu cô và đập vào bảng điều khiển ô tô, và trong một dịp khác, hắn đã túm tóc lôi cô ra khỏi xe.

    Emma Hanks, em gái cô, từng cảm thấy bất an khi chứng kiến ​​Paton yêu cầu cô Hanks quỳ gối và thể hiện tình yêu của cô dành cho hắn ta.

    Công tố viên nói: “Emma nói rằng Kayleigh đã làm theo yêu cầu đó và chắp hai tay như đang cầu nguyện.”

    Vào ngày 20 tháng 7, sau khi đến thăm em gái, Kayleigh Hanks và bị cáo đã rời khỏi nhà cùng con gái vào khoảng 6h30 tối.

    Vào lúc 12h33 sáng ngày 21 tháng 7, Paton gọi 999 và yêu cầu được nói chuyện với cảnh sát.

    Hắn nói với người xử lý cuộc gọi: “Cô ấy lùng tìm tôi, cô ấy có một con dao. Tôi giữ chặt cô ấy lại và cô ấy đang nằm trên sàn.

    “Tôi nghĩ rằng tôi đã siết cô ấy quá chặt khiến cô ấy tắt thở.”

    Tòa án được biết cảnh sát đến căn hộ, họ thấy Paton đang đứng ở ngưỡng cửa chờ họ.

    Phiên tòa vẫn tiếp tục.

    VietHome (Theo Metro)

     

  • Bãi đậu của chợ Sav-Mart tại thị xã Wenatchee, tiểu bang Washington, nơi ông Phạm Hồ Quân đã bước ra khỏi xe với lửa cháy trên người vào đêm thứ Hai, 27 tháng 1, 2020. (Google Maps)

    EAST WENATCHEE - Tại một nơi nằm giữa tiểu bang Washington (Mỹ), mà chắc là không có nhiều đồng hương, một ông gốc Việt, 48 tuổi, từ thị xã Ellensburg đang nằm trong bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch. Ông này đã bị cảnh sát rượt bắt trên xe tại thị xã East Wenatchee sau khi ông đe dọa vợ con của ông đêm thứ Hai. Trong lúc quẫn trí, ông tìm cách tẩm xăng lên người và châm lửa đốt trong lúc xe còn đang chạy.

    Nói với các đài địa phương, Phụ Tá Cảnh Sát Trưởng Ray Coble của East Wenatchee cho biết ban đầu ông Phạm Hồ Quân đã cương quyết không cho đứa con của mình rời chiếc xe Lexus màu bạc vào tối thứ Hai. Cuối cùng người con thuyết phục cha mình lái xe đến thương xá Wenatchee Valley Mall vào khoảng 8:45 tối, nơi mẹ bé đang chờ.

    Sau đó đứa con chạy vào trong thương xá. Ông Phạm Hồ Quân đã chạy theo với con dao cầm trong tay. Cũng theo lời của ông cảnh sát Ray Coble, ông Quân đã cầm dao đe dọa hai mẹ con cho đến khi có một người khác bước vào can thiệp. Ông Quân liền rời thương xá trước khi cảnh sát xuất hiện.

    Sau đó cảnh sát Hạt Douglas County phát hiện chiếc xe Lexus đang chạy trên đường Eastmont Avenue vào khoảng 10:30 đêm, và cảnh sát tổ chức một cuộc rượt bắt xe của ông Quân.

    Ông lái xe chạy từ East Wenatchee, băng qua cầu George Sellar Bridge vào Wenatchee. Xe đã cán lên những dải đinh do cảnh sát đặt giữa đường Ferry Street nhằm chặn xe, nhưng ông Quân vẫn phóng xe cán đinh và tiếp tục chạy mà không dừng lại.

    Trong lúc chiếc Lexus đang di chuyển, ông Quân đã ném vài lọ nhựa nhỏ ra ngoài cửa sổ. Những cảnh sát viên chạy theo sau đã ngửi được mùi xăng. Đến lúc đó cảnh sát tin rằng ông Quân đã đổ chất cháy lên người và ném những can xăng ra ngoài.

    Đến đường North Wenatchee Avenue, một xe cảnh sát từ Hạt Chelan County đã tìm cách ép xe của ông Quân vào lề để cho xe phải dừng lại gần tiệm bán vỏ xe Les Schwab ở số 1600. Trong lúc ngồi trong xe vẫn còn đang di chuyển, ông Quân đã châm lửa và tìm cách tự thiêu, theo báo cáo của cảnh sát.

    Chiếc xe chạy lên vào lề và dừng trong bãi đậu của tiệm Sav-Mart, địa chỉ 1729 N. Wenatchee Avenua. Lúc đó ông Quân bước ra ngoài, và rồi các cảnh sát viên chạy đến, dùng bình chữa lửa để dập tắt lửa trên cơ thể của ông Quân.

    Phó Trưởng Cảnh Sát Ray Coble kể, “Ông ấy đã hoàn toàn chìm trong lửa.” Ông Quân đã bị cháy trong khoảng 30 giây.

    Xe cứu thương đã chở ông vào bệnh viện Central Washington Hospital. Vì tình trạng thương tích trầm trọng, ông được chuyển đến bệnh viện Harborview Medical Center ở thành phố Seattle.

    Vào trưa thứ Ba, một nữ phát ngôn viên của Bệnh viện Harborview cho biết ông Phạm Hồ Quân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại phòng cấp cứu ICU. Nếu sống sót, ông sẽ bị truy tố các tội bắt cóc, quấy nhiễu, và tránh né cảnh sát.

    Ông Ray Coble nói rằng ông Quân có rất ít cơ hội để sống sót.

    “Đây là một trường hợp rất đáng tiếc,” ông Coble nói. “Tôi mong một kết cục khác khá hơn. Phải chi chúng tôi có thêm thời gian để nói chuyện với ông ấy, và thuyết phục ông đầu hàng mà không tự gây hại cho mình.”

    Theo hồ sơ tòa, ông Phạm Hồ Quân từng nhận tội giam giữ vợ con vào năm 2016 tại Hạt Douglas County. Năm đó ông đã tấn công vợ cũ ở nơi công cộng và dùng vũ lực để giật đứa con ra khỏi tay vợ.

    Theo Viễn Đông Daily

  • Bị anh trai chồng hành hung trong ngày cưới, Erin yêu cầu chồng chọn cô hoặc anh trai, quyết định của Steffan đã chấm dứt cuộc hôn nhân của họ.

    Ngày 12/12, lần đầu truyền thông đưa tin về đám cưới tồi tệ của Steffan Wilson và Erin Mason-George, tổ chức cuối tháng 7, tại khách sạn Falcondale, Lampeter ở Wales.

    Trong lễ cưới, chú rể Steffan say rượu, nên được cô dâu và người nhà dìu lên cầu thang. Đúng lúc đó, anh trai chú rể là Tomos Rhydian Wilson cũng say rượu, lao tới hét lớn "Steffan không nên cưới cô ta". Rồi anh ta túm váy, kéo cô dâu xuống cầu thang, đấm vào mặt cô. 

    Tomos tiếp tục tấn công hai chị gái và mẹ của cô dâu, khiến bữa tiệc bị phá hủy. "Tôi cũng bị hành hung. Tôi không gặp chấn thương nhưng thực sự bị sốc", Jone, một nhân viên phục vụ tiệc cưới kể thêm.

    Steffan Wilson và Erin Mason-George chia tay sau đám cưới 2 giờ. Ảnh: Facebook.

    Cô dâu yêu cầu chú rể lựa chọn mình và anh trai anh ta. Quyết định của Steffan khiến họ chia tay chỉ 2 giờ sau khi trao lời thề.

    "Cuộc hôn nhân kết thúc trong một ngày. Quả là kỷ lục. Cảnh sát bắt giữ Tomos, còn chú rể được cha đưa về nhà", một người bạn của gia đình Erin kể. Tomos bị phạt làm việc không lương trong 240 giờ và lao động công ích 12 tháng.

    Sau cuộc hôn nhân chóng vánh, Steffan trở về doanh trại. Anh ta bị buộc tội giết người trong cuộc ẩu đả ở một hộp đêm. Anh ta đang bị tạm giam và dự kiến phải hầu tòa. Về phần Erin, cô đã tìm được tình yêu mới của mình sau đổ vỡ. 

    Theo VnExpress

  • Tổ chức British Heart Foundation cảnh báo hít thở bầu không khí tại những vùng ô nhiễm nhất nước Anh độc hại tương đương với việc hút 160 điếu thuốc lá mỗi năm. 

    Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Ảnh: Shutterstock

    Tờ Daily Mail đưa tin tổ chức từ thiện trên cho biết tình trạng ô nhiễm tại các thành phố ở Anh đã trở thành một vấn đề khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng, đồng thời thúc giục chính phủ đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn để giảm ô nhiễm. 

    Theo báo cáo của British Heart Foundation, chất lượng không khí tại vùng ô nhiễm nhất như Newham ở Đông London độc hại gấp 4 lần khu vực trong lành nhất là hòn đảo nhỏ Outer Hebrides ở Scotland. Và gần như toàn bộ 25 khu vực bị ô nhiễm không khí nặng nhất tại Anh đều ở thủ đô London.  

    Các phân tử ô nhiễm có thể len lỏi vào trong cơ thể người, gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh phổi và ung thư. 

    Người dân sống tại Newham - quận nổi tiếng thiếu thốn cơ sở vật chất và văn hóa – hít thở bầu không khí độc hại tương đương với việc họ hút 159 điếu thuốc mỗi năm. Không khí tại các vùng ô nhiễm cao khác cũng ngang bằng với việc hút nhiều hơn 155 điếu thuốc. Cụ thể, Westminster (157 điếu), Kensington và Chelsea (156 điếu), Islington (156 điếu), Waltham Forest (156 điếu) và Hackney (155 điếu).

    Trong khi đó, các vùng không khí sạch nhất nằm ở ngoại ô phía Bắc Scotland như Outer Hebrides (40 điếu), đảo Shetland (43 điếu), Orkney (46 điếu).

    British Heart Foundation đã thực hiện phép tính trên bằng cách đo mức phơi nhiễm trung bình với bụi mịn PM2,5. Đây là loại hạt ô nhiễm không khí có thể đo lường nhỏ nhất.

    Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp. Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là "kẻ giết người thầm lặng". Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. 

    Theo Báo Tin Tức

  • Một người đàn ông trúng xổ số đã nhẫn tâm giết chết 2 đứa con trai, tra tấn và đâm vợ suýt chết trước khi tự sát sau khi bị phát hiện đốt sạch tiền cho gái mại dâm.

    3 mẹ con nhà Stokes

    David Stokes, 43 tuổi, được tìm thấy chết tại nhà riêng ở Hinckley, Leicestershire, Vương quốc Anh sau khi bắt giữ con tin chính là người vợ của mình suốt 5 giờ ngày 2/11/2016.

    2 con trai của người đàn ông này tên là Adam, 11 tuổi và Matthew 5 tuổi đã bị bố giết chế trước đó. Cảnh sát tìm thấy thi thể của 2 đứa trẻ đang nắm tay nhau trên giường. 

    Vợ của David, Sally cũng suýt bị chồng giết hại nhưng may mắn thoát được khỏi ngôi nhà sau 5 giờ bị chồng bắt làm con tin, tra tấn và đâm nhiều nhát, theo bản điều tra tại Tòa án Loughborough Coroner hôm 25/11.

    Cuộc điều tra của cảnh sát tiết lộ, David đã trúng xổ số khoản tiền 40.000 bảng Anh. Anh ta đã sử dụng số tiền này để mua một chiếc xe hơi mới và chơi bời với gái mại dâm.

    Cặp đôi đã kết hôn từ năm 2011, nhưng mối quan hệ của họ đã xấu đi dù họ vẫn cố tỏ ra bình thường với nhau vì 2 con trai. 

    Vài giờ trước khi thảm kịch xảy ra, Sally tìm thấy một chiếc điện thoại bí mật mà chồng cô giấu trong tủ bếp. Trong điện thoại có một thông báo đặt phòng mà David đã đặt để vui vẻ với gái mại dâm.

    David Stokes bên 2 con trai.

    Sally cũng phát hiện chồng tìm kiếm từ khóa "thuốc hiếp dâm". Khi Sally trao đổi thẳng với chồng vào sáng hôm đó, David đã tỏ ra tức giận. Sau đó Sally ra ngoài để gặp người thân. David ở nhà đã giết hại 2 con trai. Khi Sally về nhà, David nói dối cô rằng, 2 con trai của họ vẫn ổn rồi đánh đập vợ.

    "Tôi cảm thấy anh ta đánh tôi sau gáy. Tôi ngã xuống giường. Anh ta đặt một chiếc gối lên đầu tôi và cố gắng làm tôi nghẹt thở. Tôi quằn quại và la hét. Ngay lúc đó tôi nghĩ tôi sẽ chết", Sally chia sẻ về cơn ác mộng kinh hoàng.

     "Anh ta nói tất cả là lỗi của tôi. Sự thật là, anh ta đã ngủ với gái mại dâm", cô nói thêm.

    Những tiếng hét của Sally may mắn được một người hàng xóm nghe thấy và báo cảnh sát.

    Cảnh sát đến vào lúc 21h nhưng David đã khóa cửa nhà và từ chối để vợ ra ngoài. Cảnh sát đã cố thuyết phục David trong 5 giờ nhưng vẫn không thành công. David tuyên bố hắn có hung khí và lôi vợ lên lầu rồi đâm vào lưng cô.

    "Tôi cảm thấy một vết đau buốt ở lưng, sau đó tôi cảm thấy ấm. Tôi đặt tay vào đó và nhận ra mình đã bị đâm. Tôi nhìn anh ta và gọi tên anh ta. Vẻ mặt anh ta tỏ ra hài lòng, như thể anh ta đã chiến thắng. Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ quên giây phút đó", Sally chia sẻ.

    Bị thương nặng, Sally vẫn trốn ra khỏi nhà thành công vào khoảng 2 giờ sáng qua cửa trước và được cảnh sát ứng cứu.

    Cảnh sát vũ trang sau đó xông vào nhà và thấy David chết trên giường. Sau đó họ tìm thấy hai bé trai nằm chết trên một chiếc giường khác.

    Sally được đưa tới bệnh viện cấp cứu với những vết thương ở đầu và một vết đâm ở lưng khiến cô bị chảy máu trong và phổi bị thủng. Một ngày sau vụ việc, cảnh sát cho Sally biết rằng, chồng và 2 con trai cô đã chết.

    Theo Dân Việt

  • Ben Wilson đã phản ứng lại khi thấy người cha nghiện rượu vung dao chém mẹ mình, sau hàng chục năm cả nhà bị bạo hành.

    Ben Wilson, 27 tuổi, đến từ Billingham, Teesside, Anh, sinh ra trong một gia đình có người cha bạo hành. Người đàn ông này thường xuyên đánh vợ, có lần phải ngồi tù 2 năm vì bóp cổ vợ đến bất tỉnh.

    Một đêm tháng 5/2014, nghe thấy tiếng xô xát trong phòng bố mẹ, Ben lao đến. Anh thấy người cha nghiện rượu của mình đang vung con dao chặt, nói sẽ "băm" vợ con bằng con dao đó.

    Khi con dao vung về phía mẹ, có thể kết liễu bà, Ben vớ cây búa đập vào người cha, khiến ông bị tổn thương não. Ngay sau đó, Ben đạp xe tới đồn cảnh sát tự thú.

    Ben Wilson. Ảnh: Mirror.

    "Tôi nghĩ rằng sẽ đi tù một thời gian dài nên đã nói bạn gái nên tìm người mới vì tôi không đủ tốt", Ben nói.

    Thời điểm gây án, bạn gái Ben đang mang thai hai tháng. Khi con trai chào đời, Ben đến ôm con và không ghi tên mình trong giấy khai sinh của con, vì chưa biết phải ngồi tù bao lâu.

    Tháng 1/2015, Ben bị kết án 6 năm tù - mức án thấp nhất vì xét đến năm tháng dài Ben phải chịu sự lạm dụng của cha. Những năm sau đó, Ben đã cố gắng kết nối lại với bố mình. Khi ông tự tử, anh cũng xin phép ra ngoài dự đám tang.

    Sáu tháng trước Ben được thả trước thời hạn. Điều anh mong muốn nhất hiện tại là được kết nối lại với con trai, giờ đây 4 tuổi. Ben mong được tham gia vào nuôi dạy bé. Tuy nhiên bạn gái cũ, cũng như gia đình cô không cho phép Ben làm điều đó.

    Ben Wilson trong phiên tòa đầu tiên vào năm 2015 (trái) và lúc bị bắt.

    "Tôi có một đứa con trai nhưng tôi chưa được gặp lại con, kể từ khi tôi vào tù. Trong suốt thời gian qua tôi chỉ mong đợi ngày trở về để được gặp con", anh chia sẻ.

    Ben cho biết không hối hận vì việc mình đã làm. "Tôi đã hy sinh để cứu mẹ tôi và em. Nếu phải ngồi tù suốt đời vì gia đình thì tôi vẫn sẽ làm điều đó", Ben nói thêm.

    Theo VnExpress

  • Một người đàn ông gốc Việt bị nghi đã nổ súng bắn chết 4 thành viên trong gia đình trước khi tự sát tại một thành phố thuộc bang California.


    Hiện trường vụ án đã bị cảnh sát phong tỏa (Ảnh: Bay AreaNews Group)

    Dailymail đưa tin, vụ nổ súng xảy ra vào tối 23/6 tại thành phố San Jose, bang California, Mỹ. Sự việc bắt đầu khi một phụ nữ vào lúc 20h40 (giờ địa phương) gọi 911 và báo cảnh sát rằng chồng của bà đã bắn chết anh/em trai và chị/em gái của người vợ.

    Người phụ nữ trên cùng con gái 17 tuổi sau đó đã trốn ra khỏi nhà, nhưng sau đó họ cũng qua đời sau khi được cảnh sát đưa tới bệnh viện do vết thương bị đạn bắn quá nghiêm trọng.

    Sau khi nhận được thông báo, lực lượng hành pháp San Jose đã nhanh chóng tới hiện trường gây án. Nghi phạm, một người đàn ông gốc Việt ở tuổi 60, đã cố thủ trong nhà khoảng vài giờ đồng hồ trước cảnh sát và đội đặc nhiệm có vũ trang SWAT. Sau đó, nghi phạm đã chĩa súng vào mình và tự sát.

    San Jose Mercury dẫn tin từ lực lượng hành pháp cho biết nghi phạm tên là Chi Dinh Ta, 66 tuổi. 

    Trả lời KGO-TV, một người hàng xóm tên là Alan Bui nói rằng người vợ đã leo qua hàng rào và đã trốn vào phòng ngủ con trai Bui. Người này cho biết khi vụ nổ súng diễn ra, anh này cùng gia đình đã vào phòng ngủ lớn trong nhà để trốn. Khi đó, anh nhìn thấy nghi phạm xông ra từ nhà và tìm kiếm người vợ.

    Cảnh sát địa phương cho biết vụ việc dường như là mâu thuẫn nội bộ trong gia đình, theo trang tin San Jose Mercury.

    Khi cảnh sát ập vào căn nhà hiện trường lúc 1h25 ngày 24/6, họ phát hiện thi thể của 2 nạn nhân và nghi phạm Ta bên trong. Tất cả đều đã tử vong vì trúng đạn.

    Cảnh sát cho biết không còn nghi phạm nào khác trong vụ việc và họ xếp vụ án vào loại giết người rồi tự sát.

    Theo Dailymail, vụ việc được coi là một trong những vụ nổ súng nghiêm trọng nhất trong lịch sử thành phố San Jose.

    Cơ quan địa phương chưa cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc. Nghi phạm không có tiền án hình sự ngoại trừ một tội danh chưa xác định vào năm 1997. Nghi phạm cũng là chủ của ngôi nhà nơi xảy ra vụ xả súng đẫm máu.

    Bình luận về Ta, nhân chứng Bui nói rằng nghi phạm được biết đến là một người khá thân thiện và rộng lượng. "Thật sự sốc. Đó là điều duy nhất mà tôi có thể nói. Ông ấy rất tốt. Khi tôi đi làm về ông ấy thường chào hỏi. Khi đi câu cá, ông ấy thường bắt chúng lên rồi lại thả trở lại xuống hồ", Bui kể lại. 

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Tối ngày 20 tháng 7 năm 2015, camera giám sát tại một khu thương xá nhỏ nằm bên đường Bellaire Boulevard, thành phố Houston nhộn nhịp đã ghi lại những âm thanh bất thường từ trường dạy thẩm mỹ Việt Nam có tên Signature Beauty Show. 

    Vào khoảng 8h17′ tối hôm đó, một tiếng kêu thét vang lên, vào khoảng 8h41′ tối thêm một tiếng nữa, 4 tiếng đập mạnh, rồi im ắng.

    Khi nhân viên đến trường làm việc vào sáng hôm sau, họ kinh hãi phát giác ra bà chủ Tuyết Trần – 49 tuổi – bị kẻ nào đó đánh đến chết. Cái chết của nữ doanh nhân, người mẹ có hai con nhỏ vừa mới ly thân gây chấn động cộng đồng địa phương.

    4 năm qua, vụ án mạng vẫn chưa được giải quyết. Trang Vũ – người chồng ly thân của nạn nhân – đổ lỗi cái chết của cô là do trộm cướp gây ra, nhưng anh ta bị quan toà liên bang cấm không cho nhận tiền bảo hiểm nhân thọ của người vợ quá cố. Bên cạnh đó, trong một vụ kiện dân sự, luật sư đại diện con anh ta tố cáo người đàn ông này là kẻ sát nhân.


    Nghi can giết người Trang Vũ.

    Vào ngày 19 tháng 4 vừa qua, chỉ vài ngày trước phiên toà dân sự, tài xế xe tải Trang Vũ 49 tuổi bị bắt tại Indiana, đối diện với cáo buộc sát nhân từ nhà chức trách quận Harris. Tên Trang vẫn một mực kêu mình vô tội, và người vợ ly thân của anh ta là do kẻ cướp tấn công.

    Vụ kiện dân sự cáo buộc, vụ sát nhân xảy ra sau nhiều lần lạm dụng, bạo hành, và cho anh ta cơ hội hưởng bảo hiểm nhân thọ. Hồ sơ đệ lên toà vẽ bức tranh tối về cuộc hôn nhân đầy sóng gió, bạo hành gia đình, và cái chết của người phụ nữ gốc Việt ở Houston sẽ tiếp tục nằm trong vụ hình sự chống lại nghi can. 


    Bà chủ Tuyết Trần – 49 tuổi.

    Từng sinh sống ở tiểu bang Florida, Trang Vũ được chị gái giới thiệu, và gặp cô Tuyết Trần vào năm 2001 tại Việt Nam. Chỉ sau vài tuần, hai bên đã kết hôn, theo thông tin trong hồ sơ dân sự. Tháng 9 năm đó, nạn nhân được bảo lãnh sang Mỹ. Sau đó, cặp vợ chồng có hai con, một trai và một gái. Trang bắt đầu dạy tại trường thẩm mỹ ở Bellaire -cơ sở được cả hai vợ chồng đồng đứng tên. Tài liệu miêu tả, người phụ nữ gốc Việt gần như hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng. Anh ta cho rằng, nhờ mình mà vợ có được tất cả những điều tốt đẹp kể từ khi được đưa từ Việt Nam sang. Và những vụ bạo hành bắt đầu từ đó. Trong nhiều năm, người phụ nữ chỉ nói chút ít tiếng Mỹ không trình báo cảnh sát việc chồng bạo hành.

    Vì những lý do văn hoá, hay vì tình trạng di trú phụ thuộc vào người vợ/hoặc chồng bảo lãnh đã khiến cho nạn nhân, cũng như rất nhiều người vợ gốc Việt như cô, do dự trong nhiều năm trời trước khi báo cảnh sát, theo chuyên viên tâm lý trị liệu gia đình, cô Michelle Trần từ Boat People SOS cho hay. Theo Michelle, vẫn còn nhiều người chấp nhận cảnh “chồng chúa vợ tôi.”

    Tường trình của cựu nhân viên điều tra dân sự thuộc Ty Cảnh sát Houston cho hay, Trang Vũ muốn lạm dụng vợ mình vì cả hai bước vào cuộc hôn nhân giả, không tình yêu để cô Tuyết có thể nhập tịch. Ông Binford tìm thấy chứng cớ 5 cuộc gọi điện thoại báo cảnh sát bạo hành gia đình, nhưng không có vụ bắt giữ nào xảy ra.

    Vào ngày 24 tháng 6 năm 2015, Cơ quan Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em và Gia đình tiểu bang Texas buộc phải tách hai đứa trẻ ra khỏi căn nhà “đầy bạo hành.” Chỉ vài tuần trước khi bị sát hại, nạn nhân nộp đơn ly dị và yêu cầu toà cho án lệnh cấm đến gần chống lại chồng, hồ sơ quận Harris cho hay.

    Trong một lời khai hữu thệ vào ngày 7 tháng 7 năm 2015, nạn nhân khai có lần bị chồng bị lớn tiếng, ném ghế, đánh đập và bóp cổ. Có lần, tên Trang tấn công cô ngay bên ngoài trường thẩm mỹ, “chồng tôi kéo lê tôi trong bãi đậu xe trước trường, và bóp cổ tôi.”

    Trong một lần gặp nhân viên chính phủ bàn về giám hộ con cái, Trang thừa nhận tính tình dễ thay đổi. Theo nhân viên Cơ quan Bảo vệ Trẻ em (CPS) ghi trong hồ sơ, một trong hai đứa con của anh ta bảo, “lo sợ lớn nhất của cậu ấy là bố sẽ giết mẹ.”

    Theo hồ sơ CPS, một nhân viên nói chuyện với nghi can vào ngày 20 tháng 7 năm 2015 – ngày nạn nhân bị sát hại. Cuộc gặp gỡ kết thúc khi tên Trang trở nên “giận dữ, bực bội.” Anh ta bảo, “mấy đứa con có lẽ tốt hơn nếu sống với bố mẹ nuôi hơn là với mẹ chúng vì cô ta chỉ có trình độ lớp 5, và chỉ có anh ta mới có thể cho con cái học hành phù hợp,” Thẩm phán Andrew Hanen ghi trong án lệnh ngày 11 tháng 3.

    Sau cuộc gặp nhân viên CPS, vào khoảng 6h chiều, tên Trang lái xe ngang trường Signature Beauty Show như thường lệ. Vào lúc đó, theo lời nghi can, chỉ có vợ anh ta trong trường, còn những nhân viên khác đã ra về. Một kẻ lạ mặt vào trường, sau đó bỏ đi không nói tiếng nào. Nghi can bảo, thấy khả nghi nên anh ta cầm lấy khẩu súng để trong xe, ngoài ra, anh ta cũng có một cây búa. Trang khai, nhìn thấy người đàn ông này đi loanh quanh trong bãi đậu xe nhưng anh ta phải đi mua hoa cho vợ. Hồ sơ toà cho hay, người đàn ông này chưa bao giờ mua hoa cho vợ.

    “Cùng tối hôm đó,” quan toà liên bang ghi trong phán quyết dân sự, “cô Tuyết Trần tử vong do bị đánh mạnh vào đầu … Cô ấy bị đánh bằng vật khớp với cây búa của Trang Vũ.”

    Trang Vũ cho rằng, vụ sát nhân là do cướp. Điện thoại nạn nhân bị đập vỡ, cửa kiếng xe bị bể, nhưng tiền mặt và thẻ tín dụng vẫn còn nguyên.

    Tháng 10 năm 2015, Trang Vũ đổi tên thành “Itani Milleni.” Cùng tháng đó, anh ta đệ đơn lãnh $275.000 Mỹ kim tiền bảo hiểm nhân thọ của vợ. Trong khi hồ sơ lãnh bảo hiểm vẫn chưa được giải quyết, anh ta từ bỏ quyền giám hộ hai đứa nhỏ vào tháng 6 năm 2016, và dọn sang tiểu bang khác. Vụ điều tra sát nhân đi vào ngõ cụt.

    Nhưng nỗ lực tìm mọi cách lấy tiền bảo hiểm nhân thọ của người vợ quá cố đã dẫn đến cuộc điều tra sâu rộng do các luật sư dân sự được toà chỉ định đại diện cho hai đứa nhỏ, hiện đang được tiểu bang trông coi kể từ khi mẹ bị sát hại. Luật sư Megan C. Moore và luật sư William Belk lập luận rằng, hai đứa trẻ mới được nhận toàn bộ tiền bảo hiểm chứ không phải bố chúng.

    Vào ngày 11 tháng 3, thẩm phán Hanen ra án lệnh chống lại Trang Vũ, đứng về phía hai đứa trẻ. Ngày 24 tháng 4, ông Hanen phán quyết, cho hai đứa con người quá cố được thụ hưởng toàn bộ tiền bảo hiểm nhân thọ của mẹ chúng.

    Hiện nghi can đang bị giam giữ ở nhà tù tiểu bang trước khi chuyển về nhà tù quận Harris. Toà ấn định bảo lãnh tại ngoại hầu tra $500.000 Mỹ kim.

    Văn phòng biện lý quận Harris từ chối tiết lộ, liệu thời gian bắt giữ có liên quan đến vụ dân sự hay không. Chưa rõ thời gian biểu vụ xử hình sự, và trong trường hợp nếu bị truy tố tội sát nhân, Trang Vũ sẽ đối mặt với bản án tối đa như thế nào.

    Viethome (theo baocalitoday)

  • Không chỉ người mẹ mà cả đứa con gái nhỏ hơn của chị ngày ngày vẫn phải gánh chịu những trận đòn roi từ người anh bị mắc bệnh tự kỷ.

    Đây là câu chuyện của một bà mẹ 2 con giấu tên sống ở vùng Đông Bắc Lincolnshire, Anh. Được biết, trong nhiều năm qua, chị và con gái phải thường xuyên trốn trong phòng tắm để tránh bị con trai bị mắc bệnh tự kỷ đánh đập. Chị đã báo cáo tình hình này lên Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên nhưng liên tục bị từ chối giải quyết.

    Theo lời người mẹ, cách đây 9 năm, con trai của chị bị mắc hội chứng Asperger, một bệnh sinh học thần kinh dành cho nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội. Mỗi khi lên cơn và không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân, con trai chị thường hay ra tay đánh mẹ và em gái khiến 2 người phải chui vào trốn trong phòng tắm.

    Không chỉ riêng người mẹ mà đứa con gái nhỏ hơn cũng đang phải gánh chịu nhiều trận đòn roi từ phía anh trai. (Ảnh minh họa)

    Khi đó, đứa trẻ mắc bệnh không bỏ cuộc, dùng tay và chân đập cửa ầm ầm. Nhiều lúc tình hình quá nghiêm trọng, cảnh sát phải đến nhà khống chế đứa con trai để giải thoát cho mẹ và em gái của cậu.

    "Nếu bố mẹ bạo hành con, cơ quan chức năng sẽ lập tức can thiệp nhưng khi chuyện ngược lại xảy ra thì giống như bạn sẽ bị mọi người phớt lờ và buộc phải sống với điều đó. Tôi đã chịu đựng sự hành hạ của con trai trong suốt nhiều năm qua. Giờ đây, không phải mỗi mình tôi sợ hãi mà con gái tôi cũng đang bị đánh đập hàng ngày" - người mẹ chia sẻ.

    Dù rất thương con nhưng người mẹ vẫn hy vọng cơ quan chức năng có thể can thiệp, bảo vệ sự an toàn của mình và con gái. Nhiều lần cảnh sát trả con trai về nhà, người mẹ cầu cứu họ hãy mang đứa trẻ đi điều trị nhưng pháp luật không cho chị làm vậy.

    Người mẹ cũng thừa nhận một phần trách nhiệm của mình khi không thể phát hiện ra tình trạng bệnh tình của con sớm hơn. Theo lời chuyên gia, nếu biết đứa trẻ mắc hội chứng Asperger từ năm 7 tuổi thì việc điều trị và giúp nó biết kiểm soát, kiềm chế cảm xúc sẽ dễ dàng hơn. Con trai chị hiện tại đã 12 tuổi, sắp sửa đến thời kỳ dậy thì, thì bệnh tình có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.

    Mới đây, đại diện phát ngôn của Hội đồng Đông Bắc Lincolnshire cho biết hiện tại cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm hiểu vụ việc và sẽ đưa ra cách giải quyết nhanh nhất có thể.

    Viethome (theo Helino)

  • Một đơn vị thuộc Scotland Yard được giao nhiệm vụ chống tội phạm ở khu vực West End hiện đang là trung tâm của một cuộc điều tra đối với các cáo buộc liên quan đến bắt nạt, phân biệt chủng tộc, sử dụng ma túy và đánh lạc hướng quá trình công lý.

    Có tới 11 cảnh sát phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi sai trái sau một cuộc điều tra của cơ quan giám sát. Trước đó, cơ quan này đã nhận được báo cáo cho biết một cảnh sát đã quan hệ tình dục với phụ nữ ngay tại đồn cảnh sát Charing Cross.

    Hầu hết các cảnh sát nói trên đều thuộc đội West End Zone Impact Team, được thành lập vào năm 2014 để giải quyết nạn tội phạm và bạo lực vào ban đêm quanh Quảng trường Leicester và Piccadilly Circus. Hiện đội này đã bị giải tán. Văn phòng Ứng xử Cảnh sát Độc lập mới đây đã thông báo rằng phạm vi của cuộc điều tra ban đầu đã được mở rộng đáng kể.

    Họ cho biết kết quả phân tích tin nhắn điện thoại giữa các cảnh sát cho thấy bằng chứng chứng minh một số cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến đội cảnh sát tại Charing Cross. Các cáo buộc bao gồm:

    • Bạo lực đối với phụ nữ và lợi dụng những người dễ bị tổn thương.
    • Đánh lạc hướng quá trình công lý bằng cách xóa các tin nhắn liên quan đến một cuộc điều tra hình sự.
    • Bắt nạt và có hành vi không phù hợp đối với các nhân viên khác, bao gồm gửi tin nhắn đe dọa.
    • Phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và sử dụng ngôn ngữ cùng các hành vi phân biệt đối xử khác.

    Cũng có cáo buộc tuyên bố một số cảnh sát đã sử dụng chất cấm như steroid và không báo cáo sai phạm của các cảnh sát viên khác. Các cáo buộc xuất hiện từ cuộc điều tra IOPC được đưa ra vào năm ngoái, trong đó một cảnh sát bị buộc tội quan hệ tình dục với một phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ngay trong một căn phòng tại đồn cảnh sát Charing Cross - được nhắc đến trong một số báo cáo là một phòng giam.

    Scotland Yard thông báo hai trung sĩ và chín nhân viên cảnh sát đang bị điều tra. Một cựu cảnh sát cũng đang bị điều tra. Sở cảnh sát London cho biết bốn sĩ quan, ba cảnh sát và một trung sĩ, đang bị hạn chế hoạt động và một cảnh sát đã bị đình chỉ.

    IOPC cho biết các cáo buộc liên quan đến các cảnh sát, chủ yếu là từ một đơn vị được gọi là Impact Team, và một số ít sĩ quan khác có trụ sở tại đồn cảnh sát Charing Cross hoặc West End Central. IOPC cũng nói thêm rằng các cáo buộc mới tiết lộ này không nhắm đến tất cả lực lượng cảnh sát. Giám đốc khu vực của IOPC, ông Sal Naseem, cho biết: “Đây là những cáo buộc rất nghiêm trọng và điều quan trọng cần làm để giữ niềm tin của công chúng là vụ việc này phải được điều tra độc lập.

    “Chúng tôi cam kết sử dụng quyền hạn thực thi của mình để tìm ra những cảnh sát có hành vi phá hoại niềm tin của cộng đồng đối với ngành cảnh sát và là những người không nên được mặc đồng phục.

    “Không có dấu hiệu nào cho thấy đây là hiện tượng phổ biến trong các đội ngũ cảnh sát nhưng báo cáo bao quát của chúng tôi sẽ xem xét quy mô rộng hơn.

    “Chúng tôi cũng muốn nghe ý kiến ​​từ các cảnh sát khác tại đồn Charing Cross, hoặc của cả người dân, những người có thể cung cấp thông tin có giá trị cho cuộc điều tra của chúng tôi.”

    Scotland Yard cũng đưa ra tuyên bố: “Sở cảnh sát London coi tất cả các cáo buộc về hành vi sai trái là cực kỳ nghiêm trọng và sẽ hợp tác triệt để trong cuộc điều tra IOPC. Các nhân viên và cảnh sát cũng có nhiệm vụ báo cáo, tố giác và hành động chống lại các đồng nghiệp tha hóa.”

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Đoạn video hướng dẫn "đàn ông Hồi giáo nên đánh vợ như thế nào" của một nhà xã hội học người Qatar khiến công chúng phẫn nộ.

    "Cô ta phải cảm thấy bạn là một người đàn ông thực thụ", Abd Al-Aziz Al-Khazraj nói trong đoạn video đăng tải trên kênh YouTube Al-Mojtama.

    Theo Dailymail, dùng một thiếu niên để minh họa cho các kỹ thuật "trừng phạt" vợ theo luật Hồi giáo, nhà xã hội học trên nói: "Một số người đấm hay tát vào mặt vợ... Điều đó là không được phép".

    "Nhà tiên tri Muhammad... Hãy xem đạo Hồi nhân từ như thế nào. Nhà tiên tri cấm nam giới tát, đánh vào mặt vợ...Tát vào mặt, đập đầu, đấm vào mũi....tất cả đều bị cấm. Việc đánh đập là để trừng phạt". 

    Al-Ansari cho hay, ông tin rằng việc đánh vợ nên nhẹ nhàng và không gây đau, nhưng phải khiến người vợ cảm thấy sức mạnh của chồng. Al-Ansari minh họa bằng cách đập vào vai cậu bé và nói to: "Tôi đã nói cô không được rời nhà. Tôi đã nói cô bao nhiêu lần rồi".

    Video 'nhà xã hội học' dạy cách đàn ông đánh vợ gây tranh cãi. Nguồn: Daily Mail

    Tiếp đó, diễn giả này lại hướng dẫn cách đánh vợ bằng cách đập vào vai thiếu niên đóng vai là vợ, tóm lấy người, lắc rồi quát: "Tôi đã nói cô không được rời nhà! Tôi đã nói điều đó bao nhiêu lần rồi?".

    Nhà xã hội học này chia sẻ: "Các bạn theo dõi thân mến, đặc biệt là những người đã kết hôn, các bạn có muốn biết cách đánh vợ không? Liệu đánh vợ có cần thiết không? Một người đàn ông có cần đánh vợ hàng ngày không? Không.

    Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rằng đàn ông là chủ gia đình. Một người có quyền, như quản lý một công ty. Người chủ gia đình có thể quyết định phạt vợ. Chồng nên đánh vợ như thế nào? Anh ta đánh vợ vì yêu cô ấy. Hãy cùng xem cách đạo Hồi dạy bạn đánh vợ. Hãy tưởng tượng, Nayef là một bé trai nhưng hãy tưởng tượng đó là vợ các bạn....

    Đó là cách đánh không đau, không để lại vết bầm hay gây chảy máu. Cách tôi đánh Nayef là kiểu đánh đập thực sự hòa nhã theo đạo Hồi".

    Ngay khi video được Daily Mail đăng tải, nhiều người đã thật sự sốc trước nội dung trong đoạn băng. Đa phần độc giả chỉ trích hành vi đánh vợ. 

    “Nếu chồng đánh tôi như vậy thì đó cũng chính là lần cuối cùng anh ta làm được như vậy. Một cuộc hôn nhân nên dựa trên tình yêu và sự tôn trọng từ hai phía. 

    Việc đánh vợ/chồng mình cho thấy sự thiếu tôn trọng và nếu họ làm như vậy, hãy để đường ai nấy đi, không tranh luận, cũng không xin lỗi. 

    Sao bạn có thể tin tưởng một người có hành động bạo lực thể chất đối với mình được cơ chứ?“, một độc giả bình luận.

    Một người khác tỏ ra bất ngờ trước đoạn video. “Xin lỗi, không hiểu bạn đang sống ở thế kỷ nào mà lại hành động như vậy?”.

    Viethome (theo Saostar/Vietnamnet)

  • Một người đàn ông ở thành phố St. Louis, Missouri (Hoa Kỳ) mới đây được thả khỏi tù, nhờ một tổ chức thiện nguyện đóng giúp số tiền thế chân được tòa ấn định là $5,000, trong một vụ bạo hành gia đình.

    Người này ngay trong đêm trở về nơi bà vợ đang sống, và đánh bà này gây thương tích tới chết, theo hồ sơ truy tố nộp tại tòa. 

    Ông Samuel Lee Scott, 54 tuổi, bị truy tố hôm Thứ Ba, 16 Tháng Tư, về tội sát nhân cấp một vì đánh chết bà vợ là Marcia Johnson, 54 tuổi. Số tiền thế chân để được tại ngoại hậu tra của ông Scott nay được ấn định là $1 triệu.

    Nghi can Scott hôm 5 Tháng Năm đã bị truy tố tội bạo hành gia đình vì đã đánh vào mặt bà Johnson hồi Tháng Giêng, gây thương tích nơi tai và xương hàm của bà.

    Một báo cáo từ Văn Phòng Biện Lý St. Louis nói rằng ông Scott đe dọa sẽ “hoàn tất việc dở dang” vì bà Johnson đi báo cảnh sát.

    Vào ngày 9 Tháng Tư, tổ chức thiện nguyện St. Louis Bail Project đóng tiền thế chân cho ông Scott và ông này được thả ra.

    Nhóm này ở trong một tổ chức có tầm vóc quốc gia, có tên “Bail Project,” nhằm đóng tiền thế chân giúp những người đang bị giam cầm mà không có khả năng tài chánh.

    Hồ sơ tòa nói rằng ông Scott đến căn nhà bà vợ ông ở lúc 7 giờ 45 cùng buổi tối đó. Đến 11 giờ khuya, một người bạn chở bà Johnson đến bệnh viện sau khi thấy đầu và thân mình bà đầy vết máu.

    Báo cáo cho hay “bà Johnson bất tỉnh, hốc mắt bị bể, mấy xương sườn bị gãy, và bị bầm tím từ đầu xuống chân.”

    Bà Johnson chết tại bệnh viện hôm Chủ Nhật. Cảnh sát nói rằng ông Scott thú nhận đã đánh đập bà Johnson.

    Tổ chức Bail Project hoạt động tại St. Louis từ Tháng Giêng, 2018.

    Giám đốc Bail Project, Robin Steinberg, nói rằng tổ chức này “rất đau buồn” trước cái chết của bà Johnson, nhưng việc đóng tiền thế chân không nên bị đổ lỗi là lý do đưa đến cái chết này.

    “Không ai có thể tiên đoán thảm kịch này,” theo bà Steinberg. “Chúng ta cần nhớ là nếu ông Scot giàu có đủ để trả tiền thế chân, hay được một công ty bail bond đóng tiền, thì ông cũng đã được tự do.”

    Ông Scott trước đây từng có tiền án về ma túy và hành hung từ thập niên 1990. 

    Viethome (theo Người Việt)

  • Một người phụ nữ Anh trải qua 3 năm khủng hoảng với 29 lần thử thai thất bại và những đau đớn do phải tiêm hooc môn điều trị vô sinh.

    Tiết lộ của chị trên diễn đàn Reddit mới đây khiến nhiều người sục sôi. Chị kể mình đã trải qua 3 năm thực hiện những biện pháp điều trị vô sinh "can thiệp và đắt đỏ" để mong có một mụn con.

    Nghĩ vô sinh là do mình bị Hội chứng buồng trứng đa nang, chị đã thực hiện nhiều lần tiêm hooc môn đau đớn. Sau quá nhiều lần thất bại, chị cho chồng một lựa chọn cuối cùng - hoặc làm thụ tinh ống nghiệm, hoặc ly hôn, và lúc này người chồng mới tiết lộ anh ta đã thắt ống dẫn tinh trước khi họ gặp nhau.

    chua vo sinh
    Ảnh minh họa

    "Tôi quá đau đớn. Bác sĩ từng đề nghị anh ta xét nghiệm tinh dịch nhưng anh ta từ chối. Tôi ủng hộ quyết định của anh ta, vì nghĩ rằng vô sinh là do hội chứng buồng trứng đa nang của mình. Anh ta để tôi vật vã với vô số lần tiêm hooc môn và thử thai thất bại, mà không nói một lời nào", chị chia sẻ. 

    Hóa ra, anh chồng đã thực hiện quy trình này khi còn sống với vợ cũ, và không dám nói vì sợ người vợ hiện tại rời bỏ mình. 

    Người vợ giờ đây cho anh ta 3 lựa chọn - anh ta xử lý để đảo ngược tình huống; đồng ý để chị sử dụng tinh trùng hiến, hoặc ly hôn. 

    "Tôi yêu anh ta, nhưng trái tim đã tan vỡ rồi. Và vì những lời dối trá của anh ta, tôi nghĩ chúng tôi nên chấm dứt hôn nhân", chị kết lại chia sẻ của mình. 

    Hàng chục bạn đọc đã chia sẻ với nỗi đau của người vợ, và buộc tội anh chồng là rác rưởi, cặn bã khi đẩy chị vào quy trình độc ác như thế. 

    Viethome (theo VnExpress)

  • Vào một buổi tối mùa xuân 1989, Deepak Ahluwalia ấn một chiếc bàn ủi nóng lên mặt vợ, một tay khác thì nắm lấy tóc cô.

    Bàn ủi đốt cháy da mặt của Kiranjit Ahluwalia khi cô vùng vẫy trong đau đớn, để lại một vết sẹo trên mặt. Sau một thập kỷ bị bạo hành dưới tay chồng, Kiranjit nói chính lần tấn công đó đã đi quá giới hạn chịu đựng của cô.

    Trường hợp của Kiranjit Ahluwalia đã khiến cả quốc tế chú ý quan tâm.

    "Tôi không thể ngủ được, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi đau đớn, cả thể xác và tinh thần," cô nói với BBC, 30 năm sau đó.

    "Tôi muốn đánh anh ta. Tôi muốn đánh anh ta theo cách anh ta đánh tôi. Tôi muốn đánh anh ta để anh ta có thể cảm thấy nỗi đau giống như tôi đang cảm thấy. Tôi không bao giờ nghĩ xa hơn. Tâm trí tôi đã hoàn toàn dừng lại."

    Đêm đó, trong khi chồng đang ngủ trên giường, cô đổ xăng vào chân anh ta và phóng hỏa. Cô ôm lấy con trai và chạy ra khỏi nhà.

    "Tôi nghĩ rằng, tôi sẽ chỉ làm bỏng chân anh ta, vì vậy anh ta sẽ không thể chạy theo tôi. Tôi sẽ cho anh ta thấy một vết sẹo để anh ta luôn nhớ rằng cuối cùng vợ anh ta đã làm gì với anh ta. Khi nhìn thấy bàn chân đầy sẹo, anh ta sẽ nhớ đến tôi. "

    Kiranjit nói rằng cô không có ý giết chồng mình.

    Nhưng 10 ngày sau, Deepak đã chết vì bỏng nặng.

    Vào tháng 12 năm đó, Kiranjit đã bị kết án giết người và bị kết án chung thân.

    Kiranjit, năm 1992

    Kiranjit lớn lên ở Punjab, miền bắc Ấn Độ.

    Mặc dù cả cha mẹ cô qua đời khi cô 16 tuổi, cô nói rằng tuổi thơ của cô luôn tràn tình yêu thương. Là em út trong chín anh chị em, cô được các anh chị em của mình yêu thương, bao bọc.

    Tuy nhiên, khi độ tuổi niên thiếu sắp kết thúc, áp lực kết hôn bắt đầu tăng lên.

    "Tôi chưa bao giờ muốn kết hôn nên tôi đã đến sống với chị gái tôi ở Canada. Tôi không muốn định cư ở Ấn Độ, kết hôn và sinh con như chị dâu tôi. Tôi muốn làm việc, kiếm tiền, sống cuộc sống của riêng tôi," cô nói.

    Nhưng đó là điều cô phải chấp nhận sau khi chị gái cô ở Anh mai mối một người cho cô.

    "Anh ta đến gặp tôi ở Canada. Chúng tôi đã nói chuyện khoảng năm phút và tôi nói đồng ý. Tôi biết rằng tôi không thể trốn tránh mãi, tôi phải kết hôn. Thế là xong. Tự do của tôi biến mất."

    Nhớ lại những ấn tượng đầu tiên của cô về chồng, cô nói anh ta "rất đẹp trai, hấp dẫn và quyến rũ" nhưng cô không bao giờ biết anh ta sẽ nổi cáu khi nào. Phút trước anh ta ngọt ngào, phút sau anh thật kinh khủng.

    Chiếc nhẫn vàng

    Cô nói tình trạng bạo hành bắt đầu từ ngày đầu tiên họ kết hôn.

    "Nếu anh ta mà tức giận, coi như xong." cô nói. "Quát tháo, đánh đập, ném đồ đạc, xô đẩy tôi, đe dọa tôi bằng dao. Rất nhiều lần, anh ta bóp cổ tôi. Kết cục tôi thường bị bầm tím và không thể nói trong vài ngày."

    "Tôi nhớ đó là sinh nhật của anh ta và tôi phải làm việc ngoài giờ và tôi đã mua một chiếc nhẫn vàng cho anh ta làm quà sinh nhật. Cùng tuần đó, anh ta đã mất bình tĩnh và với chiếc nhẫn đó, anh ta đã làm gãy răng tôi. Anh ta đã đấm vào mặt tôi."

    Kiranjit nói rằng mỗi khi cô cố gắng rời đi, chồng cô sẽ tìm thấy cô, đem cô về nhà và đánh đập cô.

    Năm năm kể từ khi kết hôn, cặp đôi đã đến thăm Ấn Độ nơi Kiranjit nói với anh trai cô về sự bạo hành mà cô phải chịu đựng. Gia đình cô ban đầu rất buồn, nhưng sau một lời xin lỗi từ chồng, họ thuyết phục cô trở về nhà.

    Vài tháng sau, khi trở lại Anh, tình trạng bạo hành lại tiếp diễn.

    Deepak bắt đầu có những mối quan hệ ngoài hôn nhân và đòi tiền từ vợ - điều này dẫn đến nhiều cuộc cãi vã trước vụ hỏa hoạn.

    "Tôi không thể trốn thoát, không thể ly hôn. Có nhiều áp lực từ gia đình về việc phải có con. Mọi người đều nói, nếu có con, có thể anh ấy sẽ thay đổi. Anh ấy sẽ trở thành một người đàn ông có trách nhiệm.

    "Anh ta không bao giờ thay đổi. Anh ta chỉ trở nên tồi tệ hơn."

    Vào tháng 12 năm đó, Kiranjit đã bị kết án giết người và bị kết án chung thân.

    Cuộc đời của Kiranjit đã được chuyển thành phim, do nữ diễn viên Ấn độ Aishwarya Rai đóng.

    Khi Kiranjit bị đưa ra xét xử vì giết chồng, cô nói rằng sự bạo hành mà cô phải chịu bao lâu qua đã bị coi thường và cô cảm thấy tức giận khi nghe bản án.

    Công tố cho rằng cô ghen tuông về các mối quan hệ của chồng và thời điểm xảy ra các trận cãi vã và vụ hỏa hoạn là khá xa nên cô đã đủ bình tĩnh và suy nghĩ hợp lý về hành động của mình.

    "Tôi hoàn toàn tin tưởng vào luật pháp của nước Anh. Tôi đã nghĩ luật pháp nước Anh hiện đại và họ sẽ hiểu tôi, về sự chịu đựng của tôi bao lâu nay. Họ đã không bao giờ hiểu được tôi đã chịu đựng như thế nào suốt bao nhiêu năm qua."

    Khi ở trong tù, Kiranjit nói rằng cô cảm thấy tự do, tránh xa chồng.

    Cô chơi cầu lông, tham gia các lớp học tiếng Anh và thậm chí đồng sáng tác cuốn sách của mình, sau đó được dựng thành phim về cuộc đời cô.

    Trường hợp của cô đã được nêu lên bởi Southall Black Sisters (SBS), một dịch vụ vận động cho phụ nữ da đen và châu Á.

    "Chúng tôi đã cố gắng nói chuyện với các luật sư của cô ấy vào thời điểm đó và cố gắng giáo dục họ về bối cảnh văn hóa của cô ấy.

    Nhưng cô nói rằng các tòa án "không lắng nghe" và các luật sư "không quan tâm" trong việc tìm hiểu văn hóa của cô.

    Thông qua chiến dịch và đấu tranh pháp lý của SBS, đơn kháng cáo của Kiranjit đã được chấp nhận vào 1992.

    Tòa án đã nghe thêm các bằng chứng mới về chứng trầm cảm lâu dài của cô do nhiều năm bị bạo hành và lạm dụng.

    Họ chấp nhận lập luận rằng khoảng thời gian giữa cuộc cãi vã và vụ hỏa hoạn chỉ khiến Kiranjit thêm "sôi sục" hơn là "hạ nhiệt".

    Một cuộc tái thẩm diễn ra, và lời nhận tội ngộ sát của cô được chấp nhận. Cô bị kết án 3 năm 4 tháng tù giam, chính xác là khoảng thời gian cô đã thụ án.

    Kiranjit đã được thả ra ngay lập tức.

    Kiranjit Ahluwalia (thứ hai từ trái sang) nắm tay Pragna Patel (thứ hai từ phải sang) sau khi cô được trả tự do.

    Việc trả tự do cho cô đã tạo nên một tiền lệ lịch sử - tòa án chấp nhận rằng phụ nữ là nạn nhân của tình trạng bạo hành có thể có nhiều phản ứng "âm ỉ" khi bị khiêu khích, thay vì phản ứng ngay lập tức.

    Nó cũng gửi thông điệp rằng những phụ nữ giết người do bạo lực gia đình không nên bị coi là những kẻ giết người máu lạnh.

    "Chúng tôi đã thay đổi được thái độ trong cộng đồng của chúng ta," Pragna nói. "Mọi người đang ôm lấy Kiranjit và xem cô ấy như một anh hùng, thay vì thù địch và tẩy chay cô ấy.

    "Đó là một thời điểm quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống bạo lực của phụ nữ ở đất nước này, đặc biệt là liên quan đến phụ nữ thiểu số vì đây là lần đầu tiên các cộng đồng thiểu số phải phản ánh, chấp nhận và nhận ra rằng bạo lực trên cơ sở giới tồn tại và cách chúng ta đối xử với phụ nữ là một phần trách nhiệm."

    Một dấu ấn quan trọng

    Đơn kháng cáo của Kiranjit vẫn là dấu ấn quan trọng nhất của SBS kể khi được thành lập 40 năm trước.

    Khi nhóm kỷ niệm ngày thành lập, SBS đã chiếu bộ phim làm về vụ án, được gọi là Provoking, vào cuối tuần qua như một phần của Liên hoan phim châu Á Vương quốc Anh, sẽ diễn ra trên toàn quốc cho đến tháng Năm.

    Pragna nói rằng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong các cộng đồng thiểu số không giảm. Thậm chí dường như đã tăng lên.

    "Liệu sự gia tăng đó là vì có thêm nhiều người dám báo cáo về tình trạng bạo lực hay là do tình trạng này gia tăng thực sự, thì đó là một câu hỏi khó."

    Bà nói rằng việc cắt giảm phúc lợi đồng nghĩa với việc nguồn lực cho những phụ nữ này trở nên khó khăn hơn và nạn phân biệt chủng tộc đang gia tăng khiến phụ nữ dễ bị tổn thương và lo lắng hơn.

    Trong khi đó, Kiranjit, người vẫn sống ở Anh, nói rằng cô tự hào về cách cô xây dựng lại cuộc đời của mình trong ba thập kỷ qua.

    "Tôi làm việc chăm chỉ, tôi có một công việc, hai đứa con trai của tôi đều tốt nghiệp và bây giờ tôi đã làm bà.

    "Ba mươi năm, bạn biết đấy. Nó cảm giác như chỉ là một cơn ác mộng."

    Viethome (theo BBC)

  • Người vợ đánh chồng túi bụi bằng ghế, túi và thậm chí không buông tha còn giật tóc khiến chồng ngã lăn quay.

    Bất cứ chị em nào chắc chắn cũng nổi đóa khi nhìn thấy chồng ngồi cạnh một cô gái nào đó. Vậy nhưng dù thế nào đi nữa, nếu chị em không bình tĩnh có thể phải gánh những kết quả không ai mong muốn.

    Tờ Daily Mail đưa tin, tại một quán bar ở thành phố Iquitos, Peru vừa xảy ra sự việc khiến nhiều người xôn xao.

    Theo đó, một người vợ cầm ghế quán bar tấn công chồng. Sự việc xảy ra sau khi người vợ này phát hiện chồng uống rượu với một nhóm gồm 3 phụ nữ.

    Người vợ không giữ được bình tĩnh, nỗi máu điên, mặt đỏ phừng phừng khi biết chồng lấy tiền ăn bữa tối của con để mua rượu cho bản thân và 3 phụ nữ rồi vô tư ngồi uống trong quán bar.

    Đoạn video quay được cho thấy người vợ đang cầm chiếc ghế ngồi ở quán bar đánh chồng ngã xuống sàn. Khi ngã xuống sàn, người chồng cố gắng cầm lấy chiếc ghế chống đỡ đòn đánh bằng túi của người vợ.

    Khi thấy người đàn ông bị đánh, những người phụ nữ khác có mặt trong quán bar cố gắng ngăn cản và kéo người vợ ra khỏi chồng giúp cô bình tĩnh trở lại.

    Trước sự can ngăn của những người xung quanh, người chồng may mắn thoát khỏi những cú đánh của vợ. Vậy nhưng, người vợ vẫn chưa buông tha. Cô ta đứng đợi sẵn bên ngoài và khi chồng bước ra và tiếp tục giáng những cú đánh đau điếng.

    Cô ta túm tóc, kéo ngã chồng xuống đất rồi đấm túi bụi vào mặt chồng khi anh ta cố gắng để chống đỡ vợ nhưng không được. Các vị khách của quán bar lại một lần nữa ra tay can ngăn, người vợ mới chịu dừng lại. Sau đó, người chồng nằm trên sàn với vết thương có máu chảy.

    Khi bài viết được đăng tải trên trang Daily Mail đã có hàng trăm bình luận của cư dân mạng. Có người cho rằng đây là bạo lực gia đình. Một cư dân mạng thẳng thắn nói: "Chẳng có gì đáng buồn cười".

    Đa số dân mạng đều bày tỏ sự không đồng tình về việc người chồng lấy tiền ăn bữa tối của con để chi cho việc uống rượu. Tuy nhiên, có người lại bênh người vợ.

    Một cư dân mạng bày tỏ: "Anh ta xứng đáng nhận như vậy. Anh ta là một con chuột". Một cư dân mạng bình luận: "Cô ta nóng nảy quá". Một người khác cho rằng: "Tôi cá là điều này sẽ khiến anh ta tỉnh rượu".

    Viethome (theo Thế Giới Trẻ/Daily Mail)

  • Gã bạn trai bạo lực liên tục đánh đập người bạn gái đang mang thai và không để cho bác sĩ nam khám cho cô khi chuyển dạ đã bị kết án ba năm tù.

    Reece Penkert, 20 tuổi, luôn tìm cách kiểm soát chặt chẽ cuộc sống hàng ngày của bạn gái và bắt cô không được đi đâu mà không có hắn. Hắn cũng thường xuyên kiểm tra tin nhắn của cô và cắt đứt mối liên hệ giữa cô và gia đình, bạn bè bằng cách xóa tài khoản mạng xã hội của cô.

    Hắn cũng không cho cô mặc váy và áo phông và thường xuyên cáo buộc cô tội ngoại tình.

    Gã bạn trai vũ phu Reece Penkert.

    Mối quan hệ kéo dài hai năm của họ có khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng cho đến thời điểm kết thúc, cô gái đã phải trải qua “nhiều tháng bị cô lập và bạo hành cả thể chất lẫn tinh thần.”

    Penkert bị bồi thẩm đoàn tại Tòa án Tối cao Harrow buộc tội danh có hành vi kiểm soát và cưỡng ép và tội danh xâm phạm thân thể.

    Vào ngày 8/3 vừa qua, hắn đã bị kết án ba năm tù giam cùng lệnh cách ly khỏi nạn nhân. Trong một lần xô xát, hắn đã đấm bạn gái mạnh đến nỗi làm vỡ xương bàn tay của chính mình.

    Việc bạo hành vẫn tiếp diễn trong suốt thời gian cô gái mang thai, và khi cô chuyển dạ, Penkert còn có hành vi chống đối các nhân viên y tế và từ chối không cho bác sĩ nam khám cho bạn gái mình.

    Công tố viên Emma Harris phát biểu: “Reece Penkert thể hiện thái độ kiểm soát và cưỡng ép bao gồm tấn công bạn gái và cố gắng cách ly cô khỏi gia đình và bạn bè.

    “Sau nhiều tháng bị cô lập và bạo hành cả thể chất và tinh thần, nạn nhân đã dũng cảm đứng ra làm chứng trước tòa, và tôi muốn cảm ơn cô ấy vì lòng dũng cảm này.

    “Tôi hy vọng bản án ngày hôm nay có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nạn nhân và thể hiện cam kết của Cơ quan Công tố Hoàng gia sẽ truy tố tất cả những hành vi bạo hành gia đình.”

    VietHome (Theo Metro)