Người Việt chuyển hướng tới Đức thay vì vượt biển đến Anh

"Nếu tôi không làm việc cho băng đảng ở đây, các con gái tôi sẽ bị h.ãm h.iếp và bị bán vào trại m.ại dâm", một người nhập cư Việt Nam nói với phóng viên ITV. Anh này nói rằng mình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lên xuồng nhỏ tới Anh. 

Người nhập cư Việt Nam hiện là nhóm sắc tộc nhập cư bất hợp pháp đông nhất ở Anh, theo dữ liệu mới công bố của chính phủ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam trở thành quốc tịch đứng đầu kể từ khi dữ liệu này được ghi nhận. 

Trong quý 1 năm nay đã có 1,060 người Việt Nam cập bến UK, so với 1,015 người Afghanistan, 610 người Iran và 562 người Syria. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, số người VN nhập cư bất hợp pháp đã bằng cả năm 2023, gấp đôi năm 2022.

Tuy con số khá ấn tượng, nhưng điều tra của ITV News cho thấy một số người VN và các băng nhóm buôn người đã giảm đi sự mặn mà với UK. Đây là kết quả trực tiếp của chính sách Rwanda.

Một số người từng thử vượt biên thất bại, nay họ thay đổi kế hoạch và chuyển hướng tới Đức thay vì Anh, vì họ sợ bị trục xuất đến Rwanda.

Điều tra của ITV News cũng tìm được bằng chứng cho thấy những người nhập cư Việt ở Anh đang chạy trốn sự giám sát của Bộ Nội Vụ, vì họ sợ bị bắt tới Rwanda.

Chính phủ hiện không biết bao nhiêu người đã mất tích sau khi Thủ tướng Anh công bố kế hoạch Rwanda vào tháng trước. Ông Sunak từng chỉ rõ rằng số người Việt bị buôn đến Anh đã tăng gấp 10 lần.

Số liệu mới nhất công bố vào tuần này cho thấy hơn 10,000 người nhập cư bất hợp pháp đã theo xuồng tới Anh trong năm nay, nhưng chính phủ hy vọng rằng chính sách Rwanda sẽ giúp kéo con số này xuống. Chuyến bay đầu tiên đã được lên kế hoạch vào tháng 7.

Ngành công nghiệp buôn người đang bành trướng khắp toàn cầu, ước tính đem lại 5 tỉ bảng/năm cho các đường dây tội phạm. 

Trong một trại nhập cư ở miền bắc nước Pháp vào tháng trước, phóng viên ITV News đã gặp một người đàn ông Việt ở một trại bẩn thỉu bên ngoài Dunkirk. 

"Mafia Việt Nam cho tôi một tối hậu thư. Hoặc là tôi đến Anh để làm việc cho họ và trả nợ, hoặc họ sẽ bán nội tạng của vợ tôi", người này nói.

Mới đây người này đã liên lạc với chúng tôi. Anh ta đã đến được Anh, nhưng đang lẩn trốn. Anh kể rằng quá trình vượt biển thật khủng khiếp. 

"Chúng tôi lên xuồng vào ban đêm. Đi được nửa đường thì động cơ hỏng. Có quá đông người trên xuồng, mọi người gào thét trong đêm đen. Tôi không có áo phao. Một nửa số người trên xuồng không có áo phao. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chết. Nhưng may mắn một chiếc tàu Anh đã cứu chúng tôi", anh nói.

Sau đó anh được đưa tới nơi ở do Bộ Nội Vụ cung cấp. Nhưng chỉ 2 ngày sau khi đặt chân đến Anh, anh nghe tin Thủ tướng Rishi Sunak công bố kế hoạch Rwanda.

"Tại nơi ở đó có khoảng 20 người nhập cư. Sau khi nghe tin, mọi người đều bỏ chạy. Chúng tôi không thể ở đó chờ chính phủ Anh tới bắt đi Rwanda", anh nói.

3 thang dau nam nguoi viet buon nguoi 1
Ảnh: ITV News

Anh bắt đầu kể về 2 cô con gái ở quê nhà, một cô 15 tuổi và cô kia 17 tuổi. Anh nói rằng mafia Việt Nam đã chĩa mũi dùi vào các con gái của anh. "Nếu tôi không làm việc cho băng đảng ở đây, họ sẽ h.ãm h.iếp các con tôi và bán vào trại m.ại dâm".

ITV News đã được xem các bằng chứng cho thấy các đường dây ở VN đang đe dọa anh. Anh đã mất nhà, bọn tội phạm đang đe dọa sẽ bán tr.inh t.iết của các con anh với giá cao nhất. 

"Chính phủ Anh cho rằng chính sách Rwanda là công cụ răn đe người muốn tới Anh. Nhưng họ cần phải hiểu rằng, mafia Việt Nam sẽ làm hại gia đình tôi. Tôi còn cách nào khác? Nếu anh rơi vào hoàn cảnh của tôi anh sẽ làm gì? Đó là lý do tôi tới đây. Những người khác cũng vì thế mà tới đây", anh nói. 

Việc người nhập cư bỏ trốn khỏi nơi ở của Bộ Nội Vụ chính là một hậu quả ngoài ý muốn của chính sách Rwanda. Nhưng rõ ràng chính sách này đã phát huy tác dụng theo ý muốn của Thủ tướng Anh. 

3 thang dau nam nguoi viet buon nguoi 1
Ảnh: ITV News

Một phụ nữ Việt mà phóng viên ITV News từng gặp ở Pháp, lúc đó cô đang cố gắng đến Anh bằng xuồng nhưng thất bại. Mới đây cô  nhắn tin nói rằng cô đã chuyển hướng tới Đức.

"Tôi sợ bị trục xuất đến Rwanda. Vì thế tôi không dám đến Anh", cô nói.

Một người đàn ông Việt Nam khác cho biết: "Tôi và những người khác đều sợ chính sách Rwanda. Chúng tôi không biết phải làm gì". Hiện anh này đã đến Đức. 

Trên một nhóm hội FB nơi các đường dây tuyển người Việt để đưa đi, họ nói rằng họ cung cấp một lộ trình mới đưa người đến Ireland. 

Dù vậy, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam tìm cách tới Anh nơi họ có bạn bè, gia đình, có thể tìm việc trong các tiệm nail. 

Mới đây, trong một chuyên án hợp tác có tên gọi là OLTIM, cảnh sát Pháp và Anh đã bắt được 16 người Việt bị tình nghi buôn người ở cả 2 đất nước. Tất cả đều đã bị truy tố. Những người bị bắt ở Anh sẽ ra tòa vào tháng 8, và họ vẫn chưa nhận tội. 

Viethome (theo ITV News)