• Hơn 2.000 người đã đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ trong 7 ngày qua. Đáng nói, sau vụ tai nạn khiến 12 người thiệt mạng sáng 3-9-2024, dòng người chen lên những chiếc xuồng bơm hơi rời Pháp qua Kênh đào Anh vẫn tiếp tục.

    van ra di 1

    Sáng 3-9, khoảng 60 người di cư gồm cả phụ nữ và trẻ em đã lên một chiếc xuồng dài 10m trên một bãi biển ở miền Bắc nước Pháp và khởi hành qua vùng biển đầy sóng của Kênh đào Anh.

    van ra di 1

    Hai giờ sau, chiếc xuồng bị rò nước và chìm trong vài phút khiến ít nhất 12 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn chết nhiều người di cư nhất trên Kênh đào Anh trong thời gian qua.

    van ra di 1

    Chiếc thuyền bơm hơi bị chìm cách bờ biển Pháp khoảng 5 km. Nhiều người trên tàu không có áo phao.

    van ra di 1

    Sự cố xảy ra trong bối cảnh số người di cư thực hiện hành trình nguy hiểm qua tuyến đường thủy đông đúc đang tăng mạnh.

    van ra di 1

    Thủ tướng Anh Keir Starmer đang chịu áp lực phải thực hiện lời cam kết “đập tan các băng đảng” đưa người xin tị nạn đến Anh bằng thuyền và cam kết hợp tác sâu rộng hơn với Pháp trong chuyến thăm Paris vào tuần trước.

    van ra di 1

    Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin, trong chuyến thị sát bờ biển Boulogne-Sur-Mer cho biết, Chính phủ Pháp sẽ cần đàm phán một hiệp ước di cư mới giữa Liên minh châu Âu và Anh.

    van ra di 1

    Vấn đề chưa có giải pháp bởi hôm 4-9, một ngày sau sự cố chết chóc nói trên, một chiếc thuyền di cư khác tiếp tục băng qua eo biển Manche

    van ra di 1

    Chiếc thuyền chở đầy người xuất phát từ miền Bắc nước Pháp và các tàu tuần tra của Pháp theo dõi quá trình nó di chuyển khó khăn trên biển.

    van ra di 1

    Cơ quan hàng hải Pháp giám sát đoạn biển đó cho biết, họ theo dõi chiếc xuồng bơm hơi xem nó gặp khó khăn gì không hoặc đề phòng người di cư đề nghị hỗ trợ.

    van ra di 1

    Cơ quan này cho biết, mặc dù luật hàng hải cấm sử dụng xuồng bơm hơi tạm thời trên biển, nhưng việc buộc xuồng quay trở lại bờ khi chở quá tải là quá nguy hiểm. Hơn nữa, phần lớn người di cư từ chối được cứu hộ.

    van ra di 1

    Việc những người di cư sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình ngay sau khi hàng chục người khác đi trước mất mạng cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà cả Anh và Pháp đều cần ưu tiên xử lý.

    van ra di 1

    “Thật không may, ngày nào cũng như vậy. Những kẻ buôn người - một mạng lưới tội phạm - vẫn tiếp tục đưa mọi người đến cái chết khi vượt qua eo biển. Điều đó thực sự không thể chấp nhận được”, Thị trưởng một thị trấn ven biển của Pháp nói

    van ra di 1

    “Khi thời tiết tốt và không có gió thì ngày nào cũng có người khởi hành. Lúc đầu mỗi thuyền chỉ 20, 30 người. Bây giờ, ít nhất là 70, 80 người” một người dân địa phương cho biết.

    van ra di 1

    Theo thống kê của chính phủ Anh, ít nhất 21.720 người di cư đã vượt qua được eo biển Manche trong năm nay. Con số này cao hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm 2022.

    van ra di 1

    Câu hỏi đặt ra là họ có thể xin tị nạn ở Pháp, nhưng không ai muốn, vì tất cả chỉ muốn đến Anh. Lý do là nền kinh tế Anh được xem là mang lại nhiều cơ hội hơn, chính sách phúc lợi dành cho người tị nạn cũng tốt hơn.

    Theo anninhthudo

  • Ngày 3/9, truyền thông Pháp đưa tin ít nhất 13 người di cư được cho là đã thiệt mạng sau khi một chiếc thuyền chở khoảng 100 người bị lật ở eo biển Manche nối nước này và Anh.

    Một chiến dịch cứu hộ quy mô lớn được tiến hành sau khi thuyền gặp nạn do biển động. Các tàu tuần duyên Minck và Abeille Normandie của Pháp đang dẫn đầu hoạt động tìm kiếm và cứu nạn ngoài khơi bờ biển Le Portel thuộc vùng Pas-de-Calais, Pháp.

    Trực thăng cứu hộ cũng được điều động đến hiện trường nơi cảnh sát, lính cứu hỏa và dịch vụ cấp cứu đã có mặt. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin được cho là đã đến hiện trường cùng với cảnh sát trưởng Pas-de-Calais.

    Đội cứu hộ đã đưa được 61 người vào bờ. Nhiệt độ ngoài khơi miền bắc nước Pháp lúc đó là 20C. Nguyên nhân tai nạn được cho là do đáy xuồng bị thủng.

    lai chim xuong 13 nguoi
    Đội cấp cứu được huy động tới Boulogne-sur-Mer, Pas-de-Calais.

    Trong năm nay, đã có ít nhất 30 người di cư thiệt mạng khi vượt biển eo biển Manche, trong đó có 1 bé gái 7 tuổi tử vong cùng 4 người khác trong chuyến vượt biển hồi tháng Tư.

    Vụ tai nạn nghiêm trọng nhất xảy ra ở eo biển Manche vào tháng 11/2021 khi chiếc thuyền hơi chở 30 người bị chìm, khiến 27 người di cư thiệt mạng.

    Ít nhất 2,109 người nhập cư đã cố gắng vượt eo biển Anh trong 7 ngày qua, theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Nội Vụ.

    Bài liên quan: Hải quân Maroc chặn thuyền chở gần 170 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

    Hải quân Maroc thông báo đã chặn một thuyền chở 168 người di cư trái phép khi chiếc thuyền này đang hướng đến Quần đảo Canary của Tây Ban Nha, ngoài khơi Tây Bắc châu Phi.

    maroc
    Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Ngày 31/8, Lực lượng vũ trang hoàng gia Maroc cho biết hải quân nước này đã chặn một chiếc thuyền chở 168 người di cư trái phép lênh đênh ngoài khơi Đại Tây Dương, gần cảng Dakhla.

    Một đơn vị hải quân phụ trách giám sát bờ biển đã chặn chiếc thuyền này khi nó đang hướng đến Quần đảo Canary của Tây Ban Nha, ngoài khơi Tây Bắc châu Phi.

    Những người di cư, trong đó có sáu phụ nữ và tám trẻ vị thành niên, đến từ khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara. Họ đã được bàn giao cho Hiến binh Hoàng gia Maroc để xử lý sau khi được chăm sóc y tế.

    Nằm cách bờ biển gần nhất phía Tây Bắc châu Phi chỉ 100km, Quần đảo Canary (gồm bảy hòn đảo nằm trên Đại Tây Dương) và Tây Ban Nha có xu hướng là điểm dừng chân của những người di cư Tây Phi hướng đến Pháp và các nước châu Âu khác.

    Người đứng đầu vùng Canary Fernando Clavijo đã cảnh báo Quần đảo Canary đang trên bờ vực “sụp đổ” với dự đoán số lượng người di cư có thể lên tới 50.000 người trong năm nay.

    Ngoài Quần đảo Canary, vùng Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha cũng được coi là các điểm nóng về di cư ở biên giới phía Nam của EU. Hai khu vực này cũng đang chứng kiến lượng người di cư gia tăng mạnh trong những tuần gần đây.

    Viethome (theo Sky News)

  • Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 19,000 người vượt biển đến Anh trong năm nay.

    vuot bien thu 7
    Người nhập cư được Lực lượng Biên phòng đưa vào cảng Dover sau một vụ chìm xuồng vào ngày 14/8/2024. Ảnh: PA

    Bộ Nội Vụ cho biết gần 500 người nhập cư đã vượt eo biển Anh bằng xuồng nhỏ vào hôm thứ Bảy 17/8/2024. Số liệu mới nhất cho thấy 492 người đã vượt biển trên 9 chiếc xuồng. Chỉ sau 1 tuần chúng ta đã chứng kiến thêm hàng trăm người thực hiện hành trình này.

    Vào hôm thứ Tư đã có 107 đến Anh, hôm thứ Hai là 125 người và Chủ nhật tuần trước là 703 người. Tổng cộng trong vòng 7 ngày đã có tới 1,427 người vượt biển, nâng tổng số người di cư đến Anh trong năm nay là 19,066 người.

    Hiện tại thời tiết đang tĩnh và ít gió nên dự kiến sẽ có nhiều xuồng vượt biển trong thời gian này. Chủ nhật tuần trước đã đánh dấu con số vượt biển kỷ lục kể từ khi Sir Keir Starmer lên làm thủ tướng. Văn phòng chính phủ cho biết suốt mùa hè sẽ chứng kiến con số vượt biển leo thang liên tục.

    Năm ngoái, tổng cộng gần 30.000 người vượt eo biển Manche vào Anh, phần lớn là người dân các nước Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Eritrea và Iraq.

    Theo Reuters, trước thực trạng này, Chính phủ Anh đã tập trung tháo gỡ mắt xích quan trọng là những thuyền nhỏ vượt eo biển Manche vốn đang tăng mạnh. Từ năm 2022, Anh đã phối hợp với Bulgaria ngăn chặn từ sớm những chiếc thuyền cao-su được sử dụng cho các chuyến vượt eo biển Manche trái phép tới Anh. Trong vòng hơn một năm nay, hải quan Bulgaria đã thu giữ 52 động cơ, 49 thuyền cao-su, 755 máy bơm tay và 110 áo phao, hầu hết trên các xe tải đi từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Tây Âu.

    Ở biên giới Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ, các nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hàng trăm xe tải để phát hiện những sản phẩm trong danh mục nêu trên. Chó nghiệp vụ được huấn luyện đặc biệt để phát hiện mùi cao-su cũng được huy động thực hiện nhiệm vụ này.

    Các nỗ lực hợp tác của Chính phủ Anh với một số nước như Bulgaria hay Albania đã giúp giảm đáng kể số lượng người di cư từ các quốc gia Balkan, thúc đẩy một số chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định mạng lưới di cư trái phép hoạt động rất tinh vi. Sau khi lực lượng chức năng ngăn chặn được các nguồn cung cấp thuyền cao-su, nhiều nguồn khác nhau đã được phát hiện. Điều này cho thấy tội phạm luôn tìm ra những mánh lới mới để đối phó các biện pháp của cơ quan thực thi pháp luật.

    Viethome (theo Sky News)

  • Thủ tướng Keir Starmer đã hứa sẽ "đập tan các đường dây" đưa người nhập cư đến Anh bằng xuồng nhỏ.

    nhap cu ngay tu dau
    Một chiếc xuồng chở người di cư đến Anh vào đầu tháng này. Ảnh: Reuters

    Hơn 700 người nhập cư đã đến lãnh thổ Anh sau khi băng qua eo biển trên 11 chiếc xuồng vào hôm Chủ nhật, 11/8/2024. Đây là con số cao nhất kể từ khi Đảng Lao Động lên cầm quyền.

    Dữ liệu từ Bộ Nội Vụ vừa công bố cho thấy có 703 người đã được phát hiện cập bến vào hôm qua. Đây cũng là con số cao thứ 3 trong năm nay. Trung bình 64 người ngồi trên 1 xuồng. 

    Cũng vào hôm Chủ nhật, đã có 2 người di cư chết khi cố vượt eo biển. Lúc đó xuồng của họ vẫn trong lãnh hải Pháp, họ đã gửi tín hiệu cầu cứu đến trung tâm cứu hộ biển.

    Khoảng 50 người đã được cứu khỏi chiếc xuồng. 1 trực thăng và 2 tàu cứu hộ đã tham gia giải cứu, nhiều người được kéo lên từ dưới biển, một số người bị bỏng xăng (dầu). Những người này được đưa trở lại Pháp, một cuộc điều tra về 2 cái chết đang được tiến hành. 

    Tổng cộng đã có 18,342 người đến UK bằng xuồng nhỏ trong năm 2024, cao hơn 13% so với cùng kì năm ngoái, nhưng lại thấp hơn 3% so với năm 2022. 

    18/6 là ngày có số người cập bến cao nhất trong năm nay, với 882 người đã vượt eo biển thành công đến Anh. Kế tiếp là ngày 1 tháng 5 với 711 người. Hai ngày này đều là trước cuộc tổng tuyển cử 4 tháng 7.

    Thủ tướng Keir Starmer đã hứa sẽ "đập tan các đường dây buôn người", bằng cách thành lập Biệt đội An ninh Biên giới (Border Security Command).

    Các sĩ quan trong biệt đội này sẽ được cấp nhiều quyền lực mới theo Luật chống Khủng bố (Counter Terrorism Act), cho phép họ "chặn và lục soát" ở biên giới. Họ cũng được phép tiến hành điều tra tài chính, được phép ban hành lệnh lục soát và bắt giữ nhắm vào tội phạm nhập cư có tổ chức.

    Từ khi lên nắm quyền, Sir Keir Starmer đã công bố gói ngân sách 84 triệu bảng cho các nước châu Phi và Trung Đông, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư "ngay tại gốc".

    Số tiền này sẽ được chi cho các hoạt động giáo dục và sức khỏe, hỗ trợ nhân đạo, nhằm giải quyết tận gốc lý do họ phải rời bỏ đất nước. 

    Viethome (theo Sky News)

  • cuu ho bai bien anh phap
    Người nhập cư cố gắng leo lên một chiếc xuồng của đường dây buôn người. Ảnh minh họa: Sameer Al-DOUMY

    Vào ngày 28/7/2024, một người nhập cư đã thiệt mạng trên một chiếc xuồng đông đúc trong quá trình vượt eo biển từ Pháp đến Anh. Dù vậy, hàng chục người còn lại vẫn nhất quyết không lên tàu cứu hộ để quay trở lại Pháp, mà vẫn tiếp tục hành trình nguy hiểm đến Anh.

    Từ ngày 12/7 đến nay đã có 7 người nhập cư chết trên eo biển. Nhưng phía Pháp cho biết, các nạn nhân không phải chết đuối mà là chết do bị chèn ép vì xuồng quá đông.

    Trong vụ việc mới nhất, trên xuồng có tới 75 người. Họ di chuyển từ cảng Calais vào lúc sáng sớm ngày Chủ nhật. Tàu cứu hộ của cảnh sát biển Pháp được cử đi xem xét tình hình. Khi tiếp cận chiếc xuồng, họ thấy một vài người trên xuồng đang la hét cầu cứu.

    Chính quyền đã cứu được 35 người, 1 người trong số này đã hoàn toàn mất sức sống và được trực thăng đưa tới bệnh viện ở Boulogne-sur-Mer. Người này sau đã đã chết trong bệnh viện, vẫn chưa biết là nam hay nữ.

    Nhưng những người còn lại vẫn tiếp tục hành trình và không chịu lên tàu cứu hộ để trở lại Pháp. Bất chấp rủi ro bị chết chìm hoặc bị chấn thương do chèn ép trên xuồng, những người này vẫn lựa chọn tiếp tục hành trình.

    Tuyên bố của phía Pháp cho biết đã xuất hiện một hiện tượng mới, đó là người ta không chết chìm trên biển mà chết do bệnh tật hoặc do bị chèn ép. Vào ngày 12/7, 4 người đàn ông đã chết trên một chiếc xuồng quá tải. Ngày 17/7 lại có 1 phụ nữ thiệt mạng.

    Hai ngày sau lại có thêm 2 người đàn ông khác qua đời. Lúc đó có tới 86 người trên xuồng. 5 người đã rớt xuống biển, bao gồm người đàn ông tử nạn.

    Trong năm 2023, có 12 người nhập cư chết trên eo biển Anh. Nhưng chỉ trong năm 2024 đã có 23 người chết.

    Tổ chức từ thiện Flore Judet of the Auberge des Migrants cho rằng chính quyền có lỗi khi không ban hành "lộ trình an toàn" cho những người nhập cư này, chưa kể tình trạng đàn áp của cảnh sát trên bờ biển Pháp.

    Sau chiến thắng của Đảng Lao Động trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hứa hẹn thắt chặt hợp tác nhằm giảm số lượng người nhập cư không giấy tờ.

    Viethome (theo Yahoo News)

  • nguoi viet sang anh con so biet noi 1
    Một chiếc thuyền cao su chở 65 người nhập cư trái phép vào Anh qua eo biển Manche vào ngày 6/3/2024

    Thay đổi cách thức, nhiều người Việt Nam đang tìm mọi cách để vượt biển vào Anh trong giá lạnh. Một phóng sự của Sky News hồi tháng 6/2024 kể lại một người đàn ông nói về hành trình từ Việt Nam sang Anh mất khoảng 7 đến 10 ngày. Ban đầu họ ở Hungary, sau đó được đón đi đến Pháp bằng xe buýt hoặc tàu hỏa. Từ Pháp họ sẽ được chuyên chở bằng "ca-nô" đến Anh.

    Hồi tháng Tư, BBC News đã gặp một nhóm 10 người Việt vẫn đang mơ hồ không rõ mình sẽ đi đâu, chỉ biết mình đang nợ tiền và cần phải chạy trốn, ở một khu rừng ở thành phố Calais thuộc miền bắc nước Pháp.

    Qua trò chuyện, BBC News biết được những người này đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Hà Nội, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Theo lời một người đàn ông trong nhóm, họ đã vay nợ những kẻ côn đồ ở quê nhà và bây giờ cần phải chạy trốn. Anh cho biết mình nợ đến “cả tỷ đồng”.

    Những kẻ này đã đưa anh và mọi người từ Việt Nam qua Trung Quốc, Mông Cổ, Nga và cuối cùng là tới châu Âu. Anh kể rằng đôi khi nhóm cứ đi thôi chứ cũng không biết mình đang ở đâu vì chẳng gặp ai khác cả.

    Việt Nam nằm trong top 10 nước có nhiều công dân vượt biển đến Anh nhất, theo thống kê tính đến cuối tháng 3/2024 của Bộ Nội vụ Anh.

    Với 2.338 người vượt eo biển Manche đến Anh bằng những con thuyền nhỏ, Việt Nam xếp thứ 7, chỉ xếp sau Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Eritrea, Syria và Iraq.

    Đây là số liệu tính trong 12 tháng của năm tài khóa 2023 (kết thúc vào 31/3/2024) vừa qua.

    Theo Bộ Nội vụ Anh, tính từ năm 2018 đến năm 2023, đã có 3.356 người mang quốc tịch Việt Nam vượt eo biển Manche vào Anh bằng những con thuyền nhỏ.

    Nếu như năm 2018 chỉ có 4 trường hợp người Việt vượt biển vào Anh bị phát hiện, thì tới năm 2023 con số đã là 1.323 người.

    Tổ chức Đánh giá Di cư Cưỡng bức (Forced Migration Review - FMR) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Người tị nạn của Đại học Oxford (Vương quốc Anh) cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về số lượng người nhập cư lậu vào châu Âu.

    Theo thống kê của FMR, phần lớn trong số người Việt nhập cư lậu vào châu Âu là nam thanh thiếu niên đến từ một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

    Thủ tướng Anh Keir Starmer tuyên bố có kế hoạch ngăn chặn việc người nhập cư trái phép bằng thuyền nhỏ đến Anh bằng các biện pháp cứng rắn hơn để "đập tan" những nhóm tội phạm buôn người.

    Đảng Lao động của ông Starmer đưa ra cam kết sử dụng các điều tra viên cùng các biện pháp và lực lượng chống khủng bố để ngăn chặn và xử lý những kẻ buôn người.

    Một kế hoạch của chính phủ do Đảng Bảo thủ cầm quyền trước đây về trục xuất người nhập cư trái phép đến Rwanda đã bị Đảng Lao động bãi bỏ khi lên nắm quyền.

    Kế hoạch Rwanda tiêu tốn ít nhất 220 triệu bảng Anh nhưng không có người nhập cư nào từng bị trục xuất đến quốc gia Đông Phi này.

    Bao nhiêu người đã vượt eo biển Manche bằng thuyền nhỏ

    Tính đến ngày 10/7, có 14.058 người đã vượt eo biển Manche để đến Anh, cao hơn con số cùng kỳ bốn năm trước đó.

    Vào năm 2023, tổng cộng có 29.437 người trái phép vào Anh bằng con đường này.

    Đây là mức sụt giảm đáng kể so với tổng số của năm 2022 là 45.755 người, con số cao nhất kể từ khi thu thập số liệu vào năm 2018.

    Kể từ năm 2018, gần 120.000 người đã đến Anh bằng lộ trình này.

    nguoi viet sang anh con so biet noi 1

    Những người vượt biển đến Anh bằng thuyền nhỏ mang quốc tịch nào?

    Tính trong 12 tháng của năm tài khóa 2023 (kết thúc vào 31/3/2024) vừa qua, Afghanistan có số lượng người vượt eo biển này đông nhất, chiếm 20%.

    Xếp thứ hai là công dân mang quốc tịch Iran (12%) và Thổ Nhĩ Kỳ (11%).

    Việt Nam xếp thứ 7 trong thống kê của Bộ Nội vụ Anh sau Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Eritrea, Syria và Iraq.

    Khoảng 85% số người vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ trong 12 tháng qua là đàn ông, gần 20% từ 25 đến 39 tuổi.

    nguoi viet sang anh con so biet noi 1

    Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ước tính có ít nhất 177 người đã chết tại eo biển Manche trong khoảng thời gian từ năm 2018 và tháng 7/2024.

    Có 5 người, bao gồm một bé gái 7 tuổi, đã chết vào ngày 23/4.

    Vào ngày 6/6, khoảng 80 người nhập cư, bao gồm ít nhất ba trẻ em, đã được cứu khi con thuyền của họ gặp sự cố.

    Bốn người đã chết khi thuyền bị đắm vào ngày 12/7 trên đường vượt biển vào Anh, theo Lực lượng Tuần duyên Pháp. 

    Bao nhiêu người xin tị nạn tại Anh?

    Hơn 84.000 người đã nộp đơn xin tị nạn tại Anh vào năm 2023.

    Tính trong tổng cả năm 2022, chưa đến 100.000 người xin tị nạn. Số lượng người vượt biển bằng thuyền nhỏ chiếm khoảng 45%. Không có số liệu tương đương cho năm 2023.

    Số lượng đơn xin tị nạn hàng năm, bao gồm cả người phụ thuộc, đạt mức cao nhất là khoảng 103.000 người vào năm 2002, trong bối cảnh người dân tháo chạy các cuộc xung đột tại Afghanistan, Somalia và Iraq.

    nguoi viet sang anh con so biet noi 1

    Số đơn nộp tị nạn sau đó sụt giảm đáng kể, xuống mức thấp nhất trong 20 năm, là 22.600 đơn vào năm 2010.

    Tuy nhiên, số đơn nộp xin tị nạn tại Anh lại tăng trở lại trong suốt những năm 2010 khi người tị nạn bỏ chạy khỏi Syria.

    Những người xin tị nạn ở Anh mang quốc tịch nào?

    Năm 2023, số người xin tị nạn Anh nhiều nhất đến từ Afghanistan với 9.307 người.

    Nhóm đông tiếp theo với khoảng 7.400 người, đến từ Iran, kế tiếp là Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh.

    Năm 2022, số người xin tị nạn nhiều nhất mang quốc tịch Albania với hơn 17.300 người (bao gồm người phụ thuộc). Đa số những người này (73%) vượt biển đến Anh bằng thuyền nhỏ.

    Người tị nạn Ukraine đến Anh sau cuộc xâm lược của Nga không được tính trong số liệu này.

    Tính đến ngày 9/7/2024, có 260.500 thị thực được cấp cho những người tị nạn Ukraine, qua các lộ trình hợp pháp do chính phủ Anh thiết lập.

    Có các thỏa thuận đặc biệt được thiết lập cho các nhóm cụ thể khác đến Vương quốc Anh, chẳng hạn như người tị nạn Afghanistan và một số công dân Hong Kong.

    Bao nhiêu đơn xin tị nạn đang chờ được xử lý?

    Một số người chờ vài tháng hoặc thậm chí vài năm để đơn xin tị nạn được xem xét. Những trì hoãn trong hệ thống của Anh đã khiến hơn 128.000 đơn đang chờ được xử lý.

    nguoi viet sang anh con so biet noi 1

    Thủ tướng Anh đã cam kết sẽ giải quyết số đơn đang chờ này trước cuối năm 2023, nhưng 4.500 "trường hợp phức tạp" vẫn chờ quyết định vào cuối tháng 12/2023.

    Các số liệu chính thức cho thấy vào ngày 14/4/2024, có 2.377 trong số đơn nói trên vẫn đang chờ quyết định đầu tiên.

    Anh đã trục xuất bao nhiêu người xin tị nạn?

    Bộ Nội vụ Anh có thể trục xuất người không có quyền sống hợp pháp tại Anh hoặc từ chối cho họ nhập cảnh.

    Năm 2023, có 6.014 người không được cấp quy chế tị nạn phải trở về quốc gia của mình. Số lượng công dân bị trục xuất tăng gấp đôi so với mức của năm 2022 (là 2.931 người), nhưng nguyên nhân chính là vì số lượng người Albania bị trục xuất, tăng từ con số 988 lên mức 3.369 người.

    Trong cùng năm, 1.889 người vượt biển bằng thuyền nhỏ đến Anh bị trục xuất.

    Trong khoảng từ năm 2018 đến năm 20233, có 2.580 người đến Anh bằng thuyền nhỏ đã bị trả về, chiếm 2% tổng số người vượt biển bằng thuyền nhỏ trong suốt thời gian đó.

    Vào tháng 12/2023, Bộ Nội vụ Anh cho biết chỉ có 408 người không mang quốc tịch Albania đã vượt biển bằng thuyền nhỏ đến Anh, bị trả về quốc gia của họ, kể từ năm 2020.

    Số người vượt biển bằng thuyền nhỏ đến Anh so với châu Âu

    Năm 2023, có 263.048 người vượt biển đến châu Âu, trong đó Ý chiếm đến 60% với 157.314 người.

    Có 57.071 vượt biển đến Tây Ban Nha và 41.561 người đến Hy Lạp.

    nguoi viet sang anh con so biet noi 1

    Tính đến ngày 8/7/2024, chỉ có hơn 71.000 người đến châu Âu bằng đường biển kể từ đầu năm nay.

    Số người vượt biển đến châu Âu đạt mức cao nhất vào năm 2015, khi hơn một triệu người vượt biên, đa số là những người chạy thoát cuộc xung đột quân sự tại Syria. 

    Bao nhiêu người nộp đơn xin tị nạn trên toàn châu Âu?

    Năm 2023, Anh là quốc gia có số lượng người nộp đơn xin tị nạn cao thứ năm ở châu Âu.

    Với 329.035 đơn xin tị nạn, Đức đón hơn 25% trong tổng số người lần đầu tiên nộp đơn xin tị nạn trong Liên minh châu Âu (EU).

    Tây Ban Nha có số người nộp đơn xin tị nạn nhiều thứ hai với 160.460, tiếp theo là Pháp với 145.095 đơn và kế tiếp là Ý với 130.565 đơn.

    Năm 2023, chính phủ Anh đã đưa ra quyết định đầu tiên cho 93.303 đơn xin tị nạn, bao gồm những người phụ thuộc với người đệ đơn như con cái hoặc người phụ thuộc khác và cấp quy chế tị nạn cho 2/3 số người này (tỷ lệ 67%).

    Trong cùng quãng thời gian đó, Đức đưa ra quyết định đối với 217.430 đơn xin tị nạn và cấp quy chế cho 62% đơn.

    Pháp, quốc gia có cùng quy mô dân số như Anh, đã ra quyết định đối với 132.695 đơn và cấp quy chế cho 31% trong số đó.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • song yen bien lang 1
    Một chiếc tàu của Lực lượng Biên phòng chở người nhập cư tiến vào cảng Dover, Kent. Ảnh: PA Wire/PA Images

    Những người nhập cư đầu tiên đã thành công theo xuồng tới Anh sau chiến thắng lịch sử của đảng Lao Động. Hoạt động vượt eo biển đã trở lại vào ngày 8/7 sau 6 ngày gián đoạn do thời tiết xấu. 

    Hình ảnh cho thấy một nhóm người mặc áo bảo hộ, một số người trùm chăn, được một con tàu của Lực lượng Biên phòng đưa vào bờ ở Dover, Kent. Trong số này có cả trẻ nhỏ.

    Mới đây Bộ trưởng Nội vụ mới nhậm chức, bà Yvette Cooper, đã cho ra mắt một Biệt đội An ninh Biên giới mới nhằm tiêu diệt các băng đảng buôn người qua eo biển. Bộ này sẽ tăng cường kết hợp với Pháp để ngăn chặn hoạt động vượt biển. 

    song yen bien lang 1
    Hoạt động vượt biên lại rầm rộ sau 6 ngày gián đoạn. Ảnh: Gareth Fuller/PA

    Bà Cooper cho biết việc thành lập biệt đội này cho thấy ưu tiên số 1 của đảng Lao Động chính là vấn đề nhập cư, nhưng bà không nói rõ liệu đảng này có dẹp bỏ xà lan tị nạn Bibby Stockholm hay không. 

    "Chúng tôi cần phải xử lý nhanh số lượng hồ sơ xin tị nạn tồn đọng mà đảng Bảo Thủ để lại, nhưng trước mắt phải thắt chặt an ninh biên giới. Đó là lý do chúng tôi thành lập Biệt đội An ninh Biên giới (Border Security Command)".

    Hiện Bộ Nội Vụ đang tuyển dụng chỉ huy cho biệt đội này. Người trúng tuyển sẽ tham gia công tác trong những tuần tới. 

    song yen bien lang 1
    Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper sẽ thành lập đội riêng để truy lùng hang ổ của đường dây buôn người. Ảnh: Jeff Moore/PA

    Trong năm nay đã có 13,574 người nhập cư vượt biển đến Anh. Đây là một kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước. Từ ngày 1/7 đến ngày 7/7, không có vụ vượt biển nào được ghi nhận.

    Cuối tuần qua, 2 người nhập cư cuối cùng đã được thả khỏi trại di dân. Nhiều khả năng những người này sẽ tiếp tục được xin tị nạn ở Anh. 

    Viethome (theo ITV News)

  • "Nếu tôi không làm việc cho băng đảng ở đây, các con gái tôi sẽ bị h.ãm h.iếp và bị bán vào trại m.ại dâm", một người nhập cư Việt Nam nói với phóng viên ITV. Anh này nói rằng mình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lên xuồng nhỏ tới Anh. 

    Người nhập cư Việt Nam hiện là nhóm sắc tộc nhập cư bất hợp pháp đông nhất ở Anh, theo dữ liệu mới công bố của chính phủ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam trở thành quốc tịch đứng đầu kể từ khi dữ liệu này được ghi nhận. 

    Trong quý 1 năm nay đã có 1,060 người Việt Nam cập bến UK, so với 1,015 người Afghanistan, 610 người Iran và 562 người Syria. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, số người VN nhập cư bất hợp pháp đã bằng cả năm 2023, gấp đôi năm 2022.

    Tuy con số khá ấn tượng, nhưng điều tra của ITV News cho thấy một số người VN và các băng nhóm buôn người đã giảm đi sự mặn mà với UK. Đây là kết quả trực tiếp của chính sách Rwanda.

    Một số người từng thử vượt biên thất bại, nay họ thay đổi kế hoạch và chuyển hướng tới Đức thay vì Anh, vì họ sợ bị trục xuất đến Rwanda.

    Điều tra của ITV News cũng tìm được bằng chứng cho thấy những người nhập cư Việt ở Anh đang chạy trốn sự giám sát của Bộ Nội Vụ, vì họ sợ bị bắt tới Rwanda.

    Chính phủ hiện không biết bao nhiêu người đã mất tích sau khi Thủ tướng Anh công bố kế hoạch Rwanda vào tháng trước. Ông Sunak từng chỉ rõ rằng số người Việt bị buôn đến Anh đã tăng gấp 10 lần.

    Số liệu mới nhất công bố vào tuần này cho thấy hơn 10,000 người nhập cư bất hợp pháp đã theo xuồng tới Anh trong năm nay, nhưng chính phủ hy vọng rằng chính sách Rwanda sẽ giúp kéo con số này xuống. Chuyến bay đầu tiên đã được lên kế hoạch vào tháng 7.

    Ngành công nghiệp buôn người đang bành trướng khắp toàn cầu, ước tính đem lại 5 tỉ bảng/năm cho các đường dây tội phạm. 

    Trong một trại nhập cư ở miền bắc nước Pháp vào tháng trước, phóng viên ITV News đã gặp một người đàn ông Việt ở một trại bẩn thỉu bên ngoài Dunkirk. 

    "Mafia Việt Nam cho tôi một tối hậu thư. Hoặc là tôi đến Anh để làm việc cho họ và trả nợ, hoặc họ sẽ bán nội tạng của vợ tôi", người này nói.

    Mới đây người này đã liên lạc với chúng tôi. Anh ta đã đến được Anh, nhưng đang lẩn trốn. Anh kể rằng quá trình vượt biển thật khủng khiếp. 

    "Chúng tôi lên xuồng vào ban đêm. Đi được nửa đường thì động cơ hỏng. Có quá đông người trên xuồng, mọi người gào thét trong đêm đen. Tôi không có áo phao. Một nửa số người trên xuồng không có áo phao. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chết. Nhưng may mắn một chiếc tàu Anh đã cứu chúng tôi", anh nói.

    Sau đó anh được đưa tới nơi ở do Bộ Nội Vụ cung cấp. Nhưng chỉ 2 ngày sau khi đặt chân đến Anh, anh nghe tin Thủ tướng Rishi Sunak công bố kế hoạch Rwanda.

    "Tại nơi ở đó có khoảng 20 người nhập cư. Sau khi nghe tin, mọi người đều bỏ chạy. Chúng tôi không thể ở đó chờ chính phủ Anh tới bắt đi Rwanda", anh nói.

    3 thang dau nam nguoi viet buon nguoi 1
    Ảnh: ITV News

    Anh bắt đầu kể về 2 cô con gái ở quê nhà, một cô 15 tuổi và cô kia 17 tuổi. Anh nói rằng mafia Việt Nam đã chĩa mũi dùi vào các con gái của anh. "Nếu tôi không làm việc cho băng đảng ở đây, họ sẽ h.ãm h.iếp các con tôi và bán vào trại m.ại dâm".

    ITV News đã được xem các bằng chứng cho thấy các đường dây ở VN đang đe dọa anh. Anh đã mất nhà, bọn tội phạm đang đe dọa sẽ bán tr.inh t.iết của các con anh với giá cao nhất. 

    "Chính phủ Anh cho rằng chính sách Rwanda là công cụ răn đe người muốn tới Anh. Nhưng họ cần phải hiểu rằng, mafia Việt Nam sẽ làm hại gia đình tôi. Tôi còn cách nào khác? Nếu anh rơi vào hoàn cảnh của tôi anh sẽ làm gì? Đó là lý do tôi tới đây. Những người khác cũng vì thế mà tới đây", anh nói. 

    Việc người nhập cư bỏ trốn khỏi nơi ở của Bộ Nội Vụ chính là một hậu quả ngoài ý muốn của chính sách Rwanda. Nhưng rõ ràng chính sách này đã phát huy tác dụng theo ý muốn của Thủ tướng Anh. 

    3 thang dau nam nguoi viet buon nguoi 1
    Ảnh: ITV News

    Một phụ nữ Việt mà phóng viên ITV News từng gặp ở Pháp, lúc đó cô đang cố gắng đến Anh bằng xuồng nhưng thất bại. Mới đây cô  nhắn tin nói rằng cô đã chuyển hướng tới Đức.

    "Tôi sợ bị trục xuất đến Rwanda. Vì thế tôi không dám đến Anh", cô nói.

    Một người đàn ông Việt Nam khác cho biết: "Tôi và những người khác đều sợ chính sách Rwanda. Chúng tôi không biết phải làm gì". Hiện anh này đã đến Đức. 

    Trên một nhóm hội FB nơi các đường dây tuyển người Việt để đưa đi, họ nói rằng họ cung cấp một lộ trình mới đưa người đến Ireland. 

    Dù vậy, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam tìm cách tới Anh nơi họ có bạn bè, gia đình, có thể tìm việc trong các tiệm nail. 

    Mới đây, trong một chuyên án hợp tác có tên gọi là OLTIM, cảnh sát Pháp và Anh đã bắt được 16 người Việt bị tình nghi buôn người ở cả 2 đất nước. Tất cả đều đã bị truy tố. Những người bị bắt ở Anh sẽ ra tòa vào tháng 8, và họ vẫn chưa nhận tội. 

    Viethome (theo ITV News)

  • phu nu viet hungary nhap cu
    Phụ nữ VN đến Anh với một số lượng lớn "thuốc tránh thai / bao cao su" trong hành lý. Ảnh minh họa: PA

    Nguyên nhân số lượng người Việt nhập cư bất hợp pháp tới Anh ngày càng tăng là do thỏa thuận visa mới giữa chính phủ Việt Nam và Hungary. Theo thỏa thuận này, Hungary sẽ dễ dãi hơn trong việc cấp visa cho người việc vào khu vực Schengen.

    Người Việt Nam đã trở thành dân tộc vượt eo biển tới Anh nhiều nhất trong năm nay. Số lượng di dân tăng đều ngoại trừ năm 2022 khi hành trình qua Nga bị xóa sổ do Tổng thống Putin kích hoạt chiến tranh Ukraine. Từ năm 2018 đến nay đã có 3,356 người Việt theo xuồng nhỏ tới Anh. Phần lớn trong số này là phụ nữ. Điều này hoàn toàn trái ngược với xu thế của những quốc gia khác. Vì với những sắc tộc khác, 3/4 người di cư là nam giới. 

    Lực lượng Biên phòng Anh nói rằng phụ nữ Việt Nam đến với một số lượng lớn "thuốc tránh thai / bao cao su" trong hành lý, chứng tỏ họ có kế hoạch làm việc trong ngành công nghiệp t.ình d.ục.

    Các bộ trưởng Anh và VN đã gặp nhau ở London vào tháng trước để bàn về các phương pháp ngăn chặn người Việt tới Anh bất hợp pháp. Giới chức xác định rằng Hungary là quốc gia trung chuyển phổ biến trong những tháng gần đây. Họ tin rằng thỏa thuận visa mới giữa chính phủ Hungary và Việt Nam đã giúp người nhập cư Việt dễ dàng tìm được việc làm ở Hungary. Kết quả là số lượng người Việt tìm được đường tới UK qua ngả Hungary không ngừng tăng lên.

    Thỏa thuận visa vốn dĩ nhằm giúp bù đắp thiếu hụt lực lượng lao động trong ngành xây dựng, nông nghiệp và chế biến thực phẩm ở Hungary. Tuy nhiên, Bộ Nội Vụ Anh tin rằng một bộ phận lớn người nhập cư đã lợi dụng lộ trình mới này để tiến vào vùng Schengen.

    Visa Schengen cho phép bạn đi lại tự do giữa 27 quốc gia thành viên EU. Từ đó họ tới được miền bắc nước Pháp. Tại đây, họ trả tiền cho đường dây buôn người để lên xuồng nhỏ hoặc trốn trong xe tải tới Anh. 

    Một nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết: "Rất nhiều phụ nữ Việt Nam rời VN để đến châu Âu một cách hợp pháp. Hungary là lựa chọn hàng đầu vì chính phủ nước này đã mở rộng chính sách visa lao động. Sau khi tới được vùng Schengen, họ hủy bỏ toàn bộ kế hoạch làm việc ở Hungary và trả tiền cho đường dây buôn người để đến Anh. Nhưng làm vậy họ lại rơi vào vòng xoáy nợ nần với các băng nhóm tội phạm".

    Bộ Nội Vụ Anh đang lên kế hoạch nói chuyện với chính phủ Hungary về việc thắt chặt kiểm soát với người VN tới Hungary bằng visa lao động, và tăng cường trừng phạt với người lạm dụng visa. 

    Vào tháng 4, chính phủ VN đã đồng ý sẽ tìm ra những cách thức mới để tăng tốc độ hồi hương người nhập cư bất hợp pháp về VN. Chính phủ Anh muốn một lộ trình hồi hương nhanh tương tự như thỏa thuận họ đã kí với Albani vào tháng 12/2022. Nhờ thỏa thuận này mà lượng người Albani đến Anh bất hợp pháp đã giảm 90%.

    Điều này đòi hỏi những thay đổi trong chính sách quản lý của chính quyền VN, chẳng hạn những phương pháp để xác định một cá nhân đích thị là người VN. Việc nhanh chóng xác định được quốc tịch của người nhập cư, sẽ giúp quá trình trục xuất diễn ra nhanh hơn.

    Viethome (theo The Times)

  • Trong đoàn di cư chờ cơ hội vượt eo biển Manche từ Pháp đến Anh, người Việt là nhóm nổi bật và có xu hướng ngày càng tăng.

    Khi phóng viên của Guardian tới khu rừng sát bờ biển Pas-de-Calais, Pháp vào một ngày cuối tháng 4, họ nhận thấy có rất nhiều người Việt Nam trẻ tuổi đang tập trung. Những người này nép sát vào nhau, tránh sự chú ý của các tình nguyện viên Pháp đang cung cấp thực phẩm, nước uống cho đoàn di cư.

    Nhóm người Việt tỏ ra căng thẳng, áp lực, nhưng cách ăn mặc chỉnh tề khiến họ dễ bị nhầm là du khách, các tình nguyện viên cho biết. Họ dường như cũng không thiếu tiền.

    "Khi bị cảnh sát ngăn lên thuyền vượt eo biển Manche tới Anh, một số người Việt tới hỏi tôi làm thế nào để bắt taxi quay về nơi ở. Khi tôi nói rằng cước taxi khoảng 215 USD, họ đáp đó không phải vấn đề", Sophie Roux, tình nguyện viên 32 tuổi, kể lại.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Người di cư mang túi nước tại khu trại ở Loon-Plage, miền bắc Pháp, ngày 25/4. Ảnh: AFP

    Đầu tuần trước, một nhóm mới đến gồm khoảng 200 người Việt Nam, một nửa là phụ nữ, tới khu rừng này, nhiều người hy vọng sẽ có cơ hội lên thuyền vượt biển tới Anh vào sáng sớm hôm sau.

    Nhưng vào đêm đó, một biến cố đã khiến hy vọng của họ tiêu tan. Cảnh sát Pháp phát hiện 5 người di cư từ Trung Đông, trong đó có một bé gái 6 tuổi, thiệt mạng vì bị lật thuyền khi tìm cách vượt biển đến Anh.

    Sự cố khiến cảnh sát Pháp thắt chặt an ninh ở bờ biển và nhóm người Việt phải quay về. Dù vậy, nhiều người không nao núng, khẳng định sẽ tiếp tục tìm cách vượt biển khi thời tiết thuận lợi hơn.

    Số lượng người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào Anh bằng thuyền, xuồng qua eo biển Manche từ 1/1 đến 21/4 đã tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 1.300 người, chiếm 1/5 tổng số người vượt biên vào Anh bằng thuyền, theo thống kê của Guardian.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Người Việt Nam di cư vào Anh bằng thuyền, xuồng theo độ tuổi, từ 2018 đến 2023. Đồ họa: Guardian

    Xu hướng gia tăng của người Việt vượt biên tới Anh đáng chú ý đến mức được Thủ tướng Anh Rishi Sunak nêu lên trong phát biểu tuần trước về chính sách đối phó với những người nhập cư trái phép.

    "Các băng đảng buôn người đang chuyển chú ý sang nhóm di cư Việt Nam dễ bị tổn thương. Phần lớn mức tăng số người vượt biển bằng thuyền trong năm nay là người Việt", Thủ tướng Sunak cảnh báo.

    Ông Sunak đang thúc đẩy dự luật Rwanda, cho phép chính phủ Anh thuê máy bay đưa người di cư trái phép đã đến được Anh sang Rwanda ở Đông Phi. Tại Rwanda, người di cư sẽ được phân loại và làm thủ tục xin tị nạn.

    Nhưng giới quan sát tỏ hoài nghi về hiệu quả của dự luật này, cho rằng đây không phải là giải pháp toàn diện cho những gì đang diễn ra ở bờ biển phía bắc Pháp.

    "Đây là một xu hướng di cư đang diễn ra, không phải hướng quan tâm mới của người Việt tới nước Anh", Mimi Vu, chuyên gia chống buôn người tại TP HCM, nhận xét.

    Những kẻ buôn người bắt đầu chuyển sang dùng xuồng vượt biển thay vì dùng xe tải đưa người di cư vào Anh kể từ đầu năm nay, trong bối cảnh giới chức tăng cường giám sát, kiểm tra các cảng.

    nguoi viet cho sang anh 1
    Vị trí Anh, Pháp và Eo biển Manche. Đồ họa: Britannica

    Nhưng James Fookes, quản lý thuộc Tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế tại Anh và châu Âu, không ủng hộ xây dựng chính sách đối phó xoay quanh việc siết kiểm soát.

    "Tuyến đường buôn người từ Việt Nam sang Anh được thiết lập chặt chẽ và công dân Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nạn nhân buôn người. Những kẻ buôn người sẽ tìm hiểu luật pháp nước sở tại, thay đổi cách thức vận chuyển người di cư khi luật, điều kiện thay đổi", ông Fookes nói.

    Theo ông, động lực của người di cư là hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, kiếm tiền và gửi về gia đình. Nắm được nhu cầu đó, nhiều đại lý môi giới bất lương quảng cáo dịch vụ cấp visa, đẩy họ vào con đường bị bóc lột ở nước ngoài.

    Nhiều bên quảng bá dịch vụ cung cấp visa du học ở Malta, rồi từ đó tìm đường cho khách hàng nhập cư vào châu Âu. Malta đã cấp visa cho 265 người Việt để theo học tại trường cao đẳng địa phương MCAST trong hai năm qua. Chỉ có hai người trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học, 263 người còn lại đã "biến mất".

    Nhiều người Việt sau khi đến Malta bằng visa du học đã được đưa tới Romania, Ba Lan, mắc nợ hàng chục nghìn USD để làm công việc tay chân bên trong các nhà máy, ruộng đồng. Khi không thể trả hết nợ vì mức lương quá thấp hoặc hết hạn visa, con đường duy nhất với họ là đến Anh tìm cơ hội việc làm.

    "Thủ đoạn đưa người Việt sang Anh có thể thay đổi về hình thức, nhưng nhu cầu vẫn giữ nguyên", bà Vu nói.

    Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh ngày 17/4 đã ký Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp, trong đó hai bên cam kết tăng cường hợp tác trong các chiến dịch truyền thông nhằm cảnh báo rủi ro từ hành trình di cư bất hợp pháp đến Anh.

    Việt Nam và Anh cũng tăng cường chia sẻ thông tin nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thị thực và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi hương của những người di cư không đủ điều kiện ở lại Anh hợp pháp.

    Hai nước sẽ xây dựng kế hoạch hành động chung nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương và ngăn chặn nạn buôn người, đồng thời tiếp tục duy trì các cơ chế, kênh liên lạc chia sẻ thông tin trực tiếp, hiệu quả. Thỏa thuận cũng bao gồm hợp tác giữa hai nước nhằm thúc đẩy các tuyến đường di cư hợp pháp đến Anh.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Cuộc điều tra của cảnh sát Anh - Pháp liên quan tới một nhóm người Việt đăng tải hoạt động đưa lậu người di cư qua eo biển, và tính phí hàng ngàn bảng cho mỗi người. 

    bat nguoi viet o croydon
    Nhóm người Việt bị bắt ở Croydon. Ảnh: NCA

    4 người quốc tịch Việt Nam đã bị bắt trong một cuộc điều tra liên quan tới việc quảng cáo hoạt động đưa người đi lậu bằng xuồng nhỏ. Nhóm người này nhắm vào cộng đồng Việt Nam, họ đăng các bài viết tuyển người đi lậu và tính phí hàng ngàn bảng mỗi người. 

    Một phụ nữ 23 tuổi sống tại một địa chỉ trên đường Heathfield Road ở Croydon, một nam giới 64 tuổi sống tại địa chỉ ở Abinger Grove, London, đã bị bắt. Một nam giới 34 tuổi sống trên đường Grasmere Street, Leicester, cũng đã bị bắt vào ngày 22/4/2024.  

    Người đàn ông 64 tuổi đảm nhận vai trò tài xế, đón những người nhập cư khi họ cập bờ. Ít nhất người này đã 1 lần đưa người nhập cư tới ngôi nhà ở Croydon. 

    Cả 3 người bị bắt vì tội tiếp tay cho hoạt động nhập cư bất hợp pháp. Cả 3 đã bị truy tố ra tòa vào ngày 23/4 tại Tòa án Croydon Magistrates Court. 

    Một người đàn ông 25 tuổi cũng đã bị bắt tại cùng địa chỉ ở Croydon vào hôm 22/4 theo lệnh của chính quyền Pháp. Người này đang đối mặt với lệnh dẫn độ về Pháp vì có liên quan tới hoạt động buôn người và buôn bán ma túy. 

    Thêm 12 người khác bị tình nghi có liên quan tới cùng đường dây buôn người kể trên, tất cả đã bị bắt ở Paris, Pháp. 

    Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho biết: "Chúng tôi đang sử dụng mọi cách để tiêu diệt các đường dây buôn người. Tuần trước, chúng tôi đã ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm siết chặt các hoạt động nhập cư bất hợp pháp. Các lực lượng thực thi Anh quốc kết hợp cùng đối tác Pháp, và các quốc gia như Việt Nam, đã cam kết chống lại các băng đảng lạm dụng đường biên giới để kiếm chác". 

    Giám đốc NCA, ông Chris Farrimond, cho biết: "Người Việt hiện là sắc tộc vượt biển tới Anh nhiều nhất. Chúng tôi phát hiện nhóm người này quảng cáo dịch vụ đưa người đi lậu trên MXH, cố tình khuyến khích những người từ đất nước Việt Nam thực hiện hành trình nguy hiểm này. NCA và các cộng sự đã yêu cầu các nền tảng xóa bỏ tất cả các quảng cáo đưa người nhập cư lậu".

    Viethome (theo MyLondon)

  • Ngày 26/4, cảnh sát Anh đã buộc tội 2 đối tượng nam giới bị bắt giữ liên quan vụ 5 người di cư thiệt mạng khi tìm cách vượt eo biển Manche sang nước Anh trong tuần này.

    buoc toi nguoi di cu
    Người di cư từ Pháp được giải cứu và đưa về bờ biển ở Dungeness, Đông Nam Anh khi đang nỗ lực vượt qua eo biển Manche để vào Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

    Cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh cho biết một đối tượng người Nam Sudan bị buộc tội hỗ trợ nhập cư trái phép. Ngoài ra, đối tượng này cùng một đối tượng người Sudan bị buộc tội nhập cư trái phép vào Anh. Cả hai đối tượng này đều 22 tuổi. Trong vụ này còn có một thanh niên 18 tuổi đến từ Sudan cũng bị bắt giữ nhưng được tại ngoại chờ điều tra thêm.

    Thảm kịch xảy ra rạng sáng 23/4 vừa qua. Một chiếc chuyển chở quá tải người di cư khởi hành từ Pháp vượt eo biển Manche. Thuyền chết máy khi ở vị trí cách bờ biển vài trăm mét. Một số người rơi xuống biển.

    Lực lượng cứu hộ đã cứu được khoảng 50 người và đưa họ vào bờ. Tuy nhiên, 5 người đã thiệt mạng trên eo biển Manche gần thị trấn Wimereux, miền Bắc nước Pháp. Các nạn nhân này gồm 3 nam giới, 1 phụ nữ và 1 bé gái 7 tuổi.

    Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay đã có 15 người di cư thiệt mạng khi tìm cách vượt eo biển Manche từ miền Bắc nước Pháp đến miền Nam nước Anh. Con số này nhiều hơn con số 12 người thiệt mạng trong cả năm 2023.

    Trong những năm gần đây, hàng chục nghìn người di cư đã vượt biên trái phép vào Anh qua eo biển Manche.

    Theo TTXVN

  • nguoi viet nuoi hy vong 1
    Người nhập cư chuẩn bị lên xe buýt ở Calais sau khi nỗ lực vượt eo biển Manche thất bại. Ảnh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    50 trẻ vị thành niên từ Việt Nam, lẽ ra các em đang đi dã ngoại cùng với bạn bè và nhà trường. Nhưng thay vào đó, các em mặc áo bông, mang giày thể thao, đội mũ len, ngồi co ro bên vỉa hè gần trạm xe buýt giữa cái lạnh cắt da thịt. Đây là Gare Calais, các em nhàm chán nghe nhạc hoặc xem video từ điện thoại. 

    Các em đang chờ chuyến xe buýt 423 để trở về khu rừng bên ngoài Dunkirk, nơi các em ở qua đêm cùng 1,000 người khác. Lại là một buổi sáng đầy thất vọng. 

    Nỗ lực vượt eo biển Manche từ Wimereux, một thị trấn ven biển yên bình cách Calais 20 dặm về phía nam, đã bị đường dây buôn người hủy kèo vào phút chót. 

    Trước đó, 5 người bao gồm 1 bé gái 7 tuổi, đã chết chìm do chiếc xuồng chở họ quá đông đúc. Lúc đó là 5h sáng và xuồng chỉ vừa rời bờ biển Pháp được một quãng ngắn. 

    Một vụ cãi nhau đã nổ ra trên xuồng vì có những người không trả tiền nhưng vẫn cố lên xuồng. Có tới 112 người trên xuồng trong khi sức chứa của xuồng chỉ bằng một nửa. Xuồng bị chết máy và những người yếu ớt nhất đã rơi xuống dòng nước lạnh cóng.

    Cha của bé gái là một người Iraq. Anh được đội cứu hộ vớt lên bờ, tay vẫn ôm đứa trẻ, nhưng con anh đã bất động. 

    Nhưng nhóm người Việt Nam đã không nhận được thông tin này. 

    "Cảnh sát cầm một con dao về phía xuồng nên chúng tôi không thể đi", một nữ sinh Việt 17 tuổi nói. Cô gái nói mình không thể tiết lộ tên thật. Liệu cô có biết việc mình sắp làm có thể dẫn đến cái chết. Sáng hôm ấy đã có người chết rồi đấy thôi? Năm nay đã có 15 người chết đuối khi cố vượt eo biển. 

    "Tôi nghĩ sẽ ổn thôi, tôi nghĩ thủy triều khá ổn", nữ sinh này nói. Dưới chân cô là 2 chiếc áo phao cứu hộ mà cô nhặt được ven đường. 

    nguoi viet nuoi hy vong 1
    Eo biển nhìn từ thị trấn Wimereux. Anh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    Liệu cô có biết rằng chỉ trước đó vài giờ, chính phủ Anh đã thông qua luật mới, trong đó nói rõ ngay khi cô đặt chân đến Anh, cô sẽ bị trục xuất đi châu Phi.

    "Tôi có nghe tin. Bạn có thể kế tôi nghe về Rwanda không", cô hỏi. Nhưng dù tôi có nói gì thì cũng không ngăn được khát vọng đến Anh của cô gái. 

    "Chúng tôi ở đây bất hợp pháp, không có giấy tờ", cô gái nói. Nhưng liệu đến Anh cô có được cấp giấy tờ? "Tôi không biết, tôi không biết. Thật sự khủng hoảng", cô gái nói. 

    Trên bờ biển Pháp ngoài nhóm người Việt còn có hàng trăm người Iraq, Sudan, Eritrea và những sắc tộc khác. Họ suýt nữa thì lên xuồng vào sáng sớm thứ Ba nhưng đã phải trở về "rừng" bên ngoài Dunkirk. 

    Tại lục địa châu Âu này, họ cũng bị đe dọa tống trở về quê hương. Nhưng họ biết có những người đã đến được Anh và chưa bao giờ về nước, mà thậm chí cũng không gửi tiền về. 

    Họ đã bị truy đuổi đến ngõ cụt nên chỉ có thể tiếp tục nuôi hy vọng.

    "Nước Anh là hy vọng", Walid, 30 tuổi người Iraq, nói. Anh sẽ tiếp tục cố gắng lên xuồng trong vài tuần tới. "Tôi phải thử vận may. Tôi không thể ở đây", anh nói. 

    Dany Patoux, một thành viên thuộc tổ chức từ thiện Pháp Osmose 62, đã có mặt tại bãi biển khi thi thể bé gái được đưa vào bờ cùng với bố của em. Dany đã nhìn thấy người đàn ông này ít nhất 3 lần trước đó, ở bãi biển và ở Bologne. Anh ta đi cùng vợ và 2 đứa con nhỏ. 

    nguoi viet nuoi hy vong 1
    Người di cư lên xe buýt ở Wimereux. Ảnh: Abdulmonam Eassa/The Guardian

    Những lần trước anh ta đều bị cảnh sát bắt lại khi cố vượt eo biển. Lần này anh ta phải chứng kiến cái chết của con gái ngay trước mắt. Nhưng vợ và đứa con còn lại của anh vẫn ở trên xuồng tới Anh. Thực tế, ngoài những người chết thì có 47 người đã tình nguyện lên tàu cứu hộ quay trở lại Pháp, nhưng hơn 50 người khác vẫn kiên trì ngồi trên xuồng tới Anh. Trong lòng họ vẫn kiên định niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng ở bờ bên kia. 

    Dany cho biết: "Họ có nghe về luật Rwanda nhưng họ cho rằng cần phải có thời gian để luật đi vào hoạt động, nên họ cần phải gấp rút tới Anh trước thời điểm đó. Đó là lý do người ta chen chúc lên xuồng vào buổi sáng hôm thứ Ba. Phần lớn họ đều có gia đình ở Anh, và họ nghe rằng người nhập cư vẫn được phép ở lại, còn gửi tiền về quê. Họ chưa hoàn toàn mất hết hy vọng đâu".

    Viethome (theo Guardian)

  • Bé gái đi cùng với 3 anh chị em khác, cùng bố và mẹ đang mang thai. Tất cả đều chìm xuống nước chỉ một thời gian ngắn sau khi xuồng xuất phát.

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Sông (kênh) Aa ở thị xã Watten, Pháp. Ảnh: Google

    Một bé gái 7 tuổi đã chết đuối sau khi một chiếc xuồng di cư bị lật ở miền bắc nước Pháp. Em là 1 trong 16 người trên xuồng. Chiếc xuồng này xuất phát từ sông Aa ở thị xã Watten (Hauts-de-France), cách Calais 20 dặm. 

    Em đi cùng với 3 chị em khác, bố và người mẹ đang mang thai. Những thành viên khác của gia đình may mắn sống sót và được đưa đến bệnh viện ở Dunkirk vào hôm Chủ nhật, ngày 3/3/2024.

    Sông Aa dài 58 dặm và được đào kênh bao bọc, nó dẫn ra Biển Bắc và là tuyến đường thường xuyên được người nhập cư sử dụng để băng qua eo biển tới Anh. 

    be gai 6 tuoi tren kenh 1
    Bản đồ cho thấy vị trí của thị xã Watten, Hauts-de-France.

    Chiếc xuồng nhiều khả năng đã bị "ăn trộm". Trên xuồng còn có một đôi vợ chồng, 2 người đàn ông và 6 trẻ em khác. Những người này sức khỏe ổn định. Một trại khẩn cấp đã được dựng lên ở tòa thị chính Watten để hỗ trợ chỗ trú ngụ và thực phẩm cho những người được cứu. 

    Bài liên quan: Những người dù có ch.ết cũng phải lên xuồng tới Anh

    Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

    "Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

    Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

    phai roi khoi syria 1
    Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

    Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

    "Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

    Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

    phai roi khoi syria 1
    Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

    Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

    "Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

    "Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

    "Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

    Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

    Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

    "Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

    6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

    "Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

    Viethome (theo Sky News)

  • tau cua luc luong bien phong
    Một chiếc xuồng nhập cư chở nhiều người đã gặp nạn ở ngoài khơi cảng biển Dover. Ảnh: PA

    Một người chết và 2 người mất tích sau vụ chìm xuồng trên eo biển Anh. Tàu của Lực lượng Biên phòng ở Dover đã hỗ trợ chính quyền Pháp tìm kiếm người mất tích vào chiều ngày 28/2/2024. 

    Một chiếc xuồng di cư chở nhiều người đã gặp nạn ở bờ biển Varne, gần Calais. Người phát ngôn chính quyền Anh cho biết: "Chúng tôi xác nhận có một vụ tai nạn trên eo biển liên quan đến một chiếc xuồng nhỏ ở vùng biển phía Pháp. Chính quyền Pháp đang dẫn đầu cuộc điều tra". 

    Số liệu cho thấy hơn 2,000 người nhập cư đã đến Vương quốc Anh trong năm nay bằng xuồng nhỏ. Vào hôm Chủ nhật tuần rồi, 290 người đã cập bến trên 5 chiếc xuồng, tương đương 58 người mỗi xuồng. Con số này được xem là số lượng người cập bến lớn nhất trong 1 ngày trong hơn 1 tháng qua, sau khi có 358 người cập bến vào ngày 17/1/2024. 

    Bài liên quan: Những người dù có ch.ết cũng phải lên xuồng tới Anh

    Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

    "Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

    Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

    phai roi khoi syria 1
    Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

    Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

    "Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

    Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

    phai roi khoi syria 1
    Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

    Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

    "Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

    "Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

    "Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

    Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

    Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

    "Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

    6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

    "Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

    Viethome (theo ITV News)