Tôi từng nghĩ có được quốc tịch Anh sẽ đem lại sự an toàn, nhưng tôi đã nhầm

Chặng đường lấy quốc tịch đã đi một nữa, nhưng người phụ nữ tên Kate Ng nhận ra rằng những thay đổi trong luật nhập cư đồng nghĩa với việc hành trình này còn lâu mới đến đích.

Mỗi khi tôi kể với một người Anh nào đó về kế hoạch 5 năm lấy quốc tịch của mình, họ đều mở to mắt kinh ngạc, lắc đầu và thắc mắc: ''Tôi nghĩ bạn sẽ tự động có quốc tịch nếu lấy một người Anh?''

Chuyện này đã không còn đúng kể từ năm 1981, khi Luật quốc tịch Anh (British Nationality Act) ra đời và ghi rõ, hôn nhân không còn là con đường tự động có quốc tịch. Từ đó, hành trình để có được tấm visa vĩnh viễn ở UK ngày càng khó khăn và đắt đỏ.

Và mấy ngày trước, Hạ Viện đã bỏ phiếu thông qua Luật Biên giới và Quốc tịch (Nationality and Borders Bill). Điều đó khiến Kate Ng cảm thấy cô đang leo lên một vách núi, nhìn xuống vực thẳm. 

Nếu luật này tiếp tục được Thượng Viện thông qua, đồng nghĩa chính quyền UK có thể tước quốc tịch Anh của những người nhập cư mà không cần thông báo (zero notice), nghĩa là họ không được quyền kháng nghị. Dù bạn đang sở hữu 2 quốc tịch hay chỉ 1 quốc tịch, bạn vẫn có thể bị tước quốc tịch Anh nếu chính phủ cảm thấy bạn có thể được cấp quốc tịch ở một quốc gia khác.

Trong trường hợp của Kate Ng, trong khoảng thời gian 3 năm (5 năm sau khi có spouse visa, và phải renew spouse visa cứ mỗi 2.5 năm), một khi cô đã vượt qua hàng rào cuối cùng để có quốc tịch Anh, thì quốc tịch này vẫn có thể bị tước khỏi tay cô bất cứ lúc nào, không cần báo trước. Dù cô có là công dân Anh suốt nửa thế kỷ qua hay chỉ mới nhập tịch 10 tháng, luật mới này chính là nghiệt ngã như vậy.

Bài liên quan: Cô gái có nguy cơ bị tước quốc tịch dù sinh ra và lớn lên ở Anh

thay doi luat nhap cu anh quoc
Bộ Nội vụ có thể tước quốc tịch mà không cần thông báo trước.

Càng đau đớn khi nghĩ tới hàng ngàn bản Anh mà cô đã phải chi ra để được ở nơi đây vĩnh viễn. Các giá của hành trình nhập cư vào UK không hề rẻ. Tính năm 2021, phí nộp đơn xin spouse visa là £1,523 nếu bạn đang ở nước ngoài. Nếu nộp đơn từ UK thì phí này là £1,033. 

Thế nhưng khoản phí này lại không bao gồm Bảo hiểm Y tế cho người nhập cư (Immigration Health Surcharge hay còn gọi là NHS surcharge). Đây là một khoản phụ phí bắt buộc nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ của NHS. Khoản phí £624/năm này không áp dụng với visa ngắn hạn (chẳng hạn visa du lịch), nhưng lại áp dụng với tất cả các đơn xin visa và đơn xin nhập cư khác.

Đó là còn chưa kể các khoản phí phát sinh nếu bạn có con hoặc phải thi bằng tiếng Anh English Language Test, hoặc thi bài kỹ năng Life Skill Test, hoặc làm xét nghiệm bệnh lao nếu muốn nhập cảnh, hoặc trả tiền dịch thuật và in ấn. Nếu muốn hồ sơ được xử lý nhanh hơn, bạn có thể trả thêm £573 hoặc lên tới £800 nếu bạn đang ở UK và muốn nhận được kết quả ngay trong ngày. Nếu Bộ Nội vụ từ chối đơn xin visa, bạn sẽ không được trả lại đồng nào kể cả nếu phía họ mắc lỗi xử lý hồ sơ.

Các khoản phí này cứ mỗi 2 năm lại tăng một lần. Năm 2018, phí bảo hiểm y tế chỉ là £200/năm. Nó tăng gấp đôi vào năm 2019, và tăng một lần nữa hồi tháng 10/2020. Nghĩa là tổng chi phí để nộp đơn xin spouse visa đã tăng 69%, từ £1,533 vào năm 2018 lên £2,593 trong năm 2020.

Nghĩa là vào năm sau khi Kate Ng renew spouse visa của mình, cô có thể phải tốn nhiều tiền hơn mức đã nói ở trên. Và ai biết mức phí năm 2023 sẽ như thế nào? Người nhập cư chẳng khác gì một con bò để chính quyền Anh vắt sữa.

Bài liên quan: Cô gái có nguy cơ bị tước quốc tịch dù sinh ra và lớn lên ở Anh

Do đó, thật kinh tởm nếu một ngày nào đó Bộ Nội vụ quyết định tước đoạt tất cả mọi thứ trong tay bạn. Đó là một vòng lẩn quẩn không lối thoát, bao nhiêu năm lo lắng chuyện tiền nong, bao nhiều thời gian cẩn thận thu thập bằng chứng về mối quan hệ hôn nhân. Những tưởng bạn có thể vứt bỏ hết những gánh nặng này một khi về đích. Nhưng đích đến không phải là mái nhà vĩnh viễn, mà lại là mép vực.

Chính sách môi trường thù địch của chính phủ Anh ngày càng trầm trọng. Dự đoán, nhóm dân tộc thiểu số không phải người da trắng (non-white) sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, khoảng 6 triệu người có thể bị tước quốc tịch mà không cần báo trước. 

Báo cáo này cho thấy, 41% những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số không phải da trắng, có nguy cơ bị tước quốc tịch. Trong khi đó chỉ 5% người da trắng có nguy cơ bị tước quốc tịch. Cụ thể, nhóm người Ấn Độ và Pakistan là dễ bị tước quốc tịch nhất. Đây cũng là nhóm dân nhập cư đông đảo nhất UK.

Bộ Nội vụ vẫn luôn nói rằng họ chỉ tước quốc tịch đối với những thành phần nguy hiểm, gây hại an ninh an toàn quốc gia. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa quên vụ Windrush, khi có ít nhất 83 người lương thiện bị trục xuất ''nhầm'' khỏi UK. 

Người đại diện của Bộ Nội vụ thì trấn an rằng: Đừng lo, đây chỉ là vấn đề thông báo hay không thông báo. Nếu bạn đang ở vùng chiến tranh thì dĩ nhiên Bộ không thông báo tới được, hoặc dã việc thông báo có thể tiết lộ ''vẫn đề cơ mật nhạy cảm''.

Sự mơ hồ của luật mới khiến người ta hoang mang. Và khái niệm tước quốc tịch mà không cần thông báo sẽ thiết lập một tiền đề đầy rủi ro đối với người nhập cư. Kate Ng luôn tin rằng chỉ cần cô tuân theo lộ trình nhập cư, đóng tất cả phí, sống tuân thủ pháp luật thì cuối cùng cô sẽ được an toàn ở Anh. Nhưng dường như cô đã nhầm mất rồi.

Bài liên quan: Cô gái có nguy cơ bị tước quốc tịch dù sinh ra và lớn lên ở Anh

Viethome (theo Guardian)