• Ba chiếc túi xách cổ điển có quai làm từ tre, vật liệu đặc biệt và trang sức cao cấp, sắp được Gucci bán đấu giá. Giá bán dự kiến từ 6000 USD đến hơn 200 ngàn USD (hơn 5 tỷ đồng).

    Nhà đấu giá Christie's sẽ tổ chức đợt đấu giá 3 chiếc túi xách Gucci cổ điển cao cấp như một phần của chương trình “Túi xách trực tuyến: The Paris Edit”, sẽ diễn ra từ ngày 31/10-14/11.

    Những chiếc túi này được thiết kế lại từ các sản phẩm Gucci đã ra mắt năm 2021, nhằm thử nghiệm kết hợp giữa các nhà thiết kế trẻ với vật liệu tái chế và sản phẩm cổ điển. Những chiếc túi xách Gucci “The Bamboo” cổ điển từng rất được thèm muốn, giờ lại một lần nữa xuất hiện.

    tui xach quai tre gucci 1
    Ba chiếc túi đã được Gucci thiết kế lại.

    “The Bamboo” từng là sản phẩm chủ lực của Gucci hơn 70 năm trước, khi tình trạng khan hiếm hàng hóa ở châu Âu thời hậu chiến buộc đội ngũ thiết kế của Gucci phải tìm ra những giải pháp sáng tạo.

    Không thể tìm được gỗ để làm tay cầm túi, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang sử dụng vật liệu tre rẻ tiền và sẵn có vì nó có thể được uốn theo đúng hình dạng mong muốn. Mỗi thanh tre đều có lớp ám cháy đặc biệt trên ngọn lửa và trở thành sản phẩm bán chạy nhất của nhà sản xuất.

    tui xach quai tre gucci 1
    Chiếc túi này ước tính sẽ được bán với giá từ 6.000 - 8.000 USD.

    Trong đợt đấu giá này, 3 chiếc túi “The Bamboo” cổ điển đã được tân trang lại và đổi tên thành “Made To Treasure”. Một trong những vật đấu giá là tác phẩm canvas cổ điển có in logo toàn bộ của Gucci từ những năm 1960. Christie's ước tính nó sẽ được bán với giá từ 6.000-8.000 USD.

    Chiếc túi thứ hai bằng da màu đỏ đất nung với tay cầm mới, được làm thủ công từ thủy tinh Murano. Ngoài ra, quai túi còn được trang trí thủ công bằng tay với hình in hoa “herbarium”. Chỉ riêng bức tranh trên quai túi đã mất gần 30 giờ chế tác.

    Chiếc túi dự kiến được bán với giá từ 21.000 - 32.000 USD.

    tui xach quai tre gucci 1
    Chiếc túi Gucci cổ điển này có tay cầm bằng vàng và được đính kim cương trắng.

    Tuy nhiên, món đồ được đánh giá cao nhất trong các sản phẩm đấu giá là chiếc túi da màu đen. Sự đơn giản của chiếc túi được nâng lên nhờ tay cầm mô phỏng hình thanh tre đặc biệt, được làm bằng vàng và đính 927 viên kim cương trắng.

    Nhờ lớp phủ carbon trên phần cứng của túi, Christie's dự đoán nó sẽ được bán với mức giá cao ngất ngưởng từ 159.000 - 212.000 USD (4-5,3 tỷ đồng).

    Vietnamnet (theo Vogue)

  • gucci mo cua hang cho nguoi giau 1

    Nhà mốt Gucci thông báo về việc mở các cửa hàng riêng dạng boutique (hoặc gọi là salon) được thiết kế dành cho giới siêu giàu trên thế giới. Thậm chí gọi là "la créme de la créme" - nghĩa là giới tinh hoa nhất trong số người giàu.

    gucci mo cua hang cho nguoi giau 1
    Một cửa hàng Gucci dạng boutique.

    Thử đặt câu hỏi, nếu muốn củng cố địa vị của mình trong giới sang trọng nhất thì nên đầu tư vào tập khách hàng nào? Những khách hàng phổ thông hay những người giàu có nhất - những người mà đối với họ chi hàng chục nghìn đôla trong một buổi chiều không phải là một khoản chi quá lớn? Bạn đã có thể hình dung ra câu trả lời - và Gucci cũng vậy!

    gucci mo cua hang cho nguoi giau 1
    Ở cửa hàng dành riêng cho giới siêu giàu, Gucci không bán món gì có giá dưới 40.000 đôla.

    Nhà mốt cho biết: "Không có gì có giá dưới 40.000 đôla và sẽ lên tới 3 triệu đôla cho đồ trang sức cao cấp". Động thái này được đưa ra như một biện pháp tái định vị thương hiệu, nhằm mục đích nhanh chóng lấy lại vị thế đã mất sau đại dịch và khôi phục mức giảm doanh số 14% được ghi nhận trong ba tháng cuối năm 2022 (ngôi vương mất về tay Prada).

    gucci mo cua hang cho nguoi giau 1
    Nam diễn viên Tiêu Chiến là người đại diện toàn cầu của Gucci.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Chiến lược của Gucci cũng xoay quanh bộ nhận diện mới mà Sabato De Sarno sẽ sáng tạo cho thương hiệu, nhưng vì giám đốc sáng tạo mới tận tháng 9 mới ra mắt các bộ sưu tập nên những thiết kế của ông sẽ chỉ ra cửa hàng vào năm sau. Trong khi chờ đợi, thương hiệu không muốn để bị mất một xu nào trong thị trường xa xỉ đầy cạnh tranh và khốc liệt.

    Những khách hàng giàu có nhất, các VIC, là phân khúc thị trường quan trọng nhất để giành lợi thế thì càng không thể để mất. Dự án boutique riêng cho giới siêu giàu sẽ có một vài điểm ngay bên trong các cửa hàng đã có của thương hiệu (giống như một khu riêng). Một số cửa hàng khác sẽ mở mới hoàn toàn.

    gucci mo cua hang cho nguoi giau 1
    Kể từ khi thông báo bổ nhiệm Sabato De Sarno làm giám đốc sáng tạo mới, cổ phiếu của Gucci đã trở lại mức tốt hơn.

    Ý tưởng về các cửa hàng hạn chế khách hàng này đã có tiền lệ trong lịch sử của thương hiệu. Vào những năm 1970, Aldo Gucci đã mở thành công ý tưởng Gucci Galleria đầu tiên ở Beverly Hills và sau đó ở những nơi khác, một cửa hàng chỉ dành cho những khách hàng rất trung thành, những người có thể tiếp cận các bộ sưu tập và sản phẩm đặc biệt bằng cách mua chúng trong không gian được tổ chức giống như phòng trưng bày nghệ thuật.

    gucci mo cua hang cho nguoi giau 1
    Aldo Gucci đã mở thành công ý tưởng Gucci Galleria đầu tiên ở Beverly Hills.

    Những động thái này của Gucci là để khắc phục một số bất lợi đã xảy ra vừa qua. Trong thời gian giãn cách, các sản phẩm của giám đốc sáng tạo cũ Alessandro Michele ít thành công hơn vì khách hàng đã quá mệt mỏi với sự màu mè của thương hiệu. 

    Nhưng theo một số nhà nhận định, đây không phải lỗi của Alessandro Michele mà còn là vì các đối thủ của Gucci chạy những chiến lược tiếp thị rất khủng. Chẳng hạn nếu vào năm 2021, Louis Vuitton đầu tư 890 triệu Euro vào tiếp thị (Dior cũng đã đầu tư ở mức độ này), Gucci chỉ bỏ ra 487 triệu, thấp hơn một nửa. Điều đó đã đưa doanh thu của Louis Vuitton lên hơn 20 tỷ vào năm 2022, một con số chưa từng có trong ngành. Vì thế Gucci phải tổ chức lại để bắt kịp, và kể từ khi thông báo bổ nhiệm Sabato De Sarno làm giám đốc sáng tạo mới, cổ phiếu của thương hiệu đã trở lại mức tốt hơn.

    gucci mo cua hang cho nguoi giau 1
    Louis Vuitton đầu tư 890 triệu euro vào tiếp thị, doanh thu lên hơn 20 tỷ vào năm 2022.

    gucci mo cua hang cho nguoi giau 1
    Dior cũng đầu tư hơn 800 triệu Euro vào tiếp thị, doanh số tăng trưởng tốt.

    Thị trường và khách hàng đang trông đợi về việc ra mắt Gucci "mới" của De Sarno trong năm nay, tuy nhiên, sẽ cần phải tập trung vào nhóm khách hàng trung thành và giàu có hơn của thương hiệu để nhắc nhở thế giới rằng các mùa có thể thay đổi nhưng Gucci sẽ luôn là Gucci.

    Bài liên quan: Johnny Depp thắng kiện khiến nước hoa Dior cháy hàng ở Anh và Mỹ

    Theo Tiền Phong

  • Với giá thuê gần 40.000 bảng/tuần, căn dinh thự được đánh giá là khoản đầu tư hấp dẫn với giới thượng lưu.

    London - thành phố tấc đất tấc vàng

    Từ năm 2014, giá nhà tăng cao đã đẩy London thành thị trường nhà đất đắt đỏ nhất nhì thế giới. Với 1 triệu USD, bạn chỉ mua được 1 căn hộ trung tâm với diện tích vỏn vẹn 25m2. Tính đến tháng 6/2021, giá nhà tại Vương quốc Anh đã tăng 13,4%, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/2004. Thậm chí, Adele cũng phải thừa nhận rằng bản thân khó có thể mua nhà tại đây.

    tru so gucci mayfair 1
    Tòa nhà nằm ở vị trí vô cùng đắt đỏ.

    Năm 2021, siêu sao toàn cầu Adele đã thừa nhận rằng giá bất động sản ở quê nhà ở London khiến cô gặp nhiều khó khăn. Adele đã tiết lộ rằng cô chuyển đến Los Angeles vì "không đủ khả năng" để mua bất động sản ở London.

    Adele nói: "Loại nhà mà tôi có ở LA, tôi không bao giờ có thể mua được ở London. Giá của ngôi nhà đó lên đến hàng trăm triệu bảng, tôi không có nhiều tiền như vậy". Trả lời phỏng vấn đầu tiên sau 5 năm, nữ ca sĩ đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình về giá bất động sản ở quê hương.

    Dinh thự xa xỉ giữa "con phố tỷ phú"

    "Dinh thự Gucci" tọa lạc tại khu phố thượng lưu Mayfair, London, rộng 1.300 m2. Nơi đây từng là trụ sở của thương hiệu thời trang Italy và là nơi nhà thiết kế Tom Ford chiêu đãi những nhân vật nổi tiếng như Alexander McQueen, Anna Wintour và tỷ phú Pháp François Pinault.

    Lịch sử của tòa dinh thự còn vượt xa hơn cả danh tiếng của Gucci, khi nó từng là tài sản ở London của Lord B Rouham, Thủ hiến Tối cao của Vương quốc Anh, người đã tiếp đãi những vị khách như Nữ hoàng Victoria và Công tước Wellington Gary Hersham.

    Ngôi biệt thự được quỹ đầu tư Invescorp có trụ sở tại Bahrain mua lại vào năm 1993. Nhà thiết kế người Mỹ Tom Ford được bổ nhiệm là Giám đốc sáng tạo và Domenico De Sole được bổ nhiệm là Giám đốc điều hành vào năm 1994. Một năm sau, Maurizio Gucci bị vợ cũ Patrizia Reggiani Gucci ám sát tại sảnh của trụ sở chính của hãng thời trang này và người ta đã quyết định rằng cần phải tìm một trụ sở toàn cầu mới cho thương hiệu.

    Năm 1998, thương hiệu thời trang Gucci chuyển từ Milan đến tòa nhà tại Mayfair, nơi đã được cải tạo trong hai năm, sau đó được hoàn thiện vào năm 2000. Nằm cách cửa hàng Bond Street của Gucci một đoạn ngắn, CEO Domenico De Sole mong muốn thương hiệu có thể hưởng thụ một không khí tươi mới và bỏ lại quá khứ bi thảm phía sau.

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Các gian phòng được trang bị đồ nội thất Gucci đặt làm riêng, bao gồm cả ghế và sofa da bê màu đen. Tom Ford đã tiếp quản nơi hiện là phòng vẽ ở tầng một của biệt thự - với trần trang trí bằng vàng lá cao 6 mét, cửa sổ rộng lớn và lò sưởi kiểu Georgia – và sử dụng nó làm văn phòng của mình.

    Khi Tom Ford và Domenico De Sole rời Gucci vào năm 2004, tài sản này vẫn là trụ sở chính của thương hiệu cho đến tháng 6/2010. Sau đó, biệt thự Gucci đã được các kiến ​​trúc sư từng đoạt giải thưởng RIBA Donald Insall Associates chuyển đổi trở lại thành nhà riêng. Dinh thự Grafton Street hiện có mặt trên thị trường lần đầu tiên kể từ khi được tân trang lại.

    Nằm ở vị trí đắc địa, biệt thự có giá thuê 40.000 bảng/tuần, xấp xỉ 48.500 USD.

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Tòa nhà có 4 phòng ngủ VIP và 4 phòng ngủ cho nhân viên, không gian giải trí - văn phòng kiểu căn hộ áp mái dẫn đến phòng tắm nắng ở tầng trên cùng. Tòa dinh thự cũng một hồ bơi, một nhà kính, phòng gym, rạp chiếu phim, phòng xông hơi khô và phòng xông hơi ướt cùng vô vàn tiện nghi khác. Nội thất của dinh thự được bố trí trên tầng hầm, tầng lửng, tầng trệt và bốn tầng trên. Nơi nghỉ này cũng có nhà bếp đầy đủ tiện nghi dành cho đầu bếp, hai sân hiên và nhà để xe đôi. 

    Ngày nay, nơi từng là phòng hội nghị và phòng họp chính của Gucci giờ là phòng ăn ở tầng một của dinh thự. Tầng hai và tầng ba vốn là văn phòng cho đội PR, bộ phận CNTT và các nhân viên khác của Gucci. Tầng thứ tư là không gian làm việc của cựu Giám đốc điều hành, Domenico De Sole, nơi sở hữu một phòng tắm nắng liền kề và trần mái vòm. Ngoài các chi tiết thời Victoria, ngôi nhà còn có nhiều tiện nghi hiện đại bao gồm thang máy và hệ thống an ninh tự động. 

    Các gian phòng được trang bị đồ nội thất Gucci đặt làm riêng, bao gồm cả ghế và sofa da bê màu đen. Christopher Murray, giám đốc điều hành tại Công ty địa ốc Concord London, cho biết: "Những khu bất động sản xa xỉ tại London mang đến một cơ hội đầu tư độc nhất vô nhị”.

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Dù đắt đỏ nhưng vẫn nhiều người xếp hàng để mua

    Theo SCMP, dinh thự Gucci có giá 55 triệu bảng Anh, tương đương 66,7 triệu USD. Gary Hersham, nhà sáng lập Beauchamp Estates, cho biết: "Ba người Trung Quốc muốn mua căn biệt thự đều là những doanh nhân cực kì giàu có, sở hữu các công ty lớn về tài chính, công nghệ thông tin và bất động sản, họ đã có gia đình".

    "Trong đó, hai người đang tìm kiếm một ngôi nhà riêng, còn người thứ ba muốn một bất động sản có thể vừa dùng làm văn phòng, vừa là nơi nghỉ dưỡng ở London. Hai đại gia Hong Kong (Trung Quốc) cũng là những người đã lập gia đình, và đều là CEO, một người là nhà bán lẻ, người kia làm việc trong lĩnh vực bất động sản".

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Jeremy Gee, giám đốc điều hành tại Công ty địa ốc Beauchamp, cho biết: "Kể từ đầu năm 2022, mọi người bắt đầu chuộng mua những căn nhà cao cấp ở London trên 10 triệu bảng Anh, với phần lớn các giao dịch được thực hiện trong khung giá từ 15 đến 25 triệu bảng Anh".

    "Năm nay, đặc biệt là khi người mua quốc tế quay trở lại thủ đô, các địa điểm siêu đắc địa là Knightsbridge, St John’s Wood, Mayfair, Kensington, Belgravia và Chelsea sẽ thu hút khách. 

    Sự sang trọng và lịch sử huy hoàng của dinh thự Gucci đã thu hút sự quan tâm của “những doanh nhân có giá trị ròng cực cao” từ Trung Quốc. Kể từ đầu năm 2022, mọi người bắt đầu chuộng mua những căn nhà cao cấp ở London trên 10 triệu bảng Anh. Các khu phố truyền thống của giới siêu giàu một lần nữa lại là "thánh địa" cho phần lớn các giao dịch hàng đầu.

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Theo Kênh 14

  • Tom Ford – nhà sáng lập thương hiệu thời trang xỉ cùng tên đã trở thành tỷ phú sau khi chuyển nhượng thành công hãng thời trang cho tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu nước Pháp Estée Lauder.

    Tom Ford 1
    Tom Ford

    Sinh năm 1961 ở Austin, Texas, Tom Ford học lịch sử nghệ thuật tại Đại học New York và sau đó là kiến ​​trúc tại Trường Thiết kế Parsons ở New York. Ford sau đó chuyển đến học xá Parsons ở Paris, và khi đang hoàn thành năm cuối ngành kiến trúc ở đó, ông đột ngột quyết định chuyển sang học thời trang.

    Tom Ford đã từng nghỉ học một năm để làm việc tại văn phòng báo chí của hãng thời trang cao cấp Pháp Chloé ở Paris. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho nhà thiết kế đồ thể thao Cathy Hardwick.

    Bước ngoặt lớn đầu tiên trong sự nghiệp của Ford là khi ông chuyển đến Milan và trở thành nhà thiết kế trang phục nữ cho Gucci vào năm 1990.

    Nói về quyết định này, năm 1996, khi trả lời phỏng vấn của The New York Times, Ford nói rằng: "Nếu muốn trở thành một nhà thiết kế giỏi, tôi phải rời khỏi Mỹ".

    Những thiết kế sáng tạo, đột phá 

    Trong những ngày đầu sự nghiệp, Tom Ford tránh xa những món đồ da và khăn quàng cổ nổi tiếng của Gucci và giới thiệu tầm nhìn của riêng mình cho nhà mốt. Ông nhanh chóng thăng tiến, trở thành Giám đốc thiết kế vào năm 1992 và Giám đốc sáng tạo của thương hiệu vào năm 1994.

    Chính tại Gucci, ông đã gặp đối tác kinh doanh hiện tại của mình, Domenico De Sole, khi đó là Giám đốc điều hành của công ty. Năm 1994, Ford được De Sole bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc sáng tạo của Gucci.

    Ông nhanh chóng thay đổi bộ mặt thời trang cả thương hiệu bằng phong cách đặc trưng của mình. Bộ sưu tập năm 1995 của ông giới thiệu hàng loạt các bộ váy trắng gợi cảm với những đường cắt may đầy táo bạo ngay lập tức trở thành xu hướng. Sau đó, ông tiếp tục trình làng những bộ vest đẹp, các loại giày, túi, quần nhung, áo sơ mi satin mỏng và thậm chí cả đồ lót.

    Vào thời điểm mà các chiến dịch thời trang trở nên lỗi thời, Tom Ford đã thay đổi tính thẩm mỹ bằng cách tiếp cận gây tranh cãi và đầy khiêu khích. Hình ảnh người mẫu bán khỏa thân và chữ G đặc trưng được thiết kế lộn xộn vào năm 2003 đã làm tăng vọt hình ảnh thương hiệu và doanh số bán hàng của Gucci, khẳng định tên tuổi của Tom Ford như một nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang. 

    Bất chấp những sự khác biệt trong thiết kế, Tom Ford chia sẻ với Vogue Pháp rằng ông không “khiêu khích vô cớ”. Ông giải thích rằng: “Khi tôi quyết định chọn mẫu nam khỏa thân làm gương mặt đại diện cho sản phẩm, tôi đang bảo vệ bình đẳng giới.” 

    Ngoài ra, Tom Ford còn chịu trách nhiệm giúp các ngôi sao Hollywood tỏa sáng với trang phục của Gucci trên thảm đỏ. Từ chiếc quần dài màu hoa cà của Madonna trong Lễ trao giải Grammy 1999, chiếc váy lấp lánh của Jennifer Lopez tại Lễ trao giải thời trang VH1 đến chiếc váy trắng của Charlize Theron khi tham dự Oscar 2004 đã đưa Gucci đến một kỷ nguyên mới.

    Cứu Gucci trước nguy cơ phá sản

    Trong nhiệm kỳ của Maurizio Gucci từ 1989-1993, tình hình tài chính của Gucci lâm vào cảnh nước sôi lửa bỏng khi người thừa kế vung tay quá trán vào trụ sở chính của công ty và cấp phép quá mức cho thương hiệu. 

    Theo báo cáo của Forbes, chỉ riêng năm 1993, Maurizio đã mất hơn 22 triệu USD. Nhưng sau khi Tom Ford đảm nhiệm vị trí Giám đốc sáng tạo từ năm 1994 đến năm 2003, doanh số của Gucci đã tăng vọt với doanh thu 500 triệu USD vào năm 1995. Thu nhập của thương hiệu tiếp tục tăng, đưa giá trị thị trường của Gucci lên tới hơn 4 tỷ USD vào năm 1999, sau khi được mua lại bởi Tập đoàn Kering. 

    Ford và De Sole giám sát việc mua lại các thương hiệu xa xỉ của Gucci bao gồm Balenciaga và Bottega Veneta. Ford cũng là người chịu trách nhiệm cải tiến Yves Saint Laurent vào những năm 2000 sau khi thương hiệu này được Tập đoàn Kering mua lại. Ông tiếp tục đưa doanh thu của Gucci tăng và giúp giá trị thị trường của thương hiệu lên hơn 4 tỉ USD cho đến khi công ty được tập đoàn Kering của François Pinault mua lại vào năm 1999.

    Năm 2003, Ford rời Gucci sau 14 năm cống hiến và được coi là người có công hàng đầu trong việc đưa giá trị thương hiệu của Gucci lên con số 10 tỉ USD, theo StyleCaster.

    Tom Ford 1
    Hành trình trở thành tỷ phú USD của nhà sáng lập hãng thời trang xa xỉ Tom Ford (Ảnh: Fade to Black Productions)

    Tạo nên kỷ nguyên Tom Ford

    Tháng 3/2005, ông thành lập nhãn hiệu cùng tên của mình – Tom Ford, ban đầu tập trung vào kính mắt, quần áo nam và các sản phẩm làm đẹp. Sau đó, ông mở rộng sang trang phục nữ cao cấp, vốn đã định vị tài năng của ông trong lĩnh vực thời trang khi còn làm ở Gucci. Cửa hàng hàng đầu đầu tiên của Ford được mở ở New York vào năm 2007.

    Cùng năm này, ông bán 25% cổ phần của thương hiệu cho Grupo Amorim với số tiền không được tiết lộ. Vào năm 2015, Amorim đã bán 15% cho Zegna, để lại 10% cho Tom Ford.

    Với việc ra mắt thương hiệu quần áo nam mang tên mình vào năm 2006, Ford cũng tung ra một loại nước hoa - Black Orchid.

    Ngay sau đó là dòng sản phẩm Tom Ford Beauty hợp tác với Estée Lauder và được ra mắt cùng năm. Ông đã từng gọi Estee Lauder là "một đối tác phi thường ngay từ ngày đầu tiên thành lập công ty".

    Từ Beyoncé, Lady Gaga cho đến Michelle Obama, những thiết kế không thể xóa nhòa của Tom Ford đều được nhiều người nổi tiếng khoác lên trong những sự kiện quan trọng. Bên cạnh đó, các sản phẩm làm đẹp và kính mắt của ông liên tục lọt vào bảng xếp hạng ba thương hiệu hàng đầu thế giới. 

    Năm 2020, nhãn hiệu Tom Ford được định giá hơn 6,1 tỷ USD, theo Fashion United. Riêng giá trị tài sản ròng cá nhân của ông là 500 triệu USD, theo Celebrity Net Worth.

    Theo báo cáo thường niên năm 2021, Tom Ford đã thu về 96 triệu USD lợi nhuận từ thương hiệu do ông sáng lập. Các loại nước hoa cao cấp của Tom Ford như Black Orchid và Tuscan Leather, được bán lẻ với giá hơn 100 USD, thường lọt vào danh sách bán chạy nhất.

    Tom Ford 1
    Thiết kế của Tom Ford rất được các ngôi sao quốc tế yêu thích.

    Tháng 11/2022, thông tin về thương vụ chuyển nhượng lớn nhất trong ngành trị giá 2,8 tỷ USD giữa Tom Ford và Estée Lauder được hé lộ. Ước tính sau khi thương vụ hoàn thành, với tỷ lệ sở hữu 64% số cổ phần công ty, Tom Ford sẽ thu về khoảng 1,1 tỉ USD, chính thức bước vào hàng ngũ tỷ phú.

    Bên cạnh hãng thời trang, Tom Ford cũng thành lập công ty sản xuất phim Fade to Black.

    Ngoài ra, Tom Ford cũng đầu tư vào nghệ thuật và bất động sản. Năm 2010, ông được cho là đã bán một bức chân dung tự họa của Andy Warhol với giá 32,6 triệu USD.

    Ông cũng sở hữu Trang trại Cerro Pelon rộng 20.662 mẫu Anh ở New Mexico — từng là địa điểm quay các bộ phim như Silverado và Thor. Trang trại đã được Tom Ford bán vào tháng 1/1/2021 số tiền không được tiết lộ.

    Hai tháng sau, ông cũng bán dinh thự 4 tầng ở khu phố Chelsea giàu có (London, Anh) với giá 17 triệu USD./.

    Theo Viettimes

  • Dùng bữa ở một nhà hàng hay quán cà phê của các nhãn hiệu cao cấp giúp các khách hàng trẻ tuổi có trải nghiệm sang chảnh, trong khi số tiền bỏ ra ít hơn nhiều so với mua túi hiệu.

    dior gucci mo nha hang 1
    Các nhà hàng, tiệm cà phê do Gucci, Dior hay LV vận hành đều có điểm chung là đắt khách dù giá dịch vụ đắt đỏ.

    Các thương hiệu đồ hiệu cao cấp đang có xu hướng "lấn sân" và tập trung nhiều cho mảng kinh doanh nhà hàng, như một cách để duy trì hình ảnh sang trọng và tiếp tục thu hút sự chú ý từ những khách hàng trẻ, theo SCMP.

    Tại Hàn Quốc, ngày càng nhiều nhà hàng hạng sang theo chủ đề này xuất hiện trong 5-6 năm đổ lại. Trên khu phố Itaewon dành cho giới trẻ, nhà mốt Gucci cho khai trương nhà hàng Gucci Osteria, phục vụ các món ăn do đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin nấu.

    Một chiếc hamburger có giá 27.000 won (19 USD), các món khác dao động 120.000-170.000 won. Bất chấp mức giá đắt đỏ, số lượng đặt chỗ trước vẫn hết sạch chỉ sau 4 phút vào ngày đầu mở cửa.

    dior gucci mo nha hang 1

    dior gucci mo nha hang 1
    Khách hàng dùng bữa trong cửa hàng cà phê của Dior tại Seoul. Ảnh: Ucmsan1205, young.story.

    Đắt đỏ nhưng kín chỗ

    Hồi tháng 5, hãng đồ xa xỉ của Pháp Louis Vuitton cũng mở một nhà hàng pop-up (mở trong ngắn hạn) mang tên Pierre Sang trong vòng một tháng tại Seoul. Nhanh chóng, khách đặt kín chỗ ngay khi nhà hàng thông báo nhận đặt bàn.

    Cộng với việc thành viên J-Hope của nhóm nhạc BTS từng ghé qua dùng bữa, nhà hàng này trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất ở Seoul vào thời điểm đó.

    Tận dụng sức hút, Louis Vuitton tiếp tục mở một nhà hàng pop-up thứ hai tại khu phố nhà giàu Cheongdam-dong vào tháng 9. Như lần trước, lượng đặt giữ chỗ nhanh chóng được lấp đầy vào ngày đầu khai trương. Một số người đặt thậm chí rao bán, nhượng lại suất của mình để kiếm tiền lời.

    Quán Cafe Dior nằm tại tầng 6 trong cửa hàng flagship lớn nhất của thương hiệu thời trang này đặt tại trung tâm Seoul là nơi thu hút nhiều du khách ghé thăm. Khách hàng vừa có thể thưởng thức cà phê, vừa khám phá các phòng triển lãm trưng bày những kiệt tác làm nên tên tuổi của Dior.

    dior gucci mo nha hang 1

    dior gucci mo nha hang 1
    Món bánh hamburger và một phần không gian của nhà hàng Gucci Osteria. Ảnh: @gucciosteria.

    Đầu năm nay, nhà sản xuất đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ Breitling cũng giới thiệu nhà hàng và quán cà phê bên trong cửa hàng của mình. Đây được gọi là cách thức thể hiện hình ảnh sang trọng của thương hiệu thông qua đồ ăn và đồ uống, từ đó thu hút sự chú ý của những dân chơi đồng hồ.

    Gentle Monster - thương hiệu kính mắt nổi tiếng của Hàn Quốc - cũng không nằm ngoài xu hướng. Hãng này mở quán cà phê, đồ tráng miệng Nudake bên trong cơ sở có quy mô to nhất ở Apgujeong, Seoul.

    Ngoài Hàn Quốc, những mô hình tiệm cà phê, hàng bánh gắn với các cái tên hàng hiệu nổi tiếng cũng có mặt ở nhiều quốc gia khác.

    Ngoài cơ sở ở Seoul, Gucci còn mở ra 3 chi nhánh nhà hàng khác. Ở Gucci Osteria Beverly Hill (Mỹ), thực khách dùng bữa cần tuân thủ quy tắc ăn mặc trang phục lịch sự. Để ăn tối ở đây, thực khách cũng phải đặt bàn trước.

    Trong vòng 48 tiếng, nhân viên sẽ gọi lại xác nhận và người ăn phải đặt cọc 80 USD/người cho trường hợp không đến. Tuy nhiên, lúc cao điểm, thực khách có thể cần đặt trước 30 ngày mới đến lượt.

    dior gucci mo nha hang 1
    Nhà hàng Gucci, Louis Vuitton được mở những vị trí đắc địa hoặc ngay bên trong cửa hàng của hãng, với các món ăn đắt đỏ ngang nhà hàng hạng sang. Ảnh: Korea Times.

    Quán cà phê pop-up của thương hiệu đình đám Fendi từng mở tại London (Anh). Nằm trong cửa hàng bách hóa Harrods, Fendi Cafe có vị trí đắc địa và không gian độc đáo. Tất cả nội thất của quán, từ tách cà phê đến những chiếc đĩa đựng bánh, đều được in logo của hãng.

    Citron là quán cà phê sang trọng ở Pháp, thuộc sở hữu của thương hiệu túi nổi tiếng Jacquemus. Quán được thiết kế với những tông màu pastel, tạo cảm giác sang trọng và hài hòa. Bánh quả chanh vàng là một trong các món “best seller”.

    Bán trải nghiệm thương hiệu cao cấp

    Dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy các thương hiệu xa xỉ quảng bá các mặt hàng thời trang của họ trên không gian kỹ thuật số. Cách thức này thành công không chỉ đối với khách hàng ở độ tuổi 20 và 30, mà còn cả những người ở độ tuổi 60 và 70.

    Giữa sự thay đổi mô hình lớn này, các thương hiệu cao cấp bắt đầu đầu tư để cung cấp và nâng cấp trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, quảng bá trực truyến trên mạng có giới hạn nhất định.

    Từ đó, các nhà mốt bắt đầu mở nhà hàng và quán cà phê. Khách hàng thưởng thức đồ ăn và đồ tráng miệng với không gian, phục vụ đến từ nhãn hàng cao cấp.

    Họ phải bỏ ít tiền ra hơn nhiều mà vẫn có trải nghiệm sang chảnh so với việc mua một chiếc túi xách hay quần áo tại cửa hàng - thứ có thể tốn hàng triệu won cho một lần mua sắm ở Hàn Quốc.

    dior gucci mo nha hang 1
    Đồ ăn và thức uống giờ là cách nhiều hãng đồ hiệu coi là cách giúp các khách hàng mới nhớ tới bản sắc thương hiệu, thay vì các món túi xách, phụ kiện. Ảnh: Tabetamiwa.

    Theo Korea Times, chiến lược này đã được chứng minh độ hiệu quả với những khách hàng trẻ thuộc thế hệ MZ của Hàn Quốc (thế hệ Millennials và thế hệ Gen Z), nhóm người tiêu dùng tiềm năng cho các mặt hàng xa xỉ, bên cạnh nhóm nhà giàu.

    Ngoài cung cấp thêm dịch vụ cho khách đến cửa hàng mua sắm và tiện thể ăn uống, những nhà hàng của Gucci, Dior còn hướng tới người trẻ chưa có đủ tài chính để chi tiền sở hữu từ các món rẻ nhất như phụ kiện của hãng nhưng vẫn muốn xài những thứ gắn tên với thương hiệu.

    Một trong những lý do khiến các thương hiệu cao cấp tăng cường kinh doanh thực phẩm và đồ uống là vì họ muốn mở rộng trải nghiệm sang lĩnh vực phong cách sống, biến nhà hàng thành nơi quy tụ dân sành ăn.

    “Các thương hiệu sang trọng kinh doanh nhà hàng và quán cà phê tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm hơn là lợi nhuận. Đồ ăn, đồ uống để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng và tạo ra mối liên kết với thương hiệu một cách tự nhiên.

    Nói cách khác, đây là một chiến lược tiếp thị tốt để xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với các thương hiệu cao cấp", đại diện của một hãng sang trọng cho biết.

    Không giống như các nhà hàng trong khách sạn 5 sao, nhà hàng của Gucci, LV mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm khác nhau thông qua kiến ​​trúc, thiết kế nội thất và các món dao, dĩa được sử dụng.

    “Như một phần mở rộng của việc đi xem biểu diễn thời trang, ẩm thực tại nhà hàng của các hãng đồ hiệu mang đến cơ hội cho khách hàng trải nghiệm phong cách sống của tầng lớp thượng lưu bằng cách ăn cùng một món ăn trong cùng không gian với họ”, người này nói thêm.

    Theo Zing

  • du thuyen cua gucci 1

    Phương tiện xa xỉ mà gia tộc Gucci vẫn trân trọng cho đến ngày nay là một du thuyền cổ điển được đóng vào những năm 1920. Đây là một trong những du thuyền mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại với nhiều câu chuyện đầy bi kịch.

    Du thuyền Creole trở nên nổi tiếng toàn thế giới sau khi được Maurizio Gucci mua lại. Nhưng cái chết bi thảm của Maurizio dường như càng phủ thêm sắc màu huyền bí xung quanh con thuyền vốn gắn liền với lắm sự kiện kịch tính này.

    du thuyen cua gucci 1
    Creole là một du thuyền truyền kỳ, bởi lịch sử, huyền thoại u ám và sự gắn bó mật thiết với gia đình Gucci nổi tiếng. Theo nhiếp ảnh gia kỳ cựu Gilles Martin-Raget, Creole là “một con thuyền vượt mọi tiêu chuẩn về kích thước, thẩm mỹ và lịch sử” - Ảnh: Autoevolution

    Gắn liền với chiến tranh và cái chết

    Creole là du thuyền buồm đẹp nhất tại thời điểm ra mắt, năm 1927. Theo nhiếp ảnh gia kỳ cựu Gilles Martin-Raget, Creole là “một con thuyền nằm ngoài mọi tiêu chuẩn về kích thước, thẩm mỹ và lịch sử”.

    du thuyen cua gucci 1
    Creole là một “cô nàng” xinh đẹp, một tuyệt tác không chỉ trong thời đại con thuyền ra đời, mà hào quang đó còn kéo dài đến hôm nay - Ảnh: Autoevolution

    Alexander Smith Cochran, ông trùm sản xuất thảm người Mỹ, người được mệnh danh là “người đàn ông độc thân giàu nhất New York” thời đó, đã trở thành chủ nhân đầu tiên của con thuyền khi đó mang tên Vira.

    du thuyen cua gucci 1
    Với độ cao khoảng 63m, Vira/Creole thực sự hùng vĩ và vẫn là một trong những du thuyền buồm lớn nhất thế giới đến tận ngày nay - Ảnh: Autoevolution

    Nhưng Vira vừa ra đời đã gặp bất hạnh. Cochran yêu cầu chỉnh sửa nhiều chi tiết, như rút ngắn cột buồm, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, và còn mất an toàn khi thuyền trở nên tròng trành hơn.

    Không chỉ làm hỏng thiết kế ban đầu, Cochran thậm chí còn không tận hưởng được quá lâu khi chỉ hai năm sau khi con thuyền được hạ thủy, ông đã qua đời ở tuổi 55.

    du thuyen cua gucci 1
    Người chủ đầu tiên đã phá hoại thiết kế của con thuyền và qua đời sau khi sở hữu được hai năm vì bệnh tật - Ảnh: Boat International

    Vira được bán cho một người chơi du thuyền là Maurice Pope, đổi tên thành Creole, theo tên món tráng miệng mà đầu bếp trên tàu của người chủ mới sáng tạo ra.

    Năm 1937, Creole về tay nam tước người Anh Sir Connop Guthrie và được khôi phục về nguyên dạng ban đầu. Nhưng chưa được bao lâu, Thế chiến thứ hai nổ ra, du thuyền bị đưa đi phục vụ quân đội.

    Sau thời gian phục vụ chiến tranh, Creole trở nên tàn tạ. Khi được trả về cho gia đình Guthrie cũng chẳng được ai đoái hoài vì lúc đó ông Connop đã qua đời.

    du thuyen cua gucci 1
    Những tưởng có thể tìm được mái ấm mới, chẳng ngờ Creole đã trở thành nhân chứng cho một bi kịch không có lời giải - Ảnh: Milky Yachts

    Đến năm 1948, ông trùm vận tải biển người Hy Lạp Stavros Niarchos đã mua lại và một lần nữa cho khôi phục nguyên dạng. Creole nhanh chóng trở thành vật sở hữu quý giá nhất của ông, nhưng cuối cùng, cũng trở thành nhân chứng thầm lặng cho một bi kịch đầy bí ẩn.

    Những gì đã xảy ra vào đêm 3-5-1970 cho đến ngày nay vẫn không thực sự được làm rõ. Nhưng phiên bản được công nhận chính thức là Eugenia, vợ của Niarchos, đã tự sát bằng cách uống thuốc an thần quá liều, dù khám nghiệm tử thi cho thấy những dấu bầm tím nghiêm trọng trên người bà.

    Có người cho rằng Eugenia đã phát hiện Niarchos đang tìm cách cưỡng đoạt em gái mình nên đã nổi giận và xảy ra xô xát. Nhưng câu chuyện chưa bao giờ được xác thực, chỉ có một điều chắc chắn là Creole đã trở thành con thuyền tang tóc chở thi thể của Eugenia về đất liền.

    Cái chết của Eugenia đã kết thúc tình yêu của Niarchos dành cho Creole, và người ta bắt đầu truyền nhau đó là “con thuyền bị nguyền rủa”.

    Creole được bán lại cho Chính phủ Đan Mạch vào năm 1977 để làm tàu huấn luyện cho thanh niên, bao gồm cả những người nghiện ma túy. Không rõ có vụ nào liên quan đến “cái chết trắng” hay không, nhưng do việc bảo trì quá tốn kém nên người ta gần như bỏ hoang Creole.

    Dừng chân ở gia tộc Gucci

    Năm 1983, Maurizio Gucci đã mua lại con thuyền và cho phục hồi lần nữa. Allegra Gucci, con gái út của Maurizio, mô tả với Boat International: Creole không phải là “một chiếc du thuyền cổ điển bình thường, mà là một du thuyền cổ điển khổng lồ”.

    Chiếc thuyền cũ một lần nữa trở thành một phương tiện xa xỉ. Động cơ MTU đôi đảm bảo rằng Creole có thể đi thoải mái với tốc độ 11 hải lý/giờ (20km/h). Sáu phòng ngủ chứa được 11 khách được tạo nên từ những vật liệu quý giá nhất và vô số tác phẩm nghệ thuật. Thậm chí, vách ngăn còn lát da động vật đắt đỏ. Có thông tin nói rằng chỉ riêng phòng ngủ đã tiêu tốn 800.000 euro.

    du thuyen cua gucci 1
    Hiện tại, Creole đang thuộc sở hữu của Allegra Gucci - Ảnh: Boat International

    Một lần nữa, bóng tối phủ lên Creole. Patrizia Reggiana, vợ của Maurizio, là một người rất mê tín. Bà thuyết phục chồng thuê một nhà ngoại cảm xua đuổi những linh hồn ma quỷ mà bà tin rằng đã ám con thuyền. Nhà ngoại cảm tuyên bố đã xua đuổi thế lực tà ác thành công, nhưng gia đình Gucci không tránh khỏi cảnh chia ly.

    Maurizio bị kết tội đã mua Creole bằng số tiền bất hợp pháp. Thoát án, Maurizio ly hôn Patrizia, dốc hết tiền bạc vào tu sửa Creole. Trong khi ông tận hưởng sự xa hoa trên con thuyền và dường như chuẩn bị đi bước nữa với cô bạn thân của vợ cũ.

    Patrizia trở nên ghen tị vì ông đã bỏ số tiền quá lớn cho Creole trong khi bà phải sống trong căn hộ bình thường với các con. Maurizio bị ám sát và Patrizia bị kết tội đã thuê người giết chồng cũ.

    Bi kịch là vậy, nhưng hai cô con gái của Maurizio, những người thừa hưởng lại Creole, vẫn quyết bảo tồn con thuyền nguyên vẹn như sự hoài niệm về khoảng thời gian vui vẻ ngắn ngủi.

    Dường như vụ sát hại Maurizio vào năm 1995 đã kết thúc chuỗi bi kịch mà Creole dính phải, chỉ còn lại một tuyệt tác trên biển vẫn đang được duy tu tốt dù tuổi đời đã gần trăm năm - Ảnh: Boat International

    Cho đến ngày nay, Creole vẫn là một phần di sản của gia tộc Gucci, vẫn trong tình trạng tuyệt vời và tiếp tục là một trong những du thuyền buồm bằng gỗ ấn tượng nhất còn hoạt động sau một thế kỷ tồn tại.

    du thuyen cua gucci 1
    Việc duy trì con thuyền buồm bằng gỗ và thép khổng lồ cùng 1.579m2 cánh buồm không hề đơn giản. Nhưng con gái của Maurizio vẫn quyết tâm bảo tồn vẻ đẹp nguyên thủy nhất, ngay cả màu sơn đen ban đầu. Bởi để làm ra một du thuyền mới quá đơn giản, nhưng con thuyền ấy cũng không còn lịch sử và ký ức gia tộc nữa. Thậm chí, Allegra còn cho Creole đi đua, chứng minh “bà đầm 95 tuổi” trị giá 20 triệu USD này vẫn hết sức phong độ - Ảnh: Boat International

    Một số hình ảnh khác của Creole:

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    du thuyen cua gucci 1

    Theo Tuổi Trẻ

  • Dinh thự Grafton Street nằm trong khu phố Mayfair sang chảnh, từng được coi là ngôi nhà ở London của thương hiệu thời trang Gucci, và là nơi Tom Ford đã trải qua thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp với tư cách là giám đốc sáng tạo…

    tru so gucci mayfair 1

    Căn biệt thự rộng 1.300 m2 nằm trên "con phố tỷ phú tại London" đang được rao bán với giá 55 triệu bảng (66,6 triệu USD). Tòa nhà được xây dựng từ thế kỷ 18, nằm trong số những tòa nhà tân cổ điển loại 1 và từng là trụ sở chính của hãng thời trang xa xỉ Italia từ năm 1998 - 2010. Đây hiện là dinh thự tốt nhất của Mayfair đang được bán hoặc cho thuê.

    Tại đây, Tom Ford và CEO Domenico De Sole đã từng chiêu đãi Alexander McQueen, Anna Wintour và François Pinault. Lịch sử của tòa dinh thự còn vượt xa hơn cả danh tiếng của Gucci, khi nó từng là tài sản ở London của Lord B Rouham, Thủ hiến Tối cao của Vương quốc Anh, người đã tiếp đãi những vị khách như Nữ hoàng Victoria và Công tước WellingtonGary Hersham.

    Ngôi biệt thự được quỹ đầu tư Invescorp có trụ sở tại Bahrain mua lại vào năm 1993. Nhà thiết kế người Mỹ Tom Ford được bổ nhiệm là Giám đốc sáng tạo và Domenico De Sole được bổ nhiệm là Giám đốc điều hành vào năm 1994. Một năm sau, Maurizio Gucci bị vợ cũ Patrizia Reggiani Gucci ám sát tại sảnh của trụ sở chính của hãng thời trang này và người ta đã quyết định rằng cần phải tìm một trụ sở toàn cầu mới cho thương hiệu.

    Năm 1998, thương hiệu thời trang Gucci chuyển từ Milan đến tòa nhà tại Mayfair, nơi đã được cải tạo trong hai năm, sau đó được hoàn thiện vào năm 2000. Nằm cách cửa hàng Bond Street của Gucci một đoạn ngắn, CEO Domenico De Sole mong muốn thương hiệu có thể hưởng thụ một không khí tươi mới và bỏ lại quá khứ bi thảm phía sau. Các gian phòng được trang bị đồ nội thất Gucci đặt làm riêng, bao gồm cả ghế và sofa da bê màu đen. Tom Ford đã tiếp quản nơi hiện là phòng vẽ ở tầng một của biệt thự - với trần trang trí bằng vàng lá cao 6 mét, cửa sổ rộng lớn và lò sưởi kiểu Georgia – và sử dụng nó làm văn phòng của mình.

    tru so gucci mayfair 1
    Nhà thiết kế Tom Ford đã trải qua thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp với tư cách là giám đốc sáng tạo của Gucci.

    Khi Tom Ford và Domenico De Sole rời Gucci vào năm 2004, tài sản này vẫn là trụ sở chính của thương hiệu cho đến tháng 6/2010. Sau đó, biệt thự Gucci đã được các kiến ​​trúc sư từng đoạt giải thưởng RIBA Donald Insall Associates chuyển đổi trở lại thành nhà riêng. Dinh thự Grafton Street hiện có mặt trên thị trường lần đầu tiên kể từ khi được tân trang lại.

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Tòa nhà có 4 phòng ngủ VIP và 4 phòng ngủ cho nhân viên, không gian giải trí - văn phòng kiểu căn hộ áp mái dẫn đến phòng tắm nắng ở tầng trên cùng. Tòa dinh thự cũng một hồ bơi, một nhà kính, phòng gym, rạp chiếu phim, phòng xông hơi khô và phòng xông hơi ướt cùng vô vàn tiện nghi khác. Nội thất của dinh thự được bố trí trên tầng hầm, tầng lửng, tầng trệt và bốn tầng trên. Nơi nghỉ này cũng có nhà bếp đầy đủ tiện nghi dành cho đầu bếp, hai sân hiên và nhà để xe đôi. 

    Ngày nay, nơi từng là phòng hội nghị và phòng họp chính của Gucci giờ là phòng ăn ở tầng một của dinh thự. Tầng hai và tầng ba vốn là văn phòng cho đội PR, bộ phận CNTT và các nhân viên khác của Gucci. Tầng thứ tư là không gian làm việc của cựu Giám đốc điều hành, Domenico De Sole, nơi sở hữu một phòng tắm nắng liền kề và trần mái vòm. Ngoài các chi tiết thời Victoria, ngôi nhà còn có nhiều tiện nghi hiện đại bao gồm thang máy và hệ thống an ninh tự động. 

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Ông Gary Hersham, Giám đốc công ty bất động sản Beauchamp, một đơn vị môi giới mua bán bất động sản cho biết, hiện có 3 khách hàng tiềm năng từ Trung Quốc đại lục và 2 khách hàng tiềm năng khác từ Hong Kong đang rất quan tâm đến dinh thự này.

    Ông Gary nói với tờ SCMP: "Ba người Trung Quốc muốn mua căn biệt thự đều là những doanh nhân cực kì giàu có, sở hữu các công ty lớn về tài chính, công nghệ thông tin và bất động sản, họ đã có gia đình. Trong đó, hai người đang tìm kiếm một ngôi nhà riêng, còn người thứ ba muốn một bất động sản có thể vừa dùng làm văn phòng, vừa là nơi nghỉ dưỡng ở London. Hai đại gia Hồng Kông cũng là những người đã lập gia đình, và đều là CEO, một người là nhà bán lẻ, người kia làm việc trong lĩnh vực bất động sản".

    Christopher Murray, giám đốc điều hành tại công ty Concord London, cho biết: "Những khu bất động sản xa xỉ tại London mang đến một cơ hội đầu tư độc nhất vô nhị. Ví như dinh thự Gucci này hiện được cho thuê với giá 40.000 bảng/tuần. Việc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều hơn tới nơi này một phần có thể là do số ca nhiễm Covid-19 giảm, chính quyền nới lỏng các hạn chế đi lại đã cho phép người mua từ nước ngoài trực tiếp tới xem nhà".

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    tru so gucci mayfair 1

    Mới đây, một phụ nữ Trung Quốc có tên Nani Wang cũng đã mua một khu bất động sản trị giá 81,5 triệu USD gồm 3 bãi biển riêng trên hòn đảo Sardinia của Italia. Tuy không rõ thông tin về bà Wang nhưng tên của bà trùng hợp với tên cựu thành viên hội đồng quản trị một đơn vị thuộc công ty thương mại điện tử JD.com. Năm 2021, cũng đã có 7 căn penthouse trong dự án TCRW Soho tại khu West End của London được bán với giá 21,4 triệu bảng Anh cho một người mua Trung Quốc giấu tên.

    Theo đánh giá của tờ South China Morning Post, sự sang trọng và lịch sử huy hoàng của dinh thự Gucci đã thu hút sự quan tâm của “những doanh nhân có giá trị ròng cực cao” từ Trung Quốc. Kể từ đầu năm 2022, mọi người bắt đầu chuộng mua những căn nhà cao cấp ở London trên 10 triệu bảng Anh. Các khu phố truyền thống của giới siêu giàu một lần nữa lại là "thánh địa" cho phần lớn các giao dịch hàng đầu.

    Theo VnEconomy

  • Do thương hiệu Gucci mở ra và vận hành, nhà hàng Gucci Osteria ở Beverly Hills (Los Angeles, Mỹ) được nhiều người tìm đến trải nghiệm dù có giá không rẻ.

     nha hang gucci 1

    Gucci là một nhãn thời trang cao cấp, nổi tiếng với trang phục và phụ kiện thiết kế. Đồng thời, thương hiệu này cũng mở 4 nhà hàng trên thế giới, trong đó có Gucci Osteria ở Beverly Hills. Ảnh: Insider.

     nha hang gucci 1

    Để ăn tối ở đây, thực khách như Dan Koday - cây bút chuyên du lịch và ẩm thực - phải đặt bàn trước. Trong vòng 48 tiếng, nhân viên sẽ gọi lại xác nhận và người ăn sẽ phải đặt cọc 80 USD/người cho trường hợp không đến. Tuy nhiên, lúc cao điểm, thực khách có thể cần đặt trước 30 ngày mới đến lượt. Ảnh: Variety.

     nha hang gucci 1

    Thực khách dùng bữa ở nhà hàng Gucci cần tuân thủ quy tắc trang phục không quá trang trọng nhưng lịch sự. Ảnh: Tuorlo.

     nha hang gucci 1

    Nhà hàng được trang trí theo phong cách trang nhã và táo bạo, nhưng cũng gần gũi một cách bất ngờ. Ảnh: Variety.

     nha hang gucci 1

    Khu vực ban công là nơi được nhiều người yêu thích do có ánh sáng và tầm nhìn đẹp. Ảnh: Variety.

     nha hang gucci 1

    Các bàn đá hoa cương đỏ được bày đồ ăn có họa tiết hoa hồng và lá, dao dĩa dạng cành lá tinh xảo. Ảnh: Pinterest.

     nha hang gucci 1

    Nhà hàng có thực đơn nếm thử gồm 5, 7 hoặc 8 món. Gucci Osteria lấy cảm hứng từ ẩm thực địa phương, chú trọng đến sự sáng tạo, hài hước và quyến rũ. Ảnh: Insider.

     nha hang gucci 1

    Các món ăn ở đây khá đa dạng và được trình bày theo phong cách đặc biệt. Tính cả đồ uống, hóa đơn ở đây khoảng 2.200 USD cho 6 người cho bữa ăn 5 món, và thực khách có những lựa chọn đắt đỏ hơn nếu muốn. Ảnh: Insider.

     nha hang gucci 1

    Tuy nhiên, Dan Koday cho biết dịch vụ ở đây hơi chậm, chi phí, kích cỡ món ăn và hương vị nhìn chung không có gì khác biệt so với các nhà hàng hạng sang. Ảnh: Gucci.

     nha hang gucci 1

    Lần tới, nếu quay lại đây, tác giả sẽ bỏ qua thực đơn thử món mà dùng bữa trưa gọi món, cùng một nhóm nhỏ hơn để tận hưởng không gian nơi này. Ảnh: Fiesto.

    Theo Zing

  • Mathilde Pinault là người thừa kế tiềm năng của đế chế xa xỉ Kering. Cô gái 21 tuổi yêu thời trang nhưng mơ ước thành vận động viên cưỡi ngựa.  

    Mathilde Pinault 1
    Mathilde Pinault

    Ông trùm thời trang 60 tuổi François-Henri Pinault là CEO Kering - Tập đoàn xa xỉ của Pháp nắm trong tay hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Balenciaga, Bottega Veneta, Alexander McQueen và Yves Saint Laurent.

    François-Henri đã kết hôn với ngôi sao Hollywood 55 tuổi - bà Salma Hayek và có chung một cô con gái Valentina. Ngoài ra, ông còn có ba người con khác từ cuộc hôn nhân trước và một trong số họ trở thành tín đồ thời trang với phong cách riêng. 

    Ở tuổi 21, Mathilde Pinault là cái tên thường xuyên xuất hiện trong làng thời trang và gần đây đã gây xôn xao trong cộng đồng mạng khi diện bộ trang phục màu đen trong buổi trình diễn thời trang cao cấp 2022 của Balenciaga. Mọi ánh mắt đổ dồn vào người thừa kế trẻ tuổi như đang nhìn vào phong cách tương lai của ngành thời trang.

    Mathilde Pinault 1
    François-Henri, Valentina, Mathilde Pinault và Salma Hayek (từ trái sang phải). Ảnh: Instagram

    Yêu thời trang nhưng mơ ước thành vận động viên cưỡi ngựa

    Dễ dàng nhận thấy Mathilde rất yêu thời trang. Cô thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện trong Tuần lễ thời trang Paris và khoác lên mình bộ cánh của những thương hiệu đình đám. Ngoài tham gia các sàn diễn thời trang cao cấp của Balenciaga, Mathilde còn có mặt tại các buổi trình diễn mùa thu của Giambattista Valli và Balenciaga gần đây.

    “Cách thời trang tác động đến văn hóa và xã hội đã khiến tôi bị thu hút. Tôi quan tâm đến cách một thương hiệu, chẳng hạn như Balenciaga có tác động như thế nào", cô nói với tờ Vanity Fair của Italia.

    Tuy nhiên, mơ ước của Mathilde không phải là một sự nghiệp rộng mở trong ngành thời trang bởi cô có đam mê rất lớn với bộ môn cưỡi ngựa.

    Người thừa kế trẻ chia sẻ với tạp chí Paris Match về cách cưỡi ngựa để giảm lo lắng của cô: "Cưỡi ngựa cũng là một phương pháp trị liệu đối với tôi. Tôi đang sống trong vỏ bọc của mình và tôi từ chối mọi thứ". Trong một cuộc phỏng vấn trên YouTube với Auction, Mathilde cho biết muốn trở thành một vận động viên cưỡi ngựa chuyên nghiệp và đó cũng là mục tiêu trong tương lai của cô.

    Những mối quan hệ tốt đẹp

    Gần đây, gia đình nhà Pinault gây chú ý khi xuất hiện tại Tuần lễ thời trang Paris. Đặc biệt, tất cả mọi người, kể cả Mathilde, đều đổ dồn ánh mắt về phía Salma Hayek.

    Năm 2009, bố của Mathilde đã kết hôn với Hayek và cô rất yêu quý người mẹ kế của mình. Mathilde từng chia sẻ mối quan hệ này với tạp chí Paris Match: "Bà luôn giúp đỡ tôi trong cuộc sống hàng ngày. Bà dạy tôi giữ ý chí phấn đấu và luôn biết cách để xoa dịu tôi".

    Bộ đôi mẹ kế - con chồng thường xuyên được bắt gặp đi cùng nhau trong các buổi trình diễn thời trang hoặc tại nơi làm việc. Mathilde cũng chia sẻ những lần cùng Hayek đến phim trường: "Tôi đã cùng mẹ đến phim trường. Tôi có thể quan sát cách bà quản lý lịch trình, học hội thoại vào ban đêm. Mẹ cũng là người luôn dạy tôi cách đối mặt với mọi khó khăn một cách chân thực".

    Mathilde Pinault 1
    Cô gái 21 tuổi cho hay bản thân thích một cuộc sống bình thường, đơn giản. Ảnh: Instagram

    François-Henri kết hôn và sống với người vợ đầu tiên Dorothée Lepère từ năm 1996 đến năm 2004. Họ có hai đứa con là Mathilde và anh trai 24 tuổi. Ông François-Henri cũng có một người con trai 14 tuổi Augustin James Evangelista với người mẫu Canada Linda Evangelista.

    “Bố là người đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Nhiều năm liền, do công việc của ông luôn bận rộn nên tình cảm gia đình có một vài khoảng cách. Để khiến ông ấy luôn tự hào về mình, tôi muốn bản thân phải thật hoàn hảo trong mọi phương diện. Nhưng sau đó, tôi phát hiện suy nghĩ của mình quá sai lầm. Ông ấy vẫn luôn rất tự hào về tôi, chỉ đơn giản vì tôi chính là con gái của ông", Mathilde chia sẻ về người cha tỷ phú của mình.

    Là con gái của ông chủ Kering, Mathilde có mối quan hệ với nhiều người giàu có. Theo SCMP, cô khá thân thiết với người thừa kế thương hiệu thời trang của Zara là Marta Ortega Pérez và công chúa Monaco Charlotte Casiraghi.

    Dù vậy, cô gái 21 tuổi cho hay bản thân thích một cuộc sống bình thường, đơn giản. “Tôi có thể ăn diện lộng lẫy, gặp những người máu mặt ở một buổi trình diễn thời trang và hai giờ sau đó ngồi lê la ở quán cà phê với bạn bè mình. Tôi không chỉ thuộc về thế giới của những điều đắt tiền, sang chảnh", cô nói.

    Mathilde hiện theo học ngành Kinh tế và Khoa học Xã hội tại Trường Kinh doanh Emlyon ở Pháp. Trong khi cưỡi ngựa là niềm đam mê chính, Mathilde muốn có thêm về kiến ​​thức trong kinh doanh.

    "Việc tiếp tục học là điều cần thiết với tôi. Sau khi quan sát quy mô của ngành đua ngựa, tôi nhận ra khả năng cưỡi ngựa giỏi là chưa đủ, tôi cần biết cách thương thảo, giao tiếp", cô nói với Studforlife.

    Theo NĐH

  • Ô Gucci x Adidas có họa tiết đẹp, với tay cầm bằng gỗ bạch dương và có giá 1.300 USD. Tuy nhiên chiếc ô lại không thể che mưa mà được miêu tả là chỉ đi trời nắng và dùng làm đồ trang trí.

    o che nang gucci adidas 1
    Những chiếc ô của Gucci và adidas. Ảnh: Gucci

    Bộ sưu tập thời trang dưới sự kết hợp của Gucci và Adidas ra mắt thời gian vừa qua đã gây sốt với giới mộ điệu. Ngoài những bộ trang phục ấn tượng với họa tiết trang trí đến từ hai nhãn hàng cao cấp thì một số phụ kiện cũng gây chú ý không kém, điển hình có thể nói đến chiếc ô sang trọng có giá 1.290 USD.

    Sản phẩm hấp dẫn không thua gì những món đồ khác với màu sắc và họa tiết ấn tượng. Đặc biệt, phần tay cầm làm từ gỗ bạch dương hình chữ G thực sự là chi tiết đắt giá.

    Tuy nhiên, bất chấp những điểm nổi bật đó, người tiêu dùng ở Trung Quốc lại thể hiện sự bức xúc, theo Jing Daily. Hashtag "not waterproof collab umbrella sold at 11.000 yuan" (chiếc ô không thể chống thấm nước được bán với giá 11.000 nhân dân tệ) thu về hàng trăm triệu lượt xem trên Weibo.

    Chiếc ô xinh đẹp của Gucci x Adidas không thể chịu được mưa và hoàn toàn không thể bảo vệ chủ nhân khỏi mưa. Cửa hàng trực tuyến của Gucci cũng ghi rõ: "Xin lưu ý, mặt hàng này không chống thấm nước và được sử dụng để chống nắng hoặc trang trí".

    Điều khiến người mua tức giận là tại sao nhà sản xuất không thể tạo ra thứ gì đó hữu ích với mức giá đắt đỏ như vậy. Một chiếc ô không thể chống mưa thì cũng vô ích như không khí đóng trong chai.

    Tuy nhiên, thương hiệu cao cấp đã nhanh chóng phản hồi và thực hiện các thay đổi tên sản phẩm từ "ô che mưa" thành đơn giản là "ô". Còn với nhiều người khác, đó đơn giản là thời trang, đẹp và không nhất thiết phải hợp lý vì một lý do nào cả.

    Bài liên quan: Gucci và adidas ra một bộ sưu tập ready-to-wear đầy năng động

    Gucci và adidas - hai thương hiệu lớn được biết đến với những đường kẻ sọc đặc trưng - mới đây đã kết hợp cùng nhau để tạo ra một bộ sưu tập ready-to-wear đầy năng động. Dưới sự dẫn dắt của Giám đốc Sáng tạo Gucci - Alessandro Michele, bộ sưu tập đã đưa những đường kẻ sọc và di sản của thương hiệu lên một tầm cao mới.

    o che nang gucci adidas 1

    Được thể hiện qua ống kính của Carlijn Jacobs, bộ sưu tập như đưa người xem bước vào thế giới lưu trữ của nhà mốt trên vô số phông nền sống động. Điểm nhấn của bộ sưu tập chính là các món đạo cụ thể thao, phản ánh tính thẩm mỹ của cơn sốt thể dục trong những năm 1980.

    o che nang gucci adidas 1

    Bộ sưu tập đã phần nào tái hiện truyền thống thương hiệu với đa dạng họa tiết có nguồn gốc cổ điển. Nếu có tính từ nào để mô tả đặc trưng của bộ sưu tập này, có lẽ đó chính là Logomania khi logo của cả hai thương hiệu xuất hiện với tần suất dày đặc trên các món phụ kiện, trong khi các biểu tượng riêng bao trùm lên phom dáng thể thao. 

    o che nang gucci adidas 1

    Trọng tâm của toàn bộ bộ sưu tập, áo khoác và set đồ thể thao, thì được làm nổi bật với hàng loạt sọc dọc, đơn cử như mẫu áo khoác với một tay áo mang biểu tượng ba sọc đặc trưng của adidas, còn tay kia có sọc màu đỏ và xanh lục đặc trưng của Gucci. 

    o che nang gucci adidas 1

    Được thúc đẩy bởi cam kết chung về tính bền vững, hợp tác và đổi mới, bộ sưu tập cũng mang đến nhiều sản phẩm cotton và polyester. Một phần mũ xô và mũ bóng chày GG đều được làm bằng nylon tái sinh ECONYL®.

    o che nang gucci adidas 1

    Trong bộ sưu tập, mẫu giày thể thao Gazelle biểu tượng dành cho cả nam và nữ của adidas cũng được Gucci cải tiến. Mối hợp tác cũng là bước khởi đầu cho sự xuất hiện của hàng loạt mẫu giày đế bằng dành cho nữ kèm bảng màu nổi bật. Không hề phô trương và tràn đầy năng lượng, những đôi giày sáng màu gắn kết thẩm mỹ của Michele với phong cách Gucci đích thực, và hoàn toàn mang tinh thần thể thao đến từ adidas.

    Cafef (theo Jing Daily)

  • Những ngày gần đây, các tín đồ phim điện ảnh Hollywood đang "nhốn nháo" khi siêu phẩm “Gia tộc Gucci” (tựa gốc: House of Gucci) đã bắt đầu được trình chiếu tại nhiều rạp chiếu trên cả nước, bắt đầu từ ngày 18/2. Ai cũng mong ngóng được thưởng thức một bữa tiệc thời trang - diễn xuất, và có cái nhìn sâu hơn về sóng gió gia tộc của nhà mốt lắm thành tựu nhưng cũng nhiều tai ương.

    Từ tháng 11 năm 2021 (kỷ niệm 100 năm thành lập đế chế thời trang Gucci), bộ phim "House of Gucci" đã "gây sốt" trên khắp các rạp chiếu quốc tế vì những bí ẩn của gia tộc thời trang hùng mạnh nhất thế giới bị phơi bày, lột tả chân thực dưới màn diễn xuất của dàn sao hạng A thuộc kinh đô điện ảnh Hollywood. Trong đó, nhân vật chính được nhắc đến là người thừa kế của gia tộc bị nguyền rủa - Maurizio Gucci - con trai duy nhất của Rodolfo Gucci (con thứ 3 của "ông tổ Gucci" - Guccio Gucci).

    ngoai tinh gucci 1
    Hình ảnh nữ diễn viên Lady Gaga trong vai Patrizia Reggiani

    Và tất nhiên, bộ phim cũng khó có thể bỏ qua sự kiện chấn động lịch sử thời trang thế giới - vợ thuê sát thủ giết chồng vì ngoại tình. Đó chính là người vợ 10 năm đầu gối tay ấp của Maurizio Gucci - Patrizia Reggiani.

    Cố sống cố chết để được ở bên nhau

    Patrizia vốn đã bị bố chồng tương lai ghét ra mặt ngay từ khi ông biết tin quý tử nhà mình Maurizio đang hẹn hò với tiểu thư nhà Reggiani. Chẳng phải vì 2 bên không môn đăng hộ đối bởi nói gì thì nói Patrizia cũng một người thừa kế của gia đình Reggiani vốn có truyền thống kinh doanh lâu đời.

    Patrizia, tên đầy đủ là Patrizia Reggiani Martinelli, sinh năm 1948 trong một gia đình nghèo ở miền Bắc Italy. Năm 12 tuổi, mẹ Patrizia tái hôn với doanh nhân giàu có Ferdinando Reggiani nên cô bắt đầu có cơ hội tiếp xúc với giới thượng lưu. Patrizia lớn lên trong sự chiều chuộng của bố và dần dần bước chân vào giới thượng lưu.

    Cái ông Rodolfo ghét chính là lối sống của Patrizia. Những thông tin ông nghe được về cô gái này là: kẻ chỉ thích kết giao với những người giàu sang, cô gái chỉ thích tiệc tùng, đến lớp học mà mặc nguyên chiếc váy dạ tiệc ngắn cũn cỡn và áo khoác lông thú từ đêm hôm trước...

    ngoai tinh gucci 1
    Patrizia Reggiani (phải) chính là Quý bà nổi tiếng với câu nói: “Tôi thà khóc trên xe Rolls-Royce còn hơn hạnh phúc trên xe đạp”

    Khi ấy, Maurizio mới chỉ là thanh niên "choai choai" vẫn sống cùng bố. Cậu ta được bố cho "ngậm thìa bạc" từ bé vì là con độc đinh, người thừa kế sáng giá của gia tộc, lại thiếu thốn tình mẫu tử vì mẹ mất lúc cậu ta mới 5 tuổi.

    2 cha con sống cùng nhau suốt 17 năm êm đềm và mâu thuẫn xảy ra khi Patrizia Reggiani xuất hiện.

    Maurizio gặp Patrizia tại một bữa tiệc ở Milan vào tháng 11 năm 1970. Họ sống trong cùng một xã hội trịch thượng, nhưng tính cách lại đối lập: chàng mang vẻ ngoài cao ráo nhưng vụng về, nàng thì luôn nổi bật trong các bữa tiệc thượng lưu xa hoa với đôi mắt to tròn, tự so sánh mình với Elizabeth Taylor.

    Nhưng bất chấp thân thế của Patrizia, ông Rodolfo Gucci, vẫn nghi ngờ cô gái kia chỉ là kẻ đào mỏ, không hơn không kém.

    Rodolfo từng không ngại ngần mà hét lớn đe dọa cắt đứt quan hệ cha con với Maurizio: “Đây không phải là tình yêu, cô ta muốn lấy tiền của chúng ta. Nhưng cô ta sẽ không làm được gì đâu! Ta sẽ truất quyền thừa kế của con! Con sẽ không nhận được một xu nào, và cô ta cũng đừng có mơ!”.

    Sau lời đe dọa đó, Maurizio cũng chẳng kém phần dứt khoát, mang theo chiếc vali cuốn gói ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở lại. 2 cha con không nói chuyện trong nhiều năm.

    Maurizio bị bố đuổi khỏi nhà thì nhà Reggiani lại đón chào anh như chàng rể quý và còn giao công việc kinh doanh vận tải đường bộ cho anh.

    Tháng 4 năm 1971, trong cuộc phỏng vấn với New York Times, ông Aldo, anh trai của ông Rodolfo, ngầm ám chỉ rằng ông muốn có một thành viên trẻ trong gia đình trở thành người thừa kế vị trí của ông nhưng các con trai của ông lại chẳng được tích sự gì.

    Ngày 28 tháng 10 năm 1972, Maurizio và Patrizia kết hôn, bất chấp việc ông Rodolfo tìm cách ngăn cản đám cưới.

    ngoai tinh gucci 1
    Maurizio Gucci và Patrizia Reggiani trong đám cưới của họ năm 1973.

    Tình nghĩa phu thê 10 năm kết thúc bằng phát đạn "lạnh hơn cả phiến băng"

    Dù đã tuyên bố không cho con 1 xu nhưng khi qua đời vào năm 1983, ông Rodolfo để lại cho đứa con trai duy nhất món quà lớn: một phần lớn cổ phần đế chế Gucci.

    Việc Maurizio lên làm chủ tịch đã khiến cuộc hôn nhân của họ đi xuống. Trước khi chết, ông Rodolfo cảnh báo người con dâu mà ông từng ghê tởm: "Một khi có tiền và quyền lực, thằng bé sẽ thay đổi. Cô sẽ thấy mình sống với một người đàn ông hoàn toàn khác".

    Trong thời gian bận đấu tranh với các thành viên khác trong gia đình Gucci trước tòa và cố vực lại công việc kinh doanh từ bờ vực phá sản, Maurizio không có nhiều thời gian dành cho Patrizia hay 2 cô con gái Alessandra (sinh năm 1976) và Allegra (sinh năm 1981) của họ. Bên cạnh đó, những nỗ lực ủng hộ chồng của Patrizia cũng tan thành mây khói. Domenico De Sole, Giám đốc điều hành của Gucci America, nhớ lại: "Cô ấy đã giúp anh ấy để chống lại bác của anh ấy, anh em họ của anh ấy hoặc bất kỳ ai khác mà cô ấy cảm thấy không đối xử đúng mực với anh ấy".

    "Anh ấy không về nhà ăn trưa… Anh ấy tăng cân và ăn mặc xấu", Patrizia nhớ lại. "Maurizio ngừng chia sẻ mọi thứ với tôi, giọng điệu của anh ấy trở nên tách biệt. Chúng tôi ít nói chuyện với nhau hơn. Chúng tôi trở nên lạnh nhạt và vô cảm với nhau".

    Vào tháng 5 năm 1985, Maurizio mang một chiếc vali rời khỏi căn hộ của họ ở Milan và nói rằng anh sẽ đi Florence vài ngày. Vài ngày sau, một người bạn chung ghé qua để cho Patrizia biết Maurizio sẽ không quay về nữa.

    ngoai tinh gucci 1
    Hình ảnh Maurizio Gucci trong những năm 80.

    Maurizio thậm chí không thèm đề nghị ly hôn nhưng vẫn yêu cầu Patrizia tiếp tục xuất hiện và tham dự các sự kiện với mình. Patrizia cố gắng giữ sự bình tĩnh với hy vọng giành lại được trái tim chồng nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh trầm cảm.

    Không có vợ hậu thuẫn, Maurizio vẫn tự chèo lái công ty, dùng âm mưu để loại bỏ từng thành viên trong gia tộc Gucci - trong đó có việc tống bác ruột mình - Aldo - vào tù nhằm độc chiếm công ty. Nhưng cái cách mà Maurizio thể hiện chỉ càng khiến người ta thất vọng não nề.

    Kể từ năm 1989, Gucci luôn có giá trị ròng âm 17.3 triệu USD và lỗ 30 triệu USD mỗi năm. Nhà mốt lụn bại tới mức Maurizio phải sang tên cho một ngân hàng đầu tư Trung Đông tên Investcorp vào năm 1993 với giá 135 triệu USD.

    ngoai tinh gucci 1
    Hình ảnh cặp đôi thuở hạnh phúc và 2 con gái Alessandra (sinh năm 1976) và Allegra (sinh năm 1981).

    Giàu sụ nhờ bán đứt sản nghiệp dòng họ, thế nhưng Maurizio chỉ chia cho vợ 1 triệu USD mỗi năm kể từ phán quyết ly hôn có hiệu lực. Chưa kể cách điều hành của ông khiến Patrizia chán ngán. Mỗi khi góp ý với chồng, Patrizia đều nhận được đáp trả chua chát: "Cô biết vì sao cuộc hôn nhân của chúng ta lụn bại không? Vì cô luôn ngỡ mình là chủ tịch cơ đấy. Ở đây chỉ có một chủ tịch thôi!"

    Giọt nước cuối cùng làm tràn ly là sự hiện diện của cô ả "trà xanh" tên Paola Franchi. Maurizio cũng đã tính đến chuyện đi bước nữa với cô bồ này, trong khi Patrizia lại ấp ủ một âm mưu động trời khác: Trừ khử ông chồng cũ ra khỏi cuộc đời.

    Trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 18 xa hoa của con gái Alessandra vào năm 1994, Patrizia thậm chí còn bị cáo buộc đã hỏi luật sư phụ trách việc ly hôn của mình rằng cô có thể làm thế nào về việc giết Maurizio.

    Vào ngày Maurizio bị sát hại 2 thập kỷ sau đó, theo lệnh của Patrizia, cô đã viết một từ trong nhật ký của mình, bằng chữ in hoa và bằng tiếng Hy Lạp: “PARADISE”.

    Khi Maurizio không đến thăm mình sau ca phẫu thuật loại bỏ khối u não, Patrizia đã ghi lại cơn giận dữ vào một cuộn băng cát-sét rồi đưa cho chồng cũ: “Maurizio, tôi sẽ không cho anh một phút nào bình yên… Anh đang là một phần của nỗi đau đớn mà mẹ con tôi đều muốn quên đi... địa ngục dành cho anh vẫn chưa đến đâu".

    Trong nhật ký của mình, Patrizia viết: “Endetta [V] không chỉ dành cho những người bị áp bức mà còn dành cho các thiên thần. Hãy trả thù vì bạn đã đúng".

    Trong vòng 3 tiếng đồng hồ sau khi kẻ sát nhân mình thuê bắn chết Maurizio vào sáng ngày 27 tháng 3 năm 1995, Patrizia đã đến căn hộ xa hoa để đuổi bạn gái nhiều năm của chồng cũ và đứa con trai 10 tuổi của cô ta đi. Sau đó Patrizia đã dọn vào ở cùng 2 con gái.

    ngoai tinh gucci 1
    Patrizia Reggiani trong tang lễ của chồng cũ.

    Tại đám tang của chồng cũ, Patrizia đeo kính râm to và mạng che mặt đen, nói với các phóng viên rằng: “Tôi xin lỗi ở cấp độ con người. Còn ở khía cạnh cá nhân, tôi không thể nói điều tương tự”.

    Không một ai ngờ rằng người phụ nữ xinh đẹp đã thuê người giết chồng. Mãi đến 2 năm sau, khi một trong những tên ám sát dính líu đến án mạng lỡ bô bô về sự tình khiến cuộc điều tra được lật lại và vỡ lở. Chân tướng được phanh phui hoàn toàn vào năm 1998, kéo theo bản án 26 năm bóc lịch cho Quý bà Gucci hay Góa phụ đen - những biệt danh giới truyền thông Ý dành riêng cho Patrizia.

    Người ta cho rằng Patrizia giết chồng cũ vì ghen tuông, đồng thời bà muốn ngăn cản cuộc hôn nhân giữa Gucci và Paola Franchi vì việc này có thể khiến tiền cấp dưỡng của bà bị giảm phân nửa.

    Tưởng vào tù "trả nghiệp" mà sướng hơn bà hoàng

    Theo tờ The Guardian, năm 1997, Patrizia Reggiani bị kết án 29 năm tù, nhưng được giảm xuống còn 26 năm vào năm 2000. Cùng năm đó, bà ta định tự tử nhưng sớm các nhân viên an ninh phát hiện. Trong thời gian thụ án tù vì tội mưu sát chồng, bà ta đã từ chối đề nghị lao động để được giảm án. Patrizia nói với luật sư của mình thế này: “Tôi chưa bao giờ làm việc trong đời và tôi không có ý định bắt đầu ngay bây giờ". Câu nói ấy đồng nghĩa với việc bà ta chọn ngồi tù thêm vài năm chứ không muốn lao động.

    ngoai tinh gucci 1

    Dù một mực từ chối chuyện làm việc nhưng năm 2014, Patrizia đã xin tạm tha vì được nhận vào làm việc tại công ty trang phục và trang sức Bozart.

    Công việc của Patrizia là cố vấn cho đội thiết kế của Bozart và đọc các tạp chí thời trang. The Guardian đưa tin rằng khi mới đến làm việc, Patrizia đã giúp thiết kế một bộ sưu tập đồ trang sức bảy sắc cầu vồng và những chiếc túi dạ hội lấy cảm hứng từ chú vẹt vẹt đuôi dài tên Bo của mình.

    ngoai tinh gucci 1

    ngoai tinh gucci 1

    Năm 2016, Patrizia được thả tự do sau 18 năm thụ án vì... cải tạo tốt rồi được tuyển dụng như một nhà tư vấn tại một công ty trang sức không rõ tên. Tuy nhiên, tính đến năm 2021, tình trạng việc làm của người phụ nữ vẫn chưa được công khai rõ ràng.

    Nói là được ra tù vì cải tạo tốt nhưng mấy ai biết được rằng bà ta đi tù mà như... đi nghỉ dưỡng.

    ngoai tinh gucci 1
    Quý bà Gucci rực rỡ sau khi ra tù.

    Patrizia bị giam trong nhà tù San Vittore, nơi từng bị Đức Quốc xã chiếm đóng, và được gọi là “dinh thự San Vitorre”, theo The Daily Beast.

    Báo cáo cùng một nguồn tin của Daily Beast cho biết, sau khi ra tù, bà ta đã mô tả việc ở tù vừa "thư giãn" vừa "kinh khủng", trong đó bà ta "ngủ rất nhiều".

    Tờ The Daily Beast cũng dẫn nguồn tin từ một quản ngục ẩn danh rằng, thậm chí, Patrizia còn được hưởng nhiều đặc ân, bao gồm được phép nuôi thú cưng là một con chồn hương tên Bambi, nhưng con vật đã chết vì bị một tù nhân khác ngồi đè lên. Bà ta thường "nằm dài" trong sân nhà tù để tắm nắng, thư giãn. Với sự nổi tiếng và khét tiếng của mình, bà ta thường ra lệnh cho các tù nhân khác và hối lộ các cai ngục để được tự do tung hoành.

    Năm 2016, trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, Patrizia nói rằng bà ta đang sống với người mẹ (lúc đó đã 89 tuổi) trong một ngôi nhà phố ở Milan và thường xuất hiện ở những khu phố cao cấp cùng chú vẹt của mình vào cuối tuần.

    2 con gái của Patrizia, Alessandra và Allegra Gucci, đều đã kết hôn và định cư ở Thụy Sĩ . Họ thừa kế gia sản triệu USD, bao gồm du thuyền và chuỗi bất động sản từ bố. Tuy nhiên, 2 người này được cho là không có mối quan hệ tốt với mẹ ruột.

    ngoai tinh gucci 1

    Cũng trong cuộc phỏng vấn năm 2016 với The Guardian, Patrizia Reggiani tiết lộ rằng mối quan hệ của bà ta và các con gái đang căng thẳng. Bà nói: "Chúng tôi đang trải qua một khoảng thời gian tồi tệ. chúng không hiểu tôi và đã cắt hỗ trợ tài chính của tôi. Tôi không có gì cả, và tôi thậm chí còn chưa được gặp 2 cháu trai của mình".

    Kênh 14 (Nguồn: T$C Magazine, The Guardian, SCMP)

  • Người khổng lồ siêu thị ASDA có một số gian bán quần áo đã quen thuộc với người tiêu dùng, bao gồm Missguided, Sian Marie, George. Không chỉ dừng lại ở quần áo phổ thông, ASDA còn cung cấp cả những mặt hàng thời trang cao cấp mà trước giờ bạn chưa từng nhìn thấy ở một siêu thị nào. 

    Từ cuối tháng 11, ASDA đã bắt đầu bán mặt hàng thời trang Gucci với giá chỉ £12, nhưng bạn phải nhanh chân lên. Gian hàng George ở ASDA đã thông báo sẽ bán những mặt hàng may mặc được yêu thích của Gucci với giá vô cùng hợp túi tiền. 

    ASDA ban do Gucci
    Sở hữu hàng hiệu Gucci với giá chỉ 12 bảng?

    Động thái này xuất hiện cùng lúc với thời điểm ra mắt bộ phim bom tấn House of Gucci của đạo diễn Ridley Scott, với sự tham gia diễn xuất của Lady Gaga và Jared Leto. 

    Vấn đề nằm ở chỗ, bạn sẽ không thể dễ dàng tìm thấy những món hàng này, bởi vì các nhân viên tinh quái đã giấu chúng đi. 30 mặt hàng đặc biệt của Gucci sẽ được giấu trong các cửa hàng của ASDA ở UK. Khách hàng sẽ phải săn tìm cơ hội mua được món hàng đắt đỏ của nhà mốt danh tiếng với giá chỉ 12 bảng. 

    Đây là sự hợp tác giữa ASDA và đối tác bán buôn mặt hàng thời trang bền vững vintage - PreLoved Kilo. Các ''báu vật'' bí mật của Gucci sẽ được giấu trong những gian hàng George ở các siêu thị ASDA trên khắp Vương quốc Anh. Trong số này có những chiếc áo khoác trị giá tới 4,000 bảng, một đôi vớ cũng có giá tới 145 bảng.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể mua những mặt hàng thời trang vintage tại 50 chi nhánh ASDA trên khắp UK, bao gồm London, Bristol, Birmingham, Edinburgh và Brighton. 

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỘ PHIM HOUSE OF GUCCI

    house of gucci 0

    Bộ phim House of Gucci ra mắt dịp Lễ Tạ Ơn 2021 nói về một trong những vụ mưu sát vì tình, vì tiền và vì danh tiếng gây chấn động nhất giới thời trang vào thập niên 1990. Năm 1995, ông Maurizio Gucci, cháu trai Guccio Gucci – nhà sáng lập thương hiệu thời trang Ý – bị bắn chết trên đường phố Ý. Kẻ chủ mưu chính là vợ cũ của ông, bà Patrizia Reggiani.

    Bộ phim được biên kịch Roberto Bentivegna viết kịch bản, dựa trên quyển sách của tác giả Sara Gay Forden – The House of Gucci: A Sensational Story of Murder, Madness, Glamour, and Greed (tạm dịch: Nhà mốt Gucci: Câu chuyện của vụ thảm sát, sự điên cuồng, vẻ hào nhoáng và lòng tham vô tận).

    Bộ phim House of Gucci quy tụ dàn diễn viên hoành tráng. Đó là Lady Gaga ở vai người vợ ghen tuông Patrizia Reggiani. Adam Driver vai Maurizio Gucci, người chồng bị bắn chết. Al Pacino vai Aldo Gucci, người con cả của nhà sáng lập Guccio Gucci và chú Maurizio. Jared Leto vai Paolo Gucci, con trai Aldo. Jeremy Irons vai Rodolfo Gucci, bố Maurizio, con trai út của Guccio Gucci. Và Salma Hayek vai bà đồng Pena, người đã giúp Patrizia lên kế hoạch ám sát.

    Diễn xuất đỉnh cao, cốt truyện kịch tính khiến người xem phải hồi hộp theo từng biến động. Tuy nhiên, bộ phim của đạo diễn Ridley Scott có đúng với lịch sử thật? Hãy cùng tìm hiểu.

    1. Gốc gác gia tộc Gucci

    house of gucci 0
    Lady Gaga mặc các thiết kế làm từ da thuộc và vải canvas monogram của Gucci trong phim. Ảnh: Instagram @gucci

    Trong phim House of Gucci, Aldo Gucci (con cả của nhà sáng lập Guccio Gucci) luôn miệng nói rằng gia đình Gucci đã có lịch sử là nghệ nhân chế tác phụ kiện da thuộc và đồ cưỡi ngựa cho hoàng tộc và quý tộc Ý.

    Thực hay hư? Hư cấu. Gia đình Gucci đúng là có truyền thống chế tác đồ da. Nhưng họ chỉ là một trong nhiều gia đình có truyền thống này tại Florence, Ý. Mãi đến khi Guccio Gucci đến Anh làm việc cho khách sạn Savoy, ông mới nảy ra ý tưởng chế tác phụ kiện cưỡi ngựa bằng da thuộc cao cấp. Khi họ đã khấm khá, gia đình Gucci mới chế tác nên gia huy là hiệp sỹ cưỡi ngựa để có vẻ trông quyền quý hơn.

    2. Mối tình giữa Patrizia Reggiani và Maurizio Gucci

    house of gucci 0
    Cảnh party nơi Patrizia gặp Maurizio. Ảnh: Instagram @houseofguccimovie

    Trong phim House of Gucci, Patrizia Reggiani (Lady Gaga thủ vai) và Maurizio Gucci (Adam Driver đóng) gặp nhau tình cờ tại một buổi party. Patrizia nhầm tưởng Maurizio là một chàng bartender điển trai. Tuy vẻ bề ngoài của Maurizio cuốn hút, chính họ Gucci mới là chi tiết khiến Patrizio để ý. Cô nàng ngay lập tức tìm mọi cách theo đuổi chàng công tử nhà giàu. Bộ phim miêu tả Patrizia Reggiani như một kẻ đào mỏ thực thụ.

    Thực hay hư? Có phần khác với sự thật. Theo quyển sách cùng tên của tác giả Sara Gay Forden, trước khi hai người này chạm mặt nhau thì Patrizia đã biết Maurizio là ai và trông ra sao. Nhưng chính Maurizio mới là người theo đuổi Patrizia vì cho rằng cô đẹp như nữ diễn viên Elizabeth Taylor.

    3. Maurizio Gucci có từng bị đuổi khỏi nhà?

    house of gucci 0
    Đám cưới không có sự góp mặt của các thành viên gia tộc Gucci. Ảnh: Instagram @houseofguccimovie

    Trong phim House of Gucci, Maurizio Gucci sau khi say đắm Patrizia Reggiani đã muốn ngay lập tức cưới nàng về dinh. Nhưng bố của ông, Rodolfo, cho rằng Patrizia là kẻ đào mỏ. Ông ngăn cấm cuộc hôn nhân ấy. Phẫn nộ, Maurizio chạy trốn khỏi nhà, đến tá túc với gia đình Reggiani. Bố Patrizia Reggiani có một công ty kinh doanh xe tải, và Maurizio đã làm công cho ông ấy trong nhiều năm, trước khi quay lại với gia đình Gucci.

    Thực hay hư? Sự thật. Theo lịch sử, ông Reggiani thực chất là bố dượng của Patrizia, nhưng yêu thương cô hết mình. Patrizia vốn mang họ Martinelli, sinh 2/12/1948 ở một ngôi làng nhỏ gần Milan. Mẹ của cô cưới ông Reggiani khi cô 12 tuổi, và lúc này ông đã có một đế chế buôn bán xe tải nổi tiếng. Tất nhiên, khối lượng tài sản của họ chẳng là gì khi so với gia tộc Gucci. Vì vậy mà Rodolfo Gucci cho rằng Patrizia Reggiani trèo cao.

    4. Paolo Gucci có yếu kém như phim House of Gucci diễn tả?

    house of gucci 0
    Jared Leto thủ vai Paolo Gucci, tại lễ công chiếu phim House of Gucci ở Los Angeles. Ảnh: Reuters

    Trong phim House of Gucci, Paolo Gucci, con trai của Aldo Gucci, luôn luôn cho rằng cha lạc hậu về mặt thẩm mỹ. Để mời Paolo đá Aldo ra khỏi công ty, Maurizio và Patrizia đã hứa hẹn sẽ cho anh thiết kế một dòng thời trang may mặc sẵn cho Gucci. Nhưng các thiết kế thực sự xấu xí. Rồi Maurizio và Patrizia gọi cảnh sát đến ngừng show diễn vì cáo buộc Paolo vi phạm quyền thương mại, khi sử dụng cái tên Gucci trái phép.

    Thực hay hư? Hư cấu. Paolo Gucci thực chất rất có tài thiết kế. Bộ sưu tập đầu tay của anh là thời trang thể thao, được công chúng đón nhận, và nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ – trái ngược hoàn toàn với những gì thương hiệu Gucci đang thực hiện vào thời điểm ấy. Năm 1980, anh bị đuổi khỏi êkíp thiết kế của Gucci. Nếu Paolo được phép tiếp tục thiết kế thời trang, anh có lẽ sẽ là một nhà thiết kế nổi tiếng bây giờ, và Gucci có lẽ vẫn còn trực thuộc quyền kiểm soát của gia tộc.

    Tuy nhiên, cảnh các cảnh sát đến ngừng show diễn của Paolo là có thật. Theo đúng lịch sử, Maurizio và Paolo đã ngừng hợp tác từ năm 1986. Paolo hoàn toàn không được phép sử dụng tên Gucci cho show diễn của mình. Vì vậy, show diễn của anh hoàn toàn bất hợp lệ.

    5. Aldo Gucci có thực sự thích Maurizio hơn Paolo?

    house of gucci 0
    Aldo Gucci tại cửa hàng flagship của hãng ở Rome. Ảnh: Instagram @gucci

    Aldo Gucci là doanh nhân đại tài. Ông là người đã đưa danh tiếng Gucci lên tầm cao mới khi bành trướng sang Mỹ và Nhật. Trong phim House of Gucci, Aldo Gucci (Al Pacino thủ vai) luôn miệng nói rằng đứa con trai Paolo của mình ngu ngốc, chẳng thông minh và được việc như Maurizio. Aldo dạy việc cho Maurizio, thương cậu như con trai. Đây là lý do khi Aldo Gucci phát hiện Maurizio đã tố cáo với IRS mình trốn thuế khiến ông phải ở tù một năm, và đã xúi Paolo bán cổ phần cho Investcorp, ông đã vô cùng đau lòng và buông xuôi tất cả.

    Thực hay hư? Hư cấu. Aldo Gucci thực chất không ưa gì cháu trai Maurizio. Và chính Paolo cũng không thích người cha của mình. Trong thực tế, sau khi Rodolfo Gucci qua đời, Maurizio đã tranh chấp kịch liệt với Aldo để chiếm quyền điều hành tổng công ty Gucci. Người tố cáo Aldo trốn thuế chính là con trai Paolo.

    6. Maurizio Gucci có thực sự là doanh nhân giỏi?

    house of gucci 0
    Adam Driver thủ vai Maurizio Gucci. Ảnh: Instagram @houseofguccimovie

    Trong phim House of Gucci, Maurizio Gucci được miêu tả là người đã hiện đại hóa thương hiệu Gucci. Thông qua luật sư Domenico de Sole, anh đã liên hệ công ty đầu tư Investcorp, rù quến họ để rót vốn cho Gucci. Anh đã phỏng vấn Tom Ford, đồng ý để Tom Ford thử nghiệm những ý tưởng điên rồ, để thử phương hướng mới cho Gucci. Điểm yếu duy nhất của Maurizio là chi xài quá phóng tay.

    Thực hay hư? Hư cấu. Maurizio Gucci là một người kém cỏi. Nếu Aldo Gucci biết cách đầu tư để tạo ra cơ hội kiếm tiền, thì Maurizio Gucci lại chỉ biết tiêu pha vô độ. Anh tốn rất nhiều tiền bạc trang hoàng cho những cửa hàng Gucci mới dù sản phẩm không mang lại doanh số tương xứng. Đây là lý do anh bị Investcorp tìm cách tống cổ đi.

    Còn Tom Ford thực chất đến với Gucci sau khi Maurizio đã rời đi – nhà thiết kế trẻ được tuyển chọn bởi nữ doanh nhân Dawn Mello, một người Investcorp mời về (không xuất hiện trong phim House of Gucci).

    7. Vì sao Patrizia lại giết Maurizio?

    house of gucci 0
    Ảnh: Instagram @ladygaga

    Đến nay, người ta vẫn không rõ liệu Patrizia Reggiani có từng yêu Maurizio không, hay cô ta chỉ thích những lợi ích về vật chất mà anh chồng mang lại. Phim dường như ám chỉ rằng, trong giai đoạn đầu, cô đúng là bị hấp dẫn bởi tiền bạc của Maurizio. Nhưng sau khi ly dị, chồng cũ vẫn chu cấp đủ cho Patrizia hưởng thụ cuộc sống sang giàu. Việc thuê kẻ ám sát Maurizio chứng minh rằng cô vô cùng yêu chồng cũ ấy và không muốn chia sẻ Maurizio với người đến sau, Paola Franchi.

    Thực chất, có lẽ Patrizia không yêu Maurizio nhiều đến vậy. Lý do thực vì sao cô thuê sát thủ ám sát chồng vì năm 1995, anh Maurizio muốn chính thức kết hôn với Paola. Một khi kết hôn với vợ mới, số tiền Maurizio phải chu cấp cho Patrizia sẽ bị giảm xuống còn phân nửa. Điều này khiến Patrizia tức giận và là động cơ khiến cô thuê sát thủ. Khi được hỏi “vì sao cô không tự tay bắn Maurizio?”, Patrizia trả lời, “Mắt tôi không tốt lắm. Tôi không muốn bắn trượt”. 

    Viethome (theo Manchestereveningnews / Bazaar Vietnam)

  • Hôm nay ngày 22/10/2021, Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu (Phẩm bài đại diện) cho Gucci.

    "Tiêu Chiến đảm nhiệm vai trò đại diện thương hiệu Gucci, đồng hành với Gucci cùng nhau khám phá và và tìm hiểu hành trình tự sự về thời trang", Gucci đăng tải.

    GUCCI cũng đăng tải video quảng cáo sản phẩm của người đại diện Tiêu Chiến: "Người đại diện thương hiệu Tiêu Chiến đã thể hiện dự án hình ảnh sáng tạo mới của GUCCI. Tiếp tục chủ nghĩa thẩm mỹ siêu thực mang tính biểu tượng của thương hiệu. Trong video, Tiêu Chiến với nhiều tạo hình phong cách khác nhau qua nhiều lần xuất hiện, cuối cùng đến với GUCCI để bắt đầu một hành trình mới".

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Tài khoản weibo chính thức của Thời trang Sohu đã đăng tải các hình ảnh được cắt ra từ trong clip quảng bá Gucci của người đại diện Tiêu Chiến: "Xin chúc mừng Tiêu Chiến đã trở thành người đại diện thương hiệu Gucci..."

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Thông tin thêm về Gucci:

    Gucci là một trong những nhãn hiệu xa xỉ lừng danh, có ảnh hưởng trên thế giới, ắt phải nhắc tới khi bàn về thời trang và phụ kiện, là một chuẩn mực về kinh doanh sáng tạo và hiện đại.

    Ra đời tại Florence vào năm 1921, Nhà mốt nổi tiếng vì những sáng tạo độc đáo và thời thượng đại diện cho đỉnh cao kỹ thuật thủ công của người Ý và không thể vượt qua về chất lượng, tỉ mỉ đến từng chi tiết và thiết kế giàu sức tưởng tượng.

    Ngày nay, Gucci đang nỗ lực định nghĩa lại từ “Xa xỉ” cho thế kỷ 21, một tham vọng bắt đầu từ năm 2015 dưới sự dẫn dắt bởi bộ đôi là Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và CEO Marco Bizzarri. Rực rỡ sắc màu, lãng mạn, thi vị và ảo diệu, tầm nhìn độc đáo của Michele (người đã gắn bó với Gucci từ năm 2002) nhận được tán thưởng từ giới phê bình, đồng thời tạo được một mối liên kết cảm xúc rất riêng với những khách hàng trẻ tuổi.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Với cách phiên giải uyên bác lịch sử văn hóa và thời trang, tiếp cận đa chiều của Michele đã thành công trong việc kết hợp giữa yêu cầu ăn mặc thời thượng với nghệ thuật Phục hưng Ý, lối thẩm mỹ gô tích với thái độ nổi loạn punk DIY. Lúc này hơn lúc nào khác, sự hấp dẫn thu hút, đổi mới và một cam kết theo đuổi cho phép Gucci hướng tới một cách tiếp cận thời trang hiện đại hoàn toàn mới.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    Gucci là một nhà mốt thuộc Kering, một tập đoàn xa xỉ toàn cầu quản lý một loạt các nhà mốt thời trang, đồ da, trang sức và đồng hồ lừng danh gồm: Gucci, Saint Laurent, Bottega Veneta, Balenciaga, Alexander Mc Queen, Brioni, Boucheron, Pomellato, DoDo, Qeelin, Ulysse Nardin, Girard-Peregaux và mắt kính Kering. Kering tạo điều kiện cho các nhãn hiệu dưới trướng khám phá các giới hạn sáng tạo mới cùng lúc xây dựng một thế giới hàng xa xỉ bền vững và có trách nhiệm. Năm 2020, doanh thu của Kering là 13,1 tỉ Eur. Một thông tin thú vị là nữ diễn viên nổi tiếng Emma Watson là một Giám đốc trong ban quản trị của Kering từ 16/6/2020. Nhiệm kỳ của cô sẽ kết thúc vào cuối tháng 12 năm 2023. Nữ diễn viên nổi tiếng còn được biết đến với tư cách là nhà hoạt động xã hội tích cực với những nỗ lực lên tiếng, đấu tranh vì quyền bình đẳng cho phụ nữ, bình đẳng giới không chỉ trong lĩnh vực giải trí.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Kering ngay từ những ngày đầu thành lập đã triển khai rất nhiều hoạt động, dự án hướng tới xã hội bền vững, có trách nhiệm với môi trường, trong đó bao gồm cả việc thành lập Quỹ Kering hỗ trợ ứng phó vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương, cung cấp tài chính cho các dự án kinh doanh vì cộng đồng… hướng tới một tầm nhìn là sự “Xa xỉ” không tách rời khỏi những giá trị và tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội.

    Từ năm 2019, Kering đã soạn thảo Bộ tiêu chuẩn phúc lợi động vật và cùng các chuyên gia, tổ chức bên ngoài xúc tiến các chương trình hành động cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành thời trang và hàng hóa xa xỉ. Bắt đầu từ mùa thời trang Thu Đông 2022, tất cả các sản phẩm trong các bộ sưu tập của tất cả 13 nhà mốt trong tập đoàn sẽ không còn sử dụng lông thú ở bất kỳ hình thức nào. Trước khi có động thái thống nhất trong toàn bộ tập đoàn, Gucci đã tiên phong triển khai ý tưởng này từ năm 2017 khi tuyên bố sẽ ngừng sử dụng lông thú dưới sự dẫn dắt của giám đốc sáng tạo Alessandro Michele (Trước đó Gucci đã có màn trở lại ngôi vị hoành tráng dưới thời Tom Ford ưa sự hào nhoáng cùng việc sử dụng thường xuyên lông thú trong sản phẩm.)

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Năm 2017, giữ vững cam kết của Kering về kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, Gucci đã tuyên bố chương trình “Culture of Purpose’, một chương trình 10 năm tập trung vào việc tạo dựng tác động môi trường và xã hội tích cực với hai cam kết và ba trụ cột. Cam kết đầu tiên chính là việc Gucci tham gia vào Liên minh không sử dụng lông thú (FFA) trong ngành thời trang, liên minh đấu tranh với tình trạng bóc lột và đối xử tàn nhẫn để lấy lông thú trong tự nhiên và cả trong các cơ sở nuôi công nghiệp.

    Cam kết này đã được hiện thực hóa từ bộ sưu tập Xuân Hè 2018 Gucci không còn sử dụng và quảng bá về lông thú. Cam kết tiếp theo là Gucci quyên tặng 1 triệu Euro với tư cách là đối tác sáng lập của Sáng kiến tăng cường năng lực cho trẻ em gái của UNICEF. Sáng kiến này giúp UNICEF tiếp cận đến và nâng cao năng lực trực tiếp cho 50.000 trẻ em gái và gián tiếp tới hơn 150.000 trẻ khác. Nguồn quỹ và các hoạt động nằm trong khuôn khổ sáng kiến của Gucci và UNICEF góp phần hiện thực hóa Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs), cụ thể là Mục tiêu số 5 có trọng tâm là bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái. Ba trụ cột mang tính nguyên tắc của Gucci trong Culture of Purpose là: Môi trường, Nhân văn và Mẫu hình mới.

    Clip quảng bá Gucci của người đại diện Tiêu Chiến

    Về trụ cột môi trường, Gucci cam kết giảm tác động môi trường và đặt mục tiêu tham vọng tạo một tiêu chuẩn mới trong ngành bán lẻ đồ xa xỉ, ví dụ đảm bảo truy vết được 95% nguyên vật liệu thô, hay như nỗ lực giảm nguyên vật liệu thừa, giảm khối lượng da được xử lý trong quá trình sản xuất cũng như tiết kiệm nước và giảm khí thải carbon trong các công đoạn sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Trụ cột thứ hai là Nhân văn. Gucci nỗ lực tăng cường năng lực cho nhân viên và bảo tồn các kỹ năng nghệ nhân trong chuỗi cung ứng của nhãn hiệu. Gucci đã được trao giải thưởng Green Carpet Fashion vì các đổi mới mang tính bền vững, bình đẳng giới (6 trong 10 lãnh đạo cao cấp của Gucci là nữ), đa dạng và hòa hợp (Gucci là thành viên của Parks – Liberi e Uguali, tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được sự da dạng hóa tại môi trường làm việc). Sau cùng Gucci cũng luôn tìm kiếm phát triển các phương thức vận hành mới, áp dụng cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và hậu cần (ví dụ thành lập trung tâm Artlab về vật liệu da)… Ngoài ra Gucci còn triển khai một chương trình để nhân viên hãng dùng 1% quỹ thời gian làm việc hàng năm cho các hoạt động tình nguyện.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Ra mắt ngày 05/6/2018 nhân Ngày Môi trường Thế giới, Gucci Equilibrium là web phụ của Gucci, chuyên trang đăng tải những hoạt động của nhãn hiệu vì mục tiêu con người và hành tinh, hướng tới phát triển bền vững. Gucci muốn phát triển nền tảng này trở thành một công cụ phản ánh sự cân bằng giữa các mục tiêu thẩm mỹ và đạo đức, là kim chỉ nam cho chiến lược của hãng. Theo Diana Verde Nieto, đồng sáng lập và CEO của Positive Luxury “Nhờ có sự chuyển đổi giá trị trong nhận thức của khách hàng thời đại mới, những nhãn hàng xa xỉ như Gucci đã nhận ra rằng CSR (trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội) không chỉ còn nằm trong danh mục việc phải làm.

    Gucci nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp với công chúng về những gì nhãn hiệu đang chủ động thực hiện vì mục tiêu con người và hành tinh này cho dù là những hành động nhỏ nhất.” Gucci Equilibrium ngoài là một nền tảng để chia sẻ những hoạt động của nhãn hiệu, còn có tính năng cho người tiêu dùng tương tác và tham gia cùng với nhãn hiệu. Người tiêu dùng dễ dàng truy cập để biết đến chính sách bền vững và trách nhiệm xã hội của nhãn hiệu, thông tin liên hệ của người phụ trách CSR của doanh nghiệp, mở ra các kênh giao tiếp... “Có những thời điểm quan trọng chúng ta có thể cùng nhau chung sức để thực hiện được các Mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc và Thỏa thuận Khí hậu Paris. Cách duy nhất để làm được điều đó là đem mọi người đến gần nhau, chia sẻ ý tưởng, sáng kiến và kinh nghiệm. Đó là mục tiêu chúng tôi cho ra đời Gucci Equilibrium”, theo Marco Bizzarri, CEO của Gucci.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Từ năm 2013, các quyết định mua hàng của những khách hàng giới xa xỉ đã chuyển đổi ngoạn mục bởi sự quan tâm của họ tới trách nhiệm xã hội và sự bền vững. Ngày nay, 56% các khách hàng xa xỉ thực sự đã hài hòa quan tâm của họ với quan điểm các nhãn hàng xa xỉ cần có trách nhiệm xã hội, so với 45% năm 2013. 62% được hỏi cho biết họ sẽ giao dịch với một nhãn hiệu ủng hộ cho sự bền vững hơn là một nhãn hiệu không làm điều đó, tỉ lệ này năm 2013 là 50%. Các mối quan tâm về sự bền vững đã trở nên lớn hơn nhiều ở Hàn Quốc (81%), Nhật Bản (70%), Trung Quốc (66%) và Pháp (66%) so với Mỹ (45%) hay Anh (43%). Gucci đã nhanh chóng trở thành nhân tố đi đầu về sự bền vững trong giới xa xỉ.

    Những năm qua, Gucci là nhãn hiệu kinh doanh tốt nhất của Kering do sự tăng trưởng bán hàng xuất sắc. Theo Statista, nhà mốt kết thúc năm 2019 với 9,6 tỉ USD bán hàng, cao một cách ấn tượng khi so với Saint Laurent (2 tỉ) hay Bottega Veneta (1,16 tỉ). Theo Globenewires về kết quả kinh doanh Quý 3 năm 2021, doanh thu tổng Kering đạt 4,187.8 tỉ EUR, trong đó Gucci đóng góp 2,181.8 tỉ so với Saint Laurent (652.9 triệu), Bottega (363.4 triệu).

    Gucci không thể có kết quả ấn tượng như vậy nếu không có chiến lược marketing số của Alessandro Michele, chiến lược ưu tiên hướng đến khách hàng trẻ, hiểu nhu cầu của họ và hành động theo họ. Marco Bizzari và Alessandro Michele đã cho triển khai chiến lược marketing nhằm vào Gen Z, nhóm khách hàng rõ ràng là sức mua thấp, ngược lại có ảnh hưởng lớn. Theo Forbes, trong khi nhóm khách hàng này chỉ chiếm 4% lượng tiêu thụ sản phẩm xa xỉ toàn thế giới năm 2018, đến năm 2020 tỉ lệ đó đã tăng gấp đôi.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    Tại những vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Gen Z chiếm tới 15% lượng mua sắm các mặt hàng xa xỉ tại đất nước này. Để thu hút nhóm khách hàng trẻ này, nhóm đối tượng mà các nhãn hiệu khác trong lúc này còn chưa tính đến, Gucci đã tự làm mới bản thân bằng việc sử dụng các công nghệ mới nổi và các công cụ marketing số để tạo ra nội dung số như các ứng dụng AR, VR, AI chatbots cũng như hợp tác với các đối tác để cho ra các sản phẩm số như các phiên bản ảo của các bộ sưu tập và sản phẩm của nhà mốt.

    Nếu những thập kỷ trước đây, các nhãn hiệu xa xỉ dùng các sản phẩm phụ trợ như thắt lưng, ví, các sản phẩm da nhỏ để hấp dẫn khách hàng kém dư giả hơn trước khi tiếp thị tới họ những tiêu chuẩn và trải nghiệm công ty có thể mang lại cho họ, ngày nay, Gucci đang làm chính xác như vậy nhưng được số hóa (50% doanh số của nhà mốt đến từ phụ kiện)… Những gì Gucci làm là chuyển một nhãn hiệu xa xỉ từ sàn diễn sang internet, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội bằng việc tập trung vào Gen Y và Gen Z. Chiến lược có vẻ đã gặt hái được thành công. Thực tế, 55% doanh thu của Gucci đến từ nhóm khách hàng dưới 35 tuổi. Tỉ lệ này đặc biệt cao so với các nhãn hiệu xa xỉ truyền thống khác. Bán hàng trực tuyến cũng chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Gen Z được nhắm đến không phải vì sức mua hiện tại mà bởi sức gây ảnh hưởng lớn của nhóm này. Nhóm khách hàng trẻ tuổi này định hình hành vi tiêu dùng hàng ngày thông qua sự tương tác với đồng nghiệp, thành viên gia đình, bạn bè v.v… Họ là nhóm tiếp nhận khởi điểm. Họ không ngại thử nghiệm những thứ mới lạ rồi giới thiệu cho người khác, đồng thời cũng là nhân tố tạo nên các đợt sóng quảng bá rộng rãi.

    Bên cạnh đó, thị hiếu và sự lựa chọn của nhóm khách hàng trẻ ảnh hưởng mạnh đến những thế hệ lớn tuổi hơn. Có câu “Các bà mẹ mua những gì con gái họ thích.” Trường hợp ngược lại hiếm thấy. Những nhãn hiệu mà Gen Z ưa thích sẽ tất yếu gợi hứng thú đối với Gen X. Tương tự, Gen Z sẽ khiến Gen X kém hứng thú với những những gì Gen Z không thích. Vì vậy, để vươn tới Gen X, các nhãn hiệu đầu tiên phải tương thích với Gen Z. Không tạo được sự tương thích này, một nhãn hiệu sẽ không có tương lai.

    Trung Quốc là một thị trường hàng xa xỉ phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất của thế giới. Đây cũng là thị trường trẻ nhất và số hóa nhất, nơi mà Gen Z đã đóng góp 15% lượng mua sắm hàng xa xỉ của nước này. Con số đó vẫn đang tăng trưởng với tốc độ chưa từng có. Thế hệ Gen Z của Trung Quốc có cái nhìn lạc quan về cuộc sống và tương lai, trưởng thành mà không phải trải qua khó khăn kinh tế. Họ có học thức, thường được học tại những trường đại học hàng đầu khắp thế giới, là những người kiêu hãnh và ái quốc hơn các thế hệ trước.

    Là những người sinh ra trong thời đại công nghệ, họ tiếp cận dễ dàng tới mọi thứ họ muốn. Cũng giống như Gen Z ở những nơi khác trên thế giới, Gen Z ở Trung Quốc coi bản thân họ là những thương hiệu cá nhân. Vì vậy, họ chỉ bao quanh bản thân bởi những nhãn hiệu tương thích với giá trị của mình. Và không nghi ngờ gì nữa, thế hệ trẻ nhất lại là nhân tố định hướng giá trị có ảnh hưởng nhất.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Để tiếp cận đến lực lượng gây ảnh hưởng này, Gen Z cần nhiều hơn việc được nhìn nhận. Cần có một chiến lược toàn thể. Lý do là nhóm dân số này số hóa một cách tối đa các hoạt động trong cuộc sống và nắm bắt thông tin nhanh chóng, có nghĩa là họ có mong đợi cao mà độ trung thành thì thấp. Những nhãn hiệu tương thích với Gen Z là những nhãn hiệu tiếp cận đến họ sớm, có những nội dung hấp dẫn và gắn kết họ trong khi chia sẻ các nguyên tắc và quan điểm của họ.

    Nhìn chung, các kết quả và báo cáo tài chính của Gucci đã chứng minh rằng nhóm khách hàng trẻ tuổi này thực sự là một lực lượng trong thế giới hàng xa xỉ.

    Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy 40% lượng hàng xa xỉ bán được do ảnh hưởng từ những gì khách hàng nhìn thấy trên mạng. Chiến lược số của Gucci không chỉ nhằm thu hút khách hàng tới các cửa hàng hoặc các kênh bán hàng khác, mà còn tạo ra các hiệu ứng lan truyền trong lĩnh vực số, có thể là trong các cộng đồng chơi game hoặc trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhãn hiệu cố gắng đạt được mục tiêu mà không phải quà cáp bằng sản phẩm cho những nhân vật, nhãn hàng có ảnh hưởng một cách phô trương. Nhãn hiệu quan tâm đến việc trở thành một nhãn hiệu được nói đến nhiều nhất trên mạng, bởi họ biết rằng bằng việc tạo sóng online, họ có thể sao chép hiệu ứng đó ngoài đời thực.

    Nhìn vào bối cảnh hiện tại, cách vận dụng truyền thống các phương tiện truyền thông – từ đơn giản là trưng bày ảnh chụp sản phẩm đến trả tiền cho những nhân vật ảnh hưởng hoặc người nổi tiếng tạo dáng với bộ sưu tập mới – đang dần tỏ ra kém hiệu quả không chỉ đối với những nhãn hiệu xa xỉ. Một số tác nhân ảnh hưởng đến xu hướng này. Đầu tiên đó là đại dịch COVID-19 giữ chân khách hàng tại nhà phần lớn thời gian trong năm vừa qua khiến những nội dung thực sự thú vị và giải trí lên ngôi. Khách hàng đơn giản sẽ không quan tâm nhiều đến việc hình ảnh những người nổi tiếng xuất hiện ở những vị trí đắc địa nào khi mà họ bị kẹt trong nhà. Tiếp đến, các nhãn hiệu thấy rằng lối tiếp cận sáng tạo với những sản phẩm truyền thông có nội dung gắn mác riêng sẽ đáng giá hơn là chỉ đơn giản ném tiền vào nền tảng rồi hi vọng đạt được hiệu quả cao nhất.

    Nghiên cứu của Customer Content Council cho thấy 72% đơn vị thực hiện marketing cho rằng tiếp thị nội dung hiệu quả hơn quảng cáo trên tạp chí, 62% cho rằng hiệu quả hơn hình thức quảng cáo trên TV, 69% cho rằng tiếp thị nội dung có hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với việc giao tiếp qua kênh email trực tiếp và quan hệ công chúng (PR). Đến lượt mình, trong khi vẫn duy trì các tài khoản trên các nền tảng xã hội, Gucci đã chứng tỏ là người dẫn dầu trong thế giới “hậu xã hội” thông qua chiến lược kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố nội dung-thương mại.

    Tháng 4 năm 2021, nhãn hiệu Ý này đã tung ra talkshow gắn mác Gucci với kịch bản viết riêng cùng sự chủ trì của James Corden và sự tham gia của các khách mời trong trang phục Gucci gồm Harry Styles, Senrena William và Awkwafina. Hoạt động này là một cách quảng bá tinh tế cho chiến dịch Beloved, giới thiệu hiệu quả bộ sưu tập mới một cách trực tiếp mà không chiến dịch truyền thông xã hội nào có thể đem lại.

    Cách tiếp cận của Gucci cũng được thấy rõ qua việc chuyển hướng sang sản xuất các đoạn phim cho nhãn hiệu và chiến dịch GucciFest tháng 11/2020, nâng cấp hợp tác với The North Face và Pokemon Go, triển khai nội dung audio qua trạm phát radio “FM520” ở Trung Quốc. Trở lại quá khứ, từ năm 2017, nhà mốt đã triển khai chiến dịch meme độc đáo, tiếp cận tới người dùng trên các nền tảng xã hội bằng meme của nhà mốt rồi đề nghị họ “meme” lại, kết quả sau đó được nhà mốt đăng tải trên website. Bằng việc đảm bảo sự hiện diện trên mạng một cách rầm rộ và sử dụng ngôn ngữ mạng, Gucci đảm bảo cho mình thị phần lớn.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Những nỗ lực kể trên cũng cho thấy khi mà đa phần các nhãn hiệu xa xỉ khác tạo khoảng cách với người hâm mộ, Gucci lại dựa vào các yếu tố văn hóa, xã hội đương đại cùng lôi cuốn sự tham gia của những nhân vật có ảnh hưởng về mặt truyền thông. Đối với chiến lược marketing thông qua nhân vật có sức ảnh hưởng và fan của người nổi tiếng, hiện nay Gucci vẫn đang đảm bảo rằng nhãn hiệu được nhìn thấy trên người những biểu tượng phong cách bao gồm Harry Styles, Kate Moss và Rihanna… đều là những nhân vật được Gen Y yêu thích. Người nổi tiếng luôn luôn đã và đang là xác nhận tột bậc cho những nhãn hiệu xa xỉ. Điều quan trọng là phong cách phải được nhìn thấy trên đúng người với cách thức sáng tạo, nội dung lôi cuốn.

    Nếu có điều gì nên tránh được khuyên từ các chuyên gia hàng xa xỉ thì đó là quy mô lớn của sản phẩm theo trào lưu, chiến lược được những nhãn hiệu thời trang phổ thông như H&M và Zara, phân khúc bên kia của thị trường theo đuổi. Theo đó, nguy cơ đối với nhãn hiệu xa xỉ là đánh mất vị trí trong phân khúc và làm loãng tên tuổi. Tuy nhiên Francois-Henri Pinault, chủ tịch và CEO của Kering gần đây cho rằng Gucci cần tìm cách thức cân bằng trong chiến lược marketing để thu hút cả khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

    Gucci đã mạo hiểm trong việc giữ chân khách hàng truyền thống. Năm năm trước, Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và CEO Marco Bizzarri đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Nỗ lực của Gucci đã được phản ánh trong tỉ lệ sản phẩm bán ra với 40% là đồ xu hướng, 60% theo phong cách cổ điển. Cách thức marketing của nhãn hiệu thể hiện sự tiếp cận sành sỏi để vươn tới đối tượng khách hàng thành thạo số hóa và trẻ hóa trên phạm vi toàn cầu.

    Việc có một chiến lược sản phẩm mạnh kết nối với văn hóa đại chúng, cùng sự vận hành uyển chuyển mượt mà các chiến lược marketing độc đáo đã đảm bảo cho Gucci chỗ đứng xứng đáng là một nhãn hiệu xa xỉ hàng đầu của ngành công nghiệp.

    Hài hòa với những mục tiêu bền vững, phát triển xã hội, xây dựng những nội dung số cộp mác thương hiệu rồi để những yếu tố đó cộng hưởng với nhau đã được thể hiện trong một số hoạt động quảng bá thời gian qua của hai thương hiệu xa xỉ TOD’S (có 10% cổ phần thuộc LVMH) và Zenith (trực thuộc LVMH). Bộ sưu tập mới nhất Xuân Hè 2022 cho nữ, TOD’S quảng bá show diễn bằng đoạn phim ngắn truyền tải thông điệp về sự gắn kết giữa chia sẻ, tiếp thêm sức mạnh và kỹ nghệ thủ công. Mở màn và kết màn show, nhãn hiệu trình chiếu đoạn phim về bảy người phụ nữ hình thể khác nhau, màu da khác nhau thân ái trong một nghi lễ đoàn tụ. Trong khuôn khổ Tuần lễ thiết kế Milan, TOD’S đã cho ra mắt các thiết kế nghệ thuật độc đáo được chế tạo từ vật liệu thừa, ý tưởng không giới hạn ở sản phẩm túi xách, giày dép mà còn là những sản phẩm nội thất được trưng bày tại các showroom của nhãn hiệu.

    Về phía Zenith, hiện nhãn hiệu là nhà tài trợ thời gian cho Extreme E (giải đua xe ô tô địa hình sử dụng năng lượng mặt trời). Từ đầu năm 2020, Zenith đã khởi động chiến dịch toàn cầu Dreamhers gắn với bộ sưu tập đầu tiên dành cho nữ giới Defy Midnight nhằm tôn vinh sự độc lập của phụ nữ, theo đuổi, chinh phục thử thách, vượt qua mọi rào cản để vươn đến ước mơ của riêng mình. Chiến dịch có sự tham gia của các Dreamhers Ambassdors, những phụ nữ không phải là người nổi tiếng nhưng đạt được những thành tựu đã được ghi nhận từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ khắp mọi miền trên thế giới. Từ khi khởi động chiến dịch đến nay, CEO Julien Tonare của nhãn hiệu đã trực tiếp thực hiện loạt livestream đối thoại với các đại sứ trong chương trình và phát trực tiếp trên nền tảng xã hội. “Time to reach your star”, khẩu hiệu của hãng được tiếp thị trực tiếp đến mỗi người tiêu dùng bằng ứng dụng công nghệ ảo đơn giản nhưng khá thú vị khi chỉ bằng cách nhấp vào đường link trên Chrome, người dùng có thể mở ra cả một vũ trụ lấp lánh ba chiều trên màn hình điện thoại.

    Fun fact:

    Gucci còn là một tính từ!

    Trong một phỏng vấn Harper’s Bazaar năm 1999, nhạc sĩ Lenny Kravitz nói rằng phòng ngủ anh ta “rất Gucci”. Cụm từ đã nhanh chóng được văn hóa đại chúng tiếp nhập. Trong những năm 90, Gucci trở thành một từ bóng bẩy để mô tả thứ gì đó xa xỉ và tuyệt vời.

    Nguồn: Tiêu Chiến - xóm trọ vui vẻ

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng