• Sau khi rao bán căn tập thể cũ thuộc phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với giá 8,5 tỷ, quá nhiều người dân tỏ thái độ gay gắt khiến chủ nhà suy sụp, mất ăn mất ngủ.

    Mới đây, trên một diễn đàn mua bán bất động sản (BĐS) Hà Nội xuất hiện thông tin rao bán căn hộ tập thể tầng 3 trong ngõ ô tô vào được trên phố Hàng Bông, có diện tích 100m2 trong đó 80m2 sổ đỏ và 20m2 cơi nới với giá 8,5 tỷ đồng (tương đương 85 triệu đồng/m2) thu hút sự quan tâm của nhiều người.

    nhat pho co 0

    “Hôm trước đã có khách trả giá 7,5 tỷ đồng nhưng chủ nhà chưa bán vì giá rao là 8,5 tỷ đồng. Nhiều người không biết thì nói giá đó cao nhưng nếu ở phố cổ mà tìm được căn hộ 100m2 không hề dễ, trong khi đó giá đất ở mặt đường phố cổ bây giờ đều ở mức hơn tỷ đồng/m2 thì không nghĩa gì đất trong ngõ không thể ở mức 80 -100 triệu đồng/m2”, người đăng tin cho biết.

    Cũng theo người này, vì là nhà tập thể nên xây dựng đã lâu, không thể đòi hỏi chuyện mới được. Đồng thời đồ nội thất trong nhà chỉ còn bộ sofa phòng khách là có giá trị, còn lại hầu như đã quá cũ.

    Điều đáng nói là sau khi đăng tải, bài rao bán trên liên tục nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, một số người viết: “Ngáo giá”, “Giá này mua được cả biệt thự nhỏ bên Long Biên rồi”, “8,5 tỷ đồng là mua được chung cư cao cấp đủ nội thất, sang trọng nhất Hà Nội đâu cần ở nhà tập thể cũ nát làm gì”, “Giá này khó bán vì với tầm tiền này có nhiều lựa chọn tốt hơn”,…

    nhat pho co 0

    Trong khi ý kiến khác lại bày tỏ: “Biết là hơi kén khách nhưng tập thể có loại này loại kia, nhà tập thể đầu Nhà hát lớn, tầng 2 sổ đỏ 80m2 bán 6-7 tỷ đồng cách đây 3 năm rồi”,…

    Chia sẻ với Nhịp Sống Việt, chủ nhân căn hộ là bà Nguyễn  Thị Thanh Hương (62 tuổi) cho biết, bà rất buồn khi đọc được phàn nàn của cư dân mạng sau khi rao bán ngôi nhà.

    Nói về căn hộ, bà Hương chia sẻ, trước đây, khu tập thể là nơi ở của những cán bộ công tác ở Bộ Công Thương, bố ruột của bà được cấp một căn nhà trong khu tập thể này. "Đến khi tôi lập gia đình thì bố mẹ đã để căn nhà này cho tôi".

    nhat pho co 0

    Theo bà Hương, sau khi bố, mẹ bà mất, vợ chồng bà đã mua thêm một căn nhà tập thể bên cạnh nên diện tích ngôi nhà được mở rộng thành 80 mét vuông. Sau này, bà tiếp tục mua thêm khoảng 20m2 (là công trình phụ của cả tầng 3) thì được tất cả người dân trong khu tập thể đồng ý bán lại nên căn hộ mới có tổng diện tích là 100m2.

    "Căn hộ 100 mét vuông này có 2 quyển sổ đỏ và giấy xác nhận đã mua phần diện tích của cả tập thể. Về phần diện tích mua thêm 20 mét vuông, tuy không có sổ đỏ nhưng tôi vẫn còn giữ giấy xác nhận của tất cả hộ gia đình trong khu tập thể", bà Hương nói.

    nhat pho co 0

    Người phụ nữ 62 tuổi cho hay, ý định bán căn nhà đến từ việc muốn sống gần con cái. "Một năm trở lại đây, thấy con cái ở xa nên vợ chồng chúng tôi muốn chuyển về gần căn hộ nơi các con đang ở để hỗ trợ, gặp mặt con, cháu. Vợ chồng tôi đã bàn bạc và nhờ môi giới rao bán giúp".

    "Do không am hiểu về bất động sản và cũng không rõ giá cả đất đai nên vợ chồng tôi đã nhờ tư vấn của chuyên viên bất động sản. Họ đưa ra giá giúp tôi là 85 triệu/m2, tổng căn nhà là 8,5 tỷ đồng", bà Hương kể.

    Sau vài ngày rao bán trên mạng, bà Hương bất ngờ nhận được nhiều bình luận tiêu cực. Nhiều người cho rằng bà đang thổi phồng giá hay nói quá. "Khi bị phản ứng, tôi không hề hay biết, cho tới khi bạn bè, người thân chia sẻ thông tin này với tôi".

    nhat pho co 0

    "Những ngày qua, tôi thực sự rất căng thẳng, suy sụp tinh thần, thường xuyên mất ngủ. Thậm chí, chồng tôi đã phải ở nhà để chăm sóc, động viên để tâm trạng tôi vơi đi được phần nào", bà Hương tâm sự.

    Theo chủ căn nhà, từ lúc rao bán đã có người ngỏ ý mua với giá 7,5 tỷ nhưng bà không bán. "Khu tập thể cũ nơi đây hiện không nằm trong diện quy hoạch. Nếu không bán được, chúng tôi sẽ để lại cho các con", bà Hương nhấn mạnh.

    Có thể thấy thời gian gần đây, nhiều căn hộ tập thể khu vực phố cổ liên tục được môi giới hoặc chủ nhà rao bán. Điển hình như căn hộ tập thể 24m2 phố Vọng Đức, Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) đang được rao bán với giá 2,4 tỷ đồng (tương đương 100 triệu đồng/m2); trong khi đó căn hộ tập thể tầng 1 rộng 50m2 ở quận Hoàn Kiếm, cạnh Hồ Gươm đang được rao bán với giá 4,2 tỷ đồng (tương đương 84 triệu đồng/m2).

    nhat pho co 0

    Theo nhiều chuyên gia và nhà đầu tư BĐS, thực tế giá nhà đất Hà Nội thường xuyên lọt vào danh sách đắt đỏ, trong đó, đất phố cổ thường không có “đối thủ” về độ cao ngất ngưởng. Thậm chí giữa đại dịch COVID -19, nhiều khách sạn khu vực này còn được rao bán với giá trung bình gần 2 tỷ đồng/m2 khiến nhiều người phát “sốc”.

    Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội đang có xu hướng dịch chuyển khỏi nội đô để giảm tải áp lực hạ tầng cho vùng lõi, nhiều dự án với đầy đủ tiện ích tích hợp, đáp ứng nhu cầu tận hưởng cuộc sống với mức giá phù hợp ở khắp các quận, huyện của Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy nhà đầu tư và khách người dân nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định “xuống tiền” để mua BĐS.

    (Theo ĐSPL/Nhipsongviet)

  • Việc mở đường bay thương mại quốc tế dự kiến sẽ theo 2 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 15-12, song hành khách nhập cảnh phải đáp ứng quy định về phòng chống dịch bệnh.

    Chiều 9-12, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp bàn về kế hoạch khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15-12 theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, với sự tham dự của các bộ ngành liên quan.

    Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất 2 giai đoạn thí điểm khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1 (2 tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15-12), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc-Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).

    vn mo cua chuyen bay thuong mai

    Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần).

    Giai đoạn 2 (thực hiện trong thời gian 1 tháng, kể từ khi kết thúc giai đoạn 1) dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1-2022. Ở giai đoạn này, đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sydney (Úc), Moscow (Nga). Ở giai đoạn này, ngoài Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vân Đồn.

    Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần).

    Trong thời gian thực hiện giai đoạn 2 thí điểm khôi phục các đường bay quốc tế, bộ sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để tham mưu việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ như trước đây.

    Tại cuộc họp, các ý kiến cơ bản tán thành chủ trương mở lại các đường bay quốc tế thường lệ trong bối cảnh chúng ta vẫn đang cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên đã đạt 97%, mũi 2 trên 70%.

    Trong khi đó, nhu cầu về nước đang rất lớn đối với những đối tượng là người lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng, học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc lại ở nước ngoài; bà con Việt kiều lâu không được về quê. Đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng là nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm việc.

    Về ý kiến đề xuất các bộ ngành cần có hướng dẫn mới về việc cách ly, theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh vào Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo và đang xin ý kiến các bộ, dự kiến sẽ ban hành sớm.

    Đại diện Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cho hay từ khi thực hiện thí điểm các chuyến bay đón du khách quốc tế vừa qua, đã có 1.179 du khách đến Việt Nam, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào dương tính. Dự kiến đến hết tháng 12, chúng ta sẽ đón hơn 15.000 khách.

    Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh việc mở lại đường bay thương mại quốc tế cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, căn cơ, bài bản để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán với các nước trên nguyên tắc có đi có lại, đồng thời bảo đảm thực hiện thống nhất, thông suốt trên cả nước.

    Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế là yêu cầu của thực tiễn trong tình hình bình thường mới, đặc biệt trước nhu cầu đi lại tăng cao trong thời điểm cuối năm.

    Đây mới là giai đoạn thí điểm, do đó lựa chọn một số nước có hệ số an toàn cao, thực hiện trên cơ sở có đi có lại. Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay phải đáp ứng quy định về phòng chống dịch bệnh; tiêm đủ 2 mũi vắc xin, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có xét nghiệm PCR âm tính trong thời gian 72 giờ trước khi lên máy bay.

    Phó thủ tướng cũng yêu cầu cần có một phần mềm khai báo y tế duy nhất áp dụng cho người nhập cảnh để tạo thuận lợi cho việc kiểm soát dịch bệnh, cũng như tạo thuận lợi cho người nhập cảnh; yêu cầu làm tốt công tác thông tin, truyền thông để người dân hiểu được mục đích của việc mở lại đường bay quốc tế.

    Theo đó, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp các ý kiến của các bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Theo Tuổi Trẻ

  • bau duc pha san vi lam nong nghiep

    “Hoàng Anh Gia Lai sẽ không bất động sản nữa, tôi khẳng định. Mình đã đi qua rồi không đi lại, vì rất nhiều đại gia bất động sản đã đi rồi, Hoàng Anh Gia Lai quay lại sẽ khó cạnh tranh”, bầu Đức nói tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai tổ chức ngày 26/11.

    Chiều ngày 26/11, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021.

    Theo tài liệu trình cổ đông, năm 2021, Hoàng Anh Gia Lai lên kế hoạch doanh thu 2.055 tỷ đồng (giảm 35% so với thực hiện năm trước) và lãi sau thuế là 104 tỷ đồng (năm 2020 lỗ 2.383 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ không chi trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2021.

    Về kế hoạch đầu tư năm 2021, Hoàng Anh Gia Lai cho biết sẽ tập trung hai ngành chủ lực chăn nuôi và cây ăn trái, đồng thời duy trì một số ngành nghề phụ trợ khác để tận dụng lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất. Đối với ngành chăn nuôi, HAG đặt kế hoạch đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

    Còn ngành cây ăn trái, Hoàng Anh Gia Lai sẽ đầu tư duy trì khoảng 10.000 ha trồng các loại cây, gồm chuối và các loại cây ăn trái khác. Riêng cây chuối, tại thời điểm này Công ty đã cơ bản đầu tư trồng hoàn thiện được 5.000 hecta tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Phấn đấu năng suất thu hoạch chuối bình quân từ năm 2022 sẽ đạt 50 tấn/hecta.

    Ngoài ra, HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Văn Minh vì lý do sức khỏe và thông qua số lượng Thành viên HĐQT của Công ty là 5 người. Thêm nữa, HAG cũng dự kiến sẽ sửa đổi, cập nhật ngành nghề kinh doanh của Công ty để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế.

    Tại ĐHĐCĐ, trước câu hỏi của cổ đông về tình hình sản xuất kinh doanh nửa đầu quý IV/2021, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho hay, công ty trong quý IV đã xuất 12 ngàn con heo (9.500 con trong tháng 10, 1.500 con trong tháng 11). Giá trung bình vào khoảng 43.000 đồng/kg.

    Bầu Đức nhận định ngành chăn nuôi của Hoàng Anh Gia Lai có nhiều lợi thế với quỹ đất lớn, có vị trí thuận lợi ở Lào, Campuchia. Sau nhiều năm trồng chuối thì Hoàng Anh Gia Lai có lượng chuối thải rất lớn. Năm vừa qua, Hoàng Anh Gia Lai đã phân tích dinh dưỡng của trái chuối và nhận thấy rất phù hợp với việc chăn nuôi heo.

    Công ty có nguyên liệu lớn, 40% trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi. Nhờ đó, chi phí thức ăn của Hoàng Anh Gia Lai giảm 20% so với thị trường. Do đó, giá thành của Hoàng Anh Gia Lai là 36.000 đồng/kg tính cả khấu hao, điện nước, công nuôi.

    Về mảng bò, công ty đang nuôi thí điểm 4.000 con nhưng chưa đưa vào kế hoạch tài chính, nếu có hiệu quả thì mới đem vào kế hoạch. Sản phẩm chủ lực để xóa lỗ lũy kế của Hoàng Anh Gia Lai là nuôi heo và trồng chuối.

    bau duc pha san vi lam nong nghiep 2
    Kết quả kinh doanh của Hoành Anh Gia Lai các năm gần đây – Nguồn: VietstockFinance

    “Sau khi chuyển Hoàng Anh Gia Lai Agrico cho anh Trần Bá Dương (Chủ tịch Thaco) quản lý thì chúng tôi chỉ còn Hoàng Anh Gia Lai, vì buộc phải tập trung vào Hoàng Anh Gia Lai. Chính anh Trần Bá Dương là người đã cứu Hoàng Anh Gia Lai. Nhờ anh Dương ôm khối nợ mà Hoàng Anh Gia Lai mới có thể thoát khỏi khó khăn. Hoàng Anh Gia Lai hiện chỉ còn 4 – 5 công ty con nên rất gọn gàng và có thể đi rất nhanh”, Bầu Đức cho biết.

    Đáng chú ý, Bầu Đức lần đầu tiên đã thừa nhận việc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ bỏ mảng bất động sản vào năm 2012 để chuyển sang nông nghiệp là sai lầm.

    Năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai làm bất động sản số một. Tới năm 2012, HAG từ bỏ bất động sản sang làm nông nghiệp là một cái sai ở thời điểm đó. Nông nghiệp lỗ nhiều năm. Lúc đó, tôi chọn nông nghiệp là có lý do, giá cao su lúc đó cao. Nhưng giờ đã chọn nông nghiệp rồi thì sẽ tập trung, tính tôi làm cái này sẽ không làm cái kia. Tôi khẳng định là không làm bất động sản nữa và khó có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hiện tại. Nếu có quỹ đất đẹp thì cũng chỉ liên kết công ty khác để làm”, Bầu Đức khẳng định.

    Theo Nhà quản lý

  • Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ, đồng thời đang trao đổi với gần 80 đối tác khác về việc công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của nhau.

    “Người mang giấy tờ thuộc danh mục 72 quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ được sử dụng trực tiếp ở Việt Nam và được giảm cách ly tập trung xuống còn 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong buổi họp báo chiều 21/10.

    72 quốc gia, vùng lãnh thổ nói trên đã giới thiệu chính thức mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng tới Bộ Ngoại giao, bà Hằng nói. “Trên thực tế, giấy chứng nhận tiêm vaccine do Việt Nam cung cấp cũng đã được một số nước công nhận và được nhập cảnh vào các nước”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay.

    viet nam cong nhan ho chieu vaccine
    “Hộ chiếu vaccine” là giải pháp đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để mở cửa nền kinh tế. Ảnh: The Regulatory Review.

    Theo bà Hằng, để tạo điều kiện cho lao động, chuyên gia và nhà đầu tư, Bộ Ngoại giao cũng đã kiến nghị cấp có thẩm quyển đẩy mạnh điều chỉnh các quy trình xét duyệt cho người nước ngoài và nhập cảnh, theo hướng bổ sung hộ chiếu vaccine vào thành phần hồ sơ của quy trình cấp thị thực, giảm thời gian xử lý hồ sơ và tăng cường phân cấp hơn nữa.

    “Hộ chiếu vaccine” là giải pháp đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường mới.

    Trước đó, Văn phòng Chính phủ hồi cuối tháng 9 đã ban hành văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc công nhận "hộ chiếu vaccine".

    Người nước ngoài đi theo hình thức "hộ chiếu vaccine" phải hoàn thành việc tiêm chủng, xét nghiệm PCR, cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ đảm bảo an toàn suốt hành trình.

    Bên cạnh đó, hôm 7/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm Bộ Ngoại giao đã đề xuất bộ tiêu chí công nhận và sử dụng hộ chiếu vaccine, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố như loại vaccine.

    "Việt Nam chấp nhận các loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) hoặc Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và đã trình chính phủ”, bà Hằng nói.

    Theo danh sách cập nhật ngày 7/10 trên cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam, 72 nước, vùng lãnh thổ trên bao gồm Ba Lan, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Hàn Quốc, Kazakhstan, Mông Cổ, Oman, Thái Lan, Romania, Nhật Bản, New Zealand, Brazil, Sri Lanka, CH Czech, Morocco, Saudi Arabia, Armenia, Đức, Nga, Anh, Áo, San Marino, Lào, Singapore, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Mỹ, Italy, Bulgaria, Slovakia, Na Uy, Thụy Điển, Israel, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Pakistan, Ireland, Hy Lạp, Kuwait, Colombia, Hà Lan, Australia, Phần Lan, đảo Đài Loan (Trung Quốc), Hungary, Belarus, Campuchia, Algeria, Canada, Indonesia, Nepal, Mexico, Bolivia, Croatia, Iceland, Bồ Đào Nha, Turkmenistan, Palestine, Qatar, Libya, Ai Cập, Timor Leste, Philippines, Malaysia, Luxembourg, Argentina, Jordan, Brunei.

    Theo Zing

  • Bộ Y tế ngày 9/8 thông báo 5 điều kiện tuyển tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vaccine ARCT-154, vaccine Covid-19 thứ ba của Việt Nam.

    Theo đó, người tiêm thử nghiệm vaccine ARCT-154 trong độ tuổi 18-59; Không có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng SARS, MERS hoặc nCoV; Chưa từng tiêm vaccine phòng chống Covid-19; Là người lớn khỏe mạnh, không có bệnh nền và không phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên. Tình nguyện viên đồng ý tuân thủ các quy trình của nghiên cứu và thực hiện ít nhất 8 lần thăm khám lâm sàng theo lịch trình nghiên cứu tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội.

    Có 3 cách đăng ký tham gia thử nghiệm. Cách một là qua điện thoại tư vấn viên: 092.66.88.666; 0977.25.14.19; 091.638.1234; 037.554.0373; 082.888.6564. Cách hai, qua email duoclylamsang@gmail.co. Cách ba là qua trang web: http://duoclylamsang.vn.

    Theo Bộ Y tế, ARCT-154 là loại vaccine chứa RNA tự nhân đôi, được cải tiến để có thể phòng chống biến thể Delta. Nghiên cứu sẽ được thực hiện cả 3 giai đoạn 1, 2, 3 ở Việt Nam, trong đó:

    - Giai đoạn một, thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội trên 100 người tình nguyện.

    - Giai đoạn hai, thực hiện trên 300 người tình nguyện tại các tổ chức nhận thử và tại cộng đồng ở các tỉnh triển khai nghiên cứu.

    - Giai đoạn ba, số lượng 20.600 người, gồm giai đoạn 3a (600 tình nguyện viên) và 3b (20.000 tình nguyện viên).

    Theo kế hoạch, ngày 15/8 sẽ khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154 tại Trường Đại học Y Hà Nội.

    10arct

    Phòng thí nghiệm của Arcturus Therapeutics (Mỹ). Ảnh do doanh nghiệp cung cấp.

    Trước đó, ngày 2/8, Bộ Y tế đã phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154. Vaccine này được Tập đoàn Vingroup thông qua thành viên là Công ty Cổ phần công nghệ Sinh học VinBioCare, mua của Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ. Đây là vaccine được phát triển trên công nghệ mRNA phòng Covid-19.

    VinGroup đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vaccine tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Tổng vốn đầu tư nhà máy là hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm. Hiện nay VinBioCare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, dự kiến trong tháng 9 chuyển về Việt Nam. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11.

    VinGroup cho biết theo lộ trình, tháng 8, VinBioCare phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo của Bộ Y tế đưa vaccine vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 quy mô 20.000 người. Tháng 12, dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp có điều kiện để sử dụng tại Việt Nam. Lô vaccine đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2022.

    ARCT-154 là vaccine Covid-19 thứ ba tại Việt Nam được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người. Vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm trên người là Nanocovax, của Công ty Nanogen, phát triển trên công nghệ tái tổ hợp, đang ở giai đoạn 3 và tiến hành các thủ tục xin cấp phép khẩn cấp. Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế, đánh giá "vaccine Nanocovax an toàn, có khả năng sinh miễn dịch, chưa đánh giá hiệu lực bảo vệ vaccine".

    Vaccine thứ hai của Việt Nam là Covivac, của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), đang ở giai đoạn một thử nghiệm lâm sàng.

    Theo VnExpress

  • Sau chuỗi những phiên tăng giá ấn tượng kể từ đầu tháng 7, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động đã phải chịu áp lực giảm giá mạnh nhất trong vòng 5 tháng gần đây.

    Ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, 19/7, cổ phiếu MWG đã giảm mạnh, có thời điểm giảm 5,8% xuống còn 158.300 đồng/cp trước làn sóng tháo chạy của nhà đầu tư trên diện rộng.

    Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng đầu tuần, MWG giảm 5,7% (9.500 đồng) xuống còn 158.600 đồng/cp với 1,070 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. VN-Index giảm mạnh 41,44 điểm xuống còn 1.257,87 điểm. Sàn HOSE đỏ rực với hơn 300 mã giảm giá, các cổ phiếu trong rổ VN30 đồng loạt giảm giá ngoại trừ 2 mã ghi nhận sắc xanh là MSN của Masan Group và KDH của CTCP Nhà Khang Điền.

    bach hoa xanh

    Câu chuyện của cổ phiếu MWG được nhà đầu tư chú ý hơn cả trong những ngày gần đây do chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX) thuộc sở hữu của MWG đang vấp phải phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng vì động thái tăng giá các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là rau xanh, gia vị như hành lá, củ gừng... trong thời điểm TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Một số cửa hàng BHX ở khu vực phía Nam cũng đã bị lực lượng Quản lý thị trường lập biên bản vì hành vi bán hàng không đúng giá niêm yết trong hai ngày cuối tuần qua.

    Dù BHX đã công khai câu chuyện tăng giá bán các mặt hàng thiết yếu với lý do chi phí đầu vào bị đội lên do thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt trong phòng chống dịch Covid-19, BHX khẳng định “không có chủ trương tăng giá để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh” trước khi thực hiện tăng giá bán một số mặt hàng thiết yếu, nhất là rau củ quả, nhưng động thái này không đủ để xoa dịu những người đang phải chật vật chống chọi với cuộc sống nơi tâm dịch.

    Cùng với MSN, cổ phiếu MWG gần đây được các nhà đầu tư quan tâm bởi kỳ vọng về một mùa kinh doanh bội thu, nhất là khi TP.HCM tạm đóng cửa các chợ đầu mối và chợ truyền thống.

    Trước đó, “hoa hậu chứng khoán” Mai Phương Thúy, ngày 9/7 cô từng đăng status “khoe” về khoản đầu tư vào MWG khi giá cổ phiếu này tiến sát mốc 180.000 đồng: “Vợ tôi lên gần 180 rồi các bạn”. “Vợ tôi” là cách nói vui của giới đầu tư khi nhắc đến cổ phiếu MWG bởi hai chữ cái đầu được “chế” từ “My Wife” (vợ tôi). Đáng tiếc là từ đó đến nay, cổ phiếu “vợ tôi” đã giảm hơn 11% với 3 phiên tăng và 3 phiên giảm giá.

    Công bằng mà nói, việc MWG giảm giá nguyên nhân chính là từ tâm lý chung của thị trường, giới đầu tư tỏ ra hoang mang khi số ca dương tính với Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, nhất là tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Nam.

    Với mức giá tạm đóng cửa trong phiên sáng nay là 158.600 đồng/cp, Chủ tịch HĐQT MWG Nguyễn Đức Tài đã “đánh rơi” 604 tỷ đồng chỉ trong một buổi sáng khi giá trị cổ phiếu ông nắm giữ giảm xuống còn 10.684 tỷ đồng.

    Ông Nguyễn Đức Tài hiện đang được xếp thứ 12 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán. Ông Tài là người sáng lập đế chế bán lẻ đồ công nghệ lớn nhất Việt Nam với chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động. Hiện ông đang sở hữu (trực tiếp và gián tiếp) 13,37% vốn điều lệ của MWG và là cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp này. Bà Phan Thị Thu Hiền (vợ ông Tài) cũng đang nắm giữ một lượng cổ phiếu MWG trị giá hơn 300 tỷ đồng.

    Bách Hóa Xanh được CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động đưa vào thử nghiệm cuối năm 2015, là chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ, trái cây…) và nhu yếu phẩm. 

    Theo cập nhật tình hình kinh doanh 5 tháng đầu năm của MWG, tính đến hết tháng 5/2021, BHX có 1.851 cửa hàng tại 25 tỉnh thành trên toàn quốc. 5 tháng đầu năm 2021, hệ thống BHX đóng góp 20,5% doanh thu trong tổng doanh thu 51.830 tỷ đồng của MWG, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo Infonet

  • Một báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cáo buộc tình trạng vi phạm bản quyền và bán hàng giả đối với 3 website cùng 2 khu chợ nổi tiếng ở Việt Nam.

    Báo cáo "Các chợ phi pháp mua bán các sản phẩm giả mạo sở hữu trí tuệ và đánh cắp bản quyền năm 2020" được Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố vào ngày 14/1. Tài liệu này điểm tên của 3 website là shopee.vn, phimmoi và phimmoizz; và 2 chợ ở Việt Nam là chợ Bến Thành và chợ Đồng Xuân.

    Cụ thể, tài liệu cho biết các đơn vị nắm bản quyền phản ánh tình trạng hàng giả được bán trên các nền tảng thương mại điện tử của Shopee ở Đông Nam Á, trong đó có trang web tên miền ở Việt Nam.

    Shopee bị nhà chức trách Mỹ cáo buộc không có thủ tục điều tra với bên bán hàng thứ ba. Đối với các cá nhân, tổ chức từng bị phát hiện vi phạm, Shopee không có công cụ ngăn chặn những đối tượng này đăng ký một tài khoản khác để tiếp tục bán hàng trên nền tảng.

    Việc đóng tài khoản bán hàng giả trên Shopee chỉ được thực hiện sau khi chủ tài khoản nhiều lần vi phạm với mức độ trắng trợn, theo USTR.

    shopee hang gia
    Tài liệu do Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ công bố. Ảnh: Morning Consult.

    "Tên miền phimmoi đã bị chặn. Sau đó, phần lớn truy cập chuyển sang phimmoizz - được cho là do cùng chủ sở hữu vận hành. Trang web mới tiếp tục là một trong những website phổ biến nhất ở Việt Nam", tài liệu cho biết.Trong khi đó, các website là phimmoi (từng đặt máy chủ ở Việt Nam) và phimmoizz, bị cáo buộc đăng tải trái phép hàng nghìn bộ phim và chương trình truyền hình.

    Hai khu chợ lớn ở Việt Nam bị cáo buộc bán hàng giả ở quy mô lớn là chợ Bến Thành (TP.HCM) và chợ Đồng Xuân (Hà Nội).

    "Chợ Bến Thành bán nhiều hàng hóa đa dạng về chủng loại, từ thực phẩm, đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương, quần áo, trang sức, thiết bị gia dụng, rất nhiều trong số đó bị cáo buộc là hàng giả", tài liệu của USTR cho biết.

    Theo tài liệu của USTR, trong năm 2020, cơ quan chức năng kiểm tra và thu giữ 1.276 mặt hàng tại chợ Bến Thành, với giá trị khoảng 5.000 USD.

    Con số nêu trên được USTR miêu tả là không tương xứng với tình trạng bán hàng giả, hàng nhái tại chợ.

    Đối với chợ Đồng Xuân, tài liệu ghi nhận ngày càng ít người địa phương tới đây mua hàng nhái, do thu nhập cải thiện dẫn tới thay đổi trong thói quen mua sắm của người dân.

    Tuy nhiên, tình trạng buôn bán sản phẩm giả mạo sở hữu trí tuệ vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở khu chợ này - một phần do quy mô của nó, theo USTR.

  • Bộ Y tế sắp xếp 11 nhóm người được tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên theo mức độ ưu tiên tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine hạn chế tại Việt Nam.

    Hướng dẫn về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 do Covax Facility hỗ trợ, được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa được ký ban hành. Theo đó, 11 nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp tiêm đầu tiên, gồm:

    - Nhân viên y tế.

    - Nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...).

    - Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

    - Lực lượng quân đội.

    - Lực lượng công an.

    - Giáo viên.

    - Người trên 65 tuổi.

    - Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...

    - Những người mắc các bệnh mạn tính.

    - Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

    - Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

    Covax dự kiến cung ứng cho Việt Nam hơn 4,8 triệu liều, gồm 25-35% trong quý một và 65-75% trong quý hai.

    Trong quý một, dự kiến khoảng 1,2 triệu liều sẽ tiêm cho khoảng 500.000 nhân viên y tế và khoảng 116.000 nhân viên tham gia phòng chống dịch.

    Trong quý hai, Covax sẽ cung ứng khoảng 3,6 triệu liều tương ứng với 1,8 triệu người. Trong đó, dự kiến có khoảng 9.200 cán bộ hải quan, 4.080 cán bộ ngoại giao, 1.027.000 lực lượng quân đội, 304.000 lực lượng công an, 550.000 giáo viên sẽ được tiêm vaccine.

    Trong quý ba, khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người tiêm. Cụ thể, số lượng vaccine này sẽ dành cho khoảng 750.000 giáo viên, 7.600.000 người trên 65 tuổi, 1.930.000 người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch) và 7.000.000 người mắc bệnh mạn tính trưởng thành.

    Theo hướng dẫn này, vaccine sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp dựa trên các tiêu chí: khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do Covid-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông quan trọng.

    lo dung vacccine
    Lọ đựng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh:Reuters.

    Theo Bộ Y tế, vaccine được Covax Facility hỗ trợ cho Việt Nam là do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất có điều kiện bảo quản 2-8°C. Vaccine này được hỗ trợ miễn phí nhập khẩu, và nhập khẩu qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài hoặc TP HCM, được thông quan ngay lập tức sau khi vaccine về đến cửa khẩu hàng không và chuyển về Kho quốc gia hoặc kho khu vực trước khi chuyển xuống các tuyến dưới.

    Hiện, hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của Việt Nam gồm chủ yếu các thiết bị bảo quản vaccine ở nhiệt độ 2-8°C, ước tính có thể bảo quản được khoảng 122 triệu liều. Trong tháng 2 và tháng 3, Dự án tiêm chủng mở rộng xây dựng phương án tăng cường dây chuyền lạnh cho các tuyến nhằm bảo đảm đủ khả năng bảo quản và vận chuyển vaccine, báo cáo Bộ Y tế, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

    Vaccine do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất sử dụng 2 liều cho các đối tượng trên 18 tuổi, cách nhau 21 ngày, tiêm bắp.

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam cần 150 triệu liều (mỗi người tiêm 2 mũi) cho người dân trong năm 2021.

    Ngoài 30 triệu liều được viện trợ, Việt Nam đã đặt mua và được chấp thuận mua 30 triệu liều cũng của AstraZeneca. Lô đầu tiên trong số 30 triệu liều này sẽ về Việt Nam trong vài ngày tới. Như vậy, tổng số Việt Nam có 60 triệu liều vaccine trong năm 2021. Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với các công ty khác như Pfizer, Moderna, với Nga và một số nước khác để có thêm vaccine.

    Trước đó, ngày 1/2, Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine Covid-19của AstraZeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Vaccine này đã được cấp phép lưu hành một năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

    Theo VnExpress

  • Dù đang là Phó Trưởng Công an xã bán chuyên trách nhưng Nguyễn Trung Kiên đã lên mạng xã hội bán hàng chục kg pháo nổ để lấy tiền tiêu xài.

    Ngày 13-1, một lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) xác nhận thông tin đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Trung Kiên (SN 1992; trú tại xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) và Hà Đức Thương (SN 1990; trú tại xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) để điều tra làm rõ về tội "Buôn bán hàng cấm".

    buon phao no
    Nguyễn Trung Kiên (phải) và Hà Đức Thương cùng tang vật

    Trước đó, công an phát hiện một số đối tượng có nhiều biểu hiện bất minh, nghi vấn buôn bán hàng cấm (pháo nổ) với số lượng lớn trên địa bàn, đã xác lập chuyên án trinh sát để đấu tranh, làm rõ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoảng 20 giờ ngày 20-12-2020, các đơn vị nghiệp vụ của Công an quận Nam Từ Liêm kiểm tra hành chính, phát hiện tại một phòng trọ thuộc địa bàn phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) có 2 thùng carton chứa tổng số 31 khối hình hộp nghi là pháo hoa, nhưng có đầy đủ đặc tính của pháo nổ.

    Lực lượng chức năng xác định số pháo trên là của Hà Đức Thương, thuê trọ tại địa chỉ trên. Tổ công tác đã tiến hành tạm giữ, niêm phong số tang vật và mời những người liên quan về trụ sở để làm rõ.

    Tại cơ quan công an, Thương khai nhận có một người bạn trên mạng xã hội bán cho 2 bánh pháo nổ, nên Thương đã nảy sinh ý định mua pháo về bán cho khách kiếm lời. Thương hỏi bạn có biết ai bán pháo không, và được giới thiệu cho người có tên Kiên, sử dụng tài khoản Facebook "Trung Kiên". Thương đã liên hệ và mua pháo của Kiên 2 lần.

    Lần đầu Thương mua 26 hộp pháo loại 36 quả, với giá là 16,6 triệu đồng, bán hết cho khách được 21,5 triệu đồng. Lần thứ 2, Thương tiếp tục đến xã Hợp Đức gặp Kiên mua 2 thùng carton bên trong có tổng số 31 hộp pháo loại 36 quả với giá là 20,4 triệu đồng, mang về nhà trọ cất giấu để bán cho khách thì bị cơ quan công an phát hiện.

    Công an sau đó xác định chủ tài khoản Facebook "Trung Kiên", người đã bán pháo cho Thương là Nguyễn Trung Kiên. Đáng chú ý, Kiên là Phó Trưởng Công an xã bán chuyên trách của xã Hợp Đức.

    Tại công an, Kiên thừa nhận hành vi bán pháo cho Thương. Số pháo này, Kiên khai mua của một người không quen biết trên mạng xã hội.

    Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Trung Kiên, cơ quan điều tra phát hiện, thu giữ 1 hộp pháo tại vườn nhà bà Nguyễn Thị T., sát với tường nhà Kiên. Kiên khai hộp pháo là của Kiên mua về bán cho khách, nhưng do sợ bị cơ quan công an phát hiện nên ngày 20-12-2020, đã vứt sang vườn nhà bà T.. Số tiền thu lợi từ việc bán pháo, Kiên đã tiêu hết.

    Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội khẳng định 31 hộp pháo có đầy đủ đặc tính của pháo nổ, tổng khối lượng là 42,99 kg.

  • Nam thanh niên khoảng 20 tuổi là người đầu tiên tiêm thử lâm sàng vaccine Covid-19 của Việt Nam. Sau tiêm, anh ăn uống tốt, chưa có phản ứng bất thường nào.

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 3.

    unnamed

    8h30 sáng 17/12, Học viện Quân y phối hợp với Bộ Y tế chính thức khởi động chương trình tiêm vaccine Nanocovax trên người Việt Nam tình nguyện. GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, các đơn vị đã tổ chức diễn tập, xây dựng các tình huống khẩn cấp với mục đích nếu như xảy ra bất cứ tai biến hay tác dụng phụ nào, đều sẽ được xử lý an toàn. "Chúng tôi chuẩn bị tham gia 1 chiến dịch mà Covid-19 chính là giặc. Bất cứ công việc nào chúng tôi cũng xác định như trong trạng thái đội quân tham gia chiến đấu, chuẩn bị cẩn thận và phải chiến thắng", Giám đốc Học viện Quân y nhấn mạnh.

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 2.

    Sơ đồ bố trí tại Viện Nghiên cứu y dược Học viện Quân sự của Học viện Quân y nơi tổ chức tiêm thử nghiệm gồm các phòng đón tiếp, phòng tư vấn. Nếu người nguyện đồng ý, họ sẽ được vào phòng khám sàng lọc và lấy mẫu, đưa sang các Bệnh viện 103 hay Viện bỏng Quốc gia để làm các xét nghiệm khác. Ngoài ra, Học viện còn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất khác cho người tình nguyện như nhà ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh, phương tiện giải trí tại chỗ và cả hệ thống điều hoà. "Toàn bộ hệ thống đã sẵn sàng cho tất cả quy trình thật chuẩn, thực hiện thử nghiệm lâm sàng tuân thủ quy trình nghiêm ngặt", ông Quyết khẳng định

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 4.

    Học viện Quân y đã chuẩn bị 2 phòng, mỗi phòng 12 giường dành riêng cho nam và nữ tình nguyện viên

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 5.

    Khi đạt đủ tiêu chuẩn, họ sẽ được tiến hành tiêm vaccine, được nghỉ ngơi tại phòng theo dõi 72h sau tiêm. Khi tình nguyện viên trở về địa phương, nhóm nghiên cứu sẽ yêu cầu các cán bộ y tế xã, phường theo dõi người tiêm 56 ngày theo đề cương nghiên cứu

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 6.

    Sáng nay, 3 tình nguyện viên đầu tiên gồm 2 nam, 1 nữ, trong độ tuổi 20-25 đã chính thức được tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 giai đoạn 1. Trong ảnh, nam thanh niên khoảng 20 tuổi là người đầu tiên được tiêm

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 7.

    Vaccine Nanocovax sẽ được tiêm bắp cánh tay, người tình nguyện sẽ được tiêm 2 mũi vaccine trong suốt nghiên cứu, khoảng cách giữa hai liều là 28 ngày

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 8.

    Người tình nguyện sẽ được mời đến điểm nghiên cứu tối đa 6 lần trong khoảng 10 tuần. Nhật kí theo dõi sẽ được các bác sĩ theo dõi đến 180 ngày kể từ mũi tiêm thứ nhất, để đánh giá tình hình sức khoẻ của tình nguyện viên. Sau khi người tham gia cuối cùng kết thúc nghiên cứu, sẽ mất khoảng 4 tháng để phân tích kết quả. Tình nguyện viên sẽ được gửi thư thông báo kết quả sau đó

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 9.

    Vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam có tên gọi Nanocovax, do Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen sản xuất. Vaccine này tạo được đáp ứng miễn dịch tốt, độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và có điều kiện bảo quản thuận lợi hơn so với các loại vaccine khác (bảo quản 2°C - 8°C)

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 10.

    Sau tiêm, anh ăn uống bình thường, chưa có bất cứ phản ứng bất thường nào. Dự kiến 3 ngày tới, những tình nguyện viên còn lại trong số 60 người thử nghiệm giai đoạn 1 sẽ được tiêm vaccine

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 11.

    TS. Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cho biết Bộ Y tế đã chỉ đạo Học viện Quân y đảm bảo an toàn cho người thử nghiệm vaccine. Hiện, Bộ đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát và hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu vaccine Covid-19 gồm các Vụ, Cục và các thành viên của Hội đồng đạo đức thuộc Bộ Y tế và Học viện Quân y. Mặc dù việc nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 bắt đầu được triển khai là một tín hiệu đáng mừng nhưng ông Quang khuyến cáo người dân không nên chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Mỗi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay, tuân thủ theo quy định cách ly,…

    Ảnh, clip: Cận cảnh mũi tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên trên người của Việt Nam - Ảnh 12.

    Sau vaccine của Nanogen, đến đầu tháng 2/2021, vaccine Covid-19 thứ 2 của IVAC sẽ chuẩn bị được tiêm thử nghiệm trên người. Hiện, IVAC đã hoàn thiện hồ sơ kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng

  • QUẢNG NAM - Các vụ sạt lở đất xảy ra liên tiếp ở các khu dân cư huyện Nam Trà My vùi lấp hàng chục người, 7 thi thể đã được tìm thấy.

    Tối 28/10, lãnh đạo huyện Nam Trà My cho hay, một vụ sạt lở đất xảy ra chiều cùng ngày ở thôn 1 (xã Trà Leng) khiến 45 người mất tích; 4 người may mắn thoát nạn.

    Đường từ trung tâm huyện Nam Trà My đến xã Trà Leng khoảng 25 km, đang bị chia cắt do ảnh hưởng bão Molave, nhiều điểm sạt lở trong khi trời tiếp tục mưa to, gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn.

    Vụ sạt lở đất khác xảy ra lúc 15h30 ở thôn 1 (xã Trà Vân), khiến 8 người bị vùi lấp. Tối cùng ngày, lực lượng chức năng tại chỗ tìm thấy 7 thi thể, còn một người mất tích.

    Xã Trà Leng và xã Trà Vân cùng ở huyện miền núi Nam Trà My, cách nhau 45 km; giao thông khó khăn, địa hình phức tạp, chủ yếu là gò đồi xen với ruộng bậc thang.

    satloqnVụ sạt lở đất xảy ra tại huyện Nam Trà My ngày 28-10

    sat lo dat quang nam
    Các vụ sạt lở xảy ra ở miền núi cao, đường đi từ trung tâm vào hiểm trở. Đồ hoạ: Tiến Thành.

    Cũng tại huyện Nam Trà My, lúc 13h30 ngày 28/10, một ngọn núi bất ngờ sạt lở khiến hàng nghìn khối đất đá tràn xuống trung tâm Tăk Pỏ (xã Trà Mai) khiến nhiều ngôi nhà cùng tài sản của người dân bị vùi lấp; 4 người dân gặp nạn trong vụ sạt lở này đã thoát ra được. Sau khi vụ sạt lở ở Tăk Pỏ, chính quyền huyện Nam Trà My đã sơ tán khoảng 100 hộ dân bị ảnh hưởng đến nơi an toàn.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra công điện về việc cứu hộ các nạn nhân bị vùi lấp tại xã Trà Leng. Ông yêu cầu Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Quân khu 5, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với các lực lượng liên quan "tập trung bằng mọi biện pháp cần thiết để khẩn trương cứu hộ, cứu nạn những người bị vùi lấp".

    Ngay trong đêm, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng họp khẩn tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) cùng lãnh đạo các cơ quan chức năng. "Việc tìm kiếm nạn nhân rất khó khăn do mưa bão, các đơn vị cần tập trung lực lượng, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ này", Phó thủ tướng chỉ đạo và yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tiếp tục rà soát các ví trí nguy hiểm, tổ chức sơ tán dân.

    Sở chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn được thành lập, do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phụ trách.

    Bão Molave đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên từ sáng nay, với sức gió mạnh nhất cấp 12 (133 km/h). Bão gây mưa lớn, gió giật khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, hàng trăm nhà cửa, công trình bị tốc mái... Tại Quảng Nam, từ 9h ngày 28/10, gió mạnh cấp 8-10; tổng lượng mưa bình quân từ 150 đến 300 mm. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo lũ đặc biệt lớn ở ven sông Lưu Gia – Thu Bồn, nâng cảnh báo lên cấp 4, dự báo trên mức lũ lịch sử 0,4 m.

    Theo VnExpress

  • Đây là những trường hợp từ nước ngoài đi xe qua cửa khẩu về nước mà không khai báo y tế, không cách ly tập trung theo quy định.

    Chiều qua (24/5), Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu Bùi Quốc Nam cho biết: Địa phương vừa phát hiện 3 người từ nước ngoài về không khai báo y tế, không cách ly tập trung theo quy định về phòng chống dịch COVID-19.

    Theo đó, vào khoảng 10h30 ngày 23/5, Trung tâm Y tế huyện Hòa Bình nhận được tin báo của công an phát hiện có 2 người từ nước ngoài về nhà ở ấp 13, xã Vĩnh Hậu, H.Hòa Bình.

    Qua xác minh của ngành chức năng xác định, anh L.Q (24 tuổi) cùng em ruột L.Q (21 tuổi) vào khoảng 14h ngày 21/5 đã đi xe ôm trở về từ nước ngoài qua một cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đây, 2 người này đi qua bến xe Châu Đốc, tỉnh An Giang.

    3 nguoi vn

    Sau đó, 2 người tiếp tục đi xe khách, trên xe này có 2 người đi cùng là tài xế và phụ xe. Khi về tới huyện Hòa Bình thì 2 anh em được cha ruột là ông L.L ra đón. Đến khoảng 3h40 phút ngày 22/5, thì cả 2 về đến nhà.

    Qua thăm khám, tình hình sức khỏe của 2 anh em đều tốt, chưa ghi nhận bệnh lý bất thường, nhưng có hành trình rất phức tạp.

    Trường hợp thứ 3: Vào khoảng 2h sáng ngày 22/5, bà P.T.D (48 tuổi), ở ấp Cây Gừa, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình từ nước ngoài trở về qua một cửa khẩu ở tỉnh An Giang, sau đó đi xe khách từ An Giang về Thành phố Cần Thơ (không rõ số hiệu).

    Khi đến Cần Thơ, bà D. tiếp tục đón xe 15 chỗ về Bạc Liêu (không rõ số hiệu), trên xe có hơn 10 người. Khoảng 7h cùng ngày, bà D. về đến Thành phố Bạc Liêu và được em trai chở về nhà bằng xe máy.

    Trung tâm Y tế huyện Hoà Bình xác định bà P. T. D không khai báo y tế khi về địa phương và có tiền sử bệnh cao huyết áp, tim mạch, gan mật. Sau đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu tiếp tục khám bệnh cho bà P. T. D.

    Trung tâm Y tế huyện Hòa Bình đã đưa bà D. và con gái, cùng 2 anh L.Q và L.Q vào khu cách ly tập trung. Đồng thời, lấy mẫu gửi xét nghiệm và tiến hành phun hóa chất xử lý môi trường.

    Trước đó, đã có trường hợp bệnh nhân COVID-19 số 315 nhập cảnh trái phép qua đường mòn từ Campuchia về Việt Nam qua địa bàn tỉnh Tây Ninh đã dấy lên nỗi lo từ biên giới Tây Nam.

    Theo VTV

  • Bà Lò Thị Trường khai vì mong con được học hành đến nơi đến chốn nên đưa 300 triệu đồng nhờ nâng điểm đỗ vào trường công an.

    Tự bào chữa tại TAND tỉnh Sơn La trong chiều 25/5, bị cáo Lò Thị Trường thừa nhận hành vi đưa hối lộ và không thắc mắc gì về cáo buộc của VKS. Bà mong được giảm nhẹ mức hình phạt như đề nghị của VKS bởi là nông dân, kém hiểu biết pháp luật.

    Bà khai phạm tội nhờ nâng điểm vì thương con, muốn được "học hành đến nơi, đến chốn". Nói rằng đã hiểu được hành vi sai phạm, bà mong HĐXX cho hưởng án treo để sớm được về nhà chăm sóc mẹ già và các con.

    Cũng bị cáo buộc đưa hối lộ nhờ nâng điểm cho con trai, bị cáo Hoàng Thị Thành (cựu Chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai) khai: "Bị cáo rất ăn năn, hối hận nên thành khẩn khai báo". Bà bị tạm giam, đang nằm viện do đau chân nên mong được cho hưởng án treo.

    phu huynh chay diem 1
    Bị cáo Trường tại phiên toà chiều 25/5. Ảnh: Phạm Dự.

    Theo cáo trạng, trước kỳ thi THPT 2018, bà Trường đến gặp ông Lò Văn Huynh (cựu trưởng phòng khảo thí) nhờ giúp cho con trai đạt 24 điểm ba môn Toán, Văn, Lịch sử để đỗ vào trường công an. Khi được đồng ý, bà Trường đưa cho Huynh 300 triệu đồng và sẽ cảm ơn thêm. Kết quả, con trai bà Trường được nâng 11,3 điểm cho môn Toán và Lịch sử.

    Tương tự bà Trường, trước kỳ thi THPT 2018, bà Thành đến gặp bà Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La) để nhờ nâng điểm cho con trai đủ đỗ vào trường công an. Khi con trai được nâng 13,65 điểm ba môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, bà Thành đã cảm ơn bà Sọn 400 triệu đồng. Bà Thành sau đó còn đưa thêm 40 triệu đồng cho bà Sọn để nhờ nâng thêm điểm môn Ngữ văn tự luận cho con trai bà. Toàn bộ 440 triệu đồng nhận hối lộ, bà Sọn đã nộp cơ quan điều tra.

    Trong phần luận tội, VKS cho rằng có đủ căn cứ cáo buộc nên đề nghị TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt bà Trường và bà Thành mỗi người 2-3 năm tù về tội Đưa hối lộ.

    Cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khai bị 'ép cung'

    Tự bào chữa chiều nay, cựu phó giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Sơn La Trần Xuân Yến phản bác mọi cáo buộc của VKS với ông về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Yến cho rằng cơ quan công tố không chứng minh được ai đã nhờ ông nâng điểm và ông cũng không có động cơ vụ lợi.

    Ông nói VKS không có cơ sở cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm chính giám sát thành viên Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm và kết quả bài thi. Nội quy kỳ thi THPT 2018 đã quy định quá trình chấm thi phải bố trí bộ phận giám sát gồm công an và thanh tra. Bởi vậy, ông không phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi với vai trò người giám sát.

    Ông Yến cũng phản bác cáo buộc đồng thuận cho các bị cáo khác rút bài thi trắc nghiệm mang về sửa nâng điểm. Bởi quá trình điều tra và lời khai của các bị cáo khác đều khẳng định ông không chỉ đạo việc này. Hơn nữa, ông cũng không chỉ đạo cấp dưới Nguyễn Thị Hồng Nga xoá dữ liệu trên máy tính khi có đoàn kiểm tra như cáo buộc. Ông lo sợ bị mất dữ liệu nên chỉ đạo bà Nga sao chép ra các đĩa CD. Khi đoàn công tác của Bộ lên kiểm tra, mọi dữ liệu ở máy tính cơ quan còn nguyên nên ông đem đĩa CD đi tiêu huỷ.

    Ông Yến còn cho rằng quá trình điều tra đã bị ép cung, mớm cung. Ngày 20/7/2018, ông được mời sang Công an tỉnh Sơn La làm việc nhưng bị giữ lại đến 4h sáng 23/7 mà không có lệnh. Thời gian này ông không được bố trí chỗ ăn ngủ nghỉ và trước khi được cho về, điều tra viên yêu cầu ông chép một bản cam kết.

    phu huynh chay diem 1
    Bị cáo Trần Xuân Yến. Ảnh: Phạm Dự.

    Đối đáp sau đó, đại diện VKS vẫn khẳng định, với vai trò là tổ trưởng xử lý bài thi trắc nghiệm tại kỳ thi THPT 2018, ông Yến có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong tổ theo quy chế. Ông phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi trắc nghiệm của tổ.

    Ông đã làm trái với nhiệm vụ được giao, nhận thông tin của 13 thí sinh sau đó chuyển cho cấp dưới Nga sửa bài thi nâng điểm. Ông không trực tiếp sửa bài thi nhưng đã không chỉ đạo "quét" bài thi xong phải niêm phong lại ngay. Việc này bị cho là cố tình tạo điều kiện để cấp dưới dễ dàng thực hiện việc rút, sửa bài thi nâng điểm. Ông Yến còn chỉ đạo Nga xoá dữ liệu trên máy tính và khi biết hành vi xóa dữ liệu đã bại lộ nên mang đĩa CD ra nghĩa trang đốt.

    Một ngày trước, ông Yến bị VKS đề nghị TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt 7-8 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

    Ngày mai phiên toà xét xử 12 bị cáo về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ trong vụ án sửa điểm thi ở Sơn La tiếp tục phần tranh luận.

    Theo VnExpress

  • Đang phát tỉa cành cây phi lao theo chỉ đạo của giáo viên nhà trường, cành cây đổ chạm vào đường điện cao thế khiến nam sinh lớp 9 của Trường trung học cơ sở (THCS) Quyết Thắng, TP Hải Dương bị điện giật ngã xuống đất.

    chet khi cat tia cay 1
    Hiện trường khu vực cây phi lao nam sinh gặp nạn khi cắt tỉa cành theo chỉ đạo của giáo viên nhà trường - Ảnh: T. THẮNG

    Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, nam học sinh N.T.A. (15 tuổi, học Trường THCS Quyết Thắng) khi đang chặt tỉa cành cây phi lao trong khuôn viên Trường THCS Quyết Thắng thì bất ngờ bị điện giật ngã xuống đất vào chiều 8-5. 

    Mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng nam sinh này đã chết vào tối 22-5 tại nhà riêng trên địa bàn xã Quyết Thắng.

    Ông Đinh Quốc Toản - hiệu trưởng Trường THCS Quyết Thắng, cho biết sự việc này xảy ra khi nam học sinh lớp 9 trong quá trình tham gia lao động phát tỉa cành cây thì không may bị điện giật gây thương tích nặng.

    Vào chiều 8-5, em N.T.A. (15 tuổi) cùng các bạn trong lớp thực hiện lao động theo sự phân công của giáo viên nhà trường là cắt, tỉa cành cây phi lao phía sau sân trường. 

    Nam học sinh N.T.A. "xung phong" lên cắt tỉa cành cây. Trong lúc đang chặt thì cành cây phi lao bị đổ chạm vào dây điện cao thế gần đó khiến em bị điện giật ngã xuống đất.

    chet khi cat tia cay 1
    Trường THCS Quyết Thắng, TP Hải Dương - nơi nam sinh gặp nạn khi cắt tỉa cây xanh - Ảnh: T. THẮNG

    "Ngay sau xảy ra sự việc, các thầy cô tiến hành sơ cứu và nhanh chóng đưa em N.T.A. đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Do vết thương nặng nên ngay trong chiều tối cùng ngày, em học sinh này được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội", ông Toản cho hay.

    Sau nhiều nỗ lực cứu chữa, bệnh viện quyết định cho nam sinh này về nhà. Đến tối 22-5 thì N.T.A. không qua khỏi.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 25-5, bà Lê Thị Mỹ Phương - trưởng Phòng Giáo dục - đào tạo TP Hải Dương, xác nhận có sự việc, phòng hiện đang làm báo cáo và sẽ có thông tin phản hồi chính thức sau.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Lỗ khủng khiếp, lỗ nhiều đến mức chai lì cảm xúc rồi; nói thật giờ không dám nghĩ đến ngày mai thế nào; sống được đến hết năm cũng đã là giỏi,…

    Đây là những gì PV được chia sẻ, khi đặt câu hỏi với hàng loạt các doanh nghiệp xăng dầu về việc kinh doanh trong đại dịch COVID-19.

    xang dau lo la
    Doanh nghiệp xăng dầu lao đao sau dịch. Ảnh: Như Ý

    Mất ngủ với các quyết định kinh doanh

    Cùng với dịch COVID-19, giá dầu thế giới liên tiếp xuống đáy khiến các doanh nghiệp trong ngành tâm tư. “Bây giờ đơn vị lỗ nhiều quá, lỗ đến mức mình giờ chai lì cảm xúc. Doanh nghiệp xăng dầu nào cũng chịu tác động kép cả”, vị Tổng giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu mở đầu câu chuyện về kinh doanh thời dịch.

    Hàng chục năm lăn lộn thương trường, chịu đủ cảnh bầm dập trong kinh doanh nhưng không lần nào ông chứng kiến sự khủng khiếp khó tin như trong hơn 3 tháng qua. Doanh nghiệp xăng dầu cứ nhập hàng về là lỗ. Mua “bắt đáy” lần nào cũng lỗ, hàng đang trên đường về cũng lỗ. Không một phương án kinh doanh nào được trọn vẹn khi cứ hết tuần này qua tuần khác, xăng dầu trong cảnh giảm dần đều.

    “Trong tuần đầu tháng 2, sau Tết, giá dầu vẫn còn hơn 65 USD một thùng. Rồi giảm liên tục đến cuối tháng 3 còn khoảng 25 USD/thùng. Các doanh nghiệp xăng dầu theo quy định luôn phải có dự trữ 30 ngày trong khi giá bán lẻ cứ lao liên tục với 7 lần giảm giá tới 10.000 đồng/lít từ đầu năm đến nay khiến lỗ tồn kho ngày càng chồng chất. Vậy kinh doanh cách nào...”, vị tổng giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu nói và cho biết ông nhiều ngày mất ngủ vì diễn biến giá dầu vượt mọi dự đoán của tất cả các tổ chức, các nhà phân tích.

    Theo vị tổng giám đốc này, chỉ 2 tuần trước, ai dám nhận định giá dầu sẽ xuống còn 1 USD/thùng và còn xuống âm hơn 30 USD chỉ trong vài tiếng sau đó. Không một ai biết trước dịch tàn phá kinh tế thế nào. Không ai biết từ nay đến cuối năm tình hình kinh doanh xăng dầu sẽ ra sao?

    “Nếu được phép, tôi chỉ muốn được đóng cửa, tạm dừng kinh doanh, cho các công nhân nghỉ việc để giảm áp lực chi phí, giảm lỗ đồng nào hay đồng đó. Các biện pháp cần làm đã làm hết rồi. Lương đã giảm toàn bộ từ mấy tháng trước, kể cả lãnh đạo cao nhất. Giờ đến cả lương của nhân viên bán xăng cũng phải giảm rồi”, giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu khu vực miền Trung nói với PV Tiền Phong.

    Theo vị này, lệnh hạn chế đi lại khiến một cửa hàng của doanh nghiệp chỉ bán được bình quân vài trăm lít xăng, không đủ chi phí duy trì vận hành cửa hàng. Giám đốc một đại lý xăng dầu ở khu vực Hà Nội thừa nhận, từ đầu năm đến nay doanh số mỗi tháng giảm đều từ 20% - 30%. Mỗi ngày qua đi, nhìn con số suy giảm báo cáo theo ngày của các cửa hàng mà không biết làm sao để xử lý. “Giờ tôi đang tính nếu dịch kéo dài sẽ phải đóng cửa, dừng hoạt động hoặc chuyển nhượng một số cây xăng nếu được”, ông nói.

    Dù khẳng định chưa đến mức ‘tan nát’, đổ vỡ như nhiều ngành nghề khác, lãnh đạo các doanh nghiệp xăng dầu cũng không khỏi ngần ngừ, thậm chí đau xót khi nhắc đến những khoản lợi nhuận tích cóp bao năm trời của doanh nghiệp giờ buộc mang ra để “dè sẻn ăn dần”.

    Giá rẻ nhưng… không biết thế nào

    Về việc có nên bắt đáy, tăng dự trữ khi giá dầu đã xuống quá thấp, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc PVOil cho rằng, rủi ro khó nói trước. Giờ PVOil chỉ duy trì tồn kho hợp lý để nếu giá xuống tiếp thì không bị lỗ quá sâu; nếu giá lên, doanh nghiệp có lợi nhuận.

    “Dịch làm thay đổi mọi phương thức hoạt động, điều hành. Trước chúng tôi họp hội đồng kinh doanh 1 tuần một lần. Giờ ngày nào cũng họp, có ngày họp 2 lần. Có thể sáng quyết một kiểu, chiều phải thay đổi theo phương thức khác. Giờ mỗi quyết định mua vào thế nào, số lượng bao nhiêu đều là quyết định cân não”, ông Dương nói.

    Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu trong top 3 Việt Nam cho rằng, việc “bắt đáy”- nói cách khác là đầu cơ xăng dầu khi giá xuống - đến giờ không ai dám nói đã đến đáy chưa. Cách đây hơn một tuần, các ý kiến cũng nói nên mua vào. Nhưng với diễn biến dị biệt của thị trường 2 ngày qua, giờ ai mua vào lúc đó đều thiệt hại nặng. Lúc này sợ nhất là bị quy trách nhiệm vì mua vào bị lỗ.

    “Mua bắt đáy để giảm lỗ khi giá dầu thế giới xuống những ngày qua, tất cả đều là lý thuyết. Nhưng bắt lúc nào với số lượng bao nhiêu? Chỉ cách đây 1 tuần, giá khác mà giờ lại quá khác. Vậy biết thế nào mà đổ tiền ra lúc này. Không khéo lại bị quy trách nhiệm bất cứ lúc nào”.

    Theo Phạm Tuyên

    Tiền Phong

  • Hệ thống đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã giữ một lượng nước lớn khiến cho lưu vực chịu hạn hán nặng vào năm ngoái, dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn trung bình.

    Eyes on Earth Inc, một công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước, đã công bố nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ, có thể làm phức tạp thêm cuộc thảo luận khó khăn giữa Trung Quốc và các nước sông Mekong về cách quản lý dòng sông vốn là sinh kế của 60 triệu người, chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

    Nghiên cứu của công ty này cho thấy hệ thống đập nước của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mekong đã giữ lại một lượng nước lớn, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu, dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn trung bình hàng năm.

    Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã phản bác nghiên cứu, nói rằng lượng mưa thấp trong đợt gió mùa năm ngoái khiến lượng nước giảm chứ không phải do hệ thống đập của họ.

    Trong đợt hạn hán năm ngoái, đã chứng kiến mực nước hạ lưu sông Mekong ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, gây thiệt hại nặng cho nông dân và ngư dân các nước Đông Nam Á vốn sống dựa vào nguồn nước của dòng sông này, Reuters cho biết.

    “Nếu Trung Quốc nói rằng họ không góp phần vào đợt hạn hán năm ngoái, dữ liệu nghiên cứu đã không hỗ trợ cho tuyên bố đó”, Alan Basist, nhà khí tượng học, chủ tịch Eyes on Earth Inc nói, người đã thực hiện nghiên cứu với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ.

    Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phép đo vệ tinh dựa trên độ ẩm trên bề mặt đất liền ở tỉnh Vân Nam, đến thượng nguồn sông Mekong ở khu vực Tây Tạng, cho thấy, trong năm 2019, khu vực này có mưa và tuyết với lượng cao hơn trung bình trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10/2019.

    Nhưng mực nước ở hạ lưu vào năm ngoái tính từ biên giới giữa Trung Quốc với Thái Lan và Lào có lúc thấp hơn tới 3 m so với mức cần thiết, nhóm nghiên cứu cho biết.

    dap trung quoc 1
    Năm 2019, vùng hạ lưu sông Mekong đã ghi nhận đợt hạn hán kỷ lục trong vòng 50 năm. Ảnh: AFP.

    “Điều đó cho thấy Trung Quốc đã không cho nước chảy về hạ lưu trong mùa mưa. Hạn chế nước từ Trung Quốc đã tác động nghiêm trọng đến hạn hán ở khu vực hạ lưu”, ông Basist nói.

    Trung Quốc giữ 47 tỷ m3 nước

    Tác động tiêu cực của 11 đập do Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong đã được tranh luận từ lâu, nhưng dữ liệu vẫn còn khan hiếm, vì Trung Quốc không công bố hồ sơ chi tiết về lượng nước trong mỗi hồ chứa do đập tạo ra.

    Eyes on Earth Inc cho biết hệ thống đập đang tích trữ hơn 47 tỷ m3 nước. Trung Quốc không có hiệp ước chính thức với các nước khu vực hạ lưu sông Mekong, nhưng hứa sẽ hợp tác quản lý dòng sông, cũng như điều tra nguyên nhân của đợt hạn hán kỷ lục vào năm ngoái.

    Tuy vậy, Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc, rằng Bắc Kinh đang kiểm soát dòng sông. Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo quy trách nhiệm cho Trung Quốc trong việc gây ra hạn hán ở hạ lưu sông Mekong.

    Lưu lượng nước thay đổi từ năm 2012

    Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh được chụp bằng công nghệ cảm biến vi sóng âm đặc biệt để phát hiện nước trên bề mặt từ mưa và tuyết trên lưu vực sông Mekong đoạn chảy qua Trung Quốc từ năm 1992-2019.

    dap trung quoc 1
    Đập thủy điện Đại Triều Sơn được xây dựng trên sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: AP.

    Sau đó họ so sánh với dữ liệu mực nước sông Mekong tại trạm thủy văn Chiang Saen của Thái Lan, trạm gần nhất với Trung Quốc, để tạo ra mô hình dự đoán về mức độ tự nhiên của dòng sông với lượng mưa và tuyết nhất định.

    Trong những năm đầu của dữ liệu từ năm 1992, lưu lượng nước hàng năm không có nhiều thay đổi. Nhưng kể từ năm 2012, khi các đập thủy điện lớn được Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong, mô hình và mực nước bắt đầu thay đổi.

    Điều này trùng hợp với quá trình tích nước trong mùa mưa và xả nước vào mùa khô của các hồ chứa ở Trung Quốc. “Sự khác biệt rõ rệt diễn ra vào năm 2019”, ông Basist nói.

    Nghiên cứu chỉ tập trung vào lượng nước chảy ra từ Trung Quốc và không tính xa hơn về hạ lưu, nơi Lào đã xây dựng 2 đập thủy điện mới trên sông Mekong vào cuối năm 2019.

    Trung Quốc đã bác bỏ những phát hiện này. “Những giải thích về việc xây đập của Trung Quốc trên sông Lan Thương (tên gọi sông Mekong đoạn chảy qua Trung Quốc) đang gây ra hạn hán ở hạ lưu là không hợp lý”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố với Reuters.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tỉnh Vân Nam đã ghi nhận đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và khối lượng nước tại các hồ chứa trên sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Trung Quốc tiếp tục làm việc hết sức mình để đảm bảo khối lượng xả hợp lý cho các nước ở hạ lưu.

    “Khẳng định của Trung Quốc không phù hợp với dữ liệu từ nhóm nghiên cứu. Một trong hai bên ở Bắc Kinh đang nói dối, hoặc những người điều hành các đập nước đã nói dối. Ở đâu đó, một người nào đó không nói sự thật”, Brian Eyler, giám đốc chương trình khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Stimson, có trụ sở ở Washington nói.

    Theo Zing

  • Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đề xuất Việt Nam nên học một số nước quy định mỗi người khi ra nước ngoài nên đóng góp khoản tiền từ 3 - 5 đô la, gọi là 'phí chia tay'.

    Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội), nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

    Sáng 12.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

    Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) cho rằng, mốt số nước áp dụng chính sách visa và phí xuất nhập cảnh để điều chỉnh việc xuất nhập cảnh của công dân. Nếu không khuyến khích công dân xuất nhập cảnh thì áp dụng thuế, phí này.

    Chẳng hạn như Nhật Bản, vào năm ngoái đã ban hành đạo luật Thuế xuất nhập cảnh từ 7.1.2019 quy định mỗi công dân Nhật Bản ra nước ngoài phải đóng 1 khoản phí gọi là phí chia tay hay phí du lịch khoảng 1.000 yên Nhật/người (khoảng hơn 200.000 đồng).

    Theo ông Hưng, phí này sử dụng để thực hiện một số dự án nhằm phát triển ngành công nghiệp không khói của Nhật Bản.

    “Chính phủ Nhật Bản dự kiến hàng năm sẽ thu khoảng 400 triệu đô la Mỹ để hoàn thiện việc xuất nhập cảnh của công dân được tốt hơn, cũng như việc xây dựng hạ tầng giao thông du lịch ở một số vùng khó khăn và thực hiện các chính sách khác”, ông Hưng cho hay.

    Từ đó, ông Hưng đề nghị Việt Nam cũng nên làm giống một số nước đặt ra khoản thu này khi công dân ra nước ngoài.

    “Khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền, gọi là phí chia tay, ta dùng số tiền này khoảng 3 - 5 đô la/người khi xuất cảnh”, ông Hưng nói.

    Số tiền này, theo nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trích một phần để các cơ quan ngoại giao dùng để có kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam, hỗ trợ công dân Việt Nam khi công dân ra nước ngoài gặp khó khăn.

    Một phần khác để đầu tư nâng cấp máy móc kỹ thuật cũng như các hạng mục khác để đảm bảo cho việc công dân xuất cảnh được tốt hơn, chu đáo hơn, thân thiện hơn, các chiến sĩ khi công dân xuất cảnh thì tươi cười vui vẻ, ân cần hơn đối với công dân.

    “Một phần nữa thì cho quỹ xúc tiến phát triển du lịch để đẩy mạnh du lịch nước nhà”, ông Hưng nói và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, học hỏi các nước để áp dụng, tăng nguồn lực cho công tác xuất nhập cảnh, bảo hộ công dân.

    Theo Tờ trình dự án luật mà Bộ Công an trình ra Quốc hội, số lượt công dân Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau ngày càng tăng. Năm 2007: 1,9 triệu; năm 2008: 2,6 triệu; năm 2010: 3,2 triệu; năm 2013: 6,1 triệu; năm 2016: 7,7 triệu; năm 2017: 9,2 triệu và năm 2018: 9,6 triệu. 

    Viethome (theo Thanh Niên)

  • Mức lỗ 760 tỷ đồng năm 2018 của Tiki trở nên quá nhỏ bé khi mà cả Lazada và Shopee cùng đẩy mức lỗ lên "một tầm cao" mới.

    Sau một thời gian đầu tư quyết liệt, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã dần định hình được một số tay chơi lớn như Adayroi, Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo. Các doanh nghiệp này đều được chống lưng bởi những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh hoặc những tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài.

    Sức hấp dẫn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã được phân tích và mổ xẻ từ lâu nhưng đây là cuộc chơi cực kỳ khốc liệt. Ngành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là "cuộc đua nướng tiền" của đại gia khi mà biên lợi nhuận vô cùng thấp trong khi các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng… đều rất lớn và ngày càng lớn hơn.

    Vấn đề mấu chốt của các trang thương mại điện tử còn trụ lại gần như chỉ xoay quanh vấn đề tiềm lực tài chính khi mà các doanh nghiệp này đều đang lỗ rất lớn và sẽ tiếp tục lỗ thêm rất nhiều nữa để duy trì vị trí của mình bằng không sẽ phải chấp nhận tay trắng rời cuộc chơi.

    Với việc chịu lỗ trên mỗi đơn hàng thì hiện tại khi quy mô giao dịch càng tăng lên thì mức lỗ cùng ngày càng nhiều thêm. Nếu như năm 2015-2016, mức lỗ xấp xỉ 1.000 tỷ đồng/năm của Lazada đã gây kinh ngạc trong ngành thì giờ đây cả Lazada và đối thủ nặng ký nhất là Shopee đều đã đẩy mặt bằng lỗ lên đến hơn 2.000 tỷ đồng/năm.

    Gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam chưa đầy 3 năm, Shopee đang chi rất mạnh để thu hẹp khoảng cách với Lazada. Chính thức ra mắt vào tháng 8/2016, Shopee lỗ 164 tỷ đồng ngay trong năm 2016. Sang năm 2017, Shopee lỗ hơn 600 tỷ đồng và đến năm 2018, mức lỗ tăng gấp 3 lên 1.900 tỷ đồng.

    Dù lỗ lũy kế gần 2.700 tỷ đồng trong 3 năm qua nhưng điểm đáng chú ý là Shopee chưa hề phát sinh doanh thu. Đến tận đầu quý 2/2019, trang thương mại điện tử này mới bắt đầu tính đến việc thu phí của người bán hàng trên nền tảng của mình.

    Trong khi doanh thu của Shopee bằng 0 - do không trực tiếp bán hàng - thì cả Lazada và Tiki (thông qua Tiki Trading) đều trực tiếp kinh doanh, qua đó cũng ghi nhận doanh thu đáng kể.

    Năm tài chính kết thúc vào 31/3/2018, doanh thu của Lazada tăng vọt từ 1.100 tỷ lên 2.800 tỷ đồng. Tuy vậy, mức lỗ cũng tăng gần gấp đôi từ 1.200 tỷ lên 2.150 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng chi phí tài chính cũng như chi phí bán hàng.

    Với việc luôn chấp nhận mức lỗ vượt trội so với ngành, tính đến 31/3/2018, lỗ lũy kế của Lazada đã lên đến hơn 5.300 tỷ đồng. Giả sử vẫn duy trì mức lỗ khoảng 500 tỷ đồng/quý thì đến cuối năm 2018, tổng lỗ lũy kế của Lazada và Shopee đã lên đến gần 10.000 tỷ đồng!

    Mặc dù lỗ rất lớn, nhưng vốn điều lệ của Lazada từ nhiều năm nay vẫn chỉ giữ nguyên ở mức 15 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn hoạt động đều được công ty mẹ - trước đây là Rocket Internet và hiện là Alibaba Group - hỗ trợ.

    Với nguồn tài chính eo hẹp hơn so với 2 trang thương mại điện tử nước ngoài, mức lỗ của Tiki cũng "khiêm tốn" hơn rất nhiều với 760 tỷ đồng. Dù vậy, mức lỗ này cũng bằng 2,5 lần so với năm 2017.

    Nếu như Lazada hay Shopee đều có công ty mẹ là các tập đoàn công nghệ có nguồn lực tài chính dồi dào luôn sẵn sàng bơm vốn thì Tiki lại đang có khá nhiều cổ đông trong và ngoài nước như VNG, JD.com, Sumitomo...

    Với nguồn lực tài chính không dư giả, Tiki luôn phải thực hiện thêm các vòng gọi mới để bổ sung vốn. Năm 2018, Tiki huy động được thêm 920 tỷ đồng nhưng cũng tiêu gần hết do mức lỗ lớn trong năm. Để tiếp tục chạy đua trong năm 2019 thì việc công ty phải gọi thêm vốn là yêu cầu bắt buộc.

    Trong số các cổ đông của Tiki thì cái tên đáng chú ý nhất hiện nay là JD.com - đối thủ chính của Alibaba tại thị trường Trung Quốc. Nhiều khả năng JD.com sẽ tiếp bơm thêm vốn vào Tiki để tăng tỷ lệ sở hữu so với mức 25% hiện tại.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Thiết kế 'Bàn thờ' tại cuộc thi tuyển chọn trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy tại Miss Universe 2019 hiện đang gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội.

    Thiết kế "Bàn thờ" của Phạm Quang Minh - Ảnh: Miss Universe Vietnam

    Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam vừa đăng tải hình ảnh bài thi tuyển chọn trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy tại Miss Universe 2019 mang tên Bàn thờ. Thiết kế do thí sinh Phạm Quang Minh thực hiện, lấy ý tưởng từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

    "Trang phục Bàn thờ là sự kết hợp hình ảnh thân quen: ảnh thờ, bát hương (là điểm nhấn cho trang phục, lấy cảm hứng từ gốm sứ Bát Tràng), lọ hoa (đem đến không gian tự sự, đầy thanh tịnh cho người xem), mâm cỗ (sự tâm linh, lòng thành tâm hiếu nghĩa đối với người đã khuất).

    Để lộ tả hết ý nghĩa của trang phục này, người trình diễn cần một phong thái trang trọng, với một thái độ thành tâm. Đến giữa sân khấu thể hiện cái tâm, lòng thành bằng cách thắp ba cây nhang để vái và xá ba cái.

    Sau đó, người trình diễn xoay lưng lại phía sau để giúp người xem thấy được vật phẩm dâng lên bàn thờ (mâm cỗ dần dần hạ xuống nhờ vào động cơ).

    Mặt sau trang phục có khung thờ thể hiện sự bất ngờ cho người xem nên trang phục có thiết kế động cơ vào mâm cỗ giúp nâng lên, hạ xuống trong lúc trình diễn", ban tổ chức cuộc thi giới thiệu về thiết kế Bàn thờ. 

    Sau một giờ đăng tải, thiết kế này nhanh chóng nhận được hơn 21 nghìn lượt like, 12 nghìn bình luận và 5 nghìn lượt chia sẻ. Tuy nhiên, phần lớn trong đó là những phản ứng tiêu cực của khán giả.

    Thiết kế hiện đang nhận được lượt tương tác lớn trên mạng xã hội - Ảnh chụp màn hình.

    Người dùng mạng A.T bình luận: "Bàn thờ với lư hương không thể đặt ở mông hay ngực được. Đó là đồ linh thiêng, tôn nghiêm nên không thể đem ra câu view một cách rẻ tiền".

    Tài khoản Q.N thẳng thắn: "Không thể thẩm thấu nổi sự sáng tạo kiểu này, nhất là phần khung ảnh. Ban tổ chức nên cân nhắc thật kỹ".

    Á hậu Hoàng Thùy, đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Miss Universe năm nay,cũng ngay lập tức chia sẻ lại thiết kế này trên trang cá nhân với dòng trạng thái: "Cho mình lên hương sớm thế bạn gì ơi".

    Bên cạnh đó, một số người dùng mạng cũng thể hiện sự lo lắng khi lượt tương tác cho thiết kế này tăng quá nhanh thì cơ hội lọt vào top 15 trang phục cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe càng cao.

    Người dùng M.C bình luận: "Hoàng Thuỳ hẳn sẽ hoang mang lắm nếu phải mặc thiết kế này lên người. Với lượt chia sẻ tăng chóng mặt như vậy thì khả năng thiết kế này chiến thắng sẽ rất cao".

    "Mới nhìn thì thấy buồn cười vì hình ảnh bạn này lấy ý tưởng không phải từ hoa sen, tre hay ẩm thực mà là một hình ảnh quen thuộc nhưng ít ai dám nghĩ đến để làm thành quốc phục. Nhìn một lúc thì lại muốn khóc vì cách bạn ấy chuyển tải thành bộ trang phục thật sự thô và hơi phản cảm ở chỗ để mặt người mẫu vào ảnh thờ. Hình ảnh bàn thờ thiên về tâm linh tín ngưỡng nên rất khó chuyển tải vào trang phục, đòi hỏi người thiết kế phải khéo léo để tránh phản cảm", người dùng A.T chia sẻ về thiết kế.

    Với chủ đề "Tinh hoa", cuộc thi năm nay cũng thu hút nhiều thiết kế dự thi với ý tưởng đa dạng - Ảnh: Miss Universe Vietnam

    Ban tổ chức tiếp tục nhận bài dự thi đến hết ngày 15-6. Top 15 bài thi được chấm điểm và bình chọn cao nhất sẽ thuyết trình trước ban giám khảo và có cơ hội trở thành quốc phục của Việt Nam tại đấu trường nhan sắc lớn nhất hành tinh Miss Universe 2019.

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • Trong những ngày vừa qua, sau khi đã phủ 2 mũi vaccine cho người trưởng thành trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, Bộ y tế đã bắt tay vào thực hiện việc tiêm mũi bổ sung, hay còn gọi là mũi 3. Đây chính là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ tất cả mọi người.

    Báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 7/1/2022, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 43 QĐ-BYT. Đây là quyết định hướng dẫn tổ chức các buổi tiêm chủng vaccine Covid-19 đồng thời cũng đưa ra mẫu mới của giấy xác nhận tiêm ngừa Covid-19.

    tiem 7 mui vaccine 1
    Các thông tin trên giấy xác nhận sẽ được cập nhật lên ứng dụng theo dõi sức khỏe. (Ảnh: Cục Y Tế Dự Phòng)

    Theo đó, sau khi tiêm, bà con sẽ được cấp giấy xác nhận đã tiêm ngừa Covid-19. Trên giấy này sẽ có thông tin chi tiết về các mũi tiêm và gồm có 3 mục. Có thể thấy, liều cơ bản của vaccine Covid-19 đã không còn là 2 mũi như trước đây mà tăng lên 3 mũi. Sau khi tiêm xong 3 mũi cơ bản, mọi người sẽ tiếp tục tiêm 1 mũi bổ sung và cuối cùng là 3 mũi nhắc lại. Như vậy, trên giấy xác nhận có tổng cộng tới 7 mũi tiêm thay vì 2 mẫu như giấy xác nhận cũ.

    Quy định của Bộ Y tế là mỗi người sau khi đã tiêm vaccine đều sẽ được nhận giấy xác nhận. Trên giấy này sẽ có đủ thông tin về người được tiêm, loại vaccine, số mũi tiêm và ngày tiêm. Đơn vị tiêm chủng cũng sẽ đóng dấu trên giấy xác nhận này.

    Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn một số người chưa nhận được giấy xác nhận tiêm vaccine Covid-19. Việc này sẽ gây ra một số bất tiện khi muốn thực hiện các mũi tiêm sau. Bởi vậy, các trường hợp này cần phải tới đơn vị mà mình tham gia tiêm chủng để được hướng dẫn cách xử lý.

    tiem 7 mui vaccine 1
    Mẫu xác nhận mới có chỗ cho 7 mũi tiêm. (Ảnh: Bộ Y tế)

    Về mũi tiêm thứ 3, mới đây, trang Lancet đưa tin sau khi thực hiện thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên để đánh giá mức độ an toàn cũng như mức đáp ứng miễn dịch được tạo ra bởi mũi tăng cường cho thấy mũi tiêm này có hiệu quả. Sau hai tuần, khả năng đạt miễn dịch của cơ thể sẽ đạt được mức cao nhất.

    Trang chính thức của Bộ Y tế cũng đưa tin việc tiêm mũi 3 của vaccine Covid-19 là cần thiết. Lý do là bởi việc tiêm vaccine là cách gây miễn dịch chủ động do kháng thể sinh ra. Sau 4-6 tháng, kháng thể được sinh ra từ 2 mũi tiêm sẽ dần suy giảm, việc tiêm mũi 3 sẽ giúp kháng thể này được tăng lên.

    Tiêm mũi 3 vaccine ngừa Covid-19 là cần thiết với mọi người. (Ảnh: EM Health)

    Cũng theo đó, khi tiêm mũi 3, mọi người vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như sốt, nhức đầu, mệt mỏi cũng như đau ở vị trí tiêm như 2 mũi đầu. Nhưng so với 2 mũi trước đó, các biểu hiện này đều sẽ nhẹ hơn. Tuy nhiên các cơ sở tiêm chủng vẫn cần phải chuẩn bị phương án phòng chống các trường hợp sốc phản vệ.

    Một số địa phương trên cả nước đang nhanh chóng thực hiện tiêm chủng mũi 3 cho bà con. Mọi người nên tiêm ngay khi đến lượt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 

    Theo YAN