• 200 cây vàng sẽ được dát lên căn nhà mang phong cách châu Âu nằm trong dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

    Ngay khi bước vào, người ta đã phải choáng ngợp trước một căn chung cư lộng lẫy không khác gì các tòa lâu đài. Căn nhà có tổng diện tích gần 350m2, phòng khách rộng khoảng 219m2 được thi công từ tháng 10/2019 đến nay và vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đứng trên căn penthouse này, ta có thể phóng rộng tầm mắt nhìn thấy được cả 4 phía của Hà Nội, trong đó có một phía nhìn ra được Hồ Tây. Theo chia sẻ của CĐM, đây chính là một căn chung cư nằm trong dự án Tân Hoàng Minh trên đường Xuân Diệu ngay tại Tây Hồ. Căn nhà được gia chủ định hướng theo phong cách cổ điển châu Âu.

    Chính vì thế nên phần mái vòm bên trên được xây cong vô cùng tinh tế và được các họa sỹ vẽ tay từng nét những bức tranh đặc trưng của phong cách châu Âu. Không chỉ trên mái vòm mà toàn bộ các bức đường dọc hành lang đi qua các phòng cũng được gia chủ đầu tư, phủ lên hàng loạt những bức họa cổ của các họa sỹ châu Âu để hòa chung với phong cách của cả ngôi nhà.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    Phần mái vòm cực sang trọng với các bức vẽ đậm chất châu Âu cổ điển.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    Một bức tranh về Adam và Eva đang được họa sỹ vẽ trên tường của căn penthouse này.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    Từng bức tranh dọc hành lang đều được các họa sỹ tỉ mỉ vẽ thủ công.

    Và tất nhiên điểm nhấn đặc sắc nhất của căn nhà, để những bức tranh kia được tôn vinh thì tất nhiên phải nhắc đến sắc vàng lấp lánh đến từ các phần phào chỉ. Tất cả các phần phào chỉ đều được nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó dát vàng lên một cách tỉ mỉ, cẩn thận để toàn bộ căn nhà toát lên được nét sang trọng và giàu có không lẫn đi đâu được.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2

    Tất nhiên để dát được vàng lên căn nhà thì cần đến nguyên liệu. Được cất giữ trong một chiếc va li nhỏ, tất cả các tệp bánh vàng đều được bóc lót cẩn thận kĩ lưỡng. Riêng một người thợ sẽ có nhiệm vụ xử lý toàn bộ các tệp bánh vàng này ngay tại công trường sao cho tạo ra được thành phẩm là những vẩy vàng.

    Sử dụng một chiếc lưỡi dao, anh này sẽ tỉ mỉ cạo hết một lớp vàng bám ở bên ngoài các tệp vàng, cứ như vậy cạo lần lượt từng phía sẽ nhận được thành phẩm. Sau khi hoàn thành cạo xong tất cả các tệp bánh vàng, những vẩy vàng vụn sẽ được đem đi để đổi lấy những lá vàng mỏng.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    Người thợ tỉ mỉ cạo hết một lớp vàng bám ở bên ngoài các tệp vàng, cứ như vậy lần lượt từng phía sẽ nhận được thành phẩm là các vẩy vàng lóng lánh.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    Các vẩy vàng này sau đó sẽ được đem đi đổi lấy những lá vàng mỏng.

    Tiền công để đổi vàng cũng không hề rẻ. Theo chia sẻ của người làm tại đây, một chỉ vàng tầm 5 triệu thì cũng phải mất đến khoảng 2 triệu đồng tiền công thì mới nhận được các lá vàng đủ chất lượng để dát lên công trình.

    Những lá vàng dùng để dát vàng được tạo nên bằng cách làm dẹt, mỏng nhất có thể các vụn vàng. Sau đó được cắt thành hình vuông có kích thước khoảng 1cm2, đặt vào giữa những giấy quỳ. Giấy quỳ là loại giấy dó được quét nhiều lần bằng mực tự chế làm từ nhựa thông, mùn cưa, hồ và trộn với keo da trâu. Thông thường 1 chỉ vàng sẽ dập được khoảng một nghìn tờ giấy tương đương 1m2.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    Từng lá vàng mỏng được đặt cẩn thận giữa các tờ giấy quỳ.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    "Đồ nghề" của một người thợ "cạo vàng".

    Đến với công đoạn dát vàng, trước tiên tường của căn penthouse này sẽ được phết một lớp keo dính và chờ khoảng 1 ngày để đợi keo đạt đến độ khô vừa đủ thì mới có thể dát vàng vì nếu còn ướt, lá vàng sẽ bị nhăn nhúm, còn nếu quá khô thì lá vàng sẽ không kết dính.. Những lá vàng sẽ được phủ đều lên các phào chỉ hoàn toàn bằng thủ công một cách hết sức trau chuốt, tỉ mỉ. Quy trình này được thực hiện ở nơi kín gió để không bị ngoại lực làm xô lệch các lá vàng. Người thợ phải làm sao cho lá vàng bám vào sản phẩm mà không được ấn tay. Sau khi sản phẩm đã được phủ kín vàng, người thợ dùng bút lông để đánh bóng. Những vụn vàng sẽ bám chặt vào sản phẩm và tạo độ kết dính.

    dat vang len can penthouse o ha noi 2

    dat vang len can penthouse o ha noi 2

    dat vang len can penthouse o ha noi 2

    dat vang len can penthouse o ha noi 2

    dat vang len can penthouse o ha noi 2
    Thành quả long lanh của ngôi nhà dát vàng.

    Sau khi phủ kín vàng, những người thợ lại hết sức cẩn thận sử dụng chổi lông để quét và làm mịn vùng đã dát giúp bề mặt được mịn, gọn gàng hơn. Ngay trong lúc đó, các vụn vàng rơi ra sẽ được cẩn thận hứng lại để đem đi đổi. Khi vàng đã bám kín vào tường, cần có thời gian lên đến 30 ngày để lớp dát vàng khô keo. Sau đó mới tiến hành sơn phủ bóng bên ngoài sản phẩm.

    Theo chia sẻ của kĩ sư chịu trách nhiệm thi công cho căn penthouse này, để dát được một thanh trên cột trụ nhà cần đến 6 tệp vàng, tương ứng với 3 chỉ vàng. Như vậy có thể nói để dát được hoàn thành toàn bộ căn nhà có diện tích 350m2 như thế này thì gia chủ cần chịu chi ra hơn 200 cây vàng.

    Theo Pháp luật và bạn đọc

  • Theo Knight Frank, tốc độ này phản ánh sự phát triển đầy năng động của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Bắc Mỹ về mức tăng dân số siêu giàu.

    Báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report) mới nhất của Knight Frank dự báo lượng dân số siêu giàu toàn cầu sẽ tăng thêm 28% trong giai đoạn 2021-2026, trong đó châu Á và châu Đại Dương có mức tăng trưởng cao nhất (33%), kế tiếp là Bắc Mỹ (28%) và Mỹ Latin (26%).

    “Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một trong những trung tâm tài sản thịnh vượng hàng đầu thế giới, được minh chứng bằng dự báo tăng trưởng dân số giàu và siêu giàu trong giai đoạn 2021-2026. Số lượng tỷ phú cũng sẽ tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu trong cùng giai đoạn", bà Victoria Garrett, Trưởng bộ phận Bất động sản nhà ở của Knight Frank APAC nhìn nhận.

    gioi sieu giau o vietnam pham nhat vuong

    Riêng mức tăng trưởng số người siêu giàu ở Việt Nam là 26%, ngang ngửa Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc). “Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành một trong những tiêu điểm của báo cáo này trong những năm tới đây dựa trên nền tảng kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam ngày càng lên cao trên thị trường quốc tế", ông Alex Crane, Giám đốc điều hành Knight Frank Việt Nam nói.

    Một minh chứng cho tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam được ông Alex Crane chỉ ra là giá bán căn hộ cao cấp đã vượt mức 10.000 USD/m2 trong năm nay. Mặt khác, chi phí tùy ý của giới nhà giàu và siêu giàu đang hướng đến các xa xỉ phẩm như đồng hồ và rượu vang, với doanh số tăng 16% cho cả hai nhóm hàng này.

    Thực tế, tổng giá trị đồng hồ nhập khẩu tăng 28,2% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Doanh số xe hơi trong nước cũng như tổng giá trị rượu vang nhập khẩu giai đoạn trước đại dịch (2016-2019) cũng duy trì mức tăng trưởng tích cực tương ứng là 12,9% và 9,8% mỗi năm.

    Nhìn chung trên toàn cầu, bà Flora Harley, Phó biên tập tạp chí The Wealth Report của Knight Frank cho biết trung bình gần 2/3 lượng tài sản của giới siêu giàu được phân bổ vào bất động sản. Trong đó, gần 1/3 tổng tài sản nằm ở căn nhà chính và căn nhà thứ hai, phần còn lại được đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào các danh mục bất động sản.

    Báo cáo này cũng tiết lộ tổng giá trị đầu tư tư nhân vào bất động sản thương mại toàn cầu là 405 tỷ USD trong năm 2021, tăng 52% so với năm trước đó và cao hơn 38% mức trung bình giai đoạn 5 năm trước đại dịch.

    Dự báo cho năm nay, khảo sát Knight Frank Attitudescho thấy 23% dân số siêu giàu có kế hoạch đầu tư trực tiếp vào bất động sản thương mại. Nếu xét theo phân khúc, nguồn vốn tư nhân đầu tư vào bất động sản văn phòng sẽ chiếm đa số (43%), tiếp đó là bất động sản công nghiệp và logistics (17%), cũng như nhà ở (16%).

    “Tài sản lên giá, từ bất động sản đến chứng khoán và hàng xa xỉ phẩm, đã giúp gia tăng của cải cho những ai đủ giàu có để sở hữu các danh mục đầu tư”, bà Flora Harley nhận xét.

    Theo Knight Frank, người siêu giàu là những cá nhân có tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên, bao gồm cả giá trị bất động sản cư trú chính. Thống kê từ đơn vị này cho biết năm 2021 Việt Nam hiện có khoảng 1.234 người siêu giàu.

  • Quảng Nam - Chiếc cano chở hành khách bị lật khiến 17 người chết và mất tích ở biển Cửa Đại (Quảng Nam). Nguyên nhân dẫn đến chìm cano là do mắc cạn trước khi bị sóng đánh lật.

    chim cano o cua dai 1
    Nạn nhân được vớt lên bờ.

    Trả lời báo Lao Động chiều tối 26.2, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP.Hội An, Quảng Nam - cho hay, thời tiết hôm nay có gió giật cấp 3 - 4 và theo quy định là được phép chạy. Tải trọng vẫn đảm bảo an toàn và toàn bộ đều mặc áo phao.

    Trong hôm nay, rất nhiều tàu thuyền ra vào vẫn rất an toàn. Tuy nhiên, riêng chiếc này chạy vào thì trúng cồn cát nổi lên nên mắc cạn, sau đó gặp sóng đánh thì lập úp. Tàu loại mới này lật úp rất nguy hiểm, gần như những người từ trong tàu đưa ra đều ngạt thở. Nhóm du khách này gồm có 4 đoàn, trong đó có đoàn từ Bình Dương.

    Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - cho hay, đến thời điểm này, các lực lượng đã ngưng tìm kiếm những người mất tích bởi trời đã tối, vùng biển có sóng to gió lớn, việc tìm kiếm sẽ rất nguy hiểm. Sáng mai (27/2), khả năng sẽ huy động thêm người để phục vụ việc tìm kiếm, cộng với lực lượng hàng trăm người sẽ cố gắng tìm cho ra những du khách còn mất tích.

    Thông tin ban đầu, một chiếc ca nô này từ đảo Cù Lao Chàm vào đất liền thì bị chìm vào lúc 12h trưa ngày 26/2. Thời điểm chìm, trên cano có 39 người (trong đó có 3 thuyền viên, 36 hành khách). Phương tiện gặp tai nạn được cho là thuộc Công ty Du lịch Phương Đông tại thành phố Hội An, tàu mang số hiệu Qna-1151, chở khách du lịch xuất bến Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, lúc 13h45 phút ngày 26.2. Khi cách cảng Cửa Đại khoảng hơn 1km, bất ngờ con tàu này bị sóng đánh chìm.

    Hiện tại, công tác tìm hiểu cứu nạn người mất tích gặp khó khăn do sóng lớn. Trước mắt, chính quyền TP.Hội An sẽ trích quỹ cứu trợ trao cho những thân nhân người bị chết số tiền 5 triệu đồng.

    Trên ca nô có cả phụ nữ và trẻ em, rất đông, đặc biệt có 2 trẻ sinh năm 2019. Đến 17h55' cùng ngày: Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Nam cho biết đã có 35 nạn nhân được tìm thấy trong đó có 13 người chết, 4 người đang mất tích trong đó có 2 trẻ em.

    chim cano o cua dai 1
    Các nạn nhân được sơ cứu sau khi đưa lên bờ.

    Điều động lực lượng tìm kiếm nạn nhân

    18h45', ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam, hiện đang có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn đường thuỷ đặc biệt nghiêm trọng trên.

    500 người thuộc các lực lượng chức năng cũng đã huy động để tìm kiếm các nạn nhân mất tích. "Bằng tất cả nguồn lực để tìm kiếm các nạn nhân, kể cả huy động trực thăng", ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam nói.

    "Những người đi trên tàu này đều mặc áo phao hết nhưng khi lật thì lùng bùng nên không thoát ra được. Anh em lặn xuống đáy tìm nhưng không còn khách nào", ông Cường cho biết.

    Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu V thông tin: Sau khi sự việc xảy ra, họp ban chỉ huy phòng chống lũ lụt, triển khai cho các cơ quan, đặc biệt là Bộ Chỉ huy quân sự và Biên Phòng tỉnh nhanh chóng huy động tàu cùng bà con ngư dân tiếp cận hiện trường để cứu bà con.

    Đến 19h, trực thăng của Sư đoàn không quân 362 đã đến hiện trường vùng biển nơi xảy ra vụ tai nạn, bât đầu tìm kiếm 4 nạn nhân còn mất tích trong vụ tai nạn.

    chim cano o cua dai 1
    Rất đông người dân tập trung theo dõi vụ việc.

    chim cano o cua dai 1
    Lực lượng cứu hộ tìm kiếm trên biển.

    Danh tính 39 nạn nhân có mặt trên tàu gồm:

    1. Nguyễn Thị Huế (1990, Hà Nội)

    2. Nguyễn Thị Giản Đơn (1998)

    3. Vương Thị Khánh Dương (1998)

    4. Trần Thị Thanh Vân (1996)

    5. Phạm Ngọc Hùng (1972).

    6. Nguyễn Thị Khiêm (1952).

    7. Nguyễn Thị Thuý An (1992).

    8. Nguyễn Tân Hiệp (1972, Hà Nội).

    9. Ngô Thị Oanh (1992, Hà Nội).

    10. Trịnh Thị Minh Nguyệt (SN 2005, Hà Nội).

    11. Trịnh Hải Đăng (SN 2008, Hà Nội).

    12. Nguyễn Xuân Hưng (SN 1980, Hà Nội).

    13. Ngô Thị Nga (SN 1988, Hà Nội).

    14. Phạm Thị Huệ (SN 1982).

    15. Trần Minh Đức (SN 1993).

    16. Bùi Đăng Minh (SN 1996).

    17. Dương Văn Minh (SN 1976, Hà Nội).

    18. Nguyễn Khánh Dương (SN 1998, Hà Nội).

    19. Đặng Mai Phương (SN 1984, Hà Nội).

    20. Đỗ Thị Bích Hảo (SN 1983, Hà Nội).

    21. Ngô Thị Thinh (SN 1976, Hà Nội).

    22. Nghiêm Thanh Hải (SN 1976, Hà Nội).

    23. Lê Hữu Nghị (SN 1983, Hà Nội).

    24. Phạm Lê Thành (SN 1995, Hà Nội).

    25. Nguyễn Minh Trình (SN 1988, Hà Nội).

    26. Nguyễn Minh Quang (SN 2019, Hà Nội).

    27. Ngô Đức Đường (SN 1982, Hà Nội).

    28. Ngô Huy Hoàng (SN 2007, Hà Nội).

    29. Ngô Huy Hiếu (SN 2010, Hà Nội).

    30. Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1976).

    31. Nguyễn Huy Vũ (SN 2011, Hà Nội).

    32. Trịnh Văn Đức (SN 1983, Hà Nội).

    33. Ngô Xuân Huy (SN 2006, Hà Nội).

    34. Nguyễn Mai Anh (SN 2019, Hà Nội).

    35. Nguyễn Xuân Hoà (SN 1982).

    36. Nguyễn Thị Kim Lan (SN 1978).

    37. Lê Sen (SN 1970, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam).

    38. Nguyễn Văn Nhân (SN 1995, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

    39. Trần Quý (1973, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam).

    Theo Soha

  • nha sep fpt 1
    Đâu đâu cũng là đá ngọc và hoa sen!

    Mới đây, chủ kênh YouTube Nhà To – Hoàng Đức đã có cơ hội thăm quan căn biệt thự có 1-0-2 của doanh nhân Bùi Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT. Công trình toạ lạc trong khuôn viên Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc), với tổng diện tích lên tới 3.000m2. Hai video thu hút gần 3 triệu người xem trên YouTube bởi quy mô, cảnh quan và kiến trúc đặc biệt, hiếm có của khu biệt thự.

    nha sep fpt 1
    Một trong 3 cổng đi vào căn biệt thự của Phó Chủ tịch FPT - Bùi Quang Ngọc

    Bao quanh căn biệt thự là khu vườn rộng, với nhiều loại bonsai khác nhau. Ngay bên trái lối đi vào là khu vườn Việt, với những giống cây cảnh đến từ chính đất nước Việt Nam.

    nha sep fpt 1
    Vườn cây cảnh Việt trong khu biệt thự

    Tất cả bonsai như phi lao, me, tùng, lộc vừng, thậm chí là hồng xiêm,… đều được chọn lọc kỹ càng từ các nghệ nhân, mang các thế vô cùng đặc biệt. Ví dụ như cây tùng lá, thế trực quyền, từng đạt huy chương vàng của Hội sinh vật cảnh Hà Nội chấm điểm. Nhiều cây có tuổi đời hơn 100 năm. Cây có đường kính lớn nhất tại khu biệt thự Sen lên tới hơn 1m, cao 6,8m, tuổi đời 700 năm.

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    Ngoài ra còn có những khu vực mang âm hưởng rất xưa cũ, hoài niệm như giếng nước, cây khế, ao cá Việt,…

    Trong khi đó, bên phải lối đi vào lại 100% là các cây, cá, sỏi đá của Nhật Bản, có quy mô hoành tránh không kém. Cây đặc biệt nhất phải kể đến là thông lá đỏ quý hiểm, có dáng trực, biểu trưng cho sự hiên ngang, chính trực của bậc chính nhân quân tử. Các cây cổ thụ khác cũng được đặt tên và đặt tại những vị trí theo ý đồ của gia chủ, tạo nên những tích chuyện cho khu vườn như cây Vua, cây Hậu, Công chúa, Hoàng tử, Quan văn, Quan võ, Thừa tướng,…

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1
    Những cây cảnh, cây cổ thụ được chuyển từ Nhật về.

    Ngoài ra còn có một vườn hoa anh đào, nở rực rỡ vào mùa xuân. Đáng nói, rất nhiều bonsai lớn và quý hiểm lại được Phó Chủ tịch FPT đặt ở khuôn viên ngoài để nhiều khách du lịch đi qua có thể chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1
    Khu hoa anh đào ngay trong vườn.

    Một góc rất Nhật khác là hồ cá Koi với 100% cá Koi "chuẩn" Nhật. Nhiều con cá có chiều dài gần 1m.

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    Điểm đặc biệt và có 1-0-2 trong khuôn viên biệt thự của Phó chủ tịch Bùi Quang Ngọc là bộ sưu tập đá ngọc và gỗ hoá thạch. Đặt chân đến bất cứ một khu vực nào trong khu biệt thự cũng có thể thấy các tác phẩm được làm từ đá và ngọc, được điêu khắc vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ.

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1
    Một vài tác phẩm gỗ hoá thạch trong khu vườn.

    Hầu hết những tác phẩm đều được làm từ ngọc trong đá, đá được giữ lại làm đế, còn ngọc được tạc thành nhiều hình thù, chủ đề từ hoa quả, nấm đến động vật,… Nhiều người thoạt nhìn lần đầu sẽ lầm tưởng rằng ngọc được cấy lên trên đá nhưng theo Phó chủ tịch FPT, 100% tác phẩm trong biệt thự không hề được cấy, đều là ngọc trong đá, nguyên khối tự nhiên.

    nha sep fpt 1
    Bộ 3 tác phẩm đá ngọc với chủ đề lẵng hoa.

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1
    Đá ngọc với độ trắng hoàn hảo.

    nha sep fpt 1
    Những tác phẩm được bảo quản trong tủ kính.

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1
    Khu "vườn nho" làm từ những tảng ngọc trong đá nguyên khối.

    nha sep fpt 1
    Quá tinh xảo!

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    "Rất nhiều khách thăm quan hứng thú với những tác phẩm này vì gần như không có ở đâu cả, không ai sưu tầm kiểu này", doanh nhân Bùi Quang Ngọc chia sẻ.

    Ở mỗi khu vực, các khối đá ngọc được đặt cạnh nhau mang theo một chủ đề, tích chuyện riêng. Ví dụ như khu đá với chủ đề lẵng hoa, vườn nho, đầm sen, ẩm thực, tiên cảnh,… Thậm chí còn có những viên đá được khắc hoạ giống như chân giò, miếng thịt ba chỉ, thịt quay, bánh nướng,..

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1
    Vườn nho trĩu quả nhưng không ăn được!

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    Khu vườn ẩm thực với chân giò, thịt ba chỉ,... nhưng chỉ để ngắm chứ không ăn được...

    Xung quanh nhà cũng có đá khắc 12 con giáp đặt xung quanh nhà, hay hòn phu thê,… Có nhiều loại đá được sưu tầm từ Tây Nguyên, Yên Bái hay Miến Điện,…

    Điểm đặc biệt khác khiến cho công trình mang tên Biệt thự Sen đó là các hoạ tiết từ lớn đến nhỏ trong căn biệt thự cũng như nhiều viên đá ngọc đều được tạc thành hình bông sen của Việt Nam.

    nha sep fpt 1
    Đèn, vỏ bọc nệm, tranh, sà,.. đều có hoạ tiết hoa sen.

    nha sep fpt 1
    Chiếc bàn làm từ đá ngọc nguyên khối.

    Đi vào trong căn biệt thự, đá ngọc và hoạt tiết hoa sen tiếp tục trở thành tâm điểm của công trình. Nổi bật là bàn tiếp khách làm từ đá ngọc màu hồng, được tạc thành đầm sen. Hay bình hoa, chậu đá, sàn nhà, đèn, ghế ngồi, tranh thêu, cánh cửa, bàn ăn…đều có hình ảnh bông sen như một cách để sen hoá ngôi nhà.

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1

    nha sep fpt 1
    Hoạ tiết sen và chất liệu đá ngọc có thể tìm thấy ở mọi ngóc ngách căn biệt thự.

    Ông Nguyễn Bá Ngọc trải lòng về căn biệt thự của mình: "Cuộc đời chúng ta ai cũng có góc tinh thần. Tôi có một chút điều kiện nên chơi một chút đồ ngọc và hoạ tiết sen. Thực ra sớm hay muộn chúng ta cũng phải nghĩ đến cái để lại cho đời, khi ra đi khỏi cõi tạm chúng ta không mang được gì. Ngôi nhà này là một công trình tôi muốn để lại. Đá thì trường tồn, cây cũng trường tồn. Đó là công trình để lại cho đời sau, cho con cháu và mọi người".

    Cafef (theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

  • Bộ Ngoại giao mua tòa nhà số 3330 phố Garfield, Washington, Mỹ làm trụ sở, nhà ở cán bộ nhân viên đại sứ quán với giá 23,7 triệu USD.

    Trong văn bản lấy ý kiến gửi các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng đề ngày 12/1, Bộ Ngoại giao cho biết đã hoàn thành việc mua trụ sở, nhà ở cho cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vào ngày 24/4/2020. Bộ Ngoại giao đã nhận bàn giao trụ sở mới từ Đại sứ quán Bỉ, vốn là chủ sở hữu cũ của bất động sản này.

    Để đưa trụ sở vào khai thác sử dụng, bất động sản này phải chuyển quyền sở hữu cho Bộ Ngoại giao Mỹ, sau đó Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ ký hợp đồng cho Bộ Ngoại giao Việt Nam thuê lại với giá tượng trưng 1 USD trong thời hạn 99 năm.

    dai su quan VN tai my
    Tòa nhà số 3330 phố Garfield, Washington, Mỹ. Ảnh: Google Street View.

    Hai bên đã cơ bản thống nhất nội dung hợp đồng sau nhiều vòng đàm phán, điều chỉnh do gắn với nội dung có đi có lại của hợp đồng thuê khu đất D-30 tại quận Cầu Giấy, Hà Nội để xây dựng Đại sứ quán Mỹ. Hợp đồng dự kiến được ký trong năm 2022.

    Theo quy định về sở hữu bất động sản của Mỹ, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington sẽ phải đóng một số chi phí chi thường xuyên như giám sát an ninh kết nối với lực lượng mật vụ bảo vệ phái đoàn ngoại giao, bảo hiểm bất động sản, vệ sinh... với tổng chi phí khoảng 10.370 USD một tháng.

    Bộ Ngoại giao đề xuất Thủ tướng cho sử dụng số vốn hơn 511.800 USD chưa dùng đến của dự án để chi trả mức phí hàng tháng này. Bộ cũng kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện dự án mua trụ sở, nhà ở cán bộ đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ từ năm 2019-2020 thành 2019-2022.

    Thủ tướng hồi tháng 8/2019 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mua trụ sở, nhà ở cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, với tổng vốn đầu tư 23,7 triệu USD, từ nguồn ngân sách nhà nước.

    Tháng 8/2021, nhân chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam, phía Mỹ cũng quyết định xây trụ sở đại sứ quán mới trên khu đất 3,2 hecta ở quận Cầu Giấy với quy mô xây dựng 39.000 m2. Dự án có tổng ngân sách 1,2 tỷ USD, với thời hạn thuê đất là 99 năm.

    Theo VnExpress

  • Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Việt Nam dỡ bỏ hạn chế các đường bay quốc tế thường lệ; tần suất phụ thuộc quy định của nhà chức trách hàng không các nước và nhu cầu thị trường.

    Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đã thông báo cho nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ về việc dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

    Cơ quan này đã giao Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam phát thông báo tin tức hàng không (NOTAM) về việc Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, trở lại bình thường về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế chở khách.

    Những quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế. Từ Việt Nam được bay sang các nước bao nhiêu chuyến vẫn phải thực hiện theo quy định của từng nước.

    viet nam mo cua duong bay quoc te
    Tất cả các chuyến bay chở khách tới Việt Nam sẽ không giới hạn tần suất từ ngày 15/2 (Ảnh: P.Công).

    Trao đổi về việc khai thác các đường bay quốc tế, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam thông tin, đến thời điểm này ngoại trừ Trung Quốc thì tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý.

    Đường bay khu vực châu Á, châu Âu, Úc, Mỹ… Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác. Tuy nhiên, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

    "Với Trung Quốc thì không hi vọng nhiều vì nước này đang thực hiện mục tiêu "không Covid" và phục vụ cho Olympic mùa Đông đang diễn ra. Nếu có mở cửa thì cũng phải chờ tới khi kết thúc sự kiện này. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của hàng không Việt Nam (sau Hàn Quốc) nhưng rất quan trọng. Về lâu dài, thị trường Trung Quốc sẽ hơn Hàn Quốc, vì Hàn Quốc dân số chỉ 50 triệu người, trong khi Trung Quốc có tiềm năng lớn, là đất nước tỷ dân" - lãnh đạo Cục Hàng không nhấn mạnh.

    Về hộ chiếu vaccine, quan điểm của nhà chức trách hàng không Việt Nam cho rằng nếu không có thì dùng bản cứng như thông thường, hộ chiếu vaccine cũng không phải là phương án không thể thay thế.

    "Thực ra, hộ chiếu vaccine là công cụ để chứng minh với nhau rằng đã tiêm chủng đầy đủ và không cần mang theo giấy tờ gì khác để xác nhận đã tiêm 2 mũi vaccine. Trong khi giấy tờ gồm nhiều ngôn ngữ sẽ làm phức tạp và các nước sẽ khó để quản lý thông tin dữ liệu, thì hộ chiếu vaccine có ưu điểm là chuẩn hóa" - lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay.

    Trước đó, từ 1/1, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế thường lệ với một số quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng vẫn hạn chế tần suất khai thác theo yêu cầu phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. 

    Cục Hàng không Việt Nam đã đàm phán với các nhà chức trách để xin phép Bộ Giao thông vận tải cho mở cửa hết các đường bay. Ngày 10/2, nhà chức trách hàng không Việt Nam đã làm việc với Thái Lan, nước này đã nhất trí mở lại đường hàng không và không hạn chế số lượng chuyến bay.

    Việt Nam đã khai thác các chuyến bay thường lệ chở khách từ các thị trường gồm Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Đài Bắc, Singapore, Úc, Nga, Anh, Pháp, Đức. Tuy nhiên, do yêu cầu của nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu khách, tần suất các đường bay này được khai thác ít hơn khi chưa xảy ra dịch Covid-19.

    Sắp tới, sẽ tổ chức bay tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ… Những hãng có nhu cầu thì Cục Hàng không Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đàm phán, hỗ trợ cho các hãng mở đường bay mới, ví dụ như đường bay đi Trung Đông…

    Ngày 11/2, Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động đánh giá, tổ chức trao đổi với nhà chức trách hàng không các nước để quyết định nối lại các chuyến bay chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp tới Việt Nam thời điểm trước dịch Covid-19, ngoài thị trường đã được triển khai trong tháng 1 với tần suất được tăng dần theo lộ trình, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát nhập cảnh; báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong tháng 2 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.

    Theo Dân Trí

  • Năm 2021 chứng kiến cuộc đổ bổ bộ của hàng triệu hộ nông dân lên sàn thương mại điện tử. Tại "chợ mới”, nông dân có thể ngồi trên đồi gẩy tay bán chục tấn đặc sản, chốt triệu đơn hàng.

    Chia sẻ mới đây, ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), cho biết, nền kinh tế số tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 21 tỷ USD năm 2021, tăng 31% so với năm 2020 và dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

    Theo ông Thắng, Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực, với tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế số sẽ tăng gấp gần 3 lần trong vòng 4 năm tới. Đây là cơ hội để nông dân tham gia “chợ mới”, mở thêm con đường tiêu thụ nông sản.

    2021 là năm, khi hộ nông dân tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, các kỷ lục về mua bán hàng liên tục xuất hiện khiến nhiều người bất ngờ.

    Chốt 1 triệu đơn hàng vải thiều

    Vải thiều Bắc Giang - đặc sản nổi danh khắp cả nước và gây sốt tại thị trường quốc tế nhiều năm qua. Thế nhưng, năm 2021, lần đầu tiên loại quả đặc sản này mới lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Cũng bởi vậy, Bắc Giang chỉ đặt mục tiêu tiêu thụ khoảng 2.000 tấn vải thiều tươi thông qua 6 sàn TMĐT.

    chot don hang online 1
    Nông dân đứng trên đồi livestream bán hàng (Ảnh: Trọng Đạt)

    Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương mới đây thông tin, sản lượng vải thiều phân phối qua các sàn đạt trên 9.000 tấn, với gần 1 triệu đơn hàng chốt mua, gần gấp 5 lần kịch bản tốt nhất mà tỉnh Bắc Giang xây dựng.

    Trước đó, ông Chu Quang Hào - đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, đánh giá, đã có sự thay đổi chóng mặt trên sàn Vỏ sò (Viettel Post) và Postmart (VnPost) khi quả vải thiều tươi của Hải Dương và Bắc Giang được bán trên sàn.

    Theo ông Hào, lượng người dân lên sàn tăng đột biến. Từ vài nghìn người mua bán mỗi ngày trước đây, khi vải thiều xuất hiện trên sàn, ngay lập tức con số đã tăng lên hàng trăm nghìn. Tính từ 1/6 đến giữa tháng 6/2021, có tới 4,6 triệu lượt truy cập tìm hiểu về sản phẩm vải thiều. Đơn hàng đặt mua đặc sản này lên tới 36.000-37.000 đơn mỗi ngày.

    Chỉ 1 giờ livestream bán được 85 tấn nông sản

    Giữa năm 2021, khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại một số địa phương, nhiều loại nông sản, trong đó có vải thiều, đứng trước nguy cơ tắc đầu ra. 

    Đáng chú ý, chỉ 1 giờ livestream bán nông sản của nghệ sĩ Xuân Bắc trong chương trình này với thông điệp "Chúng ta không giải cứu mà hỗ trợ việc tiêu thụ nông sản, nâng niu nông sản Việt" đã chốt 5.000 đơn hàng, đặt mua 85 tấn đặt mua vải thiều, bí đao, mận.

    Cùng thời điểm, trên đồi vải thiều tại Bắc Giang, nhiều nông dân cầm điện thoại livestream bán hàng trên fanpage của các sàn thương mại điện tử. Chị Đỗ Thị Vân và anh Hà Quang Thành - hai nông dân trồng vải ở Lục Ngạn - lần đầu tiên trải nghiệm livestream bán hàng trên facebook nhờ sự hỗ trợ của một sàn thương mại điện tử.

    Hơn 40 phút livestream, hai “KOL” nghiệp dư này đã dẫn dắt 30.000 người xem đi tham quan vườn trồng vải thiều Lục Ngạn của gia đình. Thành quả sau đó, chị Vân và anh Thành giúp bà con hợp tác xã bán được 8 tấn vải thiều.

    53.000 người vào mua, sàn “sập” liên tục

    Cuối tháng 8 năm 2021, nông sản tại nhiều tỉnh thành ở khu vực phía Nam bị ùn ứ, bế tắc đầu ra thì TP.HCM lại thiếu hụt nguồn cung do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.

    Lúc bấy giờ, Tổ Công tác 970 của Bộ NN-PTNT có sáng kiến làm combo nông sản gồm các loại rau củ trọng lượng 10kg bán trên sàn thương mại của đơn vị này, với giá 100.000 đồng, để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân TP.HCM.

    Ông Trần Minh Hải - thành viên Tổ Công tác 970 - cho biết, sau khi công bố tiếp nhận đơn đặt hàng combo nông sản, sàn liên tục bị “sập” do lượng truy cập tăng vọt. Thậm chí, có thời điểm ghi nhận khoảng 53.000 người truy cập.

    chot don hang online 1
    Người dân TP.HCM ồ ạt lên sàn mua combo nông sản 100.000 đồng (ảnh: Cao Trần)

    Ước tính ngày 26/8, chương trình nông sản combo bán cho dân TP.HCM đã chốt hàng nghìn đơn hàng, khối lượng gần 1.000 tấn rau, củ, quả và thực phẩm các loại.

    Sáng kiến này giúp người dân TP.HCM mua được rau quả giá rẻ, còn nhiều HTX, doanh nghiệp khu vực phía Nam thoát khỏi cảnh ế ẩm, đổ bỏ nông sản.

    Hơn 2 triệu hộ nông dân lên sàn

    Trưởng ban Nghiên cứu phát triển Vietnam Post Phan Trọng Lê cho biết, đến nay, Postmart đã đưa sản phẩm của hơn 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong cả nước lên môi trường số, thúc đẩy tiêu thụ hơn 20.000 tấn nông sản. Viettel Post đã hỗ trợ hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn, qua đó có hơn 36.000 giao dịch tiêu thụ 12.884 tấn hàng trị giá 74,3 tỷ đồng.

    Năm 2022, các đơn vị này đặt mục tiêu đưa sản phẩm của 5 triệu hộ nông dân lên sàn, tiếp tục tập huấn kỹ năng chuyển đổi số để nông dân chủ động mở rộng kinh doanh.

    Theo một chuyên gia trong ngành, bán hàng trên sàn TMĐT trở thành xu thế, con đường tiêu thụ nông sản mới của nông dân. Thông qua sàn TMĐT, hàng triệu nông dân có thể kết nối được với hàng chục triệu hộ gia đình. Người dân có thể ngồi bất cứ đâu, cầm điện thoại thông mình cùng vài cái gẩy tay là mua được đặc sản. Từ đó, thúc đẩy tổng cầu tăng lên.

    Khi nói về nông sản bán trên sàn TMĐT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ, nhiều người ở tận mũi Cà Mau hay Đà Lạt xa xôi, cả đời chưa được ăn quả vải Bắc Giang vì chưa bao giờ nghĩ rằng có thể đặt được vải tươi về nhà. Năm 2021 thì đã khác. Trên 25 triệu hộ gia đình Việt Nam, dù ở bất kỳ đâu trên mảnh đất này, đều có thể mua được cả cân vải và nhận những trái vải tươi ngon sau nhiều nhất là 48 tiếng.

    Với sản lượng tiêu thụ lên tới gần chục ngàn tấn trên các TMĐT, Bộ trưởng cho nhấn mạnh “một khởi đầu như vậy đã tạo ra niềm tin về sàn TMĐT cho bà con nông dân, và sau quả vải sẽ là hàng trăm, hàng ngàn nông sản khác. Từ hàng triệu hộ gia đình lên sàn mua bán thì chỉ cuối năm nay sẽ là hàng chục triệu”.

    Theo Vietnamnet

  • khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Lan (trái) và Tùng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an

    HÀ NỘI - Bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước.

    Ngày 28/1, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết bà Lan bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, tạm giam trong vụ án Nhận hối lộ.

    Cùng tội danh, nhà chức trách khởi tố, tạm giam ông Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Phó Cục Lãnh sự); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao).

    Theo ông Xô, các bị can này bị cáo buộc có hành vi "trục lợi cá nhân" khi xét duyệt cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Hiện, sai phạm cụ thể chưa được Bộ Công an công bố.

    Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 4 bị can theo lý lịch và tội danh đã viện dẫn nêu trên.

    Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm trước pháp luật. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo để các cá nhân, đơn vị có liên quan biết, chủ động liên hệ làm việc.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Đỗ Hoàng Tùng, sinh năm 1980, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Lê Tuấn Anh, sinh năm 1982, tại Hưng Yên; nghề nghiệp: Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Lưu Tuấn Dũng, sinh năm 1987, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12-2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.

    Tuy nhiên thời gian vừa rồi có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.

    Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20-1, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay giải cứu.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Điều này cần đặt trong bối cảnh trong nước có những thời điểm hết sức khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo công dân không liên hệ với những cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không rõ danh tính, không chính thống, không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới trung gian nào.

    "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

    Theo VnExpress / Người Lao Động / Tuổi Trẻ

  • Mẫu hộ chiếu vaccine Việt Nam ban hành từ cuối tháng 12/2021 đã được 10 quốc gia trên thế giới công nhận và nhiều nước khác đang xem xét, theo Bộ Ngoại giao.

    "Hiện hộ chiếu vaccine của VN đã được các đối tác gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine và Maldives công nhận", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, trả lời câu hỏi về tiến độ công nhận hộ chiếu vaccine giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Bà Hằng cho biết mẫu hộ chiếu vaccine của Việt Nam được Bộ Y tế ban hành hôm 23/12/2021, sau đó được Bộ Ngoại giao giới thiệu đến các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam để xem xét và công nhận. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng nỗ lực vận động, thúc đẩy các đối tác công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam.

    anh cong nhan ho chieu vaccine viet nam
    Biểu mẫu hộ chiếu vaccine của Việt Nam. Ảnh: Viết Tuân.

    "Việt Nam đang công nhận hộ chiếu vaccine của 79 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao. Đây là cơ sở để người ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ 79 nơi này được giảm bớt thời gian cách ly tập trung xuống còn 3 ngày và có thể rút ngắn thời gian cách ly cho người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói thêm.

    Hộ chiếu vaccine của Việt Nam có 11 thông tin về người mang, cũng như số lượng, chủng loại vaccine được tiêm, cùng với mã số của chứng nhận. Các thông tin sẽ được ký số, mã hóa và đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR trên hộ chiếu vaccine sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.

    Nhiều quốc gia đã áp dụng hộ chiếu vaccine để mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường mới.

    Trong cuộc họp báo tháng hồi tháng 11/2021, bà Hằng cho hay Việt Nam chấp nhận các loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    Theo VnExpress

  • Một người phụ nữ quốc tịch Italia khởi kiện việc đến casino ở Phú Quốc chơi bài, thắng 54,6 tỉ đồng nhưng chỉ mới nhận thưởng được 10 tỉ đồng.

    Ngày 19-1, bà Lê Thị Minh Hiếu - Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang, cho biết nơi đây đã nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ của bà T. (quốc tịch Italia) kiện casino ở Phú Quốc không chi trả đủ tiền thưởng mà bà T. đã thắng khi chơi bài tại đây.

    photo 1 16426425650501236147415
    Khu casino nơi bà T. kiện Công ty Kongkon chưa trả tiền thưởng

    Theo đơn kiện của bà T., giữa năm 2021, bà đến casino ở Phú Quốc (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) chơi bài. Tại đây, bà T. đã thắng 54,6 tỉ đồng, nhưng casino chỉ chi trả được 10 tỉ đồng, còn lại 44,6 tỉ đồng chưa chi trả.

    Đến tháng 11-2021, bà T. làm đơn kiện Công ty Kongkon - đơn vị ký kết hợp đồng hợp tác, phân phối và trực tiếp vận hành quản lý dự án Corona Ressort & Casino Phú Quốc.

    Bà T. trình bày, khi đến chơi tại sòng bài, bà được cấp thẻ ra vào (gọi là thẻ chip) đến khu vực tham gia chơi do Công ty Kongkon quản lý. Trong suốt quá trình tham gia chơi, bà đã thắng thưởng với số tiền lưu trong thẻ chip quy đổi tương đương 54,6 tỉ đồng. Khoản tiền này đã được Công ty Kongkon xác nhận và thông qua phiếu chốt sổ từng ngày theo mẫu của Công ty Kongkon.

    Để thanh toán khoản thưởng cho bà T. đã thắng, Công ty Kongkon đã dùng các tài khoản cá nhân, gồm: bà Vũ Kim C. và ông Nguyễn Mạnh H. thanh toán tổng cộng 3 lần với tổng số tiền 10 tỉ đồng vào các ngày 31-5, 7-6 và 10-6-2021. Còn lại số tiền 44,6 tỉ đồng, Công ty Kongdon vẫn chưa thanh toán cho bà T. như đã xác nhận.

    Trong đơn khởi kiện, bà T. nêu bà đã nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu Công ty Kongkon trả tiền thưởng, đồng thời gửi thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư để yêu cầu thanh toán khoản thưởng này, nhưng phía công ty quản lý trò chơi có thưởng vẫn chưa thanh toán hết số tiền còn lại, còn chủ đầu tư thì không có bất kỳ phản hồi về việc thanh toán khoản thưởng này. Bà T. là người Ý nên việc đi lại, đòi tiền thưởng là không dễ dàng.

    Ngoài khoản tiền thưởng đã thắng, bà T. còn yêu cầu Công ty Kongdon phải chi trả khoản tiền lãi của phần tiền thưởng chưa trả là 1,4 tỉ đồng tính đến ngày bà khởi kiện.

    Bà Hiếu cũng thông tin thêm, sau khi nhận đơn khởi kiện của bà T., bà đã yêu cầu tổ xử lý ra thông báo thụ lý vụ án và gửi văn bản này đến các bên liên quan là bà T., Công ty Kongkon và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Phú Quốc.

    Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ, Đoàn Luật sư TP HCM, Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16-1-2017 quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh casino có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, kịp thời các giải thưởng cho người chơi.

    "Do đó, người chơi nếu không nhận đầy đủ, kịp thời các giải thưởng của doanh nghiệp kinh doanh casino thì có quyền làm thủ tục ra tòa án để giải quyết. Vì vậy, bà T. khởi kiện ra tòa án để giải quyết là đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, tại Điều 11 quy định đối tượng được phép chơi tại điểm kinh doanh casino là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam. Do đó, bà T. là người có quốc tịch Ý là đủ điều kiện vào chơi tại casino ở Phú Quốc"- luật sư Lễ phân tích.

    Theo NLD

  • SVĐ Lusail được Công ty Kết cấu thép Đại Dũng xây dựng tại Qatar sẽ là nơi diễn ra trận khai mạc và trận chung kết của World Cup 2022.

    san van dong lusail world cup 1

    Năm 2019, Công ty Kết cấu thép Đại Dũng trở thành niềm tự hào của các doanh nghiệp Việt Nam khi trúng thầu thi công dự án SVĐ phục vụ World Cup 2020 tại Qatar. Cụ thể, Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (hay Kết cấu thép Đại Dũng) đã trúng gói thầu thiết bị kết cấu thép trị giá 80 triệu USD cho hai SVĐ Lusail và Ras Abu.

    san van dong lusail world cup 1

    Cụ thể, SVĐ Lusail là nơi sẽ diễn ra trận khai mạc và trận chung kết của World Cup 2022 với sức chứa 86.250 chỗ ngồi, cách thành phố Doha 20 km. Sau khi ngày hội bóng đá hành tinh lớn nhất thế giới kết thúc, Qatar sẽ biến SVĐ Lusail trở thành khu liên hợp trường học, bệnh viện, khu thể thao, thương mại… Đây là công trình rất đặc biệt vì được xây dựng trên mặt nước và được làm mát bằng các tấm pin mặt trời.

    KIẾN TRÚC SÂN VẬN ĐỘNG LUSAIL

    Sân Lusail Iconic là 1 trong 12 sân vận động được nước chủ nhà Qatar xây dựng, trùng tu nhằm quảng bá hình ảnh ra thế giới và phục vụ WC 2022. Tổng mức đầu tư của quốc gia giàu có này cho dự án lên tới 220 tỷ USD – mức kinh phí cao nhất từ trước đến nay.

    Đây là sân vận động cuối cùng được hoàn thiện trong 12 sân, là sân lớn nhất và dự kiến sẽ là nơi đá trận khai mạc và trận chung kết. Thiết kế của sân mô phỏng theo chiếc thuyền, bao quanh là hào nước.

    san van dong lusail world cup 1
    Sân có hình dáng như con thuyền đang lướt trên sóng

    san van dong lusail world cup 1
    Ngoài sân là khu phức hợp với các dịch vụ đẳng cấp thế giới

    san van dong lusail world cup 1
    Sân có màu vàng Gold cự kỳ sang trọng

    Mặt tiền sân vận động được thiết kế cầu kỳ thể hiện sự tiên tiến hàng đầu về kỹ thuật lắp đặt và kỹ thuật xây dựng. Sản xuất từ các vật liệu được lựa chọn cẩn thận, mái sân sẽ tiếp nhận lượng ánh sáng mặt trời thích hợp, từ đó giúp cỏ mọc tự nhiên và có chất lượng tốt nhất.

    Vào ban đêm, một hệ thống chiếu sáng tiên tiến sẽ tối đa hóa sự tương tác của ánh sáng và các khe hở ở mặt tiền, mô phỏng sáng của đèn lồng chào đón người hâm mộ.

    Bãi đỗ xe và khu trung tâm thương mại được che bằng các bộ thu năng lượng mặt trời, tạo ra năng lượng cho sân vận động khi vận hành, cũng như năng lượng cho các khu phức hợp lân cận.

    san van dong lusail world cup 1
    Khung cảnh hoàng hôn ngoạn mục nhìn từ trên cao xuống

    san van dong lusail world cup 1
    Hệ sinh thái thân thiện với môi trường, không ô nhiễm khói bụi

    san van dong lusail world cup 1
    Sân Lusail là trung tâm cho sự phát triển của cả thành phố trong tương lai

    Bãi đỗ xe và khu trung tâm thương mại được che bằng các bộ thu năng lượng mặt trời, tạo ra năng lượng cho sân vận động khi vận hành, cũng như năng lượng cho các khu phức hợp lân cận.

    Sau World Cup, sân sẽ tái thiết kế lại thành sân vận động 40.000 chỗ ngồi. Các phần của công trình được xây dựng thành các cửa hàng, quán cà phê, trường học và phòng khám đa khoa. Chỗ ngồi còn lại từ tầng trên sẽ được tích hợp vào sân thượng ngoài trời cho những tòa nhà mới.

    san van dong lusail world cup 1

    ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY ĐẠI DŨNG

    Lusail Iconic là dự án mà Việt Nam vinh dự góp mặt. Công ty Đại Dũng là đại diện lắp dựng sản phẩm kết cấu thép cho công trình này. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy uy tín của các công ty Việt ngày càng cao trên trường quốc tế.

    san van dong lusail world cup 1
    TGĐ Trịnh Tiến Dũng (bên trái) chụp ảnh cùng đối tác tại Qatar (Nguồn: Đại Dũng)

    Công Ty CP Cơ Khí Xây Dựng Thương Mại Đại Dũng đã có kinh nghiệm 25 năm trong tư vấn thiết kế, sản xuất, thi công, lắp ráp nhà thép, kết cầu thép, sản xuất cột truyền tải điện 110 kV trở lên, cột thu phát sóng….

    Với đội ngũ nhân lực trên 2800 người, cùng hàng loạt sản phẩm xuất đi hơn 40 quốc gia trên thế giới, công ty đã thi công những công trình trọng điểm quốc gia như: Nhà Máy Nhiệt Điện Long Phú, Nhà Máy Formosa, Sân Bay Quốc Tế Nội Bài, Nhà Máy Lọc Dầu Nghi Sơn,..và gần đây nhất là thi công kết cấu thép 2 sân Lusail và Ras Abu.

    Những thành tựu xuất sắc trên giúp Đại Dũng giành nhiều giải thưởng danh giá: Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ (năm 2014 - 2019), Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ Tịch Nước (Năm 2019), Giải thưởng Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu (năm 2018,2019), Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (Năm 2010 - 2018)…..

    san van dong lusail world cup 1
    Ban lãnh đạo của Đại Dũng

    Theo tìm hiểu, Công ty CP Cơ khí Đại Dũng (Đại Dũng Corp) là công ty con của tập đoàn Đại Dũng, với quy mô vốn điều lệ năm 2019 là hơn 1.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp phát triển từ một xưởng cơ khí được lập năm 1995 tại Tân Nhựt, Bình Chánh, TP.HCM.

    Hiện nay, tập đoàn đã có 8 chi nhánh trên khắp cả nước. Trong đó CTCP Kết cấu thép Đại Dũng Miền Trung (DDC Miền Trung) tập trung vào mảng công nghiệp nặng tại vùng này. Còn các cơ sở tại Long An và TP. HCM chuyên sản xuất cột điện và đầu tư mở rộng liên tục.

    Ngoài thế mạnh về sản xuất, thi công, hiện nay Ban lãnh đạo còn tích cực đa dạng đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, thông qua nhận các gói thầu lắp đặt điện mặt trời cho các nhà máy. Tháng 2/2019, công ty ký kết hợp đồng phát triển điện mặt trời áp mái tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, đánh dấu tham vọng mới của giới chủ Đại Dũng.

    Theo Vietnam Business Insider

  • Việc địa phương hạn chế người dân về quê được đánh giá dễ gây tâm lý tiêu cực và cũng không có nhiều ý nghĩa thực tế đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    "Đoàn tụ với gia đình ngày Tết là nguyện vọng chính đáng của bất cứ người lao động xa quê nào. Khuyến cáo người dân không về quê dễ tạo tâm lý tiêu cực và không khả thi" - PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, nói về bức thư ngỏ của UBND TP Thanh Hóa vận động người dân xa quê không về quê ăn Tết.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nơi tập trung đông lao động ngoại tỉnh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc đã có một số chính sách để hạn chế, cách ly người từ các vùng khác về để đảm bảo an toàn phòng dịch. Tuy nhiên, những chính sách này gặp nhiều ý kiến trái chiều.

    cach ly khong the ve que an tet
    Khách trên chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP.HCM tới Hà Nội sau khi hàng không nội địa hoạt động trở lại vào tháng 10/2021. Ảnh: Việt Linh.

    Không nên ngăn nguyện vọng chính đáng của dân

    Nói đến bức thư ngỏ của TP Thanh Hóa, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng khuyến cáo này của địa phương là không thực sự cần thiết, khó phát huy hiệu quả. Dịp Tết là thời điểm người dân trông chờ cả năm, được lên kế hoạch từ nhiều tháng, rất khó có thể thay đổi chỉ bởi một bức thư ngỏ từ phía chính quyền.

    Bên cạnh đó, chuyên gia về dịch tễ nhấn mạnh khuyến cáo này của TP Thanh Hóa không có nhiều giá trị khi dịch bệnh đã xuất hiện ở tất cả tỉnh, thành. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 128 để các địa phương thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh trong tình hình mới.

    "Quan điểm không ngăn sông cấm chợ, tức là người dân được đi lại, được sinh hoạt miễn sao đảm bảo các điều kiện an toàn cho bản thân và gia đình. Khuyến cáo người dân không về quê dễ tạo tâm lý tiêu cực, nhất là đối với lao động xa quê trông chờ từng ngày để được về với gia đình", ông Hùng nhìn nhận.

    Với tỷ lệ tiêm chủng vaccine của hầu hết tỉnh thành đều tương đối cao như hiện nay, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng công tác phòng, chống dịch hiện giờ nên tập trung vào nâng cao ý thức người dân. Họ cần tuân thủ 5K và thay đổi một số thói quen như tụ tập ăn uống đông người, đến thăm người già, trẻ nhỏ dịp Tết...

    Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật) nói ông hiểu và thông cảm với bức thư ngỏ của TP Thanh Hóa và cần đặt bức thư trong bối cảnh địa phương này đang căng sức chống dịch với nguy cơ bùng phát rất lớn.

    Số ca bệnh tăng nhanh có thể khiến cho hệ thống y tế địa phương này quá tải, rất dễ dẫn đến bệnh nhân chuyển nặng và tử vong tăng theo, nhất là sau dịp Tết Nhâm dần 2022 được nhiều chuyên gia y tế cảnh báo từ trước đó.

    "Tuy nhiên, về quê hương đón Tết cổ truyền vẫn là nguyện vọng chính đáng của người dân. Tôi nghĩ tỉnh nên cố gắng hết sức trong khả năng của mình để tạo điều kiện cho người dân vì đây là nét đẹp truyền thống vừa thể hiện tính nhân văn của chính quyền địa phương", ông Hòa nói.

    Cần mạnh dạn bỏ quy định cách ly vô lý

    Còn tại Vĩnh Phúc hôm 6/1, UBND tỉnh này có văn bản hỏa tốc hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đối với người từ các địa phương khác đến/về tỉnh.

    Người đến Vĩnh Phúc từ địa bàn dịch cấp độ 4 (vùng đỏ) dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn phải cách ly 7 ngày tại nhà, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo; xét nghiệm SARS-CoV-2 2 lần. Trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine, số ngày cách ly tại nhà lên đến 14 và phải cách ly y tế tập trung nếu nơi lưu trú không đủ điều kiện.

    Nói về việc này, ông Phạm Văn Hòa cho rằng chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc đang chặt chẽ quá mức cần thiết và không phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày đồng nghĩa với việc nhiều người xa quê sẽ không thể về Vĩnh Phúc ăn Tết vì thời gian cách ly quá dài, không kịp quay trở lại làm việc.

    "Tôi nghĩ việc cách ly người dân từ vùng đỏ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nên xem xét lại. Quy định cách ly này là không hợp lý, dễ gây phản cảm. Người về tỉnh cần khai báo y tế, xét nghiệm là đủ, nên cho họ về ăn Tết với gia đình", ông Hòa nói.

    Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, các địa phương khó có thể áp dụng biện pháp hành chính để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, làm việc và sinh hoạt là rất quan trọng trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt hiện nay.

    "Hạn chế đi lại, hay cách ly người về từ vùng dịch là biện pháp chống dịch của quá khứ, không nên mang để áp dụng lúc này. Một địa phương đặt thêm các quy định giữ an toàn cho tỉnh mình là không còn phù hợp", ông Hùng nói.

    Người từ vùng dịch cấp độ 1, 2 về Thanh Hóa sẽ không phải cách ly

    Ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết địa phương này đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cũng như phương án với người xa quê trở về theo kế hoạch mới nhất của UBND tỉnh.

    Cụ thể, theo văn bản số 289 của tỉnh này, người về từ vùng dịch cấp độ 1, 2 (vùng xanh, vàng) sẽ không phải cách ly y tế. Còn người từ vùng cấp độ 3, 4 tùy theo trường hợp tiêm vaccine đủ hay chưa hoặc dựa trên việc tiếp xúc F1, F2 sẽ có từng hướng dẫn riêng.

    Tuy nhiên, đa số sẽ được cách ly tại nhà 7 ngày. Cũng theo Phó chủ tịch Thanh Hóa, từ nay đến Tết Nguyên đán, địa phương này sẽ tùy theo chỉ đạo mới của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia và diễn biến thực tế để có những điều chỉnh sau.

    Theo Zing

  • Tưởng những đồng bảo hiểm là số nhỏ, nhưng tính trên số lượng xe toàn quốc, số tiền khá khủng ấy, nó được đi về đâu và phục vụ cho ai?

    Có một thứ tồn tại bấy lâu nay, như chẳng thể ai cần quan tâm, và nó cũng chẳng giúp ích được gì cho cả phương tiện lẫn người điều khiển phương tiện là xe gắn máy, đó chính là bảo hiểm.

    Nó chẳng đại diện cho sự an toàn – khác với bảo hiểm xe ô tô, bạn mua bảo hiểm tự ɴguyện, xe cộ có vấn đề gì, theo cam kết, bảo hiểm lo cho bạn trong cam kết của họ. Tôi muốn hỏi tất cả mọi người ở đây, bạn đã bao giờ báo tai nạn cho bảo hiểm xe máy chưa?

    bao hiem xe may le duong

    Không chỉ trên báo viết, mà đầy rẫy ngoài, tôi đố ai có thể “ăn” được một xu nào của bảo hiểm xe máy đấy? Mang tiếng là “bảo hiểm”, nhưng có chuyện, bạn toàn gặp tình huống “hiểm”, còn bảo thì cũng nhiều: “bảo” phải có văn bản xác nhận của CSGT, “bảo” phải có hoá đơn tiệm sửa xe (nhưng có dấu mộc à nha), và “bảo” muôn vàn thứ nữa.

    Khi xe gặp sự cố, đẩy đi tìm một chỗ để làm xe đã như bắt được vàng (lẽ ra, việc phải có phương tiện chở xe của bạn đi sửa là việc của bảo hiểm).

    Và tôi cũng đố luôn, có bao tiệm sửa xe nào có hoá đơn đỏ để bạn được bảo hiểm xe máy đền? Chơi khó thế mà cũng chơi cho được, thế mà giờ này vẫn chơi, mà chơi lại càng đậm đặc hơn, thế mới kinh chứ!

    Mua bảo hiểm là mua sự an toàn hay là đang mua sự rắc rối? Khi xe cộ gặp vấn đề đã muôn vàn thứ căng thẳng, gặp đủ thứ yêu sách nhức đầu và khó thành hiện thực, chả phải nạn chồng nạn sao?

    Mà một khi bảo hiểm không làm đúng chức năng của hai chữ “bảo hiểm”, thì sinh ra cái thứ với tên gọi “bảo hiểm” này để làm gì? Thu tiền của khách hàng xong rồi sống chết mặc bay thế sao?

    Tưởng những đồng bảo hiểm là số nhỏ, nhưng tính trên số lượng xe toàn quốc, số tiền khá khủng ấy, nó được đi về đâu và phục vụ cho ai?

    Bảo hiểm gì mà mệnh giá một đường, người đứng đường mặc sức phát đủ các loại giá kiểu như tôm cá ế bán xổ thế? Ở đây có 2 trường hợp, sao người dân lại có được bảo hiểm để bán hạ giá công khai? Cái này ông bảo hiểm không biết thì ai biết?

    Sản phẩm liên quan đến sự an nguy của con người mà bán như bán rau như thế, rồi có chuyện gì xảy ra thì không chịu trách nhiệm, chả phải là người dân vừa tiền mất vừa tật mang à?

    Đất nước vừa trải qua một cơn bão dịch, dân đang ra đường kiếm sống trở lại sau những tháng ngày nghỉ làm và thiếu thốn trăm đường. Đùng một cái sinh ra các chốt chặn với những lý do rất kỳ lạ: “Không vi phạm gì cũng bị chặn lại”. Mà “chặn lại” thì sẽ có phạt. Mất thời gian đã đành có thể mất thêm mớ tiền phạt. Khổ vẫn hoàn khổ.

    Và chặn lại, cái dễ “dính” nhất là bảo hiểm. Đùng một cái, ngành bảo hiểm xe máy nước nhà, cái thứ vô dụng nhất trong những thứ vô dụng, vô lý nhất trong những thứ vô lý, ầm ầm sống lại. Không nói thì ai cũng biết, doanh thu khủng đã thuộc về ngành bảo hiểm, thất bại thảm hại thuộc về người dân. Đấy chưa nói, có thể phát sinh tiêu cực trong quá trình “xin – cho” nữa.

    Ở Việt Nam, chưa ngành nào dễ kiếm ăn như ngành bảo hiểm!

    Phát huy cái sự “bở ăn” ấy, là bảo hiểm xe máy. Thực sự thì bảo hiểm xe máy chẳng khác gì thêm một thứ thuế xe bắt buộc phiền hà và dễ sinh tiêu cực, mà thực tế cũng đã chứng minh sự nhiêu khê vô dụng của nó. Nên, khổ thêm khổ cho người dân mà thôi!

    Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ

  • Qua điện thoại, đối tượng tự xưng là người Mỹ, nói tiếng Nhật, với nội dung: 'Chuyến bay VN5311 tốt nhất là quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn hạ…'.

    vietnam airlines ha canh khan

    Liên quan đến chuyến bay VN5311/NRT-HAN ngày 05/01/2022 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) bị đe dọa an ninh, chiều tối nay (5/1), Cục Hàng không VN đã có thông tin chính thức.

    Theo đó, ngày 05/01/2022, chuyến bay VN5311 sử dụng tàu bay B787-868 từ Narita - Nhật Bản về Hà Nội (NRT-HAN), khởi hành lúc 10h30 (giờ địa phương) gồm 15 thành viên tổ bay (12 tiếp viên và 03 phi công), trong đó có 02 Cơ trưởng cùng 47 hành khách.

    Khoảng 11h10 (giờ địa phương), Chi nhánh VNA tại Nhật Bản nhận được 01 cuộc điện thoại từ 01 đối tượng giọng nam giới tự xưng là người Mỹ, nói tiếng Nhật, với nội dung trao đổi: “Chuyến bay VN5311 tốt nhất là quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn hạ khi bay qua Vịnh Tokyo”.

    Khi nhân viên nhận điện thoại hỏi “Ông có thể nói lại điều ông vừa nói được không” thì người đàn ông trả lời “Tôi đang chuẩn bị bắn VN5311 khi bay qua Vịnh Tokyo, tốt nhất nên quay lại”.

    Thời điểm này, chuyến bay VN5311 đã bay được khoảng 40 phút và chuẩn bị bay qua Vịnh Tokyo.

    Ngay sau khi nhận cuộc điện thoại đe dọa nêu trên, Chi nhánh VNA tại Nhật Bản đã báo cáo nhanh vụ việc về Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Tổng công ty đã báo cáo vụ việc cho Nhà chức trách Nhật Bản, Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng của Bộ Công an, đồng thời triệu tập cuộc họp của Ủy ban Khẩn nguy và Tiểu ban chỉ đạo phòng chống khủng bố của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

    Trên cơ sở báo cáo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam đã báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.

    Sau khi được sự đồng ý của Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo Vietnam Airlines xin phép Nhà chức trách hàng không Nhật Bản chuyển hướng tàu bay hạ cánh xuống sân bay Fukuoka, Nhật Bản.

    Khoảng 13h02 (giờ địa phương), chuyến bay VN5311 đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Fukuoka, Nhật Bản.

    Nhà chức trách và Cảnh sát sân bay Fukuoka đã lên tàu bay kiểm tra, phỏng vấn tổ bay và hành khách, nhưng không áp dụng các biện pháp an ninh và cho phép tàu bay được đỗ tại sân bay Fukuoka trong khoảng 02 giờ đồng hồ để xem xét, đánh giá thông tin, cũng như sự an toàn của chuyến bay.

    Khoảng 14h30 (giờ địa phương), sau khi xác định chuyến bay an toàn, không có dấu hiệu bất thường, Nhà chức trách và Cảnh sát sân bay Fukuoka đã thông báo cho phép chuyến bay VN5311 khởi hành về Hà Nội.

    Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã báo cáo Cục Hàng không Việt Nam và quyết định cho chuyến bay VN5311 khởi hành lúc 15h48 (giờ địa phương) từ sân bay Fukuoka tiếp tục hành trình về Hà Nội.

    Vào lúc 18h12 phút (giờ Việt Nam) ngày 05/01/2022, chuyến bay VN5311 đã hạ cánh an toàn xuống Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

    Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam kịp thời triển khai quy trình ứng phó khẩn nguy an ninh để xử lý vụ việc theo đúng quy định, bảo đảm an toàn cho chuyến bay.

    Cục Hàng không Việt Nam cũng đã báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để phối hợp với các Nhà chức trách liên quan của phía Nhật Bản để điều tra, lảm rõ vụ việc.

    Được biết, về nguyên tắc, các hãng hàng không đều phải xây dựng chương trình an ninh hàng không với nhiều tình huống giả định. Chương trình an ninh hàng không này sẽ được Cục Hàng không VN phê duyệt.

    Điều này giải thích vì sao, khi Chi nhánh của Vietnam Airlines nhận được thông tin đe dọa, uy hiếp an toàn chuyến bay, các bộ phận liên quan lập tức được “kích hoạt” để chủ động xử lý vụ việc một cách nhịp nhàng và phù hợp theo phương án, kịch bản xây dựng trước.

    Theo Tạp chí Giao thông

  • Từ ngày 1/1/2022, các hãng hàng không Việt Nam bắt đầu bay quốc tế thường lệ nhưng vé máy bay vẫn gấp 2-3 lần trước dịch.

    Theo đó, Vietnam Airlines thông báo mở bán thêm nhiều đường bay thường lệ giữa Việt Nam đến Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Lào và Đài Loan.

    Vietnam Airlines sẽ khai thác thường lệ trở lại các đường bay: Hà Nội - Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 6-1 với tần suất 2 chuyến/tuần; Hà Nội, TP HCM - Singapore từ ngày 12/1 với tần suất 1 chuyến/tuần/đường bay; TP HCM - Bangkok (Thái Lan) từ ngày 8/1 với tần suất 2 chuyến/tuần; Hà Nội - Vientiane (Lào) từ ngày 9/1 với tần suất 2 chuyến/tuần; Hà Nội - Đài Bắc (Đài Loan) từ ngày 11/1 với tần suất 1 chuyến/tuần.

    Trước đó, hãng hàng không quốc gia cũng chính thức mở bán các đường bay thường lệ tới Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia. Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam chia sẻ các chuyến bay này còn đắt đỏ, không có nhiều lựa chọn.

    ve vn tron goi

    Chi phí còn 'cắt cổ'

    Theo so sánh, giá vé chiều bay từ Việt Nam đi các nước khác được cho là hợp lý, tương đương với hồi trước dịch.

    Tuy nhiên, vé chiều ngược lại để về Việt Nam như từ Bangkok (Thái Lan) về TP HCM trên trang web của Vietnam Airlines được phản ánh là cao gấp 2-3 lần giá trước dịch. Còn chiều bay từ Đài Loan về Hà Nội trên của Vietjet cũng cao gấp 2-3 lần thông thường.

    Một du học sinh tại Đài Loan cho biết, trước dịch, giá vé bay Vietnam Airlines từ Đài Bắc về Sài Gòn chỉ ở mức 2 triệu rưỡi nhưng hiện vé về ngày 8/1 bằng Vietjet là 4 triệu nhưng là về Hà Nội chứ không phải TP HCM.

    "Tôi rất muốn về Việt Nam ăn tết nhưng nghĩ giá vé cao, chưa kể khi quay lại Đài Loan phải cách ly 14 ngày. Chi phí cách ly ở Đài rất đắt đỏ, lên tới 26 triệu đồng. Vì vậy, tôi chấp nhận ở lại đây và chờ cho đến khi các chuyến bay thực sự hồi phục trở lại."

    Tương tự, Ngọc Minh, người đang làm việc ở Bangkok, Thái Lan thì nói với BBC News Tiếng Việt rằng, giá vé cho chặng Bangkok - TP HCM vào tháng 1 này là khoảng 5 triệu rưỡi, cao gấp 2,5 lần trước dịch.

    "Tôi coi vé từ Sài Gòn đi Bangkok thì chỉ khoảng hơn 2,2 triệu nhưng vé về thì gấp 2,5 lần, trong khi nhu cầu của bà con về Việt Nam trong thời điểm này là rất cao, còn nhu cầu bay khỏi nước thì thấp. Như vậy, rõ ràng là các hãng bay chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân trở về nước mà biết người ta quan tâm chiều về nhiều hơn nên lấy giá mắc gấp 2-3 lần", Ngọc Minh nhận định.

    Thêm vào đó, Ngọc Minh cho biết, Thái Lan đang tạm dừng chương trình Test and Go - chương trình không yêu cầu cách ly khi nhập cảnh vào Thái Lan. Cô nói: "Như vậy, có khả năng khi quay lại Thái Lan, tôi vẫn phải chịu cách ly trong khách sạn 7-10 ngày. Chi phí này khá cao, tổng cộng gần 30 triệu, tính luôn hai lần xét nghiệm PCR."

    Chưa kể, quê của Ngọc Minh phải bay thêm một chuyến nữa chứ không phải ở Sài Gòn nên đường về theo cô vẫn còn "lắm gian truân nên đành đón Tết xa quê thêm một năm nữa."

    'Không muốn bị trục lợi'

    Với chi phí còn đắt đỏ cho chặng bay thẳng, nhiều người muốn về Việt Nam vẫn lựa chọn về qua ngả Campuchia. Theo đó, họ mua vé từ đất nước sở tại và bay thẳng đến sân bay Phnom Penh rồi bắt xe từ đây về cửa khẩu Mộc Bài. Chặng đường này mất khoảng 3 tiếng rưỡi đồng hồ.

    Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, An Nhân, người về Việt Nam qua ngả Campuchia nói rằng, quan trọng là giấy xét nghiệm PCR rất quan trọng vì đây là giấy mà cả Campuchia lẫn Việt Nam đều yêu cầu và phải có hiệu lực trong vòng 72 tiếng.

    Theo đó, An Nhân cho biết để di chuyển từ sân bay tới cửa khẩu, thuê xe riêng tầm 90-100 đôla: "Nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm thì có thể đi xe buýt, chỉ tốn 7 đôla mà xe chỉ có 5 người thôi, loại xe nhỏ nên không cần quá lo lắng về vấn đề lây nhiễm, miễn mình tuân thủ kĩ càng dịch tễ là ổn cả."

    "Tới cửa khẩu Mộc Bài sẽ có một trạm gác nhỏ để bạn nộp giấy đã chứng nhận tiêm đủ liều vaccine và giấy xét nghiệm PCR. Sau đó, nhân viên sẽ cho bạn một tờ cam kết tuân thủ tự cách ly trong 3 ngày, có thể là tại nhà, tại khu cách ly hoặc khách sạn tùy chọn nhưng phải ghi rõ địa chỉ cụ thể. Tiếp theo, bạn cần khai báo y tế, cái này đơn giản, chỉ cần tải app về thôi, khai xong sẽ có mã QR để kiểm soát, chỉ cần chụp lại rồi trình ra khi được hỏi.

    Người nhà hay taxi mà đón bạn về để tự cách ly cũng phải vào khai thông tin và cam kết về mặt dịch tễ trong suốt hành trình, tức không dừng lại đâu chẳng hạn. Nhưng phần này cũng đơn giản, nếu đi taxi thì tốn khoảng 1 triệu đồng về tới Sài Gòn." An Nhân chia sẻ.

    Hỏi lý do vì sao vẫn chọn đi qua ngả Campuchia dù Việt Nam đã mở đường bay quốc tế trở lại thì An Nhân cho biết, vé về vẫn rất cao dù mang tiếng là bay thương mại. An Nhân nói: "Tôi không muốn tiếp tay cho những hãng hàng không trục lợi nên tôi vẫn chọn đi đường này, và đương nhiên một phần là vì giá cả, đi qua ngả Campuchia thì nhiều người đi trước rồi, an toàn và lại rẻ hơn nhiều. Người dân đi làm ở nước ngoài nhớ nhà lắm mới bỏ tiền ra để về mà còn bị chặt chém thì điều đó tôi không ủng hộ nên tôi đi cách này."

    TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch thì lại kiến nghị Chính phủ xem xét bỏ cách ly với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine và xét nghiệm PCR âm tính.

    Theo ông Nam, quy định cách ly 3 ngày với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine "vẫn còn bất cập". Ông nêu ý kiến, nếu người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine, xét nghiệm PCR âm tính trước khi bay, chỉ cần yêu cầu họ xét nghiệm nhanh tại cảng hàng không; người có kết quả âm tính sẽ không phải cách ly tập trung hoặc tại nhà.

    "Các biện pháp về cách ly với người đã tiêm đủ liều vaccine cũng cần thống nhất giữa việc đi lại trong nước và người nước ngoài nhập cảnh. Chủ trương này không chỉ tạo thuận lợi để Việt Nam mở cửa với quốc tế mà còn tạo điều kiện cho hàng triệu kiều bào, công dân Việt Nam về nước", TS Lương Hoài Nam trả lời VnExpress ngày 16/12.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Hôm nay (28-12), Cục hàng không Việt Nam cho biết đã đạt được thỏa thuận để nối lại đường bay với các quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Campuchia và Mỹ.

    Hiện nay, nhu cầu về nước của người Việt ở nước ngoài là rất lớn, với hơn 140.000 người nên Cục Hàng không đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tăng tần suất bay một số thị trường từ ngày 1-1 tới.

    noi lai duong bay quoc te
    Hành khách trên chuyến bay Mỹ về Việt Nam. Ảnh: VNA cung cấp

    Đạt được thỏa thuận nối lại 5 đường bay

    Theo báo cáo về việc thực hiện kế hoạch nối đường bay quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này đã gửi văn bản tới cơ quan phụ trách hàng không của Nhật Bản, Đài Bắc, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia và Lào.

    Đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho ngành hàng không nối đường bay từ ngày 1-1 tới.

    Kết quả là 4 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Nhật Bản, Đài Bắc (Đài Loan), Singapore và Campuchia đã đồng ý nối lại chuyến bay với Việt Nam.

    Với Nhật Bản, Cục Hàng không Việt Nam cấp phép bay cho các hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air và All Nippons Airways. Chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines vào ngày 5-1-2022, Vietjet Air và All Nippons Airways sau đó một ngày.

    Các chuyến bay từ Nhật Bản chưa thể triển khai sớm vào 1-1, từ thời điểm Thủ tướng cho phép nối đường bay do các cơ quan Nhật Bản nghỉ lễ đầu năm mới, hành khách chưa thể xét nghiệm Covid-19 theo quy định.

    Với Đài Bắc, Cục Hàng không Việt Nam cấp phép bay đến Đài Bắc cho Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways. Kế hoạch ban đầu là Vietnam Airlines khai thác 1 chuyến/tuần, VietJet Air 2 chuyến/tuần và Bamboo Airways 1 chuyến/tuần. Phía Đài Bắc đề nghị tăng tần suất cho mỗi bên lên tối thiểu 5 chuyến/tuần.

    Với Singapore, đảo quốc này thống nhất nối lại đường bay quốc tế với Việt Nam và sẽ thông báo việc phân bổ tải cho hàng không của nước này sau. Về phía Việt Nam, Vietnam Airlines sẽ khai thác tuyến này với tần suất 2 chuyến/tuần và Vietjet Air một chuyến/tuần.

    Với đường bay Campuchia, Cục hàng không cấp phép cho Vietnam Airlines 4 chuyến mỗi tuần TPHCM – Phnom Penh và ngược lại.

    Ba quốc gia chưa có ý kiến về nối lại đường bay là Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc. Phía Thái Lan thì đề nghị trao đổi thêm về nội dung Việt Nam đưa ra.

    Riêng với Mỹ do chỉ có Vietnam Airlines đang khai thác và đã được nhà chức trách hàng không hai nước cấp phép khai thác thường lệ nên việc trao đổi là không cần thiết, hãng có thể triển khai bay như kế hoạch.

    Nhu cầu về nước cao, đề nghị tăng tần suất bay

    Cục hàng không dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao cho biết, nhu cầu về nước của người Việt ở nước ngoài là rất lớn, ước tính có hơn hơn 140.000 người muốn về Việt Nam.

    Các hãng hàng không đề nghị tăng tần suất với những thị trường có nhu cầu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan để đáp ứng nhu cầu này.

    Từ đó, Cục hàng không cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép thực hiện như đề xuất của phía Đài Bắc là 5 chuyến/tuần. Chuyến thứ năm phân bổ cho Pacific Airlines.

    Thêm vào đò là kiến nghị cho phép nới lỏng biên độ đàm phán với Nhật Bản, Đài Bắc, Hàn Quốc với tần suất mỗi thị trường không vượt quá 10 chuyến/tuần/chiều.

    Cơ quan này cũng kiến nghị Bộ không hạn chế việc vận chuyển khách nối chuyến trên các chuyến bay trong thời gian thí điểm và mở các chuyến bay thương mại thường lệ đến châu Âu và Úc.

    Hiện nay, rất nhiều Việt kiều ở châu Âu và Úc đang mong có chuyến bay để về quê ăn tết Nguyên Đán 2022. Cục hàng không kiến nghị Bộ cho phép để tiếp tục đàm phán với đối tác để nối chuyến bay từ Pháp, Đức, Nga và Úc với tần suất bay dự kiến là 7 chuyến/tuần với mỗi thị trường.

    The Saigon Times

  • Vũ Thị Tâm, 27 tuổi, nói dối chị họ bị thất tình là do người khác dùng bùa hãm hại, đề nghị đưa 24,5 tỷ đồng để thuê thầy cúng hoá giải rồi chiếm đoạt.

    Ngày 17/12, Tâm bị TAND TP HCM đưa ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân là chị Hạnh (chị họ của Tâm) cùng quê Lục Nam, Bắc Giang.

    Theo cáo trạng, tháng 3/2017, chị Hạnh từ quê chuyển vào phường Thảo Điền, quận 2 (nay là TP Thủ Đức) sống. Ba tháng sau, chị này buồn vì chia tay bạn trai nên bị trầm cảm, sức khỏe không ổn định.

    Khi chị tâm sự với Tâm thì cô ta nói chị bị người khác "yểm bùa hãm hại khiến tình cảm đổ vỡ, nội tạng hư hỏng". Tâm cho biết quen với ông thầy ở Thái Lan, có thể cúng giải hạn giúp chị Hạnh hàn gắn tình cảm với người yêu.

    lua giai bua yeu
    Bị cáo Vũ Thị Tâm tại tòa ngày 17/12. Ảnh: Duy Bình

    Tưởng thật, từ năm 2017 đến 2019, chị Hạnh nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản cho Tâm để mua lễ, nhờ thầy cúng bên Thái Lan và Malaysia. Khi Tâm vào Sài Gòn, chị đưa tiền trực tiếp, tổng cộng hơn 24,5 tỷ đồng.

    Đến tháng 7/2019, chị Hạnh phát hiện bị Tâm lừa nên đòi lại tiền. Tâm hoàn trả cho chị tiền mặt, nhà đất, ôtô, xe máy... tổng cộng 19,6 tỷ đồng. Do Tâm không trả hết số tiền còn lại nên chị tố cáo.

    Quá trình điều tra và tại tòa, Tâm thừa nhận hành vi, song cho rằng chỉ nhận của chị Hạnh khoảng 23 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo dùng 300 triệu đồng mua đồ lễ, nhờ thầy cúng, còn lại mua nhà, xe và tiêu xài cá nhân.

    Trả lời HĐXX, chị Hạnh cho rằng, thực tế số tiền chuyển cho Tâm là 28 tỷ đồng chứ không phải 24,5 tỷ như cáo trạng nêu. Những lần chuyển tiền, chị đều ghi là "mua mỹ thẩm". Đây là tiền chị để dành, mượn người thân và cả vay lãi nặng bên ngoài.

    Đại diện VKS cho rằng đủ căn cứ xác định Tâm phạm tội như cáo buộc đề nghị tòa tuyên mức án 12-14 năm tù. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng vụ án còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ nên trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung.

    Theo VnExpress

  • nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1

    Ba tháng nay, những ca đêm của chị Phạm Thị Lan, 31 tuổi, có thêm người đồng hành là con trai 2 tuổi vì "mẹ lương thấp, không thuê được người trông".

    "Thóc, đi thôi con", chị Lan cất tiếng gọi con bước đến điểm tập kết rác trên đường Kim Mã, quận Ba Đình lúc 3h chiều 25/12. Xích cái xe đạp vào cột điện, nữ công nhân thuộc Tổ môi trường số 8, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, lấy chiếc xe thăng bằng đưa cho con trai rồi hai mẹ con bắt đầu ca làm việc.

    Công việc của chị Lan là đẩy xe rác đi thu gom khắp các ngõ ngách trên đường Kim Mã về điểm tập kết, từ 3h chiều đến 2h sáng hôm sau, tổng quãng đường di chuyển hơn 8 km.

    "Mấy tháng nay lương giảm vì dịch, tiền trọ, phí sinh hoạt lớn, cực chẳng đã mới đưa con cùng đi làm. Ban ngày còn đỡ, nhưng đêm xuống, nhiệt độ giảm mạnh rét vô cùng", chị Lan nói và cho biết cứ đến tối phải lấy mũ, khăn len trùm kín đầu, mặc thêm áo khoác để con đỡ rét. Hôm nào gặp mưa lớn chị phải gửi con ở bãi xe gần chỗ làm, nhờ bảo vệ trông giúp.

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Bé Thóc (tên thật là Linh), hai tuổi rưỡi đang ngồi bên đường chờ mẹ đi gom rác trong con ngõ nhỏ trên đường Kim Mã, chiều 25/12. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    Chiều nay, hai mẹ con sẽ thu rác trong làng Vạn Phúc, quận Ba Đình trước. Con đường nhỏ dẫn vào ngõ lắt léo, nhiều ngóc ngách, bé Thóc đạp xe đi trước, chị gồng mình đẩy xe rác đi sau. Đến điểm thu gom, cậu bé dừng lại, bỏ xe dưới đất rồi ngồi im trên bậc thềm chờ mẹ. "Thằng bé ngoan lắm, không quấy khóc. Nói chưa sõi nhưng điểm nào cần thu rác nó nhớ hết", một người dân ra đổ rác, đã quen với hình ảnh bé Thóc đạp xe theo mẹ đi làm, nói.

    Lượng rác lớn, một ca làm kéo dài gần 11 tiếng, hai mẹ con phải đi trung bình 7 – 8 chuyến, mỗi chuyến chừng 50 phút. Cao chưa đến mét rưỡi, nặng 44 kg, chị Lan khá chật vật với những xe rác cao gấp đôi người. Vừa đẩy xe về bãi tập kết, chị ngồi thụp xuống, thở gấp, tay chân mỏi rã rời, mắt vẫn dõi theo con đang chơi trên vỉa hè.

    "Thời gian đầu theo mẹ đi làm thằng bé phải đi bộ, nhiều lúc mỏi chân lại đòi nghỉ. Hơn một tháng nay người trong làng cho chiếc xe thăng bằng cũ, cu cậu có xe đi, tôi cũng đỡ vất vả hơn", chị cười.

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Chị Lan đẩy xe rác về điểm tập kết rác trên đường Kim Mã, cùng con trai đang đi xe đạp bên cạnh, chiều 25/12. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    Chị Lan là mẹ đơn thân, làm công nhân môi trường với mức lương 6 triệu đồng một tháng. Mười lăm năm trước, chị có con với một người đàn ông nhưng sau đó chia tay. Nay con trai lớn 16 tuổi, mắc chứng suy giảm trí nhớ, học hết lớp xoá mù chữ rồi nghỉ. Năm 2019, chị quen một người khác rồi sinh bé Thóc, nhưng sau người này cũng bỏ đi. Để có tiền nuôi con, chị lăn lộn đủ nghề từ bán hàng nước, làm xưởng may theo thời vụ, sau được giới thiệu làm công nhân môi trường. Chị nói công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định, không sợ mất việc.

    Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Tổ trưởng tổ môi trường số 8, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, chi nhánh Ba Đình (Urenco 1) cho biết, hoàn cảnh gia đình chị Lan rất khó khăn. Bố mất, mẹ hơn 70 tuổi, thuê nhà ở Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, sức khoẻ yếu, đang chăm con trai lớn của chị Lan, lại phải mưu sinh nên không thể trông thêm cháu thứ hai.

    Ngoài công việc chính, Lan tranh thủ nhặt thêm chai nhựa, bìa carton để bán, ngày kiếm khoảng 50.000 đồng. Một hai buổi sáng trong tuần, chị nhận dọn nhà thuê, được trả công 100.000 đồng mỗi ca ba tiếng.

    Theo bà Vân, lúc mới vào làm, không ai trong tổ nghĩ Lan có thể đảm đương công việc vì thân hình nhỏ, xe rác nặng. Nhưng nay chị vẫn bám trụ và hoàn thành tốt công việc được giao. Biết Lan đưa con đi làm, đồng nghiệp nhường chị thu gom rác ở đường làng, xóm ngõ để có thời gian để mắt tới con.

    "Thằng bé ngoan ngoãn, lễ phép lắm, chứng kiến cảnh mẹ đẩy xe rác, con lẽo đẽo theo sau trong đêm đông rét căm căm, ai thấy cũng quặn lòng", Tổ trưởng tổ 8 thở dài.

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Chị Lan cùng con trai tìm đồ chơi trong túi rác chiều tối 25/12. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    Trời chập choạng tối, đang thu gom rác và lượm phế liệu bỏ riêng để bán, chị giật giọng gọi con khi thấy một túi đồ chơi bỏ đi. "Con voi, ôtô, búp bê này mẹ", Thóc bập bẹ nói. Đồ chơi trong túi đa phần đều hỏng, một số cái đã biến dạng, nhưng trong mắt cậu bé đều là đồ mới.

    "Đồ người ta bỏ đi mà con mình quý như vàng", chị thở dài trong lúc con trai cười tít mắt, tay cầm chiếc ô tô còn đúng một bánh xe ra góc đường chơi, để mẹ làm việc.

    Chừng 7 giờ tối, trong lúc chờ xe tải đến thu gom chở rác sang bãi Nam Sơn, hai mẹ con tranh thủ ăn gói mì rồi tiếp tục việc dọn vệ sinh hè phố. Tan làm, chị đưa con về phòng trọ, tắm rửa và nấu ăn tối, sau mới ngủ - khi đã gần 4 giờ sáng.

    Thấy đưa con đi làm trong thời gian dịch bệnh, không ít người khuyên Lan tìm cách gửi con. Nhưng gia đình neo người, tiền chưa có, chị nói đang cố tích góp để qua Tết khi dịch ổn sẽ tính cách để con không phải lẽo đẽo theo mẹ đi làm vào những đêm đông lạnh giá.

    Mấy ngày trước, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip dài 16 giây ghi cảnh bé Thóc đạp xe theo mẹ gom rác giữa đêm đông khiến nhiều người xúc động. Theo người chia sẻ, thời điểm quay clip đã hơn 11 giờ đêm.

    Sau khi chia sẻ, clip nhận hàng trăm nghìn lượt yêu thích, nhiều người không quen biết đã để lại bình luận đồng cảm. "Em bé đang đạp xe thấy mẹ dừng cũng phanh bằng chân, mắt vẫn dõi theo mẹ. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ con chị ấy", người dùng có tên Khánh Vy viết.

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Chị Lan cùng con trai tại điểm tập kết rác trên đường Kim Mã vào chiều 25/12, trường khi đi thu gom tại khu dân cư. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Bé Thóc đợi mẹ thu gom rác. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Chị Lan nhặt được món đồ chơi bỏ đi, sau khi làm sạch đã đưa cho con trai chơi. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Bé Thóc cùng mẹ di chuyển đến các ngõ ngách trên đường Kim Mã. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    nu lao cong dua con 2 tuoi di quet rac 1
    Chị Lan dặn con xếp xe một góc và ngồi lên bậc thềm nhà chờ mẹ đi thu gom rác tại khu dân cư. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    Quỳnh Nguyễn / VnExpress

  • Xoài Campuchia từng mang nhãn "Made in Vietnam" để được xuất sang Trung Quốc, nhưng điều đó có thể thay đổi với sự ra đời của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Campuchia.

    Đã trồng xoài nhiều năm tại tỉnh Kampong Speu, anh Chum Chamm thường xuyên chứng kiến cảnh các thương nhân người Việt sang Campuchia để thu mua loại trái cây này.

    Họ mua cả vườn và mang theo công nhân để hái quả và đóng gói bao bì bằng tiếng Hoa, trước khi xuất sang thị trường Trung Quốc đại lục và các nơi khác trong khu vực, Chamm nói với This Week in Asia tại nông trại của mình cách thủ đô Phnom Penh 90 km về phía Tây.

    Một người nông dân khác tên Lach Leab kể về một trải nghiệm không mấy tốt đẹp mà ông từng gặp khi làm ăn với thương nhân Trung Quốc. Họ trả cho ông 30% tiền hàng và hứa hẹn sẽ thanh toán hết số tiền sau đó vì đang thiếu tiền mặt. Tuy nhiên, những thương nhân này đã chở hàng đi và chưa bao giờ quay lại để thanh toán số tiền còn thiếu.

    Mọi thứ đang thay đổi khi Bắc Kinh và Phnom Penh ký kết hiệp định vào tháng 6/2020, cho phép các nhà xuất khẩu Campuchia tiếp cận với thị trường trị giá 1 tỷ USD và rất ưa chuộng các loại trái cây miền nhiệt đới.

    Hồi tháng 4, chính quyền Trung Quốc đã cấp chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn cho 37 nông trại trồng xoài và 5 nhà máy đóng gói của Campuchia.

    xoai campuchia doi lot hang vietnam 1
    Xoài Campuchia từng phải dán nhãn "Made in Vietnam" để xuất sang Trung Quốc. Minh họa: SCMP

    Thị trường khổng lồ tiêu thụ trái cây nhiệt đới

    Hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được phê chuẩn giữa Trung Quốc và Campuchia, chính thức có hiệu lực hôm 25/12, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc qua việc đưa mức thuế đối với hầu hết các mặt hàng, trong đó có xoài, xuống mức 0.

    Nhập khẩu xoài hàng năm của Trung Quốc - cả trái tươi và đã qua chế biến - tăng đều đặn trong những năm qua, với mức tăng đột biến gấp 5 lần từ năm 2019 đến năm 2020.

    Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu 84.000 tấn xoài, trong đó 80% trong số này đến từ Việt Nam, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết trong một đánh giá thị trường năm 2020.

    Tuy nhiên, lượng hàng nhập khẩu tính đến tháng 11 năm nay đã giảm xuống chỉ còn hơn 10.000 tấn bởi đại dịch Covid-19 đã tàn phá chuỗi cung ứng và làm chậm lại nhu cầu của người dân đại lục.

    Các nhà nhập khẩu xoài cho biết thỏa thuận thương mại vừa có hiệu lực giữa Campuchia và Trung Quốc sẽ không đảm bảo cho sự gia tăng giá trị nông sản của quốc gia Đông Nam Á này trong một sớm một chiều.

    Theo một nhà nhập khẩu xoài ở Hong Kong, việc tồn tại các thị trường chợ đen ở những khu vực vùng biên của Campuchia cũng như tại tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng bất lợi đến cả giá trị và số lượng xoài có thể xuất trực tiếp sang Trung Quốc.

    xoai campuchia doi lot hang vietnam 1
    Người nông dân đang phân loại xoài ở Campuchia. Ảnh: Yon Sineat

    Ngành kinh doanh trái cây ở Trung Quốc

    Sự ưa chuộng đối với trái xoài của người Trung Quốc được phản ánh qua nhu cầu ngày càng tăng của nước này đối với trái cây nhập khẩu từ khắp châu Á. Nền tảng tìm nguồn cung ứng nông sản Tridge cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chi 172,45 tỷ USD để nhập trái cây từ nước ngoài trong sáu tháng đầu năm 2021 - tăng 26% so với năm trước. Và xu hướng này khả năng cao sẽ tiếp diễn trong những năm tới.

    Năm ngoái, trong số các quốc gia châu Á, Thái Lan dẫn đầu với tư cách là nhà xuất khẩu trái cây và sầu riêng lớn nhất cho đất nước 1,4 tỷ dân. Malaysia cũng đang cố gắng thâm nhập thị trường sầu riêng, trong khi xuất khẩu trái cây hàng năm - bao gồm nhãn và chuối - sang Trung Quốc của Việt Nam, Philippines và Indonesia đã tăng 20% ​​vào thời điểm năm 2020, South China Morning Post dẫn số liệu từ hải quan Trung Quốc.

    xoai campuchia doi lot hang vietnam 1
    Một quầy bán sầu riêng ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP

    "Nhu cầu của Trung Quốc đối với trái cây nhiệt đới rất cao trong vài năm qua vì họ thường không có sản phẩm thay thế tốt", Jinwoo Cheon, một nhà phân tích thị trường tại Tridge cho biết, và dẫn chứng trường hợp của trái sầu riêng.

    Tridge cho biết nhu cầu đặc biệt bùng nổ ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, nơi những người thuộc tầng lớp trung lưu giàu có coi những loại trái cây này là mặt hàng hiếm và cao cấp. Hiện tượng này còn được thấy ở các quốc gia khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc khi thu nhập của người dân tăng lên.

    Tuy nhiên, những hạn chế về di chuyển và sự đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 và gần đây là biến thể Omicron là trở ngại lớn đối với việc xuất khẩu hàng sang Trung Quốc. Đầu tháng 12, khoảng 4.000 container chở nhiều loại thực phẩm từ Việt Nam đã bị mắc kẹt tại biên giới trên bộ với Trung Quốc do nước này siết chặt việc kiểm soát.

    Theo Zing

  • Theo thống kê của Hiệp Hội Thanh Long Bình Thuận, hiện có khoảng 500 xe container thanh long đang gặp khó trong việc thông quan tại các cửa khẩu biên giới giáp với Trung Quốc “có nguy cơ hư thối phải đổ bỏ.”

    Theo báo Thanh Niên, tại các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn đang có khoảng 4,800 xe container chở trái cây và các hàng hóa khác đang chờ thủ tục thông quan xuất cảng sang Trung Quốc, chủ yếu là trái cây thanh long, mít, xoài, dưa hấu. Hiện, trái cây hư hỏng do “nằm” dài ngày chờ thông quan.

    thanh long un u tai bien gioi trung quoc 1
    Tài xế phải dạt bỏ những thùng thanh long hư thối do chờ đợi thông quan qua Trung Quốc quá lâu. (Hình: Tuổi Trẻ)

    Ông Huỳnh Cảnh, phó chủ tịch Hiệp Hội Thanh Long Bình Thuận, chủ doanh nghiệp chuyên xuất cảng thanh long, cho hay ngoài các tỉnh khác thì Bình Thuận có khoảng 500 xe container thanh long đang mắc kẹt tại các cửa khẩu Lạng Sơn, chưa tính cửa khẩu Bắc Luân, giáp tỉnh Quảng Ninh.

    “Theo thông tin tôi nắm được, hiện có khoảng 8,000 tấn thanh long đang mắc kẹt tại các cửa khẩu Lạng Sơn. Trong khi đó, phía Bằng Tường (Trung Quốc) cho biết dịp Tết Dương Lịch này họ nghỉ 14 ngày. Như vậy, khả năng thông quan sớm hàng hóa nói chung và trái thanh long nói riêng rất khó. Điều đó dẫn đến trái cây hư hỏng do để nằm quá dài ngày ở đây,” ông Cảnh lo lắng nói.

    Cũng theo ông Cảnh, phải mất khoảng một tháng nữa mới có thể làm xong thủ tục lượng xe container đang tồn ở biên giới.

    “Tình trạng này sẽ còn kéo dài, không biết khi nào mới chấm dứt vì có những tình huống mình không thể kiểm soát được. Chẳng hạn như diễn biến của dịch COVID-19, họ kiểm soát rất chặt nên thủ tục thông quan rất chậm,” ông Cảnh cho biết thêm.

    Theo ông Cảnh, nhu cầu tiêu thụ trái thanh long vào nội địa Trung Quốc là rất lớn do hiện nay đang vào mùa cuối năm. Trong khoảng 20 ngày trở lại đây, giá thanh long dao động từ 15,000 đồng đến 20,000 đồng/kg (65 cent tới 87 cent) và vẫn bán chạy.

    Trả lời báo Thanh Niên, ông Phan Văn Tấn, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bình Thuận, cho biết hiện nay thanh long đang vào mùa thu hoạch trái vụ, nên thông tin hàng ngàn xe đang ùn ứ tại cửa khẩu biên giới phía Bắc, khiến cho lãnh đạo tỉnh cũng như ngành nông nghiệp rất quan tâm.

    “Theo tôi biết thì việc vận chuyển thanh long bằng hàng không trong năm nay không đáng kể. Vận chuyển bằng đường biển thì hay bị hoãn chuyến, nên số lượng cũng không nhiều. Chủ yếu bà con vẫn xuất theo đường bộ qua biên giới. Giờ phải chờ đợi thông quan thế này chi phí của doanh nghiệp rất cao, trái thì bị hư hỏng, thiệt hại cho doanh nghiệp là rất lớn,” ông Tấn nói.

    Theo thống kê của Sở Nông Nghiệp Bình Thuận, hiện nông dân đang thu hoạch thanh long trái vụ. Sản lượng thanh long toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 631,500 tấn, thấp hơn năm 2020 là 66,500 tấn.

    “Toàn tỉnh đang có khoảng 15,000 hécta thanh long đang chong đèn trái vụ sẽ thu hoạch trước và sau dịp Tết Nguyên Đán. Nếu việc thông quan tại các cửa khẩu vẫn tắc nghẽn như hiện nay sẽ là mối lo ngại lớn cho ngành trái cây nói chung và thanh long nói riêng,” ông Tấn cho biết.

    thanh long un u tai bien gioi trung quoc 1
    Nhiều loại trái cây, nông sản khác cũng sắp hư hỏng. (Hình: Tuổi Trẻ)

    Trong khi đó báo Zing dẫn lời ông Hồ Tỏa Cẩm, tham tán thương mại Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Việt Nam, cho biết chung chung: “Trung Quốc cũng đang tìm giải pháp tháo gỡ ùn tắc ở cửa khẩu. Việc ùn tắc hàng hóa dịp Tết hàng năm vẫn có, nhưng do tình hình dịch COVID-19 ‘diễn biến phức tạp’ nên tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.”

    Ông Cẩm đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam “nghiên cứu làm việc trực tuyến với Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc để thúc đẩy tháo gỡ ùn tắc ở cửa khẩu.”

    Theo Người Việt