• United Airlines đang phối hợp với giới chức y tế liên lạc hành khách trên chuyến bay đến Los Angeles sau cái chết của người có triệu chứng giống Covid-19.

    Nam hành khách trên chuyến bay số hiệu 591 của hãng hàng không Mỹ United Airlines từ Orlando, bang Florida, tới thành phố Los Angeles, bang California, hôm 14/12 gặp tình huống y tế khẩn cấp. Chuyến bay phải chuyển hướng đến thành phố New Orleans, bang Louisiana, theo tuyên bố hôm 16/12 của United Airlines.

    Vào thời điểm máy bay chuyển hướng, nhân viên hàng không được thông báo rằng hành khách bị ngừng tim đột ngột. Nhân viên y tế đưa nam hành khách đến một bệnh viện địa phương, nơi bác sĩ xác định ông đã tử vong.

    hanh khach tren may bay
    Các máy bay của United Airlines tại sân bay quốc tế Los Angeles hồi tháng 10. Ảnh: AFP.

    Người vợ của hành khách nói rằng chồng bà có các triệu chứng giống Covid-19, gồm mất vị giác và khứu giác. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các chuyên gia y tế chưa thể xác định liệu nạn nhân có mắc Covid-19.

    Khi làm thủ tục lên máy bay, hành khách khai báo trong danh sách kiểm tra Sẵn sàng bay của hãng rằng ông không được chẩn đoán mắc Covid-19 và không có các triệu chứng liên quan. "Hành khách rõ ràng đã khai báo sai", phát ngôn viên của United Airlines cho hay.

    Do chuyên gia y tế ban đầu xác định trường hợp khẩn cấp là ngừng tim đột ngột, chuyến bay tiếp tục đến Los Angeles. Gia đình xác nhận người đàn ông này đã mắc các chứng bệnh từ trước, gồm huyết áp cao, các vấn đề về hô hấp, và cảm thấy mệt mỏi trước ngày lên máy bay.

    United Airlines đang chia sẻ thông tin được yêu cầu với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) "để họ có thể làm việc với quan chức y tế địa phương nhằm tiếp cận với bất kỳ khách hàng nào" có nguy cơ bị phơi nhiễm hoặc lây nhiễm. United Airlines cũng sẽ yêu cầu hành khách cung cấp thêm thông tin liên lạc trong trường hợp bất kỳ ai trên chuyến bay mắc Covid-19.

    Theo CNN

  • Tại Utqiagvik, thành phố ở cực bắc của nước Mỹ nằm ở bang Alaska, Mặt Trời mọc lần cuối cùng trong năm 2020 hôm 18/11.

    nuoc my khong co mat troi
    Utqiagvik vào sáng ngày 18/11 qua ảnh chụp từ camera. Ảnh: Đại học Alaska, Fairbanks.

    Bóng tối kéo dài sẽ bao trùm thành phố trong "đêm vùng cực", hiện tượng xuất hiện ở vòng cực Bắc và Nam mỗi mùa đông. Do trục Trái Đất nằm nghiêng, các vùng ở Vòng cực Bắc có thể dịch chuyển xa khỏi Mặt Trời trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng liền giữa thu phân và xuân phân. Ngược lại, vào mùa hè, ánh nắng rực rỡ chiếu sáng suốt 24 giờ một ngày ở "vùng đất của Mặt Trời giữa đêm".

    Ở Bắc bán cầu, ngày trở nên ngắn hơn từ cuối tháng 6. Hiệu ứng này rõ rệt nhất ở phương bắc. Thời gian ban ngày rút ngắn nhanh nhất vào cuối tháng 9, và ngắn hết mức vào tháng 12 quanh ngày đông chí.

    Hôm 1/11, ban ngày ở Utqiagvik kéo dài 5 giờ 42 phút, Mặt Trời mọc lúc 10h18’ sáng và lặn vào khoảng 4h chiều. Hôm 18/11, Mặt Trời chỉ xuất hiện trong 34 phút, chiếu sáng giữa trưa rồi lặn lúc 1h29’. Mặt Trời không nhô lên phía trên đường chân trời vào chiều hôm 18/11, nhưng ánh sáng mờ của đĩa Mặt Trời vẫn nằm trong tầm nhìn. Từ giờ đến hết tháng, Utqiagvik sẽ chỉ có bóng tối nhập nhoạng do Mặt Trời mọc lên vài độ bên dưới đường chân trời.

    Tuy nhiên, sau đó, Mặt Trời sẽ "biến mất" tới cuối tháng 1/2021. Vào ngày đông chí hôm 21/12, Mặt Trời vẫn nằm ở 4,7 độ bên dưới đường chân trời vào buổi trưa và chỉ xuất hiện trở lại hôm 23/1.

    Hai tháng chìm trong bóng tối có vẻ dài, đặc biệt ở khu vực có khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình tháng 12 không bao giờ vượt quá 0 độ C. Trước đó, Utqiagvik được chiếu sáng liên tục từ ngày 11/5 đến ngày 18/8. Ở cực Bắc và cực Nam, Mặt Trời chỉ mọc và lặn một lần mỗi năm. Mặt Trời mọc vào xuân phân và lặn vào thu phân. Ở Bắc Cực, thời gian chiếu sáng liên tục kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9. Trong suốt mùa thu và mùa đông, bóng tối kéo dài 6 tháng, chỉ có ánh sáng phát ra từ những ngôi sao, Mặt Trăng và cực quang. Utqiagvik có số giờ Mặt Trời chiếu sáng tương đương Miami, Sydney và Moskva.

    (Theo Washington Post)

  • Cộng đồng người gốc Á ở San Francisco là nhóm tử vong nhiều nhất do Covid-19. Phân biệt chủng tộc và định kiến gương mẫu gán cho cộng đồng này khiến họ mong manh hơn trước virus.

    Mandy Rong vô cùng hoảng sợ khi đứa con gái 12 tuổi của cô mắc Covid-19. 2h sáng, con gái cô vẫn sốt dữ dội và ho liên tục. Vài loại thuốc có ở nhà đã hết hạn.

    Hai mẹ con cô Rong cùng với cha mẹ cô sống trong căn phòng rộng khoảng 7m2, không có cửa sổ, trong tòa nhà nhiều người nhập cư châu Á nghèo khó khác cư trú. Hành lang tòa nhà chật chội. Họ phải dùng phòng tắm và bếp chung, điều kiện lý tưởng để virus corona lây lan.

    Đêm đầu tháng ba đó như dài vô tận. Cô Rong, 42 tuổi, liên tục chạm vào trán Amy Rong và tự hỏi liệu con mình có chết trong căn gác xép nhỏ hai người ở chung hay không.

    nguoi goc a o mi 1
    Khu phố người Nhật ở San Francisco, California đông đúc vào dịp lễ hội. Ảnh: Getty.

    Người nhà Rong không thể xét nghiệm Covid-19. Họ nghe nói việc xét nghiệm rất tốn kém. Cô Rong cũng sợ phản ứng từ những người hàng xóm.Đến sáng, Amy hết sốt. Tuy nhiên, cô bé lại tiếp tục phát bệnh một tuần sau đó.

    “Nếu bạn dương tính, mọi người sẽ sợ bạn”, cô Rong nói với USA Today. "Mọi người sẽ nghĩ bạn là ma quỷ".

    Cộng đồng vô hình

    Rất dễ nhầm San Francisco với một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Nơi đây có khu phố Tàu nhộn nhịp và khu của người gốc Nhật Bản. Người Hawaii bản địa, người dân đảo ở Thái Bình Dương, người Việt, người Ấn và người Philippines cũng xem nơi đây là nhà. Tổng cộng, người châu Á ở San Francisco đến từ trên 20 quốc gia khác nhau.

    Tuy nhiên, nhiều người Mỹ gốc Á nhập cư có cuộc sống mong manh và thậm chí còn bấp bênh hơn trong đại dịch. Cho đến nay, 38% trong số 123 ca tử vong do Covid-19 được Sở Y tế Cộng đồng San Francisco ghi nhận là người Mỹ gốc Á, nhiều hơn bất kỳ sắc tộc nào.

    Các chuyên gia lo ngại tỷ lệ dương tính của người Mỹ gốc Á ở San Francisco có thể cao hơn nhiều so với con số 12% được báo cáo. Đây là một trong những kết quả của nhiều thập kỷ cộng đồng này bị gán cho hình mẫu thành công về tài chính, thể chất khỏe mạnh và năng động. Niềm tin này khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á bị bỏ qua khi nói đến phúc lợi xã hội về nhà ở, việc làm và y tế.

    nguoi goc a o mi 1
    Nhiều lá cờ khác nhau được treo ở khu phố Tàu, San Francisco vào ngày 28/9. Ảnh: USA Today

    San Francisco là một trong số ít nơi theo dõi số ca tử vong do Covid-19 ở người Mỹ gốc Á. Trong khi đó, ở nơi khác, các quan chức không biết sắc tộc của gần một nửa trong số 7,8 triệu ca nhiễm virus corona trên toàn quốc. Khoảng 17 triệu người Mỹ là người gốc Á, chiếm 5,6% dân số, theo USA Today.

    Người Mỹ gốc Á ở San Francisco nhận được thông tin không chính xác hoặc không phải trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ về xét nghiệm, biện pháp an toàn, nhà ở và các dịch vụ chăm sóc quan trọng khác trong thời kỳ đại dịch. Đồng thời, cộng đồng này không được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, không thể tiếp tục đi làm và các trình báo về hành vi tội phạm vì thù ghét người châu Á ngày càng gia tăng.

    “Định kiến người thiểu số gương mẫu này không giống chúng tôi”, Judy Young, Giám đốc Trung tâm Phát triển Đông Nam Á - tổ chức phi lợi nhuận ở San Francisco chuyên giúp đỡ cư dân đến từ Việt Nam, Lào và Campuchia, cho biết. Bà nói 80% khách hàng của tổ chức đã mất việc làm giữa đại dịch.

    “Cộng đồng chúng tôi rất nhỏ nhưng có rào cản ngôn ngữ. Thành phố không nghĩ chúng tôi có bất kỳ vấn đề gì trong khi thực sự là có".

    Nguy cơ từ việc không được chú ý này còn tăng cao hơn trong đại dịch. Giới chức y tế thành phố chỉ thống kê số liệu Covid-19 của “người Mỹ gốc Á”, vì vậy, người ủng hộ các cộng đồng nhỏ hơn chỉ có thể đoán mò. Có bao nhiêu người tử vong? Những người đó có phải là người Mỹ gốc Nhật? Gốc Việt? Gốc Triều Tiên? Gốc Philippines? Không ai biết cả.

    “Tỷ lệ tử vong cao ở người Mỹ gốc Á nghĩa là họ không được xét nghiệm hoặc phải chờ quá lâu để được chăm sóc y tế”, Jeffrey Caballero, Giám đốc Hiệp hội các Tổ chức Y tế Cộng đồng Châu Á Thái Bình Dương, nói.

    Khốn khổ vì định kiến

    Với nhiều người Mỹ gốc Á ở San Francisco, tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao có liên quan trực tiếp đến tác động của định kiến thiểu số gương mẫu, ông Tung Nguyen, giáo sư y khoa của Đại học California, San Francisco, cho biết.

    Ông Nguyen là đồng tác giả một báo cáo vào tháng 5 của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Người Mỹ gốc Á. Báo cáo chỉ ra thực tế 50% trong số 31 ca tử vong do Covid-19 ở San Francisco vào thời điểm đó là người Mỹ gốc Á, tỷ lệ không cân xứng khi họ chỉ chiếm hơn 1/3 dân số.

    Mặc dù tỷ lệ đã giảm xuống, ông Nguyen nói việc thiếu dữ liệu chi tiết về người Mỹ gốc Á nghĩa là quỹ của thành phố không được phân bổ cho cộng đồng này.

    Chắc chắn tài sản và đóng góp của nhiều người Mỹ gốc Á đã tăng vọt trong những thập kỷ qua. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, thu nhập trung bình hàng năm của 22 triệu gia đình người Mỹ gốc Á là 73.060 USD, cao hơn so với con số 53.600 USD của tất cả hộ gia đình Mỹ.

    nguoi goc a o mi 1
    Người dân mua sắm trong một khu chợ ở khu phố Tàu vào ngày 29/9. Ảnh: USA Today

    Tuy nhiên, những câu chuyện thành công này làm lu mờ thực tế đáng lo ngại nhiều người Mỹ gốc Á phải đối mặt.

    Xem xét kỹ hơn, 20 nhóm người gốc Á khác nhau ở San Francisco đang gặp khó khăn về tài chính. Khoảng 43% trong số đó không nói tiếng Anh, theo USA Today.

    “Với người Mỹ gốc Á, mức trung bình luôn được những người rất thành công kéo lên. Điều này nghĩa là bạn bỏ lỡ những nhóm rõ ràng không phải như vậy”, Margaret Simms, thành viên trung tâm nghiên cứu The Urban Institute ở Washington, D.C, cho biết. Tổ chức này phát hiện gần 13% người Mỹ gốc Á cao tuổi sống trong cảnh nghèo đói, trong khi mức trung bình của cả nước là 9%.

    Phân biệt đối xử cũng khiến một số người Mỹ gốc Á không được xét nghiệm Covid-19. Trang web Stop AAPI Hate đã ghi lại hơn 2.500 vụ phân biệt đối xử trên khắp nước Mỹ với người gốc Á và các đảo Thái Bình Dương từ giữa tháng 3. Họ bị tấn công bằng lời nói đến bạo lực thể xác.

    “Định kiến ​​về chúng tôi rất rộng, từ quan điểm tất cả chúng tôi đều hiếu học, chúng tôi không phạm tội và ngay cả những người nghèo cũng không gặp vấn đề về sức khỏe”, Ellen Wu, giáo sư lịch sử tại Đại học Indiana ở Bloomington, cho biết.

    Bà Wu cũng là tác giả của quyển sách “The Color of Success: Asian Americans and the Origins of the Model Minority” (tạm dịch Màu sắc của thành công: Người Mỹ gốc Á và nguồn gốc của định kiến thiểu số kiểu mẫu). “Quan điểm đó thay đổi hoàn toàn so với trước Thế chiến II, nhiều người gốc Á bị coi là dơ bẩn và dễ mắc bệnh”.

    Người Mỹ gốc Á ở San Francisco nói nhiều ngôn ngữ như tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Tagalog, tiếng Lào, tiếng Samoan, tiếng Tongan, tiếng Việt và tiếng Hindi. Trong khi đó, thông tin về Covid-19 trên trang web của thành phố chỉ có tiếng Anh, Trung Quốc, Philippines và Tây Ban Nha.

    Những nỗ lực của giới chức y tế thành phố nhằm thông báo cho người gốc Á về xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa Covid-19 bằng ngôn ngữ mẹ đẻ đôi khi dẫn đến bản dịch khó hiểu hoặc sai hoàn toàn.

    Chờ ngày tiếp tục giấc mơ Mỹ

    Rong không biết liệu con gái mình có bị nhiễm Covid-19 hay không, nhưng cô vẫn phải sống từng ngày trong sợ hãi.

    Vài tháng qua, gia đình cô hầu như không có tiền ăn hoặc trả tiền thuê nhà, đến 750 USD một tháng. Đôi khi, hàng xóm cho họ thức ăn. Những lần khác, cô Rong đến tổ chức từ thiện địa phương.

    Hiện tại khác xa so với cuộc sống cô đã tưởng tượng. Ở Quảng Đông, Trung Quốc, Rong có công việc ổn định ở cửa hàng quần áo. Theo sự thúc giục của cha mẹ chồng cũ, 12 năm trước, cô di cư đến California và làm người gác cổng. Từ khi đại dịch xảy ra, cô phải nhận bảo hiểm thất nghiệp.

    Gia đình cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ở lại căn hộ tại khu phố Tàu.

    nguoi goc a o mi 1
    Căn bếp chung chật chội của những người dân trong một tòa nhà ở khu phố Tàu. Ảnh: USA Today

    Rong không biết ai đã nhiễm virus. Với những người hàng xóm của cô, xét nghiệm là một nỗi sợ hãi chung.

    Giờ đây, Rong đếm từng ngày đợi dịch qua đi, ngày mà cô có thể ra ngoài an toàn, ngày giấc mơ Mỹ của cô có thể tiếp tục.

    Nguồn: Zing

  • Giới chức Texas cảnh báo cư dân ở một loạt thành phố gần Houston ngừng sử dụng nước máy vì có thể bị nhiễm vi khuẩn ăn não chết người.

    Ủy ban Chất lượng Môi trường Texas tối 25/9 đã cảnh báo Đơn vị Cấp nước Brazosport về khả năng nguồn nước của họ bị nhiễm Naegleria fowleri, hay amip ăn não, theo Guardian.

    Cơ quan này khuyến cáo cư dân ở các thành phố của Texas gồm Lake Jackson, Freeport, Angleton, Brazoria, Richwood, Oyster Creek, Clute và Rosenberg không nên sử dụng nước máy vì bất kỳ mục đích gì ngoại trừ xả bồn cầu.

    Những cộng đồng này là nơi sinh sống của khoảng 120.000 người. Các nhà tù của bang như Clemens và Wayne Scott với hàng nghìn tù nhân và hàng trăm nhân viên cũng bị ảnh hưởng.

    Khuyến cáo sẽ có hiệu lực cho đến khi Đơn vị Cấp nước Brazosport sục rửa kỹ hệ thống đường ống và mẫu nước xét nghiệm cho kết quả an toàn.

    Giới chức tiểu bang hiện không rõ bao giờ nước an toàn trở lại. Đơn vị Brazosport lấy nước từ sông Brazos.

    amip an nao
    Nước máy ở nhiều thành phố Texas có thể bị nhiễm amip ăn não. Ảnh: AP

    Naegleria fowleri là loại vi sinh vật đơn bào thường thấy trong đất và nước ngọt, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.

    Amip ăn não thường tấn công con người khi nước bị ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua mũi, từ đó di chuyển đến não và gây ra căn bệnh hiếm gặp và nguy hiểm tên là viêm não - màng não tiên phát do amip (Primary amebic meningoencephalitis).

    Amip ăn não thường gây tử vong. Người bị nhiễm thường do đi bơi hoặc lặn ở những nơi nước ấm như hồ và sông.

    Tình trạng ô nhiễm các hệ thống nước công cộng đã qua xử lý ở Mỹ là rất hiếm gặp nhưng không phải chưa từng có. Theo CDC, những ca tử vong đầu tiên do nhiễm amip ăn não từ nước máy đã qua xử lý được phát hiện ở miền Nam Louisiana vào các năm 2011 và 2013.

    Nguồn nước uống công cộng đã được khử trùng ở Australia vào những năm 1970 và 80 và ở Pakistan năm 2008 cũng nhiễm vi khuẩn này.

    Nguồn: Guardian

  • Hiện Sở cảnh sát thành phố New York của Mỹ có hơn 3.000 cảnh sát gốc Á, chiếm khoảng 8,5% trong tổng số 36.000 thành viên của lực lượng này.

    Các thành viên Hội đồng chỉ huy cảnh sát người Mỹ gốc Á (AAPEX) chụp hình nhóm trong một cuộc họp báo tại trụ sở NYPD ở New York, Mỹ hôm 1-11 - Ảnh chụp màn hình Tân Hoa xã

    Sở cảnh sát thành phố New York (NYPD) đang chứng kiến sự gia tăng chưa từng có về số lượng sĩ quan người Mỹ gốc Á, đặc biệt là những người có cấp bậc cao. 

    NYPD là lực lượng cảnh sát lớn nhất ở Mỹ, từ lâu nổi tiếng về năng lực phòng chống tội phạm.

    Theo Hãng tin Tân Hoa xã, thống kê mới nhất cho thấy hiện NYPD có hơn 3.000 cảnh sát gốc châu Á. Họ chiếm khoảng 8,5% trong tổng số 36.000 thành viên của NYPD.

    Hơn nữa, hiện tại có 21 đội trưởng là người Mỹ gốc Á và 4 người khác trên cấp bậc đội trưởng, cùng 13 trung úy đã đủ điều kiện để được thăng chức đội trưởng. 

    Một khi các trung úy này được thăng chức, số thành viên người Mỹ gốc Á đảm nhận vai trò chỉ huy tại NYPD sẽ chiếm hơn 10% tổng số các đội trưởng và người trên cấp đội trưởng tại đây. 

    Phản ánh xu hướng này, tuần trước, một Hội đồng chỉ huy cảnh sát người Mỹ gốc Á (AAPEX) - gồm các thành viên giữ vai trò chỉ huy người Mỹ gốc Á đang là đội trưởng và trên cấp bậc đội trưởng - đã được thành lập nhằm thúc đẩy khả năng lãnh đạo và khuyến khích phát triển sự nghiệp của họ.

    "Tôi tin rằng những cảnh sát người Mỹ gốc Á giữ vai trò chỉ huy cần có một tiếng nói mạnh mẽ tại NYPD và tăng cường phát triển khả năng lãnh đạo cũng như định hướng cho các sĩ quan gốc Á cấp thấp trở thành những nhà lãnh đạo tương lai tại NYPD" - chủ tịch AAPEX, đội trưởng Hsiao Loo, chia sẻ.

    Được thành lập năm 1845, NYPD là một trong những sở cảnh sát lâu đời nhất ở Mỹ. Trong thập niên qua, NYPD đã phá thành công nhiều âm mưu khủng bố như vụ đánh bom xe hơi tại Quảng trường Thời đại năm 2010 hay ngăn các cuộc biểu tình lớn như phong trào "Chiếm lấy phố Wall" năm 2011 leo thang thành bạo lực và hỗn loạn không thể kiểm soát.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Cô bé 3 tuổi gốc Hoa đi du lịch đến trường Harvard và cùng chụp ảnh với một sỹ quan cảnh sát. 15 năm sau, họ lại có duyên trùng phùng và cùng nhau chụp một bức ảnh ở vị trí năm đó.

    Nhiều phụ huynh đưa con đến thăm những ngôi trường nổi tiếng và khuyến khích con học tập chăm chỉ. Năm 2004, một cô bé châu Á, 3 tuổi, tên là Crystal Wang được cha mẹ đưa đến trường Đại học Harvard tham quan, tại đây cô bé cũng chụp ảnh với cảnh sát viên tên là Charles Marren. Điều bất ngờ là 15 năm sau, họ lại một lần nữa có cơ hội gặp lại và chụp ảnh cùng nhau ở vị trí đó.

    Sỹ quan cảnh sát Marren đã làm việc tại trường Harvard 19 năm và khách du lịch cũng thường chụp ảnh với anh. Anh nói đùa rằng, “Tượng John Harvard trong khuôn viên trường có thể là một trong những bức tượng được chụp ảnh nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Nhưng gương mặt của tôi xuất hiện trong các bức ảnh còn nhiều hơn bức tượng này”.

    Ảnh: Instagram/Harvard University.

    Năm đó, Crystal Wang và Marren cùng nhau chụp ảnh, nhưng vì lúc đó cô còn quá nhỏ nên không nhớ về sự việc này. Khi cô được nhận vào trường Harvard, gia đình mới lục tìm những bức ảnh cũ thì phát hiện bức ảnh năm đó.

    Crystal Wang, sống ở Houston, Texas, hiện là sinh viên năm nhất của Đại học Harvard (năm 2019) và cũng đang học bằng kép tại Nhạc viện Berkeley. Khi cô trùng phùng với cảnh sát Marren, cô đã rất vui và còn tặng ông cả album nhạc đầu tay của mình.

    Ảnh: Instagram/Harvard University.

    Crystal Wang chia sẻ: “Cháu rất vui vì có thể gặp lại chú ấy một lần, và đã nói rất nhiều chuyện với nhau”. Marren cho biết, ông đã đưa số điện thoại của mình cho nữ sinh 18 tuổi này: “Nếu cháu cần sự giúp đỡ hoặc có bất cứ vấn đề gì ở trường thì đều có thể gọi cho chú”.

    Duyên phận thật kỳ diệu, bé gái đáng yêu 3 tuổi năm nào bây giờ đã trở thành sinh viên đại học năm nhất, còn Marren, qua 15 năm có thể thấy ông càng phong độ hơn xưa.

    Theo Cable News Network

  • Dù gặp nhiều tranh cãi nhưng dự án xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico dài hàng nghìn km của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và đang được thực hiện. Mới đây, cảnh quay từ flycam đã hé lộ hình ảnh mới nhất về đoạn tường biên giới dài gần 100km mới được hoàn thành, thu hút sự chú ý của truyền thông. Cơ quan phụ trách dự tính khoảng hơn 700km tường biên khác sẽ được xây dựng vào năm 2020.

    Tuyên bố xây dựng tường biên giới Mỹ - Mexico để ngăn người nhập cư trái phép vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump từng là một trong những lý do khiến ông Trump nhận được sự ủng hộ của cử tri và đắc cử Tổng thống Mỹ vào tháng 12-2016.

    Hôm 25-8, hình ảnh mới nhất về đoạn tường trên biên giới Mỹ - Mexico dài gần 100km ghi hình từ thiết bị bay không người lái, được công bố trên truyền thông, thu hút sự chú ý của nhiều người.

    Theo Dailymail, đoạn tường này nằm ở khu vực San Luis, bang Arizona - một trong 3 khu vực bất ổn nhất trên biên giới chung giữa Mỹ và Mexico.

    Lực lượng Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) cho biết, bức tường làm bằng thép chắc chắn, tránh sự xâm nhập trái phép của những người nhập cư.

    Trước đó, vào tháng 4-2019, lực lượng biên phòng Mỹ đã bắt tay vào xây dựng 32km tường biên giới ở khu vực bang phía Nam New Mexico, gần Santa Teresa

    Loại tường biên giới làm bằng thép cao 5,5m cũng được cho xây dựng ở khu vực bang New Mexico.

    Hàng rào cũ trên biên giới Mỹ - Mexico trước đây

    Việc thay thế và xây tường biên giới mới của ông Donald Trump từng gặp nhiều trở ngại và tranh cãi

    Loại tường cao 5,5m bao gồm tấm thép liền chắn phía trên 1,5m để chống leo trèo 

    Móng tường chôn sâu 1,8m dưới đất và đổ trụ bê tông sâu 0,6m chắc chắn

    Bức tường biên giới đang được triển khai ở một số bang của Mỹ có biên giới giáp với Mexico

    Công nhân và máy móc xây dựng tường biên giới ở gần khu vực Tijuana, Mexico

    CBP cho biết, loại tường này không giống với 8 mẫu tường được xây dựng thử tại bang California mà truyền thông Mỹ từng đưa tin trước đây

    Và khẳng định tường thép cao 5,5m hoàn toàn đúng với những gì Tổng thống Trump từng cam kết với các cử tri Mỹ trong chiến dịch tranh cử

    Tổng thống Trump từng nỗ lực kêu gọi Quốc hội thông qua kế hoạch xây dựng tường biên giới Mỹ - Mexico, yêu cầu được cấp 25 tỷ USD tiền ngân sách. 

    Nhưng Quốc hội Mỹ chỉ đồng ý chi 1,6 tỷ USD khiến dự án của ông Trump gặp nhiều trở ngại. Dù vậy nhưng tại một số khu vực biên giới, tường ngăn cách vẫn đang được triển khai

    Một đoạn tường biên giới khác ở khu vực Ciudad Juarez, bang Chihuahua, Mexico, ảnh chụp hồi tháng 1-2018 giữa lúc Mỹ và Mexico tranh chấp việc ai là người trả tiền cho bức tường

    Trong khi Tổng thống Donald Trump dọa sẽ áp thuế nếu Mexico không trả tiền xây tường vì người dân nước này nhập cư trái phép và buôn ma túy vào Mỹ...

    ...thì phía Mexico cũng không chấp thuận và cảnh báo bạo lực bất ổn ở khu vực biên giới cũng do nhu cầu tiêu thụ ma túy lớn ở Mỹ gây ra

    Từ tháng 9-2017, Mỹ đã cho xây dựng những mẫu tường thử nghiệm 

    Tổng thống Mỹ nhiều lần đến thị sát việc xây tường trên biên giới chung với Mexico

    Tường biên giới Mỹ - Mexico là một cột mốc quan trọng trong chiến dịch bầu cử của Tổng thống Mỹ nhưng cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thực hiện hóa

    Để giữ đúng lời hứa, tháng 2-2019, Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để kế hoạch có thể thông qua

    Tại bang Arizona, các nhà môi trường đã đâm đơn kiện, cho rằng chính phủ Mỹ đã từ bỏ một cách bất hợp pháp hàng chục đạo luật, để có thể xây dựng trên các vùng đất được bảo vệ 

    Họ nói rằng tường biên giới và việc xây dựng nó sẽ gây bất lợi cho môi trường sống hoang dã. Vụ việc đang chờ được tòa án liên bang xử lý.

    Viethome (theo Anninhthudo)

  • Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã thành lập một trường đại học giả ở bang Michigan - Trường ĐH Farmington - nhắm vào những sinh viên nước ngoài muốn ở lại Mỹ mà không được phép, theo cáo trạng công bố ngày 31-1.

    Sáu người trong số đó bị bắt ở TP Detroit, bang Michigan, 1 người bị bắt ở Florida và 1 người bị bắt ở bang Virginia.

    Đặc vụ Steve Francis khẳng định: "Các đặc vụ đã khám phá một mạng lưới lợi dụng luật nhập cư của Mỹ. Các bị cáo đã giúp hàng trăm người nước ngoài ở lại Mỹ một cách trái phép bằng cách tạo cho họ vỏ bọc sinh viên".

    Các sinh viên đăng ký học tại trường này với ý định tìm việc làm theo chương trình visa sinh viên (CPT) cho phép sinh viên nước ngoài được làm việc ở Mỹ.

    Cáo trạng cho biết các bị cáo trên đã giúp ít nhất 600 "công dân nước ngoài ở lại, trở lại và làm việc ở Mỹ và tích cực giúp họ ghi danh học trong âm mưu "trả tiền để ở lại".

    Văn phòng Trường ĐH Farmington ở TP Farmington Hills, bang Michigan. Ảnh: Detroit Free Press

    Theo đó, từ tháng 2-2017 đến hết tháng 1-2019, các bị cáo "đã cấu kết với nhau và với những người khác để tạo điều kiện một cách gian lận cho hàng trăm người nước ngoài ở lại và làm việc trái phép ở Mỹ qua việc tuyển họ vào học tại một trường đại học tư nhân - do các đặc vụ của Bộ An ninh Nội địa điều hành trong một chiến dịch bí mật, mà họ không hề hay biết".

    Theo cáo trạng, chiến dịch trên cho phép các sinh viên ở lại Mỹ mà không cần có visa hợp lệ. Các sinh viên ghi danh vào trường giả này bị cáo buộc "biết rằng họ sẽ không phải đến lớp, đạt được các tín chỉ hoặc đạt được tiến triển trong học tập để lấy bằng đại học".

    Một viên chức thuộc Cơ quan Nhập cư và Hải quan Mỹ (ICE) cho biết các sinh viên liên can trong vụ này đã được phép đến Mỹ để học tại các trường đại học nhưng đã chuyển đến Trường ĐH Farmington do họ đến Mỹ với mục đích đi làm.

    Luật sư Rahul Reddy, chuyên về nhập cư, cho biết các sinh viên đăng ký vào học trường này đã bị bắt ở nhiều nơi khác nhau. Ước tính khoảng 100 sinh viên đã bị bắt và nhiều người khác đối mặt với lệnh bắt.

    Thực ra, đây không phải lần đầu tiên chính quyền liên bang Mỹ tạo ra một trường đại học giả để bắt sinh viên nước ngoài ở Mỹ.

    Bộ An ninh Nội địa đã từng thành lập Trường ĐH Bắc New Jersey nhắm vào các sinh viên ghi danh vào học để được làm việc và học ở Mỹ.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Lúc mới qua Mỹ, tôi thấy buồn và sốc vô cùng, khi nghe những quan điểm người mình tẩy chay người Việt mình tại Mỹ.

    Anh Dương Trung HIếu, từ trang Youtube Cuộc sống Mỹ.

    Khi các bạn mới qua đây, không ít thì nhiều bạn sẽ nghe những lời lẽ ví như: “Thôi mày ơi, mày đến Mỹ đi, để Mỹ nó làm, Việt Nam không có tốt đâu.”

    Thí dụ như thế này, khi tôi cần mua bảo hiểm xe, tôi chẳng biết hỏi ai, nhờ ai, đành lấy tờ báo Việt Nam, gọi cho các dịch vụ bảo hiểm của người Việt nhờ họ tư vấn và giúp cho, thì có người lên tiếng rằng: "Thôi, đừng bao giờ mua của Việt Nam, gọi cho Mỹ đi".

    Rồi một lần khác, tôi cần mua xe, tôi ra nơi bán liên lạc với người Việt làm trong hãng xe nhờ tư vấn thì cũng lại câu nói ấy!

    Chưa hết, đến khi mua nhà, cần làm nợ hay cần người dẫn đi coi nhà, hoặc khai thuế hàng năm, tôi luôn tìm đến dịch vụ của người Việt, thì cũng vậy: "Mỹ đi, tất cả Mỹ là đáng tin nhất, đừng qua Việt Nam!" Mình bực không chịu được.

    Những điều họ nói không phải không có cơ sở và vô lý đâu! Khi tôi đi làm, tham gia các hoạt động cộng đồng, chia sẻ,... thì chính bản thân gặp những điều thế này: thành thật và đau xót phải nói là đồng hương ta có những tính xấu kỳ cục: nhiều chuyện, ném đá giấu tay, ích kỷ, đố kỵ và không đoàn kết!

    Thí dụ như, đi làm hãng với nhau, thay gì ngưới vào trước giúp người sau, không đâu, tìm cách bắt nạt, ăn hiếp, nói xấu nhau, hoặc thấy người ta làm cái gì được việc thì tìm cách phá hoặc chửi, .. ôi thôi kể làm sao hết đây, thật là đau lòng quá!

    Nhưng thay vì ghét họ, bực bội và nếu cứ nghĩ thế thì bi quan quá, mình không thể bắt họ thay đổi thì mình thay đổi vậy, viễn ly để ly sanh hỷ lạc. Bên cạnh những người xấu đó, vẫn còn không ít người tốt, tôi vẫn luôn nhìn về những điều tốt đẹp!

    Tìm người tốt mà chơi: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã thôi! Ai nói gì nói, mình đều nhờ anh em Việt Nam hỗ trợ hết tất tần tật. Số tôi có lẽ hên hay sao, không bị ai gạt hết, mà trái lại những anh em ấy bây giờ trở thành bạn hết, buồn buồn rủ nhau uống cà phê, cần gì hỏi thông tin, họ giúp tận tình.

    Chưa kể là khi tôi gặp rắc rối về bảo hiểm y tế, tôi chạy lên cơ quan xã hội của người Việt, các chị các cô chú hết lòng giúp đỡ, mà không tốn đồng nào cả, cuối cùng cũng xong. Các cơ quan của người Việt tại đây, họ không chỉ giúp cho riêng người Việt đâu, mà bên cạnh đó họ còn giúp đỡ người Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia luôn nữa.

    Cơ quan của mình bên đây tốt lắm thưa các bạn, tôi cũng đã sử dụng qua rồi mới dám khẳng định như vậy. Tôi không hiểu tại sao có những người luôn nghĩ rằng: chỉ có người Mỹ là tốt, cái gì của Mỹ cũng là tốt nhất! Tại sao không ủng hộ đội nhà, trong khi chúng ta đều là người Việt với nhau nhỉ.

    Tôi không bao giờ nghĩ thế, trái lại phải ủng hộ người Việt, đó mới chính là thể hiện dân tộc tính. Mình là người Việt, mình phải ủng hộ, hỗ trợ cho đồng bào mình bằng những hành động thiết thực. Chính mình là người Việt thì mình phải là những người đầu tiên bảo vệ đồng bào mình chứ!

    Hầu hết bất cứ nơi đâu trên khắp các tiểu bang ở Mỹ đều có những cơ quan của người Việt mình, người ta cũng có nhiều chương trình để hỗ trợ những người đồng hương, những người Việt của chúng ta, họ luôn sẵn sàng giúp ta một cách nhiệt tình. Vậy nên các bạn sắp định cư qua Mỹ, các bạn không phải lo mình bị bơ vơ đâu, sẽ luôn có những người đồng bào sát cánh với bạn nơi đất khách xứ người.

    Đôi lời gửi anh em sắp qua tham khảo: Khi mới chân ướt chân ráo sang đây, tiếng Mỹ thì không rành, luật pháp một rừng chưa hiểu hết, tìm đến Mỹ cũng được, liệu mình có hiểu hết những gì họ nói không, và họ có hiểu suy nghĩ và cảm nhận mình không, lúc đó cần người mình có lẽ dễ hơn, ít ra còn dễ cảm thông hơn. Đó là quan điểm của cá nhân tôi, còn tùy các bạn, mỗi người mỗi cảnh mà.

    Viethome (theo Youtuber Dương Trung Hiếu/tinnuocmy)

  • Trong khi mọi người vẫn còn say giấc thì vẫn có một cơ số người đã phải dậy vào lúc 2 giờ sáng để chuẩn bị mọi thứ cho kịp đi làm.

    Chẳng ai nghĩ một đất nước giàu có như Mỹ lại có những người phải mở mắt lao động vào 2h sáng, nhưng người phụ nữ trong câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ sống sinh động nhất cho việc dù sống ở đâu hay mang quốc tịch gì, thì giờ giấc đi làm vẫn là thứ khiến mỗi người trở nên khác biệt trong xã hội.

    Sheila James người phụ nữ ở Mỹ đi làm lúc 2 giờ sáng.

    Đèn đã được bật trong căn bếp nhỏ của bà Sheila James vào lúc 2 giờ 15 phút sáng đầu tuần. Cứ ngỡ người phụ nữ 62 tuổi này là chủ tiệm bánh mỳ hay phát thanh viên, những người luôn phải dậy từ mờ sáng vì tính chất công việc. Nhưng không, bà James chỉ là một nhân viên văn phòng làm việc tại Bộ Y tế Mỹ ở thành phố San Francisco, phía bắc bang California mà thôi.

    Do không đủ khả năng thuê nhà gần nơi làm việc. nên bà phải sống ở Stockton, một khu dân cư nằm sâu bên trong đất liền ở bang California, cách vịnh San Francisco gần 130 km.

    "Lúc tôi dậy đi làm nhiều người còn chưa lên giường đi ngủ nữa", bà James vui vẻ nói. Cách bà đón ngày mới của mình thật chậm rãi, một tách cà phê nóng tự pha cùng những khoảng lặng trong đêm bình yên đến lạ.

    Khi chuông đồng hồ điểm 3 giờ 45, bà James biết mình chỉ có chính xác 15 phút để bắt đầu đi tới bến tàu. Quãng đường từ nhà đến ga mất đúng 7 phút lái xe. Sau đó, bà mất thêm 4 phút để đỗ xe và đi bộ lên sân ga. Ngày nào cũng cũng vậy, hình ảnh người phụ nữ tay cầm chiếc túi đựng đồ ăn trưa, tay còn lại kéo vali, đứng ở một góc quen thuộc để đợi tàu như in sâu vào tâm thức của các nhân viên lẫn người lái tàu.

    Tranh thủ ngủ vì phải thức dậy lúc 2h sáng của người Mỹ.

    Khi lên tàu, hầu hết hành khách ngồi gần bà đều trùm kín chăn để tranh thủ đi vào giấc ngủ đang còn dang dở. Có người thì tận dụng thời gian đó làm nốt công việc đang bỏ ngang trên máy tính. Cứ thế, không ai nói với nhau câu nào. Chỉ có sự tĩnh lặng bao trùm cả toa tàu đêm.

    Gần tới nơi, khi những tia nắng bắt đầu chiếu vào cửa kính. Bà James và các hành khách khẩn trương xuống tàu, cuốc bộ về hướng bãi xe buýt nằm ở phía cuối nhà ga để hoàn thành những đoạn đường đi làm gian nan của mình.

    "Điều thú vị là việc đi làm hàng ngày có thể biến một người trưởng thành cư xử như một đứa bé nhỏ", bà James nói.

    Cái giá để đổi lấy một căn nhà rẻ hơn là những buổi sáng đi làm từ lúc tinh mơ.

    Với tài chính hạn hẹp, bà James chọn một căn hộ ba phòng ngủ chỉ tốn khoảng 1.000 USD (hơn 22 triệu đồng) mỗi tháng ở Stockton làm nơi đi về cho mình. Căn hộ của bà đủ rộng rãi cho một người phụ nữ độc thân, và cái giá để đổi lấy một căn nhà rẻ hơn là những buổi sáng đi làm từ lúc tinh mơ.

    Được biết, Stockton là khu vực có lượng người di chuyển xa để đi làm lớn nhất nước Mỹ với khoảng 50.000 người mỗi ngày. Thời gian đi lại ước tính trên 90 phút.

    Bước xuống xe buýt, đồng hồ điểm đúng 7h sáng. Nhưng bà James muốn chiều bản thân một chút nên quyết định đi thang cuốn thay vì leo thang bộ ra ngoài nhà ga."Bạn phải tự thưởng cho bản thân những điều nho nhỏ như thế này", bà James nói.

    Bà mất thêm ba phút đi bộ từ ga tàu điện đến nơi làm việc tại tòa nhà Federal Building. Trước mắt bà là một ngày làm việc dài và sau khi kết thúc giờ làm, bà sẽ phải mất thêm ba tiếng để trở về nhà.

    Viethome (theo Infonet)

  • Phát hiện có người giống hệt mình, thậm chí cùng tên, Richard Anthony Jones đề nghị xét lại vụ án và được tuyên vô tội.

    Ngày 18/12, trưởng công tố bang Kansas, Mỹ thông báo chính quyền bang sẽ chi hơn một triệu USD để bồi thường cho Richard Anthony Jones sau hơn 17 năm ngồi tù oan.

    Năm 1999, Richard Anthony Jones, 42 tuổi, bị cáo buộc cướp tài sản một phụ nữ trong bãi đỗ xe siêu thị tại thành phố Roeland Park, Kansas. Không có bằng chứng ADN, dấu vân tay, hoặc các bằng chứng pháp y liên hệ Richard Anthony Jones với vụ việc, công tố viên dựa vào lời khai của nạn nhân và bốn nhân chứng trực tiếp để buộc tội bị cáo.

    Tại tòa, bạn gái và người thân của Richard Anthony Jones cho biết anh ta ở bên cạnh họ vào ngày xảy ra vụ cướp. Tuy vậy, bồi thẩm đoàn vẫn tuyên Richard Anthony Jones phạm tội cướp tài sản với tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, phạt 19 năm tù. Richard Anthony Jones sử dụng các quyền kháng cáo nhưng đều bị bác bỏ.

    Trong quá trình thi hành án, Richard Anthony Jones được bạn tù cho biết một phạm nhân có ngoại hình giống hệt anh ta thậm chí cùng chung tên gọi Richard, có biệt danh Ricky. Sau khi tìm hiểu, anh và luật sư phát hiện người này sống rất gần siêu thị nơi xảy ra vụ cướp. 

    Ricky (trái) có ngoại hình giống hệt Richard Anthony Jones. Ảnh: Kansascity.

    Cho rằng đây là thủ phạm, ngày 7/6/2017, Richard Anthony Jones trình bày trước tòa án hạt Johnson về tình tiết mới. Trước bức ảnh của hai người được đặt cạnh nhau, cả nạn nhân, bốn nhân chứng và công tố viên đều thừa nhận không phân biệt được.

    Theo Kansascity, sau khi nghe trình bày, thẩm phán vụ việc nhận định không bồi thẩm đoàn nào sẽ kết tội Richard Anthony Jones với chứng cứ mới, nhưngcũng không thể khẳng định người đàn ông kia là thủ phạm. Thẩm phán lật ngược phán quyết có tội của Richard Anthony Jones, trả tự do vào hôm sau.

    Richard Anthony Jones được trao chứng thư vô tội và tham gia chương trình bảo hiểm bang vào năm 2019-2020. Biên bản bắt giữ và kết tội, cùng với dữ liệu sinh học như vân tay hoặc ADN sẽ bị tiêu hủy.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Mỗi năm, khoảng 100.000 người nhập cư trái phép phải từ bỏ giấc mộng phồn hoa trên đất Mỹ trên những chuyến bay trục xuất.

    Với chân tay bị còng, dây giày bị tháo, một hàng dài những người đàn ông, phụ nữ nhập cư phải chờ trên sân bay Liên lục địa George Bush ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ trong khi một nhóm an ninh làm nhiệm vụ kiểm tra liệu họ có giấu bất cứ thứ gì khả nghi hay không.

    Khi một máy bay đáp xuống, trên khoang đã có sẵn 30 người El Salvador. Tiếp đến, hai xe buýt chở thêm khoảng 50 người gồm cả nam và nữ đến cùng với các túi hành lý màu đỏ. Các nhân viên an ninh kiểm tra từng người trước khi để họ lên máy bay. Quá trình này mất khoảng 20 phút.

    Sau đó, từng người một bước lên thang vào một máy bay với kích thước của một máy bay thương mại thông thường, sẵn sàng cho một chuyến bay dành riêng để trục xuất người nhập cư.

    Đó là chuyến bay hôm 16/11 để trục xuất những người El Salvador nhập cư trái phép . Những người nhập cư bị trục xuất được tháo còng tay và trả lại dây giày khi máy bay hạ cánh xuống El Salvador.

    Một đơn vị của Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thực hiện hàng trăm chuyến bay kiểu này mỗi năm để trục xuất những người nhập cư trái phép. Mỗi năm có khoảng 100.000 người nhập cư bị trục xuất trên những chuyến bay đó.

    Chính phủ Mỹ phải chi xấp xỉ 1 tỷ USD trong 10 năm qua để chi trả cho các chuyến bay trục xuất này. Hiện tại, chính quyền của Tổng thống Donald Trump muốn tăng ngân sách của ICE dành cho các chuyến bay kiểu này thêm 30%.

    Những người nhập cư Mexico thường được vận chuyển bằng máy bay đến các thành phố ở miền nam nước Mỹ sau đó di chuyển bằng ô tô đến biên giới, nơi họ bị trục xuất về quê nhà. Trong khi đó, việc trục xuất những người nhập cư Trung Mỹ như El Salvador, Guatemala và Honduras, phải thực hiện bằng đường hàng không.

    Theo dữ liệu giám sát hàng không, các chuyến bay trục xuất người nhập cư về Guatemala và Honduras tăng mạnh trong năm nay. Ngân sách mà ICE dành cho các chuyến bay kiểu này năm ngoái cũng tăng 30% so với năm trước đó. Ước tính, năm ngoái, cơ quan này chi gần 8.000 USD/h cho các chuyến bay trục xuất.

    ICE chuyển sang dùng thuê máy bay tư nhân để thực hiện các chuyến bay trục xuất với lý do điều này sẽ giúp họ tiết kiệm mỗi năm 25 triệu USD. Tuy nhiên, các nhóm ủng hộ nhập cư thì cho rằng, các chuyến bay của ICE cho thấy việc siết quy định nhập cư của Mỹ đang làm giàu cho các công ty tư nhân như thế nào.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười Hai, tại trung tâm Little Sai Gon, phía trước khu thương mại Phước Lộc Thọ diễn ra cuộc biểu tình “Bảo Vệ Người Việt Tị Nạn” với hàng trăm người tham dự.

    Cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise, đại diện cho thế hệ trẻ, con của người Việt tị nạn, kêu gọi chính quyền Donal Trump hãy thận trọng về chính sách trục xuất người Việt tị nạn.  

    Điểm khác biệt dễ thấy nhất so với các cuộc biểu tình của người Việt ở Bolsa là không chỉ có người trẻ gốc Việt tham gia, mà còn có người Cambodia, người Hispanic, Guatemala và các nước Mỹ Latin khác. Những người gốc Việt trẻ là thế hệ thứ hai sinh ra ở Mỹ, con của những người Việt tị nạn từ những thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Số còn lại hầu hết là thế hệ người Việt thứ nhất tới Mỹ từ khi còn nhỏ theo cha mẹ trong hành trình đi tị nạn. Ngoài ra, cũng có một số người lớn tuổi và trẻ em tham dự. 

    Họ tới từ các tổ chức khác nhau trong cộng đồng Việt tại Orange County như API Rise, Viet Unity SoCal, Viet Rise, Viet Rainbow of Orange County. Cũng những người tự nguyện tới riêng lẻ. Có trường hợp người biểu tình đi cả gia đình. Đoàn người giơ cao các biểu ngữ “Bảo vệ người tị nạn,” “Bảo vệ cộng đồng Việt Nam,” “Bảo vệ gia đình,” “Abolish I.C.E” (Hủy bỏ I.C.E).

    Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018. 

    Trước ống kính của nhiều hãng truyền thông lớn như CBN, LA Times, SBTN, RFA… cô Lan Nguyễn, thay mặt ban tổ chức, có bài phát biểu tuyên bố lý do của cuộc biểu tình: “Hôm nay chúng tôi tới đây để bảo vệ cộng đồng những người tị nạn ở Hoa Kỳ. Như quý vị đã biết, tuần trước Bộ An Ninh Hoa Kỳ đã họp với Bộ Ngoại Giao Việt Nam để đàm phán lại hiệp định đã ký kết năm 2008. Theo hiệp định này, chính quyền liên bang không có quyền trục xuất những người Việt tới Mỹ trước năm 1995. Nhưng chính quyền hiện tại đang đàm phán lại hiệp định này. Nếu cuộc đàm phán này thành công thì có thể hơn 8,500 người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Năm 2017, Sở Di Trú đã trục xuất 17 người Việt tị nạn ở Mỹ từ trước năm 1995 mà không được chính quyền liên bang bảo vệ. Chúng tôi không muốn người Việt tị nạn bị trục xuất. Chúng tôi không muốn tất cả người tị nạn ở đây bị trục xuất, bao gồm cả những người từ Đông Nam Á và từ các nước khác.”

    Anh Tùng Nguyễn, một trong những người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh trục xuất, đang kêu gọi mọi người hãy lên tiếng bảo vệ những người Việt tại Mỹ bị trục xuất. 

    Anh Tùng Nguyễn, người sáng lập Asians & Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), một tổ chức giúp đỡ những người đã một thời lầm lỡ phải chịu án tù tội được có điều kiện hòa nhập trở lại với cộng đồng, kể câu chuyện của chính anh: “Tôi theo gia đình sang Mỹ tị nạn từ khi mới 16 tuổi. Vì môi trường Mỹ quá mới mẻ, tôi bị shock về văn hóa, lại bị bạn bè ăn hiếp, vì một phút nông nổi tuổi trẻ, tôi đã gây ra lỗi lầm. Điều đó đã khiến tôi phải trả giá bằng 18 năm tù giam. Sau khi ra tù, tôi đã cố gắng sống một cuộc sống lương thiện, đàng hoàng, có công ăn việc làm, có gia đình vợ con. Quá khứ đã trôi qua mấy chục năm rồi, tôi đã thay đổi thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Những cống hiến đó của tôi đã được Thống Đốc California là ông Jerry Brown tha thứ, xóa tội cho tôi.”

    “Nhưng như thế không có nghĩa là tôi được sống yên ổn. Nay chính phủ của tổng thống hiện giờ lại muốn trục xuất những người như tôi về Việt Nam, như thể tôi bị trừng phạt lần thứ hai. Tôi sẽ phải xa gia đình, xa vợ con. Nước Mỹ mới chính là nhà của tôi. Trục xuất một người tới Mỹ từ khi còn là đứa trẻ, lớn lên trong môi trường Mỹ, thậm chí có nhiều người không nói được tiếng Việt nữa, làm sao họ có thể tồn tại ở Việt Nam? Vợ con họ sẽ sống thế nào? Đây là hành động ly tán gia đình, mà chính phủ không có một sự thương xót hay xem xét lại. Điều đó là vô nhân đạo, là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vì thế tôi tới đây xin mọi người hãy thương xót cho nhân quyền của người Việt ở Việt Nam và ngay tại Mỹ, cùng lên tiếng, giúp chúng tôi yêu cầu chính phủ ngừng việc xem xét lại hiệp định này,” anh Tùng nói. 

    Anh Vincent Phú Vinh Trần, ở Fountain Valley, một thành viên của tổ chức VietRise, có mặt tham gia biểu tình từ rất sớm. Anh cho biết, trong gia đình anh không có ai bị ảnh hưởng bởi chính sách này, nhưng anh vẫn tới đây để chia sẻ cùng những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất.

    Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018. 

    Anh Vincent đã đọc lá thư tâm sự của một người đã bị trục xuất về Việt Nam năm ngoái: “Tôi là một người Việt trước đây bị giam giữ, tôi sống ở California, sau án tù tôi dọn tới Ohio. Nhưng khi ở đó được 13 tháng, thì Sở Di Trú và Hải Quan đã bắt và giam giữ tôi. Bốn tháng sau đó, họ trục xuất tôi về Việt Nam, vào ngày 27 Tháng Sáu năm 2017. Hơn 18 tháng qua, tôi đã sống ở nơi xa lạ này, tôi vẫn chưa tìm được việc làm, vì tôi không hiểu phong tục ở đây và không có bằng cấp. Ở Việt Nam nếu ai muốn thành công thì phải có họ hàng, bằng cấp, giấy tờ và tiền bạc. Tôi không có gì cả. Tôi không có người thân và không ai quan tâm tới tôi. Mỗi ngày tôi bị lừa đảo, chính quyền Việt Nam không giúp đỡ và không cấp giấy tờ cho tôi tìm sự sống, nếu tôi không cho họ tiền. Tôi muốn cho mọi người ở đây biết rằng, đây không phải là quê hương của tôi.”

    Chị Julie Võ, một trong những nhà hoạt động tích cực trong cộng đồng Việt tại Orange County, bày tỏ ý kiến: “Tôi là một người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, con của những người tị nạn. Tôi cảm động với lời kêu gọi của những người trên đây mà tôi phải có mặt ở đây. Cộng đồng Việt Nam của chúng tôi rất mạnh mẽ, gắn kết. Vì vậy một thành viên bị trục xuất không phải là một thứ bị vứt bỏ. Một cá nhân bị trục xuất không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ, con cái bạn bè và mọi người trong cộng đồng chúng tôi. Trục xuất không phải là cách giải quyết. Cần phải chấm dứt mọi trục xuất và giam giữ người tị nạn.”

    Cô Linda Nguyễn, cùng chồng người gốc Mexico và con trai, cũng tham gia buổi biểu tình vì lo ngại lệnh trục xuất có thể chia rẽ gia đình phía nhà chồng cô. 

    “Tôi là con của người tị nạn Việt Nam. Ba mẹ tôi đến Hoa Kỳ năm 1995. Tôi được sinh ra năm tháng sau đó. Tôi biết rằng không chỉ người Việt Nam bị trục xuất mà trong tuần tới có 47 người Cambodia cũng rơi vào trường hợp này. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Donald Trump phải thận trọng thỏa thuận với chính quyền Việt Nam để bảo vệ những người tị nạn Việt Nam và Đông Nam Á.” Đó là ý kiến của cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise.

    Chị Linda Nguyễn đi biểu tình cùng chồng và một cậu con trai chừng tám tuổi. Chị cho biết đạo luật của chính quyền Trump không ảnh hưởng tới gia đình chị, nhưng có thể sẽ là mối nguy cơ chia rẽ gia đình của chồng chị, vốn là người di cư sang Hoa Kỳ từ Mexico. 

    Trong lúc đoàn người biểu tình hô vang câu: “Stop! Stop! Deportation! No more family separation!” (Cần dừng ngay việc trục xuất, chia cắt gia đình!), “We got power” (Chúng ta có quyền) trên đường phố Bolsa… thì một số người lái xe trên đường đã ấn còi xe hưởng ứng, tạo nên một không khí sôi động.

    Xuất phát từ Phước Lộc Thọ, đoàn biểu vừa tình hô to các khẩu hiệu vừa diễu hành sang khu vực Bánh Mì Lee Sandwiches, sau đó đi về phía đường Moran và dừng lại ở trước tòa soạn Nhật Báo Người Việt. Người biểu tình tập trung theo hình vòng tròn để hội ngộ, lên tiếng, chia sẻ cùng nhau. Một số người Mỹ Latin, kể cả những người da trắng cũng tới đây để lên tiếng bảo vệ những người tị nạn có thể bị trục xuất, cho dù gia đình họ không có ai bị ảnh hưởng bởi điều luật này. Cuộc biểu tình kết thúc vào lúc gần 11 giờ trưa.

    Như tin đã đưa, Hiệp Định Trục Xuất Công Dân Việt Nam, ký ngày 22 Tháng Giêng năm 2008 giữa chính quyền Mỹ và Việt Nam. Theo Hiệp Định này, những người Việt đến Mỹ từ ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995 và sau ngày này nếu đáp ứng đủ các điều kiện bị trục xuất, phía Việt Nam sẽ tiến hành nhận lại những người này về Việt Nam. Toàn bộ chi phí trục xuất sẽ do phía Mỹ đài thọ.

    Tuy nhiên, mới đây, chính phủ Donald Trump muốn đàm phán lại hiệp định năm 2008, trong đó muốn mở rộng việc trục xuất những người Việt đã đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy,1995. Đại diện Bộ Ngoại Giao hai nước đã đàm phán nhưng hiện chưa tiết lộ kết quả rằng liệu phía Việt Nam có đồng ý nhận lại những người bị trục xuất này hay không. 

    Nếu như cuộc đàm phán trên thành hiện thực, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người đang cư trú tại Mỹ nhưng chưa là công dân Mỹ nhưng lại vi phạm một lỗi lầm nào đó.

    Viethome (theo Người Việt)

  • Chính quyền Trump giờ đang diễn dịch lại thỏa thuận năm 2008 giữa Mỹ và Việt Nam bảo vệ những người Việt tị nạn chiến tranh đến Mỹ trước năm 1995 khỏi bị trục xuất.

    Số lượng người gốc Việt bị Mỹ trục xuất trong năm 2018 tăng hơn 70 phần trăm so với năm trước, theo một báo cáo của cơ quan thi hành di trú liên bang, tiếp tục mức tăng mạnh dưới thời chính quyền Trump vốn đang ráo riết xúc tiến chính sách di trú khắt khe hơn.

    Báo cáo được công bố giữa lúc nhiều bản tin của giới truyền thông trong tuần này cho biết chính quyền Trump sẽ tái tục việc trục xuất về Việt Nam một số người tị nạn chiến tranh đến Mỹ trước năm 1995, bất chấp một thỏa thuận mà hai nước đã kí vào năm 2008 cung cấp sự bảo vệ cho những người này.

    Trong năm tài chính 2018, Cơ quan Thi hành Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đã trục xuất 122 người được xác định mang quốc tịch Việt Nam, tăng lên từ mức 71 người trong năm tài chính 2017, theo báo cáo tổng kết của cơ quan công bố hôm thứ Sáu. Con số này trong năm 2016 là 35 người, 32 người năm 2015 và 48 người năm 2014, năm đầu tiên mà ICE liệt kê cụ thể số lượng người bị trục xuất theo nước mà họ mang quốc tịch.

    Không rõ trong số 122 người này có bao nhiêu người đến Mỹ trước năm 1995, thời điểm mà Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao. VOA không thể liên lạc được ngay với ICE để yêu cầu cung cấp con số cụ thể, nhưng BuzzFeed News tuần này cho biết 11 người đến Mỹ trước 1995 đã bị trục xuất kể từ tháng 7 năm 2017, theo số liệu mà ICE cung cấp tại tòa án trong các vụ kiện tụng.

    Tuy nhiên trong số 86 yêu cầu trục xuất mà Mỹ đã chuyển cho Việt Nam trong năm nay, chỉ có một yêu cầu được chấp thuận, BuzzFeed News cho biết.

    Nguồn: Cơ quan Thi hành Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE)

    The Atlantic hôm thứ Tư loan tin chính quyền Trump đã tái tục chính sách trục xuất một số người nhập cư gốc Việt mà họ đã lặng lẽ rút lại vào tháng 8. Tạp chí này dẫn lời một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói rằng chính quyền Trump giờ diễn dịch lại thỏa thuận 2008 rằng nó không áp dụng cho những người không có giấy tờ hoặc phạm tội hình sự.

    Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã gặp các đại diện của sứ quán Việt Nam ở Washington nhưng từ chối cho biết thêm chi tiết về thời gian và địa điểm, cũng như những gì đã được bàn thảo tại các cuộc thương lượng đó, theo The Atlantic.

    “Hiện đang có 5.000 người ngoại quốc từ Việt Nam phạm tội hình sự đã bị kết án với lệnh trục xuất cuối cùng – những người này không phải là công dân Mỹ và đã bị bắt giữ, kết án và cuối cùng bị một thẩm phán di trú liên bang ra lệnh trục xuất dưới thời các chính quyền tiền nhiệm," Katie Waldman, một phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa, được dẫn lời nói. “Ưu tiên của chính quyền này là trục xuất những người ngoại quốc phạm tội hình sự trở về đất nước quê nhà của họ.”

    Tin tức này đã khơi ra chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ, phần lớn theo Đảng Dân chủ, đại diện những khu vực đông người Việt sinh sống. Trong một bức thư đề ngày 13 tháng 12, họ mạnh mẽ chống đối việc chính quyền thương thuyết lại thỏa thuận 2008 và hối thúc ông Trump “tôn trọng tinh thần nhân đạo” của nó.

    Truyền thông ở Mỹ cũng tường trình dồn dập về diễn biến này trên báo đài tiếng Anh trong những ngày qua, từ vùng thủ đô Washington cho tới khu Little Saigon ở miền nam California. Đa phần những cư dân người Việt được phỏng vấn bày tỏ sự bất mãn, chống đối và lo ngại về những gì có thể xảy ra sắp tới.

    “Tôi hoàn toàn không đồng tình với [chính sách đó],” một người phụ nữ nói với đài FOX 5 DC tại khu trung tâm thương mại Eden ở thành phố Falls Church, bang Virginia. “Chúng tôi đóng thuế và giúp hỗ trợ cộng đồng của mình mà.”

    Madison Nguyễn, người từng là phó thị trưởng San Jose ở bắc California, được báo The San Francisco Chronicle dẫn lời nói rằng lật ngược thỏa thuận 2008 sẽ làm tan nát các gia đình trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.

    “Chuyện đó rõ ràng là đáng hổ thẹn và tàn ác,” bà nói.

    Tùng Nguyễn, 43 tuổi, từng bị thọ án 18 năm tù vì dính líu trong một vụ cướp của và giết người năm 16 tuổi, giờ tích cực vận động cho trẻ vị thành niên dính vào vòng tù tội. Bị trục xuất là nỗi lo sợ thường trực của anh.

    “Bây giờ Trump muốn tiếp tục gán cho chúng tôi là tội phạm vì điều mà chúng tôi đã làm lúc còn nhỏ,” anh Tùng trả lời phỏng vấn của đài CBS Los Angeles. “Vấn đề là nếu chúng tôi ra tù mà vẫn tiếp tục phạm tội thì rõ ràng chúng tôi đáng phải chịu như vậy. Nhưng 20, 25 năm rồi chúng tôi chẳng phạm tội gì cả, chúng tôi sống cuộc đời bình thường,”

    “Điều tôi muốn nói là, hãy nhìn con người tôi bây giờ này,” anh nói.

    Viethome (theo VOA News)

  • Nội các của Tổng Thống Donald Trump đang tái khởi động những nỗ lực để trục xuất số di dân Việt Nam vốn là những người được sống hợp pháp ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua. Nhiều người trong số họ đã trốn thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.

    Nguồn tin được báo The Atlantic đưa ra vào cuối ngày Thứ Tư, 12 Tháng Mười Hai, 2018. Đây là được cho là động thái mới nhất trong kế hoạch của Tổng Thống Trump, đó là chính sách khắc nghiệt về nhập cư và tị nạn. Theo The Atlantic, việc này chắc chắn sẽ gây nhiều bất ngờ lẫn phản đối bởi vì Tòa Bạch Ốc từng rút lại kế hoạch trục xuất hồi Tháng Tám. Chính quyền Trump cho rằng những di dân gốc Việt đặt chân đến Hoa Kỳ trước khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia được thiết lập là đối tượng chính của Luật Di Trú, nghĩa là họ có đủ yếu tố để bị trục xuất.

    TT Donald Trump ký sắc lệnh di trú tại Tòa Bạch Ốc ngày 20 Tháng Sáu năm 2018. (Hình: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)

     

    Lập trường siết chặt nhập cư mới nhất của chính quyền Trump diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần.

    Di dân là một vấn đề mà ông Trump nhiều lần than phiền trong chiến dịch tranh cử trở thành tổng thống. Ông từng cho rằng chính sách nhập cư hiện tại và những người nhập cư chính là nguyên nhân gây ra những tệ nạn của nước Mỹ.

    Chính quyền của ông Trump vào năm ngoái đã bắt đầu theo đuổi việc trục xuất nhiều người nhập cư vào Mỹ từ Việt Nam, Campuchia và các quốc gia khác. Những người này bị cáo buộc là những “người nước ngoài phạm tội bạo lực.”

    Tuy nhiên, vào năm 2008, Washington và Hà Nội đã ký một thỏa thuận về việc nhận lại người Việt di cư sang Mỹ. Đó là công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12 Tháng Bảy, 1995, sẽ không phải đối tượng bị áp dụng thỏa thuận.

    The Atlantic cho biết năm 2017, Tòa Bạch Ốc đã đơn phương thay đổi thỏa thuận theo hướng nhằm tước bỏ sự bảo hộ đối với những người phạm tội, cho phép chính phủ Mỹ trục xuất một phần những người nhập cư gốc Việt tới nước này trước ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

    Sau đó, chính sách này bị rút lại vào Tháng Tám vừa qua. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa đảo ngược tình huống.

    “Chính quyền Washington hiện tại tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ những người gốc Việt nhập cư sau năm 1995 khỏi khả năng bị trục xuất,” người phát ngôn yêu cầu không nêu danh tính nói với The Atlantic.

    Cũng theo người này, năm 2008, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký thỏa thuận song phương về việc nhận lại công dân Việt di cư, thiết lập quy trình trục xuất người gốc Việt tới Mỹ sau ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995, phải tuân theo lệnh trục xuất cuối cùng.

    Người phát ngôn Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết Mỹ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận song phương về việc loại bỏ vào năm 2008, thiết lập các thủ tục trục xuất công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ sau ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995 và phải tuân theo lệnh bãi bỏ cuối cùng. Mặc dù các thủ tục liên quan đến thỏa thuận cụ thể này không áp dụng cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995, nhưng không loại trừ rõ ràng việc loại bỏ các trường hợp trước năm 1995.

    Người phát ngôn của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói với The Atlantic, quyết định “lật ngược thế cờ” này diễn ra trong bối cảnh Bộ An Ninh Nội Địa đã gặp mặt đại diện Đại Sứ Quán Việt Nam tại Washington D.C.. Tuy nhiên, người này từ chối tiết lộ chi tiết nội dung và thời gian diễn ra cuộc gặp.

    The Atlantic dẫn lời bà Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An Ninh Nội Địa, cho biết 5,000 người gốc Việt bị kết án đã có lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ.  

    VietHome (Theo Báo Người Việt)

  • Cậu bé mặc áo có mũ, đôi tất lấm lem và tay ôm chặt bình sữa được bố đưa qua lỗ đào dưới bức tường ngăn cách Mexico và Mỹ.

    Bé trai Daniel được bố đưa qua lỗ đào dưới bức tường biên giới để vào Mỹ hôm 7/12. Ảnh: AP.

    Bé trai Daniel Mendez, 8 tháng tuổi, mặc áo có mũ màu xám, đôi tất lấm lem bùn đất và tay ôm chặt bình sữa mỉm cười lần cuối cùng với bố trước khi được đưa sang bên kia bức tường. Joel không tham gia hành trình đầy rủi ro này.

    Anh ở lại thành phố Tijuana, Mexico để làm việc vì lo sợ bị trục xuất ngay lập tức nếu sang đất Mỹ.Joel Mendez, 22 tuổi, một người di cư đến từ Honduras hôm 7/12 trao con trai cho bạn gái Yesenia Martinez, 24 tuổi qua một hố đào sơ sài ngay bên dưới bức tường biên giới giữa Mexico và Mỹ, Fox đưa tin. Yesenia trước đó cũng chui qua theo lối này.

    Nhưng chuyến đi của mẹ con Yesenia không thuận lợi. Cô bị các đặc vụ Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ bao vây lúc đang bế Daniel chạy vào lãnh thổ Mỹ.

    Giống như Yesenia, nhiều người di cư Trung Mỹ vì quá thất vọng với quá trình xin tị nạn và bị người Mexico thù địch nên đã tự tìm cách giải quyết vấn đề của bản thân. Đôi khi, họ phải trả giá bằng chính mạng sống. 

    Người mẹ Yesenia trước đó cũng chui qua lối này. Ảnh: AP
    Em bé đáng thương thèm có 1 cuộc sống yên bình.

    "Sự cố này là minh họa bi thảm về cách những kẻ buôn người đặt người di cư vào tình huống nguy hiểm", người đứng đầu lực lượng tuần tra biên giới Gloria I. Chavez nói. "Người đàn ông này đặt niềm tin vào những kẻ buôn người và anh ta phải trả giá bằng chính mạng sống".

    Đêm 5/12, một người di cư chưa xác định và hai người đến từ El Salvador bị phát hiện nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Các đặc vụ tuần tra biên giới bắt hai người đàn ông khi họ vừa bơi qua kênh All-American chạy song song với biên giới Mexico - California. Người đàn ông thứ ba vật lộn giữa dòng nước sau khi bị hai người kia bỏ lại phía sau. Đội tìm kiếm và cứu hộ không thể tiếp cận anh ta do cơn bão bất thường đêm đó gây mưa lớn và tầm nhìn kém. Thi thể người đàn ông xấu số được tìm thấy vào sáng hôm sau.

    Quan chức Mỹ tại cửa khẩu biên giới chính ở San Diego xử lý tới 100 đơn xin tị nạn mỗi ngày nhưng hàng nghìn người vẫn phải chờ đợi. Dù Mỹ và Mexico đã nỗ lực hành trình tới Mỹ ít hấp dẫn hơn, nhiều người di cư khẳng định nước Mỹ vẫn tốt hơn rất nhiều so với thực tế bạo lực và đói nghèo cùng cực tại quê hương. Hầu hết những người sau khi vượt biên bất hợp pháp đều xin tị nạn.

    Mỹ đã điều khoảng 5.800 binh sĩ tới các bang Texas, Arizona và California, những bang có đường biên giới với Mexico để tăng cường phòng thủ trước sự xuất hiện của đoàn người di cư. Sau khi khởi hành từ Honduras ngày 12/10, đoàn di cư hàng nghìn người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã đi qua Guatemala và Mexico với mục tiêu đến Mỹ để tìm cơ hội việc làm và điều kiện sống tốt hơn. Họ đang sống trong những nơi ở tạm tại Tijuana, gần biên giới Mexico và Mỹ.

    Nhiệm vụ ở biên giới với binh sĩ Mỹ được cho là sẽ kết thúc vào ngày 15/12 nhưng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis mới đây gia hạn việc triển khai quân tới đầu năm 2019. Tổng thống Donald Trump cuối tháng trước đe dọa sẽ đóng cửa biên giới "vĩnh viễn" với Mexico nếu cần thiết, tuyên bố đoàn người di cư sẽ không thể vào Mỹ, đồng thời kêu gọi Mexico trục xuất họ.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump có thể thay đổi hiệp định đã ký với Việt Nam năm 2008, khiến nhiều người có nguy cơ bị trục xuất. 

    Ông Pham Chi Cuong, một người Việt ở Mỹ bị trục xuất về Việt Nam cuối 2017. Ảnh: Reuters.

    Ngày 10/12, một phái đoàn của chính phủ Việt Nam tại Mỹ dự kiến thảo luận với chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump về việc thay đổi Hiệp định ký năm 2008, bà Tania Pham, luật sư gốc Việt ở Mỹ trao đổi với VnExpress. Bà Pham, luật sư chuyên về nhập cư, từ tháng 10/2017 hỗ trợ khoảng 40 người Việt bị tạm giam trong khi chờ trục xuất và luôn theo dõi sát sự việc.

    Trước đây, theo Hiệp định này, hai nước thống nhất những người Việt đến Mỹ trước ngày 12/7/1995, thời điểm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, sẽ không bị trục xuất. 

    "Chính phủ Việt Nam không nên chấp thuận bất kỳ thay đổi nào với Hiệp định 2008 vì những người đến Mỹ trước năm 1995 đã sống ở Mỹ trong thời gian dài. Một số có lệnh trục xuất từ lâu và đã hướng thiện, có cuộc sống đàng hoàng ở Mỹ. Không nên chia tách họ ra khỏi gia đình và công việc bình thường, trục xuất họ về Việt Nam", bà Pham đề xuất.

    Luật sư cho biết có hơn 8.000 người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 có lệnh trục xuất. Họ vẫn đang ở Mỹ vì hai nước có Hiệp định năm 2008. Tuy nhiên chính phủ Mỹ đang liên tục gây sức ép với chính phủ Việt Nam nhằm thay đổi hiệp định và nhận về những người có lệnh trục xuất. Nhiều người Việt đến Mỹ trước năm 1995 không phản đối lệnh trục xuất vì tin rằng mình không nằm trong diện này nhưng thực tế đầu năm nay, có hơn 10 người đến trước năm 1995 đã bị đưa về Việt Nam.

    Bà Pham cảnh báo người Việt ở Mỹ cần nhận ra rằng họ không còn đặc biệt hơn so với người nhập cư ở nước khác. Luật nhập cư áp dụng cho tất cả và nếu họ phạm tội thì sẽ bị trục xuất. 

    Trong khi đó, Nguyễn Thanh Tùng, người vừa nhận lệnh ân xá của Thống đốc bang California, cho biết anh cùng một nhóm người Việt đã tổ chức cuộc họp ngày 9/12 nhằm đưa ra kế hoạch phản đối việc thay đổi Hiệp định 2008. Tùng là một trong những người tham gia vụ kiện Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) vi phạm luật liên bang khi bắt giữ những người gốc Việt chờ trục xuất hồi tháng hai năm nay.

    Từ đầu năm 2017, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã siết chặt chính sách với người nhập cư, ra lệnh trục xuất những người từng có tiền án. Việc trục xuất những người gốc Việt được thực hiện bất chấp Việt Nam và Mỹ đã ký một hiệp định song phương vào năm 2008.

    Từ tháng 3/2017, hàng chục người nhập cư Việt Nam bị ICE bắt giữ chờ trục xuất. Một số người đã có thẻ xanh nhưng họ không phải là công dân sinh ra tại Mỹ và phần lớn đều có tiền án tiền sự. Trong khoảng 1,3 triệu người Việt nhập cư sống tại Mỹ, có tới 10.000 người Việt nhập cư nhận được lệnh trục xuất. ICE năm ngoái bắt giữ 71 người nhập cư gốc Việt và 35 trường hợp khác vào năm 2016. 

    VietHome (Theo VnExpress)

  • Thi thể của một người đàn ông đã được tìm thấy bên trong trụ sở Google tại thành phố New York, Mỹ vào thứ 6 vừa qua (ngày 7/12).

    Nạn nhân được xác định là anh Scott Krulcik, 22 tuổi, hiện đang sinh sống tại quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Scott được tìm thấy trên tầng 6 của toà nhà số 111, đại lộ 8 - trụ sở của Google tại thành thành phố New York lúc 9 giờ tối ngày 7/12 vừa qua (giờ địa phương). 

    Khi được phát hiện, Scott đã hoàn toàn bất động và ngừng thở. Anh đã được nhân viên cứu hộ thực hiện hô hấp nhân tạo ngay tại hiện trường, song vẫn không có dấu hiệu của sự sống từ nam thanh niên này. Điều tra viên chính thức tuyên bố rằng Scott đã chết trước khi thi thể anh được phát hiện.

    Chân dung nạn nhân Scott Krulcik.

    Theo nguồn tin từ bên phía cảnh sát, Scott vừa tốt nghiệp đại học và hiện đang làm việc tại Google với tư cách là một kỹ sư phần mềm từ tháng 8 năm nay. Khi được phát hiện, trên người Scott không có bất cứ dấu hiệu chấn thương vật lý nào. Vì vậy, đội ngũ giám định pháp y vẫn đang thực hiện việc điều tra nguyên nhân gây nên cái chết của chàng trai trẻ này.

    Công cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục để tìm ra nguyên nhân cái chết của Scott Krulcik.

    Viethome (theo helino)

  • Một người phụ nữ nặng gần 150 kg đã thừa nhận việc giết bạn trai của mình bằng cách ngồi lên ngực khiến ông ta chết ngạt.

    Bà Windi Thomas, 44 tuổi, ở Pennsylvania, Mỹ vừa bị buộc tội giết người cấp độ 3 sau cái chết của bạn trai cùng tuổi, Keeno Butler vào tháng 3 vừa qua.

    Khi bị bắt bởi cảnh sát, bà Thomas đã tự khai việc sử dụng đồ uống có cồn và có ý định sử dụng ma túy trước khi xảy ra va chạm với chính bạn trai của mình. 

    Thomas đã đâm một nhát dao, rồi lại tấn công bằng chân bàn ăn trước khi đè cả cơ thể lên người Keeno Butler. 

    Ông Butler nặng khoảng 55kg, tức nhẹ hơn gần 100kg so với bạn gái của mình. Sau khi sự việc xảy ra, bà Thomas đã gọi 911 tự thú.

    Người phụ nữ nặng 150kg.

    Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy chiếc chân bàn ăn dính nhiều máu, ban đầu được nghi ngờ là hung khí. 

    Kết luận của quá trình khám xét tử thi cho thấy ông Butler tử vong vì "suy hô hấp do chấn thương ở cổ và ngực, đồng thời bị tổn thương nặng ở phần đầu".

    Trong phiên tòa xét xử, luật sư của bà Thomas cho rằng thân chủ của mình không cố ý giết ông Butler, vì lúc đó bà đang mất tự chủ sau khi sử dụng chất có cồn. 

    Sát nhân và nạn nhân.

    Tuy vậy, dựa vào việc Thomas đã đánh và đâm bạn trai mình nhiều lần, các công tố viên cho biết người phụ nữ này có thể phải đối mặt với án tù giam từ 18 đến 36 năm.  Trong khi đó, chị gái của nạn nhân thì cho rằng bà Thomas xứng đáng nhận mức án chung thân.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Một chủ tiệm nail gốc Việt ở tiểu bang North Carolina (Mỹ) bị cáo buộc buôn người cách đây 5 tháng hiện đang đối mặt thêm cáo buộc mới liên quan đến nô lệ lao động có khế ước. 

    Tiệm Luxury Nail Salon nằm ngay trong trung tâm thành phố Davidson vào ngày 29 tháng 11 để bảng tạm đóng cửa để sửa chữa.

    Hồi tháng 6, chủ tiệm nail là Tiến Lương (Tien Luong) – 34 tuổi và Nip Minh Tsi – 36 tuổi – bị bắt sau khi bị một nữ nhân viên tố cáo bị hành hung. Nạn nhân 49 tuổi bị hai tên này bắt giữ, buộc đến làm việc ở Luxury Nail.

    Hình ảnh 2 bị can trong vụ án.

    Trong thời gian từ ngày 1 tháng 3 đến 20 tháng 6, nghi can liên tục dùng dụng cụ làm móng tấn công nạn nhân, để lại trên người cô nhiều vết thẹo và bầm tím. Lương và Tsi sau đó bị khởi tố các cáo buộc buôn người, sử dụng nô lệ lao động, âm mưu và gây thương tích nghiêm trọng.

    Một tháng sau, vào ngày 26 tháng 7,  nhà chức trách mở cuộc điều tra sau khi một người phụ nữ 57 tuổi, họ hàng với tên Lương, bị hành hung. “Những thương tích nghiêm trọng và giống với thương tích nạn nhân buôn người trước đó,” Cảnh sát Davidson thông báo.

    Hai tên này lập tức bị tái bắt giữ vào ngày 8 tháng 8, đối diện một loạt cáo buộc mới, gồm hành hung gia trọng, âm mưu và đe dọa nhân chứng. Cảnh sát kêu gọi những nạn nhân khác ra trình báo.

    Cáo buộc hình sự mới nhất đến từ khiếu nại tịch thu – một  thủ tục tố tụng dân sự được đệ lên toà liên bang – trong đó ghi cụ thể tại sao các nhà điều tra tịch thu hơn $52.000 Mỹ kim từ tiệm nail này. Báo cáo cho biết chi tiết việc tên Lương buộc một nhân viên có tên “KD” ký vào khế ước lao động để trả nợ số tiền $180.000 Mỹ kim.

    Theo lời ông chủ bất nhân, KD làm việc dở quá khiến tiệm mất tiền và mất khách. Cô phải làm việc 7 ngày một tuần không có lương, thẻ tín dụng và đồ dùng cá nhân bị lấy mất. “Trong một vài trường hợp, Lương dùng dụng cụ làm móng đâm vào ngực, vào lưng KD đến chảy máu, để lại nhiều thẹo khắp nơi trên ngực và sau lưng.” Ngoài ra, y còn dùng vật kim loại gây những vết thâm tím và chầy xướt sâu.

    Ít nhất 5 lần, y viết ngân phiếu dưới tên KD, sau đó chở ra nhà băng, bắt cô rút tiền rồi y lấy lại.

    Luật sư đại diện tên Lương mạnh mẽ bác bỏ những cáo buộc này. Ông ta bảo, cơ sở kinh doanh của thân chủ bị phá hoại bởi những cáo buộc sai trái này. Cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Hiện chưa rõ, nếu bị truy tố tất cả các cáo buộc trên, hai tên này sẽ đối diện với bản án như thế nào.

    North Carolina đứng thứ 10 về các hồ sơ buôn người trên toàn quốc gia. Tội phạm thường tập trung vào những nơi như tiệm làm móng hay massage.

    Viethome (Theo WSOCTV/baocalitoday)