• Tiệm donut vùng Atlanta, Georgia, chấp nhận trả $3 triệu dàn xếp vụ kiện cà phê nóng làm phỏng khách hàng, luật sư của bà khách bị phỏng loan báo, theo CNN hôm Thứ Tư, 25 Tháng Mười.

    Trong đơn kiện, bà khách này cho hay sự việc xảy ra hồi Tháng Hai, 2021, mà lý do là nắp ly cà phê đậy không chắc. Năm đó, bà 70 tuổi. Đơn kiện không nêu tên bà.

    phong cafe
    Nhân viên tiệm Dunkin’ Donuts pha cà phê cho khách. (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

    Theo luật sư của người khách này, nắp ly bung ra sau khi nhân viên tiệm Golden Donuts đưa ly cà phê cho bà và cà phê đổ vô người, làm phỏng đùi, háng và bụng. Bà còn phải ghép da “rất nhiều,” luật sư cho biết thêm. Vụ này khiến bà nằm bệnh viện điều trị phỏng nhiều tuần lễ, tốn $200,000.

    “Chúng tôi cho rằng vụ đổ cà phê này lẽ ra không bao giờ xảy ra nếu nhân viên tiệm đậy nắp chắc chắn cho ly cà phê của thân chủ chúng tôi,” ông Benjamin Welch, luật sư của bà khách này, cho hay.

    Bà khách này phải “thay đổi cách sống” vì bị phỏng, theo ông Welch. Bà đi lại rất đau đớn và hiện vẫn phải bôi kem trị phỏng “mỗi ngày vài lần,” ông Welch cho biết.

    Golden Donuts LLC chưa trả lời yêu cầu của CNN nhận xét về thỏa thuận dàn xếp. Dunkin’, công ty mẹ của Golden Donuts, không bị nêu tên trong đơn kiện và cũng chưa trả lời yêu cầu nhận xét.

    Vụ này làm người ta nhớ lại vụ kiện tương tự, liên hệ với McDonald’s, cách đây hàng chục năm.

    Năm 1992, tòa bắt buộc McDonald’s bồi thường gần $3 triệu cho một bà cao niên bị “phỏng nặng” do ly cà phê giá 49 cent được hâm nóng khoảng 180 tới 190 độ F. Nhưng sau khi hai bên dàn xếp, người khách này chấp nhận số tiền bồi thường chỉ khoảng $480,000.

    Theo Người Việt

  • Joseph Emerson, phi công đi nhờ máy bay Alaska Airlines chở theo 84 người, định kích hoạt công tắc dập lửa để tắt động cơ, nhưng bị khống chế.

    Máy bay Embraer E175 của hãng hàng không Mỹ Alaska Airlines tối 22/10 (ngày 23/10 giờ Hà Nội) phải chuyển hướng do "mối đe dọa an ninh liên quan đến một người được phép ngồi ghế phụ trong buồng lái" khi đang thực hiện chuyến bay từ bang Washington đến thành phố San Francisco.

    Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Multnomah thông báo nghi phạm Joseph David Emerson, phi công đi nhờ trên chuyến bay chở theo 80 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn, đã tìm cách kích hoạt hệ thống dập cháy để tắt hai động cơ của máy bay nhưng không thành công. Người này bị tổ bay khống chế và giao cho cảnh sát sau khi máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống Portland.

    Các hãng hàng không thường cho phép phi công đi nhờ máy bay để di chuyển giữa những địa điểm không nằm trong lộ trình làm việc của họ. Những người này không thuộc phi hành đoàn và được bố trí ngồi ghế phụ trong buồng lái, không phải mua vé như hành khách.

    may bay co tinh tat dong co
    Một chiếc Embraer E175 của Alaska Airlines. Ảnh: USA Today

    Emerson đang đối mặt với 83 cáo buộc âm mưu giết người, 83 cáo buộc liều lĩnh gây nguy hiểm cho người khác và một cáo buộc uy hiếp an toàn bay. Giới chức Mỹ chưa công bố động cơ dẫn tới hành động của nghi phạm.

    Máy bay chở khách thường được lắp một hoặc hai ghế phụ trong buồng lái, phía sau ghế của tổ bay. Vị trí này thường dành cho thanh tra hàng không hoặc phi công đi nhờ, những người không trực tiếp phụ trách hoạt động của máy bay.

    Các phi cơ hiện đại đều được trang bị hệ thống dập lửa động cơ, sử dụng khí trơ như Halon 1301 để cách ly ngọn lửa khỏi oxy và vô hiệu hóa đám cháy. Máy bay bị tắt toàn bộ động cơ vẫn có khả năng bay như tàu lượn, với hệ thống điện và thủy lực được cấp năng lượng bởi tua-bin gió khẩn cấp.

    VnExpress (theo Reuters)

  • Cảnh sát Mỹ đã tìm thấy chiếc xe mà nghi phạm sử dụng trong vụ bắn chết một thẩm phán ở bang Maryland, đồng thời yêu cầu người dân cảnh giác vì nghi phạm nguy hiểm đang lẩn trốn.

    Nghi phạm Pedro Argote (49 tuổi) bị cáo buộc bắn thẩm phán Andrew Wilkinson chỉ vài giờ sau khi mất quyền nuôi con trong phiên tòa xét xử ly dị. Argote không có mặt tại phiên xử.

    Thẩm phán Wilkinson ra lệnh cho Argote không được liên lạc với bọn trẻ và phải trả 1.120 USD tiền cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng.

    Ông Wilkinson (52 tuổi) bị bắn bên ngoài nhà của mình ở TP Hagerstown, vào khoảng 20 giờ tối 19-10. Vợ và con trai ông đang ở nhà vào thời điểm xảy ra vụ nổ súng và không bị tổn hại gì. Ông Wilkinson được đưa đến Trung tâm Y tế Meritus rồi mất ở đó.

    Cảnh sát trưởng hạt Washington Brian Albert nói với hãng tin AP rằng đây là một "cuộc tấn công có chủ đích".

    mat quyen nuoi con 1
    Ông Wilkinson bị bắn ngay trước nhà ở Hagerstown, trong lúc vợ và con trai đang ở nhà. Ảnh: Independent

    Theo Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Washington, cảnh sát đang khám xét khu vực phát hiện chiếc Mercedes màu bạc của nghi phạm. Một người dân tình cờ nhìn thấy chiếc xe này trong một khu rừng ở thị trấn Williamsport (bang Maryland), cách Hagerstown khoảng 13 km về phía Tây Nam.

    Các nhà điều tra cho biết trong một cuộc họp báo 21-10 rằng chiếc xe của nghi phạm Pedro Argote có thể đã ở đó từ ngày 20-10, hoặc thậm chí là một ngày trước đó.

    Cảnh sát trưởng hạt Washington Brian Albert thông báo cộng đồng ở Williamsport hoặc các khu vực xung quanh không còn gặp nguy hiểm. Thế nhưng cảnh sát yêu cầu người dân tránh xa khu vực tìm kiếm.

    mat quyen nuoi con 1
    Pedro Argote (trái) và thẩm phán Andrew Wilkinson. Ảnh: AP

    Nghi phạm Argote được cho là có vũ trang và nguy hiểm. Argote được mô tả là cao hơn 1,7 m, nặng 59 kg, tóc đen và mắt nâu. Theo hồ sơ tòa án, Argote có tên trong đơn kiện bạo lực gia đình vào tháng 6-2022.

    Cảnh sát treo giải thưởng 10.000 USD cho người cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ nghi phạm.

    Sự việc xảy ra với ông Wilkinson khiến cảnh sát bang Maryland cử người đến bảo vệ các chánh án ở hạt Washington vào tối 19-10 "để đề phòng". Đến sáng 20-10, cảnh sát thông báo họ tin rằng không còn mối đe dọa nào cho các chánh án của hạt này nữa.

    Các thẩm phán trên khắp Mỹ là mục tiêu của các mối đe dọa và đôi khi là bạo lực trong những năm gần đây. Vào tháng 6-2022, John Roemer, một thẩm phán đã nghỉ hưu của quận Wisconsin, bị giết tại nhà riêng trong vụ việc được cho là giết người có chủ đích.

    Cùng tháng đó, một người đàn ông mang theo súng và dao bị bắt gần nhà của thẩm phán Brett Kavanaugh ở Maryland sau khi đe dọa giết thẩm phán.

    Vào tháng 8- 2011, một phụ nữ ở Texas bị buộc tội đe dọa giết thẩm phán Tanya Chutkan.

    Theo Người Lao Động

  • Ít nhất 115 thi thể đang phân hủy đã được cảnh sát hạt Fremont, bang Colorado - Mỹ tìm thấy sau khi cửa kính vỡ, giải phóng mùi hôi thối ở một căn nhà vùng nông thôn.

    Theo AP, tòa nhà nói trên thuộc về một nhà điều hành dịch vụ tang lễ "xanh", tức chôn cất mà không sử dụng hóa chất ướp xác. Tuy nhiên, thay vì được chôn cất trong vòng 24 giờ theo quy định, 115 thi thể này đã bị cất giấu chưa rõ mục đích.

    nha nong thon 1
    Cảnh sát đã phong tỏa căn nhà - nơi ít nhất 115 thi thể bị cất giấu trái phép được phát hiện - Ảnh: AP

    Vụ việc bị phát giác sau khi một ô cửa kính của căn nhà bị vỡ, khiến mùi hôi thôi bốc ra và những người hàng xóm báo cảnh sát.

    Cảnh sát gọi vụ việc là "phát hiện đáng lo ngại" khi trao đổi với báo giới hôm 6-10.

    Cơ sở tang tễ mang tên Return to Nature (Trở về tự nhiên) nằm ở thị trấn nhỏ Penrose và không được đăng ký với nhà chức trách tiểu bang trong vòng 10 tháng.

    Chủ của nhà tang lễ - ông Jon Halford - biện hộ cho việc lưu giữ thi thể không đúng cách bằng cách tuyên bố ông ta đang thực hiện công việc phân loại thi thể tại cơ sở này.

    nha nong thon 1
    Điều tra viên hạt Fremont Randy Keller hiện diện tại hiện trường, cùng rất nhiều lực lượng chức năng đa ngành - Ảnh: AP

    Một văn bản đình chỉ hoạt động cơ sở tang lễ này đã được cơ quan nhà nước ban hành hôm 6-10; tuy nhiên chưa có ai bị bắt hoặc bị buộc tội.

    Nhiều cơ quan chức năng đang phối hợp nhằm phục hồi và xác minh danh tính các thi thể bị cất giữ trái phép tại cơ sở nói trên.

    Ghi nhận của AP hôm 6-10 cho thấy mùi hôi vẫn bốc ra từ sau nhà, nơi cửa sổ bị vỡ, trong khi các quan chức từ hạt Fremont và hạt El Paso lân cận hiện diện bên ngoài hiện trường.

    Ông Allen Cooper, Cảnh sát trưởng hạt Fremont, cho biết những người phụ trách nhà tang lễ đang hợp tác với cơ quan điều tra.

    Vụ việc không được cung cấp thông tin quá chi tiết, mà theo cảnh sát Cooper là để tránh ảnh hưởng đến các gia đình nạn nhân.

    Điều tra viên hạt Fremont Randy Keller cho biết một số thi thể sẽ được lấy dấu vân tay, tìm hồ sơ y tế, hồ sơ nha khoa hoặc DNA để xác minh danh tính. Việc nhận dạng có thể mất đến vài tháng.

    Theo NLĐ

  • giao phai Nxivm 1

    Ngay cả một nữ diễn viên nổi tiếng cũng trở thành một tín đồ có 'chức vị' trong giáo phái tình dục này.

    Mới đây, nữ diễn viên người Mỹ Allison Mack đã chính thức được thả tự do ở tổi 40 sau 2 năm thụ án vì thực hiện những hành vi phạm pháp để phục vụ trong giáo phái Nxivm - một giáo phái tình dục nổi tiếng và có sức ảnh hưởng ở xứ sở cờ hoa. Cụ thể, với vai trò là người có chức vị trong giáo phái, Allison Mack trực tiếp tham gia vào việc mời gọi và thao túng những người phụ nữ - chủ yếu là giàu có, thích nghệ thuật - trở thành thành viên của Nxivm. 

    giao phai Nxivm 1
    Allison Mack

    Một khi đã tham gia vào giáo phái, những người phụ nữ này sẽ bị "tẩy não", đóng dấu sắt nung (như một dấu hiệu không thể xóa bỏ của giáo phái) hoặc xăm tên giáo chủ Keith Raniere và buộc phải thay nhau phục vụ tình dục cho hắn. Một nạn nhân từng lên tiếng tố Raniere quan hệ với cô khi cô mới 15 tuổi và mối quan hệ xác thịt này kéo dài đến 12 năm. Nạn nhân này gọi đó là "một hành trình đau đớn kéo dài". Những nạn nhân khác cũng chỉ trích y thậm tệ và quyết không tha thứ cho những gì mà y đã gây ra cho họ. 

    giao phai Nxivm 1>

    Được biết, trong phiên tòa xét xử Keith Raniere hồi tháng 6/2019, giáo chủ của Nxivm đã bị các công tố viên cáo buộc một loạt tội danh như âm mưu lừa đảo, buôn bán tình dục, sở hữu nội dung khiêu dâm trẻ em dưới dạng hình ảnh cùng các tội danh.

    Tổng hình phạt của hắn là 120 năm sau khi cộng dồn hình phạt từ tất cả các tội danh. Tuy nhiên, Raniere lại không hề hối lỗi về những hành động sai trái mình đã làm. Sau khi nghe kết án, y vẫn khẳng định: "Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tôi hoàn toàn vô tội". 

    giao phai Nxivm 1
    Raniere không hối hận vì những hành động đã làm

    Về phía nữ diễn viên Allison Mack, cô hối hận khi từng nhục mạ nhiều thành viên nữ, bắt họ lao động cực nhọc, ép họ nhịn ăn, chụp ảnh khỏa thân rồi quan hệ tình dục với trưởng giáo phái... Trước tòa án, cô nghẹn ngào bày tỏ sự hối lỗi: "Tôi đã đưa ra những quyết định mà cả cuộc đời này tôi sẽ hối hận. Tôi cảm thấy quá tội lỗi".

    "Việc hỗ trợ cho các hoạt động của trưởng giáo phái Nxivm là sai lầm lớn nhất đời tôi. Tôi xin lỗi những người mà tôi đã trực tiếp đưa vào giáo phái Nxivm. Tôi xin lỗi vì đã khiến họ trở thành nạn nhân của sự bạo hành cả về tinh thần và thể xác quá tàn khốc, tất cả bị dẫn dắt bởi một gã đàn ông lệch lạc. Từ những suy nghĩ và xúc cảm sâu sắc nhất trong tâm hồn và trái tim mình, tôi xin lỗi mọi người".

    Vốn dĩ với tội danh của Mack thì cô sẽ phải nhận bản án từ 14 đến 18 năm tù thế nhưng nữ diễn viên đã được hưởng khoan hồng vì thái độ hối lỗi và hợp tác trong quá trình điều tra. 

    Theo Techz

  • Một chiếc điện thoại đã được nam tiếp viên hàng không giấu dưới bồn rửa mặt bên trong nhà vệ sinh của khoang hạng nhất và bị phát hiện.

    Sự cố gần đây trên chuyến bay của American Airlines đã dẫn đến cuộc điều tra để xác định xem liệu có phát hiện camera giấu bên trong nhà vệ sinh của một trong những máy bay của hãng hay không. Cảnh sát Mỹ và FBI coi tình huống này là "hành vi tội phạm tiềm ẩn".

    Vụ việc xảy ra vào thứ bảy tuần trước, ngày 2.9, trên chuyến bay nội địa AA-1441 của American Airlines, từ trung tâm của hãng tại sân bay quốc tế Charlotte Douglas (CLT) ở Bắc Carolina đến sân bay quốc tế Boston Logan (BOS). Theo báo cáo của Independent, vụ việc liên quan đến một nữ hành khách tuổi teen, một chiếc điện thoại và một tiếp viên hàng không.

    giau camera trong nha ve sinh mb
    Hãng hàng không của Mỹ đang đối mặt với bê bối camera giấu kín trong nhà vệ sinh (ảnh minh họa).

    Được biết, nữ hành khách muốn sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay nhưng cô bị nam tiếp viên chặn lại và nói rằng anh ta phải rửa tay. Ngay sau đó, hành khách đã sử dụng nhà vệ sinh. Có thông tin cho rằng mẹ của hành khách này đã cảnh báo những hành khách khác không sử dụng cùng nhà vệ sinh do có camera giấu bên trong.

    Khi hạ cánh xuống Boston, cảnh sát bang Massachusetts đã lên máy bay và áp giải nam tiếp viên bị nghi có liên quan, sau đó nhân viên hãng hàng không kiểm tra nhà vệ sinh. Vì đây là chuyến bay nội địa và sự cố xảy ra trong không phận Mỹ nên chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm điều tra.

    Simple Flying đã liên hệ với American Airlines và nhận được tuyên bố sau từ hãng: "Chuyến bay 1441 của American Airlines từ Charlotte (CLT) đến Boston (BOS) đã bị cơ quan thực thi pháp luật điều tra. Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và đang hợp tác đầy đủ với cơ quan thực thi pháp luật trong cuộc điều tra của họ, vì an toàn và an ninh là ưu tiên cao nhất của chúng tôi".

    Mặc dù không được phép lắp camera trong nhà vệ sinh trên máy bay trong mọi trường hợp, nhưng cần lưu ý rằng, để giám sát chung các cabin, camera quan sát thường có thể được phát hiện trên máy bay.

    Chúng thường được sử dụng để giám sát cabin và một số khu vực nhạy cảm nhất định, chẳng hạn như lối vào buồng lái, đồng thời được sử dụng để đảm bảo an toàn cho hành khách và chuyến bay. Ngoài ra, trên các máy bay lớn hơn, camera trong cabin có thể cho phép phi hành đoàn giám sát các khu vực nằm ngoài tầm nhìn của họ.

    Trước đây, có thông tin cho rằng một số hãng hàng không có camera tích hợp trong màn hình để theo dõi từng hành khách, nhưng điều này đã được chứng minh là sai, vì các hãng hàng không xác nhận camera chưa bao giờ và sẽ không bao giờ được kích hoạt. 

    Cũng cần nói thêm, một số máy bay lớn có thể lắp nhiều camera khác nhau bên ngoài máy bay, tùy thuộc vào hãng hàng không. Tuy nhiên, điều này được sử dụng với mục đích duy nhất là giúp việc điều khiển những chiếc máy bay lớn này trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

    Theo Thanh Niên

  • Bà Megan Oxley, bị liệt từ thắt lưng trở xuống, đang lái xe chở 2 cháu nhỏ ở thành phố Kennett thuộc bang Missouri (Mỹ) thì xe hết xăng giữa trời nắng oi bức.

    Do không thể ra khỏi xe, bà Oxley tử vong sau khi nhiệt độ bên trong xe tăng vọt lên trên 100 độ F (37,7 độ C) trong thời tiết nắng nóng, theo báo Newsweek ngày 30.8.

    Mẹ của hai trẻ em trong xe là Amber Jones, em gái của bà Oxley, đã liên lạc với Cảnh sát hạt Dunklin sau khi không thể liên lạc với chị và các con suốt nhiều giờ.

    "Tôi chỉ cho rằng có thể chị ấy ở với ai đó hoặc có thể ai đó đã đến và bắt chị ấy, nhưng không ai có thể liên lạc được với chị ấy và đến sáng hôm sau, chúng tôi hơi hoảng sợ, nên đã gọi cảnh sát", cô Jones nói với Đài KAIT.

    nguoi phu nu bi liet
    Nạn nhân và chiếc xe đặc biệt cho người tàn tật. Ảnh chụp màn hình Newweek

    Hai cháu của bà Oxley, gồm một trai và một gái, đã ra khỏi xe được và cố gắng giúp bác thoát ra, nhưng do hai cháu còn quá nhỏ và tình trạng bị liệt đã khiến bà Oxley không thể thoát ra khỏi xe. Hai cháu đã được đưa đến bệnh viện và tình trạng sức khỏe đã ổn định.

    Nắng nóng có thể cực kỳ nguy hiểm và gây chết nhiều người hơn cả tổng số người chết do bão, lốc xoáy và lũ lụt ở Mỹ trung bình trong một năm, theo Newsweek.

    Nắng nóng được cho là đặc biệt nguy hiểm với người ngồi trong ô tô, nơi nhiệt độ có thể tăng cao nhanh chóng. Bên trong một chiếc xe đậu trong thời tiết 70 độ F có thể đạt tới 100 độ F chỉ trong 20 phút và tăng lên 140 độ F (60 độ C) trong vòng chưa đầy một giờ vào những ngày rất nóng.

    Trẻ em có nhiều nguy cơ bị say nắng hơn người lớn vì theo Bộ Giao thông Vận tải Mỹ, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng nhanh gấp 3-5 lần so với người lớn.

    Hơn 950 trẻ em đã chết vì say nắng do bị bỏ quên hoặc mắc kẹt trong ô tô nắng nóng trong 25 năm qua, trong đó có 33 trẻ tử vong vào năm 2022, theo Newsweek.

    Theo Thanh Niên

  • Giới chức trách cho biết một đường dây tội phạm đã lấy cắp các bộ phận thi thể từ nhà xác của Trường Y Harvard (Mỹ) và bán chúng cho mạng lưới người mua trên toàn quốc.

    Bản cáo trạng do đại bồi thẩm đoàn ở Scranton, bang Pennsylvania đưa ra hôm 14-6 nhằm vào người quản lý nhà xác Cedric Lodge, 55 tuổi và vợ ông ta, Denise Lodge, 63 tuổi. Cả hai sống ở Goffstown, bang New Hampshire.

    Katrina Maclean, 44 tuổi, ở Salem, bang Massachusetts, và Joshua Taylor, 46 tuổi, ở West Lawn, bang Pennsylvania, cũng bị truy tố vì có liên quan. Các quan chức cho biết Maclean sở hữu và điều hành một cửa hàng tên là Kat's Creepy Creations. Tất cả họ đều bị cáo buộc âm mưu và vận chuyển các phần thi thể bị đánh cắp giữa các bang.

    duong day ban noi tang
    Trường Y Harvard tại TP Boston, bang Massachusetts. Ảnh: Reuters

    Các công tố viên liên bang cho biết trong một tuyên bố: "Có lúc Cedric Lodge cho phép Maclean và Taylor vào nhà xác tại Trường Y Harvard và kiểm tra thi thể để chọn mua bộ phận. Trong một số trường hợp, Taylor vận chuyển các phần thi thể bị đánh cắp trở lại Pennsylvania. Trong những lần khác, vợ chồng ông Lodge vận chuyển bộ phận thi thể cho Taylor và những người khác ngoài bang New Hampshire".

    Theo bản cáo trạng, ông Cedric Lodge đã đánh cắp các bộ phận từ những thi thể được hiến tặng, chẳng hạn như đầu, não, da, xương và các phần thi thể mà Trường Y Harvard không hề biết hoặc không cho phép.

    Theo đài NBC News, hồ sơ tòa án cho thấy ông Cedric Lodge và vợ liên hệ với người mua thông qua các trang web và số điện thoại liên quan đến việc bán bộ phận thi thể bị đánh cắp.

    Bản cáo trạng dài 15 trang không nêu chi tiết về việc bộ phận thi thể được mua để làm gì nhưng có đề cập rằng Maclean đã chuyển da người cho một người đàn ông ở Pennsylvania.

    Theo bản cáo trạng, từ ngày 3-9-2018 đến ngày 12-7-2021, Taylor đã thực hiện 39 giao dịch điện tử, với tổng số tiền là 37.355,56 USD đến một tài khoản PayPal do Denise Lodge quản lý để mua các phần thi thể mà quản lý nhà xác Cedric Lodge lấy cắp từ Trường Y Harvard.

    Vào ngày 19-5-2019, khoản thanh toán từ Taylor có ghi chú "đầu số 7" và vào ngày 20-11-2020, giao dịch được thực hiện với nội dung là "não".

    Luật sư của Taylor đã từ chối bình luận hôm 14-6. Đại diện Trường Y Harvard cho biết: "Chúng tôi kinh hoàng khi biết rằng một điều đáng lo ngại như vậy xảy ra trong khuôn viên trường - một cộng đồng tận tâm chữa bệnh và phục vụ người khác. Những vụ việc được báo cáo là sự phản bội đối với Trường Y Harvard (HMS) và quan trọng nhất là đối với mỗi cá nhân đã lựa chọn vì cộng đồng mà hiến tặng thi thể của họ cho HMS thông qua Chương trình Quà tặng Giải phẫu để thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu y tế".

    Theo NLĐ

  • Randy Williams đến 193 nước trên thế giới được Liên Hợp Quốc công nhận và lập vương quốc riêng với mong muốn tạo thành quốc gia thứ 194.

    Phát thanh viên Williams sống tại San Diego, Mỹ, dành cả đời để đến thăm mọi quốc gia trên thế giới được Liên Hợp Quốc công nhận. Tháng 8/2021, anh đến thăm Cộng hòa Molossia, một "quốc gia" nằm ở bang Nevada. Sau khi về nhà, anh lên kế hoạch thành lập một "đất nước mới", đặt tên Cộng hòa Slowjamastan.

    Turkmenistan là quốc gia cuối cùng trong danh sách 193 quốc gia được Liên Hợp Quốc công nhận mà William ghé thăm. "Tôi tạo ra Slowjamastan vì sau khi đi hết 193 quốc gia, tôi muốn đến nước thứ 194", William nói.

    cong hoa Slowjamastan 1
    "Quốc vương" Williams ngồi bên bàn làm việc ngoài trời tại Slowjamastan. Ảnh: CNN

    Tháng 10/2021, anh mua mảnh đất khô cằn trị giá 19.000 USD, rộng hơn 44.000 m2 ở sa mạc California, cách San Diego hai tiếng rưỡi lái xe. Hai tháng sau, vào 12h26 ngày 1/12/2021, tại "thủ đô" Dublândia, Williams mặc bộ vest đẹp nhất, đeo kính râm chính thức tuyên bố Slowjamastan độc lập, tách khỏi Mỹ.

    Anh vừa làm quốc vương kiêm nguyên thủ quốc gia. "Thỉnh thoảng, chúng tôi sẽ tổ chức các buổi bỏ phiếu trưng cầu dân ý để mọi người lựa chọn loại trái cây, môn thể thao quốc gia", Williams nói.

    Williams thích tạo dáng chụp ảnh, phát biểu trước công chúng trong bộ trang phục quốc vương màu xanh lá cây. Khi tổ chức các sự kiện ở Cộng hòa Slowjamastan, để tăng tính chân thực giống các nguyên thủ khác, Williams thuê mọi người đóng giả là lính canh và đội ngũ an ninh bao quanh.

    Hai năm trôi qua, quốc vương Slowjamastan cũng ban hành thêm nhiều luật mới, phát hành hộ chiếu, tiền riêng, quốc kỳ và quốc ca để phát trong các dịp lễ cấp nhà nước.

    Cộng hòa Slowjamastan tuyên bố có 500 công dân và 4.500 người khác đang đợi nhập tịch. Mọi người có thể đăng ký xin nhập tịch, ứng cử chức vụ trong nội các chính phủ của Cộng hòa Slowjamastan qua một trang web. Số lượng người đợi để duyệt đơn lên đến hàng nghìn.

    cong hoa Slowjamastan 1
    Tấm biển ghi cộng hòa Slowjamastan được cắm trên đất của Williams. Ảnh: CNN

    Williams đang mời khách du lịch ghé thăm quốc gia siêu nhỏ của mình. Để mọi người dễ tìm thấy đất nước, William dựng tấm biển: "Chào mừng bạn đến Slowjamastan" cỡ lớn bên đường cao tốc. Anh cũng tự xây một trạm kiểm soát biên giới, treo cờ Slowjamastan đầy màu sắc.

    Các hoạt động phổ biến nhất khi ghé thăm là chụp ảnh "sống ảo" bên tấm biển hiệu Cộng hòa Slowjamastan, thăm Quảng trường Độc lập. Kế hoạch tiếp theo của anh là gây quỹ để xây dựng dòng sông lười, một trang trại hay một bức tượng tạc chính mình.

    Williams cho biết "đang nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác". Hiện tại, hộ chiếu Slowjamastan có dấu xuất nhập cảnh của 16 quốc gia, những nơi Williams ghé thăm trong các chuyến du lịch gần đây như Nam Phi, New Zealand, Vanutu, Mỹ.

    cong hoa Slowjamastan 1
    Du khách xếp hàng đợi Williams đóng dấu xuất nhập cảnh khi đến Slowjamastan. Ảnh: CNN

    Williams nói rằng quốc gia của mình về mặt lý thuyết đáp ứng các tiêu chí trở thành một quốc gia có chủ quyền, theo định nghĩa của công ước Montevideo năm 1993. Công ước yêu cầu một quốc gia hoàn chỉnh phải có dân số thường trú, lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng quan hệ ngoại giao với các nước khác. Những điều kiện tiên quyết này, theo Williams "Slowjamastani đều có". Điều tiếp theo Williams cần làm là để chính phủ Mỹ đồng ý cho quốc gia của anh ly khai, dù chuyện này được đánh giá là "xa vời".

    "Tôi hơi thất vọng khi phải thừa nhận rằng các tin nhắn tôi gửi qua email, Facebook, Twitter, Instagram cho Tổng thống Biden đều chưa được đọc. Chắc là nó bị rơi vào mục spam", Williams nói.

    VnExpress (theo CNN)

  • Thành phố Gary – quê hương của ông Vua nhạc Pop huyền thoại Michael Jackson đã từng là một trung tâm công nghiệp sản xuất thép lớn ở Mỹ nhưng ngày nay thành phố này lại được biết đến nhiều hơn với cái tên “thành phố ma” hay “thành phố nghèo nhất nước Mỹ”.

    Vào những năm 90, thành phố Gcary còn được mệnh danh là “thủ phủ giết người” của Mỹ với 129 vụ giết người được báo cáo mỗi năm. Theo báo cáo mới nhất của Neighborhood Scout về tình trạng an ninh tại thành phố này, cứ 1.000 cư dân thì có 4,5 người là nạn nhân của tội phạm bạo lực và 30 người là nạn nhân của tội phạm tài sản.

    nha gia 1 usd
    Nhiều ngôi nhà tại thành phố Gary được bán với giá 1 USD. Ảnh: Daily Star

    Trong 30 năm qua, dân số thành phố Gcary đã giảm hơn 40% khiến 30% nhà cửa bị bỏ trống. Một người dân địa phương còn bám trụ tại đây chia sẻ với The Guardian rằnng: “Chúng tôi từng là thủ đô giết người của Mỹ nhưng giờ đây hầu như không còn ai để giết”.

    Cùng với tỷ lệ dân cư thấp và tội phạm cao là vô số những ngôi nhà bị bỏ hoang. Để khắc phục tình trạng này, vào năm 2019, chính quyền thành phố Gary đã có chính sách bán một căn nhà với giá chỉ 1 USD. Người mua chỉ cần chứng minh rằng bản thân có đủ trách nhiệm và cam kết có thể cải tạo “những ngôi nhà ma” trong vòng một năm sau khi mua.

    Trong khi đó, các chính trị gia cam kết sẽ khắc phục tình trạng hiện tại và khôi phục lại danh tiếng cho thành phố đã từng rất phát triển trên. Thượng nghị sĩ Eddie Melton - ứng cử viên cho chức Thị trưởng thành phố Gary trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đã nói với NWITimes.com rằng, việc khắc phục các vấn đề của Gary sẽ là "một trong những sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ".

    Gần đây, những tòa nhà bỏ hoang kỳ lạ ở “thành phố ma” của Mỹ đã lọt vào mắt xanh của các nhà làm phim Hollywood. Họ cho rằng chúng sẽ là bối cảnh hoàn hảo cho một số bộ phim bom tấn.

    Với danh nghĩa là quê hương của ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson, vào tháng 5/2021, một Sòng bạc Hard Rock trị giá 300 triệu USD đã được xây dựng trong thành phố để thu hút người dân và khách du lịch. Địa điểm này trưng các vật kỷ niệm của nhóm The Jackson Five và có một phòng biểu diễn Hard Rock Live 1.950 chỗ ngồi.

    Bất chấp nỗ lực của chính quyền, phần lớn người dân Mỹ đều sẽ nghĩ về một “thành phố ma”với tỷ lệ tội phạm và nhà hoang cao khi nhắc đến cái tên Gary.

    Theo Nguoiduatin

  • Theo số liệu của Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), hiện Mỹ có hơn 4.100 ngân hàng thương mại. Trong khi Anh chỉ có 353 ngân hàng, Đức có 261 ngân hàng.

    Hôm 21/3, sau khi Signature Bank – 1 ngân hàng có trụ sở ở New York City, bị buộc phải đóng cửa, có 4 ngân hàng khác đã phải lên tiếng thanh minh rằng họ không có liên quan gì đến vụ sụp đổ này dù có cái tên giống hệt. Tương tự, khi ngân hàng First Republic Bank ở California được các ngân hàng lớn bơm 30 tỷ USD nhưng cũng sụp đổ vài tuần sau đó, một số nhà đầu tư đã lại bán tháo cổ phiếu của Republic First Bancorp. Sự nhầm lẫn vì tên gọi giống nhau đã khiến cổ phiếu của ngân hàng ở Philadelphia sụt giảm 28%.

    Sở dĩ xuất hiện nhiều trường hợp gây bối rối đến vậy là bởi vì nước Mỹ có quá nhiều ngân hàng. Theo số liệu của Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), hiện Mỹ có hơn 4.100 ngân hàng thương mại. Trong khi Anh chỉ có 353 ngân hàng, Đức có 261 ngân hàng. Tại sao Mỹ lại có nhiều ngân hàng đến vậy?

    nhieu ngan hang 2

    Nguyên nhân lớn nhất khiến hệ thống ngân hàng Mỹ trở nên phân mảnh có gốc gác từ những luật lệ có từ thế kỷ 19. Đó là những quy định giới hạn phạm vi hoạt động của các ngân hàng, thay đổi theo từng bang. Một số bang cho phép các ngân hàng mở chi nhánh tại bất kỳ đâu trong bang, nhưng ở một số nơi các chi nhánh ngân hàng chỉ được phép hoạt động trong thành phố hoặc hạt mà họ đặt trự sở. Một số bang cấm ngân hàng của bang khác đến hoạt động.

    Mục đích của những quy định này là để ngăn các ngân hàng trở nên quá quyền lực. Tuy nhiên, theo như Randall Kroszner, giáo sư đang công tác tại trường kinh doanh Booth thuộc ĐH Chicago, đầu những năm 1800, khi các luật lệ bắt đầu nở rộ, các bang đã kiếm được nguồn thu rất lớn nhờ cổ tức và tiền nộp thuế từ các ngân hàng. Do đó họ có xu thế bảo hộ cho các ngân hàng của bang mình.

    Đến những năm 1970, các bang bắt đầu dỡ bỏ những quy tắc này. Và với sự nổi lên của những công nghệ và những sản phẩm tài chính mới – trong đó có máy ATM, các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ và hệ thống chấm điểm tín dụng được cải tiến vượt bậc, những ngân hàng ở xa cũng có thể cung cấp các dịch vụ tài chính mà trước đây chỉ có những ngân hàng ở địa phương mới có.

    Năm 1978, Maine trở thành bang đầu tiên chấp nhận các ngân hàng của bang khác. Đến năm 1994, tất cả các bang trừ Hawaii áp dụng luật tương tự. Cùng năm đó, chính phủ thông qua luật liên bang dỡ bỏ hoàn toàn các giới hạn địa lý còn lại.

    Điều này dẫn đến ngành ngân hàng Mỹ co hẹp đáng kể. Năm 1983, Mỹ có gần 14.500 ngân hàng thương mại. 2 thập kỷ sau con số đã giảm xuống còn 7.700 và 20 năm sau con số tiếp tục giảm mạnh.

    JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup và Wells Fargo – hiện đang thống trị hệ thống ngân hàng Mỹ. Là 4 ngân hàng lớn nhất, họ đang nắm giữ 42% tổng tài sản của toàn ngành, tăng mạnh so với tỷ lệ 11% ở thời điểm năm 1990. Tuy nhiên địa lý vẫn đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn sẽ vay tiền từ ngân hàng nào của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

    Những ngân hàng nhỏ của địa phương vẫn thường được các doanh nghiệp nhỏ lựa chọn đơn giản vì họ muốn chọn những ngân hàng mà mình hiểu rõ. Theo FDIC, các ngân hàng cộng đồng (community bank) với tài sản từ 10 tỷ USD trở xuống chỉ chiếm 15% tổng dư nợ cho vay nhưng lại chiếm tới 30% dư nợ cho vay bất động sản thương mại, 31% dư nợ cho vay nông nghiệp và 36% các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ.

    Cuộc khủng hoảng gần đây có thể khiến mạng lưới ngân hàng Mỹ co hẹp hơn nữa. Năm 2018, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật nhằm nới lỏng quy định quản lý các ngân hàng nhỏ. Theo đó các ngân hàng có tài sản từ 250 tỷ USD trở lên (thay vì 50 tỷ USD như trước đó) mới phải áp dụng những quy định quản lý chặt chẽ nhất, đồng nghĩa các ngân hàng cỡ trung sẽ được miễn trừ khỏi một số yêu cầu về vốn, thanh khoản cũng như các bài kiểm tra áp lực.

    Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng vừa qua mà chủ yếu là các ngân hàng tầm trung gặp rắc rối, các nhà hoạch định chính sách đang xem xét quay về ngưỡng 50 tỷ USD, tức sẽ có thêm khoảng 30 định chế tài chính bị quản lý chặt chẽ hơn. Nếu điều này chính thức xảy ra, nhiều ngân hàng sẽ buộc phải sáp nhập với ngân hàng khác để thích nghi. Kết quả là nước Mỹ sẽ có ít ngân hàng hơn, và nếu may mắn thì sẽ ít gặp khủng hoảng hơn.

    Nhịp sống Thị trường (tham khảo The Economist)

  • Người đàn ông 65 tuổi ở bang Utah xông vào ngân hàng Wells Fargo ở thành phố Salt Lake (Mỹ), tự xưng là cướp, yêu cầu giao dịch viên đưa 1 USD rồi ngồi đợi cảnh sát đến bắt.

    Cảnh sát liên bang khẳng định đây là một trong những vụ cướp kỳ quặc nhất nước Mỹ.

    Hồ sơ cho biết, sáng 6/3, ông Donald Santacroce vào ngân hàng, tiến đến quầy giao dịch và đưa cho nhân viên một mảnh giấy trong đó ghi "Xin lỗi vì việc này nhưng đây là một vụ cướp. Hãy đưa cho tôi 1 USD. Cảm ơn". Các nhân viên còn cho rằng đó là một trò đùa nên đã đưa tiền và đề nghị ông đi ra, nhường chỗ cho người khác. Tuy nhiên, ông Donald khẳng định mình đến đây cướp và yêu cầu họ gọi cảnh sát.

    cuop 1 usd

    Giám đốc ngân hàng đã lập tức yêu cầu nhân viên rút vào phòng an toàn phía trong và gọi 911. Người đàn ông ra ghế ngồi chờ, thậm chí còn phàn nàn sao cảnh sát chậm chạp thế.

    Sau khi bị bắt, ông Donald khai nhận đây là kế hoạch đã được chuẩn bị từ lâu nhưng nhất định không tiết lộ lý do vì sao đi cướp. Ông ta chỉ nói đi cướp là để được ngồi tù và ngay khi được thả ra sẽ đi cướp vụ khác để đi tù tiếp.

    Dẫu vậy, cảnh sát thành phố Salt Lake chỉ tạm giữ người này trong hai ngày và gửi cảnh báo đến các ngân hàng trên địa bàn về một vụ cướp tiếp theo có thể xảy ra.

    Đây không phải là lần đầu tiên nước Mỹ gặp trường hợp một công dân cố tình phạm pháp để được đi tù. Tháng 9/2016, một người đàn ông đi cướp ngân hàng để bị bắt với lý do "tránh xa vợ càng lâu càng tốt vì không thể chịu đựng nổi". Tháng 8/2022, một người khác cũng đi cướp để được đi tù vì "không thể xoay xở được với cuộc sống tự do".

    VnExpress (Theo Oddity Central)

  • Từ đầu tuần tới, hình ảnh của Anna May Wong - nữ diễn viên người Mỹ gốc Á - sẽ được in trên đồng xu 25 cent của Mỹ.

    Anna May Wong 0

    Anna May Wong sẽ là người phụ nữ châu Á đầu tiên được in hình trên tiền của Mỹ. Bà sinh năm 1905 tại khu người Hoa ở thành phố Los Angeles, bang California, là con gái của một chủ tiệm giặt, thuộc thế hệ người Trung Quốc thứ 3 trên đất Mỹ.

    Anna May Wong bắt đầu đến với điện ảnh vào năm 14 tuổi với vai phụ trong bộ phim "The Red Lantern" và chính thức được giao đóng vai chính vào năm 1922 trong bộ phim "The Toll of the Sea". Bà cũng tiếp tục xuất hiện trong hơn 60 bộ phim khác tại Hollywood.

    Dù thành công là vậy, Wong đã luôn phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc ở Hollywood. Bà thường bị gán ghép vào những vai phân biệt chủng tộc và được trả lương thấp, như trong Shanghai Express, Wong chỉ được trả 6.000 USD trong khi bạn diễn da trắng Marlene Dietrich kiếm được 78.166 USD.

    Anna May Wong 0
    Anna May Wong năm 1931. Ảnh: THE EVERETT COLLECTION.

    Để thoát khỏi sự phân biệt chủng tộc ở Hollywood, Wong đã đến châu Âu, nơi bà tìm thấy những cơ hội lớn hơn để diễn xuất trong các bộ phim tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp.

    Sự nghiệp của bà còn vượt ra ngoài khuôn khổ phim điện ảnh, bao gồm cả việc trở thành người Mỹ gốc Á đầu tiên dẫn một chương trình truyền hình có tên “Phòng trưng bày của Madame Liu-Tsong”. Bà cũng từng biểu diễn trên sân khấu ở London và New York, từng diễn chung với Laurence Olivier.

    Năm 1960, Wong được trao một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Bà mất vào năm 1961.

    Ventris Gibson, giám đốc của cục đúc tiền kim loại Mỹ - US Mint, đã mô tả Wong trong thông cáo báo chí về đồng xu 25 cent mới: “Anna May Wong là một người phụ nữ can đảm, luôn ủng hộ vai trò cho các diễn viên người Mỹ gốc Á”.

    "Với sự chăm chỉ, quyết tâm và kỹ năng, Anna May Wong mang đến cho nghề diễn khuôn mặt và cử chỉ biểu cảm của cô ấy đã thực sự làm say lòng khán giả", nhà thiết kế Emily Damstra của Mint, người tạo ra đồng xu nói.

    Anna May Wong 3
    Hình ảnh của Anna May Wong in trên đồng xu 25 cent của Mỹ

    Sự kiện là một phần trong chương trình đúc đồng xu 25 cent của Mỹ in hình những phụ nữ kiệt xuất của nước này.

    Theo kế hoạch đúc đồng xu in hình những phụ nữ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ra đời Tu chính án thứ 19 của hiến pháp Mỹ, mỗi năm sẽ phát hành 5 mẫu đồng xu khác nhau có mệnh giá 25 cent trong thời gian từ 2022 đến 2025.

    Trên mỗi đồng xu, một mặt sẽ in hình Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington, mặt kia in hình chân dung của những phụ nữ tiên phong trong các lĩnh vực khác nhau.

    Đến nay, The U.S. Mint đã phát hành những đồng xu có in hình chân dung của 4 phụ nữ Mỹ kiệt xuất, gồm nhà thơ gốc Phi Maya Angelou, nữ phi hành gia đầu tiên Sally Ride, nữ tộc trưởng đầu tiên của thổ dân châu Mỹ Cherokee - bà Wilma Mankiller, và nhà hoạt động tranh đấu cho quyền tham chính của phụ nữ - bà Nina Otero-Warren.

    Theo Zing

  • Khi Nick, một tù nhân của Trung tâm cải huấn Washington (WCC) nghe được thông tin tù nhân cũng được nhận tiền hỗ trợ dịch Covid-19 từ chính phủ, anh ấy đã phá lên cười và chẳng tin. Thế nhưng mọi chuyện đã khiến nhiều người bất ngờ. Các khoản trợ cấp khiến những tù nhân đột nhiên có 1.200 USD trong tay, thế rồi 2.000 USD nữa nhờ những khoản hỗ trợ thêm sau đó.

    Thay vì phung phí vào những món xa xỉ trong tù như bánh mật ong, thanh sô-cô-la cỡ lớn hay kem đánh răng loại xịn, không ít người lựa chọn đầu tư. Một số phạm nhân sẽ chỉ được ra tù khi đã 60 tuổi. Đây là cơ hội để họ tích cóp tiền cho những năm được tự do.

    Vậy là Nick cùng nhiều bạn tù bắt đầu chơi chứng khoán, bởi thời gian với họ tình bằng năm, thậm chí hàng thập niên sau khi ra tù. Có người chơi cả tiền số, nhưng việc lướt sóng đầu cơ nhanh chẳng mấy thành công bởi các tù nhân sẽ phải gửi tiền ra ngoài để ủy quyền. Họ chỉ có thể gọi điện ra ngoài để quyết định đầu tư cái gì nên phương án đầu cơ dài hạn được cho là hiệu quả hơn.

    tu nhan choi chung khoan

    Một lý do nữa khiến nhiều tù nhân Mỹ chơi chứng khoán không chỉ vì nhiều tiền và lo cho tương lai. mà còn bởi mức lương bèo bọt trong tù. Tại Mỹ, tù nhân cũng có thể làm việc kiếm tiền. Juan, bạn tù 32 tuổi của chúng tôi đã thực tập nghề xây dựng và làm việc dù đã thụ án 13 năm.

    Thế nhưng mức lương thì quá rẻ mạt. Đây là điều thường thấy trong nhà giam Mỹ khi phần lớn các công việc, kể cả việc cần kỹ thuật như thợ điện, cũng chỉ kiếm được khoảng 50 cent/giờ và mức lương tháng trần bị giới hạn ở 55 USD/tháng, hay 660 USD/năm. Anh Juan cho biết nếu như được tự do ở ngoài, với kỹ năng của mình anh có thể kiếm được mức lương 6 chữ số 1 năm.

    Quay trở lại câu chuyện của Nick, anh cho biết: "Những tù nhân như chúng tôi không có cơ hội để thành công. Gần một nửa số tù nhân sau khi tự do không kiếm được thu nhập nào trong vài năm đầu. Những người có việc làm thì thu nhập cũng rất thấp. Trong vòng 3 năm, hơn 1 nửa số tù nhân khi được trả tự do sẽ tái phạm".

    Bởi vậy, để không phải quay lại nhà tù và có một sự an toàn nhất định khi tự do, Nick và những người bạn như tôi thường thảo luận về P/E, P/B, ngưỡng kháng cự... Nhiều tù nhân mới khi ngồi cùng bàn với họ cũng bị bất ngờ về các chủ đề bất bình thường này.

    Trợ giúp từ người thân

    Các tù nhân cần được giúp đỡ khi đầu tư. Tù nhân không có smartphone và các ứng dụng giao dịch trực tuyến. Nick gửi séc trợ cấp của mình cho anh trai để nhờ mở tài khoản và giao dịch thay mình.

    Nhưng giao dịch chứng khoán cũng là điều mới mẻ với thế giới bên ngoài, với khoảng 20 triệu người Mỹ lần đầu mua bán chứng khoán trong đại dịch. Các tù nhân phải gọi điện thoại cố định (2,5 USD mỗi 20 phút) và hướng dẫn người thân lần mò các trang web chứng khoán mà chính họ không nhìn thấy.

    tu nhan choi chung khoan 2
    (Hình minh họa: Economist).  

    Mua bán chứng khoán là thử thách với các nhà đầu tư dài hạn, và còn khó hơn nữa với những người muốn kiếm tiền nhanh. Về bản chất, tù nhân sống theo chủ nghĩa ngắn hạn, tìm cách sống sót cho ngày kế tiếp trong suốt tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

    Nick mượn một quyển sách về đầu tư từ Tomas, dành vài ngày xem kênh tài chính CNBC, và bắt đầu nghĩ mình là một chuyên gia. Ông tìm kiếm cổ phiếu của các công ty nhỏ có vẻ sẽ tăng mạnh. “Khi tôi đến được điện thoại, gọi anh trai và đặt lệnh, đà tăng đã dừng lại”, Nick kể lại. Khi cổ phiếu đó bất ngờ lao dốc, Nick cay đắng nhận ra mình vừa cố bắt “con dao rơi”.  

    Nhiều tù nhân cũng mất tiền vì tiền mã hóa. Tomas cố gắng khôn ngoan hơn và đầu tư vào các công ty tiền mã hóa được giao dịch công khai, ví dụ như các nhà khai thác bitcoin. Nhưng sau khi lãi được thời gian ngắn, ông lỗ 50%. 

    Bài học Tomas rút ra được là không ai thực sự biết điều gì đang thúc đẩy thị trường. Và dù có một lời “phím hàng” đúng, thì đến nó đã trở thành vô dụng khi đến được nhà tù.

    Phá vỡ vòng lặp

    Hầu hết tù nhân không biết nhiều về tiền bạc và chứng khoán. Tomas kể rằng nhiều bạn tù của ông chưa bao giờ có việc làm, trả hóa đơn hay mở tài khoản tiết kiệm. Một số khi trưởng thành còn hình dung “rút tiền tiết kiệm” là lấy búa đập vỡ một con heo đất. Nhà tù khiến cho sự thiếu hiểu biết này càng trầm trọng hơn.

    Việc cố gắng đọc sách để gia tăng hiểu biết về tài chính giúp tù nhân có hy vọng rằng họ sẽ phá vỡ được vòng tròn luẩn quẩn này. Tomas và Nick tự hào rằng giờ họ đã hiểu rõ về các yếu tố cơ bản như hệ số P/E, P/S, P/B, v.v… Và họ cũng thành thạo về những chi tiết kỹ thuật như ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, death cross và chỉ báo MACD.

    Dĩ nhiên việc thành thạo thuật ngữ đầu tư không bảo vệ tù nhân khỏi thua lỗ lúc thị trường xấu đi. Khi chứng khoán Mỹ trượt dốc trong năm nay, Tomas cho biết ông và hầu hết bạn tù đều mất tiền.

    Những cổ phiếu mới đầu tuần còn “hô tăng giá” thì đến giữa tuần lại “trượt dốc không phanh”. Những tháng ngày giao dịch đã dạy cho Nick và Tomas những bài học đau đớn. Nhưng hai người không nhụt chí. Bởi dẫu sao thì, theo lời Tomas nói, tù nhân đã quen với việc sửa lỗi sau khi mắc sai lầm.

    Nguồn: Cafef / Vietnambiz

  • David Kelleher, cựu đại úy thủy quân lục chiến Mỹ, thiệt mạng sau khi xe hết xăng và phải xuống đi bộ tại vườn quốc gia Thung lũng Chết, California.

    Cơ quan quản lý vườn quốc gia Thung lũng Chết hôm 16/6 cho biết Kelleher, 67 tuổi, đã rời ôtô để đi bộ dưới thời tiết nắng nóng gay gắt. Thi thể ông được phát hiện hôm 14/6, cách chiếc xe khoảng 4 km, khi Thung lũng Chết ghi nhận mức nhiệt hơn 50 độ C.

    Chiếc ôtô của Kelleher bị bỏ lại gần Zabriskie Point, điểm ngắm bình minh và hoàng hôn nổi tiếng ở vườn quốc gia, bên trong xe có một mảnh giấy cùng dòng chữ "Hết xăng".

    Kelleher được cho là đã bỏ xe, đi bộ về hướng khu dân cư Furnace Creek để tìm người giúp, trước khi ngã gục chỉ cách xa lộ 190 khoảng 10 mét, khuất sau một lùm cây lớn.

    Một nhân viên tuần tra ở vườn quốc gia cho hay đã dừng xe của Kelleher vào ngày 30/5 để ghi vé phạt vì hành vi lái xe rời khỏi đường chính. Cựu binh này khi đó nói rằng xe của ông sắp hết xăng.

    het xang o thung lung chet
    Dãy núi Panamint, vườn quốc gia Thung lũng Chết, California, nhìn từ Quốc lộ 190, ngày 11/7/2021. Ảnh: Washington Post.

    Giá xăng tăng cao khiến tình cảnh hết xăng giữa đường diễn ra ngày càng phổ biến ở Mỹ, khiến các tài xế thường "đánh cược" với mức nhiên liệu còn lại trong bình. Hiệp hội Ôtô Mỹ (AAA) cho hay đã nhận được hơn 50.000 cuộc gọi báo hết xăng hồi tháng 4, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 200.000 tài xế đã mắc kẹt trong tình huống tương tự từ đầu năm tới nay.

    Sự việc trên diễn ra trong bối cảnh "siêu hạn hán" kéo dài khiến hàng chục bang ở Mỹ cảnh báo nhiệt độ cực đoan. Vườn quốc gia Thung lũng Chết ở bang California, tây nam nước Mỹ, là một trong những nơi nóng nhất thế giới. Cuối tuần trước, khu vực này ghi nhận nhiệt độ trung bình trong ngày 48 độ C.

    Kelleher là trường hợp tử vong thứ hai được báo cáo tại Thung lũng Chết, trong khi cơ quan quản lý vẫn tìm kiếm một người đàn ông khác mất tích từ ngày 23/5. Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Mỹ cảnh báo du khách tránh đi bộ đường dài sau 10 giờ sáng để tránh nguy hiểm do thời tiết nắng nóng.

    VnExpress (Theo Washington Post, NY Post)

  • Xe bọc thép chở tiền làm rơi lượng lớn tiền mặt trên cao tốc ở California (Mỹ), gây cảnh hỗn loạn khi các tài xế tranh nhau nhặt.

    Chiếc xe bọc thép chở tiền hôm 19/11 đang di chuyển từ khu vực biên giới sát Mexico, thuộc bang California, đến Canada thì cửa bị bật ra, khiến một túi tiền rơi xuống đường. Những tờ tiền bay khắp các làn đường trên cao tốc liên bang gần thành phố San Diego.

    Video được đăng trên mạng xã hội cho thấy các tài xế dừng xe, lao xuống lòng đường, nhặt tiền và thậm chí tung những nắm tiền màu xanh lên không trung để ăn mừng.

    mua tien tren cao toc
    Tài xế nhặt tiền rơi trên cao tốc ở California, Mỹ hôm 19/11. Video: YouTube.

    "Bạn đã bao giờ nhìn thấy điều này chưa? Bạn sẽ làm gì? Mọi người đều dừng lại để nhặt tiền. Thật điên rồ!", người dùng @demibagby đăng dòng chú thích kèm video trên Instagram.

    Tuy nhiên, cảnh sát tuần tra cao tốc nhanh chóng tới hiện trường, bắt hai người nhặt tiền không kịp lên xe tẩu thoát. Họ đang phối hợp với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để truy tìm những người còn lại.

    "Có rất nhiều video bằng chứng cho thấy mọi người ăn cắp tiền trên cao tốc", cảnh sát tuần tra cao tốc Curtis Martin nói trong một cuộc họp báo, thêm rằng số tiền này thuộc về một ngân hàng và phải được giao nộp tại đồn cảnh sát.

    Theo cảnh sát, video ghi lại sự việc sẽ được sử dụng để truy tìm bất kỳ ai không nhanh chóng giao nộp tiền. "Tốt hơn là họ nên trung thực thay vì đợi chúng tôi truy ra và tới gõ cửa", Martin nói. "Đó không phải tiền của các bạn, hãy trả lại".

    Đến chiều cùng ngày, khoảng 10 người đã tới đồn cảnh sát để trả tiền. Hiện chưa rõ bao nhiêu tiền rơi từ xe bọc thép đã bị lấy đi.

    Tin liên quan: Người đàn ông rải mưa tiền khiến giao thông hỗn loạn

    Trước đó vào năm 2020, Cảnh sát Trùng Khánh (Trung Quốc) đã bắt một người đàn ông "rải mưa tiền" qua cửa sổ căn hộ ở tầng 30 trong cơn "ngáo đá", khiến giao thông hỗn loạn.

    Truyền thông Trung Quốc hôm 29/10/2020 cho hay người đàn ông 29 tuổi này đã "phê thuốc" sau khi dùng ma túy đá tại một chung cư ở thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc. Người này sau đó ném nhiều tờ tiền qua cửa sổ căn hộ ở tầng 30 xuống con phố phía dưới, gây hỗn loạn giao thông.

    Video được đăng trên mạng xã hội cho thấy "cơn mưa tiền từ trên trời rơi xuống", thu hút tới hơn nửa triệu lượt xem. Hàng chục người dừng lại giữa đường để nhặt tiền khiến giao thông ùn tắc.

    Cảnh sát sau đó đã tới hiện trường và bắt người đàn ông "ném tiền qua cửa sổ". Giới chức cho biết anh ta đã bị tạm giữ vì hành vi sử dụng ma túy.

    Năm 2017, cũng tại Trùng Khánh, một phụ nữ cũng vừa đi vừa ném tiền ra phía sau, khiến một cảnh sát phải đi theo để nhặt lên. Truyền thông địa phương cho biết người phụ nữ này khai với cảnh sát rằng cô đã ném 16.000 nhân dân tệ (khoảng 2.300 USD) vì "cảm thấy không vui".

    Năm 2019, một người đàn ông ở Phúc Kiến cũng ném 100.000 nhân dân tệ (gần 15.000 USD) lên trời sau khi trải qua một ngày làm việc tồi tệ. Cảnh sát cho biết người đàn ông đã gây tắc đường do mọi người lao ra nhặt tiền. Anh ta sau đó yêu cầu những người nhặt được phải trả lại tiền cho mình.

    VnExpress (Theo AFP, San Diego Union Tribune)

  • Các gia đình Mỹ sẽ sớm có thể yêu cầu hoàn trả chi phí tang lễ cho những người thân yêu đã chết vì coronavirus.

    Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) sẽ phân bổ 2 tỷ đô la, hoặc lên đến 7.000 đô la cho mỗi gia đình, để trang trải chi phí tang lễ liên quan đến COVID-19 phát sinh sau ngày 20 tháng 1 năm 2020.

    Các khoản tiền này đến từ Đạo luật Ứng phó và Cứu trợ Coronavirus và Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ. Mặc dù chi phí phụ thuộc vào từng tiểu bang, nhưng chi phí tang lễ có thể là một gánh nặng tài chính đáng kể đối với các gia đình có người thân qua đời

    Edward Thompson, quản trị viên Nhà tang lễ Thompson có trụ sở tại Detroit, nói với Detroit Free Press rằng một dịch vụ tang lễ có thể có giá từ 3.200 đến 5.200 USD, chưa bao gồm chi phí nghĩa trang.

    chi phi tang le

    Những người có chi phí tang lễ COVID-19 đã được khuyên nên thu thập và lưu giữ tài liệu của họ khi các chi tiết khác của quy trình được hoàn tất, FEMA cho biết trên trang web của mình, đồng thời cho biết thêm rằng số điện thoại miễn phí dành cho những người muốn biết thông tin sẽ sớm có sẵn.

    “Đại dịch COVID-19 đã mang lại sự đau buồn tột cùng cho nhiều gia đình. Tại FEMA, sứ mệnh của chúng tôi là giúp đỡ mọi người trước, trong và sau thảm họa. Chúng tôi tận tâm giúp giảm bớt một số gánh nặng tài chính do vi rút gây ra”, FEMA cho biết trong một tuyên bố

    Vào ngày 25 tháng 3, FEMA dự kiến ​​sẽ tham gia vào một hội thảo trên web với Hiệp hội Giám đốc Lễ tang Quốc gia, dự kiến ​​sẽ xác nhận thêm chi tiết của chương trình, theo trang web của Hiệp hội Người về hưu Hoa Kỳ (AARP).

    Ai đủ điều kiện?

    Mặc dù các điều khoản đầy đủ về tính đủ điều kiện vẫn chưa được hoàn tất, FEMA đã nói rằng giấy chứng tử phải ghi rằng COVID-19 là nguyên nhân gây ra cái chết.

    Đáng chú ý, không có yêu cầu rằng người đã chết phải là công dân Hoa Kỳ, không có quốc tịch hoặc người nước ngoài. Tuy nhiên, người nộp đơn phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn đó và đã chịu mai táng phí sau ngày 20 tháng 1 năm 2020.

    Những người chết  phải xác định là chết ở Hoa Kỳ, bao gồm cả Quận Columbia và các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ.

    Làm thế nào để nộp?

    Mọi người có thể bắt đầu nộp đơn vào tháng Tư, và FEMA khuyên rằng những người có chi phí tang lễ COVID-19 nên bắt đầu thu thập thông tin của họ ngay bây giờ.

    Các giấy tờ cần thiết bao gồm giấy chứng tử chính thức nêu rõ căn bệnh là nguyên nhân “trực tiếp hoặc gián tiếp” và chứng minh rằng bệnh xảy ra ở Hoa Kỳ, các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ hoặc Quận Columbia.

    Mọi người cũng được khuyến cáo rằng họ sẽ cần các tài liệu như biên lai, hợp đồng nhà tang lễ bao gồm tên của người nộp đơn, tên của người đã khuất, và cả chi tiết về số tiền và ngày chi phí tang lễ.

    Đương đơn cũng sẽ cần các tài liệu chứng minh rằng họ đã nhận được tiền từ các nguồn khác để chi phí tang lễ cho COVID.

    FEMA cho biết họ không thể trùng lặp các phúc lợi đã nhận được “từ bảo hiểm mai táng hoặc tang lễ, hỗ trợ tài chính nhận được từ các cơ quan tự nguyện, cơ quan chính phủ, hoặc các nguồn khác.”

    Khi được chấp thuận, tiền sẽ được nhận dưới dạng chi phiếu qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.

    Theo Baocalitoday

  • Cư dân ở Texas sẽ được xóa nợ hơn 29 triệu USD tiền điện sau khi công ty cung cấp điện Griddy tuyên bố phá sản ngày 15/3.

    Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton cho biết 29 triệu USD tiền hóa đơn điện sẽ được miễn giảm sau khi công ty cung cấp điện Griddy tuyên bố phá sản vào ngày 15/3, theo The Hill.

    “Văn phòng của tôi đã kiện Griddy theo Đạo luật Thực hành thương mại lừa đảo Texas, buộc họ phải chịu trách nhiệm đối với việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến trong khi người dân Texas phải vật lộn sống sót sau cơn bão hồi tháng trước”, Tổng chưởng lý Ken Paxton nói.

    “Tôi đảm bảo rằng Griddy sẽ có biện pháp xóa nợ tiền điện đối với khoảng 24.000 khách hàng, với tổng số tiền lên đến 29,1 triệu USD. Griddy và văn phòng của tôi cũng đang đàm phán về gói hỗ trợ cho các khách hàng của Griddy đã thanh toán hóa đơn điện”, ông Paxton cho biết thêm.

    xoa no tien dien
    Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton. Ảnh: AP.

    Ông Paxton đã đệ đơn kiện Griddy sau khi nhiều người dân Texas cho biết họ phải trả hóa đơn điện cao bất thường trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt tháng trước, ngay cả khi sự cố mất điện vẫn diễn ra ở nhiều nơi.Theo kế hoạch phá sản, Griddy sẽ miễn nghĩa vụ thanh toán hóa đơn điện cho những khách hàng Texas không thể trả hóa đơn vì giá điện tăng phi mã đợt bão tuyết hồi tháng trước.

    Hàng chục người dân ở Texas và các bang lân cận đã thiệt mạng vì lạnh giá trong trận bão tuyết tháng trước. Hàng triệu người rơi vào cảnh không có điện trong nhiều ngày. Các nhà chức trách cho biết máy móc tại nhà máy điện bị đóng băng là nguyên nhân dẫn đến sự cố này.

    Phấn khởi trước thông tin xóa nợ hóa đơn điện, Thống đốc bang Texas Greg Abbott cho biết ông sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan lập pháp bang này để giải quyết những vấn đề còn lại.

  • Tổng thống Joe Biden được cho đang dự tính đưa ra đợt tăng thuế lớn đầu tiên sau gần 30 năm trong dự luật chi tiêu kinh tế sắp tới, sau gói cứu trợ $1,9 nghìn tỉ Mỹ kim. 

    Dự tính sẽ có giá trị lớn hơn, lên đến $4 nghìn tỉ Mỹ kim, dự luật chi tiêu sắp tới sẽ không dựa vào nguồn tài trợ chỉ từ mà còn có thể từ tăng thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân đối với những người có thu nhập cao, theo tờ Bloomberg News. 

    Những thay đổi sẽ bao gồm: tăng thuế doanh nghiệp từ 21%  lên 28%, tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập trên $400.000 Mỹ kim/năm, mở rộng thuế bất động sản, tạo thuế thặng dư vốn cao hơn đối với những cá nhân có thu nhập hàng năm ít nhất $1 triệu Mỹ kim, và cắt giảm ưu đãi thuế đối với những cơ sở chuyển thuế thu nhập công ty vào thu nhập cá nhân (pass-through.)

    tang thue

    Dự tính tăng thuế chủ yếu phản ánh những đề nghị của Biden trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống 2020, khi ông thề sẽ đảo ngược chính sách cắt giảm thuế vào năm 2017 của cựu Tổng thống Donald Trump ngày vào “ngày đầu tiên” sau khi nhậm chức. Đề nghị bao gồm tăng thuế doanh nghiệp, tăng thuế đối với người giàu có, và làm cho quy định thuế tiến bộ hơn. 

    Bất cứ gia tăng thuế nào có trong dự luật sẽ có thể có hiệu lực vào năm 2022, theo Bloomberg. Trong khi đó, một số nhà lập pháp tỏ ra thận trọng với việc tăng thuế cho đến khi nền kinh tế được khôi phục hoàn toàn sau đại dịch COVID 19. 

    Theo phân tích kế hoạch thuế của Biden do Trung tâm Chính sách Thuế thực hiện, ước tính chính sách này sẽ tăng $2,1 nghìn tỉ doanh thu trong một thập niên. 

    Hiện chưa rõ có thêm những biện pháp nào trong đề nghị trên, nhưng trong thời gian vận động tranh cử, Biden nhấn mạnh nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới và các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu, cũng như cách hồi sinh ngành công nghiệp sản xuất và cải tạo gia cư, giáo dục và y tế. 

    Tăng thuế sẽ được xem là phép thử quan trọng đối với chính quyền non trẻ khi hướng đến Thượng viện có tỉ lệ 50-50, trong đó một số nhà lập pháp Dân chủ trung dung như Joe Manchin (West Virginia) và Krysten Sinema (Arizona) đóng vai trò lớn. 

    Đề nghị cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ tạo ra cơ bão lửa chỉ trích từ Cộng hoà, và có thể từ một số Dân chủ trung dung vốn quan ngại về mức chi tiêu quá cao của chính phủ. 

    Manchin vào tuần trước cho hay, ông sẽ ngăn chặn kế hoạch cơ sở hạ tầng nếu dự luật trị giá hàng nghìn tỉ Mỹ kim không nhận được sự hậu thuẫn từ Cộng hoà. Nhưng Thượng nghị sĩ Dân chủ cũng chỉ ra, ông để ngõ khả năng tăng thuế để trả cho dự luật. Bằng không, theo ông, nợ quốc gia tăng chóng mặt có thể gây ra “suy thoái kinh tế sâu rộng có thể dẫn đến suy yếu, trì trên, nếu chúng ta không cẩn thận.” 

    Dự luật cơ sở hạ tầng sẽ bổ sung thêm vào gói cứu trợ $1,9 nghìn tỉ đã được Tổng thống ký thành luật, cũng như gần $4 nghìn tỉ Mỹ kim kích thích tăng trưởng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. 

    Thâm thủng quốc gia hiện nay đang có con số kỷ lục $3,1 nghìn tỉ Mỹ kim trong năm tài khoá 2020, và nợ quốc gia lên đến hơn $28 nghìn tỉ. 

    Baocalitoday (Theo Fox Business) 

  • Tiền trợ cấp $1,400 bắt đầu vào trương mục ngân hàng hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Ba, chỉ một ngày sau khi Tổng Thống Joe Biden ký dự luật khổng lồ trợ giúp chống COVID-19, theo nhật báo The Orange County Register.

    Số tiền này phải chờ (pending) trong trương mục đến 17 Tháng Ba mới sử dụng được.

    Theo “Kế Hoạch Giải Cứu Nước Mỹ” của ông Biden trị giá $1,900 tỷ, hầu hết người Mỹ sẽ nhận được đến $1,400, và tổng số tiền trợ cấp trực tiếp này là hơn $410 tỷ.

    Hôm Thứ Tư, Tòa Bạch Ốc loan báo chính quyền Tổng Thống Biden đang cố gắng hết sức gửi số tiền này cho người dân trong Tháng Ba.

    Các cơ quan chính phủ “rút kinh nghiệm từ những đợt trợ cấp trước, sẽ chuyển tiền qua ngân hàng cho nhiều người hơn, vì cách này nhanh hơn gửi ngân phiếu,” theo thông báo trên mạng của Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Tư.

    tien cuu tro

    Ngoài ra, kế hoạch của Tổng Thống Biden còn gồm $350 tỷ hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương, gia hạn khấu trừ thuế cho người có con nhỏ, trợ cấp thất nghiệp $300 mỗi tuần của liên bang đến đầu Tháng Chín, và tăng tài trợ cho chiến dịch chích ngừa COVID-19.

    Khác với hai gói cứu trợ trước, đợt tiền lần này cũng được gửi đến những người phụ thuộc như sinh viên, người trưởng thành bị khuyết tật, các bậc cha mẹ và ông bà không có thu nhập. Người thu nhập dưới 75.000 USD/năm và các cặp vợ chồng thu nhập dưới 150.000 USD/năm cũng sẽ nhận được tiền hỗ trợ.

    California nhận được hơn $150 tỷ từ kế hoạch này.

    Giới chức Mỹ nhấn mạnh người dân không phải làm gì trước khi nhận tiền hỗ trợ. "Mục tiêu là giải ngân càng nhanh càng tốt", một quan chức thuế cho hay, thêm rằng họ đang phối hợp với Cơ quan An sinh Xã hội và nhiều tổ chức chính phủ để tránh những vấn đề từng xảy ra với hai đợt cứu trợ trước, trong đó hàng nghìn séc được gửi qua thư đến những người đã qua đời.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 10/3 ký thành luật gói cứu trợ 1.900 tỷ USD nhằm hỗ trợ người dân và thúc đẩy kinh tế giữa đại dịch sau khi được quốc hội thông qua. Luật đánh dấu thắng lợi lớn của Biden trong những tháng đầu nhiệm kỳ.

    Luật cứu trợ, lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ sau đạo luật CARES 2.000 tỷ USD năm ngoái, gồm 1.400 tỷ USD phân phối cho hầu hết người Mỹ, 350 tỷ USD cho các chính quyền bang, địa phương và 130 tỷ USD cho các trường học. Luật cũng sẽ cung cấp 49 tỷ USD để mở rộng xét nghiệm, truy vết và nghiên cứu Covid-19, cũng như 14 tỷ USD để phân phối vaccine.

    Theo Người Việt