• Ngày 5/10, cảnh sát Croatia cho biết, một chiếc xe tải chở người di cư đã gặp nạn ở miền Trung nước này khiến 2 người thiệt mạng và 25 người bị thương, trong đó 9 người bị thương nặng.

    Theo thông báo của cảnh sát Croatia, một đội tuần tra đã phát hiện một chiếc xe tải khả nghi mang biển số xe Đức ở thành phố Novska cách thủ đô Zagreb của Croatia khoảng 100 km về phía Đông Nam. Sau khi phát hiện thấy cảnh sát bám theo, tài xế đã tăng tốc khiến chiếc xe trượt khỏi đường, lật úp và đâm vào một ngôi nhà.

    xe tai gap nan
    Một chiếc xe tải chở đầy người di cư trượt khỏi đường ở Croatia ngày 5/10/24. (Ảnh: Reuters)

    Vụ tai nạn đã khiến tài xế và một hành khách  tử vong và 25 người bị thương. Những người bị thương đã được đưa vào các bệnh viện trong khu vực để điều trị.

    Truyền thông địa phương đưa tin, những người di cư trên xe chủ yếu là công dân một số quốc gia ở Trung Đông như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như người Palestine.

    Trước đó, vào tháng 9 vừa qua, một chiếc xe tải chở người di cư cũng đã gặp nạn ở miền Đông Croatia, khiến 14 người bị thương.

    Croatia được cho là quốc gia trung chuyển chính cho người di cư vào châu Âu theo tuyến đường Balkan. Hàng ngàn người di cư cố gắng vượt qua Croatia, hy vọng đến được các quốc gia Tây Âu thịnh vượng hơn.

    Theo cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển EU (Frontex), gần 100.000 người di cư đã sử dụng tuyến đường Balkan để vào châu Âu trong năm 2023.

    Theo VOV

  • Những người đánh cá Pháp đã rơi nước mắt khi bất ngờ vớt được một số thi thể từ chiếc thuyền di cư nhỏ đã vỡ tan ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước Pháp hôm 3/9/2024.

    Những dòng người di cư, vượt biên trái phép vào các nước châu Âu vẫn ngày đêm không ngừng nghỉ. Nhiều chuyến đi rất nguy hiểm do phương tiện vận chuyển sơ sài, thiên nhiên khắc nghiệt, nhiều người đã thiệt mạng khi chưa tới được bến bờ mơ ước. Nhiều ngư dân Pháp đã rất đau lòng khi tìm thấy những con thuyền di cư trên biển, mà trên đó không còn ai sống sót.

    Eo biển Manche là một trong những tuyến đường vận chuyển người di cư tấp nập nhất thế giới. Dòng chảy rất mạnh khiến việc vượt biển bằng thuyền nhỏ từ Pháp sang Anh trở nên nguy hiểm.

    Những người đánh cá Pháp đã rơi nước mắt khi bất ngờ vớt được một số thi thể từ chiếc thuyền di cư nhỏ đã vỡ tan ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước Pháp hôm 3/9/2024. 12 người trên tàu đã tử nạn.

    tau ngu dan phap

    Các ngư dân cho biết ban đầu họ thu thập được các vật dụng trôi dạt và đồ dùng cá nhân của những người bị đắm tàu, cho đến khi họ bắt gặp một số thi thể đã không còn sự sống.

    Ông Jean-Marie Baheu (thuyền trưởng tàu cá Pháp) kể lại: "Khi tôi đến hiện trường, tất cả họ đều ở dưới nước, vẫn còn bám vào phần cuối của thuyền".

    Theo chia sẻ của ông SAMBA SY NDIAYE (ngư dân Pháp): "Thi thể của những người phụ nữ còn rất trẻ. Tôi đã khóc suốt cả ngày. Tôi không thể dừng lại vì vậy khi chúng tôi trở về, người ta có hỏi tôi có cần gặp bác sĩ tâm lý không. Thật buồn. Rốt cuộc, họ đều là con người. Những phụ nữ còn trẻ như vậy".

    Anh Axel Baheu (ngư dân Pháp) vẫn chưa hết bàng hoàng: "Điều khiến tôi sốc nhất là thi thể của một cô gái khoảng 15 - 20 tuổi với chiếc điện thoại đeo quanh cổ trong một chiếc túi chống nước. Khi chúng tôi đưa cô ấy ra khỏi nước, điện thoại reo lên và trong suốt thời gian sau đó điện thoại vẫn reo".

    Theo VTV

  • Ngày 23/9, quân đội Senegal cho biết hải quân nước này đã trục vớt được ít nhất 30 thi thể từ một chiếc thuyền trôi dạt cách bờ biển thủ đô Dakar khoảng 70km.

    Sau khi nhận được thông tin vào tối 22/9/2024, một đội tuần tra hải quân đã kéo chiếc thuyền đánh cá dài bằng gỗ đang trôi dạt đến cảng Dakar. Các thi thể trên thuyền đều trong tình trạng phân hủy nặng. Cho đến nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy 30 thi thể. Trong thông báo trên mạng xã hội, quân đội nêu rõ đang tiến hành điều tra để xác định thuyền đến từ đâu cũng như tổng số người thiệt mạng.

    "Cho đến nay đã tìm thấy 30 thi thể" - quân đội Senegal cho biết thêm rằng các cuộc điều tra sẽ cung cấp thông tin chính xác hơn về số người tử vong và nguồn gốc của con thuyền. Tình trạng phân hủy nặng của các xác chết khiến quá trình nhận dạng trở nên khó khăn.

    senegal phat hien 30 thi the
    30 thi thể được trục vớt ngoài khơi Senegal. (Ảnh: Report.az)

    Bờ biển Senegal là một trong những điểm khởi hành chính của nhiều người di cư hy vọng đến được châu Âu, đồng thời là khu vực thường xuyên chứng kiến các thảm kịch di cư bằng thuyền. Nhiều người trong số này đã chấp nhận hành trình vượt Đại Tây Dương đầy nguy hiểm để hướng đến Quần đảo Canary của Tây Ban Nha.

    Nhóm bảo vệ quyền di cư Walking Borders cho biết vào tháng 6 rằng đã có gần 5.000 người di cư thiệt mạng trên biển trong 5 tháng đầu năm 2024 khi cố gắng đến quần đảo của Tây Ban Nha này.

    keo thuyen go senegal
    Người dân kéo thuyền gỗ vào bờ. Ảnh: Yeni Safak

    * Ít nhất 3 người di cư đã thiệt mạng và khoảng 25 người khác mất tích trong vụ chìm thuyền xảy ra ngày 23/9 ngoài khơi đảo Samos của Hy Lạp, phía Đông biển Aegean.

    Đài truyền hình nhà nước Hy Lạp đưa tin lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã giải cứu được 5 người di cư. Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang được thực hiện khẩn trương tại vùng biển ngoài khơi thành phố Agios Isidoros, phía Tây Bắc của đảo Samos, với 4 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển và tư nhân cùng 1 máy bay trực thăng được huy động.

    Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp chưa nhận được báo cáo cụ thể về số người có mặt trên chiếc xuồng cao su chở nhóm người di cư vừa gặp nạn. Hiện chưa có thông tin về danh tính hoặc quốc tịch của những người được cứu cũng như 3 thi thể được tìm thấy.

    Hy Lạp là cửa ngõ thường được người di cư và người tị nạn từ Trung Đông, châu Phi và châu Á tìm đến để từ đó đi vào Liên minh châu Âu (EU). Trong giai đoạn đỉnh điểm làn sóng di cư đến "lục địa già" năm 2015-2016, khoảng gần 1 triệu người đổ bộ lên các đảo của Hy Lạp, chủ yếu bằng xuồng cao su.

    Các biện pháp ngăn chặn di cư bất hợp pháp được Chính phủ Hy Lạp áp dụng đã giúp giảm đáng kể dòng người đổ đến trước khi tăng trở lại vào năm ngoái. Hàng nghìn người vẫn vượt biển, trên những xuồng cao su không đủ an toàn, từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đến các đảo Hy Lạp gần đó.

    Theo TTXVN

  • Ngày 15/9, thông tin từ cơ quan chức năng Pháp cho biết, 8 người di cư đã thiệt mạng khi cố gắng vượt qua eo biển Manche từ Pháp để sang Anh trong đêm thứ bảy, rạng sáng chủ Nhật (theo giờ địa phương).

    8 nguoi di cu
    Lực lượng hiến binh Pháp tuần tra tại bãi biển ở Ambleteuse, Pháp, ngày 15/9/2024. (Ảnh: Reuters)

    Theo kênh truyền hình BFMTV, ông Jacques Billant, Tỉnh trưởng vùng Pas-de-Calais cho biết, thảm kịch đã xảy ra vào khoảng 1 giờ sáng 15/9, khi một chiếc thuyền chở 59 người gặp nạn ngoài khơi bờ biển gần thị trấn Ambleteuse, Pas-de-Calais.

    Ông Billant cho biết, 51 người còn lại đã được lực lượng cứu hộ đưa lên bờ an toàn và hiện đang được chăm sóc y tế. Ngoài 8 người thiệt mạng, 6 người khác cũng được tìm thấy trong tình trạng nguy kịch.

    Những người thiệt mạng bao gồm các nam giới đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Eritrea, Sudan, Syria, Ai Cập, Iran và Afghanistan.

    Cơ quan Cảnh sát biển Pháp cũng cho biết, đã giải cứu khoảng 200 người vào đêm thứ sáu, khi họ đang cố gắng vượt qua eo biển Manche trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

    Trước đó, vào ngày 3/9, ít nhất 12 người di cư đã thiệt mạng trong một vụ việc tương tự khi chiếc thuyền của họ bị lật trong lúc vượt qua eo biển Manche trên đường tới Anh.

    Số người thiệt mạng trong vụ việc mới nhất đã nâng tổng số người chết trong các nỗ lực vượt eo biển này lên con số 46 kể từ đầu năm 2024.

    Khu vực Pas-de-Calais ở miền bắc nước Pháp là điểm xuất phát ngắn nhất mà nhiều người di cư lựa chọn để vượt qua eo biển Manche tới Vương quốc Anh. Tuy nhiên, hành trình này luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt khi các thuyền nhỏ thường xuyên quá tải phải đối mặt với dòng chảy mạnh và thời tiết bất lợi.

    Theo số liệu của Chính phủ Anh, chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến 13/9 năm nay, đã có 412 người di cư bất hợp pháp tìm cách vượt qua eo biển bằng thuyền nhỏ mà không được phép nhập cảnh vào Anh. Chỉ riêng trong ngày 14/9, đã có tới 8 vụ cố gắng vượt qua eo biển này.

    Vấn đề di cư này đã trở thành một trong những thách thức lớn đối với cả hai quốc gia Anh và Pháp.

    Trong chuyến thăm Pháp vào tháng trước, Thủ tướng Anh Keir Starmer và các nhà lãnh đạo Pháp đã khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác trong việc ứng phó với làn sóng di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, đặc biệt trong việc triệt phá các đường dây buôn người.

    Đây là nỗ lực chung của hai nước nhằm ngăn chặn tình trạng nguy hiểm này và bảo đảm an toàn cho những người di cư.

    Theo Nhân Dân

  • Để đến được “đồng cỏ xanh hơn” ở các nước châu Âu giàu có, những người di cư chạy trốn xung đột và đói nghèo thường bất chấp nguy hiểm tính mạng.

    Thoạt nhìn vào mặt nước xanh biếc của sông Drina, người ta có thể nghĩ rằng việc vượt qua khúc sông này "dễ như ăn kẹo". Tuy nhiên, đừng để vẻ bề ngoài đánh lừa.

    Trên dòng sông là ranh giới tự nhiên giữa Serbia và Bosnia-Herzegovina vào đêm 21-22/8, 11 người được cho là đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở người di cư bị lật.

    Trong số các nạn nhân có một em bé 9 tháng tuổi. Được biết, 16 người trong số họ là người Syria, trong khi 2 người còn lại đến từ Ai Cập. Họ chết đuối sau khi chiếc thuyền chở khoảng 30 người di cư bất hợp pháp gặp sự cố trong đêm khi đang cố gắng vượt biên từ Serbia vào Bosnia-Herzegovina.

    Các đội cứu hộ phòng vệ dân sự, lực lượng cảnh sát và biên phòng cũng như thợ lặn của hai nước đã được triển khai dọc theo bờ sông Drina để tìm kiếm những người sống sót.

    balkan 1
    Cảnh sát tiến hành tìm kiếm sau khi một chiếc thuyền chở người di cư bị lật khi đang cố gắng vượt sông từ Serbia đến Bosnia-Herzegovina, ngày 22/8/2024. Ảnh: Balkan Insight

    Bộ trưởng Nội vụ Serbia Ivica Dacic hôm 22/8 thông báo rằng lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 18 người còn sống, bao gồm 3 trẻ em, những người đã đến được bờ ở phía Bosnia-Herzegovina. Thảm kịch xảy ra ở khúc sông gần làng Tegara, miền Đông Bosnia.

    Hàng năm, hàng nghìn người di cư sử dụng tuyến đường bộ Balkan để vào biên giới Liên minh châu Âu (EU). Họ đến Serbia từ Bulgaria hoặc Bắc Macedonia trước khi di chuyển đến Hungary, Croatia hoặc Bosnia.

    Để đến được "đồng cỏ xanh hơn" ở các nước châu Âu giàu có, những người di cư chạy trốn xung đột và đói nghèo thường bất chấp nguy hiểm tính mạng lựa chọn những tuyến đường nhiều rủi ro như vậy.

    Ngoài 11 người bị đuối nước trong vụ việc mới nhất, nhiều người khác cũng chịu chung số phận. Khoảng 60 người di cư, nhiều người trong số họ vẫn chưa rõ tên, quốc tịch và tôn giáo, đã được chôn cất tại các nghĩa trang ở bên kia bờ sông Drina thuộc phía Bosnia.

    Có khả năng vùng nước nguy hiểm này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn cả số liệu được báo cáo.

    Tuyến đường Balkan

    Theo dữ liệu chính thức từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO) của Liên Hợp Quốc, vào năm 2023, 45 người – thường là những người chạy trốn khỏi đói nghèo và chiến tranh – đã tử vong trên hành trình dài và gian khổ từ châu Phi và châu Á qua Balkan đến Tây Âu.

    Tuyến đường Balkan đã trở nên nổi tiếng vào năm 2015, khi hơn 760.000 người di cư và người tị nạn đi qua Tây Balkan trên đường đến EU. Hầu hết trong số họ đến từ Syria đang bị chiến tranh tàn phá, theo dữ liệu chính thức từ cơ quan biên giới và bảo vệ bờ biển châu Âu, Frontex.

    Thông thường, những người di cư tuyệt vọng di chuyển bằng đường biển hoặc đường bộ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, sau đó đi qua Bắc Macedonia và Serbia, trước khi cố gắng vào EU qua Hungary, Croatia hoặc Slovenia. Những người khác đi qua Bulgaria thay vì Hy Lạp.

    balkan 1
    Người di cư từ Afghanistan tụ họp bên đống lửa tại nhà máy kim loại Krajina cũ ở Bihac, Bosnia-Herzegovina, gần biên giới Croatia, năm 2021. Ảnh: NPR

    Một quan chức của Bộ An ninh Bosnia, cơ quan thực thi chính sách nhập cư và tị nạn của đất nước, đã nói với chi nhánh Balkan của RFE/RL rằng những người di cư đi dọc theo tuyến đường Balkan có 2 lựa chọn chính.

    Theo vị quan chức này, một lựa chọn là trả cho những kẻ buôn người ở Thổ Nhĩ Kỳ 100-400 Euro (112-448 USD) để nhận tọa độ GPS cụ thể cho các tuyến đường đến Bulgaria.

    Sau đó họ trả một số tiền tương tự ở Bulgaria để có tọa độ dẫn đến Serbia, và sau đó lại trả một lần nữa ở Serbia để được mở đường dẫn đến Bosnia. Họ cứ tiếp tục phải chi tiền như vậy cho đến khi đến được Croatia, một quốc gia thành viên EU.

    Lựa chọn thứ hai, theo vị quan chức Bosnia, là người di cư phải trả khoảng 10.000 Euro (11.195 USD) cho dịch vụ "trọn gói" hơn.

    Dịch vụ này bao gồm một người hộ tống do những kẻ buôn người cung cấp, đưa họ đến từng biên giới trước khi giao họ cho một hướng dẫn viên mới ở phía bên kia. Tài xế địa phương thường chở họ trên những con đường nông thôn nhỏ.

    Đối với những kẻ buôn người, Bosnia là tuyến đường được ưa chuộng do biên giới tương đối dễ đi qua và lực lượng biên phòng mỏng.

    Năm 2023, 162 người đã bị buộc tội buôn người ở Bosnia. Hầu hết những kẻ bị buộc tội là người Bosnia, cũng như một số công dân Đức, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Đích đến yêu thích

    Trong tương lai, biên giới của Bosnia có thể trở nên dễ dàng xâm nhập hơn nữa, vì gần 1/3 trong số khoảng 1.800 cảnh sát biên phòng của nước này sẽ nghỉ hưu trong vòng 3 năm tới.

    Mặc dù EU đã đề nghị giúp đỡ, nhưng các sĩ quan từ cơ quan biên phòng và bảo vệ bờ biển châu Âu Frontex vẫn chưa được triển khai đến Bosnia, một phần là do những bất đồng chính trị liên tục ở quốc gia vùng Balkan này.

    Số lượng người di cư đi dọc theo tuyến đường Balkan đã giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm vào năm 2015, chủ yếu là do an ninh biên giới được thắt chặt, xu hướng di cư thay đổi và sự hợp tác tốt hơn giữa các quốc gia trong và ngoài EU.

    balkan 1
    Những người di cư rời khỏi trại Lipa ở vùng Krajina, phía Tây Bắc Bosnia-Herzegovina, năm 2021. Ảnh: Balkan Insight

    Theo dữ liệu từ Ủy ban Người tị nạn và Di cư Serbia, hơn 107.000 người di cư đã đi qua Serbia vào năm 2023. Theo ủy ban này, thời gian lưu trú trung bình của họ tại Serbia là 12 ngày.

    Năm 2023, Bộ An ninh Bosnia ghi nhận khoảng 34.400 người di cư đi qua đất nước này. Và cho đến nay trong năm nay, đã có 16.778 người di cư được đăng ký cho đến ngày 18/8.

    Trong số đó, có khoảng 14.400 người Afghanistan, 7.100 người Maroc (Morocco), 2.500 người Syria và khoảng 1.000 người từ Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Iran.

    Rất ít người ở lại Bosnia trong thời gian dài, vì đích đến yêu thích của những người di cư là EU, nơi được cho là có cơ hội việc làm tốt hơn.

    Người di cư chủ yếu vượt biên giới vào những tháng ấm hơn, nhiều người dành mùa đông tại 4 trung tâm tiếp nhận trên khắp Bosnia, nơi cung cấp khoảng 4.000 giường.

    Dữ liệu chính thức từ Bosnia cho thấy chưa đến 1% người di cư nộp đơn xin tị nạn, với trung bình khoảng 150 đơn mỗi năm. Trong số những đơn đó, chỉ có khoảng 10% được chấp thuận.

    Ngoài những rủi ro do môi trường và địa hình gây ra, người di cư còn đối mặt với nhiều vấn đề khác. Ví dụ, các sĩ quan tuần tra biên giới và cảnh sát bị cáo buộc là thường xuyên đánh đập và truy đuổi người di cư qua Balkan.

    Tại biên giới Bosnia với Croatia, nhiều người di cư đã cáo buộc rằng cảnh sát Croatia đã đánh đập họ và tịch thu tiền, điện thoại di động và các vật dụng khác của họ. Chính quyền Croatia đã bác bỏ những cáo buộc như vậy.

    Nguoiduatin (Theo RFE/RL, Euronews)

  • Tổ chức phi chính phủ Open Arms đã giải cứu hàng chục người di cư ở Địa Trung Hải sau các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Một người phụ nữ bế đứa con nhỏ khi họ đang đi trên một chiếc thuyền sắt, gần tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, miền trung Địa Trung Hải, ngày 11/8. Ảnh: REUTERS

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    19 người di cư, gồm 2 bé gái và 1 em bé, đứng trên một chiếc thuyền sợi thủy tinh có chăn giữ nhiệt do tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms cung cấp ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ngày 11/8. Ảnh: REUTERS

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Người di cư đi thuyền sắt gần tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ở miền trung Địa Trung Hải, ngày 11/8. REUTERS

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Người di cư trên một chiếc thuyền sắt gần tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, miền trung Địa Trung Hải, ngày 11/8. Ảnh: REUTERS

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Thành viên Guardia di Finanza người Ý bế con nhỏ trong quá trình cứu hộ, gần tàu "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ở miền trung Địa Trung Hải, ngày 11/8. Ảnh: REUTERS.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Một đứa trẻ trên một chiếc thuyền sợi thủy tinh với 18 người di cư bao gồm hai bé gái khác, đang chờ tàu cứu hộ "Astral". Ảnh: Reuters.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Một người di cư bế đứa con nhỏ khi đứng trên một chiếc thuyền sợi thủy tinh cùng những người di cư khác, trong đó có hai bé gái, đang chờ được tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms hỗ trợ. Ảnh: Reuters.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Các thành viên của Guardia di Finanza người Ý chuẩn bị đưa người di cư lên thuyền sắt trong một cuộc giải cứu gần tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa. Ảnh: Reuters.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Các thành viên của Lực lượng bảo vệ tài chính Italy lên tàu di cư trong một cuộc giải cứu gần tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ngày 11/8. Ảnh: REUTERS

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Những người di cư, trên một chiếc thuyền sắt, được các thành viên tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms hỗ trợ ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ở miền trung Địa Trung Hải, ngày 10/8. REUTERS.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Những người di cư trôi nổi trên mặt nước khi được các thành viên tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms hỗ trợ ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ở miền trung Địa Trung Hải. Ảnh: Reuters.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Những người di cư được vận chuyển trên một chiếc thuyền đến tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ở miền trung Địa Trung Hải, ngày 10/8. Ảnh: REUTERS

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Người di cư nghỉ ngơi trên tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms, ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, miền trung Địa Trung Hải, ngày 10/8. Ảnh: REUTERS/Juan Medina

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Người di cư nhận được hướng dẫn từ các thành viên Guardia Costiera (Lực lượng bảo vệ bờ biển) của Ý gần tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Người di cư trôi nổi trên mặt nước khi được các thành viên tàu cứu hộ "Astral" của tổ chức phi chính phủ Open Arms hỗ trợ ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, miền trung Địa Trung Hải, ngày 10/8. Ảnh: REUTERS

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Một đứa trẻ được điều phối viên Tìm kiếm và Cứu nạn (Sarco) David Llado, 40 tuổi và Đại úy Orestes Perez Jaume, 58 tuổi giúp đỡ trên tàu cứu hộ "Astral".

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Một đứa trẻ được bác sĩ Isabel Zamarron, 36 tuổi hỗ trợ trên tàu cứu hộ NGO Open Arms "Astral" ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, tại trung tâm Địa Trung Hải, ngày 10/8.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Một thành viên của tổ chức phi chính phủ Open Arms hướng dẫn người di cư gần tàu cứu hộ của Open Arms "Astral" ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, ở trung tâm Biển Địa Trung Hải.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Người di cư trên một chiếc thuyền chờ đợi gần tàu cứu hộ Open Arms NGO "Astral" của Lực lượng bảo vệ bờ biển Ý ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, tại trung tâm Biển Địa Trung Hải, ngày 9/8. Ảnh: REUTERS.

    giai cuu thuyen thuy tinh 1

    Người di cư đứng trên một chiếc thuyền sắt gần tàu cứu hộ của tổ chức phi chính phủ Open Arms "Astral" ở vùng biển quốc tế phía nam Lampedusa, tại trung tâm Biển Địa Trung Hải, ngày 11/8. Ảnh: REUTERS.

    Theo Giaoducthoidai

  • Hàng chục người thuộc nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar thiệt mạng vì bị drone tấn công khi đang tìm cách 'chạy loạn' qua Bangladesh.

    drone tan cong nguoi ti nan
    Một chiếc thuyền chở những người Rohingya tìm cách đi khỏi Myanmar hồi năm 2015 - Ảnh: AFP

    Hãng tin Reuters ngày 10-8 xác nhận việc một máy bay không người lái (drone) đã tấn công đoàn người thuộc nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, khiến hàng chục người thiệt mạng hôm 5-8.

    Trước đó, nhiều đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy rất nhiều tử thi nằm rải rác trên nền bùn đất bên cạnh rất nhiều vali và ba lô.

    Reuters xác nhận vị trí đoạn video được quay là thị trấn Maungdaw thuộc bang Rakhine, Myanmar.

    Bốn nhân chứng, một số nhà hoạt động và một nhà ngoại giao khẳng định với Reuters rằng đoàn người trên bị drone tấn công khi đang chờ đến lượt vượt qua biên giới Myanmar - Bangladesh để trốn khỏi cảnh bạo lực ở Rakhine.

    Trong số nạn nhân bị tấn công có nhiều trẻ em và phụ nữ có thai. Anh Mohammed Eleyas (35 tuổi) cho biết người vợ sắp sinh và đứa con gái 2 tuổi của mình bị thương nặng bởi cuộc tấn công và tử vong sau đó.

    Anh Eleyas chia sẻ với Reuters: "Tôi đang đứng ngoài bờ sông (Myanmar và Bangladesh có biên giới tự nhiên là sông Naf) thì drone bắt đầu đến. Tôi nghe liên tục nhiều tiếng nổ đinh tai".

    Anh Eleyas vội nằm xuống đất để bảo vệ bản thân. Khi đứng dậy, anh đã thấy vợ con mình bị thương nặng và rất nhiều người thân thiệt mạng. Hiện anh Eleyas đã an toàn đến một trại tị nạn ở Bangladesh.

    Trong các đoạn video trên mạng xã hội, cũng có nhiều hình ảnh người sống sót bước qua "cánh đồng xác" để tìm kiếm người thân.

    Đây là vụ tấn công dân thường đẫm máu nhất tại bang Rakhine trong nhiều tuần qua, giữa bối cảnh chính quyền quân sự Myanmar đụng độ gay gắt với các phiến quân nổi dậy.

    Ba nhân chứng khẳng định với Reuters rằng Đội quân Arakan - nhóm vũ trang mạnh mẽ nhất khu vực Rakhine - đứng đằng sau vụ tấn công. Tổ chức này đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời cho rằng quân đội Myanmar mới là bên phải chịu trách nhiệm.

    Theo truyền thông Bangladesh, cũng trong ngày 5-8, một số con tàu chở những người Rohingya tìm cách vượt sông qua Bangladesh đã bị chìm, khiến hàng chục người thiệt mạng.

    Trước những vụ việc này, một người phát ngôn của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết cơ quan này "biết về những người tị nạn thiệt mạng do lật thuyền ở vịnh Bengal", đồng thời đã nghe báo cáo về nhiều thường dân qua đời ở Maungdaw. Tuy nhiên cơ quan này chưa thể xác nhận con số tử vong cụ thể.

    Mâu thuẫn sắc tộc tại bang Rakhine (Myanmar) giữa nhóm người Arakan theo Phật giáo và nhóm Rohingya thiểu số theo Hồi giáo đã kéo dài nhiều thập kỷ, và được xem là một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất châu Á.

    Nhóm Arakan cho mình là người bản địa ở khu vực này và coi người Rohingya là người di cư bất hợp pháp từ Bangladesh trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhiều người Rohingya lại khẳng định gia đình mình sống tại Rakhine nhiều thế hệ.

    Người Rohingya không được cả người Arakan ở Rakhine và Chính phủ Myanmar công nhận, bị từ chối quyền công dân và bị hạn chế nhiều quyền tự do đi lại, giáo dục...

    Tình trạng bạo lực trở nên tồi tệ hơn vào năm 2012, khi xảy ra các vụ xung đột nghiêm trọng giữa hai cộng đồng này, dẫn đến hàng ngàn người Rohingya phải tìm cách ra nước ngoài tị nạn.

    Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng là vào năm 2017, khi quân đội Myanmar bị cáo buộc thực hiện các cuộc đàn áp quy mô lớn, bị Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là một cuộc "thanh lọc sắc tộc" đối với người Rohingya.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Trong số hơn 80 người di cư trên con thuyền gặp nạn, 41 người đã được giải cứu, trong đó 11 người phải điều trị y tế do bỏng.

    Hôm 19/7, thông cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), cho biết, ít nhất 40 người di cư đã thiệt mạng và một số người khác bị thương sau khi một chiếc thuyền chở họ bốc cháy ngoài khơi bờ biển thành phố Cap Haitien, phía bắc Haiti.

    Trước đó, vào ngày 17/7, chiếc thuyền chở hơn 80 người đã khởi hành từ bờ biển Fort Saint-Michel của Cap Haitien, hướng đến Quần đảo Turks và Caicos, lãnh thổ thuộc Anh, trên một hải trình dài 250 km, theo Văn phòng Di cư Quốc gia Haiti (ONM).

    Bốn mươi mốt người di cư sống sót trên thuyền đã được Cảnh sát biển Haiti giải cứu và hiện đang được chăm sóc, hỗ trợ về y tế, thực phẩm, nước và hỗ trợ tâm lý do IOM cung cấp. Trong số này 11 người di cư đã được đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị, bao gồm các trường hợp bị thương do bỏng. 

    Trong thông cáo, Trưởng phái bộ IOM tại Haiti, Grégoire Goodstein, đổ lỗi cho thảm kịch này là do cuộc khủng hoảng an ninh cũng như tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng ở Haiti cũng như việc thiếu con đường di cư an toàn và hợp pháp, khiến người Haiti buộc phải lựa chọn con đường tuyệt vọng, đầy rủi ro, nhất là nhóm dễ bị tổn thương là trẻ em, phụ nữ.

    thuyen chay haiti 1
    Tai nạn xảy ra ngoài khơi phía bắc Haiti. Nguồn: IOM.

    Haiti đang phải vật lộn với tình trạng bạo lực băng đảng. Việc thiếu cơ hội kiếm sống, hệ thống y tế sụp đổ, thiếu hụt nguồn cung cấp thiết yếu, trường học đóng cửa và không có tương lai đang thúc đẩy nhiều người coi di cư là cách duy nhất để tồn tại.

    Một nghiên cứu của IOM năm 2023 cho thấy, 84% người di cư trở về đã tiếp tục rời đi để tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài.

    Đối với phần lớn người Haiti, di cư hợp pháp là một hành trình cực kì khó khăn để cân nhắc, khiến nhiều người coi di cư bất hợp pháp là lựa chọn duy nhất của họ, dù con đường này đầy rủi ro.

    Cuộc khủng hoảng ở quốc gia Caribe đã leo thang vào đầu năm nay khi xung đột băng đảng bùng nổ, buộc chính phủ phải từ chức.

    Kể từ ngày 29/2, Cảnh sát biển Haiti đã chứng kiến sự gia tăng về số lượng các nỗ lực vượt biên bằng thuyền.

    thuyen chay haiti 1
    Hàng trăm ngàn người Haiti phải rời bỏ nhà cửa, trốn chạy bạo lực và nghèo đói. Nguồn: IOM.

    Cảnh sát biển từ các quốc gia trong khu vực, bao gồm Mỹ, Bahamas, Quần đảo Turks và Caicos và Jamaica, cũng đã báo cáo về số lượng ngày càng tăng các tàu thuyền xuất phát từ Haiti bị chặn lại trên biển. 

    Theo IOM, hơn 86.000 người di cư Haiti đã bị các nước láng giềng cưỡng bức hồi hương về nước trong những tháng đầu năm nay. Trong  tháng 3, mặc dù bạo lực gia tăng và các sân bay trên khắp cả nước đóng cửa, số người bị cưỡng bức hồi hương đã tăng 46%, lên đến13.000 người. 

    IOM lo ngại về số lượng lớn người Haiti bị cưỡng bức hồi hương trong giai đoạn nước này đang bất ổn và hỗn loạn.

    "Việc cưỡng bức hồi hương theo IOM phải được thực hiện một cách có cân nhắc. “Nhiều người di cư bị cưỡng bức hồi hương, bao gồm cả trẻ em không có người lớn đi kèm và bị li tán cũng như phụ nữ mang thai và cho con bú, trở về Haiti trong điều kiện rất dễ bị tổn thương và rất ít cơ hội. Họ rất cần sự hỗ trợ nhân đạo sau khi phải đối mặt với nhiều mối lo ngại về sức khỏe và an toàn trong suốt hành trình của mình.”, IOM nhấn mạnh.  

    Baovephapluat (theo IOM, CNN)

  • Ngày 24/7, Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết ít nhất 15 người thiệt mạng, hơn 195 người mất tích sau khi thuyền chở người di cư bị lật ở ngoài khơi TP Nouakchott (Mauritania).

    195 nguoi lat
    Người di cư chờ được cứu trên Địa Trung Hải. Ảnh minh họa

    Theo IOM, bên cạnh hơn 210 người chết hoặc mất tích, lực lượng bảo vệ bờ biển Mauritania đã cứu sống 120 người kể từ khi chiếc thuyền bị lật vào hôm 22/7, trong số này bao gồm nhiều trẻ em bị lạc, không có người thân đi kèm.

    Những người di cư trái phép này đã lên thuyền ở quốc gia Tây Phi Gambia hôm 17/7. Theo lực lượng cảnh sát biên phòng SENAFRONT, những người di cư nói trên thiệt mạng do lũ sông dâng cao.

    "Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của 15 người di cư và ước tính hơn 195 người mất tích trên biển sau khi thuyền bị lật ở Nouakchott", Văn phòng IOM tại Tây Phi và Trung Phi lên tiếng.

    Ít nhất 210 người di cư trái phép đã thiệt mạng hoặc mất tích sau khi chiếc thuyền chở hàng trăm người bị lật ngoài khơi Mauritania (Ảnh minh họa: The Sudan Times).

    Hiện, cơ quan chức năng đang nỗ lực phối hợp tìm kiếm các nạn nhân mất tích. IOM cũng lưu ý, thảm kịch trên xảy ra trong bối cảnh làn sóng di cư ồ ạt qua tuyến đường Tây Đại Tây Dương.

    Đầu tháng 7, một con thuyền chở hơn 170 người di cư bất hợp pháp bị lật, khiến ít nhất 89 người thiệt mạng hoặc mất tích.

    Tính từ năm 2014, IOM ghi nhận 4.500 trường hợp tử vong hoặc mất tích trên tuyến đường biển này, bao gồm hơn 1.950 người thiệt mạng vào năm 2023.

    Chỉ tính riêng năm 2024, đã có hơn 19.700 người di cư bất hợp pháp đến quần đảo Canary (Tây Ban Nha), so với 7.590 người cùng kỳ năm ngoái.

    Trong đó từ tháng 6 đến nay, phát hiện hơn 76 thuyền chở khoảng 6.130 người di cư tại quốc gia Tây Phi Mauritania. Ít nhất 190 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trên các con thuyền này.

    Theo TTXVN

  • Những lời có cánh "chỗ làm bao ăn ở miễn phí, đi nhanh, chỉ trả trước một phần" thực chất là cái bẫy để các đường dây buôn người đưa lao động di cư vào tình trạng dễ tổn thương và lệ thuộc nợ nhằm kiểm soát họ nơi xứ người.

    4 năm về trước, thảm kịch 39 người Việt tử vong trong xe tải đông lạnh ở hạt Essex, Vương quốc Anh, đã đặt ra cho các bên liên quan hai câu hỏi chính. Một, vì sao đã biết hành trình là bất hợp pháp mà họ vẫn quyết định đi? Và hai, liệu họ có phải là nạn nhân của hoạt động buôn người?

    ngay quoc te chong nan buon nguoi 1
    Ảnh: Luso Life

    Nhìn lại nhiều thập kỷ qua, bên cạnh các chương trình thực tập sinh và xuất khẩu lao động hợp pháp mà Chính phủ đã ký kết với nhiều quốc gia trên thế giới, những con số đáng chú ý về hoạt động di cư bất hợp pháp và lao động chui của người Việt Nam cũng ngày một gia tăng, bất chấp nguy cơ bị tước đoạt quyền con người, xâm hại phẩm giá, sức khỏe và tính mạng nếu rơi vào tay các băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

    Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc năm 2017 ước tính các đường dây buôn người đã đưa khoảng 18.000 lao động Việt Nam mỗi năm đến châu Âu qua các lộ trình bất hợp pháp. 

    Liên tục trong 4 năm 2017-2020, Báo cáo thường niên của Chính phủ Vương quốc Anh về vấn đề nô lệ hiện đại cũng chỉ ra nạn nhân Việt Nam luôn nằm trong top 3 các quốc gia xuất xứ phổ biến.

    Theo Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm LHQ (UNDOC) năm 2017, Việt Nam được đánh giá là "điểm nóng" trong khu vực các nước tiểu vùng sông Mekong vì tình trạng đưa người di cư trái phép và mua bán người. 

    Tháng 5 vừa qua, đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm buôn bán người giai đoạn 2018-2022, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đánh giá vấn đề là "ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, mang tính vô nhân đạo".

    Đặc điểm của hoạt động di cư

    10 năm gần đây, việc tham gia các thể chế quốc tế về chống buôn bán người và thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam đã góp phần nội luật hóa các hoạt động quản lý lao động di cư. 

    Dẫu vẫn cần điều chỉnh để tiệm cận thêm pháp luật quốc tế, Việt Nam đã có những điểm sáng trong nỗ lực thúc đẩy tính minh bạch của quá trình di cư lao động quốc tế, thông qua thực thi Luật Phòng chống mua bán người (2011), Bộ luật Hình sự (sửa đổi 2015, bổ sung 2017), Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2020), hay Chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

    Nghiên cứu về di cư lao động quốc tế hầu hết đều đồng thuận về nguyên nhân là mưu cầu lợi ích kinh tế hộ gia đình. Khi hoạt động di cư có ba đặc điểm là tính cộng đồng, tính lịch sử và tính bất hợp pháp thì cần xem xét liệu có thể chế phi chính thức nào đang tác động lên quyết định di cư của người dân trong cộng đồng đó hay không.

    Lợi ích từ kiều hối đã thực sự làm thay đổi bộ mặt kinh tế gia đình lẫn cộng đồng những làng quê thuần nông, trở thành những "làng tỉ phú, làng châu Âu" như một số nơi ở Nghệ An, Hà Tĩnh với truyền thống di cư lao động, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Những thành tựu trực quan này đã ngầm thuyết phục được niềm tin của cộng đồng theo thời gian, dần được chấp nhận và là hình mẫu để dẫn dắt hành vi.

    Khi thấy người làng, người quen từng đi và thành công, những người có ý định đi cảm thấy tự tin về quyết định của mình hơn, từ đó tạo ra quy phạm xã hội và niềm tin rằng có thể thay đổi kinh tế hộ gia đình nhanh chóng bằng di cư lao động qua con đường bất hợp pháp. 

    Không thể đánh giá thấp thể chế phi chính thức và thông lệ xã hội ngoài khuôn khổ pháp luật này. Chính vì vậy nhiều gia đình từ các làng quê vẫn chấp nhận bỏ chi phí lớn, thậm chí vay mượn, thế chấp chính căn nhà đang ở... để con em đến được những "miền đất hứa" làm việc qua các lộ trình không chính thức.

    Nhiều tranh luận đã nổ ra. Nếu họ chủ động đầu tư như vậy thì làm sao gọi họ là nạn nhân buôn người được. Lãnh đạo ngành công an của một tỉnh cũng từng trả lời như thế.

    ngay quoc te chong nan buon nguoi 1
    Thi thể những nạn nhân vụ buôn người vào Anh năm 2019 được đưa về Việt Nam. Ảnh: Sky News

    Những nạn nhân chủ động?

    Có thể chia các cộng đồng di cư lao động có yếu tố ngoài pháp luật thành hai nhóm.

    Nhóm một là những người chưa có năng lực tìm kiếm và kiểm định thông tin về chuyến đi. Họ cũng bất định về rủi ro như công việc thực tế tại điểm đến. Nhóm này thường chỉ đưa ra quyết định di cư dựa vào tư vấn của người "tuyển quân" (thường là chân rết tại Việt Nam của đường dây mua bán người xuyên quốc gia). 

    Sự bất cân xứng thông tin trong giao dịch việc làm xuyên biên giới này xuất hiện trong các vụ lừa bán người Việt Nam để cưỡng bức lao động ở các xưởng may đen tại Nga, công trường xây dựng tại Serbia và Romania, hầm mỏ ở Trung Quốc hay tàu cá đánh bắt xa bờ, nạn mua bán phụ nữ, trẻ em gái và thai nhi hay lừa bán nội tạng sang Trung Quốc, hoặc khu vực sòng bài ở Campuchia với bẫy việc nhẹ lương cao...

    Trong khi đó, nhóm hai là những người có khả năng lên kế hoạch cho chuyến đi và quyết định di cư của họ thường có sự tham gia của hộ gia đình. Họ dựa vào nguồn tin từ người thân quen trong làng xã đã đi trước, nhờ liên lạc qua Internet để kiểm định thông tin. 

    Nhóm này thường xác định được phần nào và chấp nhận các rủi ro trên hành trình cũng như những thử thách của loại hình công việc họ sẽ phải đối mặt. Cộng đồng di cư lao động đến Anh và châu Âu qua các lộ trình không hợp pháp trong nhiều thập kỷ qua thường thuộc nhóm này.

    Xét về đặc điểm di cư theo khung chỉ báo về lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có thể thấy hầu hết các trường hợp thuộc cả hai nhóm đều dễ tổn thương và gặp nhiều rủi ro. 

    Những khó khăn bao gồm thiếu kiến thức về pháp luật tại quốc gia điểm đến, ngoại ngữ hạn chế, lệ thuộc khoản nợ tại quê nhà và nợ tiền đường dây tổ chức di cư, ít lựa chọn về sinh kế, bị kiểm soát giấy tờ nhân thân, lệ thuộc chủ lao động về nơi ở, thức ăn, cơ hội học việc và nhận việc...

    Lệ thuộc nợ được nhiều chuyên gia cho là áp lực rất lớn khiến lao động di cư không thể rời bỏ đường dây dù bị bóc lột. Một nhân vật mà tôi có biết, anh Long (tên nhân vật đã được thay đổi), lao động di cư hơn 40 tuổi, là trường hợp bị bắt và trục xuất về Việt Nam hai lần, nhưng vẫn liều mình đến lần thứ ba để vào được Anh. 

    Anh Long phải chấp nhận rủi ro pháp lý, thậm chí cả đe dọa mạng sống, bởi sức ép từ khoản nợ với người trong đường dây. Họ liên tục tạo áp lực về khoản nợ với anh trong trại tạm giam và cả với gia đình anh ở Việt Nam.

    ngay quoc te chong nan buon nguoi 1
    Cám dỗ việc nhẹ lương cao là một trong những lời chào mời chính của các đường dây buôn người sang Campuchia. Ảnh: Bangkok Post

    Hoán đổi con mồi và kẻ săn mồi

    Trong khi đó, Võ Văn Hồng, 45 tuổi, là người nhập cư bất hợp pháp tại Bỉ và từng là nạn nhân của nạn buôn người. Hồng cầm đầu nhóm 19 công dân Bỉ gốc Việt và công dân Việt Nam vận chuyển 335 người Việt Nam vào châu Âu, trong đó có 195 người đến Anh. 

    Năm 2022, tất cả đã bị tòa án Bỉ kết án với tội danh buôn người và đưa lậu người. Một số chân rết tại Việt Nam là những người từng lao động chui ở Anh trở về, thậm chí từng là nạn nhân như Hồng. 

    Họ hiểu biết tường tận đường đi, rủi ro và thực trạng, nhưng vẫn thực hiện các hành vi lôi kéo, dụ dỗ và sẵn sàng tham gia đe dọa người thân tại quê nhà của người di cư trong trường hợp họ bỏ trốn khỏi mạng lưới giám sát của đường dây buôn người.

    ngay quoc te chong nan buon nguoi 1
    Ảnh: Boston University

    Theo số liệu của Tổ chức Pacific Links và thống kê của cơ quan công an Việt Nam năm 2019, khoảng 60% kẻ tham gia vào đường dây buôn bán người bị cảnh sát Việt Nam bắt đều từng là nạn nhân. Với mỗi người được đưa đi thành công, lợi nhuận được chia có thể từ 18-70 triệu đồng cho mỗi mắt xích trong đường dây, thậm chí có trường hợp hưởng lợi đến 376 triệu đồng.

    Hoạt động buôn bán người là một tội ác và lao động di cư dù bất kỳ hoàn cảnh nào đều không phải là món hàng để trao đổi. Nhưng thực tế cho thấy có nhiều cộng đồng ngầm chấp nhận đánh đổi, một số tiếp tay, coi đây là một thị trường giao dịch, dù đầy rủi ro và nằm ngoài phạm vi pháp luật.

    Ngày 30-7 hằng năm đã được LHQ và Chính phủ Việt Nam công nhận là Ngày phòng chống mua bán người. Thay đổi nhận thức từ góc độ cộng đồng là nền tảng đầu tiên để phòng ngừa hoạt động buôn người. 

    Công nghệ tiến bộ đã khiến hoạt động buôn người phức tạp hơn nhiều, khi tội phạm buôn người có thể tăng cường tiếp cận, khai thác và theo dõi nạn nhân vượt qua biên giới một quốc gia. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào nỗ lực từ các cơ quan hữu quan thì không thể kịp thời ngăn chặn.

    Di cư vì mưu cầu thịnh vượng kinh tế vẫn là xu hướng thuận tự nhiên, nhưng nếu cứ thuận theo những thông lệ xã hội ngoài pháp luật, lựa chọn những con đường phải đánh đổi tính mạng, tài sản và sức khỏe thì thiệt hại cuối cùng vẫn là bản thân và gia đình của người lao động di cư. 

    Như thế, việc xác định tư cách nạn nhân của những lao động bị buôn bán, bóc lột là một cách tiếp cận dựa vào quyền con người được khuyến khích và thực hành theo các khuôn khổ thể chế quốc tế.

    "Tôi cho rằng 90% còn là do áp lực nợ buộc phải liên tục lên đường đi như vậy. Có trường hợp một người nam đã hơn 40 tuổi mà tôi gặp, anh ấy (Long) bị bắt rồi trục xuất về Việt Nam nhưng vẫn phải đi Anh đến lần thứ ba mới vào được. Lúc về Việt Nam thì anh ấy bị người của mạng lưới đe dọa, đòi nợ, nên áp lực cũng thôi thúc phải tiếp tục lên đường để có tiền trả nợ" - bà T.T., phiên dịch viên của Bộ Tư pháp Anh có hơn 6 năm kinh nghiệm phiên dịch và làm việc với các lao động Việt Nam nhập cư bất hợp pháp tại Anh giai đoạn 2016-2022, cho biết.

    Các đường dây buôn người thường sử dụng nhiều thủ đoạn để dụ dỗ lao động di cư rơi vào bẫy nhằm kiểm soát và cưỡng bức lao động. Như vậy dù ban đầu có chủ động tìm cách để đi chăng nữa thì về bản chất người có nhu cầu di cư lao động qua con đường không chính thống như anh Long vẫn là con mồi, là nạn nhân của hoạt động buôn bán người, vốn mang lại nguồn siêu lợi nhuận cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Ước tính của Văn phòng LHQ về chống ma túy và tội phạm (UNODC) vào năm 2013, thị trường buôn người vào châu Âu do các mạng lưới tội phạm có tổ chức người Việt điều hành có lợi nhuận hằng năm khoảng 300 triệu euro (315,6 triệu USD).

    Theo Tuổi Trẻ

  • di cu senegal
    Người di cư đến từ Gambia, Nigeria và Senegal chờ tàu cứu hộ trên Địa Trung Hải. Ảnh minh họa

    Trong thông báo trên tài khoản mạng xã hội X, Quân đội Senegal nêu rõ ngày 19/7, lực lượng tuần tra duyên hải đã phát hiện và chặn con tàu trên tại vùng biển gần Lompoul, phía Tây Bắc Senegal. Vào thời điểm đó, trên tàu đang chở 202 người, trong đó có 5 phụ nữ và 1 trẻ vị thành niên.

    Đầu tháng này, một chiếc thuyền với khoảng 170 người khởi hành từ Senegal đã bị lật ở ngoài khơi Mauritania, khiến gần 90 người thiệt mạng. Sau thảm họa này, Tổng thống Senegal Ousmane Sonko đã kêu gọi người dân không mạo hiểm tìm cách vượt Đại Tây Dương trên những tàu, thuyền bé, không đủ an toàn để vượt biển. Ông nhấn mạnh người dân không nên tìm cách rời bỏ quê hương vì tương lai của thế giới là ở châu Phi - lục địa duy nhất vẫn còn tiềm năng đáng kể để tiến bộ và tăng trưởng.

    Khi lực lượng chức năng các nước tăng cường giám sát các tuyến đường biển ở Địa Trung Hải thì tuyến đường qua Đại Tây Dương này trở thành lựa chọn thay thế cho người di cư từ châu Phi muốn vào châu Âu. Theo tổ chức phi chính phủ Caminando Fronteras, trong 5 tháng đầu năm nay, hơn 5.000 người đã thiệt mạng trong hành trình vượt biển đến Tây Ban Nha, đánh dấu mức trung bình hằng ngày cao nhất kể từ khi các số liệu này được thống kê vào năm 2007.

    Bài liên quan: Cháy tàu chở người di cư khiến ít nhất 40 người thiệt mạng

    Ít nhất 40 di dân Haiti thiệt mạng ngoài khơi sau khi chiếc tàu chở họ bốc cháy, Tổ Chức Di Trú Quốc Tế (IOM) ở Haiti loan báo hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bảy, theo Reuters.

    Sự việc xảy ra hôm Thứ Tư khi chiếc tàu chở hơn 80 người đang trên đường từ Fort Saint-Michel ở Bắc Haiti đi tới quần đảo Turks and Caicos, IOM ra thông báo cho hay, dẫn nguồn tin cơ quan di trú Haiti.

    di cu haiti
    Biên Phòng Mỹ, cùng với giới chức công lực địa phương và cơ quan khác, phát giác tàu chở hàng chục di dân Haiti ở Miami, Florida, ngày 12 Tháng Giêng, 2023. (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

    Tổng cộng 41 di dân sống sót trong vụ cháy và được Tuần Duyên Haiti giải cứu. Hiện tại, họ đang được IOM chăm sóc và giúp đỡ, và 11 trong số đó được đưa đi bệnh viện gần nhất, theo IOM.

    Những người trên tàu dùng que diêm thắp đèn cầy làm lễ cầu cho chuyến đi được an toàn, làm thùng xăng trên tàu bốc cháy và nổ tung, ông Jean-Henry Petit, người phụ trách văn phòng bảo vệ dân sự ở Bắc Haiti, nói với báo Miami Herald.

    “Sự kiện đau lòng này cho thấy rõ mối nguy hiểm mà trẻ em, phụ nữ, và đàn ông phải đối mặt khi di cư bằng những tuyến đường bất thường,” ông Gregoire Goodstein, người phụ trách văn phòng IOM ở Haiti, cho hay.

    Nạn bạo lực ác liệt do băng đảng gây ra ở Haiti mấy tháng qua khiến người dân Haiti “đành liều mạng” bỏ chạy khỏi đất nước, ông Goodstein nhấn mạnh.

    Từ đầu Tháng Bảy tới nay, Kenya cử hàng trăm cảnh sát viên tới hỗ trợ cảnh sát Haiti chống những băng đảng vũ trang đã chiếm hầu hết thủ đô Port-au-Prince.

    Tới nay, tình trạng bạo lực ở Haiti khiến gần 600,000 người bỏ nhà ra đi và 5 triệu người thiếu ăn trầm trọng. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Hàng chục người di cư kiệt sức đã cập bờ bằng một chiếc thuyền gỗ tại bãi biển ở quần đảo Canary, Tây Ban Nha vào cuối tuần qua, trong bối cảnh số lượng người vượt biên nguy hiểm từ châu Phi tăng mạnh.

    Chiếc thuyền chở 64 người đã cập bến tại bãi biển Las Burras trên đảo Gran Canaria, theo cơ quan chức năng. Mười một người di cư đã được đưa đến bệnh viện, trong đó bốn người trong tình trạng nguy kịch đã được chuyển bằng trực thăng.

    kiet su si
    Một người di cư kiệt sức tại bãi biển Las Burras, Gran Canaria, ngày 19 tháng 7 năm 2024. Ảnh: REUTERS

    Số lượng người di cư đến quần đảo Canary qua đường biển đã tăng 160% từ tháng 1 đến ngày 15 tháng 7 so với năm trước, đạt gần 20,000 người, theo Bộ Nội vụ Tây Ban Nha. Tổng số người đến Tây Ban Nha qua đường biển, bao gồm cả đất liền, đã tăng 88% lên khoảng 25,300 người.

    Sau khi cập bến bãi biển, nhiều người di cư nằm trên cát, trông yếu ớt và kiệt sức. Một người nằm bất động, trong khi nhiều người khác khó khăn khi đi lại.

    Tuyến đường từ châu Phi đến quần đảo Canary là tuyến di cư phát triển nhanh nhất ở châu Âu, với số lượng vượt biên bất hợp pháp tăng 303% từ tháng 1 đến tháng 5 so với năm trước, theo dữ liệu mới nhất từ cơ quan kiểm soát biên giới châu Âu Frontex.

    Một chiếc thuyền khác chở 145 người di cư đã được cứu gần Gran Canaria vào thứ Sáu, theo cơ quan chức năng.

    Congluan (theo Reuters)

  • Ít nhất 40 di dân Haiti thiệt mạng ngoài khơi sau khi chiếc tàu chở họ bốc cháy, Tổ Chức Di Trú Quốc Tế (IOM) ở Haiti loan báo hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bảy, theo Reuters.

    Sự việc xảy ra hôm Thứ Tư khi chiếc tàu chở hơn 80 người đang trên đường từ Fort Saint-Michel ở Bắc Haiti đi tới quần đảo Turks and Caicos, IOM ra thông báo cho hay, dẫn nguồn tin cơ quan di trú Haiti.

    di cu haiti
    Biên Phòng Mỹ, cùng với giới chức công lực địa phương và cơ quan khác, phát giác tàu chở hàng chục di dân Haiti ở Miami, Florida, ngày 12 Tháng Giêng, 2023. (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

    Tổng cộng 41 di dân sống sót trong vụ cháy và được Tuần Duyên Haiti giải cứu. Hiện tại, họ đang được IOM chăm sóc và giúp đỡ, và 11 trong số đó được đưa đi bệnh viện gần nhất, theo IOM.

    Những người trên tàu dùng que diêm thắp đèn cầy làm lễ cầu cho chuyến đi được an toàn, làm thùng xăng trên tàu bốc cháy và nổ tung, ông Jean-Henry Petit, người phụ trách văn phòng bảo vệ dân sự ở Bắc Haiti, nói với báo Miami Herald.

    “Sự kiện đau lòng này cho thấy rõ mối nguy hiểm mà trẻ em, phụ nữ, và đàn ông phải đối mặt khi di cư bằng những tuyến đường bất thường,” ông Gregoire Goodstein, người phụ trách văn phòng IOM ở Haiti, cho hay.

    Nạn bạo lực ác liệt do băng đảng gây ra ở Haiti mấy tháng qua khiến người dân Haiti “đành liều mạng” bỏ chạy khỏi đất nước, ông Goodstein nhấn mạnh.

    Từ đầu Tháng Bảy tới nay, Kenya cử hàng trăm cảnh sát viên tới hỗ trợ cảnh sát Haiti chống những băng đảng vũ trang đã chiếm hầu hết thủ đô Port-au-Prince.

    Tới nay, tình trạng bạo lực ở Haiti khiến gần 600,000 người bỏ nhà ra đi và 5 triệu người thiếu ăn trầm trọng. 

    Theo Nguoi-Viet

  • nguoi di cu dai tay duong
    (Ảnh minh họa: The Sudan Times)

    Ngày 4/7, hãng Thông tấn nhà nước Mauritania đưa tin ít nhất 89 người di cư đã thiệt mạng khi tàu chở họ bị lật ở ngoài khơi bờ biển Mauritania hôm 1/7.

    Hãng Thông tấn nhà nước Mauritania cho biết các sĩ quan của Lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã trục vớt thi thể của những người di cư trên một chiếc tàu đánh cá truyền thống lớn khi nó bị lật. Cơ quan này đưa tin 9 người đã được giải cứu, trong đó có một bé gái 5 tuổi.

    Theo hãng thông tấn này, con tàu bị lật ở ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương - cách thành phố Ndiago của Mauritania khoảng 4 km về phía Tây Nam.

    Dẫn lời những người sống sót sau vụ chìm tàu chở người di cư, hãng Thông tấn nhà nước Mauritania cho biết con tàu rời biên giới Gambia - Senegal 6 ngày trước đó. Vụ chìm tàu di cư diễn ra khi con tàu đang trên đường tới châu Âu và có ít nhất 170 người trên tàu.

    Hàng nghìn người di cư Tây Phi cố gắng vượt qua tuyến dường vượt Đại Tây Dương và Địa Trung Hải đầy nguy hiểm để đến châu Âu nhằm tìm kiếm việc làm và cơ hội sống tốt hơn.

    Theo báo cáo năm 2024 của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), việc vượt Đại Tây Dương được coi là cực kỳ nguy hiểm do hành trình đến châu Âu này quá dài, "với những người di cư thường bị mắc kẹt trên biển Đại Tây Dương trong thời gian dài trên những con tàu, chiếc thuyền chật chội chở quá tải, trong khi thiếu các dụng cụ, trang bị cứu hộ chuyên dụng".

    Theo VTV

  • 'Tôi rất sợ khi con thuyền lênh đênh giữa biển. Nhưng, nhớ lại tất cả những điều tồi tệ đã xảy ra tại Libya, tôi biết mình không thể quay về', câu chuyện của chàng trai 26 tuổi có tên Fnan có lẽ cũng là câu chuyện chung của hàng nghìn số phận từng lênh đênh trên những con thuyền xuyên Trung Địa Trung Hải - tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Họ bước lên thuyền với hy vọng mong manh về một trang đời mới, dẫu biết rằng hải trình trước mặt họ đầy rẫy những hiểm nguy.

    Cung đường hy vọng tới châu Âu

    Địa Trung Hải, vốn nổi tiếng với những vùng biển quyến rũ bậc nhất thế giới, giờ đây lại được nhắc đến như tuyến đường phổ biến của những người di cư vào châu Âu. Có 3 tuyến đường di cư chính cùng tồn tại trên Địa Trung Hải, đó là Trung Địa Trung Hải (CMR) đi từ Bắc Phi (chủ yếu là Libya) đến Italy, Đông Địa Trung Hải (EMR) đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, Tây Địa Trung Hải (WMR) đi từ Morocco đến lục địa Tây Ban Nha. Trong khi số lượng người di cư đến châu Âu thông qua tuyến Đông Địa Trung Hải đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, tuyến Trung Địa Trung Hải lại dần nổi lên như một “hải trình” lý tưởng, trải dài từ châu Phi, từ Algeria, Ai Cập, Libya và Tunisia đến Italy và Malta. Nhưng, tuyến đường ấy chưa bao giờ bình an.

    van dam tha huong 1
    Trung Địa Trung Hải - tuyến đường di cư trên biển nguy hiểm nhất thế giới - vẫn chứng kiến hàng nghìn người di cư mỗi năm.

    Ngày 17/6, lực lượng cứu hộ Italy xác nhận ít nhất 11 người đã thiệt mạng và hàng chục người mất tích trong 2 vụ đắm thuyền riêng biệt gần bờ biển nước này. 10 thi thể đã được tìm thấy trên một chiếc thuyền gỗ cách đảo Lampedusa của Italy khoảng 40 dặm về phía Nam bởi lực lượng cứu hộ RESQSHIP của Đức. Alarm Phone - dịch vụ cứu trợ dành cho những người gặp nạn khi vượt Địa Trung Hải cho biết trên mạng xã hội X: “Chúng tôi được cảnh báo về một chiếc thuyền gặp nạn chở khoảng 60 người. Thật không may, chúng tôi đã đến quá muộn để có thể cứu được 10 sinh mạng. Chỉ có 51 người được giải cứu khỏi con thuyền khởi hành từ Tunisia. Biên giới EU tiếp tục chứng kiến sự mất mát”.

    Cùng ngày, 66 nạn nhân được báo cáo mất tích trong một vụ đắm thuyền tương tự ở biển Ionian, cách bờ Calabria ở miền Nam Italy khoảng 100 dặm. Chỉ 12 người được giải cứu, nhưng một trong số họ đã thiệt mạng sau khi được một tàu thương mại đưa đến cảng Roccella Ionica.

    “Những người sống sót cho biết có 66 người mất tích, trong đó có ít nhất 26 trẻ em, thậm chí cả trẻ em mới vài tháng tuổi”, Shakila Mohammadi - điều phối Tổ chức Bác sĩ không biên giới ở Roccella Ionica, chia sẻ với Rai News. Điểm trùng hợp đau lòng của cả hai vụ đắm thuyền thương tâm này là đều xảy ra trên tuyến đường di cư mang tên “Trung Địa Trung Hải”.

    Theo những nạn nhân may mắn được giải cứu trong vụ việc 66 người di cư mất tích, động cơ của con thuyền khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ 8 ngày trước đó đã bốc cháy khiến thuyền bị lật và trên con thuyền không có đủ phao cứu sinh. Tất cả thành viên trên con thuyền đều đến từ Iran, Iraq và Syria nhưng chẳng ai có thể xác minh nhân thân của họ. Nếu báo cáo thương vong được xác nhận, số người chết và mất tích tại vùng biển Trung Địa Trung Hải sẽ tăng lên hơn 800 người trong năm nay. Nghĩa là, trung bình mỗi ngày sẽ có 5 người thiệt mạng trên tuyến di cư này.

    Thực tế đau thương này đã tồn tại gần một thập kỷ và những vụ chìm thuyền đã không còn lạ lẫm trên vùng biển nguy hiểm này. Vào ngày 18/4/2015, vụ đắm tàu kinh hoàng nhất Địa Trung Hải đã xảy ra khi một con thuyền đánh cá chở quá tải va chạm với một tàu chở hàng ngoài khơi Libya. Có tới 1.100 người trên tàu vào thời điểm vụ va chạm xảy ra nhưng chỉ có 28 người sống sót. Tháng 2/2023, ít nhất 94 người thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở 200 người di cư bị chìm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt lúc đang cố gắng cập bến bờ biển miền Nam Italy.

    Cung đường tang tóc

    Trong một bức tranh rộng lớn hơn, Liên hợp quốc đã ghi nhận hơn 20.000 người thiệt mạng và mất tích dọc tuyến di cư Trung Địa Trung Hải kể từ năm 2014. Mặc dù vậy, Báo cáo Xu hướng toàn cầu mới nhất của UNHCR lại cho thấy quy mô các cuộc di cư trên tuyến đường biển ngày càng gia tăng, thậm chí lên tới 120 triệu người trên toàn thế giới. Từ năm 2019 đến năm 2023, Trung tâm Di cư hỗn hợp đã phỏng vấn 31.500 người tị nạn và người di cư dọc theo tuyến đường Trung Địa Trung Hải. Các nạn nhân mô tả những mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng khi vượt hải trình nguy hiểm này, trong đó có cả hãm hiếp, bạo lực tình dục, tra tấn, bạo lực thể xác, bắt cóc đòi tiền chuộc, giam giữ, cướp bóc, buôn người và trục xuất tập thể.

    Mối nguy hiểm dọc theo một số tuyến đường di cư Trung Địa Trung Hải đặc biệt tăng cao ở những nơi khó tiếp cận, nơi các tổ chức nhân đạo không có mặt vì họ không được phép tiếp cận hoặc vì tình trạng bất an thường trực. Thế nhưng, bất chấp những con số ấy, Trung Địa Trung Hải vẫn là tuyến đường phổ biến của những người di cư. Vì sao? Ngoài chiến tranh và xung đột, thiên tai và biến đổi khí hậu đang dần trở thành động lực thúc đẩy di cư của con người khi mà một số khu vực trở nên không thể sinh sống được và sinh kế truyền thống không còn bền vững. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người ở Bắc Phi tìm cách di cư.

    van dam tha huong 1
    Những con thuyền không hề an toàn vẫn là lựa chọn của hàng nghìn người di cư trên hành trình vượt Địa Trung Hải đến châu Âu.

    The Guardian trong bài phân tích mới đây về người di cư đã lấy Libya như một dẫn chứng cho lý do mà hàng nghìn người lựa chọn các tuyến đường biển. Ở Libya, nhiều người dân phải đối mặt với mức độ bạo lực khủng khiếp, gồm bắt cóc, tra tấn và tống tiền. “Tôi rất sợ khi họ đưa chúng tôi ra khỏi thuyền giữa biển, nhưng khi biết chúng tôi sắp quay trở lại Libya, tôi nhớ lại tất cả những điều tồi tệ đã xảy ra với tôi trong trại tạm giam nên tôi nhảy xuống nước... Tôi không thể quay lại đó”, Fnan - chàng trai 26 tuổi đến từ Eritrea, kể lại với lực lượng cảnh sát biển Libya khi được giải cứu.

    “Họ là những người cố gắng thoát khỏi cái chết, thoát khỏi sự áp bức. Họ muốn đảm bảo một cuộc sống tử tế, được học tập và làm việc để đảm bảo một tương lai đầy hứa hẹn. Chỉ có Chúa mới hiểu được biết hoàn cảnh của những người di cư và tị nạn này khó khăn như thế nào”, Adel - một nhân viên cứu hộ thuộc lực lượng phản ứng nhanh trên biển tại Libya chia sẻ.

    Theo số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), năm 2023, 157.651 người đã đến Italy bằng đường biển. Trong đó, 10 quốc tịch phổ biến của người di cư theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là Guinea, Tunisia, Côte d'Ivoire, Bangladesh, Ai Cập, Syria, Burkina Faso, Pakistan, Mali và Sudan.

    Vậy, con thuyền đến châu Âu “kỳ diệu” tới mức nào mà những người di cư sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống của mình để vượt biên tìm cơ hội mới? Truyền thông Italy từng mô tả, những chiếc thuyền mong manh chở người di cư không khác nào những chiếc “quan tài nổi” trên biển. Tuyến đường biển này, từ Libya, Tunisia đến Hy Lạp, Tây Ban Nha hoặc Italia, tuy chỉ mất vài ngày nhưng với những người di cư lại đáng giá bằng cả mạng sống. Họ thường bị chủ thuyền nhồi nhét trên những chiếc thuyền cũ kĩ, không hề có bất cứ một thiết bị bảo hộ nào.

    Phóng viên Kênh truyền hình CNN trong một bài phỏng vấn năm 2023 từng dẫn lời của một gã buôn người nói: "Không có gì đảm bảo trên biển. Bạn có thể bị bắt. Nếu không may mất mạng, bạn phải chấp nhận vận mệnh của mình thôi". Trong khi đó, quan chức Ayman Mbarki của lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia cho biết, họ đã cố gắng phát hiện thuyền của những kẻ buôn người bằng radar và các cuộc tuần tra thường xuyên. “Nhưng, trong nhiều vụ, chúng tôi đến hiện trường để tìm thi thể chứ không phải người sống sót”.

    Một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Trung Địa Trung Hải nổi lên như tuyến đường “lý tưởng” của người di cư và cũng là tuyến di cư nguy hiểm nhất. Theo dữ liệu sơ bộ do Frontex thu thập, số lượng người vượt biên bất thường vào Liên minh châu Âu trong 5 tháng đầu năm 2024 đã giảm 23%, xuống gần 80.000 người. Tuyến đường Trung Địa Trung Hải, nơi có số lượng người di cư tăng bất thường cao nhất vào năm 2023, đamg cho thấy xu hướng giảm so với những tháng gần đây, với mức giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn khoảng 21.300 người trong 5 tháng đầu năm 2024. Cùng với đó, Nghị viện châu Âu tháng 4 vừa qua đã thông qua Hiệp ước châu Âu về tị nạn và di cư, với tiêu chí trọng tâm là “đoàn kết và trách nhiệm”, sự kiện được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá là "lịch sử”.

    Nhưng, với hiệp ước mới, liệu EU có thể cùng nhau vượt qua thách thức chung, chủ động quyết định ai sẽ đến EU, đồng thời bảo đảm việc quản lý biên giới và các quyền cơ bản của người di cư hay không? Những sự cố mới nhất xảy ra tại vùng biển Trung Địa Trung Hải trong tháng 6 vừa qua có lẽ đã đi ngược lại sự khả quan của báo cáo mà Frontex công bố, thay vào đó, nó tạo ra cảm giác thất vọng sâu sắc cho hồi kết của những lời kêu gọi lặp đi lặp lại về việc tăng cường nguồn lực và năng lực cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.

    Mọi sự cố chìm thuyền đang xảy ra là hệ quả của những nỗ lực không thành công trong việc bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương nhất. Ngoài nhu cầu cấp thiết về sự hỗ trợ của châu Âu cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, điều quan trọng hơn cả là phải thúc đẩy khả năng tiếp cận rộng rãi hơn với các con đường di cư an toàn và thường xuyên cho người di cư và người tị nạn, để họ không phải mạo hiểm đánh đổi mạng sống của mình cho đại dương bí ẩn mênh mông.

    Theo cand

  • Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cho biết đã tìm thấy 3 thi thể gần vị trí một chiếc tàu chở người di cư bị đắm ngoài khơi giữa Italy và Hy Lạp trước đó 1 ngày khiến hơn 60 người mất tích.

    thi t noi tau dam
    Tàu cá chở người di cư. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Ngày 18/6, Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cho biết đã tìm thấy 3 thi thể gần vị trí một chiếc tàu chở người di cư bị đắm ngoài khơi giữa Italy và Hy Lạp trước đó 1 ngày khiến hơn 60 người mất tích.

    Chiếc tàu nói trên bị đắm ở vị trí cách vùng Calabria, miền Đông Italy, 200km. Hơn 10 người đã được cứu sống và 1 thi thể phụ nữ đã được đưa lên bờ ngày 17/6. Các nhóm cứu trợ cho biết 64 người, trong đó có 26 trẻ em, mất tích.

    Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cho biết đã triển khai 2 tàu tuần tra, 1 tàu lớn và 1 máy bay tìm kiếm những người mất tích. Lực lượng này không công bố thêm thông tin về 3 thi thể được tìm thấy.

    Theo thông báo chung từ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức cư Di cư quốc tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), những người di cư này mang quốc tịch Iran, Syria và Iraq. Họ lên tàu xuất phát từ Thổ nhĩ Kỳ.

    Cũng trong ngày 17/6, tổ chức từ thiện cứu hộ biển RESQSHIP của Đức thông báo một vụ đắm thuyền chở người di cư khác.

    Tổ chức này đã cứu được 51 người từ một chiếc thuyền gỗ cách đảo Lampedusa của Italy 90km về phía Nam và tìm thấy 10 thi thể bị mắc kẹt ở boong dưới của thuyền.

    Những người sống sót cho biết họ khởi hành từ cảng Zuwarah của Lybia 2 ngày trước đó. 50% số người trên thuyền là người Bangladesh, số còn lại đến từ Pakistan, Syria và Ai Cập.

    Hành trình vượt Địa Trung Hải đến châu Âu là một trong những tuyến di cư bất hợp pháp nguy hiểm nhất.

    Theo số liệu Liên hợp quốc, hơn 23.500 người di cư đã thiệt mạng hoặc mất tích trên biển này kể từ năm 2014.

    Theo TTXVN

  • Ngày 17-6-2024, nhà chức trách Ý, các cơ quan Liên Hiệp Quốc và nhóm cứu hộ cho biết ít nhất 11 người chết và 66 người mất tích sau 2 vụ chìm tàu chở người di cư bên ngoài bờ biển phía nam Ý.

    hai tau di cu chim 1
    Một số người di cư được đưa lên bờ ở Roccella Ionica, miền nam nước Ý, hôm 17-6-2024. Ảnh: EPA-EFE

    Theo Hãng tin Reuters, trong vụ chìm tàu thứ nhất, tổ chức từ thiện RESQSHIP (Đức), đơn vị vận hành tàu cứu hộ Nadir, cho biết họ đã cứu được 51 người từ một chiếc tàu gỗ đang chìm, trong đó có 2 người bất tỉnh và tìm thấy 10 thi thể.

    Những người sống sót đã được giao lại cho lực lượng tuần duyên Ý đưa vào bờ vào sáng 17-6. Trong khi đó, tàu Nadir di chuyển đến đảo Lampedusa của Ý, kéo theo chiếc tàu gỗ chở những người thiệt mạng.

    Trong tuyên bố chung, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết chiếc tàu trên đã khởi hành từ Libya, chở những người di cư từ Syria, Ai Cập, Pakistan và Bangladesh.

    Vụ chìm tàu thứ hai xảy ra cách vùng Calabria của Ý khoảng 200km về phía đông, khi một chiếc tàu khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ bốc cháy và bị lật.

    Các cơ quan chức năng cho biết hơn 60 người mất tích trên biển, trong khi 11 người được lực lượng tuần duyên Ý cứu và đưa vào bờ. Ngoài ra có thi thể một phụ nữ.

    Shakilla Mohammadi, nhân viên của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), cho biết bà nghe được từ những người sống sót rằng có 66 người mất tích, trong đó có ít nhất 26 trẻ em, một số chỉ mới vài tháng tuổi.

    Những người di cư trong vụ chìm tàu thứ hai đến từ Iran, Syria và Iraq.

    Hiện chưa rõ hai con tàu trên bị chìm khi nào. Các vụ chìm tàu trên càng cho thấy Địa Trung Hải là một trong những tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, hơn 23.500 người di cư đã chết hoặc mất tích ở vùng biển này kể từ năm 2014.

    Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ ở Địa Trung Hải cũng như mở rộng các kênh di cư hợp pháp và an toàn, để người di cư "không bị buộc phải mạo hiểm mạng sống của mình trên biển".

    Trước đó, trong tháng 6, có 11 thi thể đã được vớt lên từ vùng biển ngoài khơi Libya. Năm ngoái, một chiếc tàu chở người di cư khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ đã đâm vào đá ngoài khơi thị trấn Cutro ở Calabria (Ý), khiến ít nhất 94 người thiệt mạng.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Thành phố Agadez (Niger), từ lâu đã là điểm dừng chân của người di cư từ Bắc Phi đến châu Âu. Nơi đây đang dần lấy lại sức sống khi luật cấm di cư năm 2015 được bãi bỏ.

    hoi sinh agadez 1
    Thành phố Agadez, Niger, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Ảnh: ITN

    Những người qua đường

    Ousmane Kouyate, 25 tuổi, đứng bên một trạm xăng trên Quốc lộ 25, chạy qua thành phố Agadez, cách thủ đô Niamey (Niger), hơn 900 km về phía Bắc. Anh ta là một “người qua đường”, chỉ đại diện của các công ty du lịch, hay nói đúng hơn là kẻ đưa lậu người di cư châu Phi đến Địa Trung Hải.

    Lần đầu Kouyate đặt chân đến Agadez với ước mơ vươn tới châu Âu. Sau nhiều lần bị từ chối và mạo hiểm mạng sống, anh ta chuyển sang ngành buôn lậu người di cư. Năm 2021, anh ta bị cảnh sát Nigeria bắt vì tội buôn lậu và phải ngồi tù 2,5 năm trước khi được thả và trở về Guinea.

    Đeo kính râm và tai nghe dưới chiếc mũ bóng chày, Kouyate tỏ ra thận trọng và cảnh giác, mặc dù điều này là không cần thiết tại Agadez. Năm 2016, Chính phủ Niger đã ban hành Luật 2015 - 36 quyết định hình sự hóa việc vận chuyển người di cư trái phép lên phía Bắc.

    Thời điểm đó, việc đưa lậu người di cư qua thành phố Agadez bị cấm triệt để. Các hoạt động du lịch được rà soát nghiêm ngặt, những “người qua đường” như Kouyate có thể bị bắt và bỏ tù bất cứ lúc nào.

    Chỉ sau một đêm, hàng trăm tài xế, người môi giới và “người qua đường” bị buộc tội buôn bán người và bị bắt. Phương tiện làm ăn của họ bị tịch thu. Điều này dẫn đến sự sụt giảm đáng kể số lượng người cố gắng vượt biên và số lượng du khách đến Agadez.

    Tuy nhiên, từ tháng 7/2023, mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Đến tháng 11, Hội đồng Bảo vệ Quốc gia Niger (CNSP) quyết định bãi bỏ luật và hợp pháp hóa hoạt động buôn lậu người di cư.

    Vì vậy, gần đây, Kouyate quyết định quay lại Agadez hành nghề. Theo như Kouyate mô tả: “Các hoạt động kết nối và vận chuyển người di cư đã trở lại bình thường”.

    Chỉ trong thời gian ngắn, anh ta đã nắm quyền quản lý một trong nhiều “khu ổ chuột” mới mọc lên tại Agadez. Nơi đây là nơi trú ẩn tạm thời cho những người di cư quá cảnh.

    Tên gọi “khu ổ chuột” xuất phát từ quy định trước đây, những người di cư bị buộc phải nhốt ở đây nhiều tháng trong điều kiện khắc nghiệt cho đến khi những người hỗ trợ có thể đưa họ ra ngoài.

    “Tuy nhiên, ngày nay việc quản lý ‘khu ổ chuột’ dễ dàng hơn. Những người di cư tại đây có nhiều tự do hơn, họ có thể rời khỏi nơi ẩn náu, thậm chí tìm kiếm những công việc nhỏ trong khi chờ thời cơ di chuyển”, Kouyate nói và mô tả những người di cư như “khách du lịch” đến Agadez.

    Bên trong các “khu ổ chuột” không có nhiều đồ đạc. Mọi người ngủ trên những tấm thải trải dưới sàn nhà đầy bụi. Họ cất giữ một ít đồ đạc vào những ngăn tủ trong góc phòng. Bên ngoài có sân sinh hoạt chung và nhà vệ sinh chung.

    Cửa ngõ vào sa mạc Sahara

    hoi sinh agadez 1
    Xe chờ người di cư qua Agadez, Niger. Ảnh: Washington Post

    Giống với Kouyate, Abdou Amma, 53 tuổi, là một trong những “người qua đường” giàu kinh nghiệm nhất Agadez. Ông ta trở lại làm việc sau khi luật bị bãi bỏ. Amma đã làm việc trong lĩnh vực này 19 năm, đưa đón người dân từ khắp châu Phi. Khi luật có hiệu lực, Amma bỏ trốn để không bị bắt, bán hết xe và rơi vào cảnh thất nghiệp.

    Cùng suy nghĩ với nhiều người dân Agadez, Amma tin rằng Luật 2015 - 36 đã bóp nghẹt nền kinh tế và khiến điều kiện sống của người dân trở nên tồi tệ hơn. Luật buộc họ phải thường xuyên tham gia các hoạt động bất hợp pháp.

    “Chúng tôi được hứa giúp đỡ nhưng không nhận lại gì. Nhiều tài xế đã chuyển sang buôn bán ma túy và vũ khí hoặc đi cướp bóc”, Amma nói.

    Còn bây giờ, theo Amma, Agadez đã “thoát khỏi lồng của nó” khi nhiều người được hưởng lợi từ dòng người di cư quá cảnh. Từ thương gia đến người qua đường, chủ nhà hàng, thậm chí chính quyền, cũng có lợi vì mỗi người di cư đều phải trả một khoản thuế trị giá 1,64 USD. Không chỉ người di cư, Agadez cũng bắt đầu đón khách du lịch trở lại.

    Là Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc công nhận, Agadez từng là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch. Nơi đây nằm ở vị trí “cửa ngõ vào sa mạc Sahara”. Tuy nhiên, kinh tế của khu vực liên tiếp rơi vào khó khăn do các cuộc nổi dậy của các nhóm vũ trang chống chính phủ.

    Khi làn sóng di cư từ Libya hoặc Algeria qua Địa Trung Hải đến châu Âu tăng đáng kể vào năm 2013, 2014, Agadez là nơi mà người dân Bắc Phi, Tây Phi cần đi qua nếu muốn thực hiện hành trình.

    Hơn nữa, Niger là thành viên của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), liên minh khu vực có thỏa thuận di chuyển tự do. Bất kỳ ai từ 15 quốc gia thành viên đều có thể đến Agadez không cần thị thực.

    Vì vậy, sau khi ngành du lịch sụp đổ, nhiều người đã chuyển sang kinh doanh đưa người đến biên giới Libya. Hành trình di chuyển của người di cư đã tạo ra cơ hội kinh tế cho hàng nghìn hộ gia đình nghèo và cực nghèo. Từ đó, ngành công nghiệp di cư mọc lên.

    Chờ thời cơ đến

    hoi sinh agadez 1
    Muốn đến Libya, người dân Bắc Phi phải đi qua Agadez. Ảnh: ITN

    Theo một nghiên cứu, Luật 2015 - 36 không ngăn chặn việc buôn lậu người di cư qua Niger mà chuyển hướng hoạt động này sang các tuyến đường nguy hiểm. Dữ liệu gần đây cho thấy sự gia tăng tình trạng di cư bất thường đến châu Âu, nhất là qua Địa Trung Hải và gia tăng số ca tử vong ở Sahara. Hầu hết nạn nhân là những người không có giấy tờ.

    Kouyate mô tả, khi Luật 2015 - 36 còn được áp dụng, mọi hoạt động buôn lậu phải thực hiện trong bí mật. Những “người qua đường” sẽ xây dựng chiến lược riêng để đưa người di cư từ bến xe bus đến các “khu ổ chuột”.

    “Tôi liên lạc với những người di cư từ rất lâu trước đó, khi họ còn ở đất nước của họ. Chúng tôi học cách nói chuyện theo kiểu mật mã riêng dưới sự giám sát của cảnh sát”, Kouyate nói.

    Anh ta cho biết thời điểm đón khách thích hợp nhất là ban đêm trên sa mạc, trên những con đường chưa có người qua lại. Do đó, các “người qua đường” phải tìm hiểu kỹ các tuyến đường, bàn bạc tỉ mỉ với khách hàng và đưa họ đi đúng tuyến đường đã vạch sẵn. Chỉ một chút sơ sẩy, tất cả bọn họ sẽ bị cảnh sát tóm gọn.

    Kể cả sau đó, dù phải thụ án trong nhà tù, Kouyate vẫn duy trì mạng lưới vận chuyển người đến Libya, từ đó, các bên liên hệ khác từ các nhóm Libya sẽ tiếp quản.

    Libya là mục tiêu của Kaka Bangoura, một người nhập cư 24 tuổi đến từ Sierra Leone. Anh ta đến Agadez từ tháng 12/2023 và làm nghề thợ điện. Mục đích chính của anh ta là kiếm đủ tiền và rời đến Libya, quốc gia Bắc Phi giáp Địa Trung Hải, rồi tìm đường sang châu Âu.

    Khi hay tin Luật 2015 - 36 bị bãi bỏ, anh ta quyết định rời Sierra Leone đến Agadez. Theo Bangoura, trước đây cảnh sát sẽ yêu cầu kiểm tra giấy tờ của những người nhập cư và nếu không có, họ sẽ bị bắt giữ. Bây giờ, người nhập cư chỉ cần đưa tiền hối lộ.

    Chờ đợi thời cơ cũng là trạng thái của Khalifa Cisse, 26 tuổi, người gốc Senegal hiện đang quản lý một khu ổ chuột ở Agadez. Ở quê hương, Cisse làm nghề lái xe bus. Anh ta bỏ trốn vì bị kết án tử hình sau một vụ tai nạn làm chết người.

    Cisse đến Agadez trước khi Luật 2015 - 36 được ban hành và cố gắng sống sót qua thời kỳ gian khổ đó. Mục tiêu của anh ta là tiết kiệm tiền đến Libya. Để thực hiện hành trình này, Cisse dự kiến cần 492 USD.

    Khi Luật 2015 - 36 được bãi bỏ, Cisse cảm thấy nhẹ nhõm “vì các phương tiện di chuyển qua sa mạc Sahara hiện đã nhanh hơn, thường xuyên hơn”. Tuy nhiên, anh cũng như nhiều người di cư khác vẫn còn những lo ngại về mức độ an toàn của hành trình. Họ có nguy cơ bị mắc kẹt trong sa mạc hoặc bị bọn cướp và các nhóm vũ trang tấn công.

    Khó khăn còn ở phía trước

    hoi sinh agadez 1
    Người di cư tập trung tại Agadez, Niger. Ảnh: ITN

    Bên cạnh những người di cư khao khát tìm đến nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn thì có những người bị mắc kẹt lại Agadez. Pita Favour-David, người Nigeria, 35 tuổi, là một ví dụ.

    Favour-David đến Libya làm việc vài năm, có thai và bị sa thải. Cô bị trục xuất về nước. Không có tương lai ở Nigera lại phải nuôi con nhỏ, cô quyết định ở lại Agadez làm thuê kiếm trong các “khu ổ chuột” để kiếm tiền.

    Theo thống kê gần đây nhất vào năm 2023 của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), hơn 60 nghìn người di cư từ Niger đến Libya và Algeria. Dòng chảy người di cư được khảo sát từ các trạm xe bus ở Agadez. Rất dễ nhận biết những người muốn di cư.

    Họ đóng vai những khách du lịch, chủ yếu là thanh niên, đeo trên mình những chiếc balô lớn, gói gọn đồ đạc cho hành trình dài đằng đẵng phía trước. Bên cạnh trạm xe bus là các quầy hàng bán đồ dùng cần thiết cho chuyến đi xa như thực phẩm, nước uống đóng chai, pin điện thoại...

    Hiện nay, các đoàn người di cư được phép rời Agadez vào các ngày thứ Ba và thứ Năm trong tuần. Điểm dừng của họ trước khi vượt biên là Libya hoặc Algeria.

    Anh Chehu Azizou, điều phối viên Dự án di cư Alarmephone Sahara, thông tin khoảng 3 - 5 chuyến xe khởi hành từ Agadez đến Libya mỗi tháng. Mỗi chuyến chở khoảng 2 nghìn người.

    Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không giống như lượng lớn người di cư từ Niger đến Libya vào năm 2015, người di cư sẽ rất khó khăn khi vượt qua biên giới các quốc gia như Libya, Algeria. Họ cũng phải đối mặt với nguy cơ tái định cư lớn hơn nhiều so với năm 2015.

    Bà Alice Fereday, chuyên gia phân tích cấp cao tại Sáng kiến toàn cầu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cho biết: “Dù Niger đã bãi bỏ luật, những người di cư phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Nguy cơ bị bắt giữ và nguy cơ bị trục xuất khỏi Algeria rất lớn. Do đó, còn rất nhiều yếu tố cản trở người di cư tiến về phía Bắc”.

    Giaoducthoidai (theo Aljazeera)

  • 15 thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (16/5) đã đề xuất tăng cường biện pháp kiểm soát người di cư, trong đó nhất là thúc đẩy các thỏa thuận với các quốc gia thứ 3 nằm trên tuyến đường di cư để tạo thuận lợi cho việc đưa những người di cư không giấy tờ sang các nước thứ 3.

    Về vấn đề di cư, một thành viên EU là Hà Lan thậm chí tuyên bố sẽ yêu cầu cho phép lựa chọn không tham gia Hiệp ước Tị nạn và Di trú mới của châu Âu.

    Trong bản kiến nghị gửi đến Ủy ban châu Âu (EC) ngày 16/5, 15 quốc gia thành viên EU, do Đan Mạch và Cộng hòa Séc dẫn đầu, đã đưa ra những cách thức và giải pháp mới để ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp vào châu Âu.

    Cụ thể, các nước này đề xuất EC đưa ra các cơ chế nhằm phát hiện, ngăn chặn hoặc cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp những người di cư trên biển và đưa họ đến một nơi an toàn được xác định trước tại một quốc gia đối tác bên ngoài EU.

    chau au duoi nguoi di cu

    15 quốc gia thành viên cũng gợi ý EC nên đơn giản hóa thủ tục đưa những người xin tị nạn đến các nước thứ ba và xử lý yêu cầu của họ tại đó. Luật pháp châu Âu quy định rằng một người nhập cư đến EU có thể được gửi đến một quốc gia ngoài Khối, nơi họ có thể yêu cầu tị nạn nếu có mối liên hệ với quốc gia thứ ba này. Kiến nghị cũng kêu gọi đánh giá lại khái niệm về "quốc gia thứ ba an toàn" trong Luật tị nạn của EU.

    Về tổng thể, các nước tham gia kiến nghị muốn EU thúc đẩy ký các thỏa thuận đối tác về di cư, nhất là những nước nằm trên tuyến đường di chuyển như Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc theo hình mẫu thỏa thuận di cư mà Italy đã ký với Albania cuối năm 2023.

    15 quốc gia tham gia đưa kiến nghị bao gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Hy Lạp, Italy, Síp, Lettonia, Litva, Malta, Áo, Ba Lan, Rumania và Hà Lan.

    Đáng chú ý, liên minh chính phủ thiên hữu mới thành lập tại Hà Lan tuyên bố sẽ thúc đẩy các quy tắc nghiêm ngặt nhất từng được áp dụng trong vấn đề tị nạn để kiểm soát tình trạng nhập cư, thậm chí những người không có giấy phép cư trú hợp lệ sẽ bị trục xuất bằng vũ lực nếu cần thiết.

    Liên minh chính phủ mới tại Hà Lan cũng cho biết sẽ sớm gửi tới EC đề xuất có thể hủy bỏ, hoặc “lựa chọn không tham gia” vào Hiệp ước Tị nạn và Di trú mà EU mới thông qua đầu tháng 4/2024.

    Theo VOV Paris

  • EU sẽ cung cấp cho Liban gói hỗ trợ tài chính trị giá 1 tỷ euro (1,07 tỷ USD) cho giai đoạn 2024-2027 để giúp khối này giảm thiểu làn sóng người di cư từ các nước Trung Đông.

    lan song di cu tu trung dong
    Giải cứu người di cư ngoài khơi đảo Lampedusa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Liban sẽ nhận được gói hỗ trợ tài chính trị giá 1 tỷ euro (1,07 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) cho giai đoạn 2024-2027 để giúp khối này giảm thiểu làn sóng người di cư từ các nước Trung Đông.

    Công bố gói hỗ trợ trong cuộc họp báo ở Beirut ngày 2/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nêu rõ biện pháp này thể hiện EU tiếp tục hỗ trợ để tăng cường các dịch vụ cơ bản ở Liban như giáo dục, bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người dân ở Liban, đi kèm với những cải cách cấp thiết về kinh tế, tài chính và ngân hàng.

    Đây là họp báo chung của Chủ tịch EC và Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nikos Christodoulide cùng với Thủ tướng Liban Najib Mikati khi 2 nhà lãnh đạo châu Âu đến thăm Liban để thảo luận về những thách thức trong nước và trong khu vực mà quốc gia Trung Đông này đang phải đối mặt cũng như cách thức hỗ trợ tốt nhất mà EU có thể thực hiện.

    Liban hiện đang tiếp nhận một lượng lớn người di cư Syria.

    Theo bà Von der Leyen, khoản hỗ trợ trên cũng sẽ được phân bổ cho Các lực lượng vũ trang Liban, trong đó có các hình thức hỗ trợ thiết bị và huấn luyện quản lý biên giới, chống buôn lậu.

    Theo người phát ngôn EC, khoản hỗ trợ trên sẽ được giải ngân dưới hình thức tài trợ, với 736 triệu euro dành để hỗ trợ Liban để đối phó với cuộc khủng hoảng ở Syria và 264 triệu euro dành cho hợp tác song phương, đặc biệt là để hỗ trợ các dịch vụ an ninh, bao gồm cả quản lý biên giới.

    Trong khi đó, Tổng thống Cộng hòa Cyprus N.Christodoulides cho biết gói hỗ trợ mới sẽ giúp Liban giải quyết những thách thức như giám sát các đường biên giới trên bộ và chống nhập cư bất hợp pháp. Các bên cũng sẽ tìm cách phối hợp với các đối tác Liên hợp quốc để đưa người di cư trở lại quê nhà.

    Ngoài Liban, EU cũng có các thỏa thuận với Ai Cập, Tunisia, Mauritania và một số nước khác nhằm giúp châu lục này ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp.

    Kể từ khi nền kinh tế sụp đổ vào cuối năm 2019, Liban trở thành điểm “nóng” trung chuyển người di cư, chủ yếu là người Syria và những người tị nạn Palestine thực hiện các chuyến hành trình nguy hiểm đến châu Âu. Hiện có khoảng 2 triệu người di cư Syria ở Liban, chiếm khoảng 1/3 dân số nước này.

    Theo các quy định hiện nay của EU, người di cư Syria được hưởng quy chế bảo vệ tị nạn khi đến châu lục này.

    Cộng hòa Cyprus loay hoay xử lý hơn 30.000 người di cư đã được cấp quy chế tị nạn tại nước này, cần được bố trí chỗ ở và trợ cấp hằng tháng.

    Cyprus đang làm việc với các nước EU khác để thuyết phục EC đưa 2 vùng “không trong tình trạng chiến tranh” ở Syria ra khỏi danh sách bảo vệ tị nạn, cho phép hồi hương người di cư Syria.

    Hầu hết người tị nạn Syria đến Cyprus bằng đường biển, xuất phát từ Liban, cách Cộng hòa Cyprus chưa đến 200km về phía Đông Nam.

    Đầu tháng này, Cộng hòa Cyprus đã tạm dừng xử lý các đơn xin tị nạn của người di cư Syria sau làn sóng di cư ồ ạt bằng đường biển và leo thang xung đột trong khu vực.

    Theo TTXVN