• Cô gái Hải Phòng quyết định có con với bạn trai ngoại quốc chỉ sau 1 lần gặp mặt. Sau đó, cô một mình sinh con trong khi “đối tác” ở cách nửa vòng trái đất. 

    Không thể phủ nhận hôn nhân là một chuyện dựa trên cảm xúc rất nhiều và đôi khi chỉ trong một vài khoảnh khắc ngắn ngủi cũng đủ khiến bạn nhận ra đối phương chính là người mình tìm kiếm bao lâu nay. Câu chuyện “đánh nhanh thắng nhanh” ở cô gái tên Hồng Hạnh (sinh năm 2001, Hải Phòng) và người chồng ngoại quốc chính là minh chứng cho điều này. 

    Từ năm 18 tuổi, Hạnh đã có mong muốn được kết hôn, sinh con cùng một anh chàng ngoại quốc. Thời điểm đó, cô quen biết và tìm hiểu Michael (sinh năm 1992, tại Mỹ) thông qua app hẹn hò. Sau thời gian nói chuyện, tìm hiểu, cô nàng dần nhận ra anh chàng ngoại quốc này có cách nói chuyện từ tốn, nhã nhặn và điều ấy chiếm cảm tình của cô. 

    yeu 2 thang co con 1
    (Ảnh: kienthuc.net)

    Hai người đã gặp nhau ngoài đời sau 2 tháng quen nhau. Michael bay từ Mỹ qua Việt Nam để thăm bạn gái. Khoảnh khắc chứng kiến bạn trai ở sân bay, Hồng Hạnh vui mừng, hạnh phúc ngỡ như cả hai từ lâu lắm mới được gặp lại dù đây là lần đầu tiên “offline” của hai người.

    Trong 2 tuần Michael ở Việt Nam, Hồng Hạnh ngày càng ấn tượng với vẻ ngoài đẹp trai, lịch lãm và ấm áp của người yêu. Từ đó, cô gái 18 tuổi quyết định táo bạo: Cô sẽ sinh con cùng Michael. Khi nghe bạn gái trình bày điều này, Michael không ủng hộ cũng không phản đối và để mọi chuyện diễn ra thật tự nhiên.  

    “Thấy sự tử tế của Michael, mình nảy ra suy nghĩ muốn có con với anh ấy. Quả thực, mình cũng không hiểu tại sao khi đó lại có mong muốn táo bạo như vậy. Mình chỉ nghĩ, có con rồi thì hai đứa sẽ gắn kết với nhau hơn. Kể cả mình bị bỏ rơi thì vẫn lãi đứa con lai. “Được ăn cả, ngã về không” cứ đánh liều một phen, dù sao nhà mình cũng có điều kiện, hoàn toàn có thể chu cấp cho mẹ con mình nếu như Michael không chịu trách nhiệm.

    Khi mọi chuyện xong xuôi, anh ấy vẫn nhẹ nhàng hỏi mình: “Em muốn uống thuốc không hay để vậy có con?”. Mình thấy bản thân được tôn trọng nên rất hài lòng”, cô gái Hải Phòng chia sẻ.

    yeu 2 thang co con 1

    yeu 2 thang co con 1
    (Ảnh: kienthuc.net)

    Lúc Hồng Hạnh biết mình mang thai là khi Michael đã về nước. Điều này ít nhiều khiến cô hoang mang, dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý. Khi cô thông báo với Michael, anh chỉ hỏi “Thật chứ?”, sau đó anh thông báo cho bố mẹ và lên kế hoạch chu cấp cho bạn gái. 

    9 tháng thai kỳ, Hồng Hạnh chỉ một mình vì Michael chưa thể qua Việt Nam. Ngày cô vào viện sinh con cũng chỉ có bố mẹ chăm sóc. Tuy vậy, cô gái Hải Phòng vẫn luôn hạnh phúc, tin tưởng bạn trai dõi theo và nỗ lực kiếm tiền để chu cấp cho hai mẹ con. 

    “Con tròn 4 tháng, Michael mới sang Việt Nam thăm hai mẹ con. Đó là lần thứ 2 chúng mình gặp nhau. Lần này, cảm xúc khác hẳn, mình thấy anh thân thuộc hơn, gần gũi hơn và hai đứa có mối ràng buộc mật thiết với nhau.

    Lúc ấy là 3 giờ sáng, mình đón Michael từ sân bay về nhà. Mọi khi con ngủ xuyên đêm nhưng hôm đó con lại thức. Anh ấy bế con lên, bỡ ngỡ và xúc động. Anh ở lại 3 tuần, mình bảo gì làm nấy, từ pha sữa, thay bỉm, tắm cho con đều làm thành thục. Mình biết, mình đã chọn đúng người”, Hồng Hạnh tâm sự.

    yeu 2 thang co con 1
    (Ảnh: kienthuc.net)

    Sau đó, Michael về Mỹ và làm thủ tục bảo lãnh vợ con nhưng sau 1 năm mới được đoàn tụ vì ảnh hưởng dịch bệnh. Cặp đôi đã tổ chức hôn lễ nhỏ gọn, ấm cúng và đầy cảm xúc giữa mùa dịch. Điều may mắn của Hồng Hạnh là được chồng yêu thương, bố mẹ chồng quý mến và xem như ruột thịt. 

    “Mình vốn là một cô gái vui tính, thân thiện nên được bố mẹ chồng và các anh chị chồng quý mến. Mình cũng dễ hòa nhập với cuộc sống nơi đây, không gặp trở ngại gì về ngôn ngữ, văn hoá, lối sống. Chỉ là vợ chồng thì không tránh khỏi đôi lúc mâu thuẫn nhưng đối với anh ấy, vợ con luôn quan trọng hơn tất cả”, Hồng Hạnh chia sẻ. 

    yeu 2 thang co con 1
    (Ảnh: kienthuc.net)

    Tình yêu luôn có những lý lẽ của riêng nó là vậy, nhất là chuyện duyên số đôi khi đến rất nhanh, tích tắc vài nốt nhạc và gắn kết với nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như cô gái trẻ này. Có nhiều trường hợp tìm hiểu nhau qua mạng, app hẹn hò rồi bị lừa tình, lừa tiền khiến phụ nữ là người chịu nhiều tổn hại. Tình yêu xuyên biên giới với nhũng đứa con lai là niềm yêu thích của nhiều người, tuy vậy, cũng cần cẩn trọng để tránh hệ lụy đáng tiếc thay vì đổ xô theo người khác. 

    Như cô gái trong câu chuyện trên, quyết định có con với bạn trai khi chưa có ràng buộc cưới xin rồi anh chàng cũng cách nửa vòng trái đất là rất liều lĩnh. Thời điểm đó, cô cũng chỉ 18 tuổi - độ tuổi còn quá trẻ và nhiều hoài bão cần thực hiện. Dù gia đình có điều kiện, có thể lo cho cô và con nếu chẳng may chồng “lật kèo” nhưng may mắn là anh chàng sống có trách nhiệm, yêu vợ thương con. Thử hỏi, thực tế có được bao nhiêu trường hợp may mắn như vậy? Thế nên, dù sao chị em cũng phải cẩn trọng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.

    Theo Webtretho

  • Cô gái tuổi đôi mươi Đào Thị Thái năm ấy nghĩ rằng, “ông chú” Hàn Quốc hơn mình 19 tuổi là nông dân, tính cách sẽ hiền lành, chăm chỉ. Nhưng điều khiến cô không ngờ tới, đó là cuộc hôn nhân mai mối ấy đã khiến cô thay đổi số phận.

    ba trum nong san 1

    Chỉ học đến lớp 9, mắt bị hỏng một bên, gái nghèo quyết lấy chồng ngoại để đổi đời

    Chị Đào Thị Thái (35 tuổi, người Hải Phòng) hiện đang sống cùng chồng và hai con trai tại tỉnh Gyeongsang Bắc - một vùng đất nổi tiếng về nông nghiệp và du lịch tại Hàn Quốc. Thái đã kết hôn 15 năm với người chồng lớn hơn mình 19 tuổi, là nông dân.

    Nhớ lại quyết định năm ấy, cô kể, gia cảnh lúc bấy giờ rất khó khăn. Cô mồ côi cha năm mới lên 2 tuổi. Cùng năm ấy, cô mắc bạo bệnh khiến đôi mắt bị phủ màng trắng, gần như không còn nhìn được. Chạy chữa mãi thì một mắt mới lấy lại được thị lực, còn một bên mắt cứ đờ dại đi.

    ba trum nong san 1
    Đào Thị Thái - nàng dâu Việt nổi tiếng trên đất Hàn Quốc

    Nhà nghèo, mẹ không lo cho đi học tiếp được, Thái đành nghỉ học khi mới hết lớp 9, vào Nam ra Bắc đi làm thuê, rửa bát, dọn dẹp, làm phụ bếp, giúp việc… để kiếm sống, phụ giúp gia đình.

    ba trum nong san 1
    Chồng Thái lớn hơn cô 19 tuổi, khi gặp vợ lần đầu đã giới thiệu: "Anh là nông dân, nhà anh trồng táo"

    Nghĩ cảnh mẹ mỗi lúc một già, anh trai vất vả gà trống nuôi con sau khi chị dâu qua đời vì tai nạn giao thông, bản thân cũng đã trải qua những ngày cơ cực, Thái nghĩ đến việc lấy chồng ngoại quốc, may ra thì được đổi đời.

    Thời điểm đó, ở quê Thái có “mốt” lấy chồng ngoại quốc thông qua mai mối. Các cô dâu Việt phần lớn là những người tuổi đôi mươi, có gia cảnh khó khăn, ôm mộng lấy chồng nước ngoài để đổi đời.

    Còn các chú rể được mai mối hầu hết đều đã luống tuổi, thuộc dạng “ế có thâm niên”, hoặc có khiếm khuyết nào đó nên khó có thể tìm đối tượng kết hôn.

    Biết vậy, nhưng vẫn trông đợi vào vận may, năm 2008, Thái đăng ký một chương trình mai mối.

    Thái được giới thiệu cho một anh nông dân lớn hơn mình 19 tuổi. Tất cả thông tin cô biết về chồng tương lai, đó là “ông chú” ngót nghét 40 tuổi trước mặt mình có gương mặt hiền lành, nhà có vườn táo, đến từ tỉnh Gyeongsang Bắc.

    Tôi và chồng cách nhau 19 tuổi. Chúng tôi không có thời gian hẹn hò, tìm hiểu nhau, mà chỉ thông qua giới thiệu của những người mai mối. Khi nghe anh giới thiệu là nông dân, tôi nghĩ anh ấy có thể sẽ là người thật thà. Nhà anh có ruộng vườn, nếu chăm chỉ làm việc có thể sẽ có cuộc sống tương lai đảm bảo.

    Khi nói chuyện, tôi cũng cảm thấy anh hiền lành, chân chất. Anh đã lớn tuổi nên sẽ có nhiều kinh nghiệm sống, tôi cảm thấy yên tâm khi ở bên cạnh anh, nên gật đầu đồng ý”, Thái kể lại.

    ba trum nong san 1
    Hai vợ chồng trong chuyến du lịch Cần Thơ ngay trước Tết Giáp Thìn

    Chồng thông báo trước việc cưới nhau về, họ sẽ sống chung với bố mẹ chồng đã cao tuổi. Thái cũng dự đoán, cuộc sống của mình tại Hàn Quốc sẽ không dễ dàng như trong phim, mà phải hết sức chăm chỉ, quán xuyến việc đồng áng. Tin vào cảm nhận ban đầu của mình về anh nông dân trồng táo và hoàn cảnh cũng không cho phép kén chọn nhiều, Thái quyết tâm trở thành vợ anh.

    Cưới về mới biết chồng là “đại gia chân đất”, trở thành “bà trùm nông sản” xứ Hàn

    Sang tới đất Hàn vào tháng 3/2009, Thái mới biết anh chồng nông dân của mình không hề “bèo bọt”. Cô lập tức bị choáng ngợp, vì là nông dân, nhưng nhà chồng Thái ở Gyeongsang Bắc có rất nhiều ruộng đất, táo và ớt trồng bạt ngàn. Không chỉ vậy, quy mô nông nghiệp của nhà chồng cũng rất hoành tráng, đủ loại máy móc, tiện nghi.

    Khác với hình dung của Thái, việc làm nông của nhà chồng cô không quá vất vả, dùng nhiều loại máy móc để thay thế sức người ở nhiều công đoạn. Cày bừa, cắt cỏ, bón phân, xịt thuốc, hái táo trên cao... đều bằng máy hết.

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1
    Đúng là nhà anh có vườn táo, nhưng là vườn rộng bạt ngàn, phải đi xe mới hết được vườn

    Mỗi gia đình làm nghề nông ở đây đều đầu tư, sắm sửa từ 5 đến 10 máy móc nông nghiệp hiện đại. Con người chỉ làm việc vận hành và một số công đoạn cần bàn tay con người như thu hoạch trái, vặt tỉa lá… nên cũng không vất vả như mình tưởng tượng ban đầu”.

    Thái không gặp quá nhiều trở ngại về ngôn ngữ vì đã học tiếng Hàn từ khi ở Việt Nam và cũng được trung tâm hỗ trợ người nước ngoài của tỉnh Gyeongsang Bắc cho giáo viên đến tận nhà dạy ngôn ngữ.

    Trở ngại lớn nhất là về thay đổi môi trường sống, xa cách quê hương để đến ở với một gia đình xa lạ, thì Thái lại được gia đình chồng hỗ trợ rất nhiều. Ngày đón con dâu sang Hàn, bố mẹ chồng đều hân hoan, mẹ chồng chủ động mua quần áo mới, nấu nướng các món ngon bồi bổ sức khỏe, ân cần quan tâm con dâu.

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1
    Vườn táo của nhà chồng Thái tại Hàn Quốc

    Hai vợ chồng lúc đầu chưa có nhiều tình cảm, nhưng chồng vẫn chủ động lập một tài khoản riêng để gửi tiền về cho gia đình Thái, đưa thẻ cho vợ chủ động chi tiêu. Đến khi Thái sinh con trai đầu lòng năm 2010, tình cảm vợ chồng càng lúc càng gắn kết. Sau đó 2 năm, họ có thêm cậu con trai thứ hai.

    Sau 15 năm ở bên “ông chú” nông dân, Thái cũng chủ động vun vén cho công việc đồng áng. Được bố mẹ chồng chia một phần đất đai, một phần khác cố gắng mua thêm để mở rộng diện tích canh tác, Thái được hội chị em người Việt ở Hàn Quốc gọi đùa là “bà trùm nông sản”.

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1
    Việc trồng trọt của gia đình đã được mở rộng quy mô và các loại nông sản

    Bởi lẽ, gia đình Thái không chỉ trồng hàng nghìn gốc táo đỏ, cả hecta ớt như những năm trước, mà càng lúc càng nảy nở kinh doanh, trồng thêm đủ loại cây ăn trái như 400 gốc táo vàng, nho sữa, mận, đào… và các loại hoa màu như lúa, đậu nành, vừng, tam giác mạch, củ cải, củ dền, mận, ngô, khoai, bí...

    Không chỉ thế, nhà cô còn nuôi ong làm mật, có xưởng sản xuất nước ép táo, nước ép rau củ làm từ nông sản vườn nhà. Thái có hơn 125.000 người theo dõi trên mạng xã hội, nên “tiện thể” cô bán hàng online các mặt hàng nông sản, nhân sâm Hàn Quốc.

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1
    Cô gái nghèo đã thành "bà trùm nông sản" sau 15 năm tiếp quản và phát triển cơ ngơi nhà chồng

    Ăn Tết kiểu Hàn - Việt, mẹ chồng còng lưng vẫn thích trông bánh chưng

    Hành trình từ cô gái nghèo đến bà chủ lớn của Đào Thị Thái suốt 15 năm qua khiến nhiều người ngưỡng mộ. Thái tâm sự, nhiều người mới biết đến cô thấy có ruộng vườn bạt ngàn, được gia đình chồng yêu thương, trân trọng thì cho rằng cô may mắn mà không biết đến những nỗ lực, vất vả đã trải qua.

    "Bận việc đồng áng nên vợ chồng mình gần như không có thời gian hẹn hò nhau ở những nơi sang trọng, đi du lịch hay đi ăn nhà hàng cùng nhau. Thời gian gặp gỡ phần lớn là ở ngoài vườn táo, ruộng lúa hoặc lâu lâu có dịp, hai vợ chồng về Việt Nam thăm bà ngoại, du lịch ở Việt Nam

    Để có được thành quả như hiện tại, mình cũng phải rất chăm chỉ, làm việc nhiều giờ trong ngày, vun vén cho công việc chung cũng như quảng bá cho các sản phẩm của gia đình, chứ không có chuyện ngồi không hưởng thụ.

    Nếu có gì 'may mắn', thì đó là chồng mình rất hiền lành, tôn trọng người khác và không uống rượu, bia, không tụ tập, chơi bời, chỉ tập trung làm việc thôi. Hai vợ chồng mình đều rất thích việc đồng áng, chăm sóc cây cối và luôn tìm cách mở rộng công việc trồng trọt, kinh doanh nên càng sống chung càng hòa hợp, càng hiểu nhau", cô trải lòng.

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1
    Hai cậu con trai được nuôi dạy trong không khi đầm ấm của gia đình Việt - Hàn

    Chọn một thái độ sống vui vẻ, tích cực, chăm chỉ, nên Thái được cả bố mẹ lẫn các anh em nhà chồng yêu thương. Bố chồng đã qua đời nhưng vợ chồng cô vẫn chọn sống chung với mẹ chồng để chăm sóc bà những năm tháng tuổi già.

    Dịp Tết Giáp Thìn năm nay, vợ chồng Thái về Việt Nam du lịch, thăm bà ngoại vài tuần rồi quay về Hàn Quốc đón Tết nguyên đán cùng gia đình chồng. Đại gia đình cùng tập trung làm lễ và ăn uống vui vẻ.

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1
    Tết ở Hàn Quốc nhưng không thể thiếu bánh chưng Việt Nam

    Thái hạnh phúc kể: “Mùng 1 Tết, con cháu sẽ lạy mừng thọ cha mẹ. Nhà mình thì bố chồng đã mất nên tất cả sẽ lạy mẹ chồng, sau đó mẹ sẽ phát tiền mừng tuổi cho từng người. Rồi đến lượt các bác, các chú, vợ chồng mình ngồi cho các con cháu quỳ lạy, và cũng lì xì cho tụi nhỏ.

    Sau nghi thức làm lễ mừng thọ thì sẽ làm mâm cúng thắp hương tổ tiên. Nhà mình còn có tục đo chiều cao ngày mùng 1 Tết, đo cả con cháu và người lớn xem đã thay đổi thế nào trong năm qua. Giờ thì mình là người thấp bé nhất nhà rồi (cười lớn).

    Cả nhà cũng cùng nhau ăn bữa cơm sáng mùng 1 Tết, không thể thiếu món canh há cảo, bánh gạo do mẹ chồng tự tay nấu. Gia đình mình là gia đình Việt - Hàn nên cũng có sự góp mặt của chiếc bánh chưng, bánh tét nữa.

    Cả nhà ai cũng mê bánh chưng, bánh tét hết, từ người già đến trẻ em, nên năm nay mình gói 45 bánh chưng và bánh tét. Mẹ chồng dù lưng hơi còng rồi vẫn thích trông nồi bánh chưng cùng các con. Tết vui vẻ, đầm ấm lắm!”.

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1

    ba trum nong san 1
    Cả 3 thế hệ đều ghiền bánh chưng, bánh tét

    Theo Đời sống & Pháp luật

  • Thực tế cho thấy, với một người mới sang định cư ở nước ngoài, sẽ có rất nhiều khó khăn và thử thách.

    Một cô gái xinh xắn, rạng rỡ, với sự nghiệp không quá lẫy lừng nhưng cũng là mơ ước của bao người, tiếp viên hàng không. Tương lai phía trước đang vô cùng xán lạn. Là bạn, bạn có đủ can đảm để rũ bỏ hết, chấp nhận xa gia đình đến một đất nước khác sinh sống?

    Đó là cách mà cô gái tên Trịnh Thị Phương Thảo đã làm để chứng minh tình yêu mãnh liệt của mình. Tuy nhiên, cuộc sống thì vô vàn những điều không ai biết trước được. Và Thảo cũng không thể ngoại lệ. Đặc biệt là khi cô dám bỏ lại sau lưng tất cả, để xây dựng cuộc sống mới ở nơi đất khách quê người.

    co gai thuy dien 1

    Nghe theo tiếng gọi của con tim

    Thảo vốn là nữ tiếp viên hàng không làm việc cho một hãng hàng không lớn. Vài năm trước, khi sự nghiệp đã đi vào ổn định, Thảo quyết tâm bỏ lại để theo chồng sang Thụy Điển định cư. Có lẽ thời điểm ấy, với cô, được nghe theo tiếng vẫy gọi của con tim là điều đúng đắn nhất. Thảo cho biết: "Mình là một người ưa khám phá, thích học hỏi những điều mới lạ cho nên mình đã lựa chọn công việc làm tiếp viên hàng không, giúp mình có cơ hội được bay đến những vùng đất mới và cho mình nhiều trải nghiệm.

    co gai thuy dien 1
    Thảo từng là một nữ tiếp viên hàng không.

    Mình gặp chồng cũ của mình khi anh ấy sang Việt Nam du lịch. Bọn mình gặp nhau thông qua một người cô. Ban đầu, bọn mình cũng chỉ nghĩ là bạn bè nói chuyện cho vui thôi và sau đó anh trở về Thụy Điển nhưng vẫn giữ liên lạc với mình. Sau 3 tháng nói chuyện qua mạng thì bọn mình có tình cảm với nhau và anh lại quay lại Việt Nam để gặp mình. Đó là lúc 2 đứa chính thức xác định mối quan hệ.

    Khi anh sang Việt Nam lần nữa thì bọn mình quyết định là làm đám cưới. Lúc đó, mình nghĩ rất đơn giản là sẽ theo chồng sang nước ngoài sinh sống khi được sở di trú cấp thẻ định cư.

    Động lực lớn nhất khiến mình từ bỏ công việc của mình là mình rất yêu chồng, muốn theo chồng và nghĩ về một tương lai, một gia đình hạnh phúc bên chồng mình và mình sẵn sàng bắt đầu lại từ đầu".

    co gai thuy dien 1
    Thảo bỏ lại mọi thứ ở Việt Nam để sang Thụy Điển định cư cùng chồng.

    "Nhưng mọi thứ lại không như mình tưởng tượng...". Có lẽ đây mới là điểm bắt đầu cho một thử thách đầy gian nan mà cô gái trẻ người Việt phải đối mặt ở xứ người.

    Không "dễ sống" như người ta vẫn nghĩ

    Lúc chưa sang nước ngoài, thông qua phim ảnh, mạng xã hội, Thảo luôn tưởng tượng cuộc sống ở Châu Âu rất tốt đẹp, chẳng hạn như môi trường sống hiện đại, tiến bộ...

    Nhưng thực tế cho thấy, với một người mới sang định cư ở nước ngoài, sẽ có rất nhiều khó khăn và thử thách. Không có người thân, không bạn bè, không biết ngôn ngữ của người bản xứ là một trở ngại vô cùng lớn.

    Văn hóa, luật pháp cũng rất khác biệt, đồ ăn thức uống hoàn toàn khác xa so với Việt Nam, chi phí giá cả cũng rất đắt đỏ.

    "Một người mới sang Thụy Điển sẽ phải mất ít nhất 2 đến 3 năm để học tập và làm quen dần với sự khác biệt này. Để xin được việc cũng gặp khó khăn vì đa phần các nhà tuyển dụng ưu tiên cho người có kinh nghiệm và biết tiếng Thụy Điển nhiều hơn", Thảo nhấn mạnh.

    co gai thuy dien 1

    Cô cho biết, khi mới sang Thụy Điển, người không có bằng cấp phải làm những công việc chân tay để trang trải cuộc sống, thời gian làm việc thường rất dài và hơn 8 tiếng một ngày. Thời tiết mùa đông quá lạnh, màn đêm thường kéo dài từ 3h chiều cho đến 8h sáng hôm sau sẽ dễ khiến cho tâm trạng đi xuống.

    "Nên mọi thứ thực sự sẽ không dễ dàng như nhiều người nghĩ. Nhưng khi trải qua được những năm tháng đầu tiên khó khăn rồi thì mọi thứ sẽ dần đi vào quỹ đạo và dần ổn định cuộc sống hơn", Thảo cho hay.

    Sóng gió ập đến

    Với một người bình thường, cuộc sống ở nước ngoài đã vô cùng khó khăn, thì với Thảo mọi thứ còn tồi tệ hơn rất nhiều khi chồng cô, người duy nhất có thể ở bên cạnh chia sẻ, lại tỏ ra không hiểu được lòng cô.

    Thảo tâm sự: "Bọn mình bất đồng quan điểm rất nhiều từ khi mình mới bắt đầu sang Thụy Điển. Tư duy và quan điểm sống không giống nhau. Ví dụ, mình mong muốn sau này ổn định thì sinh con nhưng quan điểm của anh là không thích có con.

    Mình tự nhận bản thân đã thiếu sót về điều này trong quá trình tìm hiểu đối phương. Mình mặc định theo tư duy của phụ nữ Á Đông rằng lấy chồng sẽ sinh con, còn anh theo tư duy phương Tây, con cái không thực sự quan trọng. Lúc đó mình cũng bị áp lực từ phía gia đình trong vấn đề này và gia đình mình luôn thúc ép chuyện con cái trong khi mình và chồng không tìm được tiếng nói chung".

    co gai thuy dien 1

    Chưa hết, Thảo và bạn đời còn bất đồng cả trong công việc và sự nghiệp. Lúc mới sang Thụy Điển, Thảo muốn xin việc làm nhưng chồng cô không đồng ý. Thảo vẫn muốn được đi làm nên phải cố gắng tự xin việc, còn chồng thì nghĩ rằng cô chỉ nên ở nhà và đi học gì đó cho khuây khỏa. Cô tự nhận thấy lối sống đó không phù hợp với tính cách của mình. Bởi cô thích tự do, độc lập về tài chính.

    Thảo cũng không có quen ai nên cuộc sống chỉ xoay quanh chuyện đi học, làm việc nhà. Nói chung, với cô, cuộc sống khi ấy rất nhàm chán. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào chồng nên cô cảm thấy rất bức bối trong khi bản thân vốn là người sống rất tự lập.

    "Thời điểm mình mới sang là đúng vào mùa đông luôn nên tâm trạng dễ đi xuống, cảm giác hụt hẫng lạc lõng và dễ buồn chán", Thảo kể. "Chúng mình có nhiều quan điểm khó có thể chia sẻ với nhau. Lâu dần vợ chồng trở nên xa cách, tình cảm giảm sút, trở nên thiếu tôn trọng nhau.

    Cuộc sống gia đình từ đó trở nên ngột ngạt, mình cảm thấy không hạnh phúc khi sống với một người bạn đời không cùng chung chí hướng, không có tương lai và tình cảm cũng không còn như trước nữa.

    Anh nghĩ rằng mình sẽ mãi ở đấy và không dám đi đâu vì mình một thân một mình không quen biết ai nơi đất khách quê người. Nhưng mình không còn muốn có cuộc sống gia đình như vậy, một mối quan hệ không hạnh phúc đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của mình trong một thời gian dài nên mình quyết định ra đi. Ra đi với duy nhất chiếc vali quần áo và 2 bàn tay trắng".

    "Sau đó, mình đã tập trung vào việc đi học và đi làm. Mình hầu như không có thời gian để suy nghĩ về mối quan hệ cũ. Mình biết cuộc sống của mình chỉ có thể tốt hơn khi mình được là chính mình. Vì thế, đối với mình việc học và đi làm là quan trọng hơn hết. Mặc dù lúc đó mình gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và học tập nhưng mình vẫn cố gắng vượt qua", cô tâm sự.

    Gồng mình vượt qua giông bão

    Đã có lúc, Thảo cảm thấy quá mệt mỏi vì một mình ở đất khách quê người, nhưng cuối cùng, cô vẫn phải tự gồng gánh mọi thứ. Trời phú cho cô bản tính tự lập từ nhỏ, nên mặc dù có mệt mỏi thật sự nhưng chưa bao giờ cô chịu gục ngã.

    Thụy Điển cũng là quốc gia tiên tiến, có nền giáo dục hiện đại nên Thảo cũng đã học hỏi được từ họ rất nhiều điều. Cô cảm thấy vui khi được học và làm việc cùng người Thụy Điển mặc dù áp lực vì tiếng Thụy Điển của cô thời gian đầu "không đủ giỏi".

    Sau biến cố lớn ấy, Thảo tự rút ra bài học cho bản thân rằng cần phải trang bị cho mình kiến thức về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Đây là một kiến thức rất quan trọng mà mình nghĩ nhiều bạn trẻ đã mắc phải sai lầm.

    co gai thuy dien 1
    Sau tất cả, giờ đây Thảo đã tìm được người bạn trai hiểu mình thật sự.

    Khi "sự đã rồi", Thảo mới tìm hiểu và nhận thấy mình thiếu kiến thức một cách trầm trọng. Cô tự nhận sai về phần mình nữa. "Khi mình trang bị cho mình kiến thức về chuyện tình cảm, hành xử đúng đắn trong một mối quan hệ, hiểu được tâm lý sinh học của người bạn đời thì mọi chuyện sẽ khác", Thảo nói.

    Sau cùng, Thảo dành lời khuyên cho các bạn mới sang nước ngoài sinh sống rằng các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về đất nước nơi mình sẽ đến. Vì trước khi đi, nhiều người có tâm lý háo hức và luôn nghĩ về viễn cảnh màu hồng là mình sẽ được đặt chân đến những nơi đẹp, được trải nghiệm những điều thú vị chưa bao giờ được thấy, được sống ở một môi trường mà nhiều người ao ước, được học tập trong một môi trường tiên tiến hiện đại...

    "Nhưng bên cạnh đó, mọi người cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình một tâm lý là mình sẽ cần phải chấp nhận và chịu khó vượt qua khó khăn, thử thách để khi sang sẽ đỡ cảm thấy bị hụt hẫng. Nhiều người đã từng thất vọng đến nỗi chỉ muốn quay trở về quê hương", cô nói.

    Thảo khuyên mọi người cũng cần phải đầu tư vào phát triển ngôn ngữ, phát triển bản thân để theo kịp với cuộc sống nơi đất khách quê người.

    "Muốn cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thì bạn phải hi sinh rất nhiều trong giai đoạn đầu. Học hỏi và làm quen thì chắc chắn là mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn...", cô nhắn gửi.

    Cảm ơn Phương Thảo về những chia sẻ của bạn!

    Theo Afamily

  • Đó là thông tin về một đám cưới tại TP.HCM được mạng xã hội chia sẻ ào ạt hôm nay, với chuyện tình của chú rể và cô dâu U.70. Người thân của họ nói gì?

    Đám cưới "hot" nhất hôm nay

    Theo đó, thông tin về đám cưới được fanpage Tôi là dân Hóc Môn đăng tải lên mạng xã hội với dòng trạng thái:

    chu re u70 3
    Đám cưới được chia sẻ ào ạt trên mạng xã hội hôm nay. Ảnh: BẢO PHAN

    “Chúc mừng cô dâu chú rể sau gần 4 thập kỷ đã tìm lại được nhau. Cô dâu 62 tuổi ở Bình Chánh chú rể 65 tuổi người Hóc Môn. Cô dâu là tình đầu của chú rể nhưng sau này chú rể đi Mỹ, còn cô dâu vẫn ở vậy.

    Thật là vui mừng khi mà sau gần 4 thập kỷ chú rể về Việt Nam vô tình gặp lại tình đầu của mình. Hôm nay chính là ngày vui của 2 cô chú đang làm tiệc tại Hóc Môn. Chúc mừng cô chú trăm năm hạnh phúc. Mùa cưới năm nay lại thêm một đôi trọn vẹn”.

    Kèm theo đó, là hình ảnh cô dâu và chú rể được nhắc đến trong dòng trạng thái nói trên, khoác lên người bộ áo dài truyền thống, nở nụ cười hạnh phúc, viên mãn trong ngày đặc biệt.

    chu re u70 3

    chu re u70 3
    Hình ảnh đám cưới nhận về mưa tim và vô vàn lời chúc phúc từ cư dân mạng. Ảnh: BẢO PHAN

    Ngay sau đó, bài viết nhận được lượt chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội với hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự thích thú, ngưỡng mộ chuyện tình đẹp của cặp đôi cũng như gửi lời chúc phúc tốt đẹp nhất tới cô dâu và chú rể.

    Tài khoản Nhan Thị Lệ Thủy bình luận: “Hạnh phúc thường đến muộn màng,chúc mừng cô chú!”. “Chúc cô chú mãi hạnh phúc. Đám cưới tuyệt vời", Kỹ sư hẻm bày tỏ.

    Người thân nói gì?

    Tâm sự với Thanh Niên, anh Bảo Phan cho biết mình là em họ của chú rể Văn Tuấn (65 tuổi, H.Hóc Môn). Đám cưới diễn ra hôm nay, khi anh Văn Tuấn cùng chị Kim Nhàn (62 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) chính thức nên duyên vợ chồng.

    chu re u70 3
    Anh Bảo Phan cùng dàn trai bưng quả trong ngày cưới. Ảnh: BẢO PHAN

    chu re u70 3
    Tình cảm của cô dâu chú rể dành cho nhau khiến nhiều người ngưỡng mộ. Ảnh: BẢO PHAN

    “Những thông tin mà mạng xã hội chia sẻ về chuyện anh họ tôi từ Mỹ về Việt Nam, cưới chị Kim Nhàn, là mối tình đầu của anh sau 40 năm anh định cư ở Mỹ là đúng sự thật. Tôi làm nhiệm vụ bưng quả trong ngày cưới, thực sự vui và hạnh phúc cho anh, cho chị vì cuối cùng họ cũng tìm thấy nhau. Chúc anh chị sống hạnh phúc cùng nhau", anh Bảo nhắn nhủ.

    Tối nay, anh Bảo vẫn đang tiếp tục chung vui cùng người thân của mình. Người thân nói thêm dù là đám cưới của một cặp đôi U.70 nhưng vẫn tổ chức đầy đủ nghi lễ truyền thống Việt Nam.

    Theo Thanh Niên

  • Từ ngày lấy chồng, cuộc đời chị Alina Mai bước sang trang mới. Chồng chị rất chu đáo. Anh có thể làm bất kỳ việc gì mà vợ cần, từ trông con cho đến dọn dẹp nhà cửa.

    Việt kiều trúng tiếng sét ái tình “Lọ Lem”

    Cuối năm, chị Alina Mai (30 tuổi, tiểu bang Delaware, Mỹ) vẫn tất bật với công việc kinh doanh, học tập và chăm sóc 3 con nhỏ. Vậy là, chị sắp bước sang một năm nữa sống trên xứ sở cờ hoa. Điều mà chị chưa bao giờ nghĩ đến trong nỗ lực vươn lên thoát nghèo khó.

    thanh hoa lay chong viet kieu 1
    Vợ chồng chị Alina Mai đã có nhà, xe, tài chính ổn định

    Chị Alina sinh ra và lớn lên ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Biến cố cuộc đời ập đến với chị từ năm lên 2 tuổi. Năm đó, mẹ chị mất tích một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Một mình bố chị nuôi 6 người con, sống những ngày chật vật trong căn nhà nhỏ, dột nát.

    Từ nhỏ, chị Alina phải làm nhiều việc để phụ giúp bố, cùng bà nội ra chợ bán rau và những công việc lấm lem bùn sình mà mấy đứa bạn có mẹ hoặc giàu có không bao giờ phải đụng tay đến.

    Bước chân vào đại học, nàng “Lọ Lem” xứ Thanh phải làm thêm đủ nghề để tự trang trải cuộc sống. Tốt nghiệp, chị lần lượt làm nghề bán vé máy bay, sale bất động sản, sale IT… Nhờ nỗ lực làm việc, chị Alina cũng tích góp được một số vốn.

    Năm 26 tuổi, chị Alina gặp gỡ anh Alex Do, một Việt kiều Mỹ, là bạn thân của bạn trai bạn thân chị. Dù lớn hơn chị 16 tuổi nhưng nhìn anh trẻ trung, khỏe khoắn.

    thanh hoa lay chong viet kieu 1
    Chị Alina Mai có ngoại hình ưa nhìn

    “Trước khi quen biết tôi, anh sống độc thân hơn 10 năm. Gia đình và họ hàng rất nhiều lần giục anh kết hôn nhưng không biết tại sao anh kiên định cho đến khi gặp tôi.

    Tôi có hỏi tại sao thì anh chỉ nói, tôi đặc biệt hơn những người phụ nữ mà anh từng gặp gỡ”, chị Alina chia sẻ.

    Lần đó, anh Alex về thăm Việt Nam vỏn vẹn 2 tháng. Sau một cuộc gặp, anh và chị Alina như trúng tiếng sét ái tình. Họ yêu nhau chóng vánh và quyết định kết hôn chỉ sau vài tuần chính thức hẹn hò.

    Chị Alina tâm sự, trong môi trường làm việc cũ, chị từng gặp rất nhiều đàn ông không nghiêm túc với hạnh phúc gia đình. Họ nhậu nhẹt, cờ bạc hoặc có những mối quan hệ trai gái không rõ ràng. Điều đó làm chị Alina cảm thấy sợ bước vào hôn nhân.

    thanh hoa lay chong viet kieu 1
    Những ngày đầu, cô gái xứ Thanh gặp gỡ và yêu Việt kiều Mỹ lớn hơn 16 tuổi

    “26 tuổi, tôi cũng chưa thực sự nghĩ đến việc sẽ tìm hiểu hoặc kết hôn với bất kỳ ai. Đến khi gặp anh Alex, tôi như được khai sáng, bất ngờ phát hiện ra trên đời này vẫn còn một người đàn ông không có khuyết điểm.

    Anh chín chắn, hiểu biết, trưởng thành và nghiêm túc. Anh không chiều chuộng tôi nhưng lại rất tôn trọng, đối xử nhẹ nhàng và cực kỳ sâu sắc”, chị Alina chia sẻ.

    Chuyện tình của hai người khiến bạn bè và gia đình hai bên ngỡ ngàng, hoài nghi. Tuy nhiên, hạnh phúc hiện tại của vợ chồng chị Alina là câu trả lời khiến mọi người cảm thấy ngưỡng mộ.

    Đời sang trang 

    Gặp được người đàn ông tuyệt vời, chị Alina quyết định bỏ hết sự nghiệp ở Việt Nam, theo chồng qua Mỹ làm lại từ đầu.

    Chị Alina cho biết, bản thân đã thay đổi rất nhiều và gần như bước sang một trang mới hoàn toàn sau khi kết hôn. Tuy nhiên, chị đổi đời không phải nhờ lấy được chồng giàu có hoặc được chồng chu cấp tiền bạc. 

    Anh Alex là người giúp chị trưởng thành và chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động. Điều đó quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều. 

    thanh hoa lay chong viet kieu 1
    Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị Alina Mai và anh Alex Do

    9X Thanh Hóa tiết lộ, chồng chị không phải đại gia. Mặc dù anh sống ở Mỹ hơn 20 năm nhưng đến khi gặp chị, tài sản của chồng cũng không có gì ngoài tri thức và sức khỏe.

    Chị Alina chưa từng được chồng Việt kiều cầu hôn. Anh Alex cũng chưa bao giờ tặng người yêu quà giá trị.

    “Thứ duy nhất vô cùng giá trị mà tôi nhận được từ anh chỉ là một tấm chân tình”, chị Alina tự hào.

    Vợ chồng chị cũng chưa từng tổ chức lễ cưới mà chỉ mới đăng ký kết hôn. Bởi, lúc hai người đến với nhau, anh Alex gặp khó khăn trong công việc. Chị không muốn tạo thêm áp lực cho anh bằng một đám cưới rình rang. Chị nghĩ đám cưới rất tốn kém.

    Đặc biệt, chị quyết định không tổ chức đám cưới và được chồng ủng hộ là do bị ám ảnh chuyện tiền mừng cưới. Ngày nhỏ, gia đình chị chạy ăn từng bữa nhưng mỗi khi trong làng có đám cưới, tiệc tùng, bố và bà nội phải đau đáu kiếm tiền đi đám.

    thanh hoa lay chong viet kieu 1
    Trên đất Mỹ, 9X Thanh Hóa vừa học đại học, vừa kinh doanh và nuôi dưỡng 3 con nhỏ

    Thế nên, chị Alina luôn có suy nghĩ, sau này không nhận tiền hay quà mừng cưới của mọi người. Chị chỉ tổ chức một đám hỏi nhỏ, mời họ hàng hai bên ăn uống nhẹ nhàng, thông báo tin vui.

    Hiện tại, chị Alina sống hạnh phúc bên chồng và 3 con nhỏ. Chồng chị rất chu đáo. Anh có thể làm bất kỳ việc gì mà vợ cần, từ trông con cho đến dọn dẹp nhà cửa.

    Chị Alina cho biết: “May mắn, vợ chồng tôi đều có năng lực quản lý và đầu tư tài chính tốt. Khi đặt chân sang Mỹ, máu kinh doanh trỗi dậy, tôi bắt tay vào buôn bán đồ Mỹ và được nhiều người ủng hộ. Nhờ vậy, tôi có một khoản thu nhập đều đặn hàng tháng.

    Hiện, cuộc sống của chúng tôi dễ dàng hơn rất nhiều người. Nhà, xe chỉ là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống và chúng tôi đều đã có. 

    Ngay thời điểm này, điều chúng tôi hướng đến không phải những nhu cầu đơn giản như thế nữa. Tôi đang ấp ủ dự định xây dựng một tổ ấm nhỏ, nhận nuôi các em bé mồ côi ở Việt Nam”. 

    Trước đó, chị Alina từng hỏi chồng: “Anh ơi, anh nuôi con của chúng mình, còn em sẽ nuôi những đứa trẻ không may mắn. Chúng mình cùng cố gắng có được không?”.

    Không cần suy nghĩ, anh Alex đồng ý và tán dương ước mơ to lớn đó của vợ. Anh hứa sẽ chung vai sát cánh, nỗ lực cùng chị Alina chạm đến điều tử tế đó. 

    Theo Vietnamnet

  • Phụ nữ lấy chồng Tây là những người không lấy được hoặc khó lấy chồng Việt Nam vì xấu gái. Đàn ông Việt không thèm ngó đến nên mới lấy chồng Tây vì Tây không quan trọng xấu đẹp miễn sao biết s.e.x.

    Tôi xin thưa với bạn tôi đang sống ở phương Tây đây. Một đất nước phát triển bậc nhất trên thế giới đó là Cộng Hòa Liên bang Đức. Tôi sang đây định cư được 10 năm nay rồi nên tôi có thể khẳng định đàn ông Tây chẳng có điểm nào hơn đàn ông Việt Nam cả. Nếu ta đem so bì với nhau thì giữa đàn ông Tây và đàn ông Việt Nam có mặt tốt và cũng có mặt xấu của nó. Đàn ông Tây chẳng có gì mà tuyệt vời cả.

    Bạn nói rất đúng là đàn ông Tây không quan trọng trinh tiết còn đàn ông Việt Nam phần lớn là coi trọng trinh tiết vì theo quan niệm của người Việt ta thì trinh tiết nó biểu tượng cho người đàn bà trong trắng chưa quan hệ tình dục bao giờ. Còn phương Tây thì không. Chính vì vậy mà con gái mới đến tuổi dậy thì (khoảng 12-15 tuổi) đã quan hệ tình dục rồi. Như vậy theo bạn và mọi người là tốt hay không tốt?

    lay chong tay vi dep

    Ở Tây, chuyện bạo hành phụ nữ tôi nói là (rất hiếm) chứ không phải khẳng định là không có vì tôi đã tận mắt chứng kiến cặp vợ chồng bên cạnh nhà tôi đánh nhau rồi. Tất nhiên tôi cũng phản đối bạo hành gia đình như bạn nói. Phụ nữ Việt Nam ta hay có tính nhẫn nhịn để cho gia đình êm thấm. Nhưng bên này thì khác nếu có chuyện đó thì lập tức cảnh sát đến bắt anh ta ra khỏi nhà ngay. 

    Bạn nói ở Việt Nam hút thuốc vô tổ chức bạ đâu chỗ nào cũng hút quả đúng là như vậy. Nhưng vì ở Việt Nam chưa cấm hút thuốc lá nơi công cộng nên mọi người vẫn chưa có ý thức. Còn ở bên này hồi xưa khi chính phủ chưa cấm hút thuốc lá nơi công cộng thì cũng hút thuốc như ở Việt Nam thôi . Ở Việt Nam tỉ lệ đàn ông hút thuốc lá cao thì ngược lại bên này tỉ lệ phụ nữ hút thuốc cao hơn đàn ông.

    Tôi biết rất nhiều người lấy chồng Tây hoặc vợ Tây nhưng tất cả đều bỏ nhau hết. Có người sống với nhau được gần 20 năm có với nhau 2-3 mặt con mà vẫn bỏ nhau. Tôi chơi thân với một chị, chị ấy lấy chồng Tây sống với nhau được 14 năm có 2 mặt con nhưng cuối cùng chị cũng không chịu nổi nên đành chia tay. Còn rất nhiều người tôi biết nữa cũng như vậy. Vì sao?

    Các bạn biết không, 2 nền văn hóa khác nhau rất khó để có thể hòa hợp. Ví dụ tiền của ai đấy tiêu, ngoài các khoản ăn uống chi trả tiền nhà thì chia đôi còn không ai được đụng đến tiền ai. Cả đi ăn nhà hàng khi thanh toán mỗi người chịu một nửa các bạn thấy có buồn cười không? Rồi thì mỗi ngày mỗi người phải có không gian riêng làm việc nghỉ ngơi suy nghĩ không ai được xâm phạm đến ai. Nếu cả 2 vợ chồng đều nghiện thuốc thì thuốc của ai người đấy hút, ai hết thì tự đi mua xin không cho... Cũng chính vì những cái này nên tình cảm gia đình ấm cúm như ở Việt Nam là không có được. Tây sống với nhau rất sòng phẳng yêu ra yêu ghét ra ghét. Có thể 2 vợ chồng mới bỏ nhau được một tuần nhưng mỗi người đã tìm cho mình một người khác để cặp rồi.

    Tôi không biết bạn lấy chồng Tây được bao nhiêu lâu rồi mà bạn lại lên đây nói như đinh đóng cột đàn ông Tây tuyệt vời hơn đàn ông Việt vậy? Bạn đừng khẳng định quá sớm đời người còn dài lắm không ai nói trước được điều gì đâu. Mà tôi nói thẳng ra thế này cho nhanh nhé mặc dù một số người không thích.

    Thứ nhất những người lấy chồng Tây là những người không hoặc là khó lấy chồng Việt Nam vì xấu gái, đàn ông Việt không thèm ngó đến nên mới lấy chồng Tây vì Tây không quan trọng xấu hay đẹp miễn sao chỉ có sex là OK. Thứ hai, những người phụ nữ thích lấy chồng Tây vì ham muốn cao chỉ có Tây mới đáp ứng đủ. Thứ ba là phụ nữ đã có hoặc đã bỏ chồng rồi mới lấy chồng Tây vì rất khó tìm được chồng Việt Nam. Thứ tư là vì giấy tờ lấy Tây rồi để được giấy tờ định cư tại nước sở tại. Đấy là những lý do mà các chị lấy chồng Tây thôi, còn ở bên này tôi biết chẳng có cô gái trung xinh đẹp nào lại đi lấy chồng Tây cả, tôi nói vậy có đúng không chị Nhi?

    Tôi nói vậy chắc có người cho tôi là thô kệnh hoặc không hoài lòng nhưng 10 năm sống ở đây tôi gặp rất nhiều trường hợp nên tôi có thể khẳng định những người phụ nữ Việt Nam sang bên này lấy chồng Tây hoàn toàn chỉ có những lý do vậy thôi. Ở đâu cũng có người này người khác, cũng có kẻ tốt người xấu như thế mới thành một xã hội được. Trên thế giới này chẳng có bất cứ một đất nước nào một dân tộc nào mà có những con người hoàn hảo cả. Không có đất nước nào mà đàn ông đều tốt hết, thế nên chị Nhi chị đừng đem cái cách chị nhìn người chồng Tây của chị ra làm chuẩn mực rồi chị nói tất cả đàn ông Việt Nam đều xấu xa.

    Cuộc đời còn dài chị có dám chắc sau này chị sống hạnh phúc với người chồng Tây của chị bây giờ không? Chị nên bỏ ngay cái ý nghĩ cay độc về đàn ông Việt Nam đi. Chị nói đàn ông Việt Nam không biết chia sẻ công việc gia đình như đàn ông Tây hả? Xin thưa với chị rằng tôi và rất nhiều người đàn ông Việt Nam nữa cũng đều biết chia sẻ công việc gia đình cho vợ, cũng thường yêu chăm sóc vợ con chẳng kém gì đàn ông Tây cả. Tôi và rất nhiều đàn ông Việt Nam nữa cũng ghét tình trạng bạo hành gia đình thế nên chị đừng vơ đũa cả nắm như thế.

    Tôi viết bài này mong các bạn trước khi lấy chồng Tây hoặc vợ Tây nên suy nghĩ cho kĩ vì cuộc sống giữa hai nền văn hóa khác nhau rất khó để hòa hợp. Có thể thời gian đầu còn yêu nhau nên cái gì cũng thấy đẹp rồi cũng phấn đấu để hòa hợp với phong cách của phương Tây nhưng càng về lâu thì càng chán. Văn hóa tính cách, cách sống con người phương Tây hoàn toàn khác với người Việt Nam ta nên các bạn phải suy nghĩ cho kĩ trước khi lấy chồng Tây.

    Còn riêng tôi thì tôi khuyên các bạn là lấy câu các cụ ta thường nói "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Xin chân thành cảm ơn!

    Theo Afamily

  • Cũng chuẩn bị sẵn tinh thần nhưng Hân khá sốc khi bước chân vào nhà Triết.

    Ngọc Hân (29 tuổi) là cô gái xuất thân từ vùng nông thôn Việt Nam. Cô ở với bà ngoại từ bé. Để trang trải cuộc sống, mẹ Hân phải sang Campuchia làm việc, cô cũng chưa từng thấy cha mình. Vì thế nên cô rất ghen tỵ khi nhìn bạn bè đồng trang lứa đủ gia đình.

    Khi còn nhỏ, mong ước lớn nhất của Hân là được sống trong 1 ngôi nhà không dột nát và có 1 chiếc máy giặt để cô không phải giặt quần áo bằng tay.

    lay chong trung quoc 1

    Mối duyên với anh chàng vừa gặp đã muốn cưới

    Vừa tốt nghiệp cấp 2, Hân đã đến Campuchia làm việc. Cô làm tạp vụ ở 1 khách sạn và học thêm tiếng Trung. Hân kiên trì nỗ lực nên rất nhanh chóng có thể giao tiếp với khách hàng bằng tiếng Trung, cô chuyển sang làm phiên dịch với mức lương 4000 tệ (hơn 13 triệu) mỗi tháng.

    Xinh đẹp lại năng động, A Hân được nhiều đàn ông theo đuổi nhưng không có ai cho cô được sự tin tưởng.

    Năm 2018, chủ khách sạn đưa Hân đến 1 khách sạn mới khai trương. Do đảm nhiệm vai trò phiên dịch nên Hân sẽ đón đoàn khách từ Trung Quốc.

    lay chong trung quoc 1
    Gia đình hạnh phúc nhà Hân - Triết

    Lần đầu gặp Hà Triết và những lần sau đó đều khiến Hân thích thú với chàng trai hướng dẫn viên này. Anh rất đúng giờ và kiên nhẫn trò chuyện với mọi người. Hai người trao đổi thông tin liên lạc và trò chuyện nhiều hơn.

    Những cuộc hẹn tăng dần, họ đều là những người con mang nặng trọng trách gia đình, xuất thân nghèo khó nên có sự đồng cảm nhất định với nhau.

    Thế nhưng khi cả 2 bước vào mối quan hệ yêu đương thì có rất nhiều lời gièm pha. Có người hỏi A Hân: Cô có thực sự muốn gắn bó với 1 người đàn ông Trung Quốc? Anh ấy thậm chí không có điều kiện tốt.

    Có người lại khuyên Hà Triết: Bạn có chắc muốn 1 cuộc hôn nhân xuyên biên giới, nhỡ đâu cô ấy chỉ muốn lừa tiền của bạn thì sao?

    2 người cùng nhau nghĩ sâu hơn, chẳng lẽ yêu nhau mà cũng phức tạp đến thế. Sau đó Hà Triết bị mẹ gọi về Trung Quốc. Anh hỏi Hân có muốn anh ở lại không thì không ngờ cô đáp, cô muốn theo anh về quê nhà anh làm thủ tục kết hôn.

    Đánh cược khi lấy chồng không cần đám cưới và cái kết bất ngờ

    Cũng chuẩn bị sẵn tinh thần nhưng Hân khá sốc khi bước chân vào nhà Triết. Cô hỏi liên tiếp: “ Đây là nhà anh hay nhà thuê? Chúng ta sẽ sống ở đây sau khi kết hôn sao?”.

    Hà Triết đáp : “Đây là nhà của mẹ anh, tuy chỉ có 60m2 nhưng cũng đủ cho chúng ta ở”.

    Ước mơ thời thơ ấu của A Hân đã thành hiện thực. Nhà anh có đầy đủ máy giặt, tivi, tủ lạnh, điều hòa… và với cô 60m2 là quá rộng.

    lay chong trung quoc 1
    Mẹ chồng là người phân tích trái phải khi 2 con cãi vã

    Thấy người con gái mình yêu phải thiệt thòi, Hà Triết nắm tay Hân thủ thỉ: “Anh không có tiền tiết kiệm cũng không có quà đính hôn, xin lỗi em”. Nhưng cô nói chỉ cần anh tốt với cô là đủ.

    Thời điểm đó dịch bệnh nên họ không tổ chức được linh đình. Mẹ chồng cũng nói tặng luôn nàng dâu căn nhà khiến cô vô cùng cảm động.

    Ngoài công việc chính, Hà Triết còn đi giao thêm đồ ăn với mức thu nhập 6000 tệ (20 triệu đồng) mỗi tháng. Hân được mẹ chồng cưng chiều, đến mức nói thèm gì bà sẽ nấu ngay món ấy.

    Do khác biệt văn hóa, ăn uống nên Hân bị sút 10kg. Thấy tình hình không ổn, Triết đón hẳn mẹ vợ sang để bà động viên chăm sóc vợ.

    Chàng rể hiền lành chân chất dù không hiểu tiếng Việt nhưng rất thành ý, còn nhờ vợ hỏi xem mẹ vợ có điều gì không hài lòng không để anh sửa đổi. Lúc đầu cũng ngại con gái lấy chồng xa nhưng sang tận nơi bà mới thấy con mình được gả vào gia đình tốt.

    lay chong trung quoc 1
    3 mẹ con bà cháu trong lúc tiễn nhau ra sân bay

    Thấy chồng vất vả, Hân nghĩ cách làm truyền thông trên Douyin để kiếm tiền. Cô thường xuyên livestream kể về cuộc sống làm dâu ở đây. Nhiều người thắc mắc sao cô lại sang Trung Quốc lấy 1 anh shipper giao đồ ăn. Áp lực kinh tế, bất đồng quan điểm, áp lực MXH đã khiến họ cãi nhau nhiều hơn. Thậm chí, họ nhất quyết ly hôn vì 2 bên không thể nói chuyện.

    Khi biết chuyện, mẹ chồng Hân đã rất bức xúc. Bà quyết đứng ra phân xử: Hân sẽ về ngoại ở 1 thời gian, nếu sau đó vẫn muốn ly hôn thì bà không cản. Bà còn khẳng định 2 con quá bốc đồng.

    Cuối cùng, nhờ mẹ chồng mà 2 người cũng bình tâm lại và hiểu ra. Vào ngày sinh nhật của Hà Triết, Hân chủ động đặt bánh kem và nấu các món ăn tặng chồng. Mẹ chồng còn nhắc nhở Triết cần quan tâm, yêu thương vợ nhiều hơn bởi Hân đã thiệt thòi khi phải sống xa quê hương.

    Theo CafeF

  • Kín tiếng về đời tư khiến cuộc sống ở Mỹ của Ngọc Anh càng khiến công chúng tò mò.

    ngoc anh 1

    Trên trang cá nhân, ca sỹ Ngọc Anh đã có những chia sẻ xúc động kỷ niệm ngày cưới. Cựu thành viên nhóm nhạc 3A một thời dùng cách xưng hô thân thương với chồng là “bạn ấy”, là người nhà.

    Sau một năm sau khi kết hôn, Ngọc Anh 3A và ông xã hơn ngoại quốc cùng học làm tri kỷ của nhau, học làm nơi nương tựa lúc vui buồn, học và hành để có tình yêu và sự dung hoà giữa hai nền văn hoá cực kỳ khác nhau. Nữ ca sỹ nhắn nhủ: “Cứ học nhé em không muốn tốt nghiệp đâu”.

    ngoc anh 1

    Bên cạnh đó, hạnh phúc mà cuộc hôn nhân này mang tới đã khiến Ngọc Anh thốt lên rằng: “Tình yêu thật vi diệu, nó làm lành mọi vết đau, nó giúp trái tim thêm dung lượng yêu thương, nó có thể làm những giọt nước mắt từ vị mặn thành vị ngọt”.

    Nói về một nửa của mình, Ngọc Anh thổ lộ: “Bạn ấy không cần hứa nhiều. Bạn ấy cứ luôn ngọt ngào là đủ rồi. Mình nghệ sỹ mà, đâu cần gì ngoài cảm xúc, nhưng mà cảm xúc thì luôn cần phải nuôi dưỡng. Cứ nuôi em cho no là em vui thôi. Cảm ơn ông xã đáng yêu. Anh đã khiến em hạnh phúc và mạnh mẽ”.

    Cô không quên bày tỏ sự biết ơn tới gia đình nhà chồng: “Cảm ơn tất cả các thành viên trong gia đình đã đón nhận tôi/con/em bằng tất cả tình cảm ấm áp”.

    ngoc anh 1

    Cũng trong bài đăng này, Ngọc Anh 3A tiết lộ ông xã là người vui tính, ngoài việc hay hát theo bản hit của vợ ‘Giết người trong mộng’ thì còn fan ruột của trung tâm ca múa nhạc phục vụ người Việt ở Mỹ.

    ngoc anh 1

    Ca sỹ Ngọc Anh sinh năm 1975, được nhiều khán giả yêu mến nhờ chất giọng đẹp, trầm ấm và lối xử lý tinh tế. Giọng ca Ngọc Anh gắn liền với những tình khúc của nhạc sĩ Phú Quang như: Nỗi nhớ mùa đông, Điều giản dị.

    Ngọc Anh có nền tảng chuyên môn khá vững chắc,từng đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan Hà Nội – ASEAN năm 1996 với bài Đêm ả đào của nhạc sĩ Phú Quang, tham dự Festival 14 tổ chức tại Cuba năm 1997… Ngoài thời gian đi hát, Ngọc Anh vẫn đảm nhận việc giảng dạy thanh nhạc.

    Năm 2018, Ngọc Anh từng gây xôn xao khi đưa ra mức cát-xê 10.000 USD với Phú Quang dù vị nhạc sỹ này đã nâng đỡ cô rất nhiều.

    ngoc anh 1

    Trước khi sang Mỹ định cư, Ngọc Anh từng là một gương mặt quen thuộc của làng nhạc Việt những năm 1990. Cùng với Minh Anh, Minh Ánh, bộ ba thành lập nhóm nhạc Tam ca 3A và nhanh chóng tạo dấu ấn nhờ việc sở hữu giọng hát nội lực.

    Sau khi nhóm tan rã một thời gian, cô sang Mỹ định cư cùng chồng cũ – nhạc sỹ Trần Hùng. Tuy nhiên năm 2017, họ ly hôn sau 19 năm chung sống và có một con trai.

    Năm 2018, Ngọc Anh kết hôn với chồng Tây tên John Gallander, hơn cô 12 tuổi và hiện đang là phó chủ tịch một tập đoàn bất động sản ở Mỹ.

    Nói về người chồng ngoại quốc, Ngọc Anh luôn bày tỏ sự trân trọng và biết ơn. Cô thậm chí còn ví von rằng ông xã cho mình cảm giác được hồi sinh: “Anh ấy như phao cứu sinh khi tôi tưởng c.h.ế.t chìm với quá khứ”.

    ngoc anh 1

    Dù không có vẻ ngoài nổi trội hay điều kiện, gia thế đặc biệt nhưng ông xã đã chinh phục được nữ ca sỹ bởi sự chân thành, ngọt ngào và hết mực chiều chuộng. “Anh hơn tuổi nên tôi được cảm giác nhỏ bé và được nâng niu như một cô bé”, Ngọc Anh tiết lộ.

    Ngoài ra, chồng Tây của cô còn là người ham học hỏi, biết lắng nghe. Chênh nhau 1 giáp tuổi nhưng Ngọc Anh cho hay hai người dễ hoà hợp và thoải mái vì đều có tâm hồn rất trẻ. Đặc biệt, anh rất trân trọng công việc, nghề nghiệp của Ngọc Anh và luôn cho cô cảm giác tự tin, mạnh mẽ hơn.

    Tuy không hiểu tiếng Việt nhưng ông xã luôn nghe thật kỹ những bài vợ hát và thuộc hết chủ đề các CD của Ngọc Anh, biết đâu là bài tủ của vợ và thỉnh thoảng còn nghêu ngao hát theo. Ngoài ra, chồng Tây còn cho Ngọc Anh nhiều gợi ý hay trong công việc đồng thời hỗ trợ vợ rất nhiều trong những chuyến bay xa. Ông xã cũng chính là người thúc đẩy, giúp đỡ Ngọc Anh trong việc ra album đĩa nhựa đầu tiên.

    ngoc anh 1

    Con trai riêng của Ngọc Anh hiện đang ở tuổi dậy thì và sống cùng vợ chồng cô, trong khi bố của bé đã trở lại Việt Nam. Về quan hệ giữa con riêng và cha dượng, Ngọc Anh rất may mắn khi hai người có thể chia sẻ với nhau mọi thứ rất gần gũi và dễ chịu.Từ khi về hai người chung một nhà, con trai Ngọc Anh thường tìm đến cha dượng để tâm sự và hỏi ý kiến nhiều hơn cả với mẹ.

    “Anh chăm con cho tôi như một người bố, nên con trai rất quý anh và đôi khi còn bênh anh hơn là tôi. Anh dạy cháu biết có trách nhiệm với bản thân và gia đình hơn, dạy lái xe, dạy cả nấu ăn và cách chăm sóc một ngôi nhà.Tôi luôn cảm ơn anh đã yêu thương con mình và cũng luôn cảm ơn con trai đã chấp nhận anh, luôn có tinh thần xây dựng hạnh phúc cho mẹ”, Ngọc Anh bộc bạch.

    Trong cuộc sống hôn nhân của hai người cũng có những khác biệt về văn hoá, nhất là văn hóa ăn uống. Tuy nhiên Ngọc Anh cảm thấy may mắn khi ông xã từng ở Việt Nam nhiều năm, cũng bằng thời gian cô ở Mỹ. Chính vì thế, mỗi bên chịu nhường nhau để học nhau và chiều nhau để dung hòa. Cô cho rằng, trong hôn nhân, hạ thấp cái tôi xuống hết mức thì sẽ bớt khó khăn và mâu thuẫn.

    ngoc anh 1

    Trên trang cá nhân, Ngọc Anh từng tiết lộ ông xã người Mỹ biết ăn hết các loại mắm tôm mắm ruốc, sầu riêng. Anh cũng nhiều lần đồng hành cùng cô trong những chuyến về thăm quê hương.

    Theo Dân Việt

  • Vừa lọt lòng mẹ đã ngã vào bếp lửa, bỏng 80%, khắp người chi chít sẹo nên Thu Đào không dám tin đời mình sẽ có người tình yêu cho đến khi Michael ngỏ lời cầu hôn.

    Cũng từ lời cầu hôn ấy mà mỗi năm Nguyễn Thị Thu Đào đều cố gắng về Việt Nam một lần làm thiện nguyện để cảm ơn đời. Hơn 18 năm trước, cô đã được gặp Michael French, anh chàng bác sĩ người Mỹ sang Việt Nam làm từ thiện.

    co gai khuyet tat lay chong tay 1
    Thu Đào và chồng trong lễ cưới của con trai anh ở Mỹ, tháng 7/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

    Đào sinh vào ngày cuối đông 1983 ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Mùa đông rét mướt nên mẹ cô để con nằm võng, bên dưới đặt chậu lửa than sưởi ấm. Một ngày chiếc võng vô tình lật úp, đứa con gái 28 ngày tuổi ngã nhào vào chậu lửa, bỏng 80%.

    Cô giữ được mạng sống nhưng da thịt bị cháy biến dạng, bàn tay trái rụng hết các ngón. Đến tuổi đi học, Đào mới thấy mình khác biệt với vết sẹo lồi vắt ngang cằm và cánh tay trái teo tóp, cụt lủn. Không ít lần, Đào bị bạn bè trêu chọc phải chạy về nhà khóc. Nhiều lần cô xin mẹ cho mình nghỉ học.

    "Tôi từng ước mình không tồn tại", Đào nói. "Tôi sợ cảm giác người khác nhìn vào gương mặt mình nên gặp người lạ luôn rụt người, lấy tay che miệng".

    Cô bé Đào lầm lũi đi học đến hết cấp 3 rồi rẽ sang học nghề may nhưng cảm giác tủi thân luôn đeo đuổi khi người ta nói "què cụt ai mà mướn".

    Gia đình Đào có 5 anh em, bố mẹ làm nông quanh năm chật vật mưu sinh và luôn dằn vặt bởi tai nạn thơ bé của cô. Họ chỉ biết giúp con bằng cách đón đợi những đoàn phẫu thuật từ thiện.

    Năm 2005, Đào khăn gói đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định bởi có đoàn bác sĩ phẫu thuật thiện nguyện cho người dị tật và hở hàm ếch. Trong đó có Michael, một bác sĩ ở California, Mỹ.

    Ca phẫu thuật của cô chỉ kéo dài một ngày nhưng Đào xin ở lại làm tình nguyện hai tuần bởi biết ít tiếng Anh. Một buổi sáng tháng 6, Michael thu hút bởi hình ảnh cô gái bé nhỏ, cụt một tay nhưng tất bật thay tã, đút thức ăn cho những đứa trẻ hậu phẫu. Đào nở nụ cười, họ bắt đầu trò chuyện như những người bạn.

    "Tôi bị rung động trước trái tim nhân hậu ấy", Michael nói.

    co gai khuyet tat lay chong tay 1
    Gia đình Thu Đào và Michael French ở nhà một người bạn, bang California, Mỹ, tháng 6/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

    Sau khi trở về nước, anh vẫn thư từ cho cô gái Việt Nam để hỏi thăm sức khỏe và công việc. Đào cũng chỉ xem anh như ân nhân và không cho phép mình nghĩ nhiều hơn.

    5 năm sau, Michael đến TP HCM, nơi Đào đang làm việc cho một công ty du lịch. Họ hẹn nhau đi bộ quanh quận 1, ngang qua một cửa hàng vải, Michael mua tặng Đào một chiếc áo dài Việt Nam. Cô thấy tim mình đập nhanh khi người đàn ông Mỹ xuýt xoa khen đẹp.

    Anh xin phép được nắm tay trái cụt lủn của Đào khi họ tản bộ trên vỉa hè. Khi đến quán bar, anh kéo Đào ra nhảy một bài yêu thích. Dưới ánh đèn vàng, trong tiếng nhạc du dương, lần đầu tiên trong đời Đào tin rằng mình là người phụ nữ đẹp.

    Một buổi tối tháng 6/2015, Michael ngỏ lời "Lấy anh nhé" khiến cô gái Việt bất ngờ, ngỡ mình đang mơ. "Tôi vừa hạnh phúc, vừa lo sợ không biết người ta có thật lòng với mình không", Đào nhớ lại.

    Niềm tin của cô được củng cố bằng chuyến thăm của Michael về quê nhà Bình Định. Trước mặt mọi người trong gia đình, Đào là người phiên dịch, chàng trai Mỹ thưa chuyện hỏi cưới cô theo phong tục Việt Nam.

    Mùa đông cùng năm, mẹ Đào bịn rịn tiễn con gái sang Mỹ theo chồng. Nhưng cuộc sống ở Mỹ vốn không dễ dàng với Đào. Những năm đầu hôn nhân, cô và Michael nhiều lần cãi nhau vì hờn ghen. Cô gái quê Bình Định cảm thấy sốc trước sự cởi mở, dễ dàng ôm người khác giới của người Mỹ.

    Michael thường nhẫn nại im lặng đợi vợ trút hết cảm xúc mới giải thích. Họ dần cởi bỏ những hiểu lầm. Mỗi tối, anh giúp cô làm quen ngôn ngữ và đăng ký khóa học kế toán. Ở trường, giáo viên thấy cô gái cụt tay tự lái xe đến trường, họ thương mến và giúp đỡ Đào. Cô tốt nghiệp và làm việc cho phòng khám nha khoa của Michael.

    Gia đình Thu Đào trong buổi họp lớp của Michael French, Mỹ, tháng 6/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

    Năm đầu sang Mỹ, Michael dẫn cô đi gặp hai người con riêng của anh với vợ cũ. Chúng tôn trọng Đào nhưng chẳng vui bởi bố tái hôn. Cô buồn nhưng không phản ứng.

    Vài tháng một lần, khi hai con về thăm bố, cô luôn chuẩn bị sẵn thức ăn và giấu chồng cho tiền bởi biết chúng gặp khó khăn. Điều này khác với văn hóa của người Mỹ con cái phải tự lập sau 18 tuổi.

    "Tôi thương chồng nên thương con theo cách của một người mẹ Việt", Đào nói. Các con dần coi Đào như mẹ, chúng đã bắt đầu hiểu được vì sao bố lại yêu một người phụ nữ bé nhỏ nặng 39 kg với bên tay cụt.

    Michael và Đào bận rộn hơn từ khi lần lượt ba đứa con chung chào đời. Michael luôn dạy con rằng, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp và lạc quan. Chúng thường ôm lấy Đào và hôn lên những vết sẹo chằng chịt trên cánh tay cô. Mỗi lần như thế, cô cảm thấy mình đã thật sự để lại những mặc cảm, tủi thân nằm lại trong quá khứ.

    Chiều tháng 11, trong ngày Lễ Tạ ơn Đào loay hoay trong bếp chuẩn bị món gà tây. Cạnh đó, Michael phụ vợ rửa bát và chuẩn bị rượu vang. Cô phát hiện mình quên mua một loại nguyên liệu nên phải đi siêu thị lần nữa. Michael khoác áo ấm cho vợ rồi cùng bước ra phố. Như mọi lần, anh nắm lấy cánh tay bé xíu của Đào giữa phố như 13 năm trước.

    "Tình yêu làm tôi cảm thấy mình sống như người lành lặn", Đào nói.

    Theo VnExpress

  • Chị Thủy kể: "Chúng tôi chuyển đổi sang lối sống mà nhiều người thời nay gọi là "cổ hủ". Chúng tôi nấu ăn bằng bếp củi, giặt đồ bằng tay và nước tro, sử dụng nhà vệ sinh khô, dùng nước mưa…".

    bo pho ve rung 1

    Quyết định bất ngờ sau chuyện tình của cặp đôi Việt - Hà Lan

    Sáng cuối tuần, chị Đặng Thị Thanh Thủy đem theo chiếc gùi tre và một vài chiếc hộp đã rửa sạch đi chợ mua thức ăn cho gia đình.

    Bà mẹ hai con lên sẵn trong đầu danh sách những món ăn cần mua để không phải sử dụng túi nilon. Trở về nhà, trong gian bếp nhỏ giữa núi rừng Tây Nguyên, chị Thủy bắc bếp củi, nấu cơm và một vài món ăn cho chồng và 2 con.

    Khoảng 3 năm nay, gia đình nhỏ của chị và người chồng quốc tịch Hà Lan - anh Jack - lựa chọn lối sống tối giản không tivi, bếp điện, không điều hòa, máy giặt, không nước máy, giảm bớt xả rác và các hành vi làm tổn thương môi trường...

    Nhiều người cho rằng, họ là người "cổ hủ, lạc hậu", "làm kìm hãm sự phát triển của xã hội". Tuy nhiên, cặp đôi không bận tâm và tin vào mục tiêu lớn mà mình đang hướng tới.

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1
    Gia đình chị Thủy lựa chọn lối sống tối giản.

    Chị Thanh Thủy (quê Hà Tĩnh) vốn là chuyên gia công tác xã hội của một tổ chức phi Chính phủ ở Hà Nội. Từng chuyển chỗ ở từ Đà Lạt (Lâm Đồng) ra Hà Nội sinh sống để làm việc, chị Thủy nghĩ mình sẽ gắn bó với công việc này mãi mãi.

    Tuy nhiên, mọi dự định của chị thay đổi khi chị quen anh Jack. Anh Jack vốn là một kỹ sư có công việc ổn định với mức lương cao tại Hàn Quốc. Năm 2018, trong một lần đến Việt Nam du lịch, người đàn ông Hà Lan tình cờ quen chị Thủy và cặp đôi nhanh chóng cảm mến nhau. Ít lâu sau, họ về chung một nhà.

    bo pho ve rung 1
    Cặp đôi vợ Việt - chồng Hà Lan.

    "Khi quen và yêu nhau, anh Jack luôn bày tỏ mong ước được nghỉ hưu sớm để có cơ hội tận hưởng cuộc sống khi mình còn khỏe. Vì thế, anh mong muốn gia đình tôi sẽ về một vùng quê nào đó sinh sống, làm nông nghiệp. 

    Dù sinh ra ở nông thôn nhưng chưa khi nào tôi nghĩ mình sẽ trở lại với nghề nông. Song nghe lời đề nghị của chồng, tôi thấy đó không phải là một ý tưởng tồi. Khi tôi đồng ý, anh đã lập tức nghỉ việc ở Hàn Quốc, cùng tôi về Đà Lạt  - nơi tôi từng học tập và làm việc 14 năm", chị Thủy nhớ lại.

    Tin vợ chồng chị Thủy bỏ Thủ đô về một vùng rừng núi sinh sống khiến nhiều người thân, bạn bè bất ngờ và lo lắng. Tuy vậy, chị Thủy vẫn kiên định với lựa chọn của mình.  

    Thời gian đầu, họ thuê mảnh đất khoảng 1.500m2 ở Đà Lạt để làm trang trại và mở dịch vụ lưu trú.

    Lần đầu tiên trong đời, anh Jack được cầm cuốc cuốc đất, bắt sâu hay học cách ủ phân từ rác hữu cơ. Cũng lần đầu trong đời, người đàn ông này được trải nghiệm cảm giác ăn rau củ quả do chính mình trồng ra.

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1
    Ngôi nhà tre của anh Jack và chị Thủy ở Đà Lạt.

    Một thời gian sau, họ sang nhượng lại trang trại để mua đất dựng ngôi nhà của riêng mình. Trên mảnh đất ấy, anh Jack hiện thực hóa ước mơ về một ngôi nhà hình chiếc lá thường xuân làm từ 500 cây tre, 300 cây tầm vông. Hai vợ chồng chủ yếu chọn các nguyên liệu thân thiện với môi trường, các đồ dùng trong nhà cũng đa số tự làm bằng tre.

    "Dẫu vậy, chúng tôi vẫn dùng quá nhiều tiện nghi như bếp từ, máy giặt, bình nước nóng, lò nướng, nồi cơm điện… Hàng ngày cuộc sống vẫn quá hiện đại và tiêu thụ nhiều điện năng. Ngôi nhà có khâu xây dựng và chọn nguyên liệu thân thiện với môi trường nhưng khi chúng tôi thực hành lối sống ở trong đó thì vẫn rất lệ thuộc vào tiện nghi", chị Thủy cho hay.

    Sống trong ngôi nhà này được một năm, anh chị nhận ra sâu sắc hơn bao giờ hết rằng "trái đất này đang quá tải vì cách đối xử của con người, con người khai thác tài nguyên một cách vô độ, tiêu thụ quá mức".

    "Tôi rất thích câu nói: "Hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy ở thế giới". Khi muốn mọi người hành động thì bản thân mình phải hành động trước. Vì vậy, chúng tôi quyết định rời bỏ ngôi nhà mình mất bao tâm huyết tự tay xây dựng để chuyển về huyện Eah'leo, Đắk Lắk", người vợ Việt chia sẻ.

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1
    Người đàn ông Hà Lan say mê làm nông nghiệp.

    Làm nông nghiệp thuận tự nhiên, sống tối giản, cân nhắc từng gói mỳ tôm

    Để thực hiện mục tiêu tự cung tự cấp, giảm tối đa mức tiêu thụ năng lượng, vợ chồng chị Thủy mua mảnh đất rộng 10.000m2. Lần này họ không sử dụng nguyên liệu mới mà mua nhà gỗ cũ của người địa phương về để dựng nhà.

    Cũng vẫn là bỏ phố về rừng nhưng cuộc sống ở Đắk Lắk của gia đình chị Thủy đã khác rất nhiều so với những ngày còn ở Đà Lạt.

    Chị Thủy kể: "Chúng tôi chuyển đổi sang một lối sống mà nhiều người thời nay gọi là "cổ hủ" hay "thụt lùi". Chúng tôi  nấu ăn bằng bếp củi, giặt đồ bằng tay và nước tro, sử dụng nhà vệ sinh khô, hứng nước mưa để dùng…

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1
    Người dân địa phương phá nhà gỗ đi xây nhà gạch, gia đình chị Thủy đi mua lại về dựng nhà của mình.

    Chị Thủy đánh giá nhu cầu của bản thân và các thành viên để xem những gì cắt giảm được mà vẫn sống hạnh phúc thì sẽ cắt giảm. Những gì cần thiết, gia đình chị vẫn sử dụng chứ không "chối bỏ tiện nghi" như nhiều người vẫn nghĩ.

    "Bằng cách này, chúng tôi "kết nối nhiều hơn với các nhu cầu của bản thân và gia đình.  Tôi nhận ra nhu cầu thì có rất ít, hầu hết những thứ ngày nay con người sở hữu hoặc muốn sở hữu đều chỉ là ham muốn.

    Trong nhà tôi không có tivi, lò vi sóng… Thiết bị điện chỉ có bóng đèn thắp sáng, tủ lạnh và máy tính, điện thoại và các máy móc phục vụ cho việc xây dựng và làm vườn như máy khoan, cưa…

    Tôi dùng tủ lạnh để hạn chế việc phải đi chợ trong điều kiện chưa thể tự cung tự cấp hoàn toàn. Máy tính thì hỗ trợ cho công việc của hai vợ chồng và việc học tập của các con", bà mẹ hai con cho biết.

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1

    Chị Thủy cùng chồng tự trồng rau, nuôi gà, ưu tiên sử dụng thực phẩm bản địa, học cách nhận diện và sử dụng rau dại, thảo dược quanh vườn. Mỗi tuần, họ chỉ đi chợ một vài lần với danh sách đồ cần mua đã lên sẵn.

    Chị chuẩn bị gùi, hộp đựng thực phẩm, để không phải dùng túi nilon. Với những tình huống phát sinh bắt buộc phải dùng tới túi đựng, chị sẽ đem về sau đó giặt sạch túi rồi cho những người bán hàng.

    Gia đình chị thậm chí còn hạn chế ăn mỳ gói, bánh kẹo hay các sản phẩm đóng gói khác bởi không muốn sau mỗi bữa ăn lại xả rác khó phân hủy ra môi trường, bên cạnh các lý do về lợi ích sức khỏe. 

    Chị nói: "Tất cả những việc chúng tôi làm đều hướng tới mục tiêu hạn chế tối đa mức tiêu thụ, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có mà thân thiện với môi trường để phục vụ cho cuộc sống của gia đình".

    Hai ba năm nay, vợ chồng chị Thủy gần như không mua quần áo mới. Họ chủ yếu dùng đồ cũ của bản thân hoặc của những người khác cho. Các con chị học hỏi bố mẹ, cũng rất hợp tác trong việc giảm mua, tăng tái chế.

    Hai đứa trẻ không ngần ngại mặc lại đồ cũ. Tuy nhiên, chị cũng cân bằng các sở thích của con để các con không cảm thấy thiếu thốn hay căng thẳng.

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1

    Với mảnh đất rộng 10.000m2, vợ chồng chị Thủy có cơ hội thực hiện rất nhiều ý tưởng về nông nghiệp thuận tự nhiên mà trước đây chưa thực hiện được.

    Họ theo đuổi phương pháp trồng vườn rừng, tôn trọng sự sắp xếp của tự nhiên, không cày xới đất, không dùng phân bón hay chế phẩm hóa học, không nhổ cỏ mà chỉ phát quang khi cỏ mọc quá cao che mất ánh sáng của cây khác…

    Gia đình chị xây dựng một vòng tròn sinh thái nơi mọi thứ được tái sử dụng, không có nước thải, không có thức ăn thừa, không có cỏ rác... Với họ, tất cả mọi thứ đều là tài sản và đều có giá trị.

    Lần khủng hoảng nước dùng và cuộc tấn công của bọ rừng

    Lựa chọn cuộc sống khác với số đông và cách canh tác thuận tự nhiên, gia đình chị Thủy cũng gặp phải không ít khó khăn. Điều kiện thời tiết nóng và sự hạn chế về thể lực khiến họ không ít lần nhụt chí, đặc biệt với người chồng Hà Lan.

    Tháng 5/2023, cả nhà họ gặp phải "cuộc khủng hoảng về nước". Gia đình chị Thủy vốn tích trữ nước mưa để sử dụng. Lần ấy, khi cả nhà đưa người cô chồng từ Hà Lan sang Việt Nam đi du lịch, ở nhà cơn mưa đầu mùa đổ xuống.

    Vì không kịp quét lá, bụi đất trên mái nên bao nhiêu lá cây, bụi bặm theo máng chảy vào các bồn nước. Toàn bộ nước trong bồn vì thế bị bẩn, không thể dùng để sinh hoạt.

    Vì không biết khi nào mưa trở lại nên chị Thủy không dám xả hết nước để thau rửa. Họ buộc phải làm một hệ thống lọc từ đá dăm, cát và than để lọc nước dùng tạm.

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1
    Bọ rừng tràn vào nhà chị Thủy khiến cuộc sống của gia đình bị đảo lộn.

    Đang trong trạng thái mệt mỏi sau những ngày dài di chuyển và cú sốc về nước dùng, bước vào nhà, chị Thủy hoảng hốt khi thấy bọ đậu đen đậu kín trong nhà.

    Họ tìm đủ mọi cách để đuổi bọ, từ quét đến hun lá bạch đàn, vỏ điều nhưng chúng vẫn không chịu rời đi. Cảm giác phải sống chung với hàng nghìn con bọ khiến cặp vợ chồng ngao ngán.

    Họ buộc phải ở tạm trong một căn lều chờ đợi cả tháng nhưng lũ bọ vẫn không chịu rời đi. Sau cùng họ phải dùng tới thuốc muỗi sinh học nhưng lũ bọ cũng chỉ bay từ phòng ngủ sang khu vực phòng kho.

    Mỗi lần như vậy anh Jack lại tự hỏi: "Tại sao bản thân mình phải tự làm khó mình như vậy?". Nếu như ở thành phố, họ đã có một cuộc sống dễ dàng với một căn chung cư, một chiếc ô tô và những chuyến du lịch với vô số đồ ăn ngon.

    "Khi ấy, chúng tôi lại ngồi nói chuyện cùng nhau. Và sau tất cả những phân tích, chúng tôi vẫn thấy lựa chọn hiện tại là đúng đắn nhất. Đặc biệt, khi nhìn thấy sự thay đổi nhận thức, hành động và ước mong về một môi trường sống trong lành của các con, chúng tôi lại không thể làm ngơ để sống thảnh thơi được", chị Thủy chia sẻ về cách mà họ đã vượt qua những khó khăn. 

    Tại huyện Eah'leo, Đắk Lắk, có nhiều gia đình trẻ cũng lựa chọn bỏ phố về rừng để sinh sống. Chị Thủy vì thế nhận được nhiều sự giúp đỡ của những người cùng chung chí hướng và thấy bản thân không hề đơn độc trên con đường mình đã chọn. 

    bo pho ve rung 1

    bo pho ve rung 1

    Mục tiêu tự cung tự cấp, sống cơ bản dựa vào vườn

    Nhìn lại hành trình của mình, chị Thủy cho rằng, không nên lãng mạn hóa việc bỏ phố về rừng. Những ai đang có ý định lựa chọn cuộc sống bỏ phố về rừng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý.

    Điều quan trọng nhất với mỗi gia đình là cần có sự đồng thuận, sự thấu hiểu của các thành viên. Ngoài ra, họ cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và một khoản tài chính nhất định.

    Với Jack, anh chia sẻ rằng, bỏ phố về rừng với anh không chỉ đơn thuần là niềm yêu thích. Đó còn là lựa chọn mang tính lý trí. Khi thấy cây cối lớn lên, thấy cả một đời sống đang tồn tại trong mảnh vườn của mình, anh lại có động lực vượt qua những khó khăn và say mê làm vườn, trồng rừng tới mức quên tháng ngày.

    bo pho ve rung 1
    Sống ở Đắk Lắk, gia đình chị Thủy đã có thể dựa vào chính mình nhiều hơn ở mức 80-90% mà không cần lệ thuộc vào bên ngoài.

    Với mục tiêu tự cung tự cấp, hiện cặp đôi vợ Việt - chồng Hà Lan đã hoàn thành các khâu thiết kế và xây dựng hệ thống cơ bản như nhà cửa, điện nước, phân khu trồng cây, tưới tiêu, khu chăn nuôi... Họ kỳ vọng trong khoảng 3-5 năm có thể cơ bản sống dựa vào vườn.

    "Chúng tôi sẽ bắt tay vào một số dự án tự cung năng lượng trong năm nay và năm sau như dự án tự tạo điện cho gia đình, bơm nước tự hành, thùng sấy thực phẩm bằng mặt trời.

    Trong quá trình này, chúng tôi sẽ không ngừng chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm học hỏi được để lan tỏa và tạo động lực cho cộng đồng những người làm vườn rừng.

    Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều người thực hành làm nông nghiệp thuận tự nhiên, dừng sử dụng phân và thuốc hóa học, tạo lập một hệ sinh thái đa dạng và lành mạnh", người phụ nữ Việt bày tỏ về những dự định và mong muốn của gia đình.

    Theo Dân Trí

  • Anh Đức cho biết, phong tục cưới hỏi ở Angola có khá nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam.

    Đầu năm 2012, anh Đức (SN 1988, quê Nghệ An) sang Angola làm việc. Công tác trong lĩnh vực xây dựng nên anh thường xuyên phải đi xa, nay đây mai đó. Năm 2015, anh Đức nên duyên với cô gái người bản địa tên Dyana, kém anh 10 tuổi. Dyana sở hữu làn da bánh mật khoẻ khoắn đặc trưng của người Angola. Lần đầu gặp cô gái châu Phi, anh Đức chưa từng nghĩ Dyana sẽ trở thành người vợ kết tóc se duyên với mình sau này.

    Người đàn ông quê ở Nghệ An kể, trong một lần đi làm về ghé quán ăn thì vô tình gặp Dyana cũng đang bán hàng. Anh buông lời bông đùa làm quen và ngày nào cũng tới ủng hộ hàng ăn của Dyana.

    “Sau thời gian chuyện trò, tìm hiểu, thấy cô ấy cũng hay ho và hợp tính. Lúc đầu chưa xác định gì cả, nhưng thấy cô ấy cũng quan tâm mình từ cái nhỏ nhặt nên quyết định tiến tới", anh Đức bộc bạch.

    lay vo angola 1
    Anh Đức (áo đen) và người vợ Angola

    Năm 2017, anh và Dyana về chung một nhà. Về phía Dyana, cô cũng chưa từng nghĩ sẽ cưới một người chồng ngoại quốc.

    “Lần đầu tiên nhìn thấy anh ấy tôi sợ nhưng dần dần, cảm thấy yêu anh và muốn lấy anh làm chồng. Tôi cũng lo gia đình và bạn bè ngăn cản người Việt và Angola sống chung với nhau. Nhưng khi chúng tôi về ở cùng, mọi người không nói gì cả, thậm chí còn rất ủng hộ”, Dyana chia sẻ.

    Anh Đức cho biết phong tục cưới hỏi ở Angola có nhiều điểm khác biệt và phức tạp hơn so với Việt Nam. Vợ chồng anh mới chỉ làm lễ bỏ trầu lại mặt hai họ và chưa tổ chức đám cưới. Người Angola quan niệm nghi lễ quan trọng nhất là đính hôn, giống như đám hỏi ở Việt Nam. Sau khi đính hôn, cả hai có thể về sống chung với nhau và sinh con. Khi kinh tế ổn định, có thể một năm, hai năm hoặc vài chục năm sau đó, họ mới tổ chức lễ cưới và lúc này sẽ có sự xuất hiện của những đứa trẻ.

    lay vo angola 1
    Anh Đức ngồi cạnh Tiến Tuti (áo vàng) - người bạn chơi thân với Quang Linh Vlogs tại Angola

    Đặc thù ngành xây dựng vốn không ổn định nên sau khi kết hôn, anh Đức quyết định chuyển sang công việc khác để có nhiều thời gian bên vợ con, vun đắp tổ ấm. Ban đầu ông bố 8X mở lò bánh mì nhưng tình hình kinh tế khó khăn, duy trì được một thời gian lò tạm đóng cửa. Hiện anh Đức đang mở tiệm sửa chữa điện thoại tại nhà.

    Đối với cặp vợ chồng Phi - Việt, để duy trì lửa hôn nhân, cả hai cần học cách hoà nhập trong lối sống và suy nghĩ.

    “Người Angola nóng tính còn người Việt nhìn chung thường hiền và dễ tính. Tôi thích tính cách và sự quan tâm của chồng dành cho mình”, Dyana nói.

    lay vo angola 1
    Anh Đức coi Angola là quê hương thứ 2

    Trái ngọt tình yêu sau 6 năm chung sống là hai thiên thần lai đáng yêu. Con gái của anh Đức tên Lucia, tên tiếng Việt là Vân Anh. Cô bé có nước da bánh mật giống hệt mẹ, đôi mắt tròn xoe dễ thương. Ngoài tiếng Angola, anh Đức còn dạy con thêm cả tiếng Việt để con không quên nguồn gốc quê hương.

    Năm ngoái, vì nhà có công chuyện nên anh Đức về Việt Nam vài tháng, còn vợ con vẫn ở lại Angola. Ông bố trẻ dự định sang năm 2024 sẽ đưa con gái về Việt Nam học.

    “Tương lai chưa biết ra sao nhưng trước mắt mình vẫn xác định cuộc sống lâu dài ở Angola và coi đây như đất nước thứ 2. Năm sau mình dự định đưa con về Việt Nam học, còn vợ chồng vẫn sẽ tiếp tục công việc ở Angola. Chắc chắn có dịp gần nhất mình sẽ đưa vợ con về Việt Nam”, anh Đức cho biết.

    Kênh 14 (Nguồn: Cô gái châu Phi)

  • Mối tình đầu với chàng trai người Việt khiến Kseniia nhớ mãi cho đến hiện tại. Đó cũng là động lực giúp cô gái Ukraine xây dựng sự nghiệp thành công tại dải đất hình chữ S.

    Kseniia Kholkina (SN 1989) là cô gái người Ukraine dễ thương từng gây "sốt" trên gameshow hẹn hò tìm bạn trai người Việt cách đây 3 năm. Cô rất thích đàn ông Việt vì thấy họ dễ thương, hay ho và biết chăm sóc phụ nữ.

    Kseniia tâm sự, cô có ba là người Nga, mẹ người gốc Ukraine. Vì quá yêu mến Việt Nam, cha mẹ Kseniia đã đến dải đất hình chữ S sinh sống và làm việc từ năm 1988. Đến năm 1989, họ quay về Ukraina sinh Kseniia - con gái thứ 2. Đến khi cô được 10 tuổi, cả gia đình quyết định quay trở lại Việt Nam.

    "Mẹ tôi yêu Việt Nam, Việt Nam luôn trong trái tim của mẹ. Mẹ hay dạy tôi về người Việt, cuộc sống của người Việt. Ngay cả khi ngủ, trong giấc mơ mẹ cũng mơ về Việt Nam",Kseniia nói.

    chia tay ban trai 1
    Kseniia Kholkina nói tiếng Việt rất sõi

    Cha của Kseniia làm ngành dầu khí, ông đưa vợ và con cái chuyển về Vũng Tàu. Sinh sống tại thành phố biển được 7 năm, Kseniia nhớ nhà, muốn quay về nước. Nhưng vì tình yêu với chàng trai người Việt nên cô quyết định ở lại Việt Nam.

    “Năm lớp 9, tôi gặp anh - sinh viên ở Sài Gòn về trường tôi thực tập. Anh nói được cả tiếng Nga. Lần đầu gặp cũng thấy bình thường thôi, chưa có ấn tượng gì hết”, Kseniia kể.

    Thời điểm đó Kseniia dự định sẽ nộp hồ sơ ra nước ngoài học bởi cô có suất học bổng tài trợ. Tình cờ một lần, chàng trai Việt mời Kseniia tới xem một show hát, cô gái Ukraine chỉ nghĩ đi chơi cho vui nên gật đầu đồng ý.

    “Nghe anh ấy hát một bài tiếng Việt, một bài tiếng Nga, trái tim tôi bỗng rung động. Nhưng tôi chưa biết khi đó là tình yêu hay cảm xúc gì. Vì anh mời tôi đi nghe nhạc, nên tôi đã mời lại anh ấy đi nhảy tại bữa tiệc ở trường. Đến đoạn nhạc slow, hai người sẽ ôm nhau nhảy, tôi chưa biết sẽ làm bạn nhảy với ai thì anh ấy ra mời tôi. Tôi đã ôm anh ấy”, Kseniia nói.

    chia tay ban trai 1
    Cô gái Ukraine theo gia đình tới Việt Nam năm 1999

    Kết thúc kỳ thực tập, chàng sinh viên chuẩn bị quay về Sài Gòn, Kseniia buồn rầu, chán nản. Một, hai tiếng trước khi xe chạy, cô quyết định nói lời tỏ tình: “Tôi nói rằng tôi thích anh, anh có muốn quen tôi hay không. Nhưng anh bảo chưa sẵn sàng vì mới chia tay với bạn gái, chúng ta nên làm bạn”.

    Lời từ chối khiến Kseniia khóc rất nhiều, cô tự nhốt mình trong phòng, không muốn gặp gỡ ai. Bất ngờ sau 1 tuần, chàng trai bất ngờ gọi điện cho Kseniia và ngỏ ý muốn cô làm bạn gái anh. Mối tình của cả hai cứ thế được vun đắp qua những buổi hò hẹn mỗi cuối tuần. Bạn trai sẽ từ Sài Gòn về Vũng Tàu hoặc ngược lại, Kseniia bắt xe lên thành phố chơi. Nhưng sau 1 năm, mối tình đầu của cô gái Ukraine tan vỡ bởi cả hai nhận thấy không hợp, chàng trai nói lời chia tay.

    “Tôi rất buồn, tôi đổi chỗ ở luôn. Khoảng 5, 6 năm tôi không thể quen ai được. Trong suy nghĩ, tôi mong muốn vẫn có thể quay lại với anh ấy và dằn vặt, liệu tôi có làm gì sai hay không?”, Kseniia nói.

    chia tay ban trai 1

    chia tay ban trai 1
    Mối tình với chàng trai Việt khiến Kseniia nhớ mãi trong tim

    Lột xác thành thạc sĩ kinh tế giỏi giang, nổi tiếng

    Vực dậy sau chia tay, Kseniia vùi đầu vào học tập. Cô nỗ lực học tiếng Việt bằng mọi cách. 24 năm ở Việt Nam đã giúp cho Kseniia có vốn từ vựng tiếng Việt phong phú, cô nói sõi và có thể nghe, đọc, viết bằng tiếng Việt.

    Nhờ vậy, Kseniia được mời làm MC, diễn viên cho một số chương trình, MV ca nhạc, quảng cáo. Ngoài ra cô còn là vũ công chuyên nghiệp, dạy khiêu vũ thêm ngoài giờ. Kseniia tốt nghiệp Đại học RMIT sau đó học lên thạc sĩ. Hiện tại cô làm giảng viên ngành Marketing của ĐH Kinh Tế - Tài chính.

    chia tay ban trai 1

    chia tay ban trai 1
    Cô hiện đang là thạc sĩ, giảng viên tại ĐH Kinh Tế - Tài chính

    Cô gái Nga cũng rất yêu và tôn trọng văn hóa Việt Nam. Khác với những người nước ngoài có tư tưởng, lối sống cởi mở, Kseniia lại rất “truyền thống”. Nhớ kỷ niệm lần đầu đi karaoke cùng bạn trai, cô đã khóc thét khi bước vào phòng hát chỉ có 2 người.

    “Tôi rất sợ vì căn phòng tối, không có cửa sổ hay camera. Karaoke nhưng giống như khách sạn. Tôi khóc 30 phút không ngừng lại được. Bạn trai tôi không biết làm sao, tôi nói muốn đi về, đi nhà thuốc mua thuốc”, Kseniia nói.

    Cũng vì ngoại hình khác biệt với mái tóc vàng, đôi mắt xanh tuyệt đẹp, Kseniia nhận được rất nhiều sự chú ý. Cô nhận được nhiều lời làm quen khiếm nhã, rủ đi chơi, thậm chí rủ đi “khách sạn”.

    “Có mấy bạn nam nhắn tin cho tôi hỏi: Em đi uống bia với anh nhé? Tôi đáp, no thank you! Sau 2 3 lần bị như vậy tôi rất khó chịu. Có người bạn mới thích tôi, chưa quen nhau hay có gì hết, họ hỏi tôi muốn đi khách sạn với họ không? Ôi trời ơi, tôi sốc luôn”, Kseniia kể.

    chia tay ban trai 1

    chia tay ban trai 1
    Ngoài ra Kseniia còn là MC, diễn viên

    Hiện cha mẹ Kseniia nghỉ hưu, đã về nước, chỉ còn cô ở lại Việt Nam. Cô gái Ukraine coi nơi đây như quê hương thứ 2 của mình và thích sống ở TP.HCM bởi sự sôi động, náo nhiệt. Kseniia hiện đang hẹn hò với một chàng trai là con lai, có gốc người Việt. Nữ giảng viên 8X dự định cả hai sẽ sớm về chung một nhà và cùng xây dựng, lập nghiệp ở Việt Nam.

    Nguồn: Tại sao bạn đến Việt Nam

  • Từng đổ vỡ trong hôn nhân nhưng chị Trang may mắn gặp và nên duyên với người chồng Pakistan hiện tại. Nhiều trang mạng xã hội đăng 3 năm sau khi kết hôn, chị mới biết khối tài sản khổng lồ của nhà chồng. Thực hư điều này ra sao?

    lay chong pakistan 1
    Chị chụp hình trong trang phục của người Pakistan. Ảnh: NVCC

    Nên duyên sau 1 tháng hẹn hò

    Chị Trần Thùy Trang (38 tuổi, quê Lào Cai) có chồng là anh Tallal Ahmed (37 tuổi, quốc tịch Pakistan). Vợ chồng họ hiện đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản.

    Người phụ nữ đã từng trải qua những tháng năm thăng trầm, vất vả với cuộc sống của mẹ đơn thân nơi đất khách quê người. Chị một mình nuôi dạy cậu con trai – bé Zin (16 tuổi) từ cuộc hôn nhân đổ vỡ trước đó.

    lay chong pakistan 1
    Hình cưới của chị Trang và anh Tallal. Ảnh: NVCC

    Chị ly hôn khi con trai mới được một tuổi khiến bản thân chông chênh, mắc kẹt trong mớ cảm xúc hỗn độn. Phải mất một thời gian dài, người mẹ mới ổn định tâm lý và tự cân bằng lại. Chị gửi bé Zin cho ông bà ngoại trông giúp và đi làm nhân viên bán hàng trong siêu thị.

    Năm con trai 3 tuổi, chị quyết định khăn gói, dắt con sang Nhật với mong muốn có thu nhập và cuộc sống tốt hơn. Cũng chính tại xứ sở hoa anh đào, chị gặp và làm quen với người chồng hiện tại.

    "Chúng tôi quen nhau qua mạng, từ một ứng dụng hẹn hò. Tôi nghĩ chắc do duyên số vì chỉ làm quen, nói chuyện hẹn gặp và sau một tháng quyết định "góp gạo thổi cơm chung", chị kể lại.

    lay chong pakistan 1
    Họ hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Ảnh: NVCC

    Thời điểm đó, chị cần một gia đình đúng nghĩa nên gật đầu. Anh chưa từng kết hôn nhưng rất tâm lý và hiểu cuộc sống hôn nhân. Nhìn cách anh chăm sóc bé Zin, chị xiêu lòng và đón nhận tình yêu thêm một lần nữa.

    lay chong pakistan 1
    Gia đình chị trong một lần về Việt Nam chơi. Ảnh: NVCC

    Ấn tượng ban đầu của chị về chồng là người đẹp trai, tính tình vui vẻ, thân thiện. Ngày quyết định lấy nhau, chị không biết quá nhiều về đất nước Pakistan cũng như phong tục, tập quán ở đó vì chị xác định gia đình sẽ sinh sống ở Nhật.

    lay chong pakistan 1
    Họ có thêm một người con gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: NVCC

    Cuộc sống vợ chồng êm ấm duy chỉ có việc sức khỏe bản thân thời điểm đó gặp vấn đề và không thể có thai tự nhiên. Sau nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công, chị bất lực và từng có suy nghĩ sẽ quay về cuộc sống mẹ đơn thân. Tuy nhiên, anh Tallal luôn bên cạnh động viên, không bỏ cuộc. Và may mắn đã mỉm cười với vợ chồng khi bé Miu (con gái) chào đời.

    lay chong pakistan 1
    Gia đình hạnh phúc trong những chuyến đi. Ảnh: NVCC

    "Đám cưới được tổ chức sau khi bé Miu được 1 tuổi, tức 4 năm sau khi vợ chồng về ở với nhau. Đó cũng là lần đầu tiên tôi về thăm quê chồng. Đám cưới tổ chức khá cầu kỳ, tiệc kéo dài 3 ngày liên tục, mang phong cách đặc trưng của người Hồi giáo", chị nói.

    Bất ngờ với khối tài sản khổng lồ của nhà chồng

    Cư dân mạng không khỏi xuýt xoa với những hình ảnh về 2 căn biệt thự hoành tráng của gia đình chồng chị tại Pakistan. Gia đình họ sống tại một thành phố nhỏ trong ngôi nhà với tổng diện tích hơn 1000m2. Căn biệt thự cao 3 tầng có sân vườn rộng rãi gồm nhiều thế hệ sống với nhau. Sau 3 năm chị Trang mới biết khối tài sản giàu có của gia đình chồng.

    lay chong pakistan 1
    Cuộc sống ở Pakistan có nhiều điều khác biệt. Ảnh: NVCC

    "Chuyện này rất nhiều người "nửa tin nửa ngờ" nghĩ rằng chỉ là "chém gió". Tuy nhiên, vợ chồng tôi sống ở Nhật, đều "tự làm hàm nhai", thậm chí chồng còn rất hay gửi tiền về biếu gia đình, anh em họ hàng. Tôi cũng tự làm việc, không phụ thuộc vào chồng và cũng không quan tâm đến nhà chồng có điều kiện hay không. Nếu có điều kiện cũng là của gia đình chồng, không thể "ngồi mát ăn bát vàng" và vợ chồng cũng chẳng sống với nhau đến thời điểm hiện tại", chị chia sẻ.

    Chồng chị rất yêu thương các con, không phân biệt con chung, con riêng. Công việc của chồng khá bận rộn nên mọi việc chăm sóc con do chị gánh vác, thỉnh thoảng có chồng phụ. Bé Miu đã chuẩn bị vào lớp 1.

    "Chồng tôi là người đạo Hồi nên dạy cho tôi những điều cơ bản. Tôi biết những điều cấm kỵ để tránh, gia đình chồng cũng không quá hà khắc với tôi nên tôi thấy khá thoải mái", chị bộc bạch.

    Anh Tallal chia sẻ, điểm đầu tiên và quan trọng để anh tin tưởng vợ là chưa bao giờ nói dối từ quá khứ và hiện tại. Với đạo Hồi giáo, việc kết hôn với người đã ly hôn hoặc góa bụa là điều đáng trân trọng. Vì vậy, anh không bị gia đình và quan điểm tôn giáo phản đối. Chị Trang chưa bao giờ đòi tiền hay bất kỳ ân huệ nào trước khi kết hôn nên anh rất tôn trọng và tin cậy.

    lay chong pakistan 1
    Gia đình chồng có tài sản giàu có. Ảnh: NVCC

    Với anh, vợ là người biết quan tâm, yêu thương, chăm chỉ, là một người mẹ tốt. Anh đã về thăm Việt Nam nhiều lần và luôn nhận được sự yêu mến, quan tâm từ mọi người.

    "Tôi luôn hối hận vì không học tiếng Việt từ sớm. Tôi vẫn đang cố gắng học tiếng Việt thật nhanh để có thể giao tiếp và trò chuyện với người dân địa phương và thành viên trong gia đình. Tôi là người Hồi giáo nhưng tôn trọng các tôn giáo khác. Bất cứ khi nào vợ chồng ở bên nhau, chúng tôi luôn có ý định chuyển đến sống ở Việt Nam lâu dài và có tương lai an toàn, thịnh vượng", người chồng bộc bạch.

    Theo Thanh Niên

  • “Cái kết ở đây là mình chọn buông tay khi yêu thương vẫn còn", Cổ Ngân nói.

    Người mẫu Cổ Ngân nhận được nhiều quan tâm khi hàn gắn tình cảm cùng tỷ phú Wynn Katz (sinh năm 1948) - CEO một công ty thời trang ở Los Angeles (Mỹ). Cô đã sang Mỹ 3 tháng cùng bạn trai, thường xuyên chia sẻ nhiều hình ảnh mùi mẫn.

    doi thu khong ngo 1
    Cổ Ngân và tỷ phú Wynn Katz

    Tuy nhiên, mới đây, Cổ Ngân lại khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định bay về Việt Nam. Cô đã khóc khi phải chia tay chú chó cưng của bạn trai mà cô rất yêu quý và gọi nó là “con trai đầu lòng của mình”.

    Người đẹp viết: "Tạm biệt vốn đã khó nhưng giờ càng khó khăn hơn gấp ngàn vạn lần khi phải rời xa “con trai” mà mình yêu thương vô cùng. Ngân biết mọi người sẽ rất nhớ Rudi và Ngân cũng vậy. Sẽ nhớ nó rất nhiều".

    Người đẹp cho hay mấy ngày trước khi bay về Việt Nam, ngày nào cô cũng khóc khi nghĩ đến cảnh chia tay này.

    doi thu khong ngo 1
    Cổ Ngân đã khóc khi phải chia tay chú chó cưng của bạn trai

    Ngoài ra, Cổ Ngân cũng tiết lộ lý do cô không ở lại Mỹ. “Ai cũng thắc mắc tại sao Ngân không ở lại mà lại về Việt Nam sau 3 tháng. Ngân nghĩ hôn nhân là một điều quan trọng của đời người. Ngân cũng không thích kiểu nay cưới rồi mai đem nhau ra ly dị, như thế mình cảm thấy rất phiền hà. Mình có ở một mình cả đời cũng không sao hết”, Cổ Ngân nói.

    “Cái kết ở đây là mình chọn buông tay khi yêu thương vẫn còn. Nếu như bạn không chia tay người yêu trước thì làm sao bạn gặp được người yêu sau tốt hơn đúng không?”.

    doi thu khong ngo 1
    Cổ Ngân quyết định chọn buông tay, về Việt Nam một mình

    Với Cổ Ngân, kết hôn là chuyện cả đời nên không thể vội vàng. Trước thời điểm dịch Covid-19, cô và bạn trai cùng nhau đi du lịch 2, 3 tuần. Tới lúc dịch bùng phát, cô và bạn trai phải xa nhau 2 năm mới tái ngộ. Theo Cổ Ngân, sống chung trong 3 tháng chưa đủ để hiểu rõ một người.

    doi thu khong ngo 1
    Cổ Ngân và bồ tỷ phú 75 tuổi hàn gắn sau 2 năm nhưng hiện tại người đẹp đã lặng lẽ về Việt Nam

    Sau gần 3 tháng bên Mỹ, Cổ Ngân một mình bay về Việt Nam mà không có bạn trai tháp tùng. Khi về quê nhà, cô được người thân ra đón.

    Trước đó, Cổ Ngân từng phủ nhận tin đồn “yêu vì ham giàu”: “Người giàu có chứng tỏ người ta thông minh, mà thông minh thì người ta chọn bạn đời rất kỹ”, cô nói.

    Ngoài ra, Cổ Ngân cũng từng tiết lộ việc ngăn cản người yêu xây dựng phòng trang điểm trong biệt thự mới với chi phí lên tới 33.000 đô (khoảng 800 triệu đồng). Cô khuyên người yêu không nên chi tiền phung phí.

    Từ khi sang Mỹ, người đẹp được bạn trai yêu chiều hết mực. Cô thường xuyên được tỷ phú tháp tùng đi ăn uống, mua sắm, khám phá những điểm nổi tiếng dù nam doanh nhân bận rộn. Dù không thích xuất hiện trước công chúng, vị tỷ phú vẫn chịu có mặt trong video của Cổ Ngân để chiều lòng bạn gái.

    doi thu khong ngo 1
    Cổ Ngân sinh năm 1994, kém bạn trai tỷ phú 46 tuổi

    Khi Cổ Ngân sang Mỹ, ông đã mua một căn biệt thự mới có hệ thống an ninh tốt, mua tặng bạn gái chiếc xe đạp điện được thiết kế riêng. Nam doanh nhân còn kết nối bạn gái với những người thân trong gia đình ông. Mối quan hệ giữa Cổ Ngân và con riêng bạn trai cũng rất hòa hợp. Nhiều người bày tỏ tiếc nuối khi Cổ Ngân và bạn trai không có một cái kết viên mãn.

    Cổ Ngân kém bạn trai tỷ phú 46 tuổi. Hai người chính thức hẹn hò từ năm 2019. Tháng 5 cùng năm, tỷ phú Mỹ đã cầu hôn người đẹp Việt. Hai người tổ chức tiệc đính hôn vào tháng 7 nhưng đến tháng 4/2021, Cổ Ngân bất ngờ thông báo chia tay. Sau 2 năm xa cách vì dịch, hai người hàn gắn chuyện tình cảm, Cổ Ngân sang Mỹ cùng bạn trai. Hiện tại cô đã quay trở lại Việt Nam.

    Theo Nguoiduatin

  • Sau hành trình đi bộ hơn 10km để lên chuyến bay giải cứu, theo chồng về Việt Nam sinh sống, Stadnyk Elizabeth (30 tuổi, thành phố Odessa, Ukraine) đang có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

    chuyen tinh vo ukraine 1

    Tình yêu xuyên biên giới

    Về thôn 6, xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hỏi về Stadnyk Elizabeth ai cũng biết. Người dân nơi miền quê này gọi cô với tên thân mật, dễ nhớ là Liza.

    Gặp chúng tôi, Elizabeth nở nụ cười hiền và cất giọng nói "xin chào!". Elizabeth có nước da trắng, dáng người cao, sống mũi dọc dừa, đôi mắt màu nâu nhạt dễ mến. Cô chưa thành thạo tiếng Việt, chỉ trò chuyện với chúng tôi bằng những câu nói đơn giản, ngắn gọn.

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Vợ chồng anh Quyền chụp ảnh nhân ngày đón thêm thành viên mới ở Ukraine (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Kể về mối lương duyên với cô gái ngoại quốc, anh Trịnh Đình Quyền (38 tuổi, chồng của Elizabeth) tỏ rõ niềm hạnh phúc. Anh Quyền cho biết, năm 2008 anh đi xuất khẩu lao động sang Ukraine, làm thợ hàn ở một xưởng cơ khí.

    Năm 2010, trong một lần đi chơi ở thành phố Odessa cùng nhóm bạn, anh gặp Elizabeth. Khi đấy cô đang học lớp 12. Thấy Elizabeth hồn nhiên, đáng yêu, tính cách vui vẻ, hòa đồng, anh Quyền đã xin thông tin làm quen.

    "Khi sang đây lao động tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ yêu, cưới người nước ngoài, nhưng khi gặp Elizabeth, trò chuyện với cô ấy, mọi thứ đã thay đổi. Tôi không biết đã yêu cô ấy từ khi nào", anh Quyền kể.

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Các con của vợ chồng anh Quyền vui vẻ khi được bố mẹ đưa đi tắm biển ở Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Với Elizabeth, ấn tượng về chồng của mình là một người Việt Nam hiền lành, hay cười, dễ mến. "Anh Quyền suy nghĩ chín chắn, bên anh tôi luôn cảm thấy ấm áp, hạnh phúc", Elizabeth nhớ lại lần đầu tiên gặp chồng mình.

    Quen nhau được 1 năm, Elizabeth đưa bạn trai về nhà ra mắt bố mẹ ở thành phố Dnipro. Lần đầu gặp bố mẹ Elizabeth, anh Quyền rất hồi hộp, căng thẳng. Anh nghĩ rằng, bố mẹ người yêu sẽ không chấp nhận bởi khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa. Tuy nhiên, sự lo lắng đó tan dần, bố mẹ Elizabeth mỉm cười, đón nhận anh.

    Theo Elizabeth, bố mẹ cô khen anh Quyền hiền lành, lễ phép, đối xử với người xung quanh rất chân thành nên ủng hộ con gái đến với người mình yêu thương. Không lâu sau, Elizabeth có thai, cuối năm 2011, vợ chồng anh Quyền đón con trai đầu lòng, đặt tên bé là Trịnh Đình Kim.

    Biết con trai yêu và sẽ cưới cô gái ở đất nước Ukraine xa xôi, vợ chồng bà Mã Thị Là (mẹ anh Quyền) lo lắng khi con dâu có sự khác biệt lớn về ngôn ngữ, văn hóa. Nhưng sau nhiều lần trò chuyện, bà Là nhận thấy tình yêu chân thành của Elizabeth dành cho con trai mình nên đồng ý, chúc phúc cho các con.

    Tháng 6/2012, khi con trai đầu được hơn 6 tháng tuổi, vợ chồng anh Quyền tổ chức một đám cưới nhỏ, ấm cúng tại thành phố Odessa, Ukraina.

    Đi bộ 10km, về nước bằng chuyến bay giải cứu

    Trong ngôi nhà nhỏ ở thành phố Odessa, Ukraine, vợ chồng anh Quyền có cuộc sống bình dị. Mỗi ngày anh Quyền đi làm ở xưởng cơ khí, Elizabeth là nhân viên bán hàng quần áo ở chợ, còn con trai đầu cũng bắt đầu đi học. Niềm vui nhân đôi khi năm 2021, cặp vợ chồng trẻ đón thêm thành viên mới là bé gái Trịnh Li A.

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Sau hành trình hồi hương, vợ chồng anh Quyền đang có cuộc sống hạnh phúc ở quê nhà (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Giữa lúc cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ngày 24/2/2022, cuộc xung đột Nga và Ukraine xảy ra đã khiến tất cả đảo lộn.

    Theo anh Quyền, từ ngày có xung đột, người Việt Nam chạy sang các nước láng giềng như Ba Lan, Moldova… rất nhiều. Biết được thông tin về Chính phủ Việt Nam sẽ đón công dân từ Ukraine về nước bằng những chuyến bay giải cứu ở Romania, lòng anh được trấn an.

    Để có thể lên được chuyến bay giải cứu của quê hương, vợ chồng anh Quyền đã chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, nước uống cho cuộc "tháo chạy" sang cửa khẩu Moldova.

    "Khi còn cách vùng giáp biên giữa Ukraine và Moldova 10km, đường bị tắc bởi dòng người chạy nạn quá đông, chật cứng các phương tiện. Xe không thể di chuyển, cả nhà 4 người xuống xe, đi bộ 10km trong hơn 5 giờ đồng hồ, dưới trời rét khoảng 10 độ C, mới đến được cửa khẩu Moldova", anh Quyền nhớ lại. 

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Elizabeth cùng gia đình sum vầy, sống hạnh phúc ở quê chồng (Ảnh: Hạnh Linh).

    Đến Moldova, người dân ở đây rất nhiệt tình, hiếu khách, họ cho gia đình ăn uống, chỗ ở. Hai ngày sau, gia đình anh Quyền tiếp tục được người dân nơi đây hỗ trợ phương tiện đến Romania.

    Được người dân Romania đón tiếp, vợ chồng anh Quyền ở lại đây thêm 10 ngày, sau đó được mọi người gọi xe đưa ra Bucharest, Romania, rồi lên chuyến bay giải cứu về Việt Nam. Sau hơn 10 giờ đồng hồ đi máy bay, cả gia đình đã đặt chân đến sân bay Nội Bài, Hà Nội lúc 11h30 ngày 11/3/2022.

    "Tài sản mang theo chỉ là chiếc xe đẩy con và vài bộ quần áo. Lên máy bay, về Hà Nội tôi mới thấy an tâm, thấy mình vẫn là người hạnh phúc, may mắn", anh Quyền nói.

    Còn với Elizabeth, đây là lần đầu tiên cô về nhà chồng sau 10 năm kết hôn. Cô ấy buồn, lòng nặng trĩu tâm tư bởi đất nước của cô đang bị tàn phá.

    Đến Việt Nam, Elizabeth gọi điện về cho bố mẹ cô ở Ukraine, cô ấy kể lại rằng, Việt Nam hòa bình thật thích, yêu Việt Nam vô cùng nhưng cô ấy cũng rất thương, rất nhớ quê nhà.

    Nhặt rau, nấu cơm, bán hàng trên Tiktok

    Cuộc sống làm dâu của cô gái Ukraine ở vùng quê Việt Nam được nhiều người chú ý. Thời điểm đầu, Elizabeth còn nhiều bỡ ngỡ, chưa hiểu nhiều về văn hóa Việt Nam, sợ nhiều thứ như tôm, cua, cá sống...

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Elizabeth cùng mẹ chồng chuẩn bị bữa cơm chiều (Ảnh: Hạnh Linh).

    Để Elizabeth sớm thích nghi với môi trường mới, bà Mã Thị Là luôn kiên trì, chỉ dạy tận tình cô con dâu ngoại quốc.

    Bà Là kể, quá trình sinh hoạt cùng con dâu, bà thường xuyên nói với Elizabeth và các cháu về văn hóa, ẩm thực, đặc biệt là bữa cơm trong gia đình Việt. Cụ thể, bà hướng dẫn về việc trước khi ăn cơm, con cháu phải mời ông bà, bố mẹ.

    "Elizabeth ban đầu khá bỡ ngỡ nhưng lại chịu khó học hỏi, lắng nghe nên nhanh chóng hòa nhập được với lối sống và thói quen của người Việt", bà Là chia sẻ.

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Elizabeth thích mặc áo dài truyền thống của Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

    Tiếp đến, bà Là dạy con dâu các mệnh giá về đồng tiền của Việt Nam, cách đi chợ ở quê, sau đó hướng dẫn Elizabeth chế biến các món ăn Việt. "Con sáng dạ, học rất nhanh, thực hành rất tốt", bà Là nói.

    Nhận thấy ẩm thực Việt rất phong phú, Elizabeth quyết tâm rèn luyện kỹ năng nấu nướng, "lấy lòng" mẹ chồng bằng những món ăn tự tay mình làm. Vào những dịp lễ, tết, Elizabeth tự mình nhặt rau, làm bánh, nấu mâm cơm dâng lên ông bà tổ tiên.

    Elizabeth cho biết, nhờ có sự trợ giúp tận tình của gia đình nhà chồng, cô không gặp quá nhiều khó khăn khi học và thích nghi cuộc sống mới ở Việt Nam. Elizabeth cũng bày tỏ, những lúc nhớ quê, vợ chồng cô thường cùng nhau làm những món ăn của Ukraine mà cô thích.

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Elizabeth vui vẻ bên mẹ chồng, người đã giúp cô hòa nhập với lối sống, văn hóa của người Việt (Ảnh: Hạnh Linh).

    Hơn 1 năm qua, Elizabeth có thêm niềm vui mới bằng việc quay video trên Tiktok. Ban đầu, Elizabeth coi đó như một cách để giải trí, lưu lại kỷ niệm của gia đình nhưng những video trên của cô lại nhận được sự yêu thích của cộng đồng mạng. Hiện, kênh Tiktok của Elizabeth đã có hơn 225 nghìn người theo dõi.

    Elizabeth cũng bắt đầu có những nhãn hàng hợp tác, cô bán quần áo người lớn, trẻ em, cặp, ba lô qua Tiktok.

    Những video của cô trên Tiktok được nhiều người theo dõi. Cô gái cũng thường xuyên bán hàng từ mạng xã hội này (Ảnh: Hạnh Linh).

     Elizabeth chia sẻ, mỗi ngày cô đều dành thời gian gọi điện thoại về cho gia đình ở Ukraine. Cô mong muốn xung đột nhanh kết thúc để sớm trở về quê hương thăm lại gia đình.

    Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Nga Tân, cho biết, Elizabeth khá nhanh nhẹn, sớm làm quen với lối sống, thích nghi nét văn hóa ở quê chồng.

    chuyen tinh vo ukraine 1
    Elizabeth trong buổi biển diễn văn nghệ tại quê chồng (Ảnh: Hạnh Linh).

    Ngoài làm việc nhà, Elizabeth còn năng nổ tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Cô có năng khiếu nhảy, múa, chơi các môn thể thao. Hiện, con trai đầu của vợ chồng Elizabeth học tập tại trường tiểu học ở địa phương.

    Theo Dân Trí

  • Bình thường cả nhà ra đồng thì Menus sẽ ở nhà nhưng vì thấy buồn chán nên cô cũng học cách cấy lúa, bào khoai. Cô gọi những công việc đồng áng là công việc "thú vị, không khó".

    Ở một vùng quê thuộc Quảng Tây, Trung Quốc có thanh niên Kanon, 32 tuổi, da ngăm đen, ngoại hình bình thường. Sau khi anh nên duyên với một cô gái ngoại quốc, Kanon được nhiều người biết đến. Đặc biệt, nàng dâu người Ý này rất xinh đẹp, vui vẻ hòa đồng và làm nông rất giỏi.

    lay vo italy 1

    Mối nhân duyên không ngờ

    Kanon tên thật là Nông Chính Hạo, sinh gia trong gia đình có truyền thống làm nông nghiệp. Ngay từ nhỏ anh đã thích nghe nhạc nước ngoài và tích lũy được vốn ngoại ngữ cho công việc sau này.

    Kanon làm rất nhiều việc, nỗ lực từng ngày để theo đuổi đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh. Anh nhận chụp ảnh cưới, ảnh sự kiện… và học thêm các kỹ năng chụp ảnh trên nhiều diễn đàn quốc tế.

    Ban đầu Kanon chỉ có ý định giao tiếp nhiều với người nước ngoài để tăng cường vốn ngoại ngữ nhưng ai ngờ định mệnh đã cho anh gặp Menus.

    "Tôi thấy một cô gái loay hoay trước cây ATM rồi bật khóc. Tôi tiến đến ngỏ ý muốn giúp. Cô ấy nói không rành tiếng Trung, lúc chi tiêu bất cẩn nên không biết trong thẻ giờ chỉ có 0,87 tệ (gần 3 nghìn đồng). Số tiền này thậm chí không đủ ăn trong khi 2 ngày nữa gia đình mới gửi tiền cho cô. Cô ấy lo lắng đến bật khóc", Kanon kể lại.

    lay vo italy 1
    Anh chàng mời cô gái đi ăn còn Menus liên tục cảm ơn và hứa sẽ trả lại tiền khi gia đình gửi sang.

    Sau khi trò chuyện, Kanon được biết cha Menus là người Ý và mẹ cô là người Afrikaans. Do công việc kinh doanh của cha cô, cô thường xuyên phải đi lại giữa Nam Phi và châu Âu. Gia đình cô có nhà ở Venice và Milan, Ý và Johannesburg, Nam Phi. Trong một môi trường gia đình thuận lợi như vậy, Menus rất thích đi du lịch khám phá khắp nơi.

    Nghe xong gia thế của Menus, Kanon có chút ngại ngùng vì anh quá chênh lệch so với cô. Vì đói nên cô nàng ăn ngon lành bát mì mà không biết bị dính thức ăn trên mặt. Kanon nhẹ nhàng nhắc nhở cô gái dễ thương bằng cách chỉ tay lên má trái. Và chuyện bất ngờ đã xảy ra.

    Menus hiểu nhầm ý Kanon rằng anh đang yêu cầu một nụ hôn cảm ơn. Cô hơi ngại ngùng bối rối nhưng vẫn đặt lên má anh nụ hôn. Đây cũng là nghi thức phổ biến của phương Tây giữa bạn bè thân thiết.

    lay vo italy 1
    Gia đình 4 người hạnh phúc.

    Hành động này khiến Kanon sững sờ trong giây lát, sau đó trái tim nhỏ bé của cậu thanh niên đập loạn xạ, một cảm giác hạnh phúc và ngọt ngào dâng lên trong lòng. Sự tự tin của Kanon ngay lập tức tăng gấp đôi.

    "Lúc đó tôi hạ quyết tâm: Nhất định phải theo đuổi cô gái ngoại quốc này", Kanon chia sẻ.

    Sau bữa tối họ cho nhau số điện thoại và mối quan hệ ấy dần trở nên thân thiết. Họ cùng nhau đi xem phim, đi ăn, đi chơi.

    Menus rất mê mẩn anh chàng này, cô vô cùng ngưỡng mộ kiến thức về nhiếp ảnh và nghệ thuật của Kanon. Vượt qua sự mặc cảm về chênh lệch khoảng cách, Kanon đã tỏ tình với Menus và nhận lại từ cô cái gật đầu đồng ý.

    Làm dâu nhà nông

    Kanon và Menus chuyển đến sống cùng nhau không lâu sau đó. Với điều kiện tài chính hiện tại, anh chưa thể cho cô một đám cưới linh đình. Kanon vay tiền để bắt đầu kinh doanh không lâu, và số tiền kiếm được ít ỏi có thể đủ cho đám cưới nhưng cũng không đủ sính lễ.

    Là người đàn ông phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cô gái mình yêu, Kanon quyết định nói chuyện nghiêm túc với Menus về việc kết hôn. Anh đề nghị cô thông báo với bố mẹ, hỏi ý kiến họ. Kết quả bất ngờ hơn anh dự đoán, cha mẹ Menus rất cởi mở, không quan tâm gia cảnh của con rể mà đồng ý ngay.

    Có lúc anh chàng thầm nghĩ: "Chắc kiếp trước mình giải cứu được cả dải ngân hà nên kiếp này mới lấy được cô vợ tốt như vậy".

    lay vo italy 1

    Tiếp theo, Kanon làm việc chăm chỉ để chuẩn bị tiền cho đám cưới. Thủ tục kết hôn xuyên biên giới tương đối rườm rà.

    Kanon đưa Menus trở về quê hương của anh ở Nam Ninh, Quảng Tây. Trước khi về quê, anh có chút lo lắng rằng Menus sẽ có tâm lý chênh lệch khi nhìn thấy hoàn cảnh gia đình éo le của mình.

    Nhưng điều anh không ngờ tới là khi Menus đi trên con đường đất nông thôn không bằng phẳng, trên mặt cô không hề có một chút thất vọng nào. Cô ấy nhìn trái nhìn phải khắp nơi và rất thích thú với khung cảnh thôn quê bình dị với tiếng gà vịt, trâu bò, cừu đồng ca.

    Dù cô nàng không hiểu nhà chồng tương lai đang nói chuyện gì nhưng luôn giữ thái độ lịch sự, tươi cười. Cô còn chủ động học làm bánh, các món ăn Trung Quốc.

    Sau khi có bé trai đầu lòng, vợ chồng Kanon đã chuyển hẳn về quê sinh sống. Anh quyết tâm làm giàu từ nơi mình sinh ra. Họ làm rất nhiều video ghi lại cuộc sống thường ngày và được nhiều người yêu thích.

    lay vo italy 1
    Video Menus lái máy cày được rất nhiều người yêu thích

    Dù đã là mẹ của 2 đứa trẻ nhưng Menus rất ngây thơ đáng yêu. Vốn tiếng Trung bập bẹ của cô khiến ai cũng phải cười. Bình thường cả nhà ra đồng thì Menus sẽ ở nhà nhưng vì thấy buồn chán nên cô cũng học cách cấy lúa, bào khoai. Cô gọi những công việc đồng áng là công việc "thú vị, không khó".

    Bây giờ Kanon và Menus là những blogger có 1,73 triệu người hâm mộ, công việc kinh doanh nông sản cũng rất thuận lợi.

    Nhiều người cho rằng Kanon may mắn khi lấy được cô vợ ngoại quốc điểm 10, nhưng nếu anh không nỗ lực học tập và có tấm lòng thương người thì sao nhân duyên ập đến?!

    Kênh 14 (Nguồn: Toutiao)

  • Vượt qua sự phản đối của gia đình khi yêu Việt kiều Pháp lớn tuổi, hiện nay, chị Vân Đỗ đang có cuộc sống hạnh phúc với 3 nhóc tỳ nhí.

    Chị Vân Đỗ (35 tuổi, Nha Trang) gọi chuyện tình yêu của mình và ông xã là sự tình cờ của định mệnh bởi nó vượt qua khoảng cách địa lý và cả khoảng cách của tuổi tác. Khi ấy chị là cô sinh viên 21 tuổi trên đất Pháp thơ mộng còn anh là một “ông chú” Việt Kiều U40 chững chạc và đầy tâm lý.

    lay chong viet kieu hon tuoi 1
    Ông xã chị Vân là quản lý chuyên gia xây dựng trong một tập đoàn lớn của Pháp về xây dựng nhà máy điện toàn cầu.

    Rung động ngay từ khi nghe giọng nói đầu tiên

    Chị Vân và anh Ân biết nhau qua 1 forum chat trên mạng. Sau khi trao đổi số điện thoại, chưa đầy 5 phút sau, chị nhận được cuộc điện thoại từ anh. Ở đầu dây bên kia chị nghe thấy một giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng, pha chút lớ ngớ dễ thương vì chưa sõi tiếng Việt. Giọng nói mà người ta hay gọi là "sexy voice" đó đã làm chị rung động ngay từ phút đầu tiên.

    Thuở ấy, chị là sinh viên du học vừa phải học vừa đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống của mình. Chị sống chung với một người dì là chị của mẹ với cuộc sống nhẹ nhàng bình yêu và đôi phần tẻ nhạt. Anh Ân đã đến như một cơn gió thổi mát tâm hồn ngây ngô của chị lúc bấy giờ.

    Ngày nào anh cũng gọi điện, hỏi han chị, kết thúc cuộc gọi anh luôn là người tắt máy sau cùng. Từ từ, sự quan tâm, ân cần ấy của anh đã trở thành thói quen không thể thiếu của chị lúc nào chẳng hay.

    “Khoảng hơn 1 tháng sau, chúng mình gặp nhau lần đầu tiên. Anh chạy từ Paris xuống tỉnh mình ở cách hơn 1000km. Dù anh cho mình xem hình trước đó nhưng mình vẫn rất hồi hộp.  

    Ngày ấy, mình cũng thuộc mẫu con gái khá xinh, model và rất chuộng về hình thức. Mình luôn thích những chàng đẹp trai, cao to, lãng tử nhưng anh thì ngược lại là một chàng gấu to béo, mập, bụng bự. Lúc đó, mình thề chỉ muốn đi về, và không muốn hẹn hò nhưng anh lặn lội chạy cả ngàn cây số chỉ để xuống nên mình miễn cưỡng đi chơi với anh. Vậy là mối lương duyên bắt đầu từ đây”, chị Vân nhớ lại.

    Ở Pháp cứ học 8 tuần lại được nghỉ 2 tuần. Dù công việc không thường xuyên ở Pháp, phải công tác nước ngoài nhưng, mỗi ngày nghỉ của chị, anh Ân đều tranh thủ về để chở chị đi chơi, tham quan mọi nơi hoặc đặt vé để chị đến thăm anh. Chính vì vậy quãng thời gian đi du học chị đã đi được khá nhiều nơi.

    “Đi bên anh mình được chiều chuộng, được yêu thương, được quan tâm hết mực. Anh tâm lý, chu đáo và để ý chi tiết đến cuộc sống của mình từ những cái rất nhỏ. Ngày anh tỏ tình cũng đúng vào ngày sinh nhật của mình sau đó hơn 2 tháng. Anh là người yêu mình trước, còn mình phải gần 1 năm mới gọi là yêu thật sự. Nó đến từ từ lúc nào mình cũng chẳng hay và nhận ra”, chị Vân chia sẻ.

    lay chong viet kieu hon tuoi 1
    Anh phải chờ đợi chị 5 năm khi chị học xong.

    Mặc sự phản đối của gia đình yêu người đàn ông lớn tuổi

    Vì chênh lệch tuổi tác, hơn nữa còn đang đi học nên cả gia đình chị Vân đều phản đối chuyện tình yêu của chị. Họ sợ chị mau chán, suy nghĩ không chín chắn. Thậm chí ba mẹ chị còn từ mặt và người dì ở Pháp hết mực yêu thương cũng không đả động, nói chuyện một tháng với chị dù ở chung nhà, ngủ chung giường.

    Chị Vân cho biết, lúc đó chị không hề yêu ông xã sâu đậm, chỉ ở mức độ thích và muốn tìm hiểu một người đàn ông tốt nên chị mặc kệ sự phản đối của bố mẹ và dì. Chị bướng bỉnh tự quyết định cuộc đời của chính mình.

    Mặc dù giận nhưng gia đình chị không thể nào không quan tâm, lo lắng đến chị. Dì chị đã đồng ý và thay đổi suy nghĩ sau khi gặp ông xã ngay lần đầu.

    “Những lúc ông xã mình tới chơi, chào dì mấy lần, dì cũng bơ luôn, không chào lại. Nhưng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, dì thấy ông xã vẫn chào, cười nói tự nhiên với dì như không chuyện gì cả. Lúc này dì mới bắt đầu nói chuyện và chấp nhận”, chị Vân cho biết.

    lay chong viet kieu hon tuoi 1
    Anh luôn cưng chiều chị như công chúa, chăm sóc, động viên chị mọi điều.

    Cuối năm vào dịp Lễ Giáng sinh, chị về nhà anh ra mắt gia đình. Trong khi đó, sau gần 1 năm rưỡi yêu, chị mới giới thiệu anh với gia đình mình trong dịp về Việt Nam chơi.

    Và vào dịp lễ tình nhân, chị đã được anh cầu hôn bằng chiếc nhẫn giá trị. Dù không phải người hoa mỹ nhưng anh tế nhị, tinh ý và để ý đến từng chi tiết cuộc sống hàng ngày của chị khiến chị rung động và yêu anh thật sự

    Sau 5 năm yêu nhau, đợi chị học xong, cả 2 anh chị đã có một đám cưới hạnh phúc ở Tp. Nha Trang nơi chị sinh ra. Vì anh chuyển công tác lâu dài sang Singapore nên chị đã quyết định theo anh bắt đầu một môi trường sống mới.

    Chị Vân tâm sự, yêu và lấy ông xã lớn tuổi nên chị cố gắng chọn những bộ đồ chững chạc như giày cao gót, sơ mi, quần tây nhưng vì ông xã sống ở nước ngoài từ nhỏ, cách nghĩ khá thoáng nên sau mỗi lần diện style hơi khác, chị lại bị anh góp ý. “Anh bảo: “Em còn trẻ, đừng bận đồ như vậy không hợp với tuổi, trông sẽ già đi đấy, cứ bận style thường ngày” mà anh không hề biết mình cố tình làm vậy”.

    Sau kết hôn, vì không thích vợ ra ngoài làm việc, suy nghĩ nhiều về công việc nên anh để chị ở nhà chăm con, bán mỹ phẩm online chuyên về hàng Pháp cho đỡ buồn, còn anh lo kinh tế chính trong gia đình. Hiện nay tổ ấm nhỏ của chị đã tròn đầy với 3 thành viên nhí. Mỗi khi rảnh rỗi, ông xã chị lại phụ chị việc nhà, chăm con. Dù đã kết hôn 10 năm nay nhưng anh vẫn luôn tâm lý như những ngày đầu và luôn cưng chiều chị.

    lay chong viet kieu hon tuoi 1

    lay chong viet kieu hon tuoi 1

    lay chong viet kieu hon tuoi 1
    Tổ ấm nhỏ hạnh phúc của chị.

    Chia sẻ về bí quyết giữ lửa hạnh phúc, chị Vân cho biết, trong tình yêu, điều cần nhất là sự tôn trọng lẫn nhau, mỗi người phải hiểu rõ tính tình đối phương. Khi cả 2 vợ chồng đều có cách suy nghĩ đơn giản và lạc quan thì có thể nói chuyện thoải mái với nhau trong tất cả mọi chuyện. Chồng chị luôn để chị tự do đi lại và chị cũng vậy. Thỉnh thoảng khi có bà ngoại chăm bé, 2 vợ chồng chị lại hẹn hò và trốn con đi chơi xa hâm nóng tình yêu.

    Ngoài ra, chị có một bí quyết đặc biệt là chiếc giường ngủ vợ chồng không nên mua size giường to, chỉ tầm 1m6 là vừa đủ và tuyệt đối không để gối ôm trên giường. Điều đó sẽ giúp 2 vợ chồng không thể giận nhau lâu và bao giận hờn sẽ được giải tỏa hết.

    Theo Eva

  • quan bun dau mam tom o my 1
    Vợ chồng Nhung Đào - Jerald Head chụp hình trước quán bún đậu tại New York

    Ở nước Mỹ ngày nay không khó để tìm một nhà hàng phục vụ các món đặc trưng của Việt Nam như phở hay bánh mì… Thế nhưng bún đậu mắm tôm thì rất hiếm hoi vì tại Hoa Kỳ không phải ai cũng mê mùi vị đặc trưng của mắm tôm, và nguyên liệu làm ra món này cũng không dễ tìm ở nơi cách Việt Nam nửa vòng trái đất.

    Ấy vậy mà cặp vợ chồng trẻ Nhung Đào - Jerald Head đã đưa được mắm tôm qua Mỹ, bán ngay trên vỉa hè Manhattan và quán ăn nhỏ của họ được The New York Times bình chọn là 26/100 nhà hàng ngon nhất ở New York năm 2023.

    Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Nhung và Jerald cho biết ý tưởng mở nhà hàng tên Mắm xuất phát từ việc cả hai vợ chồng đều rất mê món này.

    Vốn là đầu bếp chuyên nấu món Việt bên Mỹ, Jerald sang Việt Nam lần đầu năm 2016 với mong muốn học hỏi thêm kinh nghiệm từ nền ẩm thực bản địa. Tới ngày thứ ba, anh tình cờ gặp Nhung tại một quán ăn, hai người chào nhau rồi trò chuyện, từ đó chính thức quen nhau vào năm 2017.

    “Mê mắm tôm hơn cả người Việt”

    Nhung cho biết, hồi mới quen nhau ở Việt Nam, mỗi lần hẹn hò hai người đều đi ăn bún đậu mắm tôm, thậm chí ăn hết ba suất đặc biệt.

    “Bình thường mới quen người ta thường hạn chế ăn mắm tôm vì hơi “nặng mùi”, nhưng Jerald thì mê mắm tôm hơn cả người Việt”, người vợ Việt chia sẻ.

    Sau khi hai người kết hôn thì Việt Nam đóng cửa biên giới vì Covid, Jerald không qua thăm vợ được. Nhung chuyển sang Mỹ ở cùng chồng vào tháng 7/2020, cũng là lúc đỉnh dịch, mọi người không được ra đường và nhà hàng đều đóng cửa.

    “Khi đó hai vợ chồng chỉ nghĩ ở nhà lâu quá nên chán, muốn làm bún đậu là món mình thích nhất mà muốn mua ở ngoài cũng không có huống gì là lúc dịch bệnh”, Nhung nói.

    "Dù mục đích ban đầu là chỉ làm vài bàn cho bạn bè biết và tới ăn là vui rồi, nhưng chỉ sau một tuần, khách tới ăn truyền tai nhau và chia sẻ trên mạng xã hội, quán dần đông khách".

    Và mới đây, đầu tháng 4/2023, khi tờ báo danh tiếng của nước Mỹ The New York Times có bài viết giới thiệu “món ăn Việt Nam hấp dẫn nhất ở New York” về quán ăn tên Mắm của Nhung và Jerald, thì nhà hàng nhỏ lại càng nhộn nhịp.

    Vỏn vẹn chưa tới 40 mét vuông, Mắm chỉ chứa được tối đa 19 chỗ ngồi nên khách thường ngồi tràn ra vỉa hè trên những bộ bàn ghế nhựa xanh đậm chất Việt Nam.

    quan bun dau mam tom o my 1
    Thực khách ngồi ăn bún đậu trên vỉa hè New York

    “Bữa trưa Hà Nội giữa lòng Manhattan”

    Có lẽ một trong những điểm hấp dẫn của Mắm là thực khách tới đây được thưởng thức một trải nghiệm "rất Việt Nam": ngồi ăn trên bộ bàn ghế nhựa Duy Tân, trong khi người đi bộ, chó mèo, xe đạp điện, xe đạp và xe gắn máy tấp nập qua lại.

    Nhà phê bình ẩm thực Pete Wells của The New York Times đánh giá đây là: “một trải nghiệm gần giống bữa trưa Hà Nội giữa lòng Manhattan vậy”.

    Chuyên gia này đã tới Mắm nhiều lần, xếp quán vào thứ 26 trong “Top 100 nhà hàng ngon nhất New York 2023”, và đây cũng là quán Việt duy nhất nằm trong danh sách.

    Nhung chia sẻ rằng từ cuối năm ngoái, nhà hàng có nhiều khách nước ngoài vào ăn vì họ đi ngang qua thấy bàn ghế nhựa kê ở ngoài đường, bên trên kê một cái mâm có mẹt bún đậu, rồi khách vừa ăn uống vừa trò chuyện rất thoải mái. Đó là một điều gì đó khác hoàn toàn với nhà hàng quán ăn bên Mỹ, nên họ tò mò và muốn thử.

    “Tất cả đều là ý tưởng của Jerald trong lần về Việt Nam chơi cuối năm 2022, hai vợ chồng dù có con nhỏ nhưng ráng mang sang Mỹ đồ đạc lỉnh kỉnh gồm nào bàn ghế, mâm đồng, rổ nhựa Duy Tân, mẹt tre… Tiền hành lý quá khổ còn đắt hơn tiền mua nhưng hai vợ chồng đều thấy rất đáng”, Nhung nói với BBC.

    quan bun dau mam tom o my 1
    Vỏn vẹn chưa tới 40 mét vuông, nhà hàng có sức chứa tối đa 19 chỗ ngồi

    Và tất nhiên là phải nhắc đến tay nghề công phu của anh đầu bếp người Mỹ nói được tiếng Việt nữa. Ngoại trừ mắm tôm là nhập khẩu từ Việt Nam, tất cả mọi thứ còn lại gồm bún, đậu phụ, dồi, chả cốm… đều được Jerald cùng vợ tự làm theo cách riêng vô cùng kỳ công.

    Đầu bếp người Mỹ cho biết: “Ở Mỹ có muốn làm mắm tôm cũng không được, vì không có tôm tươi. May mắn là Nhung đã tìm được một làng chài ở Thanh Hoá, nơi ngư dân tự đánh bắt thuỷ sản xong rồi làm mắm, nên chất lượng rất tốt”.

    Bún đậu nhà làm

    Tất cả thành phần còn lại đều được hai vợ chồng tự đi chợ rồi chế biến rất tỉ mỉ. Để làm đậu phụ, hai vợ chồng mang sang từ Việt Nam chiếc máy 40 lít. Đầu tiên là xay nhuyễn hạt đậu nành thành sữa, sau đó thì nấu chín, ép thành miếng đậu phụ.

    Trước khi có chiếc máy này, hai vợ chồng phải đứng quậy bằng tay rất lâu, chưa kể có những lúc bị cháy, rất mất công và tốn thời gian. Mỗi ngày, hai vợ chồng làm ra được 30 cân đậu phụ.

    Với chả cốm, Jerald trộn cốm tươi mua ở Hà Nội trong chuyến về Việt Nam năm 2022 vào giò sống và rán trong chảo dầu nóng, còn dồi được chế biến theo công thức riêng của bố Nhung.

    “Bán món này ở Mỹ rất vất vả bởi thiếu nguyên liệu”, Nhung chia sẻ. “Ở Việt Nam cái gì cũng có sẵn, chỉ cần chọn chỗ bán đậu phụ ngon, ra chợ mua bún, ngay cả nếu muốn đặt hàng đơn vị họ chuyên làm chả cốm họ sẽ giao tận nơi và dồi cũng thế”.

    quan bun dau mam tom o my 1
    Mẹt bún đậu được chế biến kì công của cặp vợ chồng Việt - Mỹ

    “Đậu nành, lá chuối đông lạnh thì dễ tìm, lòng cũng có nhiều chỗ bán, nhưng huyết thì chỉ có một chỗ thôi. Rau thơm như tía tô, kinh giới... thì New York không có, hai vợ chồng phải mua từ một phụ nữ người Việt tại Florida, nơi có khí hậu phù hợp để trồng các loại rau này…”

    Công sức của họ đã được đền đáp bằng những đánh giá tích cực của thực khách qua các chia sẻ của họ trên mạng xã hội. Nhiều người Việt nhận xét bún đậu tại Mắm ngon hơn cả quán ở Hà Nội.

    “Kể câu chuyện ẩm thực Việt”

    Nhung và Jerald cho biết các nhà hàng Việt ở Mỹ thường thay đổi mùi vị của thức ăn để phù hợp hơn với người bản xứ, nhưng hai vợ chồng muốn giữ nguyên hồn cốt của món bún đậu.

    “Với những vị khách đến ăn lần đầu tiên, chúng tôi đều khuyến khích họ hãy thử ăn mắm tôm. Chỉ khi họ không ăn được thì mới đổi qua nước mắm hoặc nước tương”, Nhung nói.

    Với mong muốn hoàn thiện món ăn này hơn nữa, hai vợ chồng còn đưa vào thực đơn những món ăn kèm phù hợp như gỏi nghêu, chả ốc cuốn lá lốt nướng, cà tím nướng… Ngoài ra, để đổi món thì có vài tuần nhà hàng sẽ bán bún hến, bún riêu cua bắp bò, cháo lòng, bún bò huế, vịt cháy tỏi, lẩu dê… nhằm mang đến nhiều hương vị Việt cho thực khách.

    quan bun dau mam tom o my 1Món ốc ăn kèm với bún đậu do đầu bếp Mỹ chế biến.

    Sau khi thu hút được sự chú ý của truyền thông Mỹ, nhà hàng nhỏ ngày càng đông khách người Việt lẫn nước ngoài. Nhung nói rằng có rất nhiều người Việt đã dành hàng tiếng đồng hồ di chuyển từ các bang khác sang New York để được thưởng thức hương vị quê nhà.

    Dù chỉ mở vào một số buổi trong ba ngày cuối tuần do bận chăm con nhỏ, cặp vợ chồng Việt-Mỹ luôn cố gắng duy trì sự ổn định và hướng tới sự hoàn thiện.

    “Có nhiều người ngỏ ý hợp tác mở chi nhánh ở các bang khác, nhưng chúng tôi hiện chỉ muốn tập trung hoàn thiện nhà hàng bún đậu của mình”, Jerald nói.

    Cuối cùng, anh chia sẻ một quan sát rằng:

    “Tôi nghĩ rằng rất nhiều nhà hàng Việt Nam ở Mỹ đang trở thành nạn nhân của việc có quá nhiều món trong thực đơn vì họ cố gắng làm quá nhiều. Vì vậy, chúng tôi muốn thực đơn của mình đơn giản hơn nhưng gắn kết và có ý nghĩa, giống như kể một câu chuyện về món bún đậu mắm tôm và văn hóa dùng thức ăn ở vỉa hè của Việt Nam vậy”.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Nàng dâu Việt chia sẻ: 'Biết mình thích thêu thùa và may vá, mẹ anh mua tặng một chiếc máy may rồi dẫn đi mua vải, phụ kiện để dùng'.

    lay chong canada 1

    Yêu xa 3 năm với nghệ sĩ Piano người Canada

    Câu chuyện tình yêu của Xuyến Đỗ (Annie), 28 tuổi đến từ Nam Định và chồng là Peter - một nghệ sĩ Piano người Canada 31 tuổi đã khiến không ít người phải xuýt xoa. Hiện tại, hai vợ chồng đang sinh sống tại Vancouver (Canada) và bắt đầu khởi nghiệp dự án về công nghệ.

    Peter đặc biệt yêu thích lịch sử, văn hóa châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi vậy nên cách đây 8 năm, anh đã đến Việt Nam du lịch. Trong một lần tình cờ, anh gặp Annie và bị đốn tim vì sự nhí nhảnh, lí lắc của cô. Ban đầu, Annie không có ấn tượng tốt về chàng nghệ sĩ người ngoại quốc bởi cô thấy anh "kiêu căng" quá. Sau này khi đã nói chuyện nhiều hơn, cô mới nhận ra đó là bởi anh bị ngại ngùng, lúng túng khi gặp cô mà thôi.

    "Điều mình ấn tượng và tự hào nhất về anh ấy là sự giỏi giang và tài năng. Anh có học bổng và tốt nghiệp loại xuất sắc tại đại học UBC nổi tiếng tại Canada. Ngoài ra, thành tích về âm nhạc của anh cũng khá nổi bật với rất nhiều danh hiệu, giải thưởng trong nước và quốc tế. Về soạn nhạc, anh cũng giành được giải ba cấp quốc gia, được nhiều dàn giao hưởng xin hòa tấu. Lúc đó càng thấu hiểu về anh mình lại càng khâm phục hơn nữa", Annie chia sẻ.

    lay chong canada 2
    Cặp đôi có 3 năm yêu xa.

    Sau khi cả hai bắt đầu yêu đương, họ phải yêu xa trong vòng 3 năm. Chàng ở Canada hoặc đi khắp nơi trên thế giới với hàng loạt chuyến lưu diễn. Nàng ở lại Việt Nam, tiếp tục cuộc sống học tập và công việc của mình. Hai năm đầu, họ yêu bí mật với gia đình của Annie, năm tiếp theo là thời gian chờ xét duyệt hồ sơ bảo lãnh định cư.

    Ở bên cạnh một người đàn ông đẹp trai, tài năng và có nhiều thành tích, Annie cũng rất áp lực và từng có một lần, cô định buông tay.

    Thời gian đó, cô hoang mang, sợ gia đình không đồng ý mối quan hệ. Hơn nữa, kết quả cũng chưa chắc chắn, sợ lãng phí thời gian, tiền bạc bởi chi phí mỗi lần Peter qua Việt Nam thăm cô cũng không ít.

    Cô nhớ lại: "Mình không xinh đẹp, không xuất sắc để phù hợp với anh. Mình sống khá thực tế, luôn nghĩ rằng hoàng tử thì thường sẽ yêu công chúa hoặc những mối quan hệ kiểu thế này sẽ chỉ có ở truyện cổ tích mà thôi. Thế nhưng anh ấy đã cố gắng để mình hiểu tình yêu của anh lớn đến thế nào. Lúc nào anh cũng động viên, thuyết phục mình hãy tin tưởng vào anh, tin vào tình yêu của hai đứa sẽ vượt qua khó khăn. Anh nói rằng chỉ cần chờ mình tốt nghiệp đại học sẽ ngay lập tức bay qua Việt Nam xin phép ba mẹ mình để hẹn hò cũng như kết hôn".

    lay chong canada 2
    Họ đã ở bên nhau được 8 năm

    Để bạn gái thêm vững tin, Peter thậm chí còn tự học tiếng Việt để có thể giao tiếp với bạn gái. Bất cứ khi nào rảnh, anh đều rèn tiếng, học thêm được từ mới, anh sẽ khoe với Annie để khoảng cách hai bên kéo gần nhau hơn.

    Những ngày đó, Annie vẫn có công việc làm thêm ở tiệm quần áo. Peter khuyên bạn gái nên nghỉ ngơi sau giờ học, anh sẽ chu cấp cho cô nhưng cô gái trẻ không đồng ý. Bởi vậy, Peter lại chuyển sang "kế hoạch" khác.

    "Anh tự tìm địa chỉ của tiệm quần áo mình làm thêm rồi bí mật đặt hoa, chocolate để mình bất ngờ. Hằng ngày, anh thường gọi cơm trưa, bánh ngọt tới trường cho mình. Anh tự làm chuông gió, sáng tác nhạc để tặng mình. Mình cũng tự làm gối, thiệp, móc khóa tặng anh. Cả hai còn thường xuyên vẽ nhau, vẽ những kỷ niệm hay tương lai của hai đứa", cô kể.

    lay chong canada 2

    Dù yêu xa, chênh lệch múi giờ mệt mỏi nhưng Peter thường xuyên thức khuya hơn, dậy sớm hơn để nói chuyện với bạn gái.

    Đôi khi Annie đã đi ngủ, Peter sẽ gửi thật nhiều tin nhắn ngọt ngào để khi cô tỉnh dậy sẽ bắt đầu ngày mới với ngập tràn yêu thương. Những ngày tháng yêu xa đó dù rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng nó như một chất xúc tác giúp tình yêu của cả hai thêm sâu sắc hơn.

    Bố mẹ chồng "kiểu mẫu"

    Mặc dù nói là yêu trong bí mật suốt 2 năm nhưng bố mẹ Annie vẫn biết con gái đang yêu. Chỉ có điều, họ không nghĩ chàng rể tương lai lại là người ngoại quốc.

    Sau này, khi sắp tốt nghiệp đại học, cô đã lấy can đảm để công khai chuyện tình cảm với gia đình. Chị gái cô biết chuyện đầu tiên và sau khi nói chuyện với Peter đã đứng ra làm "cầu nối" với ba mẹ.

    Sau giây phút bất ngờ quá mức, ba mẹ Annie cũng ngồi lắng nghe con gái kể về bạn trai. Ngày hôm sau, Peter đã gọi video đến gia đình cô để chào hỏi, xin phép cho hai đứa được hẹn hò.

    "Anh đặt vé máy bay để bay ngay về gặp mặt gia đình mình. Anh thật thà, chân thành, chăm sóc mình từng chút một đã khiến cho cả nhà thấy yên tâm hơn. Anh có lẽ cũng là chàng rể 'bá đạo' nhất khi lần đầu tiên gặp mẹ vợ tương lai đã dõng dạc: 'Anh chào em, em có khỏe không?", Annie chia sẻ thêm.

    lay chong canada 2

    Về phần Peter, ba mẹ anh cực kỳ văn minh và quý mến cô gái Việt Nam nhỏ nhắn, hiền lành. Cô đến thăm gia đình anh trước dịp Giáng sinh, dù chuyến bay hạ cánh muộn nhưng ba mẹ anh vẫn lái xe đến đón với một bó hoa hồng thật to. Sợ con dâu tương lai bị lạnh, mẹ còn mua và mang áo khoác, bốt ấm, găng tay. Về đến nhà, dù đã quá nửa đêm song anh chị của Peter vẫn còn thức để chào đón, ôm và tặng quà cho Annie.

    Cô chia sẻ: "Biết mình thích thêu thùa và may vá, mẹ anh mua tặng một chiếc máy may rồi dẫn đi mua vải, phụ kiện để dùng. Mẹ thường xuyên nói chuyện và dạy mình dùng tiếng Anh tốt hơn, đưa đi sắm sửa quần áo, đi ăn đồ Việt. Bà cũng tìm trên mạng để nấu đồ ăn Việt Nam cho mình. Vì thương con dâu phải xa gia đình nên cả nhà lúc nào cũng chiều chuộng, dặn dò Peter phải chăm sóc mình thật tốt.

    Gặp ba mẹ, mình mới biết vì sao Peter lại nhẹ nhàng tình cảm như thế. Đi đâu về, ba cũng đi tìm mẹ quanh nhà, không thấy sẽ hỏi: 'Vợ của bố đâu rồi' chứ không phải 'mẹ con đâu'. Ba đi mua gia vị dù chỉ đi 5 phút cũng ôm mẹ từ đằng sau một cái rồi mới đi. Gia đình anh cũng cố gắng học chút tiếng Việt để giao tiếp với mình. Sự yêu thương đó từ gia đình chồng khiến mình thấy rất may mắn".

    lay chong canada 2
    Họ tận hưởng cuộc sống mỗi ngày cùng nhau.

    Tính đến hiện tại, Annie và Peter đã ở bên nhau được 8 năm. Họ ngày càng thấu hiểu, yêu thương và hạnh phúc hơn.

    Vì cùng là tuýp người lãng mạn, cặp đôi luôn dành điều ngọt ngào cho đối phương. Cô cũng thừa nhận rằng đôi khi những điều vợ chồng làm với nhau trong mắt người ngoài là sến nhưng họ rất tận hưởng nó, cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày.

    Cô tâm sự: "Anh luôn quan tâm mình, chuẩn bị đồ ăn cho vợ mang đi làm, luôn ôm hôn chúc ngủ ngon hay chào buổi sáng. 8 giờ sáng anh đã đi làm thì luôn cố gắng thật khẽ khàng, không bật điện vì sợ vợ thức giấc. Anh biết mình ngủ dậy sẽ khát nên luôn chuẩn bị sẵn nước cho vợ rồi hôn tạm biệt trước khi ra khỏi nhà.

    Bọn mình hay viết note những lời ngọt ngào rồi bỏ vào túi áo, dán cùng hộp cơm để gửi cho nhau. Mặc dù bận rộn với dự án khởi nghiệp và thu nhập thì gấp vợ mấy lần nhưng cứ về nhà, Peter sẽ làm hết việc như rửa bát, giặt và gấp đồ... Có thể nói rằng, mình đang mỗi ngày tận hưởng cuộc sống hạnh phúc ở xứ người". 

    Tình cờ quen biết rồi 3 năm yêu xa trước khi về chung một nhà, Annie và Peter đã trải qua một chặng đường khó khăn với nhau.

    Tình cảm ngày một thăng hoa nên với Annie, cô không có khái niệm phải giữ chồng bởi tình yêu, tình cảm Peter dành cho cô lúc nào cũng đong đầy và sâu sắc.

    Anh có thể lạnh lùng với người lạ nhưng với vợ thì chiều chuộng và tình cảm đến không có giới hạn.

    "Mình luôn thấy may mắn và cảm ơn cuộc đời đã giúp cả hai tìm thấy nhau trong thế giới vài tỷ người với khoảng cách hàng ngàn cây số xa xôi", Annie tâm sự. 

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Qua thời gian tiếp xúc và được Sơn giúp đỡ, Sofia thấy anh rất nhiệt tình, lại đẹp trai nên cô đã trao trái tim cho chàng trai người Việt.

    lay vo ukraine 1

    Bạn gái quá xinh đẹp, chàng trai Việt "đánh dấu chủ quyền" trước khi yêu xa

    Phan Vũ Sơn (hiện 31 tuổi, quê gốc Nam Định, sinh ra tại Ukraine) và Sofia (29 tuổi, quốc tịch Ukraine) gặp nhau khi cùng là sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Kiev (Ukraine). Sơn học khoa Ngoại giao còn Sofia học khoa tiếng Việt. Do trường tổ chức nhiều sự kiện nên cặp đôi có cơ hội gặp nhau thường xuyên.

    Ngay từ lần đầu gặp Sofia, Sơn đã bị quyến rũ bởi sắc đẹp như thiên thần của cô. Ngoài ra, chàng trai người Việt cũng tò mò, không biết vì sao một cô gái người Ukraine lại thích tiếng Việt và thích tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam. Từ đó, Sơn tìm mọi cách để tiếp cận nàng, làm quen bằng việc giúp đỡ cô gái xinh đẹp hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.

    lay vo ukraine 1
    Sơn và Sofia gặp nhau khi cùng học chung tại trường Đại học.

    lay vo ukraine 1
    Nhan sắc của Sofia khiến Sơn phải tìm mọi cách để tiếp cận nàng.

    Về phía Sofia, cô tâm sự trước đây bản thân đã học nhiều thứ tiếng. Đến khi vào Đại học, cô muốn học ngôn ngữ châu Á và quyết định chọn tiếng Việt. Hiện tại, Sofia biết 5 thứ tiếng: Tiếng Ukraine, Nga, Anh, Đức, Việt Nam.

    Khi gặp anh Sơn mình nói thật là không có ấn tượng nhiều, thấy anh cũng đẹp trai. Sau này được anh Sơn giúp đỡ, mình thấy anh rất nhiệt tình”, Sofia tâm sự.

    Trải qua nửa năm tìm hiểu, Sơn đã chinh phục được Sofia và cả hai chính thức thành một đôi. Họ đưa đối phương về ra mắt gia đình, giữa mọi người không gặp khó khăn về ngôn ngữ bởi họ đều nói được tiếng Ukraine. “Bố mẹ mình thích anh Sơn, nói là đàn ông Việt Nam hiền và rất lịch sự”, cô gái xinh đẹp nói thêm.

    lay vo ukraine 1
    Cặp đôi tổ chức đám cưới cách đây 5 năm.

    lay vo ukraine 1
    Sau khi kết hôn, Sofia và Sơn về Việt Nam định cư.

    Sơn và Sofia yêu nhau 4 năm trước khi kết hôn. Trong 4 năm đó, họ chủ yếu yêu xa vì Sơn đi học Thạc sĩ ở Đức còn Sofia học Thạc sĩ tại Việt Nam. Có cô bạn gái xinh đẹp nên trong thời gian xa nhau, Sơn cảm thấy rất lo lắng, tìm mọi cách để giữ bạn gái. Trước khi xa nhau, Sơn đã nhanh chân “đánh dấu chủ quyền” bằng việc ngỏ lời cầu hôn với Sofia và được cô gật đầu đồng ý.

    Khoảng cách địa lý xa xôi không làm tình cảm của cặp đôi phai nhạt. Họ vẫn một lòng thủy chung, hướng về nhau. Sau khi hoàn thành việc học, Sơn và Sofia chính thức “về chung một nhà”. Tính đến hiện tại, họ đã gắn bó được 5 năm.

    Vợ chồng Sơn muốn thử làm kinh doanh ở Việt Nam nên họ quyết định về mảnh đất hình chữ S sinh sống. Ban đầu, cả hai mở quán cà phê ở Nha Trang nhưng công việc kinh doanh không thuận lợi do đúng thời điểm bùng dịch Covid-19.

    lay vo ukraine 1
    Cặp đôi hiện đã có một bé gái 21 tháng tuổi cực kỳ xinh xắn.

    lay vo ukraine 1
    Sofia rất am hiểu và yêu thích văn hóa Việt Nam.

    Hiện tại, Sơn và Sofia đang sống ở Hà Nội. Sơn làm việc trong lĩnh vực Marketing còn Sofia làm giáo viên. Cả hai hiện có một em bé được 21 tháng tuổi. Sơn và Sofia sở hữu kênh YouTube gần 150 nghìn lượt theo dõi và kênh Tik Tok gần 800 nghìn lượt theo dõi. Những clip về cuộc sống gia đình của cặp đôi được mọi người vô cùng yêu thích.

    "Vì anh yêu em nên không cần em thay đổi điều gì"

    Hôn nhân hạnh phúc và nhiều màu sắc, song Sơn và Sofia thỉnh thoảng cũng xảy ra những bất đồng trong cuộc sống khi cả hai chưa tìm thấy sự thống nhất. Song, mâu thuẫn của cặp đôi không quá gay gắt và đều nhanh chóng tìm ra cách dung hòa.

    Vốn là một người con gái rất lãng mạn nên Sofia cảm thấy, Sơn là người đàn ông thiếu lãng mạn. Chẳng hạn như anh rất ít mở cửa xe cho vợ, ít chăm sóc vợ, cụ thể là massage chân. Điều mà Sofia thích ở chồng là Sơn nói ít nhưng làm nhiều, lắng nghe và thay đổi khi được vợ góp ý. Sơn là người nóng tính với người khác nhưng lại không nóng tính với vợ.

    lay vo ukraine 1
    Vợ chồng Sơn và Sofia được yêu thích trên MXH.

    Mình muốn anh Sơn massage chân cho mình nhiều hơn, khoảng 3 lần/tuần”, Sofia cười tươi khi nhắc đến điều mà cô muốn ông xã thay đổi.

    Được dịp kể xấu “nóc nhà”, Sơn cho hay Sofia hay ghen, dù đôi lúc có thể chỉ là ghen đùa. Bà xã xinh đẹp của Sơn đôi khi hơi bướng bỉnh. Chẳng hạn Sofia lập luận sai về một vấn đề nào đó, dù được chồng giải thích song cô vẫn quyết giữ lập trường của mình. Vào mỗi buổi sáng, Sơn đều phải thức dậy để mua cho bà xã một ly cà phê nóng và một chiếc bánh sừng trâu.

    Tuy nhiên, khi được hỏi mong muốn vợ thay đổi điều gì, Sơn nhìn bà xã trìu mến: “Thực ra mình thấy khi đã yêu nhau, quyết định kết hôn và có con rồi thì thói hư tật xấu cũng thành đức tính tốt. Vì mình yêu vợ nên không thấy cô ấy có vấn đề gì cần phải thay đổi, cứ giữ nguyên mọi thứ như vậy là được”.

    Anh và con gái sẽ mãi yêu em”, Sơn nhắn Sofia.

    Kênh 14 (nguồn: Vợ chồng son, Ảnh: FBNV)