• 7 ngày trò chuyện là yêu, 3 tháng quen nhau là cưới và theo chồng về Las Vegas, sau một năm chung sống, Thúy An lần đầu tiết lộ về cuộc sống hôn nhân…

    Thúy An (29 tuổi) là cô gái Việt từng được biết đến bởi chuyện tình “7 ngày yêu rồi cưới” với chàng trai Mỹ. Đã tròn 1 năm kể từ ngày rời xa quê hương về làm dâu xứ lạ, cuộc sống của cô gái nhỏ nhắn đã và đang thay đổi theo chiều hướng ngày càng tích cực. Tất cả là nhờ tình yêu mà Josh – chàng trai đến từ Las Vegas dành cho cô.

    Hôn nhân của hai vợ chồng An đến nay mỗi khi nhắc lại chắc hẳn vẫn khiến nhiều người phải trầm trồ bởi nó thực sự quá hi hữu. Là một cô gái xinh xắn, tài năng, có sự nghiệp kinh doanh riêng nhưng cô nàng Thúy An của hơn 1 năm trước lại vẫn chưa tìm được người yêu bởi quá bận rộn. “Sốt ruột” thay cho chị, em họ Thúy An đã lập một tài khoản trên trang web hẹn hò với người nước ngoài và đăng bức ảnh An chụp cùng chú cún cưng lên đó.

    Vợ chồng Josh Von – Thúy An.

    10 ngày sau nỗ lực mai mối của cô em họ, trong số những lá thư gửi về làm quen, một chàng trai đến từ Las Vegas đã may mắn nhận được mail trả lời từ cô nàng bận rộn Thúy An. Nguyên nhân An chọn hồi âm cho Josh đơn giản là bởi cô cảm nhận được sự chân thành và một chút rụt rè của anh qua những dòng thư hỏi thăm về… chú cún của cô.

    Điều bất ngờ nhất là sau 7 ngày kể từ lá thư hồi âm kia, Josh thông báo rằng anh đã đặt vé máy bay về Việt Nam để gặp An. Lần đầu gặp gỡ, cả hai đều xấu hổ, ngượng ngùng nhưng sau đó, tình cảm giữa họ cũng nhẹ nhàng đến.

    Ngày Josh phải bay về Mỹ, tâm trạng cả hai vô cùng nặng nề. Hình ảnh cô gái người Việt nhỏ nhắn, dễ thương đã in sâu trong tâm trí Josh. Anh muốn che chở cho cô và hứa sẽ tìm mọi cách để hai người được ở bên nhau.

    Sau 3 tháng quen nhau, Josh quay lại Việt Nam, lần này còn có mẹ anh đi cùng. Mẹ của Josh cũng là người Việt. Hai mẹ con lặn lội sang đây là để “hỏi vợ” cho Josh và cô dâu không phải ai khác mà chính là Thúy An. Vì thời gian ở lại Việt Nam có hạn nên trong vòng 11 ngày, hôn lễ giữa Josh và An đã được hoàn thiện. Sau đó, cô theo chồng về Las Vegas, bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới.

    Sau 1 năm trải nghiệm cuộc sống hôn nhân, Thúy An chia sẻ rằng cô vẫn cảm thấy mãn nguyện, hài lòng như những ngày mới yêu, mới cưới.
    Vợ chồng Thúy An lúc nào cũng tình tứ như những cặp tình nhân trẻ trung khiến người khác ghen tỵ.

    “Cũng có thể vì mới cưới 1 năm nên hai vợ chồng vẫn chưa bị… vỡ mộng. Bản thân An cảm thấy thật may mắn vì đã tìm được một nửa hoàn hảo của mình. Mỗi ngày, hai vợ chồng đều dành thời gian trò chuyện về công việc của chồng, về gia đình chồng, gia đình vợ, về chó mèo, cây cối trong vườn, trang trí nhà cửa,… Tóm lại là hai đứa có thể nói đủ chuyện với nhau mà không hề chán. Có lẽ chính vì rất chăm chỉ bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc với bạn đời nên giữa hai vợ chồng chưa hề xảy ra mâu thuẫn hay bất hòa”, An nói.

    Cuộc sống hiện tại của Thúy An có thể nói là giống như trong mơ. Dù không phải đại gia hay tỷ phú như “chồng nhà người ta” nhưng Josh lại cực kỳ tâm lý và chiều vợ. Thời gian đầu khi mới đưa An sang Mỹ, Josh lúc nào cũng lo lắng, sợ vợ sẽ buồn khi bên này không quen biết ai, không có bạn.

    Khi biết An tham gia nhóm nấu ăn của người Việt ở Mỹ, quen được mấy người bạn ở gần nhà, anh rất vui, sẵn sàng chở cô đi gặp bạn bè và ngồi đợi vợ cùng bạn bè tám chuyện đủ thứ chuyện.

    Với cún cưng – “người thân” duy nhất mà An đưa theo sang Mỹ, Josh cưng chú cún như con. Chưa hết, biết rõ sở thích lớn nhất của vợ là make up, làm đẹp nên Josh rất chăm mua tặng An mỹ phẩm mà chẳng nhân dịp gì. Anh không chọn bừa mà thường lẳng lặng tìm hiểu thông tin, công dụng của từng món mỹ phẩm cũng như sở thích của An để mua.

    An cho rằng cô thật may mắn khi lấy được chồng luôn ủng hộ vợ làm đẹp. Thậm chí Josh còn nói anh yêu cô nhiều vậy cũng vì cô… “điệu quá”. Chính vì sự quan tâm và những hành động lãng mạn của Josh, vì sự dịu dàng, nũng nịu, tươi trẻ của An mà mỗi ngày trôi qua đối với hai vợ chồng đều là Valentine.

    Những ngày rảnh rỗi, họ cùng nắm tay nhau đi khắp nơi.

    Khi được hỏi về mối quan hệ với ba mẹ chồng, An tiếp tục khiến nhiều người “gato” khi kể rằng ba mẹ Josh thương cô như con gái ruột. Được cho phép ở riêng đã đành, vợ chồng An còn được mẹ trồng cho một vườn rau thơm Việt Nam ở sau nhà cùng nhiều loại trái cây khác. Thời gian đầu, ba mẹ chồng còn giúp hai vợ chồng sửa chữa và trang trí nhà cửa. Đi chợ có gì ngon, mẹ lại mua về cho An và chồng giống như mẹ đẻ của cô ở nhà. Ba chồng luôn quan tâm và hỏi: “Con có cần gì thì nói ba, có thiếu gì ba đưa tiền cho Josh chở con đi mua,…”. Chính nhờ những cử chỉ quan tâm này mà An rất thích cùng Josh qua nhà ba mẹ chồng ăn tối vào dịp cuối tuần, vì yêu mến họ chứ không đơn thuần là vì nghĩa vụ đối với bề trên.

    Hiện tại, cuộc sống của Thúy An vô cùng bình yên nhưng không hề nhàm chán. Spa ở Việt Nam cô để lại cho mẹ và em gái quản lý. Mỗi ngày ở Las Vegas, An ở nhà chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Cô dậy thật sớm để chăm cây, trang trí nhà cửa, nấu ăn và đợi Josh trở về. Những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ, hai vợ chồng sẽ cùng làm việc nhà hoặc đưa nhau đi chơi, loanh quanh trong thành phố hoặc sang những thành phố khác.

    Thúy An cho rằng cô bẩm sinh đã rất dễ cảm thấy hài lòng nên với cuộc sống hiện tại cô không mong gì hơn cả. Về chuyện sinh con, hai vợ chồng An đã thống nhất với nhau là khoảng 1-2 năm nữa sẽ sinh bé bởi muốn chuẩn bị thật kỹ cho tương lai của con sau này.

    Thúy An khá hài lòng với cuộc sống hiện tại. Cô luôn cảm thấy mình may mắn khi lấy được một chàng trai như Josh, lại được gia đình chồng hết mực yêu thương.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Chấp nhận chi nhiều tiền để lấy chồng người Australia, mong đổi đời, nhưng Lan Lan (Trung Quốc) về nước tay trắng, ôm theo nợ lớn.

    Lan Lan, 43 tuổi, đến từ tỉnh Cam Túc hiện kinh doanh tự do tại quê nhà. Cô từng ly hôn và có con nhỏ. 

    Tháng 7 năm 2018, Lan Lan tình cờ quen một người phụ nữ họ Lý đang định cư tại Australia. Người này giới thiệu có một công ty nhỏ chuyên môi giới hôn nhân cho phụ nữ ở Trung Quốc với đàn ông Australia. Lý cho biết bà ta đã mai mối thành công rất nhiều cặp như vậy và họ đều có cuộc sống viên mãn.

    Nhận thấy đây là cơ hội tốt để định cư ở nước ngoài, Lan Lan ngỏ ý nhờ bà Lý giúp. "Tôi không được học hành đàng hoàng nhưng lại mong con trai có được môi trường học tập tốt. Tôi nghe nói môi trường giáo dục ở Australia rất tốt nên nếu được định cư bên đó thì không còn gì bằng", Lan Lan cho hay.


    Lan Lan và con trai trước khi xuất ngoại năm 2018. Ảnh: sydneytoday.

    Để được giới thiệu với một người đàn ông bản địa, Lan Lan phải chi cho bà Lý 150.000 tệ (480 triệu đồng), với lời đảm bảo "lấy được chồng Australia và được cấp thẻ xanh".

    "Bà Lý nói rằng tôi nên đăng ký sớm vì một tháng nữa giá này sẽ tăng gấp đôi, bởi có quá nhiều phụ nữ Trung Quốc muốn kiếm chồng người Australia để được định cư như tôi. Nếu không nhanh coi như mất lượt", cô kể.

    Tin lời người môi giới, Lan Lan vay mượn khắp nơi để có được 150.000 tệ. Trong đầu cô bắt đầu nghĩ tới tương lai tươi sáng với một người chồng nhiều tiền và những ngôi biệt thự rộng lớn. Ở thiên đường đó, con trai cô được đi học tại những ngôi trường hàng đầu thế giới và trở thành một người tài giỏi sau này.

    Thế nhưng chỉ vài tháng sau khi sang Australia, Lan Lan đã biết mình bị lừa.

    Tháng 10/2018, gửi lại con trai cho ông bà ngoại, cô xuất ngoại với tin nhắn của bà Lý: "Đã tìm được một người đàn ông phù hợp với cô. Anh này làm lái xe tải, độc thân và có biệt thự rất to ở vùng ngoại ô. Tính khí thì trên cả tuyệt vời".

    Lấy lý do để hai người hiểu nhau hơn, Lý đề nghị Lan Lan đến sống với ông ta. Chỉ vài ngày ở trong ngôi nhà xa lạ, Lan Lan hiểu rằng người đàn ông đó tính khí khác xa với những gì bà Lý giới thiệu. "Ông ta cằn nhằn mọi thứ. Mỗi bữa tôi ăn nhiều hơn một bát cơm là ông ấy lại ca thán tốn kém. Tôi cứ tưởng mình đang sống với một lão già 90 tuổi", cô kể.

    Thời gian sau đó, bà Lý đã sắp xếp hàng loạt các cuộc gặp mặt khác cho Lan Lan với những người đàn ông bản địa, da đen có, da trắng cũng có. Người trẻ nhất cũng đã hơn 50 tuổi. "Bà Lý luôn nhấn mạnh rằng, nếu tôi không chọn nhanh thì người khác sẽ chọn mất. Nhưng họ đều không giống như những gì bà ấy nói, đa phần đều thô lỗ và cục cằn", Lan Lan nhận định.


    Lan Lan phát hiện ra mình bị lừa sau một lần nghe lén cuộc điện thoại của người môi giới. Ảnh: sydneytoday.

    Thế rồi cô phát hiện ra bà Lý đang nói dối mình sau khi nghe lén được cuộc điện thoại lạ gọi đến. "Họ chỉ quen biết nhau qua những trang web độc thân mà chẳng phải người thân quen gì như bà Lý đã giới thiệu. Thậm chí bà ta cũng chẳng biết tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của những người đàn ông đó", Lan Lan cho biết. 

    Sau đó cô biết thêm mình không phải người duy nhất bị lừa dối. Bạn của cô được bà Lý giới thiệu cho một người đàn ông là chủ một nhà máy rượu, nhưng khi tiếp xúc là một thợ sửa ống nước. 

    Không tìm được người đàn ông mong muốn, Lan Lan quyết định tìm bà Lý để đòi lại tiền nhưng bà ta đã đổi số điện thoại và biến mất. Thời điểm này visa hết hạn và cô bị buộc phải quay về nước cùng khoản nợ chưa hẹn ngày trả.

    Tại Trung Quốc, rất nhiều phụ nữ giống như Lan Lan khi có giấc mơ xuất ngoại với cuộc sống giàu sang bên người chồng ngoại quốc. Mặc dù từ năm 1994, đất nước này đã có luật cấm các cá nhân hoặc tổ chức môi giới hôn nhân xuyên quốc gia, tuy nhiên do nhu cầu "lấy chồng Tây" ngày càng cao nên các cò mồi lộng hành khắp nơi. Chúng thường nhắm tới những phụ nữ có học thức thấp nhưng muốn được sống trong nhung lụa nơi xứ người.  

    Một người phụ trách một trang web hẹn hò nổi tiếng tại nước này cho hay, phụ nữ Trung Quốc muốn kết hôn với người ngoại quốc thường có tuổi đời 35-50 và hầu hết đã ly hôn. Họ đều có điểm chung khi nghĩ rằng xuất ngoại là con đường làm giàu nhanh nhất mà không phải vất vả. "Vì thế có những phụ nữ khi làm thị thực còn không rõ tên chồng, sống ở đâu và làm nghề gì", người này cho biết.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Sau khi dùng dao dâm vào lưng, người vợ này còn lấy gậy đánh golf bồi thêm cho anh chồng nhiều vết thương chí mạng.

    Theo tin tức trên từ Stomp, vụ việc xảy ra tại Singapore. Người phụ nữ Việt tên Phan Ngoc Dung, 44 tuổi đã bị tòa án Singapore kết án 30 tháng tù vì gây thương tích nghiêm trọng cho chồng là Zhong Zhengye, 51 tuổi.


    Ông Zhong bị vợ đánh trọng thương. Ảnh: Stomp

    Cáo trạng cho biết vào sáng sớm 29/3, Dung và Zhong nảy sinh mâu thuẫn. Khi đó, Dung lấy dao đâm vào lưng chồng rồi dùng gậy chơi golf ném, đánh tiếp vào lưng. Thấy chồng bỏ chạy, bà Dung tiếp tục lấy hai cây gậy chơi golf khác đuổi theo, đánh tiếp.

    Con gái riêng của bà Dung nghe thấy tiếng ồn nên đã tỉnh dậy can ngăn. Ông Zhong sau đó đã gọi điện cho cảnh sát, nói trong hoảng loạn là "Vợ tôi muốn giết tôi, mặt tôi đầy máu".


    Những vết thương trên người ông Zhong do vợ gây ra. Ảnh: Stomp

    Được biết vợ chồng bà Dung quen nhau qua một người bạn từ giữa những năm 2000. Đến năm 2014 thì hai người kết hôn. Năm 2016, hai người chuyển đến Singapore sinh sống.

    Ông Zhong là giám đốc một công ty kinh doanh nên phải thường xuyên ra ngoài tiếp khách. Bà Dung luôn nghi ngờ chồng có bồ nhí bên ngoài nên hai vợ chồng thường cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.

    Sau vụ hành hung trên, ông Zhong muốn ly hôn vợ. Tòa đã chỉ định luật sư gặp bà Dung để thỏa thuận nhưng bà này từ chối.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Chuyện phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Tây không còn là điều gì quá xa lạ. Sự kết hợp giữa hai con người có nhiều khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán đem lại nhiều màu sắc cho cuộc sống vợ chồng.

    Khi được hỏi về cuộc hôn nhân Việt – Mỹ của mình, bà Trần Mộng Tú, hiện sống cùng chồng là ông Frank Pease ở Seattle, tiểu bang Washington chia sẻ với báo Người Việt: “chúng tôi kết hôn chưa lâu lắm, chỉ mới có… 42 năm thôi. Chúng tôi có ba con: hai trai, một gái và hai cháu ngoại, một cháu nội… Cũng may, Frank là người có cái tâm lành, chu đáo và rất đơn giản nên mọi chuyện cũng dễ dàng. Frank cũng rất thích thức ăn Việt nên chúng tôi không gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống”.

    Với bà, ông Frank không chỉ là người chồng mà còn là một người bạn. Bà nói: “Frank cũng tôn trọng những người bạn Việt Nam của tôi nữa. Ông quý mọi người và không có tính kỳ thị”.

    Bà Trần Mộng Tú và chồng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

    Khi được hỏi, làm sao để có cuộc hôn nhân trọn vẹn với người chồng Mỹ? Bà Tú chia sẻ: “Bất kể bạn là ai, bao nhiêu tuổi, đẹp xấu thế nào, nếu bạn muốn được ‘nhận’, trước hết bạn phải ‘cho’ đi. Cũng đừng đòi hỏi, đặc biệt với những thứ mà người ta không có. Ví dụ, tôi hiểu Frank là người cực kỳ đơn giản, hiếm khi nào làm điều gì lãng mạn, cũng chẳng biết đi mua quà tặng vợ bởi Frank rất vụng trong việc mua bán, nên tôi không đòi hỏi điều gì Frank không có (vì không có thì làm sao biết cách cho), chắc chắn tôi sẽ thất vọng và sẽ tự làm khổ mình….Đừng cầu toàn quá, cái gì cũng tương đối thôi. Miễn là cả hai cùng nhân nhượng nhau, thì một đời sống êm ả cũng là quý rồi”.

    Gia đình cô Julian Russel. (Ảnh: VTC News)

    Cô Julian Russel, một cô gái gốc Việt lập gia đình với một anh người Mỹ. Cũng giống như các gia đình đa văn hóa khác, vợ chồng Julian cũng vấp phải một số rào cản về sự khác biệt trong nếp sống, sinh hoạt.

    Chia sẻ với báo VTC News, cô cho biết: “Món Việt thì chồng mình chỉ ăn được cơm chiên, cari gà và phở. Mình thì không nấu đồ ăn Mỹ được nên chồng mình tự nấu ăn. Anh ấy khá là dễ tính và chiều vợ”.

    “Mới đầu, khi sinh con, anh ấy muốn mình cho con ngủ riêng nhưng con mình xa mẹ là khóc, không chịu được cảnh để con khóc rồi tự ngủ nên mình ẵm con ra ngủ cùng. Mặc dù không thích như vậy nhưng anh ấy đành đồng ý vì mình quyết làm như thế”, Julian nói.

    Chồng của Julian rất yêu và chiều vợ, Juilan kể: “Nói ra thì thấy mình thật là dữ quá đi. Mỗi khi hai vợ chồng có mâu thuẫn, cãi vã thì đa số là mình hét, còn anh ấy thì im lặng, nhường nhịn mình”.

    Chồng và con trai của cô Julian Russel. (Ảnh: VTC News)

    Bà Nguyễn Thị Phượng gặp chồng khi cả hai còn đang học đại học. Tính đến nay họ đã kết hôn được 39 năm và vẫn đang rất hạnh phúc bên nhau.

    Bà Phượng cho biết, chồng bà là người ít nói, trầm tính nhưng rất chu đáo, chân thành, không bao giờ giấu giếm bà bất cứ điều gì. Từ nhiều năm trước, ông ấy đã chuẩn bị sẵn mọi thứ để nếu đột ngột qua đời, bà Phượng sẽ không gặp khó khăn khi sống một mình.

    Bà Phượng chia sẻ với báo Người Việt: “Dĩ nhiên trong một, hai năm đầu sau khi kết hôn, tôi và chồng cũng có những thời gian khó khăn. Điều này cũng dễ hiểu vì hai con người, hai nền văn hóa và tính cách, sở thích, thói quen, ăn uống… khác nhau về ở chung một nhà, chắc chắn sẽ có những mâu thuẫn. Thế nhưng vì chúng tôi rất yêu nhau nên từng bước, từng bước chúng tôi dần dần chấp nhận những khác biệt của nhau và sống hòa hợp với nhau”.

    Cô Jennifer Hà kết hôn với một người lớn hơn cô 8 tuổi, làm việc trong một trường trung học. Thời gian hẹn hò Jennifer Hà ngập tràn trong hạnh phúc vì theo cô, đó là người đàn ông lãng mạn, tâm lý, chiều chuộng cô hết mực.

    Thế nhưng chỉ sau vài tuần sống cùng nhau, Jennifer bắt đầu vỡ mộng bởi những khác biệt.

    Tâm sự với báo Người Việt, Jennifer nói rằng cô thích ăn cá nhưng chồng cô không chịu được mùi cá, không chịu được mùi nước mắm trong nhà. Jennifer vốn rất sạch sẽ, không bao giờ mang giày vào nhà, còn chồng cô đi làm về là mang cả giày vào nhà, lên cả phòng ngủ.

    Chồng cô có con chó bec-giê rất to, lông rụng rất nhiều nhưng vì cưng chó nên chồng cô cho chó nằm trên sofa, giường ngủ của hai vợ chồng. Nơi nào trong nhà cũng đầy lông chó. Đi làm về, chồng của Jennifer chỉ thích nằm trên sofa ôm chó và xem tivi chứ chẳng muốn đi đâu với cô. Mâu thuẫn càng lúc càng nhiều, cuối cùng cô quyết định ly hôn sau gần 2 năm sống chung.

    Khác biệt văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, không hẳn là lý do để nhiều cuộc hôn nhân vợ Việt – chồng Mỹ sớm tan vỡ.

    Bà Trần Mộng Tú chia sẻ: “Theo tôi, dù cuộc hôn nhân đồng chủng hay dị chủng, người vợ có lẽ là người phải ‘hy sinh hơn một chút’ trong cuộc hôn nhân của mình để có được cuộc hôn nhân tốt đẹp… Không phải yêu nhau ghê lắm mới giữ được hạnh phúc đâu. Điều quan trọng là phải ‘nể trọng’ và quan tâm tới nhau. Chúng tôi cũng có những ngày ‘biển động’ và ‘núi gầm gừ’ chứ, sao không? Có như thế mới quý ngày êm ả”.

    Viethome (theo Đại Kỷ Nguyên)

  • Ngày 28/7, dân chúng công quốc Monaco đã hân hoan chào mừng đám cưới hoàng gia giữa cháu trai của Hoàng tử Albert là Louis Ducruet và một cô gái Pháp gốc Việt, Marie Hoa Chevallier.

    Marie Hoa Chevallier, 27 tuổi, có bố là người Pháp và mẹ gốc Việt, và chú rể Louis Ducruet tổ chức hai lễ cưới tại cung điện và nhà thờ Monaco sau 8 năm yêu nhau.


    Chú rể Louis Ducruet và cô dâu Pháp lai Việt - Marie Chevallier.

    Theo báo Anh Express, đám cưới của cặp đôi trẻ được tổ chức tại Thánh đường đá Monaco, xây dựng từ năm 1875, trước sự chứng kiến của nhiều thành viên hoàng gia cấp cao và gần 200 khách mời. 

    Louis Ducruet là con của Công chúa Monaco Stephanie, cháu nội của Thân vương Rainier III và Vương phi Grace Kelly. Mặc dù hiện tại chàng trai 26 tuổi này chưa có tước vị song anh đứng thứ 15 trong danh sách nối ngôi.


    Chuyện tình của cô với Ducruet bắt đầu từ năm 2011, khi hai người cùng là sinh viên đại học ở Cannes, Pháp. 


    Nét đẹp rạng rỡ của nàng dâu hoàng gia Monaco mới.

    Cô dâu Marie Chevallier, 25 tuổi, thông thạo 3 thứ tiếng: Pháp, Anh và Tây Ban Nha; tốt nghiệp cử nhân ngành quản lý doanh nghiệp tại Đại học kinh tế Skema, Pháp.

    Đây cũng là nơi mà cô gặp nửa còn lại của đời minh. Marie và Louis sau đó đã cùng nhau sang Đại học Tây Carolina du học. Hiện Marie đảm đương vị trí quản lý dự án cho khu phức hợp giải trí - đánh bạc casino de Monte-Carlo.


    Louis đã cầu hôn Marie tại khu nghỉ dưỡng bãi biển Nam Hải, Hội An (Quảng Nam) khi cặp đôi quay trở về quê ngoại của Marie du lịch.


    Cặp đôi giản dị trong hôn lễ.


    Chiếc bánh cưới khổng lồ.

    Chevallier trong một mẫu váy khác trẻ trung của Rosa Clará trong ngày cưới. Chuyện tình của cô với Ducruet bắt đầu từ năm 2011, khi hai người cùng là sinh viên đại học ở Cannes, Pháp. Đôi uyên ương tiết lộ họ "yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên" và tháng 2/2018, Ducruet đã cầu hôn Chevallier tại Hội An.


    Hai bên gia đình chụp ảnh cùng nhau.

    Trước đó một ngày, Ducruet và Chevallier đã tổ chức lễ cưới riêng tư tại cung điện với sự hiện diện của gia đình hai bên. Cô dâu chọn một bộ áo liền quần trắng bằng lụa của nhà thiết kế Tây Ban Nha Rosa Clará, đính kết ở eo. Người mẹ gốc Việt của cô (bên trái) diện quần ống rộng màu be, trong khi mẹ chồng cũng chọn áo liền quần màu vàng.


    Cô dâu hạnh phúc trong tiệc cưới.


    Chú rễ và mẹ.


    Hôn lễ tổ chức trong thánh đường.

    Cô dâu diện váy cưới trắng bằng lụa kết hợp ren Pháp mà em chồng Pauline là một trong hai người tham gia thiết kế. Chiếc váy có phần đuôi quết đất dài tới 5 mét và mất hơn 300 giờ để hoàn thành theo phương pháp may thủ công.


    Cặp đôi trao nhau lời hẹn ước trăm năm.


    Cặp đôi được chúc mừng khi rời nhà thờ.

    Tại hôn lễ, cô và Ducruet cũng đã đặt hoa tại mộ của Vương phi Grace và chồng bà, Rainier. Tiệc cưới của hai người diễn ra sau đó tại một khách sạn.


    Dàn phù rể bảnh bao trong đám cưới.

    Viethome tổng hợp

  • Say mê học tiếng Anh, nhờ đó Nhi quen biết nhiều bạn ngoại quốc, vào đại học Mỹ và lấy người chồng hiện tại.

    10 năm sống ở Mỹ, lòng Nhi Nguyễn, 36 tuổi vẫn man mác mỗi khi chiều về. Cảnh sắc ở Michigan, nơi cô đang sinh sống, cũng như nhiều bang khác mà Nhi đã đi qua, vẫn không có nơi nào thực sự tác động đến cô mạnh mẽ như những buổi chiều tà trên Phá Tam Giang (Huế) - quê hương của Nhi. 

    Phá Tam Giang chiều ráng đỏ
    Màu hoàng hôn buông chơi vơi... (Mai Hữu Phước).

    Trong một thoáng Nhi chìm sâu vào ký ức, chẳng phát giác chồng cô Dustin Beach, 28 tuổi đã vòng tay ôm vợ từ phía sau, cọ khuôn mặt lên chiếc cổ gầy guộc của vợ. "Em yêu, anh nhớ em", Dustin nói, sau gần 2 giờ học bài ở phòng ngoài, còn vợ làm việc ở phòng trong. Anh cứ luôn dành cho vợ những cái nhìn đắm đuối như vậy, đôi lúc khiến Nhi bối rối, dù đã kết hôn 5 năm.

    Dustin đang làm phụ tá trong một viện dưỡng lão, song song học để trở thành y tá, còn Nhi làm việc cho một công ty tài chính kế toán. Người đàn ông Mỹ bộc bạch: "Từ khuyết tật Nhi gặp phải, hành trình đến Mỹ, cho đến những giá trị bên trong con người cô ấy đều khiến tôi mỗi ngày thấy may mắn được nên duyên cùng".

    Vợ chồng Dustin và Nhi trong chuyến đi chơi bang California (Mỹ) năm 2018. Cả hai chung sở thích du lịch bụi nên cứ vài tháng lại lái xe đi một lần. Ảnh: N.N. 

    Nhi là con cả trong gia đình có 4 chị em ở Thuận An (Huế). Một trận sốt bại liệt năm 2 tuổi khiến chân trái của cô chậm phát triển, nhỏ, yếu và ngắn hơn chân phải. Bước đi khập khiễng nên Nhi bị trêu chọc suốt thời đi học. Hết cấp 3, cô ở nhà giúp bố mẹ làm lụng nuôi các em.

    Vốn thích tiếng Anh, thi thoảng được mẹ cho tiền Nhi sẽ tham gia một nhóm chat Yahoo bằng ngôn ngữ này. Cô cũng thường tranh thủ những buổi trưa ít việc chạy ra biển nói chuyện với khách du lịch. Sau này, cô còn mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em trong vùng, nhiều lần làm hướng dẫn viên đưa các bạn ngoại quốc đi khám phá các vùng miền của Việt Nam. "Khi chơi với họ, tôi quên mất mình là người khuyết tật. Họ giúp tôi nhận ra bản thân mình có khả năng làm những việc mà mình tưởng không thể", Nhi nói. 

    Năm 2008, một cặp vợ chồng Mỹ - vốn là một cựu binh từng tham chiến ở Thuận An - đến Huế chơi và được Nhi dẫn đi nhiều nơi. Quý mến cô gái trẻ giàu nghị lực, họ nhận Nhi làm con nuôi, sau đó bảo trợ qua Mỹ.

    Mùa thu năm 2009, cô gái Huế đặt chân lên đất nước cờ hoa. Nhi trải qua một số trường cao đẳng, trước khi vào một đại học tại bang Michigan, ngành Kinh tế kế toán. Cha mẹ nuôi trả toàn bộ học phí cũng như sinh hoạt của cô. "Mẹ nuôi giảng bài vở đến lúc tôi hiểu mới thôi. Cha nuôi dạy tôi cách hòa nhập cuộc sống, cách kiếm tiền đi du lịch từ tích điểm thẻ tín dụng...", Nhi cảm kích. 

    Nhi chống gậy đi xuống dốc cát ở California năm 2018. Ảnh: N.N.

    Ở đại học, Nhi quen Dustin Beach khi cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ sinh viên. Mấy năm đầu họ chỉ là bạn, cho tới một lần vào năm cuối, Nhi muốn đi xem triển lãm nghệ thuật, các bạn đều bận, chỉ có Dustin đi cùng. 

    Trong ký ức của Dustin đó là một ngày vui vẻ. "Cô ấy mới lấy bằng lái, ngồi sau xe cô ấy muốn thót tim. Bù lại, cô ấy có những câu chuyện hài hước và giới thiệu cho tôi món bánh xèo Việt Nam rất ngon. Tôi thấy cô ấy vui tính, dễ thương", anh nói. 

    Vài ngày sau anh chủ động mời cô đi xem phim, sau đó ra hồ Michigan ngắm hoàng hôn. Ánh mắt ấm áp của Nhi trước chiều tà nơi đây, chất giọng say mê của cô khi nói về cảnh sắc quê hương, khiến Dustin không thể rời mắt. Anh ngày một thích cô hơn.

    "Trong lòng mình chẳng mảy may có một chút ý nghĩ nào với anh chàng đẹp trai, kém tới 8 tuổi này. Khi Dustin rủ đi xem phim, mình đã thấy lạ. Đến khi anh tỏ tình thì thật sự bất ngờ", Nhi chia sẻ.

    Sự nghiêm túc của anh cho Nhi can đảm nhận lời yêu. Cô thường tự tay chuẩn bị bữa trưa ở trường của hai người. Thấy khăn tay của bạn trai bị cũ, cô tặng anh cái mới. Đặc biệt cô luôn "giám sát" việc học của Dustin. Nếu như trước đó anh chàng học hành lất phất, thì sau khi có Nhi "vừa động viên, vừa đe doạ", Dustin buộc phải chăm chỉ hơn.

    "Cô ấy nghị lực, học giỏi và siêng năng. Cô ấy đem lại cho tôi cảm giác được yêu thương", Dustin nói.

    Dustin lớn lên trong một gia đình sùng đạo, được răn dạy chỉ sống chung khi kết hôn. Tình yêu với Nhi lớn lao nên anh đã cầu hôn cô khi yêu 3 tháng, cưới cô sau 5 tháng yêu. Ảnh: N.N.

    Tính Dustin vốn đơn giản, Nhi lại không thích những thứ xa xỉ nên càng bên nhau, họ càng thấy hợp. Chỉ 5 tháng sau khi yêu, cả hai quyết định kết hôn và tổ chức một đám cưới đơn giản vào tháng 2/2014. 

    "Hôm cưới cô ấy chẳng khóc, nhưng khi chuyển đồ khỏi nhà cha mẹ nuôi đến sống cùng tôi thì khóc như mưa. Hai con người xa lạ ấy đã chăm sóc và yêu thương cô ấy 6 năm, tôi là chồng càng phải che chở cô ấy hơn nữa", Dustin tự nhủ vào ngày hôm đó.

    Năm đầu bên nhau, Dustin vừa ra trường, lương thấp. Nhi vừa phải hoàn thành các môn học cuối cùng, vừa đi thực tập, vừa đi làm nail cuối tuần để có thêm thu nhập. Dustin một lần nữa thêm khâm phục vợ khi cô nhiều việc vậy vẫn lấy được bằng cử nhân Tài chính kế toán với số điểm 3.94 (trên thang tối đa 4.0). Tới năm 2015, Nhi kiếm được việc đúng ngành học, thu nhập của họ tăng gấp đôi.

    Sau 5 năm, tình yêu của vợ chồng Nhi đã đi qua giai đoạn nồng nhiệt để thấu hiểu nhau, luôn hướng về nhau như hiện tại. Nhi trầm giọng nói: "Mùa đông ở Michigan có những đợt xuống đến âm 40 độ, băng tuyết rất dày. Anh ấy luôn thức dậy từ 5 giờ sáng dọn tuyết từ cửa ra tới xe, đẩy tuyết trên xe của tôi. Anh rải muối xuống nền để chống trơn cho tôi đi. Ngày nào đi làm sau, anh sẽ dìu tôi ra xe, ngày nào nghe tiếng xe tôi về, anh cũng ra đón". 

    Hồi mới cưới về, Nhi vốn sạch sẽ, còn Dustin thì ngược lại nên họ hay gây nhau. Tất cả những lần như vậy cũng chỉ Dustin nhẫn nại với vợ. "Tới giờ thì anh ấy gọn gàng hơn, còn tôi cũng bớt khó tính hơn", cô cười nói.

    Nhi muốn được đứng lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo. Cô cũng muốn phát động mọi người trong thị trấn Thuận An dọn rác, giữ cho biển và phá Tam Giang sạch đẹp. Nhi cũng đang phát triển một kênh Youtube, đặt mục tiêu có thu nhập từ đó để giúp trẻ mồ côi... Dustin hiểu những mong muốn sâu xa này của vợ nên đang đặt kế hoạch hoàn thành việc học trong năm nay, sau đó cùng Nhi về Việt Nam sinh sống vài năm.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Trước đây, pháp luật không cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Vì vậy, nhiều người nước ngoài đã để vợ hoặc chồng đứng tên chủ sở hữu tài sản. Cũng vì thế mà khi hôn nhân tan vỡ, những tranh chấp nảy sinh.

    Cho rằng khối tài sản có giá trị hơn 400 tỉ đồng chủ yếu do mình tạo lập lại bị tòa tuyên cho vợ cũ, ông C.K.Y. (65 tuổi, quốc tịch Singapore, hiện ngụ tại quận 2, TP.HCM) đang gửi đơn tố cáo và kêu cứu đến các cơ quan chức năng.

    Tranh chấp hàng triệu USD

    Năm 2003, ông C.K.Y. kết hôn với bà C.H.L. (ngụ tại TP.HCM) và có con chung. Năm 2016, do mâu thuẫn, họ ly hôn. Sau khi ly hôn, do không thỏa thuận được việc chia tài sản nên ông Y. đã khởi kiện ra tòa. Tài sản tranh chấp là 8 bất động sản nằm rải rác từ Hải Phòng đến TP.HCM đều do bà L. đứng tên chủ sở hữu, giá trị hơn 400 tỉ đồng,

    Tại đơn khởi kiện, ông Y. cho rằng việc tạo lập và phát triển các tài sản này đều nhờ vào công sức và trình độ của ông. Bởi ông là tiến sĩ tại Anh, là thành viên hiệp hội kỹ thuật tại Mỹ, là một trong những chuyên gia nước ngoài có trình độ cao tại Việt Nam. Trong khi đó, bà L. chỉ là một phụ nữ bình thường, không có nghề nghiệp ổn định nên không thể đóng góp nhiều công sức vào khối tài sản. 

    Phía ông Y. đã nộp cho tòa các bảng sao kê tài khoản từ năm 1988 - 2016, trong đó liệt kê nhiều lần mẹ, chị ông Y. gửi tiền và ông rút tiền. Những lần rút tiền này phù hợp với thời gian mà bà L. mua nhà đất tại Việt Nam. Do đó, ông Y. đề nghị được chia 80% giá trị tài sản.

    Phản bác lại ý kiến của chồng cũ, bà L. cho rằng 8 bất động sản tranh chấp đều do bà mua bằng nguồn tiền riêng. Bà L. nộp cho tòa một số văn bản thỏa thuận và cam kết về tài sản được bà và ông Y. lập tại văn phòng công chứng. 

    Các thỏa thuận này có nội dung các bất động sản do bà L. nhận chuyển nhượng bằng tiền riêng, ông Y. không có đóng góp gì, bà là chủ sử dụng duy nhất và có quyền định đoạt tài sản. Tuy nhiên, ông Y. cho rằng do ông là người nước ngoài, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và vì tin tưởng vợ nên mới ký các văn bản nêu trên để níu kéo hôn nhân.

    Xử sơ thẩm, TAND quận 2 nhận định ông Y. sinh sống tại Việt Nam hơn 30 năm, nói và đọc tiếng Việt thành thạo. Tại các văn bản thỏa thuận phân chia tài sản riêng vợ chồng, ông đều ghi chữ đã đọc và hiểu nội dung liên quan... Từ đó, tòa bác yêu cầu khởi kiện của ông. 

    Hiện ông Y. đang kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Theo người đại diện ủy quyền của ông Y., mặc dù có bản thỏa thuận phân chia tài sản là mua bằng tiền riêng, nhưng tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì phải là tài sản chung của hai vợ chồng. Bà L. nói tài sản riêng thì cần chứng minh mua bằng nguồn tiền riêng nào.

    Nên tự bảo vệ mình 

    Nói về các trường hợp như nêu trên, ông Ngô Thế Tiến (giảng viên Học viện Tư pháp) thẳng thắn đưa ra cảnh báo: pháp luật không cho phép người nước ngoài đứng tên bất động sản tại Việt Nam. Vì vậy người nước ngoài nên tuân thủ pháp luật để bảo vệ mình. Nếu không tuân thủ pháp luật, đầu tư không hợp pháp hay tin tưởng vợ/chồng mà để họ đứng tên sở hữu tài sản của mình thì phải chấp nhận rủi ro có thể xảy ra.

    Bà Trương Thị Minh Thơ - nguyên thẩm phán tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM - cho biết tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng. Nếu được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì mới là tài sản riêng. 

    Đối với tài sản mà một trong hai bên cho rằng là của chung nhưng lại có thỏa thuận bằng giấy tờ xác nhận sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, được công chứng thì đương nhiên tài sản đó thuộc sở hữu riêng, không cần phải chứng minh khi vợ chồng mâu thuẫn ra tòa ly hôn. 

    Tòa án cũng không có trách nhiệm chứng minh thay cho các bên, trừ trường hợp thỏa thuận trái pháp luật nhằm trốn tránh nghĩa vụ phải thực hiện.

    ''Để tránh những tranh chấp giữa vợ/chồng nên có thỏa thuận về tài sản. Nếu ái ngại thì cả hai vợ chồng nên đi mua tài sản và cùng đứng tên trên giấy mua bán. Trường hợp người nước ngoài không thể đứng tên quyền sở hữu nhà, đất thì để vợ hoặc chồng là người Việt đứng tên. Khi đó, vẫn có chứng cứ chứng minh đây là tài sản sở hữu chung'', bà Trương Thị Minh Thơ. 

    Ngay trong bản án vụ tranh chấp tài sản của ông C.K.Y., tòa án cũng cho rằng thời điểm bà L. mua nhà đất, pháp luật Việt Nam chỉ không cho phép người nước ngoài đứng tên trên sở hữu nhà và quyền sử dụng đất chứ không cấm ông Y. đứng tên trên các giấy tờ thỏa thuận trước khi xác lập hợp đồng mua bán công chứng như hợp đồng đặt cọc, giấy biên nhận tiền. Tuy nhiên, ông Y. lại không đứng tên trên các giấy tờ này.

    Luật gia Nguyễn Thanh Lương - Hội Luật gia TP.HCM - đưa ra cảnh báo: qua các vụ tranh chấp tài sản có nhân tố nước ngoài cho thấy các "ông Tây" thường hay để vợ Việt Nam đứng tên tài sản. Vì vậy cần phải nắm vững 2 vấn đề cơ bản: Thứ nhất là đảm bảo tính trung thực ai là người chủ sở hữu và sử dụng đích thực về tài sản khi xác lập văn bản chứng từ pháp lý. Thứ hai, phải tìm hiểu tính pháp lý có liên quan đến tài sản và hậu quả pháp lý khi có tranh chấp xảy ra để tránh không bị trắng tay.

    Thực tế, trường hợp chồng là người nước ngoài lấy vợ Việt Nam dẫn đến tranh chấp tài sản do vợ đứng tên rất nhiều.

    Cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức An (quốc tịch Mỹ) đã khởi kiện ra tòa đòi vợ cũ là siêu mẫu Phạm Thị Ngọc Thúy phải trả lại số tài sản trị giá khoảng 288 tỉ đồng mà ông nhờ đứng tên khi hai người còn là vợ chồng. Theo đó, do ông An mang quốc tịch Mỹ nên phải nhờ vợ đứng tên sở hữu các tài sản ông mua tại Việt Nam gồm hàng chục căn hộ, lô đất, biệt thự tại các dự án lớn ở TP.HCM và Phan Thiết…

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • James và Trâm mất đi người yêu cũ cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, và khi trái tim chưa liền, họ tình cờ gặp nhau. 

    Theo dự sinh, chỉ còn một ngày nữa Diệu Trâm, 33 tuổi sẽ được gặp con trai đầu lòng. Chồng cô, anh James Viscardini, 36 tuổi, đã từ châu Âu về Việt Nam từ một tháng trước chờ ngày vợ sinh. Họ vừa tậu xe mới và chuyển đến một ngôi nhà mới ở khu vực bãi biển An Bàng (Hội An). 

    Khó tin, nhân duyên này của họ đến từ sự trùng hợp - cùng mất người yêu cũ vào ngày 7/2/2012.

    James và Trâm trong một chuyến đi phượt ở Tignes (Pháp). Ảnh: D.T.

    Sinh ra trong một gia đình tan vỡ, từ nhỏ Thái Diệu Trâm (quê Nha Trang) đã sống với ông bà nội. Hoàn cảnh đó tạo nên cô gái có phần lạnh lùng, bất cần, mãi tới khi một người đàn ông cảm hóa được trái tim cô. Họ lập công ty du lịch ở Hội An, bắt đầu mơ về một ngôi nhà chung thì tai nạn bất ngờ cướp đi anh. Trâm chới với. Từ đó, cô lao đầu vào công việc, tách mình hẳn các mối quan hệ xung quanh...

    Cùng thời điểm đó, James Viscardini, người Anh, một kỹ sư xây lắp và vận hành du thuyền đang làm việc trên các vùng biển châu Âu theo chế độ 2 tháng đi làm, 2 tháng nghỉ. Năm 2012, bạn gái anh vì trầm cảm đã tìm đến cái chết, khiến James chìm trong đau buồn, ám ảnh. Anh bỏ đi khỏi quê hương một năm và Hội An của Việt Nam là điểm đến cuối cùng.

    Tại đây, James muốn đặt một tour du lịch bằng xe máy, nhưng anh lại đi nhầm vào công ty du lịch của Trâm, nằm ở cửa hàng đối diện. "Tôi đã chú ý Trâm từ cái lúc cô ấy đến chào hỏi từng vị khách, song tôi cảm nhận vẫn có sự xa cách, khó gần, bởi cô ấy cười có lệ và ánh mắt không dừng ở ai cả", James nhớ lại.

    Ngược lại, Trâm không thấy thiện cảm với James do anh đọc một cuốn sách dày đúng kiểu "mọt sách". Lại thêm, người bạn ngoại quốc đến chỗ cô tỉ tê: "Này Trâm, rảnh không đi ăn tối? Tớ nghĩ cậu nên đi vì có thêm anh chàng kia đi cùng nữa (James). Tớ đã hỏi qua rồi, nó giỏi và có vẻ nhiều tiền". Ý gán ghép lộ rõ khiến Trâm khó chịu, cô ghét việc bị cho là ham tiền.

    Cô vẫn gật đầu hẹn gặp hai người họ, nhưng tối đó lại bỏ ra Đà Nẵng chơi. Điện thoại reo đến 70 cuộc từ anh bạn, cùng hàng loạt tin nhắn hỏi tại sao, ở đâu, Trâm nhất quyết không nghe. 10 giờ đêm, cô nhắn lại "Chờ chút, đang tới", rồi vùi đầu vào giấc ngủ.

    Ngày hôm sau gặp lại, hai người đàn ông đỏ bừng mặt giận dữ. Người bạn trách cứ: "Tại sao hôm qua cậu bảo tụi tớ đợi rồi không đến. Tụi tớ như 2 thằng ngu ấy". "Đâu phải, tụi cậu như hai gã gay!", Trâm sửa lời. Anh bạn đi ra, cánh cửa đóng sầm lại. Cô vẫn bình thản như không, nhưng lòng đầy tâm trạng. Hôm đó  là một năm ngày mất người yêu cũ của cô.

    "Những ngày đó tôi chìm trong nỗi đau của mình. Giỗ đầu anh, tôi đến gốc cây nơi anh bị tai nạn ngồi một mình", Trâm buồn kể.

    Chỉ là cô không biết, người đàn ông kia cũng có nỗi cô đơn tương tự. Sau hôm đó, anh rời đi.

    James từng có ý định tự tử vì ám ảnh mất mát và chán nản cuộc sống, nhưng gặp Trâm, anh có một lý do để sống. Ảnh: D.T.

    Thình lình một buổi sáng hai tháng sau, James Viscardini độc chiếm một góc trong công ty Trâm với cuốn sách dày cộp. Không nghĩ rằng một ngày nào đó người khách lạ sẽ quay lại mảnh đất này, Trâm cởi mở với anh một chút. 

    "Đó là bữa tối định mệnh. Mỗi câu anh chia sẻ về bản thân là một sự trùng hợp bất ngờ - từ tuổi thơ dữ dội đến những thăng trầm trong cuộc sống - của tôi và anh, hai con người cách nhau nửa vòng trái đất. Và tôi đã lặng đi khi nghe anh chia sẻ về người bạn gái cũng ra đi mãi mãi cùng ngày với bạn trai tôi", Trâm nhớ lại.

    Càng hiểu về Trâm, James càng bị thu hút bởi cá tính của cô. Anh xác định, để theo đuổi cô gái này cần nhiều thời gian, nên cách vài ngày mới nhắn tin hỏi thăm. Hơn một tháng sau, anh đánh bạo hỏi: "Có người mời tôi làm việc lương gấp 3 hiện tại. Nếu em không đồng ý đến với tôi, tôi sẽ nhận công việc. Làm 2 năm tôi để lại cho mẹ ít tiền, rồi đi tour tới Nam Mỹ và kết thúc cuộc đời mình". Trâm đáp: "Tùy anh, chẳng liên quan gì tới em", cô chưa thực tin anh sẽ vì cô.

    Tận lúc James gần hết kỳ nghỉ, anh mới có cơ hội gần gũi Trâm hơn trong một chuyến đi chơi chung cùng những người bạn. "Anh hứa sẽ luôn bên em những lúc khó khăn cùng cực nhất, ủng hộ em trong bất cứ việc gì và anh sẽ luôn trở về sau 2 tháng", James thổ lộ.

    Cảm nhận được chân tình của đàn ông này, cô nhận lời hẹn hò để cho mình một cơ hội, dù lòng không mang nhiều kỳ vọng. Từ đó, James giữ lời hứa cứ 2 tháng về Việt Nam một lần với cô. Họ đã có nhiều thời gian bên nhau, cùng đi đến nhiều vùng miền trong cả nước. Trái tim băng giá của Trâm dần "tan chảy", đập cùng nhịp với James. 

    Vào ngày kỷ niệm một năm quen nhau, James cầu hôn trên bờ biển Tam Hải (Quảng Nam), trong tiếng sóng vỗ. Họ bên nhau thêm hai năm, với hàng chục chuyến bay từ Anh về Việt Nam, trước khi quyết định cưới vào tháng 4/2016.

    Hai con người từng không dám tin vào hôn nhân giờ đã có hôn nhân hạnh phúc và con trai sắp chào đời. Ảnh: D.T.

    Sau lễ cưới, James vẫn đi làm theo nhịp 2 tháng trên các du thuyền, 2 tháng ở Việt Nam. Trâm ở Hội An với công ty của mình, gần đây cô chuyển sang đầu tư bất động sản. Làm vợ và sắp làm mẹ, khiến cô gái vốn lạnh lùng, cứng cỏi năm nào, giờ trở nên nhạy cảm hơn.

    "Có một chỗ dựa nên giờ mình thấy trống trải, buồn tủi khi vắng anh. Lần nào anh đi, mình cũng thức trắng theo dõi trên radar chuyến bay cho đến khi đáp an toàn". Cả trăm chuyến bay của chồng là trăm đêm cô thao thức. Khi anh về, cô cố gắng để bù đắp.

    Có lần James từng hỏi vợ. "Em còn nghi ngờ gì nữa không? Em nói không nhận cầu hôn sớm hơn một năm thì đúng một năm anh cầu hôn. Em không tin chúng ta sẽ cưới, giờ đã cưới rồi. Anh nói sẽ luôn trở về sau 2 tháng, đến giờ đã là mấy năm...".

    Trâm cười. Cô chưa bao nghĩ nghĩ tới lúc đầu bạc răng long, nhưng hiểu rõ rằng hiện tại, cô đang hạnh phúc với người đàn ông yêu mình.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Sang Mỹ theo tiếng gọi tình yêu nhưng Nhạn không thể ngờ sự khác biệt về tuổi tác, văn hóa đã đẩy cô và chồng xa nhau.

    Sang Mỹ theo tiếng gọi của tình yêu với người đàn ông ngoại quốc hơn mình 35 tuổi, cô gái Vũ Thị Nhạn (Hà Nội) mang theo bao khát vọng về cuộc sống hạnh phúc giản đơn.

    Vậy nhưng, sự khác biệt lối sống, văn hóa và nhiều lý do khách quan khác, khiến cuộc hôn nhân của họ rơi vào bế tắc. Để rồi cuối cùng, Nhạn lựa chọn làm mẹ đơn thân.

    Nữ Việt kiều bên con trai.

    Tình yêu cách nửa vòng Trái đất

    Ngược dòng thời gian, Nhạn chia sẻ, cô và chồng đã có chuyện tình đẹp. Anh David Brass từng rất giàu có khi còn phục vụ trong ngành hàng không. Tuy nhiên, năm 2009, sau biến cố phá sản vì đầu tư đất đai ở tuổi 52, anh trở nên khó khăn.

    Lúc này, anh và người vợ đầu ra tòa ly hôn. Buồn chán, anh đến Việt Nam du lịch rồi ở lại làm quản lý quán bar trong TP.HCM. Nhạn đang học cấp 3, chuẩn bị du học ở Hàn Quốc, cô chưa bao giờ nghĩ đến việc yêu và lấy người nước ngoài.

    Năm 2014, Nhạn về nước, chuyển vào TP.HCM lập nghiệp. Bằng vốn ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Hàn, Nhạn nhanh chóng kiếm được công việc tốt, thu nhập khoảng 2 nghìn USD/tháng. Thời gian này, hai người quen biết, hay nhắn tin trò chuyện qua lại trên các ứng dụng internet.

    Tình yêu đã khiến Nhạn từ bỏ cuộc sống, công việc thu nhập cao ở Việt Nam đến đất nước xa xôi làm vợ.

    Anh David Brass nhiều lần bày tỏ tình cảm với Nhạn nhưng cô từ chối. Tháng 9/2014, người đàn ông ngoại quốc về nước. Nhạn mới thấu hiểu tình cảm của mình dành cho David và hai người bắt đầu yêu nhau. Năm 2015, bạn trai cầu hôn và bày tỏ muốn đón Nhạn qua Mỹ sống.

    Sau nhiều ngay thuyết phục gia đình, đấu tranh tư tưởng, cô quyết định bỏ lại tất cả, nhận lời làm vợ David.

    Tròn 1 năm 4 tháng yêu nhau, David tranh thủ về Việt Nam làm thủ tục bảo lãnh Nhạn. Đây cũng là lần đầu tiên họ gặp mặt chính thức ngoài đời. Sau đó, David quay về Mỹ chờ đợi, Nhạn cũng nhanh chóng đặt vé bay sang với anh.

    Quá trình bay gặp trục trặc, David tưởng rằng Nhạn trêu đùa mình vì đúng giờ hẹn, vẫn chưa thấy cô xuất hiện. Nhiều tiếng đồng hồ sau, chuyến bay đưa Nhạn đến Mỹ mới hạ cánh xuống sân bay. Hai người ôm chầm lấy nhau khóc vì hạnh phúc. Họ tổ chức một đám cưới nhỏ và chung sống trong căn nhà thuê.

    Cuộc sống bình dị trôi qua nhưng nào ngờ, những mâu thuẫn về lối sống, tính cách đã đẩy họ xa nhau.

    Nỗi buồn sâu thẳm sau đổ vỡ hôn nhân

    ‘Chung sống thời gian ngắn, tôi có bầu và ở nhà dưỡng thai, chờ ngày sinh nở. Nếu nói tôi sang Mỹ không lúc nào buồn chán là nói dối. Thú thực, ban đầu tôi cảm thấy cuộc sống buồn tẻ, chán nản.

    Vì ở Việt Nam tôi làm ra tiền, muốn làm gì, đi đâu đều chủ động, không phụ thuộc ai. Từ khi sang Mỹ, tôi suốt ngày ru rú ở nhà không đi đâu được. Chỗ tôi ở thuộc vùng nông thôn, chạy xe 2 tiếng mới có chợ Việt Nam. Chồng đi làm cả ngày. Vợ chỉ ở nhà làm bạn với máy tính, điện thoại, hơn nữa lại đang bầu bí nên stress kinh khủng.

    Tôi muốn ăn đồ Việt, đồ châu Á cũng không có mà ăn. Từ nhỏ đến giờ tôi vốn ghét đồ ăn nhanh, bơ sữa kinh khủng mà giờ tôi phải ăn nó hàng ngày. Mỗi lần đến bữa ăn, tôi cảm thấy như cực hình. Sang mấy tháng mà sức khỏe tôi kém đi, do không hợp thực phẩm’, Nhạn tâm sự.

    Nhạn trải lòng, cuộc hôn nhân đổ vỡ vì những khác biệt văn hóa, tuổi tác.

    Nữ Việt kiều chia sẻ thêm, đôi lúc cả hai vợ chồng đều stress, mỗi người thích một kiểu. Ban đầu, cả hai đều cố gắng vượt qua, cùng vì con mà dẹp những thú vui, cá tính riêng qua một bên.

    Hai vợ chồng không khá giả, mọi chi phí sinh hoạt được lên kế hoạch tiết kiệm. ‘Khi mang thai, tôi mong có thể đi làm thật nhanh để đỡ đần cho chồng. Tính tôi vốn độc lập, mạnh mẽ từ bé, phải phụ thuộc vào kinh tế của anh khiến tôi tủi thân.

    Ngày tôi sinh con, chồng cùng tôi trải qua những thời khắc mệt mỏi, đau đớn. Tuy nhiên, tháng ngày ở cữ thực sự là áp lực’, Nhạn tâm sự.

    Quãng thời gian này, Nhạn phải tự chăm sóc mình và con. Mới mổ đẻ, vết thương chưa lành, cô đã ngồi dậy làm mọi thứ.

    Nhạn ngày mới sinh con trai Kenny.

    ‘Chồng đi làm từ sáng sớm đến tối muộn. Tôi gồng mình cố gắng. Người thân bên chồng lại ở xa, không có ai cùng chia sẻ, tôi rơi vào trạng thái bị trầm cảm nặng nề. Đầu óc lúc nào cũng đau, như sắp nổ tung.

    Nếu ở Việt Nam, sản phụ được ăn đồ kiêng cữ, tăng chất lượng sữa cho em bé. Ở bên Mỹ, tôi chủ yếu ăn đồ ăn nhanh vì không thể nấu nướng được. Hôm nào tôi nấu nướng thì không có thời gian ngủ, chăm con hay dọn dẹp nhà cửa. Ngày đó, tôi cũng chưa biết chạy xe hơi. Cuộc sống luôn bủa vậy bởi sự ngột ngạt, mệt mỏi.

    Phải thừa nhận, chồng cũ của tôi là người tốt, yêu vợ con nhưng khoảng cách tuổi tác lớn, khác biệt về nhiều thứ nên tôi bị cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình.

    Có thể, anh cũng hiểu điều đó nhưng vì lớn tuổi, công việc kiếm sống bên ngoài cũng cực nhọc nên sự quan tâm dành cho vợ không được nhiều. Trong khi lúc sinh đẻ, phụ nữ thường nhạy cảm, yếu đuối, cần sự động viên nhất.

    Lâu dần, cả hai không còn tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn’, nữ Việt kiều gốc Hà Nội bộc bạch.

    Bước vào hôn nhân bằng tình yêu nhưng phải buông tay vì bất đồng quan điểm sống, Nhạn trở thành mẹ đơn thân, đối mặt với bao khó khăn để kiếm sống nuôi con.

    Cô giãi bày: ‘Tôi chưa bao giờ hối tiếc vì lấy chồng ngoại quốc. Chúng tôi đã từng rất hạnh phúc nhưng sau cùng, chẳng còn gì ngoài những kỷ niệm và nỗi buồn sâu thẳm. Hôn nhân không phải màu hồng, cuộc sống bên nước ngoài cũng vậy’.

    Viethome (theo infonet)

  • Trang Lạ không có làn da trắng nõn, gương mặt ngây thơ nuột nà như nhiều mỹ nhân Việt nhưng may mắn lấy được chồng Việt kiều giàu có và vô cùng yêu chiều vợ.

    Trang Lạ và chồng Việt kiều lớn tuổi giàu có.

    Sinh ra trong một gia đình cơ bản tại Cần Thơ, không có bất cứ yếu tố thúc đẩy cô theo thiên hướng nghệ thuật, giải trí nhưng bản thân Trang Lạ từ rất lâu đã nuôi giấc mơ lên Sài Gòn để trở thành một người mẫu.

    Được mặc những bộ trang phục đẹp và lạ lẫm, sải bước trên sàn diễn dài tít tắp trong tiếng nhạc là niềm đam mê lớn của cô.

    Trang Lạ được chồng dành cả tháng cho đi châu Âu.

    May mắn trở thành người mẫu độc quyền của một công ty đào tạo chuyên nghiệp đã phần nào giúp mơ ước của Trang Lạ thành hiện thực.

    Bắt đầu theo đuổi con đường người mẫu sau khi lọt Top 10 "Siêu mẫu Việt Nam 2011", Trang Lạ là trở thành nhân tố mới trong hàng ngũ người mẫu cá tính theo trào lưu phong cách ấn tượng.

    Từ gương mặt đến tên gọi của cô dễ gây nhầm lẫn với đàn chị Trang Trần trước đó, chính yếu tố ban đầu đó đã làm cái tên Trang Lạ dễ dàng gây sự chú ý.

    Để khẳng định vị thế khó bị nhầm lẫn, cái tên cũng là một trong những thách thức lớn khiến cô phải nỗ lực và phấn đấu rất nhiều.

    Sau đó, hình ảnh của cô thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng trong nước, và các show diễn thời trang lớn như ELLE fashion show, Đẹp fashion show, Milano show...

    Tuy nhiên, cuộc sống của cô thay đổi một cách chóng mặt khi cô kết hôn với chồng Việt kiều lớn tuổi vào tháng 3/2016.

    Chồng Việt kiều của Trang Lạ là một bác sĩ, ông từng có vợ và hai con đã trưởng thành. Từ khi cưới Trang Lạ, ông dành nhiều thời gian, tiền bạc cho cô.

    Trang Lạ được chồng đưa đi chơi khắp thế giới trước khi kết hôn. Cả hai có 5 năm hẹn hò hạnh phúc mới đưa ra quyết định cuối cùng là cưới hỏi. Có tài chính dư dả nên sở thích du lịch của Trang Lạ được phát huy. Vào năm ngoái, cô đã có 1 tháng hè rong ruổi khắp các nước châu Âu cùng chồng.

    Người đẹp chia sẻ: "Đây là chuyến đi nghỉ hè của em. Trước giờ qua châu Âu toàn ngay mùa lạnh mà em thì không chịu lạnh được.

    Lần này qua đây ngay dịp hè nên thấy thú vị hơn. Có thể đi chơi nhiều nơi hơn. Đây thực sự là một mùa hè hấp dẫn và thú vị nhất của em".

    Trang Lạ ở trong penthouse triệu đô ngay trung tâm Sài Gòn.

    Nói về chuyện sinh con, Trang lạ và ông xã muốn dành nhiều thời gian bên nhau đi du lịch và chưa nghĩ tới chuyện có con. Đặc biệt, Trang Lạ muốn được học lên Tiến sĩ nên cô quyết định chưa vội trong chuyện sinh nở.

    Được biết, là một người mẫu coi trọng kiến thức, Trang Lạ dù đã tốt nghiệp Đại học Cần Thơ vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình MBA liên kết với Singapore.

    Sau đó, khi lấy chồng, cô tiếp tục theo học thạc sĩ nghành kinh tế và đã tốt nghiệp, hiện tại người đẹp đã thành lập một công ty riêng chuyên về nghành bất động sản.

    Cô còn sở hữu nhà vườn triệu đô ở quận 9.

    Sau 3 năm kết hôn, Trang Lạ không chỉ được chồng Việt kiều làm thỏa mãn giấc mơ du lịch khắp thế giới.

    Cô còn được chồng chu cấp cho nhà biệt thư với giá triệu đô cùng một căn hộ giá trị lớn ở trong trung tâm Sài Gòn. Người đẹp có một cuộc sống không kém nhiều ngôi sao hạng A hay những hoa hậu tài sắc trong làng giải trí Việt.

    Dù không sở hữu một nhan sắc đẹp đúng chuẩn của người Việt nhưng với chồng của Trang Lạ, ông lại đánh giá cao.

    Người mẫu này kể: "Là người sống 22 năm ở nước ngoài nên quan điểm về vẻ đẹp phụ nữ của ông xã cũng khác với tiêu chuẩn chung của người Việt mình.

    Những thứ tôi thấy tự ti nhất như gương mặt góc cạnh, xương gò má cao và làn da nâu thì anh ấy lại rất yêu nó, suốt ngày khen tôi xinh đẹp và quyến rũ”.

    Người đẹp hạnh phúc bên chồng Việt kiều đại gia.

    Thậm chí, khi cô cảm thấy tự ti với vòng 1, chồng Việt kiều vẫn sẵn sàng cho Trang Lạ đi "nâng cấp". Người đẹp cảm thấy hài lòng với cuộc hôn nhân. Và chính người đàn ông này đã cho cô sự tự tin.

    Trang Lạ cho biết: "Anh ấy yêu tôi vì tính cách, con người tôi chứ không phải vì tôi là người mẫu hay người nổi tiếng gì đó vì anh ấy là người giàu có, thành đạt thì thiếu gì phụ nữ đẹp vây quanh".

    Viethome (theo Gia đình & Xã hội)

  • Cặp đôi đũa lệch đến từ Indonesia từng làm mưa làm gió trên mạng xã hội vì ngoại hình quá khác biệt nhưng vẫn quyết gắn bó cuộc đời với nhau, sau nửa năm kết hôn, họ đã có những sự thay đổi.

    Cuối tháng 12 năm ngoái, cộng đồng mạng Instagram đã xôn xao về hôn lễ của một cặp đôi đũa lệch. Chú rể là một chàng trai 26 tuổi đến từ Magelang, Indonesia còn cô dâu là một cô gái trẻ 21 tuổi đến từ Manchester, Anh.

    Người chồng tên là Karna Radheya sở hữu ngoại hình "thường thường bậc trung", trong khi vợ anh, cô Polly Alexandria Robinson lại xinh đẹp không tỳ vết với làn da trắng sứ, mái tóc vàng óng ả và thân hình chuẩn như siêu mẫu.

    Khi những hình ảnh về lễ cưới giản dị giữa họ diễn ra tại quê hương chú rể được chia sẻ trên Instagram ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của người dùng mạng. Nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về hôn lễ này và cho rằng tình yêu của hai người không xuất phát từ tình cảm mà có nguyên do sâu xa nào đó ẩn chứa đằng sau.

    Tuy nhiên, cặp đôi khẳng định rằng, họ đến với nhau bằng tình cảm chân thực, không vụ lợi. Và sau hơn nửa năm kết hôn, họ đang chứng minh cho dư luận thấy rằng cuộc sống của cặp đôi đang vô cùng mặn nồng, hạnh phúc.

    Hiện tại, cặp đôi đang sinh sống tại Bali, anh Karna vẫn tiếp tục vừa làm hướng dẫn lướt sóng vừa quản lý nhà hàng ở Bali mang tên Luku Kitchen. Trên trang Instagram của Karna, anh tự hào chia sẻ về những món ăn ngon và những thực khách thân thiết của nhà hàng. Karna vẫn giữ vẻ hồn hậu, giản dị của mình với mái tóc lãng tử hơn và nụ cười vẫn chân chất như ngày nào.


    Karna vẫn giữ vẻ ngoài giản dị, chân chất với mái tóc lãng tử hơn.


    Karna tự tay chế biến những món ăn trong nhà hàng của mình.

    Trong khi đó, trên tài khoản Instagram của Polly, cô gái trẻ trung xinh đẹp thoải mái chia sẻ cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc của mình sau khi kết hôn. Polly đang tận hưởng cuộc sống của vợ chồng son khi thường xuyên đăng ảnh đi du lịch, khám phá những vùng đất mới cùng người chồng "đũa lệch".

    Cô cũng chia sẻ những tấm ảnh tình cảm với chồng, dành những lời nói ngọt ngào, đầy yêu thương gửi đến Karna khiến mọi người phải ghen tỵ đến phát hờn.

    "Tôi không tìm kiếm bất cứ điều gì khi tôi gặp anh ấy. Thật ra tôi không định yêu ai sớm như vậy. Nhưng sau đó, em đã gặp anh và mọi thứ đã thay đổi. Em dần muốn dành thời gian của mình bên cạnh anh. Không xa hoa, cầu kỳ. Và sau đó em chợt nhận ra anh là điều quan trọng không thế thay thế trong trái tim em", Polly viết những lời mùi mẫn trên Instagram gửi đến chồng mình.

    Hiện tại cặp đôi vẫn chưa có kế hoạch sinh con đầu lòng, cả hai vẫn đang tận hưởng cuộc sống của vợ chồng son với những chuyến đi khám phá và cùng nhau xây dựng tổ ấm thật vững chắc. Có thể thấy rằng, vượt qua mọi ánh mắt dị nghị của người đời, cặp đôi tự tin chứng minh họ đến với nhau bằng tình yêu chân thành và đang vun đắp tình cảm thêm gắn bó, mặn nồng.

    Viethome (theo Helino)

  • Nhiều ông Tây khóc dở vì bị vợ Việt Nam tại Đức “mới nói yêu hôm qua, hôm nay đã bỏ”. 

    Khoảng bốn tuần trước, một người đàn ông Đức vào cửa hàng tôi thuộc thị trấn Pirna. Chuyện trò một lúc ông bật khóc khi kể về hoàn cảnh của mình với người vợ Việt rồi đưa cho tôi xem tấm ảnh của vợ và con gái nhỏ.

    Kết hôn để lấy giấy tờ chứ không phải lấy chồng

    Ông nói con ông rất yêu ông và vì nó ông đã chịu đựng người vợ này với đủ mọi yêu cầu mà cô muốn nhưng cuối cùng cô ấy vẫn bỏ đi mang theo đứa con nhỏ của ông. Nghe ông kể tôi chẳng biết nói gì ngoài việc động viên ông vì chuyện như ông tôi gặp đã nhiều lần. Là người Việt nên tôi không lạ gì mục đích của một số người vợ như trường hợp ông Tây này gặp phải. Họ kết hôn để lấy giấy tờ chứ không phải lấy chồng. Có con với người Đức rồi lẽ đương nhiên họ sẽ được ở lại theo con. Chuyện này người Đức không phải là không biết nhưng nhiều người ban đầu vì thương hoặc vì cũng có nhu cầu tìm một người vợ Việt nên họ đánh liều. Nhưng trước khi làm chuyện đó có lẽ không phải ai cũng thấm thía cảnh như người đàn ông này gặp phải.

    Sống ở Đức trước những ngày dòng người tỵ nạn nước ngoài tràn vào nước Đức, chuyện làm giấy tờ để được ở lại dưới mọi hình thức có lẽ ai cũng biết. Nhưng tôi vẫn cứ thấy đau lòng và thương những người đàn ông tội nghiệp này. Dối lừa vốn là thứ không tốt rồi, dối lừa trong tình cảm lại càng khó chấp nhận. Vì nghĩ vậy mà nhiều người đàn ông Đức đến cửa hàng tôi nhờ tìm vợ Việt tôi không giúp họ vì tôi hiểu điều này.

    Những khác biệt không thể khỏa lấp

    Hỏi han qua nhiều người tôi được biết cô vợ bỏ chồng mang theo con đã có vấn đề với anh chồng Đức từ lâu. Không phải chỉ mình anh chồng phải chịu đựng vợ mà chị vợ cũng phải chịu đựng chồng. Lý do thì rất nhiều nhưng cơ bản nhất là họ đến với nhau vì nhu cầu chứ không phải vì tình yêu nên trong quá trình chung sống, ngoài tình cảm không có thì khác biệt về văn hoá và lối sống cũng là cả một vấn đề mà khó lòng giải quyết cho đến tận gốc rễ.

    Nên chăng trước lúc quyết định lấy chồng Đức không phải vì tình và sinh con với họ, phụ nữ Việt cũng nên suy nghĩ kỹ điều này vì hệ lụy không chỉ bỏ nhau là hết. Trước khi chia tay tôi xin phép ông Tây viết câu chuyện này lên báo. Ông đồng ý nhưng chỉ cho tôi biết tên ông là Hans và vợ là chị Đ.T.V. Còn ảnh thì ông không đồng ý cung cấp. Tôi viết câu chuyện này hy vọng chị V hiểu được phần nào tình cảm của ông Hans đối với con mình và có lẽ con chị cũng có nhu cầu được bố chăm sóc yêu thương dù cho hai người không còn sống cùng nhau thì vẫn nên vì con mà tạo điều kiện cho bố con họ dành tình cảm cho nhau ngoài những gì toà án quy định.

    “Dù thế nào tôi vẫn yêu thích vợ người Việt”

    Tương tự như ông Hans, một người đàn ông Đức (xin giấu tên) cũng liên hệ Thời báo Việt Đức để được thông qua mục kết bạn, tìm kiếm vợ Việt cho mình. Ông cũng từng yêu thương và kết hôn với một cô gái Việt, nhưng sau khi ổn định thì không hiểu vì sao cô vợ đã bỏ ông đi. Ông khẳng định “dù thế nào ông vẫn rất thích vợ Việt Nam” và hi vọng được giúp đỡ. Chúng tôi đã cố gắng liên hệ lại ông để được nghe câu chuyện đằng sau kết cục đáng tiếc của cuộc hôn nhân mà người chồng Tây một mực khẳng định luôn yêu thương vợ. Rất tiếc vẫn chưa nhận được hồi âm.

    Theo Thời báo Việt Đức

  • Quyết bán nhà và cưới người chồng 26 tuổi, người phụ nữ 60 tuổi phải ra về tay trắng sau 2 năm.

    Bà Diane De Zoysa, 60 tuổi đã chi 90 ngàn bảng Anh tiền tiết kiệm cho người chồng trẻ tên là Priyanjana De Zoysa, 26 tuổi sau khi bán căn nhà của mình ở East Lothian cách đây 2 năm và chuyển tới Sri Lanka.


    Bà Diane De Zoysa, 60 tuổi và người chồng trẻ, 26 tuổi ở Sri Lanka

    Bà Zoysa đã dùng số tiền này để xây một căn nhà mới ở Sri Lanka và mua cho người chồng một chiếc xe buýt nhỏ ở Ahungalla, phía nam Colombo. Nhưng khi Priyanjana bị sát hại bởi nhóm côn đồ vào năm ngoái thì bà Zoysa đã bị mắc kẹt ở đất nước này.

    Hiện tại, sau chuyến đi dài 20 giờ đồng hồ, cuối cùng bà đã về đến sân bay Edinburgh và thừa nhận rằng người chồng trẻ “rõ ràng là không yêu tôi”.

    Bà cho biết, gia đình chồng đã giam lỏng bà tại nhà, không cho bà bán nhà và đòi tiền mặt từ tiền lương hưu của bà. “Tôi cảm thấy mình thật ngu ngốc khi không nghe lời người thân và bạn bè khi họ nói rằng anh ta lấy tôi chỉ vì tiền. Tôi đã nghĩ rằng anh ấy thực sự yêu tôi, nhưng rõ ràng là không phải vậy. Hầu như tôi bị quản thúc trong 2 năm. Tôi không thể đi bất cứ đâu, thậm chí là ra bãi biển”.

    Bà Zoysa đã chi 57 ngàn bảng Anh cho ngôi nhà và 31 ngàn bảng cho chiếc xe buýt nhỏ. Hiện tại bà chẳng còn chút tiền nào, thậm chí còn khoản nợ 4.000 bảng trong thẻ tín dụng.

    Người phụ nữ 60 tuổi cho biết hiện tại bà không sống nổi với số tiền lương hưu và phải nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.

    Bà cũng cho rằng người chồng trẻ có thể đã có vợ hai sau khi bà tình cờ thấy một số giấy tờ trong đồ đạc của anh ta.

    Họ gặp nhau vào năm 2011 trong khi bà Zoysa đang đi nghỉ ở Sri Lanka. Bà quyết định cưới anh ta chỉ sau 7 tháng quen nhau và chuyển tới đất nước này vào năm 2015.

    Tuy nhiên, bà nhanh chóng nhận ra rằng cuộc hôn nhân này chỉ để lợi dụng tiền của bà. “Tất cả bạn bè tôi đều không nghĩ rằng đó là một ý hay. Nhưng tôi thực sự yêu anh ta và tôi nghĩ rằng anh ta cũng yêu tôi. Tôi muốn chứng minh rằng họ đã sai”.

    “Tôi chưa bao giờ yêu ai như cách mà tôi đã yêu anh ấy. Anh ấy luôn trìu mến với tôi”.

    Được biết, Priyanjana đã chết sau khi bị bắn 3 viên đạn hồi tháng 5 năm ngoái. 

    VietHome (Theo VietNamNet)

  • 'Nếu bạn để đàn ông hiểu về bạn quá rõ thì bạn sẽ không còn thú vị với họ nữa. Nó giống như việc bạn đã bóc hộp quà ra và nhìn thấy hết món quà thì sự hồi hộp cũng mất đi', Trương Phương nói.

    Trương Phương, cô gái tự nhận mình là "diễn viên lùn nhất showbiz" đang có một tình yêu đẹp. Bạn trai của cô là người đàn ông ngoại quốc có chiều cao gần 2m, tên Nick Mansor.

    Trương Phương được đánh giá càng ngày càng trẻ đẹp.

    Khác với thời kỳ mới yêu cách đây nhiều năm, hiện tại, Trương Phương ít chia sẻ hình ảnh người đàn ông của mình hơn. Tuy nhiên, bạn bè dõi theo cặp đôi đều nhận ra, nữ diễn viên đang có cuộc sống và một tình yêu viên mãn.

    Nick Mansor luôn có hành động quan tâm, chăm sóc một nửa của mình. Anh cũng thường đưa Trương Phương đến New Zealand để thăm gia đình và đưa bố mẹ mình tới Việt Nam thăm bố mẹ nữ diễn viên. Hai gia đình thân thiết như người một nhà.

    Điều này khiến nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, gần đây, trong cuộc trò chuyện với VietNamNet, Trương Phương thừa nhận, để có một cuộc sống hạnh phúc, người phụ nữ phải có ‘chiêu’. Và để có được tình yêu bền lâu, hai người coi nhau như ‘thuở ban đầu’, người phụ nữ cần phải khéo léo.  

    Theo bạn, phụ nữ muốn hạnh phúc cần những điều gì? Có nhất thiết cô ấy phải sở hữu ngoại hình đẹp hay không? 

    Theo quan điểm riêng của Trương Phương phụ nữ muốn hạnh phúc thì chỉ cần sống an nhiên. Sống an nhiên chính là khởi điểm của hạnh phúc.

    Cô ấy không nhất thiết phải sở hữu ngoại hình đẹp nhưng phải biết làm đẹp và chăm chút bản thân mình. Vì rõ ràng không phải cô gái nào sinh ra cũng may mắn có một ngoại hình đẹp hoàn hảo.

    Những trải nghiệm nào trong quá khứ khiến bạn có quan điểm này? 

    Không có trải nghiệm nào trong quá khứ khiến tôi có quan điểm này chỉ đơn giản tôi học từ mẹ tôi. Ngay từ nhỏ, ở cạnh mẹ thấy mẹ luôn hạnh phúc vì an nhiên với cuộc sống, tôi đã chịu ảnh hưởng rất nhiều.

    Trương Phương đang có một tình yêu đẹp với bạn trai ngoại quốc.

    Có ý kiến cho rằng, muốn có được tình yêu như ý, người phụ nữ cần khôn ngoan. Vậy thế nào là một người phụ nữ khôn ngoan trong tình yêu? 

    Phụ nữ khôn ngoan trong tình yêu là biết tiến biết lùi, biết cứng rắn đúng thời điểm. Và hơn hết là phải biết chấp nhận thực tế. Trong tình yêu, hai người yêu nhau sẽ phải yêu cả những bất đồng quan điểm.

    Phụ nữ cũng đừng kiểm soát đàn ông quá bởi vì khi bạn kiểm soát họ quá chặt, bạn sẽ làm họ ‘nghẹt thở’. Khi nghĩ về bạn họ chỉ có cảm giác giống như bạn là cảnh sát.

    Đàn ông thấy phụ nữ yêu mình quá nhiều sẽ có tâm lý yên tâm và luôn thảnh thơi nghĩ rằng người phụ nữ của mình đang “bận” giữ mình. Trong khi đó, bản chất của đàn ông là thích chinh phục. Biết đâu đấy, nếu thảnh thơi quá họ sẽ có thời gian rảnh để chinh phục nơi khác.

    Vậy nên thay vì kìm kẹp kiểm soát người đàn ông của mình phụ nữ bên để họ “bận” nghĩ về mình nhiều hơn . 

    Làm sao để quyến rũ tuyệt đối một người đàn ông ngay cả khi đã chung sống?

    Sống với nhau lâu chắc chắn đam mê sẽ vơi dần nhưng tình nghĩa sẽ dày lên. Cách quyến rũ đàn ông lúc này là tạo cho họ những thói quen mà chính họ sẽ nhớ đến mỗi khi thiếu vắng mình.

    Giống như đối với bạn trai của tôi, tôi biết anh ấy thích gì, khẩu vị đồ ăn ra sao nên tôi luôn làm những món ăn mà anh ấy thích và anh ấy luôn thừa nhận rằng mỗi khi xa tôi anh ấy nhớ những món ăn mà tôi nấu.

    Tôi cho rằng, đôi khi, phụ nữ giống như một ‘món quà’ đối với đàn ông vậy. Nếu bạn để đàn ông hiểu về bạn quá rõ thì sẽ không còn thú vị nữa. Nó giống như việc bạn đã bóc hộp quà ra và nhìn thấy hết món quà thì sự hồi hộp về món quà cũng biến mất.

    Từ lúc yêu cho tới giờ, với bạn trai mình, tôi không chia sẻ hết những thứ thuộc về con người tôi. Ví như sau khi yêu nhau được nửa năm anh ấy mới biết tôi chơi được đàn tranh, anh ấy đã rất ngạc nhiên và bất ngờ.

    Hay như việc tôi biết làm khá nhiều các món ăn phương Tây nhưng phải đến gần một năm bên nhau anh ấy mới được nếm món tôi nấu. Làm như vậy, không phải tôi muốn che giấu bản thân mà là tôi chưa nói và khoe hết với đối phương thôi.

    Chính vì thế, mỗi khi bất ngờ anh ấy đều hỏi: ‘Còn điều gì anh chưa biết về em không?’.

    Bạn nghĩ gì về những phụ nữ sẵn sàng làm mọi thứ ngay cả khi người đàn ông của họ không còn quan tâm đến họ nữa?

    Chúng ta không quá đề cao cá nhân nhưng cũng không nên tự mình coi nhẹ, rẻ rúng bản thân mình. Trong tình yêu, dù bạn có yêu đối phương bao nhiêu đi chăng nữa vẫn cần phải tôn trọng bản thân. Đừng hi sinh, chấp nhận mọi thiệt thòi, thậm chí là coi nhẹ danh dự của mình chỉ vì yêu.

    Đó là cách khiến bạn mất đi tình yêu nhanh nhất. Vì chính bạn còn không tôn trọng mình thì làm sao ai đó tôn trọng bạn được. 

    Trương Phương cho rằng, trong tình yêu, nếu bạn để đàn ông hiểu về bạn quá rõ thì sẽ không còn thú vị nữa.

    Theo bạn, nhiều phụ nữ Việt đang mắc những sai lầm nào khiến cuộc sống của họ bị bế tắc về tinh thần? 

    Điều tôi nhìn thấy phụ nữ Việt sai lầm nhất chính là: Hy sinh quá nhiều.

    Chúng ta tự nguyện yêu, dâng hiến, hi sinh tất cả để rồi sau đó lại trách đàn ông bội bạc không nhìn ra “công lao” của chúng ta.

    Nhưng chúng ta quên rằng, đàn ông được chiều chuộng quá nhiều sẽ trở nên lười biếng, không có ý thức chăm sóc bạn đời giống như cách họ nhận được.

    Bạn từng có vài mối tình với đàn ông ngoại quốc, có phải đàn ông ngoại quốc tốt hơn đàn ông Việt ?

    Không hẳn đâu. Trước tôi cũng ‘dính’ phải một anh ngoại quốc ‘sở khanh’ yêu một lúc hàng tá các cô gái đấy (Cười) .

    Nhưng mặt bằng chung đàn ông ngoại quốc tâm lý và biết cách chiều chuộng, chăm sóc cũng như tôn trọng bạn gái hơn nhiều. 

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Cuộc đời chẳng ai biết trước được chữ 'ngờ', bởi vậy cứ tận hưởng cảm giác độc thân, sống tốt thì biết đâu bạn sẽ được may mắn như anh chàng người Indonesia dưới đây.

    Hình ảnh về đám cưới "cổ tích" của một anh chàng có ngoại hình bình thường, thậm chí có thể nói là kém sắc với cô dâu da trắng xinh như thiên thần khiến cộng đồng mạng xôn xao. Nhiều người cho rằng hình ảnh này đã qua chỉnh sửa hoặc dựng lên chỉ để câu view.

    Nhưng chuyện tưởng như đùa này lại có thật. Chàng trai may mắn trong hình là Darsono (ở Muntilan, Magelang, Indonesia) còn cô dâu là Polly Alexandria Robinson(đến từ Anh). Dù khác biệt về ngoại hình nhưng đó không phải là vấn đề quá lớn với cả hai. Sau thời gian tìm hiểu, họ đi đến hôn nhân vào ngày 16 tháng 12 năm 2018. Những hình ảnh trong đám cưới được một số người bạn của cặp đôi chia sẻ trên mạng xã hội.


    Bức ảnh trong đám cưới của cặp đôi chồng xấu, vợ xinh gây bão trên mạng xã hội.

    Nói về cuộc hôn này này, họ viết: "Cả hai chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với tất cả những lời chúc tốt đẹp chúng tôi nhận được trong vài giờ qua. Chúng tôi rất vui khi chia sẻ câu chuyện của mình".

    Qua đây, nhiều người sẽ thấy được sức mạnh của tình yêu. Khi yêu thật lòng, họ có thể vượt qua mọi rào cản để đến với nhau, bất kể khoảng cách địa lý, ngôn ngữ hay sự khác biệt rất lớn về ngoại hình, hoàn cảnh sống.


    Những hình ảnh đời thường hạnh phúc của cặp đôi.


    Polly có gương mặt xinh đẹp, vóc dáng thon thả và làn da trắng không tì vết.


    Trong khi "một nửa" của cô lại trái ngược hoàn toàn về ngoại hình: Gương mặt chẳng mấy ưa nhìn, da đen...

    Viethome (theo Người Lao Động)

  • Cảm động trước việc anh bạn người Pháp nấu cơm, giặt ủi quần áo, đưa đón mình đi học, phi công Diệu Thúy chấp nhận làm vợ anh.

    Mỗi khi kết thúc một chuyến bay, nữ phi công Nguyễn Trần Diệu Thúy, quận Tân Bình, TP.HCM lập tức mở điện thoại gửi cho chồng tin nhắn ngọt ngào: “Máy bay vừa hạ cánh, hôn anh”.

    Ở Pháp, anh Antoine Aubry (người Pháp) luôn dặn vợ gắng ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ để chuẩn bị tốt cho chuyến bay huấn luyện tiếp theo. “Nghề của chúng tôi phải ngủ đủ giấc, sức khỏe thật tốt mới được điều khiển chuyến bay tiếp theo”, người phụ nữ quê Quảng Trị nói.

    Diệu Thúy và anh Aubry kết hôn hồi tháng 8/2018. Ban đầu, họ dự tính sau đám cưới, anh Aubry sẽ qua Việt Nam định cư cùng vợ. Thế nhưng, vì công việc không cho phép, họ phải sống cảnh chồng một nơi, vợ một nơi.

    Diệu Thúy ở lại TP.HCM để tiếp tục hoàn thiện khoá huấn luyện đường dài giai đoạn cuối để trở thành phi công hàng không dân dụng. Còn anh Aubry về Pháp điều hành chuỗi nhà hàng, khách sạn, mở rộng mạng lưới kinh doanh. “Cả tôi và anh ấy đều có hoài bão trong công việc nên tạm xa nhau 1-2 năm”, người vợ năm nay 30 tuổi nói.

    Họ quy định, cứ hai tháng vợ chồng gặp nhau 10 ngày. Lúc đó, cả hai bỏ công việc qua một bên để ở bên nhau. “Vợ chồng son mà gặp nhau ít nên giữa chúng tôi chẳng mấy khi có chuyện giận hờn”, Diệu Thúy nói.

    Thúy trước đây là nữ diễn viên chính của nhiều bộ phim: Dốc sương mù, Đồng tiền đen, Huyền thoại 1C… Năm 2012, tốt nghiệp đại học cô quyết định từ bỏ nghề diễn để làm tiếp viên hàng không cho một hãng hàng không nước ngoài và có giấc mơ trở thành nữ phi công.

    Mùa hè năm 2014, Thúy có chuyến bay đến UAE. Thời điểm đó, anh Aubry đến đây du lịch. Họ gặp nhau qua nhóm bạn chung.

    “Anh ấy không thu hút, cao khều còn lạnh lùng. Gặp chúng tôi, anh chỉ chào qua rồi ngồi nghe chứ không thực sự tham gia câu chuyện. Lúc cả nhóm ăn, anh ra ngoài hút thuốc cùng một người bạn khác”, Thúy kể về lần đặt gặp anh chồng cao 1m90 và cho biết, thời điểm đó cô đang có bạn trai.

    Dù không trò chuyện, nhưng Aubry âm thầm để ý cô tiếp viên hàng không người Việt có mái tóc đen thẳng, dáng người cao, nói tiếng Anh lưu loát. Từng làm trong ngành hàng không, anh nhanh chóng tìm được tên, những chuyến bay sắp tới của Thúy.

    Kết thúc buổi gặp, Thúy có chuyến bay đến sân bay Charles De Gaulle ở một làng quê nước Pháp, cách thủ đô Paris 30 km. Lúc đó, nước Pháp đang mùa hè, cây cối xanh tốt, muôn hoa khoe sắc, thời tiết se lạnh thật êm đềm. Cạnh sân bay có một nhà hàng màu tím, trang trí đẹp, cô muốn cùng các nhân viên trong phi hành đoàn đến thăm quan nhưng chẳng ai đồng ý nên đi ngủ.

    Biết được số điện thoại của Thúy, anh Aubry nhắn mời cô đến nhà hàng mình thưởng thức những món ăn nước Pháp. Không muốn đi, Thúy đùa: “Anh đến đây, tôi mời”. Vậy mà, mấy tiếng sau, anh Aubry gọi báo: “Tôi đến rồi”.

    Buổi hẹn đầu tiên, cả hai cùng ngắm làng quê thanh bình, đi dạo trên con đường đủ các loại hoa và dừng chân ở nhà hàng máu tím Thúy thích. Biết Thúy đã có bạn trai, nhưng anh Aubry vẫn hài hước, thân thiện. Còn Thúy được hiểu hơn về chàng trai người Pháp, niềm đam mê công việc, sự lạc quan của anh với cuộc sống, không như ấn tượng ban đầu. Suốt hai năm sau đó, họ là bạn thân của nhau.

    Tuy nhiên, mối tình giữa Thúy và bạn trai không thành. Bạn trai muốn cùng cô xây dựng tổ ấm tại một đất nước khác vùng Đông Âu nơi anh vừa được luân chuyển công tác. Thúy lại quyết định nghỉ nghề tiếp viên hàng không để đi học nghề phi công. Hai quan điểm trái chiều, họ chia tay.

    Lúc đó, anh Aubry nhiều lần ngỏ lời yêu nhưng Thúy từ chối. Mỗi lần như thế, anh tự sáng tác một bài hát gửi tặng Thúy như muốn nhắn nhủ mình không bỏ cuộc.

    Thúy bảo, vì hai người nói chuyện hợp nên chỉ xem anh như bạn để trút bầu tâm sự. Aubry thì khác, anh vẫn đi thăm cô bạn người Việt hai tháng một lần, tìm hiểu thông tin về chuyến bay, địa danh Thúy sẽ tới để bay đến, cùng cô đi dạo ngắm phố phường, khám phá văn hoá và ẩm thực nơi đó.

    Một lần, anh nói: “Vì anh yêu em nên anh sẽ để em đi”. Câu nói làm Thúy suy nghĩ rất nhiều về tình bạn, những kỷ niệm cả hai có với nhau và tương lai sau này.

    Cô đáp: “Em đã tiết kiệm 7 năm để theo đuổi giấc mơ làm phi công. Bây giờ, em chỉ muốn dành thời gian cho việc học. Anh có chờ được em không?”.

    Anh ôm siết lấy cô rồi chậm rãi nói: “Anh sẽ luôn ủng hộ em, cùng em vượt qua mọi khó khăn, và anh tin chúng ta sẽ làm được, chỉ cần em luôn tin vào tình cảm này”. Thuý rơi nước mắt vì cảm động. Tuy nhiên, cô vẫn muốn thử thách Aubry thêm.

    Mùa hè năm 2016, Thúy tham gia khoá học “Lý Thuyết vận tải hàng không”. Biết cô đang trong thời gian ôn thi, Aubry quyết định qua Việt Nam du lịch một tháng, tìm cơ hội chứng tỏ sự chân thành.

    “Anh tự nguyện được nấu cơm, giặt đồ cho tôi. Mỗi ngày tôi đi học về luôn có một món ăn mới chờ đợi, bộ đồng phục học viên đã được giặt và chính tay anh là thẳng đẹp”, Thúy nhớ lại.

    Cuối cùng cô mủi lòng và nhận lời yêu. Vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam, Aubry tổ chức một buổi tiệc ở bờ biển Nha Trang, Khánh Hòa cầu hôn bạn gái. “Tôi tập trung mở chai rượu, ngước lên đã thấy anh quỳ xuống, tay cầm chiếc nhẫn rồi”, Thúy cảm động vì màn cầu hôn của chồng.

    Sau khi hoàn thành khoá học ở Việt Nam, Thúy phải đến Mỹ học khóa bay cơ bản. Trước khi đi, cô đưa bạn trai về ra mắt gia đình và được chấp thuận. Vì khoảng cách địa lý và muốn gắn kết lâu dài họ đưa nhau đi đăng ký kết hôn trước. Sau đó, Thúy đến Pháp sống cùng chồng ba tháng.

    Tháng 5/2017, nước Pháp có đợt không khí lạnh. Phải chia tay chồng để qua Mỹ, Thúy chẳng muốn một chút nào, nhưng không thể làm khác. Nhớ vợ, hai tháng sau Aubry bay đến Mỹ ở cùng vợ một tháng.

    “Tôi đi học cả ngày, anh ấy nấu ăn, giặt quần áo, đưa đón tôi đi học suốt tháng liền. Lúc đó, trông anh thật đáng yêu”, Thúy hạnh phúc nói.

    Hơn hai năm là vợ chồng, vì khoảng cách địa lý, họ phải sống xa nhau, thế nhưng, cả Thúy và Aubry đều thương yêu, tôn trọng, hỏi ý kiến nhau mỗi khi quyết định việc gì. Họ cũng ký hợp đồng hôn nhân với nhau. Trong đó cam kết phân chia tài sản nếu xảy ra ly hôn, cùng nhau hỗ trợ trong công việc, việc nhà và chăm sóc con, tôn trọng tin tưởng lẫn nhau.

    “Việc lập hợp đồng hôn nhân không phải vì chồng tôi có nhiều tiền, sợ phải chia sẻ với tôi hay ngược lại mà do anh ấy nhận thấy việc đầu tư kinh doanh của mình có yếu tố rủi ro. Anh không muốn khi công việc thất bại tôi lại phải chịu trách nhiệm chung, dù tôi tự nguyện chung vai gánh vác với anh. Bản hợp đồng này cũng có nguồn gốc từ văn hóa Pháp. Gia đình anh ai lập gia đình cũng vậy”, Thúy giãi bày.

    Nữ phi công trẻ cho biết, hiện cả cô và chồng phải tập trung cho công việc nên chưa có kế hoạch sinh con. Cả hai cũng đang học tiếng của nhau để hiểu nhau hơn và có thể giao tiếp cùng họ hàng hai bên.

    “Con cái là duyên. Công việc của tôi giờ chỉ mới bắt đầu, còn phải học hỏi nhiều. Nếu sinh con, phải nghỉ ít nhất một năm. Sau đó, đi làm lại mọi thứ lại bắt đầu từ con số không. Tôi muốn chuẩn bị mọi việc tốt nhất khi có con”, Thúy tâm sự.

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Những dòng thư là sự nuối tiếc, đau xót tột cùng của chàng trai người Mỹ, khi anh đem lòng si mê một cô gái Việt, để rồi sự e dè đã khiến anh không bao giờ gặp lại tình yêu của đời mình.

    Những ngày này, cộng đồng mạng trên khắp thế giới vô cùng xúc động khi đọc được bức tâm thư mà một chàng trai có tên Justin James, đến từ bang Florida, Mỹ chia sẻ trên chính facebook cá nhân.

    Câu chuyện là những kỷ niệm cùng cảm xúc đặc biệt mà Justin dành cho Thanh Vũ - cô gái trẻ người Việt mà anh tình cờ quen qua mạng vào khoảng giữa tháng 11 năm ngoái.

    Vốn là một DJ, có thời gian sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, Justin đã có cơ hội làm quen với cô gái Việt xinh đẹp. Sự đồng điệu về tâm hồn, cùng chung niềm đam mê âm nhạc đã khiến hai con người xa lạ vốn ở cách nhau nửa vòng trái đất nhanh chóng xích lại gần.

    Justin James đem lòng si mê cô gái người Việt mà anh tình cờ quen qua mạng.
    Vẻ đẹp tâm hồn cùng ngoại hình cuốn hút của Thanh Vu khiến Justin rung động.

    Nội dung bài chia sẻ của Justin:

    "Vào một ngày giữa tháng 11 năm ngoái, tôi có dịp trò chuyện với cô gái người Việt Nam xinh đẹp. Chúng tôi tán gẫu với nhau về âm nhạc, về phim ảnh, về những quyển sách, về mong ước được trở về Sydney của cô ấy.

    Chúng tôi như thể bắt nhịp được nhau ngay từ câu đầu tiên. Em thông minh, tốt bụng, hóm hỉnh và vui tính… À, tôi đã kể là cô nàng rất xinh đẹp chưa?

    Với những ai hiểu tôi, họ biết rằng mỗi khi cảm thấy thiếu đi sự đồng điệu với người con gái nào thì tôi sẽ không còn hứng thú nữa (Và với bất cứ ai khác cũng đều vậy).

    Nhưng tất nhiên, đứng trước em, tôi hoàn toàn không cảm thấy như vậy. Mọi điều trên đời có thể sai nhưng chắc chắn việc tôi... thích em là đúng. Tôi thích em nhiều, nhiều đến nỗi chẳng dám làm gì...

    Tôi tự chối bỏ những cảm xúc của mình. Vì sâu thẳm trong lòng, tôi biết rằng một khi em gặp tôi ngoài đời, có thể em sẽ không thích gã Justin phiên bản thực này - so với gã mà em vẫn đang trò chuyện trên mạng.

    Em quá hoàn hảo. Tôi thì không may mắn như vậy. Tôi và em vẫn tán gẫu online thường xuyên. Nhưng một cuộc hẹn thật sự thì chưa bao giờ diễn ra."

    Cả hai có chung niềm đam mê âm nhạc.

    "Đến ngày 21/1 vừa rồi, tôi dồn hết can đảm tích tụ trong mấy mươi năm cuộc đời để hẹn gặp em. Em đồng ý, hai ngày sau, chúng tôi hẹn hò ở một quán nước.

    Tôi tới trễ một chút, tầm 15 phút. Em vẫn ngồi đó chờ tôi, thật nhẫn nại, cùng cốc bia trên tay. Lúc đó là 3 giờ chiều. Điều đó có chút buồn cười nhưng cũng thật là tuyệt.

    Tôi và em đều cảm thấy rất hào hứng khi lần đầu gặp gỡ. Chúng tôi ngồi đó, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất hàng giờ liền. Cảm giác lúc ấy cứ bồn chồn khó tả…

    Suốt buổi hẹn, tôi vẫn luôn đeo kính râm, không phải che nắng mà là để giấu đi cảm xúc của bản thân. Còn nhớ em đã bảo tôi gỡ kính ra, tôi chỉ cười và giả vờ hài hước: "Để sau đi em".

    Chúng tôi định sẽ dạo chơi đêm đó sau buổi trò chuyện, thế nhưng tôi và em đều quyết định sẽ đợi. Chỉ đơn giản, cả hai không muốn làm hỏng những giây phút tuyệt vời bên nhau này".

    Đọc đến đây, nhiều người có thể hình dung về một chuyện tình lãng mạn, đẹp như cổ tích, khi chàng và nàng dù sống cách xa nhau hàng nghìn km nhưng đã tình cờ quen nhau ở Việt Nam, cùng yêu âm nhạc và trúng tiếng sét ái tình của nhau ngay lần đầu gặp gỡ.

    Có lẽ, cả Justin và Thanh Vũ cũng đều hào hứng và hy vọng về một mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí nếu không thể đến với nhau, họ chắc chắn cũng là những người bạn thân thiết có thể ngồi bên nhau chuyện trò hàng giờ liền.

    Tuy nhiên, như Justin đã nói ở đầu bài viết, anh muốn kể chuyện về cách mà anh đã để cơ hội vụt qua trước mắt. Sau cuộc gặp ở Sài Gòn với cô gái xinh đẹp, vài ngày sau Justin bay sang Trung Quốc để chơi nhạc trong một show diễn.

    Khi anh trở về Việt Nam thì Thanh Vũ lại rời Sài Gòn ra quê ở miền Bắc để ăn Tết cùng gia đình. Rồi khi cô quay lại, tới lượt Justin tiếp tục phải rời đi vì công việc, cứ như thế, họ chưa có cơ hội được gặp lại nhau lần nữa.

    Nhưng họ vẫn cảm thấy được an ủi khi hằng ngày thường xuyên dõi theo những dòng tin trên Instagram, Facebook của nhau để biết đối phương vẫn luôn ở gần mình.

    Câu chuyện gây bão mạng của chàng trai Mỹ với cô gái trẻ người Việt.

    Cho đến một ngày…

    "Đến một ngày, em không còn xem Story của tôi nữa... Tôi gửi tin nhắn nhưng em không một lần hồi âm. Thậm chí tôi đã gọi điện thoại, em vẫn không nhấc máy. Tôi hiểu sau tất cả, một người tuyệt vời như em chắc cũng tìm được cho mình hạnh phúc mới...

    Điều đó, nó khiến tôi buồn một chút.

    Sau một thời gian không liên lạc, tôi quyết định phải tìm cách gặp mặt em và nói hết những cảm xúc cất giấu trong lòng suốt bấy lâu. Không đùa cợt gì nữa, mọi thứ phải thật thẳng thắn với nhau! Nhưng không may, tôi đã vĩnh viễn mất đi cơ hội đó...

    Ngày hôm qua, tôi được tin em đã... ra đi mãi mãi sau vụ tai nạn giao thông cách đây 3 tuần".

    Cô gái Việt xinh đẹp ra đi mãi mãi, để lại niềm tiếc nuối và khoảng trống mãi mãi không thể lấp đầy trong trái tim của Justin.

    Hiện tại, Justin cảm thấy vô cùng đau buồn và nuối tiếc vì sự mất mát này. Cô gái anh đem lòng yêu thương vĩnh viễn ra đi, khi anh chưa một lần được nói hết lòng mình với cô.

    Câu hỏi tuyệt vọng của Justin, rằng có phải nếu anh nói ra những cảm xúc của mình sớn hơn một chút thôi, thì cô sẽ không chịu kết cục như vậy, khiến nhiều người rơi nước mắt vì xúc động.

    Chỉ sau hai ngày, câu chuyện của chàng DJ người Mỹ bất ngờ gây "bão" mạng xã hội với 45 hơn nghìn lượt thích, 25 nghìn lượt chia sẻ và bình luận.

    Dân mạng Việt và cả cộng đồng mạng trên toàn thế giới đã bày tỏ sự tiếc thương và xúc động trước câu chuyện tình dở dang của họ.

    Cuối bài viết của mình, Justin James cho hay anh cũng muốn thông qua đây để nhắn gửi đến tất cả mọi người một thông điệp: "Bạn biết đấy, nếu thật sự quan tâm đến một ai đó, hãy nói ra ngay hôm nay. Vì ngày mai - chẳng ai biết được sẽ thế nào. Tạm biệt em!

    Viethome (theo Thế Giới Trẻ)

  • Nguyễn Bé Lory - Cậu con rơi của tỷ phú bạc mệnh Larry Hillblom đã chính thức là chủ nhân của số tiền thừa kế khổng lồ lên tới hơn 100 triệu USD.

    Larry Hillblom là chủ của Công ty Chuyển phát nhanh DHL nổi tiếng toàn cầu, sở hữu khối tài sản 600 triệu USD. Ông nổi tiếng là một tỷ phú đào hoa.

    Năm 1993, sau nhiều lần sang Việt Nam, Larry quyết định đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch. Ông quyết định mua lại khách sạn Vĩnh Thủy để nâng cấp thành một khách sạn 4 sao (khách sạn Novotel Phan Thiết bây giờ). Ngài tỷ phú còn xây dựng một sân golf 18 lỗ được xem là đẹp nhất châu Á khi ấy. Tại Phan Thiết, Larry có mối tình chớp nhoáng với cô hầu phòng Nguyễn Thị Bé (quê ở xã Tân Xuân, thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận).

    Nhà nghèo, cô Bé được một người họ hàng xin cho vào làm ở khách sạn Vĩnh Thủy. Từ một cô gái ốm yếu, đen đúa, Bé đã phổng phao, trắng da, dài tóc và lọt vào mắt của ông Larry. Cô Bé tâm sự rằng cô hoàn toàn không biết Larry là một tỷ phú, cô chỉ thấy sự kính cẩn cúi chào của các nhân viên hay du khách khi ông đi ngang qua. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế, bởi dù là tỷ phú nhưng Larry vẫn mặc quần jean, áo thun hết sức bụi bặm. Thỉnh thoảng, tỷ phú này mới diện veston để ký kết hợp đồng với các đối tác hay tiếp khách.

    Sau những lần được ông chủ "để ý", cô Bé có thai. Không dám thú nhận có bầu với ông chủ, cô Bé lẳng lặng rời khỏi nơi làm việc trở về căn nhà dột nát của gia đình ở Tân Xuân.

    Trở về quê để tránh búa rìu dư luận vì lấy Tây có thai ngoài giá thú, nhưng cô Nguyễn Thị Bé không thể trốn mãi trong căn chòi lá rách nát. Dù bụng mang dạ chửa, Bé vẫn phải ráng ra đồng đi gặt, đi làm cỏ mướn để kiếm ăn. Cuối năm 1994, cô bé sinh con tại nhà. Trong ngày ra xã làm giấy khai sinh, cô ghép tên mình và tên người tình đặt tên cho con. Tuy nhiên, vì nhớ không rõ nên đặt tên cậu con trai là Nguyễn Bé Lory. Nghe tin cô bé sinh con, một người bạn của cô đã đến chụp cô và bé Lory ba kiểu ảnh và gửi lên Đà Lạt cho người thân cận chuyển đến Larry. Nhờ những tấm ảnh này, tỷ phú Larry mới biết mình có con rơi ở Việt Nam.

    Tỷ phú Larry luôn gắn với phong cách bụi bặm.

    Cậu bé Lory lớn lên trong nghèo khó cùng mẹ với ông bà ngoại trong tình cảnh chạy ăn từng bữa khốn khó vô cùng. Cuối năm 1995, một người đàn ông tên H. cảm thông với cô Bé nên quyết định cưới làm vợ, cả hai chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1996, cô Bé sinh cho anh H. một đứa con gái bụ bẫm và đặt tên là Nhung.

    Ngày 21/5/1995, trong một chuyến bay bằng thủy phi cơ từ đảo Pagan đến Saipan, tỷ phú Larry đã tử nạn, đến nay vẫn chưa tìm được thi thể. Sau cái chết của tỷ phú đào hoa bạc mệnh này, hàng loạt cuộc chiến pháp lý để tranh chấp khối tài sản khổng lồ của ông.

    Một thời gian sau cái chết bất ngờ của ông Larry, cô Bé đã liên lạc với một người bạn từng làm ở khách sạn Vĩnh Thủy, thông báo con mình chính là con của ông chủ khách sạn. Người này lập tức liên lạc với luật sư John Veague, đặc trách vấn đề chia tài sản của tỷ phú Larry. Và câu chuyện tìm cha để đòi chia quyền thừa kế của Nguyễn Bé đã gây ồn ào dư luận suốt một thời gian dài.

    Năm 1998, việc phân tích ADN để xác định ai là con thật của tỷ phú Larry là một trong những cuộc chiến pháp lý lớn nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ. Muốn xác định điều này cần phải có ADN của Larry hoặc cha mẹ ông. Ông chết mất xác, người thân duy nhất là mẹ ông lại bất hợp tác. Nơi Larry sinh sống, các dấu vết của ông này đều biến mất không còn một sợi tóc. Tất cả đều được tẩy trùng vô cùng sạch sẽ. Trong hồ sơ kiện chồng chất, Luật sư đại diện gia đình các em bé đòi quyền thừa kế thuê hàng loạt thám tử vào cuộc. Nhưng dù họ có giỏi bới lông tìm vết, soi mói khắp những ngóc ngách mà họ nghi ngờ Larry đã từng đến thì cũng không phát hiện được dấu vết gì. Còn tổ chức quản lý di sản của tỷ phú Larry cũng thuê gần 100 luật sư để đấu tranh, bảo vệ tài sản cho gia đình ông Larry và Tổ chức nghiên cứu y khoa ĐH California.

    Sau nhiều lần kiện tụng bất thành, luật sư phải nhờ đến một chuyên gia hàng đầu thế giới về di truyền học là Giáo sư - tiến sĩ Brener, và ông đưa ra một giải pháp: Đó là so sánh ADN của những đứa bé - được cho là con rơi của Hillblom với nhau. Mặc dù những người phụ nữ đã từng chung chạ với Hillblom ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng nếu những đứa con của họ - là cùng một ông bố, thì ADN của nó cũng sẽ phải giống nhau.

    Nguyễn Bé Lory sang Mỹ cùng mẹ năm 1998.

    Tin tức ấy đều không qua khỏi con mắt của bà Helen Anderson - là mẹ ruột Hillblom. Có lẽ sợ... mất phần - mặc dù thực tế thì trong di chúc, bà không có phần gì - cuối cùng bà Helen đồng ý cung cấp mẫu ADN của bà cho phòng xét nghiệm. Đổi lại, bà được 1 triệu USD cùng một ngôi biệt thự xây theo kiểu Pháp.

    Sau quá trình xét nghiệm, chỉ có 4 bé là con của vị tỷ phú bạc mệnh gồm Nguyễn Bé Lory, một người ở đảo Guam và hai người con ở Philippines.

    Tờ VietQ thông tin, Hiện mẹ con Nguyễn Bé Lory sống tại một thị trấn ở bờ biển phía đông nước Mỹ. Theo một nguồn tin thân cận với gia đình Lory, lẽ ra năm 2012, cậu bé đủ 18 tuổi sẽ là người đứng tên trên số tài sản ước tính lên đến gần 100 triệu USD. Song do Lory còn đi học, những người quản lý số tài sản đã thống nhất với gia đình Lory làm tăng thêm số tài sản khổng lồ này bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Đến năm 21 tuổi (tức 2015), Nguyễn Bé Lory mới chính thức là chủ nhân của số tiền khổng lồ này.

    Năm 2012, bé Lory về thăm lại quê mẹ Việt Nam. Chuyến đi lần này có đầy đủ cô Bé, các em của Lory và ông bà ngoại.  Toàn bộ chuyến về thăm quê hương của triệu phú trẻ được giữ bí mật tuyệt đối.

    Viethome (theo tinmoi)

  • Những bạn nữ mong muốn có một mối quan hệ nghiêm túc với đàn ông châu Âu hãy đọc và suy nghĩ về lời khuyên của nàng dâu Đức xinh đẹp. Muốn yêu được trai Tây, hãy nằm lòng những nguyên tắc này!

    Mới đây, chị Hà Trần Yến Nhi, cô gái Việt Nam, có chồng người Đức hiện sống tại bang Bayern, viết một status với dòng tiêu đề cực thu hút: "Kỹ nghệ lấy Tây". Trong bài đăng, chị Yến Nhi, vốn là người chuyên viết báo, viết sách và xem tarot chiêm tinh chia sẻ quan điểm về chuyện yêu, lấy chồng Tây.

    Gia đình 3 người hạnh phúc của chị Yến Nhi.

    "Đàn ông Tây không thích đàn bà châu Á. Họ yêu và lấy đàn bà châu Á vì đơn giản đấy là đàn bà thôi. Bởi vậy, đừng nên nhầm và ảo tưởng về mấy chữ "gái châu Á" cũng như những tính từ từ xa xưa đến nay được ghép với phận đàn bà ở nước ta.

    Ví dụ như "chăm việc nước, đảm việc nhà chịu thương chịu khó, hi sinh,... một lô xích xông.

    Nếu có một loại đàn bà nào đó sinh sống trong những giấc mơ hết sức đê mê say mê ảo diệu của các anh mắt xanh mũi lõ thì hẳn đó là gái Latin cỡ Adriana Lima hoặc mấy em da nâu bóng bẩy, sống ảo trên Instagram ấy, gái châu Á đương nhiên không có chỗ.

    Ngược lại, chúng ta cũng phải đặt ra các câu hỏi rằng các anh Tây là cái gì mà có quyền thích hay không thích mình. Vấn đề ấy tại sao lại được tranh luận qua nhiều thập kỷ như thế? Không thấy có gì đó sai sai sai ư khi mà việc các anh ấy thích hay không thích lại có thể tác động đến giá trị bản thân của chúng mình. 

    Hoặc những câu hỏi dạng như: "Ôi chị ơi em mới hẹn hò với Tây, yêu Tây nhưng thấy không nắm bắt được hoặc ba vạn chín nghìn kiểu thắc mắc yêu Tây thì nên thế nào.

    Cuộc chơi chỉ đơn giản giữa một người đàn bà và một người đàn ông. Chỉ khi nào bạn tiếp cận mối quan hệ với tư duy đó hoặc gạt bỏ khái niệm vớ vẩn mang tính sắc tộc thì mới tự trao cho mình cơ hội cầm chịch được.

    Vốn là một người khá yêu thích trai Tây (Ireland, Đức) từ nhỏ tôi luôn cho mình cái quyền được chọn bạn trai theo ý mình chứ không có chuyện trai chọn tôi. Mở ngoặc một chút là từ sau năm 2013 nhé vì trước đó tôi hành xử không khác gì một con dở hơi trong những mối tình sai bét nhè với bọn hâm (trừ bạn trai cũ sinh năm 1982).

    Nhưng đáp lại tấm thịnh tình hỏi han của nhiều người là làm thế nào để một cuộc tình với Tây được vui vẻ, hạnh phúc, để họ hoàn toàn tin tưởng vào mình thì tôi có vài ý như sau.

    1. Chia sẻ với anh ấy về văn hóa nước mình và mong muốn của mình một cách chân thật. Ví dụ điển hình là: "Anh ơi, trong các cuộc đi chơi ở nước em thì đàn ông trả tiền anh ạ" ít nhất thì cũng là "Đàn ông nên trả ấy ạ, em không quen đi chơi mà chia đều để trả". Phải nói rõ vấn đề ngay từ đầu để tránh sự yêu nhau chán chê xong lúc đi ăn em 2 đồng, anh 2 đồng.

    2. Trừ một vài trường hợp thì đa số đàn ông Tây rất chiều và tâm lý với phụ nữ. Họ không cần biết quá khứ của bạn, càng không quan tâm bạn xuất thân thế nào, gia đình bạn ra sao.

    Nhưng ngược lại các anh ấy rất rạch ròi chuyện riêng tư cá nhân. Không có kiểu dùng chung facebook, biết mật khẩu của nhau, suốt ngày check in, gắn thẻ, bình luận vô tội vạ trên mạng xã hội. Tôi là đàn bà mà còn ghét mấy cái trò đấy.

    3. Hãy là một "cat-person" chứ đừng là "dog-person". Vấn đề của nhiều phụ nữ Việt khi yêu Tây là không hiểu mối quan hệ của mình là gì vì hẹn hò như một cặp đôi nhưng anh ta không coi là bạn gái. Đây là chuyện khá phổ biến.

    Vấn đề đặt ra khi bước vào một mối quan hệ nghiêm túc là phải tìm hiểu kỹ, đừng đùng một phát lao vào thích bạn trai. 

    Quá trình tìm hiểu của trai Tây thì luôn có chuyện lên giường là số 1, đi chơi, đi ăn với nhau, thi thoảng đổi gió du lịch nhưng để đến lúc được giới thiệu là bạn gái với người khác thì còn cả hành trình dài. Vì trai Tây trẻ mà nếu đẹp trai, công việc kha khá thì họ không thích có bạn gái sớm đâu. Đang trong mối quan hệ với một lúc vài em vui vẻ mà.

    Thế nên đừng vội vàng đẩy mối quan hệ ra xa làm gì, cứ vui vẻ hẹn hò đã, hẹn với vài anh một lúc cũng được rồi chọn xem ở với ai là thích nhất, ai nói chuyện vui nhất, ai trả tiền nhanh nhất...

    Tuy nhiên, thường khi hẹn hò được tầm 2 tháng mà không thấy có dấu hiệu nói lời tình cảm thì chắc chắn họ không có ý với bạn. Những lời nói bận, chưa muốn có bạn gái đều là nói điêu. 

    Hoặc là anh ta đã có bạn gái muốn có quan hệ ngoài luồng với bạn, hoặc là anh ta chẳng muốn yêu bạn. Nếu như vậy thì cho nó "lượn" luôn nếu mục đích của bạn là có bạn trai. Còn nếu bạn cũng chỉ muốn hẹn hò cho vui thì cứ vui thôi nhưng đừng vui quá kẻo lại tình đơn phương đến mà khổ.

    Anh nhà tôi lúc hẹn hò với tôi cũng đang hẹn hò với 2 em khác nữa. Tôi biết thừa và bản thân tôi cũng hẹn hò với một anh khác. Nhưng sau một tháng qua lại thì có hôm anh ấy bảo muốn giới thiệu tôi với bố mẹ làm tôi giật cả mình. Ở đâu cũng vậy, giới thiệu với bố mẹ là minh chứng cho một mối quan hệ nghiêm túc.

    Nhìn chung cũng không khó đúng không, mà yêu người ở đâu cũng được, quan trọng là phải cảm thấy hạnh phúc và thoải mái. Mà phải thực sự hạnh phúc ấy. Cuộc đời có bao lâu mà hững hờ".

    Anh bạn trai người Đức cao đến 1m92 của chị Yến Nhi.

    Đừng bao giờ hạ thấp phẩm giá chiều lòng đàn ông

    Trao đổi với chị Yến Nhi - chủ nhân status, chị Nhi cho biết lý do để viết ra bởi có nhiều người hỏi về vấn đề ấy.

    "Người ta hỏi kinh nghiệm và muốn mình chia sẻ khi yêu trai Tây sẽ như thế nào. Họ đều không chắc chắn về mối quan hệ cũng như về người đàn ông của mình. Mình muốn giúp họ thấy Tây cũng chẳng quá mức ghê gớm, cũng đều là người cả".

    Họ đã cùng nhau đi du lịch nhiều nước châu Âu.

    Trai Tây luôn là một "phạm trù" khá thu hút với các cô gái trẻ. Bởi họ luôn xuất hiện với vẻ ngoài cao to, da trắng, mắt xanh. Nên có không ít các cô gái muốn được yêu và lấy chồng Tây.

    "Mình nghĩ Tây hay Ta không quan trọng. Đàn ông châu Á nói chung hay Việt Nam nói riêng có nhiều người tốt và ngày càng văn minh hơn.

    Nhiều người muốn lấy chồng Tây vì tấm hộ chiếu nên cũng đâu hẳn hạnh phúc. Các cô gái thực sự mê trai Tây và chỉ muốn lấy chồng Tây như mình thì có lời khuyên rằng đừng hạ thấp phẩm giá chỉ để chiều lòng mấy anh ấy. Hãy chân thật ngay từ lúc đầu" - chị Nhi chia sẻ.

    Hiện tại, chị Nhi đang sống ở Đức cùng bạn trai người Đức có xuất thân trong một gia đình gia giáo và có vẻ bề ngoài điển trai.

    "Anh ấy là người hiền lành, xuất thân trong gia đình gia giáo. Mẹ làm giáo dục còn bố làm công tác xã hội cho Liên bang. Bởi vậy anh có nền tảng giáo dục tốt, nhận thức cũng như hành xử rất đúng mực, văn minh.

    Anh ấy vô cùng hài hước và sống tích cực, ít khi lo lắng suy nghĩ xa xôi mà chỉ tập trung cho hiện tại. Anh ấy biết nấu ăn, rất thích dọn dẹp nhà cửa nhưng cũng cực bướng bỉnh và có chính kiến riêng" - cô gái gốc Hải Phòng vui vẻ nhắc đến bạn trai.

    Những hình ảnh rất đẹp về gia đình chị Nhi.

    Chị Nhi và bạn trai đã có con chung là một bé trai rất đáng yêu tên Liam. Tuy nhiên, chị vẫn chưa nghĩ đến một lễ cưới.

    "Anh chồng mình chỉ là chồng chưa cưới thôi. Bọn mình chỉ muốn cưới khi phải thật dư dả về tài chính vì cưới ở Đức bình thường cũng tốn tầm vài chục ngàn euro nếu muốn làm cho ra trò. Bởi vậy từ từ đã".

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Chị Thanh Hiếu, 31 tuổi, quê Bình Thuận kết hôn với người chồng Đức, anh Stefan, 33 tuổi, năm 2010. Anh chị từng trải qua những tháng ngày gian khó khi tiền lương thấp, phải chắt chiu từng đồng và không dám có con. Sau 7 năm vất vả, cuộc sống của anh chị đã thoải mái hơn nhiều. Dưới đây là chia sẻ của chị về quãng thời gian khó khăn.

    Gần 9 năm yêu nhau, 7 năm ngày cưới, trên tay ôm 'cục vàng' 18 tuần tuổi, và nghe chồng thủ thỉ bên tai: "Em và con là những gì quan trọng nhất đời anh, còn lại là thứ yếu", tôi mỉm cười hạnh phúc. Sau nhiều gian khó, giờ chúng tôi không còn phải sống vội, chật vật kiếm từng đồng, mà có nhiều thời gian hơn cho tổ ấm bé nhỏ. Nhiều lúc ngồi nhớ lại những tháng ngày đã qua, tôi nghĩ cuộc đời mình như một cuốn phim với nhiều thăng trầm, nút thắt, khổ đau, vui sướng...

    Tôi và anh quen nhau năm 2008 qua một người bạn. Khi đó tôi làm thông dịch viên và lễ tân cho một học viện tạo mẫu tóc của Singapore tại Sài Gòn, còn anh sang Việt Nam học võ, đi du lịch sau khi tốt nghiệp trung cấp tin học. Vốn là một người mê võ nên anh quyết định đến Việt Nam để học thêm. Anh đã bán xe hơi để thực hiện đam mê của mình.

    Anh Stefan và chị Thanh Hiếu quen nhau qua một người bạn chung.

    Tôi biết người anh nói là mình nhưng thời gian đó, tôi mới chia tay bạn trai, tôi không muốn ràng buộc vào một mối quan hệ nào hết, trên hết tôi sợ mất đi một người bạn như anh. Vài ngày sau đó, anh tỏ tình với tôi. Nhưng tôi đã thẳng thừng nói rằng mình không có ý định yêu ai lúc này, hơn thế nữa 4 tháng sau anh sẽ lại về Đức, nên "đừng đem tình yêu ra làm trò đùa".Tôi giúp anh tìm nhà trọ rẻ và dạy anh tiếng Việt. Tháng 11/2008, khi đi chơi cùng hội bạn ở Vũng Tàu, lúc đi dạo ở bờ biển, anh tâm sự mình từng có bạn gái, hai người đã chia tay 6 tháng. Trước khi qua Việt Nam hai người đã thử quay lại nhưng tình cảm không còn như xưa. Anh nói bây giờ anh đã yêu người khác.

    Nghe tôi nói vậy, anh khá buồn nhưng anh xin được gặp tôi mỗi ngày: "Anh sẽ chứng minh cho em thấy là anh trẻ người nhưng không non dạ". Nói là làm, anh nhờ em trai bên Đức gửi bằng cấp của anh sang Việt Nam để anh xin việc. Thời gian đó tôi vẫn gặp anh mỗi ngày nhưng không hứa hẹn gì về tương lai cả, đi chơi vẫn tiền ai nấy trả chẳng ai nợ ai. Sau khi nhìn thấy những nỗ lực và cảm nhận tình cảm anh dành cho mình là chân thật, tôi quyết định nhận lời tỏ tình của anh đúng vào ngày lễ Noel.

    Tháng 2/2009 là đúng lịch Stefan về nước nhưng anh đã hủy vé để ở lại. Quyết định bất ngờ của anh khiến bố mẹ rất lo lắng. Họ thay phiên nhau qua thăm anh và xem mặt tôi. Khi gặp tôi, ông bà có tâm sự rằng lúc nghe con trai tôi có người yêu bên này họ lo lắm, vì nghe nhiều người nói con gái châu Á hay lừa lấy tiền, có visa, quốc tịch rồi là bỏ chồng. Tôi hiểu nỗi lo của ông bà nên rất thận trọng chuyện tình cảm và tiền bạc.

    Sau nhiều tháng trời ở Sài Gòn không tìm được công việc ưng ý, thêm việc ông bà nội ngoại của anh bị bệnh, tôi khuyên anh về nước. Anh nói chỉ về nếu tôi đi cùng. Lúc đó, tôi hứa cố gắng sang với nhau nhưng thực lòng chỉ hứa để anh đỡ phải suy nghĩ.

    Anh chị từng có thời gian xa cách khi anh phải trở về Đức còn bạn gái ở Việt Nam.

    Tháng 10/2009, anh quay trở lại Đức, hai đứa vẫn giữ liên lạc, ngày nào cũng gọi điện đến nóng máy. 6 tháng sau, tôi qua thăm anh hai tháng rưỡi. Lần đầu anh dẫn tôi đi thăm ông bà nội, anh có nói trước là ông bà rất khó, ăn uống phải ngồi thẳng lưng, tay để lên bàn khiến tôi lo lắm. Ai ngờ lúc ra về, bà cầm tay anh rồi bảo: "Con mà làm mất cô gái này bà sẽ giận con đấy".

    Hôm sau, anh nhốt tôi vào phòng khách, không cho tôi qua phòng khác. Khoảng một tiếng sau, anh bắt tôi nhắm mắt rồi dẫn vào phòng ăn. Mở mắt ra, tôi thấy trước mắt là 2 đĩa mỳ, 2 ly nước lọc (vì anh không uống rượu) và một cây nến. Anh cầm chiếc nhẫn bạc, mặc áo sơ mi, quần tây rồi quỳ xuống chân tôi.

    "Em thấy rồi đó, anh nghèo lắm. Sáng 6h30 ra khỏi nhà, 6 giờ tối mới rời công ty. Cuộc sống của anh không hào nhoáng, không giàu có nhưng những gì anh có anh đều dành cho em. Em có đồng ý lấy anh không?", Stefan nói.

    Lúc đó tôi chỉ biết khóc, khóc vì hạnh phúc, và khóc vì đĩa mỳ dở tệ mà anh nấu. Hôm sau tôi bắt anh hứa, hai đứa sẽ chi trả tiền đám cưới, không nhận quà cưới từ gia đình hai bên, cùng nhau tiêu tiền chung... Nếu anh đồng ý thì tôi mới chịu. Anh cười và nói chỉ tiếc là không có tiền cho tôi bớt khổ. Thế là hai đứa gấp rút chuẩn bị giấy tờ để đăng ký kết hôn bên Việt Nam.

    Tháng 8/2010, đám cưới của chúng tôi tổ chức ở quê tôi. Ba mẹ anh nói muốn trả chi phí nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Tôi không muốn dựa vào ai khác, tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy chúng tôi đến với nhau hoàn toàn vì tình yêu, và không có đồng euro nào mua được nhân phẩm của tôi. Sau đó, anh về Đức còn tôi ở lại để học bằng A1. Đúng 30 Tết là tôi có visa, mùng 7 tết vợ chồng tôi đoàn tụ. 

    Lúc đó, lương chồng tôi thấp lắm, hai vợ chồng nghèo theo đúng kiểu rớt mùng tơi. Thấy tôi nhớ nhà quá, anh để dành tiền hai đứa về thăm quê vợ, với điều kiện là trong vòng 6 tháng tôi phải đậu bằng B1. Thế là mỗi tháng hai đứa chỉ ăn đúng 80 € (bao gồm cả giấy vệ sinh, nước uống...). Nhiều khi thèm ăn cái bánh 3,5€ mà suy nghĩ mãi mới dám mua một cái rồi 2 đứa vừa đi vừa ăn với nhau.

    Tôi đi chợ tuần nào anh cũng đòi ăn trứng luộc với nước mắm. Rau tôi mua loại gì anh cũng ăn. Một tuần hai đứa ăn chục bữa trứng, hết luộc tới chiên, rau xào các loại. Tôi thì thèm tôm kinh khủng, mà nó đắt quá nên cứ nói chồng là tôm đông đá em không ăn. Cuối cùng sau 6 tháng tiết kiệm và tôi lấy được bằng B1, hai vợ chồng cũng được về Việt Nam.

    Sau đó tôi vừa học B2 vừa làm thêm nail để kiếm tiền đóng học phí. Sau một năm tôi bắt đầu ra làm riêng, những tháng đầu vừa làm vừa mua thêm dụng cụ nên không dư được đồng nào. Sau 4 tháng tôi mới có thêm thu nhập phụ chồng, mỗi ngày tôi cày 13 đến 15 tiếng ở chỗ làm. Có tiền rồi tôi động viên anh vừa làm vừa học thêm các lớp đào tạo chuyên môn ngắn hạn. Thời gian đó tôi ước ao có con nhưng nghĩ tương lai chưa vững, nhà cửa chưa có, sợ con khổ nên lại thôi.

    Anh chị hạnh phúc bên cô con gái đầu lòng.

    Cuộc sống dần khá hơn, hai vợ chồng không phải lo chuyện ăn uống nữa. Một lần đi chợ tôi mua tôm, anh mới phát hiện ra tôi nói dối việc không thích tôm đông đá đợt trước. Giờ thấy tôi đứng nhìn cái gì là anh bốc bỏ vô xe đẩy luôn, có nói thế nào cũng không cho trả lại. Sau này tôi cũng mới biết anh không thích ăn trứng chiên, những loại rau mà lúc trước tôi nấu là loại anh rất ghét, nhưng vì nó rẻ nên anh ăn. 

    Sau 4 năm cố gắng chồng tôi được lên chức trưởng phòng, cuộc sống ổn định chúng tôi mới tìm mua nhà và sinh em bé. Lúc làm giấy tờ, anh nhất quyết để tên tôi vào vì anh nói nếu không có vợ sẽ không có anh ngày hôm nay.

    Hiện giờ tôi đã lui về hậu phương, chăm sóc cho con. Mình anh lo kinh tế nhưng làm việc gì anh cũng hỏi vợ. Đi làm về anh cũng giúp tôi chăm con, làm việc nhà. Sau nhiều biến cố, tôi nhận ra mình đã may mắn khi có một người chồng như anh. Những ngày tháng gian khổ càng làm cho tình yêu của chúng tôi thêm bền chặt. Tôi không còn e ngại bất cứ khó khăn nào vì tôi biết, sẽ luôn có một bàn tay nắm tay tôi vượt qua tất cả.

    Viethome (theo VnExpress)