• Một phụ nữ gốc Việt ở thành phố Houston (bang Texas, Mỹ) đã bị kết tội điều hành đường dây chuyên làm các cuộc hôn nhân giả để nhập tịch Mỹ, vừa bị tòa tuyên án 10 năm tù, hôm Thứ Năm, 27 Tháng Mười, theo bản tin của tờ báo địa phương Houston Chronicle.

    Chánh Án Kenneth Hoyt tại tòa liên bang Mỹ tuyên án bà Ashley Yến Nguyễn, 58 tuổi, còn có tên là Duyên, 10 năm tù ở, do tổ chức đường dây hôn nhân giả rất tinh vi để nhập tịch, và đã thu được số tiền lời có thể lên tới hơn $15 triệu, theo tờ báo.

    duong day ket hon gia
    Hình đám cưới ngụy tạo để lừa dối cơ quan di trú. (Hình: US Attorney’s Office)

    Trước tòa, bà Ashley Nguyễn nói rằng bà hoàn toàn nhận trách nhiệm về những việc đã làm và cũng ngỏ lời xin lỗi gia đình và bạn bè về những rắc rối mà họ phải trải qua.

    Bà Ashley hồi Tháng Mười Một, 2020 nhận tội đã tổ chức ít nhất 40 vụ hôn nhân giả trong thời gian bốn năm để giúp người ở các quốc gia khác có được thẻ xanh ở Mỹ. Những người từ Việt Nam muốn làm đám cưới giả với người vợ hay chồng có quốc tịch Mỹ phải trả từ $50,000 tới $70,000 ở thời điểm đó.

    Có tất cả 50 người, gồm bà Ashley Nguyễn, con gái của bà, một số người thân khác, đã bị bắt hồi Tháng Năm, 2019, sau khi bản cáo trạng gồm 206 tội danh được nộp tại tòa. Trong số này có 47 tội danh hôn nhân giả, 50 tội danh lường gạt qua đường bưu điện, 51 tội danh gian lận di trú và 51 tội danh khai gian dù đã tuyên thệ nói đúng sự thật.

    Phụ tá biện lý liên bang Adam Goldman nói: “Đây là vụ tổ chức hôn nhân giả lớn nhất từ trước đến nay ở Houton, nếu không muốn nói là lớn nhất ở Mỹ.”

    Để giúp chứng minh với nhân viên điều tra rằng đây là các cuộc hôn nhân “thật,” bà Ashley Nguyễn và đồng lõa đã đưa những cặp “vợ chồng” liên hệ đến ở trong các căn nhà do bà làm chủ, dặn dò và bắt họ phải thuộc lòng những chi tiết trong đời sống hằng ngày để khai cho giống nhau.

    Những người là công dân Mỹ được bà Ashley lôi kéo vào đường dây này được trả đều đặn mỗi tháng khoảng $200 để làm nhiệm vụ tuyển mộ, trong khi những người đóng vai “chồng” hay “vợ” được trả tổng cộng là từ $15,000 đến $20,000, nhưng chỉ trả theo từng giai đoạn tiến triển.

    Văn Phòng Biện Lý Liên Bang ở Houston nói rằng có một số người phối ngẫu giả này khai họ không hề nhận đủ số tiền được hứa trả.

    Phó Biện Lý Goldman nói bà Ashley Nguyễn sống trong khu “nghèo” ở gần khu Bellaire trong vùng Tây Nam Houston, để che mắt giới chức công lực, nhưng có tài sản gồm ít nhất là sáu căn nhà và xe cộ sang trọng ở các nơi khác.

    Bà Ashley cũng bị ba năm quản chế sau khi mãn hạn tù và phải trả số tiền phạt là $334,605.

    Theo Người-Việt

     

  • Cuối tháng 6, tại Cabramatta, một khu vực ngoại ô cách trung tâm thành phố Sydney (Úc) khoảng 30km về phía tây, tôi gặp Nguyễn Thu Hương (32 tuổi, tên nhân vật đã thay đổi), người trở thành công dân Úc cách đây hơn 4 năm nhờ... kết hôn giả.

    Khu người Việt ở Cabramatta, Sydney trong bức ảnh chụp ngày 22-6- 2019 - Ảnh: QUỲNH TRUNG

    ''Có những đôi vợ chồng người Úc gốc Việt ly dị nhau trên giấy tờ. Nhờ có quốc tịch Úc, ông chồng và bà vợ cùng nhận kết hôn giả để thu lợi từ 60.000 đến 80.000 USD/người. Những người làm nail như tôi không biết để dành cả đời có được số tiền đó không.'', Chị NGUYỄN THU HƯƠNG

    Đã sắp xếp hẹn từ trước, tôi gặp Hương ở một nhà hàng Việt tại Cabramatta. Không khó nhận ra đây là một khu người Việt vì có rất nhiều bảng hiệu bằng tiếng Việt và nhiều người dùng tiếng Việt trao đổi rôm rả với nhau. Hương đang làm nghề nail ở trung tâm Sydney.

    Chuyện từ người trong cuộc

    Hương đặt chân đến nước Úc theo diện du học sinh cách đây 8 năm và xác định ngay từ đầu là tìm cách trở thành công dân Úc để có cuộc sống ổn định và nhận được những phúc lợi của Chính phủ Úc, sau đó tìm cách bảo lãnh người thân ở Việt Nam sang. Ở quê nhà, bạn trai cô vẫn đợi cô.

    Thông qua sự giới thiệu của bạn bè ở Úc, Hương tìm được mối làm "chồng", đó là một người Úc bản xứ với cái giá 60.000 đôla Úc (AUD). Hương nhờ các luật sư gốc Việt tư vấn hồ sơ nộp cho cơ quan di trú của Úc.

    "Ở đây có luật bất thành văn là nếu anh nhờ luật sư tư vấn làm hồ sơ di dân theo diện kết hôn, tuyệt đối không được nói kết hôn giả vì luật sư lo ngại có thể bị lộ và bị điều tra" - cô nói.

    Để chuẩn bị hồ sơ, Hương và "chồng" đã đi chụp ảnh cưới nhiều nơi, thuê hẳn một công ty dịch vụ tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp cùng khách mời dự đám cưới là người Việt và người Úc.

    Hương cho biết theo quy định ở Úc, nộp hồ sơ di trú theo diện kết hôn không cần phải đi phỏng vấn trực tiếp, chỉ cần viết một bản tường trình thật đầy đủ, tức là một hồ sơ đẹp để qua mắt cơ quan di trú.

    Chẳng hạn, trong bản tường trình, hai người sẽ nói rõ quen nhau khi nào, cầu hôn ra sao, mối quan hệ chung với bạn bè hai bên, thư từ qua lại, những hình ảnh hẹn hò, đồ đạc chung trong nhà, tài khoản ngân hàng chung, những giấy tờ, hóa đơn... 

    Nếu hồ sơ không đủ sức thuyết phục, lúc đó cơ quan di trú sẽ phỏng vấn qua điện thoại hoặc đến địa chỉ nhà mà cả hai đăng ký để kiểm tra đột xuất.

    Hồ sơ của Hương được duyệt nhanh chóng. Cô lần lượt được cấp thẻ tạm trú, thường trú, và cách đây hơn 4 năm đã trở thành công dân Úc.

    Cách đây hơn 2 năm, sau khi ly dị "chồng", Hương đã về Việt Nam kết hôn với bạn trai lâu năm. Người bạn trai này cũng đã sang Úc đoàn tụ với cô theo diện kết hôn thật.

    Úc trừng phạt tội kết hôn giả thế nào?

    Theo trang Visa Solutions, nếu nhà chức trách phát hiện một cuộc hôn nhân là giả, cả chồng và vợ đều đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng. Người nhập cư sẽ bị trục xuất về nước và bị tịch thu visa.

    Họ cũng bị liệt vào danh sách "đen" và không còn cơ hội trở lại Úc sau đó. Họ cũng có thể đối mặt với các hình phạt và khoản tiền phạt hình sự lên tới 300.000 AUD cùng một thời hạn tù nhất định.

    Nhân viên cơ quan di trú có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào và có một loạt biện pháp khác nhau để phát hiện hôn nhân giả.

    Vào bất cứ giai đoạn nào họ cũng có thể yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ và tiến hành thẩm vấn sâu hai vợ chồng. Họ cũng có thể tới nhà, nói chuyện với bạn bè hay người chủ nơi làm việc của cặp vợ chồng đó.

    Xét duyệt gắt gao hơn

    Theo Hương, gần đây các cơ quan chức năng Úc đã siết chặt quy định di trú và cẩn trọng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ để tránh trường hợp kết hôn giả nhằm trục lợi những chính sách an sinh xã hội rất tốt của nước này.

    "Bây giờ họ kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ. Ví dụ như họ thường ngâm hồ sơ di trú theo diện kết hôn đến 1 năm, 2 năm. Trong thời gian đó, nếu những cặp đôi này không có con, họ có thể đặt nghi vấn kết hôn giả và kiểm tra" - Hương chia sẻ.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Phu Thanh Huynh phải bồi thường đúng số tiền mà anh ta đã nhận và phải chịu hình phạt một năm quản chế do hành vi phạm pháp luật của mình.

    Một người đàn ông gốc Việt ở TP Springfield, thuộc bang Massachusetts (Mỹ) đã bị kết án vì tham gia một cuộc hôn nhân giả và nói dối với các viên chức An ninh Nội địa về mối quan hệ để người phụ nữ mà anh ta kết hôn nhập cư vào Mỹ.

    Trang Mass Live ngày 23-11 đưa tin Thẩm phán Tòa án Khu vực Mark G. Mastroianni hôm 22-11 đã tuyên phạt Phu Thanh Huynh một năm quản chế, đồng thời buộc bị cáo này bồi thường 20.000 USD.

    Các nhà điều tra phát hiện ra rằng vào tháng 9-2013, Phu Thanh Huynh, năm nay 33 tuổi, đã kết hôn với một phụ nữ Việt Nam, được ghi tên trong hồ sơ tòa án là Jane Doe. Các công tố viên cho biết cuộc hôn nhân chỉ nhằm mục đích đưa người phụ nữ nhập cảnh vào Mỹ, và cặp đôi này chưa bao giờ sống chung với nhau sau khi kết hôn.

    Trong những tháng sau khi cưới, Huynh được trả thù lao 20.000 USD, theo hồ sơ tòa án. Ba năm sau, Huynh chuyển đến sống ở bang South Carolina.

    Vào ngày 7-11-2013, Huynh đã đệ đơn lên Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) để xin chứng nhận Doe là vợ của anh ta vì mục đích nhập cư.

    Vào ngày 3-5-2017, người đàn ông gốc Việt đã đưa ra nhiều lời khai gian dối khác nhau liên quan đến cuộc hôn nhân với Jane Doe.

    Ba tháng sau đó, vào ngày 4-8, Huynh đã nhận tội gian lận nhập cư và cung khai gian dối tại tòa. Giờ đây theo bản án, người đàn ông này phải bồi thường đúng số tiền mà anh ta đã nhận cũng như phải chịu một năm quản chế do hành vi phạm pháp luật của mình.

    nguoi viet ket hon gia massachuset
    Ảnh minh họa

    Theo Plo

  • Sáng ngày 14.09.2021, cảnh sát Đức đã đột kích nhiều căn hộ và cửa hàng tại Berlin, bắt giữ người cầm đầu băng nhóm tổ chức khoảng 80 vụ nhận cha con giả mạo để giúp cho nhiều người phụ nữ Việt Nam được quyền cư trú gian dối tại Đức.

    Cuộc đột kích bắt đầu từ 6 giờ sáng với sự tham gia của Cảnh sát liên bang và Cảnh sát Berlin, cùng các công tố viên và nhân viên Sở Tài chính. Họ đã lục soát 10 căn hộ và 3 cửa hàng (trong đó có Trung tâm thương mại Đồng Xuân) ở các quận Lichtenberg, Marzahn-Hellersdorf, Mitte, Steglitz-Zehlendorf và Friedrichshain-Kreuzberg. 120 cảnh sát đã tham gia cuộc đột kích này.

    Cảnh sát đã thu giữ nhiều tài liệu, điện thoại di động, thẻ nhớ và máy tính, khoảng 8.000 Euro tiền mặt và một chiếc xe ô tô đắt tiền. Một người đàn ông Đức gốc Việt 65 tuổi, được cho là cầm đầu băng nhóm đã bị bắt tại quận Hohenschönhausen. Trước đó đã có sẵn một lệnh bắt giữ dành riêng cho ông ta.

    Ngoài ra còn có 8 thành viên băng nhóm, gồm cả người Việt và người Đức, từ 34 đến 64 tuổi cùng 3 người ủng hộ đang bị điều tra. Riêng người cầm đầu băng nhóm còn bị điều tra thêm về tội trốn thuế. Các nhà điều tra cũng đang để mắt đến một số văn phòng công chứng ở Berlin đã công chứng những văn bản thừa nhận quan hệ cha con.

    Cảnh sát liên bang cho biết, có khoảng 80 vụ công nhận quan hệ cha con đã được chứng minh là giả mạo. Qua các tài liệu vừa mới bị thu giữ có thể sẽ còn phát hiện thêm nhiều vụ nữa.

    Mô hình lừa đảo phổ biến là người đàn ông Đức thừa nhận làm cha của một hoặc thậm chí nhiều đứa con chưa chào đời của người phụ nữ Việt Nam đang mang thai. Những đứa trẻ này khi sinh ra sẽ mang quốc tịch Đức, giúp cho người mẹ nhận được giấy phép cư trú một cách gian dối.

    Những người đàn ông này thường không có việc làm hay thu nhập ổn định. Họ là khách thường xuyên của các “quán nhậu” nên không thể đòi tiền cấp dưỡng. Qua mỗi vụ thừa nhận quan hệ cha con giả mạo họ được trả một số tiền mặt ít ỏi, thường chỉ khoảng vài nghìn Euro.

    Đó là một công việc kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho những kẻ đưa người lậu. Những người phụ nữ và cả gia đình của họ ở Việt Nam thường lâm vào cảnh nợ nần để những người phụ nữ này được đưa đến Đức. Tại đây, họ phải làm lụng để trả nốt các khoản nợ của mình, ví dụ như làm chui trong các tiệm nail.

    Mạng lưới đưa người lậu này đã bị điều tra từ năm 2019, được cho là đã tổ chức các cuộc hôn nhân giả hoặc những vụ thừa nhận quan hệ cha con giả mạo với số tiền từ 10,000 đến 20,000 euro, để họ có thể đến Đức và ở lại đây.

    Băng đảng này được cho là đã đạt được doanh thu ít nhất 1.57 triệu Euro và lợi nhuận khoảng 700,000 Euro.

    Ngoài ra, băng đảng này còn kiếm tiền bằng cách làm trung gian môi giới các vụ đăng ký kết hôn ở Đan Mạch của người Việt Nam với người Đức. Với giấy đăng ký kết hôn này, người Việt Nam sẽ được quyền ở lại Đức.

    nhan cha con gia mao
    Ảnh: Một người đàn ông Đức gốc Việt 65 tuổi, được cho là cầm đầu băng nhóm đã bị bắt tại quận Hohenschönhausen (Nguồn ảnh / Bild: bz-berlin.de).

    Berlin là "tâm điểm" của nạn buôn người Việt Nam

    Vào hồi Tháng Ba, cảnh sát liên bang đã điều tra ra một băng nhóm buôn người của những người Đức gốc Việt khác do một phụ nữ cầm đầu. Trong đó, những người phụ nữ Việt Nam nhập cảnh bất hợp pháp bị ép làm gái mại dâm trong các nhà thổ bất hợp pháp để trả tiền công cho bọn đưa người lậu. Trong vụ việc này cũng có những cuộc hôn nhân giả và những quan hệ cha con giả mạo.

    Cục cảnh sát hình sự liên bang đã nhận định Berlin là nơi trung chuyển của mạng lưới buôn người Việt Nam ở Tây Âu. Và trung tâm xử lý các hoạt động kinh doanh của mạng lưới này nằm trong Trung tâm thương mại Đồng Xuân của người Việt ở quận Lichtenberg.

    Câu hỏi mà nhiều bà con người Việt đang quan tâm là số phận của 80 người mẹ Việt Nam ăn theo con nay bị phát hiện có "bố giả" sẽ ra sao?

    Lương Đình Cường - NguoiViet.de theo báo chí Đức

    Nguồn:

    https://www.tagesspiegel.de/.../ein.../27610328.html

    https://www.bz-berlin.de/.../festnahme-nach-razzia-gegen...

  • Một người đàn ông gốc Việt ở Mỹ nhận tội gian lận nhập cư liên quan đến vụ kết hôn giả với một phụ nữ Việt để đổi lấy 20,000 USD.

    Trang Mass Live ngày 4-8 đưa tin Phu Thanh Huynh, 33 tuổi, một cư dân ở TP Springfield, bang Massachusetts (Mỹ) đã nhận tội gian lận nhập cư tại Tòa án Khu vực Mỹ liên quan đến vụ kết hôn giả với một phụ nữ Việt cách đây tám năm.

    Theo hồ sơ tòa án, vào ngày 28-9-2013, Huynh kết hôn với một công dân Việt Nam, được gọi là Jane Doe, chỉ với mục đích tìm kiếm quyền lợi nhập cư cho người này.

    ket hon gia my

    Vào khoảng cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014, một đồng phạm đã trả cho Huynh 20.000 USD tiền mặt để thực hiện vụ kết hôn giả. Vào ngày 7-11-2013, Huynh đã đệ đơn lên Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) để xin chứng nhận Doe là vợ của anh ta vì mục đích nhập cư.

    Huynh và Doe chưa bao giờ chung sống sau khi kết hôn. Vào ngày 3-5-2017, Huynh đã đưa ra nhiều lời khai sai khác nhau với một viên chức USCIS về cuộc hôn nhân này, bao gồm việc họ nói chuyện với nhau hầu như mỗi ngày.

    Huynh bị truy tố vào tháng 10-2019, theo theo thông cáo báo chí ngày 5-8 của Văn phòng Chưởng lý Khu vực Massachusettes.

    Cũng theo thông cáo trên, Huynh đã nhận tội âm mưu, gian lận nhập cư và khai báo gian dối. Thẩm phán Tòa án Khu vực Mark G. Mastroianni dự kiến tuyên án vào ngày 22-11 tới.

    Huynh có thể bị tuyên án đến 10 năm tù cho tội danh gian lận nhập cư, và năm năm tù cho các tội danh còn lại cùng khoản tiền phạt 250.000 USD cho mỗi tội danh, theo Mass Live.

    Nguồn: https://www.masslive.com/news/2021/08/former-springfield-resident-pleads-guilty-to-engaging-in-scam-green-card-marriage-for-20000-fee.html

    Theo Plo

  • Cuối tháng 6, tại Cabramatta, một khu vực ngoại ô cách trung tâm thành phố Sydney (Úc) khoảng 30km về phía tây, tôi gặp Nguyễn Thu Hương (32 tuổi, tên nhân vật đã thay đổi), người trở thành công dân Úc cách đây hơn 4 năm nhờ... kết hôn giả.

    Khu người Việt ở Cabramatta, Sydney trong bức ảnh chụp ngày 22-6- 2019 - Ảnh: QUỲNH TRUNG

    ''Có những đôi vợ chồng người Úc gốc Việt ly dị nhau trên giấy tờ. Nhờ có quốc tịch Úc, ông chồng và bà vợ cùng nhận kết hôn giả để thu lợi từ 60.000 đến 80.000 USD/người. Những người làm nail như tôi không biết để dành cả đời có được số tiền đó không.'', Chị NGUYỄN THU HƯƠNG

    Đã sắp xếp hẹn từ trước, tôi gặp Hương ở một nhà hàng Việt tại Cabramatta. Không khó nhận ra đây là một khu người Việt vì có rất nhiều bảng hiệu bằng tiếng Việt và nhiều người dùng tiếng Việt trao đổi rôm rả với nhau. Hương đang làm nghề nail ở trung tâm Sydney.

    Chuyện từ người trong cuộc

    Hương đặt chân đến nước Úc theo diện du học sinh cách đây 8 năm và xác định ngay từ đầu là tìm cách trở thành công dân Úc để có cuộc sống ổn định và nhận được những phúc lợi của Chính phủ Úc, sau đó tìm cách bảo lãnh người thân ở Việt Nam sang. Ở quê nhà, bạn trai cô vẫn đợi cô.

    Thông qua sự giới thiệu của bạn bè ở Úc, Hương tìm được mối làm "chồng", đó là một người Úc bản xứ với cái giá 60.000 đôla Úc (AUD). Hương nhờ các luật sư gốc Việt tư vấn hồ sơ nộp cho cơ quan di trú của Úc.

    "Ở đây có luật bất thành văn là nếu anh nhờ luật sư tư vấn làm hồ sơ di dân theo diện kết hôn, tuyệt đối không được nói kết hôn giả vì luật sư lo ngại có thể bị lộ và bị điều tra" - cô nói.

    Để chuẩn bị hồ sơ, Hương và "chồng" đã đi chụp ảnh cưới nhiều nơi, thuê hẳn một công ty dịch vụ tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp cùng khách mời dự đám cưới là người Việt và người Úc.

    Hương cho biết theo quy định ở Úc, nộp hồ sơ di trú theo diện kết hôn không cần phải đi phỏng vấn trực tiếp, chỉ cần viết một bản tường trình thật đầy đủ, tức là một hồ sơ đẹp để qua mắt cơ quan di trú.

    Chẳng hạn, trong bản tường trình, hai người sẽ nói rõ quen nhau khi nào, cầu hôn ra sao, mối quan hệ chung với bạn bè hai bên, thư từ qua lại, những hình ảnh hẹn hò, đồ đạc chung trong nhà, tài khoản ngân hàng chung, những giấy tờ, hóa đơn... 

    Nếu hồ sơ không đủ sức thuyết phục, lúc đó cơ quan di trú sẽ phỏng vấn qua điện thoại hoặc đến địa chỉ nhà mà cả hai đăng ký để kiểm tra đột xuất.

    Hồ sơ của Hương được duyệt nhanh chóng. Cô lần lượt được cấp thẻ tạm trú, thường trú, và cách đây hơn 4 năm đã trở thành công dân Úc.

    Cách đây hơn 2 năm, sau khi ly dị "chồng", Hương đã về Việt Nam kết hôn với bạn trai lâu năm. Người bạn trai này cũng đã sang Úc đoàn tụ với cô theo diện kết hôn thật.

    Úc trừng phạt tội kết hôn giả thế nào?

    Theo trang Visa Solutions, nếu nhà chức trách phát hiện một cuộc hôn nhân là giả, cả chồng và vợ đều đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng. Người nhập cư sẽ bị trục xuất về nước và bị tịch thu visa.

    Họ cũng bị liệt vào danh sách "đen" và không còn cơ hội trở lại Úc sau đó. Họ cũng có thể đối mặt với các hình phạt và khoản tiền phạt hình sự lên tới 300.000 AUD cùng một thời hạn tù nhất định.

    Nhân viên cơ quan di trú có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào và có một loạt biện pháp khác nhau để phát hiện hôn nhân giả.

    Vào bất cứ giai đoạn nào họ cũng có thể yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ và tiến hành thẩm vấn sâu hai vợ chồng. Họ cũng có thể tới nhà, nói chuyện với bạn bè hay người chủ nơi làm việc của cặp vợ chồng đó.

    Xét duyệt gắt gao hơn

    Theo Hương, gần đây các cơ quan chức năng Úc đã siết chặt quy định di trú và cẩn trọng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ để tránh trường hợp kết hôn giả nhằm trục lợi những chính sách an sinh xã hội rất tốt của nước này.

    "Bây giờ họ kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ. Ví dụ như họ thường ngâm hồ sơ di trú theo diện kết hôn đến 1 năm, 2 năm. Trong thời gian đó, nếu những cặp đôi này không có con, họ có thể đặt nghi vấn kết hôn giả và kiểm tra" - Hương chia sẻ.

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • "Mẹ ơi, giờ con chỉ muốn trở về Việt Nam" - chị T. khóc nức nở khi nói chuyện qua điện thoại với mẹ.

    Hơn 1 năm sau cuộc điện thoại này, chị T. quay về Việt Nam, bắt đầu lại từ con số 0 ở tuổi gần 40. Bây giờ cuộc sống của chị T. đã ổn định. Tháng 12 tới, chị và bạn trai dự định tổ chức đám cưới tại TP.HCM.

    3 năm cay đắng ở Mỹ

    Nếu đám cưới diễn ra như dự tính, đó sẽ là cuộc hôn nhân thứ 3 của chị T., xen giữa là cuộc hôn nhân giả. Ở cuộc hôn nhân đầu tiên, chị T. có 2 đứa con, cuộc sống khá ổn định và hạnh phúc.

    Mọi thứ bắt đầu đảo lộn khi chị và chồng đưa ra một quyết định mà sau này chị nói quá "ngu ngốc", đó là hai người cùng ly dị và kết hôn giả với "đối tác" có quốc tịch Mỹ để tìm cách định cư tại "thiên đường".

    "Ban đầu gia đình chồng tôi cản vì cách làm này rất rủi ro, thậm chí có thể tan nát gia đình. Nhưng chúng tôi nghĩ đến tương lai tốt hơn của hai con mình. Chúng tôi còn bị thuyết phục khi nghe một số trường hợp đã thành công trước đây" - chị T. tâm sự.

    ket hon gia
    Ảnh minh họa: Unsplash

    Qua môi giới và giới thiệu, chị T. và chồng mình sắp xếp được 2 cuộc "hôn nhân". Chị chấp nhận trả 70.000 USD cho "đối tác" để đi cùng 2 con đến Mỹ. Chồng chị chỉ đi một mình nên trả cho đường dây thấp hơn, khoảng 40.000 USD.

    Tháng 8-2014, chị T. cùng 2 con đến Mỹ trước và dự định sẽ gặp chồng 6 tháng sau đó. Theo kế hoạch, sau khi gặp chồng, gia đình chị sẽ đoàn tụ tại Mỹ. Họ sẽ chờ đợi thời gian, làm thủ tục ly hôn với "đối tác" rồi tái hợp nhau.

    Trong thời gian chờ chồng qua, chị và 2 con tạm sống trong nhà "chồng" mới để đối phó với các cuộc kiểm tra có thể xảy ra bất cứ lúc nào của cơ quan di trú địa phương.

    "Tôi và anh ta (chồng giả) sống chung nhà nhưng sinh hoạt khác phòng. Ban đầu mọi chuyện khá suôn sẻ. Anh ta tỏ ra sẵn lòng giúp đỡ, giúp 3 mẹ con hội nhập với cuộc sống mới như dạy tiếng Anh, đưa đi chợ... Nhưng dần dần anh ta bắt đầu đề cập đến chuyện tình dục. Cứ vài ngày, anh ta lại mò vào phòng tôi nói chuyện này chuyện nọ, rồi gợi ý...".

    Mức độ "tấn công" của người chồng giả ngày càng tăng, hai người bắt đầu to tiếng, cãi vã.

    "Tôi định tố cáo anh ta với cảnh sát, nhưng anh ta nói rằng nếu làm như vậy, anh ta sẽ kể về cuộc hôn nhân giả và tôi sẽ bị trục xuất về nước" - chị T. kể lại.

    Sau nhiều cuộc nói chuyện điện thoại với gia đình ở Việt Nam cùng tham khảo ý kiến bạn bè tại Mỹ, chị T. quyết định tố cáo chồng giả. Năm 2017, chị T. và 2 con bị trục xuất về Việt Nam.

    Tuy nhiên, bi kịch chưa dừng lại đó vì thời điểm chị sắp về thì chồng chị đã hoàn tất thủ tục qua Mỹ với "vợ" mới. Và nỗi đau càng thêm chồng chất vì chồng chị với "vợ" mới có dấu hiệu yêu nhau thật.

    Đến một ngày, sau những cuộc điện thoại cùng những dòng chat qua mạng ngày càng thưa thớt, chị T. nhận ra rằng mình đã mất chồng!

    30%: Trong số hàng trăm ngàn người nhận visa nhập cư vào Mỹ được phê chuẩn trên cơ sở hôn nhân mỗi năm, khoảng 30% thuộc diện hôn nhân giả. Đó là dữ liệu năm 2006 của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ. 

    "Nghề" kết hôn giả

    Anh T.H. (nhà ở quận 3, TP.HCM) từng có thời gian làm công việc chụp hình cho các đám cưới giả. Anh cho biết trong 15 năm, anh đã chụp ảnh cưới, du lịch cho một khách hàng người Canada gốc Việt ba lần.

    Anh T.H. cho biết: "Lần đầu tiên, người khách này thuê tôi chụp hình cưới anh ta với một phụ nữ ở TP.HCM vào năm 2001. Tôi chụp cảnh 2 người đi du lịch, ăn uống, ảnh cưới… Chừng 8 hay 9 năm sau, anh ta lại nhờ tôi chụp hình cưới với một cô gái ở Tiền Giang.

    Mới đây, anh ta lại trở về Việt Nam nhờ tôi chụp hình đám cưới với một cô gái khác. Anh này có lẽ sống bằng nghề kết hôn giả chuyên nghiệp".

    Giấc mơ Mỹ thấp thỏm

    "Cưới giả, trả tiền sòng phẳng nhưng luôn bị "đối tác" đòi tình dục là chuyện xảy ra như cơm bữa trong các cuộc hôn nhân giả để tìm cách định cư ở Mỹ" - anh K., một người Mỹ gốc Việt sống ở bang California, nói với chúng tôi.

    Anh K. từng cưu mang 1 phụ nữ và con trai đến từ Biên Hòa (Đồng Nai), sau này hai người nảy sinh tình cảm và sống chung với nhau.

    Anh kể năm 2012, bạn gái anh đã trả cho "chồng giả" 60.000 USD để tìm cách định cư ở Mỹ. Tiền bạc đã được chung chi sòng phẳng, nhưng sau khi chị và con trai đến Mỹ, "đối tác" lại đòi thêm "khoản" kia.

    Vì hai mẹ con yếu thế, nên bạn gái anh không còn sự lựa chọn ngoài cách tháo chạy khỏi nhà chồng giả, rồi hủy hôn. Thời điểm mẹ con bơ vơ trên đất khách quê người, chị may mắn gặp anh K. trong một lần nhờ dịch hộ tài liệu tiếng Anh.

    Theo anh K., một trong những cách liên quan đến hôn nhân giả của người Việt được các bậc phụ huynh lựa chọn nhiều nhất hiện nay là đưa con cái, người thân qua Mỹ, Canada hoặc Úc du học hoặc thăm thân nhân dài ngày. Tại đây họ sẽ tìm "mối" kết hôn giả.

    "Đây được xem là cách an toàn vì người muốn ở lại đã hội nhập xã hội, nói được tiếng Anh, có mối quan hệ, có thời gian tìm hiểu kỹ đối tác" - anh K. chia sẻ.

    Dĩ nhiên, không có gì là tuyệt đối 100%. Một số trường hợp đã mất tiền và cả thân xác. Trường hợp của chị H. ở quận Phú Nhuận, TP.HCM là một ví dụ.

    Năm 2017, chị H. đưa con gái đến Canada học tiếng Anh tại một trường cao đẳng ở TP Toronto với mục đích tìm kiếm một cuộc hôn nhân giả. Tại đây, con gái chị tìm được "mối" với giá thỏa thuận 40.000 đôla Canada, ứng trước 30% số tiền này ngay khi xúc tiến các thủ tục.

    Thế nhưng con gái chị không may mắn gặp phải "đối tác" mê cờ bạc. Cứ vài tuần, anh ta lại ngửa tay xin con gái chị vài trăm đôla. Rơi vào thế kẹt, con gái chị đành bấm bụng đưa tiền.

    Nhưng đến một ngày con gái chị đã quyết định chấm dứt cuộc "hôn nhân" này khi "đối tác" đòi nâng giá tiền hôn nhân lên 50.000 đôla Canada cùng tình dục... Thế là chị mất đứt tiền đặt cọc 30% đầu tiên.

    Anh H. hiện đang làm ở một tòa soạn báo tại Úc gọi những cuộc hôn nhân giả của người Việt là "giấc mơ Mỹ thấp thỏm".

    Theo anh H., bản chất của hôn nhân giả là một người làm kết hôn vì tiền, người còn lại vì muốn tìm cuộc sống ở nơi mà họ nghĩ sẽ tốt hơn.

    "Hệ lụy của hôn nhân giả có khi là bạn phải đánh đổi thân xác hay mất hết tiền bạc. Điều đó sẽ ám ảnh bạn suốt cả phần đời còn lại dù bạn có thể đã đạt được mục đích của mình" - anh H. nói.

    Đừng đến Mỹ bằng mọi giá

    Đó là lời khuyên của anh Nguyễn Nam - một người Mỹ gốc Việt hiện trở về Việt Nam làm việc cho một công ty truyền thông. Anh Nam cho biết đã làm việc ở một số hội thiện nguyện tại tiểu bang California để giúp đỡ những người Việt mới qua Mỹ hay người gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn.

    Anh nói: "Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về hôn nhân giả của người Việt, có người đạt được mong muốn, có người kết thúc câu chuyện trong cay đắng. Lời khuyên của tôi là bạn không nên qua Mỹ bằng mọi giá.

    Nếu có điều kiện qua đây, bạn sẽ thấy người Việt ở đây lao động rất vất vả. Ở đâu bạn cũng phải làm việc. Quan trọng là bạn phải có niềm vui trong công việc và cuộc sống".

    Phạt tiền, tù và trục xuất

    Theo luật pháp Mỹ, những công dân Mỹ liên quan kết hôn giả, dù không bị trục xuất nhưng cũng phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc như bị phạt tù tới 5 năm và phạt tiền lên tới 250.000 USD cùng với việc bị tước bỏ nhiều quyền lợi khác.

    Không ai an toàn

    Luật liên bang Mỹ cũng có quy định rõ về việc tước quốc tịch: "Bất cứ người nào có được quốc tịch Mỹ bằng cách gian dối, bất hợp pháp đều bị tước quốc tịch".

    Trong một chia sẻ với truyền thông, luật sư Nguyễn Đỗ Phủ thuộc văn phòng luật Đỗ Phủ - Anh Tuấn tại California cho biết chuyện những người Việt muốn tìm "mối" kết hôn giả để định cư ở Mỹ là chuyện rất thường gặp tại văn phòng của ông.

    Và trên thực tế, số tiền thu được từ những việc này (theo ông Phủ, khoảng 20.000-30.000 USD) cũng là cám dỗ rất lớn với nhiều luật sư chuyên về di trú đang hành nghề tại Mỹ, dù ai cũng biết đây là việc phạm pháp.

    "Một hồ sơ kết hôn giả dao động 70.000-80.000 USD, trong đó luật sư lấy phí 20.000 đến 30.000 USD/hồ sơ. Nếu làm 100 hồ sơ, thu lợi 2-3 triệu USD. Nguồn lợi rất lớn nên có nhiều luật sư đánh động lòng tham" - luật sư Phủ nói.

    Theo luật sư Đỗ Phủ, những hồ sơ nào bị phía Mỹ nghi là giả, dù cho người kết hôn giả đã có thẻ xanh hay quốc tịch cũng có thể bị trục xuất và thu hồi thẻ xanh/quốc tịch, không ai an toàn cả.

    Ngoài ra, những người Việt bị tòa Mỹ kết tội kết hôn giả cũng đối diện nguy cơ bị trục xuất về nước và phạt tiền.

    Phạt tù, trục xuất

    Trang web của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE) trong phần thông tin về kết hôn giả khẳng định: "Kết hôn giả là một tội nghiêm trọng làm suy yếu an ninh quốc gia và khiến chúng ta mất an toàn hơn. Việc tham gia kết hôn giả có thể bị phạt tù tới 5 năm với những người liên đới".

    Những người bị buộc tội kết hôn giả cũng có thể bị buộc tội làm giả visa, cấu kết và bịa đặt thông tin khai báo, với mỗi tội danh đó họ còn có thể bị lãnh thêm án tù và các khoản phạt tiền khác nữa.

    Luật liên bang Mỹ có quy định rõ về việc tước quốc tịch: "Bất cứ người nào có được quốc tịch Mỹ bằng cách gian dối, bất hợp pháp đều bị tước quốc tịch".

    Thêm nữa, dù cố ý hay không cố ý trong việc kết hôn giả, dù đã có quốc tịch bao nhiêu năm, song nếu bị phát hiện đã dùng thủ đoạn gian dối để có, một người vẫn sẽ bị tước quốc tịch Mỹ.

    Liên quan tội kết hôn giả, tùy theo mức độ liên đới và ở từng trường hợp cụ thể, mức án phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để có thông tin tham chiếu, người viết dẫn một trường hợp mới nhất liên quan tới việc này vừa đăng trên trang web của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 16-5.

    Theo đó, 5 bị cáo liên quan tới một nhóm tổ chức kết hôn giả giữa công dân Mỹ và người nước ngoài nhằm giúp người nước ngoài được cấp thẻ xanh tại Mỹ đã vừa nhận tội.

    Với chỉ một tội danh là cấu kết để thực hiện mưu đồ kết hôn giả, mỗi bị cáo này đối mặt với mức án tối đa 5 năm tù cùng khoản tiền phạt lên tới 250.000 USD và bị trục xuất đối với bị cáo người nước ngoài.

    Mặc dù với nhiều người, mức án như vậy đã là nghiêm khắc, song dường như chưa đủ sức răn đe để làm "nản lòng" những người khát khao tới Mỹ bằng "lối tắt" đó.

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • Vân nói ngày xưa cô trả 30.000 USD để kết hôn giả, nhưng bây giờ có nhiều du học sinh Việt Nam đồng ý trả đến 60.000 USD/trường hợp nhưng vẫn tìm đỏ mắt không ra 'đối tác'.

    Người kết hôn giả có thể bị phạt tù, tước quốc tịch và bị trục xuất. Ảnh minh họa: Getty Images

    Thật khó để ước lượng được mức độ phổ biến của hôn nhân giả là thế nào. Tuy nhiên, năm 2006, Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) ước tính 135.000 cuộc hôn nhân "thẻ xanh" là giả.

    Trong số những trường hợp kết hôn giả có không ít du học sinh Việt Nam.

    Mỹ Vân (tên nhân vật đã thay đổi) - 30 tuổi, cựu du học sinh hiện đang sống ở quận Cam, California - đồng ý chia sẻ với Tuổi Trẻ về hành trình kết hôn giả của mình cách đây hơn 10 năm.

    Vân nói ngày xưa cô trả 30.000 USD để kết hôn giả, nhưng bây giờ có nhiều du học sinh Việt Nam đồng ý trả đến 60.000 USD/trường hợp nhưng vẫn tìm đỏ mắt không ra "đối tác" chịu giúp, vì phía Mỹ đã cảnh giác khi rất nhiều du học sinh Việt Nam hết hạn visa nhưng vẫn tìm cách ở lại Mỹ bằng con đường kết hôn.

    ''Khi nhân viên sở di trú hỏi anh ấy rằng anh ấy quen tôi ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào, ba má vợ làm nghề gì, anh ấy có hơi run nhưng vẫn trả lời tốt những câu hỏi mà cả hai đều đã chuẩn bị kỹ lưỡng'', Vân kể và cho biết con đường kết hôn giả của cô rất thuận lợi

    Đơn giản... đến không ngờ

    Khác với nhiều người kết hôn thông qua các đường dây môi giới, Vân kết hôn giả thông qua sự giới thiệu của bạn bè.

    Vân kể năm 2008, cô sang Mỹ theo diện du học sinh. Thấy trường đại học mà cô theo học ở Mỹ dành nhiều ưu đãi tài chính cho sinh viên quốc tế có thẻ xanh (green card - thường trú nhân) cũng như những sinh viên đã kết hôn, Vân cũng muốn đi theo con đường này. 

    Nếu có thẻ xanh và kết hôn, Vân sẽ dễ dàng nộp đơn xin trợ cấp tài chính như Chương trình trợ cấp sinh viên liên bang (FAFSA). Theo trang Vice, kết hôn là cách dễ nhất để tuyên bố bạn "độc lập" khi nộp đơn FAFSA, nghĩa là trợ cấp tài chính dành cho bạn sẽ được căn cứ vào thu nhập của bạn, chứ không "phụ thuộc" cha mẹ bạn. 

    Và sự khác biệt giữa "độc lập" và "phụ thuộc" có thể giúp sinh viên nhận trợ cấp lên đến 13.000 USD/năm.

    Bạn bè của Vân ở trường đại học cho biết kết hôn giả là con đường nhanh nhất và dễ dàng nhất để lấy thẻ xanh, Vân quyết định xin ý kiến gia đình về chuyện hệ trọng này.

    Sau khi nhận được sự đồng ý của gia đình ở TP.HCM, Vân bắt đầu công cuộc tìm "chồng". Thông qua mai mối của bạn bè, cô gặp một người Mỹ gốc Trung Quốc và anh chàng này đồng ý làm "chồng" cô với giá hữu nghị 30.000 USD vì có quen biết và không thông qua môi giới.

    Sau khi chuẩn bị xong các thủ tục giấy tờ bao gồm chụp ảnh cưới, Vân cùng chồng nộp hồ sơ lên Sở Di trú và nhập tịch Hoa Kỳ rồi hồi hộp chờ đợi kết quả.

    Đến tháng 9-2009, chỉ 4 tháng sau khi nộp hồ sơ, Vân nhận được thẻ xanh. Khoảng 3 năm sau, cô có quốc tịch Mỹ.

    "Sau khi phỏng vấn ở sở di trú, tôi trả cho anh ấy trước 50%. 50% còn lại, tôi trả sau khi chính thức nhận được thẻ xanh - cô nói - Sau khi trở thành công dân Mỹ và bảo lãnh ba má sang Mỹ cuối năm 2012 đầu năm 2013, tôi viết đơn ly hôn gửi tòa án và được giải quyết nhanh gọn".

    70%: Vân cho biết thế hệ du học sinh Việt Nam cùng thời của cô có đến 70% nữ sinh không về nước khi hết hạn visa. Nhiều người chọn con đường kết hôn với công dân Mỹ để tìm cách ở lại Mỹ. Do đó, giới chức Mỹ nhận ra thực tế này và bắt đầu siết chặt những hồ sơ kết hôn với công dân Mỹ.

    Theo Mỹ Vân, giới chức Mỹ ngày càng cảnh giác với các hồ sơ du học sinh Việt Nam vì nạn kết hôn giả - Ảnh minh họa: LOOK

    Chuyện cô vợ Mỹ lấy chồng Việt

    Mùa xuân năm 2016, Tiffany (người Mỹ, tên nhân vật đã được đổi), cô gái 29 tuổi vào thời điểm ấy đang háo hức chờ ngày... ly hôn. Đó là thời điểm người chồng trên giấy tờ của cô đủ điều kiện nhận tấm thẻ xanh 10 năm.

    Tiffany cưới Steve từ hai năm rưỡi trước. Khi ấy anh đã có vợ và các con ở Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn của anh, Tiffany cũng đã có bạn trai nhiều năm. Nhưng muốn có thêm khoản tiền tiết kiệm, vì vậy Tiffany gọi điện cho một người bạn Việt Nam và hỏi có biết ai đang muốn lấy vợ trên giấy tờ không. Người bạn giới thiệu cô với Steve và họ quyết định sẽ "kết hôn" ngay trong cuộc hẹn đầu tiên.

    Steve đã ly hôn với người vợ thật trên giấy tờ, dù anh có ý định sẽ đoàn tụ với gia đình sau khi cuộc hôn nhân với Tiffany giúp anh có được vị thế bền vững hơn. Họ đăng ký kết hôn vài tuần sau lần gặp đó. "Công việc của tôi rất đơn giản - Tiffany nói - Tôi không phải làm gì nhiều. Chỉ giống như kết bạn vậy".

    Steve đã phải trả cho Tiffany 10.000 USD khi họ nhận được giấy chứng nhận kết hôn. Cô đã dùng số tiền này mua một căn nhà cho mình và người bạn trai thật. Sau đó, khi "chồng" cô nhận được thẻ xanh 2 năm, anh trả tiếp cho cô 15.000 USD. Steve sẽ còn trả cho Tiffany một khoản cuối cùng là 5.000 USD khi tấm thẻ xanh 10 năm của anh được phê duyệt, và họ sẽ ly hôn.

    Suốt khoảng thời gian "hợp đồng hôn nhân" này, Tiffany sẽ cẩn trọng không đăng các bức ảnh thân mật của cô và người tình thực lên mạng. "Không hề có kế hoạch định kỳ cho những cuộc gặp gỡ. Không gì cả... Chúng tôi chưa bao giờ phải hôn, thậm chí ngay trong lễ cưới - chỉ chụp hình với nhau" - cô nói.

    "Theo văn hóa Việt Nam, chúng tôi không thể hiện sự thân mật nơi công cộng, vậy nên chẳng ai chất vấn chúng tôi cả" - Tiffany cho biết.

    Tuy nhiên, cặp vợ chồng này cũng có một tuần trăng mật tại Las Vegas, chỉ khác là ở đó Tiffany mang theo bạn trai của cô và họ được tận hưởng một kỳ nghỉ miễn phí.

    Tiffany cho rằng cô và Steve chưa từng gặp rắc rối với các nhà chức trách của cơ quan di trú, vì họ đều là những người có học và có công ăn việc làm. "Tôi chẳng làm gì sai trái cả - cô nói - Lý do chúng tôi vượt qua được các cuộc phỏng vấn của cơ quan di trú là cả hai chúng tôi đều đang làm việc và đều đóng thuế. Chúng tôi có trách nhiệm và hỗ trợ cộng đồng".

    Du học để kết hôn giả làm méo mó nhân cách

    Y. là cô bé xinh đẹp, con nhà giàu có ở quận 3 (TP.HCM). Tháng 8-2016, sau khi tốt nghiệp THPT, Y. đến Mỹ học tiếng Anh, thực tế để kiếm "mối" hôn nhân giả nhằm định cư ở Mỹ. Rồi Y. được giới thiệu quen một thanh niên Mỹ gốc Việt. Giá của cuộc hôn nhân giả này là 40.000 USD.

    Nhưng chưa đến 1 năm sau khi bắt đầu tiến hành các thủ tục hôn nhân, giao kèo đổ bể. Y. cho biết lý do: "Mẹ tôi đưa anh ấy tiền, còn tôi ăn ở với anh ta. Thực tế chúng tôi cũng thích nhau, thậm chí có kế hoạch cưới thật. Nhưng anh ấy nói với tôi dù cưới thật anh vẫn lấy tiền của em. Chúng tôi chia tay vì khác biệt tính cách".

    Ít lâu sau, Y. bỏ học và trở về VN. Cô tiếp tục tìm kiếm một cuộc hôn nhân giả khác.

    Một Việt kiều cho biết những cuộc hôn nhân giả khiến các bạn trẻ méo mó nhân cách. "Nhiều bạn trẻ ra nước ngoài học với mục đích kết hôn giả. Họ không học được gì, không phát triển được bản thân. Nhân cách của họ bị méo mó vì tiền vì phải che đậy sự giả dối. Có những bạn trẻ đã tìm cách trả thù đời sau cuộc hôn nhân giả" - anh Việt kiều nói.

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • Một luật sư di trú đã bị đuổi việc sau khi bị camera ẩn ghi lại cảnh đang tư vấn cho một phóng viên cải trang về việc làm hôn nhân giả.

    Tòa án Kỷ luật Luật sư đã đưa ra phán quyết tước quyền hành nghề cho trường hợp của Syed Mazaher Naqvi, một luật sư hoạt động độc lập tại London. Tòa án kết luận Naqvi đã không hề thông báo cho khách hàng rằng việc xin visa cho người phối ngẫu trên cơ sở mối quan hệ giả là bất hợp pháp, đồng thời yêu cầu khách hàng không được tiết lộ việc mối quan hệ đó không phải là sự thật, và đưa ra lời khuyên về thị thực ngay cả sau khi đã biết rằng đó là hôn thú giả.

    Đoạn video được phóng viên quay lại từ những buổi tư vấn này đã được phát sóng trên ITV vào năm 2015. Một luật sư khác có mặt trong phóng sự, Zulfiqar Ali, cũng đã bị cấm hành nghề.

    Về lý do tại sao phải mất bốn năm để đưa vụ việc ra tòa án kỷ luật, hồ sơ xét xử cho thấy ban đầu Cơ quan quản lý luật sư đã chỉ định “đóng hồ sơ” và chỉ yêu cầu thu thập đoạn phim chưa được chỉnh sửa từ công ty sản xuất hai năm sau đó.

    Ảnh minh họa

    Nội dung đoạn phim bao gồm các cuộc thảo luận về hôn nhân giả như sau:

    Naqvi: Việc đó là có thể nhưng nó phụ thuộc vào mối quan hệ của chính anh.

    PV: Mmm. Nếu tôi, ý tôi là, nếu đó rõ ràng không phải là một mối quan hệ chân chính, thì không, ý tôi là, nếu tôi tìm thấy một ai đó - một cô gái, người sẵn sàng dàn xếp chuyện đó với tôi.

    N: Anh sẽ đến gặp chúng tôi và nói: Chúng tôi đang tiến hành cuộc hôn nhân này; đây là thông tin của chúng tôi và -

    PV: [tiếng Urdu] vậy quyết định mọi việc như thế nhé [Urdu]

    N: [Urdu], chúng tôi sẽ tiến hành việc đó

    Và sau đó:

    PV: […] Bởi vì đó không phải là một mối quan hệ thực sự.

    N: Vậy thì đừng nói với tôi. Tôi không biết điều đó.

    PV: Mm-hmm.

    N: Theo như tôi biết, anh sẽ mang theo bằng chứng và đưa nó cho tôi -

    PV: Phải, phải, phải.

    N: Dù có thật hay không, coi như tôi không biết điều đó. Bất cứ ai đến với tôi đều là một khách hàng chân chính đang trao cho tôi thẩm quyền xác nhận các giấy tờ để tiến hành nộp hồ sơ.

    PV: Mmm

    N: Tôi không biết mọi thứ là thật hay giả.

    Sau đó, hai người thảo luận về những “bằng chứng chung sống” giả mạo và quốc tịch lý tưởng của cô dâu giả.

    Luật sư biện hộ cho Naqvi cho rằng việc truy tố là hành động lạm dụng quy trình và lập luận rằng trừng phạt một luật sư trên cơ sở bằng chứng từ một nguồn duy nhất là không thể chấp nhận được. Naqvi được cho là đã bị gài bẫy, video liên quan đã được chỉnh sửa, và khi đó vị luật sư này nghĩ rằng cuộc thảo luận là về một cuộc hôn nhân sắp đặt (cha mẹ đặt đâu con ngồi đó), chứ không phải là hôn nhân giả.

    Tòa án phản biện rằng các nhà báo không thuộc cơ quan nhà nước, vì vậy Naqvi không được hỗ trợ đối với các cáo buộc gài bẫy. Về các bản ghi video, tòa án cho rằng không có bằng chứng cho thấy nó đã bị chỉnh sửa.

    Khi xem xét hình phạt thích đáng, tòa án chỉ ra rằng khách hàng cần tư vấn nhập cư thường là những đối tượng đang trong tình trạng tuyệt vọng và dễ bị tổn thương.

    Sự tham gia của một phóng viên bí mật không phải là một yếu tố giảm nhẹ hay thể hiện đây là tình huống đặc biệt, mà nó chỉ đơn thuần là một “khía cạnh đáng lưu ý về hoàn cảnh”.

    Tòa án phán quyết Naqvi không được phép hành nghề và phải trả 25.000 bảng chi phí vụ án. [Cập nhật ngày 2 tháng 7 năm 2019: phiên bản sửa đổi phán quyết tuyên bố rằng vụ việc hiện đang được kháng cáo lên Tòa án Tối cao.]

    VietHome (Theo Free Movement)

     

  • Tôi sinh ở Hải Phòng. Quê hương tôi có một truyền thống kỳ dị về việc tìm đường xuất ngoại. Một đứa trẻ Hải Phòng có thể lớn lên với cả một bầu văn hóa về sự ủ mưu đi nước ngoài, và tiếp nhận ý niệm về việc ra đi một cách rất tự nhiên. Đôi lúc, bầu không khí đó tạo ra một sự thôi thúc. Trong ngõ xóm, nhiều nhà có Việt kiều. Cùng thế hệ tôi, nhiều bạn bè cũng đã đi, phần lớn không phải xuất khẩu lao động: mọi người tìm đường đi theo rất nhiều thủ thuật.

    Thập kỷ 90 thì người Hải Phòng vượt biên đi Hong Kong. Bây giờ đến đất Hong Kong, lơ ngơ ở bến tàu Sham Shui Po, đi mấy bước là va phải người Hải Phòng. Có cả một bài hát chế theo nhạc của Phan Lạc Hoa, mà bây giờ tôi chỉ nhớ được hai câu: "Con tàu Việt Nam lướt sóng đi Hồng Công/Qua đền Cửa Ông công an chặn bắt".

    Thập kỷ 2000, thế hệ của tôi, thì mọi người bắt đầu tìm ra những con đường mới để đi Tây Âu, Australia, Canada. Và sau này là Bắc Âu. Bầu không khí của thành phố, trong nhà ngoài ngõ, cứ như một hội nghị bất tận để đi tìm khe hở trong chính sách nhập cư của các quốc gia OECD.

    "Làm hôn thê" là một trong những cách để đi. Một trong những biểu hiện cho thấy một thứ đã trở thành văn hóa, là khi có một khái niệm được đặt tên riêng trong cộng đồng. Ở Hải Phòng, và một số địa phương trong cả nước, không ai gọi là "làm kết hôn giả" hay là "làm hôn thê giả" theo kiểu trên báo chí. Chỉ cần nói là "làm hôn thê" là người đối diện biết bạn đang làm gì.

    Tôi đã nhận những thông báo như thế, từ bạn bè mình. "Tao đang làm hôn thê". Thông báo lúc nào cũng được nói ra bằng một giọng buồn bã. Bạn tôi, ở tuổi thanh xuân phơi phới, ăn học đầy đủ, đã quyết định rằng mình sẽ bỏ lại hết, để đối mặt với một tương lai vô định nơi xứ người. Tôi cũng buồn. Không ai muốn chia ly kiểu ấy. Nhưng tôi không bày tỏ ý kiến hay cảm xúc - tôi là người Hải Phòng. Tôi chỉ hỏi lại: "Làm đến đâu rồi?".

    Làm hôn thê là một quy trình khá dễ hiểu. Thân chủ bỏ ra một số tiền, và nhờ "đầu bên kia" đi tìm cho mình một người có quốc tịch bản địa (việc này không quá khó, khi mà bạn đã có một cộng đồng bà con cô bác đông đảo đi định cư từ mấy thập kỷ nay). Người được thuê sẽ về nước, làm đám cưới, kèm theo một chuỗi các hoạt động "giả lập" quá trình yêu đương để qua mặt hệ thống tư pháp. Kết hôn rồi, thân chủ sang bên kia, tự tìm đường mưu sinh. Ngay sau khi có giấy tờ định cư, hợp đồng kết thúc, họ ly hôn.

    Tất nhiên mọi thứ không đơn giản như thế. Các quốc gia phát triển ngày càng cảnh giác với hình thức "vượt biên" này, và đó là lý do cần có những người chuyên nghiệp lo mọi thứ. Đường dây mới bị bóc ra ở Mỹ gần đây là một ví dụ.

    Tôi không muốn đi sâu vào quy trình kỹ thuật và khía cạnh luật pháp của việc "làm hôn thê". Nhưng tôi nghĩ nhiều về cảm xúc của những cuộc ra đi. Năm kia, khi nhà báo Hồng Phúc thực hiện phóng sự về những cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc ở miền Tây, tôi biên tập bài mất có một đêm. Logic từ cái nghèo, từ những xóm làng sông nước đi thẳng đến thôi thúc muốn lấy chồng ngoại không khó để diễn đạt. Nhưng tôi là người Hải Phòng. Điều kiện của chúng tôi luôn tốt hơn mặt bằng chung cả nước. Tôi không tự diễn giải được câu chuyện của thành phố mình.

    Thế hệ tôi lớn lên trong thập kỷ 90, cho dù sinh ra trong gia đình nghèo, vẫn mang đầy tự hào là dân thành phố lớn. "Nghèo" theo chuẩn tương đối của cái thành phố này không đồng nghĩa với thiếu thốn. Tôi hay nghĩ về việc này: trong khi phần lớn đất nước không có nổi kênh truyền hình địa phương để mà xem thời sự, thì chúng tôi nghe nhạc MTV cả ngày. Trong khi các bạn ở đâu đó vẫn đang chăn trâu cắt cỏ thì chúng tôi đạp xe trên những con đường rợp bóng gạo gai và phượng vĩ, đi xuyên qua những khu nhà Pháp cũ, thảo luận về sự tan rã của Boyzone hay trao đổi tài khoản Yahoo! đầu đời. Chưa một giây phút nào tôi và bạn bè nghi ngờ mình đang hạnh phúc hơn phần lớn đất nước, và phần lớn thế giới, ở cái thành phố cảng này. Nhưng rồi vẫn lũ lượt rủ nhau đi.

    Tôi nhìn từ góc độ của một người Hải Phòng chấp-nhận-việc-vượt-biên, tự khó hiểu với chính cảm xúc của mình và cộng đồng mình, rồi nhận ra một điều: thôi thúc xuất ngoại của rất nhiều người Việt Nam không xuất phát từ sự thiếu thốn vật chất hay là xung đột ý thức hệ cực đoan nào. Nó đã đến một cách rất thản nhiên.

    Bạn bè tôi đã đi không phải vì hết sinh kế, cũng không phải vì nuôi ảo tưởng rằng ở nước ngoài sung sướng (tất cả đều ý thức rất rõ về sự vất vả của xã hội tư bản, và hiểu xã hội nào cũng có vấn đề riêng). Chỉ đơn giản là đi thì tốt hơn. Buồn bã, bặm môi mà đi, nhưng vẫn tốt hơn.

    Tôi không định khái quát điều gì về Việt Nam: gần một trăm triệu người vẫn đang ở lại xây dựng đất nước. Điều kiện sống vẫn đang tốt lên ở nhiều nơi và nhiều người hài lòng. Nhưng cảm xúc "muốn đi" của một bộ phận là không thể chối bỏ, và nó tạo ra các tít báo có thật, tạo ra sự cảnh giác có thật của hải quan nhiều nước với công dân Việt Nam.

    Tôi gọi điện cho một người bạn. Anh bỏ xứ để tìm đường lấy "thẻ xanh" khi đang giữ vị trí lãnh đạo ở một công ty lớn, bằng master ở Tây, đã có tên tuổi trong lĩnh vực, phía dưới có trăm mấy chục nhân viên. Vợ chồng anh bỏ ra mấy năm tìm đường hợp pháp để ra đi. Giờ bên kia, buổi sáng anh dậy sớm đi làm công nhân nông trại, phơi nắng cả ngày. Một cuộc ra đi cực đoan.

    Tôi trình bày với anh băn khoăn của mình, rằng tại sao nhiều người trong chúng ta lại muốn đi, khi không hề thiếu thốn; rằng ra đi vì vật chất thì dễ hiểu quá, nhưng thật ra đâu phải là chuyện vật chất. Tất cả đều ý thức được rằng sống nơi xứ người sẽ vất vả hơn. Điều gì đã tạo ra thôi thúc này, và nếu không thể thực hiện trong đời mình, bao người đã lại truyền thôi thúc đó cho đời con?

    Anh nói với tôi về một sự bất an. "Không phải chuyện chính trị. Không phải vấn đề kinh tế-xã hội. Anh không gọi được tên nó. Chỉ là một loại cảm giác".

    Chúng tôi nói chuyện rất lâu, nêu ra nhiều ví dụ, nhưng không diễn đạt được thành công thôi thúc này - bằng các biện luận lý tính. Cuối cùng thì anh ấy chỉ biết rằng mình nên đi.

    Tôi vẫn không tìm thấy câu trả lời của mình. Tôi tạm thời xếp vấn đề ấy sang một bên. Có thể tôi nhầm: các "con đường xuất ngoại" trong thế kỷ 21, như tôi nhìn thấy, chỉ mang tính tình huống. Đúng là có một vấn đề về người Việt nhập cư ở nước ngoài, nhưng chẳng có quy luật nào ở đây cả. "Muốn đi" là một dạng cảm xúc bỗng nhiên xuất hiện trong đời ai đó như đủ loại cảm xúc khác, chẳng có đúng-sai gì, chẳng mang hàm ý gì về xã hội Việt Nam đương thời.

    Hoặc có thể có một quy luật nào đó, và nếu gọi được tên nó, ta sẽ tìm thấy cách giải quyết vấn đề của quốc gia mình. 

    Đức Hoàng

    Viethome (theo VnExpress)

  • Trang Le Nguyen, nữ luật sư bị cáo buộc tham gia vào đường dây kết hôn giả để người nước ngoài nhập tịch vào Mỹ, đã đóng 100.000 USD để được tại ngoại. 

    Bà Trang Le Nguyen (Ảnh: Youtube)

    Trang Le Nguyen, 45 tuổi, một luật sư về nhập cư tại Houston, Texas, đã tuyên bố mình vô tội sau khi bị cáo buộc mắc tội tham gia vào một đường dây sắp xếp kết hôn giả quy mô lớn hôm 13/5. Nguyen đã nộp 100.000 USD tiền bảo lãnh để được tại ngoại, trong khi tòa liên bang vẫn đang xem xét về trường hợp của bà.

    Bà Nguyen, giám đốc điều hành công ty luật Pham & Nguyen là 1 trong 96 nghi phạm đang đối mặt với tổng cộng 206 cáo buộc liên quan tới đường dây kết hôn giả quy mô lớn nhằm bóp méo luật nhập cư Mỹ. Bà Nguyen bị cáo buộc cản trở tính đúng đắn của công lý, giả mạo nhân chứng, lừa đảo qua thư và âm mưu lừa đảo qua thư.

    Bà bị cáo buộc có liên quan tới ít nhất 1 trường hợp làm hồ sơ giả mạo cho các “khách hàng” để qua mặt cơ quan nhập cư Mỹ. Ngoài ra, nữ luật sư này còn bị cáo buộc nộp các văn bản với chữ ký giả mạo và tuyên bố sai trái; xúi giục một nhân chứng đi trốn và không cung cấp thông tin cho lực lượng hành pháp.

    Phiên tòa kế tiếp với nghi phạm Nguyen dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28/5.

    Vụ việc của Trang Le Nguyen nằm trong vụ án quy mô lớn do một người gốc Việt Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi, còn gọi là Duyen cầm đầu. Duyen bị cáo buộc đã điều hành mạng lưới với “chân rết” ở cả Houston và Việt Nam.

    Duyen thu của một người nước ngoài trung bình từ 50.000-70.000 USD một vụ, sau đó tuyển mộ người Mỹ để thực hiện các vụ kết hôn giả nhằm giúp khách hàng có được thường trú nhân hợp pháp.

    Trang Le Nguyen có bằng cử nhân luật từ đại học Nam Texas vào tháng 12/2010 và được cấp giấy phép hành nghề ở Texas năm 2011. Nguyen phụ trách mảng luật nhập cư tại công ty luật do bà điều hành. Theo hồ sơ do bà cung cấp, Nguyen từng xuất hiện trong các chương trình tư vấn về luật pháp phát sóng trên một kênh truyền hình của người Việt tại Mỹ.

    Tính tới lúc này, chưa rõ rằng liệu Nguyen có phải là luật sư duy nhất bị cáo buộc trong đường dây này hay không do chỉ mới có 50/96 nghi phạm bị bắt giữ.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • “Sự rạn nứt giữa vợ chồng tôi đã khiến tôi không còn muốn quay về Việt Nam, nhưng tôi cũng không muốn mình sống trong sự hồi hộp, phập phồng mỗi khi thấy người ta đến kiểm tra tiệm thì phải tìm đường bỏ chạy thật nhanh ra ngoài. Tôi chỉ còn cách cố đi làm, dành dụm tiền và nhờ người chịu đứng ra làm giấy tờ bảo lãnh cho tôi có cơ hội được ở lại Mỹ.”

    “Tôi không thích chính trị Việt Nam. Tôi là viên chức nhà nước, nhưng sự gò bó, kiểm duyệt gắt gao ở Việt Nam khiến tôi cảm thấy ngột ngạt. Chính vì vậy trong một lần du lịch sang Mỹ, nghe gợi ý từ bạn bè rằng nếu không thích thì đừng về, tìm cách ở lại đây, tôi đã suy nghĩ đến chuyện kết hôn giả.”

    Đó là một vài lý do của những người chọn Mỹ làm quê hương theo con đường “kết hôn giả,” vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm sau khi đường dây lừa đảo hôn nhân vừa bị phá vỡ ở Houston, Texas, kéo theo hàng chục người vướng vòng lao lý.

    Trong số những người chịu trả lời phỏng vấn với phóng viên Người Việt, có người đã tuyên thệ trở thành công dân Mỹ từ nhiều năm trước, có người vừa xong một năm, có người đang chuẩn bị phỏng vấn để lấy thẻ xanh 10 năm. Do sự tế nhị của vấn đề, tên các nhân vật đều được thay đổi.

    Nước Mỹ, là giấc mơ của nhiều người tại Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Trong hình là các bạn trẻ tham dự một sinh hoạt về bầu cử Mỹ tại Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn năm 2016. (Hình: Linh Pham/Getty Images)

    Lý do phải lựa chọn con đường “kết hôn giả” 

    “Nói tôi không thích chính trị Việt Nam nên tìm đường ra đi nghe có vẻ sách vở quá phải không? Nhưng đó là lý do thật sự của tôi.” Cô Lê Diễm Lệ, 40 tuổi, hiện ở Virginia, bắt đầu câu chuyện.

    Lệ là một viên chức ở Sài Gòn. “Thật sự tiền tôi kiếm được từ công việc của mình không ít. Vì độc thân, nên mỗi năm chuyện để dành ra khoảng $5,000 để đi du lịch với tôi không là điều khó, mà tôi thì rất thích đi chơi. Nhưng thật sự tôi không thích sự gò bó, bị kiểm duyệt, không được viết đúng những gì mình thấy, những gì mình nghe, không được đi biểu tình cho những điều chính đáng. Tất cả điều đó tích tụ trong lòng tôi,” Lệ nói.

    Lệ cho biết cô sang Mỹ du lịch đã nhiều lần, “cho đến một lần khi ngồi nói chuyện với bạn bè, biết tôi không thích Việt Nam, mọi người khuyên tôi nên ở lại Mỹ, họ sẽ tìm cách giúp.”

    Người chịu đứng ra giúp Lệ “đóng vai chú rể” là một người ly dị đã lâu, có công ăn việc làm ổn định. Trở về Sài Gòn, Lệ suy nghĩ về lời gợi ý tình cờ này. Và cô bắt đầu email, chat, trò chuyện với người sẽ là “chồng hờ” của mình. Để rồi một năm sau đó, cô trở qua Mỹ, cũng bằng visa du lịch nhưng đã có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc ở lại nơi này để “lấy chồng.”

    Khác với trường hợp của Lê Diễm Lệ, cô Jenny Nguyễn, 45 tuổi, hiện ở Dallas, Taxas, đến Mỹ cách đây hơn 10 năm trong một hoàn cảnh khá đặc biệt.

    “Lúc đó vợ chồng tôi đang có sự bất hòa lớn, tinh thần tôi rất suy sụp. Dì tôi có cơ sở may gia công cho một nhãn hàng của Mỹ đã làm giấy tờ cho tôi đi Mỹ một chuyến với mục đích giúp tôi có thời gian suy nghĩ về cuộc hôn nhân của mình, xem nên tiếp tục hay chấm dứt,” cô Jenny nhớ lại.

    Tuy nhiên, sự xa cách đó không ngờ lại khiến tình cảm vợ chồng cô trở nên tệ hại hơn. Sau ba tháng ở California với một tinh thần “kiệt quệ,” Jenny được người quen giới thiệu cô đến giúp việc chăm sóc cho một bà cụ.

    Không tốn tiền ăn ở, được gia đình bà cụ thương yêu và trả cho một khoản lương khá hậu hỉ, Jenny không nghĩ đến chuyện trở về Việt Nam. Nhưng cô cũng không muốn suốt ngày chôn chân trong nhà với một người già đau yếu. Thế là sau hơn một năm, cô xin nghỉ việc, dọn ra ngoài, bắt đầu tìm đường sống bằng cách xin việc làm ở các quán ăn của người Việt Nam.

    Diễm Lệ nói: “Thời gian đầu tôi không dám ra khỏi nhà vì khi đó ông Trump mới lên, xe bắt người đi lùng liên tục. Tôi cứ sợ ra đường lỡ bị tai nạn, người ta hỏi đến giấy tờ rất phiền phức.” (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

    “Đi ra ngoài buôn bán, giao tiếp, tinh thần tôi đỡ hơn, khuây khỏa hơn, nhưng cũng từ đó tôi thấp thỏm hơn với nỗi lo sợ một lúc nào đó sẽ bị bắt trục xuất về Việt Nam, vì visa hết hạn, mà passport Việt Nam cũng hết hạn. Tôi không thể nào quên lần đầu tiên Cảnh Sát Di Trú đến kiểm tra tiệm. Tôi may mắn chạy được ra ngoài trốn, nhưng mà cả người cứ run bần bật, tôi vừa khóc vừa sợ, thấy con đường phía trước mù mịt quá,” Jenny kể.

    Từ những lần chạy trốn đó, Jenny bắt đầu nghĩ đến chuyện kiếm người “kết hôn giả” khi để dành được hơn $25,000 sau mấy năm đến Mỹ. “Ở thời điểm đó, giá để làm chuyện này là từ $25,000 đến $30,000,” Jenny cho biết.

    Qua sự giới thiệu của một người bạn thân, Jenny làm quen với một người đàn ông có quốc tịch Mỹ ở Dallas, cũng ly dị vợ. Tuy nhiên, như lời Jenny, người đàn ông đó nói “Nếu tìm hiểu thấy thích hợp sẽ cưới thật. Còn không hợp thì cũng sẽ làm giấy tờ giúp tôi không lấy tiền, vì tình nghĩa bạn bè với người bạn của tôi.”

    Với Vivian Trần, cũng đang ở Texas, thì lý do cô tìm người kết hôn giả là vì lý do tài chính.

    “Ai cũng nói những người đi du học đều là gia đình giàu có, con ông cháu cha, nhưng thật sự gia đình em không giàu. Nhưng vì muốn em có cơ hội thay đổi cuộc sống, rồi từ đó có thể tìm cách giúp đỡ gia đình ở Việt Nam nên họ hàng tìm cách giúp đỡ cho em du học, với điều kiện khi đã qua được bên này thì tự em phải xoay xở tiếp,” Vivian, cô gái sắp vào tuổi 30, kể câu chuyện của mình.

    Qua được đến Mỹ, thay vì phải đi học, thì Vivian tìm cách đi làm nail, “vì đó là con đường kiếm tiền dễ nhất, nhanh nhất.” Cùng lúc đó, cô cũng tìm kiếm người giúp “kết hôn giả” với sự tính toán, “Nếu là du học sinh đi học, mỗi năm em phải mất gần $50,000, em không có khả năng đó. Trong khi nếu có người chịu làm giấy tờ cho em, em có thẻ xanh đi học thì không tốn tiền nhiều, số tiền làm giấy tờ kết hôn em có thể đi làm dành dụm trong vài năm là trả xong.”

    Một người đàn ông còn trẻ, nhưng cũng có nhà cửa, công việc ổn định, đã nhận lời giúp Vivian qua sự “nhờ vả” của một người quen.

    Những lo lắng, phập phồng không yên 

    Tìm được người giúp, nhưng đoạn đường từ lúc gặp gỡ giữa hai người chưa từng có tình cảm với nhau nhưng lại phải “đóng vai” là tình nhân, là vợ chồng, để nộp giấy tờ bảo lãnh, mở tài khoản chung, đến lúc phải trả lời các câu hỏi lắt léo của nhân viên Di Trú, để rồi có được giấy phép đi làm, có thẻ xanh 2 năm, thẻ xanh 10 năm hay thi quốc tịch, là cả một chuỗi thời gian căng thẳng không chỉ cho Jenny, cho Vivian, cho Diễm Lệ, mà còn cho cả những người “chồng.”

    Bởi, như Vivian nói, “Nếu nói nguy hiểm thì thật sự người chịu nhiều nguy hiểm là người bảo lãnh. Vì nếu chuyện bị bại lộ, bất quá em chỉ bị đuổi về Việt Nam, không còn cơ hội sang Mỹ. Trong khi anh kia có thể bị tù, bị ảnh hưởng tương lai. Mà ngay cả em về Việt Nam thì cơ hội đổi đời mà gia đình em trông đợi coi như cũng xong.”

    Đó cũng là nỗi sợ của Diễm Lệ. “Khi chọn cách này ở lại Mỹ coi như mình cũng đánh ván bài liều. Cũng sợ đủ thứ. Sợ bạn bè, họ hàng biết rồi bàn tán. Sợ khi phỏng vấn bị từ chối sẽ bị đuổi về Việt Nam, không còn được đi Mỹ. Anh kia thì sợ bị tù.”

    Diễm Lệ cho rằng “Thời gian đầu chưa dọn qua Virginia, tôi ở Florida, có lúc tôi không dám ra khỏi nhà vì khi đó ông Trump mới lên, xe bắt người đi lùng liên tục. Tôi cứ sợ ra đường lỡ bị tai nạn, người ta hỏi đến giấy tờ rất phiền phức.”

    Diễm Lệ kể thêm, “Do tôi và anh kia đều biết tiếng Anh nên tụi tôi tự làm giấy tờ, không nhờ qua một văn phòng luật sư nào hết. Thêm nữa là anh đó cũng có công ăn việc làm, cả hai đều là người Nam, đều có chung gốc gác là gia đình làm việc cho chính quyền Sài Gòn trước đây, và tuổi tác cũng xêm xêm nhau, nên cũng có nhiều thuận lợi.”

    Vivian nói: “Nếu nói nguy hiểm thì thật sự người chịu nhiều nguy hiểm là người bảo lãnh. Vì nếu chuyện bị bại lộ, bất quá em chỉ bị đuổi về Việt Nam, trong khi anh kia có thể bị tù, bị ảnh hưởng tương lai.” (Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images)

    “Nhưng mà khi đi phỏng vấn họ cũng nghi ngờ khi hỏi tới hỏi lui tại sao tôi qua đây chỉ có một tháng thì làm giấy kết hôn, điều gì khiến tôi bỏ hết mọi thứ ở Việt Nam để sang đây sống với anh này. May là mình đã chuẩn bị kỹ câu trả lời nên cũng qua,” cô chia sẻ.

    Diễm Lệ cho biết sau khi nộp giấy kết hôn, cô được cấp giấy phép đi làm và khoảng năm sau thì cô có thẻ xanh 2 năm, hiện giờ cô đang chuẩn bị phỏng vấn cho thẻ xanh 10 năm.

    Với Vivian thì ngoài nỗi sợ bị phát giác, cả hai người còn có nỗi lo… mất tiền.

    “Khi làm giấy tờ thì phải mở tài khoản chung, bao nhiêu tiền em dành dụm phải bỏ vô đó, lỡ xui rủi anh kia lấy xài hết rồi không chịu làm tiếp thì sao. Mà anh kia chắc cũng sợ, vì tiền ảnh cũng nằm trong đó, lỡ em lấy hết rồi bỏ chạy về Việt Nam thì ảnh cũng mất,” cô cười nhớ lại.

    Riêng Jenny thì lại bị tình cảm dằn vặt giữa thật và giả. Nhưng khổ sở hơn khi cô cho rằng mình phải hứng chịu ánh mắt nghi ngờ của gia đình “chồng hờ” sợ khi làm giấy tờ xong thì cô sẽ “giở quẻ” đòi chia chác tiền bạc, nhà cửa.

    “Nhưng không còn con đường nào khác, lỡ phóng lao thì phải theo lao, tôi cứ tự nhủ ráng nhịn nhục chờ có giấy tờ xong thì sẽ ra đi,” cô nhớ lại.

    Được và mất 

    “Hiện tại do phải đi học, và chỉ làm việc part-time nên tiền tôi kiếm được không đáng gì so với lúc còn ở Việt Nam. Nhưng đổi lại, tôi cảm nhận được không khí tự do mà tôi muốn,” Diễm Lệ cho biết.

    Cô nói thêm, “Bỏ qua những hồi hộp lo lắng khi giấy tờ chưa xong, tôi thấy tinh thần mình thoải mái hơn, tôi cảm thấy tự tin hơn, tôi không phải nghe người khác gọi tôi là ‘con đen,’ ‘con lùn’ hay chê tôi xấu xí. Trong đời sống thường nhật, tôi không phải lo sợ đồ ăn thức uống bị nhiễm độc, đi mua sắm quần áo, đồ đạc tôi có thể mang trả lại khi không vừa ý. Tôi cảm nhận được câu ‘khách hàng là thượng đế’ khi đi mua sắm ở bất cứ đâu. Những điều đó tôi không có khi còn ở Việt Nam.”

    “Tôi đang chờ phỏng vấn để có thẻ xanh 10 năm. Chưa biết tương lai thế nào, nhưng cho đến giờ phút này, tôi thấy đi Mỹ là một quyết định đúng, ở lại Mỹ là một quyết định đúng. Dĩ nhiên, ai cũng muốn chọn con đường hợp pháp khi làm bất cứ điều gì, nhưng tôi không có được cơ may đó, đành phải chọn con đường nhiều rủi ro này,” Diễm Lệ giãi bày.

    Vivian thì đã trở thành công dân Hoa Kỳ và cũng đã tốt nghiệp đại học như mong muốn từ hơn một năm qua.

    “Em đã dọn ra ở riêng, đã có việc làm, có thể gửi tiền về giúp đỡ ba má em. Tiền để lo cho việc này em cũng đã trả xong. Em cũng phải cám ơn anh ấy đã giúp em có được cơ hội này. Tụi em chưa làm hồ sơ ly dị, vì chưa ai thấy cần nên để thêm một thời gian nữa cho an toàn,” Vivian cho biết.

    Jenny thì đã ổn định cuộc sống ở Dallas sau bao sóng gió, có con cùng người làm giấy tờ cho cô, giờ thật sự là chồng cô.

    “Nhớ lúc có được bằng quốc tịch, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi hiểu những ngày trốn chui trốn nhủi của tôi không còn nữa. Tôi không còn sợ hãi khi có những người quen biết vì lý do này lý do khác dọa tố cáo tôi sống bất hợp pháp. Tôi nghĩ con tôi sẽ hạnh phúc hơn tôi khi được sinh ra và lớn lên ở đây, nó sẽ không bao giờ có thể hiểu được cái giá mà mẹ nó phải trả cho sự ra đời của nó ở đây là như thế nào. Mà tôi cũng sẽ không bao giờ muốn nó biết điều đó,” Jenny nói, miệng cười kèm nước mắt. 

    (Ngọc Lan)

    Viethome (theo Người-Việt)

  • Một số người Việt lấy được thẻ xanh qua đường dây kết hôn giả do người gốc Việt cầm đầu ở Houston, Texas, Mỹ, có thể bị trục xuất mà không chịu án tù, theo luật sư di trú.

    “Họ chắc chắn sẽ bị tước thẻ xanh, và bị trục xuất”, luật sư Alyssa Nguyen, người thành lập văn phòng luật Nguyen Firm ở thành phố St. Paul, bang Minnesota, và đã có hơn 15 năm trong nghề, nói với Zing qua điện thoại. “Họ có thể không chịu án tù, vì có thể chính phủ Mỹ không muốn phí tiền thuế vào việc giam giữ họ”.

    Họ sẽ chịu lệnh “trục xuất nhanh”, tức bị trục xuất trong 1-2 tuần tới một tháng, khác với quy trình trục xuất bình thường, vốn kèm theo quyền biện minh trước thẩm phán di trú, theo bà Nguyen.

    Luật sư Laurence Borten, người thành lập văn phòng luật cùng tên ở New York, có ý kiến tương tự. “Những người chỉ đơn thuần lấy được thẻ xanh có thể sẽ không chịu án tù”, ông Borten trả lời Zing qua email. “Những người cấu kết trong nhiều vụ cưới giả, như tuyển mộ người Mỹ tham gia kết hôn giả, làm giả tài liệu, sẽ bị truy tố nặng hơn".

    “Tất nhiên những ai đã nhận thẻ xanh sẽ bị trục xuất”, ông Borten nói.

    Văn phòng công tố tại Nam Texas cho biết 96 đối tượng bị truy tố với 206 tội danh liên quan đến đường dây dàn xếp kết hôn giả. Tính đến ngày 13/5, đã có ít nhất 50 người bị bắt giữ. Khoảng một nửa số nghi phạm được liệt kê trong cáo trạng là người gốc Việt.

    Theo cáo trạng, những người kết hôn giả chỉ gặp nhau một vài lần, đôi khi là không hề gặp trước khi cưới, không sống chung sau đó mà chỉ trả tiền nhau theo thỏa thuận trước.

    Luật sư Alyssa Nguyen, văn phòng luật Nguyen Firm ở thành phố St. Paul, bang Minnesota, từng là công tố viên cấp tiểu bang ở Minnesota. Ảnh: Tạp chí Attorney At Law.

    Các bị cáo sẽ chịu án khác nhau

    “Sẽ không có bản án giống nhau cho các bị cáo người Việt”, bà Alyssa Nguyen nói về hình phạt cho 96 bị cáo, những người sẽ thuê luật sư bào chữa riêng.

    “Tùy vào dữ kiện của từng bị cáo... các luật sư có thể dựng nên câu chuyện để xin hưởng khoan hồng”, vị luật sư thuộc Hội Luật sư Di trú Mỹ (AILA) cho biết.

    “Với người Mỹ, câu chuyện có thể là vì họ bần cùng... Ví dụ anh quá nghèo mà được trả 50.000 USD, điều đó làm anh lung lay”, bà Nguyen phân tích. “Còn đối với người Việt, có thể là họ nghèo, hay bị gia đình lạm dụng, và muốn cuộc sống tốt hơn”.

    Nữ luật sư cho rằng sắp tới, các luật sư biện hộ sẽ khuyên các bị cáo không nhận tội, để bên công tố phải chứng minh tội danh vượt trên sự nghi ngờ hợp lý (reasonable doubt).

    “Các luật sư biện hộ sẽ thực hiện việc xác lập các chứng cứ mà chính phủ đang có trong tay như băng ghi âm, người tố giác, hình ảnh... họ sẽ kiểm tra toàn bộ chứng cứ”, luật sư Alyssa Nguyen nói.

    Phía công tố có thể đã và đang thương lượng để các bị cáo làm chứng chống lại nhau để đổi lấy án phạt giảm nhẹ, theo bà.

    Luật sư gốc Việt đóng vai trò tổ chức trong đường dây kết hôn giả, Trang Le Nguyen, 45 tuổi ở Houston, bang Texas, đã không nhận tội sau cáo trạng.

    "Cô ấy không nhận tội. Chúng tôi đang trong quá trình làm sáng tỏ vụ án", Texas Lawyer ngày 14/5 dẫn lời Jed Silverman, luật sư biện hộ cho Trang Le Nguyen, người được bảo lãnh tại ngoại với số tiền 100.000 USD.

    “Người báo tin có thể đã đeo máy ghi âm”

    Tuy vậy, luật sư Alyssa Nguyen cho rằng phía công tố có thể đã có nhiều bằng chứng chống lại các bị cáo, bao gồm một người báo tin.

    “Đây là vụ án được nhiều cơ quan cùng điều tra trong nhiều năm”, luật sư Nguyen, từng nhiều năm làm công tố viên cấp tiểu bang ở bang Minnesota, cho biết. “Giới điều tra liên bang không bao giờ đưa ra nhiều tội danh như vậy nếu không có đủ bằng chứng”.

    96 người bị cáo buộc 206 tội danh, bao gồm âm mưu tham gia lừa đảo bằng hôn nhân, lừa đảo bằng hôn nhân, làm giả tài liệu - giả chữ ký, khai man, tạo địa chỉ giả, xác nhận công việc giả, lừa đảo cơ quan di trú, gây khó và cản trở quá trình thực thi pháp luật, tác động đến nhân chứng, nạn nhân hoặc người mật báo.

    "Những vụ bắt giữ đánh dấu đỉnh điểm của một cuộc điều tra liên ngành, kéo dài trong cả năm, nhằm vào một trong những vụ giả mạo hôn nhân lớn nhất từng được ghi nhận tại Houston", Texas Lawyer dẫn lời Mark Dawson, công tố viên đặc biệt của cơ quan điều tra di trú và hải quan, thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ.

    “Có thể một ai đó bị phát hiện làm giấy tờ kết hôn giả... sau đó cơ quan điều tra liên bang cử đặc vụ tham gia đường dây”, bà Nguyen đưa ra giả thuyết của mình về quá trình điều tra.

    “Có thể họ yêu cầu một người sắp bị buộc tội hợp tác để được giảm án. Họ có thể cài một người Mỹ giả vờ muốn cưới giả để kiếm tiền, thậm chí dùng đồng thời một vài biện pháp trên”.

    Vị luật sư gốc Việt nói thêm người báo tin có thể đã đeo máy ghi âm. “Nếu không, làm sao họ biết được Trang Le Nguyen bảo một nhân chứng hãy trốn đi. Nếu không ghi âm, có thể bên công tố chưa cáo buộc bà ta tội danh tác động tới nhân chứng”, bà Alyssa Nguyen nói.

    Bộ ảnh cưới giả thu được tại trong đường dây kết hôn giả do bà Ashley Yen Nguyen điều hành. Ảnh: ICE.

    Theo cáo trạng vụ án, bà Trang Le Nguyen bị cáo buộc cản trở thực thi công lý. Theo cáo trạng, bà đã thông báo cho K.M.N.N., một đối tượng kết hôn giả và là người cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, rằng K.M.N.N. nên đi trốn, không đi bằng máy bay để tránh phát hiện, và ngừng hợp tác với cơ quan chức năng.

    Bà còn bị truy tố tội mua chuộc nhân chứng. Cáo trạng nói bà đã ngăn cản K.M.N.N liên lạc với Bộ An ninh Nội địa (DHS) và Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS), đồng thời dụ dỗ K.M.N.N rút lại lời khai, không ra làm chứng tại tòa.

    Kết hôn giả diễn ra nhiều

    Nữ luật sư ở bang Minnesota cho rằng có thể có hàng trăm người khác kết hôn giả qua đường dây này mà chưa bị phát hiện.

    “Các đường dây tội phạm thường như vậy: họ hoạt động trót lọt trong nhiều năm, rồi họ trở nên tham lam hơn trước khi bị phát hiện”.

    Những người muốn vào Mỹ định cư đã trả cho đường dây này từ 50.000 - 70.000 USD cho một suất nhập cư hợp pháp. Đứng đầu đường dây là Ashley Yen Nguyen (còn gọi là Duyen) cùng Khanh Phuong Nguyen, bản thân đã nhập cư Mỹ qua kết hôn giả.

    Họ tìm cách "chiêu mộ" vào đường dây những người Mỹ khác làm “chồng giả”, “vợ giả”, những người sau đó lại trở thành người tuyển dụng. Bị truy tố có những người cầm đầu, tuyển dụng phụ trách tài chính, chi trả, làm hồ sơ giả, làm hướng dẫn viên cho các vợ chồng giả qua Việt Nam để giả vờ “về quê vợ, quê chồng”.

    “Tôi thường xuyên nghe qua bạn bè, họ nói về việc này. Nó diễn ra nhiều hơn bạn nghĩ”, luật sư Alyssa Nguyen nói về việc kết hôn giả để có thẻ xanh vào Mỹ nói chung, phổ biến trong các cộng đồng nhập cư khác như châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, không chỉ người Việt.

    Luật sư gốc Việt Trang Le Nguyen (Nguyen Le Thien Trang) đã đóng tiền tại ngoại chờ phiên tòa kế tiếp vào ngày 28/5. Ảnh: Youtube.

    Bà từng thấy cặp đôi kết hôn rồi ly dị sau khi có thẻ xanh, nhưng bà cho biết các luật sư di trú chỉ có thể giúp xử lý hồ sơ và khó có thể biết đôi vợ chồng là giả hay không. “Tôi không hỏi khách hàng vì sẽ xúc phạm họ. Nhưng nếu họ đến văn phòng và nói chúng tôi đang kết hôn giả, tôi sẽ từ chối”.

    “Tôi tin rằng kết hôn giả phổ biến hơn trong những người đến từ châu Phi. Tôi thường đại diện cho các thân chủ bị lệnh trục xuất do cưới giả, và đó là điều tôi chứng kiến”.

    Người phát ngôn của Sở Di trú và Hải quan Hoa Kỳ và Viện công tố liên bang Nam Texas từ chối yêu cầu bình luận của Zing.vn với lý do “điều tra đang được tiến hành”.

    Viethome (theo Zing)

  • “Đây là sự việc làm cho người Việt mình xấu hổ, một con sâu làm rầu nồi canh, mình không thể tránh được tiếng xấu đối với người Mỹ cũng như các cộng đồng thiểu số khác.”

    Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành “Trung tâm CISS chuyên về di dân và tị nạn” tại Houston, Texas, nói về cảm xúc đầu tiên của ông khi nghe tin về đường dây kết hôn giả do một người Việt cầm đầu bị khám phá ở Houston gây chấn động dư luận trong mấy ngày qua.

    “Khi nghe tin trên đài ABC News, rồi theo bản tin của FOX News, tôi cảm thấy rất ‘shocked,’ vì đây là một âm mưu lớn, làm cho tới 100 người bị cáo buộc về tội dùng hôn nhân giả để tránh né luật di trú. Trong 100 người thì có 50 người đã bị bắt và chờ ngày ra tòa,” ông Cư nói thêm.

    Đường dây lừa đảo hôn nhân quy mô

    Ông Mark Dawson của cơ quan Điều Tra An Ninh Nội Địa Houston, được truyền thông trích lời, cho biết: “Các vụ bắt giữ này đánh dấu đỉnh điểm của cuộc điều tra kéo dài một năm về một trong những âm mưu lừa đảo hôn nhân lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Houston.”

    Biện Lý Ryan K. Patrick thì cho rằng gần 100 người liên quan đến đường dây làm kết hôn giả ở vùng Houston đã bị một bồi thẩm đoàn liên bang truy tố 206 tội danh.

    Bà Ashley Yến Nguyễn, còn gọi là Duyên, 53 tuổi, là người cầm đầu đường dây kết hôn giả này, có văn phòng ở vùng Tây Nam Houston, Texas. Ngoài các cộng sự ở vùng này, bà Duyên còn có tay chân hoạt động trên khắp tiểu bang Texas và Việt Nam.

    Ngoài bà Duyên, những cá nhân và tổ chức dính líu đến đường dây này còn có: Nguyễn Phương Khánh, Huỳnh Thái Tuyền, Nguyễn Phước Hùng, Nguyễn Minh Lan, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Phương Khan – con gái của bà Duyên, cùng vài người ngoại quốc và một số nhân vật được giấu tên.

    Tổ chức này dùng ít nhất 5 địa chỉ ở Houston, Texas làm địa điểm hoạt động. Ngoài ra còn có một số địa chỉ khác ở Việt Nam.

    Theo hồ sơ truy tố, đường dây này tổ chức các cuộc kết hôn giả trên quy mô lớn để người nước ngoài có được giấy tờ nhập cư vào Mỹ. Những kẻ cầm đầu tìm kiếm mai mối cho người nước ngoài kết hôn giả với những công dân Mỹ, sau đó nộp hồ sơ lên Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) để hưởng quyền lợi nhập cư, và nhận một khoản tiền từ những người có nhu cầu vào Mỹ theo cách thức này.

    Theo cáo trạng, các cuộc hôn nhân giả này có các điểm chung như: “Đây là các cặp không sống chung với nhau, hay không có ý định sống chung với nhau, ngược hẳn với hồ sơ giấy tờ nộp cho USCIS. Các cặp chỉ gặp nhau trong thời gian ngắn, ngay trước khi có giấy đăng ký kết hôn, hoặc thậm chí chưa bao giờ gặp nhau. Đây là hôn nhân được sắp đặt vì tiền bạc, và các cặp này kết hôn với mục đích gian dối để nhập cư.”

    “Những người tham gia vào đường dây này với mục đích được hưởng các quyền lợi nhập cư theo vợ/chồng thì có người đang ở Việt Nam, có người đang ở Mỹ bằng visa du lịch, du học, hay làm việc có thời hạn. Những công dân Mỹ tham gia vào đường dây này để hưởng lợi thì đóng vai trò là người đứng đơn bảo lãnh.”

    “Những người muốn làm kết hôn giả để có được giấy tờ thường trú đầy đủ hợp pháp phải trả cho bà Duyên và một công ty của bà ta số tiền từ $50,000-$70,000.”

    Ngoài việc đi tìm những công dân Mỹ chịu nhận tiền để đứng ra bảo lãnh hôn thú cho các cuộc kết hôn giả, bà Duyên và Nguyễn Phương Khánh cũng tự mình đứng ra bảo lãnh hôn thú cho người khác để lấy tiền.

    Không chỉ vậy, cũng theo cáo trạng, một số người từng được “lôi kéo” làm hồ sơ bảo lãnh cho các cuộc kết hôn giả, sau đó trở thành người đi “lôi kéo” thêm nhiều người khác làm theo.

    Đường dây này cũng thuê Huỳnh Thái Tuyền và Nguyễn Thanh Bình là người nhận tiền từ phía có nhu cầu muốn vào Mỹ và giao tiền cho người bảo lãnh hôn thú.

    Đi xa hơn nữa, họ cũng thuê người làm hướng dẫn viên cho các công dân Mỹ đứng đơn bảo lãnh kết hôn giả khi những người này về Việt Nam để gặp “hôn phu/hôn thê.”

    Chuẩn bị sẵn cho các cặp kết hôn này những cuốn album đám cưới giả, thuê tài xế chở các cặp này đi đến nơi phỏng vấn, làm giấy tờ, cung cấp các hồ sơ thuế, điện nước, giấy chứng nhận việc làm giả cùng nhiều giấy tờ giả mạo khác nhằm để USCIS chấp thuận, cũng là việc làm nằm trong đường dây tội phạm này.

    Cũng bị truy tố trong vụ này là Luật Sư Trang Lê Nguyễn, còn được biết dưới tên Nguyễn Lê Thiên Trang, 45 tuổi, ở thành phố Pearland. Vị luật sư này bị buộc tội ngăn trở công lý và tìm cách ảnh hưởng đến các nhân chứng, nạn nhân hoặc người mật báo.

    Theo cáo trạng, Luật Sư Nguyễn Lê Thiên Trang đã chuẩn bị các hồ sơ liên quan tới ít nhất một vụ hôn nhân giả và dặn dò một nhân chứng, có tên viết tắt là K.M.N.N, người báo tin cho cơ quan thực thi pháp luật, phải đi trốn hoặc không nên di chuyển bằng máy bay, và không được cung cấp bất cứ thông tin gì cho cơ quan điều tra liên bang.

    Cáo trạng này cũng buộc tội ông Lê Công Tâm đã khai gian khi được phỏng vấn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ vào cuối Tháng Giêng, 2019.

    Tội trạng liên quan đến làm hồ sơ giả mạo, ảnh hưởng các nhân chứng, nạn nhân và người mật báo đều có thể khiến bị án là 20 năm trong nhà tù liên bang.

    Tội âm mưu làm kết hôn giả hoặc làm đám cưới giả có thể bị án 5 năm tù. Những tội danh khác bị truy tố trong vụ này có thể bị án tới 10 năm tù.

    Nhập cư theo diện hôn nhân của người Việt sẽ khó khăn hơn

    Là người có hơn 30 năm kinh nghiệm về di trú và tị nạn, giúp đỡ, tư vấn và làm các dịch vụ liên quan đến di trú hay an sinh xã hội cho hàng ngàn đồng hương Việt Nam tại Houston, Texas và nhiều nơi khác, ông Cư bày tỏ sự quan tâm của mình về những ảnh hưởng có thể xảy ra liên quan đến việc kết hôn của người Việt Nam và một công dân Hoa Kỳ.

    Ông nói, “Thứ nhất, sau khi 3 cơ quan của Hoa Kỳ kết hợp để điều tra vụ này gồm Cơ Quan Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS), Cơ Quan Điều Tra An Ninh Nội Địa Houston (HSI) thuộc Cục Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE) và FBI.  Đương nhiên tin tức này sẽ được truyền đi khắp nơi, cũng như các tòa lãnh sự Mỹ ở Việt Nam buộc sẽ phải nhìn vào những hồ sơ xin nhập cư theo diện hôn nhân một cách nghiêm chỉnh hơn, khắt khe hơn. Dĩ nhiên những người làm thật thì cũng sẽ bị ảnh hưởng, nghĩa là hồ sơ sẽ bị giữ lại để điều tra kỹ lưỡng hơn. Nghĩa là nó phải bị ảnh hưởng chứ không bình thường được.”

    Với những trường hợp được liệt kê trong cáo trạng nói trên, ông Cư cho rằng “có thể giả, có thể thật.”

    “Những hồ sơ mà bà Duyên chủ trương làm thì phần lớn là những hồ sơ giả. Những người làm (kết hôn) giả đương nhiên sẽ bị đưa ra tòa, và sau khi thụ án rồi, có thể bị phạt tù, có thể bị phạt tiền, và sau đó bị trục xuất, khi đó cánh cửa vào Mỹ của họ hoàn toàn đóng lại,” ông Cư nói.

    Ông tiếp, “Trong những hồ sơ mà bà Luật Sư Thiên Trang làm thì có thể cũng có những hồ sơ thật. Nếu là hồ sơ thật, cho dù có lấy được thẻ xanh rồi cũng sẽ bị Sở Di Trú rà soát lại để xem hồ sơ này thiệt hay giả. Nếu là hồ sơ giả thì họ sẽ lấy lại thẻ xanh. Trong Luật Di Trú, dù là người có quốc tịch Mỹ đi nữa, nhưng nếu bị khám phá rằng đã khai gian dối, hoặc ngụy tạo bằng chứng để lợi dụng luật di trú thì tòa sẽ lấy lại quốc tịch, lấy lại thẻ xanh, và có thể còn bị trục xuất.”

    Ông Cư cũng cho rằng có những du học sinh và những người du lịch sang đây có ước mơ được ở lại Mỹ nên đã chọn cách này thì “thật tội nghiệp.”

    “Tôi nghĩ thật tội nghiệp cho những người đó, họ bị lừa đảo một cách trắng trợn, tàn nhẫn. Cuộc đời của những người này rồi sẽ ra sao? Về cũng không được vì họ đã bị cáo buộc thì sao mà về. Mà ở lại thì phải chịu tù tội, mất tiền, có thêm tiền để thuê luật sư thì cũng chưa chắc gì đã có thể thoát khỏi vòng tù tội. Nghĩ đến vậy là tôi thấy tội nghiệp cho những người đó vô cùng,” ông bày tỏ.

    Tuy vậy, ông Hà Ngọc Cư cũng khẳng định “muốn vào Mỹ thì phải theo con đường luật pháp của Mỹ chứ không có con đường nào khác để vào Mỹ được.”

    Ông phân tích, “Trong luật di trú có hai loại, thứ nhất là diện vào Mỹ vì công ăn việc làm, diện thứ hai là dựa vào quan hệ gia đình. Cánh cửa vào nước Mỹ không phải là không mở ra. Ai muốn đi phải đi một cách hợp pháp, chứ không thể ngụy tạo bằng chứng, khai gian dối, làm giả hôn thú để vào Mỹ. Không thể làm như vậy vì, thứ nhất là không thoát được lưới pháp luật, thứ hai là tạo ra một khung cảnh khó khăn cho những người bước chân vào Mỹ hợp pháp.” (Ngọc Lan)

  • Bao Hoang Nguyen bị cáo buộc là một thành viên của đường dây tổ chức kết hôn giả quy mô lớn do người gốc Việt cầm đầu tại Mỹ

    Bao Hoang Nguyen, một người đàn ông gốc Việt, đang bị giam tại nhà tù quận Grand Forks, bang North Dakota, với cáo buộc liên quan đến đường dây tổ chức kết hôn giả nhằm lách luật định cư Mỹ. 

    Nguyen bị cảnh sát tư pháp bắt giữ sáng 13/5 cùng khoảng 50 người liên quan đến đường dây quy mô lớn trên. Theo cáo trạng tại tòa án bang Texas, Nguyen đóng vai trò trong việc tuyển dụng các công dân Mỹ làm chồng hoặc vợ giả, và đưa những người Việt sang Mỹ theo diện kết hôn với mức phí 50.000 - 70.000 USD. 

    Nguyen bị buộc tội tổ chức kết hôn giả và gian lận vì tham gia vào đám cưới giả với Janie Gonzales, một nghi phạm Mỹ cũng đối mặt với các tội danh tương tự. Theo giới chức liên bang, Nguyen và Gonzales đã nộp các giấy tờ với chữ ký giả, địa chỉ không có thật và thư xác nhận việc làm giả. Hồ sơ cho thấy hai người kết hôn vào tháng 6/2014, có địa chỉ thường trú tại thành phố Houston. 

    Nguyen dự kiến ra tòa vào ngày 14/5 nhưng phiên xét xử bị hủy vì chưa tìm được phiên dịch viên cho ông này. 

     

    Cơ quan Thực thi Hải quan và Di trú Mỹ (ICE) cho biết có gần 100 nghi phạm trong vụ án với tổng cộng 206 tội danh. Nghi phạm cầm đầu đường dây là Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi, một phụ nữ gốc Việt điều hành hoạt động của băng nhóm ở thành phố Houston nhưng có "chân rết" khắp bang và tại Việt Nam.

    Các đôi vợ chồng giả không chung sống với nhau và không quen biết hoặc mới gặp gỡ ngay trước khi đăng ký kết hôn. Để nhập cư Mỹ hay trở thành thường trú nhân hợp pháp hoàn toàn, họ sẽ phải trả thêm tiền cho những người môi giới. Những công dân Mỹ tham gia các cuộc hôn nhân giả cũng được trả một phần thù lao.

    Trang Le Nguyen, 45 tuổi, một luật sư gốc Việt ở Texas, cũng bị truy tố với cáo buộc cung cấp giấy tờ giả mạo cho ít nhất một cuộc hôn nhân, tuyển dụng các công dân Mỹ tham gia vào đường dây này, cản trở cơ quan tư pháp, làm giả nhân chứng. Các nghi phạm đối mặt ít nhất 10 năm tù.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Việc đường dây kết hôn giả ở Texas bị phanh phui có thể gây trở ngại đáng kể cho những người xin nhập cư chính đáng vào Mỹ.

    "Nếu các cáo buộc trong vụ kết hôn giả ở Houston là đúng, tôi rất lo lắng", luật sư David Nguyen, Văn phòng luật sư David Nguyen, bang Texas, Mỹ chia sẻ với VnExpress. Ông nhắc đến việc nhà chức trách Mỹ hôm 13/5 triệt phá đường dây chuyên tổ chức kết hôn giả cho người nước ngoài nhằm định cư ở nước này.

    Nghi phạm đứng đầu đường dây này là Ashley Yen Nguyen, một người gốc Việt 53 tuổi. Đường dây hoạt động từ tháng 8/2013 với mức phí 50.000 - 70.000 USD mỗi người để được thu xếp kết hôn giả với một người vợ hoặc chồng "hờ" tại Mỹ. Đường dây có tổng cộng 96 nghi phạm bị cáo buộc 206 tội danh, khoảng 50 người trong số đó đã bị bắt, một nửa là công dân Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp.

    Nguyen Le Thien Trang, 45 tuổi, một luật sư gốc Việt ở Texas, cũng bị truy tố với cáo buộc cung cấp giấy tờ giả mạo cho ít nhất một cuộc hôn nhân và tuyển dụng các công dân Mỹ tham gia vào đường dây.

    Theo luật sư David Nguyen, ông lo ngại các tổ chức chống nhập cư ở Mỹ và các chính trị gia có thể "tận dụng" sự việc này để ngăn cản, khiến những người xin nhập cư chính đáng gặp khó khăn hơn, thậm chí nhà chức trách Mỹ có thể tìm cách tăng thuế nhập cư để chi trả cho quá trình điều tra các trường hợp kết hôn giả. Bên cạnh đó, người nước ngoài ở Mỹ có thể phải chờ đợi lâu hơn để có được thẻ xanh.

    Khi luật sư Nguyen Le Thien Trang bị cảnh sát Mỹ coi là một nghi phạm, bất cứ người nào từng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của bà này đều có thể bị mở lại hồ sơ để kiểm tra xem có bất cứ gian lận nào hay không.

    "Điều này không công bằng với các khách hàng không liên quan đến sự việc mới bị phát hiện ở thành phố Houston", David Nguyen nói. Ông cho hay luật sư Trang chưa bị kết tội vì đang trong quá trình điều tra. Bà được tại ngoại sau khi đóng 100.000 USD tiền bảo lãnh, theo truyền thông Mỹ.

    Theo Đạo luật nhập cư và quốc tịch Mỹ (INA), những người liên quan đến đường dây kết hôn giả sẽ phải đối diện án tù 5 năm và mức phạt lên đến 250.000 USD. Thêm nữa, họ cũng bị xem xét các tội danh khác như gian lận visa, chứa chấp người nước ngoài, đưa ra những tuyên bố sai, gian lận qua thư, cản trở công lý. "Điều này có nghĩa là án tù và tiền phạt của một nghi phạm có thể tăng lên đáng kể nếu họ bị áp thêm các tội danh khác", David Nguyen nói.

    Với công dân Việt đã có thẻ xanh ở Mỹ, ngoài mức phạt nói trên, họ sẽ bị mất địa vị pháp lý hiện có, không còn là công dân Mỹ hoặc quyền cư trú hợp pháp dài hạn. Những người vi phạm sẽ bị xem xét trục xuất và khả năng cao là bị đưa trở lại quê nhà. Ngay cả khi kết hôn hợp pháp với công dân Mỹ trong tương lai, những người này cũng sẽ không được cư trú dài hạn ở Mỹ.

    Nếu đang ở Mỹ, những người này cũng bị mất các quyền lợi liên quan như xin tị nạn, Chương trình hoãn hành động đối với người nhập cư trái phép lúc còn nhỏ (DACA), Tình trạng được bảo vệ tạm thời (Temporary Protected Status - TPS). Nếu không ở Mỹ, người liên quan đến đường dây kết hôn giả sẽ không thể xin các loại visa dành cho khách du lịch (B2), sinh viên (F-1) hay nhà đầu tư (EB-5).

    "Hành động gian lận bị phát giác sẽ được lưu vĩnh viễn trong hồ sơ của người vi phạm", David Nguyen cho hay.

    Với những người được hưởng các lợi ích thông qua người liên quan đến kết hôn giả như con cái, bố mẹ hay anh chị em của người vi phạm, họ sẽ bị mất địa vị pháp lý, tức là sẽ mất thẻ xanh hoặc quyền nhập cư vào Mỹ.

    Đại diện Phòng Công tố quận Nam Texas xác nhận với VnExpress rằng nếu một người không phải là công dân Mỹ phạm vào tội danh liên bang, họ có thể bị xem xét trục xuất sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

    Quan chức này cho hay người nào có âm mưu hoặc thực hiện hành vi gian lận qua thư, giả mạo giấy tờ (mà có người làm chứng, có người là nạn nhân hoặc có người báo tin cho nhà chức trách), có thể bị kết án lên đến 20 năm tù. Nếu bị phán quyết là âm mưu hay sắp xếp các trường hợp kết hôn giả, người vi phạm phải chịu mức án tù 5 năm. Các tội danh khác trong đường dây kết hôn giả ở thành phố Houston có mức án cao nhất là 10 năm tù.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Nguyen Le Thien Trang đối mặt hàng chục năm tù vì bị tố cáo làm giả giấy tờ kết hôn cho những người Việt muốn định cư Mỹ.

    Nguyen Le Thien Trang là một trong khoảng 50 nghi phạm bị Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) bắt hôm 13/5 tại bang Texas vì liên quan đến đường dây tổ chức kết hôn giả cho người nước ngoài. 

    Nguyen Le Thien Trang trong một chương trình tư vấn luật trên kênh YouTube cá nhân. Ảnh: YouTube

    Nữ luật sư gốc Việt 45 tuổi đối mặt với 20 năm tù vì bị buộc tội lừa đảo và âm mưu lừa đảo. Bà này cũng bị buộc tội cản trở cơ quan tư pháp và can thiệp vào nhân chứng với tối đa 10 năm tù, sau khi khuyên một trong những người tham gia đám cưới giả bỏ trốn, tránh đi bằng đường hàng không và ngừng cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng.

    Nguyen Le Thien Trang tốt nghiệp trường Luật Nam Texas vào tháng 12/2010, được cấp phép hành nghề luật sư ở Texas năm 2011 và chưa có tiền án tiền sự nào.

    Theo thông tin trên trang web của công ty, Trang là luật sư về luật di trú, kinh doanh và đầu tư quốc tế, đồng thời là chủ sở hữu kiêm chủ tịch của Taura Inc, một doanh nghiệp xuất nhập khẩu dầu khí ở Houston. Bà này được quảng bá là thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt, tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em Việt Nam. Trang cũng là chủ một chương trình tư vấn pháp lý trên một kênh truyền hình dành cho người Việt tại Mỹ.

    Trang đang đồng quản lý công ty luật Pham & Nguyen Law Group ở Houston nhưng cộng sự của bà này hiện không phản hồi các yêu cầu bình luận từ phía báo chí.

    Nghi phạm đứng đầu đường dây tổ chức kết hôn giả quy mô lớn là một người gốc Việt khác có tên Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi. Yen Nguyen bị cáo buộc điều hành hoạt động của băng nhóm ở ngoại ô thành phố Houston nhưng có "chân rết" khắp bang và tại Việt Nam. Cáo trạng của tòa án liệt kê gần 100 nghi phạm liên quan đến đường dây này với tổng cộng 206 tội danh.

    Nhóm của Yen Nguyen bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2013, tuyển dụng các công dân Mỹ kết hôn với khách hàng người Việt và thu phí 50.000 - 70.000 USD mỗi người. Họ phải trả thêm tiền mặt cho những lợi ích đi kèm như được nhập cư Mỹ hay trở thành thường trú nhân hợp pháp hoàn toàn. 

    Sau khi thỏa thuận xong, nhóm này trình các giấy tờ giả mạo lên cơ quan nhập cư, trong đó có tài liệu thuế và việc làm, để giúp các khách hàng đạt quyền nhập cảnh và cư trú tại Mỹ. Những kẻ này còn cung cấp cả album ảnh cưới giả để chứng minh rằng họ đã tổ chức lễ cưới.

    "Các vụ bắt giữ là cao trào cuộc điều tra kéo dài một năm của nhiều cơ quan về một trong những âm mưu lừa đảo kết hôn lớn nhất từng được ghi nhận tại khu vực Houston", thông cáo từ giới chức ICE cho hay.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Tính tới sáng ngày Thứ Hai, 13 Tháng Năm, có khoảng 50 người bị bắt giam do liên hệ tới một đường dây làm hôn nhân giả ở vùng Houston để trở thành thường trú nhân, theo văn phòng Biện Lý Liên Bang Mỹ.

    Theo bản tin của đài truyền hình địa phương KHOU thì Biện Lý Ryan K. Patrick nói rằng  gần 100 người liên hệ đến đường dây làm kết hôn giả ở vùng Houston đã bị một bồi thẩm đoàn liên bang truy tố 206 tội danh. Đường dây này do một người Việt cầm đầu và có liên hệ với nhiều người Việt khác.

    Bộ Tư Pháp Mỹ cho hay những người tổ chức đường dây này sẽ đòi từ $50,000 đến $70,000 để giàn xếp các vụ kết hôn giả giữa người ngoại quốc và những người ở Mỹ, cho luôn một tập album hình ảnh đám cưới giả để giúp xuất trình cho nhân viên hữu trách, nhằm chứng tỏ đây là một cuộc hôn nhân thật sự.

    Hồ sơ truy tố tại tòa nói rằng bà Ashley Yến Nguyễn, còn có tên khác là Duyên, 53 tuổi, bị coi là nguời đứng đầu đường dây, có trụ sở đặt tại vùng Tây Nam Houston, nhưng có liên hệ khắp Texas và sang tới Việt Nam.

    Hồ sơ truy tố hiện vẫn còn giữ kín đối với những người bị truy nã nhưng chưa bị bắt.

    Bản thông cáo của Bộ Tư Pháp nói rằng: “Kết hôn giả là cuộc hôn nhân được thực hiện nhằm mục đích tránh né luật di trú. Hồ sơ truy tố cáo buộc các cuộc hôn nhân liên hệ trong đường dây này là giả tạo vì các cặp vợ chồng không sống chung với nhau và cũng không có ý định sống chung với nhau, trái ngược với hồ sơ và những gì họ khai với cơ quan Quốc Tịch và Di Trú Mỹ (USCIS).”


    Hồ sơ truy tố. (Hình: US District Court)

    Bộ Tư Pháp cũng cho biết là “Những cặp làm kết hôn giả này chỉ gặp nhau trong thời gian ngắn ngủi, thường là ngay trước khi đi làm giấy hôn thú, hay có khi cũng chẳng gặp nhau. Các cặp này đạt thỏa thuận tài chánh để có kết hôn nhằm mục đích chính là qua mặt luật pháp Mỹ.”

    Mỗi cá nhân muốn được trở thành thường trú nhân ở Mỹ sẽ phải trả tổng cộng hàng mấy chục ngàn đô la. Số tiền trả tùy thuộc vào từng giai đoạn hoàn tất thủ tục giấy tờ.

    Theo hồ sơ truy tố, bà Duyên và những người khác đi tuyển mộ công dân Mỹ để đứng ra làm kết hôn giả và sẽ được nhận một số tiền.

    Hồ sơ truy tố cũng nói rằng đường dây này giả mạo hồ sơ thuế, điện nước và hồ sơ làm việc để chắc chắn là USCIS sẽ chấp thuận hồ sơ xin vào thường trú nhân.

    Cũng bị truy tố trong vụ này là luật sư Trang Lê Nguyễn, còn được biết dưới tên Nguyễn Lê Thiên Trang, 45 tuổi, ở thành phố Pearland về ngăn trở công lý và tìm cách ảnh hưởng đến các nhân chứng, nạn nhân hoặc người mật báo.

    Tội trạng liên quan đến làm hồ sơ giả mạo, ảnh hưởng các nhân chứng, nạn nhân và người mật báo đều có thể khiến bị án là 20 năm trong nhà tù liên bang.

    Tội âm mưu làm kết hôn giả hoặc làm đám cưới giả có thể bị án năm năm tù. Những tội danh khác bị truy tố trong vụ này có thể bị án tới 10 năm tù.

    Viethome (theo Người Việt)

  • Nhiều ông Tây khóc dở vì bị vợ Việt Nam tại Đức “mới nói yêu hôm qua, hôm nay đã bỏ”. 

    Khoảng bốn tuần trước, một người đàn ông Đức vào cửa hàng tôi thuộc thị trấn Pirna. Chuyện trò một lúc ông bật khóc khi kể về hoàn cảnh của mình với người vợ Việt rồi đưa cho tôi xem tấm ảnh của vợ và con gái nhỏ.

    Kết hôn để lấy giấy tờ chứ không phải lấy chồng

    Ông nói con ông rất yêu ông và vì nó ông đã chịu đựng người vợ này với đủ mọi yêu cầu mà cô muốn nhưng cuối cùng cô ấy vẫn bỏ đi mang theo đứa con nhỏ của ông. Nghe ông kể tôi chẳng biết nói gì ngoài việc động viên ông vì chuyện như ông tôi gặp đã nhiều lần. Là người Việt nên tôi không lạ gì mục đích của một số người vợ như trường hợp ông Tây này gặp phải. Họ kết hôn để lấy giấy tờ chứ không phải lấy chồng. Có con với người Đức rồi lẽ đương nhiên họ sẽ được ở lại theo con. Chuyện này người Đức không phải là không biết nhưng nhiều người ban đầu vì thương hoặc vì cũng có nhu cầu tìm một người vợ Việt nên họ đánh liều. Nhưng trước khi làm chuyện đó có lẽ không phải ai cũng thấm thía cảnh như người đàn ông này gặp phải.

    Sống ở Đức trước những ngày dòng người tỵ nạn nước ngoài tràn vào nước Đức, chuyện làm giấy tờ để được ở lại dưới mọi hình thức có lẽ ai cũng biết. Nhưng tôi vẫn cứ thấy đau lòng và thương những người đàn ông tội nghiệp này. Dối lừa vốn là thứ không tốt rồi, dối lừa trong tình cảm lại càng khó chấp nhận. Vì nghĩ vậy mà nhiều người đàn ông Đức đến cửa hàng tôi nhờ tìm vợ Việt tôi không giúp họ vì tôi hiểu điều này.

    Những khác biệt không thể khỏa lấp

    Hỏi han qua nhiều người tôi được biết cô vợ bỏ chồng mang theo con đã có vấn đề với anh chồng Đức từ lâu. Không phải chỉ mình anh chồng phải chịu đựng vợ mà chị vợ cũng phải chịu đựng chồng. Lý do thì rất nhiều nhưng cơ bản nhất là họ đến với nhau vì nhu cầu chứ không phải vì tình yêu nên trong quá trình chung sống, ngoài tình cảm không có thì khác biệt về văn hoá và lối sống cũng là cả một vấn đề mà khó lòng giải quyết cho đến tận gốc rễ.

    Nên chăng trước lúc quyết định lấy chồng Đức không phải vì tình và sinh con với họ, phụ nữ Việt cũng nên suy nghĩ kỹ điều này vì hệ lụy không chỉ bỏ nhau là hết. Trước khi chia tay tôi xin phép ông Tây viết câu chuyện này lên báo. Ông đồng ý nhưng chỉ cho tôi biết tên ông là Hans và vợ là chị Đ.T.V. Còn ảnh thì ông không đồng ý cung cấp. Tôi viết câu chuyện này hy vọng chị V hiểu được phần nào tình cảm của ông Hans đối với con mình và có lẽ con chị cũng có nhu cầu được bố chăm sóc yêu thương dù cho hai người không còn sống cùng nhau thì vẫn nên vì con mà tạo điều kiện cho bố con họ dành tình cảm cho nhau ngoài những gì toà án quy định.

    “Dù thế nào tôi vẫn yêu thích vợ người Việt”

    Tương tự như ông Hans, một người đàn ông Đức (xin giấu tên) cũng liên hệ Thời báo Việt Đức để được thông qua mục kết bạn, tìm kiếm vợ Việt cho mình. Ông cũng từng yêu thương và kết hôn với một cô gái Việt, nhưng sau khi ổn định thì không hiểu vì sao cô vợ đã bỏ ông đi. Ông khẳng định “dù thế nào ông vẫn rất thích vợ Việt Nam” và hi vọng được giúp đỡ. Chúng tôi đã cố gắng liên hệ lại ông để được nghe câu chuyện đằng sau kết cục đáng tiếc của cuộc hôn nhân mà người chồng Tây một mực khẳng định luôn yêu thương vợ. Rất tiếc vẫn chưa nhận được hồi âm.

    Theo Thời báo Việt Đức

  • Một luật sư chuyên tư vấn nhập cư ở Đông London đã bị đuổi việc sau khi bị camera ghi lại cảnh đang tư vấn cho khách hàng làm hôn nhân giả.

    Tòa án Kỷ luật Luật sư đã đưa ra hình phạt cao nhất đối với Zulfiqar Ali, người hành nghề với tư cách là luật sư ZA ở Stratford. Ali là một trong số các luật sư nhập cư bị quay lại cảnh đang tư vấn cho một nhà báo đóng giả người nhập cư rằng họ có thể lấy cho anh visa nếu anh chịu thực hiện một cuộc hôn nhân giả tạo. ITV đã phát sóng đoạn phim vào tháng 7/2015.

    Tại tòa án, Ali lập luận rằng một cuộc điều tra của Bộ Nội vụ đã chứng minh ông ta vô tội, và việc ghi âm bí mật phải tuân theo đặc quyền chuyên môn hợp pháp (vì nó liên quan đến việc tư vấn khách hàng).

    Toà án đã bác bỏ những lập luận sơ bộ này và thấy rằng tội danh không trung thực đã được chứng minh. Tòa nhận định bằng chứng của Ali không hề thuyết phục, và rõ ràng cuộc thảo luận được ghi lại là về một cuộc hôn nhân giả, trích dẫn đầy đủ các trao đổi sau đây:

    Khách hàng A: “Ok. Nếu tôi trả tiền cho ai đó để cưới tôi thì sao?

    Người trả lời: “Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào anh”

    Khách hàng A: “Ông có thể giúp tôi việc đó không? Ý tôi là làm giấy tờ và mọi thứ?”

    Người trả lời: “Được, chúng tôi có thể làm các thủ tục giấy tờ, visa, giấy chứng nhận nhưng cuối cùng… Đó là một việc rất tốn kém.”

    Ali cũng bị ghi âm lại lời nói cho rằng “chỉ khi họ (Bộ Nội vụ) nghi ngờ điều gì đó nhưng nếu anh tự tin, hai người ở bên nhau, tin tưởng nhau thì đó không phải là vấn đề".

    Toà án cho biết, rõ ràng trong suốt cuộc phỏng vấn, Khách hàng A có ý định tham gia vào một cuộc hôn nhân giả, và tòa án kết luận rằng:

    “Không luật sư nào hành động với sự chính trực lại tư vấn cho khách hàng về các lựa chọn bước vào một cuộc hôn nhân giả. Và một luật sư liêm chính không bao giờ đồng ý làm tất cả các thủ tục giấy tờ để hỗ trợ cho một cuộc hôn nhân như vậy. Hành vi của Bị đơn đã không đáp ứng được mọi tiêu chuẩn mà cả công chúng và các đồng nghiệp trong nghề mong đợi.”

    Để giảm nhẹ tội, Ali lập luận rằng vụ việc không phải là vấn đề nghiêm trọng đến mức phải áp dụng một hình phạt khắt khe,” và chủ động đề nghị hình phạt tối đa 500 bảng, gấp mười lần số tiền ông ta nhận được cho cuộc tư vấn pháp lý. Tuy nhiên, cuối cùng, ông ta bị đuổi khỏi ngành luật sư và bị yêu cầu trả chi phí 19,000 bảng.

    Như tòa án nói, hiện tượng luật sư sử dụng chuyên môn của mình để tư vấn cho khách hàng về cách phá vỡ hệ thống nhập cư là một vấn đề rất đáng quan tâm. Bên cạnh việc đặt khách hàng vào rủi ro khi bị phát hiện, những hành vi ô nhục như vậy làm ảnh hưởng tới danh tiếng của nghề luật sư trong xã hội.

    Tuy nhiên, trên thực tế, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy các cuộc hôn nhân giả thực sự là một vấn đề lớn đối với hệ thống nhập cư Vương quốc Anh. Số liệu thống kê chính thức ghi nhận chỉ có 93 cuộc hôn nhân được đánh giá là không có thật trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2016, trong tổng số 225 vụ điều tra.

    VietHome (Theo Free Movement)