• Bộ phim tài liệu mới của kênh truyền hình Channel 4 dự đoán sẽ gây ra làn sóng chỉ trích dữ dội và khiến Cung điện Buckingham rơi vào tầm ngắm. Bộ phim sắp lên sóng được cho là có tựa đề Camilla: 'Mẹ kế độc ác' của Harry?

    Việc phát sóng phim tài liệu được cho là đã bị trì hoãn một thời gian dài sau tin tức Vua Charles III mắc ung thư. Bộ phim này miêu tả Hoàng hậu Camilla đã dành 30 năm để xây dựng hình ảnh truyền thông của mình một cách cẩn thận và tốt đẹp nhưng kênh truyền hình Channel 4 (đơn vị phát sóng bộ phim) dường như đã chuẩn bị cho việc "bóc trần" điều này.

    hoang hau camilla 1
    Hoàng hậu Camilla được miêu tả là "người mẹ kế độc ác" trong gia đình hoàng gia Anh trong bộ phim tài liệu mới. Ảnh: Mirror

    Bộ phim còn đưa thêm thông tin về việc Nữ hoàng quá cố Elizabeth II chưa bao giờ muốn Camilla ngồi lên ngai hoàng hậu và bà luôn ủng hộ Harry. Một nguồn tin nói với The Sun: "Đây thực sự là một bộ phim tài liệu ủng hộ Harry và phản đối Camilla. Nó thể hiện việc anh ấy và Meghan là những nạn nhân của sự tàn nhẫn trong gia đình. Nó sẽ gây ra làn sóng phản đối dữ dội và kênh Channel 4 biết điều đó. Họ biết rằng đây là một bộ phim gây tranh cãi rất lớn. Rất nhiều người sẽ không thích nó, đặc biệt là tại Cung điện Buckingham".

    Có thông tin cho biết các nhà sản xuất đã liên lạc với Hoàng tử Harry và Meghan Markle ở California, Mỹ để mong muốn họ đóng góp thêm thông tin cho bộ phim tài liệu mới, nhưng dường như không nhận được phản hồi.

    hoang hau camilla 1
    Hoàng tử Harry được cho là giữ khoảng cách với bà Camilla cũng như đã bỏ lỡ cơ hội hàn gắn với mẹ kế khi về quê nhà thăm hỏi bệnh tình Vua cha hồi tháng 2.2024. Ảnh: Mirror

    Người phát ngôn quỹ Archewell của Harry và Meghan cho biết: "Cả Công tước và Nữ công tước, cũng như ê kíp của họ đều không tham gia vào quá trình thực hiện bộ phim tài liệu này. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bộ phim sẽ nêu rõ như vậy khi phát sóng".

    Trong một đoạn trích bị rò rỉ từ hồi ký Spare của Hoàng tử Harry, trước khi cuốn sách được phát hành chính thức có tiết lộ rằng Harry và anh trai William đã cầu xin Vua Charles III không kết hôn với Camilla, dù cả hai luôn muốn cha mình được hạnh phúc.

    Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, Harry từng nói bà Camilla là một người phụ nữ nguy hiểm khi có thể làm tất cả để cải thiện danh tiếng, hình ảnh và lợi ích bản thân.

    Theo Thanh Niên

  • Số phận bi thảm của 6 hoàng hậu Vua Henry VIII, 2 người bị ly dị, 2 người bị chém đầu, 1 người chết và chỉ duy nhất một người còn sống nhưng sau đó cũng chết trẻ.

    Choáng váng với vị hoàng đế có tới 6 hoàng hậu

    6 vị hoàng hậu của hoàng đế nước Anh, Henry VIII (cai trị từ năm 1509-1547) đều rất bi thảm. Henry VIII là ông vua duy nhất trong lịch sử nước Anh lập 6 hoàng hậu. Ông khao khát có con trai nối dõi nên liên tiếp cưới, ly hôn những phụ nữ khác nhau.

    vua henry 1
    Tranh vẽ Vua Henry VIII của họa sĩ Hans Holbein. (Nguồn ảnh: Wikipedia).

    Cưới chị dâu hơn 5 tuổi

    Vị hoàng hậu đầu tiên là là Catherine, thuộc xứ Aragon. Bà có hôn ước với người anh trai quá cố của vua Henry và kết hôn khi tròn 15 tuổi. Tuy nhiên, sau đó, hoàng tử xứ Wales qua đời vì bệnh tật, Catherine tái giá với vua Henry VIII, tức em trai của chồng, nhỏ hơn bà 5 tuổi. Khi đó, vua Henry chưa đầy 18 tuổi.

    Là một người phụ nữ có lối sống đức hạnh, ngoan đạo, uyên bác, và sáng suốt hiếm thấy ở thời kì mà nữ giới ít được học hành, Catherine xứ Aragon trở thành vị hoàng hậu đầy mẫu mực trong mắt cả triều đình lẫn dân chúng.

    Hoàng hậu mang thai 6 lần nhưng chỉ hạ sinh được 2 người con trai và một công chúa, những người còn lại trong quá trình sinh nở đều đã tử vong. Tuy nhiên, 2 người con trai đều tử vong rau hai tháng. Cuối cùng chỉ còn lại 1 nàng công chúa, về sau là Nữ hoàng Mary I.

    Vốn ám ảnh với việc có một đứa con trai nối dõi, Henry VIII bắt đầu mất kiên nhẫn với Catherine. Cộng thêm việc tuổi tác và sinh nở khiến hoàng hậu dần trở nên già cỗi quá đỗi so với người chồng vẫn hừng hực tuổi xuân, Henry chán nản vợ mình và bắt đầu để mắt đến các cô gái trẻ khác. Anne Boleyn – một nữ quý tộc trẻ thuộc đoàn tùy tùng của hoàng hậu Catherine đã chiếm được cảm tình của nhà vua.

    "Tiểu tam" thành Hoàng hậu rồi bị tử hình vì tội ngoại tình

    Vị hoàng hậu thứ 2 cũng chính là người mà vùa Henry VIII đã ngoại tình trước đó. Chị bà là Mary Boleyn trở thành tình nhân của Henry VIII – mặc dù lúc đó Mary đã là vợ của một quý tộc tên William Carey. Anne được đưa vào hàng ngũ tùy tùng của Catherine xứ Aragon, được nhà vua để mắt đến.

    vua henry 1
    Anne Boleyn sau đó bị kết tội mưu phản, loạn luân và ngoại tình.

    Nhưng cũng giống như người vợ đầu của vua, Anne Boleyn lại liên tục bị sẩy thai. Người con gái duy nhất sống đến tuổi trưởng thành của bà là công chúa Elizabeth – sau này trở thành Nữ hoàng Elizabeth I của Anh.

    Thời gian mặn nồng và hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của Henry và Anne thật chóng vánh, Anne Boleyn sau đó bị kết tội mưu phản, loạn luân và ngoại tình – toàn bộ đều là những tội danh vu khống. Bà bị tước bỏ ngôi vị hoàng hậu, đưa đến giam giữ ở Tháp London và bị tuyên án xử chém.

    Chết vì hậu sản

    Đáng nói, vị Hoàng hậu thứ 3 này, Jane Seymour được nhà vua hứa hôn chỉ một ngày sau khi Anne Boleyn bị xử tử. Jane cũng từng là tùy tùng của Hoàng hậu Anne Boleyn. Điều này cho thấy, vua Henry đặc biệt có sở thích "nhòm ngó" tùy tùng, hậu cận của vợ mình.

    Hai người cũng từng có quan hệ "không trong sáng" trước khi kết hôn. Và nhiều người cho rằng điều này cũng là lý do đẩy Hoàng hậu Anne Boleyn đến gần với án tử hơn.

    Vị Hoàng hậu thứ 3 đã khiến vua Henry VIII thỏa mãn khi hạ sinh cho nhà vua 1 hoàng tử. Con trai của bà sau này trở thành Vua Edward VI, tuy vậy, thể trạng yếu ớt từ nhỏ khiến nhà vua qua đời khi chỉ mới 15 tuổi.

    Jane thì không thể sống đến lúc con mình đăng quang – bà qua đời gần hai tuần sau khi sinh vì nhiễm trùng và các biến chứng. Bà là người vợ duy nhất của Henry VIII được hưởng tang lễ dành cho một hoàng hậu.

    Bị hắt hủi từ cái nhìn đầu tiên

    Khoảng hai năm sau khi Hoàng hậu Jane Seymour qua đời, Henry VIII tiếp tục tìm kiếm một cuộc hôn nhân khác. Trong số các "ứng cử viên" cho ngôi vị hoàng hậu,Anne xứ Cleves (1515-1557) – một nữ quý tộc người Đức – được chọn. Khi nhìn chân dung Anne, vua Henry VIII thấy yêu thích và "chấm" luôn.

    Tuy vậy, khi gặp gỡ, Henry VIII cảm thấy bị lừa dối bởi Anne trông hoàn toàn khác so với bức chân dung hay bất cứ lời miêu tả nào ông được nghe trước đó. Sự thất vọng khiến nhà vua tìm mọi cách để hủy bỏ hôn ước, nhưng đó là điều không thể. Henry cưới Anne xứ Cleves, và mọi nỗ lực nhằm "hợp thức hóa" cuộc hôn nhân bằng cách "động phòng" của cả hai đều thất bại.

    Khi đã quá chán nản với người vợ ngoại quốc, nhà vua tiếp tục tìm kiếm một cuộc hôn nhân mới, và lần này cô thiếu nữ Catherine Howard lọt vào mắt xanh của ông. Khi việc hủy hôn được đề cập, Anne đã nhẹ nhàng chấp nhận. Henry VIII ban cho bà tên gọi "em gái thân yêu của nhà vua" cùng những khoản đền bù hậu hĩnh.

    Bà mất năm 1557 ở tuổi 41, chưa từng kết hôn thêm lần nào và được cho là vẫn giữ trinh tiết đến cuối đời.

    Bị chém đầu vì tội ngoại tình khi mới 21 tuổi

    vua henry 1
    Catherine Howard bị cáo buộc ngoại tình với Thomas Culpeper, tước ngôi vị hoàng hậu và bị tuyên án tử tại tháp London.

    Là em họ của Hoàng hậu Anne Boleyn, Catherine Howard (1523-1542) sinh ra trong một gia đình quý tộc sa sút. Sau khi được gia nhập vào đoàn hầu cận của Hoàng hậu Anne xứ Cleves, Catherine Howard ngay lập tức chiếm được cảm tình của nhà vua.

    Sự trẻ trung, đầy năng lượng của Catherine khiến nhà vua – lúc này đã gần 50 tuổi, béo phì, hay cáu bẳn và chậm chạp do vết thương ở chân – cảm thấy được hồi xuân và yêu đời trở lại.

    Không lâu sau khi bước lên ngôi vị hoàng hậu, Catherine Howard bị cáo buộc ngoại tình với Thomas Culpeper – một cận thần của Henry VIII, và từng có quan hệ tình ái trước khi cưới nhà vua.

    Catherine Howard bị tước ngôi vị hoàng hậu và bị tuyên án tử tại tháp London. Xác của Catherine sau đó được chôn cạnh chị họ bà là Anne Boleyn

    2 lần góa chồng vẫn lên làm Hoàng hậu

    Là người vợ cuối cùng của Henry VIII trước khi ông qua đời, Catherine Parr(1512-1548) được coi như một ngoại lệ hiếm có trong ngôi vị hoàng hậu. Trước khi cưới Henry VIII, bà từng trải qua hai lần kết hôn, cả hai lần đều phải chịu cảnh góa bụa vì những người chồng yểu mệnh mất sớm.

    Sau khi vào triều để phục vụ cho Mary - con gái vị hoàng hậu đầu tiên là Catherine xứ Aragon với Henry VIII – bà được nhà vua chú ý đến.

    Nhiều người cho rằng Henry VIII cưới Catherine Parr chỉ để có người chăm sóc cho sức khỏe ngày càng tệ của mình. Trước khi qua đời, nhà vua ra lệnh rằng Catherine Parr phải được đối xử như một hoàng hậu.

    Catherine kết hôn thêm một lần nữa với Thomas Seymour, Nam tước xứ Sudeley – người ngay từ đầu đã có tình cảm với bà. Sau khi có thai và hạ sinh một bé gái ở tuổi 35, Catherine Parr qua đời bởi các biến chứng sau sinh.

    Theo Kienthuc

  • Cuộc sống của hai tiểu hoàng tử và công chúa sẽ sớm thay đổi bởi một quy tắc hoàng gia nghiêm ngặt nhằm bảo vệ ngai vàng nước Anh. Theo đó, hai anh em sẽ không được phép di chuyển cùng nhau trên cùng một chuyến bay.

    Một quy tắc hoàng gia lâu đời đang được dự đoán sẽ sớm được áp dụng với Hoàng tử George (11 tuổi) và Công chúa Charlotte (9 tuổi). Theo đó, hai anh em sẽ không còn được phép di chuyển cùng nhau. Quy tắc này xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an toàn cho chế độ quân chủ, đặc biệt trong trường hợp xảy ra tai nạn và cần duy trì dòng dõi kế vị ngai vàng.

    hoang tu george 1

    Cụ thể, khi Hoàng tử George bước sang tuổi 12, cậu bé sẽ không còn được phép di chuyển chung bằng trực thăng hoặc máy bay với em gái Charlotte. Thậm chí, ngay cả việc di chuyển cùng cha mình là Thân vương William cũng không được phép. Được biết, bản thân Thân vương William cũng đã phải tuân thủ quy tắc này từ khi còn nhỏ do là người kế vị ngai vàng trực tiếp.

    hoang tu george 1

    Thông tin về quy định đặc biệt này được Graham Laurie - cựu phi công của Vua Charles III, tiết lộ ngay trước sinh nhật lần thứ 11 của Hoàng tử George vào ngày 22/7. Ông Laurie nhớ lại: "Chúng tôi từng chở cả bốn người: Thái tử, Vương phi, Vương tôn William và Vương tôn Harry cho đến khi William 12 tuổi. Sau đó, cậu ấy phải đi trên một chiếc máy bay riêng biệt. Chúng tôi chỉ có thể chở cả bốn người cùng nhau khi họ còn nhỏ và phải có sự cho phép bằng văn bản của Hoàng hậu" .

    Theo thứ tự kế vị, Thân vương William hiện là người đứng đầu danh sách, tiếp theo là Hoàng tử George và Công chúa Charlotte. Do đó, một tai nạn xảy ra trên các phương tiện vận chuyển chở cả hai sẽ có thể gây ảnh hưởng đến dòng dõi kế vị trực tiếp. Mục đích của quy tắc này là để bảo vệ ngai vàng, đảm bảo Vương quốc Anh luôn có người kế vị xứng đáng.

    hoang tu george 1

    Tuy nhiên, Vua Charles III và Vương phi Diana trước đây đã không tuân theo quy tắc này. Họ thường xuyên di chuyển cùng 2 hoàng tử William và Harry trên các chuyến bay. Nếu quy tắc được áp dụng, Hoàng tử George từ thời điểm tròn 12 tuổi sẽ phải di chuyển riêng biệt với các thành viên trong gia đình trong nhiều năm tới.

    Kể từ năm sau, nếu gia đình của Thân vương và Vương phi xứ Wales muốn di chuyển cùng nhau, họ sẽ cần phải xin phép Vua Charles III - người đứng đầu ngai vàng hiện tại.

    Theo suckhoedoisong

  • Nữ vương Elizabeth II đã để lại tài sản trị giá 380 triệu bảng Anh, nhưng các thành viên trong gia đình hoàng gia như Vương nữ Anne, Vương tử Edward và Vương tử Andrew lại không nhận được phần thừa kế này. Điều này là do quy định miễn thuế thừa kế mà họ không nằm trong diện được hưởng.

    Câu chuyện về di sản của Nữ vương Elizabeth II không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tài sản mà còn phản ánh những quy định phức tạp xung quanh việc thừa kế trong gia đình hoàng gia. Theo các chuyên gia, ba người con của bà, bao gồm Công chúa Anne, Hoàng tử Edward và Hoàng tử Andrew, đã không được hưởng phần tài sản khổng lồ trị giá 380 triệu bảng Anh. Nguyên nhân chính là do họ sẽ bị đánh thuế thừa kế nếu nhận tài sản từ mẹ của mình.

    hoang gia thue thua ke 1

    Theo quy định từ chính phủ của cựu Thủ tướng John Major vào năm 1993, tài sản thừa kế giữa các vị vua và nữ vương là miễn thuế. Cụ thể, quy định này nêu rõ rằng "các chuyển nhượng tài sản từ một vị quân vương cho người kế vị sẽ không phải chịu thuế thừa kế". Điều này có nghĩa là các thành viên khác trong gia đình hoàng gia không được miễn thuế khi nhận di sản từ Nữ vương.

    Chính phủ đã khẳng định rằng điều này nhằm bảo vệ sự giàu có của hoàng gia và đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của chế độ quân chủ. Cụ thể, quy định này chỉ cho phép miễn thuế đối với tài sản giữa các vị quân vương, trong khi những tài sản thừa kế cho những người khác đều sẽ bị đánh thuế. Điều này có thể dẫn đến việc gia đình hoàng gia phải chịu thuế lên đến 40% cho bất kỳ tài sản nào vượt quá giá trị 325.000 bảng Anh.

    hoang gia thue thua ke 1

    Ngoài ra, tài sản từ Crown Estate (bất động sản thuộc vương thất) trị giá 15,6 tỷ bảng Anh chỉ có 25% được chuyển cho nhà vua thông qua Sovereign Grant, trong khi 75% còn lại sẽ nộp cho ngân sách quốc gia. Trong năm tài chính 2024-2025, Sovereign Grant được ấn định ở mức 86,3 triệu bảng, và nhà vua Charles còn là người thụ hưởng duy nhất của 27 triệu bảng từ Duchy of Lancaster, một danh mục tài sản cổ xưa được quản lý cho vương thất.

    Cuối cùng, theo báo cáo tài chính hàng năm của Buckingham Palace, chế độ quân chủ đã ghi nhận một sự tăng trưởng lớn về thu nhập chính thức, với hơn 130 triệu bảng Anh trong năm tới, đánh dấu sự gia tăng 53% so với năm trước. Điều này cho thấy rằng, mặc dù một số thành viên không được thừa kế tài sản từ Nữ vương, nhưng chế độ quân chủ vẫn đang trên đà phát triển với nguồn thu nhập ngày càng tăng từ Crown Estate.

    Theo Thanh Niên Việt

  • Nhà vua tỏ ra thiếu tự tin, không thích xuất hiện ở nơi công cộng, đặc biệt là vào buổi tối.

    Đó là câu chuyện về vua George I (1660 - 1727) của Anh. Vua George I tên thật là Georg Ludwig, sinh ra ở Hanover, thủ đô của Công quốc Brunswick-Lüneburg, một phần của Đế quốc La Mã Thần thánh (nay thuộc Đức).

    Cha của Georg Ludwig là Ernst August, công tước xứ Brunswick-Lüneburg và mẹ là Sophia, cháu ngoại vua James I của Anh. Mẹ của bà Sophia là Elizabeth Stuart, con gái vua James 1.

    vua George I 1
    George I là vị vua Anh sinh ra ở Đức, không biết tiếng Anh nhưng nắm quyền trong 13 năm.

    George lớn lên trong cảnh cạnh tranh quyền lực giữa cha và ba người chú. Thuở nhỏ, George được cha mẹ hết mực răn dạy, với hi vọng sau này ông sẽ trở thành người kiệt xuất. Được theo học các trường quân sự từ nhỏ, George đã trải qua nhiều trận đánh trong hàng ngũ quân đội của Đế quốc La Mã Thần thánh, chứng minh mình là một chỉ huy có năng lực. Trong một lá thư, bà Sophia mô tả Georg Ludwig là người có trách nhiệm, tận tâm và là tấm gương cho các em trai và em gái.

    Năm 1682, George kết hôn với em họ Sophia Dorothea of Celle. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân kết thúc trong tan vỡ với đỉnh điểm là cuộc ly hôn mà ông cho rằng là do mình bị "cắm sừng". Sophia Dorothea bị giam lỏng trong lâu đài hoàng gia trong suốt phần đời còn lại.

    Trong khi đó, sau cái chết của cha và các chú, George nhận được tước hiệu và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Công quốc Brunswick-Lüneburg. Các cuộc chiến tranh ở châu Âu khi đó kết thúc theo chiều hướng có lợi cho Đế quốc La Mã Thần thánh cũng giúp George mở rộng ảnh hưởng.

    Bước ngoặt xảy đến vào năm năm 1701, khi Nghị viện Anh do đảng Whigs chiếm đa số ghế thông qua Đạo luật Dàn xếp, trong đó quy định mẹ của George, bà Sophia, là người thừa kế ngai vàng Vương quốc Anh sau khi nữ hoàng Anne qua đời.

    Đạo luật được cho là tìm cách đảm bảo sự kế vị của thành viên hoàng tộc theo đạo Tin Lành mà mẹ của George là thành viên hoàng gia phù hợp nhất. Ít nhất 50 thành viên hoàng tộc khác, dù có người sinh ra ở Anh, bị gạt đi vì theo đạo Công giáo.

    Quyết định này đồng thời đánh dấu quyền lực bắt đầu nghiêng về nghị viện thay vì tập trung hoàn toàn vào tay nhà vua, theo trang Historic-uk.

    vua George I 1
    Sở dĩ vua George I lên ngôi dù không phải người Anh là nhờ vào phe đa số trong nghị viện Anh.

    Năm 1714, mẹ của George là bà Sophia qua đời và hai tháng sau, nữ hoàng Anh Anne cũng băng hà. George khi đó đang sống ở Hanover, được gọi tới Anh để nhận ngôi vua. 

    Buổi lễ đăng quang được tổ chức tại tại tu viện Westminster nổi tiếng ở thủ đô London (Anh) vào tháng 8/1714 nhưng George khi đó không kịp đến dự. Giới chức Anh làm lễ tuyên thệ trung thành vắng mặt vua. Hai tháng sau, George tới Anh để chính thức nhận ngôi vua.

    Ngay khi George chính thức trở thành vua Vương quốc Anh, bạo loạn đã nổ ra tại hơn 20 thị trấn nhưng tình hình sau đó được kiểm soát.

    George được coi là người thức thời, sau khi lên ngôi đã tích cực ủng hộ để đảng Whigs một lần nữa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử ở Anh vào năm 1715.

    Phe đối lập trung thành với hoàng tử James Stuart sau đó phát động nổi dậy. Cuộc nổi dậy chủ yếu diễn ra ở Scotland và bị dập tắt chỉ trong một năm. Một cuộc nổi dậy khác vào năm 1719 cũng không thành công.

    Dưới sự bảo trợ của nghị viện, vua George I nắm quyền mà không bị cản trở dù không phải là người được lòng dân.

    Đó là lúc xuất hiện câu chuyện kể rằng nhà vua ngoại quốc cai trị nước Anh nhưng mà không biết nói tiếng Anh hoặc ít nhất là không thể nói thành thạo.

    Một luận điểm củng cố cho giả quyết này là việc nhà vua bổ nhiệm các cố vấn người Đức - những người phần lớn cũng bị hạn chế về ngoại ngữ - thay vì các chính trị gia người Anh.

    Theo các tài liệu được lưu giữ ở Anh, một số quý tộc Anh từng gặp vua George I nói nhà vua dùng một ngôn ngữ gì đó mà họ không hiểu, nghe "không giống tiếng Anh mà cũng không phải tiếng Pháp". Sử gia Tracy Borman cho rằng, tiếng Anh kém là nguyên nhân trong giai đoạn cầm quyền, nhà vua chỉ thích xem múa ba lê và kịch câm.

    Một tài liệu khác chép, kể từ khi sang Anh, nhà vua tỏ ra thiếu tự tin, không thích xuất hiện ở nơi công cộng, đặc biệt là vào buổi tối. Điều này khác biệt so với khi nhà vua còn sống ở Hanover.

    Trong các phiên họp nghị viện, nhà vua thường tránh lên tiếng và chỉ ngồi quan sát. Tháng 7/1721, báo chí Anh loan tin nhà vua sẽ "mở đầu phiên họp nghị viện bằng một bài phát biểu". Nhưng những gì xảy ra thực tế là nhà vua chỉ nói duy nhất một câu (bằng tiếng Anh). Đó là mời thủ tướng lên phát biểu thay.

    Theo Historic-uk, mặc dù vua George I gặp phải rào cản về ngôn ngữ, luôn nói tiếng Đức và tiếng Pháp mỗi khi có thể, nhưng ông cũng có sự chuẩn bị cho thế hệ sau. Khi con trai George II còn sống ở Đức, ông đã mời giáo viên người Anh tới hướng dẫn vì giáo viên người Đức "phát âm không chuẩn".

    vua George I 1
    Walpope là Thủ tướng đầu tiên ở Anh, người thâu tóm quyền lực từ tay nhà vua.

    George I cũng mong muốn việc được tiếp cận giáo dục bằng tiếng Anh phải là một khía cạnh quan trọng trong quá trình học tập của cháu trai, hoàng tử Frederick.

    Theo trang Historic-uk, trong 13 năm cầm quyền, vua George I đối mặt với bối cảnh chính trị mới và những giới hạn về quyền lực. Điều mà ông chưa từng trải qua khi ở quê nhà.

    Rào cản về ngôn ngữ khiến ông không ít lần nhờ con trai phiên dịch hộ sang tiếng Anh khi xử lý văn kiện. Tuy được đảng cầm quyền ở Anh hậu thuẫn nhưng nhà vua dần dần nhận ra quyền lực của nhà vua ở Anh đang ngày càng bị giới hạn bởi nghị viện.

    Nhưng nhà vua vẫn có một số đóng góp trong việc xây dựng đường lối và phát triển quốc gia. Ông chủ trương xây dựng hòa bình, ổn định ở Anh và ở quê nhà bằng cách xây dựng liên minh với Pháp để đối trọng Đế quốc Tây Ban Nha.

    Ông là người chủ trương đẩy mạnh giao thương ở cả hai bờ Đại Tây Dương, thúc đẩy phát triển ở Virginia (vùng lãnh thổ Bắc Mỹ khi đó thuộc Anh).

    George I cũng thay thế lãnh đạo vùng Virignia là Alexander Spotswood bằng Hugh Drysdale, người tốt nghiệp Đại học Oxford. Sự lãnh đạo của Drysdale đã giúp tạo một giai đoạn phát triển rực rỡ ở Virginia.

    Năm 1720, công ty South Sea được sự đầu tư mạnh mẽ của hoàng gia và quý tộc, bất ngờ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài ở Anhcũng khiến nhà vua và các bộ trưởng trong chính phủ ngày càng mất lòng dân. 

    Robert Walpole, nhân vật quan trọng nhất trong chính quyền khi đó, được bổ nhiệm làm người quản lý kho bạc (sau này trở thành Thủ tướng đầu tiên của Anh).

    vua George I 1
    Giai đoạn trị vì của George I chứng kiến quyền lực của nhà vua suy giảm đáng kể.

    Walpole được coi là người kiểm soát hoàn toàn chính phủ, dẫn đến sự suy giảm quyền lực chính trị của chế độ quân chủ ở Anh. Trong những năm cuối đời, vua George I ngày càng ít can thiệp vào công việc điều hành.

    Tháng 6/1727, vua George I qua đời trong lần thứ 6 quay về thăm quê hương ở thành phố Hanover, thọ 67 tuổi. Con trai của ông là George II lên nối ngôi nhờ vào sự ủng hộ của Walpole.

    Các hậu duệ của George I sau này vẫn nắm ngôi vua ở Anh thêm hai thế hệ nữa cho đến năm 1830.

    Theo Historic-uk, triều đại của vua George I đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nước Anh, đánh dấu sự suy giảm quyền lực của chế độ quân chủ nhường chỗ cho quyền lực ngày càng tăng của chính phủ. 

    Walpole, Thủ tướng đầu tiên của Anh được công nhận, là người đã thâu tóm quyền lực lớn hơn nhà vua. Ngày nay, Thủ tướng Anh vẫn là nhân vật quyền lực nhất ở Anh trong khi vai trò của hoàng gia đã giảm đến mức chỉ còn mang ý nghĩa biểu tượng.

    Theo Nguoiduatin

  • Đám cưới của Công tước Grosvenor của Westminster và tân Công nương Olivia Henson được nhiều tờ báo Anh gọi là "hôn lễ của giới thượng lưu" hay thậm chí là "đám cưới của thập kỷ".

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Hugh Grosvenor, 33 tuổi, Công tước thứ 7 của Westminster và là một trong những người giàu nhất Vương quốc Anh, đã kết hôn với Olivia Henson tại Nhà thờ Chester hôm 7/6.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Cô dâu Henson đến nhà thờ trên chiếc Bentley cổ điển đời 1930 cùng với cha, ông Rupert Henson. Henson mặc một chiếc váy dài gần 2m và một tấm mạng che mặt lấy cảm hứng từ chiếc váy của gia đình từ những năm 1880.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Những cây bạch dương xếp dọc lối vào. Bên trong nhà thờ được trang trí bằng hoa hồng và hoa chuông. Nhiều bông hoa trong số này sẽ được tái sử dụng ở các tổ chức từ thiện địa phương.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Sau buổi lễ tại nhà thờ, cặp đôi chia sẻ nụ hôn công khai đầu tiên với tư cách là vợ chồng. Sau đó, 400 khách mời di chuyển đến buổi tiệc tại Eaton Hall, nơi từng là nhà của gia đình công tước kể từ những năm 1400. Eaton Hall nằm trên khu đất rộng ở Cheshire, cách London khoảng 4 giờ lái xe về phía tây bắc.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Công tước Grosvenor, con trai duy nhất của Gerald Cavendish Grosvenor, thừa kế ngôi nhà vào năm 2016 ở tuổi 25, khi cha ông, Công tước thứ 6 của Westminster, qua đời vì cơn đau tim. Mặc dù công tước còn có hai chị gái, quy tắc về quyền thừa kế ưu tiên nam hơn nữ, bất kể tuổi tác. Công tước cũng thừa kế tài sản ước tính khoảng 12 tỷ USD và trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới vào thời điểm đó.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Hiện tại, khối tài sản này đã tăng lên khoảng 13 tỷ USD, theo The Sunday Times Rich List. Theo Glamour, Công tước Grosvenor đang là tỷ phú U40 giàu nhất nước Anh, được mệnh danh là "tỷ phú được khao khát nhất ở Anh" cho đến khi công khai chuyện tình với Henson.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Không có nhiều thông tin về Olivia Henson vì cô ít hiện diện trên mạng xã hội. Henson từng theo học tại trường Cao đẳng Marlborough - nơi có Kate và Pippa Middleton là cựu sinh viên. Cô đến Dublin, Ireland để học đại học, chuyên ngành tiếng Tây Ban Nha và tiếng Italy. Henson hiện làm việc tại Belazu, công ty nhập khẩu ở London. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng cặp đôi dự định chuyển đến Chester sau đám cưới.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Thân vương William của xứ Wales cũng có mặt tại đám cưới và phụ trách vai trò của "usher" (người dẫn đường, chỉ chỗ ngồi cho khách khứa). Thân vương là một trong những người bạn thân thiết của chú rể.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Bất chấp gió thổi mạnh hôm 7/6, hàng trăm người dân vẫn đứng đợi bên ngoài để quan sát đám cưới hay nhìn thoáng qua công tước và tân công tước.

    dam cuoi cong tuoc Grosvenor 1

    Cặp đôi tuyên bố đính hôn vào tháng 4/2023 bằng một bức ảnh chụp chung đơn giản. Cả hai gặp nhau thông qua bạn bè khoảng hai năm trước đó. Người phát ngôn của cặp đôi gần đây đã nói với Telegraph: "Công tước và cô Henson đã rất cẩn thận trong việc lên kế hoạch cho đám cưới, đặt dấu ấn cá nhân của họ vào tất cả công đoạn chuẩn bị".

    Theo ZNews

  • Bức tranh chân dung đầu tiên của Vua Charles III kể từ khi đăng quang gây tranh cãi khi vẽ nhà vua mặc lễ phục đỏ trên nền đỏ rực.

    Bức tranh sơn dầu kích thước 230 cm x 165,5 cm vẽ Vua Charles III, 75 tuổi, mặc bộ lễ phục màu đỏ của Vệ binh xứ Wales trên nền đỏ, với một con bướm bay lượn trên vai, được công bố ngày 14/5.

    Họa sĩ Jonathan Yeo, 53 tuổi, được giao nhiệm vụ thực hiện tác phẩm từ năm 2020, khi Vua Charles vẫn là Thân vương xứ Wales. Tác phẩm nhằm kỷ niệm 50 năm Vua Charles là thành viên WCD, hiệp hội những người buôn bán len và vải từ thời trung cổ hiện tập trung vào hoạt động từ thiện. Tác phẩm sẽ được treo tại phòng trưng bày của hiệp hội ở trung tâm London.

    tranh chan dung vua charles 1
    Tranh chân dung Vua Charles III trưng bày trong Phòng Blue Drawing ở Cung điện Buckingham ngày 14/5. Ảnh: AFP

    Vua Charles, người lên ngôi hồi tháng 9/2022 sau khi mẹ ông là Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, đã dành 4 buổi ngồi làm mẫu cho họa sĩ Yeo từ tháng 6/2021 tới tháng 11/2023.

    Yeo làm việc ở Phòng tranh chân dung quốc gia, từng vẽ Hoàng hậu Camilla thời bà còn là Công nương xứ Cornwall và người cha quá cố của Vua Charles, Hoàng thân Phillip.

    Họa sĩ tiết lộ Vua Charles là người đã đề nghị vẽ con bướm nhằm thể hiện cam kết bảo vệ môi trường của ông, cũng như thể hiện sự chuyển biến của ông khi đăng quang.

    tranh chan dung vua charles 1
    Màu sắc của bức tranh khá đáng sợ.

    "Khi tôi bắt đầu dự án này, Bệ hạ vẫn là Thân vương xứ Wales. Giống con bướm bay lượn trên vai ngài, bức chân dung này đã tiến hóa vì vai trò của chủ thể bức tranh đã biến chuyển", Yeo viết.

    "Tôi đã cố hết sức khắc họa trải nghiệm và tính cách lên khuôn mặt mỗi nhân vật trong tranh, tôi hy vọng đã thành công khắc họa những điều đó trong bức chân dung này. Để nắm bắt và thể hiện điều này của Bệ hạ, người đảm nhận vai trò độc nhất vô nhị, vừa là thử thách vừa là đặc ân đối với tôi", họa sĩ bày tỏ.

    tranh chan dung vua charles 1
    Vua Charles III giật vải phủ tranh trong cung điện Buckingham ngày 14/5. Ảnh: AFP

    Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều sau khi bức tranh được họa sĩ Yeo công bố trên Instagram.

    "Xin lỗi khi phải nói ra điều này, ngài ấy như đang ở địa ngục vậy", một người viết. "Đây là bức tranh chân dung hoàng gia xấu nhất mà tôi từng thấy", một người khác bình luận.

    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng "bức tranh rất đẹp, phá vỡ khuôn khổ tranh chân dung truyền thống". Nhiều người khen ngợi chi tiết con bướm trong tranh.

    "Tôi rất thích, bức tranh vừa có nét truyền thống vừa có nét nghệ thuật đương đại", một người có tên Debbie bình luận.

    VnExpress (theo AFP/Tribune News)

  • bat coc cong chua anna 1 1

    Khoảng 8 giờ tối ngày 20-3-1974, công chúa Anne và chồng (mới cưới nhau được 4 tháng) đang đi về hướng cung điện Buckingham sau khi tham dự một buổi chiếu phim từ thiện. Nữ thị tì ngồi đối diện với vợ chồng công chúa ở phía sau chiếc xe Rolls-Royce Limousine màu hạt dẻ được đánh dấu phù hiệu Hoàng gia, và trên ghế hành khách là cận vệ của công chúa: James Wallace Beaton, một thành viên của SO14, đơn vị chuyên trách bảo vệ các thành viên Hoàng gia.

    Khi người tài xế lái xe xuống trung tâm mua sắm thì một chiếc Ford Escort màu trắng đã vọt qua và dừng cách cung điện 200 thước. Một gã râu ria với màu tóc màu đỏ nhạt bước ra khỏi xe, tay lăm lăm 2 khẩu súng ngắn, áp sát phía sau chiếc Limousine. Từ cách đó 6 bước chân, tay súng đã bắn một viên đạn ghim vào vai phải viên cận vệ. Với mục đích bắt cóc công chúa Anne, Ian Ball, 26 tuổi, đã nhắm chủ đích vào thành viên hoàng gia nổi tiếng nhất của ngày hôm đó.

    Kẻ dám tống tiền Nữ hoàng

    Vào tháng 11-1973, công chúa 23 tuổi đã kết hôn với một thường dân: Mark Phillips, một đại tá trong quân đội Anh. Hai người đã gặp nhau thông qua những buổi đua ngựa. Đám cưới của họ thu hút 2.000 quan khách, báo The New York Times hé lộ rằng khán giả xem qua truyền hình lên tới 500 triệu, là “việc chưa từng có” đối với một đám cưới.

    bat coc cong chua anna 2
    Đoàn xe hộ tống gia đình Nữ hoàng, một bộ phận của Nhánh bảo vệ Hoàng gia trực thuộc Sở Cảnh sát thủ đô (Scotland Yard). Ảnh nguồn: Elite UK Forces.

    Vào đêm xảy ra vụ bắt cóc công chúa Anne, SO14 đã chỉ định một cảnh sát bảo vệ công chúa, và sau đó lại cũng chỉ có 1 cận vệ tháp tùng Nữ hoàng Elizabeth II trong các chuyến đi không chính thức ra vào nơi ở của nữ hoàng tại thời điểm đó. Mặc dù Ian Ball rõ ràng là không thể biết được tuyến đường của chiếc Limousine vào tối hôm đó, song điện Buckingham đã công khai về sự hiện diện của công chúa Anne tại sự kiện, vô tình tạo điều kiện dễ dàng cho kẻ nào đó theo dõi chiếc Rolls-Royce khi nó hộ tống cô từ nhà hát trở về vào tối đó.

    Ian đã thuê một chiếc xe bằng tên John Williams, và sau đó cảnh sát đã tìm thấy 2 cặp còng tay, thuốc an thần Valium cùng một lá thư đòi tiền chuộc được gửi cho Nữ hoàng.

    Cuộc đấu súng nghẹt thở

    Mặc dù có rất ít cảnh sát Đô thành London mang súng, nhưng những người được giao trọng trách bảo vệ hoàng gia đều mang theo vũ khí tự động. Beaton cố gắng bắn Ian Ball, nhưng vết thương trên vai khiến ông bất lực. Sau phát súng đầu tiên, súng của Beaton bị kẹt. Ball quay sang ghế cửa sau của ghế tài xế và bắt đầu lắc nó. Công chúa Anne ngồi ở phía khác. “Có mở ra không, tao bắn!” - Ball hét to đầy giận dữ.

    Khi công chúa và chồng Phillips cố hết sức đóng chặt cửa xe thì nữ thị tỳ của Anne đã bỏ ra cửa ở ghế hành khách. Tận dụng cơ hội đó, Beaton đã nhảy vào xe. Anh ta ngồi giữa hai vợ chồng và đối diện với kẻ tấn công họ, khi đó y đang bắn vào xe. Bàn tay của Beaton đã làm chệch hướng viên đạn. Khi đó Ball nổ súng lần thứ ba gây ra một vết thương buộc Beaton rơi ra khỏi xe và ngã xuống đất. Tài xế Alexander Callendar (một trong tài xế của Nữ hoàng Elizabeth II) đã bước ra xe đối đầu với tay súng.

    Ian Ball bắn vào ngực tài xế khiến Callender ngã dúi vào lại xe. Đẩy cửa sau xe ra, Ball tóm lấy cẳng tay công chúa trong khi Phillip ôm eo vợ. “Làm ơn, ra khỏi xe. Lệnh bà phải theo tôi”, Ball giục công chúa. Khi hai người đàn ông vật lộn để giành lấy công chúa, chiếc váy của cô bị xé toạc từ trước ra sau.

    bat coc cong chua anna 2
    Ian Ball, một ngày sau vụ bắt cóc Công chúa Anne bất thành. Ảnh nguồn: Daily Mail.

    Thanh tra cảnh sát Michael Hills, 22 tuổi, là người đầu tiên đến hiện trường. Đang tuần tra gần đây thì ông bất ngờ nghe thấy có những âm thanh kiểu như đánh nhau, nghĩ rằng chắc là đánh đấm do tai nạn xe cộ. Ông áp sát Ball và chạm vào vai y. Tay súng xoay người và bắn vào bụng Hills. Trước khi đổ sập, Hills vẫn dùng hết sức để truyền bản phát thanh về trạm của mình. Ronald Russell, một nhân viên vệ sinh, trong lúc đang lái xe từ nơi làm việc đã nhìn thấy hiện trường ở phía bên đường Russell đã đến gần khi thấy Ian Ball đối đầu với cảnh sát Hills.

    “Hắn ta cần phải đo đất”, sau này ông Russell nhớ lại hoàn cảnh khi đó. Là một cựu võ sĩ, Russell đã ra đòn để trừng phạt kẻ đã dám làm bị thương cảnh sát. Một người đi xe gắn máy tên là Glenmore Martin, đã đậu xe trước mặt chiếc Ford màu trắng để chặn không cho Ball tẩu thoát. Martin cũng cố gắng đánh lạc hướng Ball nhưng khi tay súng nhằm vào mình, Martin đã quay sang giúp đỡ cảnh sát Hills.

    Trong khi đó nhà báo John Brian McCornell của báo Daily Mail đã tiếp cận hiện trường. Nhìn thấy phù hiệu trên chiếc Limousine, linh tính ông cho hay có một thành viên của hoàng gia đang gặp nguy hiểm. McCornell ôn tồn nói với “sát thủ”: “Đừng ngớ ngẩn thế chứ, ông bạn già? Bỏ súng xuống”. Ball đã bắn McConnell khiến nạn nhân ngã xuống đường, giờ là người thứ 3 chảy máu trên vỉa hè.

    Sau khi McConnell ngã xuống, Ball quay lại để bắt cho kỳ được công chúa Anne. Từ phía sau, Ronald Russell đã bước đến Ball và đấm vào đầu hắn ta. Trong khi cựu võ sĩ cố gắng đánh lạc hướng tay súng thì công chúa đã với lấy tay nắm cửa ở phía đối diện băng ghế sau. Cô mở nó ra và đẩy mạnh người ra khỏi xe. Công chúa sau đó đã nói với cảnh sát: “Ta nghĩ rằng nếu ra khỏi xe thì y sẽ đuổi theo”. Công chúa đã đúng. Khi Ball chạy quanh chiếc xe để cố bắt công chúa thì bà đã quay lại xe với chồng Phillips và đóng chặt cửa lại.

    bat coc cong chua anna 2
    Công chúa Anne thăm cận vệ James Wallace Beaton điều trị tại bệnh viện.Ảnh nguồn: Hull Live.

    Kẻ tâm thần gây án

    Liền đó Ronald Russell đấm vào mặt Ball. Thêm nhiều cảnh sát lúc đó chứng kiến hành động này. Công chúa Anne nhận thấy rằng sự hiện diện của cảnh sát khiến Ian Ball lo lắng. Và y bỏ chạy. Ông Peter Edmonds, cảnh sát thám tử tạm thời, đã nghe thấy cuộc gọi của cảnh sát Hills về vụ tấn công.

    Lúc đến hiện trường trong chiếc xe hơi của mình, Edmonds nhìn thấy một gã đàn ông cầm súng phóng qua công viên St. James. Edmonds liền rượt theo Ball, quăng áo khoác của mình lên đầu Ball, khống chế và tóm cổ y. Nhà chức trách tìm thấy hơn 300 Bảng ở dạng các tờ tiền mệnh giá 10 Bảng trong người Ball. Sau đó, họ biết thêm rằng đầu tháng đó, Ball đã thuê một ngôi nhà trên một con đường cụt ở Hampshire, cách Học viện Quân sự Sandhurst chỉ 5 dặm cũng là ngôi nhà của vợ chồng công chúa Anne.

    Ngày hôm sau hàng loạt tiêu đề trên các mặt báo nước Mỹ đã điểm lại những sự kiện đêm qua: “Công chúa Anne đã thoát kẻ ám sát”, “Tay súng đơn độc trong âm mưu bắt cóc hoàng gia”, “Tăng cường an ninh xung quanh Thái tử Charles”. Báo The New York Times viết: “Vì luật Anh hạn chế việc công khai trước khi xét xử nên đa phần dân Anh chỉ biết vụ việc động trời trong một tháng tới hoặc 2 tháng mà họ đã nghe phong thanh”.

    Thư ký nội vụ Roy Jenkins hạ lệnh làm một báo cáo điều tra gửi cho Thủ tướng và nói với báo giới rằng cuộc điều tra cần thiết phải “giữ bí mật trên diện rộng”, cả Sở Cảnh sát thủ đô và điện Buckingham đều từ chối bình luận về những tình tiết cụ thể. Cánh nhà báo tranh nhau đưa ra những giả thuyết rằng làm thế nào mà một kẻ thất nghiệp, có vẻ tâm thần, có thể nghĩ ra được kịch bản bắt cóc công phu dường ấy. Một nhân viên văn phòng Bộ Nội vụ nói với phóng viên rằng cảnh sát đã lần ra một máy đánh chữ mà Ian Ball đã thuê đâu đó để viết thư đòi tiền chuộc.

    bat coc cong chua anna 2
    Chiếc xe Limousine tại hiện trường vụ án. Ảnh nguồn: Intelligent Protection.

    Báo chí đưa tin về một dòng trong bức thư đó “Anne sẽ bị bắn chết”. Những ngày sau nỗ lực bắt cóc, một nhóm tự gọi họ là Phong trào M-LARM đã gửi một lá thư tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc cho tờ Thời báo London (The Times of London). Sở Cảnh sát thủ đô bác mọi kết nối giữa M-LARM với Ian Ball.

    Những người khác nhận ra một chủ đề quen thuộc trong nội dung của bức thư đòi tiền chuộc, trong đó Ian Ball bị cáo buộc rằng từng tuyên bố sẽ tặng tiền chuộc của Nữ hoàng cho Dịch vụ y tế quốc gia (NHS). Một tháng trước khi xảy ra vụ bắt cóc, có một nhóm được xác định là Quân đội giải phóng Symbionese (SLA) đã bắt cóc Patricia Hearst. Khi tiếp xúc với gia đình Hearst, SLA tuyên bố sẽ phóng thích Patricia Hearst nếu gia đình tài trợ vài triệu đô la để mua lương thực cho những người California đang đói.

    Phát biểu trước Hạ viện Anh, thư ký nội vụ Roy Jenkins tuyên bố: “Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy đây không phải là hành động cô lập của một cá nhân”. Hạ viện nhất trí với đề nghị của ông Jenkins rằng nên tiếp tục giữ cuộc điều tra trong vòng bí mật. Roy Jenkins tuyên bố với báo giới rằng ông đã hạ lệnh tăng cường bảo vệ Hoàng gia, song từ chối bình luận chi tiết. Điện Buckingham phát đi một thông cáo nói rằng “Hoàng gia không có ý định sống trong lồng chống đạn”.

    Đứng đầu trong số hoàng gia là công chúa Anne, người đánh giá cao sự riêng tư. Khi Ian Ball ra hầu tòa vào ngày 4-4, luật sư của y nói về tiền sử y mắc bệnh tâm thần, nhưng Ball cũng đưa ra một tuyên bố về động cơ phạm tội của mình: “Tôi muốn làm điều đó chỉ để thu hút sự chú ý đến sự thiếu hụt các cơ sở chăm sóc tâm thần theo chuẩn NHS”.

    Ian Ball đã nhận tội âm mưu giết người và tội bắt cóc. Bị kết án chung thân trong một cơ sở sức khỏe tâm thần, Ball đã trải qua phần lớn đời mình tại Broadmoor: một bệnh viện tâm thần có mức độ an ninh cao. Ngay cả sau khi Ian Ball bị tuyên án, công chúng vẫn biết rất ít về Ball, ngoại trừ ngày sinh và năm sinh của hắn ta, cùng các nhân chứng kể lại sự xuất hiện và hành động của gã.

    Một ngày sau vụ tấn công, gia đình công chúa Anne trở lại cuộc sống thường nhật tại nhà của họ trong khuôn viên Học viện quân sự Sandhurst. Tháng 9-1974, Nữ hoàng Elizabeth II đã trao tặng Thập tự George, phần thưởng dân sự cao quý nhất của nước Anh cho cận vệ Beaton. Bà cũng trao tặng các Huân chương Thập tự George cho Cảnh sát trưởng Hills và Ronald Russell….

    Năm 1983, Sở Cảnh sát thủ đô tái tổ chức Nhánh bảo vệ hoàng gia (RPB) và bổ nhiệm James Wallace Beaton làm giám đốc. Trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2006, ông Ronald Russell nhớ lại lời Nữ hoàng Elizabeth II lúc trao huân chương Thập tự George cho mình: “Huân chương này là của Nữ hoàng Anh, lời cảm ơn khanh đến từ mẹ đẻ của Anne”.

    Theo anninhthegioi

  • Ảnh Hoàng tử Louis do Vương phi Kate chụp được công bố nhân dịp sinh nhật 6 tuổi của cậu.

    "Chúc mừng sinh nhật 6 tuổi của Hoàng tử Louis. Cảm ơn mọi người vì những lời chúc tốt đẹp hôm nay", theo chú thích ảnh đăng ngày 23/4 trên trang Instagram của Thái tử William và Vương phi Kate.

    Trang này cho biết người chụp ảnh là Vương phi Kate. Truyền thông Anh đưa tin ảnh được chụp tại lâu đài Windsor gần đây và chưa qua chỉnh sửa, song không rõ thời điểm cụ thể.

    hoang tu louis chup anh
    Ảnh Hoàng tử Louis được công bố ngày 23/4. Ảnh: Instagram/princeandprincessofwales

    Gia đình của Vương phi Kate gần đây trải qua khoảng thời gian đầy biến cố sau khi cô nhận thông báo mắc ung thư. Kate nói kết quả chẩn đoán hậu phẫu này là cú sốc đối với cô.

    Thái tử William dành ba tuần rưỡi bên vợ con trước khi quay lại thực hiện nhiệm vụ hoàng gia với chuyến thăm tổ chức từ thiện chuyên phân phối thực phẩm ở Sunbury-on-Thames, Surrey ngày 18/4.

    Kate cho biết cô đang trải qua quá trình hóa trị dự phòng. Đây là phương pháp nhằm tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư trong cơ thể, diễn ra sau phẫu thuật nhằm ngăn khả năng tái phát.

    Vương phi Kate xuất hiện trước công chúng lần cuối vào tháng 12/2023, khi cô cùng Vua Charles và các thành viên hoàng gia tham dự buổi lễ nhân dịp Giáng sinh tại nhà thờ.

    Kate là thành viên thứ hai của hoàng gia Anh được thông báo mắc ung thư từ đầu năm. Điện Buckingham ngày 5/2 cho biết Vua Charles được chẩn đoán mắc ung thư và đã bắt đầu quá trình điều trị.

    VnExpress (Theo Sky News, AFP, Reuters)

  • Đây là một trong những căn hộ sang trọng lâu đời nhất tại London được rao bán...

    rao ban can ho hoang gia 1

    Căn hộ đang được rao bán là một bất động sản nguy nga với 4 phòng ngủ, nơi từng là nơi ở của hoàng gia Anh và từng là trụ sở chính của hãng sản xuất ô tô hạng sang Rolls-Royce. Hiện ngôi nhà đang được rao bán trên thị trường với giá 26,25 triệu bảng Anh, tương đương 33,26 triệu USD.

    Tọa lạc tại số 149 Old Park Lane, mặt tiền của tòa nhà nằm ngay trên con đường Piccadilly, một con đường nổi tiếng chạy từ Piccadilly Circus đến mũi Hyde Park.

    Hiện căn hộ đang thuộc sở hữu của các nhà đầu tư cổ phần tại Fairway Capital và Dar Global. Trải rộng trên toàn bộ tầng 4, căn hộ rộng gần 1.600m2 này đang được bán trên Sotheby’s International Realty nơi chuyên kinh doanh bất động sản nhà ở siêu cao cấp.

    rao ban can ho hoang gia 1

    Căn hộ là sự pha trộn giữa phong cách lịch sử và hiện đại với những mái hiên nguyên bản từ đầu thế kỷ 20 và đã được khôi phục lại một cách tỉ mỉ bởi các nhà phát triển Leconfield Property Group.

    Bên trong căn hộ còn có chiếc lò sưởi bằng đá cẩm thạch nguyên bản, tường ốp và những cánh cửa đều đã được tân trang và giữ lại. Hệ thống loa thông minh Sonos cùng hệ thống thông gió cung cấp không khí trong lành cho căn hộ là những điểm cộng cho việc tăng giá bán của căn hộ.

    George Brooksbank, giám đốc điều hành của Fairway Capital cho hay, tòa nhà ban đầu được lấy cảm hứng từ khách sạn Savoy xa hoa vì vậy Tập đoàn bất động sản Leconfield đã tìm cách giữ lại và khôi phục những nét đặc trưng ban đầu đồng thời kết hợp công nghệ mới nhất và thiết kế đồ nội thất hiện đại theo yêu cầu riêng.

    Ngôi nhà được xây dựng cho gia đình quý tộc Bruce và vào đầu những năm 1800, là nhà của Thomas Bruce, bá tước thứ 7 của Elgin. Trong gần một thế kỷ sau đó, ngôi nhà được dùng làm cung điện cho hoàng gia Anh, đầu tiên là dành cho Hoàng tử William, công tước xứ Gloucester và Edinburgh cùng vợ là công chúa Mary.

    Nơi này cũng từng là quê hương của Hoàng tử George, công tước xứ Cambridge, tổng tư lệnh Quân đội Anh. Các quốc vương và chính khách, từ Vua George IV, nữ hoàng Victoria đến Thủ tướng William Gladstone đều đã từng bước qua cánh cửa của tòa nhà.

    Từ năm 1906 đến năm 1971, tòa nhà đã gắn liền với thương hiệu xe sang nổi tiếng nhất nước Anh, Rolls-Royce Motors. Trụ sở chính của hãng nằm bên trong tòa nhà với tầng trệt là phòng trưng bày và các căn hộ phía trên được sử dụng làm phòng làm việc cho các giám đốc Rolls-Royce.

    rao ban can ho hoang gia 1

    Căn hộ được thiết kế vô cùng đặc biệt khi hành lang rộng bên ngoài được lát đá cẩm thạch và được trang trí bằng những chiếc đèn chùm pha lê. Cảm giác rộng rãi của căn hộ được tạo nên bởi độ cao 4,3m của trần nhà và hành lang trải dài suốt chiều dài căn nhà.

    rao ban can ho hoang gia 1

    Phòng khách chính có diện tích gấp đôi phòng ngủ, được thiết kế với cửa sổ lớn nhìn ra Công viên Xanh và Đài tưởng niệm Wellington ở góc công viên Hyde chỉ cách vài trăm mét về hướng bên phải. Bên cạnh phòng khách là phòng bếp rộng rãi với khu vực ăn sáng thân mật, nơi cũng có cửa sổ lồi có tầm nhìn ra một trong những khung cảnh đẹp nhất ở London. Cả phòng khách và phòng bếp có sức chứa 100 khách.

    rao ban can ho hoang gia 1

    Cả 4 phòng ngủ của căn hộ đều có phòng tắm riêng, ngoài việc có kích thước rộng rãi, phòng ngủ chính còn có phòng thay quần áo và phòng tắm lát đá cẩm thạch với bồn tắm sang trọng và góc tắm vòi sen riêng biệt. Bên cạnh đó, căn hộ còn có chỗ ở riêng cho giúp việc với một lối đi riêng biệt và độc lập.

    rao ban can ho hoang gia 1

    rao ban can ho hoang gia 1

    rao ban can ho hoang gia 1

    Căn hộ này được cho là hiếm có khó tìm khi có rất ít những căn hộ giống như vậy ở xung quanh đó. Nơi ở này mang lại cảm giác nguy nga của những dinh thự hoàng gia ở London. Marcus O'Brien, thành viên của chi nhánh kinh doanh bất động sản nhà ở siêu cao cấp cho hay căn hộ này chính xác là loại hình cư trú mà những người mua giàu có đang tìm kiếm.

    Nhiều khả năng căn hộ sẽ được mua bởi một người nước ngoài và nó đang được trang trí rất đẹp để thu hút một gia đình giàu có nào đó đến từ Trung Đông. Điều này được cho là bởi hiện tại thị trường căn hộ cao cấp ở Mayfair, London đang được mua nhiều bởi những người mua giàu có tới từ 8 quốc gia: Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Qatar, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Anh và Pakistan.

    Viehtome (theo The Sun)

  • Cô dâu của Công tước thứ 7 xứ Westminster, Olivia, từng theo học cùng trường với Vương phi Kate.

    Kể từ khi Hugh Grosvenor, Công tước thứ 7 xứ Westminster, công bố lễ đính hôn của mình, dư luận đã rất tò mò về người phụ nữ sắp trở thành vợ của một trong những người đàn ông độc thân đáng chú ý nhất nước Anh.

    Không chỉ vì Hugh, 33 tuổi, có ước tính tài sản trị giá 9,878 tỷ bảng Anh (khoảng 311 nghìn tỷ đồng) - thậm chí giàu hơn cả Vua Charles, mà anh còn có nhiều mối quan hệ thân thiết với gia đình hoàng gia. Cha đỡ đầu của anh là Vua Charles và anh là bạn thân của Thân vương William và Vương tử Harry, đến nỗi hai anh em vương gia đã mời anh làm cha đỡ đầu cho con trai của họ là Vương tôn George và Vương tôn Archie.

    Nhưng những điểm tương đồng với hoàng gia không chỉ dừng lại ở đó. Hôn thê của Hugh, Olivia Henson, 31 tuổi, có bối cảnh gia đình giống hệt với người vợ của William - Vương phi xứ Wales, 42 tuổi.

    cong tuoc anh ket hon 1
    Hugh Grosvenor, Công tước thứ 7 xứ Westminster, là bạn thân của cả 2 anh em William và Harry.

    Cô dâu thượng lưu có lý lịch hệt Vương phi Kate

    Đầu tiên, cả Kate và Olivia đều học tại cùng một trường trung học. Sau khi theo học tại Dragon School ở Oxford, Olivia đã nhập học tại Marlborough College, trường nội trú cho học sinh từ 13 đến 18 tuổi với các cơ sở vật chất như bể bơi trong nhà, sân tennis và đường chạy điền kinh.

    Trường tư thục với mức học phí 46.995 bảng Anh (gần 1,5 tỷ đồng) mỗi năm đã đào tạo ra những cựu học sinh như Vương tôn nữ Eugenie, Samantha Cameron và Kate cùng em gái mình là Pippa Middleton.

    Vương phi đã học tại đây từ năm 1996 đến 2000, trong thời gian đó cô đã nâng cao khả năng thể thao và trở thành đội trưởng đội hockey. Việc học của cô kết thúc với việc đạt được 3 điểm A với các môn Toán, Mỹ thuật và Tiếng Anh, trước khi tiếp tục giáo dục tại Scotland nơi cô gặp Thân vương William.

    Cả Kate và Olivia đều đạt được tấm bằng loại 2:1 (tương đương bằng giỏi) trong ngành học mà họ lựa chọn – Kate học Lịch sử Nghệ thuật tại Đại học St Andrews trong khi Olivia học Nghiên cứu Mỹ La tinh và Tiếng Ý tại Trinity College ở Ireland.

    Họ tiếp tục xây dựng sự nghiệp thành công trước khi kết hôn với bạn đời. Kate là người mua phụ kiện cho Jigsaw và đã tham gia vào công ty gia đình Party Pieces trước khi cô kết hôn với Thân vương William vào năm 2011 và được phong tước hiệu Vương phi xứ Cambridge.

    Rất ít thông tin được biết về hôn thê của Hugh, Olivia, nhưng cô được cho là quản lý tài khoản cấp cao tại Belazu, một công ty B-corp thân thiện với môi trường. Sau lễ cưới sắp tới vào tháng 6 năm 2024, cô không bắt buộc phải từ bỏ sự nghiệp và thực hiện nhiệm vụ hoàng gia như Vương phi Kate, nhưng với tư cách là vợ của Công tước xứ Westminster, cô cũng sẽ được thừa kế tước hiệu Nữ công tước.

    cong tuoc anh ket hon 1

    Hugh, giống như Thân vương William, đã tổ chức một lễ cầu hôn giản dị cho Olivia, anh hỏi cưới cô tại nhà của gia đình ở Eaton Hall, Cheshire sau thời gian yêu nhau kéo dài 2 năm. Cặp đôi đã chia sẻ tin vui của họ bằng cách chụp ảnh tại Eaton Estate với trang phục giản dị, nhưng họ chưa công bố chiếc nhẫn của Olivia.

    Sự mong đợi sẽ rất cao cho đám cưới tầng lớp thượng lưu vào tháng 6 - liệu cô dâu của Hugh sẽ chọn một chiếc váy cưới ren truyền thống như Vương phi xứ Wales không?

    Harry và Meghan sẽ không tham dự hôn lễ

    Mặc dù được trông đợi sẽ xuất hiện nhưng Công tước xứ Sussex Harry và vợ Meghan có thể sẽ không tham dự đám cưới do mối quan hệ lạnh nhạt với Thân vương William.

    Nhà tiểu sử gia hoàng gia Tom Quinn đã trao đổi với Daily Mirror và tin rằng Thân vương William sẽ tham dự buổi lễ ở Chester, Cheshire, vì Grosvenor là cha đỡ đầu cho con trai nhỏ của anh, Vương tôn George.

    Quinn cũng khẳng định rằng Harry và Meghan sẽ không có mặt: "Harry từ chối vì cho rằng 'quá khó xử' với anh ấy".

    "Nhưng còn có những lý do khác. Harry biết anh không thể tham dự nếu không có Meghan và Meghan đã quả quyết rằng cô ấy sẽ không xuất hiện".

    Ban đầu, có tin đồn rằng nhà Sussex không được mời, sau đó lại xuất hiện thông tin họ thực sự đã nhận được thiệp mời nhưng đã quyết định không nhận lời vì khó xử.

    Nói với Page Six vào thời điểm đó, một nguồn tin cho biết: "Harry thực sự đã nhận được thiệp 'Save the date' từ vài tháng trước nhưng đã gọi cho Hugh và nói rằng sẽ quá khó xử nếu anh và Meghan Markle tham dự, vì thế anh đã xin lỗi và Hugh đã hiểu".

    Kênh 14 (theo Hello, Marca)

  • Vụ án sát hại dã man người phụ nữ tại căn hộ chung cư ở Nonthaburi (Thái Lan) đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân nước này.

    Ngày 08/04, truyền thông Thái Lan đưa tin về một vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại một chung cư nằm ở huyện Mueang, tỉnh Nonthaburi, Thái Lan khiến một người phụ nữ 47 tuổi thiệt mạng.

    Theo đó, Cảnh sát Nonthaburi cho biết, vào ngày 07/04, họ nhận được báo cáo về một thi thể nữ giới với nhiều vết dao khắp người và mặt tại căn hộ chung cư nằm ở tầng 10 của tòa nhà. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra camera, cảnh sát lại phát hiện ra rằng ngoại trừ hình ảnh lần cuối cùng nạn nhân xuất hiện đi làm về rồi mở cửa vào nhà, không có bất kỳ đối tượng khả nghi nào đến gõ cửa hay có hành động lạ bên ngoài căn hộ của nạn nhân.

    hang xom vao chung cu 1
    Hình ảnh cuối cùng của nạn nhân trước khi bị nghi phạm sát hại dã man

    Trong quá trình khám xét căn hộ, cảnh sát cho biết họ tìm thấy một chiếc kéo dính đầy máu, nghi là hung khí gây án của thủ phạm. Bên cạnh đó, trên ban công của căn hộ nơi diễn ra vụ việc cũng phát hiện dấu hiệu xô xát với nhiều vết máu. Với những điểm đáng nghi này, cảnh sát suy luật rằng rất có thể hung thủ là người sinh sống ở những căn hộ xung quanh, đã trèo vào căn hộ của nạn nhân rồi thực hiện hành vi giết người, sau đó bỏ trốn bằng cách trèo ban công nên camera mới không thể ghi lại được hình ảnh bất kỳ ai vào căn hộ.

    Sau khi khoanh vùng đối tượng, cảnh sát đã quyết định lần theo hướng lên trên, cuối cùng nhắm vào nam cư dân sống ở căn hộ ở tầng 12, cách nhà nạn nhân 2 tầng. Mặc dù cảnh sát không tìm thấy dụng cụ gây án tại nhà nghi phạm nhưng camera giám sát hành lang tầng 12 đã ghi lại rõ nét cảnh nghi phạm mặc áo màu cam bước ra khỏi căn hộ của mình với một bọc rác sau khi gây án vào lúc khoảng 12h đêm.

    hang xom vao chung cu 1
    Camera ghi lại cảnh tượng nghi phạm đi thủ tiêu quần áo dính máu sau khi gây án

    Bạn gái nghi phạm cho biết, vào ngày diễn ra vụ việc, cô trở về căn hộ lúc 1h sáng và nhận thấy điều bất thường khi gã bạn trai nghiện cờ bạc của mình đang giặt quần áo, trên mặt và tay có nhiều vết xước. Sau khi giặt quần áo, nghi phạm lại tiếp tục khiến người bạn gái nghi ngờ khi ngay lập tức mang quần áo đi vứt.

    Được biết, nạn nhân thiệt mạng là một phụ nữ sinh sống một mình. Cô là một nhà đấu giá trực tuyến, có công ty riêng. Sau khi giám định pháp y sơ bộ, cảnh sát xác nhận thời điểm người phụ nữ tử vong là vào khoảng 12h đêm ngày 07/04. Cảnh sát còn cho biết rằng, nghi phạm đã lẻn vào nhà nạn nhân từ trước để phục kích. Ngay khi nạn nhân về đến nhà, hắn ngay lập tức tấn công nạn nhân dã man, cướp của rồi rời khỏi căn hộ.

    Kênh 14 (Nguồn: Khaosod)

  • Đây là lần đầu tiên du khách được khám phá bên trong lâu đài của Hoàng gia Anh…

    lau dai Balmoral 1

    Vua Charles III sẽ mở cửa lâu đài Balmoral vào mùa hè này cho những ai muốn dạo quanh ngôi nhà riêng đặc biệt nằm tại Scotland này. Được biết, lâu đài Balmoral là một trong những công trình của Hoàng gia Anh được rất nhiều người yêu thích.

    Lâu đài Balmoral sẽ mở cửa từ ngày 4/7 đến ngày 11/8. Cơn sốt của chuyến tham quan có một không hai này đã khiến cho tất cả các vé đã được những người hâm mộ hoàng gia chộp lấy nhanh chóng và chỉ trong vòng 24 giờ, số vé đã được bán hết. Mỗi vé tham quan lâu đài Balmoral có giá 100 bảng Anh, tương đương 126 USD.

    lau dai Balmoral 1

    Đây không phải lần đầu tiên vùng đất Balmoral mở cửa đón công chúng nhưng các chuyến tham quan trước đây chỉ cho phép du khách khám phá các phần khuôn viên và khu vườn xung quanh lâu đài, còn bên trong Balmoral vẫn là một điều mà công chúng luôn tò mò.

    Nằm bên bờ sông Dee, trong công viên quốc gia Cairngorms của thành phố Scotland, vùng đất Balmoral là nơi ở của gia tộc Scotland kể từ năm 1852, khi nó được hoàng tử Albert mua lại cho người vợ Victoria của mình.

    Rất nhiều người thời điểm đó đã cho rằng cần phải xây một cung điện để thể hiện sự giàu có của một hoàng gia nên lâu đài Balmoral đã được xây dựng trên vùng đất rộng 50.000 mẫu Anh. Nơi ở này đã mang lại sự thoải mái và riêng tư cho gia đình hoàng gia Anh, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng.

    Kể từ khi lâu đài được hoàn thành vào năm 1856, mùa hè năm nay là lần đầu tiên lâu đài mở cửa cho phép du khách tham quan và tiếp cận những khu vực chưa từng được cho công chúng biết tới của nơi nghỉ dưỡng hoàng gia.

    Động thái mở cửa cung điện Balmoral được cho là nỗ lực của nhà vua Charles nhằm làm cho các dinh thự hoàng gia trở nên thân thiện và dễ tiếp cận với công chúng hơn. Nằm ở phía đông là cung điện Buckingham có chứa ban công trung tâm, nơi các thành viên hoàng gia từng đứng trên đó mỗi lần xuất hiện trước công chúng và khu vực này cũng sẽ mở cửa đón du khách tham quan vào mùa hè này.

    Trong khi đó, các khuôn viên nằm trong dinh thự hoàng gia như Windsor, Sandringham, Holyroodhouse và Highgrove đã thường xuyên mở cửa để phục vụ nhiều sự kiện khác nhau.

    Trở lại lâu đài Balmoral, có lẽ một trong những điểm dừng chân ấn tượng nhất của du khách trong chuyến tham quan chính là phòng khiêu vũ của lâu đài, nơi cố Nữ hoàng Elizabeth II an nghỉ trước khi thực hiện hành trình kéo dài 6 tiếng đến Edinburgh vào tháng 9/2022.

    lau dai Balmoral 1
    Nữ hoàng Elizabeth II trong Phòng vẽ tại Lâu đài Balmoral vào ngày 6/9/2022

    Trong lần mở cửa đón du khách này, một cuộc triển lãm sẽ được tổ chức trong phòng khiêu vũ, trưng bày bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật màu nước do chính tay nhà vua Charles III thực hiện.

    Bộ sưu tập này có những bức tranh mô tả phong cảnh ở Balmoral và hai dinh thự hoàng gia khác là Highgrove và Sandringham cũng như những bộ trang phục mà Charles, người mẹ quá cố của ông, bà ngoại và ông nội đã từng mặc.

    lau dai Balmoral 1

    Trên trang web của lâu đài Balmoral cho biết, trong một chuyến tham quan kéo dài 1 giờ, số lượng người được vào tham quan tối đa là 10 người. Du khách sẽ được tham gia một cuộc hành trình lịch sử từ khi vùng đất Balmoral được mua cho tới ngày nay.

    Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức một bữa tiệc trà chiều truyền thống tại nhà hàng trong khuôn viên Balmoral với mức phí phải trả thêm là 50 bảng Anh, tương đương 63 USD.

    Bên cạnh đó, du khách có thể lưu giữ kỷ niệm đặc biệt của chuyến tham quan bằng cách mua các đồ lưu niệm tại cửa hàng quà tặng Mews, đó có thể là rượu Whisky Balmoral hoặc là những tấm vải Tweed sang trọng.

    lau dai Balmoral 1

    Ngoài những buổi dã ngoại hay những buổi dắt chó đi dạo giúp các thành viên trong gia đình hoàng gia giải trí thì dinh thự Balmoral còn là nơi nghỉ ngơi để các thành viên hoàng gia tận hưởng thời gian ngoài “ánh nhìn của công chúng”.

    Lâu đài Balmoral đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử của hoàng gia Anh, nơi Hoàng tử William và Hoàng tử Harry nhận được tin bi thảm rằng mẹ của họ, bà Diana, Công nương xứ Wales, đã qua đời. Gần đây hơn, đó là nơi Nữ hoàng Elizabeth II trải qua những ngày cuối cùng với tư cách là vị vua trị vì lâu nhất nước Anh.

    Viethome (theo MyLondon)

  • dong ho hoang gia
    Ảnh: PA

    Thời gian của hơn 1,600 chiếc đồng hồ tại các dinh thự chính thức của Nhà Vua sẽ được thay đổi vào cuối tuần này, khi Giờ Mùa hè Anh (British Summer Time) bắt đầu. 

    Một đội gồm 3 nhân viên bảo quản đồng hồ sẽ làm việc suốt cuối tuần để thay đổi giờ của những chiếc đồng trong bộ sưu tập Royal Collection. Cụ thể là 450 chiếc đồng hồ ở Lâu đài Windsor, 350 chiếc ở Cung điện Buckingham và Cung điện St James's, 50 chiếc ở Cung điện Holyroodhouse (Edinburgh).

    Quỹ tín thác Royal Collection Trust từng nói những chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập này là những chiếc cổ nhất và bền nhất, đúng giờ nhất trong toàn cung điện. Đó là những chiếc đồng hồ quả lắc, đồng hồ thiên văn và đồng hồ thu nhỏ.

    Royal Collection Trust đã tung ra hình ảnh cho thấy các nhà tử vi học đang mang những chiếc đồng hồ trở lại phòng Yellow Drawing Room và Centre Room ở cánh phía đông của Cung điện Buckingham. Nhiều tác phẩm nghệ thuật cũng đã được treo lại sau 5 năm trùng tu cung điện.

    Chiếc đồng hồ cổ nhất trong bộ sưu tập là chiếc Anne Boleyn Clock, từng được Vua Henry VIII tặng cho Hoàng hậu Anne Boleyn vào buổi sáng diễn ra hôn lễ của họ năm 1532. 

    Bộ sưu tập cũng gồm chiếc đồng hồ đeo tay của Nữ hoàng Charlotte, đây là chiếc đồng hồ đầu tiên có bộ thoát lever và được xem là tiền nhân của đồng hồ bỏ túi và đồng hồ đeo tay thời nay.

    Vào lúc 1h sáng ngày 31/3, đồng hồ sẽ được điều chỉnh chạy nhanh 1 tiếng, và sẽ được điều chỉnh chậm lại 1 tiếng vào lúc 2h sáng ngày 27/10. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Mặc dù hoàng gia chắc chắn gắn liền với nhận thức quốc tế về nước Anh, nhưng điều này không thể khẳng định rằng liệu một gia đình hoàng gia trị vì có thực sự cần thiết cho du lịch hay không…

    du lich nuoc anh hoang gia 1

    Không thể nào phủ nhận gia đình hoàng gia là một trong số những biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Anh. Các cửa hàng lưu niệm tràn ngập hình ảnh hoàng gia, các tờ báo trên khắp thế giới thảo luận về gia đình hoàng gia và các bộ phim truyền hình dựa trên cuộc sống của họ chưa bao giờ… hết “hot”. 

    Và bất cứ khi nào người dân chỉ trích gia đình hoàng gia, thì phản hồi thường được lặp đi lặp lại luôn là: “Hãy nghĩ đến ngành du lịch nước Anh!”. 

    Đây là câu nói đặc biệt phổ biến trong thời gian gần đây, khi nhiều người tỏ ra thắc mắc rằng làm thế nào mà một quốc gia đang phải đối mặt với các cuộc đình công hàng loạt và khủng hoảng chi phí sinh hoạt nghiêm trọng lại có thể chi trả đến 100 triệu bảng Anh cho lễ đăng quang của Vua Charles Đệ Tam.

    Trong một cuộc thăm dò gần đây của YouGov, 51% tin rằng lễ đăng quang không nên do người đóng thuế chi trả. Đối với những người trẻ tuổi, con số này thậm chí còn cao hơn, ở mức 62%. Nhưng những người ủng hộ hoàng gia thường sử dụng ngành công nghiệp du lịch để biện minh cho những khoản chi xa xỉ. 

    Bởi có thể nói, gia đình hoàng gia “kéo” du lịch đến với Vương quốc Anh. Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh ước tính, lễ đăng quang vừa qua sẽ mang đến 337 triệu bảng Anh cho nền kinh tế, phần lớn đến từ các khoản chi tiêu du lịch và quán rượu.

    Nhưng nếu gia đình hoàng gia biến mất, liệu ngành du lịch nước Anh có đột ngột sụp đổ?

    du lich nuoc anh hoang gia 1

    Hoàng gia có thực sự quan trọng cho ngành du lịch?

    Một nghiên cứu vào năm 2011 của Visit Britain cho thấy khoảng 60% khách du lịch đến Vương quốc Anh có khả năng đến thăm những địa điểm gắn liền với gia đình hoàng gia. Mặc dù không có dữ liệu cụ thể nào cho những năm gần đây, nhưng vào năm 2022, Visit Britain nhận thấy lịch sử và di sản là hai yếu tố thu hút khách du lịch lớn nhất.

    Và mặc dù nhận thức quốc tế về nước Anh chắc chắn gắn liền với gia đình hoàng gia, nhưng điều này không cho chúng ta biết liệu một gia đình hoàng gia trị vì có thực sự cần thiết cho du lịch hay không. 

    Rốt cuộc, lịch sử xung quanh chế độ quân chủ và những địa điểm gắn liền với họ sẽ vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi hoàng gia không còn nữa. Các cung điện Ottoman ở Istanbul vẫn là những điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng sau 100 năm kể từ khi vương quốc Hồi giáo sụp đổ, cũng như các lâu đài hoàng gia của Pháp hay các cung điện hoàng gia của Trung Quốc.

    Thiếu đi gia đình hoàng gia dường như cũng chẳng ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của các quốc gia này, với mỗi quốc gia đều thu hút nhiều khách du lịch hàng năm hơn hẳn Vương quốc Anh.

    Trên thực tế, Mỹ là thị trường du lịch lớn nhất của Anh và khách du lịch Mỹ có xu hướng thích thú với những thứ liên quan đến hoàng gia. Nhưng điều này có thể thay đổi với dưới thời trị vì của một quốc vương mới. 

    Trong một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 2/2021, trước khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, 68% người Mỹ đánh giá rất cao Nữ hoàng và tầm ảnh hưởng của bà. Cuộc thăm dò tương tự lại cho thấy chỉ 34% có thiện cảm với Vua Charles - nhưng điều này đã thay đổi theo hướng có lợi hơn một chút cho Vua Charles sau khi ông đăng quang. Mặc dù vậy 62% người dân ở Mỹ cho biết họ không quan tâm lắm đến việc này. 

    Bên ngoài nước Mỹ, các nhóm khách du lịch lớn tiếp theo của Vương quốc Anh thường ít quan tâm hơn đến hoàng gia. Công ty du lịch Travelzoo đã phát hiện vào năm 2016 rằng chỉ 19% người Đức, 15% người Pháp và 10% du khách Tây Ban Nha muốn đến Vương quốc Anh vì chế độ quân chủ và gia đình hoàng gia Anh.

    Điểm thu hút của du lịch nước Anh 

    Thông thường, khi các nhà bình luận thảo luận về những đóng góp của hoàng gia Anh cho du lịch, họ nói về các sự kiện quan trọng như đám cưới, lễ kỷ niệm, lễ đăng quang và đám tang. Mặc dù những sự kiện này thu hút rất nhiều đám đông, nhưng chúng hiếm khi xảy ra và không mang tính đại diện cho toàn ngành du lịch. 

    Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đám cưới hoàng gia cải thiện đáng kể hình ảnh và nhận thức về thương hiệu của một quốc gia, nhưng không thể so sánh với các sự kiện thể thao lớn như Fifa World Cup, Super Bowl của Mỹ hay Thế vận hội Olympic. 

    Mặc dù các địa điểm hoàng gia rất nổi tiếng, nhưng chúng lại rải rác và cách xa các điểm tham quan nổi tiếng nhất của nước Anh. Trong số mười điểm tham quan miễn phí và trả phí được ghé thăm nhiều nhất ở Anh vào năm 2021, không có điểm nào là địa điểm hoàng gia. Trong đó, điểm tham quan hoàng gia được xếp hạng cao nhất là Tháp Luân Đôn (Tower of London) nhưng chỉ đứng thứ 17 trong danh sách.

    Thậm chí, Sở thú Chester còn thu hút được nhiều du khách hơn là Lâu đài Windsor hay Cung điện Buckingham, mặc dù những thống kê này không phân biệt giữa khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong cuộc khảo sát du khách gần đây nhất của Windsor, phần lớn khách tham quan đến từ nước ngoài.

    du lich nuoc anh hoang gia 1

    Một nhóm các thành viên Đảng Cộng hoà phản đối chế độ quân chủ đã tranh luận về con số được viết đến rộng rãi rằng hoàng gia đã tạo ra 500 triệu bảng thu nhập du lịch cho nước Anh hàng năm, nhưng bản thân chỉ là một phần nhỏ trong nền kinh tế du lịch trị giá 127 tỷ bảng của Anh.

    Nhóm cũng đặt câu hỏi tại sao gia đình hoàng gia lại hầu như không xuất hiện trong các chiến dịch hoặc quảng cáo du lịch của Anh, nếu họ quan trọng đến như vậy đối với nền kinh tế du lịch.

    Không thể phủ nhận rằng gia đình hoàng gia làm tăng thêm sức hấp dẫn của Vương quốc Anh như một yếu tố du lịch mang đậm nét lịch sử và di sản nổi tiếng toàn thế giới. Tuy nhiên, điều được thắc mắc ở đây là liệu một chế độ quân chủ trị vì có thực sự cần thiết để duy trì sức hấp dẫn của nước Anh hay không?

    Theo thuonggiaonline

  • Việc Vương phi Kate đăng bức ảnh chỉnh sửa giữa đồn đoán về sức khỏe của cô càng khiến dư luận hoài nghi về tính minh bạch của hoàng gia Anh.

    Điện Kensington hôm 10/3 công bố bức ảnh cho thấy Vương phi Kate mỉm cười bên cạnh ba con nhân Ngày của Mẹ tại Anh, đánh dấu lần xuất hiện công khai chính thức đầu tiên của cô sau thời gian dài vắng bóng.

    Vương phi Kate, 42 tuổi, không xuất hiện trước công chúng từ lần cuối dự buổi lễ ở nhà thờ dịp Giáng sinh cuối năm ngoái và cô cũng trải qua ca phẫu thuật vùng bụng hồi tháng một. Điều này làm dấy lên những đồn đoán về sức khỏe của cô, đặc biệt là trên mạng xã hội.

    Hình ảnh Kate tươi cười, khỏe mạnh bên ba con mà Điện Kensington tung ra đáng lẽ phải đặt dấu chấm hết cho làn sóng đồn đoán về sức khỏe của cô. Nhưng thay vào đó, nó lại gây ra một cuộc tranh cãi mới cho hoàng gia Anh, khi nhiều hãng tin và ảnh lớn như Reuters, Getty, AFP và AP thu hồi bức ảnh sau vài giờ với lý do lo ngại nó bị chỉnh sửa.

    anh cua kate 1
    Hàng loạt tờ báo Anh đăng trên trang nhất sự việc Vương phi Kate chỉnh sửa ảnh cô chụp cùng ba con trước khi gửi tới các hãng truyền thông. Ảnh: AP

    Nhiều người đã chỉ ra những điểm bất hợp lý trên bức ảnh, như tay trái Công chúa Charlotte bị lệch so với ống tay áo của cô bé và một phần tay áo cũng bị khuyết. Mái tóc Công chúa bị lẹm một đoạn ở phần vai, trong khi khóa kéo áo của Vương phi Kate bị lệch.

    Cơn bão truyền thông từ một bức ảnh lớn đến mức Vương phi Kate sáng 11/3 phải lên tiếng xin lỗi vì đã chỉnh sửa bức ảnh cô và các con.

    "Giống nhiều nhiếp ảnh gia nghiệp dư, tôi thi thoảng tự chỉnh sửa ảnh. Tôi muốn xin lỗi nếu bức ảnh gia đình chúng tôi chia sẻ ngày hôm qua gây ra bất cứ thắc mắc nào", cô viết trong một tuyên bố.

    Dù vậy, lời xin lỗi của Vương phi Kate vẫn không thể dập tắt khủng hoảng truyền thông mà hoàng gia Anh đang phải đối mặt. Giờ đây, thay vì những bức ảnh hoàng gia tươi cười xuất hiện bên cạnh tiêu đề về Ngày của Mẹ, các tờ báo Anh đồng loạt đăng trên trang nhất về mối lo ngại bức ảnh bị chỉnh sửa cũng như hoài nghi về những thông tin mà hoàng gia công bố.

    "Điều này gây tổn hại rõ ràng cho hoàng gia. Họ biết rõ rằng dư luận sẽ đặc biệt quan tâm đến bất kỳ bức ảnh nào họ công bố về Vương phi Kate", cựu phóng viên BBC Peter Hunt viết trên mạng xã hội X. "Thách thức đặt ra với hoàng gia là mọi người sẽ hoài nghi những thông tin mà Cung điện công bố tiếp theo về sức khỏe của các thành viên".

    Giới quan sát cho rằng để có một bức ảnh gia đình đẹp với những đứa trẻ hiếu động là vô cùng khó khăn, nên việc Vương phi Kate và Thái tử William chỉnh sửa một chút để có khoảnh khắc "cả nhà cùng cười" là điều dễ hiểu.

    Hồi tháng 12 năm ngoái, một số người nghi ngờ bức ảnh thiệp Giáng sinh được hai người công bố đã bị chỉnh sửa, khi một ngón tay của Hoàng tử Louis dường như đã biến mất và cậu bé dường như có thêm một chân. Thông tin đó không được chú ý nhiều và cả Vương phi Kate lẫn Thái tử William đều không lên tiếng bình luận.

    anh cua kate 1
    Ảnh thiệp Giáng sinh của gia đình Vương phi Kate và Thái tử William tháng 12/2023. Ảnh: Instagram/Princeandprincessofwales

    Nhưng lần này, trong bối cảnh công chúng ngày càng tò mò và lo lắng cho sức khỏe của Vương phi, các bức ảnh hoàng gia công bố sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, giới chuyên gia đánh giá.

    Trong nỗ lực tự cứu mình khỏi các đồn đoán, hoàng gia Anh nay lại bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng hơn.

    "Họ đang nghĩ gì vậy? Nếu bức ảnh đã bị can thiệp theo một cách khá nghiêm trọng, nó sẽ tạo ra một vấn đề lớn về độ tin cậy", Sally Bedell Smith, người viết tiểu sử hoàng gia, đặt câu hỏi trước khi Vương phi Kate thừa nhận việc chỉnh sửa ảnh.

    Gia đình William - Kate hàng năm đều tổ chức kỷ niệm Ngày của Mẹ, nhưng bức ảnh mới nhất của Vương phi Kate được coi là thông điệp trấn an gửi tới cả nước.

    Mặc dù Cung điện đã nói rằng Vương phi sẽ phải mất từ hai đến ba tháng hồi phục, việc cô không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tuần và sự thiếu rõ ràng về tình trạng sức khỏe của cô đã tạo ra một khoảng trống thông tin trên mạng xã hội, tạo điều kiện cho hàng loạt thuyết âm mưu có cơ hội sinh sôi.

    Các trợ lý Điện Kensington biết rõ cơn bão truyền thông này điên rồ đến mức nào và trong những tuần gần đây, họ đã thực hiện một số động thái hiếm hoi nhằm dập tắt các thuyết âm mưu. Nhưng họ cũng đang cố gắng bảo vệ quyền riêng tư về y tế của một trong những thành viên cấp cao nhất hoàng gia.

    Vương phi Kate được cho là đang nghỉ ngơi tại dinh thự Adelaide của gia đình ở Windsor và quá trình hồi phục sẽ kéo dài đến ít nhất Lễ Phục sinh 31/3. Theo giới quan sát, mọi chuyện sẽ không bị đẩy đi xa nếu gia đình chọn cách mời một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến thực hiện bộ ảnh, thay vì tự chỉnh sửa và công bố.

    Vương phi giải thích rằng cô phải chỉnh ảnh do không thể khiến ba đứa trẻ hiếu động nhìn vào camera cùng lúc.

    Nhưng bức ảnh đã được gửi tới cho các hãng truyền thông để đăng tải trước công chúng và những cơ quan này mong đợi nó phải chính xác, hai phóng viên Lauren Said-Moorhouse và Max Foster từ CNN lưu ý.

    Các phóng viên ảnh và biên tập viên thường điều chỉnh độ phơi sáng hoặc cân bằng màu sắc của bức ảnh để phản ánh khung cảnh chính xác hơn. Song hầu hết các tổ chức tin tức coi việc di chuyển, thay đổi hoặc chỉnh sửa các pixel ảnh là không thể chấp nhận được. Điều này sẽ làm thay đổi thực tế của tình huống mà hình ảnh ghi lại.

    Trước đây, những bức ảnh nghiệp dư của gia đình Kate và William đều được đón nhận nồng nhiệt khi đăng tải lên mạng xã hội. Nhưng lần này, bức ảnh được chuyển tới các cơ quan truyền thông như một tài liệu chính thức, trong khi hoàng gia Anh không minh bạch về việc nó bị chỉnh sửa, Moorhouse và Foster cho hay.

    anh cua kate 1
    Những điểm bất hợp lý trong ảnh của Vương phi Kate và các con. Ảnh: AFP

    "Điều đó sẽ làm tổn hại đến niềm tin giữa hoàng gia và các tổ chức truyền thông", hai phóng viên từ CNN nhấn mạnh.

    "Dù lời xin lỗi của Vương phi sẽ phần nào giúp ngăn chặn những cuộc bàn tán trên mạng xã hội, nhiều người sẽ thấy việc hình ảnh bị thay đổi và lời giải thích sau đó là khó chấp nhận được", Moorhouse và Foster nói.

    Dickie Arbiter, cựu phát ngôn viên của Nữ hoàng Elizabeth II, tìm cách đổ lỗi cho các hãng thông tấn, tuyên bố "sai lầm thực sự nằm ở việc các cơ quan truyền thông không kiểm tra bức ảnh và phải thu hồi nó chỉ sau vài giờ".

    Nhưng các cơ quan truyền thông từ trước tới nay đều có niềm tin rằng những thông tin, hình ảnh được hoàng gia Anh công bố là chính thức và đảm bảo chính xác. Sự cố lần này có thể làm tổn hại niềm tin đó, làm dấy lên những nghi ngờ về bất cứ điều gì mà hoàng gia phát đi tiếp theo.

    Hãng thông tấn AP đã đăng một bản giải thích dài về quyết định gỡ bỏ bức ảnh, khẳng định các quy tắc của họ cấm những hình ảnh bị thay đổi hoặc xử lý bằng kỹ thuật số, ngoài một số điều chỉnh nhỏ về kích thước hay độ tương phản của bức ảnh.

    Tương tự, Reuters nhấn mạnh họ chỉ cho phép sử dụng hạn chế một số kỹ thuật photoshop để định dạng hình ảnh, thay đổi kích thước cũng như cân bằng tông và màu sắc.

    Susan Keith, giáo sư báo chí và nghiên cứu truyền thông tại Đại học Rutgers, Mỹ, cho rằng bằng cách gỡ bức ảnh Vương phi Kate cùng các con, các hãng truyền thông đã gửi tới Điện Kensington một thông điệp nghiêm túc về cam kết của họ đối với tính minh bạch và chính xác.

    Sự việc xảy ra lần này không phải một cuộc đấu đá, mà chỉ là hình ảnh của người mẹ với những đứa trẻ, nên việc chỉnh sửa có thể được cảm thông phần nào, Keithlưu ý. Nhưng trong trường hợp mang tính chính thức hơn, hành động đó sẽ gây hậu quả lớn.

    Công chúng luôn quan tâm tới người nổi tiếng và tiêu chuẩn về hoàn hảo thậm chí còn khắt khe hơn với các thành viên hoàng gia, những người được kỳ vọng không chỉ có vẻ ngoài hấp dẫn mà còn thể hiện tất cả những khát vọng và lý tưởng của cả một quốc gia.

    Vương phi từng gây ấn tượng với vẻ ngoài hoàn hảo khi chụp ảnh ở bệnh viện với Hoàng tử George chỉ vài giờ sau khi sinh. Theo giới chuyên gia, bất kỳ bức ảnh nào về Vương phi Kate trông kém hoàn hảo sau ca phẫu thuật vùng bụng vào mùa đông năm nay đều sẽ gây ra nhiều đồn đoán và bàn tán, tương tự như việc hoàn toàn không có hình ảnh nào được công bố.

    "Những tiêu chuẩn phi thực tế đó dường như đã tác động đến Vương phi", Bedell Smith nhận xét. "Đã đến lúc hoàng gia xem xét lại cách họ thể hiện bản thân trong một thế giới ngày càng trở nên khó đoán".

    Bố chồng Vương phi Kate dường như đang đi theo hướng này. Mặc dù Vua Charles III hầu như không xuất hiện trước công chúng trong thời gian ông điều trị bệnh ung thư, tài khoản Instagram của hoàng gia thường xuyên chia sẻ hình ảnh nhà vua trò chuyện qua Zoom với các lãnh đạo nước ngoài và chào đón các đại sứ. Trong một đoạn video đã qua chỉnh sửa, công chúng có thể thấy ông đang đọc những lá thư chúc sức khỏe.

    Theo Bedell Smith, Điện Kensington có thể đã trấn an được công chúng về sức khỏe của Vương phi Kate bằng cách công bố bức ảnh gốc, dù nó có thể không phải bức ảnh đẹp.

    "Đây là thời điểm tốt để nhận ra rằng họ không cần phải hoàn hảo", bà nhấn mạnh. "Không vấn đề gì nếu họ trông luộm thuộm một chút trong bức ảnh đó, cũng giống như tất cả mọi người".

    VnExpress (theo Washington Post, CNN, ABC News)

  • Vua Anh cho biết ông khóc nhiều sau mỗi lần đọc những tấm thiệp hoặc lời chúc sức khỏe của mọi người từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

    vua charles khoc vi ung thu 1
    Vua Charles III gặp Thủ tướng Rishi Sunak ở Điện Buckingham hôm 21/2. Ảnh: Royal Family

    Hôm 21/2, Vua Charles III lần đầu xuất hiện công khai trong cuộc gặp với Thủ tướng Rishi Sunak tại Điện Buckingham, sau ba tuần công bố đang phải điều trị ung thư. Trong cuộc gặp, Thủ tướng Sunak cho biết ông vui mừng khi thấy nhà vua rất phong độ. Và Vua Charles III hài hước đáp lại: "Tất cả là nhờ chải chuốt đấy".

    Thủ tướng nói tiếp: "Tất cả mọi người đều ủng hộ ngài. Cả đất nước này ủng hộ ngài". Nhà vua trả lời: "Ta cũng nhận được rất nhiều tin nhắn và những tấm thiệp ấm áp. Hầu hết mỗi khi đọc chúng ta đều rơi nước mắt vì xúc động".

    vua charles khoc vi ung thu 1
    Vua Charles III giữ thần thái tươi vui khi gặp Thủ tướng Anh. Ảnh: Royal Family

    Trong video về cuộc trò chuyện được cung điện chia sẻ, cả hai cũng thảo luận về sức ảnh hưởng của căn bệnh ung thư mà nhà vua đang mắc. "Ta nghe nói những tổ chức từ thiện về ung thư đang nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm hơn, trong đó có nhiều tổ chức do hoàng gia bảo trợ. Thật tốt!", quốc vương 75 tuổi nói. Thủ tướng Sunak công nhận: "Họ đã làm công việc tuyệt vời cho đất nước".

    Cuộc gặp mặt giữa nhà vua và thủ tướng của Anh diễn ra sau cuộc họp của Vua Charles III với Hội đồng Cơ mật đầu giờ chiều thứ Tư. Bất chấp căn bệnh ung thư, Vua Charles III vẫn tiếp tục làm các việc của nhà nước - chủ yếu sau hậu trường.

    Phát biểu sau khi cung điện thông báo chẩn đoán bệnh của nhà vua, Thủ tướng Sunak cho biết hôm 6/2: "Giống như mọi người, tôi bị sốc và buồn khi nghe tin. Tâm trí của chúng tôi hiện đều dành cho ông ấy và gia đình hoàng gia. Rất may, căn bệnh được phát hiện sớm. Hy vọng nhà vua sẽ được chữa trị và hồi phục hoàn toàn".

    vua charles khoc vi ung thu 1
    Vua Charles III đi lễ nhà thờ ở Sandringham hôm 18/2. Ảnh: Mumby

    Vài tuần qua, Vua Charles III đang trong quá trình điều trị ngoại trú. Ông vẫn đi nhà thờ cùng Hoàng hậu Camilla vào mỗi Chủ nhật hàng tuần tại Sandringham. Về phần bà Camilla, ngoài những lúc bên chồng, bà còn chăm chỉ thực hiện các công vụ riêng. Hôm qua, hoàng hậu 76 tuổi có mặt ở Điện Clarence để tổ chức sự kiện tôn vinh những chú chó góp sức trong ngành y tế.

    Ngôi Sao (theo People)

  • Cung điện Buckingham thông báo Vua Charles III bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư và sẽ hoãn các hoạt động gặp gỡ công chúng để điều trị.

    Thông tin cập nhật về tình hình sức khỏe của Vua Charles III được đưa ra ngày 5-2 (giờ địa phương).

    Cung điện Buckingham cho biết các xét nghiệm đã được thực hiện và phát hiện một "dạng ung thư" nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về loại ung thư mà Vua Charles III mắc phải ở giai đoạn này.

    Một nguồn tin hoàng gia nói với đài CNN rằng dạng ung thư được phát hiện không phải là ung thư tuyến tiền liệt nhưng không nói rõ thêm.

    Cung điện Buckingham cho biết: "Trong quá trình điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính vào tháng trước, một vấn đề đáng lo ngại khác của nhà vua đã được ghi nhận. Các xét nghiệm chẩn đoán sau đó xác định Vua Charles III bị ung thư".

    vua charles ung thu
    Cung điện Buckingham thông báo Vua Charles III bị chẩn đoán mắc ung thư. Ảnh: EPA-EFE

    Cung điện Buckingham thông báo thêm: "Hôm nay (ngày 5-2), nhà vua đã bắt đầu lịch trình điều trị thường xuyên, trong thời gian đó, ông đã được các bác sĩ khuyên nên hoãn các nhiệm vụ tiếp xúc với công chúng. Trong suốt thời gian này, nhà vua sẽ tiếp tục đảm nhận công việc kinh doanh của nhà nước và các thủ tục giấy tờ chính thức như thường lệ".

    "Vua Charles III hoàn toàn lạc quan về quá trình điều trị và mong muốn sớm trở lại công việc. Nhà vua biết ơn đội ngũ y tế vì sự can thiệp nhanh chóng của họ" - Cung điện Buckingham nhấn mạnh.

    Theo đài CNN, Tiến sĩ Jonathan Reiner, chuyên gia phân tích y tế tại Trường Đại học George Washington (Mỹ), cho biết khi bệnh nhân nhập viện, họ thường được làm các xét nghiệm, chụp X-quang ngực, điều đó có thể tiết lộ một vấn đề sức khỏe khác.

    Sau tuyên bố của Cung điện Buckingham, Cung điện Kensington (nơi ở của Hoàng tử William) cho biết hoàng tử sẽ trở lại làm việc vào cuối tuần này, sau khi chăm sóc cho vợ là Công nương Kate Middleton - người vừa trải qua ca phẫu thuật vùng bụng.

    Nguồn tin của tờ The Guardian tiết lộ Hoàng tử Harry đã nói chuyện với Vua Charles III về chẩn đoán ung thư của ông và sẽ về Anh để gặp ông trong những ngày tới.

    Nguồn tin hoàng gia nói thêm rằng Vua Charles III trở về London từ Sandringham vào sáng 5-2 để bắt đầu điều trị ngoại trú.

    Theo tờ The Guardian, lần gần đây nhất Vua Charles III xuất hiện trước công chúng là tại Sandringham vào ngày 4-2, khi ông dự lễ nhà thờ.

    Vua Charles III kế vị sau khi mẹ ông, nữ hoàng Elizabeth II, qua đời vào tháng 9-2022. Ông chính thức đăng quang trong một buổi lễ trang trọng diễn ra ngày 6-5-2023 tại Tu viện Westminster, London.

    Theo NLD

  • Bài phỏng vấn độc quyền của tờ The Sun đã cho thấy hiện thực tàn khốc của nạn buôn người đang diễn ra ngay tại Anh Quốc.

    Thảm họa Morecambe: Năm 2004, một nhóm người nhập cư Trung Quốc làm nghề thu hoạch sò ở Vịnh Morecambe đã bị mắc kẹt khi thủy triều dâng lên, khiến 21 người chết đuối, 2 người mất tích. Sự kiện được xem là một trường hợp điển hình của cái gọi là "thảm họa nhập cư" và "nô lệ thời hiện đại" diễn ra tại Anh Quốc vào những năm 2000.

    Năm 2002, Li Hua - một người lao động bình thường - đã phải chạy vạy để có cho được 14.000 bảng Anh nộp cho bang Đầu Rắn (Snakeheads) - băng đảng buôn người khét tiếng chuyên nghiệp tại Trung Quốc. 

    Anh cắn răng nộp, với lời hứa hẹn về một cuộc sống tươi đẹp hơn ở "miền đất hứa" trời Âu là nước Anh sau đó vài tuần. Nhưng thứ Li Hua nhận lại không phải vậy. Hành trình từ Á sang Âu kéo dài hơn 2 năm, cực khổ trăm bề, còn bản thân anh phải làm việc như một nô lệ để kiếm tiền trang trải cho quá trình này. 

    "2 năm trời di chuyển, chúng tôi đến hàng trăm địa điểm xa lạ mà không có chút thông tin nào về nó." - Li Hua chia sẻ trong một bài phỏng vấn độc quyền với The Sun Online. "Chúng tôi không được phép hỏi bất kỳ điều gì."

    Năm 2004, Li Hua cuối cùng cũng đặt chân đến Anh Quốc và cũng chỉ để tiếp tục làm nô lệ. Anh phải ở trong một căn phòng cực kỳ ọp ẹp, ngủ trên sàn bê tông cùng 25 người đàn ông khác, ngày ngày đi thu hoạch sò trên vịnh Morecambe thuộc vùng Lancashire.

    Thế rồi thảm họa xảy ra chỉ sau đúng 1 tuần bắt đầu công việc. Không một lời cảnh báo, Li Hua cùng 23 "nô lệ" khác đã phải giành giật sự sống khi mắc kẹt dưới vịnh lúc thủy triều dâng lên. 21 người chết đuối, 2 người mất tích, Li Hua là người duy nhất sống sót cùng vết thương không thể chữa lành trong ký ức.

    nguoi di nhat so 1
    Những nạn nhân trong thảm họa Morecambe rúng động Anh Quốc một thời.

    Nhập cư Anh Quốc - giấc mơ nhuốm màu nợ nần

    Li Hua sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của miền Nam Trung Quốc. Anh đặt chân lên nước Anh vào năm 26 tuổi, và cũng giống như rất nhiều lao động nhập cư người Trung Quốc khác, anh và cả gia đình phải oằn mình gồng gánh một khoản nợ khổng lồ cho giấc mơ đổi đời tại trời Âu.

    "Hồi ở làng, tôi mưu sinh bằng nghề trồng rau, nhưng cũng chỉ đủ để nuôi thân. Tôi muốn làm điều gì đó khá hơn cho gia đình."

    Vậy nên khi những kẻ buôn người mời chào anh về một cơ hội đổi đời ở Anh Quốc, Li Hua lập tức nắm lấy, dù chi phí phải trả lên tới 14.000 bảng Anh. Số tiền ấy nếu quy đổi ra giá trị thời điểm hiện tại sẽ là gần 700 triệu đồng - có thể xem là cả gia tài với người lao động nghèo.

    nguoi di nhat so 1
    Giấc mơ làm giàu trời Âu là thứ quá đỗi hấp dẫn với những người dân nghèo tại Trung Quốc.

    "Tôi đã phải trả rất nhiều tiền, và được hứa hẹn về một công việc tốt hơn. Chúng bảo rằng tôi sẽ được sống ở một nơi tươm tất, tiện nghi."

    Câu chuyện của Li Hua có thể xem là hết sức điển hình tại tỉnh Phúc Kiến, nơi được xem là có "truyền thống" gửi nam giới trẻ đi lao động tại châu Âu với kỳ vọng sẽ thu về được một khoản tiền lớn sau 3 - 4 năm.

    Lạc lối ở Chinatown

    Li Hua đến Anh bằng cách trốn sau một chiếc xe tải. Nhưng người ta bỏ anh lại giữa London, không tiền, và không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

    nguoi di nhat so 1
    Người nhập cư trái phép bị nhồi nhét trên những chuyến xe kinh khủng.

    "Họ bỏ tôi lại ở khu phố Tàu (Chinatown) tại London mà không được hỏi gì cả." - Li chia sẻ.

    "Một người đàn ông tiếp cận và hỏi tôi rằng có một công việc ở Liverpool. Tôi đồng ý ngay tắp lự. Và chỉ khi đến nơi, tôi mới biết công việc ấy là đi nhặt sò."

    "Trong số chúng tôi chẳng có ai từng làm việc tương tự như vậy cả. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm, để sống sót."

    Tiếc thay, đó là một công việc hết sức kinh khủng. Thay vì một cuộc sống dễ dàng như đã hứa, Li bị bắt phải lao động 7 ngày trong tuần, phải ngủ trên sàn bê tông lạnh cóng cùng hơn 20 người khác. 

    "Công việc rất vất vả, phải làm cả 7 ngày trong tuần. Bạn được đưa cho một công cụ để đào, cào được sò thì dùng tay nhặt và bỏ vào túi. Một người phải nhặt ít nhất 2 - 3 túi mỗi ngày."

    nguoi di nhat so 1
    Những túi sò khổng lồ họ phải thu hoạch. Mỗi người phải thu được 2 - 3 túi/ngày

    Giấc ngủ lạnh buốt đổi lấy 10 bảng mỗi ngày

    Nhóm của Li mỗi ngày chỉ được ăn bánh mì, uống nước suông, và ngủ trên sàn bê tông. Tất cả đều không dám kháng cự vì khoản nợ từ những kẻ buôn người. Mỗi ngày Li chỉ được trả 10 bảng (thu nhập tối thiểu của người Anh là 60 bảng mỗi ngày). Thậm chí có những ngày không được trả tiền.

    nguoi di nhat so 1
    Chỗ nằm bốc mùi hôi thối và lạnh lẽo

    "Chỗ ở bốc mùi và rất lạnh, chẳng có lò sưởi. Chúng tôi chỉ được ăn bánh mì, uống trà nguội hoặc nước suông mỗi sáng. 25 người 1 phòng, phải nằm sát cạnh nhau trên sàn bê tông, 2 người một tấm chăn mỏng."

    "Hôi thối, bẩn thỉu, đó là nơi chúng tôi nghỉ ngơi."

    "Mỗi ngày làm việc chúng tôi đều cảm thấy kiệt sức, chẳng còn muốn nấu nướng hay ăn uống tắm rửa. Chỉ ngủ thôi."

    Dành cho những ai chưa biết, nhặt sò tại các vùng biển của Anh là một công việc khá mạo hiểm, đòi hỏi phải có các công cụ an toàn như áo phao. Nhưng cả nhóm chẳng được cấp bất kỳ thứ gì, thậm chí còn không được cảnh báo về mối nguy đến từ thủy triều và hố cát sụt.

    "Họ bảo gì, chúng tôi làm nấy. Chẳng ai nghĩ gì đến nguy hiểm cả, vì làm gì có lựa chọn nào khác việc nghe lời họ."

    Thảm kịch nhập cư và nô lệ thời hiện đại

    Một đêm đông lạnh giá vào tháng 2/2004, Li cùng 24 người khác đã bị nhấn chìm dưới làn nước triều lạnh buốt của vịnh Morecambe khi đang làm việc. Li nhớ lại, anh đã bị những con sóng dữ khủng khiếp quật lên xuống, cũng không thể bơi nổi vì triều dâng quá mạnh.

    "Tất cả hoảng sợ, la hét và than khóc. Tôi chứng kiến tận mắt cảnh nhóm của mình đuối dần, chìm xuống làn nước sâu và không bao giờ nổi lên nữa."

    "Tôi đã cực kỳ hoảng sợ, và quan trọng hơn là cảm giác bất lực. Tôi đã nghĩ mình sẽ chết."

    "Thế rồi mọi thứ bỗng trở nên tĩnh lặng. Tôi không nghe thấy gì nữa, không cảm thấy gì xung quanh. Không còn ai kêu khóc nữa, chỉ còn tiếng sóng biển mạnh bạo."

    "Toàn thân tôi tê dại, thậm chí còn không cảm thấy lạnh nữa khi nhận ra tất cả những người cạnh tôi ngày ấy đã chết đuối cả rồi."

    nguoi di nhat so 1

    nguoi di nhat so 1

    nguoi di nhat so 1
    Một số hình ảnh cứu hộ tại Morecambe

    May mắn thay, Li được đội cứu hộ bờ biển phát hiện và đưa vào bờ. Trước mắt anh lúc ấy là những thi thể không có lấy mảnh vải che thân. Quần áo bảo hộ của họ đã bị làn sóng dữ lột sạch.

    Thảm họa ngày ấy đã khiến dư luận Anh Quốc cảm thấy sốc tột độ, bởi nó hé lộ một sự thật tàn khốc về cái gọi là "nô lệ thời hiện đại" ở ngay giữa quốc gia phát triển hàng đầu châu Âu. Sau khi điều tra, những ông chủ của họ có thể kiếm được hàng triệu bảng mỗi ngày. Nếu so với những gì nhóm của Li được nhận, đó quả thực là một sự bóc lột quá sức tàn nhẫn.

    Cơn ác mộng không thể xóa bỏ

    Thậm chí sau thảm họa, Li vẫn sợ các ông chủ đến mức anh phải khai với cảnh sát rằng mình và cả nhóm đang đi dã ngoại thì bị thủy triều cuốn trôi. Dĩ nhiên, các điều tra viên không tin điều đó. Họ nhận ra anh đã quá sợ hãi, nên đưa anh vào chương trình bảo vệ nhân chứng.

    Li sau này được đưa ra tòa với tư cách là nhân chứng. Nhờ có anh mà Lin Liang Ren - ông chủ của hệ thống "nô lệ hiện đại" này đã bị kết án với tội danh ngộ sát 21 người, chứa chấp người nhập cư bất hợp pháp và cung cấp điều kiện lao động dưới tiêu chuẩn. Tên này bị kết án 14 năm tù giam - một mức án được đánh giá là quá nhẹ.

    nguoi di nhat so 1
    Lin Liang Ren bị kết án 14 năm tù nhờ sự làm chứng của Li Hua

    Li Hua, nay đã 46 tuổi, có vợ và 2 con. Nhưng đến tận giờ phút này, anh cũng không thể quên được những gì đã xảy ra ngày hôm ấy.

    "Tôi chỉ muốn đòi lại công bằng cho những người đã khuất. Chúng tôi chỉ muốn kiếm đủ tiền để sống, muốn được đối xử công bằng. Còn gã đó, hắn chỉ quan tâm đến tiền mà thôi."

    Kênh 14 (theo The Sun)

  • Các quan chức trong Hoàng gia Anh được cho là giận dữ sau khi một chương trình tin tức Tây Ban Nha tuyên bố Công nương Kate đang hôn mê và gặp nguy hiểm do biến chứng của ca phẫu thuật bụng.

    Ngày 28/1, nhà báo Tây Ban Nha Concha Calleja xuất hiện trên kênh tin tức Fiesta với tư cách là chuyên gia hoàng gia, chia sẻ tin tức về tình trạng của Công nương Kate.

    Bà Calleja cho biết ca phẫu thuật bụng của Vương phi xứ Wales diễn ra tốt đẹp nhưng giai đoạn hậu phẫu lại không suôn sẻ, có những biến chứng mà bác sĩ không ngờ tới. Theo nữ nhà văn, đội ngũ y tế hành động nhanh chóng và quyết liệt để cứu mạng Kate, bao gồm đặt nội khí quản cho công nương sinh năm 1982 khiến cô rơi vào trạng thái hôn mê.

    cong nuong kate phau thuat bung 1
    Công nương Kate chưa lộ diện sau phẫu thuật bụng. Ảnh: SPLASHNEWS.

    Bà Calleja nhấn mạnh quá trình phục hồi của Kate đáng lo ngại, không chỉ cần sự hỗ trợ của gia đình mà “cả một bệnh viện” đang được thành lập để theo sát mẹ ba con tại nhà ở Windsor (Anh).

    Nhà báo 60 tuổi nói thêm Kate được đưa đến bệnh viện lần đầu tiên vào ngày 28/12 và ở lại vài ngày vì cảm thấy không khỏe. Đó không phải lần đầu Kate có những triệu chứng đó.

    Bà Calleja cam đoan những gì nói ra được lấy từ nguồn gia đình hoàng gia bằng cách bí mật.

    Thông tin trên thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả thế giới. Không ít người tin tưởng vào lời Calleja vì Fiesta là kênh được xem nhiều nhất ở Tây Ban Nha trong 13 năm. Nó còn được các trang web uy tín của xứ sở bò tót là El Confidencial, La VanguardiaLa Razon chia sẻ. Hơn thế, việc Công nương Kate không lộ diện công khai sau ca phẫu thuật như Vua Charles khiến nhiều người đặt câu hỏi về tình trạng sức khỏe của cô.

    Về ồn ào này, Hoàng gia Anh chưa có phát ngôn chính thức. Tuy nhiên, nguồn tin của Telegraph bác bỏ tuyên bố của Concha Calleja. Theo nguồn tin, các quan chức trong cung điện nổi giận vì tin thất thiệt.

    “Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Nhà báo đó không hề cố gắng kiểm tra sự thật về bất cứ điều gì cô ấy nói với người nào đó trong gia đình hoàng gia. Về cơ bản, nó hoàn toàn bịa đặt. Tôi sẽ sử dụng tiếng Anh lịch sự ở đây: hoàn toàn không phải vậy”, nguồn tin bức xúc.

    cong nuong kate phau thuat bung 1
    Nhà báo Tây Ban Nha Concha Calleja nói Công nương Kate bị hôn mê. Ảnh: YouTube.

    Công nương Kate đến The London Clinic (Anh) vào ngày 16/1 để thực hiện ca phẫu thuật bụng theo kế hoạch từ trước.

    Sau hai tuần nằm viện để theo dõi, vợ Hoàng tử William ra viện cùng ngày với cha chồng, Vua Charles, vào 29/1. Kate không lộ diện công khai nhưng nguồn tin hoàng gia tiết lộ tình trạng của cô có tiến triển tốt và sẽ tiếp tục quá trình phục hồi tại nhà.

    Theo kế hoạch, Công nương Kate không trở lại nhiệm vụ hoàng gia trước Lễ Phục sinh (31/3/2024). Tuy nhiên, căn cứ vào thông báo mới nhất của Cung điện Kensington, điều đó còn phụ thuộc vào lời khuyên y tế.

    Tienphong (theo Dailymail)