• NGUỒN: JACK TRUONG RN, Nhóm: SAVE AND EARN IN AMERICA.

    Hôm nay xem lại hóa đơn viện phí dẫn mẹ em đi chụp mammogram hôm trước, phí lên đến hơn $1,500 mà bảo hiểm y tế trả hết, em không phải trả đồng nào, mới thấy việc có một bảo hiểm y tế tốt là rất quan trọng. Hy vọng bài viết dưới đây giúp mọi người hiểu thêm về cơ chế hoạt động của bảo hiểm y tế và có thể hiểu thêm về bảo hiểm mình đang có.

    "Bài viết này mình muốn đề cập tới vấn đề đi khám bệnh và những thuật ngữ thông dụng trong bảo hiểm y tế. Mình đang làm y tá khoa ung bướu, chuyên hóa trị, và có 7 năm kinh nghiệm. Đề tài này hơi phức tạp nên nếu có gì thiếu sót mong các bạn thông cảm.

    Trước tiên mình sẽ đề cập tới các thuật ngữ thông dụng mà bạn sẽ gặp khi dùng bảo hiểm y tế:

    bao hiem y te o my

    - Deductible: số tiền bạn phải trả trước khi bảo hiểm của bạn trả. Ví dụ insurance của bạn nói deductible là $500. Đi chữa bệnh chi phí tốn $5000 đi, thì bạn phải trả trước cái $500 đó rồi bảo hiểm mới trả phần còn lại

    - Coinsurance: số tiền bạn phải trả sau khi bảo hiểm trả, thường thì con số này dựa trên phần trăm. Ví dụ như trên, bảo hiểm nói là họ trả 80% tiền viện phí, thì bạn phải trả 20% của cái $5000, sau khi bạn đã trả $500 deductible

    - Out-of-pocket maximum/coinsurance limit: số tiền tối đa bạn phải trả. Mỗi plan nó quy định hạn mức khác nhau. Ví dụ insurance bạn nói là bạn phải trả tối đa cho họ là $8000. Nếu bạn mổ gì đó tốn $100k, thì sau khi deductible và bạn trả 20%, nếu con số đó vượt quá $8000 thì họ chỉ lấy tối đa của bạn $8000.

    - Copay: số tiền bạn trả cho bác sĩ mỗi lần bạn đi khám hay điều trị. Ví dụ như bạn đi khám phòng mạch thì ông bác sĩ sẽ lấy của bạn $30 mỗi lần trước khi tất cả các chi phí khác mình liệt kê ở trên.

    - Premium: số tiền bạn trả để mua gói bảo hiểm

    - Provider: người điều trị cho bạn. Người đó có thể là bác sĩ, bệnh viện, nurse practitioner, etc

    - Non-covered charges: những khoản phí mà bảo hiểm sẽ từ chối trả

    - Medicare: chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ cho người trên 65 tuổi

    - Medicaid:: chương trình bảo hiểm của chính phủ cho người có thu nhập thấp.

    - In-network/Out-of-network: mỗi bác sĩ sẽ nhận 1 dạng bảo hiểm nhất định, như Blue Cross Blue Shield, Aetna, etc. Ví dụ bạn có bảo hiểm BCBS thì bạn kiếm bác sĩ nhận BCBS đó gọi là in-network. Chi phí bạn trả sẽ thấp hơn vì bảo hiểm cover. Còn bạn có BCBS mà gặp bác sĩ nhận Aetna thì có thể bạn phải trả tiền nhiều hơn vì cái đó là không chung mạng lưới của họ.

    - PPO (Preferred Provider Organization): 1 dạng bảo hiểm thường gặp, đó là bạn sẽ được dùng nó để đi gặp 1 số bác sĩ in-network. Bảo hiểm PPO cũng cho phép bạn gặp bác sĩ out-of-network nhưng bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn.

    - HMO (Health Maintenance Organization): 1 dạng bảo hiểm khác. HMO có khi sẽ kêu bạn chọn 1 bác sĩ là chính, bạn chủ yếu đi gặp ông đó để khám bệnh. Có gì thì ổng sẽ đưa ra các bác sĩ khác chuyên môn và họ nhận HMO. Lợi thế là HMO trả tiền ít hơn, nhưng 1 khi đã vào HMO thì bạn chỉ được chọn bác sĩ in-network vì bạn đi out-of-network thì họ sẽ không trả tiền.

    -Pre-existing conditions: tức là những bệnh bạn đã có trước khi bạn mua bảo hiểm. Ví dụ bạn sinh ra mà bị type 1 diabete thì trước đây, các hãng bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm hoặc ép buộc bạn đóng tiền nhiều hơn vì họ biết chắc chi phí trị bệnh của bạn sẽ cao hơn người thường. Mà toàn bộ công ty bảo hiểm là for-profit. Họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên sẽ tìm đủ cách để kiếm lời. Từ năm 2014 tổng thống Obama đã cấm chuyện đó, nên bây giờ các hãng bảo hiểm không được phép từ chối hoặc lấy tiền bạn nhiều hơn.

    - Vậy đây là 1 câu hỏi nhức nhối của nhiều người VN: liệu không có bảo hiểm thì đi bệnh viện được không. ĐƯỢC. Bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn, nhưng không có nghĩa là bệnh viện từ chối điều trị bạn. Ở bệnh viện thường có những người social worker. Họ chuyên giúp những bệnh nhân không có bảo hiểm hoặc thu nhập thấp tìm các nguồn hỗ trợ để trả tiền viện phí. Ở Mĩ này tiền viện phí là lý do số 1 gây ra phá sản. Nên vấn đề này là muôn thuở ai cũng biết. Các bệnh viện thường họ sẽ cho bạn payment plan nếu bạn không đóng tiền hết 1 lần được.

    - Cho nên nếu bạn hoặc người nhà bị gì đó như heart attack (đau tim), stroke (tai biến mạch máu não), gãy xương, etc, thì chuyện đầu tiên là gọi 911 để chở tới bệnh viện. Họ sẽ trị trước rồi tính tiền sau. Cùng lắm thì trả payment plan từ từ. Đừng vì cái đó mà không dám đi bệnh viện. Tiền có thể đi làm kiếm lại được, mạng chỉ có 1.

    - Universal/single payer health care. Đây là 1 đề tài rất được bàn cãi trong cả chục năm qua. Như mình nói ở trên, điểm yếu của y tế Mĩ là bảo hiểm rất rắc rối và đắt đỏ. Mua bảo hiểm xong rồi đi trị bệnh vẫn phải đóng tiền thêm. Chưa kể mỗi bác sĩ nhận bảo hiểm khác nhau, đi không đúng người thì bảo hiểm không trả.

    - Nhiều quốc gia khác như Canada, Úc, Anh, Đức dùng hình thức Universal/single payer tức là chính phủ sẽ hoạt động như insurance provider. Bạn trả thuế cao hơn, bù lại toàn bộ mọi thứ tiền viện phí chính phủ lo hết. Khỏi lo copay, coinsurance, deductible, hmo, ppo. Bạn cần đi khám và điều trị, bạn vào bệnh viện, xong họ làm việc với chính quyền, bạn trị xong rồi về.

    - Nhiều người nói là ở Mĩ bạn có tự do chọn bác sĩ. Bạn có biết sự tự do thật sự là ở đâu không? Đó là mình có thể đi tất cả các bệnh viện, tất cả các bác sĩ mà không phải lo in hay out network. Cái đó là thế mạnh của universal health care.

    - Và nhiều người lo là thuế tăng. Nói thật, tiền bảo hiểm đóng hàng tháng nó cao tới mức gần như là khoản thuế thứ 2 luôn rồi, nên tăng thuế thay vì đóng bảo hiểm thì cũng bù qua bù lại à.

    Edit: thêm về urgent và emergency care để bạn có thể phân biệt

    Urgent care: dành cho những bệnh nguy hiểm nếu để lâu (mấy ngày liền) không trị. Ví dụ như ói mửa, tiêu chảy này nọ. 1 cơn thì không tới nỗi, nhưng bị nhiều và liên tục thì có lý do và có thể dẫn tới mất nước. Nên đó là các trường hợp đi urgent care vì chi phí sẽ rẻ hơn. Urgent care là lúc bạn có thể tự đi tới gặp bác sĩ được.

    Emergency care: dành cho các trường hợp nguy hiểm tới tính mạng nếu không cứu kịp trong thời gian ngắn (vài tiếng). Ví dụ như heart attack, stroke, gãy xương, vết thương chảy máu liên tục. Đó là các trường hợp bạn phải gọi 911, không tự đi gặp bác sĩ. Chi phí đi emergency sẽ cao hơn nhưng bù lại họ sẽ cứu mạng của bạn.

    Nói về đề tài này thì nó dài lắm, tới mức viết sách còn được. Mình tạm dừng ở đây. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp giải đáp 1 số thắc mắc của các bạn về y tế và bảo hiểm ở Mĩ."

    NGUỒN: JACK TRUONG RN, Nhóm: SAVE AND EARN IN AMERICA.

  • Khu ẩm thực và vui chơi mới nhất ở Garden Grove, “SteelCraft,” vừa được khai trương vào chiều Thứ Năm, 26 Tháng Chín, tại địa điểm 12900 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840, góc với đường Garden Grove, có hàng trăm người tham dự.

    Tất cả các cửa hàng đều có người đứng xếp hàng dài cho tới giờ đóng cửa.

    SteelCraft Garden Grove trong ngày khai trương. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

    “Đây là một khu ẩm thực, giải trí hoàn toàn mới và khác lạ so với các khu khác trong thành phố,” Thị Trưởng Steve Jones nói với nhật báo Người Việt. “Tất cả các cửa hàng đều được làm bằng các thùng container chứa hàng. Chúng tôi hy vọng nơi này sẽ thu hút nhiều người trẻ hơn, đa dạng hơn, thuộc nhiều sắc tộc hơn, vì tại đây có nhiều thức ăn quốc tế.”

    Ông vui vẻ nói thêm về địa điểm của SteelCraft như sau: “Địa điểm này phải nói là rất thuận lợi. Bên kia đường có ba trường đại học. Kế bên có tòa thị chính, rồi sở cảnh sát, cứu hỏa. Bên kia đường Garden Grove có trường Lincoln và khu nhà condo sắp xây xong. Cư dân có thể đến đây, mang theo gia đình, vừa ăn vừa giải trí, với nhiều trò chơi ở đây.”

    Thị Trưởng Steve Jones (phải) đánh bóng bàn với con trai ở SteelCraft Garden Grove trong ngày khai trương. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

    Nghị Viên Phát Bùi nhân dịp này cũng vui vẻ chia sẻ vì sao có SteelCraft ở Garden Grove: “Tôi rất vui đến đây hôm nay, phải nói Garden Grove vô cùng may mắn khi mướn bà Lisa Kim về làm cố vấn kinh tế. Chính bà thuyết phục công ty SteelCraft đầu tư vào chỗ này. Chúng tôi rất vui, và cư dân rất thích.”

    “Cái tôi thích ở đây nữa là sau khi họp, hoặc làm việc ở thành phố, tôi có thể mời đồng viện của tôi ra đây làm một ly cà phê, hoặc ăn một chút gì đó, để bày tỏ sự thân thiện, để làm việc hài hòa với nhau hơn,” ông Phát, cũng là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, nói.

    Cô Jennifer Lê, giám đốc tiếp thị và phát triển của Howard CDM, công ty xây dựng dự án này, vui vẻ cho biết tại sao công ty chọn đầu tư tại đây: “Chúng tôi có hai dự án ở Long Beach và Bellflower. Đây là dự án thứ ba của công ty. Đặc biệt là cả ba nơi này đều có cộng đồng rất đa dạng, nhất là Garden Grove có nhiều người Việt Nam.”

    “Tôi lớn lên ở Garden Grove và cảm thấy tự hào khi công ty mà tôi đang làm việc chọn thành phố để xây dựng khu ẩm thực này. Không chỉ đến ăn, người ta có thể mang cả thú cưng của mình đến đây, có thể tham gia các cuộc thi, nghe nhạc sống, coi thể thao, vẽ và tham gia nhiều hoạt động khác,” cô nói thêm.

    Những trái dừa tươi của tiệm The Chick ‘N Shack. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

    Cô giải thích chủ đề của SteelCraft ở Garden Grove như sau: “Ở Long Beach, chúng tôi nhấn mạnh tinh thần lao động của một thành phố cảng, có nhiều container. Ở Bellflower chúng tôi nhấn mạnh hình ảnh nông dân một thời làm việc trong các trại nuôi bò sữa. Chúng tôi có hình con bò mang tên Mootilda ở đây. Tại Garden Grove, chúng tôi nhấn mạnh tinh thần làm việc trên những cánh đồng, nông trại, trồng trái cây của Orange County thời xa xưa, và đặc biệt là số dân gốc Á rất lớn ở đây.”

    Theo cô Jennifer, SteelCraft ở Garden Grove rộng 20,000 sq ft, được làm bằng 22 container, có nhiều tiệm ăn uống, có mái vòm lớn để ngồi, có bàn bóng bàn, có video game, có bàn làm việc có ổ cắm điện…

    SteelCraft Garden Grove có chín cửa hàng ăn uống như Beachwood Brewing, Dark Horse Coffee Roasters, Cauldron Ice Cream, Honey & Butter Macarons, The Nest: A Breakfast Joint, The Chick ‘N Shack: Khao Man Gai, Barrio: Modern Filipino BBQ, Renegade Taco, và The Penalty Box.

    Nhiều người xếp hàng tại Cauldron Ice Cream. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

    Ngoài những tiệm ăn này, SteelCraft còn có một khu riêng biệt phía trên, nhìn ra đường Euclid, có thể tổ chức tiệc riêng.

    Ngoài SteelCraft ở Garden Grove, Long Beach, và Bellflower, công ty Howard CDM cũng xây dựng nhiều nhà hàng nổi tiếng ở Nam California, trong đó có Porto’s Café & Bakery ở West Covina, theo trang nhà của công ty cho biết.

    Giờ mở cửa của SteelCraft Garden Grove là từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, từ Chủ Nhật tới Thứ Năm, và từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối, Thứ Sáu và Thứ Bảy.

    Giờ mở cửa của các cửa hàng khác nhau.

    Mọi chi tiết xin vào trang nhà www.steelcraftlb.com

    Đỗ Dzũng/Người Việt

  • Không dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước; cũng không dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Trái lại, nước Mỹ luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm…

    1. Bảo vệ sinh mạng công dân

    Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya. 

    Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).  

    Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.

    Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.

    Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.

    Bảo vệ sinh mạng công dân. 

    2. Nâng đỡ người nghèo khổ

    Thước đo nghèo khổ của nước Mỹ là thu nhập bình quân của cá nhân dưới 11.139 đô-la Mỹ (khoảng 253 triệu VNĐ) mỗi năm, không bao gồm trợ cấp về thực phẩm và nhà ở. Nếu dựa theo tiêu chuẩn này, Trung Quốc ít nhất có 1 tỷ người đang sống dưới mức nghèo khó. Nói là người nghèo khó, nhưng ở Mỹ họ đều được hưởng tiền trợ cấp và nhiều phúc lợi như: Điều trị miễn phí, con cái hưởng giáo dục miễn phí và bữa cơm trưa dinh dưỡng miễn phí. 

    Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.

    Chính phủ Mỹ đầu tư mạnh cho giáo dục đối với trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Chính phủ cũng cung cấp các lớp học trên mạng cho học sinh vùng nông thôn cũng như đầu tư 2 tỷ đô-la để xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo trực tuyến trên Internet trong 2 năm tới, cung cấp phục vụ mạng lưới băng thông rộng và vô tuyến cho hơn 20 triệu học sinh. 

    Hình ảnh cảnh sát Mỹ tặng áo cho người vô gia cư.

    3. Bảo vệ người yếu thế

    Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.

    Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.

    Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự. 

    Thành phố Seattle của nước Mỹ có một em bé tên Leo, mắc phải chứng bạch tạng mắt. Thị lực của em không được tốt, chỉ có thể nhận dạng bố mẹ bằng cách sờ tay lên râu, lên mặt. Một công ty kính mắt của Mỹ đã đặc biệt thiết kế một chiếc mắt kính cho Leo. Sau khi đeo lên, em đã vô cùng xúc động bởi cuối cùng cũng nhìn thấy gương mặt mẹ cha.

    Sự vĩ đại của lòng lương thiện chính là ở chỗ chân thành, vô tư giúp đỡ những người yếu thế mà không cầu lợi lộc gì. Đảm bảo sự bình đẳng cho một sinh mệnh chính là điều khó làm được nhất trên thế gian này. 

    Ngày 29/12/2002, sau Lễ Tạ ơn, người dân khắp nước Mỹ đều bận rộn với việc mua sắm. Đây cũng là ngày bận rộn nhất trong năm của các siêu thị. Tại một siêu thị ở thành phố Pittsburg, bang Florida, một bé gái 5 tuổi tên Kerriana cùng mẹ và hai anh cùng đi trên một thang máy có tay vịn tự động đi xuống.

    Ở lối ra của thang cuốn, chiếc dép nhỏ của bé Kerriana không may bị mắc kẹt ở giữa tấm sàn và bậc thang, cô bé theo bản năng đã cúi mình xuống dùng tay nhặt chiếc dép lên, kết quả tay phải cũng bị kẹp vào trong, cuối cùng ba ngón tay của bé bị kẹp đứt hoàn toàn.

    Trong quá trình giải cứu con gái, mẹ của bé cũng bị gãy xương ngón tay. Kết quả, tòa án phán quyết siêu thị phải bồi thường cho bé Kerriana 11,2 triệu đô-la (khoảng 255 tỷ VNĐ), bồi thường cho người mẹ 3,8 triệu đô-la, tổng cộng là 15 triệu đô-la. 

    4. Bảo vệ quyền trẻ em

    Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.

    Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. 

    Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.

    Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác. 

    Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó. 

    Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia.

    5. Bảo vệ tự do ngôn luận

    Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.

    Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau. 

    Năm 1984, Đảng Cộng hòa tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc ở bang Texas, đã có một nhóm nhân sĩ phản đối đến tổ chức hoạt động kháng nghị. Một người đàn ông tên là Johnson đã nhóm lửa đốt lá cờ vốn được treo lên để chúc mừng đại hội này. Vì thế, Jonhson bị tuyên phán có tội. 

    Nhưng tòa án phúc thẩm hình sự bang Texas đã định tội đối với ông, cho rằng hành vi đốt cờ của Jonhson là thuộc về “ngôn luận mang tính biểu tượng”, được bảo hộ bởi điều khoản tự do ngôn luận trong Hiến pháp Mỹ.

    Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự đo ngôn luận của công dân. 

    Nước Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân.

    6. Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không? 

    Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…

    Điều quan trọng hơn cả là một nửa những người không đóng thuế này lại có quyền bỏ phiếu giống như những nhân vật thượng lưu như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg, Clinton… 

    Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần. 

    Các triệu phú nước Mỹ rất hiếm việc bỏ làm ăn kinh doanh để chạy theo chính trị, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều vừa là thương nhân, vừa chính trị gia, hoặc là quan thương câu kết.

    Triệu phú nước Mỹ phần lớn đều hứng thú với sự nghiệp từ thiện, còn triệu phú Trung Quốc phần đông lại hứng thú với việc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ. 

    7. Nền tảng lập quốc của nước Mỹ 

    Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. 

    Chính nền tảng văn hóa ấy đã khiến một quốc gia lớn mạnh thật sự. Sự lớn mạnh của nước Mỹ vốn không chỉ vỏn vẹn là sự lớn mạnh về quân sự, kinh tế, lãnh thổ, mà điều căn bản nhất chính là sự lớn mạnh trong tư tưởng, tinh thần. 

    Nguyên tắc cơ bản của nước Mỹ là chủ nghĩa cá nhân. Nói cách khác, nước Mỹ được kiến lập trên nền tảng “mỗi cá nhân đều có quyền lợi không thể tước đoạt được”. Những quyền lợi này là vô điều kiện, là quyền mà mỗi cá nhân được có và được hưởng, là thuộc về cá nhân, chứ không thuộc về đoàn thể.

    Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng. 

    Nước Mỹ quả thực đang có được chế độ dân chủ tiên tiến nhất mà nhân loại từng phát minh ra cho đến nay. Họ có được kỹ thuật tân tiến nhất, đỉnh cao nhất về mặt quân sự, dân dụng, thương dụng, hàng không… trên thế giới. Họ cũng có tiềm lực sáng tạo lớn mạnh nhất và bảo vệ quyền sở hữu hoàn thiện nhất.

    Ở Mỹ, đất đai đâu đâu cũng đều có thể trồng trọt, chỉ riêng sản lượng nông nghiệp một năm của bang California đã vượt quá tổng số sản lượng nông sản cả năm của Trung Quốc. Nước Mỹ là siêu cường quốc trên thế giới, chính là giống như đế quốc Anh đã từng xưng bá thế giới 300 năm. Nước Mỹ không phải là thiên đường, nhưng lại là nơi gần với thiên đường nhất nơi cõi người. 

    8. Văn hóa Mỹ và Trung Quốc khác biệt ra sao?

    Thời hiện đại bây giờ, ở Trung Quốc, nếu như bạn nói lời chân thật, người khác sẽ nói bạn ngốc. Mỗi người đều bị buộc phải đi cửa sau, mọi người đều bị buộc phải dùng mánh lới thủ đoạn, đào sâu vào lỗ hổng. Còn ở Mỹ, nói dối là một vấn đề nghiêm trọng. Người nói dối một khi bị đánh một vết đen vào hồ sơ lý lịch, sau này dù có làm việc gì cũng đều rất khó khăn. 

    Hai loại văn hóa khác nhau dẫn đến hai loại hết cục khác nhau: một bên thì dối trá lộng hành, không giảng quy tắc, đạo đức bại hoại, tố chất thấp kém; một bên thì chính khí tràn trề, có phong thái của bậc quân tử.  

    Rất nhiều người Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với xã hội Âu Mỹ. Trái ngược với những tuyên truyền một chiều của chính phủ Trung Quốc về một nước Mỹ xấu xí, bất ổn, thì người dân Mỹ vẫn có thể đường hoàng sống với những tiêu chuẩn rất cao mà ở đây chỉ tạm liệt kê ra vài điều nổi bật: 

    – Có thể tự do phê bình chính phủ;
    – Làm việc không cần phải luồn lách quan hệ;
    – Không ai dám cưỡng chế, sách nhiễu;
    – Chỉ cần bản thân có thực lực là có thể thăng chức;
    – Gần như không có thực phẩm độc hại, quang cảnh nước biếc trời trong;
    – Vật giá rẻ, thu nhập cao, phúc lợi tốt;
    – Chăm lo người già, trẻ em, khám bệnh, giáo dục phần lớn đều là do chính phủ gánh vác;
    – Nếu như có quan chức không làm tròn trách nhiệm thì có thể bỏ phiếu phản đối;
    – Quan niệm mọi người bình đẳng đều đã ăn sâu vào lòng người;
    – “Con ông cháu cha” không dám ngông cuồng hống hách.

    Người Mỹ bận bịu với việc liên kết thế giới thành một khối, từ thành lập Liên Hợp Quốc cho đến phát minh ra mạng Internet. Người Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh của nhân loại bắt nguồn từ gián cách giữa hai bên. Nếu như các nước trên thế giới có thể hiểu rõ nhau hơn, tin tưởng lẫn nhau và cùng theo đuổi giá trị chung, tự khắc xung đột, chiến tranh sẽ giảm đi. 

    Còn người Trung Quốc thì lại bận rộn với việc phong tỏa mạng lưới nghiêm ngặt để chia cắt thế giới, lừa gạt người dân rằng hy sinh tự do là vì để không trở thành nô lệ mất nước. 

    Trung Quốc dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước. Bắc Triều Tiên là dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Nước Mỹ thì trái lại luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm, thử hỏi ai hay ai dở?

    Thật ra, bạn chỉ cần làm rõ hai câu hỏi dưới đây thì có thể cảm giác được ngay:

    Thứ nhất, nước Mỹ là nước Mỹ của người dân Mỹ, Trung Quốc là Trung Quốc của ai? Thứ hai, tại sao các tham quan Trung Quốc o bế Bắc Triều Tiên như vậy nhưng lại không một ai di cư sang Bắc Triều Tiên, trái đều lại thi nhau di dân sang Mỹ? 

    Theo Secret China
    Đại Kỷ Nguyên (Vũ Dương biên dịch)

  • Có một câu mà các bạn trẻ ở Hà Nội hay nói đùa với nhau rằng: “Muốn mua được nhà ở Hà Nội thì phải đi làm từ đời Lý!!!” Câu nói trào phúng này thực tế lại phản ánh một sự thực khi giá nhà đất tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM vượt quá xa thu nhập người dân, đến mức mà những bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường, có công ăn việc làm ổn định thì giấc mơ sở hữu một căn nhà để an cư là rất xa vời. Đây là thực trạng chung tại những quốc gia đang phát triển, trong đó điển hình là Trung Quốc và Việt Nam khi thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp. Tại những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ thì, việc sở hữu một căn nhà là chuyện rất bình thường nếu bạn có một công việc ổn định và chăm chỉ đi làm liên tục trong vài năm.

    Những căn nhà liền kề, có diện tích nhỏ, phù hợp túi tiền và thuận tiện việc đi lại thường được các cặp vợ chồng trẻ ở Mỹ lựa chọn mua hoặc thuê lại.

    Nhấm nháp ly cà phê vừa mới pha trong khi người chồng đang tranh thủ ngày nghỉ dọn dẹp qua loa khu bếp sau bữa trưa, Phương Peyman – một cựu sinh viên trường Đại học Thương Mại Hà Nội mãn nguyện ngắm nghía những thứ cần phải mua thêm để trang trí cho căn nhà mới mua được gần một năm của hai vợ chồng. Căn nhà ở Germantown, một vùng ngoại ô yên tĩnh cách trung tâm thủ đô Washington khoảng hơn 30 phút lái xe có giá hơn 300.000 đô la. Sau khi trả trước 60.000 đô la, hai vợ chồng Phương sẽ trả góp căn nhà này trong 20 năm với mức chi trả hơn 1.000 đô la mỗi tháng. Kể cả tiền bảo hiểm nhà và tiền thuế nhà đất, tổng số tiền mà 2 vợ chồng phải chi trả cũng không quá 1.500 đô la mỗi tháng. Hiện tại Phương vẫn đang tiếp tục đi học nhưng với mức thu nhập trên 80.000 đô la một năm của người chồng, việc chi trả tiền nhà và trang trải cuộc sống gia đình không phải là một gánh nặng không thể cáng đáng.

    Phương Peyman cho biết : “ Lý do chúng tôi quyết định mua nhà thứ nhất là vì tiền thuê nhà trên đất Mỹ có khi đắt hơn tiền (trả góp hàng tháng) mua nhà và cái thứ hai là nếu như mà cứ sống và đi thuê nhà mãi thì 10 năm hay 20 năm sau thì vẫn cứ là không có nhà. Còn nếu như là bây giờ quyết định mua nhà thì tiền trả góp hàng tháng dù rẻ hơn tiền thuê nhà nhưng 15 hay 20 năm sau sẽ là nhà của mình…”

    Adam Joshua Peyman chồng của Phương giờ cũng đã cảm thấy việc mua nhà là cần thiết và cũng giảm được một khoản tiền nhất định so với việc thuê nhà trước đây. Đặc biệt căn nhà lại rất gần nơi anh làm việc, nên hàng ngày Adam không tốn quá nhiều thời gian cho việc đi làm hàng ngày. Anh cho biết thêm: “Tôi làm việc ngay gần đây. Chúng tôi đã có quyết định sáng suốt khi mua căn nhà trong khả năng tài chính của mình. Hơn thế đây là một khu dân cư yên tĩnh, các cửa tiệm ở xung quanh đây rất tiện lợi; và gia đình tôi cũng không có nhu cầu phải đi vào trung tâm Washington hàng ngày nên thực sự sống ở đây là rất thích hợp.”

    Đối với những gia đình trẻ có con cái thì việc sở hữu một căn nhà phù hợp cũng không phải là chuyện khó khăn. Thực tế tại Mỹ, các gia đình không cần phải tiết kiệm tiền phòng khi ốm đau, bệnh tật vì tất cả đều đã có bảo hiểm y tế, bên cạnh đó giáo dục công lập, việc đưa đón con cái đi học cũng hoàn toàn miễn phí; trẻ con lại hầu như không phải đi học thêm tốn kém, nên nếu 2 vợ chồng đều có việc làm thì việc mua nhà là khá dễ dàng. Thường thì nếu hai vợ chồng cùng đi làm với mức tổng thu nhập trên 100.000 đô la mỗi năm thì sau khoảng 5 năm là đã có thể sở hữu một căn nhà vài trăm nghìn đô la theo hình thức trả góp hàng tháng. Vì thế, các gia đình trẻ thường nhìn thấy trước tương lai và có thể hoạch định cuộc sống gia đình theo mỗi năm với những mục tiêu cụ thể.

    Xem clip Giới trẻ ở Mỹ mua nhà - an cư như thế nào?

    Chị Hà Nguyễn, một nhân viên làm dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ở ngoại ô Washington hiện có 3 con nhỏ đang đặt mục tiêu trong vòng 3 năm tới mua một căn nhà4 phòng ngủ với mức giá từ 500 cho tới 600.000 đô la để đáp ứng nhu cầu về một nơi ở rộng rãi thoải mái cho 3 đứa con của mình. Chị cũng chia sẻ thêm về kế hoạch của gia đình: “Thật ra gia đình tôi mới qua Mỹ chưa được 5 năm. Nhưng hiện tại thì chồng tôi đã có công việc ổn định, thu nhập khá và đủ điểm tín dụng để ngân hàng cho vay tiền. Nếu như mua một căn nhà khoảng trên 500.000 đô la, chúng tôi sẽ phải trả góp khoảng 3.500 đô la mỗi tháng, cộng tiền thuế nhà đất và bảo hiểm thì cũng chỉ hơn 4.000 đô một tháng. Với khoản chi phí này thì thu nhập của chồng tôi có thể cáng đáng được. Còn lại thu nhập của tôi sẽ chi trả cho các chi phí về thực phẩm và sinh hoạt của gia đình. Vì thế chúng tôi, quyết định mua một căn nhà rộng rãi cho cả nhà.”

    Thực tế tại Mỹ, nhiều các gia đình trẻ không mua nhà mà thường lựa chọn việc thuê nhà mà thôi. Bởi khi thuê nhà dù giá thuê có đắt hơn số tiền mua trả góp nhà hàng tháng một chút nhưng họ lại không phải lo những khoản tiền như thuế nhà đất, bảo hiểm nhà. Đặc biệt, khi căn nhà có gì hỏng hóc cần phải sửa chữa họ cũng chỉ cần gọi điện cho chủ cho thuê nhà. Thêm vào đó, các gia đình trẻ này cũng có thể dễ dàng chuyển tới một khu vực khác phù hợp hơn với nhu cầu hoặc dọn đến những căn nhà mới hơn nếu không còn muốn sống trong căn nhà đang thuê nữa.

    Tuy vậy, đối với những người lo xa đặc biệt là những di dân gốc Việt thì việc sở hữu một căn nhà vẫn rất quan trọng. Vì dù đó không phải là tài sản dành cho con cái sau này, vì con cái tại Mỹ thường tự lập, không nhắm tới tài sản sẵn có của cha mẹ, thì căn nhà cũng có thể được bán lại khi họ về già và chuyển tới các căn hộ nhỏ hơn hoặc các viện dưỡng lão sinh sống. Số tiền bán nhà lúc đó được sử dụng để đi du lịch hoặc các nhu cầu giải trí khác trong những năm tháng tuổi già, sau nhiều năm đi làm liên tục.

    Việc so sánh một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ với Việt Nam tất nhiên là hoàn toàn khập khiễng nhưng có thể nói với mức thu nhập cao và giá nhà cửa không quá đắt so với thu nhập, các gia đình trẻ tại Mỹ hoàn toàn có thể lên kế hoạch để sở hữu một căn nhà và xếp đặt cuộc sống tương lai nếu muốn; chứ không phải “đi làm từ đời Lý” như câu nói bông đùa mà nhiều trí thức trẻ tại Hà Nội vẫn nói khi muốn sở hữu một căn nhà tại Hà Nội hiện nay.

    Viethome (theo VOA News)

  • Tôi làm nghề lái xe tải chở hàng xuyên liên bang ở Mỹ. Gần 15 năm làm cái nghề mà nhiều người cho rằng rất dễ nguy hiểm đến tính mạng, tôi lại không có súng. Cậu lái xe phụ với tôi cũng không dù nhìn bề ngoài cậu rất "dân chơi".

    Tôi không sở hữu súng vì bản thân không thích súng ống. Công việc tưởng chừng dễ đối mặt hiểm nguy cướp bóc bởi tôi thường chở hàng điện tử gia dụng nhưng tôi cũng tin tưởng có bảo hiểm tốt để không cần phải chống đối khi gặp sự cố.

    (Ảnh minh họa)

    Tôi sống ở California nơi có nhiều người Việt sinh sống và làm ăn. Trong những người tôi biết hoặc qua các cuộc hàn huyên, gặp gỡ, chúng tôi cũng chẳng mấy khi nói về chuyện sở hữu súng ống bởi lẽ cảm thấy tin tưởng vào sự bảo vệ an ninh của lực lượng chấp pháp. Có chăng là những người Việt làm chủ các cửa hiệu bán vàng, kim cương, đồng hồ hiệu thì sở hữu súng để bảo vệ thêm cho công việc làm ăn.

    Cũng có thể những người Việt bình thường không thích sở hữu súng ống vì luật về sở hữu súng ở bang California khá gắt gao. Để sở hữu súng phải có nhân thân tốt, phải đi học bắn đàng hoàng... Cứ nghĩ đơn giản là vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền cho chuyện sở hữu "cái của nợ" bên mình thì thà không có cho xong.

    Người Việt như tôi cũng chỉ mong có sức khỏe để cày, chỉ mong không dính líu vào mấy chuyện liên quan luật pháp để yên thân bảo vệ công việc của mình.

    Chuyện việc làm với người Việt qua Mỹ chưa lâu như tôi là rất quan trọng vì nó gắn với tiền trả góp mua nhà, tiền nuôi vợ con. Trà dư tửu hậu khi nghe về những chuyện nổ súng giết người hàng loạt chỉ là xem có phải trả thù vì bực tức trong công việc hay không, bởi lẽ những chuyện như thế không phải không xảy ra ở đây. Những chuyện chèn ép, tranh việc, sếp đưa người quen, thân tín vào giành việc của người khác không phải không có. Và trong những trường hợp như thế, người Việt mới qua không ít lần thiệt thòi. 

    Như đã nói, tôi chỉ lưu tâm đến công việc của mình và bảo vệ công việc của mình. Thay cho khẩu súng, tôi tìm cách hòa nhã để được việc. Giao dịch với người Việt thì tôi đứng ra làm, còn giao dịch với người Mễ thì lái phụ của tôi đứng ra vì cậu ấy là con lai Mỹ nhưng có gương mặt trông rất giống người Mễ.

    Đâu phải cứ súng ống thì có thể giải quyết được mọi vấn đề.

    Hiền Nguyễn (từ California)
    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • Với 2.000 đôla, một cặp vợ chồng về hưu khó sống ở Mỹ, họ đã chuyển đến Ecuador – nơi được trồng rau, hoa và sống như người giàu.

    Ở tuổi 72, bà Jacqueline Mackenzie đã sống gần như ở mọi tiểu bang Mỹ và đi nhiều nơi trên thế giới, cha bà làm quân đội nên gia đình thường xuyên di chuyển. Năm 2013, bà và chồng là ông Don chọn thị trấn Vilcabamba (miền nam Ecuador) làm nơi dành phần đời còn lại.

    Lý do đôi vợ chồng chuyển tới đây vì thị trấn này chỉ có khoảng 4.000 người. Nơi đây có nhiều người già, hợp với lối sống đi bộ và ngắm chim, cùng hệ sinh thái đa dạng. Khí hậu không bao giờ dưới 14 độ hoặc trên 30 độ. Đây thực sự là “thiên đường của những người yêu thích làm vườn”.

    Vợ chồng bà Mackenzie và ông Don sống dư dả ở Nam Mỹ sau khi rời nước Mỹ. Ảnh: Marketwatch.

    Quan trọng nữa, đôi vợ chồng có lương hưu khoảng 2.000 đôla/tháng (46 triệu đồng). Nếu như ở Mỹ, họ sẽ phải căn cơ mọi chi tiêu, thì ở đây họ có thể sống như những người giàu có.

    Ban đầu tới đây, họ thuê nhà, đến năm 2018 thì xây được ngôi nhà bằng đá và gỗ với chi phí khoảng 38.000 đôla. Vì thực hiện lối sống tôn trọng tự nhiên, vợ chồng Mackenzie mất nhiều tiền cho thực phẩm hữu cơ (khoảng 375 đôla/tháng), còn lại chi cho taxi và bảo hiểm y tế (khoảng 350 đôla/tháng)…

    “Các ngôi nhà trong làng của chúng tôi làm từ gỗ đá bền vững, điện lấy từ gió và nước, không có máy nước nóng mà dùng từ năng lượng mặt trời. Chúng tôi cố gắng sống đơn giản và tôn trọng tự nhiên như cuộc sống vốn có ở đây”, bà Mackenzie nói.

    Ngôi nhà từ gỗ và đá của họ. Ảnh: Marketwatch.

    Trong nhà không dùng tivi. Thay vào đó, giải trí của đôi vợ chồng già là ngắm bình minh và hoàng hôn. Cả đời đi lại, giờ họ không thích du lịch nữa mà sống ở nông thôn, ăn những bữa cơm gia đình, thi thoảng đến các buổi hòa nhạc, hoặc đơn giản là bật một bản nhạc và thưởng thức rượu vang trước hiên nhà.

    Bạn bè ở Mỹ nghĩ rằng họ “bị điên” khi sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh, tuy nhiên cũng có người ghen tị với cuộc sống điền viên nơi đây. Thực tế, đôi vợ chồng già rất hạnh phúc với lựa chọn này. Từ năm 2013 tới nay bà Mackenzie chỉ về thăm Mỹ một lần, riêng ông Don thì chưa lần nào.

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Nước Mỹ giàu, nước Mỹ phát triển, nước Mỹ có những người rất tử tế nhưng nước Mỹ không toàn màu hồng như bạn tưởng.

    Ở Mỹ có những người rất tử tế. Tôi biết nhiều bạn du học sinh sống cùng host (người bản địa) và được họ giúp đỡ rất tận tình. 

    Tôi cũng thấy nhiều hành động đáng ngưỡng mộ quanh mình như nhường đường, mở cửa hộ, chỉ dẫn tận tình khi được nhờ nhưng đó mới chỉ là một mặt của xã hội Mỹ mà thôi.

    Đối với nhiều du học sinh Việt Nam đang học tập ở Mỹ, cuộc sống không hoàn toàn là màu hồng như bạn tưởng. Có không ít thứ khiến bạn stress, chán chường, thậm chí muốn bỏ về nước ngay lập tức.

    vay tien muon xe o my

    Người Mỹ tử tế nhưng cái tử tế ấy là phép lịch sự của họ. Và sự tử tế ấy cũng chỉ giới hạn ở những hành động xã giao chứ ít khi biến thành sự tốt bụng, thiện tâm tức giúp đỡ người khác trong những việc lớn, hệ trọng.

    Ở Việt Nam, bạn có thể mượn xe máy của bạn bè vi vu thoải mái hay những lúc “bí” hỏi vay tiền bạn bè là chuyện thường ngày ở huyện. Ở Mỹ xe ô tô rẻ và phổ biến như xe máy ở Việt Nam nhưng sẽ không có chuyện cho mượn, tiền bạc cũng vậy. 

    Một người bạn của tôi, do trục trặc tiền gửi từ Việt Nam sang đã phải ăn mì tôm “cầm hơi” cả tuần vì không có ai để mượn tiền, mặc dù sống chung phòng với 3 người khác nữa. Đương nhiên tôi không có ý bảo họ xấu tính vì chuyện này, chỉ muốn so sánh để thấy rằng Việt Nam mình vẫn có những thứ đáng giá hơn Mỹ.

    Người Mỹ yêu – ghét rất rõ ràng. Đã không thích là họ không thèm chơi, cũng không thèm trò chuyện cùng. Trừ các trường hợp bất đắc dĩ như cùng làm bài tập nhóm, cùng tham gia một hoạt động gì đó bắt buộc phải nói chuyện với nhau.

    Rất nhiều du học sinh sống 2-3 năm trời tại Mỹ vẫn chưa có nổi một người bạn thân người Mỹ. Ngay cả tôi cũng vậy, bạn học cùng lớp rất nhiều người Mỹ bản địa nhưng chỉ là “quen”, chỉ là “bạn cùng lớp” chứ không phải là bạn bè đúng nghĩa. 

    Bạn có cố bắt chuyện với họ thì họ vẫn sẽ trả lời, nhưng là trả lời kiểu xã giao chứ không phải là bạn bè đúng nghĩa có thể chơi vui vẻ cùng nhau, chia sẻ mọi chuyện với nhau.

    Một mình sống ở đất khách quê người nhưng lại khó kiếm bạn thân để tâm sự, chia sẻ nên ngoài giờ lên lớp thì một du học sinh như tôi chỉ tiếp xúc với bốn bức tường và giam mình ở thư viện.

    Nếu bạn đi làm thêm ở Mỹ, bạn sẽ hiểu cuộc sống ở đây khắc nghiệt như thế nào. Làm quần quật cũng chỉ đủ trả các hóa đơn, làm 8 tiếng là 8 tiếng không bớt một phút.

    Đương nhiên muốn có tiền thì ai cũng phải lao động cả, nhưng ý tôi muốn nói ở đây là làm như cái máy nhưng lương cũng chỉ đủ sống chứ không giàu. Trong khi ở Việt Nam làm tà tà cũng đủ ăn đủ tiêu, cuộc sống đỡ áp lực hơn rất nhiều. 

    Đồ ăn nhanh đang khiến tỷ lệ béo phì ở đất nước này tăng chóng mặt trong vài năm gần đây. Trong hình là bảng số liệu tỷ lệ béo phì ở các bang nước Mỹ năm 2014.

    Ở Mỹ quản lý chất lượng rất chặt chẽ, không lo thực phẩm bẩn hay nhiễm hóa chất, không lo bị ung thư nhưng không phải cứ đồ Mỹ là tốt cho sức khỏe.

    Đặc biệt là đồ hộp giá rẻ và thức ăn nhanh thì không mấy tốt, nó không có hóa chất gây ung thư nhưng nó khiến bạn béo phì. Bệnh béo phì cũng nguy hiểm không kém các loại bệnh khác. Tỷ lệ béo phì của người Mỹ ở các bang hiện trung bình là 21-36% dân số.

    Đọc đến đây chắc có bạn sẽ bĩu môi mà bảo “thấy nước Mỹ chán thế sao còn sang đấy làm gì?”. Với mục đích là sang để học thì Mỹ là môi trường giáo dục hàng đầu thế giới, không có gì đáng phàn nàn về hệ thống giáo dục của họ cả.

    Tôi viết những điều này chỉ với mục đích là để các bạn hiểu hơn về nước Mỹ, và để các bạn ở Việt Nam hiểu rằng đất nước chúng ta cũng có rất nhiều ưu điểm, nhiều cái hay mà cường quốc số một thế giới không thể so sánh.

    *Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

    Viethome sưu tầm

  • Ðịnh cư ở Houston trên 34 năm, tôi vẫn phải trả lời một câu hỏi thường xuyên của những người bạn Mỹ: “Tại sao ông chọn Houston làm nhà?”

    Câu trả lời không thay đổi: “Tôi chọn Houston vì khí hậu Houston giống Sài Gòn, một thành phố tôi đã sanh ra và lớn lên trong 27 năm.” Một Houston mưa nắng, mùa đông chỉ vừa đủ lạnh để ngồi bên ly cà phê nói chuyện đời với bạn bè.

    Năm 1978, ngày mới qua Mỹ, lái xe từ Oregon xuống California hai lần nhìn Thái Bình Dương nhớ đến quê nhà bên kia bờ đại dương nhưng không có duyên với tiểu bang đẹp với đồi núi trùng trùng.

    texas cali

    Texas và California, Houston và Los Angeles, hai phương trời cách biệt như nước với lửa, từ thời tiết đến chính trị. 

    Một thành phố với vịnh Mexico nước ấm gây bão mỗi năm, một thành phố với bờ Thái Bình Dương nước lạnh đợi chờ động đất và nạn cháy rừng.

    Hai tiểu bang cùng một tinh thần khai phóng, những người dân cao bồi Texas và những người dân đi về miền Viễn Tây thế kỷ 16, 17 lập nên hai tiểu bang đến năm 2017 giống như hai quốc gia khác biệt.

    Texas tiểu bang lớn nhất, cho đến khi Hoa Kỳ mua Alaska từ Nga. California tiểu bang đông dân nhất với hơn 35 triệu dân, Texas đông dân hàng thứ hai sau California với gần 28 triệu dân, Thành phố Los Angeles gần 4 triệu dân so với Houston 2.5 triệu dân nhưng tương lai là Texas sẽ lên hàng đầu với dân số gồm nhiều sắc dân.

    Theo dự tính đến năm 2050, dân số Texas sẽ lên đến gần 55 triệu bằng dân số California và New York cộng lại.

    Ba thành phố Houston, Dallas và San Antonio đứng đầu trong 10 thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ.

    Austin trong vòng năm năm qua phát triển nhanh trở thành thủ phủ lớn hàng thứ 11 nhờ di dân đổ về đa số từ California.

    Tương lai là Texas với Houston vươn lên mặc dù giấc mộng trở thành thành phố thứ nhì sau thành phố New York bị ngưng lại vì bão nhưng qua trận bão Harvey vừa qua dân Houston đã cho thế giới thấy tinh thần kỷ luật, đoàn kết và vươn lên, tinh thần của Texas như Lawrence Wright, ký giả sống và lớn lên ở Texas tự hào: “Dân Texas tự đánh giá họ là hỗn hợp tinh thần và đặc trưng của nước Mỹ.

    Dân Texas thân thiện cười nói hỏi chào khi gặp nhau trên đường phố, tự tin, làm việc chăm chỉ, yêu nước, tâm thần yên tĩnh, không rối loạn.

    Texas tượng trưng cho nước Mỹ với tinh thần độc lập, chính quyền không can thiệp vào đời sống của người dân, không cản trở công việc kinh doanh.

    Dân Texas nói chung không để ý đến tiền bạc và đời sống riêng của người khác, hơi ngây thơ nhưng có thể trở nên nguy hiểm khi quyền lợi của họ bị đụng chạm và họ cũng hơi bị ám ảnh bởi quyền lực, uy tín và thanh thế.”

    Texas là tương lai của nước Mỹ hiện đại, Texas đại diện cho miền Nam, miền Tây, vùng đồng bằng với cộng đồng dân Latin đông đảo.

    Texas trong hơn 200 năm qua có một nền chính trị hiệu quả. Hoạt động chính trị ở Quốc Hội tại Austin đã khiến ông Frederich Law Omstead (cha đẻ của nền thiết kế phong cảnh Hoa Kỳ, thiết kế Central Park ở New York, Golden Gate Park ở San Francisco) ngẩn người khi nhìn thấy sinh hoạt Quốc Hội ở Austin so với sinh với sinh hoạt ở Washington, DC và London.

    Những buổi họp Quốc Hội ở Austin hữu hiệu và dân chủ. Du khách đến Austin đi thăm tòa nhà Quốc Hội thấy cao hơn tòa nhà Quốc Hội liên bang, xây bằng đá granite, hoàn thành năm 1888, một trong những tòa nhà lớn nhất trên thế giới.

    Hình các thống đốc Texas treo trên tường ở giữa tòa nhà là ngôi sao Texas với đỉnh cao có thể chứa tượng Nữ Thần Tự Do ở New York.

    Tòa nhà cũng có tượng Nữ Thần Tự Do cầm ngôi sao vàng. Trong hơn 100 năm nay, Texas tự hào tuân theo nguyên tắc dân chủ mặc dù có văn hóa bảo thủ, mộ đạo và thực tế không kỳ thị chủng tộc, không nghiêng về khuynh hướng cực hữu, một nền chính trị cân bằng giữa vùng quê và đô thị tư bản.

    Từ thập niên 1970, Texas nghiêng về phe hữu. Theo Bob Miller ở Austin, Tháng Năm 1976, là ngày đánh dấu sự thay đổi với ứng cử viên Ronald Reagan đánh bại Gerald Ford trong kỳ tranh cử sơ bộ đảng ở Texas.

    Reagan lấy tất cả phiếu của đoàn đại biểu Texas (Tổng Thống Gerald Ford thắng trong đảng Cộng Hòa nhưng thua Tổng Thống Jimmy Carter, ứng cử viên Dân Chủ cuối cùng thắng ở Texas), ngày trước, Austin là quê hương của Lyndon B. Johnson (Dân Chủ), tổng thống Hoa Kỳ thứ 36.

    Năm 1978, Bill Clements là thống đốc Cộng Hòa đầu tiên nhờ Karl Rove (sau là cố vấn của Tổng Thống George W. Bush).

    Ðảng Cộng Hòa xem chính quyền là một vấn đề cho người dân, nền tảng của sự cải tổ của đảng Cộng Hòa.

    Sau đó đảng viên Dân Chủ đua nhau đổi đảng, theo Cộng Hòa trong đó có cựu Thống Ðốc Rick Perry.

    Trong thời kỳ George W. Bush làm thống đốc (từ 1995 đến 2000) hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ hợp tác chặt chẽ và thân thiện, Phó Thống Ðốc Bob Bullock và Chủ Tịch Quốc Hội Pete Laney là đảng viên Dân Chủ.

    Từ sau năm George W. Bush hết làm thống đốc, chính trị Texas bắt đầu thay đổi, chia rẽ giống như các tiểu bang khác.

    Lái xe trên xa lộ nghe các đài phát thanh thính giả có thể thấy khuynh hướng chính trị, các đài FM thiên về Dân Chủ, xanh, với đài NPR khuynh hướng cấp tiến, các đài AM, đỏ, Cộng Hòa, đại diện cho các vùng thôn quê và ngoại ô, những người Mỹ da trắng cực hữu.

    Ðiển hình cho sự chia rẽ vì chính trị là ông Robert Morrow chủ tịch đảng Cộng Hòa Travis County (trong đó có Austin), trong mùa tranh cử Tháng Ba 2016 nói: “Tổng Thống George W. Bush là người đồng tính luyến ái, nghiện thuốc, tình dục với trẻ em và trong vòng buôn bán thuốc phiện với Tổng Thống Bill Clinton!” Ông Morrow năm nay 53 tuổi, tốt nghiệp MBA đại học Princeton University, có lúc cố vấn cho Donald Trump, đả kích bà Clinton giúp Tổng Thống Trump thắng 56% số phiếu ở Texas.

    Texas là một tiểu bang giàu với ngân sách mỗi năm lên đến $100 tỷ. Năm nay giá dầu xuống, dân số tăng và cơn bão Harvey tàn phá Houston sẽ ảnh hưởng đến ngân sách tiểu bang. Ngân sách này thiên về chính sách đảng Cộng Hòa.

    Từ năm 2003, đảng Cộng Hòa nắm Quốc Hội Texas. Chủ Tịch Hạ Viện Tom Craddick thay thế Pit Laney, ông là người có khuynh hướng cực hữu, trẻ tuổi nhất khi đắc cử dân biểu tiểu bang năm 25 tuổi. Xuất thân từ Midland, thủ đô dầu hỏa của Hoa Kỳ, năm nay 73 tuổi, ông là dân biểu tiểu bang lâu nhất.

    Là chủ tịch Hạ Viện đảng Cộng Hòa đầu tiên từ năm 1873, ông Craddick đã có chính sách phân vùng lại để đảng Cộng Hòa nắm đa số. Ðảng Cộng Hòa ở các tiểu bang nhìn về mô hình Texas để tìm cách nắm đa số ở các quốc hội tiểu bang.

    Cực hữu nổi tiếng ở Texas nay về tay bà Mary Lou Bruner. Năm 2017 ra tranh cử ghế hội đồng giáo dục Texas, bà nói Tổng Thống Barack Obama hồi 20 tuổi đã làm đĩ đực để lấy tiền mua thuốc phiện (hơn hẳn ông Trump chỉ nói Obama không phải công dân Mỹ với giấy khai sinh giả). Bà Bruno giống như các đảng viên Cộng Hòa xem “thay đổi thời tiết” là trò lừa, tin vịt của bọn nhà báo.

    Các con khủng long tuyệt giống không phải vì những hòn đá trời rơi xuống giết chúng như các khoa học gia nói mà con khủng long trên thuyền của ông Noah trong trận đại hồng thủy quá trẻ không sinh sản được đã bị c.hết đuối.

    May mắn cho học sinh Texas, bà Bruner đã thất cử. Texas nổi tiếng sùng đạo, đa số là Thiên Chúa Giáo, Tin Lành và phái Phúc Âm với nhà thờ Lakewood Church nổi tiếng ở Houston, trong kỳ bão Harvey, Mục Sư Joel Osteen chỉ mở cửa đón nhận n.ạn nhân sau khi bị chỉ trích.

    Sùng đạo và yêu súng đạn, truyền thống của cao bổi miền Viễn Tây. Kiểm soát súng đạn không có cơ hội ở Texas vì hội NRA mạnh.

    Bác sĩ chỉnh hình (chiropractor) Suzanna Hupp thoát chết sau vụ George Hennard 35 tuổi thất nghiệp lái xe pick-up đâm thẳng vào tiệm ăn Luby ở Killeen bắn vào 50 người, giết 23 người rồi tự sát năm 1991 nên đã đưa ra luật mang súng có giấy phép năm 1996.

    Dân có thể mang súng vào Quốc Hội nếu có giấy phép. Năm 2016, luật cho phép sinh viên mang súng giấu trong người vào các trường đại học.

    Khác biệt giữa Texas và California lên cao điểm khi ông Greg Abbott làm thống đốc. Năm nay 59 tuổi, ông thống đốc ngồi xe lăn vì năm 1984 khi chạy bộ trong khu nhà River Oaks (giống như Beverly Hills ở Los Angeles) ông bị một cây ngã đập vào người, liệt từ lưng quần trở xuống, Luật Sư Abbott thắng kiện, chủ nhà và công ty xây cất phải bồi thường cho ông $9 triệu.

    Thống đốc có công làm luật giới hạn tiền bồi thường hành nghề bất cẩn của bác sĩ ở mức $250,000. Thống Ðốc Abbott đem California so sánh với Texas: Ðời sống California đắt đỏ là vì thuế cao, chính quyền can thiệp vào đời sống người dân, kiểm soát các dịch vụ
    thương mại quá chặt chẽ và lương tối thiểu cao.

    Thuế Texas thấp, người đi làm không phải đóng thuế lợi tức như ở California (nhưng thuế nhà đất cao từ 3% đến 4%). Năm 2015, Thống Ðốc Abbott cảnh cáo Texas đang bị “California hóa” mà dân Texas không để ý, như luật cấm c.ắt cây ở các thành phố lớn đã làm hỏng mô hình Texas.

    Dân California từ năm 2016 chạy qua Austin nhiều, theo đà này ông Abbott cảnh cáo
    nhà cửa Austin sẽ tăng giá như ở San Francisco. Phó Thống Ðốc Dan Patrick, từ năm 2014, theo đạo Tin Lành Phúc Âm, là gương mặt chính trị nổi tiếng.

    Ông nắm đảng Cộng Hòa, làm chủ một đài phát thanh AM ở Houston với chủ trương chống phá thai, chống hôn nhân đồng phái, cho phép cảnh sát xét giấy di dân bất hợp pháp.

    Ông là tác giả cho phép sinh viên mang súng vào trường và lúc nào cũng cảm thấy bị đe dọa vì dân thiểu số tăng nhanh làm thay đổi bộ mặt Texas về mặt xã hội, Texas đi sau California trên vài phương diện.

    Năm 2016, California cấm viết (texting) trong khi lái xe. Năm 2011, Thống Ðốc Rich Perry phủ quyết dự luật cấm texting khi lái xe với lý do là chính quyền không can thiệp vào đời sống người dân trong khi Texas đứng hàng đầu trong những tiểu bang với tai nạn tử thương trên xa lộ.

    Bộ Giao Thông Texas cho biết có 400 người lái xe tử thương mỗi năm vì texting khi đang lái xe. Thống Ðốc Perry so sánh luật texting khi lái xe với luật mang dây an toàn trong khi lái không được phổ thông với dân Texas cũng như người lái xe mô tô không cần mang nón an toàn.

    Mãi cho đến Tháng Chín năm nay luật cấm texting khi lái xe mới được ban hành ở Texas vì vào ngày 29 Tháng Ba, một chiếc xe truck chạy qua lại trên xa lộ đụng vào xe buýt chở hội viên nhà thờ First Baptist của New Braunfel giết 13 người trên xe.

    Tài xế lái xe truck vừa lái vừa texting gây tai nạn lại không chết. Texas chống Obamacare, không bành trướng chương trình Medicaid, khác với Thống Ðốc Jerry Brown của đảng Dân Chủ ở California.

    Mô hình Texas là mô hình y tế của đảng Cộng Hòa với tỷ lệ người không bảo hiểm cao. Trong kỳ bão Harvey, chính quyền đã hô hào “Người Mỹ chúng ta sẽ không để một người Mỹ khác chết trên đường phố” nhưng lãnh tụ đa số Thượng Viện Mỹ, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky) có lúc đặt vấn đề, đảng Cộng Hòa đã bỏ Obamacare mà không có chương trình y tế mới khiến hàng triệu người Mỹ không bảo hiểm y tế chẳng khác nào như người Mỹ bỏ quên những người Mỹ khác trong các hoàn cảnh có thể đưa đến những cái chết có thể tránh.

    Chương trình y tế Texas cắt ngân quỹ Planned Parenthood nhằm chận phá thai nhưng đồng thời cũng chận những phụ nữ nghèo cần có chương trình tìm soát ung thư vú và tử cung. Từ năm 2000 đến 2014, tỷ số phụ nữ chết trong khi sinh tăng từ 18.6% lên 35%, tỷ lệ cao nhất trong nước gần ngang với tỷ lệ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ bệnh mập và chết vì thuốc phiện cũng cao hơn các tiểu bang khác.

    Ông Dan Patrick ra tuyên ngôn Phúc Âm Tin Lành đặt ý thức hệ Thiên Chúa Giáo lên hàng đầu, kinh tế đứng hàng thứ yếu.

    Con đường này đã từ từ đi xa chính sách “bảo thủ với lòng yêu thương” của Tổng Thống George W. Bush khi ông làm thống đốc Texas. Con đường của Dan Patrick nguy hiểm vì tin rằng “mỗi đồng thuế dân Texas đóng ra là để giúp dân da đen và da nâu lười biếng!” Năm 1986, Bác Sĩ Steve Holze ở Houston đi xa hơn:

    “Nguyên nhân tất cả bệnh, tàn tật và chết là vì tội của ông Adam và bà Eve!” Bác Sĩ Holze lên đài phát thanh kêu gọi: “Người Texas sợ Thượng Ðế phải ngưng chương trình y tế Obama” và “Phải dề phòng những người đồng tính luyến ái muốn Texas đi theo con đường California!”

    Texas khác California, không chứa chấp di dân bất hợp pháp nhất là với dân số Châu Mỹ Latin gia tăng đứng đầu Hoa Kỳ. Trong 2.7 triệu người mới đến Texas từ năm 2010 một nửa là dân Châu Mỹ Latin.

    Ðảng Dân Chủ tin rằng nếu dân Latin ở Texas đi bầu như dân Latin ở California thì Texas đã đổi thành màu xanh.

    Texas được xem là tiểu bang màu đỏ nhưng trên thực tế tất cả thành phố lớn ngoại trừ Fort Worth đã bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ trong thập niên qua nhất là Dallas đã bỏ phiếu cho Tổng Thống Obama hai nhiệm kỳ.

    Thành phố San Antonio luôn luôn theo Cộng Hòa còn Austin theo Dân Chủ vì vậy Thống Ðốc Abbott có lần nói: “Ði ra khỏi Travis County là đã thấy không khí khác, tôi ngửi thấy không khí tự do vì Austin thiếu tự do!

    Riêng Houston đặc biệt có bà Thị Trưởng Anise Parker (từ 2010 đến 2016) rất tự hào là người đàn bà đồng tính luyến ái không hề giấu diếm trong một tiểu bang chống đồng tính luyến ái và hai thị trưởng da đen, cựu Thị Trưởng Lee Brown và đương kim Thị Trưởng Sylvester Turner, cả ba đều là đảng viên đảng Dân Chủ.

    Cộng đồng Việt tị nạn cũng đặc biệt, cộng đồng Việt ở Little Saigon ủng hộ đảng Cộng Hòa và TT Trump trong một tiểu bang theo đảng Dân Chủ còn cộng đồng Việt ở khu Bellaire ủng hộ đảng Cộng Hòa trong thành phố đảng Dân Chủ của một tiểu bang Cộng Hòa!

    Viethome sưu tầm