• Vương quốc Anh đang chứng kiến sự trỗi dậy của dịch bệnh Covid-19 với 200,000 ca nhiễm mới trong tháng 7. Một chủng Omicron mới, được đặt tên là Eris, được cho là thủ phạm của những ca tăng vừa qua. Cứ 7 ca Covid ở UK thì có 1 ca nhiễm Eris. 

    Eris là một biến thể phụ của Omicron, do đó triệu chứng của nó cũng giống với các biến thể khác của Omicron. Theo Zoe Health Study, các triệu chứng này bao gồm:

    - Đau cổ họng

    - Chảy nước mũi

    - Nghẹt mũi

    - Hắt hơi

    - Ho có đờm

    - Đau đầu

    - Khàn tiếng

    - Đau nhức cơ 

    - Mất khứu giác tạm thời

    Các triệu chứng phổ biến trước đây như khó thở, mất khứu giác, bị sốt thì hiện nay ít khi xuất hiện. Eris được cho là dễ lây lan hơn so với các biến thể trước, nhưng chưa rõ nó có gây ra triệu chứng nặng nề hơn những thể khác hay không.

    Theo UKHSA, biến thể Eris chiếm 14.6% tất cả các ca nhiễm Covid-19, nhưng không có dấu hiệu cho thấy nó nguy hiểm hơn. 

    eris

    Giới khoa học biết gì về biến thể COVID mới 'Eris' đang lây lan nhanh?

    Biến thể phụ mới đang lây lan nhanh, có tên gọi chính thức là EG.5 hay "Eris", đã được WHO xếp vào danh sách theo dõi.

    Theo trang Politico, một biến thể phụ mới lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2, có tên gọi chính thức là EG.5 nhưng được các chuyên gia y tế đặt biệt danh là Eris, gần đây đã trở thành chủng phổ biến nhất ở Mỹ, mặc dù nó dường như không gây bệnh nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm ngay lập tức.

    Theo ước tính của Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ, tính đến cuối tuần trước, biến thể EG.5 chiếm khoảng 17% tổng số ca mắc COVID ở Mỹ, khiến nó trở thành chủng bệnh chiếm ưu thế nhất. Con số này tăng so với tỷ lệ khoảng 12% của các ca nhiễm biến thể EG.5 trong số tất cả các chủng theo thống kê vào ngày 22/7. Biến thể này cũng đã được ghi nhận đang lây lan ở nhiều quốc gia.

    Theo Cơ quan An ninh Y tế Anh, nước này đã bắt đầu theo dõi EG.5.1 vào tháng 7. Tính đến ngày 20/7, biến thể này chiếm 14,5% các ca nhiễm tại Anh.

    Mối nguy hiểm từ COVID-19 đã giảm đi đáng kể nhờ các chiến dịch tiêm chủng, nhưng các biến thể mới vẫn tiếp tục phát sinh. EG.5 là một biến thể phụ của omicron, chính xác hơn, nó được coi là hậu duệ của dòng virus XBB. Sau EG.5, biến thể phụ phổ biến tiếp theo, XBB.1.16, chỉ chiếm hơn 15% trường hợp mới, trong khi XBB.2.23 chiếm khoảng 11%.

    Biến thể mới hiện không gây lo ngại

    Các chuyên gia y tế đã nói rằng EG.5 dường như không gây ra bệnh nặng hơn các chủng COVID-19 trước đó và chưa có tuyên bố mạnh mẽ nào từ Nhà Trắng hoặc Đồi Capitol về biến thể này. CDC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của tờ Politico.

    Sự lây lan mạnh của EG.5 ở Mỹ diễn ra khi nước này thông báo 9.000 người phải nhập viện vì Covid trong tuần cuối cùng của tháng 7, tăng từ khoảng 6.300 vào cuối tháng 6.

    Tuy nhiên, ba chuyên gia được phỏng vấn cho câu chuyện này cho biết vẫn chưa có bằng chứng cho thấy EG.5 là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca nhập viện. Tuy nhiên, EG.5 có khả năng đã phát triển để trở nên dễ lây truyền hơn so với những biến thể tiền nhiệm của nó. Dù vậy, khả năng miễn dịch rộng rãi nhờ sự kết hợp giữa tiêm chủng và những lần nhiễm bệnh trước đây, sẽ giúp hầu hết mọi người an toàn trước EG.5.

    Tổ chức Y tế Thế giới đã bắt đầu theo dõi EG.5, nhưng chưa xếp nó là một biến thể cần quan tâm hoặc lo ngại. Trong khi đó, chủng XBB.1.5, trước đây chiếm ưu thế lây lan ở Mỹ, được WHO coi là một biến thể đáng quan tâm.

    Trên toàn cầu, số ca nhập viện do COVID-19 nhìn chung đã giảm kể từ đầu năm.

    Mặc dù số ca nhập viện do COVID-19 có tăng nhẹ trong mùa hè ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden vẫn tiếp tục bày tỏ sự lạc quan về việc đánh bại đại dịch. Washington đã chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và Điều phối viên chống COVID-19 của Nhà Trắng đã rời ghế vào đầu mùa hè này.

    Người phát ngôn Nhà Trắng Kelly Scully trước đó đã nói với POLITICO qua email: “Chính quyền Biden-Harris đã đạt được tiến bộ lịch sử về khả năng xử lý COVID-19 để nó không còn làm gián đoạn đáng kể cuộc sống của chúng ta”.

    Các triệu chứng của Eris

    Các triệu chứng từ biến thể EG.5 không khác với các biến thể trước đó: với những triệu chứng cảm lạnh điển hình như đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho và sốt.

    Có cần vaccine tăng cường mới không?

    Kể từ tháng 6, các quan chức y tế và nhà sản xuất thuốc đã làm việc hướng tới việc phát triển các mũi vaccine đối phó được với biến thể phụ EG.5, vì nó tồn tại trong họ Omicron.

    Công chúng sẽ có thể bắt đầu nhận được những mũi vaccine này vào mùa thu.

    Viethome (theo Metro)

  • 'Deltacron' và 'Omicron tàng hình' là 2 biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang nổi lên và gây nhiều lo ngại.

    Liệu đây có là dấu hiệu cho một giai đoạn mới của cuộc chiến chống dịch bệnh đã kéo dài sang năm thứ 3 trên toàn cầu? Tờ Independent (Anh) ngày 19/3 đã so sánh về 2 loại biến thể phụ này và sự hiện diện của chúng ở thời điểm hiện tại.

    Theo Independent, những hy vọng rằng đại dịch COVID-19 đang đến hồi kết đã bị dội một gáo nước lạnh với những thống kê mới nhất. Số ca mắc mới tại Anh tiếp tục tăng. Trung Quốc đại lục phải chứng kiến làn sóng dịch mới nghiêm trọng. Hàn Quốc ghi nhận số ca mới cao kỷ lục. Châu Phi có số ca mới tăng tới 14%. Những biến thể phụ mới xuất hiện như Omicron tàng hình bị cho là yếu tố thúc đẩy tình trạng trên.

    deltacron omicron tang hinh

    Deltacron là gì?

    Như tên gọi, đây là một biến thể kết hợp những yếu tố của cả biến thể Delta lẫn biến thể Omicron. Nó được cho là hình thành từ một bệnh nhân nhiễm cả 2 biến thể Delta lẫn Omicron cùng một lúc. Biến thể "lai" này được phát hiện tại một số vùng của Pháp và dường như bắt đầu lây nhiễm rộng hơn từ đầu tháng 1. Khoảng 30 ca nhiễm Deltacron được phát hiện ở Anh.

    Biến thể này được chính thức ghi nhận như một biến thể mới sau khi kết quả giải trình tự gene đầy đủ của nó được Viện Pasteur ở Paris gửi tới GISAID, bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2, được các nhà khoa học trên toàn cầu cập nhật liên tục. Bản đồ này được các nhà khoa học tại các quốc gia cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của SARS-CoV-2.

    Mức độ nguy hiểm của biến thể này vẫn đang được nghiên cứu, đánh giá. Các nhà phân tích cho rằng về cơ bản nó giống như Delta nhưng có protein gai của Omicron, bộ phận mà virus bám vào tế bào con người. Có những lo ngại lớn về Deltacron nếu nó kết hợp giữa độc lực cao của Delta với khả năng lây nhiễm nhanh của Omicron. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch con người đang ngày càng tăng đối với cả 2 loại biến thể này, giới khoa học sơ bộ đánh giá cho đến giờ Deltacron chưa phải là mối đe dọa nghiêm trọng như vậy.

    Omicron tàng hình là gì?

    So với Deltacron, Omicron tàng hình nổi bật hơn vào lúc này. Đây là một biến thể phụ của Omicron còn được biết đến là BA.2 (Omicron là BA.1) và lần đầu được phát hiện ở Anh hồi tháng 12 năm ngoái. Giới nghiên cứu đang cho rằng đây là dòng virus corona lây lan nhất từ trước đến nay.

    Giáo sư Adrian Esterman, một cựu chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định: "Chỉ số lây nhiễm cơ bản với BA.2 là khoảng 12. Nó tương đương với sởi, bệnh lây nhiễm nhất mà chúng ta từng biết". Cho đến giờ, Omicron tàng hình được cho là chiếm tới hơn 1/2 tổng số ca mới tại vùng England trong khi cũng đã xuất hiện ở Đức, Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Đan Mạch, nó đã gây ra làn sóng lây nhiễm mạnh trong tháng 2 vừa qua.

    Tuy nhiên, cũng có tín hiệu lạc quan như ở Đan Mạch, số ca mới tăng vọt và hiện đang giảm dần. Trong khi dữ liệu ban đầu cho thấy rằng độc lực của Omicron tàng hình không mạnh hơn Omicron và cũng nhạy cảm với vaccine.

    Quy mô lây nhiễm

    Con số toàn cầu về Deltacron vẫn chưa được làm rõ. Bước đầu mới xác định khoảng 30 ca tại Anh, khoảng 20 ca tại Mỹ, một số ca tại Pháp (nơi lần đầu phát hiện biến thể phụ này) cũng như tại Hà Lan và Đan Mạch.

    Với Omicron tàng hình, con số rõ ràng hơn. Tại Anh, biến thể phụ này chiếm tới 57% trong 27.000 ca mới ghi nhận ở tuần cuối của tháng 2. Tại Mỹ, Omicron tàng hình chiếm khoảng 23,1% tổng số ca. Làn sóng dịch tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc được cho là do cả Omicron lẫn Omicron tàng hình.

    Theo Báo Tin Tức

  • Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ngày 21/1 chỉ định dòng phụ của biến thể Omicron có tên BA.2 là “Biến thể đang được điều tra”, sau khi phát hiện nguy cơ lây lan nhanh chóng của dòng này.

    Đến thời điểm hiện tại, Anh đã giải trình tự gien 426 trường hợp nhiễm dòng biến thể BA.2. UKHSA cho biết dù còn nhiều điều cần phải nghiên cứu, nhưng phân tích ban đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng của dòng BA.2 đã tăng lên so với dòng Omicron nguyên bản là BA.1.

    Ít nhất 40 quốc gia đã phát hiện ca nhiễm dòng biến thể BA.2 và báo cáo trình tự gien lên cơ sở dữ liệu chung, trong đó nhiều nhất là ở Đan Mạch, Ấn Độ, Anh, Thuỵ Điển và Singapore.

    photo1642897671565 16428976716891706791319
    Hai thanh niên đeo khẩu trang khi đi bộ ở London. Ảnh: Reuters

    Tại Đan Mạch, dòng BA.2 đang lây lan nhanh chóng. Trong tuần cuối cùng của năm 2021, số bệnh nhân nhiễm BA.2 chiếm khoảng 20% tổng số ca mắc COVID-19. Nhưng đến tuần thứ 2 của năm 2022, con số này đã tăng lên tới 45%.

    Anders Fomsgaard, nhà nghiên cứu thuộc Viện Huyết thanh Quốc gia (SSI) cho biết ông vẫn chưa có lời giải thích chính xác về sự tăng trưởng nhanh chóng của dòng phụ này, nhưng ông không lo lắng.

    “Có thể nó đã gia tăng khả năng chống lại hệ miễn dịch, điều này cho phép nó lây lan nhanh hơn. Chúng tôi vẫn chưa biết rõ”, ông Fomsgaard nói.

    Đáng chú ý, chuyên gia này cho rằng người từng nhiễm dòng Omicron nguyên bản vẫn có nguy cơ nhiễm dòng BA.2 sau đó. “Khả năng đó có thể xảy ra. Trong trường hợp ấy, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng. Chúng ta thậm chí có thể ghi nhận 2 lần lên đỉnh của làn sóng dịch này.”

    Phân tích ban đầu của SSI cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ nhập viện của người nhiễm BA.2 so với BA.1.

    Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, biến thể Omicron được chia thành 3 dòng là BA.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, BA.1 là dòng phổ biến nhất. Còn BA.2 được gọi là dòng tàng hình, khó phát hiện hơn vì dòng này không có đột biến mất đoạn trong gien S, vốn là đặc điểm của virus Omicron nguyên bản.

    Đặc điểm sinh học và khả năng lây truyền của BA.2 có thể khác với Omicron phiên bản gốc, vì dòng này có nhiều khác biệt về bộ gien. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận cuối cùng về tác động của BA.2, giới chuyên gia cần nghiên cứu sâu hơn và tiếp tục theo dõi trong thời gian dài.

    Theo Soha

  • Một dòng phụ của biến thể Omicron đang được Cơ quan An ninh Y tế Anh chỉ định là biến thể đang được điều tra.

    Theo thông tin từ Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) ngày 21.1, chủng phụ được đặt tên là BA.2 không mang đột biến cụ thể thường thấy ở biến thể Omicron - thường được sử dụng như dấu hiệu nhận biết để dễ dàng phân biệt với Delta. Chủng BA.2 đang được nghiên cứu nhưng chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại.

    Tiến sĩ Meera Chand, Giám đốc phụ trách sự cố tại UKHSA, cho biết: “Bản chất của virus là tiến hóa và đột biến, vì vậy có thể dự đoán rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy các biến thể mới xuất hiện. Việc liên tục giám sát bộ gene cho phép chúng tôi phát hiện chúng và đánh giá xem chúng có đáng lo ngại hay không". Tính đến ngày 10.1, Anh đã xác định được 53 trường hợp nhiễm dòng phụ BA.2, với các số liệu cập nhật sẽ được công bố sau đó.

    dot bien phu cua omicron

    Ở Đan Mạch, BA.2 đã phát triển nhanh chóng và chiếm 20% tổng số ca COVID-19 trong tuần cuối cùng của năm 2021, tăng lên 45% vào tuần thứ 2 của năm 2022.

    Nhà nghiên cứu Anders Fomsgaard tại Viện Huyết thanh Statens (SSI) của Đan Mạch vẫn chưa tìm ra lời giải thích chính xác cho sự phát triển nhanh chóng của dòng phụ biến thể Omicron này. Ông bày tỏ, bản thân đang bối rối nhưng không lo lắng.

    Phát biểu trên truyền hình TV 2, ông Anders nói: "Có thể nó đang kháng lại khả năng miễn dịch trong quần thể, điều này cho phép nó lây nhiễm nhiều hơn. Chúng tôi vẫn chưa biết rõ".

    Theo nhà nghiên cứu, có khả năng những người đã nhiễm chủng ban đầu của Omicron là BA.1 và vẫn chưa có miễn dịch nhưng bị nhiễm BA.2 ngay sau đó.

    Ông lưu ý: "Đó là một khả năng. Trong trường hợp đó, chúng ta phải chuẩn bị cho điều này". Phân tích ban đầu do SSI Đan Mạch thực hiện cho thấy không có sự khác biệt về số lần nhập viện vì chủng BA.2 so với chủng BA.1.

    Theo Lao Động

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố chấm dứt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt sau khi số ca bệnh COVID-19 được cho là đã đạt đỉnh.

    Theo Hãng tin Reuters, Anh là quốc gia đầu tiên hạn chế việc đi lại quốc tế do lo ngại biến thể Omicron. Tháng 12-2021, giới chức Anh khuyến nghị người dân làm việc tại nhà, đeo khẩu trang nhiều hơn và tiêm vắc xin để ngăn dịch lây lan.

    Số ca bệnh mới ở Anh vẫn tăng cao nhưng số ca nhập viện và tử vong tăng ít, một phần là do chiến dịch tiêm nhắc lại của chính phủ.

    Cách tiếp cận sống chung với dịch của Thủ tướng Johnson trái ngược với cách tiếp cận không khoan nhượng với COVID-19 ở Trung Quốc hay Hong Kong, và cũng ít khắt khe hơn so với nhiều nước châu Âu khác.

    covid still here
    Bảng điện tử nhắc nhở COVID-19 vẫn chưa kết thúc trên đường phố Bolton, Anh - Ảnh: REUTERS

    "Nhiều quốc gia trên khắp châu Âu đã phải phong tỏa vào mùa đông nhưng chính phủ này đã đi một con đường khác", Thủ tướng Johnson nói vào ngày 19-1, đồng thời cho biết số lượng người phải chăm sóc đặc biệt đang giảm.

    Theo ông Johnson, các nhà khoa học Anh tin rằng làn sóng Omicron đã đạt đỉnh trên toàn quốc. Người dân không còn buộc phải mang khẩu trang ở mọi nơi, không bắt buộc có giấy chứng nhận COVID-19 và người dân cũng không nhất thiết phải làm việc tại nhà. Dù vậy, ông Johnson cũng thừa nhận "đại dịch vẫn chưa kết thúc".

    Trong khi đó, tình hình không khả quan lắm ở một số nước châu Âu khác như Đức hay Pháp.

    Ở Pháp, ngày 18-1, Cơ quan Y tế công cộng nước này ghi nhận thêm gần 465.000 người mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ, con số cao kỷ lục. Trước đó một ngày, con số này chỉ hơn 102.000 ca.

    Tính trung bình 7 ngày qua, số ca mắc mới hằng ngày tại Pháp vượt qua ngưỡng 300.000 ca.

    Trong ngày 19-1, Đức ghi nhận 112.323 ca mắc mới COVID-19, cao kỷ lục từ trước tới nay. Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach dự đoán làn sóng sẽ đạt đỉnh trong vài tuần nữa và đang cân nhắc tiêm chủng bắt buộc vào tháng 5 tới.

    Đài RTL dẫn lời Bộ trưởng Lauterbach cho biết số lượng ca mắc COVID-19 chưa được ghi nhận có thể lớn hơn khoảng 2 lần so với con số trong báo cáo.

    Cần thêm 5,2 tỉ USD cho vắc xin

    Ngày 19-1, Chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX cho biết họ cần thêm 5,2 tỉ USD trong 3 tháng tới để phân phối vắc xin trong năm 2022.

    COVAX muốn có 3,7 tỉ USD để phân phối 600 triệu liều vắc xin cho các nước nghèo nhất; 1 tỉ USD để phân phối cho các nước nghèo và 545 triệu USD để trang trải các chi phí khác.

    Cho tới nay, COVAX đã nhận 192 triệu USD từ các nhà tài trợ.

    COVAX mất gần 1 năm để phân phối 1 tỉ liều vắc xin đầu tiên, hoàn thành vào cuối tuần qua. Giám đốc Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) Seth Berkley kỳ vọng 1 tỉ liều tiếp theo sẽ được phân phối trong 4 đến 5 tháng.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Ông Boris Johnson dự kiến ​​sẽ thông báo dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch tại England, dự kiến theo kế hoạch vào ngày 26 tháng 1.

    Nội các sẽ kiểm tra dữ liệu Covid-19 mới nhất vào sáng thứ Tư 19/1 trước khi Thủ tướng đưa ra tuyên bố tại Quốc hội vào chiều thứ Tư.

    Các biện pháp Kế hoạch B - bao gồm hướng dẫn làm việc tại nhà, sử dụng vé thông hành Covid và đeo khẩu trang bắt buộc trong các cửa hàng và phương tiện giao thông công cộng - dự kiến ​​sẽ kết thúc vào thứ Tư, ngày 26 tháng 1.

    Bộ trưởng Y tế Sajid Javid nói với các nghị sĩ hôm thứ Ba rằng ông “lạc quan một cách thận trọng về việc chúng ta sẽ có thể giảm đáng kể các hạn chế vào tuần tới”.

    Một số biện pháp, như đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, có thể vẫn được áp dụng nhưng ngày càng có nhiều người tin đỉnh dịch Omicron đã qua.

    Chưa có quyết định cuối cùng về các hạn chế được đưa ra, nhưng nỗ lực để duy trì chúng quá ngày giới hạn sẽ là khởi nguồn cho một cuộc nổi loạn mới của các nghị sĩ đảng Bảo thủ.

    Số lượng thư bất tín nhiệm từ thành viên đảng Bảo thủ đang ngày càng tăng, Thủ tướng có khả năng sẽ muốn tránh một cuộc chiến khác, khi vị thế của ông đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi hàng loạt các buổi tiệc trên phố Downing vào mùa dịch năm ngoái.

    22covidAnh đã ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong vòng một ngày vào hôm qua 18/1

    Khi được hỏi liệu các hạn chế có được dỡ bỏ hay không, ông Johnson nói: "Chúng ta phải cẩn thận với Covid. Chúng ta phải tiếp tục ghi nhớ vi-rút là một mối đe dọa".

    Tổng số 19,450 người Anh đã phải nhập viện vì Covid-19 tính đến ngày 17 tháng 1. Số ca nhập viện đã giảm 2% so với tuần trước, mặc dù tổng số đã tăng nhẹ trong hai ngày gần đây nhất.

    Vương quốc Anh cũng ghi nhận số người tử vong cao nhất trong 11 tháng qua vào ngày thứ Ba 18/1. Thêm 94,432 ca mắc mới được ghi nhận trong cùng ngày.

    Các biện pháp trong Kế hoạch B đã được đưa ra để chống lại làn sóng dịch do biến thể Omicron gây ra, trong khi chính phủ đẩy mạnh tiêm tăng cường.

    Người phát ngôn của Chính phủ cho biết: “Quyết định về các bước tiếp theo vẫn được cân bằng. Kế hoạch B đã được thực hiện vào tháng 12 để làm chậm sự lây lan của biến thể Omicron và đẩy mạnh tiêm tăng cường. Nhờ những nỗ lực phi thường của NHS và nhiều tình nguyện viên tận tụy, chúng tôi hiện đã phân phối hơn 36 triệu mũi tiêm tăng cường trên khắp Vương quốc Anh".

    “Biến thể Omicron tiếp tục là một mối đe dọa đáng kể và đại dịch vẫn chưa kết thúc. Số ca nhiễm mới vẫn ở mức cao nhưng dữ liệu mới nhất rất đáng khích lệ, khi các ca bệnh bắt đầu giảm. Vắc-xin vẫn là tuyến phòng thủ tốt nhất của chúng ta và chúng tôi kêu gọi mọi người chấp nhận tiêm vắc-xin để tự bảo vệ mình theo cách tốt nhất”.

    Viethome (Theo Metro)

  • Chính phủ Anh hy vọng có thể dỡ bỏ các hạn chế ngăn Covid-19 vào cuối tháng này khi đà tăng ca nhiễm biến chủng Omicron dường như đang chậm lại.

    Anh tháng trước chuyển sang "Kế hoạch B", áp dụng lại các hướng dẫn làm việc tại nhà và yêu cầu người dân phải xuất trình hộ chiếu vaccine khi tham dự các sự kiện lớn.

    Chính phủ sẽ bãi bỏ những hạn chế mới này vào ngày 26/1, nhưng quy định bắt buộc đeo khẩu trang có thể vẫn tiếp tục được thực hiện, theo truyền thông địa phương.

    anh tinh do bo phong toa
    Tấm biển yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi lên phương tiện công cộng đặt tại một ga tàu điện ngầm ở London hồi tháng 12 năm ngoái. Ảnh: Reuters.

    Bộ trưởng Chính phủ Oliver Dowden, đồng chủ tịch đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson, cho biết dịch bệnh đang xuất hiện "những dấu hiệu đáng khích lệ".

    "Tôi luôn hy vọng rằng chúng ta sẽ áp dụng các hạn chế của Kế hoạch B trong thời gian ngắn nhất có thể", ông nói với kênh Sky News. "Tôi không nghi ngờ gì về những gánh nặng mà các biện pháp này tạo ra với các khách sạn, cơ sở kinh doanh lớn, trường học... và tôi muốn loại bỏ những gánh nặng đó nếu có thể".

    Sau khi biến chủng Omicron xuất hiện, số ca Covid-19 hàng ngày của Anh đã tăng vọt, lên mức 200.000 ca hồi đầu tháng, nhưng hiện giảm xuống còn chưa đầy một nửa.

    Động thái nới lỏng các biện pháp hạn chế sắp tới được cho là một phần trong kế hoạch của Thủ tướng Boris Johnson nhằm cố gắng lấy lại tín nhiệm khi ông đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc vi phạm các quy định chống dịch giữa lúc Anh bị phong tỏa nhằm ngăn Covid-19 hồi năm 2020.

    Lãnh đạo Công đảng đối lập Keir Starmer đồng ý rằng cần dỡ bỏ những biện pháp hạn chế "càng sớm càng tốt" nếu các nhà khoa học của chính phủ thống nhất.

    "Tôi muốn chúng được dỡ bỏ vì khoa học nói rằng có thể làm vậy, không phải là vì Thủ tướng đang bối rối và ông ấy đang tuyệt vọng cố thoát khỏi chúng", Starmer trả lời phỏng vấn BBC.

    VnExpress (theo AFP)

  • Dù số ca nhiễm tăng kỷ lục trong dịp lễ cuối năm, giới chức và chuyên gia Anh tin tưởng rằng đợt bùng phát Omicron có thể đã chạm đỉnh.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson rất quan tâm tới thời điểm Omicron chạm đỉnh. Nếu làn sóng mới nhất ở Anh đã lên mức cao nhất mà hệ thống y tế không bị quá tải, quyết định của Johnson không áp đặt các biện pháp hạn chế kiểu phong tỏa trước đây có thể là lựa chọn đúng đắn.

    "Xác định thời điểm Omicron chạm đỉnh rất quan trọng, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi, bởi có thể một tuần sau chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhập viện ở mức cao nhất và khoảng hai tuần sau đó là số ca tử vong. Nó sẽ rất hữu ích vì sẽ giúp chúng ta lên kế hoạch ứng phó trước", tiến sĩ Raghib Ali, nhà nghiên cứu lâm sàng cấp cao tại cơ quan dịch tễ học MRC thuộc Đại học Cambridge, Anh, nói.

    Tại London, số ca nhiễm dường như đã ổn định, thậm chí giảm trong hai tuần qua. Số ca nhập viện mới cũng có vẻ ổn định trong những ngày gần đây, với trung bình 319 trường hợp trong ngày 31/12, giảm so với 450 ca ngày 30/12 và 511 ngày 29/12.

    "Dựa trên những số liệu ca Covid-19 hiện tại, chúng tôi đoán số ca nhập viện sẽ chạm đỉnh trong tuần này ở London và trên cả nước một tuần sau đó", Ali nói.

    niem tin omicron
    Người phụ nữ đeo khẩu trang tại ga tàu điện ngầm Bond Street ở London, Anh hôm 30/11/2021. Ảnh: Reuters.

    Điều này gần như phù hợp với các kịch bản được xây dựng dựa trên mô hình Covid-19, trong đó dự đoán Omicron ở Anh sẽ chạm đỉnh vào nửa đầu tháng 1. Tuy nhiên, đỉnh Omicron dường như thấp hơn rất nhiều so với một số kịch bản tồi tệ nhất từng được đưa ra.

    Trong mô hình dự đoán được Đại học Warwick công bố ngày 30/12, tỷ lệ nhập viện ở Anh có thể lên tới 5.000 ca một ngày. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất ngày 1/1, số ca nhập viện ở Anh là 1.819, giảm từ mức 2.370 ba ngày trước đó.

    "Mô hình hóa diễn biến Covid-19 sau khi tiêm chủng trở nên cực kỳ khó khăn. Các mô hình này cũng không tính đến hành vi của con người, nên sẽ không thể dự đoán chính xác những gì sẽ xảy ra", Ali nói.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các mô hình Covid-19 hoàn toàn không cần thiết.

    "Họ đưa ra nhiều kịch bản khác nhau và điều này là cần thiết, bởi chúng ta cần có một vài ý tưởng về những khả năng có thể xảy ra. Nhưng khi khoảng sai số quá lớn, nó thực sự không giúp ích nhiều cho các nhà hoạch định chính sách, bởi sự khác biệt giữa 100 và 6.000 ca tử vong mỗi ngày là rất lớn", Ali nói thêm.

    Dù Anh có thể không hứng chịu kịch bản ảm đạm nhất, một số chuyên gia lưu ý quốc gia này vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Họ cho rằng những dữ liệu Covid-19 giảm có thể là do thay đổi hành vi của con người trong dịp lễ cuối năm, khi những lo ngại về số ca Omicron leo thang và mong muốn dành kỳ nghỉ bên người thân cao tuổi khiến nhiều người hạn chế các hoạt động xã hội và hành xử cẩn trọng hơn. Ngoài ra, họ cũng có thể ít làm xét nghiệm hơn trong kỳ nghỉ lễ.

    Giới quan sát cho rằng khi kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới qua đi, một số người có thể buông lỏng cảnh giác. Họ cho rằng sẽ cần đợi thêm khoảng một tuần để biết liệu số ca Covid-19 ở Anh có gia tăng sau dịp lễ vừa qua. Ngoài ra, trẻ em quay lại trường học vào tuần này, trong khi nhiều đứa trẻ vẫn chưa tiêm chủng, cũng có thể dẫn tới số ca nhiễm tăng.

    "Mô hình của Warwick cho thấy ca nhiễm sẽ chạm đỉnh vào đầu tháng 1. Nhưng hiện vẫn rất khó để nói trước. Chúng ta có lẽ sẽ chỉ thực sự biết khi đã đi qua thời điểm đó một vài tuần", Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia, Anh, nói.

    Hunter cho biết những gì có thể nói hiện tại là đà tăng ca nhiễm của Anh đã chậm lại đáng kể vào giữa tháng 12, nếu không Anh có thể đã ghi nhận vài triệu ca nhiễm mỗi ngày. "Kết hợp những điều này với nhau, tôi không cho rằng Omicron ở Anh đã chạm đỉnh, nhưng điều đó có thể không còn quá xa".

    Một điều đáng chú ý khác trong đợt bùng phát này là nhóm trẻ tuổi chiếm phần lớn số ca nhiễm Omicron trong nửa đầu tháng 12. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại những cuộc tụ họp gia đình trong dịp lễ cuối năm có thể làm gia tăng số ca nhiễm ở những người lớn tuổi. Ngoài ra, Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn Delta, ngay cả ở những người đã tiêm chủng, nên có thể khiến những người cao tuổi dễ bị tổn thương.

    Tin tốt là hầu hết nhóm này đều đã tiêm ít nhất một mũi tăng cường và mức độ miễn dịch sẽ được duy trì ở mức cao trong vài tháng, dù hiện các nhà nghiên cứu chưa rõ có cần tiêm bổ sung một mũi nữa hay không.

    Chương trình tiêm tăng cường của Anh đã được khởi động vài tuần và điều này đồng nghĩa nhóm trẻ tuổi hơn cũng sẽ sớm được bổ sung thêm lớp bảo vệ mới.

    Sự kết hợp giữa khả năng bảo vệ nhờ vaccine và nhiều người đã nhiễm virus đồng nghĩa Anh cuối cùng sẽ chạm đỉnh Omicron, sau đó ca nhiễm sẽ bắt đầu giảm dần.

    Giới chuyên gia cho rằng đây là lý do khiến Anh có thể vui mừng, nhưng cảnh báo cho đến khi nào nhiều người trên thế giới vẫn chưa tiêm chủng, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 toàn cầu vẫn tiếp tục tăng và nguy cơ xuất hiện biến chủng mới vẫn tồn tại.

    "Dù cuộc chiến chống Omicron của Anh bắt đầu diễn biến theo hướng có lợi, cuộc chiến lớn hơn chống lại Covid-19 vẫn chưa kết thúc", Linda Geddes, nhà phân tích của Guardian, nhận định.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Các bệnh viện tại Anh sẽ dựng khu điều trị dã chiến để đối phó làn sóng nhập viện do ca nhiễm tăng vọt liên quan đến biến chủng Omicron.

    Giới chức Anh hôm qua cho biết Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) "đang trong trạng thái trực chiến" khi số ca nhiễm mới liên tục lập kỷ lục trong tuần này, với hơn 183.000 trường hợp được ghi nhận ngày 29/12, gấp đôi mức cao nhất trong những đợt dịch trước. Tác động từ kỳ nghỉ lễ với nhiều cuộc tụ tập chỉ có thể được đánh giá sau nhiều nhiều ngày nữa.

    "Chúng tôi chưa biết bao nhiêu người nhiễm virus sẽ cần nhập viện điều trị, nhưng với số ca nhiễm hiện nay, không thể chờ đợi xác định điều đó trước khi hành động", giáo sư Stephen Powis, giám đốc y khoa phụ trách khu vực Anh của NHS, cho hay.

    da chien omicron
    Khu điều trị dã chiến được xây dựng ở một bệnh viện tại London, Anh, hôm 30/12. Ảnh: AFP.

    NHS hôm qua cũng thông báo về kế hoạch dựng hàng loạt khu điều trị dã chiến tại Anh để đối phó đợt bùng phát do biến chủng Omicron. 8 khu đầu tiên, mỗi khu tiếp nhận được 100 bệnh nhân, sẽ được dựng trong khuôn viên các bệnh viện để điều trị những người chưa đủ điều kiện xuất viện nhưng không cần giám sát chặt chẽ.

    Điều này cho thấy thay đổi về chiến lược dựng bệnh viện dã chiến so với đợt dịch Covid-19 đầu tiên, khi các bệnh viện dã chiến nằm trong các trung tâm hội nghị và cơ sở hạ tầng rộng lớn, có khả năng tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân cần thở máy. Những bệnh viện này đã đóng cửa hồi đầu năm nay do số bệnh nhận suy giảm.

    "Tôi hy vọng chúng ta không phải sử dụng mô hình bệnh viện dã chiến nguyên gốc và cũng không cần đến những bệnh viện dã chiến kiểu mới", giáo sư Powis nói. Quá trình xây dựng cơ sở điều trị dã chiến có thể bắt đầu ngay tuần sau, các bệnh viện đã được yêu cầu lựa chọn khu vực tiếp nhận bệnh nhân với mục tiêu có thêm 4.000 giường bệnh trên khắp đất nước.

    Số ca nhiễm tăng mạnh khiến giới chức Anh khuyến cáo các cơ sở y tế đẩy nhanh quá trình xuất viện cho người đủ điều kiện. Nhiều bệnh viện cũng sử dụng khách sạn và nhà dưỡng lão để tiếp nhận bệnh nhân.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 29/12 cảnh báo những người chưa tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ nhập viện cao gấp 8 lần nếu nhiễm nCoV. Ông cũng kêu gọi mọi người nhanh chóng tiêm mũi tăng cường, thêm rằng phần lớn các bệnh nhân nhiễm nCoV nằm phòng chăm sóc tích cực ở Anh là những người chưa tiêm mũi này.

    Bắc Ireland, Scotland và Wales đã áp các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội và đóng cửa hộp đêm để ngăn Covid-19 trước thềm năm mới, nhưng chính quyền Anh không làm vậy. "Chính phủ không siết chặt các biện pháp hạn chế vì chúng tôi có dữ liệu cho thấy Omicron có mức độ ảnh hưởng tương đối nhẹ", Thủ tướng Anh nói.

    WHO hôm 20/12 cảnh báo có những bằng chứng chắc chắn cho thấy Omicron đang lan nhanh hơn đáng kể so với Delta. Soumya Swaminathan, nhà khoa học hàng đầu của WHO, khẳng định sẽ "không khôn ngoan" khi cho rằng Omicron là biến thể chỉ gây triệu chứng nhẹ.

    Anh hiện ghi nhận hơn 12,7 triệu ca nhiễm và hơn 148.000 ca tử vong do Covid-19.

    VnExpress (theo NY Times)

  • Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam và báo cáo sơ bộ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Trung tâm Nghiên cứu y học Việt Đức), Bộ Y tế thông tin về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam, cụ thể như sau:

    Ngày 19/12/2021, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 01 trường hợp là hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài (tối ngày 19/12/2021), ông M. có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.

    nhap canh quoc te noi bai

    Ông M. được vận chuyển bằng xe chuyên dụng từ sân bay về khu cách ly cho ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được cách ly tại phòng riêng tại khu vực nhà lưu trú. Khoa Sinh học phân tử của Bệnh viện đã thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính.

    Với yếu tố dịch tễ của bệnh nhân là hành khách trở về từ Anh Quốc, ngày 20/12/2021, Bệnh viện đã tiến hành giải trình tự bộ gene SARS-CoV-2 nhiễm trên bệnh nhân này bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới sử dụng công nghệ Oxford Nanopore (ONT), kết quả là nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron.

    Tuy nhiên, do biến chủng Omicron có chứa đến 36 đột biến trong gai protein, trong đó có một số đột biến điểm, đột biến mất đoạn trong lần giải trình tự này còn chưa rõ ràng. Do vậy, ngày 21/12/2021 Bệnh viện tiếp tục tiến hành lấy mẫu, giải trình tự lại cho bệnh nhân. Kết quả giải trình tự gene của Bệnh viện cho thấy bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).

    Đây là trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam, là người nhập cảnh đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay sau khi nhập cảnh.

    Bộ Y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 nói chung và khả năng nhiễm biến chủng Omicron nói riêng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp, phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng đầy đủ.

    Biến thể Omicron được Nam Phi báo cáo lần đầu lên WHO hôm 24-11 và được xếp vào nhóm biến thể đáng lo ngại chỉ 2 ngày sau đó. Biến thể này có hàng chục đột biến, trong đó có những đột biến được cho là có thể giúp virus dễ lây và né được hệ miễn dịch. Tính đến nay, đã có trên 100 quốc gia trên thế giới ghi nhận ca nhiễm Omicron.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Các nhà chức trách ở Anh cho biết số ca nhiễm Covid-19 biến chủng Omicron ở nước này đang ngày càng tăng mạnh, làm dấy lên lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của biến thể mới.

    bien the omicron can quet
    Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Ảnh: Reuters

    Trong 7 ngày qua, số ca mắc mới Covid-19 do biến thể Omicron có xu hướng tăng vọt tại Anh. Trong tháng 12, tỷ lệ mắc Covid-19 ở London trung bình là 1/20 người. Tuy nhiên theo các mô hình của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS), con số này dự kiến sẽ tăng lên 1/10 vào ngày Chủ Nhật (26/12).

    Nhiều công ty đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên, trong khi các bệnh viện quá tải bệnh nhân và không đáp ứng đủ cơ sở vật chất, thiết bị y tế.

    Theo dữ liệu từ chính phủ, hôm thứ Bảy (25/12), số ca mắc mới Covid-19 ở Anh là 122.186 trường hợp, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp số ca mắc mới vượt quá 100.000.

    Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho rằng biến thể Omicron gây ra tỷ lệ nhập viện thấp hơn các biến thể trước đó, tuy nhiên các nhà chức trách vẫn bày tỏ sự thận trọng.

    Jenny Harries, người đứng đầu Cơ quan An ninh Y tế Anh, nói với BBC: "Có một tia hy vọng nhỏ trong dịp lễ Giáng sinh, tuy nhiên chúng ta chưa thể coi nhẹ mối đe dọa nghiêm trọng này được. Biến thể Omicron có tỷ lệ nhập viện thấp, tuy nhiên nó lại rất dễ lây lan và dường như có khả năng vượt qua hàng rào bảo vệ miễn dịch".

    ONS cho biết thêm rằng số ca lây nhiễm đang có xu hướng tăng trên tất cả các khu vực của Vương quốc Anh, trong đó Scotland cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất là 1/65 người (dữ liệu ngày 19/12).

    Theo ONS, trong bảy ngày tính từ 13-19/12, khoảng 1/35 dân số của Anh - tương đương 1,54 triệu người – đã bị nhiễm Covid-19. Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 20-26/12, con số này có thể tăng lên 1/25, tương đương với 2 triệu người.

    Theo Dân Việt

  • Biến thể Omicron đang dần trở nên lây lan mạnh mẽ hơn trên toàn thế giới. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số triệu chứng chưa từng được ghi nhận của biến thể này, bao gồm buồn nôn và ói mửa.

    trieu chung moi cua omicron
    Omicron được cho là có độc lực nhẹ hơn các biến thể trước. Ảnh: RT

    Các triệu chứng phổ biến của Covid-19 bao gồm sốt, nhức đầu dai dẳng, mất khứu giác, vị giác, cũng tương tự với một cơn cảm lạnh thông thường.

    Cụ thể, năm triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này được ghi lại trong ứng dụng theo dõi Covid-19 của Anh (ZOE) gồm có sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi và đau họng.

    Mặc dù vậy, những người mắc biến thể Omicron có xu hướng chịu thêm tình trạng buồn nôn và ói mửa, Tim Spector, giáo sư dịch tễ học di truyền tại Đại học King ở London và là một trong những người sáng lập ZOE, nói với Daily Express hôm Chủ nhật (26/12).

    Ông chia sẻ thêm rằng những triệu chứng này xuất hiện ở những người đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine, thậm chí cả những người tiêm liều tăng cường.

    Trước đó, nghiên cứu của ZOE cho thấy chán ăn cũng là một triệu chứng của nhiễm biến thể Omicron.

    Các nhà khoa học cho rằng Omicron có độc lực thấp hơn các biến thể tiền nhiệm. Tuy nhiên mới đây, do sự lan rộng của Omicron nên Vương quốc Anh đã phải thắt chặt các hạn chế, đồng thời triển khai chiến dịch tiêm chủng mới, đặt mục tiêu cung cấp cho mỗi người dân một liều tăng cường trong năm sau.

    Spector cũng lưu ý mọi người không nên chủ quan. Tuần trước, ông viết trên trang chủ của ZOE rằng mọi người dân nên "thay đổi hành vi của mình", bắt đầu đeo khẩu trang trở lại, hủy các bữa tiệc và làm việc tại nhà nhiều hơn để làm chậm sự lây lan của Omicron.

    Theo Dân Việt

  • Các kit test nhanh Covid-19 là một phần quan trọng trong chiến lược chống dịch tại Anh, song hiệu quả của chúng đang đặt ra nhiều nghi vấn.

    Chỉ trong vài tuần gần đây, nhiều người Anh ngỡ ngàng khi biết biến chủng Omicron xuất hiện tại nhiều bữa tiệc mà các xét nghiệm nhanh lại không phát hiện được. Điều đó khiến họ quan ngại rằng liệu công cụ này có đem lại sự an toàn khi sống chung với Covid-19 hay không.

    Còn bỏ sót ca nhiễm

    Các cuộc nghiên cứu ban đầu của Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cho thấy các kit test nhanh vẫn phát hiện được biến chủng Omicron lẫn Delta. Các chuyên gia tin rằng các xét nghiệm ở Anh vẫn có tác dụng vì chúng xác định được một loại protein khác từ gai đột biến và tải lượng virus cao.

    kit test nhanh 1
    Phát hiện Covid-19 bằng kit test nhanh gây nhiều tranh cãi tại Anh. Ảnh: Financial Times

    Theo phân tích tổng hợp từ nghiên cứu của cơ sở dữ liệu y tế Cochrane Library, các kit test nhanh không cho nhiều kết quả chính xác, chỉ phát hiện trung bình 72% trường hợp có triệu chứng và 58% trường hợp không có triệu chứng.

    Tim Peto, giáo sư y khoa tại Oxford, người nghiên cứu về độ chính xác của các kit test nhanh, giới khoa học đã có "phương pháp rất kém" để xác định người nhiễm bệnh. “Sử dụng kit test nhanh là phương pháp tệ nhất trong số đó” ông nói.

    Chính phủ Anh đang đặt niềm tin vào chương trình xét nghiệm nhanh tiên phong để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trong bối cảnh xuất hiện biến chủng mới. Người dân Anh sử dụng kết quả xét nghiệm âm tính thay thế cho giấy chứng nhận tiêm chủng để tham gia các sự kiện lớn, hộp đêm. Đồng thời, họ yêu cầu những người đã tiêm vaccine xét nghiệm 7 ngày liên tục sau khi tiếp xúc với người mắc Covid-19, thay vì cách ly.

    Việc sử dụng các kit test nhanh đã gây nhiều tranh cãi. Những người ủng hộ chỉ ra rằng chúng có hiệu quả trong việc xác định những người có khả năng lây nhiễm cao, còn những ý kiến đối lập bày tỏ sự lo lắng về cảm giác an toàn giả.

    Với UKHSA thì “kit test nhanh là một công cụ quan trọng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh vì nhanh chóng phát hiện được các trường hợp nhiễm virus ở những người không có triệu chứng”.

    Các kit test nhanh trả lại kết quả nhanh và rẻ hơn xét nghiệm PCR, nhưng lại kém chính xác. Xét nghiệm nhanh chứa một dải kháng thể sẽ chuyển sang màu đỏ nếu có phản ứng với lượng protein lớn trên vỏ của virus. Xét nghiệm PCR phát hiện virus sớm hơn với số lượng nhỏ, vì chúng làm khuếch đại mẫu phân tử và chọn lọc mồi. Ở Anh, mọi người được khuyên nên làm xét nghiệm PCR để xác thực kết quả dương tính.

    Số trường hợp mắc Covid-19 ở Anh đã tăng 44% lên 534.415 trong vòng 7 ngày qua. Điều cũng là nghĩa là họ sẽ sử dụng nhiều kit test nhanh hơn, nhưng cũng có nghĩa là bỏ sót nhiều nguồn lây nhiễm.

    Giả sử cứ 100 người thì có một người bị nhiễm, thì trung bình sẽ có 4 người có khả năng làm lây lan virus tại một sự kiện 400 người. Dựa vào tính toán, các kit test nhanh sẽ xác định được 2 người.

    Kết quả thay đổi trong ngày

    Các xét nghiệm chỉ hữu ích nếu được thực hiện ngay trước khi tham dự một sự kiện hoặc thăm một người có sức khỏe yếu. Theo Catherine Moore, một nhà khoa học tư vấn lâm sàng tại Public Health Wales, nhiều người đã lên mạng xã hội nói rằng họ bị sốc khi xét nghiệm làm buổi sáng cho kết quả âm tính còn buổi chiều có kết quả dương tính.

    "Điều đó cho bạn thấy rằng tải lượng virus tăng lên hàng ngày” bà nói.

    kit test nhanh 1
    Độ nhạy kém của kit test nhanh không cho hiệu quả phát hiện virus cao bằng xét nghiệm PCR. Ảnh: Financial Times

    Theo bà, lượng virus tăng lên theo từng đợt, thường muộn hơn khoảng 48 đến 72 giờ so với lần lây nhiễm ban đầu.

    “Nhược điểm lớn nhất của các kit test nhanh là độ nhạy kém trong thời gian mới lây nhiễm, khi bạn chưa có nhiều virus trong cơ thể. Có thể là khoảng từ 6 đến 8 giờ sau đó, một làn sóng tăng lượng virus mạnh sẽ khiến kết quả xét nghiệm trở thành dương tính", bà nhận định.

    Việc xét nghiệm nhiều lần sẽ cho kết quả chắc chắn hơn, nên các chuyên gia tán thành chủ trương của chính phủ là cho những người đã tiêm vaccine mà nhiễm virus được xét nghiệm trong 7 ngày liên tục.

    Trên bình diện dân số, một nghiên cứu mới từ Đại học Liverpool cho thấy rằng việc sử dụng các xét nghiệm để nhắc nhở ý thức giãn cách của người dân sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Khi Thành phố Liverpool triển khai cuộc xét nghiệm trên những người không triệu chứng, họ đã giảm 32% số người nhập viện so với các khu vực khác.

    Iain Buchan, Chủ tịch Viện Y tế Công cộng của trường, cho biết kit test nhanh không nên dùng để gây chia rẽ, khi đã có bằng chứng rõ ràng nó là "công cụ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng quan trọng" để cân bằng rủi ro trong khi giãn cách xã hội.

    Ông nói: “Chúng tôi biết những thiệt hại đã gây ra cho nền kinh tế địa phương và an sinh xã hội".

    Gánh nặng tài chính

    Toàn bộ chương trình Xét nghiệm và Truy vết của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã phải chịu một khoản chi phí lớn từ ngân sách mà Hạ Nghị viện cho là quá cao: 37 tỷ bảng Anh trong vòng 2 năm. Một báo cáo do Hạ Nghị viện công bố vào tháng 10 cho biết chỉ có 14% các xét nghiệm nhanh được ghi nhận, nên rất khó để biết có ai phải cách ly sau khi dương tính hay không.

    Allyson Pollock, giáo sư lâm sàng về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Newcastle, cho biết chi phí sẽ được tiết kiệm hơn nhiều nếu thực hiện truy vết tiếp xúc theo kiểu truyền thóng để phá vỡ chuỗi lây nhiễm.

    Bà nói: “Chúng tôi đã chi hàng tỷ bảng Anh mà không thu về lợi ích, hiệu quả của các kit test nhanh. Nếu mục đích là để tạo sự an tâm giả, thì đó là một cách rất tốn kém”.

    Các nghiên cứu ban đầu cho thấy Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ hơn ở những người đã tiêm chủng hoặc từng bị nhiễm bệnh trước đó. Còn theo nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Đại học Hoàng gia London, thì điều này không chắc do các đột biến của virus gây ra, khiến nó có vẻ ít nghiêm trọng hơn.

    Theo Zing

  • Thị trưởng London Sadiq Khan cảnh báo hệ thống y tế nước này có thể sụp đổ nếu các biện pháp hạn chế phòng dịch mới không được ban hành nhằm ngăn đà lây lan của biến chủng Omicron.

    "Nếu không sớm có các biện pháp hạn chế mới, chúng ta sẽ có thêm nhiều ca dương tính. Khi đó, những dịch vụ công như y tế nếu không sụp đổ thì cũng sẽ trên bờ sụp đổ", Thị trưởng Khan cảnh báo hôm 19/12.

    Nhà chức trách Anh đang liên tục cập nhật theo từng giờ các dữ liệu mới nhất về Covid-19. Bộ trưởng Y tế Sajid Javid cho biết chính phủ Anh sẽ làm tất cả những gì cần thiết để ngăn biến chủng Omicron lây lan.

    omicron de doa nhs
    Biến chủng Omicron đang lây lan nhanh ở Anh. Ảnh: Reuters

    "Chúng ta sẽ làm tất cả những gì cần thiết, nhưng phải dựa trên dữ liệu khoa học. Chính phủ đang giám sát dữ liệu và thảo luận với các nhà khoa học, các cố vấn", ông Javid nói.

    Các phân tích cho thấy khoảng 60% ca mắc Covid-19 mới ở Anh do biến chủng Omicron. Tuy nhiên, Bộ trưởng Javid cho hay tình hình hiện khả quan hơn so với Giáng sinh năm 2020 nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine và xét nghiệm cao.

    Trong ngày 18/12, Anh ghi nhận 93.045 ca dương tính với Covid-19, mức cao kỷ lục từ khi dịch bệnh bùng phát.

    Theo Cơ quan An ninh Y tế, số người nhiễm biến chủng Omicron đến cuối ngày 17/12 là hơn 25.000, so với 10.000 ca chỉ 24 giờ trước đó. Biến chủng Omicron hiện chiếm 80% số ca mắc Covid-19 mới ở London.

    Nhóm cố vấn khoa học cho chính phủ Anh (SAGE) cho biết hàng trăm nghìn người có thể đã nhiễm biến chủng Omicron nhưng chưa được ghi nhận chính thức.

    Theo nghiên cứu được Đại học Imperial College London công bố hôm 17/12, nguy cơ tái nhiễm do biến chủng Omicron cao gấp 5 lần so với biến chủng Delta, đồng thời không có dấu hiệu cho thấy biến chủng mới gây ra triệu chứng nhẹ hơn.

    Theo Zing

  • Lãnh đạo của hãng dược Moderna cảnh báo, nếu một người nào đó lây nhiễm cùng lúc hai biến thể Omicron và Delta, chúng có thể kết hợp với nhau để tạo ra một phiên bản virus SARS-CoV-2 mới.

    Phát biểu trước Ủy ban Khoa học và Công nghệ, Tiến sĩ Paul Burton - Giám đốc Y tế của nhà sản xuất vaccine Moderna cảnh báo số ca nhiễm biến thể Omicron và Delta đang lưu hành ở Anh khiến kịch bản này có khả năng xảy ra cao hơn.

    Thông thường sự lây lan COVID-19 thường chỉ liên quan đến một chủng virus đột biến, nhưng trong một số trường hợp vô cùng hiếm gặp, hai chủng virus có thể tấn công con người cùng một lúc. Nếu 2 chủng virus cùng lây nhiễm vào một tế bào, chúng có thể hoán đổi ADN và kết hợp với nhau để tạo ra một phiên bản virus SARS-CoV-2 mới. “Chắc chắn virus có thể hoán đổi gen và kích hoạt một biến thể thậm chí còn nguy hiểm hơn”, Tiến sĩ Paul Burton cho hay.

    bien the omicron hop nhat voi delta
    Hiện biến chủng Omicron đã có mặt ở 77 quốc gia trên thế giới.

    Chuyên gia này cho biết thêm, quy trình này được các nhà khoa học gọi là “sự kiện tái tổ hợp”, có thể xảy ra nhưng cần có điều kiện cụ thể và sự trùng hợp của hầu hết các tình huống không thể kiểm soát được.

    Chỉ có 3 biến thể COVID-19 được tạo ra bởi virus hoán đổi gen từng được ghi nhận. Thay vào đó, virus chủ yếu dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để tạo ra nhiều biến thể hơn. Khi chủng Delta cạnh tranh với Alpha thông qua quy trình này, một biến thể mới đã không được kích hoạt.

    Một quá trình tái tổ hợp đã xảy ra ở Anh khi biến thể Alpha hợp nhất với B.1.177, biến chủng xuất hiện lần đầu ở Tây Ban Nha vào cuối tháng 1. Có 44 trường hợp được phát hiện nhiễm biến chủng này trước khi nó biến mất.

    Trong khi đó, các nhà khoa học ở California cũng đã xác định được một biến chủng tái tổ hợp khác vào đầu tháng 2, khi chủng Kent hợp nhất với B.1.429 được phát hiện lần đầu tiên trong khu vực. Tuy nhiên chủng mới này cũng dẫn đến rất ít ca nhiễm và nhanh chóng biến mất.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết phần lớn các khu vực đều có biến chủng thống trị, song việc bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc là điều khó xảy ra. Đối với những người khỏe mạnh, các nhà khoa học ước tính rằng chỉ có khoảng 2 tuần để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch và loại bỏ thành công biến thể virus đầu tiên trước khi kích hoạt một biến thể mới.

    Virus chủ yếu dựa vào các đột biến ngẫu nhiên để phát triển các biến thể mới. Điều này xảy ra khi virus tạo ra các bản sao của chính nó và các lỗi trong gen. Trong hầu hết các trường hợp, những đột biến này là vô hại, nhưng đôi khi chúng có thể tạo ra một chủng virus dễ lây lan hơn hoặc có khả năng lẩn tránh vaccine cao hơn.

    Theo dữ liệu báo cáo về COVID-19 hàng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hôm 15/12, các loại vaccine COVID-19 hiện tại có thể giảm hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm với biến chủng Omicron.

    WHO sẽ cần thêm dữ liệu để hiểu rõ hơn về mức độ Omicron có thể né tránh khả năng miễn dịch mà một người có được nhờ tiêm vaccine hoặc từng mắc bệnh trước đó. "Do vậy, nguy cơ tổng thể liên quan đến biến chủng Omicron đáng lo ngại vẫn ở mức rất cao", báo cáo nêu rõ.

    Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc WHO cho hay, kể từ khi bắt đầu xuất hiện ở nam châu Phi vào tháng trước, biến chủng Omicron cho đến nay đã được ghi nhận ở 77 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ông Tedros cho rằng Omicron có thể đã xuất hiện ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện.

    "Omicron đang lây lan với tốc độ mà chúng tôi chưa từng thấy ở bất kỳ biến chủng nào trước đây", ông Tedros cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh không nên coi Omicron là “biến chủng nhẹ”. Trước đó, WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại". Biến chủng này gây lo ngại do chứa tới 32 đột biến trên protein gai - cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus.

    Theo Sức khỏe & Đời sống

  • bieu tinh chong phong toa london 1
    Các nhóm người chống đối hộ chiếu vaccine và các biện pháp hạn chế đã đổ dồn về London. Ảnh: Rex/Getty

    Những người biểu tình chống đối phong tỏa đã ném lon bia và đụng độ với cảnh sát London vào ngày Thị trưởng Sadiq Khan tuyên bố "tình hình khẩn cấp" do đại dịch Covid gây ra.

    Xô xát đã xảy ra khi hàng ngàn người tập trung biểu tình chống hộ chiếu vaccine. Một số cảnh sát đã bị thương nhẹ khi cố gắng mở đường cho một chiếc xe mô-tô cảnh sát đi đến khu vực Quảng trường Quốc hội vào lúc 12h30 ngày hôm qua 18/12. 

    Sau đó vào khoảng 3h chiều, một nhóm người biểu tình đã dừng bên ngoài một cửa hàng trên phố Regents. Họ bắt đầu chửi bới những người bên trong shop và ném trứng vào shop. Phải tới khi cảnh sát đến can thiệp, sự việc mới kết thúc. 

    Không có ai bị thương nặng và không có ai bị bắt. Nhưng 1 giờ sau đó, một nhóm khác tập trung ở góc đường Whitehall và Downing Street, đồng thời ném lon bia và pháo sáng vào các nhân viên chính phủ.

    bieu tinh chong phong toa london 1
    Cuộc biểu tình xảy ra khi Quốc hội thông qua kế hoạch áp dụng hộ chiếu Covid. Ảnh: Shutterstock

    bieu tinh chong phong toa london 1
    Đã có xô xát bên ngoài phố Downing. Ảnh: Shutterstock

    bieu tinh chong phong toa london 1
    Các cuộc biểu tình diễn ra đúng lúc số ca nhiễm Omicron tăng vọt ở London. Ảnh: Shutterstock

    bieu tinh chong phong toa london 1
    Nhiều cảnh sát bị chửi rủa và bạo lực. Ảnh: PA

    Đại diện Cảnh sát London nói: "Thật đáng tiếc, các nhân viên cảnh sát ở Whitehall đã bị thương tích và xúc phạm khi thực thi nhiệm vụ.

    Biểu tình diễn ra khi Thị trưởng Khan một lần nữa đặt London vào tình trạng khẩn cấp. Tuyên bố của ông sẽ mở đường cho các đơn vị chính phủ hợp tác với nhau để ngăn ngừa việc gián đoạn dịch vụ, đồng thời kéo dài thời gian cho người dân tiêm mũi tăng cường.

    Đã có 7 người chết vì biến chủng Omicron ở Anh

    Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ngày 18/12 cho biết số ca tử vong ở nước này vì biến chủng Omicron đã tăng lên 7 người.

    Đây là lần đầu tiên UKHSA cập nhật số bệnh nhân mắc biến chủng Omicron tử vong kể từ khi trường hợp tử vong đầu tiên vì biến chủng mới được xác nhận hôm 13/12, theo Guardian.

    Công bố trên được đưa ra giữa lúc Vương quốc Anh ghi nhận 10.059 ca nhiễm biến chủng Omicron trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 24.968. Trong ngày 18/12, số ca nhiễm nCoV ở Anh tăng hơn 90.000 trong khi thêm 125 ca tử vong được ghi nhận.

    Dữ liệu chính thức cho thấy 817.625 người ở Anh đã được tiêm mũi tăng cường trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên hơn 27 triệu, trong bối cảnh chính quyền nỗ lực thúc đẩy chiến dịch tiêm mũi nhắc lại để đối phó với sự lây lan nhanh của biến chủng Omicron.

    Nhóm các nhà khoa học SPI-M-O của chính phủ Anh - những người báo cáo cho Nhóm cố vấn khoa học các trường hợp khẩn cấp (Sage) - cảnh báo rằng số ca nhiễm mới hàng ngày ở nước này có thể lên tới 600.000-2 triệu vào cuối tháng 12 nếu không có các biện pháp hạn chế ngay lập tức.

    Các chuyên gia cũng nhận định rằng số ca nhập viện có thể lên tới đỉnh điểm 3.000-10.000 một ngày và ca tử vong có thể ở mức 600-6.000 người/ngày. Sage đang hối thúc chính phủ sớm tái áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn.

    “Thời gian áp đặt các biện pháp mang tính quyết định. Trì hoãn việc này tới năm 2022 sẽ gây suy giảm lớn hiệu quả của những biện pháp can thiệp như vậy và làm giảm bớt khả năng ngăn chặn sức ép đáng kể lên các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe”, theo biên bản cuộc họp hôm 15/12 của Sage.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến chủng Omicron được ghi nhận ở 89 quốc gia và số ca nhiễm tăng gấp đôi trong 1,5-3 ngày ở những khu vực có lây lan cộng đồng.

    Viethome (theo Metro)

  • Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ngày 18/12 cho biết số ca tử vong ở nước này vì biến chủng Omicron đã tăng lên 7 người.

    Đây là lần đầu tiên UKHSA cập nhật số bệnh nhân mắc biến chủng Omicron tử vong kể từ khi trường hợp tử vong đầu tiên vì biến chủng mới được xác nhận hôm 13/12, theo Guardian.

    Công bố trên được đưa ra giữa lúc Vương quốc Anh ghi nhận 10.059 ca nhiễm biến chủng Omicron trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 24.968. Trong ngày 18/12, số ca nhiễm nCoV ở Anh tăng hơn 90.000 trong khi thêm 125 ca tử vong được ghi nhận.

    Dữ liệu chính thức cho thấy 817.625 người ở Anh đã được tiêm mũi tăng cường trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên hơn 27 triệu, trong bối cảnh chính quyền nỗ lực thúc đẩy chiến dịch tiêm mũi nhắc lại để đối phó với sự lây lan nhanh của biến chủng Omicron.

    3500
    Nhân viên chuẩn bị vaccine phục vụ cho hoạt động tiêm chủng xuyên suốt 24 giờ tại trung tâm tiêm chủng Morris House GP Practice ở Haringey, Anh. Ảnh: PA.

    Nhóm các nhà khoa học SPI-M-O của chính phủ Anh - những người báo cáo cho Nhóm cố vấn khoa học các trường hợp khẩn cấp (Sage) - cảnh báo rằng số ca nhiễm mới hàng ngày ở nước này có thể lên tới 600.000-2 triệu vào cuối tháng 12 nếu không có các biện pháp hạn chế ngay lập tức.

    Các chuyên gia cũng nhận định rằng số ca nhập viện có thể lên tới đỉnh điểm 3.000-10.000 một ngày và ca tử vong có thể ở mức 600-6.000 người/ngày. Sage đang hối thúc chính phủ sớm tái áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn.

    “Thời gian áp đặt các biện pháp mang tính quyết định. Trì hoãn việc này tới năm 2022 sẽ gây suy giảm lớn hiệu quả của những biện pháp can thiệp như vậy và làm giảm bớt khả năng ngăn chặn sức ép đáng kể lên các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe”, theo biên bản cuộc họp hôm 15/12 của Sage.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến chủng Omicron được ghi nhận ở 89 quốc gia và số ca nhiễm tăng gấp đôi trong 1,5-3 ngày ở những khu vực có lây lan cộng đồng.

    Theo Zing

  • Giới khoa học cảnh báo nếu tiếp tục trì hoãn áp đặt hạn chế phòng dịch, khi Omicron lan rộng, số ca mắc Covid-19 mỗi ngày ở Anh sẽ đạt 600.000-2 triệu vào cuối tháng 12.

    Quy mô mối đe dọa do biến chủng Omicron gây ra tại Anh đã được các nhà khoa học của chính phủ công bố vào đêm 18/12, Guardian đưa tin.

    Báo cáo, gửi cho Nhóm tư vấn khoa học trong các trường hợp khẩn cấp (Sage), cho biết dựa trên mô hình dự đoán, mỗi ngày Anh có thể đạt 600.000-2 triệu ca vào cuối tháng nếu các hạn chế không được tái áp đặt ngay lập tức. Số ca nhập viện có thể chạm mốc 3.000-10.000 ca/ngày, trong khi con số tử vong là 600-6.000.

    Sage kêu gọi chính phủ sớm đưa ra lại “các biện pháp nghiêm ngặt hơn”.

    "Thời điểm đưa ra các biện pháp là rất quan trọng. Việc trì hoãn đến năm 2022 sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của những biện pháp can thiệp, ít có khả năng ngăn chặn áp lực lên hệ thống y tế và cơ sở chăm sóc sức khỏe", biên bản của cuộc họp hôm 16/12 nêu.

    2 trieu ca mac omicron o anh 1
    Khung cảnh đông đúc ở Covent Garden, London, vào ngày thứ bảy cuối cùng trước lễ Giáng sinh. Ảnh: AFP

    Các cố vấn đề nghị tái áp dụng những biện pháp "bước 2 hoặc bước 1 trong lộ trình của Anh". Quy tắc phòng dịch tại thời điểm đó bao gồm "quy tắc sáu" - tối đa 6 người từ các hộ gia đình khác nhau được phép gặp gỡ bên ngoài - và chỉ 2 hộ gia đình tụ họp.

    Ngoài ra, người dân cũng bị cấm đi du lịch nước ngoài, trong khi những người sống trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe chỉ có một người thường xuyên tới thăm.

    “Mặc dù tăng cường tiêm chủng là biện pháp giảm thiểu cực kỳ quan trọng, các biện pháp can thiệp khác rõ ràng làm chậm sự lây lan”, biên bản nêu rõ.

    Đi kèm kịch bản đáng báo động trên, Sage cũng mô hình hóa hiệu quả của những biện pháp trên từng áp dụng vào mùa xuân năm 2020. Nếu biện pháp bước 1 được áp dụng, mô hình cho thấy số ca mắc sẽ giới hạn khoảng 200.000-1 triệu ca/ngày. Số ca nhập viện giảm còn 1.500-5.000 và số ca tử vong là 200-2.000.

    Một bài báo khoa học mới cũng gợi ý về lợi ích của việc đeo khẩu trang, chẳng hạn như tại lớp học. Bài báo cũng chỉ ra những vật dụng che mặt, như khăn quàng cổ hay loại vải một lớp, hiệu quả không cao trong việc giảm khả năng lây lan.

    Theo Zing

  • Giới chức Anh báo cáo thêm hơn 93.000 ca nhiễm nCoV, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp ca nhiễm tăng kỷ lục trong lúc biến chủng Omicron hoành hành.

    Anh ghi nhận thêm 93.045 ca nhiễm trong 24 giờ qua, mức tăng kỷ lục từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 11.190.354. Trong số này có 147.048 ca tử vong, tăng 111 ca.

    Đây là ngày thứ ba liên tiếp Anh ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục. Số ca nhiễm mới trong hai ngày 15 và 16/12 lần lượt là 78.158 và 88.195 ca.

    Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết Omicron là chủng trội tại địa phương này. "Cơn sóng thần mà tôi cảnh báo cách đây một tuần đang ập xuống chúng ta", Sturgeon nói.

    5563187178137203a vaccine Covi 2112 8412 1639766406
    Nhân viên y tế Anh tiêm vaccine cho một phụ nữ cao tuổi tại bệnh viện ở Belper ngày 16/12. Ảnh: AFP.

    Lãnh đạo xứ Wales Mark Drakeford cảnh báo dân chúng "chuẩn bị tinh thần cho cơn bão Omicron". Drakeford thông báo các hộp đêm tại xứ Wales sẽ đóng cửa sau ngày 26/12, cửa hàng và nơi làm việc sẽ tái áp dụng biện pháp giãn cách xã hội.

    Nhân viên y tế Anh tiêm vaccine cho một phụ nữ cao tuổi tại bệnh viện ở Belper ngày 16/12. Ảnh: AFP.

    Anh đang triển khai đợt tiêm tăng cường vaccine Covid-19 với mục tiêu tiêm được cho càng nhiều người càng tốt trước khi hết năm 2021. Theo thống kê của trang Our World in Data, 75,3% dân Anh đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và 68,73% hoàn thành liệu trình.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết mục đích của động thái thúc đẩy tiêm chủng "không chỉ đảm bảo chúng tôi có đợt triển khai vaccine nhanh nhất châu Âu mà còn ngăn một số hậu quả tai hại hơn do biến chủng Omicron gây ra".

    Theo VnExpress

  • Một nghiên cứu mới được công bố tại Australia cho thấy mũi vaccine Covid-19 tăng cường có khả năng ngăn chặn trên 86% ca nhiễm biến thể Omicron có triệu chứng và hơn 98% các trường hợp chuyển biến nặng.

    Theo kết quả nghiên cứu nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu y học Kirby tại Australia, việc tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường là hết sức cần thiết trong bối cảnh Thế giới đang phải đối phó với biến thể Omicron được đánh giá là có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều lần so với các phiên bản trước.

    Nghiên cứu của Viện Kirby cho thấy mũi tiêm nhắc lại có khả năng giúp tăng hiệu quả bảo vệ đối với các ca mắc Omicron có triệu chứng lên đến 86,2%, đồng thời ngăn chặn 98,2% các ca bệnh mắc biến thể này chuyển biến nặng.

    omicron chuyen nang

    Các nhà khoa học của Viện Kirby đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của mũi vaccine thứ 3 sau khi xuất hiện biến thể Omicron và một nghiên cứu ban đầu được thực hiện tại Nam Phi cho thấy biến thể này đã làm giảm hiệu quả bảo vệ tổng thể của vaccine xuống còn 33% và tác dụng ngăn chặn các ca nhập viện chỉ còn 70%.

    Để đối phó với biến thể mới của Covid-19, cơ quan y tế Australia đang kêu gọi người dân đi tiêm mũi vaccine thứ 3 sau khi hoàn thành mũi thứ 2 được 5 tháng. Dự kiến đến cuối tháng này sẽ có gần 4 triệu người dân đủ điều kiện để tiêm nhắc lại.

    Đến nay Australia đã đặt mua hơn 151 triệu liều vaccine tăng cường của các hãng dược Pfizer, Moderna và Novavax. Tuy nhiên hiện chỉ có 2 loại vaccine của Pfizer và Moderna được chính phủ sử dụng cho chương trình tiêm tăng cường.

    Trong một diễn biến khác liên quan, Australia đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 8 quốc gia thuộc phía Nam của châu Phi do biến thể này hiện đã lây lan đến nhiều nước trên thế giới và lệnh cấm này không còn cần thiết.

    Theo VOV