Cô gái thừa kế hơn 100 nghìn tỷ đồng từ người bà quá cố, nhưng lại muốn bị đánh thuế thật cao

Người phụ nữ được thừa kế hàng tỷ đô la từ ông bà vô cùng giàu có của cô cho biết, cô “khó chịu” trước khối tài sản mình sắp được sở hữu và muốn gần như toàn bộ số tiền đó bị đánh thuế.

thue thua ke 1
Marlene Engelhorn, tiểu thư của gia tộc giàu nhất nước Áo từ chối thừa kế hàng ngàn tỉ đồng

Phản hồi đáng ngạc nhiên từ Marlene Engelhorn, người Áo, được đưa ra sau khi bà của cô qua đời vào tháng 9/2022 – để lại số tiền khổng lồ đến từ công ty hóa chất hàng thế kỷ của gia đình.

“Kịch bản cuộc sống trong mơ là tôi bị đánh thuế,” người phụ nữ 30 tuổi nói với tờ New York Times. Câu nói trên xuất phát từ việc Áo, nơi Englehorn hiện đang cư trú, đã quyết định bãi bỏ thuế thừa kế vào năm 2008.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Vice News, Engelhorn đưa ra quan điểm của cô rằng “không ai nên có nhiều tiền và quyền lực miễn thuế như vậy”. Marlene Engelhorn mong muốn được đánh thuế cao với số tài sản được thừa kế

Engelhorn là người đồng sáng lập của một nhóm có tên Tax Me Now, một sáng kiến ​​của những người giàu muốn tài sản được phân phối lại thông qua mức thuế cao hơn đối với người giàu ở Đức và Áo. Cô đặc biệt ủng hộ việc đánh thuế cao đối với tài sản được thừa kế bởi vì theo cô, số tiền đó không phải do người thừa kế kiếm được và do đó phải được phân bổ một cách dân chủ.

thue thua ke 1
Marlene Engelhorn mong muốn được đánh thuế cao với số tài sản được thừa kế

Sinh ra ở vạch đích

Engelhorn nói trong bài phát biểu tại sự kiện Triệu phú vì Nhân loại vào cuối tháng 8/2022 ở Amsterdam: “Nếu không có tài sản thừa kế của gia đình, tôi sẽ không là gì cả giữa hàng triệu người.”

Khối tài sản trị giá hàng tỷ USD của gia đình bà đến từ việc Friedrich Engelhorn thành lập công ty hóa chất BASF vào năm 1865. Giá trị tài sản ròng của gia đình bà ước tính là 4,2 tỷ USD (khoảng 102 nghìn tỷ đồng), theo Forbes .

Theo tờ Times, Englehorn lớn lên trong một biệt thự ở Vienna và theo học các trường dạy tiếng Pháp. Cô ấy nói rằng cô ấy đã sống một cuộc sống đặc quyền mang lại “cái nhìn hạn hẹp về thế giới”. Ở trường đại học, cô đã được mở rộng tầm nhìn và vào năm 2020, cô bắt đầu nghĩ đến việc phân chia lại tài sản khi biết rằng mình sẽ là người thừa kế một phần tài sản của bà ngoại khi bà qua đời.

Quan điểm gây tranh cãi

Tuy nhiên, ý kiến của Englehorn lại không nhận được nhiều sự ủng hộ. Dưới bài viết được tờ New York Post đăng tải, nhiều người đã bình luận cho rằng thay vì kêu gọi đánh thuế cao với tất cả những người thừa kế, cô có thể tự nguyện quyên góp số tiền khổng lồ đó cho Chính phủ Áo hay các tổ chức phi chính phủ ở nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới, điều này sẽ có ý nghĩa thiết thực hơn nhiều.

Theo Nhịp sống Thị trường