Xuồng chìm trên eo biển Anh, 1 người chết 2 người mất tích

tau cua luc luong bien phong
Một chiếc xuồng nhập cư chở nhiều người đã gặp nạn ở ngoài khơi cảng biển Dover. Ảnh: PA

Một người chết và 2 người mất tích sau vụ chìm xuồng trên eo biển Anh. Tàu của Lực lượng Biên phòng ở Dover đã hỗ trợ chính quyền Pháp tìm kiếm người mất tích vào chiều ngày 28/2/2024. 

Một chiếc xuồng di cư chở nhiều người đã gặp nạn ở bờ biển Varne, gần Calais. Người phát ngôn chính quyền Anh cho biết: "Chúng tôi xác nhận có một vụ tai nạn trên eo biển liên quan đến một chiếc xuồng nhỏ ở vùng biển phía Pháp. Chính quyền Pháp đang dẫn đầu cuộc điều tra". 

Số liệu cho thấy hơn 2,000 người nhập cư đã đến Vương quốc Anh trong năm nay bằng xuồng nhỏ. Vào hôm Chủ nhật tuần rồi, 290 người đã cập bến trên 5 chiếc xuồng, tương đương 58 người mỗi xuồng. Con số này được xem là số lượng người cập bến lớn nhất trong 1 ngày trong hơn 1 tháng qua, sau khi có 358 người cập bến vào ngày 17/1/2024. 

Bài liên quan: Những người dù có ch.ết cũng phải lên xuồng tới Anh

Baraa Halabieh, 39 tuổi, đã đi xuồng từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp vào năm 2014, đây là một phần trong hành trình của anh. Hiện giờ anh sống ở Hackney, anh từng là diễn viên và đầu bếp. Đã 10 năm trôi qua, anh vẫn còn nhớ rất rõ hành trình ngày đó của mình:

"Chúng tôi có 40 người, họ sắp xếp cho đàn ông ngồi ở mép xuồng, phụ nữ và trẻ em ngồi chính giữa. Chúng tôi không được mang hành lý vì họ muốn có thật nhiều chỗ để nhét thêm người. Một người trong chúng tôi phải tự lái xuồng vì họ sẽ không lái. Để phòng trường hợp bị cảnh sát biển kiểm tra, họ sẽ không bị bắt.

Chiếc xuồng chật ních và chúng tôi bắt đầu hành trình. Đảo Hy Lạp cách chúng tôi 5km. Nhưng chưa đi được 1km động cơ xuồng đã bốc khói. Chúng tôi cố gắng giữ cho trẻ em và phụ nữ bình tĩnh. Bọn họ gào khóc. Nhưng may mắn là chúng tôi đã cập bến an toàn khoảng hơn 2 giờ sau đó". 

phai roi khoi syria 1
Baraa Halabieh đang kêu gọi những hành trình an toàn cho người xin tị nạn.

Biển còn an toàn hơn quê nhà của tôi

"Đó là một khoảnh khắc đáng sợ, chúng tôi không biết liệu có thể đến Hy Lạp với một đầu máy bốc khói hay không. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy nước tràn vào xuồng. Đúng lúc chúng tôi gần đến bờ, có rất nhiều tình nguyện viên từ các tổ chức phi chính phủ giúp chúng tôi kéo xuồng vào bờ. 

Đó là một hành trình đầy căng thẳng, nhưng mỗi khi người ta hỏi tôi vì sao lại liều mạng như vậy? Đối với tôi, câu trả lời rất rõ ràng. Bởi vì đại dương an toàn hơn quê nhà của chúng tôi. Chúng tôi đang chạy khốn khỏi chiến tranh, dù không biết đại dương nguy hiểm như thế nào nhưng đó là cơ hội duy nhất của chúng tôi".

phai roi khoi syria 1
Baraa vào ngày anh trở thành công dân Anh năm 2023.

Trước khi chiến tranh nổ ra ở Syria, Baraa có tài chính ổn định và chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ra nước ngoài để tìm việc làm. Nhưng chiến sự ở Syria ngày càng nghiêm trọng và mọi thứ đã thay đổi. "Đột nhiên bạn nhận ra mạng sống của mình còn chẳng đáng giá bằng một viên đạn. Chúng tôi chứng kiến nhiều người bị bắt cóc và giết ở các trạm kiểm soát. Khi đi bộ từ công ty về nhà, tôi biết bất cứ điều gì khủng khiếp cũng có thể xảy ra". 

"Tôi rời Syria và sử dụng hộ chiếu của mình như bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẫn có thể đi đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng phà. Từ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi lên xuồng để đến Hy Lạp. Và từ Hy Lạp, tôi xuyên qua châu Âu tới trại tị nạn Calais Jungle ở Pháp.

"Bạn đã đi qua rất nhiều quốc gia an toàn, tại sao bạn không ở đó? - Các chính trị gia và phóng viên báo chí luôn hỏi câu này. Có 2 lý do để tôi chọn Vương quốc Anh. Điều tiên, tôi đã bỏ ra rất nhiều năm để học tiếng Anh, nếu biết tiếng, tôi sẽ hòa nhập nhanh hơn. Thứ hai, tôi có gia đình ở UK. Vào những năm 1970, một người chú của tôi đã đến Anh và kết hôn với một công dân Anh. Đổi lại, tôi chẳng có người thân nào ở châu Âu".

"Đối với những người khác, lý do của họ cũng vậy thôi. Kết nối gia đình rất quan trọng. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà ai cũng cần có người thân bên cạnh để bầu bạn. Đó là lý do chính khiến tôi muốn đến UK". 

Chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn

Nói về những người đã chết trên hành trình đến UK, anh cho rằng chính phủ Anh nên tạo ra những lộ trình an toàn cho người nhập cư. Với những lộ trình an toàn, chính quyền có thể kiểm tra được hồ sơ của từng người có thật hay chỉ là bịa đặt. Chính phủ cần hiểu rằng hầu hết người nhập cư đến Anh vì họ có gia đình ở đây.

"Đó không phải chỉ là trợ cấp, bởi vì người xin tị nạn ở Anh nhận được trợ cấp ít nhất so với các nước châu Âu. Đó không phải vì lợi ích vật chất, mà chúng tôi chỉ muốn đến với gia đình của mình ở Anh sau khi đã liều mạng rời khỏi quê nhà". 

6 tháng sau khi đến Anh, vào mùa đông năm 2016, tôi được cấp thị thực tị nạn. Nhưng cùng lúc đó, tôi mất đi nguồn trợ cấp ít ỏi từ Bộ Nội Vụ và phải rời khỏi nhà trọ trong vòng 28 ngày. Vào thời điểm đó tôi chưa có số bảo hiểm National Insurance, cũng không có tài khoản ngân hàng. May mắn, một người bạn đã liên hệ giúp tôi một gia đình người Anh. Và họ đã cho tôi ở nhờ cho tới khi tôi đủ khả năng thuê phòng ở riêng. 

"Gia đình người Anh này đã thật sự thay đổi tôi. Họ chào đón tôi, khiến tôi ngay lập tức cảm thấy như người nhà. Tôi nấu ăn cho họ, họ mời tôi đến tham dự tiệc Giáng sinh. Khi tình hình tài chính của tôi ổn hơn, họ mời tôi ở lại như một người thuê trọ. Tôi cảm thấy đã tìm được một gia đình thật sự", Baraa cho biết.

Viethome (theo ITV News)