Phóng sự về “những quy luật ngầm” trong nghề nail ở Thụy Điển

Phóng sự điều tra của đài truyền hình nhà nước Thụy Điển đã và đang tiết lộ một hệ thống được mô tả là mang hình thức buôn người ngay giữa các trung tâm mua sắm tráng lệ của Thụy Điển.

Tiếp tục trong loạt phóng sự điều tra về nghề nail ở Thụy Điển là các tiết lộ về những người thợ nail phải dành một phần lớn tiền lương để trả ngược về cho chủ lao động.

Clip 2 cô gái Việt tố cáo bị tiệm nail bóc lột.

3 nhân viên tại một trong những chuỗi của hàng làm nail lớn nhất của Thụy Điển đã đứng ra làm chứng rằng họ bị buộc phải trả một phần lớn tiền lương của họ cho chủ lao động mỗi tháng. Và khi họ phàn nàn về vấn đề này, họ có nguy cơ bị trục xuất khỏi Thụy Điển.

Các phóng viên điều tra đã gặp ba người phụ nữ làm việc cho một trong những chuỗi tiệm nail lớn nhất của Thụy Điển mang thương hiệu: Five Five Nails – với các tiệm trong tất cả các trung tâm lớn ở Stockholm và ở trung tâm thành phố Gothenburg. Họ đã đứng ra làm chứng về điều kiện làm việc giống như nô lệ. Mười giờ trong ngày làm việc, sáu ngày một tuần, không có thời gian nghỉ phép.

Những thỏa thuận ngầm về nghề làm nail ở Thụy Điển mang tính hệ thống

Những người phụ nữ này đã mô tả về “một hệ thống các thỏa thuận ngầm” về trả tiền lương trông đẹp mắt trên giấy tờ, nhưng thực tế lại là một thứ hoàn toàn khác. Một hệ thống mà họ chỉ nhận được 1 phần tiền lương và họ phải trả lại hàng ngàn đô la cho người chủ tiệm mỗi tháng.

phong su nghe nail o thuy dien 1
Chị Thu là một trong những nhân chứng trong phóng sự điều tra về tiền lương đã bị buộc phải trả ngược lại cho chủ lao động.

Một trong số đó là chị Thu đến từ Việt Nam. Trước đây cô làm việc tại một trong những tiệm nail của chuỗi “Five Five Nails”. Nó được điều hành như một công ty riêng biệt nhưng dưới dạng hợp đồng nhượng quyền thương mại với thương hiệu Five five Nails.

– Tháng đầu tiên tôi không nhận được tiền lương. Tháng sau tôi nhận được 7.000 SEK ( tương đương với 18 triệu 200 ngàn VND). Cô ấy nói: tôi đã nhận được tiền lương không như trong hợp đồng.

- ''Cô phải làm việc chăm chỉ và tôi sẽ kiểm tra cô. Nếu cô làm tốt, cô có thể nhận được một mức lương tốt, ngược cô sẽ phải nhận mức lương thấp'' – Thu tường thuật về những gì chủ tiệm nói với cô.

Những người thợ làm nail ở Thụy Điển như cá nằm trên thớt

Thu nhận được một mức lương tốt trong tài khoản của cô như cô ước tính, nhưng sau đó sẽ phải gửi lại một phần lớn cho người quản lý của cô.

– Chúng tôi không thể dừng lại, chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì, bởi vì chúng tôi đang ở trong tay họ như cá nằm trên thớt. Nếu chúng tôi phạm sai lầm, chúng tôi có thể gặp rắc rối.

Sau lần cuối cùng Thu phàn nàn về tiền lương, cô đã buộc phải thôi việc và phải trả lại căn phòng mà cô và chồng được thuê thông qua tiệm nail. Hiện nay Thu đã khởi kiện công ty này.

“Tôi nghĩ không thể chấp nhận được việc các công ty không tuân thủ luật pháp Thụy Điển, không tuân theo thỏa thuận lao động tập thể của Thụy Điển mà họ đã ký kết với một tổ chức công đoàn và không tuân theo hợp đồng lao động cá nhân”, luật sư Kristina Ahlström nói.

Đại diện của thẩm mỹ viện nói với Assign rằng tiền gửi lại mỗi tháng phụ thuộc vào chi phí thức ăn, tiền vay và tiền mà chủ tiệm nail đã giúp nhân viên gửi cho gia đình ở Việt Nam, điều mà Thu và người thân của cô cho là không đúng với pháp luật.

Qui luật ngầm về tiền lương cho người thợ nghề nail ở Thụy Điển được thể hiện qua những mẫu giấy nhỏ

Nhiều nhân viên tại tiệm Five Five nail đã đi từ Việt Nam sang làm việc ở Thụy Điển.

Phóng viên điều tra đã liên hệ với hai phụ nữ khác làm việc cho chuỗi tiệm nail này. Họ cũng nói gần giống như Thu, một khoản tiền lớn phải được trả lại cho chủ tiệm nail sau khi tiền lương đã được trả hết.

– Mỗi tháng anh ấy đưa cho tôi một ghi chú nhỏ, đó là số tiền tôi đã làm việc và sau đó tôi phải trả số tiền chênh lệch giữa tiền lương và tiền trong tài khoản ngân hàng của tôi, Kim, một trong những người phụ nữ được phỏng vấn kể lại.

phong su nghe nail o thuy dien 1
Những mẫu giấy nhỏ cho thấy những khoản trừ vào tài khoản của người lao động nghề nail ở Thụy Điển theo những qui định ngầm giờ mới được tiết lộ.

Cô trưng ra những tờ giấy với những tính toán viết tay.

– Tháng này tôi làm việc 26 ngày và tôi kiếm được 384 SEK mỗi ngày (khoảng 1 triệu đồng) nên tháng đó tôi có 10.000 (tương đương 26 triệu vnd) . Anh ấy đã đưa 17.478 kr vào tài khoản ngân hàng của tôi, tôi chỉ được rút ra 10.000 (tương đương 26 triệu đồng) và phải trả lại cho chủ tiệm 7478 kr (gần 19 triệu đồng).

- Vì vậy, bạn đã phải chuyển lại 7478 kr vào tài khoản ngân hàng của anh ấy, tại sao bạn buộc phải làm như vậy?

– Tôi không biết.

Người quản lý tại thẩm mỹ viện nơi Kim đang làm việc không muốn trả lời các câu hỏi điều tra này.

“Hợp tác lao động theo nghề làm nail ở Thụy Điển chỉ đơn thuần là buôn người thuần túy “

Để có được giấy phép làm việc ở Thụy Điển, phải có một chủ tiệm nail đưa ra lời mời làm việc cho một người ở nước ngoài. Nếu người chủ tiệm này không ký gia hạn hợp đồng lao động nữa thì người lao động làm nail ở Thụy Điển sẽ phải trở về nước của mình trước đó.(*)

Phóng viên điều tra đã nói chuyện với các nhân chứng về việc sa thải, các mối đe dọa và mất giấy phép làm việc sau khi họ phàn nàn về điều kiện làm việc.

– Tôi muốn nhấn mạnh rằng trong nhiều trường hợp, đó là buôn bán người thuần túy. Hơn thế nữa trong tương lai gần, chúng tôi có thể không xét duyệt các hồ sơ lao động tương tự như thế này nữa cho đến khi nó được điều tra rõ ràng hơn. Điều phối viên quốc gia tại Cơ quan Thuế Thụy Điển cho biết.

Sở Di Dân Thụy Điển đã báo cáo đến cảnh sát về nạn buôn người liên quan đến các trường hợp như vậy, trong khi một cuộc điều tra sơ bộ đang được tiến hành, riêng về Thu đã được cấp giấy phép cư trú mở rộng ở Thụy Điển. Kim, cùng với một đồng nghiệp, đã báo cáo trường hợp của mình với công đoàn sở tại, hiện đã bắt đầu một cuộc đàm phán.

(*) Giải thích thêm về vấn đề lao động nghề nail ở Thụy Điển:

1- Để có được giấy phép làm việc ở Thụy Điển, phải có một chủ tiệm nail đưa ra lời mời làm việc cho một người ở nước ngoài. Nếu người chủ tiệm này không ký gia hạn hợp đồng lao động nữa thì người lao động làm nail sẽ phải trở về nước của mình trước đó.(*).

2- Tuy nhiên để có được giấy phép lao động này các chủ tiệm nail hoặc các công ty môi giới không cấp cho người lao động nghề nail ở Thụy Điển miễn phí mà bán lại cho họ với mức giá 20,000 USD ( theo như lời khai của Thu và chồng tên Hùng trong loạt phóng sự điều tra mà đài truyền hình Thụy Điển công bố ) và sau 2 năm lại tiếp tục trả thêm 25,000 USD để gia hạn giấy phép này thêm 2 năm. Tuy nhiên sau 4 năm làm việc đóng thuế đầy đủ cho nhà nước Thụy Điển thì người lao động nghề nail có thể làm đơn nhập quốc tịch Thụy Điển. Và khi đã có quốc tịch thì không cần phải gia hạn giấy phép nữa. Như vậy có thể hiểu rằng để có quốc tịch Thụy Điển theo dạng hợp tác lao động thì người lao động nghề nail ở Thụy Điển phải tốn tổng cộng trung bình khoảng 45,000 USD. Đó là lý do vì sao loạt phóng sự này lại đưa ra kết luận vì sao lao động nghề nail ở Thụy Điển là buôn người.

Viethome (theo congdongviet.se)

Link gốc: Link gốc :https://www.svt.se/nyheter/granskning/ug/uppdrag-granskning-avslojar-nagelskulptorer-blir-utan-stor-del-av-sin-lon-tvingas-betala-tillbaka-till-arbetsgivaren