• HĐXX tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan án tử hình, Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) 17 năm tù, Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT SCB) án chung thân...

    Chiều 11/4, TAND TPHCM đưa ra mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 người liên quan đến các sai phạm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn.

    Theo đó, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên 20 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù tội Đưa hối lộ và tử hình tội Tham ô tài sản. Tổng bị cáo lĩnh án chung là tử hình.

    Trương Huệ Vân (Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Winsor, cháu gái bà Trương Mỹ Lan) lĩnh 17 năm tù; Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT SCB) lĩnh án chung thân; Đỗ Thị Nhàn (Nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, NHNN) án chung thân; Nguyễn Văn Hưng (Nguyên Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN) 11 năm tù...

    tu hinh truong my lan 1
    Bị cáo Trương Mỹ Lan (Ảnh: Hải Long).

    HĐXX kiến nghị gì?

    Thông qua việc xét xử vụ án này và một số vụ án gần đây, HĐXX nhận thấy có tình trạng lợi dụng chính sách pháp luật thông thoáng trong việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, lập công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, trốn thuế, thuê người đứng tên, chồng chéo thành viên góp vốn… gây khó khăn cho cơ quan chức năng, khiến khó phát hiện sai phạm.

    Chính việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng là một trong những thủ đoạn các bị cáo để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, HĐXX kiến nghị Chính phủ tăng cường quản lý doanh nghiệp, kiểm tra đầu vào và hậu kiểm, tránh thành lập doanh nghiệp để thực hiện mục đích trái pháp luật.

    Bên cạnh đó, quá trình xét xử vụ án này và vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, tòa cho rằng bộc lộ lỗ hổng trong công tác kiểm toán. Theo HĐXX, các ngân hàng hàng năm báo cáo không có bất thường nào nhưng khi các vụ án xảy ra mới phát hiện âm vốn chủ sỡ hữu, thậm chí như trong vụ án này, SCB thuê các công ty kiểm toán lớn nhưng không cho thấy điểm bất thường nào. HĐXX nhận thấy có bất cập lớn trong công tác kiểm toàn.

    Từ đây, HĐXX kiến nghị nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong công tác kiểm toán Nhà nước, kiểm toán tại các ngân hàng, đảm bảo minh bạch tài chính. HĐXX đề nghị Cục C03, VKSND Tối cao trong quá trình giải quyết vụ án giai đoạn 2 làm rõ vai trò các công ty kiểm toán tại SCB, đơn vị kiểm toán liên quan, nếu có căn cứ thì xử lý theo quy định.

    Quá trình giải quyết vụ án, HĐXX cho biết thu thập sổ tay ghi chép của các trợ lý bà Trương Mỹ Lan, cho thấy số tiền 108.000 tỷ đồng và 14,7 triệu USD chở về tòa nhà Vạn Thịnh Phát không chỉ từ SCB mà còn nguồn gốc trái phiếu. Do đó, HĐXX đề nghị C03, VKSND Tối cao trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, tiếp tục làm rõ sai phạm quanh số tiền này nếu có, để làm căn cứ giải quyết trong giai đoạn 2.

    Ngoài ra, theo tòa, bà Trương Mỹ Lan lấy tiền từ SCB đầu tư, chuyển nhượng nhiều dự án đang bị kê biên, không có hồ sơ pháp lý rõ ràng. Do đó, HĐXX cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ số bất động sản, dự án liên quan bà Lan chưa được giải quyết trong vụ án này để xác định đúng bản chất, giải quyết theo quy định của pháp luật, đảm bảo việc kê biên khắc phục thiệt hại.

    Một loạt bất động sản của bà Trương Mỹ Lan tiếp tục bị kê biên

    Về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng trong vụ án, tòa nhận định, trong vụ án này về trách nhiệm hình sự, HĐXX xem xét theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo trên tổng số tiền thiệt hại là 498.000 tỷ đồng.

    Về trách nhiệm dân sự, thực tế bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt, gây thiệt hại hơn 677.000 tỷ đồng, tương đương dư nợ của 1.284 khoản vay.

    Theo HĐXX, đáng lẽ phải yêu cầu các bị cáo bồi hoàn toàn bộ, tuy nhiên, bản chất số tiền thất thoát là do bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng, chỉ đạo sử dụng, các bị cáo khác nghe theo chỉ đạo của bà Lan để thực hiện hành vi sai phạm.

    Thực chất bản chất 1.284 khoản vay này  SCB thực hiện không đúng quy định pháp luật. Số hợp đồng vay này là phương thức, thủ đoạn để bà Lan rút tiền SCB sử dụng. Do đó, tòa chỉ buộc bị cáo Lan bồi hoàn tiền lãi, toàn bộ dư nợ 1.284 khoản vay được xác định chiếm đoạt, gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho SCB.

    tu hinh truong my lan 1
    Căn biệt thự cổ 110-112 Võ Văn Tần, quận 3 (Ảnh: Nam Anh).

    Tính toán khấu trừ phần nghĩa vụ của bị cáo Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước và Công ty Tường Việt, Cao Việt Dũng, Nguyễn Thanh Tùng… đã hoàn trả cho bà Lan, số tiền mà bà Trương Mỹ Lan còn phải khắc phục là 673.849 tỷ đồng.

    Tòa ghi nhận sự tự nguyện của Trước nộp lại 2.204 tỷ đồng đã nhận của bà Trương Mỹ Lan. Một số cá nhân nhận tiền từ Dương Tấn Trước (nguồn tiền có được từ vụ án), tòa yêu cầu phải nộp lại.

    Đối với những số tiền mà các bị cáo tự nguyện nộp khắc phục hậu quả vụ án, HĐXX cho rằng trong vụ án này, tòa không buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm dân sự. Song, các bị cáo tự nhìn nhận sai phạm, tự nguyện nộp tiền, HĐXX sẽ ghi nhận tình nguyện và xem xét giảm nhẹ khi lượng hình.

    Những số tiền này sẽ được chuyển cho SCB, khấu trừ nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án. Với tiền, cổ phiếu, đồ vật đã kê biên, phong tỏa thì tiếp tục thực hiện để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Lan.

    5,2 triệu USD hối lộ mà bị cáo Đỗ Thị Nhàn đã nhận, HĐXX xét thấy tiền này bị cáo Lan rút ra khỏi SCB, là công cụ thực hiện hành vi phạm tội nên cần tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Tòa buộc bị cáo Nhàn phải nộp phạt 100 triệu đồng ngoài trách nhiệm hình sự.

    Hơn 1.100 mã tài sản còn lại trong vụ án đang thế chấp ở SCB, HĐXX tuyên giao SCB tiếp tục quản lý xử lý để tiếp tục thanh toán dư nợ. Trong số này có một số mã tài sản thuộc sở hữu bà Lan nhưng cho người khác đứng tên hộ, HĐXX cho rằng trong quá trình SCB thu hồi nợ, khi đã giải quyết xong các khoản nợ, phần còn lại SCB phải phối hợp C03 xác định tài sản nào của bà Lan để tiếp tục đảm bảo nghĩa vụ thi hành án cho bị cáo.

    Với căn biệt thự cổ110-112 Võ Văn Tần (quận 3) hiện chưa thu giữ được sổ đỏ, con gái bà Lan là Chu Duyệt Phấn xin hủy kê biên. Tòa xét cổ đông công ty sở hữu tòa nhà này thực chất là con cháu của Trương Mỹ Lan nên là tài sản của bà Lan. Do đó, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo. Tài sản này UBND TPHCM chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng.

    Tòa nhà ở 75 Nguyễn Huệ mà Vạn Thịnh Phát cho Ngân hàng SCB thuê, HĐXX xác định đây là tài sản của bà Trương Mỹ Lan nên tuyên tiếp tục kê biên nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

    Với loạt bất động sản tại quận 1, quận 7, quận 4, quận Phú Nhuận..., HĐXX cũng tuyên tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ dân sự của bà Lan.

    Bên cạnh đó, Công ty cổ phần TH Hạ Long và Công ty Âu Lạc đã nhận từ bà Lan 6.095 tỷ đồng để chuyển nhượng 18 triệu cổ phần. HĐXX xét thấy bị cáo Trương Mỹ Lan có nghĩa vụ rất lớn phải thực hiện, tiền bà Lan đưa cho 2 công ty trên là tiền từ SCB. Do đó, HĐXX cho rằng phải thu hồi về cho SCB, buộc Công ty cổ phần TH Lạ Long và Âu Lạc nộp lại 6.095 tỷ đồng.

    Với tài sản kê biên của bị cáo Trương Huệ Vân, tòa nhận định Vân được bị cáo Lan nuôi nấng từ nhỏ, bản chất tài sản là của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát nên tuyên tiếp tục kê biên đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

    Đối với tài sản phong tỏa, kê biên có liên quan vụ án, HĐXX tuyên tiếp tục phong tỏa, kê biên; đồng thời, gỡ phong tỏa, kê biên với các tài sản không liên quan tới vụ án.

    HĐXX: Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu

    Sáng cùng ngày, HĐXX công bố một phần bản án liên quan tới hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

    Theo HĐXX, kết quả thẩm tra tại tòa, các bị cáo đều thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội. Riêng bị cáo Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

    Bị cáo Lan cho rằng bản thân không chi phối, chỉ đạo hoạt động tại SCB, mà ngược lại còn dùng tài sản để cho SCB mượn tái cơ cấu.

    Căn cứ vào hồ sơ vụ án và kết quả thẩm tra tại tòa, HĐXX cho rằng lời khai của các bị cáo phù hợp với nhau, phù hợp chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, xác định bà Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhiều công ty khác trong "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát.

    Mặc dù bị cáo Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi phạm tội, HĐXX có đủ cơ sở xác định bà Lan đã nắm giữ cổ phần hơn 91,5% của Ngân hàng SCB, nắm quyền chi phối gần như tuyệt đối tại SCB. HĐXX nhận định lời khai của bị cáo Lan và luật sư bào chữa cho rằng bà Lan chỉ nắm 15%, còn lại là của cổ đông nước ngoài và nhờ bạn bè đứng tên là không có căn cứ, không có cơ sở chấp nhận.

    Theo HĐXX, các bị cáo bất chấp quy định của pháp luật, thậm chí giải ngân trước, hợp thức hóa hồ sơ sau. Bị cáo Trương Mỹ Lan trở thành người có quyền quyết định cao nhất tại SCB, đủ dấu hiệu về mặt chủ thể có chức vụ, quyền hạn của tội Tham ô tài sản.

    HĐXX khẳng định lời bào chữa cho rằng bị cáo Lan không có vai trò gì tại SCB là không có căn cứ, không được tòa chấp nhận. HĐXX nhận định có đủ cơ sở xác định các bị cáo phạm vào các tội danh như cáo trạng truy tố.

    Hậu quả do bị cáo Lan và đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt lớn với SCB, đẩy nhà băng vào tình trạng mất thanh khoản, gây hoang mang cho khách hàng, người dân. Hành vi của 86 bị cáo mang tính có tổ chức, trong đó Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo hành vi phạm tội.

    Do đó, tòa cho rằng cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất theo Bộ luật Hình sự quy định với bị cáo Lan.

    Theo Dân Trí

  • Luật sư Phan Trung Hoài cho hay với mong muốn khắc phục hậu quả, gia đình Trương Mỹ Lan đã liên hệ với Quỹ đầu tư thuộc Tập đoàn CK Asset Holdings Limited của Lý Gia Thành.

    Chiều 1/4, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa bổ sung của các luật sư. Trong phần bào chữa, bất ngờ luật sư Phan Trung Hoài gửi tới HĐXX văn bản của giám đốc điều hành Tập đoàn CK Asset Holdings Limited (Hong Kong). Đây là tập đoàn đầu tư lớn mạnh nhất Hong Kong trong lĩnh vực bất động sản do tỷ phú Lý Gia Thành sáng lập.

    Theo thông tin từ gia đình bà Lan, với mong muốn khắc phục hậu quả, gia đình đã liên hệ với quỹ đầu tư tài sản hàng đầu Châu Á thuộc Tập đoàn CK Asset Holdings Limited, với mong muốn được đề xuất giải pháp toàn diện liên quan đến SCB.

    Theo luật sư Hoài, gia đình bà Lan đề xuất làm việc với quỹ đầu tư, sử dụng giải pháp khác nhau để chuyển nhượng dự án ở mức cao nhất thông qua phương thức tối ưu; đề xuất bán, chuyển nhượng với các tài sản thế chấp tại SCB.

    turong my lan ly gia thanh
    Bị cáo Trương Mỹ Lan.

    Từ những trình bày trên, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX ghi nhận tự nguyện, cam kết của bà Lan đem tài sản giải quyết, tạo cơ chế pháp lý để thuyết phục bạn bè, đối tác trong và ngoài nước giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay để SCB hoạt động ổn định.

    Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan) cho hay trong phần luận tội, đại diện VKS nhấn mạnh cách thức Trương Mỹ Lan không phải cho mượn tài sản mà đưa tài sản vào nhằm rút, chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.

    Theo luật sư Hoài, tại phiên tòa, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB) xác nhận gần như toàn bộ tài sản của bà Lan và gia đình đều nằm ở SCB để bảo đảm cho hàng nghìn khoản vay.

    Để làm rõ việc đưa tài sản vào có là phương thức, thủ đoạn phạm tội hay không, luật sư chỉ ra một số nội dung chứng minh bà Lan được Chính phủ vận động để cam kết đưa tài sản vào nhằm tái cơ cấu, hợp nhất 3 ngân hàng.

    Liên quan đến việc xác định thiệt hại của vụ án và xử lý vật chứng, VKS buộc bà Trương Mỹ Lan phải chịu trách nhiệm với số tiền 677.000 tỷ đồng. Trong khi đó, luật sư bảo vệ quyền lợi cho SCB tính thêm tiền lãi hơn 84.000 tỷ đồng, tổng thiệt hại hơn 760.000 tỷ đồng.

    Luật sư Hoài cho rằng nếu toàn bộ số dư nợ và trách nhiệm bồi thường theo cách tính của SCB sẽ không phù hợp cách tính trong cáo trạng. Vì phải trừ giá trị tài sản của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân...

    Luật sư Hoài cũng đề nghị HĐXX xem xét diễn biến mới liên quan tới một số dự án và tài sản được HĐXX thẩm tra công khai tại tòa. Trong số 13 tài sản mà gia đình tự nguyện cam kết khắc phục, có toà nhà Capital Place 29 Liễu Giai (Hà Nội). Trước đó, đại diện 4 ngân hàng nước ngoài không đồng ý chuyển nhượng toà nhà này do còn dư nợ của 2 ngân hàng HSBC và OCBC Bank Singapore.

    Theo đại diện ngân hàng này, Công ty cổ phần Twin-Peaks có vay mượn khoản tiền khoảng 200 triệu USD. Tài sản thế chấp bao gồm tòa nhà Capital Place và quyền sử dụng tòa nhà này. Hiện tại, khoản vay vẫn chưa được tất toán hoàn toàn.

    Luật sư cho rằng thời điểm đáo nợ là ngày 30/4, khi tất toán xong bà Lan sẽ được quyền định đoạt toà nhà để khắc phục hậu quả vụ án.

    Bên cạnh đó, có 2 công ty cam kết hoàn trả cho bà Lan hơn 2.700 tỷ đồng đảm bảo khắc phục hậu quả vụ án. Luật sư đề nghị HĐXX và VKS ghi nhận.

    Theo ZNews

  • Bà Trương Mỹ Lan sở hữu hàng nghìn bất động sản, trong đó có rất nhiều dự án, cao ốc, khách sạn 5 sao... ở vị trí đắc địa bậc nhất; tất cả đang bị kê biên, phong tỏa để khắc phục hậu quả vụ án ở SCB.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, khu lõi trung tâm đô thị với bán kính vàng, gần tòa nhà UBND TP HCM và chợ Bến Thành), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều tòa nhà. Trong đó, nổi bật là cao ốc Times Square của Công ty Times Square, do tỷ phú Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) làm Chủ tịch HĐQT.

    Toà nhà cao 39 tầng là khu liên hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại. Năm 2012 và 2017, ông Cơ 2 lần ký biên bản HĐQT, đồng ý thế chấp cao ốc này để bảo lãnh cho 73 khoản vay của bà Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại cho SCB 9.116 tỷ đồng.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Cách đó khoảng 50 m là tòa nhà VTP Office Service Center, do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xây năm 1993, gồm 15 tầng để làm văn phòng cho thuê.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Đối diện bên kia đường là toà nhà số 19-25 Nguyễn Huệ, cho SCB thuê làm trụ sở chính trong nhiều năm qua.

    Tại toà, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đề nghị HĐXX cho giải tỏa kê biên tòa nhà này vì đây là tài sản "mẹ bị cáo mua cho con gái bị cáo". Hơn một năm nay SCB không trả tiền thuê nhà, cũng không trả lại nhà nên con gái bà đang "bế tắc".

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Cách đó không xa, ở góc mặt tiền đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn là toà nhà Union Square. Vị trí này được giới kinh doanh bất động sản gọi là "đất kim cương".

    Đây là khu phức hợp trung tâm mua sắm - khách sạn được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xây năm 2014, diện tích gần 9.000 m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Nằm bên bờ sông Sài Gòn, dự án Saigon One Tower sau nhiều lần đổi chủ hiện thuộc sở hữu của Công ty Viva Land - thành viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Công trình khởi công năm 2009, nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.600 m2 tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kiệt (quận 1). Dự án có tổng vốn hơn 5.000 tỷ đồng, cao thứ 3 TP HCM với trên 185 m gồm 42 tầng cao và 5 tầng hầm, được quy hoạch là tòa nhà thương mại cao tầng có cả văn phòng, căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại.

    Sau khi xây dựng được khoảng 80% phần thô, dự án ngưng thi công năm 2011, từ đó bắt đầu thập niên bị bỏ hoang, bị thu giữ để xử lý nợ... Hiện, toà nhà được ốp tạm kính, lắp đèn để che phần thô, đảm bảo mỹ quan cho khu trung tâm thành phố.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Toà nhà 193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1, được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 2.000 m2, cao 5 tầng, làm văn phòng cho thuê. Trước đây, cao ốc này là trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, hiện đóng cửa.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Toà nhà Sherwood Residence ở số127 Pasteur, quận 3, do Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư, từng là nơi ở của bà Trương Mỹ Lan. Cao ốc này có 21 tầng với 3 tầng hầm, tổng diện tích hơn 40.000 m2. Công trình là khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp ở vị trí trung tâm thành phố.

    Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan thừa nhận, tài xế riêng đã chở 108.000 tỷ đồng và 14,7 triệu USD tiền mặt rút từ SCB về Hầm B1 của tòa nhà này để bà trả nợ tiền mua các bất động sản; mua cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Trên đường Đồng Khởi, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng sở hữu nhiều bất động sản như căn nhà số 143 và 151...

    Tuyến đường này sát với phố đi bộ Nguyễn Huệ, trụ sở UBND, Nhà hát Thành phố... Năm 2023, con đường nằm trong nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Nằm ở ba góc đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu (quận 3) là biệt thự cổ rộng gần 3.000 m2, được bà Trương Mỹ Lan mua lại với giá 700 tỷ đồng. Xung quanh căn biệt thự được rào kín để trùng tu, song việc thi công đã bị dừng từ khi bà Lan bị bắt.

    Hôm 15/3, trình bày với tòa, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đồng ý bán nhiều bất động sản của gia đình để khắc phục hậu quả, song đề nghị tòa không kê biên biệt thự cổ để con gái bà và gia đình trùng tu, bảo tồn di tích.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Vạn Thịnh Phát cũng sở hữu khách sạn Windsor Plaza (Windsor Plaza Hotel) trên đường An Dương Vương, quận 5. Toà nhà cao 25 tầng, là khách sạn tư nhân đầu tiên được xếp hạng 5 sao ở Việt Nam và được chọn làm nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn như Hội nghị APEC năm 2006...

    Công trình này nối liền với trung tâm mua sắm An Đông Plaza, cũng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gồm 4 tầng với hơn 1.400 cửa hàng bán lẻ.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Cách đó khoảng 2 km, toà nhà Thuận Kiều Plaza cũng được Vạn Thịnh Phát mua năm 2015 sau nhiều năm hoang phế. Công trình được chủ đầu tư mới cải tạo, sửa chữa lại.

    bat dong san van thinh phat sai gon 1

    Siêu dự án Mũi Đèn Đỏ rộng 118 ha có vị trí đắc địa tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè, với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD (tại thời điểm năm 2007). Dự án là khu phức hợp gồm công viên đa chức năng, văn phòng, biệt thự, căn hộ, khách sạn, bến cảng du thuyền lớn nhất Việt Nam và mang tầm quốc tế.

    Dự án được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ký hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng phát triển. Tuy nhiên, do vướng mắc về pháp lý, đến nay dự án chưa được triển khai; được dùng làm tài sản đảm bảo cho 100 khách hàng thuộc nhóm bà Trương Mỹ Lan vay tiền SCB, hiện dư nợ 133.710 tỷ đồng.

    Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022) đã sử dụng SCB như công cụ tài chính, đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.

    Các cơ quan tố tụng đã kê biện tổng cộng 1.237 bất động sản liên quan bà Lan, bao gồm hàng loạt tòa nhà ở quận 1, 3, 5...; kê biên 857 triệu cổ phần SCB, hơn 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan; một du thuyền, 2 tàu, 19 ôtô...

    Theo VnExpress

  • Bị cáo Trương Mỹ Lan muốn xin không kê biên căn biệt thự cổ tại quận 3, TP.HCM để cho con gái tiếp tục trùng tu.

    Ngày 15-3, phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục với phần xét hỏi những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án để giải quyết các vấn đề dân sự.

    Xin giữ lại biệt thự cổ 35 triệu USD để trùng tu

    Cho biết tinh thần đã ổn định, bị cáo Trương Mỹ Lan được HĐXX xét hỏi về các tài sản của gia đình bị cáo này và tài sản của các đơn vị liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát

    Chủ toạ phiên toà hỏi bà Lan có ý kiến như thế nào liên quan đến căn biệt thự cổ tại địa chỉ 110-112 Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM?

    Bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết gia đình bà mua căn biệt thự này với giá khoảng 700 tỉ đồng (35 triệu USD) và thuộc diện biệt thự cổ cần bảo tồn di tích.

    "Xin HĐXX không kê biên tài sản này vì thứ nhất đây là biệt thự cổ cần trùng tu để bảo tồn di tích. Thứ hai là con gái của bị cáo đang thực hiện quá trình tu sửa năm năm nay vẫn chưa xong, hiện còn đang dang dở. Kính xin HĐXX xem xét để gia đình bị cáo giữ lại căn biệt thự này"- bị cáo Lan nói.

    truong my lan 3566.jpg
    Bị cáo Trương Mỹ Lan xin HĐXX cho phép giữ lại căn biệt thự cổ tại địa chỉ 110-112 đường Võ Văn Tần, quận 3 để tiếp tục trùng tu. Ảnh: HOÀNG GIANG

    Liên quan đến căn biệt thự này, năm 2015, bà Trương Mỹ Lan thông qua Công ty Cổ phần Minerv đã mua căn biệt thự nêu trên với giá 700 tỉ đồng và tiến hành trùng tu vào năm 2019. Sau khi Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam công trình trên đã ngưng thi công.

    Con gái Trương Mỹ Lan rao bán toà nhà 1 tỉ USD

    Đối với dự án Capital Place Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) mà Trương Mỹ Lan đã uỷ quyền cho con gái là Chu Duyệt Phấn bán với giá 1 tỉ USD để thu hồi tài sản khắc phục hậu quả trong vụ án, bị cáo Lan cho biết dự án này đang thế chấp vay 230 triệu USD của các ngân hàng nước ngoài. Do đó, khi bán thành công dự án và trừ đi các khoản chi phí, trả nợ ngân hàng thì phần còn lại sẽ nộp để khắc phục hậu quả của vụ án.

    Tuy nhiên, HĐXX cũng cho biết đối với dự án này con gái bị cáo đang rao bán 1 tỉ USD tuy nhiên thực tế đối tác tìm mua chỉ trả với giá khoảng 360 triệu USD, không có chuyện bán với giá 1 tỉ USD như bị cáo trình bày. "Hoặc bị cáo có chứng cứ, tài liệu nào thể hiện dự án được đối tác đồng ý mua với giá cao thì cung cấp cho HĐXX để xem xét"- chủ tọa nói.

    Cận cảnh căn biệt thự cổ hơn 700 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan

    Căn biệt thự cổ gần 100 năm tuổi, có giá trị hơn 700 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan nằm ở vị trí đắc địa tại TPHCM.

    biet thu truong my lan 1

    Căn biệt thự cổ ở địa chỉ số 110-112 Võ Văn Tần (quận 3, TPHCM) diện tích gần 3.000m2 của bà Trương Mỹ Lan, có 3 mặt tiền là đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu.

    biet thu truong my lan 1

    Căn biệt thự cổ này trước đây có tên là biệt thự Phương Nam do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu. Khi thị trường bất động sản sôi động, căn biệt thự này được rao bán với giá 47 triệu USD.

    biet thu truong my lan 1

    Năm 2015, bà Trương Mỹ Lan thông qua Công ty CP MINERVA mua lại căn biệt thự cổ này với giá 35 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng). Được biết, công ty CP MINERVA thành lập ngày 28/7/2015 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

    biet thu truong my lan 1

    Tòa nhà có 3 lối vào: Hai cổng chính trên đường Võ Văn Tần và một cổng phụ trên đường Bà Huyện Thanh Quan. 

    biet thu truong my lan 1

    Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, xung quanh căn biệt thự được quây tôn, bên ngoài vô cùng nhếch nhác bởi tình trạng buôn bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè để làm bãi giữ xe.

    biet thu truong my lan 1

    Không gian sử dụng của căn biệt thự này bao gồm 2 tầng lầu với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 2.500m2, được thiết kế theo hướng Bắc - Nam, theo trình tự của từng khối công trình. Phần chính của ngôi nhà rộng 990m2, bao gồm 16 phòng.

    biet thu truong my lan 1

    Năm 2019, ngay sau khi mua lại căn biệt thự này, bà Trương Mỹ Lan đã cho trùng tu lại và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, khi gần hoàn thành thì dự án phải dừng thi công do bà Lan vướng vào vòng lao lý.

    Hiện tại, bên trong công trình, vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, không có công nhân, chỉ có bảo vệ trông coi.

    biet thu truong my lan 1

    Căn biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ. 

    biet thu truong my lan 1

    Các công trình bên ngoài căn biệt thự cũng đã được trùng tu gần xong.

    biet thu truong my lan 1

    Trước đó, tại một hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa ở TPHCM, kiến trúc sư người Pháp Nicolas Viste (trưởng nhóm trùng tu căn biệt thự), cho rằng căn biệt thự này được xem là báu vật quốc gia nhờ vào các thiết kế mô phỏng một cách đặc biệt về văn hóa Việt Nam.

    Theo Plo / Dân Trí

  • Tòa nhà Nexxus được thuộc sở hữu của một pháp nhân dưới quyền điều hành con gái bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ (Eric Chu).

    truong my lan ban nha 1
    Gia đình bà Trương Mỹ Lan vừa bán một tòa nhà ở Hong Kong với giá 820 triệu USD.

    Theo thông tin từ chuyên trang bất động sản châu Á Mingtiandi, gia đình bà Trương Mỹ Lan vừa bán một tòa nhà văn phòng hạng A ở trung tâm Hong Kong cho một pháp nhân có liên quan đến ông trùm công nghệ Đài Loan (Trung Quốc) với giá 6,4 tỷ HK$ (khoảng 820 triệu USD).

    Theo đó, công ty có liên quan đến ông Steve Chang - đồng sáng lập và Chủ tịch của công ty an ninh mạng Trend Micro Inc niêm yết tại Tokyo đã mua lại đơn vị sở hữu tòa nhà Nexxus tại số 77 Des Voeux Road Centralm Hong Kong. Trong khi đó tòa nhà Nexxus thuộc sở hữu của một pháp nhân dưới quyền điều hành con gái bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ (Eric Chu).

    Theo báo cáo từ JLL, ông Chang đã mua lại tài sản này sau khi các tòa nhà văn phòng hạng A ở Hong Kong giảm 34% kể từ năm 2019. Tòa nhà của gia đình bà Trương Mỹ Lan cao 22 tầng, từng được định giá hơn 9 tỷ HK$ vào cuối năm 2022.

    Ông Alex Leung, Giám đốc khảo sát của CHFT Advisory and Appraisal có trụ sở tại Hong Kong, cho biết: "Chúng tôi cho rằng giá trị của toàn bộ tòa nhà đã giảm khoảng 30% - 35% so với mức đỉnh điểm vào quý 4/2018".

    Động thái của ông Steve Chang diễn ra sau khi bà Trương Mỹ Lang bị khởi tố trong vụ đại án Vạn Thịnh Phát, gây tổn thất hơn 300.000 tỷ đồng. Mingtiandi cho biết gia đình bà Trương Mỹ Lan từng có một danh mục bất động sản ở Hong Kong trị giá đến 16 tỷ HK$ (khoảng hơn 2 tỷ USD). Trong đó, gia đình này đã từng mua tòa nhà Nexxus từ liên doanh Morgan Stanley-Gaw Capital Partners-Pamfleet (nay là Schroders) với giá 3,6 tỷ HK$ vào năm 2009.

    truong my lan ban nha 1
    Nexxus Building.

    Các hồ sơ mà Mingtiandi cho thấy Giám đốc của công ty sở hữu toà nhà đã đổi từ Elizabeth Chu (con gái bà Trương Mỹ Lan) thành ông Carol Wang Ting Hsuan đến từ Đài Loan (Trung Quốc). Địa chỉ của ông Wang ở Đài Loan trùng khớp với địa chỉ của Ming Yi Foundation và Flow Inc. Cả hai công ty này đều do ông Steve Chang thành lập.

    Tháng 6 năm ngoái, một số tài sản liên quan ông Eric Chu đã được bán như: khách sạn có 132 phòng ở khu Tín Hậu của Hong Kong với giá 470 triệu HK$  – lỗ 41% so với thời điểm mua vào. Cùng tháng đó, một căn nhà ở khu Peak danh giá của Hong Kong được bán với giá 300 triệu HK$, giảm giá hơn 30%.

    Các tài sản còn lại của Eric Chu ở Hồng Kông bao gồm tòa tháp văn phòng The Wellington trên phố Wellington của Sheung Wan mà ông mua lại vào năm 2017 với giá 3 tỷ HK$, cũng như nhiều khu dân cư sang trọng được cho là có tổng giá trị vượt quá 2 HK$. Như vậy, số tài sản của ông Eric Chu tại Hong Kong vẫn còn khoảng 5 tỷ HK$ (khoảng 640 triệu USD).

    Ở một diễn biến liên quan, Viva Land - tập đoàn bất động sản được cho là liên quan đến Vạn Thịnh Phát đã bán Hotel Telegraph (tổ hợp khách sạn được biết đến với tên gọi SO/Singapore) cho một pháp nhân liên quan đến Sunray Woodcraft Construction (Sunray) - do gia đình doanh nhân Tan Teng Huat kiểm soát. Giá chuyển nhượng rơi vào khoảng 170-180 triệu SGD (125-133 triệu USD).

    Khách sạn có vị trí đắc địa tại ngã tư đường Robinson và Boon Tat được Viva Land thâu tóm vào tháng 5/2022, với giá 240 triệu SGD (khoảng 173 triệu USD). Thương vụ từng được xem là 'benchmark' mới cho thị trường khách sạn tại Singapore. Sau khi về tay Viva Land, SO/Singapore được đổi tên thành Hotel Telegraph.

    Viva Land có thể sẽ lỗ khoảng 70 triệu SGD (tương ứng mức lỗ 30%) nếu thương vụ được hoàn tất. Trước đó, Viva Land được cho là đã rao bán khách sạn này với mức giá 200 triệu SGD.

    Theo Soha

  • Vụ án Vạn Thịnh Phát, trong 86 bị cáo, có 13 người bị truy tố ở khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

    Ngày 5.3, TAND TP.HCM sẽ bắt đầu xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về các tội "tham ô tài sản", "đưa hối lộ", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

    85 bị cáo còn lại gồm: 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN); 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: "tham ô tài sản", "nhận hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng". Có 5 bị cáo là cựu lãnh đạo SCB đang bị truy nã, và TAND TP.HCM đã phát thông báo kêu gọi 5 người này ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

    van thinh phat 1

    Trong 86 bị cáo, có 13 người bị truy tố ở khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình, gồm: bị cáo Trương Mỹ Lan và 11 đồng phạm bị truy tố về tội "tham ô tài sản" theo khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự năm 2015; bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc NHNN, bị truy tố tội "nhận hối lộ" theo khoản 4 điều 354 bộ luật Hình sự.

    Nợ gốc của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ tại SCB

    Theo cáo trạng, mặc dù không giữ chức vụ gì trong SCB, nhưng do nắm 91,5% cổ phần SCB (cho cá nhân, pháp nhân khác đứng tên) nên thực tế, bị cáo Trương Mỹ Lan có "quyền lực" chi phối, chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB. Đồng thời, Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (viết tắt là VTP) và chủ các công ty trong hệ sinh thái VTP, nên bà Lan bằng nhiều thủ đoạn như: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín vào các vị trí chủ chốt tại SCB; thành lập các đơn vị thuộc SCB chỉ để cho vay, giải ngân theo yêu cầu; thành lập các công ty "ma", tạo lập hồ sơ vay khống; cấu kết với các công ty liên quan tạo lập khoản vay, chiếm đoạt tiền của SCB; thông đồng, câu kết với các công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản đảm bảo; lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau khi giải ngân; mua chuộc cán bộ, lãnh đạo cơ quan chức năng để bưng bít, che giấu sai phạm tại SCB...

    Kết quả điều tra xác định trong giai đoạn 10 năm, từ 1.1.2012 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.257 khoản/hơn 1 triệu tỉ đồng. Đến ngày 17.10.2022, còn 1.284 hồ sơ vay, tương đương dư nợ 677.286 tỉ đồng, không có khả năng thu hồi (nợ gốc 483.971 tỉ đồng, lãi/phí 193.315 tỉ đồng). Nợ gốc của bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc tại SCB.

    Trong đó, từ ngày 1.1.2012 - 31.12.2017, bị cáo vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại hơn 64.600 tỉ đồng, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo các khoản vay; từ ngày 1.1.2018 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô tài sản hơn 304.000 tỉ đồng nợ gốc, và hơn 129.000 tỉ đồng lãi suất phát sinh từ nợ gốc, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Như vậy, Trương Mỹ Lan và các đồng phạm liên quan giúp sức cho bị cáo đã gây thiệt hại cho SCB tổng cộng gần 498.000 tỉ đồng.

    van thinh phat 1
    Tòa nhà Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Q.1, TP.HCM. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

    Nhận hối lộ 5,2 triệu USD và 16 khoản tiền khác

    Để sai phạm có thể diễn ra suốt 10 năm mà không bị ngăn chặn, ngoài thủ đoạn đến từ bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm, cơ quan tố tụng xác định một phần nguyên nhân đến từ sự tiếp tay của các cán bộ thanh tra thuộc NHNN.

    Theo cáo trạng, trong quá trình 2 lần thanh tra vào năm 2017 và 2018 tại SCB, để che giấu thực trạng đặc biệt yếu kém và các sai phạm tại SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Trưởng đoàn thanh tra - bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc NHNN); đồng thời chỉ đạo cựu Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn đưa cho bị cáo Nhàn 5,2 triệu USD. Qua đó, bị cáo Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn thanh tra báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB, cố tình che giấu, làm nhẹ sai phạm của SCB và kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho SCB được tái cơ cấu.

    Ngoài ra, theo cáo trạng, 11 bị cáo là lãnh đạo NHNN và thành viên đoàn thanh tra đã nhiều lần nhận tiền, quà biếu của SCB: cựu Phó chánh thanh tra NHNN Nguyễn Văn Hưng nhận 390.000 USD. Bị cáo Hưng là người ra quyết định thanh tra, chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát nội dung hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra tại SCB; Phó trưởng đoàn thanh tra Nguyễn Thị Phụng (cựu Cục phó Cục II NHNN) nhận 20.000 USD và 210 triệu đồng, 1 đồng hồ, 1 túi xách, 1 chiếc khăn; các thành viên đoàn thanh tra Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Tuấn Khoa nhận 100 triệu đồng; Vương Đỗ Anh Tuấn nhận 20.000 USD và 2 chiếc áo; Trần Văn Tuấn nhận 6.000 USD, 40 triệu đồng; Lê Thanh Hà nhận 14.000 USD, 100 triệu đồng; Nguyễn Duy Phương chỉ thừa nhận đã nhận 1.000 USD, 20 triệu đồng, không thừa nhận đã nhận 5.000 USD; Nguyễn Văn Thùy nhận 21.000 USD, 60 triệu đồng, 1 áo sơ mi, 1 áo phông, 1 hộp yến; Trương Việt Hưng nhận 6.000 USD.

    Các bị cáo nói trên bị Viện KSND tối cao truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Hiện các bị cáo đã nộp lại tiền, quà biếu.

    Bên cạnh đó, 5 bị cáo thuộc NHNN chi nhánh TP.HCM và Cục thanh tra giám sát ngân hàng TP.HCM bị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", khi nhận quà biếu, tiền của SCB để làm trái với công vụ: Nguyễn Văn Dũng (cựu Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM) nhận 400 triệu đồng, 15.000 USD; Nguyễn Thị Phi Loan (cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra giám sát (TTGS) NHNN chi nhánh TP.HCM) nhận 470 triệu đồng; Võ Văn Thuần nhận 1,8 tỉ đồng, Phan Tấn Trung nhận 1,1 tỉ đồng. Hai bị cáo đều là cựu Phó chánh TTGS NHNN chi nhánh TP.HCM; Nguyễn Tín (cựu thanh tra viên, Phó trưởng phòng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục TTGS NHNN chi nhánh TP.HCM) nhận 500 triệu đồng. Năm bị cáo này cũng đã nộp lại toàn bộ tiền, riêng bị cáo Phan Tấn Trung chỉ mới nộp 554 triệu đồng/1,1 tỉ đồng đã nhận.

    Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Du (cựu Chánh thanh tra Cơ quan TTGSNN, thay Nguyễn Văn Hưng từ tháng 10.2018) bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", do thiếu kiểm tra chặt chẽ trước khi ký kết luận thanh tra số 3959 năm 2018, không phát hiện các sai phạm của SCB thông qua kết quả thanh tra, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho SCB.

    13 bị cáo bị truy tố ở khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình

    1. Trương Mỹ Lan: tham ô hơn 304.000 tỉ đồng của SCB

    2. Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB, đang bị truy nã): ký khống 305 khoản vay, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 189.000 tỉ đồng.

    3. Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB): ký khống 348 khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 192.000 tỉ đồng.

    4. Tạ Chiêu Trung (cựu thành viên HĐQT SCB): ký khống 9 khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 4.400 tỉ đồng. Khắc phục 300 triệu đồng.

    5. Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB): ký khống 207 khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 104.000 tỉ đồng.

    6. Trương Khánh Hoàng (cựu Phó tổng giám đốc SCB): ký khống 386 khoản vay, để Trương Mỹ Lan chiếm đoạt gần 183.000 tỉ đồng. Khắc phục 9,85 triệu cổ phần SCB.

    7. Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB): ký khống 617 khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 200.000 tỉ đồng. Khắc phục 300.000 cổ phần SCB.

    8. Hồ Bửu Phương (cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn VTP): phối hợp với các văn phòng HĐQT Tập đoàn VTP cùng các cá nhân liên quan lên phương án "giải quỹ", giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 163.000 tỉ đồng.

    9. Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula): điều hành, tìm người đứng tên các công ty "ma", đứng tên cổ phần, vay vốn, ký chứng từ rút, nộp tiền, tạo dựng hồ sơ vay khống tại SCB, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 297.000 tỉ đồng. Khắc phục 300 triệu đồng.

    10. Đặng Phương Hoài Tâm (cựu Trưởng văn phòng HĐQT Tập đoàn VTP): quản lý danh sách các công ty "ma" đứng tên các khoản vay khống, lên phương án "giải quỹ" khi SCB giải ngân, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 171.000 tỉ đồng. Khắc phục 30 triệu đồng.

    11. Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Tập đoàn VTP, cháu ruột Trương Mỹ Lan): sử dụng 52 công ty "ma", 4 công ty có thật, tạo lập 152 khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỉ đồng. Khắc phục hơn 1 tỉ đồng, và 3.000 USD.

    12. Dương Tấn Trước (Tổng giám đốc Công ty TNHH TM&SX Tường Việt): sử dụng pháp nhân nhóm Công ty Tường Việt, lập khống hồ sơ vay tại SCB, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.700 tỉ đồng. Sau khi khởi tố đã trả hơn 813 tỉ đồng cho SCB, nộp khắc phục 52 tỉ đồng, xin được nộp lại hơn 2.200 tỉ đồng nhận của bị cáo Lan.

    13. Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ 5,2 triệu USD để bao che, bưng bít sai phạm của SCB. Đã khắc phục 4,8 triệu USD và hơn 10 tỉ đồng.

    Theo Thanh Niên

  • Với cáo buộc tham ô hơn 304.000 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị truy tố đến khung tử hình.

    Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB và các đơn vị có liên quan, Viện KSND tối cao truy tố ra trước TAND TP.HCM để xét xử đối với 86 bị can. Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc cùng lúc 3 tội danh: tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    truong my lan tu hinh 1
    Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị truy tố đến khung tử hình

    Tham ô hơn 304.000 tỉ - số tiền lớn chưa từng có

    Theo cơ quan tố tụng, bà Trương Mỹ Lan là người điều hành "đế chế" Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn duy trì họat động "hệ sinh thái" doanh nghiệp khổng lồ này, bà Lan tìm cách thâu tóm SCB, nhằm biến ngân hàng trở thành công cụ tài chính của mình.

    Thông qua chiêu trò thu gom cổ phần rồi nhờ người khác đứng tên hộ, bà Trương Mỹ Lan sở hữu tới hơn 91,5% cổ phần SCB. Với tỷ lệ cổ phần gần như tuyệt đối, cộng thêm việc cài cắm nhân sự thân tín vào các vị trí chủ chốt tại SCB, bà Lan nắm quyền chi phối mọi hoạt động của ngân hàng, dù không đứng tên trong thành phần ban lãnh đạo.

    Từ năm 2012 - 2022, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng đồng phạm đã được SCB giải ngân hàng ngàn khoản vay, với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng. Tuy nhiên, phần lớn hồ sơ khoản vay được lập khống, tài sản đảm bảo không đủ giá trị pháp lý. Tính đến tháng 10.2022, tổng dư nợ không có khả năng thu hồi là hơn 677.000 tỉ đồng; sau khi trừ đi các tài sản bảo đảm có giá trị, thiệt hại gây ra là hơn 498.000 tỉ đồng.

    Trong số thiệt hại trên, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc tham ô tài sản của SCB hơn 304.000 tỉ đồng, cùng với đó là hơn 129.000 tỉ đồng tiền lãi và chi phí phát sinh.

    Với lượng tiền chiếm đoạt từ hành vi tham ô lớn chưa từng có như vậy, bà Lan bị Viện KSND tối cao truy tố theo quy định tại khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự năm 2015; khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

    Điều 5 Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quy định về các nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng. Trong đó, trường hợp người phạm tội tham ô tài sản chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn, thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.

    Tuy nhiên, trong phần các tình tiết giảm nhẹ, bao gồm việc tự nguyện khắc phục hậu quả, cáo trạng của Viện KSND tối cao cho thấy bà Trương Mỹ Lan chưa nộp đồng nào. Dù vậy, tại phần kê biên tài sản, cáo trạng cho hay, cơ quan điều tra đã kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng đó là hàng trăm triệu cổ phần tại SCB và các công ty khác…

    truong my lan tu hinh 1
    Trong 10 năm, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị cáo buộc rút hơn 1 triệu tỉ đồng từ SCB, gây thiệt hại hơn 498.000 tỉ đồng. Ảnh: T.N

    Cùng hành vi, vì sao bị truy tố 2 tội?

    Có một điểm khá đặc biệt liên quan đến tội danh mà bà Trương Mỹ Lan bị truy tố, đó là cùng một hành vi nhưng Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo buộc phạm 2 tội danh khác nhau, tương ứng với 2 giai đoạn phạm tội.

    Giai đoạn thứ nhất, từ tháng 2.2018 đến tháng 10.2022, Viện KSND tối cao truy tố bà Lan tội tham ô tài sản, với số tiền chiếm đoạt và gây thiệt hại tổng cộng hơn 433.000 tỉ đồng như đã nêu.

    Giai đoạn thứ hai, từ tháng 1.2012 đến tháng 12.2017, cũng với thủ đoạn lập khống hồ sơ để rút tiền từ SCB và gây thiệt hại hơn 64.000 tỉ đồng, bà Lan lại bị truy tố tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo quy định tại điều 179 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Vì sao lại có sự khác biệt như trên?

    Viện KSND tối cao cho hay, hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm diễn ra trong thời gian dài (10 năm, từ 2012 - 2022), trong khi bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1.1.2018 (thời điểm bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành).

    Theo đó, hành vi phạm tội nào xảy ra trước ngày 1.1.2018 thì áp dụng quy định tại bộ luật Hình sự năm 1999, hành vi phạm tội nào xảy ra kể ngày 1.1.2018 thì áp dụng quy định tại bộ luật Hình sự năm 2015; đồng thời có xem xét nguyên tắc có lợi cho bị can.

    Đối chiếu với vụ án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn bà Lan và đồng phạm "rút ruột" SCB từ tháng 1.2012 đến tháng 12.2017 là khi bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực. Chưa kể, bộ luật Hình sự năm 1999 cũng không quy định về tội danh tham ô tài sản đối với khu vực ngoài Nhà nước.

    Vì thế, bà Lan bị truy tố tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Theo Thanh Niên

  • Căn biệt thự cổ gần 100 năm tuổi, có giá trị hơn 700 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan nằm ở vị trí đắc địa tại TPHCM.

    biet thu truong my lan 1

    Căn biệt thự cổ ở địa chỉ số 110-112 Võ Văn Tần (quận 3, TPHCM) diện tích gần 3.000m2 của bà Trương Mỹ Lan, có 3 mặt tiền là đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu.

    biet thu truong my lan 1

    Căn biệt thự cổ này trước đây có tên là biệt thự Phương Nam do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu. Khi thị trường bất động sản sôi động, căn biệt thự này được rao bán với giá 47 triệu USD.

    biet thu truong my lan 1

    Năm 2015, bà Trương Mỹ Lan thông qua Công ty CP MINERVA mua lại căn biệt thự cổ này với giá 35 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng). Được biết, công ty CP MINERVA thành lập ngày 28/7/2015 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

    biet thu truong my lan 1

    Tòa nhà có 3 lối vào: Hai cổng chính trên đường Võ Văn Tần và một cổng phụ trên đường Bà Huyện Thanh Quan. 

    biet thu truong my lan 1

    Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, xung quanh căn biệt thự được quây tôn, bên ngoài vô cùng nhếch nhác bởi tình trạng buôn bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè để làm bãi giữ xe.

    biet thu truong my lan 1

    Không gian sử dụng của căn biệt thự này bao gồm 2 tầng lầu với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 2.500m2, được thiết kế theo hướng Bắc - Nam, theo trình tự của từng khối công trình. Phần chính của ngôi nhà rộng 990m2, bao gồm 16 phòng.

    biet thu truong my lan 1

    Năm 2019, ngay sau khi mua lại căn biệt thự này, bà Trương Mỹ Lan đã cho trùng tu lại và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, khi gần hoàn thành thì dự án phải dừng thi công do bà Lan vướng vào vòng lao lý.

    Hiện tại, bên trong công trình, vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, không có công nhân, chỉ có bảo vệ trông coi.

    biet thu truong my lan 1

    Căn biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ. 

    biet thu truong my lan 1

    Các công trình bên ngoài căn biệt thự cũng đã được trùng tu gần xong.

    biet thu truong my lan 1

    Trước đó, tại một hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa ở TPHCM, kiến trúc sư người Pháp Nicolas Viste (trưởng nhóm trùng tu căn biệt thự), cho rằng căn biệt thự này được xem là báu vật quốc gia nhờ vào các thiết kế mô phỏng một cách đặc biệt về văn hóa Việt Nam.

    Theo Dân Trí

  • Khi cần tiền mặt, chủ tịch Vạn Thịnh Phát yêu cầu lãnh đạo SCB giải ngân cho các khoản vay khống rồi chuyển vào các tài khoản 'ma'. Lái xe riêng sẽ chở tiền về nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan hoặc trụ sở tập đoàn với số tiền hàng trăm ngàn tỉ. 

    truong my lan scb van thinh phat 1
    Trương Mỹ Lan chỉ đạo lái xe vận chuyển 108 ngàn tỉ và 17,5 triệu USD tiền mặt từ SCB về nhà riêng hoặc trụ sở Vạn Thịnh Phát

    Theo kết luận điều tra, dù không nắm giữ chức vụ gì nhưng bà Lan mới là "chủ thực sự" chi phối Ngân hàng SCB biến thành "công cụ tài chính" để huy động tiền gửi sau đó cấp vốn cho "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát".

    Lập tài khoản "ma" rút tiền mặt để cắt đứt dòng tiền

    Mỗi khi cần tiền, nữ chủ tịch Vạn Thịnh Phát sẽ yêu cầu nhóm lãnh đạo SCB tập trung tại tòa nhà Times Square để họp đưa ra các phương án lập khống hồ sơ vay tiền chứ không làm việc tại trụ sở ngân hàng.

    Dưới "quyền lực tuyệt đối" của bà Lan, dàn lãnh đạo SCB phải phân công nhau nhiệm vụ để các khoản vay được giải ngân.

    Để hợp thức việc rút tiền sử dụng cho các mục đích cá nhân, tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, có điều kiện truy vết theo dòng tiền, Trương Mỹ Lan chỉ đạo "thân tín" tại SCB phối hợp với nhân viên Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ khống giải ngân các khoản vay.

    Bà Lan cũng chỉ đạo các thuộc cấp mượn nhiều pháp nhân, cá nhân tạo tài khoản "ma" tại ngân hàng. Tiền vay sau khi giải ngân sẽ được chuyển vào tài khoản của các cá nhân, pháp nhân "ma" để thực hiện chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng hoặc chỉ đạo cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền - kết luận điều tra nêu.

    Việc rút tiền tại Ngân hàng SCB được thực hiện như sau: Khi cần tiền để sử dụng, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung chỉ đạo một số chi nhánh lớn của Ngân hàng SCB thực hiện dưới hai hình thức rút tiền mặt trực tiếp tại Ngân hàng SCB hoặc chuyển khoản vào các tài khoản của các công ty "ma", cá nhân trong nhóm.

    Nhóm cán bộ, lãnh đạo SCB xuất tiền theo một quy trình có sẵn bất chấp các quy định pháp luật rồi giao cho Bùi Văn Dũng. Sau đó, Dũng vận chuyển tiền về nhà cho Trương Mỹ Lan tại tòa nhà Sherwood, 127 Pasteur, quận 3, TP.HCM.

    truong my lan scb van thinh phat 1
    Trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM) nơi chuyển hàng trăm tỉ từ Ngân hàng SCB về cho Trương Mỹ Lan - Ảnh: T.T.D

    Tại tòa nhà trên, Dũng giao cho Trần Thị Hoàng Uyên - trợ lý của chủ tịch Vạn Thịnh Phát. Uyên theo chỉ đạo của bà Lan giao tiền cho những người đến nhận. Tuy nhiên Uyên không lưu giữ ghi chép về người nhận tiền.

    Những chuyến xe chở tiền về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

    Hoặc có những chuyến xe chở tiền thẳng về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại 193-203 Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) để giao cho Trương Mỹ Lan hoặc chuyển tiền trực tiếp cho các cá nhân theo chỉ đạo của nữ doanh nhân này.

    Kết quả điều tra xác định sổ tay ghi chép và lời khai của Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý Trương Mỹ Lan) từ ngày 26-2-2019 đến ngày 12-9-2022, theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Dũng đã vận chuyển tiền từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của nữ doanh nhân này khoảng 108 ngàn tỉ đồng và 14,7 triệu USD.

    Số tiền mặt trên được rút ra khỏi SCB không chỉ từ khoản vay tín dụng của ngân hàng mà còn có nguồn từ phát hành trái phiếu. Những chuyến xe chở tiền khỏi nhà băng được giao cho bà Lan hoặc đưa cho một số cá nhân theo chỉ đạo của chủ tịch Vạn Thịnh Phát - kết luận nêu.

    Khi chưa cần sử dụng ngay tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp sử dụng các pháp nhân, cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng SCB để nhận tiền, chuyển tiền được giải ngân. Tiền sau đó tiếp tục được "chuyển lòng vòng" trong các công ty thuộc "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát", chuyển đến các tài khoản theo mục đích sử dụng của Trương Mỹ Lan - kết luận nêu.

    Bằng các thủ đoạn nêu trên, kết quả điều tra đến nay xác định theo chứng từ giải ngân, việc chuyển tiền đến các tổ chức được thực hiện qua tài khoản của 483 cá nhân và 450 pháp nhân. Tổng cộng có 1.284 khoản vay với hơn 483 ngàn tỉ dư nợ gốc.

    Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và một số người khác liên quan hành vi trên đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng được công an tách ra điều tra ở giai đoạn sau.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Trải qua nhiều lời đồn thổi về những câu chuyện tâm linh xoay quanh khu trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza nhưng nó vẫn đứng đó sừng sững cho đến ngay nay, tuy rằng nhiều hộ dân đã chuyển nhà ra khỏi khu thương mại này và nó sắp sửa được phá bỏ để nhường chỗ cho các dự án mới. Sau đây là một số câu chuyện tâm linh ở Thuận Kiều Plaza giờ mới kể, đây hoàn toàn là câu chuyện có thật mà chính tác giả là người đã chứng kiến.

     thuan kieu plaza 1

    Chàng trai IT và sự kiện khó quên ở Thuận Kiều Plaza

    Người kể câu chuyện này xảy ra năm 2010 là một lập trình viên tên Minh của một công ty phần mềm có trụ sở ở Hàn Quốc, thường làm việc về muộn nên đã nhiều lần đụng phải những hiện tượng kỳ bí trong căn phòng 303 ở khu căn hộ chung cư Thuận Kiều. Sau những lần tự mình kiểm chứng thì Minh hỏi lại mấy anh chị làm chung phòng thì họ cũng khẳng định thỉnh thoảng có nghe tiếng nước chảy trong bếp hoặc nhà tắm vào những khi ở lại trễ. Thường thì hiện tượng trên xảy ra trong tầm tối tối khoảng 20h trở đi là tiếng nước bắt đầu chảy, dù họ chắc chắn là trong phòng không còn ai. Bởi vậy mấy ổng bả không ai dám ở lại làm trễ, chỉ có mình Minh mới vô không biết. Ngay cả những người bên phòng 304 thì họ nói cũng nhiều lần nghe thấy những âm thanh kỳ quái. Và dĩ nhiên là họ đã thuê dịch vụ chuyển nhà dọn đi nơi khác sau nhiều lần chứng kiến cảnh tượng kỳ quái.

    Phải nói đến tiểu sử của căn phòng 302 ở tầng 30 này được bác bảo vệ kể trước đây có một đôi vợ chồng Việt Kiều cũng thuê, sau một thời gian thì họ đề nghị chuyển nhà từ 302 sang 301. Nhưng không lâu sau thì họ tìm dịch vụ chuyển nhà trọn gói dọn đi luôn. Nguyên nhân vì sao thì họ không nói, chỉ biết là cái ngày mà họ dời đi, họ đốt nhang khói hương nghi ngút trong căn 301 và cắm 3 cây nhang lên núm cửa của căn 302. Họ còn nói là đừng cho ai thuê mấy căn ở tầng 30, hỏi vì sao thì họ lại im không trả lời. Bác bảo vệ biết Minh là người của công ty phần mềm này hiện đang thuê 303, 304 nên mới kể và khuyên nếu thấy có gì lạ thì cũng đừng sợ và hạn chế ở lại quá khuya. Do đó, hiện tại không có ai thuê căn hộ ở tầng 30 tòa nhà khu C, trừ công ty của Minh với 2 căn 303, 304. Tầng 30 có 8 căn thì 6 căn còn lại bỏ trống hoàn toàn.

     thuan kieu plaza 1

    Trong phòng làm việc của công ty Minh có cái cửa sổ nhà tắm thông ra khoảng không và đối diện với cửa sổ nhà kế bên, mà sau này mới biết là căn hộ 302. Cửa sổ căn hộ bên 302 đang mở và dù không có đèn, nhưng với ánh sáng từ nhà tắm chiếu qua thì mình vẫn thấy lờ mờ một gương mặt đang nhìn về phía mình dù không thấy rõ mặt. Đến giờ Minh cũng không rõ cái mặt người lờ mờ nhìn từ cửa sổ 302 sang bên phòng tắm 303 đêm đó là gì vì thời điểm đó đâu có ai ở. Còn nguyên nhân mà công ty của Minh thuê ngay cái tầng này của Thuận Kiều Plaza thì phải kể đến ông sếp của mình. Ông sếp mình là người Hàn khoảng gần 50 tuổi qua Việt Nam quản lý và thuê nhà ở rồi mở văn phòng luôn. Phải công nhận mình rất phục ổng về độ lỳ chẳng sợ ma cỏ. Ổng thích thuê tầng cao vì mát và yên tĩnh, phong cảnh đẹp. Các bạn nghĩ ban đêm trên tầng 30 có mỗi mình ổng ngủ ở 303 xung quanh không có ai là biết ông này cỡ nào.

    Trong một lần đi ăn tối với công ty thì trong lúc say thì Minh lại lôi chuyện này ra kể. Minh hỏi sếp là ngủ vậy ban đêm có gặp gì bất thường không. Ổng kêu chẳng có gì, nhưng có đôi lúc nửa đêm ổng tỉnh dậy đi tiểu thì nghe tầng dưới có tiếng lộp cộp như tiếng chân người đi xuống kiểm tra thì không thấy ai. Rồi đôi lúc ổng ngủ mớ lại nghe văng vẳng tiếng người nói chuyện, tỉnh dậy đi lòng vòng kiểm tra thì cũng không có ai. Vậy mà ổng vẫn ở, ăn ngủ đều đều mới sợ. Riết thấy sếp Minh giống người cõi âm.

    Hiện tại thì Minh không còn làm việc ở đấy nữa nhưng thỉnh thoảng đi ngay qua chỗ làm cũ thì Minh không khỏi rùng mình mặc dù nhìn lên Block C nơi công ty cũ mà Minh từng làm thì tối đen không một ngọn đèn. Có lẽ không còn ai đủ can đảm chuyển nhà lên đó ở nữa chăng.

    Sự kiện cảnh sát chìm dùng súng bắn chết người yêu

    Năm 2002, nơi đây đã từng xảy ra một án mạng kinh hoàng gây chấn động toàn bộ khu vực xung quanh. Đó là một vụ án đầy thương tâm của một đôi tình nhân.

    Nạn nhân là một cô gái sinh viên còn rất trẻ và một thanh niên - được xác nhận là thượng sĩ thuộc đội cảnh sát hình sự thành phố. Qua điều tra, sau khi ăn tối cùng gia đình của cô gái xong, cả hai người đã xảy ra xích mích. Lúc đó nam thanh niên đã dừng xe ngay tại chân Thuận Kiều Plaza. Một cuộc cãi vã lớn tiếng, đỉnh điểm là khi hiểu lầm người yêu mình lén lút giấu mình sau lưng có người thứ ba. Thanh niên ấy đã không thể kiềm chế liền rút súng ra kê thẳng vào đầu của cô bạn gái. Cô gái quát lớn vào mặt chàng thanh niên: "Dừng lại, anh bĩnh tình cất súng nghe em giải...". Nhưng mọi thứ đã quá muộn.

    Đùng một cái tiếng súng phát ra, viên đạn bay xuyên đầu qua cô gái, cô gái ngã lao xuống đất, mặt dính đầy máu. Sau khi giết chết người yêu của mình, nam thanh niên nhìn xung quanh, rồi chạy tới ôm chầm lấy xác người yêu, vừa khóc vừa cười như điên loạn rồi quơ lấy cây súng tự tay chĩa thẳng vào đầu mình rồi hét lớn "Anh tới với em đây".

    "Đùng..." tiếng súng thứ hai lại nổ lên, chàng trai ngã lăn ra tại chỗ, nằm cạnh xác cô gái, tử vong ngay lập tức. Vài phút sau, công an có mặt để phong tỏa hiện trường vụ án mạng, người nhà của nạn nhân cũng đã tới. Rất nhiều người dân đã hiếu kì đến xem. Người thì khóc than cho số phận bi đát của cả hai, kẻ thì buông lời trách móc.

     thuan kieu plaza 1

    Sau sự kiện đó, cũng đã có rất nhiều câu chuyện ma ở Thuận Kiều Plaza được thêu dệt lên. Có người thì kể, thi thoảng vào mỗi buổi sáng, vào tầm khoảng 4 - 5 giờ đi tập thể dục lại thấy bóng dáng của một cặp nam nữ đứng ở trạm xe bus, lâu lâu thì cứ canh có người đi đường ngang thì lại van xin đòi trả mạng. Người thì chết oan, kẻ thì tự sát nên linh hồn không thể siêu thoát. Có người thì nói, mỗi khi trời chập tối là lo tranh thủ dọn hàng ở quầy sạp thật sớm, tránh về trễ,nếu không sẽ gặp ngay hồn ma của cô gái năm xưa bay qua bay lại trong hành lang rồi lại ghé tiệm hỏi thăm sức khỏe. Có anh bảo vệ kia, nửa đêm đi trực thì tình cờ gặp một cô gái mặt dính đầy máu đòi đi nhờ thang máy. Thế là anh bảo vệ ấy mặt mày tái mét, chết lặng rồi té xĩu.

    Chính vì bị đồn là Thuận Kiều Plaza có m.a, mọi người đều tin điều đó là thật nên cũng chả ai dám bén mảng hay tới lui nữa khiến mọi việc kinh doanh buôn bán ở Thuận Kiều dần trở nên ế ẩm, mọi thứ đi vào ngõ cụt. Một số người mê tín dị đoan. Họ nói Thuận Kiều nhìn từ xa giống ba cây nhang đỏ chót chòn chọt nghi ngút giữa trời, hay là nhìn như một con tàu bị đục thủng mất một lỗ. Đó là điều xui xẻo điềm gỡ, nên mới trở nên thất bại bị suy tàn.

    Mãi đến sau này, khi mọi thứ đã dần thay đổi, quá khứ bị lãng quên. Thuận Kiều đã được củng cố lại rồi thay vào đó một màu áo mới, từ màu đỏ lột xác thành màu xanh, rồi lại được đổi tên thành The Garden Mall, thì mọi thứ mới được trở nên yên ổn thuận lợi, các hoạt động kinh doanh buôn bán dần trở lại. Nhưng có vẻ vì quá khứ của nó quá huy hoàng và gây khá nhiều ám ảnh nên Thuận Kiều vẫn chưa thể lấy lại được phong độ của năm xưa...

    Cảm Giác Đi Vào Thuận Kiều Lúc 22H Đêm

    Công việc của mình là vận chuyển những cây đàn Piano cơ (loại nặng) nên rất hay được dịp ra vào những tòa nhà, chung cư trong thành phố Hồ Chí Minh.

    Cách đây khoảng 5 năm, mình nhớ đợt đó là gần ngày 20/11, khách của mình là 1 gia đình nhà bác sĩ, có 1 người con gái học đàn và học ở trường phổ thông năng khiếu ngay đường Trần Bình Trọng. Cô bé ấy chuyển cây đàn tại nhà mình trong Thuận Kiều đến trường để biểu diễn văn nghệ 20/11, nên nhóm mình có dịp được vào Thuận Kiều. Mình vẫn nhớ gia đình ấy ở tại phòng 3301 lô C Thuận Kiều, lúc tới lấy đàn đem đi là buổi sáng, tới Thuận Kiều, rất lạ là cả 3 lô, không lô nào có người ở cả (theo mình đoán vậy, tại thấy vắng lắm), chỉ duy nhất 1 gia đình nhà bác sĩ ở bên lô C thôi. Thuận Kiều vẫn có những bàn bảo vệ ở gần thang máy, muốn lên phải có chủ nhà xuống dắt lên mới được vào.

    Lên tới phòng 3301, mình mới để ý đây là tầng cao nhất, có thêm 1 tầng lửng nhỏ trong nhà nữa, ở dưới thì gồm có 3 phòng nhỏ và 1 gian phòng khách (phòng này chắc phòng vip nên khá rộng). Lúc đem đàn ra thang máy để đưa xuống, do thang máy hơi nhỏ nên cây đàn phải được dựng đứng lên mới vào được thang máy, có 1 anh bảo vệ hỗ trợ khóa thang máy cho bên mình làm, mình có hỏi off thang vậy rồi mấy tầng khác có ảnh hưởng không anh, anh ấy nói: "không sao đâu, cả lô này có mỗi gia đình này thôi, anh off thang cho mày để nó không tự động đóng cửa, mở cửa, mọi chuyện buổi sáng cũng rất bình thường, mình chỉ thấy dãy hành lang nó hơi âm u và lạnh thôi."

     thuan kieu plaza 1

    Tối 9h mình tiến hành lấy đàn từ trường đưa về lại gia đình nhà bác sĩ ấy và tới Thuận Kiều là 10h đêm, giao hàng thì thường phải đi cổng sau (gần chợ Tân Thành và cái nhà xe gần đó). Thấy tụi mình tới lúc đêm không hiểu sau lại thấy mấy anh bảo vệ có vẻ khó chịu lắm, họ dặn lên phòng làm thì không được đi đâu lung tung ngoài hành lang. Có 1 bạn trong nhóm mình chợt nhớ ra gì đó nói lên rằng “chết cha, tao nghe nói Thuận Kiều nhiều ma lắm, nên không có ai ở”. Nó nói xong ai cũng thấy lạnh sống lưng và bắt đầu để ý tại sao 3 lô mà chỉ có 1 gia đình ở, ai cũng sợ sợ rồi, vào tới phòng 3301, do cây đàn Piano này là cây grand (đàn 3 chân) nên phải lắp ráp khoảng 30 phút nữa.

    Mình bắt đầu mới để ý, phòng gia đình bác sĩ có 3 phòng ngủ riêng biệt nhưng lạ 1 cái là cả nhà ấy gồm 4 người đểu tập trung ra phòng khách ngủ cùng nhau, không ai ngủ phòng riêng cả, mình có hỏi lý do thì anh bác sĩ mới ậm ừ kêu nhà anh quen rồi. Lạ thêm 1 cái nữa là thằng bạn mình mắc tè đi vệ sinh mới hỏi anh bác sĩ toliet ở đâu, ảnh kêu em cứ lên lầu là thấy phòng vệ sinh. Mình không hiểu tại sao phòng vệ sinh mà để trên lầu lửng, lạ à nha, bạn mình nó vừa bước tới cái sàn gác lửng là quay xuống gọi mình liền “Ê Thạch, ghê quá, đi chung vs tao đi”, mình mới ra vẻ anh hùng, kêu “nhát vậy ba, đâu có gì mà sợ”. Mình đi trước, nó đi sau, mình vừa lên tới là hết hồn liền, đập vào mắt là 1 bờ gạch dài khoảng 3 mét cao 1m5, để hình thờ ông bà trong gia đình kèm theo bóng đèn vàng leo lắt rọi nhẹ nhàng vào làm khung cảnh trở nên rất đáng sợ. Mình quay xuống liền, “ thôi mày lên đi, tao đứng ngay dưới chân cầu thang chờ mày, ghê quá". Anh bác sĩ mới cười kêu “không sao đâu, ông bà trong nhà không à”, ý giời ơi, ảnh nói vậy có cho tiền cũng chả dám lên, bạn mình nó nhịn luôn không dám lên nữa.

    Lắp ráp xong xuôi thì nhóm mình thanh toán tiền ra về, anh bác sĩ kêu cứ ra thang máy ấn xuống là được, không cần thẻ từ. Từ phòng 3301 ra thang máy phải đi 1 đoạn và 1 khúc cua, ui cha, giờ mới để ý, buổi tối trong Thuận Kiều, đèn hành lang xài đèn vàng luôn mới ghê chứ, nhìn dãy hành lang dài hun hút dưới ánh đèn vàng làm sự lạnh lẽo trở nên ám ảnh tụi mình hơn. Bắt đầu cả đám sợ rồi, vô thang máy, nhóm mình khoảng 5 người, từ tầng 33 xuống tầng G cũng tầm 2-3 phút, có 1 bạn nhóm mình nghịch, vuốt 1 phát mấy nút ấn chọn tầng thang máy, thì bị dính khoảng 3 tầng, mà thang này thang đời cũ, không hủy lệnh bằng cách ấn 2 lần vô nút đó được, thế là cảm giác sợ hãi ập đến, các bạn cứ tưởng tượng, thang tới tầng 31, cửa thang máy từ từ mở ra, đèn hành lang không bật, trước cửa thang máy 1 bóng tối bao trùm lấy, chỉ có đèn thang máy hắt ra, gió lạnh lùa vào trong thang máy.

    Cảm giác thật ghê rợn, chỉ cần thấy ai hoặc bóng người lướt qua là hiểu rồi he, 1 người trong nhóm sợ quá đưa mền lên che mặt lại la lên “trời ơi ghê quá, sợ quá anh ơi, có ai vào hay đứng ngay thang máy thì chết mất”, cả đám nín ai nói câu nào thở không, mình làm dấu liên tục (mình theo đạo Công Giáo), miệng tụi mình chỉ trực chờ có cái gì xuất hiện là la toáng lên thôi, may mà không gặp gì, cửa thang máy từ từ đóng lại, cả nhóm vẫn sợ có 1 cái gì đó ào vào hù hay thò vào trêu cả đám đang sợ hãi tột cùng, đến 2 tầng kế tiếp cảm giác cũng y hệt vậy, chỉ có khoảng 4 phút đồng hồ mà như 2-3 tiếng vậy. Lần đầu mình trải qua cảm giác sợ như vậy, ai cũng chửi cái thằng bạn nghịch ngu, ra được khỏi Thuận Kiều cảm giác như vừa thoát khỏi một nơi thật kinh hoàng, nhìn lên các phòng trên Thuận Kiều đều đen ngòm, không một bóng đèn. Anh bảo vệ có vẻ biết tụi mình sợ, có nói, mấy đứa hên không gặp đấy, nãy giờ nhóm bảo vệ ngồi dưới trực chỉ lo nhóm mình gặp chuyện gì đó rồi làm loạn lên thôi, phù, may quá, chắc nhóm mình nhẹ vía hoặc “họ” biết mình sợ nên mới không hiện ra. Từ đó mình mới tìm hiểu thêm về Thuận Kiều thì mới nghe mọi người kể trong đó ghê lắm, ông anh tài xế có 1 người anh cũng từng thuê trong Thuận Kiều nói đêm nghe nó chạy ầm ầm ở ngoài, rồi la hét nói chuyện như cái chợ, mà ra không thấy ai, được 1 tháng là dọn đi luôn.

    "Bí ẩn" phong thủy

    Có tin đồn cho rằng việc chủ đầu tư công ty Kings Harmony International Ltd là người Hồng Kông đã bỏ tiền ra xây dựng tòa nhà không vì mục đích kinh doanh, mà để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn (quận 5) không bị thoát ra ngoài. Cũng có người phán thoạt nhìn từ xa tòa nhà giống hình ba cây nhang, là cách ấn trạch để một mặt tà khí không thể xâm nhập, mặt khác có tác dụng giữ được mạch khí cho khu vực...

     thuan kieu plaza 1

    Tin đồn khác lại dẫn lời một người ở quận 5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm. 

    Đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm trong thời gian rất ngắn.

    Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng trong quá trình xây dựng, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã xảy ra mâu thuẫn. Nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người Trung Quốc) ếm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại...Cũng có trường hợp lý giải đường Đỗ Ngọc Thạnh giống như cửa đại môn của cả tòa nhà, nhưng do xuyên suốt từ trước ra sau khiến cửa chính đối thẳng với cửa hậu, vượng khí vào rồi ra quá nhanh khiến cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay trong thoảng chốc.

    Lưu ý: Những câu chuyện trên không nhằm bôi nhọ hay làm xấu hình ảnh của tòa nhà nào. Đây chỉ là những câu chuyện tâm linh khi thuận kiều plaza còn khoác chiếc áo cũ màu hồng.

    Theo Vô Vàn Kiến Thức

  • Ngay sau khi bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt, nhà thầu xây dựng tại khu biệt thự cổ nằm ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần đã rút đi.

    biet thu truong my lan 1
    Bà Trương Mỹ Lan từng gây sốc khi mua lại căn biệt thự với giá khoảng 700 tỉ đồng vào năm 2015. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

    Có mặt tại công trường này chúng tôi được bảo vệ ở đây cho biết, ngay sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, công an đã đến nơi này làm việc và sau đó nhà thầu đã thông báo đóng cửa công trình, ngưng thi công.

    Quan sát cho thấy, bên trong đã không còn công nhân nhưng vật tư vật liệu, máy móc vẫn còn ngổn ngang. Tại đây có vài bảo vệ được giữ lại để bảo vệ công trình. Bên ngoài tòa nhà gần như đã hoàn thiện. Bức tường bao bọc tòa nhà, các công trình phụ bên ngoài cũng đã được xây dựng gần xong.

    Năm 2015, bà Trương Mỹ Lan thông qua Công ty CP MINERVA mua lại căn biệt thự cổ này với giá 35 triệu USD, tương đương khoảng 700 tỉ đồng khi đó. Được biết, Công ty CP MINERVA thành lập ngày 28.7.2015, có vốn điều lệ 200 tỉ đồng.

    biet thu truong my lan 1
    Bên trong công trường vẫn còn ngổn ngang. Ảnh: ĐÌNH SƠN

    Căn biệt thự này trước đây có tên biệt thự Phương Nam do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu. Cụ Nguyễn Kim Sa Dang quốc tịch Mỹ, còn cụ Đặng Kim Chi sống tại chính căn nhà trên.

    Căn nhà được xây dựng trên khu đất 2.819m2 theo kiến trúc Pháp cổ, là nhà cấp 2, 3 gồm 2 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 2.000m2. Khi thị trường bất động sản sôi động, căn nhà trên đã được rao bán với giá 47 triệu USD.

    Ngay sau khi mua lại căn biệt thự này, bà Trương Mỹ Lan đã cho trùng tu lại theo nguyên bản vào năm 2019. Sở Xây dựng TP.HCM đã cấp phép xây dựng cho Công ty Stonewest Limited của Singapore là nhà thầu của công trình. Do căn biệt thự cổ nằm trong danh sách được bảo tồn nên chủ công trình chỉ được trùng tu, sửa chữa nguyên trạng mà không được xây dựng mới.

    biet thu truong my lan 1
    Căn biệt thự rộng gần 3.000m2 nằm 3 mặt tiền đường Nguyễn Thị Diệu, Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần quận 3. Ảnh: ĐÌNH SƠN

    Kiến trúc sư người Pháp Nicolas Viste, là trưởng nhóm trùng tu căn biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần, cho rằng khó khăn nhất của công trình là phải trùng tu tòa nhà sát với phiên bản gốc nhất có thể. Do đó, để sửa chữa căn biệt thự này, đội ngũ của ông phải tìm ra được những vật liệu phù hợp, lựa chọn những nguyên vật liệu quý, hiếm rất khó tìm như gạch ceramic được thiết kế tại Việt Nam và sản xuất ở Pháp.

    Khung sắt ở lan can đặt tại Pháp, Đức và vận chuyển đường biển về Việt Nam lắp đặt. Kính thông gió, cửa kính được sản xuất từ những năm 20 của thế kỷ trước từ châu Âu. Tranh tường do họa sĩ chuyên nghiệp vẽ...

    biet thu truong my lan 1
    Công trình hiện cửa đóng then cài và được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Ảnh: ĐÌNH SƠN

    Để trùng tu căn biệt thự này, ông đã phải nhờ đến các chuyên gia và người lớn tuổi tại Huế, Đức, Ý để nghiên cứu về nước sơn, tranh tường cũng như phương pháp sơn, vẽ được sử dụng tại căn biệt thự. Ông cũng nhờ ông Sebastian, một bậc thầy về đồ sắt người Pháp hỗ trợ về các họa tiết trang trí bằng sắt được sử dụng trong căn biệt thự.

    Các chuyên gia đã cùng nhau nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian gần 3 năm. Dự kiến tòa nhà sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, khi gần hoàn thành thì dự án phải dừng thi công.

    Theo Thanh Niên

  • Reverie Saigon ở quận 1, TP.HCM, được báo Úc Traveller mới đây vinh danh có tiền sảnh đẹp nhất trong giải thưởng khách sạn hàng đầu thế giới. 

    Giải thưởng chia thành nhiều hạng mục tốt và đẹp nhất như hồ bơi, quán bar, nhà hàng, phòng, cảnh quan, dịch vụ phòng, trang trí, bữa sáng...

    "Không bằng lòng với giải thưởng cho từng khách sạn một cách chung chung, chúng tôi tổ chức đánh giá từng khâu, từng bộ phận quan trọng làm thành một khách sạn đặc biệt nhất để trao giải", tờ báo nhấn mạnh.

    Ở hạng mục tiền sảnh đẹp nhất, khách sạn 6 sao ở trung tâm TP.HCM là Reverie Saigon vào nhóm 5 đề cử cùng với: Langham, London, Anh; JK Place Roma, Ý; Britomart, Auckland, New Zealand và Mandarin Oriental, Singapore. Kết quả khách sạn ở Việt Nam chiến thắng giải thưởng.

    "Tiền sảnh khách sạn được trang trí lộng lẫy phô trương nhưng bằng cách nào đó lại thu hút nhiều sự chú ý với đèn chùm thủy tinh Murano và cẩm thạch Bolivia xanh lam", tờ báo nhận xét về Reverie Saigon.

    Khách sạn thiết kế theo phong cách hoàng gia Ý, có hai mặt tiền là Nguyễn Huệ và Đồng Khởi, trung tâm quận 1. Reverie có 224 phòng nghỉ, 62 suite với 12 phong cách thiết kế khác nhau. Mỗi phòng đều được trang bị nội thất xa hoa từ các thương hiệu hàng đầu của Ý như Poltrona Frau, Visionnaire, Giorgetti và Colombostile.

    Những khách sạn chiến thắng các giải thưởng đều danh tiếng. Hạng mục chào đón khách tốt nhất là Sofitel Fiji Resort, Fiji; Raffles Singapore có người mở cửa đón khách nhiệt tình nhất; nước uống mời khách ngon nhất thuộc về khách sạn Clan, Singapore; phòng tốt nhất là Bensley Collection, Siem Reap, Campuchia.

    Bên cạnh đó là các giải thưởng: giường đẹp nhất thuộc về L'Oscar, London, Anh; Marriott Mena House, Cairo, Ai Cập có view xịn nhất; khách sạn có nhà hàng ngon nhất là Troisgros, Pháp; dịch vụ phòng tốt nhất là Oberoi Amavilas, Ấn Độ; bữa sáng ngon nhất Metropole, Monte Carlo, Monaco...

    Dưới đây là những hình ảnh về tiền sảnh khách sạn Reverie Saigon:

    khach san van thinh phat 1

    Tiền sảnh có trần mái vòm dài 7m, với thiết kế Ý "đáp ứng thị hiếu người Việt" như lời giới thiệu của khách sạn.

    khach san van thinh phat 1

    Khách sạn nằm trong tòa nhà Times Square, được cho là xa hoa bậc nhất Việt Nam, thể hiện ngay khu vực tiền sảnh.

    khach san van thinh phat 1

    Đèn chùm thủy tinh Murano được làm thủ công bởi các nghệ nhân bậc thầy ở Venice, Ý.

    khach san van thinh phat 1

    Nổi bật nhất của tiền sảnh là chiếc đồng hồ Baldi Monumental màu xanh ngọc lục bảo đặt làm riêng và ghế sofa Baroque-Meet-Rococo dài 5 mét do Colombostile thiết kế. Ghế được làm theo yêu cầu bằng da đà điểu màu tím và trang trí mạ vàng, đính thêm viên đá thạch anh tím quý hiếm.

    khach san van thinh phat 1

    Các bức tường tiền sảnh có nhiều bức tranh khảm rực rỡ của Ý.

    Theo Thanh Niên

  • Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên giống với tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.

    truong my lan thoi quoc tich viet nam 5

    Bí ẩn tập đoàn gia đình giàu có bậc nhất Việt Nam

    Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.

    Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông.

    truong my lan thoi quoc tich viet nam 5
    Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và chồng là ông Chu Nap Kee Eric.

    Theo giới thiệu trên website, kể từ khi ra đời vào năm 1992 do bà Trương Mỹ Lan thành lập với tên gọi Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn, công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ.

    Năm 2007, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square Việt Nam và tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư bất động sản.

    Bà Trương Mỹ Lan là một người gốc Hoa, bà còn có tên gọi khác là Trương Muội. Các thông tin liên quan đến bà khá ít ỏi, chủ yếu là thành tích về các hoạt động của bà trong công tác xã hội. 

    Bà Lan và Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011, khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thực hiện tái cơ cấu theo hình thức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB.

    Mặc dù không xuất hiện chính thức, nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả 3 ngân hàng nói trên.

    Khi hợp nhất, SCB đã có thay đổi lớn khi các vị trí chủ chốt tại HĐQT, Ban Tổng giám đốc được nắm giữ bởi đại diện nhóm cổ đông lớn đến từ Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú…

    Ở nhiệm kỳ đầu tiên 2012 - 2017, HĐQT của SCB có 8 thành viên và bà Nguyễn Thị Thu Sương được bầu làm Chủ tịch, ông Vũ Văn Thành là Phó Chủ tịch và ông Trầm Thích Tồn là thành viên HĐQT…

    Bà Sương và ông Tồn đều nắm vị trí quan trọng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Đại Trường Sơn (nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula - là công ty liên kết của Vạn Thịnh Phát). Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát là công ty con thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Lan.

    Nhưng chưa được nửa nhiệm kỳ, bà Sương và ông Tồn bất ngờ xin từ nhiệm tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2014. Sau đó 4 ngày, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB - ông Lee George Lam cũng rời khỏi vị trí.

    Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam. Nhưng sau đó, gia đình lại đột ngột rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và được trả hồ sơ vào tháng 6/2015. 

    Nhiều dự án bất động sản tỷ USD

    Vạn Thịnh Phát và các doanh nghiệp liên quan hiện sở hữu rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa tại TP. HCM. Tập đoàn này luôn gây sốt thị trường địa ốc với những thông tin thâu tóm đất vàng, tạo lập các siêu dự án.

    Hiện Vạn Thịnh Phát đang sở hữu nhiều dự án tọa lạc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ - khu vực được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,...

    truong my lan thoi quoc tich viet nam 5
    Times Square tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP. HCM) của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Zing

    Ngoài các dự án nằm trên "đất vàng" trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza,...

    Gia tộc bà Trương Mỹ Lan cũng đã bỏ ra hơn 700 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở ngay trung tâm quận 3.

    Ngoài các dự án nằm trên "đất vàng" nêu trên, hồi tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát cũng đã khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD, thuộc phường Phú Thuận, quận 7 với tổng diện tích 118ha, nhưng hơn 1 năm qua dự án này vẫn còn "án binh bất động".

    Dấu hỏi Hồ sơ Panama

    Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên giống với tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.

    “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015.

    Báo cáo của ICIJ cho thấy công ty luật có trụ sở tại Panama là Mossack Fonseca đã giúp giới nhà giàu và quyền lực lập ra hàng trăm nghìn công ty hải ngoại (công ty offshore) tại quần đảo British Virgin Islands (Anh), Cayman, Seychelles, Bahamas, Bermuda... Đây là những nơi được mệnh danh là "thiên đường thuế", vốn được xem là nơi lý tưởng cho các hoạt động kinh doanh, né thuế.

    Theo dữ liệu từ ICIJ, cả hai thể nhân Chu Nap Kee Eric và Truong My Lan đều là người thụ hưởng (beneficiary) của EurAsia ID Concept Group Limited - công ty có địa chỉ đăng ký tại "thiên đường thuế" British Virgin Islands và có liên quan tới Multi-Check Limited.

    Multi-Check Limited là công ty có địa chỉ tại Hồng Kông và là pháp nhân có liên quan tới các công ty Fortune Point Group Limited, Full Prime Enterprises Limited, Luwei Limited. 

    Cả ba công ty này đều đều có địa chỉ đăng ký tại "thiên đường thuế" British Virgin Islands và có liên quan đến thể nhân Chu Nap Kee Eric (địa chỉ tại Nexxus Building, 41 Connaught Road Central, Hồng Kông (Trung Quốc).

    Luwei Limited có các cổ đông là FORTUNE POINT GROUP LIMITED, Full Prime Enterprises Limited, người thụ hưởng là Chu Nap Kee Eric.

    Năm 2013, Luwei Limited đã góp gần gần 97 đồng vào Công ty Cổ phần An Phú.

    Đáng lưu ý, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group) - đơn vị mua lại tòa nhà Vincom Center A trên phố đi bộ Nguyễn Huệ từ Vingroup với giá gần 10.000 tỷ đồng, rồi sau đó đổi tên thành Union Square - là Công ty Cổ phần Bất động sản Phú Vinh.

    Vào cuối năm 2008, Phú Vinh do Công ty Cổ phần An Phú sở hữu tới 90% vốn góp. 

    Tháng 4/2011, An Phú bán toàn bộ cổ phần tại Phú Vinh cho nhà đầu tư khác. Không có thông tin chính thức nào về các chủ nhân mới của Phú Vinh kể từ thời điểm đó. Cái tên công ty này chỉ xuất hiện một lần trên báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt trong phần chú thích về hợp đồng bán lại chứng khoán. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sở hữu 11% cổ phần Chứng khoán Tân Việt.

    An Phú trở thành cổ đông của Ngân hàng SCB từ năm 2012 khi đầu tư gần 397 tỷ đồng vào ngân hàng này. Trước đó, An Phú có khoản tiền gửi có kỳ hạn 190 tỷ đồng tại ngân hàng này vào năm 2011 (trước giai đoạn hợp nhất 3 ngân hàng).

    Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của An Phú, công ty đã chuyển nhượng hơn 39,6 triệu cổ phần trị giá gần 400 tỷ đồng này tại SCB. 

    Theo Nhadautu

  • bat ba truong my lan van thinh phat

    Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 3 bị can khác vừa bị bắt tạm giam để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Sáng 8/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông.

    Căn cứ kết quả điều tra, ngày 7/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Trương Mỹ Lan và 3 bị can đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019.

    Bốn bị can bị khởi tố, bắt tạm giam gồm:

    Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, ở TPHCM, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Bà Trương Huệ Vân, 34 tuổi, ở TPHCM, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor.

    Bà Nguyễn Phương Hồng, 38 tuổi, ở TPHCM, Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Ông Hồ Bửu Phương, 50 tuổi, ở TPHCM, Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các thủ tục tố tụng theo đúng quy định pháp luật.

    Nữ tỉ phú người Việt gốc Hoa Trương Mỹ Lan còn được gọi với cái tên “Trương Muội”. Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, bà Trương Mỹ Lan giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tập đoàn này có vốn điều lệ 13.000 tỉ đồng, chuyên đầu tư các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, thể thao, dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng.

    Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều khu đất vàng tại trung tâm TP.HCM.

    Theo Dân Trí