• "Đây là giọng Anh chuẩn đấy à", "thích Arsenal hay Chelsea", "có xe bus hai tầng ở khắp London đúng không"... là những thắc mắc khách du lịch thường hỏi về nước Anh.

    Trang Thrillist vừa liệt kê các câu hỏi mà theo người Anh, họ cảm thấy khó chịu khi phải trả lời.

    1. "Giọng Anh đây à". Tất nhiên rồi, người Anh không nói giọng Anh thì nói giọng gì?

    2. "Ở Anh mưa suốt ấy nhỉ". Đúng là thời tiết ở Anh mưa nhiều, sương mù nhưng thật lòng, đó đâu phải điều tệ nhất.

    3. "Nó có gần London không". Có rất nhiều nơi ở Anh không gần London như Stonehenge, Brighton, Bath... Buckingham không thuộc London, nó cách nơi đây gần 2 tiếng lái xe nhưng cung điện Buckingham thì có.

    4. "Họ dạy bạn những gì về thế chiến thứ hai". Thế họ dạy bạn những gì về lịch sử nước bạn?

    5. "Xe bus hai tầng ở khắp London, đúng không". Thế xe taxi màu vàng có ở khắp nơi tại New York không?

    xe buyt 2 tang o anh
    Xe buýt hai tầng là một trong những hình ảnh tiêu biểu của nước Anh. Ảnh: Thrillist.

    6. "Người Anh có nghe nhạc Beatles không". Ai cơ? Chưa nghe về họ bao giờ. Tôi đùa đấy, tất nhiên là chúng tôi có nghe rồi.

    7. "Bạn có xem bóng đá không? Thích Arsenal hay Chelsea". Tôi thích Manchester United!

    8. "Bạn xem Downton Abbey/ Doctor Who (các chương trình truyền hình nổi tiếng ở Anh) chứ?" Có, tôi là người Anh mà và thật lòng là tôi xem rất cả các chương trình của đài BBC. Vậy bạn đã xem tập mới nhất của Keeping Up With the Kardashians chưa? Xem cái đó thì chứng tỏ bạn là dân Mỹ đúng không?

    9. "Nữ hoàng thực sự làm gì". Bà ấy có nhiều việc mà.

    10. "Này, England và United Kingdom khác nhau chỗ nào thế". England là Anh, còn United Kingdom gồm 4 nước: Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland. Tốt nhất, bạn có thể hỏi Google.

    Viethome (theo Mirror)

  • Các quầy bar thường phục vụ bia tươi không lạnh, còn các bảo tàng thường mở cửa tự do cho khách tham quan.

    Thế giới không hề xa lạ với môn thể thao vua tại xứ sở sương mù hay những câu chuyện nổi tiếng về các thành viên của Hoàng gia Anh. Tuy nhiên, những điều về vương quốc Anh được tiết lộ dưới đây sẽ khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.

    Các bảo tàng mở cửa cho khách vào tự do

    Tiền thuê phòng khách sạn có thể rất đắt đỏ với khách du lịch nhưng chi phí tham quan những địa danh nổi tiếng lại không hề tốn kém. Du khách có thể vào cửa miễn phí phần lớn các bảo tàng công như bảo tàng Vương quốc Anh, bảo tàng Khoa học và bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.

    Quầy bar phục vụ bia tươi không lạnh

    Một trong những điều du khách ngoại quốc thường phàn nàn nhiều nhất về bia Anh là nhiệt độ. Thực tế, những cốc bia tươi từ vòi sẽ ngon hơn khi được uống ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, người ta vẫn phục vụ bia lạnh với những cốc lớn.

    van hoa anh 4

    Những miền quê không thực sự nên thơ

    Các vùng nông thôn nổi tiếng như Costworld, Yorshire Dales và quận Peak có nhiều ngôi làng đẹp hút hồn du khách. Song nhiều miền ngoại ô của xứ sở sương mù không hẳn quyến rũ như người ta vẫn nghĩ.

    Nếu yêu thích vẻ thanh bình của những đồng cỏ xanh, du khách cũng có thể thử khám phá công viên quốc gia North York Moors, cao nguyên Scottish Highlands và miền duyên hải Northumberland.

    Di chuyển bằng tàu tiện ngầm trong thủ đô mất rất nhiều thời gian

    Tàu điện ngầm của London rất đúng giờ, song việc đi bộ từ tàu này sang tàu khác, từ làn này tới làn kia tốn rất nhiều thời giờ. Nếu lịch trình bao gồm nhiều chuyến khác nhau, du khách luôn phải căn thêm một tiếng dành cho việc đổi tàu và thời gian chờ.

    Ô tô không phải phương tiện lý tưởng

    Nếu du ngoạn tới những vùng ngoại ô, xe ô tô chính là lựa chọn tối ưu. Nhưng khi di chuyển trong thành phố đông đúc trên những con đường hẹp và ngay cả những tuyến đường vòng giảm tải ác tắc, du khách không nên chọn phương tiện này.

    Sandwich làm sẵn rất được ưa chuộng

    Có lẽ sandwich gói sẵn phổ biến ở Anh hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Sandwich có thể tìm mua tại mọi cửa hàng ăn và siêu thị ở xứ sở sương mù.

    Đồ ăn Ấn Độ ngon rất khó tìm

    Nếu thèm đồ Thái, du khách có thể dễ dàng tìm được một quán ăn ngon. Song đồ Ấn rất khó kiếm tại Anh. Có thể một tiệm đồ Ấn lại phục vụ những món của người Pakistan hoặc Bangladesh. Nhiều món ăn Ấn Độ được phát minh ra tại Anh, ví dụ như balti và gà tickka masala.

    Người dân cũng đối đầu nhau vì tình yêu bóng đá

    Những người hâm mộ đến từ các thành phố khác nhau, vì tình yêu dành cho đội bóng mà họ cũng không mấy có thiện cảm với nhau. Liverpool và Manchester, Glasgow và Edinburgh, Portsmouth và Southampton là những trường hợp điển hình.

    Giọng địa phương rất đa dạng

    Những người dân chỉ sống cách nhau chừng 50 km cũng có thể nói giọng khác nhau. Chỉ một số giọng địa phương của các thành phố, vùng miền nhất định mới được chọn để đưa lên phim.

    Theo VnExpress

  • lai xe dap 1
    Những người lái xe đạp đã cởi bỏ hết quần áo trong Lễ hội Lái xe đạp K.hỏa thân lớn nhất thế giới ở London

    Hàng ngàn người đã tràn xuống đường phố London mà không một mảnh vải che thân để tham gia Lễ hội Lái xe đạp K.hỏa thân lớn nhất thế giới ở London - World Naked Bike Ride London. 

    Sự kiện này diễn ra hàng năm, và năm nay được tổ chức vào chiều ngày thứ Bảy ngày 10 tháng 6/2023. Những người tham gia đã tụ tập cùng nhau với mục tiêu kêu gọi một môi trường trong sạch, những con đường an toàn hơn, lối sống lành mạnh và thái độ sống đúng đắn. 

    Sự kiện là một cuộc biểu tình hòa bình, được tổ chức lần đầu vào năm 2004 để tuyên truyền các vấn đề như đạp xe nâng cao sức khỏe, an toàn đường phố, giảm thiểu sử dụng xăng dầu, bảo vệ môi trường, ca ngợi sự tự do về mặt thân thể, phản đối văn hóa sử dụng xe ô tô. 

    Năm ngoái lễ hội thu hút hơn 1.000 người tham gia. Năm nay lễ hội diễn ra vào ngày nóng nhất năm, trong điều kiện khá lý tưởng để... không mặc quần áo. Dưới đây là một số hình ảnh của những người tham gia, nếu không thấy phản cảm thì bạn hãy thoải mái kéo xuống dưới nhé: 

    lai xe dap 1

    Có một vài điểm xuất phát ở Clapham Junction, Croydon, Deptford, Kew Bridge và Regent's Park... Tất cả các lộ trình đều kết thúc tại một điểm gần Wellington Arch. Ảnh: Getty Images

    lai xe dap 1

    World Naked Bike Ride London là một chiến dịch toàn cầu nhằm nhấn mạnh những trở ngại và sự thiếu an toàn đối với người đi xe đạp. Ảnh: Getty Images

    lai xe dap 1

    Mục tiêu của chương trình là phản đối nền văn hóa xe hơi, phụ thuộc vào dầu mỏ, kêu gọi tự do thân thể và xây dựng các tuyến đường dành riêng cho người đi xe đạp. Ảnh: Getty Images

    lai xe dap 1

    Chương trình thu hút sự chú ý nhờ phong cách vui vẻ, đúng mực, tuân thủ luật lệ, được truyền thông và công chúng hưởng ứng. 

    lai xe dap 1

    World Naked Bike Ride London đã tổ chức một bữa tiệc cho mọi người tham gia. Tiệc được tổ chức tại Trung tâm sự kiện Electrowerkz ở Angel. Nếu thích bạn có thể mặc quần áo. Ảnh: Getty Images

    lai xe dap 1

    Số lượng người tham gia vẫn chưa được công bố. Năm ngoái lễ hội đã thu hút 1,003 người. Ảnh: Getty Images

    lai xe dap 1

    Người tham gia chụp ảnh ở Đại lộ The Mall, phía xa là Cung điện Buckingham. Ảnh: Getty Images

    Viethome (theo MyLondon)

  • buc hoa anh quoc 1

    Trên bức tường giữa một nhà hàng gà jerk Jamaica và một tiệm nail, gương mặt quen thuộc của tiền đạo Harry Kane nổi bật trên nền trời London. Đội trưởng đội Anh là đối tượng của bức bích họa cao 7.6 mét ở Phố Whitehall, đối diện với Sân vận động CLB Tottenham Hotspur.

    Harry Kane là một trong số các gương mặt thể thao và người nổi tiếng khác được vinh danh trên các bức bích họa khổng lồ trên các đường phố khuất nẻo ở các thành phố và thị trấn Anh. Cổ động viên bóng đá Anh một thời thường thu thập và trao đổi các lá bài in hình các cầu thủ yêu thích; nay họ có thể trao đổi ảnh chụp trước các bích họa trên Instagram.

    Trong vài tuần qua, hai huyền thoại đội Liverpool là John Barnes và Roberto Firmino được vẽ bích họa, chỉ sau nhạc sỹ Sir Elton John. Tháng sau, hình ảnh quán quân đua ngựa Frankie Dettori sẽ chào đón những người đi xem đua ngựa ở giải Epsom Derby.

    Người qua đường có thể nghĩ bức bích họa vẽ Harry Kane là tác phẩm của đội quân fan hùng hậu, các họa sỹ đường phố sống trong các khu nhà xã hội gần sân Tottenham.

    Nhưng thực ra đây là tác phẩm của một cựu thiết kế đồ họa gần 50 tuổi, David Nash, và một đồng nghiệp trẻ tuổi của ông.

    buc hoa anh quoc 1
    Bích họa chân dung Che Guevara ở Havana, Cuba

    Nash, biệt danh đường phố là Gnasher, là một nghệ sỹ vẽ graffiti từ khi còn đi học. “Nhưng hồi những năm 80, vẽ graffiti là phi pháp. Giờ đây bạn vào bảo tàng Tate Modern và bạn thấy graffiti được ghi trên đường thời gian (timeline) của nghệ thuật đương đại,” ông nói.

    Tượng những người nổi tiếng không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây, nhưng Gnasher là một trong những nhóm họa sỹ vinh danh các anh hùng thời nay sử dụng các bức tường đường phố như tấm vải vẽ.

    “Khi bạn ngắm một bức bích họa chẳng hạn bức vẽ Mo Salah ở Liverpool, cấu thành của nó không khác nhiều so với các bức tranh của các họa sỹ vẽ chân dung Gainsborough hay Reynolds,” GS Paul Gough, trưởng khoa Hội họa Đại học Bournemouth. Gough là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về hội họa đường phố ở Anh.

    Trong lịch sử, tranh bích họa thường mang ý nghĩa người dân thường đã chiếm lại một con phố, ông nói. “Bạn có thể thấy điều này trong các bức bích họa về các cuộc đụng độ ở Bắc Ireland, không nghi ngờ gì. Chúng vừa có ý nghĩa luận chiến vừa có ý nghĩa chính trị. Bóng đá là một môn thể thao địa phương, bình dân. Những fan đi ủng hộ đội của họ trong mọi điều kiện thời tiết đang chiếm lại đường phố qua những bức bích họa này”.

    Nói một cách khác, môn thể thao của người dân đã hội tụ với với nghệ thuật đường phố.

    buc hoa anh quoc 1
    Tranh vẽ Roberto Firmino có thể được thấy gần sân vận động Liverpool

    Gough đồng ý với quan điểm của Gnasher rằng nghệ thuật đường phố ngày nay được ưu đãi hơn, mặc dù vẫn chưa có tác phẩm nào của Banksy trong một bảo tàng quốc gia.

    Mặc dù vậy, các đồng nghiệp của Gnasher giờ đây đủ tự tin để chuyển từ phun sơn chữ sang sáng tác các hình ảnh khổ lớn. Các bức bích họa khổng lồ vẽ gương mặt các ngôi sao thể thao và nhân vật nổi tiếng đã rất phổ biến ở châu Âu và châu Mỹ Latin từ lâu. Giờ đây ở Anh cũng vậy.

    Không chỉ môn bóng đá đẹp đẽ được tôn vinh. Ngôi sao đội Manchester United Marcus Rashford và Jordan Henderson của Liverpool cũng được ghi nhận nhờ các hoạt động vận động của họ cho trẻ em khó khăn được ăn trưa miễn phí và gây quỹ cho Dịch vụ Y tế Công NHS.

    “Tôi từng nói nghệ thuật graffiti cũng khá giống với một môn thể thao va chạm: một môi trường tấn công, mạnh mẽ và thường là rất nam tính,” Gough nói. “Nhưng nó đã mềm mại hơn trong 5 năm qua và bao trùm các giới tính nên không còn quá nam tính nữa.” Một số cầu thủ nữ cũng đã được vẽ trên bích họa - Lucy Bronze và Jill Scott được thấy trong bức vẽ một nhóm người nổi tiếng ở Darlington.

    buc hoa anh quoc 1
    Bích họa vẽ danh thủ Marcus Rashford ở Manchester

    Các danh họa nổi tiếng thời Phục hưng phải biết ơn sự bảo trợ của các vị giáo hoàng và hoàng tử, còn đại dịch Covid đường như là bà đỡ cho các bích họa thể thao ở Anh.

    Trong phong tỏa, một người bạn của Gnasher nhờ ông trang trí phòng ngủ của con trai với chủ đề bóng đá: hai người nhìn nhau và có môt khoảnh khắc eureka – chuyện gì xảy ra nếu hội họa phun sơn đường phố bắt tay với niềm đam mê bóng đá?

    Một tập thể các nghệ sỹ đường phố được thành lập và họ đã tới nhiều vùng khắp nước Anh để làm cho các anh hùng của họ bất tử bằng sơn và gạch.

    “Đôi khi ý tưởng xuất phát từ các fan, đôi khi nó đến từ chúng tôi,” Marc Silver, bạn của Gnasher, người đã lập ra công ty MurWalls cho biết.

    Một tác phẩm hoàn thành có giá từ 5000 bảng Anh trở lên, Silver nói.

    Bích họa do nhóm ông thực hiện không chỉ có các ngôi sao bóng đá mà còn có cả các nhạc sỹ như Sir Elton John và cố nhạc sỹ Maxi Jazz.

    buc hoa anh quoc 1
    Bích họa quán quân Frankie Dettori ở trường đua ngựa Epsom Downs

    Theo ông Gough, một lý do khiến mọi người quan tâm đến tranh bích họa là vì tính thủ công của chúng.

    "Có gì đó thú vị về nghề vẽ tranh, thấy những bích họa khổng lồ, gần như thời trung cổ được dựng lên, điều đó làm mọi người phải dừng lại xem. Nhiều khả năng họ sẽ nói về chúng và kể cho bạn bè hơn là nếu họ gặp một bảng billboard được in ra và dán lên.”

    Trên phố Whitehall Street, bắc London, Gnasher và đồng nghiệp đang đứng nheo mắt ngắm tác phẩm của họ. Họ đang kiểm tra xem bức tranh vẽ mặt Harry Kane đã xong chưa.

    Và họ đã hoàn thành. Gương mặt Harry Kane đã phủ kín toàn bộ bức tường.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • st patrick day 1
    Hai bên bờ sông Chicago, Mỹ được nhuộm xanh vào ngày thánh Patrick (Nguồn ảnh: AP)

    Tháng 3 có ngày lễ quan trọng nhất đối với cộng đồng người dân Ireland trong nước và ở khắp nơi trên thế giới. Đó là ngày St. Patrick's Day 17/3--ngày Quốc khánh Ireland, cũng chính là ngày mất của Thánh Patrick, vị thánh bảo hộ của đất nước này. Trong suốt  cả tuần lễ, rất nhiều hoạt động văn hóa diễn ra không chỉ ở Ireland, mà ở khắp nơi trên thế giới, nơi có đông đảo cộng đồng người Ireland, đặc biệt là vùng Đông bắc châu Mỹ. Hãy cùng tìm hiểu những điều hấp dẫn về lễ hội đặc sắc này của xứ sở Cỏ ba lá nhé!

    1. Chuyện ngày xửa ngày xưa

    Thánh Patrick, tên thật là Patricius Magonus Sucatus, sinh khoảng năm 389, trong một gia đình người Anh gốc La Mã. Năm 16 tuổi khi đang sống ở xứ Wales thì bị cướp biển bắt làm nô lệ và bán cho một địa chủ ở Ireland, 6 năm sau, ông trốn thoát và bắt đầu sự nghiệp một tín đồ Thiên chúa giáo bằng việc học hành suốt 12 năm. Thánh Patrick trở thành linh mục năm 417, năm 432 được Giáo hoàng tấn phong làm giám mục và phái về Ireland để truyền giáo và cải đạo cho dân chúng.

    st patrick day 1
    Thánh Patrick (nguồn ảnh: Google)

    Thời đó tín ngưỡng Ireland được điều hành bởi các đạo sĩ và các nghi lễ bị coi là tà giáo. Do đó, trong nhiều năm đi khắp đất nước Ireland để giảng đạo, xây dựng nhà thờ, tín ngưỡng Thiên Chúa, ông nhiều lần bị bắt nhưng sau đó đều trốn thoát để tiếp tục công việc. Ông mất ngày 17 tháng 3 năm 461 tại DownPatrick, hưởng thọ 72 tuổi. Sự cống hiến của ông được người dân Ireland tôn vinh và Giáo hội ghi nhận. Ông được phong Thánh và đất nước Ireland chọn ngày mất của ông - ngày 17 tháng 3 - làm quốc lễ: Ngày lễ thánh Patrick (St. Patrick's Day).

    Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Thánh Patrick. Một trong số đó là Thánh Patrick có khả năng làm người chết sống dậy. Và huyền thoại lớn nhất về Thánh Patrick là khi ông giảng đạo trên đỉnh một ngọn đồi và đọc lời nguyền của Thiên chúa giáo, khiến cho toàn bộ các loài rắn có nọc độc bị đuổi khỏi Ireland và chết ngoài biển khơi. Có thể nói, rắn là hình ảnh ẩn dụ cho những tà giáo đã được Thánh Patrick loại bỏ khỏi Ireland.

    st patrick day 1
    Thánh Patrick đuổi toàn bộ rắn ra khỏi Ireland (nguồn ảnh: Google)

    2.  Cỏ 3 lá - biểu tượng của hy vọng và mong ước

    Chuyện kể rằng mỗi khi truyền đạo, Thánh Patrick thường dùng cây cỏ ba lá để giải thích về ý nghĩa của Chúa Ba ngôi (Cha, Con và Thánh thần). Đó là lý do vì sao đến Ireland chúng ta có thể thấy tràn ngập khắp nơi hình ảnh cỏ ba lá. Ngoài ra, đối với người dân Ireland, cỏ ba lá còn mang ý nghĩa may mắn. Trong ngày lễ Thánh Patrick, người ta vẽ cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và các vật dụng. Màu xanh lá cây cũng trở thành màu biểu tượng cho hòn đảo Ngọc lục bảo. Trong ngôn ngữ Ireland, cụm từ “mặc màu xanh” (wearing of the green) trở nên rất phổ biến, thể hiện tinh thần Ireland. “Màu xanh Ireland” và cỏ ba lá đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đậm chất… Ireland trong ngày lễ Thánh Patrick trên toàn thế giới.

    st patrick day 1
    Cỏ 3 lá (Nguồn ảnh: Google)

    st patrick day 1
    Người dân vẽ cỏ 3 lá lên mặt (Nguồn ảnh: Hotcourses)

    3. Lễ hội và lễ diễu hành ngày Thánh Patrick

    Vào ngày quốc khánh thiêng liêng và cũng là lễ hội văn hoá lớn nhất của của đất nước Ireland xinh đẹp này, người dân Ireland đều dừng hết tất cả công việc và cùng nhau hưởng trọn không khí tưng bừng của lễ hội. Các công sở, trường học... đều được nghỉ vào dịp lễ hội để không ai bỏ lỡ ngày quốc lễ quan trọng này. Ngày lễ thánh Patrick được chính thức được công nhận là ngày lễ quốc gia vào khoảng thế kỷ XVII và dần dần trở thành ngày lễ tiêu biểu của cộng đồng Ireland trên khắp thế giới.

    st patrick day 1
    Lễ diễu hành vào ngày thánh Patrick trên đường phố Dublin, Ireland (nguồn ảnh: PA Wire)

    st patrick day 1

    Vào ngày lễ, vạn vật trên khắp các con đường và góc phố, từ các công trình kiến trúc đến những món ăn, đồ uống đều khoác lên mình sắc xanh lá Ireland truyền thống. Có người còn trang trí cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và các vật dụng, có người thì chọn cho mình những bộ quần áo hóa trang cầu kỳ nhưng điều kiện tiên quyết phải là màu xanh lá. Ở một số nơi, người dân còn nhuộm xanh cả một dòng sông, đài tưởng niệm và thậm chí cả khu trượt tuyết cũng biến thành màu xanh để kỷ niệm dịp lễ trọng này. Tâm điểm của lễ hội là lễ diễu hành hoành tráng với sự tham gia của đông đảo dân chúng, hóa trang thành nhiều nhân vật khác nhau trong các trang phục rực rỡ, sau đó họ cùng nhau ăn các món ăn truyền thống, uống bia và thưởng thức âm nhạc.

    st patrick day 1
    Những người biểu diễn trong đoàn diễu hành tại Dublin, Ireland (Nguồn ảnh: Getty)

    st patrick day 1
    Nhuộm xanh nhà hát con sò Sydney.

    st patrick day 1
    Nhuộm xanh nhà hát con sò Sydney.

    st patrick day 1
    London Eye thắp đèn xanh vào Lễ St. Patrick's Day.

    Nguồn: Ireland in Vietnam

  • Red Nose Day (RND) là một sự kiện nổi tiếng ở Anh quốc. Mục đích của ngày này là quyên góp tiền cho quỹ từ thiện mang tên Comic Relief để giúp đỡ những người khó khăn ở Anh và ở châu Phi.

    Phong trào này được bùng phát sau khi một vở hài kịch hiện đại và một bộ phim tài liệu được chiếu trên kênh BBC 1. RND kêu gọi toàn dân nhằm tạo ra một sự hỗ trợ cho vô số người ở châu Phi và Anh quốc đang phải đối mặt với sự bất công tồi tệ hoặc đang sống trong nghèo đói.

    RND được tổ chức hai năm một lần vào mùa xuân và giờ đây nó phổ biến đến mức mọi người coi nó là một ngày lễ không chính thức, ví dụ như ở một số trường học ngày này sẽ là ngày mà học sinh không phải mặc đồng phục. Red Nose Day năm nay được tổ chức vào ngày 15 tháng Ba.

    red nose day ngay mui do anh quoc

    Khẩu hiệu của ngày RND là 'Làm những điều hài hước để quyên tiền' (Do Something Funny for Money). Tiền quyên góp được sẽ dùng để tài trợ cho các dự án về: điều trị sốt rét, giáo dục, sức khỏe thai sản và sức khỏe tâm thần. Cầu truyền hình của BBC trong ngày RND đã quyên được 74.3 triệu bảng Anh. Các điểm diễn ra chương trình trên từ thiện trải đều cả nước và có rất nhiều trường học tham gia. Mọi người có thể từ thiện qua bưu điện, ngân hàng, điện thoại và internet.

    Có rất nhiều phong trào được thực hiện trong ngày RND để gây quỹ, chẳng hạn như:

    - Mặc đồ ngủ đến công sở hoặc trường học cả ngày.

    - Để râu hoặc ria mép trong một tháng.

    - Đội những bộ tóc giả ở trường hoặc cơ quan.

    - Không ăn sô cô la, bánh quy hoặc khoai tây chiên trong ngày này.

    rednoseday

    Trong buổi tối của ngày RND, một cầu truyền hình sẽ được lập trên các kênh của đài BBC. Nó giống như một show truyền hình tường thuật lại cách sự kiện này được tổ chức trên cả nước và cách tiền từ thiện được quyên góp. Có một trang Facebook của RND và cả một tài khoản Twitter. Mọi người thường upload những sự kiện diễn ra ở địa phương mình để đăng lên Youtube hoặc Facebook.

    Viethome xin chúc các bạn một ngày Red Nose Day thú vị và đáng nhớ tại Anh quốc.

    Viethome (theo Metro)

  • Ở Vương quốc Anh cũng có những quy tắc bất thành văn mà nếu bạn phạm phải, có thể bạn sẽ bị cô lập bởi người bản xứ.

    7 dieu khong nen lam tai anh 1

    Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có ảnh hưởng sâu rộng nhất toàn cầu, đặc biệt là về ngôn ngữ, văn hóa. Nếu có dịp đến đất nước này hoặc gặp người Anh, hãy lưu ý những điều dưới đây để tránh gặp phải các tình huống khó xử nhé.

    1. Gọi sai tên nước

    Nhiều người trong chúng ta thường có sự nhầm lẫn rằng Vương quốc Anh và nước Anh là một, nhưng thực ra chúng không hoàn toàn giống nhau.

    7 dieu khong nen lam tai anh 1
    Vương quốc Anh bao gồm 4 vùng lãnh thổ riêng biệt, trong đó có Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland.

    Vương quốc Anh có tên gọi chính thức và đầy đủ là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Quốc gia này bao gồm 4 phần lãnh thổ riêng biệt là nước Anh (thủ đô London), Scotland (thủ đô Edinburgh), xứ Wales (thủ đô Cardiff) và Bắc Ireland (thủ đô Belfast).

    Đặc biệt, người dân xứ Wales và người dân Scotland đều có bản sắc văn hoá rất độc đáo của riêng mình, thậm chí người xứ Wales còn có ngôn ngữ riêng là Welsh. Chính vì thế mà họ rất ghét việc bị gọi là người Anh (Englishman). Thậm chí, họ còn có các đội bóng riêng cơ mà.

    Trong tiếng Anh, Liên hiệp Anh được gọi là United Kingdom (UK) hoặc Britain. Trong khi đó nước Anh nằm trong liên hiệp được gọi là England.

    Hãy nhớ kỹ điều này nếu bạn không muốn trở thành một người bị "đánh giá" khi ghé thăm quốc gia này.

    2. Cho rằng London là nơi đáng đi nhất, các nơi khác không quan trọng bằng

    Theo Lonely Planet, London - thủ đô của nước Anh là một trong những thành phố được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất trên Trái đất. Nơi đây là tâm điểm xuất hiện trong rất nhiều bộ phim bom tấn, chẳng hạn như James Bond hay Harry Potter. Vậy nên nếu hỏi mọi người rằng họ muốn đi nơi nào đầu tiên khi đến thăm Vương quốc Anh, chắc chắn London sẽ là đáp án chiếm phần lớn.

    7 dieu khong nen lam tai anh 1
    London, thành phố được nhiều người ghé thăm nhất cả nước.

    Tuy nhiên, đừng bao giờ bộc lộ suy nghĩ này của bạn tại các khu vực khác ngoài London, vì rất nhiều người ở các khu vực khác tại Liên hiệp Anh không khoái thành phố này. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi YouGov vào năm 2018 cho thấy hơn 2/3 người Vương quốc Anh cho rằng thành công của London không giúp được gì cho khu vực của họ, thậm chí ở Scotland, số người đồng tình còn đạt đến 80%.

    3. Chủ quan về thời tiết

    Nhiều văn hóa phẩm khắc họa xứ sở sương mù với những con đường đầy sương mù, những cánh đồng hoang đầy mưa bụi, hay những ngày thời tiết u ám, đó là lý do khiến thời tiết nước Anh đã trở thành một trò đùa huyền thoại trong văn hóa của họ. Nơi đây vốn từ lâu đã nổi tiếng với khí hậu khắc nghiệt, thậm chí là trời có thể mưa như trút nước vào giữa mùa hè.

    7 dieu khong nen lam tai anh 1
    Thời tiết thay đổi thất thường chính là đặc trưng của quốc gia này.

    Nhưng thời tiết còn tréo ngoe ở chỗ sẽ chẳng có gì làm lạ khi chỉ vừa nửa tiếng trước trời còn đang mưa thì nửa tiếng sau trời đã nắng chói chang như ở sa mạc vậy.

    Vậy nên nếu đến thăm quốc gia này, hãy chuẩn bị đầy đủ từ mũ che nắng cho đến áo mưa nhé, vì bạn sẽ không biết được thời tiết thích thay đổi như thế nào đâu.

    4. Nói về tôn giáo

    Cách nhanh nhất để khiến một nhóm người ở Vương quốc Anh ngượng ngùng đó là nói về tôn giáo. Người dân ở đây thường không theo một tôn giáo nào, và sự ảnh hưởng của những người thuộc chủ nghĩa vô thần cũng khiến cho việc nói về tôn giáo ở nơi công cộng trở nên kỳ lạ tại đây. Thậm chí ngay cả những người bản địa cũng rất ngại nói về đức tin của họ trước đám đông.

    7 dieu khong nen lam tai anh 1
    Người bản xứ không thích nói về tôn giáo, tín ngưỡng của mình trước đám đông.

    5. Không tôn trọng quy tắc xếp hàng

    Ở Vương quốc Anh, dù không được quy định rõ thành luật nhưng việc đứng xếp hàng gần như trở thành một nét văn hoá, một khuôn mẫu chung trong lối sống, và bất kỳ ai vi phạm điều này chắc chắn sẽ phải nhận về kết cục không mấy hay ho, nhẹ thì bị nhắc nhở, nặng hơn thì sẽ bị la ó.

    7 dieu khong nen lam tai anh 1
    Xếp hàng là một nét đẹp trong văn hoá đối với người nước này.

    Trong một cuốn sách của mình, nhà xã hội học Kate Fox cho rằng người dân nước này vẫn sẽ xếp hàng cho dù chỉ có… một người, bằng cách giả định như mình là người đứng đầu của một hàng nào đó. Và việc cắt ngang hàng sẽ là một "tội lỗi chết người".

    6. Chỉ trả tiền cho đồ uống của riêng mình

    Trả tiền đồ uống cho cả một nhóm người không phải là chuyện quá xa lạ, đó là điều mà chúng ta thường làm lúc cảm thấy vui vẻ, hoặc muốn ăn mừng một sự kiện gì đó có ý nghĩa với bản thân. Nhưng đối với người ở Vương quốc Anh, đó gần như là một điều bắt buộc, bất kể là bạn đã gặp người đó trước hay chưa. Việc uống rượu chung với một nhóm người mà chỉ trả tiền cho chính mình sẽ biến bạn trở thành một người "hà tiện" nhất trong mắt người khác.

    7 dieu khong nen lam tai anh 1
    Hãy trả tiền cho tất cả mọi người trong nhóm, dù bạn có quen họ hay không.

    Rõ ràng đây là một quy tắc kỳ lạ, và thật khó chịu khi chúng ta phải mời cả những người mà mình thậm chí còn không quen biết. Nhưng chúng ta sẽ chẳng có cách nào khác ngoài việc chấp nhận nó, vì quốc gia nào cũng sẽ có những quy tắc bất thành văn cho riêng mình mà. 

    7. Quá vồ vập trong giao tiếp

    Có một số nền văn hóa thích hành động tiếp xúc cơ thể trong khi nói chuyện như một cách thể hiện sự thân thiện (đơn cử như Pháp - người hàng xóm của Anh), nhưng có một số quốc gia lại thực sự ghét điều đó. Vương quốc Anh chính là một trong những đất nước như vậy, thậm chí ngay cả việc bạn nói chuyện nhiều với người lạ cũng không được chào đón tại đây. 

    7 dieu khong nen lam tai anh 1
    Đừng tỏ ra quá thân thiết với người bản xứ.

    Điều đó không có nghĩa là người dân bản địa không thân thiện, mà là họ có phần dè dặt hơn so với nước khác. 

    Afamily (theo Grunge)

  • Không có gì ngạc nhiên khi một số tên được đặt dựa theo các truyền thống văn hóa tốt đẹp của Vương quốc Anh.

    ten tre em hot nhat nuoc anh
    UK Baby Names đã công bố 200 tên trẻ em phổ biến nhất năm 2022 (Image: © 2014 Sally Anscombe)

    Đối với con người, cái tên cái tuổi là một trong những điều quan trọng nhất, vì tên sẽ gắn liền với chúng ta đến cuối đời. Có rất nhiều lý do để các bậc phụ huynh chọn tên này mà bỏ qua tên kia. Chẳng hạn có người thích đặt tên con dựa theo tên những người mình yêu thương, hoặc tên các nhân vật trong sách truyện, phim ảnh. Có thể cái tên đó được chọn vì hợp với đứa trẻ, hoặc cái tên xuất phát từ truyền thống đặt tên của gia đình. 

    Đặt tên con là việc không hề dễ dàng, với vô vàn lựa chọn thì việc chọn 1 cái tên ưng ý lại càng khó hơn. Cũng không có gì ngạc nhiên khi khá nhiều tên trẻ em đều xuất phát từ các truyền thống văn hóa của nước Anh, thậm chí đặt tên theo show truyền hình, phim truyền hình hay đặt tên theo các bảng tin...

    Trang web thống kê UK Baby Names vừa công bố danh sách 100 cái tên trẻ em phổ biến nhất năm 2022, trong đó đứng top đầu là tên Oliver đối với bé trai và Olivia đối với bé gái. Trong những năm gần đây, cái tên Gary tưởng chừng đã tuyệt chủng nay đã trở lại trong danh sách.

    Dưới đây là 100 tên bé trai phổ biến nhất Vương quốc Anh trong năm 2022

    Oliver

    George

    Arthur

    Noah

    Muhammad

    Leo

    Oscar

    Harry

    Archie

    Jack

    Henry

    Charlie

    Freddie

    Theodore

    Thomas

    Finley

    Theo

    Alfie

    Jacob

    William

    Isaac

    Tommy

    Joshua

    James

    Lucas

    Alexander

    Arlo

    Roman

    Edward

    Elijah

    Teddy

    Mohammed

    Max

    Adam

    Albie

    Ethan

    Logan

    Joseph

    Sebastian

    Benjamin

    Harrison

    Mason

    Rory

    Reuben

    Luca

    Louie

    Samuel

    Reggie

    Jaxon

    Daniel

    Hugo

    Louis

    Jude

    Ronnie

    Dylan

    Zachary

    Albert

    Hunter

    Ezra

    David

    Frankie

    Toby

    Frederick

    Carter

    Gabriel

    Grayson

    Riley

    Jesse

    Hudson

    Bobby

    Rowan

    Jenson

    Finn

    Stanley

    Michael

    Mohammad

    Felix

    Jasper

    Liam

    Milo

    Sonny

    Oakley

    Elliot

    Chester

    Caleb

    Harvey

    Elliott

    Charles

    Ellis

    Jackson

    Alfred

    Ollie

    Yusuf

    Leon

    Ralph

    Otis

    Harley

    Dưới đây là 100 tên bé gái phổ biến nhất Vương quốc Anh trong năm 2022

    Olivia

    Amelia

    Isla

    Ava

    Mia

    Ivy

    Lily

    Isabella

    Rosie

    Sophia

    Grace

    Willow

    Freya

    Florence

    Emily

    Ella

    Poppy

    Evie

    Elsie

    Charlotte

    Evelyn

    Sienna

    Sofia

    Daisy

    Phoebe

    Sophie

    Alice

    Harper

    Matilda

    Ruby

    Emilia

    Maya

    Millie

    Isabelle

    Eva

    Luna

    Jessica

    Ada

    Aria

    Arabella

    Maisie

    Esme

    Eliza

    Penelope

    Bonnie

    Chloe

    Mila

    Violet

    Hallie

    Scarlett

    Layla

    Imogen

    Eleanor

    Molly

    Harriet

    Elizabeth

    Thea

    Erin

    Lottie

    Emma

    Rose

    Delilah

    Bella

    Aurora

    Lola

    Nancy

    Ellie

    Mabel

    Lucy

    Maria

    Ayla

    Orla

    Zara

    Robyn

    Hannah

    Gracie

    Iris

    Jasmine

    Darcie

    Margot

    Holly

    Amelie

    Amber

    Georgia

    Edith

    Maryam

    Abigail

    Myla

    Anna

    Clara

    Lilly

    Lyra

    Summer

    Maeve

    Heidi

    Elodie

    Lyla

    Eden

    Olive

    Aisha

    Viethome (theo Metro)

  • Trước khi bước vào hành trình khám phá London, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không mắc phải một số sai lầm như đi bên phải thang cuốn, mua vé ngày đi tàu điện ngầm...

    sai lam khi du lich london 1

    1. Đi bên phải thang cuốn

    Quy tắc bất thành văn là đi bên trái và đứng bên phải được người dân London tuân thủ khi sử dụng thang cuốn. Nếu ai đó vội vã và muốn đi bộ trên thang cuốn cho nhanh, họ sẽ phải đi ở bên trái.

    Những người khác sẽ đứng ở bên phải để tránh va chạm hay ngáng đường của họ. Nếu không, bạn có thể sẽ bị nhắc nhở hoặc thậm chí la mắng.

    2. Mua vé tàu điện ngầm lẻ

    Ở London, nhiều du khách mắc lỗi khi mua vé tàu điện ngầm riêng lẻ. Bởi lẽ, những tấm vé này đắt hơn đáng kể so với sử dụng vé ngày, chưa kể du khách sẽ phải xếp hàng khá lâu để mua vé.

    Do đó, du khách nen mua một tấm thẻ Oyster để đi lại ở bất kỳ tàu điện ngầm hay phương tiện công cộng nào. Chỉ cần lưu ý là bạn sẽ phải nạo tiền vào đó để sử dụng, nhưng số tiền mà bạn tiêu tốn chắc chắn sẽ ít hơn nhiều so với việc mua vé lẻ.

    3. Đi tàu điện ngầm giờ cao điểm

    Chắc chắn đây là sai lầm lớn của du khách khi du lịch London. Trong khoảng 7h30-9h30 sáng và 5h00 đến 7h00 buổi chiều tối, các ga tàu điện ngầm trung tâm đều đông nghịt người. Nếu không muốn chen chúc trong biển người này, du khách có thể lựa chọn đi xe bus trong giờ cao điểm.

    4. Chỉ du lịch ở trung tâm thành phố

    Hàng triệu người đến thăm trung tâm London hàng năm để thăm quan khu phố sầm uất, những di tích lịch sử nổi tiếng ở Anh và châu Âu. Tuy nhiên, vùng ngoại ô London cũng có nhiều thứ hấp dẫn để du khách khám phá.

    Đó là những khu phố quyến rũ, thị trấn xanh mát, các công viên rộng lớn quang cảnh đẹp như tranh vẽ ở ngoại ô London. Đảm bảo đến đây, du khách sẽ thích thú và bị mê hoặc chẳng kém ở khu vực trung tâm.

    5. Bỏ qua những đồng tiền xu

    Đồng xu và bảng Anh rất tiện dụng ở London và có thể được sử dụng để mua nhiều mặt hàng. Người ta có thể mua một số đồ trang sức xinh xắn ở London hoặc một bữa trưa no nê với những đồng xu một và bảng Anh này. 

    Du khách sẽ không thể đổi những đồng xu này sang tiền khác khi rời khỏi Anh. Tuy nhiên, đừng vội vứt bỏ mà hãy tiêu chúng một cách hợp lý và thông minh nhé!

    6. Thưởng thức "nhầm" ẩm thực London

    Nhiều du khách cho rằng văn hóa ẩm thực của London thật khủng khiếp khi các món đều khá khó ăn. Tuy nhiên, rõ ràng là họ đã đến thăm sai các địa điểm và thưởng thức "nhầm" ẩm thực London. 

    Hãy đừng chỉ ăn cá và khoai tây chiên trong suốt chuyến thăm thủ đô của nước Anh. London có nhiều món mang hương vị của người Ấn Độ vì đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Du khách ít nhất phải thử một trong những nhà hàng Ấn Độ xuất sắc nơi đây. Cùng với đó là các món ăn truyền thống khác của Anh, bao gồm bánh pudding Yorkshire, khoai tây nghiền và bánh quy.

    sai lam khi du lich london 1
    Hãy thử món Ấn khi đến London. - Ảnh: the.foodie.analyst

    7. Nghỉ tại khách sạn tốn kém

    Du lịch London khá tốn kém. Du khách có thể sẽ chi một khoản tiền kếch xù để ở trong một khách sạn sang trọng ở trung tâm thành phố với view đẹp và những dịch vụ đi kèm hiện đại. Ngay cả một căn phòng tiêu chuẩn cũng có giá rất đắt đỏ.

    Tuy nhiên, nếu tiết kiệm, du khách có thể cân nhắc tìm phòng ngủ tập thể, nhà nghỉ chỉ phục vụ bữa sáng hoặc thậm chí là căn hộ để cho thuê trong kỳ nghỉ nhằm giúp giảm chi phí cho chuyến đi. Các căn phòng, nhà nghỉ dịch vụ này cũng có chất lượng khá tốt, đảm bảo các nhu cầu thông thường của du khách.

    8. Không tham quan các điểm du lịch miễn phí

    Mặc dù London là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, nhưng không phải mọi thứ đều phải trả giá đắt. Sự thật là có rất nhiều thứ miễn phí để xem và làm ở London. 

    Trong khi nhiều du khách thích đến thăm Cung điện Buckingham với giá vé đắt tiền, bạn có thể đến Bảo tàng Anh, Phòng trưng bày Quốc gia, Bảo tàng Hàng hải Quốc gia ở Greenwich... mà không hề mất phí. 

    9. Không ngắm nhìn thành phố từ trên cao

    Dù có đủ thứ để khám phá và làm ở thành phố London, nhưng sẽ thật lãng phí nếu bạn bỏ qua khoảnh khắc ngắm nhìn thành phố từ trên cao. 

    Nhiều du khách đến London đi xe London Eye nổi tiếng để ngắm nhìn thành phố với mức giá đắt đỏ. Tuy nhiên thay vào đó, bạn có thể tham quan miễn phí Công viên Greenwich, Đồi hoa anh thảo và Vườn trên cao và ngắm nhìn London từ trên đỉnh của các công trình này.

    Lao Động (theo The Travel)

  • bao tang london 1

    London xứng tầm một thủ phủ thế giới. Thủ đô nước Anh là trung tâm kinh tế tài chính, văn hóa, nghệ thuật và lịch sử. Nếu có cơ hội đến London du ngoạn, bạn không thể bỏ qua các bảo tàng nghệ thuật và mỹ thuật nổi tiếng.

    London tự hào là nơi có nhiều bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới. To có và nhỏ độc đáo cũng có. Truyền thống có và hiện đại cũng có. Đến nỗi khó có thể lựa chọn nên ghé thăm nơi nào trước. Dưới đây là 15 bảo tàng hàng đầu ở London bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của mình.

    CÁC BẢO TÀNG LONDON ĐƯỢC VÀO CỬA MIỄN PHÍ

    Đa phần các bảo tàng London liệt kê dưới đây vào cửa miễn phí. Tuy nhiên, một số hoạt động hoặc triển lãm tạm thời có phụ thu phí.

    1. Bảo tàng Thiết Kế (Design Museum) triển lãm sáng kiến trong các ngành công nghiệp thiết kế đại chúng

    bao tang london 1
    Ảnh: Gareth Gardner

    Được thành lập bởi Sir Terence Conran vào năm 1989 và di dời đến Kenshington vào năm 2016. Bảo tàng Thiết kế là nơi tổ chức các cuộc triển lãm đương đại tiên tiến, đa dạng từ các lĩnh vực thời trang, đồ họa, kiến trúc cho đến các thiết kế sản phẩm và công nghiệp. Đây cũng là nơi giới thiệu đến công chúng nhiều cuộc trưng bày ấn tượng của các thiết kế từ quá khứ, hiện tại và tương lai thông qua các buổi trình diễn và pop up.

    Ngoài các lĩnh vực thiết kế, hàng loạt các chương trình và hoạt động học tập cho trẻ em (từ 5-11 tuổi) và thanh thiếu niên (từ 14-16 tuổi) cũng thường xuyên được tổ chức tại đây với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

    Địa chỉ: 224-238 Kensington High Street, London W8 6AG

    Website: designmuseum.org

    2. Bảo tàng British (British Museum) lưu giữ văn hóa loài người cổ đại

    bao tang london 1
    Ảnh: Getty Images

    Bảo tàng Anh – bảo tàng quốc gia đầu tiên trên thế giới mở cửa cho công chúng – lọt top những bảo tàng đẹp nhất London. Trần nhà bằng kính và thép hình vòm đưa ánh sáng thiên nhiên chiếu sáng nội thất.

    Ngoài tiền sảnh ấn tượng, bảo tàng còn sở hữu các phòng trưng bày rộng lớn về văn hóa Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các đồ tạo tác bao gồm Đá Rosetta, Pantheon Marbles (từng là một phần của cấu trúc ban đầu ở Athens) và hơn 120 xác ướp thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

    Địa chỉ: Great Russell Street, London WC1B 3DG

    Website: britishmuseum.org

    3. Tate Modern, nơi triển lãm mỹ thuật hiện đại và đương đại

    bao tang london 1
    Ảnh: Getty Images

    Bảo tàng Tate Modern, nơi trưng bày vô số các tác phẩm hiện đại của Anh nằm tại bờ nam của thành phố, từng là nơi của nhà máy điện Bankside. Bảo tàng là nơi trưng bày các bộ sưu tập cố định cho đến các công trình sắp đặt theo từng địa điểm. Từ các tác phẩm của các nghệ sĩ Anh Quốc như Damien Hirst và Jackson Pollock cho đến các nghệ sĩ quốc tế bao gồm Henri Matisse và Auguste Rodin.

    Tầng cao nhất của toà nhà – Blavatnik, được thêm vào năm 2017, có thể giúp du khách ghi lại một bức ảnh toàn cảnh đẹp nhất về London. Không chỉ có vậy, điểm thu hút chính của Tate Modern là các cuộc triển lãm thay đổi luân phiên mang đến nhiều điều mới lạ và bất ngờ mỗi dịp ghé thăm London.

    Địa chỉ: Bankside, London SE1 9TG

    Website: tate.org.uk

    4. Tate Britain tôn vinh mỹ thuật Anh

    bao tang london 1
    Ảnh: Getty Images

    Một phiên bản “cũ kĩ” hơn của Tate Modern chính là bảo tàng Tate Britain, nơi tập trung vào nghệ thuật Anh và nắm giữ nhiều tác phẩm từ danh họa “nặng ký” bao gồm Lucian Freud, Francis Bacon và William Hogart.

    Bảo tàng cũng là nơi tổ chức các buổi biểu diễn thường xuyên vào thứ sáu cuối cùng của tháng. Mỗi lần có một chủ đề khác nhau điển hình như nghệ thuật LGBTQ+, tư duy sáng tạo, với các quán bar được cấp phép trong phòng trưng bày và âm nhạc DJ.

    Địa chỉ: Millbank, Westminster, London SW1P 4RG

    Website: tate.org.uk

    5. Học viện Hoàng gia (Royal Academy of Arts) mang mối liên hệ mật thiết với Vương thất Anh

    bao tang london 1
    Ảnh: Simon Menges

    Được thành lập bởi các nghệ sĩ và kiến ​​trúc sư vào những năm 1760, bảo tàng Học viện Hoàng gia đã tồn tại ở địa chỉ Burlington House trong hơn 150 năm. Bảo tàng London này có mối liên hệ mật thiết với hoàng gia Anh, được đỡ đầu bởi chính cố nữ hoàng Elizabeth II, và phân khúc học viện đến nay vẫn đào tạo các họa sỹ trẻ.

    Điểm nổi bật của bảo tàng Học viện Hoàng gia là các cuộc triển lãm mùa hè tổ chức hàng năm. Chúng được xem là một trong những sự kiện chính nằm trong lịch trình nghệ thuật được đón đợi tại London. Đây là cuộc triển lãm mở đầu lâu nhất thế giới và được phụ trách trưng bày bởi một trong những nghệ sĩ của Học viện Hoàng Gia.

    Địa chỉ: Burlington House, Piccadilly, London W1J 0BD

    Website: royalacademy.org.uk

    6. Queer Britain, bảo tàng London đầu tiên vì cộng đồng LGBTQ+

    bao tang london 1

    Bảo tàng đầu tiên tại London được dành để tôn vinh cộng đồng LGBTQ+ là Queer Britain. Trước khi nó là một bảo tàng chính thức, Queer Britain đã được giới thiệu dưới hình thức pop up tại các địa điểm khác nhau từ năm 2018. Bây giờ, không gian triển lãm cố định của bào tàng nằm ở quảng trường Granary, King’s Cross.

    Triển lãm dài hạn đầu tiên của bảo tàng ra mắt là vào mùa hè năm 2022 với tên gọi We are Queer Britain. Trong đó trưng bày các vật phẩm được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm kỷ niệm lịch sử và văn hóa LGBTQ. Từ các tác phẩm của Duncan Grant cho đến bức thư tay nổi tiếng của Elton John, tất cả tạo nên sự nhắc nhở mạnh mẽ về giới tính và sự bình đẳng trong xã hội.

    Địa chỉ: 2 Granary Square, London N1C 4BH

    Website: queerbritain.org.uk

    7. Bảo tàng Lịch sử tự nhiên (Natural History Museum) phù hợp cho cả gia đình 

    bao tang london 1
    Ảnh: Natural History Museum

    Với công trình kiến trúc kiểu Gothic, bảo tàng Lịch sử Tự nhiên dễ gây ấn tượng như một nhà thờ lớn hơn là một nơi trưng bày các bộ sưu tập vĩ đại về khủng long trong lịch sử. Sở hữu bộ sưu tập cố định gồm hơn 80 triệu mẫu vật tự nhiên, bảo tàng London này dễ làm hài lòng cho hầu hết du khách trong mọi độ tuổi. Do đó, nếu đi du lịch London với cả gia đình có trẻ nhỏ thì bạn có thể suy xét đến đây tham quan một ngày. Bảo tàng Lịch sử tự nhiên cũng là một trong địa điểm nổi tiếng nằm trong danh sách các bảo tàng phải ghé thăm trên thế giới.

    Địa chỉ:  Cromwell Road, South Kensington, London SW7 5BD

    Website: nhm.ac.uk

    8. Victoria & Albert (V&A Museum) với các triển lãm thời trang nổi tiếng 

    bao tang london 1
    Ảnh: ©pio3/Shutterstock.com

    Bảo tàng Victoria & Albert là một trong những bảo tàng nghệ thuật và thiết kế lớn nhất thế giới và được xem là quyến rũ nhất London. Chỉ riêng bản thân tòa nhà cũng đáng để ghé thăm: một cung điện bằng gạch đỏ tráng lệ với đầy các chi tiết điêu khắc, lát gạch lộng lẫy và các bức bích họa.

    Các bộ sưu tập tại bảo tàng được chia thành các chủ đề một cách hữu ích giúp người xem dễ dàng khám phá, bao gồm thời trang, nhà hát, nội thất, và kiến trúc. Tuy nhiên, V&A nổi tiếng nhất vì những triển lãm thời trang. Nơi đây từng trưng bày thiết kế của Alexander McQueen, Dior, Balenciaga… hoặc có những triển lãm thời trang theo chủ đề (thời trang Victoria, thời trang nam, v.v.). Du khách khi viếng thăm sẽ phải mất hàng nhiều giờ đồng hồ để chiêm ngưỡng và tìm hiểu ý nghĩa của các tác phẩm.

    Địa chỉ: Cromwell Road, London SW7 2RL

    Website: vam.ac.uk

    9. Bảo tàng Chiến tranh Hoàng Gia (Imperial War Museum) cho người yêu lịch sử 

    bao tang london 1
    Ảnh: Getty Images

    Nằm trong khuôn viên của Bệnh viện Hoàng gia Bethlem cũ, Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia là nơi hé lộ những câu chuyện lịch sử của quân đội Anh xuyên suốt các cuộc xung đột và chiến tranh. Tại đây, các cuộc triển lãm thường khơi gợi lại những ký ức đau thương trong lịch sử như những cuộc trưng bày về Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho đến cuộc tàn sát Holocaust.

    Address: Lambeth Road, London SE1 6HZ

    Website: iwm.org.uk

    10. Horniman Museum với thủy cung và khu vườn ngoài trời tuyệt đẹp 

    bao tang london 1
    Ảnh: Sophia Spring/CNN Traveler

    Bảo tàng London này được thành lập vào năm 1901 bởi Frederick John Horniman, một thương gia bán trà muốn có một không gian để trưng bày bộ sưu tập tư nhân về lịch sử tự nhiên của mình.

    Bảo tàng Horniman đem đến một giấc mơ có thật cho những người yêu thiên nhiên. Tại đây, du khách dễ tìm thấy các phòng trưng bày lịch sử tự nhiên và nhân chủng học rộng lớn cũng như thuỷ cung. Bên cạnh đó, một ngôi nhà kính lớn kiểu Victoria với tầm nhìn ra khu vườn rộng trập trùng của bảo tàng cũng là một nét thu hút khách viếng thăm.

    Địa chỉ: 100 London Road, Forest Hill, London SE23 3PQ

    Website: horniman.ac.uk

    11. Bảo tàng Hài kịch (Museum of Comedy) 

    bao tang london 1
    Ảnh: Steve Ullathorne / CNN Traveller

    Bạn chưa hiểu rõ lắm về khiếu hài hước của người Anh? Vậy thì bảo tàng London này đích thị là nơi bạn nên ghé thăm để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này!

    Bảo tàng Hài kịch được thành lập bởi Giám đốc Nhà hát Leicester Square Martin Witts vào năm 2014. Nằm trong hầm mộ được cải tạo lại của Nhà thờ St George, kiến trúc của bảo tàng là sự pha trộn giữa kiến ​​trúc thiêng liêng và đồ tạo tác lịch sử đặt trong không gian biểu diễn hiện đại. Để hiểu thêm về điều gì đã tạo nên khiếu hài hước của người Anh, khám phá các bộ sưu tập lưu trữ đa dạng từ sách, DVD, VHS, LP sẽ giúp du khách có câu trả lời.

    Địa chỉ: St George’s Church, Bloomsbury Way, London WC1A 2SR

    Website: museumofcomedy.com

    CÁC BẢO TÀNG LONDON CÓ MUA VÉ

    12. Bảo tàng Bưu điện (The Postal Museum) triển lãm lịch sử ngành bưu điện Anh 

    bao tang london 1
    Ảnh: The International Institute for Conservation of Historic and Artistic Works

    Một trong những phát minh lớn nhất của nước Anh là hệ thống bưu điện. “Mạng xã hội” đầu tiên đến nay đã được có lịch sử 500 năm. Ghé thăm bảo tàng Bưu điện, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu lịch sử của việc viết thư và giao tiếp qua màn hình, phòng trưng bày và triển lãm tương tác. Bên cạnh đó, đi qua các đường hầm trên một chuyến tàu thu nhỏ nằm bên dưới những con phố bận rộn của thủ đô hay tìm hiểu về hệ thống bưu chính khắp London sẽ là một trải nghiệm khó quên với bất kỳ ai.

    Địa chỉ: 15-20 Phoenix Place, London WC1X 0DA

    Website: postalmuseum.org

    13. Bảo tàng Thương hiệu (Museums of Brands) 

    bao tang london 1
    Ảnh: Museum of Brands

    Bảo tàng là một cuộc hành trình bằng hình ảnh phong phú từ thời Victoria cho đến ngày nay. Những thay đổi trong bao bì, nhãn hiệu và quảng cáo đằng sau mỗi sản phẩm được bao trọn trong không gian của triển lãm giúp người xem hiểu ra quá trình của mỗi thương hiệu qua 150 năm. Qua đây, bảo tàng mở ra cái nhìn sâu sắc hơn vê những tác động của sự thay đổi về văn hóa và xã hội đối với thế giới thương mại ngày nay.

    Địa chỉ: 111-117 Lancaster Road, Notting Hill, London W11 1QT

    Website: museumofbrands.com

    14. Bảo tàng Nhà hát cũ và Gác xép thảo mộc (The Old Operating Theatre Museum and Herb Garret)

    bao tang london 1
    Ảnh: Old Operating Theatre

    Nơi lý tưởng dành cho những người hâm mộ lịch sử rùng rợn và y học! Nằm trên tầng áp mái của nhà thờ đầu thế kỷ 18 của Bệnh viện St Thomas cũ, bảo tàng London này mang đến một cái nhìn sâu sắc về lịch sử y học và phẫu thuật. Tại đây bạn có thể khám phá các khung gỗ từng được sử dụng để làm khô và cất giữ các loại thảo mộc làm thuốc cho bệnh nhân, hay tham quan một phòng mổ đã được đưa vào sử dụng vào năm 1822. Đây được xem là bảo tàng phẫu thuật lâu đời nhất còn tồn tại ở châu Âu.

    Địa chỉ: 9a St Thomas Street, London SE1 9RY

    Website: oldoperatingtheatre.com

    15. Bảo tàng Thời trang và Dệt may (Fashion and Textile Museum) 

    bao tang london 1Ảnh: Michael Cockerham / Fashion and Textile Museum

    Được thành lập bởi nhà thiết kế Zandra Rhodes, người đã trưng bày 50 năm dòng thời trang của mình tại đây vào năm 2019. Bảo tàng London này chỉ có các cuộc triển lãm tạm thời, thay vì có một bộ sưu tập vật phẩm cố định. Hầu hết các thiết kế trong bộ sưu tập tập trung vào các chất liệu dệt kim, thời trang kỷ nguyên Jazz, áo phông và phong cách Riveria. Bảo tàng rất dễ nhận biết với màu sắc rực rỡ bao phủ bên ngoài.

    Địa chỉ: 83 Bermondsey Street, Bermondsey, London SE1 3XF

    Website: fashiontextilemuseum.org

    Theo Harper's Bazaar Việt Nam

  • Lần đầu tiên sau 15 năm, một người đàn ông đã chiến thắng cuộc thi chạy 35 km với ngựa vào hôm 11/6 vừa qua.

    Cuộc thi kỳ lạ giữa người và ngựa có tên Whole Earth Man V diễn ra ở Wales lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1980. Cuộc đua được khởi xướng sau khi hai người ở quán rượu Neaudd Arms địa phương đặt cược xem một người đàn ông có thể đánh bại một con ngựa trong cuộc đua đường dài hay không. Ngựa nhanh hơn con người rất nhiều, nhưng sức bền đã giúp con người cân bằng trong cuộc chạy điền kinh với ngựa.

    chay dua voi ngua 1
    Anh Ricky Lightfoot là một lính cứu hỏa sở hữu sức bền kỷ lục.

    Trong suốt lịch sử cuộc thi, chỉ có 2 lần chiến thắng thuộc về con người nhưng gần đây nhất cách đây 15 năm. Suốt thời gian qua, ngựa luôn chiến thắng trong cuộc thi kỳ lạ được nhiều người quan tâm này.

    Mới đây, vận động viên người Anh đã giành chiến thắng sau khi vượt qua ngựa ở những mét cuối cùng. Ricky Lightfoot, 37 tuổi, là một người lính cứu hỏa, sinh sống ở làng Dearham, Cumbria khiến những người chứng kiến cuộc đua giữa anh với ngựa thán phục.

    Người đàn ông với sức bền vượt trội đã hoàn thành chặng đường 35 km trong thời gian 2 giờ 22 phút 23 giây. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của anh là chú ngựa Lane House Boy về sau với thời gian 2 giờ 24 phút 24 giây.

    Cuộc đua năm nay có 1.200 vận động viên tham gia với 60 con ngựa, chạy dọc theo những ngọn đồi cheo leo và địa hình lầy lội của vùng nông thôn xứ Wales.

    chay dua voi ngua 1
    Hình ảnh cho thấy con ngựa còn phải thồ thêm 1 người điều khiển trên lưng, nhưng dù sao 15 năm qua các thí sinh cũng vẫn thua ngựa.

    Ricky Lightfoot chia sẻ rằng: "Tôi đã nghe nói về hai người chiến thắng trước đó là Huw Lobb và Florien Holtinger. Tôi rất vui khi trở thành người đánh bại ngựa trong cuộc chạy đua đường dài. Thật tuyệt vời khi được thi đấu trong một cuộc đua huyền thoại có một không hai trên thế giới. Càng tuyệt vời hơn khi tôi là người chiến thắng".

    Màn trình diễn tuyệt vời của Lightfoot đáng chú ý hơn ban tổ chức cho biết anh ấy đã thức từ 6 giờ sáng giờ địa phương để bay từ Tenerife, Tây Ban Nha đến Manchester,  Anh, sau đó di chuyển đến địa điểm thi đấu trước 2 giờ đồng hồ.

    Vận động viên đầu tiên giành chiến thắng trong sự kiện này là Huw Lobb vào năm 2004. Anh đã đánh bại con ngựa nhanh nhất với thành tích 2 giờ 5 phút.

    chay dua voi ngua 1
    Anh Ricky Lightfoot sở hữu đôi chân rất dài với vóc người cao lớn.

    Không chỉ đua với ngựa, năm 2007, vận động viên chạy nhanh nhất thế giới khi đó là Bryan Habana đã quyết định chạy đua với loài động vật chạy nhanh nhất thế giới là báo gê pa. Con 'quái thú' có vận tốc tối đa lên đến hơn 100 km/h đã dành chiến thắng dù Bryan Habana được xuất phát trước 30 mét.

    Theo Infonet

  • Thói quen liên quan đến vấn đề vệ sinh ăn uống này của người Anh sẽ khiến không ít người phải trố mắt ngạc nhiên.

    Cuộc sống ngày càng hiện đại với những trang thiết bị công nghệ, đồ điện tử, đồ gia dụng thông minh giúp chị em phụ nữ được rảnh rang hơn, dành thời gian chăm chút cho bản thân, con cái và gia đình mà không phải suốt ngày "đầu tắt mặt tối" quẩn quanh trong căn bếp. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta chế tạo ra chiếc bồn rửa bát với 2 ngăn riêng biệt là hoàn toàn có mục đích. Tất cả vì sự thuận tiện cho người dùng. 

    Ấy thế mà, ở Anh quốc, quốc gia phát triển hàng đầu thế giới lại có cách rửa bát khiến nhiều người phải trố mắt ngạc nhiên rồi thảng thốt: "Vậy rồi ăn toàn vi khuẩn hả?". Nhưng cách giải thích của người Anh cũng gây ngạc nhiên không kém...

    thoi quen rua bat o anh
    Cứ thế này vớt lên úp vào giỏ đựng bát?

    Biên tập viên người Anh tên Toni Hargis từng chia sẻ: "Là một người Anh ở Mỹ, tôi thường phải quay đi khi chứng kiến một người Mỹ rửa bát. Tôi khá chắc rằng tất cả họ đều phải 'cắn lưỡi' khi xem tôi rửa bát. Nhưng đó là những điểm khác biệt trong cách rửa bát ưa thích của chúng tôi. Đầu tiên đổ đầy nước nóng và nước rửa chén vào bồn rửa, sau đó nhúng bát đĩa của bạn vào và rửa như bình thường. Tiếp đó, bạn hãy vớt chúng ra khỏi nước xà phòng và cho vào giá phơi. Không, không cần rửa lại chúng, chỉ cần đặt chúng vào giá. Vâng, như thế, với bọt xà phòng vẫn còn bám ở đó. Theo thời gian, bạn sẽ quen với với cách làm này (Hoặc bạn có thể lén vào bếp và rửa sạch lại chúng khi không có ai thấy)".

    Rửa bát mà không cần tráng lại với nước sạch? Nghe có thấy vô lý không cơ chứ. Thế nhưng, Toni cũng đính chính thêm rằng: "Hãy bắt đầu rửa những vật dụng ít bẩn nhất, chẳng hạn như ly thủy tinh, sau đó đến những thứ có độ bẩn vừa phải và rửa xoong nồi sau cùng. Vậy là bạn thực sự không rửa bất cứ thứ gì trong nước bẩn".

    Trong phần hỏi đáp trên mục Văn hóa của tờ The Guardian cũng có một độc giả tên Elizabeth Augustine gửi câu hỏi như thế này: "Tôi không thể hiểu được thói quen rửa và tráng bát đĩa của người Anh trong cùng một bồn nước bẩn, và lau khô chúng mà không rửa sạch xà phòng. Điều này có tương tự như việc bạn vừa tắm vừa không xả sạch xà phòng? Tôi cần lắm câu trả lời".

    Đáp lại câu hỏi này, rất nhiều người đã đưa ra câu trả lời và cùng tranh luận về cái gọi là "văn hóa rửa bát" có vẻ kỳ lạ của người Anh.

    Chị Krystal, đến từ thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ, đã trả lời rằng: "Tôi hiểu!! Tôi cũng đang thắc mắc vấn đề này vì tôi đã kết hôn với một anh chàng người Scotland và cả gia đình anh ấy cũng như những người tôi biết ở Anh đều để bọt nước rửa bát trên bát đĩa của họ! Tôi đã cố gắng chịu đựng một thời gian nhưng chúng tôi luôn tranh cãi về nó vì tôi nghĩ nó thật kinh khủng và anh ấy luôn nói "một chút nước rửa bát sẽ không giết chết được em đâu". Một lần khi đang ăn cơm ở nhà mẹ anh ấy, tôi đã gắp một miếng thức ăn có mùi nước rửa bát. Tôi phải chạy ra khỏi phòng và súc miệng. Anh ấy nghĩ tôi đang bịa ra chuyện này. Tôi yêu rất nhiều điều về Vương quốc Anh nhưng đây không phải là một trong số đó!".

    "Tôi đến từ Canada. Tôi đã sống và làm việc tại Vương quốc Anh trong 5 năm qua. Và thói quen không tráng lại bát đũa cũng khiến tôi phát hoảng. Bạn gái cũ của tôi là người Anh. Hôm đó là Chủ nhật và tôi muốn làm một bữa tối cho cô ấy ngay tại căn hộ của tôi. Sau khi ăn xong, cô ấy muốn vào bếp rửa bát giúp tôi thay lời cảm ơn về bữa tối. Tôi nghĩ đó là một cử chỉ tuyệt vời, cho đến khi tôi thấy cách cô ấy làm. Cô ấy nhúng bát đũa vào bồn có nước rửa bát, đặt lên giá, dùng khăn lau bát đĩa bẩn rồi cho vào tủ. Cảnh tượng ấy khiến tôi "nổi da gà" nhưng tôi đã không phản ứng gì. Tôi không nói gì vì tôi thấy cô ấy đã làm rất nhiều việc như một lời cảm ơn cho bữa tối. Không cần phải nói, ngày hôm sau, sau khi cô ấy rời đi, tôi đã dành một giờ để rửa lại mọi thứ", anh chàng Paul, đến từ Vancouver, Canada, cho hay.

    Rất nhiều người cũng bày tỏ sự ngạc nhiên về cách rửa bát của người Anh và kể lại những câu chuyện mà chính bản thân họ đã trải qua nhưng một số người lại lên tiếng giải thích rằng giờ đây, người ta có máy rửa bát và hầu hết các gia đình ở Anh đều lắp máy rửa bát. Sau khi làm như vậy, họ có thể đặt bát đũa, nồi vào máy và mọi thứ còn lại cứ để máy rửa bát lo.

    Nguồn: Guardian

  • Nhắc đến Vương quốc Anh, người ta thường chỉ nghĩ tới nước Anh mà không để ý rằng, đó chỉ là cách gọi tắt của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland bao gồm 4 phần chính là Anh (England), Scotland, Wales và Bắc Ireland. Cái tên "Great Britain" luôn thu hút rất nhiều du khách bởi sự phong phú và đa dạng về văn hóa của mình.

    Như là kết quả lịch sử của sự hình thành Vương quốc Anh, các nền văn hóa của Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland rất đa dạng và khác nhau, chẳng hạn các đặc trưng về ngôn ngữ và ẩm thực.

    Dù tiếng Anh là thứ tiếng phổ biến hàng đầu trên toàn thế giới, tại mỗi phần chính của nước Anh vẫn có những ngôn ngữ riêng rất đặc trưng: tiếng Wales (tại xứ Wales), Tiếng Xentơ và Scots (ở Scotland), Cornish (ở Cornwall), và Ailen và Ulster Scots (ở Bắc Ai-len).

    Mỗi vùng trong Liên hiệp Vương quốc Anh đều có những nét văn hóa rất riêng. Loài hoa biểu tượng của mỗi vùng trong Vương quốc Anh cũng khác nhau. Mỗi vùng đều có một vị Thánh bảo trợ và một loài hoa đặc trưng riêng, gắn với những truyền thuyết hoặc câu chuyện thú vị.

    Anh: Thánh George và hoa hồng

    cac loai hoa bieu tuong cua vuong quoc anh 1
    Hoa hồng - loài hoa đầy quyền lực - là biểu tượng của nước Anh

    Loài hoa biểu tượng của nước Anh là hoa hồng. Hoa hồng được xem là biểu tượng của nước Anh từ thời kỳ Chiến tranh Hoa hồng - Chiến tranh nhân dân (1455-1485) giữa triều đại hoàng gia Lancaster (sở hữu biểu tượng hoa hồng đỏ) và triều đại hoàng gia York (sở hữu biểu tượng hoa hồng trắng).

    Scotland: Thánh Andrew, cây kế và cây hoa chuông lá tròn Scotland

    cac loai hoa bieu tuong cua vuong quoc anh 1
    Cây kế - biểu tượng của Scotland.

    cac loai hoa bieu tuong cua vuong quoc anh 1
    Cây hoa chuông lá tròn Scotland.

    Loài cây biểu tượng của Scotland là cây kế (một loại cây thuộc họ cúc) - một loại hoa màu tím lá có gai. Loài hoa này bắt đầu được coi là biểu tượng của Scotland từ thế kỷ thứ 15. Bên cạnh đó, cây hoa chuông lá tròn của Scotland cũng được coi là loài hoa biểu tượng của nước này.

    Xứ Wales: Thánh David, cây thủy tiên hoa vàng và tỏi tây

    cac loai hoa bieu tuong cua vuong quoc anh 1
    Thủy tiên hoa vàng - loài hoa rực rỡ tượng trưng cho xứ Wales.

    cac loai hoa bieu tuong cua vuong quoc anh 1
    Điều thú vị là cây tỏi tây cũng là một biểu tượng của xứ Wales.

    Quốc hoa của Wales là cây thủy tiên hoa vàng, loài hoa thường được xuất hiện theo truyền thống trong Ngày của Thánh David. Một điều khá thú vị là cây tỏi tây cũng được coi là biểu tượng truyền thống của xứ Wales.

    Có rất nhiều cách giải thích tại sao cây tỏi tây lại trở thành biểu tượng quốc gia của Wales. Một trong số đó là Thánh David đã khuyên người dân xứ Wales trong cuộc chiến đấu với người Saxons nên mang một cây tỏi tây trên mũ để phân biệt bạn và thù.

    Bắc Ireland: Thánh Patrick và cây chua me đất

    cac loai hoa bieu tuong cua vuong quoc anh 1
    Loài cây bình dị này là biểu tượng của Bắc Ireland.

    Loài cây biểu tượng của Bắc Ireland là cây chua me đất, một loại cây có 3 lá giống như cây cỏ ba lá. Một truyền thuyết của người Ai-len kể rằng Thánh Patrick đã sử dụng cây chua me đất có 3 lá để giải thích học thuyết Ba ngôi (The Trinity) trong Thiên chúa giáo.

    Ông sử dụng hình ảnh này trong các bài giảng đạo của mình để diễn tả tại sao Cha, Con và Thánh Thần lại có thể tồn tại như những thành phần riêng biệt, ngang nhau về đặc tính và quyền năng của một thực thể giống nhau. Các môn đồ của Thánh Patrick thường mặc trang phục có hình cây chua me đất trong ngày kỉ niệm Thánh Patrick

    Viethome

  • Không ai muốn phải gọi số điện thoại khẩn cấp, nhưng tai nạn, hỏa hoạn, cướp giật...dường như diễn ra mỗi ngày. Do đó nếu sống ở Vương quốc Anh, bạn hãy thuộc nằm lòng các số điện thoại khẩn cấp sau đây:

    999 - gọi khi gặp hỏa hoạn, tội phạm hoặc vấn đề y tế khẩn cấp

    Đây là số điện thoại khẩn cấp lâu đời nhất thế giới, được thành lập năm 1937 và hoạt động trong khu vực London. Số này được thiết lập sau khi 5 phụ nữ tử vong trong một vụ hỏa hoạn. 

    Khi gọi 999, bạn sẽ được kết nối với một điện thoại viên. Họ sẽ hỏi bạn cần gọi cảnh sát, cứu hỏa hay cứu thương. Nếu bạn không thể nói, nhưng đang trong tình trạng khẩn cấp, hãy bấm tiếp số 55 để điện thoại viên chú ý mà không cần phải nói thành lời. Cách này áp dụng cho người dùng điện thoại di động. Nếu đang dùng điện thoại bàn, bạn hãy cố gắng thầm thì, ho hoặc gõ lên các nút bấm. Bạn sẽ được chuyển máy đến cảnh sát.

    101 - gọi cảnh sát trong trường hợp không khẩn cấp

    Nếu bạn muốn nói chuyện với cảnh sát nhưng không phải trường hợp khẩn cấp hoặc nguy hiểm, vậy hãy bấm số 101. Chẳng hạn nếu có thông tin, hình ảnh về một vụ cướp, bạn có thể bấm số 101 để trình báo. Bạn sẽ được kết nối với cảnh sát địa phương.

    105 - gọi khi gặp trục trặc về điện

    Nếu nhà bị mất điện, bạn có thể gọi cho Cơ quan quản lý điện UK (UK Power Networks) thông qua số 105. Bạn có thể gọi số này vào bất cứ lúc nào, 24/7. Nếu vẫn có internet, bạn có thể theo dõi thông tin cập nhật trực tuyến Power Map, điền vào số postcode để biết nơi bạn đang bị cắt điện vì lý do gì.

    111 - số NHS không khẩn cấp

    Nếu bạn đang gặp vấn đề về y tế nhưng không khẩn cấp, vậy hãy bấm gọi 101 để được kết nối với tổng đài NHS. Sau đó, một bác sĩ/nha sĩ hoặc y tá sẽ gọi lại cho bạn. Nếu cần thiết, bạn sẽ được đặt hẹn với một bác sĩ/nha sĩ GP hoặc nhập viện cấp cứu.

    112 - Số khẩn cấp ở châu Âu

    Số 112 ở Europe cũng tương tự 999 ở Anh. Nhưng kể từ năm 1995, người dân ở Anh cũng có thể gọi 112, bạn sẽ được kết nối với tổng đài khẩn cấp tương tự số 999. 

    119 - Đường dây nóng coronavirus

    Nếu bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với virus, và muốn liên hệ với dịch vụ truy vết Test and Trace để làm xét nghiệm, vậy hãy gọi 119. Bạn sẽ được hướng dẫn nơi xét nghiệm gần nhất, cũng như các lời khuyên về việc cách ly.

    123 - Số điện thoại hỏi giờ (Talking Clock, Speaking Clock)

    Số điện thoại này xuất hiện từ tháng 7/1936. Đôi khi bạn không chắc bây giờ là mấy giờ. Đồng hồ của bạn không đúng, bạn không tin đồng hồ treo tường, đồng hồ điện thoại...vậy hãy gọi 123. 

    Nếu bạn dùng đường dây điện thoại bàn của BT, khi bấm gọi 123, bạn sẽ được nghe chính xác giờ giấc hiện tại. Thông tin này được cập nhật cứ mỗi 10 giây. Số này hữu ích cho người không có đồng hồ nhưng lại có điện thoại bàn.

    Có điều bạn sẽ bị tính phí 50p/phút. Tuy vậy, dịch vụ "nhảm nhí" này lại khá nhộn nhịp vào dịp giao thừa, Ngày Tưởng Niệm (11/11)...

    so dien thoai khan cap o vuong quoc anh

    159 - trình báo lừa đảo

    Đây là một số khẩn cấp mới dành cho người bị lừa đảo. Nếu bạn nhận được cuộc gọi từ một đối tượng giả làm ngân hàng, hay ai đó gọi đòi tiền, hỏi về thông tin cá nhân...thì bạn hãy ngay lập tức tắt máy. Sau đó gọi 159 để trình báo. Điện thoại viên sẽ giúp bạn kết nối với ngân hàng một cách an toàn.

    70% người có tài khoản thanh toán (current account) tại UK đều có thể dùng số này. Nếu bạn là khách hàng của Santander, Starling Bank, NatWest, Barclays, Lloyds...bạn sẽ được giúp đỡ. 

    Bạn có thể gọi số này dù đang sử dụng dịch vụ của bất kì nhà mạng điện thoại nào. Hiện tại, 159 mới chỉ là số khẩn cấp thí điểm. 

    Đối với tội phạm lừa đảo công nghệ, bạn cũng có thể gọi 0300 123 2040 để trình báo cho Action Fraud. 

    Có số điện thoại khẩn cấp 888 không?

    Có thể bạn đã nhiều lần nghe tới số này, nhưng thực tế là chưa có. Hiện người ta đang kêu gọi thiết lập số này để tạo đường dây nóng giúp đỡ phụ nữ. Chẳng hạn phụ nữ có thể gọi số này khi muốn về nhà vào đêm khuya, hay khi bị kẹt ở một tình huống nguy hiểm. Người ta cũng đang kêu gọi xây dựng ứng dụng 888, sử dụng GPS để cảnh báo nếu taxi chưa đưa bạn tới điểm đến như kế hoạch. 

    Tuy nhiên, số 888 vẫn chưa được thiết lập. Do đó nếu rơi vào trường hợp khẩn cấp, hãy gọi 999.

    Viethome (theo Metro)

  • Thuế cửa sổ, nghe có vẻ rất khó tin thời nay, nhưng vào thời của nhà văn Anh Charles Dickens, người dân phải trả tiền mới được mở cửa sổ đón ánh sáng và khí trời vào nhà.

    Nhà văn Anh Charles Dickens vốn nổi tiếng vì những tác phẩm viết về cảnh nghèo đói ở London. Những trang văn với lát cắt cuộc đời chi tiết đến mức mà chỉ sống trong cảnh đó thì người ta mới có thể lột tả được. Tuy nhiên, ngoài việc giúp người đời thấu hiểu tình cảnh của người nghèo London, Dickens còn có tác động thực sự tới chính sách thực tế, như lần ông giúp nước Anh bãi bỏ thuế cửa sổ áp dụng suốt 156 năm.

    Thuế cửa sổ, nghe có vẻ rất khó tin thời nay, nhưng vào thời Dickens, theo một bộ luật giúp chính phủ Anh kiếm nhiều tiền từ các tòa nhà, người dân phải trả tiền mới được đón ánh sáng và khí trời vào nhà. Giữa năm 1696 và 1851, Quốc hội Anh đặc biệt coi trọng cửa sổ và có nhiều luật ảnh hưởng tới kiến trúc thời đó, thậm chí còn khiến cuộc sống của người dân lâm nguy.

    Thuế cửa sổ chỉ là một trong hàng chục các sắc thuế “sáng tạo” được đưa ra để thu tiền cho chính phủ bằng cách khiến người dân phải trả nhiều tiền hơn cho nơi mà họ sống.

    Thuế cửa sổ được đưa ra năm 1696 nhằm bù lại khoản chi phí phát hành tiền tệ mới và để thanh toán khoản chi khổng lồ dành cho chiến tranh, ngoại giao và các cung điện xa hoa. Theo luật, người giàu sẽ phải trả thuế cửa sổ nhiều hơn người nghèo, dựa trên giả định là người nhiều tiền có thể chi tiền để nhà có nhiều cửa sổ.

    Trong khi đó, ở các thành phố, người nghèo sống trong các tòa nhà chung cư đông đúc có rất nhiều cửa sổ. Nhằm hỗ trợ người nghèo, một điều khoản trong luật quy định chủ các tòa nhà phải trả khoản thuế này.

    Còn thực tế thì sao? Người dân Anh đã lách luật kiểu này: Thay vì trả thuế cửa sổ, người có nhà nhiều cửa sổ, kể cả chủ các tòa nhà chung cư cho thuê, đã chặn cửa sổ bằng gạch hoặc gỗ. Các chủ nhà cũng tăng tiền thuê nhà để bù lại chi phí. Khi họ xây các tòa nhà mới, họ thường giảm số lượng cửa sổ, thậm chí xây nhà không cửa sổ để tránh nộp thuế.

    nha khong co cua so o Anh
    Một tòa nhà bị bịt kín cửa sổ ở Anh. 

    Kết quả là cuộc sống của người thuê nhà không chỉ vô cùng bất tiện mà còn có hại cho sức khỏe. Dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong các khu vực không thông thoáng. Người nghèo sống khổ sở trong các tòa nhà rất ít ánh sáng tự nhiên.

    Thuế cửa sổ không phải là loại thuế duy nhất có ảnh hưởng không mong đợi là biến những thứ thiết yếu thành những thứ xa xỉ. Thuế lò sưởi, hay còn gọi là thuế ống khói, là một ví dụ khác. Từ năm 1662 tới 1689, loại thuế này yêu cầu người dân phải trả tiền cho từng cái lò sưởi, bếp lò trong nơi ở.

    Lúc đầu, thuế đánh vào mọi người dân Anh mà không có ngoại lệ. Sau đó, luật này tiếp tục được thay đổi. Quốc hội cuối cùng đã miễn thuế này cho người nghèo. Dù vậy, thuế này cũng khuyến khích người dân chen chúc sống trong các nơi ở chật hẹp, sử dụng các biện pháp sưởi ấm không an toàn hoặc không dùng lò sưởi để tránh nộp thuế. Tại những thời điểm khác nhau trong lịch sử, Quốc hội Anh còn đánh thuế cả những thứ như nến, muối và xà phòng.

    Tất cả những loại thuế trên đều không được lòng dân, đặc biệt là vì chúng thường nhằm vào đối tượng người đi thuê nhà, hơn là chủ nhà, bắt người nghèo phải trả tiền cho những thứ “xa xỉ” như hơi ấm và ánh sáng. Tuy nhiên, thuế cửa sổ là thuế bị ghét nhất và được áp dụng lâu nhất.

    Có lúc, mức thuế cửa sổ tăng lên để đáp ứng nhu cầu các sự kiện đang diễn ra. Ví dụ như lúc Thủ tướng William Pitt tăng gấp ba thuế cửa sổ để có tiền cho cuộc chiến tranh năm 1797 và có tiền bù cho các loại thuế khác bị giảm xuống, như thuế trà. Sự không nhất quán trong mức thuế khiến người dân Anh càng thêm bất mãn và ghen tị với người Ireland – những người do quá nghèo nên được miễn thuế cửa sổ.

    Không ai thấu hiểu tình cảnh của người nghèo Anh hơn nhà văn Dickens. Năm 1824, khi ông mới 12 tuổi, cha ông đã bị tống tù vì không thể trả nợ. Dickens bị đưa tới sống cùng một người bạn của gia đình và buộc phải bỏ học. Thay vì học hành, cậu bé Dickens phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày trong các nhà máy bẩn thỉu, dán nhãn cho các lọ xi đánh bóng giày.

    Cuộc sống này đã định hình phần còn lại của cuộc đời Dickens. Không thể học đại học do thiếu tiền và thuộc tầng lớp nghèo hèn, Dickens đã tự học, rồi trở thành một nhà báo phụ trách mảng tin về quốc hội.

    Ông không bao giờ ngừng suy nghĩ về việc viết về người nghèo Anh. Ông viết về người nghèo khi làm một phóng viên điều tra và khi trở thành nhà văn. Với những câu chuyện thấu hiểu về nỗi lo lắng của họ, ông đã phơi bày những điều kiện sống nguy hiểm của người nghèo.

    Theo Báo Tin Tức

  • Ở Trung Quốc và rất nhiều nước trên thế giới, bất kể ô tô, xe đạp hay người đi bộ cũng phải theo đúng quy tắc giao thông hiện hành là đi theo bên phải đường. Nhưng ở nước Anh và một số nước khác thì trái ngược hẳn, mọi phương tiện giao thông cũng như người đi bộ phải đi bên trái đường. Vì sao vậy ?

    Thật ra tập quán này của Anh và một số nước khác cũng có nguyên nhân lịch sử của nó. Từ thế kỷ XIV và XV, khi nước Anh và một số nước khác còn chưa có ô tô và xe đạp, người ta đi lại bằng ngựa, hoặc đi bộ.

    Các hiệp sỹ, các nhà quý tộc giàu có khi đi đường thường đeo kiếm bên mình. Thông thường người ta đều thuận dùng tay phải nên kiếm được đeo bên trái thân mình để khi cần có thể tiện tay rút kiếm ra ngay. Còn khi bị kẻ địch tấn công từ phía trước mặt thì bên trái đường sẽ tiện cho việc đỡ đòn và tấn công kẻ địch hơn. Hãy thử tưởng tượng, nếu bị một kẻ thuận tay phải tấn công từ trước mặt thì đòn tấn công sẽ nhằm vào bên trái người bị tấn công, nên người ta phải né sang phải để tránh đòn. Vì lý do đó mà ở Anh và một số nước mấy trăm năm nay người ta đều đi bên trái đường.

    Về sau súng được phát minh. Khi dùng súng nhằm vào đối phương người ta thường lấy tay trái đỡ súng, tay phải đặt vào cò súng. Trong trường hợp này, đi bên phải đường dễ chống kẻ địch từ phía trước tiến tới hơn. Vì lý do này mà ở các quốc gia phát triển muộn hơn ở Mỹ có quy định đi bên phải đường.

    Trên thế giới phân biệt hai luật giao thông quy định đi bên phải và đi bên trái đường. Đa số các nước, bắt đầu từ Mỹ, Trung Quốc,... đều quy định đi bên phải đường, còn lại là các nước đi bên trái đường như Anh, Nhật Bản.

    Khi Giáo hoàng Boniface VIII cùng đoàn người hành hương đi bên trái đường năm 1300, việc đi bên trái đã được công nhận rộng rãi. Năm 1756, Quốc hội Anh đã thông qua luật quy định xe đi bên trái trên đoạn cầu London. Đến năm 1772, quy định này đã được mở rộng sang các thị trấn ở Scotland. Mức xử phạt đối với người vi phạm là 20shilling (1 bảng Anh). Mãi đến năm 1835, luật đi bên trái đường mới chính thức được quy định trong luật pháp Anh. Dự luật Xa lộ được giới thiệu trong 4 cuộc họp liên tiếp của Quốc hội trước khi nó chính thức trở thành luật.

    drive on left 2800x1723

    Còn việc lái xe bên phải đường bắt đầu từ thời Cách mạng Pháp và những nhân vật được cho là có ảnh hưởng quyết định đến việc thay đổi thói quen đi bên trái sang bên phải đường là Maximilien Robespierre, Napoleon Bonaparte và Adolf Hitler.

    Thời kỳ đó, ở Pháp có sự phân biệt giai cấp rõ ràng khi quy định đi lại bên chiều nào trên đường. Giới quý tộc đánh xe bên trái đường, buộc dân thường đi bên phải đường. Khi cách mạng nổ ra năm 1789 và với tuyên ngôn Nhân quyền năm 1791, giới quý tộc đồng ý với quy định đi lại bên phải đường nhằm tránh sự chú ý của dư luận vào mình.

    Chính Robespirre là người đầu tiên đã soạn ra những thay đổi và yêu cầu người và phương tiện giao thông ở Paris phải đi bên phải đường. Napoleon đã dùng quyền lực của mình buộc quân đội, người dân Pháp đi bên phải đường. Sau này, thắng lợi từ các cuộc chiến tranh của Napoleon đã mang luật đi bên phải đường đến các nước như Thuỵ Sĩ, Đức, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha. Các nước kiên quyết chống lại Napoleon vẫn giữ nguyên tập quán đi bên trái đường như Anh, Áo - Hung, Nga và Bồ Đào Nha.

    Trong số các nước độc lập khác chỉ có Đan Mạch là chuyển sang đi bên phải đường (năm 1793). Sự phân chia giữa các quốc gia đi bên trái và bên phải đường ở châu Âu vẫn được giữ đến sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

    Trong khi đó, thói quen đi bên trái đường tiếp tục được mở rộng sang Mĩ. Mắt xích quan trọng để có sự thay đổi chính là Tướng Lafayette, nhà cải cách tự do người Pháp, người đã từng sang thăm và mang quân sang giúp Mĩ trong suốt cuộc chiến độc lập.

    Lần đầu tiên, luật pháp Mĩ quy định người tham gia giao thông đi bên phải đường là vào năm 1792 tại Pennsylvania. Còn Canada lúc đó vẫn đang là thuộc địa của Anh nên nước này hầu như vẫn giữ quy định đi bên trái đường cho đến những năm 1920.

    Bởi "Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh" nên rõ ràng là mặt trời cũng không bao giờ lặn trên các vùng đất quy định đi bên trái đường. Các nước Nam Á, các nước ở châu Đại Dương và các thuộc địa châu Phi đều áp dụng quy định đi trái đường, ngoại trừ Ai Cập vì Ai Cập từng bị quân Napoleon chiếm đóng trước khi rơi vào tay thực dân Anh.

    Ngay cả Nhật Bản dù không là thuộc địa của Anh nhưng cũng có luật đi bên trái. Chính sách ngoại giao pháo hạm của Mĩ và Anh đã buộc Nhật Bản phải mở các cảng biển cho thương nhân nước ngoài vào làm ăn. Năm 1859, người đại diện của nữ hoàng Victoria ở toà án Nhật Bản là Rutherford Alcock đã thuyết phục nước này áp dụng luật đi bên trái đường.

    Ở Trung Quốc, các cuộc chiến tranh thuốc phiện đã góp phần giúp Anh gây áp lực khiến chính phủ Trung quốc áp dụng luật đi trái đường. Hầu hết các thuộc địa của châu Âu đều làm theo các quy định của nước xâm lược, chẳng hạn Indonesia tiếp tục áp dụng tục lái xe bên trái giống Hà Lan dù Hà Lan đã chuyển sang lái xe bên phải sau khi thành lập nước Cộng hoà Batavian năm 1795.

    Ngày 12/3/1938, quân Phát-xit chiếm Áo và ngày sau đó đã tuyên bố vùng Anschluss của Áo nhập vào Đức. Y đã ra lệnh tất cả phải chuyển sang đi bên phải đường ngay trong đêm đó. Sự thay đổi đó đã khiến giao thông trên đường trở nên hỗn loạn bởi các lái xe không thể thấy hết các biển báo.

    Czechoslovalia và Hungary, hai nước cuối cùng ở lục địa châu Âu vốn đi bên trái đường cuối cùng đã phải chuyển sang đi bên phải sau khi bị Đức chiếm đóng năm 1939.

    Sau chiến tranh, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại xe cơ giới càng thúc đẩy việc chuyển sang lái xe bên phải. Hầu hết các phương tiện giao thông đều được sản xuất để đi bên phải và các lái xe cũng không muốn phải chuyển từ bên này qua bên kia đường khi qua các vùng cửa khẩu quốc tế.

    Trung Quốc chuyển sang lái xe bên phải năm 1946. Thuỵ Điển, nước thoát khỏi sự xâm lược của Napoleon và Hitler chuyển sang lái xe bên phải năm 1967 sau 2 năm chuẩn bị. Một số thuộc địa cũ của Anh như Ghana cũng vừa chuyển sang lái xe bên phải cách đây vài năm.

    Hệ thống đường sắt của Anh cũng dựa theo luật lệ của đường bộ, đi bên trái đường nhưng tàu thuyền trên biển lại đi bên phải.Ở Pháp, hệ thống đường sắt cũng chạy bên trái. Lí do thật đơn giản, hệ thống đường sắt của Pháp lại do kĩ sư người Anh tên là Thomas Brassey xây dựng. Tuy nhiên, ở Alsace Lorraine, vùng đất bị Đức chiếm từ năm 1870 và được trả lại cho Pháp vào cuối thế chiến thứ nhất, tàu hoả lại chạy bên phải vì chúng do các kĩ sư người Đức thiết kế và xây dựng.

    Ở Paris, các tàu điện ngầm chạy bên phải. Tuy nhiên, tàu tốc hành ở Pháp lại chạy bên trái đường. Và điều này có thể coi là may mắn cho tương lai của kênh đào xuyên đại dương giữa Pháp và Anh khi hệ thống đường sắt của hai nước này đều chọn bên trái đường làm đường chạy.

    Như vậy, trong thời kỳ trung đại, việc đi lại bên tay trái được coi là chuẩn mực. Còn thời hiện đại, đi bên tay phải mới là luật lệ phổ biến nhất. Dù đi bên trái hay phải thì những quy tắc này phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện giao thông mà con người sử dụng cũng như cho thấy được phần nào lịch sử quốc gia đó.

    Theo Báo Tin Tức

  • Du khách đến Anh và dạo bước bên dòng sông Thames êm đềm sẽ không khỏi khiếp sợ khi nhìn thấy một dây thòng lọng treo cổ lơ lửng trong gió. Đằng sau nó là một câu chuyện rùng rợn về luật pháp giai đoạn từ thế kỷ 17 đến 19.

    ben tre co o song thames anh quoc 1
    Ảnh: xpgomes10/Flickr

    Sự khiếp sợ của du khách ngày nay khi nhìn thấy chiếc thòng lọng thắt cổ có lẽ chỉ được ví là một phần nhỏ trong nỗi kinh hoàng của người dân thế kỷ 17-19.

    Bởi khi đó, tại bờ sông Thames không chỉ là một mà là hàng chục chiếc thòng lọng cùng những xác chết thối rữa, bị buộc vào lồng sắt. Nhiều người còn ám ảnh với cảnh tượng những chiếc lồng sắt đung đưa trong gió, phát ra những âm thanh chết chóc đủ để khiến bất cứ ai phải rùng mình.

    Đây là những phạm nhân bị hành hình công khai bằng hình thức treo cổ tại Execution Dock (bến hành hình) diễn ra bên bờ sông Thames tại thủ đô London trong suốt hàng trăm năm.

    Đây là thời điểm nước Anh đang tiến hành bành trướng, mở rộng phạm vi ảnh hưởng đế chế của mình, nhằm cạnh tranh với Tây Ban Nha và Pháp. Đế quốc Anh tiến hành mạnh mẽ công cuộc mở rộng thuộc địa tại những nơi xa xôi trên khắp các đại dương.

    Hoạt động giao thương trên biển giữa Anh và các thuộc địa diễn ra một cách nhộn nhịp. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu thiết yếu, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa do nước Anh sản xuất.

    Để hệ thống thương mại này thành công, Anh cần các tuyến hàng hải an toàn.

    ben tre co o song thames anh quoc 1
    Nhiều phim về cướp biển tái hiện lại cảnh treo cổ ở bên bờ sông Thames. Ở đây, một cảnh trong phim Cánh buồm đen (2014). Ảnh: Mischief PR

    Vào thời điểm đó, đặc biệt trong thời gian trị vì của Nữ hoàng Elizabeth I, nạn cướp biển được hoàng gia bảo trợ, và sử dụng như một công cụ hỗ trợ nhằm chống lại các tàu buôn của nước ngoài.

    Tuy nhiên những người kế nhiệm Nữ hoàng Elizabeth I lại không ủng hộ hành động này, việc dung túng cho cướp biển bị bãi bỏ. Việc cướp bóc trên biển được coi là một tội ác, vì nó là một mối đe dọa lớn đối với các tuyến thương mại.

    Hình phạt duy nhất cho tội ác này đó là cái chết.

    Trong giai đoạn này, phần lớn tội phạm chờ thi hành án tử hình sẽ bị giam giữ tại Newgate rồi sau đó được đưa đến Tyburn để treo cổ (vị trí này nay là Marble Arch).

    Cướp biển và các tội phạm hàng hải khác như những kẻ chống đối và buôn lậu, thường bị giam giữ tại nhà tù Marshalsea, sau đó sẽ đưa đến Execution Dock để xử tử công khai.

    Theo truyền thống lịch sử Anh, tội phạm thường bị hành quyết tại nơi gây án, do vậy cướp biển và các tội phạm hàng hải khác sẽ bị xử tử bên bờ sông Thames, bởi con sông này đổ ra biển Bắc.

    Trước khi ra pháp trường, phạm nhân được đưa đi diễu hành qua các con phố từ nhà tù đến Execution Dock, dưới sự giám sát của một vị tướng lĩnh Hải quân Hoàng gia cùng đông đảo người dân.

    Tại khu vực thi hành án và trên đường phố, người dân London thường tụ tập rất đông để theo dõi quá trình áp giải và xử tử. Mọi thành phần từ nam giới đến phụ nữ, già lẫn trẻ, thậm chí còn có cả trẻ em – tất cả tụ tập thành một đám đông khổng lồ với mong muốn được tận mắt chứng kiến tên cướp biển bị treo cổ đến chết.

    Trước khi thi hành án, phạm nhân được hưởng ân huệ cuối cùng đó là uống một cốc bia tại quán rượu mang tên The Turks Head Inn, hiện nay là một quán cà phê. Ngoài ra, tên cướp biển sẽ có cơ hội "nói lời cuối cùng" trước đông đảo dân chúng có mặt tại pháp trường.

    ben tre co o song thames anh quoc 1
    Một bản chạm khắc năm 1795 mô tả cảnh cướp biển bị treo cổ tại Execution Dock. Ảnh: Royal Museums Greenwich

    Để làm cho những tên cướp biển cảm nhận rõ ràng sự đau đớn trước khi chết, dây thòng lọng trên giá treo cổ được rút ngắn hơn so với bình thường đủ để khiến phạm nhân không bị chết ngay do gãy cổ khi rơi.

    Thay vào đó, phạm nhân sẽ cảm nhận cái chết đang đến chậm chạp do dây thừng siết chặt vào cổ. Trong quá trình này, phạm nhân sẽ không thể hô hấp, họ giãy giụa, quằn quại trong đau đớn trước khi chết.

    Việc thi hành án treo cổ luôn diễn ra khi thủy triều xuống thấp. Sau khi phạm nhân chấp hành xong án tử hình, người ta sẽ đợi cho đến khi ba lần thủy triều lên để "cọ rửa" thi thể những tên cướp biển trước khi hạ xuống.

    Riêng những tên cướp biển khét tiếng nhất, thi thể sẽ được "trưng bày" trong lồng sắt và được treo y nguyên trên giá trong thời gian dài hơn để cảnh báo cho tất cả những ai đang có ý tưởng trở thành cướp biển.

    Ví dụ như trường hợp của tên cướp biển khét tiếng, thuyền trưởng William Kidd, bị xử tử vào năm 1701 vì tội giết người và cướp bóc trên biển, thi thể của Kidd bị treo trong lồng sắt suốt ba năm để làm gương cho những tên cướp biển khác.

    ben tre co o song thames anh quoc 1
    Giá treo cổ hiện nay bên ngoài quán rượu Prospect of Whitby. Ảnh: Felix Cohen/Flickr

    Tuy nhiên, không vì thế mà nạn cướp biển suy giảm. Vào khoảng thế kỷ 18, cướp biển đã phát triển nhanh về số lượng đến nỗi gần như không thể áp giải những tên cướp biển sa lưới về London để xử tử vì thiếu nhân lực và sự sụt giảm về kinh tế.

    Sau khi Anh giành được các thuộc địa vùng Caribe, họ quyết định thành lập nên Tòa án Hải quân Hoàng gia tại Port Royal (Jamaica) và thuộc địa ở Bắc Mỹ (Boston, Providence và Charleston) để xử quyết cướp biển.

    Vụ hành hình cướp biển cuối cùng tại Execution Dock diễn ra vào ngày 16/12/1830, kết thúc hàng trăm năm thực thi các biện pháp xử lý cứng rắn của nước Anh đối với nạn cướp biển.

    Ngày nay, không một ai biết chắc chắn vị trí từng là nơi đặt giá treo cổ và hành quyết cướp biển tại Execution Dock ở London.

    Tuy vậy, du khách có thể hình dung về nó khi quan sát một "bản sao" ngay bên ngoài Prospect of Whitby, một quán rượu gần 500 năm tuổi trên phố Katharine's & Wapping bên bờ sông Thames.

    Theo Tuổi Trẻ