• Một người mẹ tại Úc trở thành người đầu tiên nhận án tù theo luật cấm cưỡng ép kết hôn của nước này, sau khi con gái bà bị con rể s.át hại.

    Bà Sakina Muhammad Jan bị tuyên có tội khi ép con gái Ruqia Haidari (21 tuổi) cưới người đàn ông Mohammad Ali Halimi (26 tuổi) vào năm 2019, nhằm nhận một khoản tiền. Sáu tuần sau lễ cưới, Halimi đã s.át hại người vợ của mình. Halimi đã lãnh án chung thân về hành vi này hồi năm 2021.

    Tại phiên tòa tuyên án ngày 29.7, bà Jan đã bị kết án 3 năm tù, nhưng có thể được thả sau 12 tháng và thi hành án tại cộng đồng trong thời gian còn lại. Bà không chấp nhận phán quyết của tòa, BBC đưa tin.

    ep ket hon
    Bà Sakina Muhammad Jan bị tuyên án 3 năm tù trong ngày 29.7. Ảnh: NEWSWIRES

    Luật cấm cưỡng ép kết hôn được thông qua tại Úc vào năm 2013 và các tội danh có mức án tù tối đa 7 năm. Đã có một số vụ án đang chờ xử lý và bà Jan là người đầu tiên bị kết án vì tội danh này.

    Trong bản tuyên án, thẩm phán Fran Dalziel đề cập cô con gái Haidari đã bị ép kết hôn lần đầu vào năm 15 tuổi và cuộc hôn nhân kết thúc sau 2 năm. Haidari muốn tập trung theo đuổi việc học và kiếm việc làm tới khi 27 hoặc 28 tuổi chứ không muốn kết hôn sớm.

    Thẩm phán Dalziel cho biết dù bà Jan tin rằng hành động của bản thân là vì lợi ích cho con, bị cáo nhiều lần phớt lờ mong muốn của Haidari và "lạm dụng" quyền với tư cách người mẹ.

    Tại phiên tòa tuyên án Halimi sát hại vợ hồi năm 2021, thẩm phán khi đó cho biết Halimi đã có hành động bạo lực và ngược đãi người vợ, bắt cô phải làm việc nhà.

    Trong tuyên bố ngày 29.7, Tổng chưởng lý Mark Dreyfus nói vẫn còn nhiều vụ án về hôn nhân cưỡng ép tại Úc, và chính phủ cam kết xóa bỏ điều này.

    Theo Thanh Niên

  • Hôm nay là ngày hạ chí (bắt đầu mùa hè tại Bắc Bán cầu) và tương ứng là bắt đầu mùa đông ở Nam Bán cầu (đông chí), thời điểm mà Mặt Trời lên tới điểm cao nhất về phía bắc trên bầu trời để rồi sau đó bắt đầu quay trở lại phía nam.

    Kỷ lục 3.000 người bơi kh.ỏa thân vào ngày đông chí thường niên, thuộc lễ hội Dark Mofo ở Hobart (Úc), với nhiệt độ khoảng 12 độ C dưới nước sông Derwent vào lúc bình minh ngày 21/6.

    bkt 1

    Những người tham gia sự kiện lội xuống nước lạnh tại bãi biển Long Beach ở thành phố Hobart, phía sau là Núi Wellington, bang Tasmania, Australia, hôm 21/6, để tham gia hoạt động bơi kh.ỏa thân vào ngày đông chí của lễ hội Dark Mofo. Ảnh: Adam Sills/AAP.

    bkt 1

    Các tay bơi sẵn sàng xuống làn nước lạnh cóng, mừng đêm dài nhất trong năm đã qua. Ảnh: Ethan James/AAP.

    bkt 1

    Hàng nghìn người chờ xuất phát. Ảnh: Ethan James/AAP.

    bkt 1

    Đám đông tham gia sự kiện bơi kh.ỏa thân, nhìn từ máy bay không người lái trên bãi biển Long Beach. 21/6 là ngày hạ chí ở bán cầu bắc, có ngày dài nhất trong mỗi năm. Trái lại, ở bán cầu nam, đây có thể coi là đông chí với thời gian mặt trời chiếu sáng ngắn nhất trong năm. Ảnh: Adam Sills/AAP.

    bkt 1

    Khăn tắm và các đồ giữ ấm được bỏ lại trên cát. Ảnh: Ethan James/AAP.

    bkt 1

    Selfie nhanh trước khi xuống nước. Ảnh: Ethan James/AAP.

    bkt 1

    Kỷ lục 3.000 người tham gia sự kiện bơi lội kh.ỏa thân thường niên. Ảnh: Ethan James/AAP.

    bkt 1

    Góc nhìn từ trên không. Ảnh: Adam Sills/AAP.

    bkt 1

    “Chờ tôi với!”. Ảnh: Ethan James/AAP.

    bkt 1

    Nhiệt độ nước khoảng 12 độ C, ấm hơn nhiều so với nhiệt độ không khí. Ảnh: Ethan James/AAP.

    bkt 1

    Cảnh tượng trên sông Derwent. Ảnh: Adam Sills/AAP.

    bkt 13

    Nghỉ ngơi và ủ ấm sau khi bơi. Ảnh: Ethan James/AAP.

    Theo ZNews

  • Giữa lúc xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một trung tâm thương mại ở Sydney, các nhân chứng cho biết một người mẹ bị thương nặng đã giao đứa con 9 tháng tuổi bị thương cho một người lạ trước khi trút hơi thở cuối cùng.

    vu dd o sydney
    Hình ảnh Goods chụp cùng con gái. Ảnh: Instagram

    Chiều 13/4, Joel Cauchi (40 tuổi) đã cầm dao xông vào trung tâm mua sắm Westfiled Bondi Junction ở thành phố Sydney, đâm chết 6 người và làm nhiều người bị thương đến nguy kịch. Trong số đó có Ashlee Goods, một người mẹ 36 tuổi cùng đứa con gái mới chỉ 9 tháng tuổi.

    Các nhân chứng kể lại rằng họ đã nghe thấy tiếng la hét khi kẻ tấn công tiếp cận Goods trong khu mua sắm và đâm cả đứa bé.

    Một người đàn ông có mặt tại hiện trường lúc đó cho biết: "Người mẹ bị đâm và chạy đến giao đứa bé cho tôi".

    Chỉ vài giờ sau vụ tấn công, cảnh sát cho biết số người thiệt mạng đã tăng lên 6 người sau khi Goods qua đời tại bệnh viện. Hôm 14/4, trợ lý ủy viên cảnh sát New South Wales - Anthony Cooke nói rằng đứa trẻ đã qua cơn nguy kịch và ổn định hơn sau nhiều giờ phẫu thuật.

    Gia đình Goods mô tả cô là "một người mẹ, người con gái, người chị, người bạn đời, người bạn xinh đẹp, một con người xuất sắc và nhiều hơn thế nữa". Ngoài ra, họ cũng gửi lời cảm ơn đến hai người đàn ông lạ mặt đã cứu giúp đứa trẻ.

    Câu chuyện về tình mẫu tử của Ashlee Goods đã khiến người dân Australia vô cùng xót xa và cảm động. Được biết chỉ vài giờ trước khi xảy ra vụ việc, người mẹ này đã đăng hình ảnh ôm con gái trong vòng tay với nụ cười rạng rỡ trên nền tảng mạng xã hội Instagram.

    Phóng viên truyền hình Sky News Australia, Laura Jayes, đã gần như rơi nước mắt trên sóng truyền hình và nói rằng cô biết nạn nhân thứ sáu, Ashlee Goods.

    "Đó là một người mẹ đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, một người mẹ với đứa con chỉ mới 9 tháng tuổi. Tôi không thể tưởng tượng được cô ấy lại phải trao đi thứ quý giá nhất trong cuộc đời mình và không qua khỏi", Laura Jayes nói.

    Vụ tấn công xảy ra tại trung tâm thương mại ở khu Bondi Junction chiều 13/4 khiến 5 phụ nữ và 1 nam giới thiệt mạng. Ngoài ra, còn nhiều người bị thương nặng. Thủ tướng Anthony Albanese bày tỏ chia sẻ với gia đình các nạn nhân và mong những người bị thương sẽ sớm hồi phục.

    Thủ tướng cũng cho biết nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi thông điệp chia sẻ với người dân Australia. Bên ngoài trung tâm mua sắm, nhiều người dân đã đến đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân sau vụ việc.

    Trần Trang/Báo Tin tức (Theo Straitstimes)

  • Một nữ cảnh sát được gọi là anh hùng sau khi hành động một mình để vô hiệu hóa nghi phạm dùng dao giết chết 6 người tại một trung tâm mua sắm ở Sydney (Úc).

    tan cong sydney 1
    Người bị thương được chăm sóc sau vụ tấn công. (Ảnh: Sydney Morning Heral)

    Cảnh sát đã được gọi đến trung tâm mua sắm Westfield Bondi Junction ở phía đông Sydney thuộc bang New South Wales (Úc) lúc gần 16 giờ ngày 13/4/2024 (theo giờ Úc), sau khi có báo cáo về vụ nhiều người bị đâm ở đó.

    Nhà chức trách nói rằng một sĩ quan cảnh sát không rõ danh tính, người đầu tiên đến hiện trường, đã chạy về phía kẻ tấn công và bắn chết thủ phạm, chấm dứt vụ giết người.

    Sau đó, cảnh sát New South Wales cho hay thủ phạm 40 tuổi đã dùng dao giết chết 6 người và làm bị thương ít nhất 12 người trước khi bị một nữ cảnh sát bắn chết, theo Reuters.

    "Cô ấy đã thể hiện lòng dũng cảm và sự can đảm to lớn", Cảnh sát trưởng New South Wales Karen Webb nói trong một cuộc họp báo về vụ tấn công. Bà Webb mô tả vị nữ cảnh sát anh hùng này là một "vị sĩ quan cấp cao" nhưng không tiết lộ tên, theo kênh Fox News.

    Một nhân chứng đã mô tả hành động dũng cảm của nữ cảnh sát này với truyền thông Úc. Jason Dixon nói với tờ The Daily Telegraph rằng khi bị cảnh sát tiếp cận, kẻ tấn công không chịu bỏ dao xuống. Dixon kể tiếp: "Tất cả những gì cô ấy nói là: "Bỏ nó xuống". Chỉ một lần. Sau đó, cô ấy bắn vào ngực thủ phạm và ông ta ngã xuống". Ông Dixon cho rằng thủ phạm đã không cho nữ cảnh sát lựa chọn nào khác.

    "Cô ấy phải bắn ông ta vì ông ta cứ tiếp tục tiến tới. Ông ta có một con dao và không dừng lại. Ông ta tiến về phía cô ấy, và ông ta dang chạy để tấn công người khác". Dixon cho hay vị nữ cảnh sát đã bắn nghi phạm một phát vào tim hoặc ngực. "Tôi mừng vì cô ấy đã hạ được ông ta, vì nếu không, ông ta cũng sẽ đâm cô ấy", ông Dixon cho hay.

    Một nhân chứng khác cũng đã mô tả vị nữ cảnh sát đã bắn kẻ tấn công trên Đài truyền hình ABC của Úc. "Nếu cô ấy không bắn ông ta, ông ta sẽ tiếp tục đi, ông ta đang nổi cơn thịnh nộ", nhân chứng giấu tên nhận định, kể tiếp: "Cô ấy đi tới và tiến hành hồi sức tim phổi cho ông ta. Trên người ông ta có một con dao lớn rất đẹp. Ông ta trông giống như đang lao vào một cuộc giết chóc".

    tan cong sydney 1
    Cảnh sát và nhân viên dịch vụ khẩn cấp được nhìn thấy sau khi nhiều người bị đâm bên trong trung tâm mua sắm Westfield Bondi Junction ở Sydney ngày 13/4/2024.

    Trợ lý Cảnh sát trưởng New South Wales Anthony Cooke xác nhận vị nữ cảnh sát đã một mình đối đầu với thủ phạm. "Cô ấy đối mặt với thủ phạm đã di chuyển lên tầng năm [của trung tâm mua sắm], trong lúc cô ấy tiếp tục đi nhanh phía sau để đuổi kịp ông ta. Ông ta quay lại, đối mặt với cô ấy, giơ dao lên. Cô ấy đã nổ súng và người đó hiện đã chết", Trợ lý cảnh sát trưởng Cooke nói.

    Giới chức cho hay 5 trong số 6 nạn nhân bị đâm là phụ nữ, trong khi 8 người, trong đó có một đứa trẻ, đã phải nhập viện ở Sydney và đang được điều trị.

    Thủ tướng Úc Anthony Albanese gọi vụ việc trên là một "hành động bạo lực khủng khiếp nhắm vào những người vô tội trong một ngày thứ bảy bình thường". Ông Albanese ca ngợi vị nữ cảnh sát đã đối đầu với kẻ phạm tội. "Cô ấy chắc chắn là một anh hùng. Không còn nghi ngờ gì nữa, cô ấy đã cứu được nhiều người thông qua hành động của mình", ông Albanese nhấn mạnh.

    Các nhà điều tra vẫn chưa xác định được động cơ của vụ tấn công kinh hoàng ngày 13.4 nhưng cho hay họ không tin đó là khủng bố, theo Fox News.

    Theo Thanh Niên

  • Với diện tích khoảng 7,59 triệu km2 đứng thứ 6 thế giới nhưng quốc gia này có dân số ít hơn Việt Nam 3,7 lần.

    Quốc gia rộng lớn nhưng 95% diện tích không có người ở

    Nước Úc có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích 7,59 triệu km2 nhưng chỉ có hơn 26 triệu dân. So sánh với Việt Nam với diện tích 331.690 km2, tuy diện tích chỉ bằng 1/23 của Úc nhưng dân số nước ta là hơn 97 triệu người, tức gấp 3,7 lần Úc. Một so sánh khác, Mỹ có tổng dân số hơn 333 triệu người, riêng hai tiểu bang California (39 triệu người) và Texas (29 triệu người) đã có dân số lớn hơn toàn bộ nước Úc.

    Ngoài ra, theo báo cáo năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Úc là một trong số bốn quốc gia phát triển có chênh lệch giàu nghèo lớn nhất giữa các thành phố và khu vực nông thôn. Báo cáo của IMF dựa trên số liệu so sánh tăng trưởng kinh tế thực tế bình quân đầu người ở 10% khu vực giàu nhất với 10% khu vực nghèo nhất của 22 quốc gia phát triển.

    nuoc uc rong lon 1
    Nước Úc có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới với diện tích 7,59 triệu km2 nhưng chỉ có hơn 26 triệu dân

    Đáng ngạc nhiên hơn, một số thành phố trên thế giới hiện nay có dân số đông hơn cả nước Úc. Các đô thị "khủng" và khu vực lân cận như Thượng Hải (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Delhi (Ấn Độ), Tokyo (Nhật Bản) đều có dân số đông hơn nước Úc, theo trang web historicplay.com.

    Nước Úc thực sự chỉ có 5 thành phố lớn, đều nằm ven biển, gồm Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth và Adelaide, là nơi sinh sống của khoảng 2/3 người Úc. Do đó, Úc được coi là một trong những quốc gia đô thị hóa nhất trên thế giới, với 90% dân số sống trong các đô thị đông dân cư nhưng chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích của đất nước. Các khu vực màu đỏ trên bản đồ đại diện cho nơi sinh sống của đa số cư dân nước Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Úc được coi là một trong những quốc gia đô thị hóa nhất trên thế giới, với 90% dân số sống trong các đô thị đông dân cư nhưng chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích của đất nước

    Khoảng 85% tổng số người Úc cư trú trong phạm vi chỉ 50km tính từ bờ biển, tức là rất ít người sinh sống trong vùng nội địa rộng lớn hơn. Sự phân bố dân số không đồng đều này đã tạo ra một số tình huống độc đáo trên khắp lục địa.

    Với hơn 1,3 triệu cư dân, Adelaide là thành phố lớn thứ 5 của Úc. Xung quanh đô thị này là khu vực có diện tích rộng lớn bằng cả nước Pháp nhưng chỉ có 3.750 cư dân ít ỏi sinh sống, tạo ra mật độ dân số tương đương với 178km2 đất cho mỗi người.

    nuoc uc rong lon 2
    Theo thống kê của Chính phủ, mật độ dân số trung bình của Úc là 3,3 người/km2

    Theo thống kê của Chính phủ, mật độ dân số trung bình của Úc là 3,3 người/km2, trong khi Việt Nam có mật độ dân số trung bình là 321 người/km2. Thành phố Melbourne là nơi có mật độ dân số cao nhất trong nước Úc với 22.400 người/km2.

    Có 2 lý do chính dẫn đến việc phân bố dân cư không đồng đều cùng với số lượng dân số thấp của Úc:

    Khí hậu khắc nghiệt

    Hiện nay, khoảng 40% diện tích của châu lục Úc đã bị biến đổi nghiêm trọng do thâm canh và chặt phá rừng kể từ khi người châu Âu định cư, dẫn đến một tỷ lệ đáng kể của vùng đất còn lại bị phân chia và bị cỏ dại xâm nhập.

    Theo Wikipedia, Anna Creek ở Úc là một trang trại gia súc lớn nhất thế giới, với diện tích 23.677km2 nhưng chỉ có 8 công nhân toàn thời gian. Do đó, trong khu vực rộng lớn như vậy thường chỉ có vài người sinh sống cùng với khoảng 10.000 con bò.

    nuoc uc rong lon 2
    Anna Creek ở Úc là trang trại gia súc lớn nhất thế giới

    Về cơ bản, Úc có ít người sinh sống do phần lớn diện tích là sa mạc rộng lớn, với động vật và côn trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, lời giải thích đầy đủ cho việc tại sao có rất ít người sống ở Úc là khá phức tạp. Nhiều vấn đề bắt nguồn từ việc Úc chịu "lời nguyền" đặc biệt từ góc độ địa chất và địa lý, khi nó nằm gần Nam Cực đóng băng quanh năm và phía tây liên tục bị ảnh hưởng bởi các dòng hải lưu lạnh từ đại dương rộng lớn ở phía nam.

    nuoc uc rong lon 2
    Khoảng 35% tổng diện tích của nước Úc là sa mạc

    Trên toàn bộ vùng nội địa Úc, dãy núi dài thứ năm của đất nước này tạo thành một hiện tượng được gọi là "bóng mưa", chạy dọc theo phía đông từ bắc xuống nam. Độ cao của dãy núi này ngăn cản nhiều đám mây mang mưa từ Thái Bình Dương vào Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Dãy núi dài ngăn chặn những đám mây mang mưa vào trong nội địa Úc

    Một phần lớn của miền bắc Úc nằm trong vùng nhiệt đới, điều này có nghĩa là rất ít ngọn núi cao có khả năng đẩy không khí lên trên, nơi có thể tạo ra mưa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Úc đã xảy ra. Phần lớn lượng mưa trên châu lục này rơi vào bờ biển phía đông, kết quả là điều kiện khí hậu khô cằn dần dần hình thành sa mạc trên khoảng 35% tổng diện tích của nước Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Sự khan hiếm nước ngọt ở đây không chỉ bắt nguồn từ lượng mưa không thể dự đoán mà còn do thiếu hụt các con sông lớn

    Darwin, thành phố lớn nhất ở bờ biển phía bắc của Úc, có lượng mưa trung bình hàng năm hơn 1.800mm, gần ba lần lượng mưa ở London. Tuy nhiên, phần lớn lượng mưa này chỉ rơi trong 4 tháng mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau khi có gió mùa.

    Bờ biển phía bắc của Úc là nơi ghi nhận các hiện tượng mưa không thường xuyên nhất trên hành tinh này, chủ yếu là do các cơn bão nhiệt đới khó dự đoán. Ví dụ, vào năm 1898, một cơn bão đã mang theo lượng mưa kỷ lục 740mm xuống một thị trấn nhỏ ở miền bắc Úc chỉ trong một ngày.

    Tuy nhiên, một thập kỷ sau đó, vào năm 1924, không có cơn lốc xoáy hoặc cơn bão nào xâm nhập sâu vào khu vực này, khiến thị trấn này chỉ nhận được 4mm mưa, ít hơn cả lượng mưa trung bình hàng năm của sa mạc Sahara.

    Sự khan hiếm nước ngọt ở đây không chỉ bắt nguồn từ lượng mưa không thể dự đoán mà còn do thiếu hụt các con sông lớn. Với lượng mưa ít ỏi, đặc biệt là ở các khu vực với nhiệt độ cao, tình trạng khan hiếm nước ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Một số vùng thậm chí có thể trải qua thời kỳ hạn hán kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp. Điều này làm cho việc duy trì một dân số lớn ở Úc trở nên vô cùng khó khăn, do thiếu đất canh tác và nước ngọt.

    Hạn chế nhập cư

    Vào đầu những năm 1990, Úc có mức độ di cư hơn 35.000 người mỗi năm, trong khi trung bình trong thế kỷ 20 là 52.000 người/năm.

    nuoc uc rong lon 2
    Úc không muốn phải đối mặt với làn sóng nhập cư ồ ạt

    Khác với Mỹ, Úc không muốn trở thành một quốc gia với ngành công nghiệp sản xuất lớn và không muốn phải đối mặt với làn sóng nhập cư ồ ạt. Do đó, khi Úc trở thành một quốc gia phát triển, chính phủ Úc gặp khó khăn trong việc quản lý vấn đề nhập cư.

    Suốt thế kỷ 20, Úc thực thi nghiêm ngặt chính sách của người Úc da trắng cho đến những năm 1970, gây khó khăn cho người nhập cư từ bất kỳ quốc gia không phải người da trắng nhập cư. Về cơ bản, một người không có nghề nghiệp hay kỹ năng làm việc không thể nhập cư trừ khi họ kết hôn với một công dân Úc.

    nuoc uc rong lon 2
    Một người không có nghề nghiệp hay kỹ năng làm việc không thể nhập cư trừ khi họ kết hôn với một công dân Úc

    Trong khi nhiều quốc gia đang phát triển phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh và chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong số người nhập cư, Úc đã thực hiện các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự gia tăng này.

    Theo Nguoiquansat

  • Dư luận Australia chấn động khi cảnh sát phát hiện người phụ nữ sống 5 năm bên cạnh thi thể anh trai mình trong ngôi nhà ngập rác ở khu nhà giàu.

    Người phụ nữ này đã 70 tuổi, sống ở Newtown, khu ngoại ô giàu có thuộc thành phố Geelong, bang Victoria (phía tây nam của Melbourne, Australia). Giá nhà trung bình ở khu này khoảng 872.877 bảng Anh (26 tỷ đồng) một căn.

    Cảnh sát phát hiện ra sự thật gây rùng mình sau khi bắt giữ bà vào ngày 29/12/2022 vì một vấn đề công cộng, không liên quan đến cái chết của người đàn ông.

    Bên trong ngôi nhà, rác thải chất cao tận trần, chuột chạy khắp nơi. Có thông tin các nhân viên pháp y trong trang phục bảo hộ đã phải chật vật di chuyển xung quanh đống rác ngập tràn xác thú có túi và phân người để tiếp cận thi thể đang phân hủy.

    song cung xc o khu thuong luu 1
    Cảnh sát bắt giữ người phụ nữ vào cuối năm 2022, sau đó phát hiện ra thi thể của anh trai bà trong ngôi nhà đầy rác thải. (Ảnh: NYP)

    Hàng xóm nhìn thấy anh trai người phụ nữ trên lần cuối cùng vào năm 2018. Như vậy, có thể bà đã sống cùng xác chết của anh trai trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm. Người dân địa phương cho biết, họ đã cố gắng khiếu nại lên một số cơ quan thuộc chính phủ trong nhiều năm về mùi hôi thối bốc ra từ căn nhà.

    Người hàng xóm Nicole Stratton nói với truyền thông: "Làm sao một người có thể sống với xác chết bên cạnh suốt 5 năm mà không ai biết? Hàng xóm đã phàn nàn về tình trạng lộn xộn và yêu cầu kiểm tra nhưng bà ấy không bao giờ mở cửa ngôi nhà. Chúng tôi đã sống cạnh một ngôi nhà kinh hoàng".

    Bà Stratton cho rằng, có lẽ sự bẩn thỉu tột độ của ngôi nhà đã giúp che đi mùi của xác chết. Hàng xóm xung quanh đều ngửi thấy mùi lạ từ căn nhà, nhưng chỉ nghĩ đó là mùi rác thải. Những tấm rèm luôn được kéo xuống nên bà Stratton không nhìn được gì phía trong ngôi nhà.

    song cung xc o khu thuong luu 1
    Rác thải chất cao tận trần nhà, chuột chạy khắp nơi. (Ảnh: NYP)

    Sở Cảnh sát bang Victoria đã đến hiện trường để kiểm tra thông tin phúc lợi của người đàn ông khi thi thể được phát hiện.

    Người phát ngôn của Bộ Gia đình, Công bằng và Nhà ở (DFFH) cho biết: “Một số cuộc kiểm tra phúc lợi đã được tiến hành tại khu nhà kể từ năm 2021 do lo ngại ngày càng tăng về tình trạng thiếu liên lạc, thiếu khả năng tiếp cận và tình trạng tồi tàn của ngôi nhà. Đây là một vụ việc bi thảm. Chúng tôi gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình và bạn bè của người đàn ông".

    Hiện người phụ nữ được thả ra và không bị buộc tội về cái chết của anh trai. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn đang điều tra nguyên nhân cái chết. Ngôi nhà đã bị bỏ trống hơn một năm và dự kiến ​​sẽ được nâng cấp vào cuối năm 2024.

    Theo VTC News

  • Một thợ săn rắn người Úc gần đây đã phát hiện ra loài rắn độc thứ hai thế giới trong ngăn kéo đồ lót của một trẻ 3 tuổi.

    Ông Mark Pelley, ở thành phố Melbourne của Úc, được yêu cầu loại bỏ con rắn nâu phương Đông dài hơn 1,5 m khỏi phòng ngủ của một đứa trẻ 3 tuổi, theo tờ New York Post tối 13.1.

    Ông Pelley viết trên Facebook: "Mẹ bé đi lấy quần áo cho con trai và thay vào đó lại phát hiện một con rắn màu nâu lớn dài hơn 1,5 m. Chúng tôi tìm ra điều gì đã xảy ra. Hôm qua, cô ấy để quần áo đã được giặt và gấp vào ngăn kéo tủ và khi cô ấy đang lấy quần áo từ dây phơi thì con rắn nâu đã bò vào đó".

    ran doc nuoc uc
    Con rắn độc thứ hai thế giới được tìm thấy trong ngăn kéo đồ lót của trẻ. Ảnh chụp màn hình New York Post

    Một số người trên Facebook hỏi làm sao người mẹ có thể không chú ý con rắn độc đó. "Làm sao bạn có thể cất quần áo đã được gấp vào ngăn kéo có con rắn dài hơn 1,5 m mà không hề hay biết? Một con rắn nâu dài hơn 1,5 m sẽ nặng một chút, đúng không?", cô Linda Swanwick viết trong phần bình luận về câu chuyện phát hiện con rắn độc của ông Pelley.

    Ông Pelley trả lời rằng những sinh vật này thực sự rất nhẹ và mọi người có xu hướng không để ý đến chúng. "Chúng gần như không nặng chút nào và nghiêm túc mà nói điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai", ông Pelley viết.

    Rắn nâu phương Đông "di chuyển nhanh, hung dữ và khét tiếng với tính khí thất thường", có nguồn gốc ở miền đông và miền trung nước Úc cũng như miền nam New Guinea, và có thể dài tới 2,1 m, theo tạp chí Australian Geographic.

    Theo Thanh Niên

  • Tại đây, hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Gia đình Meghan Campbell chấp nhận đóng cửa cơ sở sản xuất sữa vào năm 2019 - thời điểm đợt hạn hán kéo dài tại Úc đạt đỉnh. Bang New South Wales, năm thứ hai liên tiếp, đã không thể phân bổ nước tưới cho hầu hết nông dân vùng Murray này.

    Khô hạn khiến giá nước trung bình của Murray-Darling tăng 139% trong năm qua lên 360 USD/megalit. Gia đình Campbell vẫn đang chật vật trả khoản nợ từ đợt khô hạn cuối cách đây 1 thập kỷ và hiện tại, cần vay hơn 500.000 USD chỉ để mua nước. “Chúng tôi không ngờ được rằng có ngày nước bị lấy hết đi”, Meghan Campbell nói.

    nuoc uc han han 1

    Tại Úc, hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. 30 năm đã được dành ra để giới chức nước này xây dựng riêng một hệ thống giao dịch nước tiên tiến bậc nhất, từ đó đáp ứng nhu cầu của người dân.

    Vào năm 2019, khi giá nước tăng vọt, nông dân trồng các loại cây trồng theo mùa như lúa mạch, gạo và rau được khuyến khích bỏ hoang ruộng và bán nước cho các trang trại sản xuất rượu vang, trái cây và các loại hạt. Những loại cây lâu năm này đòi hỏi hoạt động đầu tư lớn và tưới nước nhiều quanh năm, nếu không cây và dây leo sẽ chết.

    Tuy nhiên, hệ luỵ để lại là vô kể. Nhiều địa phương chứng kiến nguồn nước của mình biến mất, nền kinh tế trang trại thoái trào trong khi môi trường sống héo khô.

    “Lòng tham và quyền lực đã tạo ra hệ luỵ này”, Michael Kennedy, hiện đang sinh sống tại Wilcannia, một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất lưu vực sông Murray-Darling, cho biết.

    Khu liên hợp nông-công nghiệp ở hai đầu lưu vực sông Murray-Darling đang ‘hút cạn’ nước và sự thịnh vượng. Ở đầu phía bắc, dọc theo các nhánh sông Darling, các ông trùm bông đã xây dựng một hệ thống chuyển nước từ vùng ngập lũ vào cánh đồng hoa màu, từ đó kiếm tiền từ những mùa màng bội thu.

    Trong khi đó, ở đầu phía nam, giới đầu tư giàu có hút đủ nước từ sông Murray để tăng gấp 3 lần diện tích trồng hạnh nhân sinh lợi cao chỉ trong 15 năm. Các công ty thủy lợi tư nhân trung gian thì phần lớn thoải mái sử dụng nước mà không quan tâm hệ luỵ đè lên vai người nông dân và cộng đồng.

    nuoc uc han han 1

    Theo Bloomberg, các công ty vùng hạ lưu đã bán ròng 576 gigalit nước. Quá trình khai thác đã làm mất đi dòng chảy tự nhiên của sông Darling, biến những khúc sông dài 1.500km trước đây trở thành từng vũng nước nhỏ.

    Roger Knight, người điều hành một tổ chức phi lợi nhuận phát triển kinh tế ở thị trấn Barham, trung tâm sông Murray, cho biết: “Chúng tôi cảm thấy như mình đã chết. Rất nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa”.

    Được biết trong suốt nhiều năm, lưu vực sông Murray-Darling đã tưới tiêu cho hàng loạt trang trại. Lượng mưa không ngừng biến động tại một quốc gia khô hạn như Úc, song lưu vực sông khổng lồ này đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào cho lục địa 27 triệu dân.

    Vào những năm 1980, các nhà hoạch định chính sách bắt đầu tìm cách bảo tồn nước và vùng đất ngập nước, đồng thời hướng các nguồn tài nguyên khan hiếm đến nơi mà các nhà kinh tế cho là “sẽ được sử dụng hiệu quả”. Để đạt được điều đó, vào năm 1983, Úc bắt đầu cho phép nông dân bán quyền sử dụng nước – tạm thời hoặc mãi mãi – mà không cần bán đất. Công cuộc này mang lại lợi ích cho những người nông dân muốn tiền mặt, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế Úc.

    Vào những năm 1990, Úc đối mặt với tình trạng khai thác nước quá mức. Chính quyền các bang sau đó phải giới hạn lượng nước rút khỏi Lưu vực. Các khoản vượt mức phải được hoàn trả lại cho dòng sông.

    Ba thập kỷ sau, nông dân trồng nho phía Nam có thể đặt mua 5 megalit nước trên điện thoại di động. Nếu thiếu thị trường này, Úc không bao giờ có thể huy động đủ hệ thống tưới tiêu để chuyển đổi sản lượng nông nghiệp quốc gia và trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn thứ 9 thế giới. Kể từ năm 1990, giá trị xuất khẩu nông sản của Úc đã tăng gấp 6 lần, lên mức kỷ lục 78,1 tỷ đô la Úc vào năm 2022.

    CafeF (theo Bloomberg)

  • Khi vào nhà bếp để chuẩn bị bữa sáng, người đàn ông hốt hoảng phát hiện một con trăn khổng lồ đang cuộn tròn quanh lò nướng bánh mì.

    Sự việc xảy ra tại một căn hộ ở phía bắc Queensland (Australia). Người đàn ông có tên Bryn bước vào nhà bếp để chuẩn bị bữa ăn sáng thì bất ngờ thấy con trăn khổng lồ đang nằm ngay trên bàn bếp.

    Con vật to lớn quấn quanh lò nướng bánh mì và không thể hiện thái độ hung hãn khi chủ nhà xuất hiện.

    "Thú thực là tôi hơi choáng váng khi nhìn thấy con vật và phải mất một lúc để lấy lại bình tĩnh xử lý", Bryn chia sẻ trên Newsweek.

    con tran khong lo
    Con trăn cỡ lớn chui vào nhà bếp của Bryn. Ảnh: Reddit.

    Sau khi lấy lại được bình tĩnh, Bryn sử dụng điện thoại chụp ảnh con trăn trên bàn bếp trước khi gọi lực lượng cứu hộ để nhờ hỗ trợ mang con vật ra khỏi nhà. Con vật sau đó được mang đến thả tại một vị trí cách xa khu dân cư.

    Con trăn chui vào nhà Bryn được xác định là một cá thể trăn bụi Australia. Đây là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới, với chiều dài từ 4 đến 6m, có những trường hợp dài đến 7m, trong đó các cá thể đực lớn và nặng hơn con cái.

    Trăn bụi Australia là loài sống và săn mồi trên cây, với khả năng leo trèo xuất sắc. Thức ăn chủ yếu của loài trăn này là các động vật có vú nhỏ thường xuyên sống trên cây, thú có túi nhỏ, chim và bò sát. Loài trăn này không có nọc độc nên chúng sử dụng sức mạnh cơ bắp để siết chặt và giết chết con mồi trước khi nuốt chửng toàn bộ.

    Trăn bụi Australia sở hữu hoa văn trên cơ thể rất đẹp mắt, do vậy chúng được nhiều người nuôi để làm thú cưng.

    Nhiều khả năng, Bryn đã quên không đóng cửa nhà bếp nên con trăn đã chui vào nhà và ở lại trên bàn bếp.

    Trên thực tế, việc bắt gặp trăn hay rắn tại Australia không phải là quá hiếm, khi có khoảng 170 loài rắn sống trên cạn tại quốc gia này, trong đó có khoảng 100 loài có nọc độc.

    Tuần trước, cộng đồng mạng xôn xao khi một thiếu niên bị đánh thức bởi con trăn dài 6 mét trườn qua người ở vịnh Hervey, Australia.

    Hôm 22/12, một đứa trẻ đã nhận được "món quà Giáng sinh" không mong đợi khi phát hiện một con rắn đang trườn dưới gốc cây thông Noel.

    Theo Kienthuc

  • Một âm mưu bắt cóc của 4 người đàn ông đã khiến cảnh sát phát hiện hơn 700 kg ma túy trị giá 1 tỉ USD ở TP Sydney - Úc .

    Theo tờ The Guardian ngày 19-12, cảnh sát bang New South Wales nhận được tin báo một căn hộ thuộc khu chung cư Ryde nằm ở phía Tây Bắc TP Sydney bị đột nhập khoảng 6 giờ sáng 18-12 (giờ địa phương).

    Cảnh sát nhanh chóng tới khu chung cư và bắt gặp 4 người đàn ông bịt mặt, mặc đồ đen đang ngồi trong một chiếc ô tô dưới hầm đậu xe của tòa nhà. Lục soát chiếc xe, cảnh sát tìm thấy nhiều vật dụng khả nghi, bao gồm xà beng và nhiều loại dao.

    Sau khi xác nhận danh tính đối tượng 24 tuổi mà 4 người đàn ông này dự định cướp và bắt cóc, cảnh sát đã khám xét căn hộ của đối tượng và tìm thấy 722 kg ma túy tại đây.

    bat coc ti usd
    722 kg ma túy với trị giá ước tính gần 1 tỉ USD. Ảnh: Cảnh sát bang New South Wales

    Đối tượng này đã bị bắt và sẽ bị xét xử tội "kinh doanh chất cấm khối lượng lớn" cũng như cố ý xử lý số tiền thu được từ hoạt động phạm pháp.

    Bốn người đàn ông trong âm mưu bắt cóc, tuổi từ 19 đến 24, cũng bị bắt với cáo buộc đột nhập, cướp bóc, trang bị vũ trang và phạm tội theo nhóm.

    "Chỉ trong năm nay, chúng tôi đã bắt 48 đối tượng tình nghi bắt cóc. Thông qua nhiều hoạt động đa dạng, chúng tôi đã ngăn chặn được nhiều trường hợp bạo lực khác như xả súng và giết người" - Thanh tra Joseph Doueihi nói.

    Ông Doueihi cho rằng những biện pháp nhanh chóng và hiệu quả như trên sẽ giúp công chúng có được niềm tin vững chắc vào khả năng ngăn chặn bạo lực của cảnh sát.

    Theo Người Lao Động

  • Tòa New South Wales xóa bản án buộc tội Kathleen Folbigg, người ngồi tù hơn hai thập kỷ liên quan cái chết của 4 con, sau khi có kết luận điều tra mới.

    Tòa Phúc thẩm Hình sự New South Wales, Australia, ngày 14/12 ra quyết định xóa bản án của Kathleen Folbigg trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt khắp phòng xử. Trong báo cáo cuối cùng công bố hồi tháng 11, ủy viên điều tra Tom Bathurst xác định có dữ kiện cho thấy người mẹ không giết con.

    "Dù phán quyết tại các phiên xử đều dựa theo bằng chứng, bây giờ chúng ta vẫn có lý do nghi ngờ hợp lý về tội trạng của bà Folbigg", chánh án Andrew Bell nói. "Hủy bỏ cáo trạng là hợp lý".

    4 con 1
    Kathleen Folbigg (phải) rời tòa án ngày 14/12. Ảnh: Guardian

    Năm 20 tuổi, Folbigg kết hôn với người chồng tên Craig. Cô mang thai con đầu lòng Caleb, sinh vào tháng 2/1989 và bé chỉ sống được 19 ngày. Một năm sau đó, Folbigs sinh con trai Patrick và cậu bé qua đời khi 8 tháng tuổi. Hai năm sau, người con thứ ba tên Sarah của cô cũng qua đời khi 10 tháng tuổi. Người con út Laura, sinh năm 1999, qua đời sau 18 tháng.

    Folbigg đều là người tìm thấy thi thể của các con, nhưng không có bằng chứng rõ ràng chỉ ra cô đã sát hại những đứa trẻ. Người phụ nữ này bị kết tội khi bồi thẩm đoàn dựa vào lập luận của bên công tố cho rằng khả năng 4 đứa trẻ trong một gia đình đều tự nhiên qua đời là "cực kỳ thấp". Họ cũng chỉ ra nội dung trong cuốn nhật ký của Folbigg nhắc về sự ra đi của các con, coi đó là lời thú nhận của cô.

    Năm 2003, Folbigg bị kết án 25 năm tù với cáo buộc giết ba con bằng cách làm con ngạt thở và ngộ sát một bé khác. Folbigg, hiện 55 tuổi, ngồi tù hơn 20 năm cho đến khi được ân xá hồi tháng 6.

    Bathurst đánh giá rằng nhật ký của Folbigg, thứ dùng để buộc tội bà, không có đủ lời nhận tội đáng tin cậy. Folbigg đã liên tục giải thích với cảnh sát và các nhân viên điều tra rằng những gì viết trong nhật ký bày tỏ cảm giác thất bại của mình trong vai trò người mẹ sau khi ba đứa con qua đời.

    4 con 1
    Các con của Folbigg. Ảnh: Guardian

    Theo đánh giá mới của các chuyên gia về tim mạch và di truyền học, một biến thể di truyền hiếm gặp có thể là nguyên nhân dẫn tới cái chết của Sarah và Laura. Viêm cơ tim cũng có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của Laura.

    Patrick có thể đã chết vì rối loạn di truyền thần kinh. Các đánh giá này về ba em bé làm suy yếu lập luận được sử dụng để kết tội Folbigg ngộ sát Caleb.

    Luật sư của Folbigg, Rhanee Rego, cho rằng New South Wales sẽ phải bồi thường cho Folbigg "khoản tiền lớn kỷ lục", đồng thời nhấn mạnh bang này cần đánh giá lại hệ thống tư pháp.

    Folbigg bày tỏ biết ơn vì bằng chứng khoa học mới đã giải đáp câu đố về cái chết của các con nhưng chỉ trích hệ thống tư pháp luôn tìm cách đổ lỗi cho mình, thay vì chấp nhận trẻ con có thể đột tử.

    "Họ đã đưa những gì tôi viết ra khỏi ngữ cảnh, sử dụng chúng để chống lại tôi", Folbigg nói trên bậc thềm tòa án sau khi được xóa án. "Tôi yêu các con và sẽ mãi yêu chúng".

    VnExpress (theo Guardian)

  • 18 người thiệt mạng, 13 người bị thương trong vụ xả súng ở thành phố Lewiston, bang Maine và cảnh sát đang truy lùng nghi phạm.

    Ủy viên Hội đồng thành phố Lewiston Robert McCarthy cho biết vụ xả súng xảy ra tại sân chơi bowling Just-In-Time Recreation (tên cũ là Sparetime) vào tối 25/10 (sáng 26/10 giờ Hà Nội) và ít nhất một địa điểm khác là nhà hàng Schemengees Bar & Grille. Sân chơi bowling cách nhà hàng khoảng 6,5 km về phía bắc.

    Thống đốc Janet Mills của bang Maine cho hay 18 người thiệt mạng và 13 người bị thương trong vụ xả súng. Trước đó, giới chức cảnh sát nói rằng ít nhất 22 người thiệt mạng và 50-60 người bị thương. Các dấu hiệu ban đầu cho thấy đây không phải vụ khủng bố. 

    xa sung tai my 1
    Nghi phạm gây án tại Lewiston, Maine. Ảnh: Văn phòng Cảnh sát trưởng Androscoggin

    Kẻ xả súng đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Androscoggin đăng lên Facebook bức ảnh người đàn ông có râu, mặc áo sơ mi dài tay và quần jean, tay cầm súng trường.

    Cảnh sát xác định nghi can là Robert Card, 40 tuổi. CBS đưa tin Card là một huấn luyện viên sử dụng súng đã qua đào tạo, thuộc lực lượng dự bị của quân đội Mỹ tại Saco, Maine. Giới chức cảnh báo Card "mang vũ khí và nguy hiểm", kêu gọi công chúng báo tin nếu biết tung tích của anh ta.

    xa sung tai my 1
    Vị trí sân chơi bowling và nhà hàng. Đồ họa: Fox

    Xe của nghi can đã được tìm thấy ở thị trấn Lisbon, bang Maine, cách thành phố xảy ra xả súng khoảng 11 km. Hàng trăm cảnh sát đang truy lùng Card.

    Cơ sở Y tế vùng Trung tâm Maine ở Lewiston cho biết họ phối hợp với các bệnh viện trong khu vực để tiếp nhận bệnh nhân. McCarthy thông báo các trường học ở Lewiston đã đóng cửa và học sinh trường công được nghỉ học vào ngày 26/10.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói chuyện điện thoại với Thống đốc Maine, các thượng nghị sĩ Angus King và Susan Collins, cũng như hạ nghị sĩ Jared Golden về vụ xả súng và đề xuất hỗ trợ đầy đủ từ liên bang.

    xa sung tai my 1
    Xe của nghi phạm trong vụ xả súng ở thành phố Lewiston. Ảnh: Cảnh sát Lewiston

    Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ giới chức địa phương. "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi công chúng cảnh giác và báo cáo lập tức mọi hoạt động hoặc cá nhân đáng ngờ cho cơ quan thực thi pháp luật", FBI cho hay.

    Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất ở Mỹ từ tháng 8/2019, khi một tay súng nhắm vào những người mua sắm tại El Paso Walmart bằng súng trường AK-47, giết chết 23 người. Giới chức coi đây là tội ác chống lại người gốc Mỹ Latinh.

    Số vụ xả súng ở Mỹ tăng lên từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, với 647 vụ năm 2022. Năm 2023, con số này có thể tăng lên 679. Vụ xả súng nguy hiểm nhất ở Mỹ xảy ra năm 2017, khi kẻ tấn công nhắm vào lễ hội nhạc đồng quê ở Las Vegas và giết 58 người.

    xa sung tai my 1
    Xe cảnh sát gần hiện trường vụ xả súng ở thành phố Lewiston, bang Maine ngày 25/10. Ảnh: WGME

    VnExpress (Theo Reuters, CNN, NBC, CBS)

  • Việc mang một bông hồng qua sân bay mà quên khai báo khiến nữ hành khách này vi phạm Đạo luật An ninh sinh học của Úc và phải nộp phạt.

    Một hành khách bay từ Qatar đến Perth, Australia, đã phải đối mặt với mức phạt nặng sau khi quên kê khai một bông hoa được tặng bởi Qatar Airways vào cuối tuần trước.

    Blogger du lịch Lays Laraya đã bị phạt khoảng 1.878 đô la Úc (29,1 triệu đồng) vì khai sai một tài liệu quan trọng – thẻ hạ cánh của cô – sau khi đánh dấu nhầm rằng cô không mang theo thực vật khi đến Úc.

    bi phat vi mang hoa 1
    Bông hồng được cô Laraya mang theo.

    Cô Laraya không muốn cất bông hồng trong hành lý xách tay vì sợ món quà sẽ bị hỏng nên cô "rõ ràng" đã mang bông hoa qua Sân bay Perth.

    Lays Laraya nói với Insider rằng cô "không có gì để che giấu" và bị phạt vì vi phạm Đạo luật An ninh sinh học của Úc. Bông hồng bị phát hiện sau khi bị các nhân viên sân bay kiểm tra trước khi nhập cảnh. Ban đầu cô cho rằng việc bị kiểm tra là do trang phục sân bay lấy cảm hứng từ Barbie của cô.

    Cô Laraya còn bị tịch thu hộ chiếu và điện thoại, trong khi hành lý của cô cũng bị khám xét kỹ lưỡng.

    Blogger khẳng định việc không khai báo món quà lưu niệm từ phi hành đoàn trên chuyến bay của cô là một sai lầm thực sự.

    Cô nói: "Tôi không hề nghĩ rằng hoa hồng nằm trong danh mục những loại thực vật mà họ đang nhắc đến. Tôi đã chọn 'không' và cuối cùng điều đó khiến tôi bị phạt".

    Được biết, hoa có thể gây nguy cơ an toàn sinh học cho Úc vì chúng có khả năng mang ve, rệp và các loài xâm lấn.

    bi phat vi mang hoa 1
    Lays Laraya là một blogger du lịch nhiều kinh nghiệm.

    Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cho biết việc không khai báo hàng hóa được cho là có mối đe dọa đối với hệ sinh học của Úc và cung cấp thông tin sai lệch là một rủi ro nghiêm trọng đối với đất nước này. Những hành vi vi phạm sẽ bị phạt từ 100 đô la Úc đến mức phí 1.878 đô la Úc mà cô Laraya buộc phải trả.

    Bông hồng cuối cùng đã được trả lại sau khi kiểm tra và cắt bỏ phần cuống.

    Cô Laraya cho biết cô hiện đang cố gắng kháng cáo mức phạt với lý do những hành khách khác có hành vi vi phạm tương tự đã rời đi chỉ với một lời cảnh cáo.

    Afamily (theo Independent)

  • Một người mẹ đã bật khóc khi nhìn thấy đứa con mới 10 tuần tuổi bị bạn cào cấu chảy máu khắp mặt tại một trung tâm chăm sóc trẻ em.

    Ngày 17/5/2023, chị Rachel đến một trung tâm chăm sóc ở Melbourne (Úc) để đón bé Noah về nhà. Nhưng khi hai vợ chồng đến Trung tâm Only About Children tại khu mua sắm Melbourne Central, họ nhìn thấy Noah bị cào 20 vết đỏ thẫm trên mặt. 

    "Chúng tôi bật khóc, không thể tin được chuyện tồi tệ này lại xảy ra với con mình", Rachel nói với kênh truyền hình 7NEWS. 

    Sau khi sự việc xảy ra, trong một bài post trên FB, Rachel đã chỉ trích nhân viên trung tâm khi họ thông báo qua điện thoại rằng Noal bị một đứa trẻ khác cào cấu. Sự việc diễn ra chỉ trong 2-3 phút vào giờ thay tả, lúc đó không có ai để ý Noah. 

    be bi cao cau 1
    Bác sĩ không thể tin 1 đứa trẻ sơ sinh lại bị thương tích nghiêm trọng như vậy.

    "Họ nói rằng một đứa trẻ khác đã càu cấu con tôi. Mặt bé bị chảy máu nhưng họ đã sơ cứu cho bé rồi. Nếu tôi muốn thì có thể đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thêm", chị Rachel kể lại, "Chúng tôi lao đến trung tâm và đưa con đến phòng cấp cứu tại Bệnh viện Box Hill Hospital. Bác sĩ không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh bị thương tích nghiêm trọng như vậy trên mặt".

    Bác sĩ kiểm tra mắt và não của Noah thì thấy không có vấn đề gì. Vết thương trên mặt bé sẽ lành mà không để lại sẹo. 

    Trung tâm Only About Children có nhiều chi nhánh tại Sydney, Melbourne và Brisban. Họ đã gửi cho Rachel một lá thư về vụ việc. "Họ vẫn không cho chúng tôi giải pháp nào. Họ chỉ nói sẽ cố gắng để việc này không tái diễn chứ không đề cập chuyện bồi thường cho chúng tôi", Rachel nói.

    be bi cao cau 2
    Từ sau vụ việc, Rachel đã không đưa con trở lại trung tâm nữa. Ảnh: 9News

    Thế nhưng trong một thông báo của mình, Only About Children vẫn nói rằng họ có hỗ trợ tài chính cho nhà Rachel. Một tháng sau sự việc, Rachel vẫn chưa dám đưa con trở lại trung tâm. "Họ nói đây chỉ là 1 tai nạn nhưng tôi không chấp nhận lời giải thích đó. Hơn 20 vết cào cấu trên mặt con tôi, làm sao đây chỉ là tai nạn được", cô bức xúc. 

    Viethome (theo Metro)

  • Đây là nơi duy nhất trên thế giới cho phép du khách được thử tìm kiếm vận may bằng cách thoải mái tham quan tự do, tìm kiếm và mang về nhà những viên kim cương họ tìm thấy.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Nhắc tới kim cương, chắc hẳn các mọi người sẽ nghĩ tới một loại chất liệu quý giá được dùng để làm nữ trang đắt tiền. Ấy thế mà có một công viên nọ ở Mỹ tên là Crater of Diamonds thuộc tiểu bang Arkansas có nhiều kim cương tới mức khách có thể tự do vào tìm rồi mang về.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Năm 2018, công viên tiểu bang Crater of Diamonds ở Murfreesboro, tiểu bang Arkansas (Mỹ) mở cửa cho du khách tự do vào tìm kim cương. Nhờ đó, công viên này đã thu hút 124.000 người ghé thăm và các du khách đã tìm được 405 viên kim cương, với tổng cân nặng là 77,12 carat.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Miệng núi lửa trong Công viên tiểu bang Crater of Diamonds được xem là một mỏ vàng kim cương. Hơn 33.100 viên kim cương đã được tìm thấy trong công viên này kể từ năm 1970.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Mặc dù mở cửa tự do nhưng không phải ai cũng tìm được kim cương. Các viên kim cương hình thành cách đây hàng triệu năm. Khi vùng này còn là miệng núi lửa hoạt động, trong quá trình phun trào, kim cương được đưa lên mặt đất.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Trước kia, Crater of Diamonds vốn là miệng núi lửa có diện tích chừng 368ha, với khu vực 15,2ha là nơi dành cho du khách săn kim cương. Mảnh đất “màu mỡ” này thu hút hàng trăm nghìn “nhà thám hiểm” nghiệp dư tới mỗi năm để kiếm những viên đá quý cho riêng mình.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Theo các nhà nghiên cứu, những viên kim cương ở Crater of Diamonds được hình thành từ 3 tỷ năm trước nằm sâu trong lớp vỏ Trái đất. Khoảng 100 triệu năm trước, những cột magma của núi lửa đã đưa chúng ra bên ngoài. Những mảnh vỡ còn được gọi là “xenolith” và chúng chứa các viên kim cương.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Trong suốt hơn 100 năm kể từ khi phát hiện ra, Crater of Diamonds đã mang lại hàng ngàn viên kim cương đủ mọi kích cỡ do du khách tìm thấy. Theo nguồn tin từ ban quản lý công viên, mỗi năm, du khách tìm thấy trung bình khoảng 600 viên các loại với nhiều màu sắc khác nhau.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Du khách sẽ được mang mọi thứ tìm thấy về nhà mà không phải trả tiền. Thứ duy nhất phải trả là vé vào cửa, giá là 5 USD đối với trẻ em (từ 6 đến 12 tuổi) và 8 USD đối với người lớn. Nếu không mang theo công cụ tìm kiếm, đãi kim cương, mọi người cũng có thể thuê tại đây.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    15/9/2018, một người phụ nữ đến từ Aurora, Colombia đã đào được viên được kim cương lớn nhất năm nặng 2,63 carat. Kích cỡ của nó rất lớn, trông như hạt đỗ với màu trong suốt tuyệt đẹp. Nó được người phụ nữ đặt tên là Lichtenfels, giống tên thị trấn ở Đức nơi cô khôn lớn.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Hầu hết các viên kim cương tìm thấy tại đây đều có kích thước rất nhỏ. Nhưng đôi khi may mắn lại mỉm cười khi thỉnh thoảng du khách “mát tay” lại đào được viên lớn từ 3-5 carat, trị giá hàng nghìn USD.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Quay lại thời điểm của quá khứ, viên kim cương đầu tiên được tìm thấy tại mảnh đất này vào năm 1906. Chủ nhân may mắn đó là John Huddleston đồng thời cũng là người chủ đất. Người ta còn gọi ông là “Diamond John” hay “John Kim cương”. Tuy nhiên, vận may không mỉm cười với người đàn ông này mãi mãi khi cuối cùng John phải qua đời trong cảnh túng bấn.

    cong vien Crater of Diamonds 1

    Cậu bé 14 tuổi người Mỹ vô tình trở thành chủ nhân viên kim cương lớn tới 7,44 carat. Đó là một viên kim cương nâu lớn nhất được khai quật ở đây trong suốt 40 năm qua, đồng thời là viên lớn thứ 7 trong số những viên được tìm thấy tại công viên Crater of Diamonds.

    Theo Kiến Thức

  • NGHỀ TRỒNG ỚT CHUÔNG Ở ÚC KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN?

    nghe lam farm o uc 1

    Ớt chuông ở Úc được trồng khá phổ biến. Đây là loại quả được chế biến nhiều trong các món ăn và rất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà các bạn có thể dễ dàng kiếm được job vào mùa này. Một ngày trồng ớt chuông các bạn sẽ được trả 20$/h. Sẽ làm khoảng 7-9h/ngày, thấp nhất là 7h/ngày.

    Công việc cũng nhẹ nhàng chứ không nặng nhọc. Chăm chỉ 1 ngày là các bạn cũng đã kiếm được từ 140-180$/ngày.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC LÀM FARM - NGHỀ HÁI DÂU BỎ ĐI

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là công việc lâu lâu sẽ có 1 đợt trong mùa dâu tây. Khi chủ yêu cầu hái bỏ đi những trái dâu chín kĩ, dâu dập, xấu không được đưa lên kệ. Để đảm bảo chất lượng dâu được tốt, vào những đợt dâu ra trái nhiều không có công nhân thu hoạch kịp thời dẫn đến dâu quá chín, dập nhiều nên lúc này các bạn sẽ được thuê để làm sạch tất cả các luống dâu. Vứt bỏ hết những trái chín đỏ, kể cả những trái vẫn còn đẹp, chỉ để lại những trái còn trắng, xanh. Mục đích của việc này là để đợt sau dâu sẽ lên đẹp, quả đều hơn.

    Công việc này 1 ngày bạn có thể làm 9-10 tiếng. Mức lương các bạn được trả là 20$/h. Các bạn có 15-20 phút nghỉ trưa trong quá trình làm.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC TẠI FARM XOÀI

    nghe lam farm o uc 16

    Tiếp tục với chuỗi bài chia sẻ về làm nông ở Úc. Bài viết này mình sẽ viết về farm xoài để các bạn hiểu hơn về công việc ở farm xoài là như thế nào nhé.

    Vào mùa thu hoạch xoài, không chỉ hái xoài mà tại farm còn có công việc phân loại xoài, đóng gói xoài.

    Đối với công việc hái xoài, có những cây lâu năm cao bạn sẽ phải dùng thang để trèo hái. Những bạn dễ bị dị ứng thì phải cẩn thận với nhựa xoài. Lương trả cho việc hái xoài họ trả theo năng suất. Bạn hái được càng nhiều sẽ được trả nhiều tiền. Làm thường xuyên quen rồi mình sẽ hái được nhanh hơn.

    Còn đối với những bạn đóng gói xoài trong nhà kho, tùy vào công việc mức lương sẽ được trả khác nhau và tính theo giờ. Lương giao động từ 25-35$/giờ.

    Farm xoài khá là rộng vì thế mà công việc tại đây cũng nhiều. Hi vọng các bạn có thể tìm được công việc phù hợp với mình tại farm này.

    CHIA SẺ LÀM FARM Ở ÚC - NGHỀ CHĂM SÓC CÂY DÂU GIỐNG

    nghe lam farm o uc 1

    Việc chăm sóc cây dâu giống rất đơn giản và làm nhẹ nhàng. Sau những chuỗi công việc nặng đòi hỏi nhiều về sức khỏe thì đây là job nhẹ nhàng cho các bạn lựa chọn.

    Buổi sáng thường bắt đầu làm từ 7h và kết thúc vào lúc 3h chiều. Lương trả theo giờ là 19$/h. Công việc của bạn là cắt hết các bông của cây để cho cây không được ra quả, tập trung nuôi là cho tốt để cung cấp cây giống cho các farm dâu thu hoạch quả.

    Với công việc nhẹ nhàng như này thì đây là 1 job rất tốt, thu nhập cũng cao cho bạn lựa chọn làm trong những tháng ngày làm farm của mình. 

    CHIA SẺ LÀM FARM - CÔNG VIỆC HÁI TÁO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Vào mùa táo thì hầu hết các farm táo chín rộ và cần nhiều công nhân để làm. Và mọi người thường làm từ 7h sáng - 5h30 chiều.

    Mỗi giờ làm như vậy sẽ được trả lương từ 85-150$/bin.

    Công việc này sẽ vất vả nếu phụ nữ làm vì phải đeo những chiếc túi lên tới 30kg trước ngực để đựng táo, phù hợp với các bạn nam hơn. VÌ vậy nếu làm công việc hái táo thì bạn xác định phải có sức khỏe tốt thì mới làm tốt được.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC HÁI NHO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là một trong những công việc không thể thiếu đối với những ai đi làm farm tại Úc. Bởi nho là 1 trong những loại cây được trồng nhiều nhất phục vụ cho sản xuất rượu của Úc. Vào mùa trồng nho từ khâu chăm sóc cây, tỉa cành, đến hái nho, rất nhiều việc liên quan tới farm nho bạn có thể kiếm việc được.

    Công việc này các bạn làm sẽ được trả lương 20$/h, 1 ngày làm 8 tiếng. Có những vườn nho ở xa bạn sẽ được chủ chở đến nơi làm, 1 ngày được nghỉ trưa 30 phút, và được nghỉ giữa giờ 15 phút nữa là kết thúc công việc của 1 ngày.

    REVIEW NGHỀ LÀM CÀ CHUA TRONG NHÀ KÍNH TẠI ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Công việc hái cà chua trong nhà kính bắt đầu từ sáng sớm khoảng từ 6h30-4h chiều. Công việc này tương đối đơn giản nhưng trong nhà kính thì rất nóng vào mùa hè, ấm áo vào mùa đông. Trong quá trình hái cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi trên chiếc xe đẩy và hái những quá chín bỏ vào khay nhựa. Hái xong thì bạn sẽ làm công việc tỉa lá cho cây.

    Bạn sẽ được trả lương 1 ngày khoảng 250-300$. Tùy vào bạn muốn làm cả tuần hay bao nhiêu buổi trên 1 tuần bạn cũng đều có thể lựa chọn số ngày đi làm trong tuần.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - CÔNG VIỆC TÁCH TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Công Việc tách tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 5 , công việc này sẽ kéo dài hay ngắn tuỳ vào số lượng tỏi trồng của farm mỗi năm, nếu farm trồng nhiều thì thời gian sẽ kéo dài khoảng 4 tuần, còn trồng ít thì thời gian kéo dài khoảng 2-3 tuần.

    Công việc sẽ được trả khoán theo kilogram, dao động từ $3 - $5/kg tuỳ vào tỏi to hay nhỏ, trung bình mỗi giờ có thể làm từ 5-8kg.

    Bạn sẽ tách lấy những tép tỏi tốt (là những tép tỏi bên ngoài), loại này tiếp tục được mang đi trồng. Công việc tách tỏi và trồng tỏi sẽ làm cùng 1 lúc. Cứ 3 ngày tách đủ cho 1 ngày trồng, và nếu ngày nào trời lạnh không trồng ngoài trời được thì sẽ quay vào tách tiếp.

    Thời gian làm 8 tiếng/ngày, cuối tuần thì làm nửa ngày. Như vậy 1 ngày với công việc này bạn có thể kiếm được 200-300$ tùy vào loại tỏi to, nhỏ. Công việc làm trong nhà nên không phải chịu nắng gió, giá rét của thời điểm chuyển giao sang đông ở Tasmania. Công việc tự do thoải mái, đi làm cứ như đi chơi nhưng cuối tuần tiền vẫn vào tài khoản đều đều.

    Nếu ai có ý định tới Tasmania, một nơi không thể không tới nếu đã đặt chân lên nước Úc, thì không nên bỏ qua công việc này.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - ĐÓNG GÓI TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Đóng gói Tỏi là một công việc nhẹ khi làm nông ở Úc, công việc được làm ở trong nhà và không phải còng lưng giữ cái nắng 30-35 độ C và cái lạnh 12-15 độ C như thu hoạch tỏi.

    Công việc đóng gói tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu sau khi thu hoạch tỏi 3 tuần, tỏi phải giữ trong phòng QUẠT khô khoảng 3 tuần để làm khô lớp vỏ tỏi bên ngoài để khi đóng gói tỏi sẽ dễ dàng hơn.

    Đóng gói tỏi sẽ được trả khoán theo thùng, $20/thùng cho loại 1, $10/thùng cho loại 2, mỗi thùng sẽ có khối lượng khoảng 10kg - 11kg.

    Công việc sẽ được làm theo nhóm 6-10 người. Một giờ làm được khoảng 10 thùng và chia đều tiền cho 6-10 người theo nhóm. công việc sẽ kéo dài khoảng 1 tháng tuỳ thuộc vào số lượng tỏi thu hoạch được của Farm mà thời gian sẽ dài ngắn khác nhau.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - HÁI CHERRY

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch Cherry là một công việc không thể bỏ qua khi làm farm ở Úc.

    Cherry được trồng phân bố ở nhiều bang trên lãnh thổ nước Úc, nhưng sản lượng nhiều thì có New South Wales, Victoria và Tasmania.

    Mùa cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau , nhưng chính vụ thì rơi vào tháng 11, 12, 1 tuỳ vào từng bang.

    Buổi sáng mọi người cùng bắt đầu làm từ 7h30. Khi làm công việc thu hoạch Cherry thì sẽ được trả khoán theo thùng, tuỳ vào mỗi farm, thời điểm và kích thước của thùng mà giá mỗi thùng sẽ khác, trung bình thì $10-$12/thùng. Một ngày làm khoảng 8 tiếng và ngày nào chậm hay quả chín ít thì $200 - $300 còn ngày nào nhanh quả chín nhiều thì $400 - $ 500.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ MÂM XÔI

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Mâm Xôi là một công việc nên thử khi làm nông ở Úc. Giống với nhiều loại trái cây khác thì quả Mâm Xôi được trồng hầu như ở tất cả các bang Úc, nhưng ngon nhất có lẽ vẫn là ở Tasmania.

    Công việc bắt đầu từ khoảng 6 rưỡi sáng. Một ngày bạn sẽ làm 8 tiếng.

    Đặc điểm của loại quả này rất dễ bị dập trong quá trình hái. Chính vì thế mà bạn phải đeo 2 cái xô 2 bên để phân loại trong quá trình hái, quả ngon bỏ 1 bên và quả dập hoặc quả bé không đều sẽ bỏ 1 bên. Quả ngon sẽ đóng gói luôn sau khi hái xong, quả dập và nhỏ không đều họ sẽ đem về làm mứt. Sau khi hái xong sẽ phải tự đóng gói vào hộp nhỏ 125gram.

    Công việc này sẽ được trả khoán theo hộp, mỗi hộp 125gram sẽ có giá 60cent - $1,5 , tuỳ thuộc vào thời điểm cũng như nông trại.

    MỘT NGÀY LÀM VIỆC Ở FARM TẠI ÚC VỚI CÔNG VIỆC HÁI DÂU TÂY

    nghe lam farm o uc 1

    Hái Dâu Tây là một công việc cũng khá là thú vị khi làm nông ở Úc.

    Dâu Tây cũng là một loại trái cây được phân bố trải dài trên nhiều bang của Úc,

    Công việc hái dâu tây được bắt đầu vào đầu tháng 6 ở Caboolture Queensland, Stanthopre Queensland . Mỗi mùa thu hoạch dâu sẽ kéo dài 3-4 tháng.

    Công việc hàng ngày bắt đầu vào lúc sáng sớm và kéo dài 8-10 tiếng. Tùy vào mỗi farm chủ sẽ trang bị cho bạn những dụng cụ cần thiết để hái dâu.

    Thu hoạch dâu sẽ được tính khoán bằng khay, mỗi khay dâu chứa được khoảng 3-4kg, và cứ mỗi khay sẽ có giá 70cent/kg -$1.5/kg, tuỳ thuộc vào thời điểm và nông trại thu hoạch.

    Sau khi hái xong thì bạn sẽ tiếp tục làm công việc đóng gói. Đóng gói dâu cũng được trả khoán, mỗi hộp 125gram có giá khoảng 13 cent/hộp -20cent/hộp.

    Tùy vào thời điểm của vụ dâu chín ít hay nhiều, đỉnh điểm có thể kiếm tới 400$/ngày.

    LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ VIỆT QUẤT

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Việt Quất là một công việc không thể nào bỏ qua khi làm nông ở Úc.

    Quả Việt Quất được phân bố trên hầu hết nước Úc, từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và từ đất liền ra hải Đảo chỗ nào cũng có.

    Mỗi mùa kèo dài khoang 3-4 tháng và mỗi khu vực sẽ có thời gian bắt đầu mùa khác nhau nên công việc này có thể làm quanh năm cho những ai chịu khó dịch chuyển.

    Trước khi bắt đầu vào công việc bạn sẽ được phát dây đeo, xô và gang tay. Sau đó di chuyển vào farm. Một hàng 4 người hái nên sẽ phải đi tới cuối hàng hái từ dưới hái lên. Cứ đầy 2 xô bạn sẽ quay về địa điểm cân trọng lượng, sau đó tiếp tục làm.

    Công việc thu hoạch quả Việt Quất sẽ được trả khoán theo kilogram, giá giao động từ $3/kg - $6/kg tuỳ thuộc vào thời thời điểm đầu mùa hay chính mùa và tuỳ nông trại.

    Một ngày làm nhiều giờ (8 tiếng) sẽ kiếm đc khoảng 200-300$ nếu trái to, 100-150$ nếu trái nhỏ. Đây là công việc được đánh giá là nhẹ nhàng mà lương lại cao ở Úc.

    LÀM FARM Ở ÚC - THU HOẠCH DƯA LEO CUỐI MÙA

    nghe lam farm o uc 1

    Đây có thể nói là 1 nghề chưa nhiều người biết đến. Trong thời đại lạm phát tăng cao, hàng hóa, vật dụng cũng như các mặt hàng nông sản tăng cao thì cơ hội đã đến cho các bạn khi các mặt hàng về dưa leo, cà chua tăng giá rất nhanh. Vậy các bạn kiếm được gì từ các farm dưa leo cuối mùa? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

    Đối với nước Úc cũng như các nước xuất khẩu về nông sản thì yêu cầu về hàng xuất khẩu với tiêu chuẩn rất cao. Đối với dưa leo thì phải đủ tiêu chuẩn về kích thước. Chính vì thế những trái dưa không to đủ điều kiện xuất khẩu thì họ sẽ bỏ lại. Một nông trại với rất nhiều những nhà bạt trồng dưa sau khi đã thu hoạch xong những trái xuất khẩu họ sẽ nhổ gốc. Bởi họ không đủ nhân công để thu hoạch, hoặc chi phí bỏ ra thuê nhân công nhiều mà bán không được bao nhiêu nên họ bỏ đi. Công việc của các bạn là gì? Đó chính là tìm đến những farm đó xin thu hoạch những trái còn lại trên cây và sau đó giúp họ thu dọn cây là họ sẽ đồng ý cho bạn làm.

    Những bạn có kinh nghiệm bán hàng online thì đăng bán, hoặc tìm các đầu bán sỉ. Mặc dù trái nhỏ nhưng ăn rất ngọt và ngon. Bên Úc họ có các shop tàu, chợ dành cho người châu á sẽ bán các loại dưa như thế này và nhu cầu về loại dưa này rất cao. Cũng như các nhà hàng Châu Á. Hiện tại trong siêu thị đang bán là 6$/kg, chợ giời thì giá rẻ hơn thậm chí chỉ bằng 1 nửa giá siêu thị. Vì vậy đây là cơ hội cho các bạn rất là cao. Vào cuối mùa các bạn có thể kiếm thêm thu nhập rất là tốt từ những farm này. Bạn thu và bán sỉ cho những nơi thu mua là bạn cũng đã kiếm được nhiều từ farm như này rồi.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - LÀM VIỆC TẠI VƯỜN CÂY ƯƠM TRÁI

    nghe lam farm o uc 1

    Tại farm này 1 ngày có khoảng 20 công nhân làm việc. Công việc làm là nhổ cỏ cho các hàng cây giống. Công việc này làm quanh năm tuy không nặng nhọc nhưng mệt nên mọi người thường chọn làm xen kẽ trong lúc chờ việc khác.

    Bởi vườn ươm rất rộng, hàng cây dài hàng km vì thế bạn đi bộ để nhổ cỏ rất xa.

    Một ngày làm việc khoảng 8-9 tiếng, bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc chiều muộn. Một giờ các bạn được trả lương từ 25-30$.

    Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp với mình khi đặt chân tới Úc.

    Nguồn: Người Việt ở Úc

  • Ngoài công việc làm farm tại Úc thì có 1 ngành cũng rất được quan tâm khi làm việc ở Úc đó là thợ xây. Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về công việc này nhé.

    Đối với những bạn tay nghề còn yếu hoặc chưa biết thì những tháng đầu bạn sẽ phải học việc. Sau khi học việc được khoảng 1 tháng thì lúc đó bạn sẽ bắt đầu được trả lương khoảng 100, 120, 150$, bạn nào giỏi thì sẽ được 180-200$/ngày.

    Đối với thợ chính, tay nghề giỏi 1 ngày thời gian làm 5 tiếng là có thể xong 1 job, hoặc 6-8 tiếng, miễn sao có thể xong job đó trong ngày là bạn sẽ được trả khoảng 300$/ngày. Khi bạn giỏi, có kinh nghiệm về xây dựng thì 1 ngày các bạn có thể nhận 2 job để làm và tiền lương có thể kiếm được từ 2 job khoảng 600-700$/ngày.

    nghe tho xay o Uc

    Đối với thợ phụ, tức là tay nghề biết thì bạn cũng sẽ được trả lương giao động từ 180-250$/ngày, bạn cũng có thể nhận thêm job trong ngày hôm đó nếu kết thức sớm. Tất cả những gì bạn biết về xây dựng, sơn, lót gạch, thạch cao, đặt ống nước... là bạn có thể dễ dàng kiếm job ở đây. Như vậy 1 ngày cũng có thể kiếm được 500-600$/ngày. Làm từ sáng tới đêm luôn. Ở Úc bạn phải chăm chỉ làm, có sức khỏe thì bạn sẽ làm được, thu nhập sẽ kiếm được nhiều.

    NGHỀ TRỒNG ỚT CHUÔNG Ở ÚC KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN?

    nghe lam farm o uc 1

    Ớt chuông ở Úc được trồng khá phổ biến. Đây là loại quả được chế biến nhiều trong các món ăn và rất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà các bạn có thể dễ dàng kiếm được job vào mùa này. Một ngày trồng ớt chuông các bạn sẽ được trả 20$/h. Sẽ làm khoảng 7-9h/ngày, thấp nhất là 7h/ngày.

    Công việc cũng nhẹ nhàng chứ không nặng nhọc. Chăm chỉ 1 ngày là các bạn cũng đã kiếm được từ 140-180$/ngày.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC LÀM FARM - NGHỀ HÁI DÂU BỎ ĐI

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là công việc lâu lâu sẽ có 1 đợt trong mùa dâu tây. Khi chủ yêu cầu hái bỏ đi những trái dâu chín kĩ, dâu dập, xấu không được đưa lên kệ. Để đảm bảo chất lượng dâu được tốt, vào những đợt dâu ra trái nhiều không có công nhân thu hoạch kịp thời dẫn đến dâu quá chín, dập nhiều nên lúc này các bạn sẽ được thuê để làm sạch tất cả các luống dâu. Vứt bỏ hết những trái chín đỏ, kể cả những trái vẫn còn đẹp, chỉ để lại những trái còn trắng, xanh. Mục đích của việc này là để đợt sau dâu sẽ lên đẹp, quả đều hơn.

    Công việc này 1 ngày bạn có thể làm 9-10 tiếng. Mức lương các bạn được trả là 20$/h. Các bạn có 15-20 phút nghỉ trưa trong quá trình làm.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC TẠI FARM XOÀI

    nghe lam farm o uc 16

    Tiếp tục với chuỗi bài chia sẻ về làm nông ở Úc. Bài viết này mình sẽ viết về farm xoài để các bạn hiểu hơn về công việc ở farm xoài là như thế nào nhé.

    Vào mùa thu hoạch xoài, không chỉ hái xoài mà tại farm còn có công việc phân loại xoài, đóng gói xoài.

    Đối với công việc hái xoài, có những cây lâu năm cao bạn sẽ phải dùng thang để trèo hái. Những bạn dễ bị dị ứng thì phải cẩn thận với nhựa xoài. Lương trả cho việc hái xoài họ trả theo năng suất. Bạn hái được càng nhiều sẽ được trả nhiều tiền. Làm thường xuyên quen rồi mình sẽ hái được nhanh hơn.

    Còn đối với những bạn đóng gói xoài trong nhà kho, tùy vào công việc mức lương sẽ được trả khác nhau và tính theo giờ. Lương giao động từ 25-35$/giờ.

    Farm xoài khá là rộng vì thế mà công việc tại đây cũng nhiều. Hi vọng các bạn có thể tìm được công việc phù hợp với mình tại farm này.

    CHIA SẺ LÀM FARM Ở ÚC - NGHỀ CHĂM SÓC CÂY DÂU GIỐNG

    nghe lam farm o uc 1

    Việc chăm sóc cây dâu giống rất đơn giản và làm nhẹ nhàng. Sau những chuỗi công việc nặng đòi hỏi nhiều về sức khỏe thì đây là job nhẹ nhàng cho các bạn lựa chọn.

    Buổi sáng thường bắt đầu làm từ 7h và kết thúc vào lúc 3h chiều. Lương trả theo giờ là 19$/h. Công việc của bạn là cắt hết các bông của cây để cho cây không được ra quả, tập trung nuôi là cho tốt để cung cấp cây giống cho các farm dâu thu hoạch quả.

    Với công việc nhẹ nhàng như này thì đây là 1 job rất tốt, thu nhập cũng cao cho bạn lựa chọn làm trong những tháng ngày làm farm của mình. 

    CHIA SẺ LÀM FARM - CÔNG VIỆC HÁI TÁO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Vào mùa táo thì hầu hết các farm táo chín rộ và cần nhiều công nhân để làm. Và mọi người thường làm từ 7h sáng - 5h30 chiều.

    Mỗi giờ làm như vậy sẽ được trả lương từ 85-150$/bin.

    Công việc này sẽ vất vả nếu phụ nữ làm vì phải đeo những chiếc túi lên tới 30kg trước ngực để đựng táo, phù hợp với các bạn nam hơn. VÌ vậy nếu làm công việc hái táo thì bạn xác định phải có sức khỏe tốt thì mới làm tốt được.

    CHIA SẺ CÔNG VIỆC HÁI NHO Ở ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Đây là một trong những công việc không thể thiếu đối với những ai đi làm farm tại Úc. Bởi nho là 1 trong những loại cây được trồng nhiều nhất phục vụ cho sản xuất rượu của Úc. Vào mùa trồng nho từ khâu chăm sóc cây, tỉa cành, đến hái nho, rất nhiều việc liên quan tới farm nho bạn có thể kiếm việc được.

    Công việc này các bạn làm sẽ được trả lương 20$/h, 1 ngày làm 8 tiếng. Có những vườn nho ở xa bạn sẽ được chủ chở đến nơi làm, 1 ngày được nghỉ trưa 30 phút, và được nghỉ giữa giờ 15 phút nữa là kết thúc công việc của 1 ngày.

    REVIEW NGHỀ LÀM CÀ CHUA TRONG NHÀ KÍNH TẠI ÚC

    nghe lam farm o uc 1

    Công việc hái cà chua trong nhà kính bắt đầu từ sáng sớm khoảng từ 6h30-4h chiều. Công việc này tương đối đơn giản nhưng trong nhà kính thì rất nóng vào mùa hè, ấm áo vào mùa đông. Trong quá trình hái cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi trên chiếc xe đẩy và hái những quá chín bỏ vào khay nhựa. Hái xong thì bạn sẽ làm công việc tỉa lá cho cây.

    Bạn sẽ được trả lương 1 ngày khoảng 250-300$. Tùy vào bạn muốn làm cả tuần hay bao nhiêu buổi trên 1 tuần bạn cũng đều có thể lựa chọn số ngày đi làm trong tuần.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - CÔNG VIỆC TÁCH TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Công Việc tách tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 5 , công việc này sẽ kéo dài hay ngắn tuỳ vào số lượng tỏi trồng của farm mỗi năm, nếu farm trồng nhiều thì thời gian sẽ kéo dài khoảng 4 tuần, còn trồng ít thì thời gian kéo dài khoảng 2-3 tuần.

    Công việc sẽ được trả khoán theo kilogram, dao động từ $3 - $5/kg tuỳ vào tỏi to hay nhỏ, trung bình mỗi giờ có thể làm từ 5-8kg.

    Bạn sẽ tách lấy những tép tỏi tốt (là những tép tỏi bên ngoài), loại này tiếp tục được mang đi trồng. Công việc tách tỏi và trồng tỏi sẽ làm cùng 1 lúc. Cứ 3 ngày tách đủ cho 1 ngày trồng, và nếu ngày nào trời lạnh không trồng ngoài trời được thì sẽ quay vào tách tiếp.

    Thời gian làm 8 tiếng/ngày, cuối tuần thì làm nửa ngày. Như vậy 1 ngày với công việc này bạn có thể kiếm được 200-300$ tùy vào loại tỏi to, nhỏ. Công việc làm trong nhà nên không phải chịu nắng gió, giá rét của thời điểm chuyển giao sang đông ở Tasmania. Công việc tự do thoải mái, đi làm cứ như đi chơi nhưng cuối tuần tiền vẫn vào tài khoản đều đều.

    Nếu ai có ý định tới Tasmania, một nơi không thể không tới nếu đã đặt chân lên nước Úc, thì không nên bỏ qua công việc này.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - ĐÓNG GÓI TỎI

    nghe lam farm o uc 1

    Đóng gói Tỏi là một công việc nhẹ khi làm nông ở Úc, công việc được làm ở trong nhà và không phải còng lưng giữ cái nắng 30-35 độ C và cái lạnh 12-15 độ C như thu hoạch tỏi.

    Công việc đóng gói tỏi ở Tasmania sẽ bắt đầu sau khi thu hoạch tỏi 3 tuần, tỏi phải giữ trong phòng QUẠT khô khoảng 3 tuần để làm khô lớp vỏ tỏi bên ngoài để khi đóng gói tỏi sẽ dễ dàng hơn.

    Đóng gói tỏi sẽ được trả khoán theo thùng, $20/thùng cho loại 1, $10/thùng cho loại 2, mỗi thùng sẽ có khối lượng khoảng 10kg - 11kg.

    Công việc sẽ được làm theo nhóm 6-10 người. Một giờ làm được khoảng 10 thùng và chia đều tiền cho 6-10 người theo nhóm. công việc sẽ kéo dài khoảng 1 tháng tuỳ thuộc vào số lượng tỏi thu hoạch được của Farm mà thời gian sẽ dài ngắn khác nhau.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM Ở ÚC - HÁI CHERRY

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch Cherry là một công việc không thể bỏ qua khi làm farm ở Úc.

    Cherry được trồng phân bố ở nhiều bang trên lãnh thổ nước Úc, nhưng sản lượng nhiều thì có New South Wales, Victoria và Tasmania.

    Mùa cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau , nhưng chính vụ thì rơi vào tháng 11, 12, 1 tuỳ vào từng bang.

    Buổi sáng mọi người cùng bắt đầu làm từ 7h30. Khi làm công việc thu hoạch Cherry thì sẽ được trả khoán theo thùng, tuỳ vào mỗi farm, thời điểm và kích thước của thùng mà giá mỗi thùng sẽ khác, trung bình thì $10-$12/thùng. Một ngày làm khoảng 8 tiếng và ngày nào chậm hay quả chín ít thì $200 - $300 còn ngày nào nhanh quả chín nhiều thì $400 - $ 500.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ MÂM XÔI

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Mâm Xôi là một công việc nên thử khi làm nông ở Úc. Giống với nhiều loại trái cây khác thì quả Mâm Xôi được trồng hầu như ở tất cả các bang Úc, nhưng ngon nhất có lẽ vẫn là ở Tasmania.

    Công việc bắt đầu từ khoảng 6 rưỡi sáng. Một ngày bạn sẽ làm 8 tiếng.

    Đặc điểm của loại quả này rất dễ bị dập trong quá trình hái. Chính vì thế mà bạn phải đeo 2 cái xô 2 bên để phân loại trong quá trình hái, quả ngon bỏ 1 bên và quả dập hoặc quả bé không đều sẽ bỏ 1 bên. Quả ngon sẽ đóng gói luôn sau khi hái xong, quả dập và nhỏ không đều họ sẽ đem về làm mứt. Sau khi hái xong sẽ phải tự đóng gói vào hộp nhỏ 125gram.

    Công việc này sẽ được trả khoán theo hộp, mỗi hộp 125gram sẽ có giá 60cent - $1,5 , tuỳ thuộc vào thời điểm cũng như nông trại.

    MỘT NGÀY LÀM VIỆC Ở FARM TẠI ÚC VỚI CÔNG VIỆC HÁI DÂU TÂY

    nghe lam farm o uc 1

    Hái Dâu Tây là một công việc cũng khá là thú vị khi làm nông ở Úc.

    Dâu Tây cũng là một loại trái cây được phân bố trải dài trên nhiều bang của Úc,

    Công việc hái dâu tây được bắt đầu vào đầu tháng 6 ở Caboolture Queensland, Stanthopre Queensland . Mỗi mùa thu hoạch dâu sẽ kéo dài 3-4 tháng.

    Công việc hàng ngày bắt đầu vào lúc sáng sớm và kéo dài 8-10 tiếng. Tùy vào mỗi farm chủ sẽ trang bị cho bạn những dụng cụ cần thiết để hái dâu.

    Thu hoạch dâu sẽ được tính khoán bằng khay, mỗi khay dâu chứa được khoảng 3-4kg, và cứ mỗi khay sẽ có giá 70cent/kg -$1.5/kg, tuỳ thuộc vào thời điểm và nông trại thu hoạch.

    Sau khi hái xong thì bạn sẽ tiếp tục làm công việc đóng gói. Đóng gói dâu cũng được trả khoán, mỗi hộp 125gram có giá khoảng 13 cent/hộp -20cent/hộp.

    Tùy vào thời điểm của vụ dâu chín ít hay nhiều, đỉnh điểm có thể kiếm tới 400$/ngày.

    LÀM FARM TẠI ÚC - THU HOẠCH QUẢ VIỆT QUẤT

    nghe lam farm o uc 1

    Thu hoạch quả Việt Quất là một công việc không thể nào bỏ qua khi làm nông ở Úc.

    Quả Việt Quất được phân bố trên hầu hết nước Úc, từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và từ đất liền ra hải Đảo chỗ nào cũng có.

    Mỗi mùa kèo dài khoang 3-4 tháng và mỗi khu vực sẽ có thời gian bắt đầu mùa khác nhau nên công việc này có thể làm quanh năm cho những ai chịu khó dịch chuyển.

    Trước khi bắt đầu vào công việc bạn sẽ được phát dây đeo, xô và gang tay. Sau đó di chuyển vào farm. Một hàng 4 người hái nên sẽ phải đi tới cuối hàng hái từ dưới hái lên. Cứ đầy 2 xô bạn sẽ quay về địa điểm cân trọng lượng, sau đó tiếp tục làm.

    Công việc thu hoạch quả Việt Quất sẽ được trả khoán theo kilogram, giá giao động từ $3/kg - $6/kg tuỳ thuộc vào thời thời điểm đầu mùa hay chính mùa và tuỳ nông trại.

    Một ngày làm nhiều giờ (8 tiếng) sẽ kiếm đc khoảng 200-300$ nếu trái to, 100-150$ nếu trái nhỏ. Đây là công việc được đánh giá là nhẹ nhàng mà lương lại cao ở Úc.

    LÀM FARM Ở ÚC - THU HOẠCH DƯA LEO CUỐI MÙA

    nghe lam farm o uc 1

    Đây có thể nói là 1 nghề chưa nhiều người biết đến. Trong thời đại lạm phát tăng cao, hàng hóa, vật dụng cũng như các mặt hàng nông sản tăng cao thì cơ hội đã đến cho các bạn khi các mặt hàng về dưa leo, cà chua tăng giá rất nhanh. Vậy các bạn kiếm được gì từ các farm dưa leo cuối mùa? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

    Đối với nước Úc cũng như các nước xuất khẩu về nông sản thì yêu cầu về hàng xuất khẩu với tiêu chuẩn rất cao. Đối với dưa leo thì phải đủ tiêu chuẩn về kích thước. Chính vì thế những trái dưa không to đủ điều kiện xuất khẩu thì họ sẽ bỏ lại. Một nông trại với rất nhiều những nhà bạt trồng dưa sau khi đã thu hoạch xong những trái xuất khẩu họ sẽ nhổ gốc. Bởi họ không đủ nhân công để thu hoạch, hoặc chi phí bỏ ra thuê nhân công nhiều mà bán không được bao nhiêu nên họ bỏ đi. Công việc của các bạn là gì? Đó chính là tìm đến những farm đó xin thu hoạch những trái còn lại trên cây và sau đó giúp họ thu dọn cây là họ sẽ đồng ý cho bạn làm.

    Những bạn có kinh nghiệm bán hàng online thì đăng bán, hoặc tìm các đầu bán sỉ. Mặc dù trái nhỏ nhưng ăn rất ngọt và ngon. Bên Úc họ có các shop tàu, chợ dành cho người châu á sẽ bán các loại dưa như thế này và nhu cầu về loại dưa này rất cao. Cũng như các nhà hàng Châu Á. Hiện tại trong siêu thị đang bán là 6$/kg, chợ giời thì giá rẻ hơn thậm chí chỉ bằng 1 nửa giá siêu thị. Vì vậy đây là cơ hội cho các bạn rất là cao. Vào cuối mùa các bạn có thể kiếm thêm thu nhập rất là tốt từ những farm này. Bạn thu và bán sỉ cho những nơi thu mua là bạn cũng đã kiếm được nhiều từ farm như này rồi.

    CÔNG VIỆC LÀM FARM TẠI ÚC - LÀM VIỆC TẠI VƯỜN CÂY ƯƠM TRÁI

    nghe lam farm o uc 1

    Tại farm này 1 ngày có khoảng 20 công nhân làm việc. Công việc làm là nhổ cỏ cho các hàng cây giống. Công việc này làm quanh năm tuy không nặng nhọc nhưng mệt nên mọi người thường chọn làm xen kẽ trong lúc chờ việc khác.

    Bởi vườn ươm rất rộng, hàng cây dài hàng km vì thế bạn đi bộ để nhổ cỏ rất xa.

    Một ngày làm việc khoảng 8-9 tiếng, bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc chiều muộn. Một giờ các bạn được trả lương từ 25-30$.

    Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp với mình khi đặt chân tới Úc.

    Nguồn: Người Việt ở Úc

  • Bài viết do bạn Viet Dat Vu chia sẻ trên nhóm Định Cư & Cuộc Sống Úc, mời các bạn tham khảo nếu có ý định sang Australia thay đổi cuộc đời.

    Việc tìm job khi mới sang Úc là một câu hỏi muôn thủa. Từ hồi mình mới sang Úc 6 năm trước, lương làm cho nhà hàng có 8 AUD/h và bị chửi như con, mình cũng chiêm nghiệm kha khá và rút ra một số tips có thể giúp các bạn du học sinh mới sang Úc có thể tìm được việc tốt hơn mình hồi trước. Lưu ý là đây chỉ là kinh nghiệm của mình nên nếu mình có sai hay thiếu xót gì các bạn cứ comment bổ sung giúp mình nhé.

    Điều đầu tiên các bạn cần biết là lương tối thiểu của Úc bây giờ là khoảng 21 AUD/ giờ (theo National minimum wage. Nên mình nên đặt mục tiêu là xin việc làm thêm khoảng tầm đó hoặc ít hơn một chút cũng được. Tất nhiên bạn nào mới sang Úc cần job ngay có thể làm nhiều nhà hàng với mức lương 13-15 AUD/h cash. Các bạn sinh viên đừng quá quan tâm về lương trước thuế hay sau thuế vì thu nhập dưới 18k/năm các bạn sẽ được hoàn thuế vào cuối năm.

    du hoc sinh tim viec lam o uc
    Ảnh minh họa: Unsplash

    Các bạn nên học lái xe càng sớm càng tốt. Bạn nào có bằng lái xe ở Vn thì càng tốt vì sang bang NSW Úc các bạn được lái cho đến khi có PR thì mới phải chuyển. Bang Vic hay các bang khác sẽ phải đổi bằng sau 3 tháng. Cơ mà cũng không quá phức tạp.

    1. Công việc đầu tiên là barrista tức là pha chế cà phê. Đây là job lương khá ổn ở Úc (khoảng 19-27 AUD/h cho ngày thường và gấp rưỡi hoặc double gần 45 AUD/h cho ngày cuối tuần và ngày lễ. Một shift làm cũng khoảng 5 tiếng. Để làm được job này các bạn chỉ cần học khóa barrista tại Úc hoặc Việt Nam, học khoảng 6 - 10 tiếng là đã có thể pha chế và order một cách căn bản (Mình cũng đã tham khảo từ các bạn mình dạy barrista ở đây). Mình cũng sẽ viết một bài riêng để nói về job này. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu. Nhưng mấy bạn barrista thường có hội riêng về job barrista chuyên chia sẻ job cho nhau, mình thấy khá hay

    2. Social work hoặc community support worker: đây là công việc đại khái là giúp đỡ những người khuyết tật hay trẻ tự kỉ bằng việc giúp họ những công việc hàng ngày như nấu ăn, trò chuyện và có thể tắm rửa cho họ. Đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn vì không phải ai cũng làm được. Ngành này cá nhân mình thấy đang khá thiếu người và tuyển dụng liên tục. Job này ưu tiên các bạn nữ hoặc các bạn học nursing hay social work. Để làm được job này các bạn nên học lái xe ngay và luôn. Vì các bạn cần xe để đưa đón những người khuyết tật. Mình thấy học lái xe khá là tiện lợi vì không chỉ có job này mà còn mở mang cơ hội cho các job khác lương cao hơn. Ngành này lương khoảng 27 AUD/h và cuối tuần cũng gần 40 AUD/h (Một shift làm khoảng 5 tiếng hoặc có khi full ngày). Khá good. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu.

    3. Job dạy thêm tutor tại trường: Đây là job vừa ngon vừa lương cao cho các bạn du học sinh (khoảng 50 aud/h lúc 6 năm trước). Mình nhớ hồi mình mới sang Wollongong, có một số bạn học giỏi sẽ được làm pass leader (nghĩa là đi phụ các professor làm trợ giảng trong lớp). Trong trường đại học thường có nhiều job khá ngon, các bạn có thể xin ở trên career hub hoặc qua networking. Có những job không cần học quá giỏi như đi chép bài lại cho người disabled people lương cũng 40-50 aud/h. Các bạn ấy làm tutor 1 tiếng bằng mình đi làm nhà hàng 4-5 tiếng rồi. Tuy nhiên các job này thường làm ít thời gian và không phải ai cũng biết.

    4. Làm casual cho các công ty về retail: retail ở đây hiểu nôm na là đi bán hàng đồ trang sức, mỹ phẩm quần áo (ví dụ như Pandora hay Uniquilo). Mình thấy job này là một trong những job khá ngon mà làm nhàn cho các bạn nữ hoặc nam (lương 28-45 aud/h). Thường là xin qua indeed, seek hoặc networking, họ tuyển dụng mỗi ngày. Vì sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người khác nên các bạn nên học kĩ năng viết CV tốt để bản thân mình nổi bật hơn.

    5. Làm các shop bán bánh mì gỏi cuốn: các hãng bánh mì gỏi cuốn như Roll D hoặc bunme hay chuỗi tương tự lương khoảng 23 AUD/h. Các job này thường xin trên hội sinh viên hoặc qua networking. Các bạn chỉ cần nhanh tay một chút khi đi làm là sẽ được nhận.

    6. Làm hãng xưởng factory: thường làm hãng sẽ hơi mệt xíu. Nhưng được cái công việc không quá phức tạp. Có rất nhiều hãng xưởng cho các bạn chọn. Lương tối thiểu cũng 21 AUD trước thuế (được làm nhiều giờ khoảng 8 tiếng 1 shift). Nhưng thường các bạn phải có xe vì các hãng xưởng thường nằm xa station, nên việc có xe rất quan trọng. Để làm được job này, các bạn có thể lên hội nhóm du học sinh trên fb ở các bang hoặc apply trên trang chủ các công ty hoặc seek, indeed.

    7. Làm nail: các bạn nữ có thể lựa chọn làm nail (lương không cao lắm, dao động từ 12-19 AUD/h). Thường thì làm nail không tính theo giờ mà thường tính theo ngày. Các bạn mới học việc được khoảng 130 AUD/ngày 8 tiếng. Còn biết việc có thể lên 200 hoặc 250 AUD/ngày tùy chỗ. Mình vẫn đưa vào list vì đây là công việc khá dễ xin và làm cũng không quá nặng nhọc trừ hôm lễ tết và shopping night. Để làm được job này cứ lên hội nhóm du học sinh trên fb, không thiếu.

    8. Làm farm: du học sinh thì mình không khuyên khích làm farm vì đi rất xa. Các bạn nào visa working holiday thì cứ việc apply. Đây là công việc làm nặng nhưng lương rất xứng đáng. Có nhiều loại farm có thể giúp bạn kiếm 100k AUD/ tháng =)))

    9. Các bạn nào tự tin về chuyên môn có thể xin thẳng job trên seek và indeed nhé. Mình đã từng giúp cho một số bạn được job chuyên ngành kĩ sư, kế toán hoặc IT dựa trên visa 462 full time hoặc các bạn sinh viên xin thẳng part time. Để làm được job này các bạn cần có kĩ năng viết CV, cover letter tốt và kĩ năng phỏng vấn. Cái này mình sẽ viết bài riêng để chia sẻ những kinh nghiệm kiếm job.

    Cuối cùng mình xin lưu ý, làm thêm chỉ là làm thêm. Các bạn du học sinh chỉ nên xác định đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình tiền ăn tiền ở tại Úc (làm 3 ngày là dư sức cover). Đừng nên xác định là đi làm thêm có thể lo được hết học phí. Vì nếu đi làm quá nhiều các bạn sẽ không học được đâu. Các bạn sang đây là du học để đi học mà. Mình cực kì nể một số bạn sinh viên sang đây không đi làm thêm và chỉ phấn đấu cho điểm học tập full HD và các bạn ấy aim thẳng những công ty lớn về chuyên môn. Lương một năm làm từ 65-120k/ năm cho sinh viên mới ra trường tại Úc. Làm 2 năm là đủ sức cover lại chi phí bỏ ra đi học rồi các bạn nhé.

    Nguồn: Viet Dat Vu / nhóm Định Cư & Cuộc Sống Úc

  • Khi 24 con thỏ Anh được đem đến Australia như món quà Giáng sinh vào năm 1859, không ai ngờ đây là khởi nguồn của "cuộc xâm lược sinh học tàn khốc nhất trong lịch sử Australia".

    Thỏ hoang không có nguồn gốc từ Australia mà là loài du nhập, được đem tới đây vào thế kỷ XIX. Ban đầu, chúng vốn được coi là loài động vật dễ thương và có phần yếu thế trong mắt người bản địa. Nhưng nhiều năm sau đó, họ đã nhận ra ý nghĩ này sai lầm đến mức nào.

    Nông dân Australia cho biết loài động vật sinh sôi nhanh chóng này đã phá hủy mùa màng cùng đất đai của họ, dẫn đến xói mòn đất trên diện rộng và các vấn đề môi trường khác.

    “Các cuộc xâm lược sinh học là nguyên nhân chính gây ra sự gián đoạn về môi trường và kinh tế”, theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. "(Và) sự xâm chiếm Australia của loài thỏ châu Âu là một trong những cuộc xâm lược sinh học mang tính biểu tượng và tàn khốc nhất trong lịch sử được ghi lại".

    24 con tho 1
    Một đàn thỏ hoang dã ở Australia. Ảnh: Shutterstock.

    Truy tìm nguồn gốc

    Từ những tài liệu lịch sử cùng bằng chứng di truyền, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra “cuộc xâm lược” này có liên quan đến loài thỏ Anh được một người Anh di cư tới Australia tên Thomas Austin mang tới vào năm 1859.

    Theo ghi chép, ông Austin chỉ mang tới 24 con thỏ trong khu đất rộng lớn ở Melbourne của mình nhằm phục vụ cho thú vui săn bắn. Nhưng trong vòng ba năm, loài động vật đã nhân lên hàng nghìn con và tiếp tục sinh sản, các nhà nghiên cứu lưu ý.

    Trên thực tế, Austin không phải là người đầu tiên đưa thỏ đến Australia. 5 con thỏ cũng từng có mặt trên hạm đội đệ nhất của Hải quân Anh và đến Sydney vào năm 1788. Trong 70 năm tiếp theo, ít nhất 90 lần khác thỏ cũng đã được đưa đến Australia.

    "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng mặc dù từng được biết đến nhiều trên khắp Australia, lứa thỏ Anh duy nhất (mà ông Austin mang đến) lại là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc xâm lược sinh học tàn khốc", ông Joel Alves, một nhà nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) cho biết.

    Báo cáo cũng kết luận rằng gần như tất cả 200 triệu con thỏ hoang tại Australia có thể có nguồn gốc từ chuyến hàng định mệnh vào năm 1859.

    “Những tác động của nó vẫn còn được thấy cho đến ngày nay”, ông nói thêm. "Sự kiện đơn lẻ đó đã gây ra thảm họa to lớn ở Australia".

    24 con tho 1
    Thỏ hoang không có nguồn gốc từ Australia mà là loài du nhập, được đem tới đây vào thế kỷ XIX. Ảnh: ABC News.

    Sự xâm lược của loài thỏ

    Theo các nhà khoa học, chính cấu tạo gene của đàn thỏ hoang dã nhỏ đã dẫn đến “một trong những cuộc xâm lược sinh học mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại”.

    Họ đã nghiên cứu cách đàn thỏ Anh đã có thể tồn tại và phát triển trong vùng hoang dã khắc nghiệt của Australia.

    Phân tích di truyền cho thấy rằng không giống những con thỏ được mang đến trước đó có đặc điểm của thỏ nhà như "sự thuần hóa, đôi tai mềm mại và bộ lông màu sắc lạ mắt", những con thỏ có nguồn gốc từ đàn thỏ của ông Austin có tổ tiên hoang dã.

    Điều này giúp chúng có lợi thế và nhanh chóng thích nghi ở vùng đất mới.

    "Những con đến đây không có bệnh tật. Có tương đối ít động vật ăn thịt nên những con vật đó phát triển mạnh và đến mức Australia được mô tả là có một tấm chăn màu xám. Tấm chăn ở đây chỉ bộ lông xám của thỏ”, theo đồng tác giả nghiên cứu Mike Letnic của Đại học New South Wales.

    Loài thỏ này sau đó đã "điên cuồng" xâm chiếm hết không gian sống của các loài động vật bản địa như chuột túi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.

    Chúng ăn vỏ cây, lá non, đào hang sâu để ăn rễ cây. Hầu hết thực vật không thể sống sót vì sự tàn phá này. Ông Letnic cho biết chúng cũng làm suy thoái đất trên diện rộng.

    Việc thỏ đào hang đã dẫn đến hàng loạt đồng cỏ và trang trại bị phá hủy. Gia súc và cừu bị mắc kẹt trong các hố sụt và việc canh tác nông nghiệp gặp khó khăn.

    24 con tho 1
    Nông dân Australia cho biết thỏ sinh sôi nhanh chóng và phá hủy mùa màng cùng đất đai của họ. Ảnh: iStockphoto.

    Bệnh dịch ở thỏ sau đó đã xảy ra nhiều lần trên khắp các vùng của Australia trong nhiều thập kỷ, nhưng cho đến nay, châu lục này vẫn đang phải vật lộn với số lượng thỏ hoang dã lớn.

    Các nhà nghiên cứu cho biết báo cáo mới về “cuộc xâm lược sinh học" của thỏ cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì an toàn sinh học nghiêm ngặt ở Australia.

    “Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì các cuộc xâm lược sinh học là mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học toàn cầu và nếu bạn muốn ngăn chặn chúng, trước hết bạn cần hiểu điều gì khiến chúng thành công”, các nhà nghiên cứu cho biết.

    "(Sự kiện) đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng hành động của chỉ một cá nhân, hoặc một vài người cũng có thể gây ra tác động tàn phá môi trường", họ nhấn mạnh.

    Theo Zing

  • chuyen tau vo cuc 1

    Các nhà khoa học ở Australia đang phát triển tàu vô cực đầu tiên trên thế giới không cần dừng lại để tiếp nhiên liệu hoặc sạc lại.

    Theo Daily Mail (Anh), các nhà khoa học tại Fortescue Future Industries (Australia) vừa công bố dự án chế tạo tàu hỏa chạy bằng pin hiệu quả nhất thế giới.

    Với kinh phí 50 triệu USD, sứ mệnh của họ là tạo ra chiếc xe lửa vô cực đầu tiên chạy bằng trọng lực. Dự kiến, loại tàu này sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối thập kỷ này.

    Dự án đầy hứa hẹn này được công bố sau khi Fortescue mua lại nhà sản xuất pin Williams Advanced Engineering (WAE) có trụ sở tại Anh vào năm 2010.

    Hai công ty sẽ làm việc cùng nhau để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng động cơ diesel và giảm lượng khí thải từ hoạt động của tàu.

    Con tàu này sẽ chạy bằng pin điện không cần sạc lại bằng cơ sở hạ tầng sạc thông thường vì thay vào đó, nó sẽ khai thác năng lượng đến từ trọng lực trên các đoạn xuống dốc của hành trình, ngoài ra ma sát của phanh để làm cho tàu chậm lại cũng sẽ tái tạo ra điện và sạc cho pin.

    Tiến sĩ Andrew Forrest, người sáng lập và chủ tịch của Fortescue, cho biết chuyến tàu vô cực sẽ giúp đưa Fortescue trở thành một trong nhữ gã khổng lồ của thị trường thiết bị vận tải công nghiệp xanh đang phát triển toàn cầu.

    "Điều này thúc đẩy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia trên toàn cầu nhận ra rằng nhiên liệu hóa thạch chỉ là một trong nhiều nguồn năng lượng. Hiện nay, có nhiều nguồn năng lượng khác đang phát triển hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn và thân thiện hơn với môi trường hơn", ông nói.

    chuyen tau vo cuc 1

    Theo Cafebiz