Tháng 10, hàng nghìn người sẽ đổ về Story, cây cầu mang tính biểu tượng của Brisbane (Australia), để tham gia triển lãm kh.ỏa thân của nhiếp ảnh gia người Mỹ Spencer Tunick.
5.000 người tham gia buổi chụp ảnh kh.ỏa thân của Spencer Tunick tại Nhà hát Opera Sydney năm 2010. Ảnh: Heidy Elainne
Spencer Tunick nổi tiếng với các triển lãm tại Australia với cơ thể người kh.ỏa thân thực sự. Năm 2010, nhiếp ảnh gia này từng kêu gọi 5.000 người dân cởi bỏ trang phục và tạo dáng trên bậc thềm của Nhà hát Opera Sydney.
Gần đây nhất, vào tháng 11/2022, anh cũng tổ chức một sự kiện kh.ỏa thân trên bãi biển Bondi với 2.500 người tham gia, bất chấp cái lạnh giá của buổi bình minh.
Ngày 27/10 tới, Tunick tiếp tục mở một triển lãm kh.ỏa thân với tựa đề Rising Tide (tạm dịch: Triều dâng) tại cầu Story ở Brisbane (Australia). Khi đó, cây cầu sẽ đóng cửa để phục vụ cho buổi triển lãm "có hàng nghìn người thật kh.ỏa thân nhằm tôn vinh sự đa dạng, công bằng, hòa nhập và cộng đồng LGBTQIA+ sôi động của địa phương".
Tunick muốn ghi lại hình ảnh 2.500 cơ thể kh.ỏa thân trên cầu. Dự án đầy tham vọng này kỷ niệm 30 năm nhiếp ảnh gia thực hiện chụp ảnh trực tiếp.
Một số hình ảnh kh.ỏa thân do Tunick sắp đặt và chụp lại tại Australia. Ảnh: Spencer Tunick.
Trong 30 năm, Tunick tổ chức hơn 100 triển lãm trên khắp thế giới, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Một người Sydney từng là nhân vật kh.ỏa thân trong tác phẩm của Tunick tại bãi biển Bondi cho biết mình dậy từ 3h30 và đi taxi đến địa điểm với tâm trạng hồi hộp.
"Khi đến bãi biển, tôi thấy hàng trăm người khác đang tập trung đứng trên cát như những chú chim cánh cụt, họ đều im lặng. Phải đợi rất lâu cho đến khi những tia nắng đầu tiên bắt đầu chiếu xuống, Tunick ra hiệu và cùng lúc, hàng nghìn người đứng dậy, nhanh chóng cởi quần áo ném vào túi, đi về phía Nam xuống bãi biển, sẵn sàng tạo dáng", anh kể lại.
Cây cầu Story, nơi tổ chức buổi triển lãm kh.ỏa thân của Tunick vào tháng 10 tới. Ảnh: Hội đồng TP Brisbane.
Cũng theo nhân vật này, việc tạo dáng và chụp ảnh kéo dài khoảng 45 phút. Nhiều người dân hiếu kỳ dùng điện thoại quay lại sự việc. Anh cho rằng việc kh.ỏa thân không khiến mình cảm giác thô tục. Ngược lại, anh còn thấy "diệu kỳ" khi đứng ở mép nước giữa hàng nghìn người xa lạ, từ từ cảm nhận những tia ấm áp đầu tiên trong ngày chiếu vào cơ thể.
"Khi buổi chụp hình kết thúc, nhiều người không muốn mặc lại quần áo mà chạy ngay xuống biển để ngâm mình hoặc nằm trên cát để tắm nắng. Họ mặc kệ ánh nhìn của người dân địa phương. Đối với những người đang tự hỏi liệu có nên cởi đồ trên cầu Story của Brisbane vào tháng tới hay không, tôi nói: Hãy thử đi. Chỉ cần đừng quên nơi bạn để túi quần áo".
Theo Zing