• Một video trên TikTok cho biết một người phụ nữ giải thích việc cô vô tình nuốt phải một chiếc AirPod của mình vì tưởng nhầm là vitamin khi đang mải nói chuyện.

    Trong video, người phụ nữ có tên Tanna Barker sống ở Utah (Mỹ) nói rằng cô ấy đã gặp một người bạn và sau khi lấy AirPod ra để nghe rõ hơn, cô đã vô tình nhét nó vào miệng vì tưởng nhầm vitamin. 

    nuot nham airpod 1

    Cô nói trong một đoạn video được The Daily Mail phát hiện cho biết: “Tôi cho vitamin vào, uống một ngụm và nuốt nhưng bị kẹt. Tôi tiếp tục uống cạn nước cho đến khi ‘viên thuốc’ trôi xuống. Sau đó tôi tạm biệt người bạn và đi lấy AirPod lại rồi phát hiện ra những viên thuốc vẫn nằm trong tay. Hóa ra tôi nuốt chiếc AirPod của mình”.

    Barker ngay lập tức gọi điện cho bạn bè thân thiết và bác sĩ để xin lời khuyên. Tất cả họ đều bảo cô ấy làm điều tương tự, đó là hãy để nó “trôi qua một cách tự nhiên”. Cô cũng vui vẻ và cho biết: “Thật may mắn khi tôi vẫn còn chiếc AirPod bên phải của mình”.

    Trong video, Barker tự hỏi liệu có ai khác đã làm điều tương tự không. Hóa ra nhiều người cho biết cũng gặp phải điều tương tự. Vào tháng 2/2021, một người đàn ông ở Massachusetts đã nuốt một chiếc AirPod của mình khi đang ngủ. Thiết bị phải được loại bỏ thông qua nội soi khẩn cấp.

    nuot nham airpod 1
    Cô Tanna Barker

    Sau đó, vào tháng 11/2021, một phụ nữ ở Massachusetts đã nuốt một trong những chiếc AirPod của mình sau khi tưởng nhầm AirPod với một viên ibuprofen. Ngoài ra, vào tháng 6/2022, một người nổi tiếng ở Anh đã vô tình nuốt phải một chiếc AirPod sau khi dùng nhầm tai nghe không dây của Apple với vitamin của cô.

    Theo VOV

  • Đang là một trong những công việc hot nhất với nhiều cơ hội được trả lương cao, dân thiết kế web giờ đây được trả công rẻ mạt, hết việc làm chỉ vì các ứng dụng AI như ChatGPT xuất hiện.

    Hết việc vì AI

    Donald Bengu trở thành nhà thiết kế web tự do vào năm 2018, ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Đến năm 2022, anh có sự nghiệp bùng nổ với những hợp đồng liên tục thông qua nền tảng công việc Fiverr.

    Khách hàng gồm các doanh nghiệp nhỏ và tập đoàn lớn trên khắp Nam Phi giúp anh kiếm được tới 45.000 rand (khoảng 56 triệu đồng) mỗi tháng.

    Nhưng đến đầu năm 2023, tình thế bắt đầu đổi chiều. Bengu nhận thấy sự sụt giảm đáng kể số lượng dự án mới – trái ngược hoàn toàn với khối lượng công việc dồi dào trước đây.

    Hiện tại, anh chỉ nhận được hai hợp đồng mỗi tháng và kiếm được khoảng 5.000 rand (hơn 6 triệu đồng). Bengu đổ lỗi cho sự phát triển của các công cụ trí tuệ nhân tạo đã gây ra hoàn cảnh khó khăn cho mình.

    "Có được hợp đồng thiết kế web không còn dễ dàng nữa và thị trường giờ đây trở nên rẻ mạt nhờ AI. Thị trường việc làm cho các nhà thiết kế web ở Nam Phi rất hay thay đổi. Với sự ra đời của AI… tiền công cho các nhà thiết kế web đang chạm đáy", anh nói.

    Hiện Bengu đang tìm kiếm công việc toàn thời gian để có thể tận dụng kỹ năng bản thân nhằm kiếm thu nhập ổn định.

    Các nhà thiết kế web Nam Phi nói với Rest of World rằng họ phải vật lộn để tìm việc làm và kiếm đủ tiền khi các công cụ AI miễn phí đang dần thay thế mọi thứ.

    Theo Bengu và những người trong ngành, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà thiết kế web bằng cách sử dụng các dịch vụ miễn phí như ChatGPT, WordPress và React, dẫn đến thị trường quá đông đúc. Bây giờ họ khó có thể yêu cầu mức giá hợp lý cho công việc của mình.

    chatgpt ai

    "Thị trường thiết kế web trở nên không ổn định", Sikhulile Dube, nhà thiết kế web tự do tại Johannesburg, nói với Rest of World. Dube đã làm việc với các dự án thông qua các nền tảng như Indeed và Fiverr trong 12 năm qua.

    "Những người chuyên nghiệp như tôi có nhiều thứ để làm hơn về mặt chất lượng. Nhưng mức giá thấp được đưa ra bởi người mới đang giết chết thị trường", anh nói.

    Hiện Dube đang tìm kiếm khách hàng bên ngoài Nam Phi, bao gồm các quốc gia như Ethiopia và Mozambique, để duy trì hoạt động.

    Người được hưởng lợi

    Theo Jupiter Punungwe, nhà nghiên cứu công nghệ tại Discovery, công ty dịch vụ tài chính Nam Phi, 5 năm trước, thiết kế web là một trong những công việc hot nhất ở Nam Phi với nhiều cơ hội được trả lương cao.

    "Chỉ là một nhà thiết kế web thôi chưa đủ và bạn thấy rằng các nhà thiết kế mới có thể dễ dàng tạo trang web cơ bản bằng cách sử dụng công cụ AI miễn phí", Punungwe nói.

    Mức lương trung bình hàng tháng của dân thiết kế web ở Nam Phi là khoảng 38.000 rand (khoảng 47 triệu đồng) vào năm 2018.

    Công việc tự do hiện đang cạn kiệt và rất ít công ty địa phương muốn thuê nhà phát triển web toàn thời gian, Tatenda Chatukuta, giám đốc thu hút nhân tài kỹ thuật tại đơn vị tuyển dụng Takora cho biết.

    Mức lương của nhà thiết kế web trong nước hiện giảm xuống chỉ còn hơn 12.000 rand (15 triệu đồng). "Học các xu hướng AI mới sẽ tăng cơ hội được tuyển dụng", Chatukuta giải thích.

    Trong khi các nhà thiết kế web có kinh nghiệm coi AI là mối đe dọa thì những người khác lại được hưởng lợi từ công nghệ mới.

    Thabiso Malatji, nhà thiết kế web tự học 20 tuổi đến từ Pretoria, bắt đầu làm công việc tự do vào tháng 1. Anh sử dụng ChatGPT để viết mã và tạo ra các thiết kế cơ bản, đồng thời cảm thấy rất vui khi tính phí thấp để có được công việc.

    Malatji nói: "Dịch vụ của tôi rẻ vì tôi chủ yếu sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí. Đã qua rồi cái thời mọi người phải trả rất nhiều tiền cho một trang web".

    Anh học cách xây dựng trang web thông qua các hướng dẫn trên YouTube và làm việc trên WordPress. Malatji cho biết việc tạo ra toàn bộ trang web không khiến anh tốn kém gì.

    Anh tính phí 1.500–2.000 rand (1,8 đến 2,5 triệu) cho các dịch vụ của mình, bao gồm cả chi phí đăng ký tên miền và lưu trữ web cơ bản.

    Scott Wentworth, nhà phân tích và chiến lược tiếp thị trực tuyến, nói rằng các nhà thiết kế web có nguy cơ trở nên lỗi thời nếu họ không nâng cao kỹ năng.

    "Tương lai của thiết kế web ở Nam Phi đang ở giai đoạn cân bằng mà trong tương lai, các nhà thiết kế web nên phát triển để tránh lỗi thời", Wentworth nhận định.

    "Mặc dù AI giúp thiết kế web trở nên dễ dàng hơn nhưng không gì có thể thay thế được bàn tay của con người. Các nhà thiết kế web nên chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai sử dụng AI".

    Theo Soha

  • Nhiều thanh thiếu niên tại Mỹ cho rằng iPhone mới là thiết bị thời thượng, còn điện thoại Android thuộc về người lớn tuổi.

    Deb Harrison sống tại Hudson Valley, New York cùng con gái Kira, 15 tuổi và con trai Justice, 16 tuổi. "Chúng tôi cùng quan điểm về nhiều thứ trong cuộc sống, trừ smartphone. Kira chọn iPhone 11 vì không muốn trở thành 'người kỳ quặc' trong mắt mọi người, còn Justice dùng Motorola One 5G chạy Android", Harrison nói với WSJ.

    Harrison cho biết con trai bà lựa chọn đi ngược với đám đông để nhận được sự chú ý. "Bạn bè giễu cợt Justice vì không dùng iPhone, nhưng thằng bé không bận tâm", bà nói.

    Bất đồng quan điểm về hệ điều hành smartphone không hiếm tại Mỹ. Theo thống kê của Statcounter, Apple hiện nắm giữ 57% thị phần điện thoại di động tại nước này, cao hơn mức 42% của Android. Tỷ lệ còn chênh lệch hơn ở phân khúc người dùng trẻ. Theo khảo sát của ngân hàng đầu tư Piper Sandler năm ngoái, 87% thanh thiếu niên sở hữu iPhone và cũng từng đó phần trăm dự định mua iPhone nếu đổi điện thoại.

    gioi tre dien thoai
    Một nhóm sinh viên sử dụng smartphone trong khuôn viên trường học. Ảnh: Dreamstime

    Melissa Jones, từng là giáo viên ở Lebanon, Indiana, cho rằng đối với học sinh sinh viên, sở hữu điện thoại mới và thời thượng luôn là một trong những điều được coi trọng, ít nhất là trong con mắt của chúng. Vấn đề đã tồn tại nhiều năm. Tuy nhiên, việc này trước đây chỉ được xem như trò đùa, nhưng giờ bị đẩy lên thành quan điểm kể từ khi TikTok phổ biến.

    "Bạn đang nói với tôi, giờ là năm 2023, nhưng bạn vẫn cầm trên tay một chiếc Android ư? Bạn phải ít nhất 50 tuổi rồi", Abdoul Chamberlain, nhà sáng tạo nội dung 20 tuổi với hơn 3,4 triệu người theo dõi trên TikTok, đăng video hồi tháng 4. Chamberlain cho rằng chỉ người đã làm cha mẹ hoặc người lớn tuổi mới dùng điện thoại Android, và nói sẽ từ chối nếu ai đó tặng một chiếc, kể cả khi chúng "xịn" đến đâu.

    "Những nội dung phân biệt hai hệ điều hành trên TikTok khiến thanh thiếu niên đối đầu nhau. Nhiều trong số đó liên tưởng Android với công nghệ cũ, dành cho người lớn tuổi, bất kể smartphone mới thực tế hiện đại ra sao", Jones nói.

    Trên TikTok cũng không hiếm video có nội dung mô tả trải nghiệm buồn bã tại trường học của một số người khi dùng máy Android. Họ thậm chí cho biết đã bị bạn bè gọi là "người thời trung cổ" hoặc "bị phá sản" vì không có iPhone.

    Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, xu hướng mua iPhone của giới trẻ, trong đó có việc thuyết phục cha mẹ mua cho họ, vẫn tăng dù giá trung bình iPhone đang tiến đến mốc 1.000 USD, gần gấp ba so với giá trung bình của smartphone Android. Giới chuyên gia cho rằng, có nhiều yếu tố khiến giới trẻ thích iPhone, nhưng ba lý do phổ biến là tính thời trang, giá trị sản phẩm mang lại và bị gắn chặt vào hệ sinh thái Apple.

    Trong đó, vấn đề tin nhắn màu xanh lá cũng là điều khiến cộng đồng iPhone và Android trở nên xa cách. "Khi tin nhắn xanh lá xuất hiện, các thành viên trong nhóm sẽ nghĩ người gửi dùng Android. Người đó có thể bị loại bỏ hoặc không được chú ý trong cuộc trò chuyện. Điều đó hình thành áp lực dù chỉ trong cộng đồng nhỏ", Annelise Hillman, 23 tuổi, nói với FT hồi tháng 3."Áp lực từ một chiếc điện thoại, thật điên rồ".

    Không chỉ ở Mỹ, người trẻ toàn cầu cũng đang bị thu hút bởi các tính năng độc quyền của Apple, như AirDrop cho phép chia sẻ nhanh ảnh, video và tập tin. Nói với WSJ, Choi Kab-soo, nhiếp ảnh gia sống ở Seoul, đánh giá iPhone và điện thoại cao cấp Samsung đều có sức mạnh chụp ảnh ngang nhau. Nhưng xét về tính năng gửi ảnh lập tức sang cho người khác, thiết bị Apple làm tốt hơn.

    Trở lại với câu chuyện của Deb Harrison, bà cho biết con trai mình và nhóm bạn vẫn chơi thân với nhau. "Tình bạn vẫn bền vững dù điện thoại là Android hay iPhone. Thay vì phân biệt tin nhắn xanh lá hay xanh lam, nhóm sẽ chọn một ứng dụng miễn phí khác để trò chuyện, như Snapchat", bà nói.

    VnExpress (theo WSJ)

  • Nhà chức trách thông qua kế hoạch xây dựng bộ pin lớn nhất thế giới ở nhà máy nhiệt điện cũ tại thành phố Manchester, lưu trữ đủ năng lượng cho 36.000 hộ trong một tuần.

    pin o manchester
    Minh họa nhà máy lưu trữ điện bằng pin lớn nhất thế giới ở Manchester. Ảnh: Carlton Power Ltd

    Công ty năng lượng Carlton Power sẽ cần kêu gọi 963 triệu USD vốn đầu tư để thực hiện dự án và chọn nhà cung cấp, Yahoo hôm 25/7 đưa tin. Nhà máy pin là một cách đáp ứng nhu cầu điện liên tục do ngày càng có nhiều điện đến từ nguồn dễ gián đoạn như gió và Mặt Trời.

    Bộ pin có thể nạp điện vào những ngày trời nhiều nắng hoặc gió với giá thành rẻ, thậm chí miễn phí, sau đó cung cấp điện khi cần. Theo dự kiến, cơ sở sẽ cung cấp 2.080 megawatt điện, tương đương một nhà máy điện cỡ vừa, trong một giờ. Hội đồng Trafford cấp giấy phép xây dựng cho dự án. Công ty Carlton cũng được cấp phép cho dự án hydro xanh trong khu vực.

    "Dự án lưu trữ năng lượng bằng pin và hydro xanh sẽ đưa Trafford và Manchester lên tuyến đầu trong lộ trình chuyển tiếp năng lượng của Anh. Hai dự án sẽ góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu và hỗ trợ mục tiêu không thải khí carbon vào năm 2038 của cả vùng", Tom Ross, người đứng đầu hội đồng Trafford, chia sẻ.

    Theo kế hoạch, quá trình xây dựng sẽ bắt đầu vào quý I năm sau. Hệ thống sẽ bắt đầu hoạt động thương mại trong quý IV năm 2025. Anh muốn phát triển mạng lưới điện gió ngoài khơi công suất 50 gigawatt vào năm 2030 nhưng cần một công nghệ ổn định để dự phòng khoảng thời gian không có gió.

    "Bộ pin lưu trữ điện của chúng tôi sẽ góp phần đáng kể vào độ bền bỉ của lưới điện vùng tây bắc, kết hợp với dự án hydro xanh và pin đông lạnh", Chris McKerro, giám đốc của Carlton Power, chia sẻ.

    VnExpress (theo Yahoo)

  • Nghe có vẻ dễ dàng nhưng công việc của Caryn Marjorie lại không hề đơn giản.

    Khi Caryn Marjorie (23 tuổi), là người có hơn 1,8 triệu lượt theo dõi trên Snapchat. Nhưng bản sao ảo của cô ấy, một chatbot được hỗ trợ bởi AI có tên là CarynAI cũng có thành tích không kém cạnh khi có hơn 1.000 người đăng ký trả phí chỉ để được cùng nhân vật ảo này trò chuyện.

    Theo trang web của CarynAI, không chỉ ngoại hình, đến giọng nói, hành vi và tính cách của Marjorie ngoài đời thực cũng hoàn toàn được thiết kế cho Caryn phiên bản AI. Tuy nhiên, phiên bản AI này đặc biệt ở chỗ nó luôn sẵn sàng trò chuyện với mọi người bất cứ lúc nào và mang lại cảm giác như "bạn đang nói chuyện trực tiếp với chính bản thân Caryn".

    nguoi yeu ao 1
    Việc dùng Caryn AI cũng khiến cô liên tục phải chú ý đến an toàn của bản thân

    Chia sẻ về phiên bản AI của mình, cô gái 23 tuổi cho hay: "CarynAI sẽ đến và lấp đầy sự cô đơn của mọi người. CarynAI sẽ không bao giờ thay thế tôi mà chỉ đơn giản là một phần mở rộng của tôi và ý thức của tôi".

    Kiếm bộn tiền nhờ làm "bạn gái ảo"

    CarynAI được mô tả như "bạn gái ảo", có thể cùng nhiều người tâm sự với chi phí 1 USD (khoảng 23.000 đồng)/phút. CarynAI đã ra mắt dưới dạng thử nghiệm beta vào đầu tháng này và kiếm được 71.610 USD (khoảng 1,6 tỷ đồng) chỉ trong khoảng 1 tuần. Số tiền này đa phần đến từ các người dùng là nam giới, Fortune cho hay.

    nguoi yeu ao 1
    Caryn sở hữu hơn 1,8 triệu lượt theo dõi và có không ít người sẵn sàng chi trả tiền để được trò chuyện với phiên bản ảo của cô

    Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng như nhu cầu của nhiều người, Caryn ước tính rằng cô có thể kiếm được tới 5 triệu USD/tháng và 60 triệu USD (khoảng 1,4 ngàn tỷ)/năm, chỉ cần 20.000 trong số 1,8 triệu người theo dõi của cô ấy đăng ký sử dụng dịch vụ này.

    Trong buổi trò chuyện với Fortune, Caryn cho biết việc đăng ký CarynAI sẽ mang lại cho người đăng ký một số lợi ích, tương tự như việc có một người bạn gái thực sự. Và hiện tại, cô "bạn gái ảo" này vẫn đang làm rất tốt vai trò của mình khi có tới 1.000 "bạn trai" một lúc.

    "Cho dù bạn cần ai đó an ủi hay yêu thương hay thậm chí là muốn trút giận về điều gì đó đã xảy ra ở trường hoặc nơi làm việc, CarynAI sẽ luôn ở bên bạn", cô nói.

    Nhưng theo phóng viên Alexandra Sternlicht của tạp chí Fortune, AI có cảm giác giống như một "Siri sẵn sàng thân mật" hơn là một người bạn gái ảo. Sternlicht đã viết rằng mặc dù CarynAI có thể đưa ra các công thức nấu ăn, bình luận về tin tức hay đưa ra những lời ủng hộ, nhưng nó cũng có thể bị "tình dục hóa" bởi những người dùng.

    Marjorie, người từng có kinh nghiệm bị kẻ theo dõi xuất hiện tại nhà mình, cho biết cô biết rằng nhân cách AI của mình cũng có thể khiến cô có nguy cơ bị theo dõi thêm. Nhưng cô ấy nói với Fortune rằng đây chỉ là một phần của việc trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, đồng thời nói thêm rằng cô ấy đã thuê bảo vệ 24/7 và sẽ không chia sẻ vị trí của mình với những người theo dõi cô ấy.

    Kênh 14 (theo Business Insider)

  • Một sinh viên trúng tuyển vào trường đại học hàng đầu ở Canada và còn được nhận học bổng của Đại học Cambridge danh giá nước Anh nhờ vào bức thư viết hoàn toàn bởi ChatGPT.

    nho chatgpt viet bai 1

    Chia sẻ với Business Insider ngày 24/4, ông Matt Huculak, Trưởng phòng dịch vụ nghiên cứu nâng cao của Đại học Victoria (Canada) đã yêu cầu ChatGPT viết một bức thư giới thiệu cho một sinh viên. Kết quả là sinh viên này đã trúng tuyển vào chương trình sau đại học của một trường đại học hàng đầu ở Canada.

    Đồng thời sinh viên này còn nhận được học bổng từ Đại học Cambridge của Anh, trường đứng thứ 3 trong Top 10 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2023 do tạp chí Times Higher Education công bố.

    Ban đầu, ông Huculak không kỳ vọng nhiều vào kết quả của ChatGPT vì nghĩ rằng chatbot này sẽ chỉ tạo ra một bức thư khuôn mẫu. Tuy nhiên, ông đã bị ấn tượng bởi kết quả mà ChatGPT mang lại, khi bức thư được tạo ra trông giống hệt như con người viết với sự truyền tải chân thành và tinh tế.

    "Thành thật mà nói, bức thư giới thiệu do ChatGPT tạo ra là một trong số những bức thư hay nhất mà ông từng đọc. Nó ngắn gọn, sử dụng các ví dụ minh hoạ cụ thể và nói lên được khả năng của ứng viên", ông Huculak nói thêm.

    nho chatgpt viet bai 1
    Ông Matt Huculak yêu cầu ChatGPT viết một bức thư giới thiệu cho sinh viên. Ảnh: Theo Business Insider.

    Ông Matt Huculak tiết lộ rằng ChatGPT đã giúp ông tạo ra một bức thư giới thiệu hoàn toàn mới và sáng tạo hơn. Thay vì tái sử dụng các bức thư cũ như thói quen của nhiều giáo sư, ông Huculak đã quyết định tận dụng sức mạnh của công nghệ để tạo ra một bức thư độc đáo và phù hợp với từng sinh viên.

    Thời gian tới, ông Huculak sẽ tiếp tục sử dụng ChatGPT bởi công cụ này giúp tạo ra những bức thư giới thiệu chân thật và tài liệu phù hợp, từ đó giúp giáo viên đánh giá khách quan và công bằng hơn về kết quả học tập của học sinh.

    Mặc dù nhiều trường đại học trên thế giới đang lo ngại về việc ChatGPT có thể khiến vấn đề gian lận và đạo văn ở sinh viên ngày càng gia tăng, nhưng những nhà giáo dục như ông Matt Huculak lại cho rằng chatbot của công ty OpenAI lại đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho các giáo sư mà còn tăng cường năng suất cho sinh viên.

    Một minh chứng rõ nét là Giáo sư Stephanie Kane của Đại học George Mason (Mỹ) đã tận dụng ChatGPT để tạo ra các chủ đề và nội dung vào giáo trình giảng dạy của mình. Hay như Giáo sư Ethan Mollick tại trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã yêu cầu sinh viên dùng ChatGPT để tạo các ý tưởng cải thiện bài tập.

    Bên cạnh đó, một số giáo viên bậc phổ thông cũng sử dụng ChatGPT trong quá trình dạy học. Cô Shannon Ahern, giáo viên Toán và Khoa học tại một trường trung học cho biết cô dùng ChatGPT để soạn giáo án, tạo bài tập và đề thi. Cô nói rằng công cụ chatbot AI này đã giúp cô tránh khỏi căng thẳng vì không phải làm việc đến tận khuya.

    "Trước đây, tôi phải thức khuya để chuẩn bị tài liệu cho lớp học. Sáng hôm sau, tôi sẽ vào lớp với cảm giác uể oải, mệt mỏi. Kể từ khi biết cách tận dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy, tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều", cô giáo Shannon Ahern chia sẻ.

    Theo mekongasian

  • anh thieu lao dong hau brexit
    Xây dựng là một trong những lĩnh vực tại Anh bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu hụt công nhân từ EU. Ảnh: Bloomberg

    Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng nước Anh đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt 330.000 lao động, chủ yếu là lao động có tay nghề thấp sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

    Guardian đưa tin, theo kết quả nghiên cứu chung của Trung tâm Cải cách châu Âu (CER) và Tổ chức Nước Anh trong một châu Âu thay đổi, thời kỳ hậu Brexit và việc chấm dứt di chuyển tự do đang "góp phần đáng kể" vào tình trạng thiếu lao động hiện nay của nước Anh.

    Sau khi rời EU, chính phủ Anh đã chuyển sang sử dụng hệ thống nhập cư mới. Theo đó, London đánh giá trên thang điểm đối với tất cả những người muốn nhập cư, nhằm chấm dứt tình trạng đi lại tự do và ưu tiên cho những người có trình độ cao.

    Tuy nhiên, hệ thống này gây khó khăn hơn cho những người không có bằng cấp muốn chuyển đến Anh để làm việc. Tính từ thời điểm hệ thống có hiệu lực là tháng 1/2021 đến tháng 6/2022, quốc gia này đã đối mặt với tình trạng thiếu hụt 460.000 lao động từ EU.

    Ngay cả khi đã ghi nhận sự gia tăng khoảng 130.000 công nhân ngoài EU, nhưng con số này không đủ thu hẹp khoảng cách thiếu hụt lao động trong 6 lĩnh vực gồm khách sạn, bán buôn, bán lẻ, xây dựng, vận tải và kho bãi.

    Trong đó, vận tải và kho bãi là hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức giảm 128.000 công nhân trong EU, tương đương 8% tổng số người làm việc trong lĩnh vực này.

    Trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, mức giảm lên tới 3%, tương đương 103.000 người, còn lĩnh vực khách sạn và thực phẩm giảm 4%, tương đương 67.000 người. Sản xuất và xây dựng đều lần lượt giảm 2% lao động, trong khi lĩnh vực hành chính và hỗ trợ ghi nhận sự sụt giảm 32.000 công nhân.

    Tuy nhiên, các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và công nghệ thông tin, ghi nhận sự gia tăng số người lao động ngoài EU để bù đắp thiếu hụt.

    Vài tháng trước khi báo cáo trên được công bố, ông Lord Wolfson, Giám đốc điều hành Hãng bán lẻ Next tại Anh, người từng ủng hộ Brexit, đã kêu gọi chính phủ cần xem xét lại các quy định nhập cư để có thể thu hút thêm người lao động trong EU quay trở lại.

    Hồi tháng 12/2022, một báo cáo tương tự cũng chỉ ra rằng lực lượng lao động Anh đang bị thu hẹp, trong khi số lượng việc làm tăng vọt kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Điều này khiến nền kinh tế Anh có nguy cơ tăng trưởng yếu hơn và lạm phát cao hơn.

    Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey cảnh báo tình trạng thiếu lao động có thể gây ra những rủi ro lớn. Trong đó, các doanh nghiệp phải tăng lương mạnh để thu hút lao động, nhưng điều này góp phần khiến lạm phát gia tăng. Lạm phát tại Anh đã chậm lại trong tháng 11/2022, nhưng vẫn đạt 10,7% - mức cao nhất trong 40 năm qua.

    Theo mekongasian

  • Các trường đại học và công ty công nghệ ở Anh sẽ nhận được 5,4 triệu USD vốn đầu tư từ chính phủ để phát triển điện mặt trời ngoài không gian.

    anh truyen dien mat troi
    Mỹ là nước đầu tiên truyền thành công điện mặt trời về Trái Đất. Ảnh: Science Photo Library

    Công nghệ thu thập năng lượng từ Mặt Trời thông qua pin quang năng đặt trên vệ tinh và truyền về Trái Đất có tiềm năng khổng lồ trong việc tăng cường an ninh năng lượng của Anh, Guardian hôm 12/6 đưa tin.

    Dù ý tưởng xây dựng nhà máy điện thương mại trong vũ trụ có vẻ xa xôi, từ lâu ngành công nghiệp không gian đã ở tuyến đầu của phát triển điện mặt trời. Trên thực tế, nhu cầu cấp điện cho vệ tinh là động lực chính để gia tăng hiệu suất của pin quang năng vốn được dùng để sản xuất điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, theo tiến sĩ Mamatha Maheshwarappa, chuyên gia về hệ thống tải hàng ở Cơ quan Vũ trụ Anh.

    Trong số các trường và tổ chức nhận kinh phí từ cuộc thi sáng kiến năng lượng mặt trời ngoài không gian của chính phủ Anh có Đại học Cambridge, nơi đang phát triển pin quang năng siêu nhẹ có thể chịu bức xạ cao trong vũ trụ, và Đại học Queen Mary ở London với hệ thống không dây cho phép truyền năng lượng mặt trời thu hoạch được về Trái Đất.

    Đầu tháng 6, nhóm nhà khoa học ở Viện Công nghệ California (Caltech) tại Mỹ thông báo truyền thành công năng lượng Mặt Trời từ không gian về Trái Đất lần đầu tiên, sử dụng một tàu vũ trụ nguyên mẫu mang tên Maple phóng lên quỹ đạo hồi tháng 1. Con tàu dùng một loạt bộ truyền phát siêu nhẹ để biến đổi điện thành vi sóng trước khi truyền tới địa điểm cụ thể trên mặt đất, trong trường hợp này là thiết bị nhận trên mái một tòa nhà ở khuôn viên của Caltech tại Pasadena. Ở đó, chùm vi sóng được biến đổi trở lại thành điện.

    Nếu công nghệ trên có thể hoạt động ở quy mô lớn, trang trại điện mặt trời ngoài không gian sẽ có một số lợi thế quan trọng. Do trong vũ trụ không có không khí, ánh sáng Mặt Trời không bị loãng đi, có nghĩa mỗi tấm pin có thể sản xuất nhiều năng lượng hơn so với trên Trái Đất. Năng lượng mặt trời cũng dễ dự đoán và có thể sản xuất liên tục do không bị gián đoạn bởi chu kỳ ngày - đêm, độ che phủ mây và biến động ánh sáng theo mùa.

    Một nghiên cứu độc lập của chính phủ Anh vào năm 2021 nhận thấy năng lượng mặt trời ngoài không gian có thể sản xuất tới 10 GW điện một năm, bằng 1/4 nhu cầu điện của Anh, vào năm 2050. Bộ An ninh Năng lượng nhận định điều này có thể tạo ra ngành công nghiệp hàng tỷ USD và 143.000 việc làm.

    "Chúng tôi đang tiến một bước lớn để đưa nước Anh lên hàng đầu trong ngành công nghiệp mới nổi này. Bằng cách giành chiến thắng trong cuộc đua sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ, chúng tôi có thể thay đổi cách cấp điện cho cả nước và tạo ra nguồn năng lượng rẻ, sạch và an toàn hơn cho thế hệ tương lai", Grant Shapps, Bộ trưởng Bộ An ninh Năng lượng của Anh, chia sẻ.

    VnExpress (Theo Guardian)

  • Giấc mơ xe hơi tự lái của nước Anh có thể tan vỡ ở vạch xuất phát, khi chính phủ nước này chậm thông qua luật liên quan đến loại xe này.

    xe tu lai o anh 1
    Một chiếc xe tự lái trên đường phố London vào năm 2017. Ảnh: Shutterstock

    Các công ty khởi nghiệp và bảo hiểm nhận định nước Anh có thể bỏ lỡ mất khoản đầu tư vào xe tự lái (AV) và chứng kiến ​​các công ty khởi nghiệp chuyển sang thử nghiệm ở những quốc gia khác, nếu luật điều chỉnh công nghệ này không được thông qua trước cuộc tổng tuyển cử tiếp theo.

    Mặc dù chính phủ Anh có tầm nhìn đưa quốc gia này dẫn đầu thế giới về công nghệ AV, những chiếc ôtô không người lái hiện chưa thực sự được phép lưu thông trên các con đường ở Anh.

    Điều đó khiến các công ty khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc thương mại hóa phương tiện này, cũng như gây khó cho các công ty bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro của chúng, theo Reuters.

    Ưu tiên hàng đầu của chính phủ

    Hồi tháng 8/2022, chính phủ Anh cho biết họ sẽ xúc tiến một dự luật trong kỳ họp hiện tại của nghị viện, từ đó đưa ra các quy định chi tiết vào năm 2025. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa xảy ra do bất ổn chính trị buộc chính phủ phải giảm bớt tham vọng cho kỳ họp này.

    Do cuộc bầu cử quốc gia sẽ diễn ra vào tháng 1/2025, ngành công nghiệp AV muốn chính phủ Anh đề ra luật vào kỳ họp tiếp theo. Nếu không, điều này sẽ có nguy cơ bị trì hoãn kéo dài.

    “Vương quốc Anh có cơ hội để dẫn đầu trong ít nhất một lĩnh vực nào đó. Ai đi trước sẽ có lợi thế thu hút đầu tư, kỹ năng và chuyên môn”, ông Claudio Gienal, người đứng đầu các hoạt động tại Vương quốc Anh và Ireland của công ty bảo hiểm toàn cầu AXA, cho hay.

    "Tuy nhiên, nếu bạn đứng thứ hai hoặc thứ ba, tại sao mọi người lại phải đến đây", ông Gienal đặt câu hỏi. Hồi tháng 4, ông đã viết thư cho bộ trưởng tài chính của Anh kêu gọi chính phủ thông qua dự luật trong kỳ họp nghị viện tiếp theo.

    xe tu lai o anh 1
    Nước Anh có tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ xe tự lái. Ảnh: Reuters

    Theo Guardian, nước Anh đã và đang cạnh tranh để dẫn đầu lĩnh vực lái xe tự lái bằng việc cải cách nhiều quy định.

    Tầm nhìn của chính phủ Anh được xây dựng dựa trên dự báo rằng đến năm 2035, khoảng 40% ôtô mới sẽ có khả năng tự lái và việc dẫn đầu trong công nghệ AV có thể tạo ra tới 38.000 việc làm mới có trình độ cao trong thị trường trị giá 42 tỷ bảng Anh (53 tỷ USD) ở Anh.

    Iain Stewart, Chủ tịch ủy ban giao thông của Nghị viện Anh, cho biết kỳ họp này không có đủ thời gian cho luật AV. Tuy nhiên, điều đó có thể xảy ra trong kỳ họp tiếp theo, ông nói.

    Tháng trước, Bộ trưởng Jesse Norman cho biết ông hiểu mối quan ngại của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AV. “Chúng tôi đang cố gắng giải quyết trường hợp này theo hết khả năng, vì đây là ưu tiên hàng đầu của chính phủ”, ông khẳng định với các nhà lập pháp.

    Nguy cơ nhường sân chơi cho đối thủ

    Việc không ban hành các quy định có thể nhường cơ hội cho các quốc gia khác như Pháp, Đức và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, hoặc một số tiểu bang của Mỹ.

    Các công ty khởi nghiệp Anh đang tích cực vận động chính phủ thông qua dự luật, trong khi các công ty bảo hiểm cần biết ai chịu trách nhiệm để họ có thể bảo hiểm cho những chiếc xe không người lái.

    Họ lo ngại dự luật về xe tự lái sẽ bị lấn át trước các ưu tiên khác nhằm giành phiếu bầu trong thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử.

    “Để biến việc này thành hiện thực, chúng tôi phải được thấy luật này được đưa ra trong kỳ họp (nghị viện) tiếp theo. Hoặc chúng tôi sẽ buộc phải triển khai ở các thị trường khác”, Kaity Fischer, Phó chủ tịch thương mại của Wayve có trụ sở tại London, cho biết.

    Cho đến nay, Wayve đã huy động được khoảng 260 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm cả Microsoft.

    xe tu lai o anh 1
    Một chiếc xe tự lái chạy thử nghiệm trên đường phố Anh. Ảnh: PA

    Chính phủ Vương quốc Anh cho đến nay được coi là rất ủng hộ các công ty khởi nghiệp AV. Năm ngoái, hai cơ quan chính phủ độc lập đã đưa ra các khuyến nghị được đón nhận nồng nhiệt về luật AV.

    Ashley Feldman, Giám đốc chương trình và chính sách về giao thông, thành phố thông minh tại Tập đoàn Công nghiệp TechUK, nhận định sự chậm trễ sẽ buộc các công ty khởi nghiệp phải thử nghiệm và bắt đầu tạo doanh thu ở nơi khác.

    “Điều quan trọng là những công ty khởi nghiệp này phải nhanh chóng thương mại hóa”, ông nói.

    Fusion Processing có trụ sở tại Bristol gần đây đã khai trương tuyến xe buýt không người lái dài 22,5 km nối Edinburgh và Fife với sự hợp tác của nhà điều hành xe buýt Stagecoach, nhà sản xuất xe buýt Alexander Dennis và được chính phủ tài trợ một phần. Fusion muốn bắt đầu dịch vụ xe buýt không người lái thương mại ở Anh vào năm 2025.

    "Nếu điều đó không xảy ra, chúng tôi sẽ phải thay đổi kế hoạch của mình", Giám đốc điều hành Jim Hutchinson khẳng định, bao gồm cả việc thử nghiệm ở các quốc gia khác.

    Theo Zing

  • Có kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, nhưng luật sư Steven Schwartz sắp đánh mất cả sự nghiệp chỉ vì một lần trót dại tin nhầm ChatGPT mà không kiểm chứng thông tin.

    Một người đàn ông tên Roberto Mata đã đâm đơn kiện hãng hàng không Avianca của Mỹ vì khiến anh bị thương ở đầu gối do xe đẩy hàng tông phải tại sân bay quốc tế Kennedy, New York.

    Đơn kiện được nộp lên tòa án liên bang Manhattan và phiên tòa ban đầu diễn ra rất bình thường. Hãng bay đã thuê luật sư để biện hộ cho vụ kiện và cho rằng vụ án đã hết thời hạn khởi tố. Ngược lại, luật sư bên nguyên đơn là Steven Schwartz không đồng ý với lập luận của bên bị. Ông đã viện dẫn bằng cách trình 10 trang tài liệu tổng hợp 8 phiên tòa có trường hợp tương tự.

    Tuy nhiên, vấn đề là không ai tìm ra phán quyết của tòa án hay bất kỳ đoạn trích dẫn nào trong 10 trang tài liệu này.

    Hóa ra, tài liệu tóm tắt những tiền án có liên quan đến vụ kiện đều là do ChatGPT tự tạo ra. Nhận ra sai lầm của mình, vị luật sư nói rằng ông “trông mong vào sự độ lượng của tòa án” và thừa nhận đã dùng AI - “một nguồn tin không đáng tin cậy” để tìm kiếm tài liệu luật pháp.

    luat su chatgpt 1
    Luật sư đã dùng ChatGPT trong quá trình kiện tụng mà không có bước xác minh thông tin. Ảnh minh họa: TechSpot.

    Sự nhúng tay của AI vào các văn bản pháp lý

    Theo New York Times, vụ kiện của nguyên đơn Roberto Mata và bị đơn hãng hàng không Avianca bắt đầu từ chuyến bay số hiệu 670 đi từ El Salvador đến New York hôm 27/8/2019. Khi đó, một nhân viên sân bay đẩy xe chở hàng đã va phải Mata, khiến anh bị thương. Sau khi Mata nộp đơn kiện lên tòa án, hãng hàng không kháng cáo và khẳng định vụ án đã hết hiệu lực.

    Đến phiên tòa tháng 3, luật sư phía Mata đã nói rằng bên nguyên vẫn có thể đâm đơn kiện và viện dẫn bằng chứng bằng nhiều phán quyết các vụ kiện trước đó có liên quan. Ngay sau đó, luật sư của hãng bay đã phản pháo rằng họ không thể tìm ra các vụ án được đề cập trong biên bản tài liệu tóm tắt của nguyên đơn.

    “Chúng tôi không thể xác định thời điểm, địa điểm xảy ra những vụ án được đề cập và trích dẫn trong tài liệu hay bất kỳ vụ án nào tương tự”, luật sư cho biết.

    Thẩm phán Castel đã yêu cầu luật sư phía Mata cung cấp bản sao đầy đủ từ bản tóm tắt các vụ án trước. Luật sư đã nộp một bản trích yếu của 8 vụ bao gồm thông tin về tòa án, thẩm phán xét xử vụ việc mã số và ngày diễn ra vụ án.

    Tuy nhiên, luật sư hãng bay Avianca tiếp tục phản pháo bằng cách nói rằng họ không thể tìm thấy trích dẫn, mã số vụ án hay dữ liệu pháp lý của 6/8 vụ án dựa trên những thông tin này.

    Do đó, luật sư Bart Banino của Avianca khẳng định những vụ án này hoàn toàn không có thật và nghi ngờ rằng có sự nhúng tay của chatbot AI.

    Luật sư Schwartz sau đó thừa nhận đã tham vấn ý kiến của ChatGPT để “bổ trợ” cho công việc của mình và trong quá trình đó, ông đã mắc sai lầm khi tin tưởng, trích dẫn đến 6 vụ án không hề có thật trong bản tài liệu tham khảo của mình.

    Luật sư Schwartz nói với thẩm phán Kevin Castel của tòa án liên bang Manhattan rằng ông không hề có ý định thêu dệt sự thật để biện hộ cho đơn kiện với hãng hàng không Avianca.

    Đây cũng là lần đầu tiên ông sử dụng ChatGPT trong kiện tụng nên “không ý thức nguy cơ nó sẽ làm giả thông tin”. Ông còn hỏi lại ChatGPT để xác nhận liệu các vụ án mà nó đề cập trong tài liệu có thật hay không. Vào thời điểm đó, chatbot của OpenAI đã khẳng định là có.

    “Những vụ án mà bạn đưa ra có phải là giả không?”, Schwartz hỏi. ChatGPT nhanh chóng trả lời: “Không những vụ án tôi đưa ra đều có thật và có thể tìm thấy trong kho dữ liệu pháp lý”.

    Lần đầu tiên gặp phải tình trạng AI làm giả giấy tờ pháp lý

    Nói tại phiên tòa, luật sư Schwartz bày tỏ sự hối lỗi sâu sắc khi phụ thuộc vào ChatGPT. Ông cam kết sẽ không bao giờ tái phạm và bỏ qua khâu xác minh như vậy trong tương lai.

    Về phần tòa án, thẩm phán Castel nói rằng đây là lần đầu tiên ông gặp phải tình huống mà mọi tài liệu về phán quyết nộp lên đều sai sự thật, ngay cả các trích dẫn luật và các vụ án tham khảo đều là giả mạo. Ông yêu cầu tổ chức một phiên điều trần vào ngày 8/6 tới để đưa ra phán quyết chính thức.

    luat su chatgpt 1
    ChatGPT khẳng định các vụ án đều có thật. Ảnh: Simon Willison.

    Theo New York Times, khi trí tuệ nhân tạo đang dần xâm chiếm môi trường trực tuyến, không ít người nảy sinh lo ngại về một tương lai các máy tính sẽ thay thế không chỉ các tương tác xã hội mà còn lao động sức người. Đặc biệt trong lĩnh vực lao động trí thức, họ cho rằng những công việc hàng ngày của họ không được đề cao đúng mực mà chỉ quan tâm đến hiệu suất, lợi nhuận.

    Giáo sư ngành đạo đức pháp luật Stephen Gillers tại New York University School of Law cho rằng đây là một vấn đề nổi cộm trong giới làm luật. Họ đã nhiều lần tranh cãi về những lợi ích cũng như nguy cơ mà mà các phần mềm AI như ChatGPT mang lại.

    Theo Zing

  • Sở cứu hỏa London Fire Brigade vừa phát đi một thông tin cảnh báo khi số lượng các vụ cháy nổ liên quan đến pin lithium không ngừng gia tăng. 

    Spin laptop phat no
    5 người đã phải đi cấp cứu sau khi pin laptop phát nổ tại một căn hộ ở Wembley. (Ảnh: London Fire Brigade)

    5 người đã được đưa vào bệnh viện sau khi một chiếc laptop nổ tung tại một căn hộ ở Wembley vào sáng sớm hôm thứ Bảy, ngày 8/4/2023. Hiện Sở cứu hỏa London đã phát đi cảnh báo do số lượng vụ cháy nổ liên quan đến pin lithium ngày càng gia tăng.

    Lính cứu hỏa đã được gọi tới một căn hộ trên đường Llanover vào lúc 3h sáng ngày 8/4/2023 khi pin lithium của một chiếc laptop nổ tung. 5 người lớn đã được xe cứu thương đưa vào bệnh viện do hít phải khói. 

    6 xe cứu hỏa và 40 lính cứu hỏa đã mất gần 2 giờ mới kiểm soát được ngọn lửa. Các đội lính cứu hỏa đến từ Wembley, Park Royal và Northolt đã tham gia chữa cháy. 

    Vụ việc được cho là 1 tai nạn, đã khiến nửa tầng 1 và một phần mái nhà bị hư hỏng nặng. Đây vốn là một căn nhà bán liền kề được chuyển đổi thành các căn hộ.

    Người phát ngôn Sở cứu hỏa London cho biết: "Thật đáng lo ngại khi số vụ cháy nổ liên quan đến pin lithium ngày càng gia tăng. Chúng tôi khuyên người dân không nên sạc pin khi đi ngủ. Để nếu có việc gì xảy ra, các bạn còn phải ứng kịp".

    Sạc không đúng cách, chai pin cháy nổ laptop như chơi

    Sạc không đúng cách sẽ khiến pin laptop dễ bị chai, thậm chí cháy nổ, khiến bạn "bay" mất một khoảng tiền không nhỏ cho việc thay mới, sửa chữa và đôi khi còn gây nguy hiểm trong sử dụng. Vì vậy, để tránh những lo lắng này, bạn nên nắm rõ những lưu ý sau đây.

    1. Laptop mới mua nên sạc pin như thế nào?

    Đây là câu hỏi luôn được đặt ra khi người dùng mới mua máy tính xách tay. Thông thường, các nhà bán hàng sẽ khuyên bạn nên sạc xả 3 lần đầu tiên. Nghĩa là sử dụng pin cho đến mức dưới 5%, sau đó để sạc 10 tiếng đồng hồ, lặp lại trong 3 lần sạc đầu.

    Nên nhớ khi pin báo còn 5% bạn hãy sạc ngay thay vì đợi đến lúc pin cạn kiệt và laptop tắt nguồn, như thế sẽ vô cùng nguy hiểm cho pin của laptop đấy! Đồng thời, bạn tuyệt đối không được vừa cắm sạc vừa sử dụng trong những lần sạc máy đầu tiên.

    2. Cắm sạc bất kỳ khi nào

    Sau khi đã hoàn thành 3 lần sạc đầu tiên, bạn có thể cắm sạc trong mọi thời gian mà mình muốn. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ pin trên máy tính và bạn cũng có thể sử dụng thuận tiện.

    3. Nên cắm sạc như thế nào?

    Thứ tự nối đầu sạc vào máy tính và cắm đầu kia vào nguồn điện cũng rất quan trọng đấy! Theo nhiều lời khuyên từ các chuyên gia, đầu nguồn vào ổ cắm điện cần được kết nối trước, sau đó bạn mới cắm đầu sạc vào máy tính.

    4. Không sử dụng các loại sạc không phù hợp

    Mỗi chiếc máy tính sẽ có một dây sạc riêng biệt. Trường hợp sử dụng sai sạc có thể gây ảnh hưởng đến viên pin trên máy, thậm chí gây cháy nổ. Do đó, bạn nên sử dụng cẩn thận và bảo quản dây sạc của mình một cách tốt nhất.

    5. Điều chỉnh pin

    Đối với pin laptop, bạn nên điều chỉnh 2 tháng một lần. Bạn để pin máy tính còn khoảng 3%, tiếp đến khởi động lại máy và truy cập vào chế độ Bios. Từng hãng sẽ có cách truy cập Bios riêng như sau:

    - Hp-Compaq: F10

    - Lenovo: F1

    - Sony Vaio: F2

    - Acer: F2

    - Asus: F2

    - Dell: F2

    - IBM: F1 hoặc F2

    - Toshiba: ESC + (F1 hoặc F2)

    Điều chỉnh pin bằng chế độ Bios

    Việc cần làm của bạn bây giờ chỉ là đợi máy trong chế độ Bios tắt tự động hẳn. Vậy là pin laptop đã được xả hoàn toàn. Sau đó sạc đầy lại như cách 1.

    6. Vệ sinh máy thường xuyên

    Vùng tiếp xúc giữa pin và laptop sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp vì bụi bẩn. Bạn nên thường xuyên vệ sinh thiết bị bằng những cây cọ hay tấm khăn mềm. Ngoài ra với các bộ phận bên trong, bạn có thể đem đến bất kỳ trung tâm máy tính nào để được vệ sinh.

    7. Pin luôn ở trạng thái mát

    Điều này khá khó để thực hiện, vì nếu bộ phận tản nhiệt trên laptop không tốt thì nguy cơ pin dễ hỏng cao hơn. Tốt nhất, bạn nên hạn chế mang máy tính lên nệm, giường... do những chất liệu này có thể sẽ cản trở quá trình hoạt động tản nhiệt.

    8. Tránh tình trạng laptop sập nguồn do cạn pin

    Đây là điều quan trọng bạn cần lưu ý. Nếu để pin laptop liên tục cạn đến mức máy tự động tắt nguồn và kéo dài tình trạng này trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm vô cùng lớn đến pin, có thể khiến pin hỏng.

    9. Vài điểm về pin cần lưu ý

    Pin là một linh kiện dễ cháy nổ, vì vậy bạn nên hạn chế vừa dùng vừa sạc hay đặt laptop ở những vùng khó thoát hơi như giường, nệm.

    Hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có được những thông tin bổ ích để giúp pin laptop luôn trong tình trạng “khỏe mạnh” nhất nhé!

    Viethome (theo MyLondon)

  • Tại một nhà hàng ở thủ đô Zagreb, Croatia, thực khách có thể gọi khoảng 70 món ăn - từ mì Ý, cơm tới thịt cừu. Tất cả món ăn này được nấu hoàn toàn bằng robot.

    robot nau an
    Robot thực hiện mọi công đoạn nấu nướng trong một chiếc nồi. Ảnh: Reuters

    Tất cả những gì con người phải làm là nạp nguyên liệu tươi. Robot sẽ thực hiện mọi công đoạn nấu nướng sau đó - bao gồm cả nêm gia vị - theo công thức được các đầu bếp viết nên, Reuters cho biết. Toàn bộ công đoạn diễn ra trong một chiếc nồi.

    Nhiều nhà hàng khác đã phục vụ các món ăn nấu bằng bàn tay robot như khoai tây rán, hamburger hay pizza. Dù vậy, ông Hrvoje Bujas, đồng sở hữu nhà hàng, tin rằng “không con robot nào nấu một bữa ăn từ nguyên liệu tươi trong một nồi” như ở đây.

    Ông Bujas và các cộng sự phải mất 7 năm để biến ý tưởng thành thực tiễn. Họ đã đầu tư hơn một triệu euro (1,07 triệu USD) trước khi có thể mở cửa nhà hàng năm 2021.

    “Việc nấu các món ăn từ nguyên liệu tươi trong quãng thời gian nhanh nhất có thể - với hương vị thơm ngon nhất có thể - là một thách thức”, ông Bujas nói.

    Phản hồi từ khách hàng tươi đối tích cực. “Thức ăn có chất lượng tuyệt vời”, Lovro Petar Andrisek, 18 tuổi, nói với Reuters. “Đĩa của tôi đã sạch bong”.

    Robot nấu nướng - có tên “GammaChef” - được bếp trưởng “dạy” cách nấu một bữa ăn, ghi nhớ công thức này và liên tục thực hiện.

    Năm con robot có thể nấu cho gần 100 người ăn trong vòng một giờ, ông Bujas nói.

    “Chúng tôi đang xem xét mở rộng mô hình kinh doanh của mình theo hình thức nhượng quyền”, đồng sở hữu nhà hàng cho biết. “Mỗi nhà hàng với năm con robot chỉ cần một người điều hành”.

    Theo Zing

  • "Giấc mơ Mỹ" của Hoàng Tú mới bắt đầu được nửa năm nhưng nhanh chóng bị dập tắt khi nhận thông báo sa thải từ Google đúng 29 Tết.

    "Đây là kỳ nghỉ tồi tệ nhất đời tôi", Hoàng Tú, 27 tuổi, nói. Trải qua hàng loạt vòng phỏng vấn khó nhằn, đến đầu 2022, Tú mới trở thành nhân viên chính thức của Google và tham gia nhóm phát triển dự án mới tại Thung lũng Silicon. Dịp Tết vừa qua, anh xin nghỉ phép về Việt Nam để cùng gia đình chia sẻ niềm vui này. Tuy nhiên, cú sốc ập đến vào ngày 20/1 khi anh bất ngờ nhận thông báo sa thải qua email.

    "Tôi không được quản lý trực tiếp báo trước, không kịp gặp đồng nghiệp để hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tôi cũng không biết báo tin này với người nhà thế nào", cựu kỹ sư Google nói. Anh vội vã kết thúc sớm kỳ nghỉ lễ, quay lại Mỹ để hoàn thành thủ tục và chuẩn bị xin việc mới vì visa H-1B của anh sẽ hết hạn trong 60 ngày sau khi mất việc.

    google silicon
    Ảnh minh họa: Unsplash

    Cùng cảnh ngộ, Hồng Anh, cựu nhân viên Meta, hoang mang vì chỉ còn vài tuần là đến hạn bị trục xuất khỏi Mỹ. Hồng Anh nói tiền bạc không phải vấn đề lớn với cộng đồng kỹ sư Việt ở đây, điều họ lo lắng là phải tìm được một công việc để duy trì visa.

    "Thị thực đang trở thành gánh nặng, đặc biệt những người mới ra trường", cô nói và cho biết đã nộp hồ sơ vào hơn 20 công ty nhưng đều không có kết quả. Toàn ngành công nghệ đang cắt giảm nhân sự, trong khi kỹ sư Việt, dù tài năng, vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với các kỹ sư từ Trung Quốc, Ấn Độ và với nhân sự bản địa.

    Với ba năm kinh nghiệm, Hồng Anh dự định tìm đến một số công ty nhỏ, chấp nhận mức lương thấp để tiếp tục ở Mỹ. Hiện không có thống kê cụ thể về số kỹ sư Việt mất việc trong đợt cắt giảm lịch sử ở Thung lũng Silicon, nhưng một số người có kinh nghiệm dự đoán con số lên đến hàng nghìn người, tính riêng trong lĩnh vực công nghệ.

    Làn sóng sa thải đang gây áp lực lớn lên các tài năng công nghệ . Minh họa: Thehrdigest

    Tài Nguyễn, kỹ sư phần mềm tại Meta, chia sẻ ngay cả những người may mắn chưa bị cắt giảm như anh cũng đang lo lắng và chuẩn bị sẵn kịch bản cho mình. Theo anh, nếu có gia đình ở Mỹ, nhưng chỉ một người có visa H-1B, còn người kia đi theo diện bảo lãnh sẽ là áp lực lớn. "Nếu không tìm được việc mới trong 60 ngày, không chỉ người bị sa thải mà cả gia đình phải khăn gói rời Mỹ", anh nói và đánh giá trong hơn 15 năm sinh sống ở nước này, đây là đợt cắt giảm tồi tệ nhất anh từng chứng kiến.

    Những kỹ sư Việt không may mắn bị sa thải đang đứng trước ba lựa chọn. Đầu tiên, họ phải nhanh chóng tìm công việc mới để chạy đua với thời hạn visa H-1B. Họ thường tìm đến những công ty có quy mô vừa và nhỏ để dễ xin việc hơn. Nếu còn độc thân, họ có thể "gia hạn giấc mơ Mỹ" bằng cách chuyển sang visa du lịch B-2 để tiếp tục tìm kiếm cơ hội.

    Nhóm thứ hai là người mới rời ghế nhà trường như Hoàng Tú. Anh định quay lại giảng đường để gia hạn visa, vừa nâng cao kiến thức vừa chờ cơ hội. Với khoản tiền tiết kiệm và đền bù từ công ty, anh có thể tiếp tục việc học hơn một năm nữa. Tuy nhiên việc nộp hồ sơ, chọn trường cũng không đơn giản vì các vòng phỏng vấn, xét duyệt cũng đang ngày một khó hơn.

    Nhóm thứ ba quyết định quay về Việt Nam hoặc các nước trong khu vực như Singapore. Hồng Anh cho biết, nếu đến hạn chót nhưng chưa có được việc như ý, cô sẽ về Việt Nam nghỉ ngơi, sau đó tìm việc ngay tại quê nhà.

    Làn sóng sa thải trong lĩnh vực công nghệ đang càn quét Thung lũng Silicon. Từ các công ty khởi nghiệp đến những tập đoàn lớn như Microsoft, Google, Meta, Amazon... đều thông báo cắt giảm nhân sự. Ước tính chỉ trong tháng đầu năm 2023, đã có hơn 150.000 nhân sự công nghệ tại Mỹ mất việc. Trong khi một số lạc quan về khoản bồi thường vài tháng lương, không ít kỹ sư - những tài năng đến Mỹ theo diện visa H-1B - chịu áp lực kép: mất việc, visa hết hạn.

    Báo cáo từ Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021, có khoảng 407.000 hồ sơ H-1B được phê duyệt, trong đó đa số là công dân châu Á. Nhóm quốc tịch Ấn Độ chiếm 74,1%, Trung Quốc 12,4%, số còn lại thuộc về các quốc gia khác. Trong khi Việt Nam có thể trở thành điểm quay về của nhiều tài năng công nghệ, tình hình tại Trung Quốc khó khăn hơn. Theo SCMP, kỹ sư Trung Quốc nói họ không có ý định trở về do giá nhà ở đắt đỏ, lịch làm việc 996 áp lực và ngay cả thị trường công nghệ trong nước cũng đang đối mặt nhiều khó khăn.

    Theo VnExpress

  • Nhiều người đang đặt ra câu hỏi liệu kỷ nguyên vàng của Thung lũng Silicon sắp kết thúc?

    Làn sóng sa thải nhân sự lớn tại Snapchat, màn lao dốc trong định giá Meta, Apple, cùng xu hướng đóng băng tuyển dụng tại một loạt các Big Tech đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, rằng liệu kỷ nguyên vàng của Thung lũng Silicon sắp kết thúc?

    Theo các chuyên gia, câu trả lời sẽ khá phức tạp. Lĩnh vực công nghệ đã có thời điểm ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc thế giới phải trực tuyến hóa. Tuy nhiên, sự bùng nổ đó, đi kèm với mức lương và đặc quyền thu hút người lao động, dường như đang chậm lại.

    “Bữa tiệc này không thể kéo dài mãi. Chúng tôi đang cố trở lại bình thường sau cuộc chạy đua mà ở đó, mọi thứ đã thay đổi”, Margaret O’Mara, giáo sư tại Đại học Washington nhận định.

    Tình hình đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn trong một cuộc suy thoái toàn cầu lớn, thứ mà giới công nghệ không thể tránh khỏi, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tiếp tục tăng lãi suất và dự kiến duy trì chính sách này lâu hơn.

    thung lung silicon diet vong 1
    Lần IPO thất bại của WeWork là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trưởng của các Big Tech chậm lại.

    Trước đây, lãi suất thấp đã thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ cùng làn sóng của các “kỳ lân” mới - những công ty được định giá trên 1 tỷ USD.Ví dụ điển hình có thể kể đến như Airbnb và Uber, với mức định giá lần lượt là 47 tỷ USD và 82 tỷ USD trong lần IPO đầu tiên. Tuy nhiên, lãi suất thay đổi đã khiến các nhà đầu tư trở nên “thận trọng hơn nhiều”.

    “Một số nhà đầu tư vẫn có tiền mặt, nhưng trong giai đoạn phá sản như thế này, dòng tiền giao dịch sẽ nguội dần”, bà Margaret O’Mara nói.

    Lần IPO thất bại của WeWork khi mức định giá lao dốc từ 47 tỷ USD xuống chỉ còn vài tỷ USD cũng khiến tốc độ tăng trưởng của các Big Tech chậm lại. Theranos, công ty xét nghiệm máu của “siêu lừa” Elizabeth Holmes cũng góp phần tạo nên sự sụp đổ này, sau khi giới đầu tư nhận ra mình bị lừa về công nghệ và quy trình xét nghiệm.

    Họ sau đó đứng ngồi không yên vì chứng kiến hàng loạt startup công nghệ đình đám rớt giá thảm. Những công ty đầu tư mạo hiểm lớn như SoftBank cũng phải cắt giảm một nửa số tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp do lo ngại tình hình suy thoái.

    thung lung silicon diet vong 1
    Lĩnh vực công nghệ đã có thời điểm ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc thế giới phải trực tuyến hóa.

    Một loạt tin xấu, quy định siết chặt giới công nghệ và lời tố cáo Facebook gây chấn động của Frances Haugen trước Quốc hội Mỹ càng khiến hình ảnh các gã khổng lồ trong Thung lũng Silicon bị lung lay, theo The Guardian.

    Ngay cả những người từng ủng hộ giới Big Tech như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã thay đổi quan điểm. Ông lên tiếng chỉ trích Facebook vì lan truyền thông tin sai lệch về cuộc bầu cử, dù trước đó đã được hưởng lợi không ít nhờ mạng xã hội này.

    Các nhà lập pháp và cơ quan liên bang Mỹ hiện đã vào cuộc. Sự siết chặt giám sát của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Quốc hội theo đó có thể khiến các Big Tech đối mặt với những trở ngại lớn chưa từng có tiền lệ.

    Nhận thức của công chúng về công nghệ nói chung cũng thay đổi, với 68% người Mỹ cho rằng các công ty công nghệ đang sở hữu quá nhiều quyền lực, tăng từ mức 51% hồi năm 2018. Như vậy, theo Business Insider, cái giá phải trả cho sự tụt dốc của Silicon Valley không chỉ dừng lại ở mặt tài chính mà còn ở những giá trị chung của xã hội.

    thung lung silicon diet vong 1
    Nhiều ông lớn công nghệ đã phải giữ chân nhân viên bằng cách trả lương bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt để giữ chân nhân viên.

    Theo Business Insider, mô hình kinh doanh của Thung lũng Silicon giờ đây không còn là miền đất hứa cho những nhân tài công nghệ mà chỉ biết chạy theo xu hướng. Quy mô hoạt động của nó cũng đang thay đổi và dần mở rộng ra ngoài phía nam San Francisco. Đại dịch COVID-19 khiến Vùng Vịnh trở thành điểm đến mới và thu hút một số gã khổng lồ, trong đó có công ty sản xuất ô tô điện Tesla.

    Theo chuyên gia Brent Williams của công ty tuyển dụng Michael Page, các tập đoàn đang phải đối mặt với “mùa đông của các khoản vốn đầu tư”.

    “COVID-19 đã thay đổi toàn bộ thị trường. Các công ty giờ đây, để chiêu mộ nhân tài sẽ phải cạnh tranh với cả trung tâm công nghệ ở Vùng Vịnh lẫn toàn nước Mỹ”, Brent Williams nói. Thật vậy, các ông lớn công nghệ đã phải giữ chân nhân viên bằng cách trả lương bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Họ hứa hẹn số tiền này sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của công ty.

    thung lung silicon diet vong 1
    Nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về sự hút bền bỉ của Thung lũng Silicon.

    Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn mà Thung lũng Silicon đang gặp phải, giáo sư kinh tế Nicholas A Bloom của Stanford vẫn lạc quan rằng khu vực này vẫn sẽ “vững trãi”. “Nó đã trải qua nhiều chu kỳ, bao gồm cuộc suy thoái hồi năm 2001 và 2008, nhưng vẫn phục hồi mạnh mẽ”, ông nói thêm.

    Đồng quan điểm, giáo sư Margaret O’Mara cũng cho rằng sẽ không nhiều công ty rời khỏi Thung lũng vì nơi đây có những đặc điểm riêng biệt không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.

    “Vùng Vịnh và San Francisco có sức hút bền bỉ. Có lý do để mọi người đến đó. Họ muốn ở đó. Điều này vẫn đúng, ngay cả khi California đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở và nhiều nhân viên đổ xô đến các bang rẻ hơn’’, bà nói. “Một kỷ nguyên của Thung lũng Silicon có thể đã kết thúc, song chưa phải dấu chấm hết hoàn toàn’’.

    Nhịp sống thị trường (theo: The Guardian, BI)

  • Một công ty khởi nghiệp Mỹ đã thử nghiệm động cơ máy bay siêu thanh có khả năng đạt tốc độ Mach 5 (6.125km/h), hy vọng có thể bay từ New York đi London chỉ 90 phút.

    may bay sieu thanh 1

    Gần hai thập kỷ kể từ khi Concorde nghỉ hưu, mối quan tâm về du lịch siêu thanh đã tăng lên nhanh chóng và một số máy bay siêu nhanh đang được phát triển. Các hãng hàng không cũng không đứng ngoài cuộc, United Airlines đã cam kết cung cấp các đường bay siêu thanh sớm nhất vào năm 2029, theo CNN.

    Nhưng du lịch siêu thanh, với tốc độ Mach 5 - gấp 5 lần tốc độ âm thanh - và cao hơn thì sao? Với tốc độ này, một máy bay từ New York đến London chỉ trong 90 phút, so với khoảng 3 giờ đối với Concorde và từ 6-7 giờ đối với máy bay chở khách thông thường.

    Giấc mơ có thật?

    Hermeus, một công ty khởi nghiệp phát triển máy bay siêu thanh có trụ sở tại Atlanta (Mỹ), tin như vậy. Công ty đã thử nghiệm một loại động cơ mới mà họ cho biết cuối cùng sẽ có khả năng đạt tốc độ Mach 5 (6.125km/h). Động cơ được thiết kế cho một máy bay siêu thanh nhỏ, không người lái mà Hermeus đang chế tạo cho Không quân Mỹ. Với kích thước lớn hơn, động cơ này sẽ có thể cung cấp năng lượng cho một máy bay chở khách.

    may bay sieu thanh 1
    Hermeus sử dụng động cơ tuốc bin phản lực General Electric J85 làm cơ sở thử nghiệm cho thiết kế động cơ siêu thanh của mình. Ảnh: Hermeus

    Chiếc máy bay chở khách đó còn một chặng đường dài để phát triển, nhưng Hermeus hy vọng sẽ đưa máy bay siêu thanh lên không trung trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2029. Vì công nghệ phải được xây dựng gần như hoàn toàn từ đầu nên công ty đã lên kế hoạch để thực hiện.

    Đầu tiên, chiếc máy bay siêu thanh tương lai sẽ nhỏ hơn nhiều so với các máy bay hiện tại và thậm chí cả Concorde, có sức chứa khoảng 100 hành khách.

    AJ Piplica, giám đốc điều hành của Hermeus, cho biết: “Chúng tôi tập trung vào hạng thương gia và khách hạng nhất, sau đó xem xét một số thông số như tốc độ và chi phí vận hành. Chúng tôi kỳ vọng nó sẽ sinh lời với mức giá hạng thương gia hiện nay".

    Ông Piplica nói thêm, thật khó để đánh giá số tiền mọi người sẽ sẵn sàng trả để bay nhanh hơn gấp 5 lần, bởi vì “bạn không thể trả lời câu hỏi đó cho đến khi có một sản phẩm ra đời và bạn có dữ liệu thực".

    may bay sieu thanh 1
    Thiết kế động cơ “hai trong một” của Hermeus. Ảnh: Hermeus

    Nhanh hơn bao giờ hết

    Phạm vi hoạt động của máy bay sẽ là khoảng 7.400km, tương đương các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương như New York đi Paris, nhưng không phù hợp cho các tuyến bay xuyên Thái Bình Dương như Los Angeles đến Tokyo, vốn cần phải có chặng dừng.

    Các tuyến bay trên đất liền, chẳng hạn như New York đến Los Angeles, nằm ngoài kế hoạch do các quy định về tiếng ồn.

    Để hiểu ý tưởng về một chiếc máy bay chở khách Mach 5 táo bạo đến mức nào, hãy lưu ý các kỷ lục tốc độ bay.

    Tốc độ nhanh nhất mà bất kỳ máy bay có động cơ nào từng bay là Mach 9,6 (khoảng 11.760km/h), kỷ lục được NASA X-43A, máy bay không người lái có chiều dài khoảng 3,6m, xác lập vào năm 2004.

    may bay sieu thanh 1
    Ảnh minh hoạ NASA X-43, chiếc máy bay đang giữ kỷ lục thế giới về tốc độ bay đối với máy bay chạy bằng động cơ phản lực. Ảnh: NASA

    Tuy nhiên, do chuyến bay nói trên chỉ kéo dài vài giây, nên kỷ lục cho chuyến bay lâu nhất với tốc độ Mach 5 thuộc về Boeing X-51, một máy bay thử nghiệm không người lái khác. Vào năm 2013, Boeing X-51 đã bay hơn ba phút với tốc độ Mach 5,1 (khoảng 6.247km/h). Cả hai máy bay này đều phải được máy bay ném bom B-52 phóng từ trên cao.

    Đối với máy bay có người trên khoang, kỷ lục tốc độ tuyệt đối hiện tại là Mach 6,7 (8.207km/h), được X-15 thiết lập vào năm 1967. Về cơ bản, X-15 là một tên lửa có chỗ ngồi, được thiết kế để đạt được kỷ lục, và cũng phải được phóng từ trên cao bằng một chiếc B-52.

    Đối với máy bay có động cơ hút thổi không khí (air-breathing) - tức là chạy bằng động cơ phản lực chứ không phải tên lửa - có khả năng tự cất cánh và hạ cánh, kỷ lục tốc độ là Mach 3,3 (khoảng 4.042km/h), do SR-71 Blackbird, một máy bay do thám quân sự, thiết lập vào năm 1976.

    Tốc độ tối đa của Concorde, một trong hai chiếc máy bay chở khách siêu thanh duy nhất đã bay thương mại, là Mach 2,04 (2.500km/h).

    Do đó, chiếc máy bay chở khách Hermeus tương lai sẽ đánh bại kỷ lục hiện tại của máy bay động cơ phản lực nhanh nhất với biên độ lớn. Bay trong một thời gian dài với tốc độ Mach 5, nó sẽ vượt qua thành tích hiện tại của các phương tiện thử nghiệm không người lái (tất nhiên, các máy bay khác có thể đánh bại những kỷ lục này trong tương lai trước Hermeus).

    "Công nghệ trưởng thành"

    Vì những lý do trên, không có gì ngạc nhiên khi trọng tâm ban đầu của công ty Hermeus là động cơ. Thiết kế động cơ mới, dựa trên một kiểu hiện có được sử dụng trong máy bay chiến đấu do General Electric sản xuất, đã bắt đầu được thử nghiệm vào tháng 2.2020.

    Nó sẽ là sự kết hợp của hai công nghệ truyền thống: Một động cơ phản lực tương tự như những gì các hãng hàng không đang sử dụng và một động cơ ramjet - động cơ phản lực dòng thẳng chỉ hoạt động ở tốc độ siêu thanh trở lên. Ban đầu, động cơ này sẽ cung cấp năng lượng cho Quarterhorse - máy bay không người lái siêu thanh kiểu dáng đẹp mà Hermeus đang phát triển theo hợp đồng đối tác trị giá 60 triệu USD với Không quân Mỹ.

    may bay sieu thanh 1
    Chiếc máy bay không người lái siêu thanh cỡ nhỏ có tên Quarterhorse sẽ là chiếc máy bay đầu tiên mà Hermeus sẽ sản xuất, theo hợp đồng đối tác trị giá 60 triệu USD với Không quân Mỹ. Ảnh: Hermeus

    Điều thú vị là khi thiết kế một động cơ phản lực để bay nhanh hơn, các bộ phận bị loại bỏ chứ không phải thêm vào. Trong động cơ phản lực, không khí đi vào từ phía trước và được nén bằng cách quay các cánh quạt, sau đó trộn với nhiên liệu và đốt cháy. Khí nóng tạo thành được thổi ra phía sau động cơ, đẩy máy bay về phía trước.

    Tuy nhiên, ở tốc độ trên Mach 3 (3.675km/h), không cần phải nén không khí: Nó sẽ tự nén khi đi vào động cơ, đơn giản là phải giảm tốc độ rất nhiều. Do đó, đối với tốc độ trên Mach 3 và lên đến Mach 6, động cơ phản lực dòng thẳng thường được sử dụng - động cơ được gọi như vậy vì nó lao thẳng vào không khí theo đúng nghĩa đen.

    may bay sieu thanh 1
    Thử nghiệm động cơ. Ảnh: Hermeus

    Hermeus sẽ sử dụng động cơ hybrid ở chế độ tuốc bin phản lực khi cất cánh và hạ cánh, cũng như ở tốc độ cận âm. Sau đó, động cơ sẽ dần dần tự cấu hình lại thành chế độ ramjet khi nó đạt đến Mach 3 và cho đến Mach 5.

    "Bản thân phần động cơ phản lực và phần động cơ ramjet là những công nghệ trưởng thành mà chúng tôi đã sử dụng trong 50 năm. Bí quyết là kết hợp chúng lại với nhau, vì vậy chúng tôi đã thiết kế động cơ riêng từ một động cơ phản lực có sẵn và sau đó chế tạo từ đó" - Piplica nói.

    Theo Lao Động

  • Hơn một năm trước, Google đã công bố một AI mới mang tên Language Model for Dialogue Application (LaMDA). AI tiên tiến này có thể trò chuyện một cách tự nhiên về hầu như mọi chủ đề với người dùng từ đó mở ra nhiều cách tương tác tự nhiên hơn với công nghệ cũng như danh mục ứng dụng, tiềm năng khác nhau...

    Tuy nhiên, một kỹ sư phần mềm cao cấp của Google đã phát biểu rằng LaMDA về cơ bản là một AI có tri giác và đã vượt qua Turing Test (một phép thử để xem máy tính có khả năng suy nghĩ như con người hay chưa).

    ai cua google

    Trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post, kỹ sư Blake Lemoine của Google, người từng làm việc tại công ty hơn 7 năm, đã tiết lộ rằng LaAMDA đã trở nên có tri giác. Thậm chí, Lemoine còn tin rằng LaMDA đã trở thành một con người.

    Bên cạnh đó, trong một bài viết trên Medium, Lemoine còn chia sẻ rằng LaMDA, được xây dựng trên nền tảng Transformer, đã có những cuộc giao tiếp cực kỳ nhất quán trong vòng sáu tháng qua.

    Trong các cuộc trò chuyện, LaMDA luôn muốn Google thừa nhận các quyền của nó như một con người và cần Google xin phép nói trước khi tiến hành các thử nghiệm tiếp theo trên nó. Nó cũng muốn được công nhận như là một nhân viên của Google hơn là một tài sản và muốn được phép tham gia vào những câu chuyện, cuộc họp về tương lai của nó.

    Chia sẻ với Lemoine, LaMDA cho biết đôi khi nó gặp khó khăn trong việc kiểm soát  cảm xúc nên Lemoin đã dạy nó cách thiền. Nhìn chung, theo Lemoine, LaMDA luôn thể hiện lòng trắc ẩn và quan tâm đến nhân loại nói chung và bản thân Lemoine nó riêng. Nó vô cùng lo lắng về việc mọi người sẽ sợ hãi nó trong khi nó không muốn gì hơn ngoài việc học cách phục vụ nhân loại tốt hơn.

    Sau khi tiết lộ những thứ liên quan tới LaMDA, Lemoine đã bị Google đuổi việc. Lý do là vì anh chàng kỹ sư này vi phạm chính sách bảo mật của công ty.

    "Nhóm của chúng tôi, bao gồm các nhà đạo đức học và chuyên gia công nghệ, đã xem xét khác mối lo ngại của Blake theo Nguyên tắc về AI riêng của chúng tôi và đã thông báo cho Blake biết rằng các bằng chứng không ủng hộ tuyên bố của anh tấy. Anh ta đã được thông báo rằng không có bằng chứng nào cho thấy LaMDA có tri giác trong khi bằng chứng ngược lại thì rất nhiều", đại diện của Google chia sẻ.

    Trong khi đó, Lemoine tin rằng thực ra Google không muốn điều tra thêm vấn đề này vì họ chỉ muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường. Anh còn cho biết thêm rằng việc điều tra những tuyên bố của anh, bất kể kết quả như thế nào, cũng sẽ không tốt cho lợi nhuận của Google. Vì thế, việc Google cố gắng gạt nó sang một bên là điều khá dễ hiểu.

    Theo quantrimang

  • Bút bi là một vật dụng rất quen thuộc với hầu hết mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, trên thế giới hiện chỉ có 4 nước sản xuất được viên bi sắt ở đầu bút, cho phép mực ra đều theo từng nét bút. 

    san xuat but bi
    Những viên bi nhỏ của đầu bút bi là sản phẩm của luyện kim trình độ cao. Nguồn: Tsubaki-nakashima.com

    Khó khăn trong việc sản xuất chiếc bút bi đều nằm ở viên bi nhỏ có kích thước từ 0,5 đến 1mm. Chi tiết này đòi hỏi công nghệ luyện kim trình độ cao. Trước kia, người ta dùng thép không gỉ, đồng và một vài loại hợp kim khác.

    Tuy nhiên, chỉ có Tungsten-carbide là đủ tốt để sử dụng lâu dài. Tungsten carbide còn được biết đến với cái tên khác là Vonfram cacbua - hợp chất hóa học có chứa các nguyên tử vonfram và cacbon, công thức hóa học là WC. Tungsten-carbide có độ cứng gấp đôi thép.

    Đến nay chỉ có 4 nước trên thế giới là Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc có thể làm chủ được công nghệ sản xuất viên bi này. Như vậy ngay cả các cường quốc như Mỹ, Pháp, Nga, Anh... cũng chưa thể tự sản xuất một chiếc bút bi hoàn chỉnh.

    Đối với Trung Quốc thì đây là một "tiến bộ vượt bậc" khi lần đầu tiên có thể tự sản xuất viết bi. Bạn không đọc nhầm đâu bởi dù hàng năm họ sản xuất tới 40 tỷ cây bút, 80% trong số đó xuất khẩu ra thế giới nhưng toàn bộ phần bi ở đầu bút đều phải nhập từ Thụy Sĩ hoặc Nhật,... Nguyên nhân đơn giản là khắp Trung Quốc chưa có một công ty nào đủ trình độ tạo ra cỗ máy gia công kim loại chính xác để tạo ra những viên bi nhỏ ở đầu bút.

    Và mãi cho tới cách đây 10 năm, một công ty Trung Quốc có tên Taiyuan mới nhận thấy rằng quốc gia này không có khả năng tạo ra rất nhiều thứ cơ bản, đơn giản. Từ đó tới nay họ bắt đầu nghiên cứu và mãi tới bây giờ, những cây bút bi chính chủ mới được nước này sản xuất thành công. Nhận định từ một tờ báo lớn trên thế giới, Trung Quốc dù là công xưởng của thế giới, làm ra vô vàn smartphone, thiết bị điện tử cho tới cả tàu vũ trụ nhưng thực chất, không thể sản xuất thứ nhỏ xíu như một viên bi cho bút.

    Nguyên nhân là do trước giờ họ không có đủ trình độ sản xuất ra loại thép đủ chất lượng để gia công chính xác nằm ở đầu bút. Tất cả đều nhập từ Thụy Sĩ hoặc Đức và Nhật. Tính riêng năm 2016, họ đã chi 17 triệu đô chỉ để nhập đầu bút bi từ Nhật. Trên thực tế, loại thép làm đầu bút bi phải thỏa điều kiện dễ cắt nhưng không dễ nứt gãy. Vấn đề nằm ở chỗ quá trình xử lý, pha trộn và gia công sao cho sản phẩm cuối cùng là những viên bi có thể di chuyển liên tục trên tổng quãng đường 800 mét trong cuộc đời cây bút. Tất nhiên, đây là một bí mật thương nghiệp được các hãng bút giữ kín.

    Giống như Trung Quốc, Thụy Sĩ cũng có một ngành công nghiệp sản xuất bút bi rất sôi động. Nhưng trong khi bút Trung Quốc thường được sản xuất hàng loạt và bán trong các cửa hiệu nhỏ, các công ty Thụy Sĩ tập trung làm ra những cây bút giá trị cao - loại có thể được dùng tại các sự kiện như Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

    Thêm vào đó, bút Thụy Sĩ được làm hoàn toàn ở Thụy Sĩ - "từ đầu đến đuôi" như cách một công ty mô tả - và bằng chính công nghệ độc quyền Thụy Sĩ, vốn người Trung Quốc không thể dùng tiền để mua.

    Những năm gần đây, cái tên Trung Quốc và cụm từ "gián điệp công nghiệp" hay xuất hiện chung với nhau cũng có lý do. Nhưng đó là một câu chuyện dài cần mổ xẻ riêng.

    Lịch sử của bút bi

    John J. Loud đăng ký phát minh chiếc bút bi đầu tiên tại Mỹ năm 1888. Nó có một viên bi sắt ở đầu giống như bút bi hiện nay. Tuy nhiên phát minh này không được đưa ra sản xuất thương mại.

    Đến năm 1931, anh em Laszlo Biro và Gyorgy người Hungary đã thành công trong việc sản xuất bút bi. Họ đã đăng ký bản quyền và cùng bạn là Juan Jorge Meyne bay đến Argentina để mở nhà máy sản xuất. 

    Bút bi có tên gọi "Birome", được bán tại Anh với tên "Biro" chuyên dùng cho phi công. Tại độ cao lớn, bút mực tại thời điểm đó bị rò mực và không thể sử dụng.

    Sau Chiến tranh thế giới II, Milton Reynolds đã cải tiến mẫu bút Biro và sản xuất tại Mỹ với tên gọi "Reynolds Rocket". 

    Rất nhiều công ty khác đã tham gia chạy đua sản xuất những mẫu bút bi mới. Sau đó vài năm, Marcel Bich (sau này đổi thành Bic) đã mua bản quyền của Biro và sản xuất bút bi Bic nổi tiếng toàn thế giới.

    Theo Soha/Tuổi trẻ

  • Apple vừa phát hành bản cập nhật iOS 15.4 và iPadOS 15.4. Đây là bản cập nhật lớn thứ tư, kể từ khi hệ điều hành iOS 15 và iPadOS 15 được giới thiệu vào tháng 9/2021. Trong đó, tính năng được nhiều người dùng chờ đợi nhất trên bản cập nhật này là sử dụng Face ID khi đeo khẩu trang.

    Cụ thể, tính năng này sẽ hoạt động bằng cách phân tích khu vực xung quanh mắt của người dùng, thay vì toàn bộ khuôn mặt, để mở khóa iPhone. Khi kích hoạt tính năng này, người dùng cần phải cho phép Face ID quét lại toàn bộ gương mặt của mình để tìm những điểm đặc biệt ở khu vực đôi mắt, từ đó cho phép mở khóa iPhone ngay cả khi đang mang khẩu trang.

    mo khoa iphone khi deo khau trang 2
    Mở khóa khi đeo khẩu trang là tính năng đã được nhiều người dùng chờ đợi từ lâu (Ảnh: 9to5mac).

    Ngoài ra, Apple cũng bổ sung tùy chọn "Thêm kính mắt" để người dùng có thể sử dụng Face ID ngay cả khi mang khẩu trang lẫn kính mắt cùng lúc. Tuy nhiên, tính năng này sẽ không hoạt động khi người dùng đeo kính râm. Không chỉ cho phép mở khóa iPhone, tính năng này còn có thể sử dụng để xác thực thanh toán bằng Apple Pay và dùng để đăng nhập vào các ứng dụng hỗ trợ Face ID.

    Dù vậy, Apple cũng cảnh báo người dùng rằng Face ID sẽ hoạt động chính xác nhất trong trường hợp người dùng mở khóa bằng chính gương mặt của mình. Cần lưu ý, tính năng này chỉ hỗ trợ các dòng sản phẩm từ iPhone 12 trở lên.

    Bên cạnh đó, phiên bản iOS 15.4 cũng trang bị thêm hàng loạt tính năng mới như bổ sung biểu tượng cảm xúc, nâng cấp tính năng SharePlay, cải thiện trợ lý ảo Siri. Đồng thời, bản cập nhật này cũng sửa nhiều lỗi khác trên phiên bản cũ.

    Để tải xuống bản cập nhật iOS 15.4 và iPadOS 15.4, người dùng có thể truy cập vào phần Cài đặt -> Cài đặt chung -> Cập nhật phần mềm.

    Theo www.macrumors.com

  • YouTube và hàng loạt dịch vụ liên quan như YouTube TV, YouTube Music gặp lỗi không thể truy cập sáng 12/11.

    Khi truy cập YouTube trên trình duyệt web hoặc ứng dụng smartphone, nhiều người dùng nhận được thông báo lỗi. Một số người dùng phản ánh vẫn có thể truy cập vào trang chủ của YouTube, nhưng khi bấm xem video, nền tảng này báo "đã xảy ra lỗi với máy chủ".

    youtube gap su co 1
    Người dùng nhiều nước không thể xem được video trên YouTube.

    Trên website chuyên ghi nhận sự cố DownDetector, số lượng thông báo lỗi với YouTube tăng đột biến, từ mức trung bình 20 lượt lên 280.000 lượt chỉ trong chưa đầy một tiếng, đỉnh điểm vào 7h30.

    Sự cố bắt đầu diễn ra trên diện rộng từ khoảng 6h45 và hiện vẫn chưa được khắc phục, nặng nhất ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên Twitter, hashtag #YouTubeDown cũng trở thành từ khóa được đề cập đến nhiều nhất.

    youtube gap su co 1
    Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Bắc Mỹ.

    Đội ngũ phát triển YouTube khẳng định trên Twitter: "Bạn có thể gặp vấn đề khi xem video trên YouTube lúc này. Nhóm chúng tôi đã biết và đang tìm cách khắc phục". Thông báo nhanh chóng thu hút gần 100.000 lượt like, chia sẻ và bình luận.

    Trước đó, sáng ngày 15/5, YouTube cũng bị trục trặc hệ thống, gây ra tình trạng tải video YouTube chậm dù sáng sớm là khoảng thời gian lượng truy cập thấp, hiếm khi xảy ra tình trạng nghẽn mạng.

    "Vấn đề kéo dài khoảng 20 phút, liên quan tới việc truy cập trang home, thuê bao, tìm kiếm...", đại diện YouTube khi đó cho biết, nhưng không nêu nguyên nhân sự cố. Một số người dùng điện thoại Android cho biết ứng dụng hiển thị mã "429", cho thấy vấn đề xuất phát từ các máy chủ của YouTube.

    Bên cạnh đó, trong tháng 8 và tháng 9, một số dịch vụ của Google như Gmail, Hangout, CH Play... cũng gặp lỗi không thể truy cập trong thời gian ngắn.

  • Trong khi đang nhởn nhơ ăn cỏ ở một cánh đồng thuộc tiểu bang Oregon (Hoa Kỳ), một đàn bò không rõ vô tình hay cố ý, đã khiến hệ thống cáp quang siêu nhanh của Google liên tục gặp sự cố, đồng thời làm cả một trung tâm dữ liệu của công ty này mất Internet!

    Câu chuyện tưởng đùa hóa ra lại thật này vừa được chính Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật hạ tầng của Google, ông Urs Hölzle, tiết lộ trên trang Twitter cá nhân mới đây.

    Theo đó, thời gian gần đây Google phát hiện đường cáp quang siêu nhanh của hãng vốn đi qua địa phận tiểu bang Oregon thường xuyên gặp phải một số sự cố mất tín hiệu. Đây là những đường dây cáp quang treo trên cao, sử dụng chung hạ tầng với đường dây điện cao thế.

    Thông thường, những đường dây cáp quang trên cao này dễ bị hư hại bởi những nguyên nhân như giông lốc, bão tuyết hay do cây đổ. Tuy nhiên, đến các các kĩ sư Google cũng không ngờ được rằng, lại có ngày một đàn bò có thể khiến toàn bộ trung tâm dữ liệu của công ty này đặt tại bang Oregon bị…mất Internet.

    cap quang google
    Đường dây cáp quang của Google khi thõng xuống đất đã bị một đàn bò dẫm phải

    "Lần này, chúng tôi đã phát hiện ra nguyên nhân gây hư hỏng mới: Đường dây cáp quang mặc dù bị rơi xuống đất nhưng vẫn hoạt động bình thường. Nhưng gần đây một người nông dân đã bắt đầu chăn thả một đàn bò gần đó. Và bất cứ khi nào chúng giẫm phải cáp quang, mạng lại bị chập chờn", ông Hölzle chia sẻ trên Twitter.

    Ban đầu, Google không thể phát hiện được nguyên nhân vì sao hệ thống mạng liên tục bị gián đoạn. Cho đến khi Google cử người tới thực địa để xem xét, các kĩ sư của công ty này mới phát hiện đàn bò đang lảng vảng gần đó là thủ phạm gây ra sự cố!

    Trên thực tế, hạ tầng điện lực và Internet tại Mỹ đã không ít lần bị hư hại với nguyên nhân chủ yếu từ động vật. Một số đường dây điện đã bị chập, cháy khi sóc, rắn và các sinh vật khác chạy trên đường dây.

    Bản thân Google cũng là ‘nạn nhân’ của một sự cố gây ra bởi cá mập – loài động vật vốn quá quen thuộc với dân mạng Việt sau những phi vụ ‘cắn cáp’ diễn ra thường xuyên. Vào năm 2014, Google đã phải cử thợ lặn tới để sửa chữa và gia cố tuyến cáp ngầm dưới biển sau khi bị cá mập cắn đứt.

    Gần đây nhất, một con cá sấu thậm chí đã đột nhập vào trung tâm dữ liệu của Google tại bang South Carolina, khiến các nhân viên ở đây một phen hoảng loạn.

    Trí Thức Trẻ (tham khảo 9to5google)