• Các chuyên gia dự báo bão đã chỉ ra mùa bão năm nay đã phá vỡ mọi quy tắc và dự kiến sẽ còn nhiều cơn bão lớn trong tháng 10.

    Nhà nghiên cứu về bão Phil Klotzbach của Đại học Bang Colorado cho biết mùa bão Đại Tây Dương trong năm nay đã đi trật ra khỏi mọi dự đoán và không theo quy tắc nào. Trong tháng 10 này dự đoán sẽ còn nhiều cơn bão lớn và khủng khiếp.

    bao dai tay duong 1
    Mắt bão Milton được ghi nhận bởi vệ tinh. Ảnh: NOAA

    Trung tâm Bão quốc gia Mỹ (NHC) cũng cho hay, cơn bão nhiệt đới Milton được hình thành ở Vịnh Mexico và dự báo sẽ phát triển lên thành cuồng phong siêu bão và đổ bộ thẳng vào Florida (Mỹ), gây ảnh hưởng toàn phía Tây nước này.

    Cơn bão Milton với khả năng phát triển khiến giới chuyên gia phải ngạc nhiên bởi vì không tuân theo quy tắc nào. Sự thăng cấp vượt bậc của nó khiến nhiều người đau đầu cho rằng đây sẽ lại là một cơn bão với sức ảnh hưởng lớn gây thiệt hại nặng nề cho nhiều bờ biển ở miền Tây nước Mỹ.

    Các chuyên gia cho rằng mùa bão Đại Tây Dương năm nay đã có sự chuyển biến rõ rệt vượt xa mọi dự đoán ban đầu được đưa ra. Mặc dù đã qua đỉnh điểm của mùa bão nhưng với tiến trình này, nhiều người e ngại những cơn bão lớn vẫn sẽ tiếp tục hình thành và phát triển vượt bậc, đe dọa cuộc sống của con người.

    Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Đại học bang Colorado cùng nhiều cơ quan khác đã từng dự báo mùa bão năm nay sẽ là một mùa bão hoạt động dữ dội, "trên mức trung bình". Tuy nhiên, đối với mức độ tàn phá ghi nhận được lại vượt quá tầm kiểm soát của các chuyên gia.

    Siêu bão Beryl được cho là mở màn mùa bão năm nay đã tàn phá một phần của bang Texas với thiên tai, lũ lụt, mất điện và thương vong về người. Tiếp nối nó, bão Debby không chỉ ảnh hưởng đến tiểu bang Florida mà còn đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp vào nam Carolina khiến nhiều người thiệt mạng, tài sản tiêu tan.

    Điều khiến các chuyên gia bất ngờ nhất phải là siêu bão Helene với tốc độ phát triển bất thường và có thể sẽ đi vào lịch sử như một trong những cơn bão tàn khốc nhất từng tấn công Mỹ. Siêu bão Helene đã khiến hơn 200 người thiệt mạng, gây mưa lớn, lũ lụt và sạt lở nhấn chìm miền Bắc Carolina.

    bao dai tay duong 1
    Siêu bão Helene mạnh nhất trong 50 năm của nước Mỹ đã nhấn chìm miền Bắc Carolina.

    bao dai tay duong 1
    Sự tàn khốc của siêu bão Helene. Ảnh: AFP

    Các chuyên gia cũng bắt đầu lo ngại khi tháng 10 luôn là tháng đỉnh điểm của những cơn bão và dự đoán vẫn sẽ còn nhiều cơn bão lớn khác được hình thành trong tháng 10 này trước khi mùa bão Đại Tây Dương chính thức kết thúc vào 30/11.

    Bài liên quan: Bài liên tiếp 2 cơn bão lớn phá kỷ lục, mùa bão 2024 đạt đỉnh điểm

    Bão Kirk và Leslie cùng mạnh lên vào đầu tháng 10, lập kỷ lục mới về cường độ và khu vực hình thành, đưa mùa bão 2024 Đại Tây Dương vào trạng thái báo động.

    Mùa bão 2024 tại Đại Tây Dương đang trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết khi liên tiếp hai cơn bão Kirk và Leslie cùng lập kỷ lục mới về cường độ và vị trí hình thành, đẩy mùa bão lên mức trên trung bình so với các năm trước.

    Bão Kirk đã làm nên lịch sử khi trở thành cơn bão mạnh cấp 4 ở vị trí xa nhất về phía đông của Đại Tây Dương nhiệt đới vào thời điểm muộn như hiện nay. 

    Theo Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ (NHC), cơn bão này có khả năng tiếp tục mạnh lên thành siêu bão. Với sức gió giật lên tới 215 km/h, Kirk dự báo sẽ gây ra sóng lớn và dòng chảy xiết nguy hiểm dọc theo Bờ Đông nước Mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến các khu vực Bermuda, quần đảo Greater Antilles và Bahamas vào cuối tuần này.

    Ngay sau khi Kirk hình thành, bão nhiệt đới Leslie cũng xuất hiện. Đây là cơn bão nhiệt đới thứ 12 của mùa bão 2024, và nhanh chóng mạnh lên thành bão lớn chỉ trong vòng một ngày. Leslie đã phá vỡ kỷ lục vừa được thiết lập bởi Kirk, trở thành cơn bão xa nhất về phía đông trong thời điểm này của năm.

    Các chuyên gia cho biết, các điều kiện khí hậu bất thường như mực nước biển cao hơn mức trung bình và gió đứt yếu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bão ở khu vực xa hơn về phía đông so với thông thường.

    Dự báo của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho thấy mùa bão năm nay có khả năng vượt trên trung bình. Theo đó, ước tính sẽ có từ 17 đến 25 cơn bão có tên, trong đó có 8 đến 13 cơn bão cuồng phong và từ 4 đến 7 cơn bão lớn. Hiện tại, mùa bão 2024 đã ghi nhận 12 cơn bão có tên, 7 cơn bão cuồng phong và 3 cơn bão lớn, và vẫn còn hơn một tháng nữa mới kết thúc.

    Với hai cơn bão lớn đang hoành hành, cư dân tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng được khuyến cáo nên theo dõi sát sao các bản tin thời tiết và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống khẩn cấp. 

    Mùa bão năm nay đang chứng tỏ mức độ khốc liệt và khó lường, đòi hỏi sự cảnh giác cao độ từ người dân và chính quyền các địa phương ven biển.

    Theo Saostar

  • Bão Helene với sức gió 225 km/h đã đổ bộ vào bang Florida của Mỹ, giới chức cảnh báo đây sẽ là thảm họa thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng.

    Helene, cơn bão mạnh cấp 4 trong thang đo bão 5 cấp của Mỹ, đổ bộ khu vực Big Bend, tây bắc bang Florida lúc 23h10 ngày 26/9 (10h10 ngày 27/9 giờ Hà Nội). Mưa như trút cùng những cơn gió với sức tàn phá lớn đang quần thảo tại khu vực này.

    Thống đốc Florida Ron DeSantis cho biết một người tử vong sau khi biển báo rơi xuống chiếc ôtô đang di chuyển trên xa lộ liên bang gần thành phố Ybor. "Điều đó cho thấy tình hình bên ngoài rất nguy hiểm. Ngay bây giờ, mọi người cần phải ẩn náu, không phải lúc để ra ngoài", ông nói trong cuộc họp báo ở thành phố Tallahassee.

    Giới chức hạt Wheeler, bang Georgia cho biết hai người đã thiệt mạng do lốc xoáy liên quan bão Helene.

    bao helena 1
    Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy bão Helene di chuyền về phía Florida - Ảnh: NOOA

    Ngay từ trước khi bão vào bờ, đường sá đã bị ngập lụt. Helene được dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất suốt nhiều thập kỷ qua ở Vịnh Mexico.

    "Người dân ở dọc bờ biển vùng Big Bend của Florida đều có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ cơn bão có khả năng gây thảm họa này", Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NHC) thông báo trên mạng xã hội.

    Các sân bay Tampa và Tallahassee đã đóng cửa. Một số khu vực của St. Petersburg, Tampa, Sarasota, Treasure Island và các thành phố khác ở bờ biển phía tây Florida đều bị ngập lụt.

    bao helena 1
    Gió to và sóng lớn tại St. Petersburg, Florida hôm 26/9 trước khi bão Helene đổ bộ. Ảnh: AP

    Theo trang web PowerOutage, hơn một triệu hộ gia đình và doanh nghiệp ở các bang Florida, Georgia đã chịu cảnh mất điện từ trước khi bão đổ bộ.

    "Theo dự báo của chúng tôi, mực nước dâng do bão sẽ cao 4,5-6 m, tương đương tới nóc tòa nhà hai tầng. Kịch bản 'không thể sống sót' sẽ tái diễn tại khu vực bờ biển Florida", giám đốc NHC Mike Brennan cho hay. "Những con sóng đi kèm bão có thể phá hủy nhà cửa, cuốn trôi ôtô và mực nước sẽ dâng rất nhanh".

    NHC cảnh báo bão gây lượng mưa lên tới 510 mm ở một số khu vực, kéo theo lũ lụt và lở đất. Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết lũ lụt có thể ở mức "chưa từng thấy hơn một thế kỷ qua".

    "Đây sẽ là một trong những sự kiện thời tiết đáng chú ý nhất xảy ra ở phía tây Florida trong kỷ nguyên hiện đại", cơ quan này cho hay. Cảnh báo lốc xoáy đã được ban bố trên khắp miền bắc Florida, Georgia, Bắc Carolina và Nam Carolina.

    Phó tổng thống Kamala Harris cho biết Nhà Trắng đang theo dõi sát sao tình hình, đồng thời kêu gọi người dân không chủ quan.

    Thống đốc DeSantis đã huy động Vệ binh Quốc gia và lệnh cho hàng nghìn nhân viên sẵn sàng tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Ông cảnh báo cơn bão này sẽ rất nguy hiểm và kêu gọi mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

    "Chúng ta không thể kiểm soát sức mạnh và đường đi của cơn bão, nhưng việc làm cách nào tốt nhất để vượt qua cơn bão một cách an toàn hoàn toàn phụ thuộc vào mọi người", ông nói.

    bao helena 1
    Bão Helene khiến nước biển dâng cao tại thành phố Tampa, Florida - Ảnh: FOX WEATHER

    bao helena 1
    Một số khu dân cư tại Florida bị ngập lụt nghiêm trọng do bão - Ảnh: FOX WEATHER

    Theo VnExpress

  • Với sự trợ giúp của tàu phá băng và robot dưới nước, mới đây, một nhóm nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sông băng Thwaites ở Nam Cực đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh và có thể sụp đổ theo cách không thể đảo ngược, gây ra thảm họa nước biển dâng toàn cầu.

    song bang ngay tan the
    Một góc của sông băng Thwaites. Ảnh: NASA

    Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng sông băng Thwaites, còn được biết đến với tên gọi “sông băng Ngày tận thế”, rất dễ bị tác động, một phần vì vị trí địa lý của con sông này. Sông có diện tích tương đương bang Florida của Mỹ, nằm trên nền địa hình dốc xuống, đồng nghĩa rằng khi tan chảy, sẽ có nhiều băng tiếp xúc với nước biển ấm hơn. Trước đây có rất ít hiểu biết về cơ chế đằng sau sự sụt giảm mực băng trên con sông này. Trong 6 năm qua, các nhà khoa học đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm để mang lại những hiểu biết rõ ràng hơn.

    Theo đó, kể từ năm 2018, một nhóm các nhà khoa học tham gia Tổ chức Hợp tác sông băng Thwaites quốc tế (ITGC) đã nghiên cứu dòng sông băng phức tạp và luôn thay đổi này để hiểu rõ hơn về cách thức và thời điểm mà sông băng có thể sụp đổ. Những phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được trình bày qua một loạt nghiên cứu, cung cấp bức tranh rõ ràng nhất về dòng sông băng này.

    Mới nhất, trong báo cáo công bố ngày 19/9, các nhà khoa học cảnh báo về một kịch bản “nghiệt ngã” đồng thời tiết lộ những kết luận chính sau 6 năm nghiên cứu. Theo đó, các nghiên cứu chỉ ra tốc độ mất băng dù đã ở mức nhanh nhưng sẽ còn tăng hơn nữa trong thế kỷ này. Rob Larter, nhà địa vật lý biển tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh và là thành viên của nhóm ITGC, cho biết mực băng trên sông Thwaites đã sụt nhanh đáng kể trong 30 năm qua. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mực băng sẽ còn sụt nhanh và nhiều hơn nữa.

    Nhóm nghiên cứu đã đưa 1 robot hình ngư lôi có tên Icefin đến dải tiếp đất của Thwaites, điểm mà băng bắt đầu nổi lên từ đáy biển, một điểm dễ bị tổn thương. Thông qua những hình ảnh mà Icefin gửi lại, nhóm đã phát hiện ra sông băng đang tan chảy theo những cách không ngờ tới, nước biển ấm có thể chảy qua các vết nứt sâu và tạo ra những bậc thang trong băng. Một nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu vệ tinh và GPS để xem xét tác động của thủy triều và phát hiện ra rằng nước biển có thể len lỏi sâu hơn 9,6 km bên dưới Thwaites, đưa theo nước ấm xuống dưới lớp băng và gây ra hiện tượng tan chảy nhanh chóng.

    Đi sâu nghiên cứu về lịch sử phát triển của Thwaites, nhóm nhà khoa học, trong đó có Julia Wellner, giáo sư tại Đại học Houston, đã phân tích lõi trầm tích biển để dựng lại quá khứ của sông băng và nhận thấy mực băng đã bắt đầu rút lui nhanh chóng vào những năm 1940. Tình trạng này có thể là do sự tác động của một đợt El Ninõ rất mạnh.

    Các nhà khoa học dự đoán toàn bộ Thwaites và khối băng Nam Cực phía sau có thể biến mất vào thế kỷ 23, gây ra hậu quả tàn khốc. Khi tan chảy hoàn toàn, sông băng Thwaites sẽ giải phóng ra lượng nước có thể làm tăng mực nước biển lên hơn 0,6m. Ngoài ra, dòng sông băng này cũng đóng vai trò như một nút chai, chặn giữ dải băng Nam Cực rộng lớn, nên nếu cuối cùng sông băng này sụp đổ thì mực nước biển có thể sẽ dâng cao khoảng 3m, tàn phá các cộng đồng ven biển từ Miami và London đến Bangladesh và các quần đảo ở Thái Bình Dương.

    Các nhà khoa học cảnh báo kể cả khi con người ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch ngay lập tức thì cũng có thể đã quá muộn để cứu sông băng này. Tuy nhiên, nhóm cũng cho biết vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu thêm về dòng sông băng phức tạp này và để hiểu liệu tình trạng sụt giảm mực băng có thể đảo ngược hay không.

    Theo Baotintuc

  • Mưa lớn ở Trung và Đông Âu, có nơi ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong 100 năm qua xảy ra trong 24 giờ, gây lũ lụt nghiêm trọng, khiến ít nhất 11 người chết.

    Một áp thấp di chuyển chậm được gọi là bão Boris đã đổ lượng mưa tương đương một tháng xuống một số thủ đô lịch sử của châu Âu, bao gồm Vienna, Bratislava và Prague, CNN đưa tin.

    Tại Ba Lan ngày 15.9, một người chết đuối ở hạt Klodzko và chính quyền khuyến cáo người dân Moszczanka và Laka Prudnicka sơ tán do có nguy cơ vỡ đập. Cùng ngày tại Áo, một lính cứu hỏa hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.

    mua lon chau au 1
    Một người dân ở Czech đứng nhìn con phố ngập nước hôm 15-9 - Ảnh: AFP

    Tại Romania, thêm 2 người được xác nhận chết vì lũ lụt vào ngày 15.9, sau khi có 4 người được xác nhận chết ngày 14.9. “Những tác động nghiêm trọng nhất xảy ra ở 7 địa phương” - Bộ trưởng Nội vụ Romania Catalin Predoiu chia sẻ với Antena 3. Các đội đã cứu được 95 người mắc kẹt trong nhà. Khoảng 5.400 ngôi nhà ở khu vực đông nam Galati, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt, đã bị hư hại.

    Người dân ở Pechea, một trong những ngôi làng trong vùng, kể lại sự bàng hoàng trước sức tàn phá của lũ lụt. "Tôi chẳng còn gì cả" - bà Sofia Basalic chia sẻ với AFP, mô tả cảnh nước lũ "tràn vào nhà" và "đánh sập các bức tường", phá hủy các thiết bị nhà bếp và làm chết gia súc trong trang trại của bà.

    Công nhân nhà máy Gica Stan, người có ngôi nhà bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước lũ, cho biết bản thân thậm chí "không còn một cây kim" và đang phải trông chờ vào quần áo quyên góp.

    Các dịch vụ cứu hộ đã được triển khai tại các hạt bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Giới chức Romania thông báo đã ghi nhận lượng mưa lớn nhất trong 100 năm qua trong 24 giờ trước đó.

    Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu nói nước này sẽ "dọn dẹp và xem có thể cứu vãn được những gì".

    "So với năm 2013, lượng nước nhiều hơn gần gấp ba lần. Thật khó để ứng phó với cơn thịnh nộ của thiên nhiên", ông Ciolacu trả lời báo giới ngày 16-9.

    mua lon chau au 1
    Lũ lụt nghiêm trọng đang xảy ra ở Trung và Đông Âu. Ảnh: AFP

    Mưa lũ khiến nhiều con sông vỡ bờ ở Ba Lan và Cộng hòa Czech. Ở phía tây nam Ba Lan, 1.600 người được sơ tán tại hạt Klodzko khi các con sông có mực nước cao kỷ lục và vỡ bờ. Klodzko - đô thị có 25.000 dân cư - đã bị ngập một phần trong nước vào 15.9.

    Tại Cộng hòa Czech, chính quyền đang phải vật lộn với mưa lớn trên khắp đất nước. Tổng thống Petr Pavel cảnh báo lũ lụt chưa kết thúc khi những khu vực nghèo nhất của đất nước có khả năng phải chịu "thiệt hại lớn nhất" trong những ngày tới. Kể từ khi bắt đầu mưa lớn, hơn 10.500 người đã được sơ tán tại Cộng hòa Czech.

    Ở phía đông bắc, 80% thành phố Krnov bị ngập lụt. “Nước đang tràn qua toàn bộ Krnov. Chúng tôi ước tính 70-80% thành phố đang chìm trong nước. Nước gần đến tòa thị chính. Quảng trường đã ngập 2/3” - Phó Thị trưởng Miroslav Binar cho biết. Cảnh sát Czech cho biết một người chết đuối trên sông gần thị trấn Bruntal ở vùng đông bắc, cùng 7 người mất tích.

    Tại Đức, các tiểu bang phía nam và phía đông đang chuẩn bị ứng phó với lũ lụt. Cảnh báo lũ lụt đã được ban bố cho các con sông ở tiểu bang Saxony.

    Tại Áo, mưa lớn đã khiến nước dâng cao ở một số con sông và các dịch vụ cứu hộ được triển khai tại một số vùng của đất nước. Nhiều thành phố ở Hạ Áo đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi mưa lớn tiếp tục kéo dài đến 15.9. Hai cư dân khoảng 70 và 80 tuổi được tìm thấy đã qua đời trong căn nhà bị ngập của họ tại vùng Hạ Áo - khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất - theo lời cảnh sát. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng vùng Hạ Áo cũng cho biết tính đến nay đã có 12 con đập bị vỡ, kéo theo đất bùn. Hàng ngàn hộ dân ở khu vực này đang không có điện và nước.

    Báo động đỏ - mức cảnh báo cao nhất - đã được ban hành cho một số khu vực của Ba Lan, Đức, Cộng hòa Czech, Áo và Slovakia. Theo Meteoalarm, mức cảnh báo này liên quan đến "hiện tượng khí tượng dữ dội" và "có khả năng gây ra thiệt hại lớn".

    Theo Lao Động

  • Nhiều vùng rộng lớn tại Thụy Sĩ và Áo đang chuẩn bị cho trận tuyết rơi trái mùa, trong khi Cộng hòa Séc đối mặt với trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

    Theo cảnh báo từ cơ quan khí tượng Thụy Sĩ, một số vùng cao ở nước này có thể chứng kiến lượng tuyết rơi lên tới 45cm trong 2 ngày tới.

    Tại Áo, nhiều nhà dự báo thời tiết cảnh báo tuyết rơi ở vùng trung tâm đến ngày 16/9, với lượng tuyết tích tụ lên tới 50cm ở Salzburg. Thành phố Villach thuộc tỉnh Carinthia, lối đi dành cho người đi bộ và đường dành cho xe đạp dọc theo sông Drau sẽ bị đóng cửa.

    chau au tham hoa kinh
    Tại Áo, các nhà dự báo thời tiết cảnh báo tuyết sẽ rơi sớm ở vùng trung tâm. (Ảnh: Getty)

    Trong khi đó, chính quyền Cộng hòa Séc dự báo có mưa lớn bất thường và nguy cơ lũ lụt ở miền trung và miền đông đất nước. Một số khu vực có thể có lượng mưa hơn 30cm. Theo chính quyền khu vực, nhiều con sông ở nước Đức gần đó cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Bộ trưởng Môi trường Séc Petr Hladik cho biết tình hình hiện tại ở Cộng hòa Séc tương tự như thời điểm trước khi diễn ra trận lũ lụt lịch sử làm tê liệt đất nước vào năm 1997 và 2002.

    Trận lũ năm 1997 tấn công vùng phía đông Moravia - nơi có lượng mưa lớn, cướp đi sinh mạng của 50 người và gây thiệt hại hàng tỷ USD. Trong khi đó, trận lũ lụt năm 2002 chủ yếu xảy ra ở phía tây đất nước, khiến 17 người thiệt mạng và gây thiệt lớn hơn trận lũ lụt năm 1997.

    Các nhà điều hành đập thủy điện đang chủ động giảm mực nước ở một số hồ chứa nước của Séc, trong khi một số lễ hội ngoài trời bị hủy hoặc hoãn lại.

    Hiện tại, nhiều thành phố ở Moravia đã dựng rào chắn chống lũ và chuẩn bị bao cát để chống chọi với thời tiết. Các nhà dự báo thời tiết địa phương cảnh báo sức gió có thể lên tới 100km/h.

    Một số khu vực khác của châu Âu cũng phải đối mặt với thời tiết nắng nóng trong những tháng gần đây. Hệ thống thời tiết lạnh bao trùm phần lớn khu vực, với nhiệt độ ở một số vùng phía tây bắc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4.

    Những điều kiện bất thường này cho thấy biến đổi khí hậu đang khiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra thường xuyên hơn.

    Theo Cơ quan Khí tượng tại London, nhiệt độ dự kiến giảm xuống mức thấp nhất là 7 độ C vào ngày 13/9.

    VTC News (theo Bloomberg)

  • Đợt sạt lở và siêu sóng thần ở Greenland, bắt nguồn từ khủng hoảng khí hậu, đã khiến Trái Đất rung lên suốt 9 ngày vào tháng 9/2023.

    sieu song than 9 ngay 1
    Hệ thống vịnh hẹp trước (bên trái) và sau trận lở đất và sóng thần. Ảnh: Planet Labs.

    Cơn địa chấn được phát hiện bởi cảm biến động đất trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ban đầu các nhà khoa học không hình dung được đây là gì bởi mức độ vô tiền khoáng hậu của cơn địa chấn này, theo Guardian.

    "Khi chúng tôi bắt đầu đợt khảo sát, mọi người đều bối rối và không ai hình dung nổi tín hiệu sóng địa chấn này xuất phát từ đâu", tiến sĩ Kristian Svennevig thuộc đội Khảo sát Địa chất của Đan Mạch và Greenland, tác giả chính của công trình nghiên cứu, nói. "Những đợt sóng dài hơn và đơn giản hơn các tín hiệu động đất thông thường".

    Sau khi tìm hiểu, các nhà nghiên cứu cho biết vụ địa chấn là minh chứng rõ nét cho tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên nhanh chóng đã gây ra lở đất ở những nơi từng được xem là ổn định.

    sieu song than 9 ngay 1
    Sạt lở đất kéo theo siêu sóng thần cuốn qua vịnh núi đá hẹp đã khiến Trái Đất rung lên trong suốt 9 ngày. Ảnh: Unsplash.

    Một đỉnh núi cao 1.200 mét ở vịnh Dickson, phía đông Greenland, bị sạt lở vào ngày 16/9/2023 sau khi sông băng bên dưới bị tan chảy và không thể giữ cố định cấu trúc núi đá này được nữa.

    Vụ sạt lở gây ra đợt sóng cao tới 200 m và tình trạng lũ cuốn chảy xiết qua vịnh hẹp Dickson, gửi sóng địa chấn đi khắp thế giới trong hơn một tuần.

    Đây là vụ lở đất và siêu sóng thần đầu tiên được ghi nhận ở phía đông Greenland. Các khu vực xung quanh Bắc Cực đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự ấm lên toàn cầu.

    “Tôi đã hoàn toàn bối rối khi lần đầu nhìn vào những tín hiệu địa chấn này”, tiến sĩ Stephen Hicks thuộc Đại học London, một trong những người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, nói. “Tôi chưa bao giờ thấy sóng địa chấn di chuyển lâu và dài như vậy mà lại chứa một tần số dao động duy nhất”.

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ước tính rằng khoảng 25 triệu m3 đá và băng đã đâm vào vịnh hẹp và trượt dài ít nhất 2.200 m dọc theo vịnh này.

    “Vụ sạt lở này cũng là sự kiện hiếm gặp bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận được tình trạng lở đất và sóng thần ở miền Đông Greenland”, tiến sĩ Svennevig nói.

    Đợt sạt lở đã phá hủy một địa điểm từng là nơi cư trú của người Inuit (tộc người bản địa sống gần Bắc Cực). Địa điểm này nằm gần mực nước biển và có tuổi thọ vào khoảng 200 năm, cho thấy vụ lở đất này là chuyện gần như không xảy ra trong suốt hơn 2 thế kỷ.

    Nhiều lều đã bị phá hủy tại một trạm nghiên cứu trên Đảo Ella, cách trận lở đất 70 km. Địa điểm này được những người săn lông thú và nhà thám hiểm thành lập cách đây hai thế kỷ và được các nhà khoa học và quân đội Đan Mạch sử dụng, nhưng bị bỏ trống vào thời điểm xảy ra trận sóng thần.

    sieu song than 9 ngay 1
    Đồ họa: Guardian.

    Các vịnh hẹp trong khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần nằm trên tuyến đường thường được sử dụng bởi các tàu du lịch. Một tàu du lịch chở 200 người đã bị mắc kẹt trong bùn ở Aplefjord, gần vịnh Dickson, vào tháng 9 năm ngoái. Thủy thủ đoàn và du khách đã được cứu hộ và di dời kịp thời, chỉ 2 ngày trước khi xảy ra đợt sóng thần.

    “May mắn là không có chuyện gì xảy ra đối với những người có mặt trong khu vực bị ảnh hưởng”, ông Svennevig nói. “Chúng ta vẫn chưa hình dung được sóng thần sẽ tác động như thế nào đến các tàu du lịch”.

    “Một phần quan trọng trong việc xác định nguyên nhân của các sự kiện động đất là mô hình hóa sóng thần và so sánh với các phép đo”, ông Svennevig nói.

    “Mô hình của chúng tôi dự đoán một dao động trong cùng chu kỳ 90 giây, đây là một kết quả đáng kinh ngạc, cũng như độ cao của sóng thần và các con sóng suy yếu theo cùng một cách chính xác như các tín hiệu địa chấn”.

    “Trận sóng thần kéo dài độc đáo này đã thách thức các mô hình cổ điển mà trước đây chúng tôi sử dụng để mô phỏng chỉ vài giờ lan truyền sóng thần”, giáo sư Anne Mangeney, người chuyên mô hình hóa tín hiệu lở đất tại Viện Vật lý địa cầu Paris ở Pháp, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

    “Chúng tôi phải đạt đến độ phân giải số cao chưa từng có. Điều này mở ra những hướng đi mới cho mô hình hóa sóng thần”, bà Mangeney nói thêm.

    “Ở một mức độ sâu hơn, đây là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến sự nóng lên toàn cầu gây ra hiện tượng rung chuyển Trái Đất, ở khắp mọi nơi, ngay dưới chân chúng ta”, bà Mangeney nhận định.

    “Những rung động đó di chuyển từ Greenland đến Nam Cực trong vòng chưa đầy một giờ. Vì vậy, chúng ta đã thấy tác động của biến đổi khí hậu tác động đến toàn thế giới chỉ trong vòng một giờ".

    Nhóm nghiên cứu cũng dự đoán những sự kiện tương tự sẽ tiếp diễn nếu nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Tác động của con người lên Trái Đất cũng đã được chứng minh gần đây qua các nghiên cứu cho thấy rằng việc băng tan hàng loạt ở hai cực khiến cho mỗi ngày dài ra và khiến hai cực dịch chuyển.

    Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng lượng khí thải carbon đang làm thu hẹp tầng bình lưu.

    Theo ZNews

  • Sóng thần cao gần 200 mét - là một trong những trận sóng thần lớn nhất từng được ghi nhận - là kết quả của một loạt sự kiện liên tiếp và hiếm có đã xảy ra. Tuy nhiên, không ai trên thế giới chứng kiến sự kiện này (và như vậy đúng là may mắn).

    Đúng một năm trước, tức là vào tháng 9/2023, các nhà địa chấn học trên khắp thế giới đã phát hiện những rung động không giống bất kỳ rung động nào mà họ gặp trước đây.

    Đó là tiếng rền đều đều dường như phát ra từ Greenland, đảo lớn nhất thế giới. Và nó kéo dài 9 ngày liền. “Tín hiệu này rất, rất lạ, tôi chưa từng thấy” - Carl Ebeling, một nhà địa chấn học làm việc với ĐH California (Mỹ), nói.

    Cho đến gần đây, vẫn không ai biết điều gì đã gây ra hoạt động địa chấn bí ẩn đó. Chỉ biết là không lâu sau khi rung động xuất hiện, một con tàu đi gần các vịnh hẹp ở Greenland phát hiện ra rằng trên đảo Ella, một căn cứ quan trọng được Đan Mạch dùng cho việc nghiên cứu khoa học, đã bị phá hủy.

    sieu song than 200m 1
    Một hình ảnh vệ tinh chụp đỉnh núi gần nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Copernicus, Sentinel-2.

    Những điều này khiến một nhóm các nhà địa chấn học quốc tế, phía Đan Mạch và các nhà hải dương học bắt tay tìm lời giải đáp cho bí ẩn: Chuyện gì đã xảy ra ở Greenland?

    Đến tận ngày 12/9 năm nay, kết luận của các nhà nghiên cứu mới được đưa ra sau một năm ròng rã tìm hiểu, và được đăng trên tạp chí Science (Khoa học). Hóa ra, ở Greenland đã xảy ra một trong những đợt sóng thần lớn nhất từng được ghi nhận, với những con sóng cao đến 198 mét, vẫn còn để lại dấu vết.

    Nguyên nhân ban đầu là do nhiệt độ tăng lên (vì biến đổi khí hậu) đã khiến một phần của một sông băng sụp đổ. Điều này làm một sườn núi dốc bị mất ổn định, gây ra một trận lở đá và băng, đổ vào Vịnh Dickson rất sâu của Greenland. Việc này lại khiến một lượng nước khổng lồ bị văng tung lên, và một ngọn sóng dữ dội cao ngất đã di chuyển trong vịnh có bề rộng khoảng 2,4 km.

    sieu song than 200m 1
    Ảnh chụp khu vực xảy ra sạt lở vào ngày 12/8/2023 (trước vụ sạt lở - sóng thần) và ngày 19/9/2023 (sau vụ việc). Ảnh: Søren Rysgaard; Quân đội Đan Mạch.

    Những ngọn sóng thần - một số cao ít nhất 100 mét - đã đập lên những vách đá dốc đứng dọc theo vịnh. Do đất, đá, băng lao xuống nước ở góc gần 90 độ, nên những con sóng cứ va đập qua lại trong suốt 9 ngày. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là seiche (dao động lắc).

    “Chưa ai từng chứng kiến điều gì như thế này” - Kristian Svennevig, nhà nghiên cứu chính của Đan Mạch, nói.

    Đội ngũ nghiên cứu khẳng định, đảo Ella - cách vụ lở đất đá và băng khoảng 72 km - đã bị tàn phá bởi sóng thần cao ít nhất 4 mét. Đáng chú ý là thỉnh thoảng các du khách vẫn tới thăm hòn đảo này.

    “Chỉ vài ngày trước sự kiện trên, các con tàu du lịch vẫn đi qua đó” - Svennevig nói - “Thực sự, thực sự rất may mắn là không ai ở đó khi sự việc xảy ra”.

    sieu song than 200m 1
    Các nhà nghiên cứu ước tính, đã có 25 triệu mét khối đá và băng đổ xuống vịnh. Đây là lượng có thể đổ đầy 10.000 bể bơi Olympic. Ảnh: Søren Rysgaard/ Quân đội Đan Mạch/ SWNS.

    Dao động lắc như trên là dao động lắc dài nhất mà các nhà khoa học thế giới từng biết đến. Trước đây, sóng thần do sạt lở đất đá thường tạo ra rung động chỉ trong vài giờ.

    Alice Gabriel, một nhà nghiên cứu, nói: “Trái Đất là một hệ thống có rất nhiều hoạt động liên tục và hiện tại, chúng ta đang ở thời điểm mà sự cân bằng rất nhạy cảm (của Trái Đất) bị xáo trộn khá mạnh do biến đổi khí hậu”.

    Theo Tienphong

  • Theo các cơ quan dự báo, không loại trừ khả năng cơn bão này sẽ mạnh lên thành bão cuồng phong.

    Thông tin từ Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho biết, tối 10/9, áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo của nước này đã mạnh lên thành bão, tên là Bebinca sau khi di chuyển qua gần đảo Guam của Mỹ.

    Vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ vĩ bắc, 145,0 độ kinh đông, cách Đông Visayas 2.105 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão 65km/h, giật 80km/h và áp suất trung tâm là 998 hPa. Phạm vi gió 200km từ tâm bão.

    bao Bebinca 1
    Bão Bebinca dự kiến ​​sẽ mạnh lên khi di chuyển về phía tây bắc. (Ảnh: Met Office Storms).

    Theo dự báo ban đầu của PAGASA, bão Bebinca có thể đi vào khu vực dự báo của Philippines tối 13/9 và rời vùng này vào ngày tiếp theo. Khi ở trong khu vực dự báo của Philippines, bão sẽ được đặt tên địa phương là Ferdie.

    Theo các cơ quan dự báo, Bebinca dự kiến ​​sẽ tăng cấp lên bão nhiệt dữ dội vào sáng 13/9 và không loại trừ khả năng mạnh lên thành bão cuồng phong vì nhiễu động thời tiết vẫn còn trên Thái Bình Dương.

    Được biết, tên bão Bebinca do Macau đặt ra, mang ý nghĩa là "món bánh pudding sữa Macau". Dựa theo kịch bản đường đi hiện tại cho thấy, bão Bebinca sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ khu vực nào của Philippines. 

    Tuy nhiên, dự báo đường đi của bão cho thấy có khả năng cơn bão sẽ tiếp cận bờ biển Thượng Hải ở phía Đông Trung Quốc.

    Dù không ảnh hưởng đến Philippines, song PAGASA cảnh báo, bão Bebinca sẽ làm tăng cường gió mùa tây nam, gây mưa rải rác ở Visayas và Palawan, cùng với mưa rào và dông rải rác ở Bicol, Mimaropa và Mindanao, bắt đầu từ ngày 12/9. Tuy nhiên, kịch bản mưa có thể thay đổi tùy thuộc vào đường đi và cường độ của bão Bebinca trong những ngày sắp tới.

    Theo Saostar

  • 23 giờ ngày 7/9, trong cuộc gọi chập chờn, thuyền trưởng Lê Văn Tiến chỉ kịp dặn con trai: 'Hai mẹ con cố gắng sống tốt. Bố sẽ cố gắng tìm cách trở về, nhưng cũng không biết thế nào'. Vài giây sau, liên lạc giữa hai bên bị ngắt.

    Cùng với 2 đồng nghiệp, ông Tiến, thuyền trưởng tàu VT09 của Công ty TNHH Việt Thuận đã mắc kẹt ngoài khơi Quảng Ninh sau cơn cuồng nộ của bão. May mắn, họ đã thực sự tìm được cách trở về…

    12 gio sinh tu 1

    4 CUỘC GỌI SINH TỬ TỪ TÂM BÃO

    Thuyền trưởng Lê Văn Tiến, 50 tuổi, hiện trú tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã có hơn 30 năm kinh nghiệm đi biển. Trước ngày bão số 3 ập vào, ông cùng 8 thuyền viên khác đã đưa VT09 vào bờ neo đậu. Trên con tàu có trọng tải 1.000 tấn, các thành viên nín thở chờ cơn cuồng phong đang kéo về từ phía đại dương.

    7 giờ sáng 7/9, trời Hạ Long dần đen kịt và lất phất mưa. Gió kéo sóng lừng lên, đục ngầu phía cửa vịnh. Sốt ruột vì bão tới gần, người đàn ông 50 tuổi mở điện thoại, gọi về cho vợ là bà Nguyễn Thị Mùi dặn dò cẩn trọng. “Cứ yên tâm, hết bão, anh về”, ông Tiến nói khi tiếng gió rít phía ngoài cabin đang ngày một lớn.

    12 gio sinh tu 1
    Có gần 30 năm kinh nghiệm đi biển, nhưng với ông Tiến, bão số 3 vẫn là một cơn bão dữ dội chưa từng thấy.

    Chỉ vài tiếng sau, dọc bờ biển Hạ Long gần vùng neo đậu bắt đầu cuộn sóng. Mưa dông từ ngoài khơi cuồn cuộn đổ về. Cabin tàu rung lắc dữ dội khiến ông Tiến càng nóng ruột hơn. Người thuyền trưởng tiếp tục lấy máy, gọi video call về cho con trai hiện đang ở Hà Nội.

    “Nói chuyện được vài phút thì màn hình phía bố tối dần, trước khi mất hoàn toàn tín hiệu”, anh Lê Thế Toàn nói với phóng viên Báo Nhân Dân sáng sớm 8/9.

    Dù cố gắng liên lạc lại nhiều lần, nhưng “không có cách nào kết nối được” khi sóng điện thoại tại vùng tâm bão vào thời điểm đó gần như tê liệt. Theo dõi những hình ảnh, tin tức liên tục cập nhật về, lòng anh nóng như lửa đốt.

    Phải sau vài tiếng, cuộc gọi thứ 3 từ tâm bão mới được thực hiện. “Khoảng 2 giờ chiều, bố tôi liên lạc lần nữa, bảo: ‘Mấy mẹ con cố gắng sống khỏe. Bố đã bị bão cuốn ra biển rồi. Giờ chưa biết thế nào. Tìm được đường sống bố sẽ gọi lại'", anh Toàn kể. Lúc này, ở Cột 8, tàu VT09 của thuyền trưởng Lê Văn Tiến đã bị bão đánh đứt neo, đẩy ngược ra phía biển động.

    12 gio sinh tu 1
    Hay tin dữ, bà Mùi bủn rủn cả chân tay. Nhờ người thân bấm giúp điện thoại để gọi chồng thêm lần nữa, nhưng sóng viễn thông cũng chẳng còn. Người phụ nữ 45 tuổi gần như gục ngã khi mường tượng ra điều tồi tệ nhất.

    Hay tin dữ, bà Mùi ở Đông Triều bủn rủn cả tay chân. Nhờ người thân bấm giúp điện thoại để gọi chồng thêm lần nữa, nhưng sóng viễn thông cũng chẳng còn. Người phụ nữ 45 tuổi gần như gục ngã khi mường tượng ra điều tồi tệ nhất.

    Bà Mùi gọi khoảng thời gian chờ đợi tin chồng là “khủng khiếp và nặng nề”. Suốt mấy chục năm qua, chưa bao giờ bà chứng kiến bão dữ dội và tàn khốc đến vậy. Cũng chưa bao giờ bà dám nghĩ, gia đình mình lại có thể phân ly sau một lần biển động.

    Suốt đêm, bà Mùi không ngủ được. Mãi tới 2 giờ sáng, bà nhận được cuộc gọi thứ 4 từ chồng. Anh báo tin: Xà lan của tàu đã bị dạt vào một vách núi giữa biển.

    “Anh sẽ tìm cách trở về. Giờ anh tắt máy để tiết kiệm pin”, phía đầu dây vội vã nói rồi dập máy. Phía ngoài, gió hoàn lưu vẫn đang rít lên từng đợt…

    NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ BIỂN KHƠI

    Trở lại ngày 7/9, tàu sà lan số hiệu VT09, trọng tải 1.000 tấn trong khi neo đậu tại Cột số 8 Hồng Gai đã bất ngờ bị gió, bão đánh đứt cáp neo, đẩy ra khơi xa. Vào thời điểm này, ngoài ông Tiến, trên tàu còn có 8 thuyền viên.

    9 giờ sáng, bão bắt đầu vào. Phát hiện sức gió quá lớn, ông Tiến đã yêu cầu tàu nổ máy để hỗ trợ, chống lại sức đẩy mỗi lúc một cao. Tuy nhiên, tới 12 giờ cùng ngày, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đã lên tới cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 16. Gió giật tung toàn bộ hệ thống dây chằng níu, trước khi đẩy VT09 cùng vài tàu trọng tải lớn khác ngược ra khơi.

    12 gio sinh tu 1
    Tàu sà lan neo đậu tại Cột 8 Hòn Gai, thành phố Hạ Long sáng 8/9.

    Lúc này, những đợt sóng cao tới 5-6m đục ngầu cũng ụp xuống khiến khu cabin lộn nhào, chao đảo dữ dội. Thuyền trưởng Tiến và 2 thuyền viên chỉ kịp khoác vội áo phao rồi nhảy ngược xuống phần sà lan phía đuôi. Ít phút sau, dông lốc dứt tung con tàu thành hai mảnh, ném thẳng về phía biển xa. Mưa, bụi than và bạt che trên sà lan bay phần phật. Chung quanh, dông lốc và mưa chao đảo. 3 người đàn ông phải bấu chặt vào nhau. Mặc dù đã có gần 30 năm kinh nghiệm đi biển nhưng ông Tiến cũng chỉ biết phó mặc cho số phận.

    May mắn, sau 30 phút thì trời bỗng lặng gió. Ông Tiến tranh thủ thả neo, hãm tốc độ trôi của sà lan. Chừng hơn 1 tiếng sau, cả nhóm bị đẩy vào một ngọn núi đá cách biển gần 2 hải lý và mắc kẹt lại. Lúc này, cả nhóm cố gắng “hứng sóng” để gọi về báo tin cho gia đình. Các cuộc gọi thứ 3 và thứ 4 của ông Tiến đã diễn ra trong bối cảnh đặc biệt ấy.

    “Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Bão quá khủng khiếp nên không dây cáp neo nào chịu nổi. Tôi đã nghĩ, trong trường hợp sà lan lật, chúng tôi sẽ cố bám vào vách núi cho tới khi có cứu hộ ra”, ông Tiến kể lại với phóng viên.

    12 gio sinh tu 1
    Thuyền trưởng Lê Văn Tiến nhớ lại những khoảnh khắc kinh hoàng trên biển.

    Đêm đó, nhóm thuyền viên đã nhiều lần phát hiện thuyền tìm kiếm cứu hộ tiếp cận các khu vực chung quanh nhưng bất lực vì không có cách nào liên lạc được. Phải tới tận gần sáng, một thuyền chài vô tình phát hiện ra sà lan mắc kẹt nên đã gọi điện vào bờ nhờ ngư dân địa phương ra ứng cứu. Chỉ tới lúc này, những thuyền viên tàu VT09 mới dám tin mình còn sống và có thể trở về.

    Sáng sớm 8/9, con thuyền đánh cá cũng đưa nhóm 3 thuyền viên của tàu VT09 về lại Cột 8 Hòn Gai sau 12 giờ kinh hoàng trên biển. Ông Tiến, mặt lấm lem, mắt thâm quầng vội vã gọi cuộc điện thoại thứ 5 cho vợ báo tin mừng sau cùng. Ngay lập tức, từ Đông Triều, bà Mùi cùng con vội vã di chuyển lên Hạ Long đón chồng.

    Thoáng thấy bóng ông Tiến đang bước từ phía bên đường sang, bà Mùi lật đật chạy tới, ôm chầm lấy người trở về từ biển, nức nở khóc. “Mừng quá, sống rồi. Sống rồi em ơi”.

    Biển Hạ Long phía sau lưng họ, sau cơn dông tố, đã dần trở lại bình yên. Trên bãi cát trải dài, lũ trẻ vô tư đuổi nhau vui đùa như chưa từng có trận bão khủng khiếp quét qua.

    12 gio sinh tu 1
    Khoảnh khắc vợ chồng người trở về từ biển khơi gặp lại nhau.

    12 gio sinh tu 1
    Khoảnh khắc vợ chồng người trở về từ biển khơi gặp lại nhau.

    12 gio sinh tu 1
    Niềm vui đoàn tụ.

    Trước đó, theo báo cáo của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai, tính đến 17 giờ 30 ngày 7/9, chỉ riêng tại Quảng Ninh, bão số 3 khiến 13 người mất tích trên biển và 1 người tử vong. Trong danh sách thống kê ban đầu này, chưa có trường hợp của ông Lê Văn Tiến và tàu VT09.

    Chia sẻ thêm với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Tiến cho biết, ông cảm thấy vô cùng may mắn khi còn sống sót trở về. Điều ông mong muốn nhất lúc này là sớm biết thông tin của 6 thuyền viên còn lại vẫn còn chưa liên lạc được.

    Theo Nhandan

  • Số lượng các cơn bão không tăng lên, nhưng đang ngày càng tàn phá trái đất dữ dội hơn.

    Bão có đang trở nên tồi tệ hơn?

    Mỗi năm, có khoảng 80 đến 90 cơn bão được đặt tên hình thành trên khắp thế giới, khi những xoáy thuận nhiệt đới đạt tốc độ nhất định.  

    Bão, hay còn có thể gọi là lốc xoáy bắt đầu từ những nhiễu động khí quyển - ví dụ như sóng nhiệt đới, vùng áp suất thấp nơi giông bão và mây hình thành. Khi không khí ấm, ẩm bốc lên từ bề mặt đại dương, gió trong đám mây bão bắt đầu quay. Quá trình này liên quan đến cách Trái đất quay ảnh hưởng đến gió ở các vùng nhiệt đới ngay gần đường xích đạo.

    Để một cơn bão hình thành và tiếp tục quay, nhiệt độ bề mặt biển thường phải đạt ít nhất 27 độ C để cung cấp đủ năng lượng, và gió không cần thay đổi nhiều theo độ cao. Nếu tất cả các yếu tố này kết hợp lại với nhau, một cơn bão dữ dội có thể hình thành, mặc dù nguyên nhân chính xác của từng cơn bão rất phức tạp.

    Trên toàn cầu, tần suất các cơn bão nhiệt đới không tăng và trên thực tế, số lượng có thể đã giảm - mặc dù dữ liệu dài hạn bị hạn chế ở một số khu vực.

    Nhưng có khả năng là tỷ lệ các cơn bão nhiệt đới trên toàn cầu đạt đến cấp độ ba trở lên, nghĩa là đạt tốc độ gió cao nhất đang tăng lên, theo cơ quan khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC).

    Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đã có sự gia tăng về lượng mưa trung bình và lượng mưa đỉnh điểm liên quan đến các cơn bão nhiệt đới.

    Việc những cơn bão tàn khốc như Yagi xuất hiện với tần suất tăng nhanh hơn là một vấn đề gây nhức nhối hiện tại. Trong vài tháng vừa qua, thế giới đã chứng kiến nhiều siêu bão gây ảnh hưởng lớn: Beryl ở Đại Tây Dương hồi tháng 7, bão Shanshan vừa đổ bộ vào Nhật Bản tuần trước và siêu bão Yagi đánh vào Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan.

    bao yagi 1
    Mắt bão Yagi vào ngày 5/9/2024

    Bão Yagi tăng cấp nhanh chóng, đạt tới mức cấp 4 là một sự kiện “hiếm gặp”, theo cơ sở dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ. Chưa từng có cơn bão nào đổ bộ vào Việt Nam với cường độ này, đặc biệt là ở vùng phía bắc. Nhưng có thể, sẽ còn nhiều “Yagi” khác nữa trong tương lai, trên khắp thế giới.

    Bên cạnh đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) tuyên bố rằng các thảm họa liên quan đến thời tiết đã tăng gấp 5 lần trong 50 năm qua, do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhờ hệ thống cảnh báo sớm được cải thiện và quản lý thiên tai tốt hơn, số người chết đã giảm gần 3 lần.

    Biến đổi khí hậu - Thách thức ngày càng lớn

    Đánh giá chính xác ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên từng cơn bão nhiệt đới là một thách thức. Các cơn bão tương đối cục bộ và tồn tại trong thời gian ngắn, và có thể thay đổi đáng kể trong mọi trường hợp.

    Tuy nhiên, việc nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến những cơn bão này theo nhiều cách có thể đo lường được. Đầu tiên, nước biển ấm hơn có nghĩa là bão có thể hấp thụ nhiều năng lượng hơn, dẫn đến tốc độ gió cao hơn. Ví dụ, có từ 4 đến 7 cơn bão lớn ở Đại Tây Dương vào năm 2024 một phần là do nhiệt độ bề mặt biển Đại Tây Dương đạt mức cao kỷ lục. Nhiệt độ cao chủ yếu là do khí thải nhà kính trong thời gian dài.

    Thứ hai, bầu không khí ấm hơn có thể giữ nhiều độ ẩm hơn, dẫn đến lượng mưa lớn hơn. Theo một ước tính, biến đổi khí hậu khiến cơn bão Harvey năm 2017 có khả năng xảy ra cao gấp khoảng ba lần.

    Cuối cùng, mực nước biển đang dâng cao, chủ yếu là do sự kết hợp của các sông băng và các tảng băng tan chảy, và thực tế là nước ấm hơn chiếm nhiều không gian hơn. Các yếu tố cục bộ cũng có thể đóng một vai trò. Điều này có nghĩa là các cơn bão dâng cao xảy ra trên mực nước biển đã dâng cao, làm cho tình trạng ngập lụt ven biển trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, người ta ước tính mực nước lũ do cơn bão Katrina năm 2005 - một trong những cơn bão chết chóc nhất nước Mỹ - cao hơn 15-60% so với mực nước lũ trong điều kiện khí hậu năm 1900.

    Nhìn chung, IPCC kết luận rằng có "độ tin cậy cao" rằng con người đã góp phần làm tăng lượng mưa liên quan đến các cơn bão nhiệt đới và "độ tin cậy trung bình" rằng con người đã góp phần làm tăng khả năng một cơn bão nhiệt đới trở nên dữ dội hơn.

    bao yagi 1

    bao yagi 1
    Biến đổi khí hậu do con người gây ra đang góp phần tạo ra những cơn bão mạnh hơn

    Theo IPCC, số lượng các cơn bão nhiệt đới trên toàn cầu khó có thể tăng lên. Nhưng khi thế giới ấm lên, "rất có khả năng" chúng sẽ có lượng mưa cao hơn và đạt tốc độ gió cực đại cao hơn. Điều này có nghĩa là tỷ lệ cơn bão sẽ đạt đến cấp độ dữ dội nhất, 4 và 5 sẽ tăng lên. Bão mạnh có thể tăng khoảng 10% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng giới hạn ở mức 1,5 độ C, tăng lên 13% ở mức 2 độ C và 20% ở mức 4 độ C - mặc dù con số chính xác vẫn chưa chắc chắn.

    Cần hành động khẩn cấp để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Siêu bão Haiyan, một cơn bão cấp 5 đã tấn công Philippines vào năm 2013, là thảm họa thiên nhiên gây chết người nhiều nhất và tốn kém nhất ở quốc gia Đông Nam Á này cho đến nay. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bão Haiyan là do nhiệt lượng đại dương và mực nước biển đã tăng lên kể từ năm 1998 do giai đoạn dao động thập kỷ Thái Bình Dương (PDO). Tác động nhiệt động lực học đối với nhiệt độ bề mặt biển khắc nghiệt, mực nước biển dâng cao và nước dâng do bão do biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tác động của nó.

    Nghiên cứu năm 2016 có tên “Gia tăng cường độ của các cơn bão đổ bộ vào Tây Bắc Thái Bình Dương kể từ cuối những năm 1970” đã phát hiện ra rằng cường độ của các cơn bão đổ bộ vào các nước Đông và Đông Nam Á đã tăng thêm 12-15%, với tỷ lệ bão cấp 4 và cấp 5 tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần.

    Với biến đổi khí hậu làm gia tăng cường độ và tần suất của các cơn bão và lốc xoáy, nhu cầu cấp thiết hiện nay là thích ứng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các khu vực dễ bị tổn thương hơn bởi các hiện tượng cực đoan.

    bao yagi 1
    Sự gia tăng của những cơn bão nguy hiểm là một thách thức toàn cầu

    Một báo cáo từ Tổ chức Khí tượng Thế giới cũng cho thấy sự phân bố toàn cầu của các thảm họa và tác động bởi các mối nguy hiểm (lũ lụt từ sông và lũ lụt chung gây ra 44% và 17% có liên quan đến bão nhiệt đới).  

    Vậy con người cần làm gì khi các cơn bão, lốc xoáy và bão mạnh đang gia tăng do khí hậu ấm lên và sẽ tiếp tục trong tương lai gần? Việc ngăn chặn sự leo thang của các hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt nhất có thể được thực hiện thông qua việc “khử cacbon” nhanh chóng trong nền kinh tế và xã hội cũng như triển khai các chiến lược thích ứng địa phương.

    Đối với bão nhiệt đới và bão ngoài nhiệt đới hoặc những cơn bão hình thành ở vĩ độ trung bình (hoặc được gọi đơn giản là "áp thấp"), thì việc đầu tư vào giảm thiểu rủi ro thiên tai, quản lý lũ lụt cả cả dựa vào hệ sinh thái hoặc kỹ thuật, hệ thống cảnh báo sớm sẽ giúp làm giảm thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, năng lực địa phương hạn chế có thể cản trở các khoản đầu tư này ở các nước kém phát triển hơn. Việc quản lý quỹ đạo và cường độ thay đổi của những cơn bão này cũng có thể là một thách thức do những khó khăn trong việc cảnh báo sớm và khả năng tiếp nhận của người dân bị ảnh hưởng.

    Theo Kênh 14

  • Mới đây, các quan chức Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo về một trận siêu động đất có thể xuất hiện trong thời gian tới gây hậu quả nghiêm trọng.

    Một trận động đất mạnh đến 7,1 độ richer ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Miyazaki, trên rìa phía Tây của máng Nankai, làm rung chuyển dữ dội khu vực Tây Nam Nhật Bản vào chiều ngày 8/8 (giờ địa phương) với tâm chấn khoảng 30m. Hàng loạt cảnh báo về sóng thần được đưa ra sau đó. Đến khoảng 17 giờ chiều (giờ địa phương) đã có những đợt sóng thần cao khoảng 50cm đổ bộ vào bờ biển các tỉnh Miyazaki, Kagoshima và Kochi.

    Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JWA) đã công bố một số thông tin tạm thời về trận động đất cũng như triệu tập một cuộc họp giữa các chuyên gia để đánh giá trường hợp xấu nhất - một trận siêu động đất xung quanh đứt gãy dưới rãnh Nankai có thể xảy ra làm rung chuyển một khu vực lớn tại Nhật Bản và có thể xảy ra trong thời gian tới.

    sieu dong dat song than
    Hình ảnh cơn sóng thần được ghi nhận trong thảm hoạ kép kinh hoàng tại Nhật Bản vào năm 2011 (Ảnh: Reuters)

    Trận siêu động đất này được cảnh báo sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong số các trận động đất lớn mà chính phủ đang nghiên cứu các phương pháp phòng chống trong suốt nhiều năm nay.

    Nhóm nghiên cứu chuyên gia của Văn phòng Nội các đã công bố vào năm 2012 rằng trận siêu động đất ở rãnh Nankai dự kiến có cường độ 9,1 độ richter, lớn hơn cường độ 9,0 của trận động đất được ghi nhận trong thảm hoạ kép năm 2011 ở Nhật. Hội đồng phòng chống thiên tai trung ương dự đoán, tổng cộng 100 đô thị dọc bờ biển Thái Bình Dương từ Kanto đến Kyushu (Nhật Bản) sẽ hứng chịu sóng thần cao từ 10 mét trở lên, thậm chí có thể đạt độ cao lên tới 30 mét.

    Ban đầu, ước tính số người chết có thể lên tới 323.000 người và thiệt hại kinh tế sẽ là 220,3 nghìn tỷ yên. Tuy nhiên, đến năm 2019, nhờ tiến bộ trong việc phòng chống động đất và các yếu tố khác, các chuyên gia tính toán rằng số người thiệt mạng có thể giảm xuống còn 231.000 - gấp 14 lần số người thiệt mạng trong thảm hoạ kép xảy ra tại Nhật Bản năm 2011 và thiệt hại kinh tế ước tính là 213,7 nghìn tỷ yên.

    Đến tháng 1 năm nay, Ủy ban Nghiên cứu động đất của Chính phủ Nhật Bản đã dự báo khả năng xảy ra động đất có độ lớn từ 8 đến 9 gần rãnh Nankai trong 30 năm tới là khoảng 70 - 80%.

    Các biện pháp phòng chống thiên tai cấp quốc gia đã được thực hiện dựa trên ước tính thiệt hại bao gồm việc thúc đẩy các biện pháp phòng chống thiên tai cũng như tăng cường đặc biệt về các biện pháp đối phó sơ tán khi sóng thần ập đến.

    Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc khắc phục, ổn định cuộc sống người dân sau khi thảm hoạ xảy ra.

    Theo suckhoedoisong

  • NEPAL - Hai xe khách chở ít nhất 66 người bị cuốn xuống sông Trishuli và mất tích, lực lượng cứu hộ mới tìm được ba người sống sót.

    Trận lở đất xảy ra vào 3h sáng 12/7 gần Simaltal đã đẩy hai phương tiện xuống dòng nước lũ đang dâng cao của sông Trishuli, miền trung Nepal. Ba người bơi vào bờ an toàn, nhưng lực lượng cứu hộ chưa tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của hai chiếc xe khách trong nước lũ.

    Hai xe có thể đã bị nhấn chìm, cuốn trôi về hạ lưu sông Trishuli. Cảnh sát và quân đội Nepal đang triển khai nhiều xuồng cao su để tìm kiếm hai phương tiện cùng các nạn nhân mất tích.

    lu lut nepal 1
    Lực lượng cứu hộ Nepal tìm kiếm hai chiếc xe khách bị lở đất cuốn xuống sông Trishuli, ngày 12/7. Ảnh: AP

    Sông ngòi ở Nepal phần lớn có dòng chảy xiết do địa hình đồi núi. Mưa liên tục trong những ngày qua khiến nước sông đục ngầu, khiến việc tìm càng khó khăn.

    "Một xe chở ít nhất 24 người, xe còn lại chở ít nhất 42 người, nhưng có thể có nhiều hành khách hơn", quan chức Khima Nanada Bhusal cho biết.

    Nhiều vụ lở đất đã cắt đứt các tuyến đường đến hiện trường. Một chiếc xe khách khác gần đó cũng gặp lở đất, tài xế thiệt mạng, chưa rõ thương vong.

    Thủ tướng Nepal Pushpa Kamal Dahal bày tỏ nỗi đau buồn trước thông tin này, cũng như lo ngại về tình trạng lũ lụt và lở đất gần đây. Gió mùa mang theo mưa lớn xảy ra ở Nepal từ tháng 6 đến tháng 9, thường xuyên gây lở đất.

    Tối 11/7, lở đất đã chôn vùi một căn nhà ở thị trấn du lịch Pokhara, khiến gia đình 7 người thiệt mạng khi đang ngủ.

    lu lut nepal 1
    Dòng lũ ở sông Bagmati, thủ đô Kathmandu, Nepal, ngày 6/7. Ảnh: AP

    VnExpress (theo AP)

  • Từ Nam Mỹ đến đông nam Australia, phần lớn hành tinh của chúng ta bị nhấn chìm trong nước lụt sau những trận mưa lớn bất thường ở những khu vực không ngờ tới.

    Những vụ vỡ đập chết người ở Kenya và Brazil, đường cao tốc trượt xuống sườn núi ở miền Nam Trung Quốc, đường băng sân bay sa mạc bị nhấn chìm trong “biển” nước ở Dubai, các hố mỏ ngập lụt ở Australia - Phần lớn thế giới đang vật lộn với lũ lụt nghiêm trọng.

    Thảm họa kết hợp

    Lượng mưa kỷ lục và lũ lụt chết người xảy ra trên toàn cầu trong những tuần gần đây, gây ngạc nhiên ở nhiều mặt, cả về vị trí lẫn mức độ thiệt hại, theo Wall Street Journal.

    Một phần do cơ sở hạ tầng vốn không được chuẩn bị để ứng phó với những trận lũ lụt như vậy, những trận mưa lớn bất thường đang gây chết người, tàn phá tài sản và sơ tán hàng loạt trên nhiều lục địa.

    Những trận mưa lớn là hệ quả của các kiểu thời tiết tự nhiên bị tăng mức độ do một năm nhiệt độ toàn cầu phá kỷ lục.

    Khi Trái Đất nóng lên, không khí cũng ẩm ướt hơn. Nói một cách đơn giản, không khí càng ấm thì càng có thể chứa được nhiều nước.

    Các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận liệu nắng nóng kéo dài kỷ lục trong cả năm qua và những trận mưa dữ dội đi kèm với nó có phải mang tính nhất thời hay cần phải điều chỉnh lại bức tranh toàn cảnh để phù hợp với một tương lai nền nhiệt cao hơn và ẩm ướt hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quốc gia, tăng chi phí bảo hiểm và làm phức tạp thêm hoạt động sản xuất lương thực toàn cầu.

    tham hoa toan cau 1
    Cây cầu bắc qua sông Taquari bị ngập ở bang Rio Grande do Sul của Brazil. Giới chức trách đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau thảm họa cướp đi sinh mạng hàng chục người thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích. Ảnh: Sao Paulo Civil Defence.

    Theo các chuyên gia khí tượng học và nhà khoa học khí hậu, trong mỗi trận lũ lụt vào tháng 4 vừa qua, một loạt các điều kiện thời tiết khắc nghiệt đan xen với nhau gây ra các cơn bão.

    Họ cho hay lượng mưa đổ xuống trong những cơn bão mùa xuân này rất bất thường. Ví dụ, các quốc gia Đông Phi đã hứng chịu lượng mưa 100-500 mm trong tháng 4, gấp tới 6 lần mức bình thường (tùy thuộc vào khu vực), theo dữ liệu từ Trung tâm Dự báo Khí hậu của Dịch vụ Thời tiết Quốc gia.

    Cường độ của các trận mưa lớn bất thường này có thể gây thiệt hại nặng nề. Thủ đô Nairobi của Kenya ngập lụt gần 30 cm trong 7 ngày, khiến đập vỡ, chôn vùi các thị trấn trong bùn đất và biến đường phố thành những dòng sông chết chóc.

    Lượng mưa lên tới 254 mm - tương đương lượng mưa thông thường của cả một năm - đổ xuống trong một ngày ở Dubai, nhấn chìm các đường băng sân bay quốc tế.

    tham hoa toan cau 1
    Công nhân ở thành phố Thanh Viễn, miền Nam Trung Quốc, dọn dẹp bùn đất từ dòng sông nước dâng cao vào tháng tư. Ảnh: ZUMA PRESS.

    Do sự nóng lên toàn cầu

    Lượng mưa kỷ lục 432 mm trong một tháng đã gây ngập lụt tại tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, nơi một đoạn đường cao tốc bị sập ở khu vực miền núi hôm 29/4, khiến 48 người thiệt mạng. Tỉnh này là nơi sinh sống của 127 triệu người và tập trung nhiều công ty công nghệ và sản xuất khổng lồ của Trung Quốc, chủ yếu nằm dọc theo bờ biển phía nam.

    Brazil đã triển khai lực lượng vũ trang tới bang Rio Grande do Sul, phía nam nước này, sau khi lượng mưa 152 mm đổ xuống trong 24 giờ, gây ra lũ lụt nghiêm trọng trong tuần qua khiến ít nhất 55 người thiệt mạng, 70 người mất tích và hơn 80.000 người khác phải di dời.

    Mực nước dâng cao kỷ lục của một trong những con sông chính trong khu vực, đường sá và cầu cống bị phá hủy, làm gián đoạn vụ thu hoạch ở bang sản xuất đậu tương lớn thứ hai của Brazil. Khoảng nửa triệu người không được tiếp cận với nước sạch và 300.000 người không có điện sau khi một đập thủy điện nhỏ bị vỡ, tạo ra làn sóng nước bùn cao 2 m tràn qua các ngôi làng địa phương.

    Các thảm họa liên quan đến mưa lớn bất thường là hệ quả của sự nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học ghi nhận 10 tháng liên tiếp nhiệt độ khí quyển trung bình toàn cầu phá kỷ lục và 12 tháng liên tiếp nhiệt độ đại dương trung bình toàn cầu cao kỷ lục.

    Theo bà Sarah Kapnick, nhà khoa học trưởng của Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia, mặc dù vẫn còn nghi vấn về việc liệu sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu có duy trì dài hạn hay không, nhưng điều chắc chắn là bầu không khí ấm hơn giữ nhiều hơi ẩm hơn và sau đó rơi xuống dưới dạng mưa, trong khi nhiệt độ đại dương cao hơn sẽ khiến nước bốc hơi nhiều hơn vào không khí..

    “Những hiện tượng này đang xảy ra thường xuyên hơn ở quy mô cực lớn”, bà Kapnick nói. “Chúng đang xảy ra ở những nơi mà chúng ta không ngờ tới, như Dubai, vì vậy càng đáng ngạc nhiên hơn”.

    tham hoa toan cau 1
    Mưa lũ lớn xảy ra ở nơi ít ai ngờ tới như thành phố sa mạc Dubai, khiến hậu quả có thể nặng nề hơn bởi những nơi chưa vậy ít có sự chuẩn bị hơn. Ảnh: Bloomberg.

    Lũ lụt ở Đông Phi tháng trước xảy ra trong mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5, mặc dù lượng mưa thực tế thay đổi trong một năm. Lần này, lượng mưa đã bị đẩy cao bởi một dạng thời tiết gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương. Trong pha dương, lưỡng cực đẩy nước ấm vào bờ biển phía đông châu Phi; trong pha âm, dòng nước ấm chảy ngược về phía Australia và Indonesia.

    Năm nay, lưỡng cực mạnh hơn bình thường, gây ra lượng mưa lớn ở các khu vực phía tây Ấn Độ Dương, chẳng hạn như Kenya, theo bà Joyce Kimutai, nhà khoa học khí hậu tại Imperial College London và là thành viên của World Weather Attribution - nhóm các nhà khoa học đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ.

    Bà Kimutai cho hay nhiệt độ đại dương cao hơn cộng với hiệu ứng bay hơi của bầu không khí ấm hơn đã tạo tiền đề cho trận lụt chết chóc ở Kenya.

    Ít nhất 50 người đã thiệt mạng vào sáng sớm 29/4 khi đập Old Kijabe tràn nước, gây lũ quét ở thị trấn Mai Mahiu, nằm bên dưới vách đá của Thung lũng Great Rift, cách Nairobi 32 km về phía bắc. Vụ vỡ đập đã nâng số người chết vì lũ lụt trên toàn quốc lên 210 người và 90 người khác mất tích. Công ty điện lực quốc gia xác nhận tình trạng mất điện rải rác khắp cả nước.

    Trận lũ lụt khắp Bán đảo Ả Rập vào giữa tháng 4 khiến đường phố Dubai hóa thành sông là trận lũ nghiêm trọng nhất kể từ khi việc ghi chép bắt đầu cách đây 75 năm. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, cơn bão bắt đầu như một hệ thống áp suất thấp di chuyển chậm trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó mang theo hơi ẩm khi di chuyển qua Vịnh Ả Rập và Biển Đỏ.

    Thông thường, các hệ thống áp suất thấp sẽ tồn tại trên khắp châu Âu vào thời điểm này trong năm, nhưng hệ thống này đã di chuyển về phía nam và cũng gây ra bão ở miền Bắc Pakistan và Afghanistan, gây mưa lớn và cướp đi sinh mạng của 50 người.

    Trong ngày 14 và 15/4, Dubai đã ghi nhận lượng mưa hàng ngày cao nhất kể từ khi hoạt động theo dõi bắt đầu vào năm 1949. Các đường siêu xa lộ 12 làn của tiểu vương quốc sa mạc này ngổn ngang những chiếc ôtô bị bỏ lại; trường học và doanh nghiệp đóng cửa; và nhóm lao động chân tay và giúp việc gia đình bị mắc kẹt trong nhà. Chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết sẽ phân bổ khoảng 540 triệu USD để giúp đỡ những công dân bị ảnh hưởng trong trận lụt. Chỉ có khoảng 10% dân số nước này có quốc tịch UAE.

    Một phân tích về cơn bão Dubai do nhóm World Weather Attribution công bố cho thấy lượng mưa đổ xuống có thể bị ảnh hưởng bởi El Ninõ, một kiểu thời tiết ở Thái Bình Dương dẫn đến nhiệt độ đại dương ấm hơn ở Đông Thái Bình Dương và có thể ảnh hưởng đến hạn hán và lượng mưa trên toàn cầu.

    tham hoa toan cau 1

    tham hoa toan cau 1

    tham hoa toan cau 1
    Lượng mưa kỷ lục đã phá hủy một đoạn đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khiến hàng chục người thiệt mạng. Ảnh: ZUMA PRESS, Tân Hoa Xã.

    El Ninõ làm gia tăng thiệt hại

    Theo Viện Khí tượng Quốc gia Brazil, El Ninõ hiện tại bắt đầu vào năm 2023 và đang dần suy yếu, mặc dù nó vẫn đang gây ảnh hưởng và một phần nguyên nhân gây ra những trận mưa chết người trong tuần qua ở miền Nam Brazil.

    Trong lịch sử, bán đảo Ả Rập khô cằn ghi nhận nhiều đợt mưa lớn trong những năm có El Ninõ hơn những năm không có El Ninõ.

    Vùng Sừng châu Phi đã trải qua nhiều năm hạn hán, trong khi lũ lụt ở Kenya khiến hơn 165.000 người phải di dời, bao gồm cả khách du lịch và nhân viên phải sơ tán bằng trực thăng và thuyền khỏi 19 trại đi săn bị ngập khi sông Talek tràn bờ ở Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, theo chính quyền Kenya và Hội Chữ thập đỏ.

    Chuyên gia Kimutai nhận định sự trở đi trở lại giữa những năm hạn hán, sau đó là những đợt mưa cực đoan và kéo dài khiến đất và thực vật khó hấp thụ nước mưa.

    “Có rất nhiều sự thay đổi giữa các thái cực nên hệ sinh thái thực sự không có thời gian để phục hồi và trở lại trạng thái thích nghi tự nhiên vốn có”, vị chuyên gia phân tích. “Nó trở thành một hệ thống suy yếu theo thời gian”.

    Theo ông Justin Mankin, phó giáo sư địa lý tại Đại học Dartmouth, thiệt hại do mưa có thể nghiêm trọng hơn ở các khu vực thành thị như Dubai, nơi nước không thể thấm vào lòng đất hoặc ở các vùng nông thôn nơi thảm thực vật bị thu hẹp vì nhu cầu thức ăn hoặc nhiên liệu.

    “Mặt đất hấp thụ một lượng nước nhất định. Môi trường xây dựng định hình cách lượng mưa được truyền đi và gây nguy hiểm cho người dân dưới dạng lũ lụt. Và đó là trường hợp chung cho dù bạn đang nói về miền Đông Australia, Dubai hay miền Đông Trung Quốc”, chuyên gia Mankin cho hay.

    Lượng mưa lớn cũng xảy ra ở Australia vào tháng 3, đánh dấu tháng 3 ẩm ướt thứ ba được ghi nhận ở nước này, với lượng mưa cao hơn khoảng 86% so với mức trung bình dài hạn, theo Cục Khí tượng nước này. Một cơn bão nhiệt đới đã xảy ra ở vùng phía bắc xa xôi của đất nước trong tháng đó, khiến chính quyền phải đóng cửa các con đường do lũ lụt và các công ty khai thác mỏ phải đình chỉ hoạt động.

    Tại một mỏ mangan trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía bắc Australia, công ty khai thác mỏ South32 cho biết cơn bão đã làm ngập các mỏ khai thác và làm hư hỏng một cây cầu đường bộ cũng như cơ sở hạ tầng cầu cảng và bến cảng. Các thợ mỏ cho biết lượng mưa kỷ lục đã đổ xuống hòn đảo.

    Theo ZNews

  • Trận động đất 7,4 độ xảy ra ngoài khơi huyện Hoa Liên của đảo Đài Loan sáng nay, khiến 9 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương.

    Động đất xảy ra lúc 7h58 (6h58 giờ Hà Nội) với tâm chấn nằm ở phía đông đảo Đài Loan, tại độ sâu 15,5 km. Chính quyền Đài Loan cho biết động đất mạnh 7,2 độ, trong khi Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho hay trận rung chấn có cường độ 7,4 độ.

    Giới chức cho biết ít nhất 9 người thiệt mạng và 800 người bị thương. Ít nhất 26 tòa nhà sụp đổ, hơn một nửa ở Hoa Liên. 50 người mất tích.

    Các nhân chứng ở Hoa Liên, gần tâm chấn động đất, mô tả họ đã rất lo lắng khi lái xe trong khi đá văng ra từ những ngọn núi gần đó rơi xuống xung quanh họ. Nhiều người khác vội vã chạy ra ngoài nhà sau khi cảm nhận được sức mạnh của cơn chấn động.

    Lin Jung, 36 tuổi, quản lý cửa hàng giày thể thao ở Hoa Liên, cho biết sự việc xảy ra khi anh đang ở nhà chuẩn bị đưa con 16 tháng tuổi đi khám.

    Lin nói cảm giác ban đầu là những đợt rung lắc nhẹ, nhưng nhanh chóng chuyển sang rung lắc dữ dội. Một phần đèn trần rơi xuống sàn nhà, khiến Lin vội vã lao vào bảo vệ con. "Tất cả những gì tôi có thể làm lúc đó là che chắn cho con", Lin kể lại.

    "Trận động đất gây rung lắc dữ dội, tranh treo tường, TV và tủ rượu của tôi đều rơi xuống đất", một người đàn ông ở Hoa Liên nói thêm.

    dong dat dai loan 1
    Tòa nhà nằm ở góc đường Trung Sơn và Trùng Khánh tại huyện Hoa Liên đổ nghiêng sau trận động đất. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực đưa người mắc kẹt ra ngoài.

    dong dat dai loan 1
    Tòa nhà ở ngã tư phố Bắc Tân và Khang Lạc, huyện Hoa Liên, đổ nghiêng về một bên và mất hẳn tầng một.

    dong dat dai loan 1
    Động đất gây sạt lở núi ở khu vực Sùng Đức, huyện Hoa Liên.

    Mike Hung Hsu, du khách đến từ Mỹ, cho biết ông "chưa bao giờ thấy động đất như thế này ở Los Angeles", mặc dù đó là khu vực thường xuyên xảy ra động đất ở Mỹ. "Tôi từng sống ở Đài Loan, theo trí nhớ của tôi, chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến trận động đất nào khủng khiếp như thế này", Mike nói.

    Một cư dân ở Đài Bắc mô tả tất cả xe máy đỗ bên ngoài nhà bà đổ nghiêng. "Tôi nhanh chóng khóa gas, ngắt nguồn điện và mở cửa chính", bà kể.

    "Rung lắc rất mạnh. Có lẽ đã lâu chưa xảy ra động đất nên tôi thấy thật sự hoảng sợ", một phụ nữ cho biết thêm. "Khi biết xảy ra động đất, tôi đã vội mặc quần áo, xỏ giày, địu theo con và chạy xuống tầng. Tôi không mang theo bất cứ thứ gì", cư dân khác ở Đài Bắc cho biết.

    dong dat dai loan 1
    Đá rơi xuống chặn lối chui qua hầm Sùng Đức thuộc tuyến cao tốc Tô Hoa, ảnh hưởng giao thông hai chiều.

    dong dat dai loan 1
    Lực lượng cứu hộ giải cứu một người tại Tân Bắc.

    dong dat dai loan 1
    Gạch rơi vỡ tại đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở quận Trung Chính, thành phố Đài Bắc.

    dong dat dai loan 1
    Lực lượng cứu hộ số 6 thuộc thành phố Tân Bắc cho hay khu vực đường An Thái, quận Tân Điếm, xuất hiện hố tử thần. Giới chức đã sơ tán 12 người, không có người nào bị thương.

    dong dat dai loan 1
    Căn nhà ở Tân Bắc xáo trộn vì rung lắc.

    Tại Đài Bắc, gạch rơi xuống từ các tòa nhà cũ và một số tòa văn phòng, nhưng không gây thương vong. Mọi thứ nhanh chóng trở lại bình thường ở Đài Bắc sau động đất, trẻ em đến trường và người lớn tiếp tục đi làm.

    Theo giám đốc trung tâm địa chấn học Đài Loan Wu Chien-fu, đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo trong 25 năm qua, sau trận động đất 7,6 độ khiến 2.400 người thiệt mạng năm 1999. "Trận động đất xảy ra gần đất liền và tâm chấn nông. Rung chấn có thể cảm nhận được khắp Đài Loan và các đảo ngoài khơi", ông Wu nói.

    Đài Loan đã phát cảnh báo sóng thần. Hệ thống tàu điện ngầm ở Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng ngừng hoạt động khoảng 40-60 phút.

    Đảo Đài Loan nằm dọc theo "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, đường đứt gãy địa chấn bao quanh đại dương này, nơi xảy ra hầu hết các trận động đất trên thế giới.

    Hơn 100 người đã thiệt mạng trong trận động đất xảy ra ở miền nam Đài Loan năm 2016. Một trận động đất mạnh 7,3 độ cũng khiến 2.000 người trên hòn đảo thiệt mạng vào năm 1999.

  • Cơn mưa lớn kèm theo gió lốc giật mạnh khiến cửa kính căn hộ chung cư bị vỡ, 3 người bị cuốn bay ra khỏi nhà.

    Sự việc đau lòng xảy ra tại một tòa chung cư thuộc đường Phương Hồ, thành phố Nam Xương (Giang Tây, Trung Quốc) vào hôm 31/3 vừa qua gây xôn xao cộng đồng mạng, thông tin từ trang 163

    Ba người sống tại căn hộ chung cư thuộc tầng 11 và 20 đã bị gió lốc cuốn xuống đất tử vong. Nạn nhân là bà Lưu (64 tuổi) và cháu trai 11 tuổi sống tại tầng 20. Người còn lại là bà Vạn (60 tuổi) sống tại tầng 11. Tòa nhà có 21 tầng.

    gio cuon bay xuong dat 1
    Chung cư nơi xảy ra vụ việc

    Con gái của bà Vạn nói rằng, cô và chồng mua căn hộ này vào năm 2014 và bỏ không nhiều năm. Cách đây vài năm, cô sửa chữa lại và đưa bố mẹ đẻ đến sống cùng. Vài ngày trước, vợ chồng cô cho các con về quê chồng, chỉ có bố mẹ ở nhà. Tối 30/3 vì trời nóng nên bố mẹ cô không ngủ chung, mỗi người nằm một phòng. 

    Khoảng 3h sáng ngày 31/3, ông Vạn bị đánh thức bởi tiếng gió rít bên ngoài. Ông sang phòng vợ để kiểm tra tình hình nhưng trong phòng không có ai, cửa sổ bị cuốn mất, đồ đạc lộn xộn.

    gio cuon bay xuong dat 1

    gio cuon bay xuong dat 1
    Kính vỡ, đồ đạc ngổn ngang trong nhà sau cơn lốc

    Ông gọi bà nhưng không có ai trả lời, tìm khắp nơi không thấy người. Ông kiểm tra cửa ra vào thì phát hiện cửa vẫn khóa từ bên trong nên chắc chắn là bà Vạn chưa ra ngoài.

    Lúc này, ông mới nghe thấy tiếng khóc từ dưới nhà nên vội vàng xuống kiểm tra. Thấy vợ nằm trên mặt đất, đã tử vong, ông vô cùng đau lòng. Gần đó là thi thể của bà Lưu và cháu trai ở tầng 20. 

    Anh Từ, người thân của 2 nạn nhân ở tầng 20 cho biết, hôm đó, anh cùng vợ và con gái ngủ ở phòng lớn. Bố anh ngủ một mình còn mẹ ngủ với cháu trai trong phòng nhỏ. Nửa đêm, anh bị đánh thức bởi tiếng động lớn. Linh cảm có chuyện không hay, anh lao ra phòng khách thì thấy mọi thứ ngổn ngang. Anh lập tức đi kiểm tra mọi người trong gia đình thì phát hiện mẹ và con anh không có ở đó. Cửa kính trong phòng ngủ của hai bà cháu bị vỡ tung, mọi thứ lộn xộn. 

    gio cuon bay xuong dat 1
    Ban công nhà bà Vạn đã được gia cố tạm thời sau vụ việc

    Cố gắng giữ bình tĩnh, anh nhanh chóng đưa bố, vợ và con gái vào nhà tắm để đảm bảo an toàn rồi gọi cảnh sát. Khi gió bão bên ngoài lắng xuống, anh vội xuống nhà kiểm tra thì phát hiện cảnh tượng đau lòng. Mẹ và con trai anh nằm đó, đã tử vong. 

    Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao kính ở chung cư lại có thể bị vỡ khi gió lốc đến? Nếu vậy thì cuộc sống của những người sống ở chung cư có thực sự an toàn? 

    Trận mưa và gió lốc ngày hôm đó cũng đã khiến các gốc cây lớn bị bật gốc. Ông Lưu, một người dân ở khu chung cư cho biết, khoảng 3h sáng ngày 31/3, một cơn lốc bắt đầu ập đến gây hoang mang. Những căn hộ ở tầng thấp trong khu chung cư hầu như không ảnh hưởng nhiều. Chỉ có kính và lưới chống trộm của một số nhà bị hư hỏng.

    Tuy nhiên, một số căn hộ ở tầng cao lại bị hư hại nghiêm trọng. "Tôi ở đây nhiều năm, chưa từng thấy trận gió mạnh như vậy", ông cho biết.

    Theo Vietnamnet

  • Vùng Midlands và miền Nam nước Anh đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trên diện rộng sau khi mưa lớn trút xuống vùng đất bão hòa và mực nước sông dâng cao.

    Tính đến 17h ngày 5/1 (theo giờ địa phương), 250 cảnh báo lũ lụt (dự kiến sẽ có lũ lụt) đã được đưa ra ở Anh, cũng như hai cảnh báo ở xứ Wales. Ngoài ra, còn có 269 cảnh báo lũ lụt (lũ lụt có thể xảy ra), trong khi Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) đã cảnh báo về một đợt rét đậm sắp tới.

    Hạt Nottinghamshire đã chứng kiến 64% lượng mưa trung bình trong một tháng trút xuống chỉ trong 4 ngày do nước sông Trent dâng cao. Người dân ở một số khu vực đã được yêu cầu sẵn sàng sơ tán vì Hội đồng Nottinghamshire cho biết, đỉnh nước sông có thể "gần đạt mức cao nhất được ghi nhận từ năm 2000".

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    Dữ liệu của Cơ quan Môi trường Anh cho thấy, hầu hết các con sông ở Anh đều có mực nước đặc biệt cao, trong đó có một số dòng sông ghi nhận dòng chảy cao nhất như sông Itchen ở Southampton.

    Một du thuyền đã bị chìm trên sông Thames ở trung tâm London. Chủ du thuyền cho biết, nguyên nhân có thể là "do điều kiện thời tiết".

    Các chuyến tàu hỏa cũng có khả năng bị ảnh hưởng. Hệ thống tàu hỏa ở South Western bị gián đoạn trên toàn bộ mạng lưới vào ngày 5/1 do ngập lụt, cũng như các vấn đề lớn trên các tuyến đường sắt ở phía Tây nước Anh.

    Great Western Railway, một công ty điều hành tàu hỏa của Anh, đã xin lỗi vì "sự gián đoạn đáng kể" sau lũ lụt và một sự cố nghiêm trọng gần Reading.

    Nhà sản xuất chuyên mục thời tiết của Sky News, Joanna Robinson cho biết, vào cuối tuần, thời tiết sẽ ổn định hơn, nhưng trời sẽ lạnh hơn.

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    Theo dự báo thời tiết của UKHSA, tiết trời lạnh sẽ bắt đầu lúc 9h ngày 6/1 cho đến trưa 12/1, với dự báo nhiệt độ thấp hơn mức trung bình ở nhiều khu vực; cảnh báo về sự gia tăng rủi ro đối với những người dễ bị tổn thương, với "những tác động đáng kể có thể xảy ra" trong lĩnh vực y tế và chăm sóc xã hội. Sương giá cũng sẽ lan bao trùm hơn và băng "có thể là một vấn đề đối với nhiều người".

    Cơ quan Khí tượng Anh (Met Office) cho biết, đợt rét đậm có thể là do áp lực cao ở Anh tích tụ trong tuần tới.

    Tổng lượng mưa cao nhất hôm 5/1 là 44 mm tại Otterbourne, hạt Hampshire, với lượng mưa từ 20 mm đến 30 mm ở nhiều quận phía Nam.

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    Mưa lớn trút xuống vài ngày sau khi mưa và gió mạnh từ cơn bão Henk khiến mặt đất ngậm nước bão hòa và dễ bị ngập lụt hơn.

    Cuối ngày 5/1, 10 xe cứu hỏa và khoảng 70 lính cứu hỏa đã được điều động đến ứng phó với trận lũ lớn ở phía Đông London.

    Khoảng 50 người đã được sơ tán sau khi một con kênh bị vỡ bờ ở Hackney Wick, khiến 10 mẫu đất, gần bằng diện tích 8 sân bóng đá, bị ảnh hưởng.

    Một số cư dân của Công viên Dân cư Radcliffe, ở phía Đông thành phố Nottingham, đã phải sơ tán do nước lũ dâng cao.

    Các khu vực của Worcestershire, West Midlands, Bedfordshire, Gloucestershire, Leicestershire và West Sussex cũng bị ngập nặng.

    Hình ảnh mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng ở Anh. (Ảnh: Sky News)

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    canh bao lu lut nghiem trong tai anh 1

    Theo VTV

  • Metro mới đây đưa tin, 11 tài xế đã cố lái xe vượt qua lũ lụt trên đường A443 gần Tenbury Wells ở Worcestershire, Vương quốc Anh nhưng bất thành.

    11 xe 1
    11 tài xế liều mạng phi xe qua dòng nước lũ nhưng bất thành

    Mỗi khi chứng kiến lũ lụt trên các con đường ở Vương quốc Anh, không thể tránh khỏi việc thấy các tài xế buộc phải bỏ xe sau khi cố gắng - và không thành công - lái xe qua nước lũ.

    Rất khó để biết nước sâu bao nhiêu, và sẽ không mất nhiều thời gian để ô tô bị hỏng nếu động cơ ngấm đầy nước. Những bức ảnh mới nhất dưới đây được chụp trong trận lũ lụt do Bão Henk gây ra.

    Không phải một, không phải hai, mà là 11 chiếc ô tô đã cố gắng vượt qua lũ lụt trên đường A443 gần Tenbury Wells ở Worcestershire nhưng không thành công.

    Lúc đầu, con đường này bị chặn bởi một chiếc ô tô sau khi sông Tame gần đó bị vỡ bờ. Nhưng khi ngày càng có nhiều tài xế cố gắng di chuyển trên mặt nước thì từng người một cũng cố gắng di chuyển theo, và cuối cùng đã bị mắc kẹt.

    Thoạt đầu người ta nghĩ, việc tăng dần số lượng ô tô mắc kẹt sẽ khiến một số tài xế phải quay lại và thử đi một tuyến đường khác, đặc biệt là khi những người lái xe quay lại muộn hơn sẽ có thể biết được độ sâu của nước khi so sánh với những chiếc ô tô đã bị mắc kẹt trong lũ lụt, nhưng hình như là không.

    Thay vào đó, 11 tài xế này nối đuôi nhau di chuyển qua dòng nước lũ để cùng chịu chung số phận.

    11 xe 1
    Bão Henk đổ bộ vào nước Anh khiến hàng trăm con đường ngập nước, giao thông không thể đi lại

    Dịch vụ cứu hỏa địa phương đã được gọi đến để giải cứu những người lái xe bị mắc kẹt, nhưng các nhân viên dịch vụ khẩn cấp và đường cao tốc đã vô cùng bận rộn suốt cả ngày vì bão Henk đã khiến hàng trăm con đường không thể đi qua.

    11 xe 1
    Đường A443 ở Worcestershire bị chặn bởi một chiếc ô tô sau khi sông Tame gần đó bị vỡ bờ

    Một số tuyến đường sắt cũng bị tắc nghẽn do lũ lụt, cây đổ hoặc đường dây điện bị đổ.

    Lực lượng cứu hỏa và cứu hộ Hereford và Worcester (HWFR) mới đây đã chia sẻ lời kêu gọi yêu cầu mọi người không bao giờ lái xe hoặc đi bộ vào nước lũ:

    “Lũ quét và mực nước sông dâng cao có thể gây ra tình huống nguy hiểm cho những người đi phương tiện và đi bộ.

    11 xe 1
    HWFR kêu gọi yêu cầu mọi người không bao giờ lái xe hoặc đi bộ vào nước lũ

    Bạn không bao giờ được phép lái xe qua vùng nước đọng sâu hơn 15cm hoặc vùng nước đang chảy hơn 10cm.

    Nước lũ có thể di chuyển rất nhanh và có thể gây ra những nguy hiểm không thể nhìn thấy được.

    Mọi người không bao giờ nên đi vào vùng nước lũ. Ví dụ, những mối nguy hiểm có thể bao gồm các hố ga được nâng lên có thể khiến họ có nguy cơ rơi sâu xuống cống mà họ không thể thoát ra ngoài.

    Họ không thể nhìn thấy mép đường nên có thể lạc vào vùng nước sâu, và họ cũng không thể nhìn thấy đồ đạc trên đường mà họ có thể ngã và vướng vào.

    Những người thực hiện những hành động như vậy không chỉ khiến bản thân gặp nguy hiểm mà còn cả những người có thể được kêu gọi giải cứu họ”,

    Giaoducthoidai (theo Metro)

  • Giới chức Nhật Bản nói rằng nước này đã trải qua 155 trận động đất kể từ ngày 1/1, trong đó mạnh nhất là trận 7,6 độ ở tỉnh Ishikawa.

    Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết phần lớn trong 155 trận động đất xảy ra tại nước này từ ngày 1/1 có cường độ trên 3 độ, thêm rằng sức mạnh của địa chấn đã giảm dần nhưng vẫn có ít nhất 6 trận rung lắc mạnh được ghi nhận trong sáng nay.

    "Nguy cơ lở đất và sập nhà ở những khu vực rung lắc mạnh vẫn ở mức cao. Người dân cần duy trì cảnh giác trong vòng một tuần tới", Noriko Kamatani, lãnh đạo Bộ phận Giám sát Động đất và Sóng thần thuộc JMA, nói trong cuộc họp báo hôm nay.

    dong dat nhat ban 1
    Một tòa nhà ở bán đảo Noto bị sập sau trận động đất mạnh 7,6 độ richter. Ảnh: Kyodo

    Quan chức JMA nói rằng hoạt động địa chấn đã diễn ra ở khu vực này suốt hơn 3 năm và có thể còn tiếp diễn. "Chúng ta vẫn cần cảnh giác với sóng thần nếu xuất hiện động đất lớn ở đáy biển", bà Kamatani nói thêm.

    JMA đã gỡ bỏ toàn bộ cảnh báo sóng thần do nhận định không còn đợt sóng lớn nào, nhưng cảnh báo người dân cẩn trọng khi làm việc ở khu vực ven biển và ngoài khơi do "mực thủy triều có thể thay đổi nhẹ" trong vài ngày tới.

    Thông báo được đưa ra giữa lúc lực lượng cứu hộ Nhật Bản chật vật tìm cách tiếp cận những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau trận động đất 7,6 độ tại tỉnh Ishikawa chiều 1/1. Sở cảnh sát tỉnh Ishikawa thông báo ít nhất 8 người đã thiệt mạng. Giới chức các địa phương cũng ghi nhận nhiều người bị thương và nhà cửa sập đổ tại 5 tỉnh gồm Ishikawa, Niigata, Fukui, Toyama và Gifu.

    dong dat nhat ban 1 Giải trí 
    Khói bốc lên từ một khu vực bị cháy sau động đất ở TP Wajima - Nhật Bản. Ảnh: Reuters

    "Đây là cuộc chạy đua với thời gian. Cần cứu trợ những người gặp nạn càng sớm càng tốt, nhất là những người đang mắc kẹt dưới đống đổ nát", Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói trong cuộc họp khẩn nhằm ứng phó thảm họa.

    1.000 binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã được điều động đến bán đảo Noto, khu vực thiệt hại nặng nhất do động đất. Nhiều tuyến đường chủ chốt đã sạt lở hoặc bị đất đá chắn ngang, một sân bay tại khu vực cũng ngừng hoạt động do nứt đường băng. Hàng loạt chuyến tàu và chuyến bay qua khu vực cũng bị đình chỉ.

    Khoảnh khắc động đất 7,6 độ làm rung chuyển miền trung Nhật Bản. Video: NHK, Asahi Shinbum

    Đài truyền hình Nhật Bản NHK nói rằng các bác sĩ không thể đến bệnh viện ở thành phố Suzu trên bán đảo Noto, địa điểm gần tâm chấn nhất. Cơ sở này cũng đang phải vận hành bằng máy phát điện dự phòng, do nguồn điện bị cắt trong trận động đất.

    Đám cháy bùng phát tại trung tâm thành phố Wajima thuộc tỉnh Ishikawa đã hoành hành gần một ngày và phá hủy hơn 100 công trình. Lực lượng cứu hỏa vẫn tiếp tục nỗ lực dập lửa và đánh giá thương vong trong khu vực.

    Động đất mạnh 7,6 độ xảy ra tại vùng Noto thuộc tỉnh Ishikawa của Nhật Bản chiều 1/1, khiến nước này và nhiều quốc gia lân cận phát cảnh báo sóng thần. Các đợt sóng cao khoảng một mét đã ập vào nhiều vùng bờ biển phía tây Nhật Bản và miền đông Hàn Quốc.

    dong dat nhat ban 1
    Một tòa nhà 7 tầng bị sập vì trận động đất ở TP Wajima - Nhật Bản. Ảnh: Reuters

    dong dat nhat ban 1
    Trận động đất xảy ra lúc 16h10, ghi nhận cường độ địa chấn tối đa 7 cấp độ của Nhật Bản trên Bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa. Chấn động cũng làm rung chuyển các tòa nhà ở trung tâm Tokyo, theo Kyodo. Trong ảnh, người dân chờ đợi bên ngoài giữa những vết nứt lớn trên mặt đất ở thành phố Wajima thuộc tỉnh Ishikawa sau trận động đất mạnh làm rung chuyển khu vực này vào ngày 1/1. Ảnh: Kyodo.

    dong dat nhat ban 1
    Nhiều ngôi nhà bị sập ở nhiều khu vực ở Ishikawa, theo chính quyền địa phương và sở cứu hỏa. Khoảng 32.500 ngôi nhà trong tỉnh bị mất điện. Một người phụ nữ khoảng 80 tuổi ở Itoigawa, tỉnh Niigata, bị ngã khi sơ tán và bị thương ở đầu. Cơ quan khí tượng cho biết sóng thần cũng được quan sát thấy ở quận Toyama và Niigata. Tại nước láng giềng Hàn Quốc, Cơ quan Khí tượng nước này cho biết sóng thần có thể đạt độ cao lớn hơn sau những đợt sóng đầu tiên. Hãng thông tấn Yonhap đưa tin Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo về mực nước biển dâng cao. Tỉnh Gangwon phía đông kêu gọi một số người dân sơ tán đến vùng đất cao hơn. Ảnh: Kyodo.

    dong dat nhat ban 1

    Một ngôi nhà bị sập ở Wajima, tỉnh Ishikawa. Tổng cộng hai mươi trận động đất có cường độ từ 4 trở lên đã được ghi nhận ngoài khơi bờ biển Ishikawa và các quận Niigata lân cận trong khoảng thời gian từ 16h06 đến 17h29, giờ địa phương. Ảnh: Kyodo.

    dong dat nhat ban 1
    Sách rớt la liệt trên nền nhà tại một hiệu sách ở Niigata, Nhật Bản sau trận động đất ngày 1/1. Nhật Bản đã ban bố cảnh báo sóng thần và yêu cầu người dân sơ tán khỏi các khu vực ven biển sau một loạt trận động đất mạnh ở bờ biển phía Tây. Trận động đất mạnh nhất hiện nay được ước tính có cường độ 7,5 độ. Ảnh: AP.

    dong dat nhat ban 1
    Một chiếc ôtô bị mắc kẹt dưới ngôi nhà sập sau trận động đất, ở thị trấn Shika, quận Ishikawa. Ảnh: Kyodo.

    dong dat nhat ban 1
    Ảnh chụp từ trên không cho thấy hiện trường vụ cháy sau động đất tại một khu dân cư ở Wajima, quận Ishikawa ngày 1/1

    dong dat nhat ban 1
    Chính phủ Nhật Bản cho biết hiện chưa nhận được báo cáo về tình trạng bất thường tại các nhà máy điện hạt nhân sau trận động đất. Người phát ngôn chính phủ, ông Yoshimasa Hayashi, khẳng định đến thời điểm hiện tại không có bất thường nào tại nhà máy điện hạt nhân Shika (ở tỉnh Ishikawa) và các nhà máy khác. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida yêu cầu người dân tại khu vực nguy cơ cao xảy ra sóng thần khẩn trương sơ tán. Ảnh: Kyodo.

    VnExpress (theo NHK, Reuters, AFP)

  • Thứ 5 này nước Anh sẽ bị tấn công bởi gió lớn khiến giao thông ách tắc. 

    storm pia 1
    Gió giật đang đến. Ảnh: Danny Lawson/PA

    Kỳ nghỉ lễ Giáng sinh năm nay người dân Anh sẽ phải đối mặt với thời tiết khá khắc nghiệt. Cảnh báo vàng đã được ban bố cho gió lớn khi bão Pia đang hướng về Vương quốc Anh. 

    Gió mạnh với vận tốc lên tới 80 dặm/giờ sẽ tấn công nhiều nơi ở UK vào sáng thứ 5. Met Office cảnh báo tình trạng giao thông tắc nghẽn, nhiều nơi bị cúp điện. Cảnh báo kéo dài cho đến 9h tối ngày thứ Năm. 

    Met Office thông báo: "Bão Pia đang di chuyển về phía Anh với sức gió dự báo 45-55 dặm/giờ, chưa kể những đợt giông gió giật lên tới 65-70 dặm/giờ khi bão di chuyển tới phía đông vùng cao nguyên. Tuy nhiên, vùng chịu ảnh hưởng của sức gió mạnh nhất là vùng viễn bắc và đông bắc Scotland, bao gồm quần đảo Northern Isles. Tại đây, sức gió có thể lên tới 70-80 dặm/giờ.

    Hiện tại Met Office vẫn chưa đặt tên cho cơn bão này, nhưng chính quyền Đan Mạch đã rất lo lắng về khối áp suất thấp quét qua phía đông và họ đặt tên nó là bão Pia. Website của Met Office cũng viết thêm: "Viện khí tượng Đan Mạch đã đặt tên cho cơn bão là Pia vì ảnh hưởng của bão nặng nề hơn tại đó". 

    Vào hôm nay, tình hình thời tiết được dự báo như dưới đây, đặc biệt nghiêm trọng ở Scotland, Bắc Ailen và miền bắc England:

    - Một số tuyến xe buýt và tàu có thể bị ảnh hưởng, một số hành trình mất nhiều thời gian hơn.

    - Đường bộ, đường xe lửa và đường hàng không, tàu bè đều bị ảnh hưởng.

    - Một số nơi bị cúp điện tạm thời, một số dịch vụ bị cắt. 

    - Các tuyến đường ven biển, những cộng đồng gần biển sẽ bị ảnh hưởng bới sóng to, gió lớn. 

    - Những chiếc xe quá cao phải di chuyển chậm hoặc tìm nơi trú ngụ, hạn chế qua cầu hoặc đi qua các tuyến đường bị ảnh hưởng.

    Dù các cảnh báo thời tiết này sẽ kết thúc vào tối nay, nhưng gió vẫn tiếp tục hoành hành vào ngày mai. Vì vậy bạn nên kiểm tra tình hình thời tiết và lộ trình của mình trước khi ra ngoài. 

    Viethome (theo MyLondon)

  • Câu chuyện sống sót kỳ diệu của cậu bé 4 tháng tuổi này hiện đang thu hút sự chú ý trên truyền thông.

    Cách đây 1 tuần, vào thời điểm tiếng còi báo động có lốc xoáy vang lên, phần mái ngôi nhà di động của cô Sydney Moore ở thành phố Clarksville, bang Tennessee (Mỹ), đã bị xé toạc và cậu con trai 4 tháng tuổi Lord bị cơn lốc khủng khiếp hút lên không trung.

    Sydney Moore (22 tuổi) cho biết: "Không có cảnh báo nào cả". Bà mẹ trẻ ngay lập tức phản ứng để che chắn cho đứa con trai 1 tuổi, Princeton, bằng chính cơ thể mình.

    loc xoay 1
    Một cơn lốc xoáy đi qua khu vực thành phố Clarksville, Tennessee (Mỹ) vào ngày 9/12

    Ngay sau đó, những bức tường trong ngôi nhà di động của Moore sụp đổ. Tiếng gió rít gào bị ngắt quãng bởi những cơn mưa dồn dập. Chồng sắp cưới của Moore vội vàng đưa tay với lấy chiếc nôi mà cậu con trai thứ 2, Lord, đang nằm ngủ ở đó. Nhưng cậu bé nhanh chóng bị hút lên khỏi mặt đất và bay vút lên không trung. Người đàn ông đã cố gắng cứu con trước khi anh cũng bị hút ra khỏi nhà.

    Moore nói với các phóng viên địa phương: "Anh ấy cố tóm lấy thằng bé nhưng không thể và cơn lốc xoáy đã cuốn cả hai người lên".

    loc xoay 1
    Tấm nệm mà Sydney Moore nằm cùng đứa con trai 1 tuổi của cô nằm giữa đống đổ nát của ngôi nhà di động đã bị cơn lốc xoáy phá hủy

    Moore, bế đứa con trai 1 tuổi, trèo ra khỏi phần còn lại của ngôi nhà di động đã bị tàn phá tanh bành. Cô nói: "Các con tôi không bao giờ khóc, chúng là những đứa trẻ ngoan. Princeton thậm chí còn không khóc khi tôi cố đưa con thoát ra ngoài".

    10 phút sau đó là quãng thời gian đau đớn và hoảng loạn khi Moore cố gắng tìm kiếm Lord. Cô nghe thấy âm thanh như tiếng khóc của con. Và rồi, người mẹ trẻ được thở phào nhẹ nhõm khi thấy cậu bé nằm gọn trong một cái cây đổ, cách vị trí ngôi nhà khoảng 10m, dưới cơn mưa tầm tã.

    "Nó giống như một cảnh trong phim", Moore diễn tả. "Đó quả thực là một phép màu kỳ diệu không tưởng".

    loc xoay 1
    Sydney Moore cho biết cậu con trai 4 tháng tuổi của cô, Lord, đã được tìm thấy an toàn sau khi bị lốc xoáy cuốn đi.

    "Tôi nghĩ rằng thằng bé đã chết. Khi tìm con trong cơn mưa xối xả, tôi đã tuyệt vọng nghĩ rằng thằng bé không thể sống được và chúng tôi sẽ không tìm thấy con. Nhưng thắng bé đã bình an vô sự, tạ ơn trời đất", Moore nói.

    Chị gái tên Caitlyn của Moore chia sẻ: "Chúng tôi được kể rằng thằng bé trông như được đặt nhẹ nhàng lên thân cây. Giống như một thiên thần đã che chở, đưa thằng bé đến nơi đó một cách an toàn".

    Cơn lốc xoáy xảy ra vào ngày 9/12 ấy đã khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, trong đó có một người mẹ và đứa con mới biết đi của cô.

    Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ, ngày 9/12, các khu vực của thành phố Hendersonville và vùng ngoại ô Madison của thành phố Nashville đã bị một cơn lốc xoáy tấn công với sức gió cực đại là 125 dặm/giờ.

    Cơn lốc xoáy đã di chuyển gần 70km ở khu vực Clarksville, từ Quận Montgomery đến Quận Logan, tàn phá nhà cửa và cơ sở kinh doanh, xé toạc nhiều mái nhà, cửa sổ, khiến các phương tiện giao thông lật nhào, đồng thời làm đổ nhiều cây cối.

    Trước khi cơn lốc xoáy ập đến, Moore và chồng sắp cưới cùng các con trai của cô đang nghỉ ngơi thư giãn trong ngôi nhà di động.

    loc xoay 1

    Moore nói: "Chúng tôi chỉ nghe thấy gió bắt đầu nổi lên và sau đó có thứ gì đó khiến chúng tôi rơi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ chạy".

    Vào thời điểm cơn lốc xoáy đi qua khu Clarksville, đồ đạc của gia đình đã bị thổi bay và xe của họ bị cây đổ đè lên. Điều này cũng khiến những người lính cứu hộ đầu tiên không thể tiếp cận gia đình. Cả gia đình phải đi bộ qua quãng đường hơn 1km để được giúp đỡ.

    Moore kể: "Có một người phụ nữ khác đã giúp tôi bế Lord trong khi chúng tôi cố gắng tìm nhân viên y tế". Lính cứu hỏa của thành phố Clarksville, Trung úy Steven Bryant, là một trong những người phản ứng đầu tiên trong khu vực ngày hôm đó.

    loc xoay 1
    Chiếc nôi mà cậu bé Lord đã nằm.

    Anh nhớ rằng mình đã nghe thấy một nhóm người la hét và chạy về phía đám đông. Một sĩ quan cảnh sát đã ôm Lord vào lòng. Cậu bé có một vết thương trên mặt.

    Caitlyn Moore đã lập một trang GoFundMe để giúp đỡ em gái và 2 cháu trai của mình. Caitlyn Moore viết rằng cô rất biết ơn vì hầu hết người trong gia đình đều an toàn chỉ với những vết xước và vết bầm tím nhẹ. Lord có một vết thương trên tai và đã được điều trị. Gia đình đang tạm thời ở trong một khách sạn.

    "Thành thật mà nói, tôi không dám mong đợi bất kỳ sự giúp đỡ nào nhưng nếu có thì đó là niềm an ủi lớn", Sydney Moore nói. "Mọi tài sản tôi từng có đều không còn nữa".

    Trong một cuộc phỏng vấn, Caitlyn Moore nói rằng việc Lord còn sống là một điều kỳ diệu. Cô cho biết, trong số những thứ còn lại trong ngôi nhà di động của em gái cô có một chiếc hộp đựng tro cốt của người mẹ quá cố của họ, người đã qua đời năm ngoái.

    "Chúng tôi tìm thấy tro cốt của mẹ hoàn toàn không bị xáo trộn, nguyên vẹn", cô nói. "Mọi thứ vẫn còn trong hộp. Nó thật hoàn hảo".

    Kênh 14 (nguồn: CNN)