• xu nhau 2
    Một vụ gi.ết người - tự sát đã xảy ra tại một tiệm nail trên đường Jackson, tiểu bang Louisiana (Mỹ)

    Sở cảnh sát Alexandria Police Department đã công bố những chi tiết mới về vụ án mạng xảy ra vào ngày 13/9/2024 tại số 3400, phố Jackson Street, tiểu bang Louisiana (Mỹ). 

    Một người đàn ông tên Jimmy Nguyen, 28 tuổi, đã bước vào tiệm nail của mình vào lúc 7h30 tối, và nổ súng bắn 3 người trong tiệm. Sau đó anh ta dùng súng tự sát. 

    2 nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng nguy kịch. Nạn nhân còn lại tên Tai Nguyen, 32 tuổi, đã thiệt mạng trong vụ nổ súng. Cảnh sát xác nhận vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ. Cuộc điều tra đang tiếp tục.

    Ai có thông tin liên quan vụ án vui lòng liên hệ Sở cảnh sát Alexandria Police Department tại số (318) 441-6416, hoặc APD Dispatch ở số (318) 441-6559. Bạn cũng có thể gửi email tới địa chỉ APDDetectives@cityofalex.com.

    Bài liên quan: Người phụ nữ âm mưu phá hoại tiệm nail đối thủ bằng thiết bị gây cháy

    Chủ một tiệm nail ở West Chester đã âm mưu một kế hoạch nhằm phá hoại tiệm nail đối thủ. Công cụ được sử dụng ở đây là một thiết bị gây cháy nổ tự chế, Tại tòa án liên bang vào ngày 24/4/2024, cô nói mình cảm thấy rất nhục nhã và xin lỗi vì những gì đã làm. 

    Kim Vu, 46 tuổi, nói rằng mình đã khổ cực nuôi dạy 3 đứa con thành người tốt. Một người đang làm cho FBI, một người đang phục vụ trong Lực lượng quân dự bị. Còn Kim Vu là một y tá có đăng ký hành nghề.

    "Tôi vẫn không biết...tại sao mình lại làm thế. Tôi cảm thấy tội lỗi, rất tồi tệ", Kim Vu nói trong phiên tòa ở thành phố Cincinnati, Ohio (Mỹ). 

    Luật sư cho biết âm mưu của Kim Vu đã bị chặn đứng khi nhân viên của tiệm nail đối thủ tình cờ phát hiện ra thiết bị này và mang nó ra ngoài. Nguyên nhân xuất phát từ sự thù địch của Kim Vu đối với chủ tiệm nail đối thủ. 

    "Cô ấy hành động vì lòng thù ghét", luật sư trình bày. Cho dù âm mưu của Vu không thành công, nhưng tội ác của cô không vì thế mà giảm đi mức độ nghiêm trọng. 

    Thẩm phán tuyên án Kim Vu 3 năm 10 tháng tù. Vì Vu có bệnh và phải đi khám theo lịch, nên cô sẽ được gia hạn tới giữa tháng 7 mới phải vào tù. 

    thiet bi gay chay
    Thiết bị gây cháy được tìm thấy trong một tiệm nail ở Monroe, Ohio (Mỹ) vào tháng 2/2023.

    Âm mưu phá hoại tiệm nail đối thủ

    Tháng 1/2023, Kim Vu bàn bạn kế hoạch với một phụ nữ 30 tuổi tên Cierra Bishop. Người phụ nữ này có nhiệm vụ chế ra thiết bị kích nổ từ xa. Theo kế hoạch thì thiết bị sẽ được kích nổ vào buổi đêm. 

    Những tin nhắn trao đổi giữa 2 người đã được trình lên tòa án. Cierra Bishop nhắn tin nói rằng sẽ mất nhiếu thời gian để chế tạo vì đây là thiết bị không dây. Thiết bị này sẽ được đổ đầy acetone.

    Kim Vu trả lời: "Em gái, hãy tin và chờ chị hết năm nay. Chị sẽ giúp em mở tiệm riêng". 

    Bishop đáp lại: "Chế tạo bom để kiếm sống lol". Kim Vu cũng cười hùa theo. 

    Thẩm phán nhấn mạnh rằng kế hoạch của Kim Vu diễn ra trong nhiều tháng và thiết bị này có thể giết chết hoặc làm ai đó bị thương nặng. "Bị cáo không hề quan tâm, không hề có lòng trắc ẩn với người khác", thẩm phán nói.

    Vào ngày 5 tháng 2/2023, Cierra Bishop và một phụ nữ khác tên Makahla Rennick, đã lái xe đến tiệm nail đối thủ và 2 người bước vào cùng nhau. Rennick chọn dịch vụ pedicure. 

    Trước khi ra ngoài, Rennick đã đặt 1 cái túi phía sau 1 cái bàn. Sau đó cô ta và Bishop lái xe đi. 

    Một nhân viên đã phát hiện ra thiết bị này, nó bốc mùi như gas. Người nhân viên này mang nó ra ngoài và đặt gần một thùng rác lớn.

    Một lúc sau người nhân viên quay lại kiểm tra thì thấy nó đang bốc cháy, vì vậy người này gọi 911. 

    Cả Bishop và Rennick đều đã nhận tội. 

    "Tiệm của chúng tôi sắp phá sản"

    Chủ của tiệm nail đối thủ không tham dự phiên tòa, nhưng đã gửi một lá thư để luật sư đọc trước tòa. Trong thư viết rằng Kim Vu và họ từng là bạn, và họ không ngờ Vu lại âm mưu phá hoại việc làm ăn của họ. 

    Một năm sau sự việc, tiệm nail này đã chứng kiến lượng khách sụt giảm hơn 30% và có nguy cơ đóng cửa.

    Viethome (theo kalb)

  • vo chong viet san jose 1
    Tri Pham và vợ là Jenny Pham, cả hai đều ở San Jose, bị buộc tội điều hành một đường dây ma túy đá.

    Hai vợ chồng ở San Jose (California, Mỹ) đã bị buộc tội điều hành một đường dây buôn bán cocaine sau cuộc đột kích vào ngôi nhà được cho là nơi cất giấu ma túy của họ, các nhà chức trách cho biết. Họ đã bị bắt và bị buộc tội buôn bán ma túy, sau khi cảnh sát cho biết họ đã thu giữ lượng cocaine trị giá ước tính 2 triệu đô la từ một ngôi nhà ma túy vào tuần trước.

    Theo Sở Cảnh sát San Jose , Trí Phạm, 51 tuổi và Jenny Phạm, 46 tuổi đã bị bắt sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của Đơn vị Metro thuộc sở cảnh sát về hoạt động bán ma túy. Các điều tra viên cho biết hai vợ chồng này điều hành một nhà chứa ma túy để sản xuất, vận chuyển và bán crack cocaine.

    Vào thứ Tư, ngày 4 tháng 9, các sĩ quan của Đơn vị Metro SJPD cùng với các thành viên của Đơn vị SJPD Merge, Đơn vị Phản ứng Bí mật, Đội Thực thi Tội phạm Bạo lực và Đơn vị Dịch vụ Trung tâm Thành phố đã thực hiện lệnh khám xét tại ba nơi cư trú có liên quan đến gia đình Pham. Lệnh khám xét đã được thực hiện tại ba ngôi nhà có liên quan đến gia đình Phạm ở khu nhà số 1100 đường Bendmill Way và khu nhà số 100 đường Maro Drive ở Đông San Jose.

    vo chong viet san jose 1
    Ma túy, vũ khí và tiền mặt bất hợp pháp bị Cảnh sát San Jose thu giữ tuần trước. Ảnh của Cảnh sát San Jose

    Trong quá trình khám xét, cảnh sát đã thu giữ hơn 37 pound cocaine, 17 pound crack cocaine base, 50 viên thuốc Xanax, một số vũ khí bao gồm 6 khẩu súng và 1 khẩu súng trường cùng với 120.000 đô la tiền mặt và 2 xe có khoang ẩn. Các nhà điều tra cho biết giá trị thị trường của cocaine là 2 triệu đô la.

    Theo các nhà điều tra, giá trị đường phố của số cocaine này vào khoảng 2 triệu đô la.

    Cả Tri Pham và Jenny Pham đều bị giam giữ tại Nhà tù Quận Santa Clara vì các tội danh liên quan đến tàng trữ vũ khí, cùng với tàng trữ và bán ma túy.

    Hồ sơ nhà tù cho thấy Trí Phạm và Jenny Phạm đang bị giam giữ mà không được tại ngoại. Phiên tòa tiếp theo của họ dự kiến ​​diễn ra vào thứ Ba.

    Bất kỳ ai có thêm thông tin về vụ án được yêu cầu liên hệ với Sĩ quan Kaufman thuộc Đơn vị Metro của sở cảnh sát qua email hoặc gọi đến số 408-277-4631.

    Baocalitoday (theo KTVU)

  • Nhà hàng Khue's Kitchen trên đường University Avenue ở Minneapolis (Mỹ) đã bị hỏa hoạn gần ngày khai trương. Hiện tương lai của nhà hàng không chắc chắn.

    khue kitchen 1
    Một vụ hỏa hoạn xảy ra vào tối Chủ nhật ngày 11/8/2024 khiến một tòa nhà không thể sử dụng được. Ảnh: Joy Summers/Star Tribune

    Lính cứu hỏa đã được gọi tới số nhà 799 University Avenue W ở thành phố St. Paul vào đêm Chủ nhật 11/8/2024. Khi đến nơi, họ nhìn thấy khói bốc ra dày đặc và ngọn lửa đã bao trùm tòa nhà, nơi trước đây là nhà hàng Ngon Bistro.

    Tòa nhà này đã từng là nhà hàng Việt của nhiều đời chủ khác nhau trong suốt 30 năm. Theo kế hoạch, nơi này sẽ khai trương một thương hiệu mới có tên gọi là Khue's Kitchen. 

    Sau một thời gian dài hoạt động dưới dạng pop-up, những tưởng Khue's Kitchen sắp có một nơi chốn cố định. Chủ nhà hàng kiêm đầu bếp, anh Eric Pham đang trong giai đoạn đào tạo nhân viên và hoàn tất các thủ tục giấy tờ để có thể khai trương nhà hàng vào ngày Lễ Lao Động 2/9. 

    "Cả tòa nhà bốc cháy", Pham nói với tờ Star Tribune, "Chẳng còn gì để cứu chữa". 

    Vào sáng thứ Hai, kính vỡ vương vãi trên đường xung quanh nhà hàng. Cửa kính tầng trên bị vỡ, các bức tường đã cháy đen. Mùi khói lơ lửng trong không khí. Theo lính cứu hỏa, không có ai bị thương và nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra. 

    Eric Pham đã nhiều lần mở nhà hàng và anh đã trải qua nhiều thăng trầm trong lĩnh vực ăn uống. Mẹ của anh là bà Khue Pham, chủ nhà hàng Quang Restaurant ở Minneapolis.

    Bố mẹ bà Khue Pham đã rời Việt Nam để đến Mỹ với 6 đứa con. Họ cuối cùng đã chọn Minnesota để lập nghiệp. Bà Lung Tran chỉ mới 36 tuổi khi chồng là ông Quang qua đời. Bà Tran đã xây dựng di sản của gia đình đặt theo tên ông. 

    Khue Pham và các anh chị em vẫn tiếp tục điều hành nhà hàng Quang Restaurant thân yêu trên đường Nicollet Avenue. 

    khue kitchen 1
    Ảnh: Khue's Kitchen/Star Tribune

    Tuy nhiên, Eric Pham không được nuôi dạy để trở thành đầu bếp. Anh được kỳ vọng sẽ vào đại học. Nhưng anh lại quyết định bỏ đại học vì thấy hứng thú với lĩnh vực ẩm thực. Eric Pham đã xin việc làm trong nhà hàng Spoon and Stable của Gavin Kaysen.

    Anh tiếp thu mọi kiến thức nhỏ nhất trước khi mở nhà hàng Khue's Kitchen dưới dạng nhận đơn đặt hàng online. Nhà hàng được yêu thích nhờ món sandwich gà cay. Từ đây, anh mở một địa điểm lâu dài tại quán Bar Brava. Nhưng vào cuối năm ngoái, anh kết thúc ở nơi này để đứng ra mở một địa điểm độc lập. 

    Tin tức nhanh chóng lan truyền việc Pham sẽ mở nhà hàng tại tòa nhà từng là Ngon Bistro (đóng cửa vào mùa hè năm ngoái). Nhà hàng Ngon Bistro đã hoạt động suốt 16 năm tại vị trí này. Trước đó, đây từng là nhà của quán Pho Anh. 

    Sau vụ hỏa hoạn, chưa rõ tương lai của Khue's Kitchen sẽ đi về đâu. Pham cho biết anh chưa mua bảo hiểm cho doanh nghiệp của mình. Một quỹ Go Fund Me đã được lập để hỗ trợ gia đình. 

    "Tôi rất sốc và suy sụp vì nhà hàng đã gần đến ngày khai trương. Con đường phía trước thật quá gập ghềnh", anh buồn nói.

    Viethome (theo Startribune)

  • Một phụ nữ đối diện mức án 20 năm tù giam và mức phạt lên tương đương hơn 6,3 tỉ đồng vì đem trứng và gà con giống Đông Tảo của Việt Nam vào Mỹ.

    ga dong tao
    Những chú gà con thuộc giống Đông Tảo quý hiếm của Việt Nam. Ảnh: REUTERS

    Một phụ nữ 46 tuổi tại thị trấn Aransas Pass (bang Texas, Mỹ) vừa bị bắt về cáo buộc mang trái phép những quả trứng gà Đông Tảo và cả những con gà con vào Mỹ, theo Đài KIII ngày 1.7 dẫn thông cáo của Văn phòng Chưởng lý Mỹ.

    Nghi phạm Jennifer Mayo tự thú với cơ quan chức năng hôm 27.6 về cáo buộc lén đưa trứng gà và gà Đông Tảo con vào Mỹ. Gà Đông Tảo (hay Đông Cảo) là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam.

    Bà Mayo bị cáo buộc thực hiện hành vi phạm pháp trong khoảng thời gian từ ngày 1.8-15.9.2023, khi vận chuyển và che giấu những quả trứng, gà con thuộc giống hiếm. Thông cáo không nêu rõ người phụ nữ trên có được số trứng và gà con từ đâu.

    Bị cáo ra tòa lần đầu vào ngày 1.7 trước thẩm phán Julie Hampton. Nếu bị kết án, người phụ nữ này có thể bị tuyên án lên đến 20 năm tù giam tại nhà tù liên bang và mức phạt lên đến 250.000 USD (6,36 tỉ đồng).

    Cơ quan chức năng đã tịch thu số trứng gà và gà con để điều tra thêm. Dự kiến số gà con sẽ được an tử. Cuộc điều tra được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ với sự hỗ trợ của cơ quan điều tra thuộc Bộ An ninh nội địa và Cảnh sát Tư pháp.

    Theo Thanh Niên

  • Ngoài việc chi tiền mua đứt thị trấn Buford ở Mỹ, doanh nhân Phạm Đình Nguyên còn được biết đến là chủ nhân của thương hiệu cà phê PhinDeli.

    Năm 2012, dư luận xôn xao trước thông tin một thị trấn ở Mỹ được mua với giá 900.000 USD (lúc đó tương đương 19 tỷ đồng). Đáng chú ý hơn cả là việc người mua chính là một doanh nhân Việt Nam.

    Vị đại gia đó là Phạm Đình Nguyên - người con của quê hương đất võ Bình Định nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Doanh nhân Phạm Đình Nguyên từng là chủ của hãng cà phê PhinDeli và là Tổng giám đốc Công ty Phân phối Dịch vụ Tổng hợp (IDS).

    pham dinh nguyen 1
    Doanh nhân Phạm Đình Nguyên gây "chấn động" khi chi 900.000 USD mua một thị trấn ở Mỹ. Ảnh: Brandsvietnam

    Thời điểm đó, cái tên Phạm Đình Nguyên và Buford "phủ sóng" khắp các tờ báo, hãng truyền hình lớn nhất thế giới như BBC, CNN, Telegraph...

    Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP HCM, ông Phạm Đình Nguyên bắt đầu những tháng ngày làm thuê ở nhiều công ty khác nhau như: Coca-Cola Việt Nam, Nokia Việt Nam...

    Sau 12 năm, ông Nguyên bắt đầu sự nghiệp riêng với việc thành lập công ty cổ phần phân phối dịch vụ tổng hợp (IDS) năm 2009. IDS đảm nhận phân phối nhiều mặt hàng gia dụng quốc tế.

    Thời điểm mua Buford, đây là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ. Thị trấn này được xây dựng và hình thành từ năm 1860. Trước đây, lúc đông đúc, thị trấn có 2.000 cư dân, nhưng đến năm 2006, thị trấn chỉ còn một cư dân duy nhất. Dù vậy, thị trấn vẫn là điểm dừng chân của hàng nghìn khách du lịch mỗi ngày.

    Việc chi 900.000 USD cho một thị trấn rộng 4 ha có 1 người ở khiến nhiều người ngạc nhiên, thậm chí còn nói ông là “đồ dở hơi”. Tuy nhiên, việc xuất hiện trên các hãng tin Mỹ và quốc tế lại là cơ hội vàng để truyền thông. Từ một doanh nhân không tên tuổi, ông Phạm Đình Nguyên được biết đến với danh hiệu “ông chủ trị trấn ở Mỹ”.

    pham dinh nguyen 1
    Doanh nhân Phạm Đình Nguyên là chủ thương hiệu cà phê PhinDeli. Ảnh: Dân Việt

    Tháng 4/2013, doanh nhân Phạm Đình Nguyên cùng người đồng nghiệp cũ Đỗ Quốc Tuấn thành lập PhinDeli. PhinDeli có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó ông Nguyên góp 58%, ông Tuấn góp 14%, còn lại là của một đối tác khác đại diện cho một quỹ đầu tư. Lúc này, ông Nguyên cũng đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli, thương hiệu cà phê do ông lập ra.

    Tại thị trấn PhinDeli, ông Phạm Đình Nguyên cho sửa sang, xây dựng góc cà phê PhinDeli để khách dừng chân có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt miễn phí. Không chỉ thưởng thức cà phê tại chỗ, khách dừng chân còn có thể mua PhinDeli và một số quà lưu niệm có in hình PhinDeli, như áo thun...

    Mặc dù làm chủ Buford, nhưng ông Nguyên không bao giờ sống ở đây và rất hiếm khi tới thăm thị trấn này. Việc kinh doanh vì vậy được giao lại cho ông Sammons - cư dân của thị trấn.

    Theo ông Phạm Đình Nguyên, cái mà ông đạt được lớn hơn doanh thu từ việc kinh doanh ở thị trấn chính là làm marketing cho các sản phẩm Việt. Từ thị trấn này, tên tuổi, con người và nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được biết đến trên đất Mỹ.

    pham dinh nguyen 1
    Biển chỉ dẫn vào thị trấn. Ảnh: Jezebel

    Còn tại Việt Nam, thị trường cà phê cạnh tranh khốc liệt, ông lựa chọn cho mình mô hình take-away (mang đi) làm điểm khác biệt.

    Năm 2021, PhinDeli phát triển hơn 1.500 điểm bán cà phê take away tại 40 tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi ngày có khoảng 50.000 ly được bán ra. Ngoài cà phê take-away, PhinDeli còn kinh doanh một số sản phẩm cà phê hòa tan. Các sản phẩm cà phê hòa tan của PhinDeli đã có mặt tại tất cả các hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Big C, MM Mega Market...

    pham dinh nguyen 1
    Toàn cảnh nguồn thu duy nhất của thị trấn Buford. Ảnh: Jezebel

    Theo Kienthuc

  • Việc sản xuất tương ớt Sriracha lại bị chựng lại. Chuyện rủi ro gì xảy ra khi một thương hiệu trở nên khan hiếm?

    Vào Tháng Năm, Huy Fong Foods tuyên bố sẽ tạm ngừng sản xuất loại tương ớt cực kỳ quen thuộc với dân Á châu, và nay là được ưa thích bởi nhiều loại nhà hàng khác nhau.

    Taylie Nguyễn, quản lý nhà hàng Golden Bell ở Calgary, nói với Cost of Living, khi nhà hàng Việt Nam của bà không còn tương ớt Sriracha Huy Fong cho món súp phổ biến nhất của họ, họ phải tìm món thay thế. “Khổ nổi, mọi thứ đã quen vị, và ai cũng nhận thấy ngay lập tức,” bà cho biết. “Khách có vẻ không hài lòng, vì họ nói rằng hương vị quá khác biệt khi chúng tôi cố gắng thay bằng loại tương ớt khác. Họ còn bảo lần sau sẽ tự mang theo tương ớt [Huy Fong] của riêng mình.”

    Huy Fong Sriracha là một trong những loại tương ớt phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, được giới thiệu ở Mỹ vào những năm 1980 bởi chủ sở hữu công ty, ông David Tran, khi chế biến ra loại hàng đặc biệt này, với ớt jalapeno đỏ. Tuy nhiên, công ty đã phải chật vật để có được số ớt nguyên liệu trong những năm gần đây, sau khi xảy ra bất đồng với nhà cung cấp lâu năm.

    PixelatedHuyFongSriracha

    Kể từ đó, công ty phải ngừng sản xuất nhiều lần, kể cả gần đây nhất là trong Tháng Năm, gây ra tình trạng thiếu tương ớt. Sự thiếu hụt này, cùng với những câu hỏi liên tục của khách hàng rõ ràng là cách thiết thực kiểm tra sức mạnh của một thương hiệu.

    Yann Cornil, người nghiên cứu tiếp thị thực phẩm và hành vi người tiêu dùng tại đại học British Columbia University, cho biết: “Một mặt, sự khan hiếm thực sự có thể tiết lộ sự gắn bó của mọi người với thương hiệu này và tiết lộ vị thế mang tính biểu tượng của thương hiệu. Mặt khác, nếu người tiêu dùng phát hiện ra rằng các thương hiệu khác, có thể là những thương hiệu rẻ hơn, cũng tốt như vậy, họ có thể không còn trung thành nữa.” 

    Đây quả là giai đoạn đầy thách thức của thương hiệu Sriracha, khi thiếu vắng trong bữa ăn hàng ngày của thực khách quen thuộc, trong khi vô số các nhãn hiệu khác đang cố gia giảm hương vị cho gần giống với sriracha, và nhảy vào chỗ trống lúc này.

    Sức mạnh của một thương hiệu

    Huy Fong Sriracha đã trở thành sản phẩm mang tính biểu tượng, được biết đến với logo hình con gà trống và nắp màu xanh lá cây. Có người đã ví von sriracha bắt đầu phổ biến không khác thương hiệu Coca-Cola hay Kraft. Đối với một số người yêu thích tương ớt, không có sản phẩm nào có thể thay thế Sriracha vào lúc này.

    Giai đoạn thiếu hụt sản phẩm Sriracha vào mùa Xuân năm ngoái, khi khó tìm được nước sốt, theo bà Taylie, đã có lúc khách hàng bước ra khỏi nhà hàng khi họ phát hiện ra rằng bữa ăn đang thiếu tương ớt Sriracha.

    Bà kể: “Người khách ấy nếm thử chai tương ớt để trên bàn, rồi hỏi, ‘Mình không có tương ớt Sriracha sao?’ tôi vội trả lời, ‘loại này cũng giống như Sriracha đó.’ Nhưng người khách không hài lòng, lắc đầu: ‘Không, hàng thật nó khác.'”

    Nhà nghiên cứu thị trường Cornil nói rằng lòng trung thành với một thương hiệu cụ thể được xây dựng thông qua tính nhất quán theo thời gian.

    “Đó là cảm giác quen thuộc cao độ mà bạn có khi nếm thử sản phẩm. Và điều đó gợi lại những ký ức trong quá khứ có thể khơi gợi những cảm xúc tích cực có thể an ủi,” Cornil nói.

    Nhưng đối với công ty Huy Fong, sự khó khăn về nguồn cung, hiện không có giải pháp nào thay thế. Chẳng hạn, công ty không thể “liều” sử dụng các loại ớt khác nhau cho món Sriracha của mình, vì việc thay đổi công thức có thể còn tệ hơn cả tình trạng thiếu hụt.

    Cornil chỉ ra điều đã xảy ra tương tự với Coca-Cola, vào năm 1985, khi đưa ra cải tiến sản phẩm chính của mình. New Coke, dù nghe giống như nhãn hiệu của nó, đã dẫn đến các cuộc phản đối và mọi người kêu gọi trả lại hương vị Coca-Cola ban đầu. Trong vòng vài tháng, Coca-Cola buộc phải quay lại công thức cũ.

    Cornil nói: “Bạn phải [làm] mọi thứ để giữ gìn bản sắc của thương hiệu, công thức, nguyên liệu. Một sự thay đổi trong công thức có thể gây tổn hại rất lớn cho thương hiệu.”

    Thiếu hụt nhiều hơn

    Huy Fong Foods đã nhận được những câu hỏi về lý do thiếu sản phẩm, và điều đó có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng, nhưng công ty này từ chối bình luận.

    Linda Hua của Kiên Fat Trading ở Toronto có mối quan hệ lâu dài với Trần và tương ớt Huy Fong. Cha cô lần đầu tiên nếm thử nó vào những năm 1980 và bắt đầu nhập khẩu nó sang Canada để phân phối ngay sau đó.

    Hiện giờ Hua phân phối 150,000 chai Sriracha mỗi tháng. Nhưng với sự thiếu hụt, nhu cầu đã giảm. Bà Hua nói: “Chúng tôi thấy các nhà hàng chuyển chỗ và không quay trở lại,” nhưng bà tin tưởng tương ớt Huy Fong sẽ quay trở lại vào mùa Thu, nhưng “nếu bạn là một fan cuồng nhiệt thì đừng chờ đợi, nên đi mua ngay bây giờ,” Hua nói.

    Trong khi đó, bà Nguyễn tại nhà hàng Golden Bell đang sử dụng tương ớt Sriracha một cách tiết kiệm. Nhà hàng bày sẵn những chai tương ớt khác thay thế trên bàn cho thực khách nào muốn thêm thêm gia vị, và chỉ sử dụng tương ớt Huy Fong cho công thức súp của mình.

    Nếu một khách hàng yêu cầu cụ thể về Huy Fong Sriracha, bà Nguyễn sẽ đem ra phục vụ, vì không muốn có nhiều khách hàng bỏ đi. Nhưng mọi thứ phải nằm trong tính toán tiết kiệm. Nguyễn cười, nói: “Nó tương ớt giống như vàng vậy.”

    Theo saigonnho

  • Nhóm tin tặc gồm 4 hacker Việt bị cáo buộc liên quan đến một loạt vụ xâm nhập máy tính và giả mạo danh tính, rửa tiền khiến các công ty Mỹ thiệt hại hơn 71 triệu USD.

    Theo cáo trạng công bố bởi luật sư Philip R. Sellinger thuộc Văn phòng Luật sư Mỹ quận New Jersey, 4 người mang quốc tịch Việt Nam bị cáo buộc thực hiện hàng loạt vụ tấn công mạng vào máy tính của doanh nghiệp Mỹ, gây thiệt hại hơn 71 triệu USD.

    4 cái tên có trong danh sách tin tặc này gồm: Tạ Văn Tài, sử dụng nickname “Quynh Hoa” và “Bich Thuy”; Nguyễn Việt Quốc – “Tien Nguyen”; Nguyễn Trang Xuyên và Nguyễn Văn Trường – “Chung Nguyen”. Những người này đều là thành viên của FNI9, một nhóm tội phạm mạng hoạt động ở quy mô quốc tế.

    Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2018 tới tháng 10/2021, nhóm bị cáo đã thực hiện nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào doanh nghiệp ở Mỹ để chiếm quyền truy cập. Sau đó sử dụng quyền này để đánh cắp hoặc chủ đích đánh cắp thông tin không được doanh nghiệp công khai, cùng với đó là dữ liệu về quyền lợi nhân viên (phúc lợi, thẻ quà tặng...), tiền quỹ.

    4 nguoi viet tan mang

    "Các bị cáo FIN9 là những hacker quốc tế chuyên nghiệp, trong nhiều năm đã sử dụng chiến dịch lừa đảo, tấn công chuỗi cung ứng và các phương pháp hack khác để đánh cắp hàng triệu USD. Họ làm những điều này khi ẩn náu sau bàn phím, VPN và danh tính giả, sau đó bị phát hiện bởi Bộ Tư pháp. Văn phòng của chúng tôi cam kết theo đuổi công lý cho các nạn nhân", luật sư Philip R. Seller nhấn mạnh rằng bất chấp nỗ lực che giấu bằng các biện pháp kỹ thuật, Bộ Tư pháp Mỹ đã xác định thành công danh tính của 4 hacker này.

    Còn ông James E. Denneh, đặc vụ phụ trách vụ án của FBI Newark cho biết: "Cho dù nghĩ chúng có thể thông minh đến mức nào, nhóm FIN9 không thể che giấu việc chúng đã lấy cắp dữ liệu từ các công ty nạn nhân". 

    Các thành viên của nhóm FIN9, bao gồm cả bốn bị cáo kể trên, không chỉ thực hiện các cuộc tấn công mạng, đánh cắp thông tin mật của các công ty mà còn lấy cắp dữ liệu cá nhân và thông tin thẻ tín dụng của nhân viên cũng như khách hàng từ các doanh nghiệp bị nhắm đến. Hacker sau đó dùng chính thông tin của nạn nhân để mở các tài khoản online trên nền tảng giao dịch tiền ảo và thuê dịch vụ máy chủ, nhằm che giấu thân phận thực sự của mình. Tai, Xuyen, và Truong trong số đó đã bị xác định là đã ăn cắp và bán các thẻ quà tặng cướp được cho người khác để làm sạch dấu vết của số tiền phi pháp.

    Bốn người này đã bị truy tố một tội danh "Âm mưu lừa đảo, tống tiền và các hoạt động máy tính liên quan", một tội "Âm mưu thực hiện gian lận qua mạng có dây", và hai tội "Cố ý phá hoại máy tính được bảo vệ". Nếu bị kết án, họ có thể phải đối mặt với hàng chục năm tù giam cho các tội danh này.

    Cụ thể, tội "Âm mưu lừa đảo, tống tiền và các hoạt động máy tính liên quan" có thể bị phạt tới 5 năm tù; tội "Âm mưu gian lận qua mạng" có thể lên đến 20 năm tù; và tội "Cố ý phá hoại máy tính được bảo vệ" có thể là 10 năm tù. Chưa hết, Tai, Xuyen, và Truong còn bị buộc tội "Âm mưu rửa tiền", có thể phải đối mặt lên đến 20 năm tù. Tai và Quoc còn phải đối diện với tội "Trộm danh tính" nghiêm trọng (2 năm tù) và tội "Âm mưu lừa đảo danh tính" (15 năm tù).

  • Chính quyền liên bang khám xét ngôi nhà của thị trưởng Oakland, California, cũng như nhà của ông David Dương trong một 'hoạt động được tòa án ủy quyền'.

    Cuộc đột kích diễn ra vào sáng 20/6 tại nhà thị trưởng Oakland Sheng Thao. Các đặc vụ FBI mang 80 chiếc hộp ra khỏi ngôi nhà 4 phòng ngủ liên quan đến bà Sheng Thao, người đang phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách là thị trưởng thành phố.

    Thông tin chi tiết về bản chất của cuộc điều tra vẫn chưa được công bố đầy đủ. Trả lời Guardian, một phát ngôn viên của FBI xác nhận cơ quan này đã tiến hành “hoạt động thực thi pháp luật được tòa án ủy quyền” nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.

    david duong
    Thị trưởng Oakland Sheng Thao.

    Cách đó khoảng 5km về phía nam, các đặc vụ cũng khám xét hai ngôi nhà thuộc sở hữu của các thành viên gia đình ông David Dương, người sở hữu công ty tái chế Cal Waste Solutions, theo tờ San Francisco Chronicle. Công ty này bị điều tra về các khoản đóng góp trong chiến dịch tranh cử cho bà Thao và các quan chức thành phố được bầu khác, hãng tin địa phương Oaklandside từng đưa tin vào năm 2020.

    Theo đó, một trong những ngôi nhà thuộc sở hữu của Andy Dương và ngôi nhà còn lại có liên quan đến David và Linda Dương, theo hồ sơ được Chronicle trích dẫn.

    Bà Sheng Thao, 38 tuổi, nhậm chức vào tháng 1/2023 sau một thời gian làm việc trong hội đồng thành phố Oakland. Bà vận động tranh cử thị trưởng với kinh nghiệm của mình về vấn đề vô gia cư, cam kết giải quyết các vấn đề đang diễn ra ở Oakland về nhà ở và tội phạm.

    Tuy nhiên, bà đã phải đối mặt với những lời chỉ trích kể từ khi nhậm chức khi cư dân vẫn thất vọng với mức độ tội phạm ở thành phố East Bay. Bà sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm vào tháng 11.

    Theo VTC News

  • Khu Little Saigon ở Boston (Mỹ) được coi là ngôi nhà chung cho cộng đồng gốc Việt tại Massachusetts, với nhiều cơ sở ẩm thực, văn hóa đậm chất Việt Nam.

    Boston, thủ phủ bang Massachusetts, có cộng đồng 9.000 người Mỹ gốc Việt sinh sống, lớn nhất toàn bang. Đa số người gốc Việt ở Boston sinh sống tại khu phố Field's Corner dọc Đại lộ Dorchester.

    Năm 2021, chính quyền bang Massachusetts chính thức công nhận Field's Corner là Quận Văn hóa Little Saigon, hoàn thành mục tiêu được cộng đồng gốc Việt ở đây theo đuổi từ năm 2014.

    "Khu phố có rất nhiều hộ gia đình Việt Nam và nhà hàng Việt. Đây không chỉ là một cộng đồng, mà là ngôi nhà chung lớn", Kevin Tran, liên lạc viên văn hóa Việt Nam của Boston, bày tỏ niềm tự hào trong phóng sự được CBS News đăng ngày 4/5.

    ngoi nha chung boston 1
    Nhà hàng Việt tại Quận Văn hóa Little Saigon ở Boston. Ảnh: BostonGlobe

    Khu phố này dày đặc các doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam, có các trường ngoại ngữ, song ngữ, trung tâm cộng đồng, trung tâm Phật giáo, văn phòng luật, thẩm mỹ viện do người gốc Việt vận hành.

    Tam Le, thành viên hội đồng sáng lập Quận Văn hóa Little Saigon ở Boston, mở một quán cà phê trên con phố, ngay phía sau nhà hàng Phở Hòa của bố mẹ.

    "Dù quá trình công nhận Quận Văn hóa Little Saigon chỉ mất vài năm, những công trình của người Việt ở đây đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ qua. Không có chúng, Quận Văn hóa sẽ không tồn tại", Le nói.

    Hội đồng Văn hóa Massachusetts bắt đầu ý tưởng thành lập các quận văn hóa vào năm 2011, theo quyết định được ký dưới thời thống đốc Deval Patrick. Hiện có 51 quận văn hóa trên khắp bang, 5 trong số đó ở Boston, gồm Little Saigon, Latin Quarter, Fenway, Roxbury và Boston Literary.

    Các cuộc thảo luận về đề xuất biến khu Field's Corner thành Quận Văn hóa Little Saigon bắt đầu từ tháng 3/2014. Bốn năm sau, Tổ chức Mạng lưới Người Mỹ gốc Việt (NOVA) ở Boston trở thành bên đàm phán chính cho đề xuất này.

    NOVA đã tổ chức loạt cuộc họp cộng đồng để thu thập ý kiến của người gốc Việt sinh sống tại Boston. Tháng 9/2019, hội đồng thành phố bỏ phiếu tán thành ý tưởng lập Quận Văn hóa Little Saigon. Tuy nhiên, quy trình sau đó bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.

    "Đại dịch là khoảng thời gian khó khăn đối với tất cả mọi người. Công việc kinh doanh đi xuống, có nhiều thứ cần thích nghi, nhưng thành phố đã tạo những điều kiện cần thiết để chúng tôi tiếp tục phát triển", Le nói, đề cập đến các gói hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, quyền mở rộng hoạt động ăn uống ngoài trời, cho phép bán đồ ăn mang về.

    Sau khi Quận Văn hóa Little Saigon được công nhận năm 2021, anh Le cho biết khu phố chứng kiến "sự chuyển mình mạnh mẽ, thu hút rất nhiều doanh nghiệp mới của người gốc Việt".

    ngoi nha chung boston 1
    Một sự kiện ẩm thực ở Quận Văn hóa Little Saigon ở Boston, năm 2022. Ảnh: Reddit/Alan Boston

    Quận Văn hóa Little Saigon ở Boston hiện có hơn 200 hộ kinh doanh, dịch vụ và nhà hàng. Little Saigon cũng được nhiều tờ báo địa phương ca ngợi vì văn hóa ẩm thực đa dạng, từ phở, bánh mì cho đến các món giải khát như chè Việt Nam.

    Việc được công nhận là quận văn hóa không chỉ giúp các khu dân cư nâng vị thế, mà còn thu hút các quỹ tài trợ của chính phủ Mỹ để cải thiện mỹ quan và phục vụ những chương trình cộng đồng.

    Quận Văn hóa Little Saigon đã nhận khoảng 75.000 USD từ Quỹ Nghệ thuật Quốc gia Mỹ. Annie Le, chủ tịch Little Saigon, cho biết khoản hỗ trợ này giúp bù đắp khoản khuyến học và giúp thành lập ban quản lý mới của khu phố, hướng đến "một tầm nhìn rộng hơn" cho một thập kỷ tới.

    "Chúng tôi hiện tập trung kết nối mọi người, giúp các nghệ sĩ cũng như chủ doanh nghiệp phát triển", bà nói.

    Michael Bobbit, giám đốc điều hành Hội đồng Văn hóa Massachusetts, cho biết khu phố "trong tình trạng tốt". "Nhừng gì được xây dựng ở đây trong vài thập kỷ qua thực sự phi thường. Đây là một cách thúc đẩy kinh tế, du lịch, cũng như củng cố bản sắc Việt Nam hiệu quả".

    Vivian Veth, người Việt di cư tới Boston năm 1984, cho hay khi mới đặt chân đến đây, bà phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có nạn kỳ thị với người châu Á. Đó là lý do bà và nhiều người gốc Việt khác tập trung ở phố Field's Corner để kiếm sống và giúp đỡ lẫn nhau.

    "Chúng tôi muốn sát cánh và nương tựa vào nhau, bởi nhiều người trong cộng đồng khi đó không nói được tiếng Anh", Veth cho hay. Bà đã mở My Sister's Sandwich Café, nhà hàng nổi tiếng ở Boston với món bánh mì Việt Nam.

    Bà làm bánh mì theo công thức riêng, coi đây như một biểu tượng truyền thống để kết nối cộng đồng. "Tôi rất vui khi mọi người tìm đến và thưởng thức nó", bà nói.

    VnExpress (theo CBS News, Dot News)

  • Theo kết quả bỏ phiếu ngày 11-6, tiếng Việt sẽ trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức của thành phố San Francisco (Mỹ).

    tieng viet san francisco
    Thành viên Hội đồng Giám sát San Francisco Shamann Walton phát biểu ngày 11-6, công nhận tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức ở San Francisco (Mỹ) - Ảnh: San Francisco Chronicle

    Báo San Francisco Chronicle cho biết động thái của Hội đồng Giám sát thành phố San Francisco lần này là một phần trong nỗ lực mở rộng các dịch vụ sử dụng tiếng Anh tới gần 6.800 người chủ yếu nói tiếng Việt tại đây.

    Từ năm 2001, San Francisco đã ban hành quy định về tiếp cận ngôn ngữ. Đây là biện pháp giúp cư dân được phục vụ bằng loại ngôn ngữ họ cảm thấy thoải mái nhất.

    Tiếng Anh sẽ được dịch ra những loại ngôn ngữ này trong các dịch vụ trong thành phố, và quy định cũ áp dụng đối với các cộng đồng có ít nhất 10.000 người không thông thạo tiếng Anh.

    Trong danh sách ngôn ngữ chính thức của San Francisco trước đó có tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Philippines.

    Tuy vậy, sự điều chỉnh hôm 11-6 đã hạ ngưỡng 10.000 trên xuống còn 6.000. Trong khi đó, tại San Francisco có 6.791 người chủ yếu nói tiếng Việt, tức chạm mốc yêu cầu đưa tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức.

    Quyết định này đồng nghĩa thành phố sẽ cung cấp phiên dịch, thông báo, văn bản trên web... bằng tiếng Việt.

    Đối với những người ủng hộ động thái trên, thay đổi mới nhất là điều cần thiết trong nỗ lực giải quyết khó khăn trong tiếp cận ngôn ngữ. Đây cũng là một "lời nhắc nhở" về việc tuân thủ quy định hỗ trợ ngôn ngữ cho người nhập cư, vì có một số ý kiến từng than phiền về việc nhân viên thành phố không cung cấp dịch vụ bằng tiếng Tây Ban Nha.

    Việc thúc đẩy dịch vụ bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh được xem có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu công bằng trong tiếp cận phúc lợi, lợi ích của người nhập cư. Hiện nay vẫn còn một số cộng đồng gốc Phi hoặc vùng Caribe gặp khó khi sử dụng dịch vụ ở San Francisco.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Không chỉ góp mặt trong đội Dallas Cowboys ở tuổi 24, Nguyễn Tấn Đạt còn được xem là một trong những cầu thủ xuất sắc của lịch sử NFL.

    nguyen tan dat nfl 1

    Bóng bầu dục là một môn thể thao thi đấu đồng đội phổ biến ở Mỹ. Bộ môn này gồm hai đội chơi với 11 cầu thủ ở mỗi đội. Mục tiêu của họ là ghi điểm bằng cách chạy bóng qua vạch cuối của đối phương hoặc ném bóng qua cho đồng đội để họ có thể chạy qua vạch cuối.

    Nguyễn Tấn Đạt (sinh năm 1975) đảm nhận vai trò linebacker (trung vệ phòng ngự) trong đội bóng bầu dục. Đây vốn là một vị trí quan trọng trong việc ngăn chặn sự tấn công từ đối phương, theo The Athletic. Hiện anh đã giải nghệ, nhưng hành trình trở thành cầu thủ người Việt đầu tiên và duy nhất được chọn vào NFL vẫn truyền cảm hứng cho nhiều người.

    Khơi nguồn đam mê

    Gia đình của Đạt di cư sang Mỹ vào những năm 80. Anh lớn lên ở bang Texas cùng bộ môn bóng bầu dục.

    Cliff Davis, huấn luyện viên thời trung học cơ sở của Tấn Đạt, đã phát hiện ra anh khi đang đi dạo trong hành lang trường để tuyển những gương mặt phù hợp cho đội bóng.

    Khi đó, Đạt học lớp 8, cao gần 1m80 và trông nổi bật so với bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, bố mẹ anh không ủng hộ việc anh chơi bóng bầu dục và muốn anh tập trung vào việc học. Song, anh quyết định làm giả chữ ký của họ để đăng ký vào đội chơi.

    nguyen tan dat nfl 1
    Tấn Đạt trong một trận đấu bóng bầu dục năm 2000. Ảnh: Donna William/AP.

    Từ đó, năng lực thể thao và phong cách chơi bản năng đã giúp anh nhanh chóng vượt trội trên sân bóng. “Tôi yêu thích bóng bầu dục vì trò chơi này thật sự hấp dẫn. Tôi được trở thành một mảnh ghép trong đội 11 người. Khi tôi ngày càng lớn tuổi, bóng bầu dục trở nên thú vị hơn rất nhiều vì những tình huống khác nhau trong trận đấu”, Tấn Đạt chia sẻ.

    Huyền thoại của Texas A&M

    Tại Mỹ, bóng bầu dục là môn thể thao phổ biến nhất ở đại học và các trường đều có một chương trình tuyển mộ dài hạn các cầu thủ giỏi nhất lúc học trung học. Khi đó, Tấn Đạt đã nhận được học bổng vào Texas A&M.

    Ban đầu, anh nghĩ mình còn nhỏ con và cần phải tăng cân để trở thành một cầu thủ giỏi ở trường đại học. Tuy nhiên, anh lại trở nên quá đô con đến nỗi bản thân không thể di chuyển hiệu quả. Anh gần như từ bỏ việc chơi bóng bầu dục nhưng dần lấy lại phong độ khi mùa giải cận kề.

    nguyen tan dat nfl 1
    Đạt nhanh chóng trở thành cái tên nổi dang khắp đội bóng Texas A&M. Ảnh: AggieWire.

    Anh thức dậy lúc 6h mỗi ngày để tự tập thể dục, sau đó đến lớp lúc 8h. Anh tập luyện lần thứ hai vào buổi trưa, rồi tiếp tục tập luyện cùng cả đội lúc 16h. Anh nhanh chóng có được thể hình tuyệt vời và khiến toàn đội cũng như ban huấn luyện ngạc nhiên với sự thay đổi này.

    Từ vị trí thứ tám trên bảng xếp hạng, Đạt đã tiến lên vị trí thứ 2. Đứng đầu bảng bấy giờ là Trent Driver, người có kích thước và tốc độ tiêu chuẩn cho bộ môn bóng bầu dục. Một ngày nọ, khi đang chạy nước rút, Driver bị trẹo mắt cá chân vào vòi phun nước.

    Lúc này, Tấn Đạt đã được gọi vào thay thế và từ đây anh bước vào con đường làm nên lịch sử bóng bầu dục. Anh trở thành huyền thoại của Texas A&M khi tham gia 51 trận đấu liên tiếp, thực hiện 517 lần tranh bóng và 6 lần chặn bóng thành công.

    nguyen tan dat nfl 1
    Tấn Đạt trong một trận bóng bầu dục khi còn ở đội Texas A&M. Ảnh: SBNation.

    Gia nhập Dallas Cowboys

    Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Tấn Đạt phải kể đến việc anh được tuyển vào đội bóng bầu dục chuyên nghiệp NFL.

    Trong kỳ tuyển chọn năm 1999, Tấn Đạt không được chọn ở vòng đầu tiên, nhưng cuối cùng vẫn được chọn vào đội Dallas Cowboys ở vòng tuyển thứ ba.

    Dù đã đạt được không ít thành tích và giải thưởng, Đạt vẫn được xem là không đủ tầm vóc (số đo của anh bấy giờ là 1m80 - 100 kg) trong thời kỳ linebacker bóng bầu dục điển hình thường phải nặng 113kg.

    Tấn Đạt làm nên tên tuổi trong làng bóng bầu dục dù mang tầm vóc không quá to lớn. Ảnh: Blogging the Boys.

    Năm 2003, Bill Parcells trở thành huấn luyện viên trưởng của đội Dallas Cowboys. Được biết đến là người ưu thích những linebacker to lớn, Parcells không dễ để gây ấn tượng. Tuy nhiên, sự nhanh trí, khả năng dự đoán và kỹ năng của Đạt đã thuyết phục được Parcells.

    Dưới sự dẫn dắt của người huấn luyện viên này, Đạt đã tỏa sáng trong các mùa giải và thậm chí đã giành được danh hiệu All-Pro (người chơi giỏi nhất) cho vị trí của mình. Parcells thậm chí còn từng nhận xét Đạt rằng anh có thể chơi cho bất kỳ đội nào mà ông ấy dẫn dắt.

    nguyen tan dat nfl 1
    Tấn Đạt cùng các đồng đội Dallas Cowboys. Ảnh: Tim Heitma/USA Today.

    Chấn thương nối tiếp

    Dù có kỹ năng tốt, Tấn Đạt vẫn gặp chấn thương trong trận đấu. Đặc biệt, cú đập mạnh vào đầu vào năm 2004 đã ảnh hưởng không nhỏ khiến anh phải nghỉ ngơi một thời gian.

    Năm 2005, anh tiếp tục gặp chấn thương đầu gối và cổ. Về sau, dù cố gắng phục hồi, cơ thể anh vẫn không thể trở lại như trước, dẫn đến việc anh phải giải nghệ sau đó không lâu.

    nguyen tan dat nfl 1
    Nguyễn Tấn Đạt khi là huấn luyện viên tại trại huấn luyện River Eiged Field. Ảnh: Kirby Lee/Image of Sport-USA TODAY Sports

    Sau khi giải nghệ, Tấn Đạt có thời gian ngắn làm huấn luyện viên và nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm việc được vinh danh vào Đại sảnh Danh vọng Thể thao Texas A&M.

    Dù không được vào Đại sảnh Danh vọng Bóng đá Chuyên nghiệp, anh vẫn tự hào về sự nghiệp bóng bầu dục của mình. Là cầu thủ người Việt đầu tiên và duy nhất được chọn vào NFL, anh hy vọng hành trình của mình sẽ truyền cảm hứng cho các em nhỏ châu Á khác theo đuổi ước mơ dẫu sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách.

    Theo ZNews

  • Trấn Thành giới thiệu nhà hàng Việt ở California, có nhiều món ăn quê nhà như chả giò, bún chả, phở Bắc, ngoài ra còn món phở nhúng đặc biệt.

    tran thanh an pho 1

    Đầu tháng Tư, Trấn Thành và Hari có chuyến công tác ở Mỹ, tham dự các buổi lễ ra mắt phim và thăm nhiều người bạn thân. Thời gian rảnh, vợ chồng nam MC tranh thủ khám phá các địa danh nổi tiếng ở Mỹ như cầu Brooklyn, ngắm hoa anh đào ở New York, triển lãm Sphere ở Las Vegas, Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Houston.

    tran thanh an pho 1

    Trấn Thành còn tranh thủ thưởng thức nhiều món ăn ngon và ghé các nhà hàng do bạn bè giới thiệu. Xa nhà gần một tháng, Trấn Thành và vợ cũng thèm nhiều món ăn Việt nên được ca sĩ Ngọc Anh giới thiệu một quán phở nổi tiếng ở Huntington Beach, California.

    tran thanh an pho 1

    Trấn Thành nhận xét món đặc biệt nhất định phải thử ở quán là phở tái nhúng. Đây cũng là được nhiều thực khách ưa chuộng, gọi ăn thử.

    tran thanh an pho 1

    Phở tái nhúng là món ăn kết hợp giữa phở tái truyền thống và món lẩu bò. Phần thịt bò sống được nhúng vào nồi nước dùng sôi sùng sục, chỉ cần chần sơ cho tái. Bánh phở cũng được nhúng qua nồi nước nóng cho mềm. Ngoài ra, Trấn Thành nhận xét phở Bắc của quán nấu rất chất lượng, thêm phần ớt tươi thái là 'ngon nhức nách'.

    tran thanh an pho 1

    Món mì xào bò lúc lắc gồm phần mì vàng xào mềm, ăn kèm phần thịt bò thái miếng như quân cờ, xào cùng ớt chuông, hành tây và khoai tây. Ngoài vị này, mì xào của quán còn kết hợp với cá hồi hoặc tôm, giá mỗi phần là 65 USD (1,6 triệu đồng).

    tran thanh an pho 1

    Trấn Thành cho biết anh 'mê nhất' đĩa salad rau tươi, ăn kèm các loại hạt. 'Món ăn nhẹ nhàng, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả', anh nói.

    tran thanh an pho 1

    Cả nhóm còn gọi phần chả giò (nem) rán giòn, ăn kèm rau sống, chấm với nước mắm chua ngọt. Món này ăn kèm với bún chả. Chả giò có loại nhân tôm hoặc nhân chay, có giá từ 2 USD mỗi chiếc (50.000 đồng).

    tran thanh an pho 1

    Món đặc biệt là khoai tây lắc vị truffle, đậm vị nấm cục đen, ăn khá 'cuốn'.

    Theo Ngôi Sao

  • Sáng sớm Thứ Hai, 29 Tháng Tư, một người đàn ông châm lửa đốt vợ và chính mình trong một vụ giết người tự sát, Sở Cảnh Sát Quận Harris cho hay.

    Vào khoảng 1 giờ 40 sáng, chuyện xảy ra căn nhà ở dãy số 6500 đường Desert Rose Lane, gần ngã tư Antoine Drive và Fallbrook Drive, phía Bắc Quận Harris. Tiến Trịnh, 62 tuổi, sống trong căn nhà đó ngắt điện trong đêm giữa lúc một người con trai của đôi vợ chồng đang học bài thi, Cảnh Sát Trưởng Ed Gonzalez thuật lại.

    Túy Bạch Hồ, người vợ 58 tuổi của ông, yêu cầu chồng mở điện lên, hai người cãi nhau. Họ tiếp tục cãi nhau sau khi hai người con trai, 28 và 21 tuổi, đã đi ngủ.

    hien truong vu chay 1

    hien truong vu chay 1
    Hiện trường vụ cháy

    Bỗng tiếng gào thét của người mẹ đánh thức hai người con dậy. Khi ấy, bà đã bị chồng mình châm lửa đốt. Hai cậu con tìm cách tạt nước vào người mẹ để dập lửa nhưng bất thành.

    Lửa bén nhanh, hai người con trai phải bỏ chạy thoát thân ra ngoài. Khi ra tới ngoài đường, họ nghe tiếng la thất thanh của cha. Ông đã khóa trái cửa của nhà để xe và tự thiêu bên trong.

    Khi lính cứu hỏa tới nơi, tìm cách vào nhà thông qua nhà để xe nhưng không được vì nguyên cái garage đã cháy đỏ, Gonzalez cho biết.

    Hai vợ chồng chết tại chỗ. Hai người con trai không bị thương. Căn nhà chính không bị thiệt hại nhiều, trừ nhà để xe nơi mọi sự diễn tiến nhanh chóng.

    Gia đình nói với cảnh sát rằng vợ chồng này thường hay cãi lộn, và bạo hành gia đình khiến cảnh sát phải can thiệp vào Tháng Mười Hai 2023 cũng như hồi Tháng Giêng. Một lần đó, cảnh sát được gọi đến vì ông Tiến Trịnh bị khủng hoảng tinh thần.

    Ông Tiến Trịnh từng bị cho là có sử dụng ma túy, theo cảnh sát được biết. Gonzalez cho biết bà Túy Bạch Hồ làm việc ở một tiệm làm móng gần nhà, còn ông Tiến Trịnh đã nghỉ hưu. Giới chức đang tiếp tục điều tra vụ án.

    “Tôi chia buồn với những người con trai trong gia đình,” Gonzalez nói. “Thật khó để mất một đấng sinh thành, mà đây là mất cả hai và còn phải chứng kiến cảnh tượng ấy nữa, quá kinh khủng.”

    Theo Người Việt

  • DENVER, Colorado (NV) – Đề án hàng không vũ trụ Space for Humanity vừa loan báo sẽ tài trợ cho Amanda Nguyễn để du hành lên không gian, tổ chức này công bố hôm Thứ Hai, 25 Tháng Ba.

    “Tôi rất mừng vì được hợp tác với Space for Humanity, không chỉ vì họ giúp đỡ tôi mà còn vì tầm nhìn và giá trị mà họ đem lại. Cùng nhau, chúng tôi cam kết thay đổi cách tất cả chúng ta suy nghĩ về vũ trụ, về mỗi người chúng ta và về tương lai của nhân loại. Tôi rất mong chờ hành trình khám phá vũ trụ cũng như hành trình mà chúng ta tiếp tục hướng tới một tương lai rạng rỡ và tốt đẹp hơn,” Amanda Nguyễn nói.

    AmandaNguyen space 1536x1092
    Amanda Nguyễn trên đường vào vũ trụ với sự hỗ trợ của Space for Humanity (Hình: Amanda Nguyễn cung cấp)

    Amanda Nguyễn là chuẩn mực của tinh thần và tham vọng của Đề Án Phi Hành Gia Công Dân của Space for Humanity, tổ chức này cho biết. Cô là một nhà hoạt động dân quyền kiêm nhà sáng lập Rise, được biết đến với công việc về Đạo Luật Quyền Của Nạn Nhân Bị Tấn Công Tình Dục và vận động cho quyền của Người Mỹ Gốc Á. Cô từng được đề cử giải Nobel Hòa Bình và Người Phụ Nữ Của Năm 2022 do Tạp Chí TIME bình chọn.

    Amanda Nguyễn sẽ du hành vào vũ trụ trên phi thuyền Blue Origin New Shepard và trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ.

    Giám Đốc Điều Hành Space for Humanity, Antonio Peronace nói: “Space for Humanity rất tự hào khi được hợp tác và hỗ trợ chuyến du hành vũ trụ của Amanda Nguyễn. Chuyến đi kỳ thú của cô sẽ là một tấm gương sáng ngời cho rất nhiều người khác.”

    Peronace nói tiếp: “Là một tổ chức cam kết dân chủ hóa không gian và giúp mọi công dân trên thế giới có thể biết tới chúng tôi, Space for Humanity tự hào rằng Amanda Nguyễn và hành trình của bà đại diện cho sức mạnh, say mê và sự xuất chúng mà chúng tôi muốn tiếp tục đưa lên tầm cỡ mới.”

    Space for Humanity là tổ chức bất vụ lợi vận hành Đề Án Phi Hành Gia Công Dân nhằm gửi những người được tuyển mộ kỹ lưỡng, chịu tác động của mọi tầng lớp xã hội, du hành vào không gian để tìm hiểu “hiệu ứng tổng quát,” một sự thay đổi về nhận thức có được nhờ quan sát Trái Đất nhìn từ ​​không gian.

    Space for Humanity đưa ra chương trình huấn luyện chuyên môn cho các Phi Hành Gia Công Dân để khi trở về Trái Đất, họ có thể đóng vai trò là nhà lãnh đạo và đại sứ toàn cầu, cam kết truyền cảm hứng cho một ngày mai sáng sủa hơn, xán lạn hơn cho nhân loại.

    Theo Người-Việt

  • NGUỒN: JACK TRUONG RN, Nhóm: SAVE AND EARN IN AMERICA.

    Hôm nay xem lại hóa đơn viện phí dẫn mẹ em đi chụp mammogram hôm trước, phí lên đến hơn $1,500 mà bảo hiểm y tế trả hết, em không phải trả đồng nào, mới thấy việc có một bảo hiểm y tế tốt là rất quan trọng. Hy vọng bài viết dưới đây giúp mọi người hiểu thêm về cơ chế hoạt động của bảo hiểm y tế và có thể hiểu thêm về bảo hiểm mình đang có.

    "Bài viết này mình muốn đề cập tới vấn đề đi khám bệnh và những thuật ngữ thông dụng trong bảo hiểm y tế. Mình đang làm y tá khoa ung bướu, chuyên hóa trị, và có 7 năm kinh nghiệm. Đề tài này hơi phức tạp nên nếu có gì thiếu sót mong các bạn thông cảm.

    Trước tiên mình sẽ đề cập tới các thuật ngữ thông dụng mà bạn sẽ gặp khi dùng bảo hiểm y tế:

    bao hiem y te o my

    - Deductible: số tiền bạn phải trả trước khi bảo hiểm của bạn trả. Ví dụ insurance của bạn nói deductible là $500. Đi chữa bệnh chi phí tốn $5000 đi, thì bạn phải trả trước cái $500 đó rồi bảo hiểm mới trả phần còn lại

    - Coinsurance: số tiền bạn phải trả sau khi bảo hiểm trả, thường thì con số này dựa trên phần trăm. Ví dụ như trên, bảo hiểm nói là họ trả 80% tiền viện phí, thì bạn phải trả 20% của cái $5000, sau khi bạn đã trả $500 deductible

    - Out-of-pocket maximum/coinsurance limit: số tiền tối đa bạn phải trả. Mỗi plan nó quy định hạn mức khác nhau. Ví dụ insurance bạn nói là bạn phải trả tối đa cho họ là $8000. Nếu bạn mổ gì đó tốn $100k, thì sau khi deductible và bạn trả 20%, nếu con số đó vượt quá $8000 thì họ chỉ lấy tối đa của bạn $8000.

    - Copay: số tiền bạn trả cho bác sĩ mỗi lần bạn đi khám hay điều trị. Ví dụ như bạn đi khám phòng mạch thì ông bác sĩ sẽ lấy của bạn $30 mỗi lần trước khi tất cả các chi phí khác mình liệt kê ở trên.

    - Premium: số tiền bạn trả để mua gói bảo hiểm

    - Provider: người điều trị cho bạn. Người đó có thể là bác sĩ, bệnh viện, nurse practitioner, etc

    - Non-covered charges: những khoản phí mà bảo hiểm sẽ từ chối trả

    - Medicare: chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ cho người trên 65 tuổi

    - Medicaid:: chương trình bảo hiểm của chính phủ cho người có thu nhập thấp.

    - In-network/Out-of-network: mỗi bác sĩ sẽ nhận 1 dạng bảo hiểm nhất định, như Blue Cross Blue Shield, Aetna, etc. Ví dụ bạn có bảo hiểm BCBS thì bạn kiếm bác sĩ nhận BCBS đó gọi là in-network. Chi phí bạn trả sẽ thấp hơn vì bảo hiểm cover. Còn bạn có BCBS mà gặp bác sĩ nhận Aetna thì có thể bạn phải trả tiền nhiều hơn vì cái đó là không chung mạng lưới của họ.

    - PPO (Preferred Provider Organization): 1 dạng bảo hiểm thường gặp, đó là bạn sẽ được dùng nó để đi gặp 1 số bác sĩ in-network. Bảo hiểm PPO cũng cho phép bạn gặp bác sĩ out-of-network nhưng bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn.

    - HMO (Health Maintenance Organization): 1 dạng bảo hiểm khác. HMO có khi sẽ kêu bạn chọn 1 bác sĩ là chính, bạn chủ yếu đi gặp ông đó để khám bệnh. Có gì thì ổng sẽ đưa ra các bác sĩ khác chuyên môn và họ nhận HMO. Lợi thế là HMO trả tiền ít hơn, nhưng 1 khi đã vào HMO thì bạn chỉ được chọn bác sĩ in-network vì bạn đi out-of-network thì họ sẽ không trả tiền.

    -Pre-existing conditions: tức là những bệnh bạn đã có trước khi bạn mua bảo hiểm. Ví dụ bạn sinh ra mà bị type 1 diabete thì trước đây, các hãng bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm hoặc ép buộc bạn đóng tiền nhiều hơn vì họ biết chắc chi phí trị bệnh của bạn sẽ cao hơn người thường. Mà toàn bộ công ty bảo hiểm là for-profit. Họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên sẽ tìm đủ cách để kiếm lời. Từ năm 2014 tổng thống Obama đã cấm chuyện đó, nên bây giờ các hãng bảo hiểm không được phép từ chối hoặc lấy tiền bạn nhiều hơn.

    - Vậy đây là 1 câu hỏi nhức nhối của nhiều người VN: liệu không có bảo hiểm thì đi bệnh viện được không. ĐƯỢC. Bạn sẽ phải trả tiền nhiều hơn, nhưng không có nghĩa là bệnh viện từ chối điều trị bạn. Ở bệnh viện thường có những người social worker. Họ chuyên giúp những bệnh nhân không có bảo hiểm hoặc thu nhập thấp tìm các nguồn hỗ trợ để trả tiền viện phí. Ở Mĩ này tiền viện phí là lý do số 1 gây ra phá sản. Nên vấn đề này là muôn thuở ai cũng biết. Các bệnh viện thường họ sẽ cho bạn payment plan nếu bạn không đóng tiền hết 1 lần được.

    - Cho nên nếu bạn hoặc người nhà bị gì đó như heart attack (đau tim), stroke (tai biến mạch máu não), gãy xương, etc, thì chuyện đầu tiên là gọi 911 để chở tới bệnh viện. Họ sẽ trị trước rồi tính tiền sau. Cùng lắm thì trả payment plan từ từ. Đừng vì cái đó mà không dám đi bệnh viện. Tiền có thể đi làm kiếm lại được, mạng chỉ có 1.

    - Universal/single payer health care. Đây là 1 đề tài rất được bàn cãi trong cả chục năm qua. Như mình nói ở trên, điểm yếu của y tế Mĩ là bảo hiểm rất rắc rối và đắt đỏ. Mua bảo hiểm xong rồi đi trị bệnh vẫn phải đóng tiền thêm. Chưa kể mỗi bác sĩ nhận bảo hiểm khác nhau, đi không đúng người thì bảo hiểm không trả.

    - Nhiều quốc gia khác như Canada, Úc, Anh, Đức dùng hình thức Universal/single payer tức là chính phủ sẽ hoạt động như insurance provider. Bạn trả thuế cao hơn, bù lại toàn bộ mọi thứ tiền viện phí chính phủ lo hết. Khỏi lo copay, coinsurance, deductible, hmo, ppo. Bạn cần đi khám và điều trị, bạn vào bệnh viện, xong họ làm việc với chính quyền, bạn trị xong rồi về.

    - Nhiều người nói là ở Mĩ bạn có tự do chọn bác sĩ. Bạn có biết sự tự do thật sự là ở đâu không? Đó là mình có thể đi tất cả các bệnh viện, tất cả các bác sĩ mà không phải lo in hay out network. Cái đó là thế mạnh của universal health care.

    - Và nhiều người lo là thuế tăng. Nói thật, tiền bảo hiểm đóng hàng tháng nó cao tới mức gần như là khoản thuế thứ 2 luôn rồi, nên tăng thuế thay vì đóng bảo hiểm thì cũng bù qua bù lại à.

    Edit: thêm về urgent và emergency care để bạn có thể phân biệt

    Urgent care: dành cho những bệnh nguy hiểm nếu để lâu (mấy ngày liền) không trị. Ví dụ như ói mửa, tiêu chảy này nọ. 1 cơn thì không tới nỗi, nhưng bị nhiều và liên tục thì có lý do và có thể dẫn tới mất nước. Nên đó là các trường hợp đi urgent care vì chi phí sẽ rẻ hơn. Urgent care là lúc bạn có thể tự đi tới gặp bác sĩ được.

    Emergency care: dành cho các trường hợp nguy hiểm tới tính mạng nếu không cứu kịp trong thời gian ngắn (vài tiếng). Ví dụ như heart attack, stroke, gãy xương, vết thương chảy máu liên tục. Đó là các trường hợp bạn phải gọi 911, không tự đi gặp bác sĩ. Chi phí đi emergency sẽ cao hơn nhưng bù lại họ sẽ cứu mạng của bạn.

    Nói về đề tài này thì nó dài lắm, tới mức viết sách còn được. Mình tạm dừng ở đây. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp giải đáp 1 số thắc mắc của các bạn về y tế và bảo hiểm ở Mĩ."

    NGUỒN: JACK TRUONG RN, Nhóm: SAVE AND EARN IN AMERICA.

  • Ông Trần Quốc Hùng sống và làm việc ở đất nước Mỹ kể từ năm 1975, tiền thuế An Sinh Xã Hội được lấy ra từ mỗi ngân phiếu trả lương của ông gần 50 năm qua. Nhưng khi ông về hưu, Sở An Sinh Xã Hội từ chối cho ông lãnh tiền hưu chỉ vì ông không có giấy khai sinh gốc.

    Nước Mỹ đã là quê hương của ông Trần Quốc Hùng trong gần 50 năm qua. Ông Hùng đến Mỹ năm 1975 khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, theo đài KSLV loan tin hôm Thứ Tư, 28/2/2024

    an sinh xa hoi
    Tiền thuế An Sinh Xã Hội được lấy ra từ mỗi ngân phiếu trả lương của ông gốc Việt gần 50 năm qua, nhưng khi chờ lãnh số tiền hưu thì Sở An Sinh Xã Hội từ chối. (Hình minh họa: Kevin Dietsch/Getty Images)

    “Đó là lúc tôi bắt đầu đi làm và đóng thuế,” ông Hùng kể.

    Nhưng bây giờ ông Hùng đến tuổi về hưu và chờ lãnh số tiền hưu mà ông đã đóng góp cho xã hội Mỹ, thì Sở An Sinh Xã Hội từ chối. 

    “Tôi đã nhận được lá thư từ chối điều đó. Sở An Sinh Xã Hội nghi ngờ có gian lận. Để chứng thực danh tính, giới chức đòi tôi cung cấp cho họ giấy khai sinh gốc. Đó là một vấn đề nan giải,” ông Hùng kể với phóng viên. “Khi rời Việt Nam, tôi chẳng có đem theo giấy tờ gì cả. Tất cả những gì tôi có lúc này chỉ là một bản sao.” 

    Nhưng Sở An Sinh Xã Hội không chấp nhận bản sao khai sinh.

    Ông Hùng nhờ phóng viên Matt Gephardt của đài KSLV giúp đỡ.

    Phóng viên Gephardt tìm thấy trên trang web của Sở An Sinh Xã Hội viết rõ rằng: “Không chấp nhận bản sao.”

    “Tốt hơn là nên có giấy khai sinh bản chính, nhưng nếu không có được hồ sơ đó, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng tốt nhất hiện có,” nhân viên sở trả lời phóng viên Gephardt.

    Tuy nhiên, giới chức cũng cho phóng viên biết rằng họ sẽ cử một người ở văn phòng tiểu bang đến nhà của ông Hùng để giúp giải quyết chuyện này.

    Khi biết câu chuyện này, quý độc giả nên chuẩn bị sẵn những giấy tờ cần thiết phòng khi hữu sự.

    Theo Người-Việt

    .

  • Một chủ tiệm nail ở Las Vegas (Nevada, Mỹ) đã bị đ.ánh đ.ập tàn nhẫn khi đang làm việc và vẫn không hiểu lý do tại sao mình lại trở thành mục tiêu. Vụ hành hung đã được ghi lại trên video và cảnh sát đang cố gắng xác định bốn nghi can đằng sau vụ tấn công này, đài NewsNow 8 loan tin hôm Thứ Ba, 27/2/2024.

    Nạn nhân là ông Nathan Nguyễn, chủ tiệm The Nail Palace trên đường E. Flamingo gần University Center Drive, cho biết ông muốn mọi người thấy cảnh mình bị hành hung với hy vọng giúp bắt được những kẻ tấn công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    tan las
    Hình ảnh ông Nathan Nguyễn thương tích đầy mình sau vụ tấn công. (Hình: Chụp qua màn ảnh đài NewsNow 8)

    Vụ hành hung xảy ra hôm Chủ Nhật khi một người phụ nữ lạ mặt bước vào tiệm và muốn dùng nhà vệ sinh, ông Nathan từ chối. Người phụ nữ này giận dữ làm gãy một cây kiểng trong tiệm khi bước ra ngoài.

    Không bao lâu, người phụ nữ này quay lại với ba người đàn ông khác. Những người này túm lấy ông Nathan đấm đá trong vòng 1 phút và lấy điện thoại của nạn nhân trước khi ra khỏi tiệm.

    “Hôm qua tôi không làm gì sai, tôi cũng không hề làm tổn thương cô ấy. Tôi không hiểu tại sao bọn họ lại đi vào tiệm và đánh tôi nặng như vậy,” ông Nathan nói.

    “Quần áo của Nathan dính đầy máu. Chuyện xảy ra như một phim b.ạo l.ực kinh dị”, ông Nick Hardman, vợ/chồng đồng tính của nạn nhân, và đồng sở hữu tiệm nail cho biết.

    Cảnh sát Las Vegas đang điều tra để xác định tung tích các kẻ tấn công.

    Theo Người-Việt

  • Một tiệm phở của người gốc Việt ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon (Mỹ), bị bắt buộc đóng cửa sau khi có đơn khiếu nại về “mùi thức ăn trong tiệm bốc ra,” theo đài truyền hình địa phương KOIN hôm Thứ Tư, 28 Tháng Hai.

    Ông Eddie Đồng là chủ nhân ba tiệm Phở Gabo ở vùng đô thị Portland. Ông cho đài KOIN hay ông bị bắt buộc đóng cửa tiệm phở ở góc đường Northeast Fremont với Northeast 73rd ở phía Tây Bắc thành phố.

    tiem pho nguoi viet dong cua
    Tiệm Phở Gabo của ông Eddie Đồng ở Portland, Oregon. (Hình minh họa: Facebook Pho Gabo)

    Ông Đồng nói với KOIN rằng, ông bất bình vì phải đóng cửa tiệm phở, vốn khai trương từ năm 2018. Nhật báo Người Việt vào chiều 29 Tháng Hai tìm cách liên lạc với chủ nhân tiệm Phở Gabo qua điện thoại nhưng chưa được hồi đáp.

    Theo thông báo dán trên cửa trước, tiệm phở bị đóng vì “thành phố cũng như khu phố khiếu nại về mùi thức ăn mà chúng tôi nấu nướng cũng như mùi thức ăn mà chúng tôi phục vụ cho khách,” ông cho biết.

    Hiệp Hội Khách Sạn và Nhà Hàng Oregon (ORLA) loan báo đây là lần đầu tiên họ nghe nhà hàng bị đóng cửa vì bốc mùi.

    “Vì vụ vi phạm này dựa trên tiêu chuẩn chủ quan và bất công không thể tin nổi, chung quy  là nếu thanh tra viên ngửi được mùi thì coi như nhà hàng có thể vi phạm,” ông Greg Astley, giới chức ORLA, nói với đài KOIN.

    ORLA đang đấu tranh, yêu cầu thành phố Portland lập tức coi lại quy định bất công của thành phố về “mùi.”

    Trong khi đó, ông Đồng cho đài KOIN hay ông cảm ơn những người lên tiếng ủng hộ ông sau khi nghe tin tức về vụ này. Hiện tại, ông tập trung vô hai tiệm phở ở Hillsboro (khai trương năm 2015) và Happy Valley (khai trương năm 2022).

    Đây không phải là lần đầu tiên một doanh nghiệp của người Mỹ gốc Việt bị than phiền hay vướng vào kiện tụng do “mùi gây khó chịu cho cư dân địa phương.”

    Hồi năm 2014, công ty Huy Phong chuyên sản xuất tương ớt hiệu Con Gà nổi tiếng đã bị thành phố Irwindale, California, đâm đơn kiện sau khi dân chúng than phiền về về mùi hôi cay gây khó chịu.

    Sau đó, vào Tháng Năm, 2014, thành phố Irwindale hủy vụ kiện công ty Huy Phong. Thị Trưởng Mark Breceda khi đó nói rằng ông sẽ yêu cầu hội đồng thành phố chấm dứt việc tranh tụng.

    Còn đại diện công ty Huy Phong là David Trần, một di dân gốc Việt, nói rằng sẽ gắn thêm lưới lọc mạnh hơn trong cơ xưởng và ông tin tưởng rằng sẽ ngăn được mùi hôi bay ra ngoài. 

    Theo Người-Việt

  • "600.000 USD/năm là số tiền mà Jenny Nguyễn kiếm được tại Mỹ. Cô không có bằng đại học nhưng đã làm việc với hãng Google, Apple và nhiều người nổi tiếng", tờ CNBC viết.

    tiem nail jenny nguyen 1
    Cô gái người Mỹ gốc Việt kiếm 14,5 tỷ đồng/năm nhờ làm móng (Ảnh: Andrew Evers).

    Hai bàn tay trắng ở thành phố lớn

    Jenny Nguyễn (29 tuổi) là một nghệ sĩ làm móng nổi tiếng và là một chủ tiệm nail lớn ở Los Angeles (Mỹ). Tiệm của cô cung cấp nhiều dịch vụ, từ làm móng đến nối mi.

     Từ việc sử dụng các loại sơn gel, sơn bóng, đá quý, nhãn dán và các vật dụng khác, Jenny đã có thể tạo ra khung cảnh đám mây phức tạp hoặc một bó hoa mùa xuân trên đầu ngón tay của ai đó. Mỗi bản thiết kế thường mất 2-3 tuần để hoàn thành.

    Một số khách hàng là người nổi tiếng thường lui tới tiệm của Jenny là Paris Hilton và Hailey Bieber. Các thiết kế của cô cũng đã được giới thiệu trong các chiến dịch quảng cáo cho các công ty như Apple, Converse và Chanel.

    Theo các tài liệu thuế mà tờ CNBC thu thập được, vào năm 2022, tiệm làm đẹp của cô đã kiếm được hơn 600.000 USD (khoảng 14,5 tỷ đồng). Trong năm 2023, con số này dự kiến tăng khi lượng khách hàng của cô ngày càng "khủng".

    Jenny học ngành sư phạm tại Đại học Hofstra ở New York. Tuy nhiên, cô đã bỏ năm cuối đại học để làm việc toàn thời gian, giúp đỡ ba mẹ hỗ trợ tài chính cho 3 người em của cô.

    Thời điểm đó, gia đình Jenny cùng sống ở New York. Cô lần đầu tiên chuyển đến Los Angeles vào năm 2019, tìm kiếm nơi nghỉ ngơi sau mùa đông khắc nghiệt của New York. Vào thời điểm đó, Jenny trở thành giáo viên dạy thay cho một khu học chánh công lập và dự định tiếp tục sự nghiệp giảng dạy của mình ở Los Angeles. 

    "Tôi đã không kiếm đủ tiền để sinh hoạt từ việc dạy học", Jenny nhớ lại. Cô biết mình muốn thử một công việc mới, trong một ngành mới, nhưng không biết chính xác mình nên làm gì tiếp theo. 

    Vì vậy, cô quyết định thử làm việc cho chính mình. Jenny nói: "Tôi luôn bị thu hút bởi việc kinh doanh vì thích sự cạnh tranh. Tôi thích làm việc cho chính mình hơn là nghe người khác bảo tôi phải làm gì".

    Sau giai đoạn Covid-19, Jenny đã theo dõi những bộ móng của nghệ sĩ nổi tiếng trên mạng xã hội. Lúc đó, cô tự hỏi rằng: "Sao mình không thử làm móng cho họ?".

    Làm việc đến đêm muộn

    Jenny không mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện tay nghề. Đầu năm 2021, cô nhận được giấy phép làm móng trực tuyến sau khi chi khoảng 9.000 USD (hơn 219 triệu đồng) và mất vài tuần để học tập.

    Lúc này, Jenny bắt đầu quảng cáo dịch vụ của mình cho khách hàng trên Instagram, tiếp cận các nhiếp ảnh gia và cung cấp dịch vụ làm móng miễn phí.

    tiem nail jenny nguyen 1
    Dù kiếm được nhiều tiền, Jenny vẫn làm việc đến đêm và không nghỉ cả ngày cuối tuần (Ảnh: Andrew Evers).

    Những thiết kế của cô nhanh chóng thu hút lượng người theo dõi trên TikTok và Instagram - nơi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và trợ lý của những người nổi tiếng sẽ nhắn tin cho cô và yêu cầu các cuộc hẹn. 

    Jenny nói: "Phương tiện truyền thông xã hội và sự giới thiệu của khách hàng đã giúp tôi xây dựng cơ sở khách hàng của mình".

    Vào tháng 1/2022, Jenny mở cửa hàng làm móng ở trung tâm TP Los Angeles. Cô cho biết tiệm thường đón khoảng 300 khách hàng/tuần. Cơ sở kinh doanh của cô hiện có 16 nhân viên, trong đó có chồng của Jenny, Bryan Trường, người đồng sở hữu và quản lý tiệm với cô.

    "Trở thành một doanh nhân rất cô đơn và căng thẳng. Nhưng khi bắt đầu tuyển dụng thêm nhiều người, tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều và tôi có thể phát triển công việc kinh doanh của mình nhanh hơn. Vậy nên, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau", Jenny bộc bạch.

    Jenny chia sẻ rằng cô vẫn làm việc đến tối muộn và vào cuối tuần để phát triển công việc kinh doanh của mình. Đặc biệt, trong những tuần rơi vào thời điểm bận rộn, cô ước tính mình làm việc từ 80 đến 100 giờ. 

    Song, Jenny chưa từng than thở mà cho rằng thời gian dài làm việc là xứng đáng để cô theo đuổi một công việc sáng tạo mà cô yêu thích và được trả lương hậu hĩnh. 

    "Nghệ thuật làm móng luôn thú vị và khiến mọi người vui vẻ. Tôi rất biết ơn khi được làm công việc này", Jenny cười, nói.

    Dân Trí (theo www.cnbc.com)

  • Dù thích nhưng tôi vẫn băn khoăn có nên mua hay không vì phải đem cả chậu cây vào nhà, vặn máy sưởi để vượt qua mùa đông.

    Theo thông lệ mỗi năm, tôi sẽ đi chợ tết. Ở Mỹ, điều đó có nghĩa là tôi và gia đình cùng nhau chất chồng lên một chiếc xe hơi đi đường xa để cùng tiến vào khu Little Saigon của người Việt.

    Năm nào cũng vậy, người Việt sẽ có một khu chợ Tết được tổ chức với các gian hàng bán những thứ chỉ dùng cho Tết. Mặt hàng phổ biến nhất là hoa Tết, theo cách gọi của người miền Nam là chợ bông.

    Chợ bông ở Mỹ cũng có thể bán những loại bông sống được ở Mỹ. Vì vậy có một số thứ khiến tôi nhớ nhung, như hoa mào gà, những cây quất to bự, ớt kiểng. May mà các thứ hoa vạn thọ, cúc, đào khá phổ biến.

    Tôi chỉ quan tâm tới mai vàng năm cánh, cây mai mà người miền Trung gọi là mai rừng. Cũng có những cây được quảng cáo là mai, có năm cánh, nhưng nhỏ xíu và co ro trong cái lạnh, và tất nhiên là hơi đắt.

    Tôi tần ngần trước chậu mai mà mình thích, không biết mình có khả năng chăm sóc nó hay không. Để mai có thể sống sót, phải đem cả chậu vào nhà vặn máy sưởi mới được.

    Sau cùng, tôi chấp nhận bỏ qua chậu mai vàng bởi không thể chấp nhận nổi viễn cảnh mình sẽ phải khiêng một chậu cây ra vào suốt mùa đông.

    Thay vào đó, tôi chọn hai bó mai Mỹ, đại khái là cành cây của một loại gì đó có hoa màu vàng. Ở Mỹ loại cây này mọc hoang, cũng không biết người Việt đi hái ở đâu về, nhưng chợ Tết lúc nào cũng có.

    mai vang o my
    Đi mua bông trong chợ Tết ở Mỹ. Ảnh: Liên

    Với các loại trái cây chưng mâm ngũ quả, các siêu thị của cộng đồng người Việt lúc nào cũng có cả. Năm nay tôi đã biết "khôn", nên tôi vội mua trái mãng cầu còn cứng ngắc, về nhà để ít lâu sẽ chín. Ngoài ra thì còn có trái dừa Thái, trái đu đủ Mexico, và trái xoài Philippines. Nói thế thôi chứ chắc chỉ có đu đủ là được trồng ở Mexico, dừa thì cũng không biết có phải là Thái hay không, hay là đều được trồng đâu đó trên nước Mỹ.

    Đặc biệt nhất là năm nay có bưởi da xanh, nhập từ Việt Nam sang, với giá 15 USD một trái. Tuy có hơi mắc nhưng quê tôi là quê bưởi da xanh ngon nhất Việt Nam, vì vậy tôi cũng đành vác một trái về cho nó giống ngày xưa cũ.

    Còn lạ, hàng bán bánh mứt chất đầy. Ở Việt Nam, ngày tết sẽ có những thứ bánh mứt đặc biệt như các loại bánh quy phương Tây, chà là, hay kẹo chocolate bọc nho. Còn ở Mỹ thì hàng kẹo tết giống y như những gì tôi hay mua ngày xưa: mứt dừa, mứt hạt sen, mứt gừng, mứt me, mứt bí, mứt mãng cầu, thèo lèo kèm theo món kẹo với cái tên cứt chuột, kẹo mè xửng, kẹo đậu phộng. Đôi khi tôi cảm thấy dịp Tết là lúc người ta đi tìm kiếm những cái mà mình ngày thường không có.

    Cũng có những hàng quán bán bánh chưng bánh tét, với các kích cỡ khác nhau. Cô bán hàng nói giọng Huế đặc bảo rằng cô chỉ có bánh tét thông thường thôi, không có loại ba màu đâu. Bánh chưng thì cô chỉ vào hai cái bánh ngày trước mặt tôi, chúng nó hình như không được vuông lắm.

    Công cuộc chuẩn bị cho cái tết ngày xưa của tôi thường kết thúc vào ngày 30 tết với việc kho thịt là nấu canh khổ qua dồn thịt bằm. Vì vậy ngày nay công cuộc đi chợ Tết của tôi cũng chấm dứt ở hàng rau, nơi một đống khổ qua Ấn Độ đã được chất sẵn.

    Tôi mua một bao to, đem về cho mẹ, người mà mấy chục năm qua vẫn luôn nấu canh khổ qua cho tôi ăn. Người miền Nam xem trọng từ ngữ, canh khổ qua là để cho nỗi khổ qua đi, nên năm mới ai cũng có món này.

    Mẹ tôi giờ đã nấu tới mẻ bánh tét thứ hai. Mẻ thứ nhất là để thử nghiệm tìm lại tay nghề, bánh nấu ra được đem đi biếu tặng. Mẻ thứ hai mới là để cho nhà ăn. Mẹ tôi lau lá chuối để gói bánh, con cháu thì vẫn đi học đi làm. Nói chung cái Tết ở Mỹ thì cái gì cũng có, chỉ có mỗi thời gian là không mà thôi.

    Theo VnExpress