• PORTLAND, Oregon (NV) – “Tôi rất sợ, không biết họ sẽ làm gì tiếp theo nữa,” ông Thu Nguyễn, 57 tuổi, chủ nhân nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge ở Portland, Oregon, đã phải lo sợ thốt lên như thế vào sáng Thứ Ba, 2 Tháng Ba. Hôm đó là lần thứ ba, kể từ Tháng Mười Hai năm ngoái, nhà hàng của vợ chồng ông bị ném đá bể cửa kính.

    nha hang bi tan cong 1
    “Cửa kính hai lớp ở ngay trước mặt tiền tiệm, hướng của đường 82, may mắn là bị vỡ phần kính ngoài, không xuyên vào lớp kính thứ hai,” ông Thu Nguyễn, chủ nhân nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge ở Portland, Oregon, nói việc nhà hàng bị ném đá. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

    Lần này, ông Thu càng có thêm niềm tin rằng hành động phá hoại nhà hàng của mình là một phần của phân biệt chủng tộc mà người Mỹ gốc Á phải đối mặt kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.

    “Tôi rất lo, không biết phải làm sao”

    Khoảng hai tuần trước, ông Thu Nguyễn đã lo lắng tự hỏi liệu cửa tiệm mình có bị đập phá lần nữa hay không? Sáng sớm 2 Tháng Ba, nỗi lo sợ đó đã thành sự thật khi ông nghe nhân viên báo lại rằng cửa kính nhà hàng lại bị phá vỡ.

    “Tôi lo lắm. Ba lần rồi, tại sao họ lại phá mình như vậy? Rồi sẽ có chuyện gì nữa? Nếu họ đập vào bên trong nhà hàng thì làm sao? Giờ tôi không biết phải làm sao nữa,” ông Thu Nguyễn nói với phóng viên nhật báo Người Việt ngay sau khi ông nhận được tin báo từ nhân viên của mình.

    Vẫn như hai lần trước, theo lời ông kể, cửa kính có dấu hiệu bị một vật nặng ném vào. Lần này, vì hệ thống camera ghi hình của nhà hàng bị hỏng, nên không ghi lại được sự việc xảy ra như khoảng hai tuần trước.

    “Cửa kính hai lớp ở ngay trước mặt tiền tiệm, hướng của đường 82, may mắn là bị vỡ phần kính ngoài, không xuyên vào lớp kính thứ hai,” ông Thu nói, và cho biết ông đã báo cảnh sát địa phương.

    Hai lần trước, nhà hàng của ông bị ném đá vào cửa kính hướng ra phía khu vực đậu xe của plaza. Khi xem lại đoạn camera ghi hình được vào ngày 21 Tháng Mười Hai, ông Thu nói thấy một xe van màu trắng chạy vào bãi đậu xe. Sau đó, có một người bước ra khỏi xe với cục đá trong tay, ném vào cửa kính của nhà hàng và quay trở lại xe chạy đi.

    “Lúc đầu tôi nghĩ ai đó không hài lòng, không thích dịch vụ của chúng tôi. Nhưng sau đó, ngày 29 Tháng Giêng lại xảy ra lần nữa, nên tôi nghĩ là ‘something wrong.’ Rồi khi biết có nhiều tiệm có chủ gốc Á gần đây cũng bị phá tương tự, thì tôi nghĩ đây là hành động của ‘hate crimes,’” ông Thu nói.

    Những lần nhà hàng bị ném đá, ông Thu đều báo với cảnh sát địa phương và cung cấp hình ảnh từ camera ghi hình. Tuy nhiên, theo ông nói, cho đến nay vẫn chưa tìm ra người ném đá.

    nha hang bi tan cong 1
    Nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge ở Portland, Oregon, của ông Thu Nguyễn bị ném đá. Cửa bên hông phải dùng ván đóng lại vì bị vỡ. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

    Chỉ xảy ra từ khi có dịch COVID-19

    Ông Thu Nguyễn là người tị nạn gốc Việt sang Mỹ năm 1986. Vợ của ông là bà Bích Vân Lê, sang Mỹ năm 1992. Năm 2006, ông bà mở nhà hàng Utopia Restaurant & Lounge. Công việc kinh doanh thuận lợi. Nhà hàng không gặp bất kỳ hành vi phá hoại nào, cho đến khi dịch virus Corona xảy ra. Tuy không dám khẳng định đó là phản ứng của sự kỳ thị chủng tộc liên quan đến dịch bệnh COVID-19 xuất phát từ Trung Quốc, nhưng theo ông Thu, ngoài lý do đó ra, ông không thể nghĩ đến lý do nào khác.

    Nhà hàng Utopia của vợ chồng ông Thu Nguyễn là một trong ít nhất 13 cơ sở thương mại ở Jade District, khu buôn bán đa số do người gốc Á Châu là chủ, đã bị đập cửa kính từ cuối Tháng Giêng, 2021.

    Vào chiều Thứ Năm, 25 Tháng Hai, tổ chức Nailing It For America đã tổ chức một cuộc họp báo ở Garden Grove kêu gọi các cộng đồng chống lại các hành vi kỳ thị người Á Châu liên quan dịch COVID-19.

    nha hang bi tan cong 1
    Vợ chồng ông Thu Nguyễn. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

    Trong buổi họp báo, bà Linda Nguyễn, người điều hành của nhóm y tế 360 clinic đã kể lại câu chuyện bị kỳ thị mà chính bà là nạn nhân. Vào Tháng Ba năm ngoái, lúc đại dịch khởi phát, bà Linda đi mua sắm trong một cửa hàng Target thì hai vợ chồng đứng phía sau có thái độ kỳ lạ. Họ đã ho và nói nên tránh xa vợ chồng của bà vì “bà Linda nhiễm virus Corona.” Thêm vào đó, khi đi làm, bà Linda nghe một nhân viên đùa giỡn và gọi đại dịch này là “virus Trung Quốc,” làm nhiều nhân viên khác cười theo.

    Theo ghi nhận của tờ People, tội phạm do thù ghét và nạn kỳ thị người gốc Á tăng lên từ đầu đại dịch COVID-19 đến nay. Nhiều người đã đồng ý nguyên nhân của việc này một phần là do cựu Tổng Thống Donald Trump – người đã gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc” và “Kung Flu” – là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc.

    Bà Duncan Hwang, 39 tuổi, phó giám đốc Mạng Lưới Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương ở Portland, cho biết: “Lời nói có ảnh hưởng vô cùng và có thể được sử dụng để kích động bạo lực. Chúng ta đang thấy điều đó ở đây. Mọi người cảm thấy đúng khi nhắm mục tiêu vào người Mỹ gốc Hoa vì họ gây ra đại dịch.”

    nha hang bi tan cong 1
    Camera ghi hình nhà hàng Utopia bị ném đá. (Hình: Thu Nguyễn cung cấp)

    Người Mỹ gốc Á là nạn nhân

    Thật ra, kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, người Mỹ gốc Á nói chung đã phải hứng chịu sự kỳ thị chủng tộc.

    Tháng Hai, 2020, cô Tori Võ, cư dân của San Jose, California, đã từng phải đối diện với sự phân biệt đối xử trên một chuyến bay của hãng Volaris, chỉ vì cô là “người gốc Á.”

    Cô Tori kể với phóng viên nhật báo Người Việt, cô đã gặp phải thái độ “không thiện cảm” của nhân viên hãng bay Volaris từ khi đứng chờ ở cổng vào máy bay.

    “Ở quầy check-in, họ hỏi tôi là trong 30 ngày vừa qua bạn có đi Trung Quốc không. Tôi trả lời là không, thì họ lại cười nói với nhau bằng tiếng của họ (Spanish). Rồi đến chờ boarding, ghế ngồi của tôi là 1A, tôi vào máy bay chung với group 3. Một nam nhân viên ở cửa máy bay không lấy vé của tôi, mà bảo tôi ‘No, you go over there.’ Tôi làm theo như thế. Khi đưa vé máy bay cho một nữ nhân viên khác thì người này xem rồi bảo tôi có thể vào. Nhưng người nam nhân viên khi nãy không cho, vẫn nói ‘No, you go over there. You need to be checked,’” cô Tori kể lại.

    Sự kỳ thị lên đến “đỉnh điểm” khi cô Tori vào trong máy bay. Ghế ngồi 1A của cô “được” chuyển cho một hành khách khác. Một trong những tiếp viên của phi hành đoàn hôm đó đề nghị cô Tori chuyển sang ghế 12B mà không nêu được bất kỳ lý do nào. Cô đã phải chấp nhận ngồi vào chiếc ghế bất đắc dĩ với dòng nước mắt tủi thân. Sự việc chưa dừng lại ở đó. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, là thời gian phục vụ nước uống cho hành khách. Chai nước suối thay vì đưa tận tay cho khách thì được “quăng” lên ghế trống bên cạnh nữ hành khách gốc Á này.

    nha hang bi tan cong 1
    Chai nước bị ném vào ghế bên cạnh cô Tori Võ, cư dân của San Jose, California, trên một chuyến bay của hãng Volaris, chỉ vì cô là “người gốc Á.” (Hình: Tori Võ cung cấp)

    “Khi đến phi trường San Jose, chuẩn bị ra khỏi máy bay, tôi dự tính sẽ đến tìm tiếp viên trưởng của chuyến bay để nói chuyện. Nhưng lúc đó vì tôi rất tức giận, tôi sợ không kềm chế được, và cũng là lần đầu tiên trong đời tôi gặp phải sự kỳ thị như vậy, cho nên tôi đã thôi. Về đến nhà, tôi mới gửi email để khiếu nại hãng bay Volaris,” cô Tori nói.

    Một gia đình Mỹ gốc Á khác, vào ngày Lễ Độc Lập 4 Tháng Bảy, 2020, cũng là nạn nhân của tình trạng kỳ thị chủng tộc. Đó là gia đình ông bà Raymond Orosa, ở Carmel Valley, miền Bắc California.

    Chuyện xảy ra ở nhà hàng Lucia Restaurant and Bar ở Carmel Valley. Hôm đó, ngày 4 Tháng Bảy, 2020, Lễ Độc Lập của nước Mỹ, cũng là sinh nhật của bà Mari Orosa, vợ ông Raymond Orosa, một gia đình người Mỹ gốc Philippines. Không khí buổi tiệc vui nhanh chóng bị một người đàn ông da trắng ngồi ở bàn đối diện cắt ngang. Người này có những lời nói thô tục, mang nặng sự kỳ thị như: “F— Asians.”

    Nói với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, ông Orosa cho biết: “Gia đình chúng tôi đang trò chuyện vui vẻ với nhau, thì tôi nghe rất rõ tiếng nói từ bàn bên cạnh, là ‘F— Asians.’ Khi đó, Jordan Chan, cháu của tôi, nhanh chóng ghi hình lại và yêu cầu ông ta lặp lại lời nói khi nãy. Sau đó thì tất cả những gì xảy ra là như bạn thấy trong video.”

    Đoạn ghi hình cho thấy khi cô Jordan yêu cầu người đàn ông da trắng lặp lại lời nói, thì ông ta đưa ngón tay giữa lên, và nói: “Trump sẽ f— mấy người. Các người f— phải rời khỏi (nước Mỹ?). Các người f— Châu Á…”

    Theo lời ông Orosa, biểu hiện của người đàn ông đó rất giận dữ và đầy vẻ căm thù.

    Trả lời về việc liệu có nguyên nhân nào dẫn đến thái độ đó, ví dụ gia đình ông Orosa đã trò chuyện lớn tiếng làm cho người đàn ông da trắng cảm thấy không thoải mái trong không gian nhà hàng, ông Orosa nói: “Hoàn toàn không. Chúng tôi trao đổi với nhau vừa phải. Chúng tôi thật sự không hiểu được vì sao ông ấy nổi giận và có lời lẽ như thế.”

    Chuyện mới nhất liên quan kỳ thị chủng tộc xảy ra ở Ladera Ranch, California. Ngay sau khi chuyển đến California vài tháng trước, gia đình của ông Haijun Si đã gặp phải hàng loạt những phản ứng tiêu cực liên quan đến “hate crimes.”

    Nhà của ông Si bị nhóm thanh niên liên tục kéo đến mỗi đêm, bấm chuông, la hét, đập cửa. Có người nói ông Si rằng: “Go back to your country.” Có người thì dùng những từ rất “thấp kém” để gọi vợ của ông Si, một người Trung Quốc. Thậm chí, có những người đã ném đá vào nhà ông. Theo tường thuật của nhật báo Los Angeles Times, gia đình ông Si phải thay phiên nhau “làm bảo vệ” bên ngoài căn nhà của họ. Họ dựng hàng rào, gọi cảnh sát… nhưng các hành động quấy phá vẫn không dừng lại. Sau đó, những ngôi nhà xung quanh phải “vào cuộc.”

    Mỗi tối, hàng xóm tụ tập về ngôi nhà hai tầng của gia đình ông Si, đặt ghế ngồi trước lối đi vào nhà ông. Những người khác theo dõi xe của họ hoặc “tuần tra” các công viên gần đó.

    Cho dù ông Thu Nguyễn đã phải lấp những ván gỗ dày để chắn kính, nhưng, như ông đã tự hỏi: “Nếu họ vào trong tiệm quấy phá thì sao?” Rồi những hàng xóm tốt bụng của ông Si phải giúp ông ngồi canh cửa cho đến bao giờ? Và, trong tương lai, khi vaccine đã ngăn chặn được COVID-19 ở Mỹ, thì liệu sự kỳ thì chủng tộc nhắm vào người gốc Á Châu có được dừng lại và họ sẽ không còn bị gọi là “virus Trung Quốc?” 

    Nguồn: Kalynh Ngô/Người Việt

  • Trong cái giá rét khủng khiếp cùng tình trạng điện nước không ổn định ở Texas hiện nay, những người mắc bệnh Covid-19 sẽ gặp phải rất nhiều thách thức. Một số người Việt dù đã khỏi Covid vẫn không chịu được cảnh sống không điện giữa cái lạnh kinh người.

    gia dinh trong luu 1
    Cậu bé Jason Luu cùng ông bà và chị gái Julia.

    Mới đây, anh Xuan Nguyen, đã thành lập một quỹ GoFundMe, nhằm giúp đỡ người bạn của mình là anh Trong Luu.

    Gia đình anh Luu đang trải qua thời khắc khó khăn và đau buồn nhất của cuộc đời. Cả gia đình 6 người đều nhiễm Covid-19. Trong đó có bố mẹ của anh là ông bà Ky & Hao Luu, vợ anh là cô Nguyet Luu, 2 đứa con của anh là Jason và Julia Luu, chưa kể bản thân anh Trong Luu cũng nhiễm bệnh.

    Các thành viên đã phải nhập viện cấp cứu nhiều lần bằng xe cứu thương. Bố mẹ anh đã hồi phục nhưng cơn bão tuyết khủng khiếp ở Houston cùng với tình trạng không điện, không nước lại cướp đi mạng sống của họ.

    Con gái anh, Julia Luu, phải nằm viện hơn 1 tuần trong phòng chăm sóc đặc biệt. Mới hôm nay, người thân lại nhận được tin buồn khi cô bé đã không qua khỏi. 

    Anh Trong Luu vẫn đang nằm viện theo dõi. 

    Khi Julia Luu vẫn còn sống và đang cấp cứu trong bệnh viện, Jason đã gửi thông điệp nhờ cộng đồng cầu nguyện cho chị mình: "Chào mọi người, gia đình con đang phải chống chọi với Covid suốt mấy tuần nay. Ông bà con đã mất rồi, bố vẫn đang trong phòng cấp cứu. Chị đang ở phòng chăm sóc đặc biệt và họ nói tình trạng của chị rất nguy kịch...chị đã bất tỉnh và phải thở máy. Xin mọi người hãy cầu nguyện cho chị con. Julia là tất cả đối với con và con không thể sống thiếu chị ấy, làm ơn cầu nguyện cho chị ấy khỏe lại. Con không tin vào tôn giáo nhưng hiện giờ con chỉ biết đặt niềm tin vào Ơn trên. Con chỉ muốn chị trở lại thôi".

    Mọi sự quyên góp sẽ được gửi đến gia đình anh Trong Luu để lo viện phí và ma chay. Mỗi tấm lòng đều đáng giá, chỉ có nương tựa vào nhau chúng ta mới vượt qua thử thách này. 

    Bạn có thể đóng góp tại đây:

    https://www.gofundme.com/f/help-trong-luu-for-his-famiy-medical-bills

    Một số hình ảnh của gia đình:

    gia dinh trong luu 1

    gia dinh trong luu 1

    gia dinh trong luu 1

    gia dinh trong luu 1

    gia dinh trong luu 1

    gia dinh trong luu 1

    gia dinh trong luu 1

    54803902 1614016250220675 r
    Nụ cười của Julia vẫn ở mãi trong lòng chúng ta.

    Nguồn: GoFundMe

  • Cộng đồng người Việt tại bang Texas, Mỹ, góp công sức và thời gian để hỗ trợ nhau vượt qua hậu quả mà cơn bão tuyết lịch sử gây ra.

    nguoi viet texas giup nhau 0

    Đến gần nửa đêm mới kết thúc một ngày tất bật, chị Trần Yến Nhi, sống ở thành phố Houston, chia sẻ về cuộc sống bận rộn những ngày qua để hỗ trợ cộng đồng người Việt.

    Vào những ngày bình thường, công việc nấu ăn giúp chị kiếm thêm thu nhập nuôi con nhỏ. Tuần qua, số phần ăn tăng lên nhiều hơn, khi chị Nhi quyết định hỗ trợ thực phẩm cho những người bị ảnh hưởng vì cơn bão tuyết Uri quét qua Texas.

    Ưu tiên gia đình có người già và trẻ nhỏ

    Trong những ngày đầu sau khi bão quét qua, toàn bang Texas mất điện. Nhiều hộ gia đình không có nước sử dụng. Với những gia đình đông người, phải chăm sóc người già và trẻ nhỏ, họ không thể đi chợ mua đồ nấu ăn. Do đó, “ai cần thì tôi giúp", chị Yến Nhi chia sẻ.

    Vì cơn bão mới qua đi nên nhu yếu phẩm ở Texas hiện không đủ cung cấp. Ngoài chợ, thực phẩm khan hiếm. Người dân bị hạn chế mua nước, sữa, và thịt trứng. Thậm chí, ở nhiều cửa hàng, nguyên liệu và đồ ăn đã hết sạch. Rau củ cũng chỉ còn ít.

    “Đa số chợ của người Việt thì còn có đồ để bán cho mọi người", chị Nhi cho hay.

    nguoi viet texas giup nhau 1
    Một siêu thị ở Texas chỉ còn một vài món đồ ngày 16/02. Ảnh: USA Today.

    Một người gốc Việt khác, chị Phạm Nguyễn Quỳnh Trang, 33 tuổi ở thành phố Houston, vừa trả lời Zing vào trưa 19/2 (giờ địa phương), vừa bận rộn điều phối công tác thiện nguyện hỗ trợ người Việt ở Texas.Chị Yến Nhi có ý định nấu ăn cho mọi người từ mấy ngày trước, nhưng do mất điện nên không thể làm sớm hơn.

    Nhóm của chị Trang có 30 người, đều là nhân viên trong công ty marketing do chị đứng đầu.

    Mọi người trong nhóm vừa là người quyên góp, vừa chịu trách nhiệm điều phối giữa những nhà hảo tâm, các nhà hàng và bà con người Việt có nhu cầu nhận đồ ăn hỗ trợ.

    Chị Trang cho biết chị và nhóm thiện nguyện mới có ý tưởng về hoạt động này vào ngày 17/2, xuất phát từ nhu cầu ăn uống của mỗi người trong nhóm.

    “Mọi người bị mất nước nhiều nên bà con gặp khó khăn trong việc nấu nướng. Nếu có nước lại thì nó cũng không sạch”, chị chia sẻ.

    Nhóm của chị Trang ưu tiên đồ ăn cho các gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi. “Đối với các nhà như vậy, thực sự mình muốn cho thêm, nhưng cũng phải cân đối với những người sau”, chị chia sẻ.

    Công tác chuẩn bị kỹ lưỡng

    Để chuẩn bị đồ ăn cho mọi người, buổi sáng, chị Yến Nhi thức dậy từ sớm, đi mua đồ ở những khu chợ còn mở cửa.

    Ban đầu, chỉ một mình chị Nhi tự gánh vác việc hỗ trợ cộng đồng. Sau này, một vài người bạn của chị mong muốn tham gia. Có những người không thể đến nấu cùng, họ gửi đồ qua để chị chuyển lại cho những người cần.

    Sau khi đồ ăn được nấu xong, chị Nhi đăng lên các hội nhóm của người Việt ở Houston. Mọi người ai cần thì sẽ liên lạc với chị qua Facebook cá nhân của chị hoặc qua số điện thoại.

    “Houston không phải vùng nghèo khổ gì, nhưng hiện tại mọi người gặp trở ngại thì hỗ trợ lẫn nhau", chị Yến Nhi nói.

    Chị Nhi và những người bạn của mình gửi tặng mọi người sữa, đồ ăn, và nước. Với đồ ăn, mỗi gia đình nhận 2 phần ăn, và đủ cho 4 người dùng.

    Với chị Trang, ban đầu chị chỉ định quyên góp để giúp đỡ bà con và chuẩn bị 50 phần ăn/ngày để phát miễn phí. Sau đó, các nhân viên trong công ty muốn đóng góp thêm nên số phần ăn lên.

    “Lúc mới đăng lên ngày 18/2, bạn bè của mình và mọi người biết được nên lại muốn quyên góp nữa. Vì thế nên số suất ăn tiếp tục tăng. Nhu cầu của mọi người rất cao. Từ đó đến nay nhóm mình chưa nghỉ, túc trực 24/7 để trả lời bà con”, chị nói thêm.

    Trong hai ngày 18/2 và 19/2, nhóm của chị Trang phát tổng cộng 370 phần phở, 20 phần cơm, 50 phần trà sữa, 100 phần rau má để hỗ trợ cho bà con người Việt gặp khó khăn và có nhu cầu.

    “Tổng số tiền chi ra lần này ít nhất là 4.000 USD”, chị Trang chia sẻ.

    “Các bên quyên góp cho nhóm mình bao gồm hai công ty của người Việt, còn lại là các đồng bào muốn hỗ trợ bà con. Những cá nhân này gửi tiền cho nhóm mình đều xin được giấu tên, chỉ muốn làm thiện nguyện trong thầm lặng. Cũng nhờ có họ nên nhóm mình mới thực hiện được công việc ý nghĩa này cho bà con”, chị Trang nói.

    nguoi viet texas giup nhau 1
    Nhóm thiện nguyện của chị Trang chuẩn bị đồ ăn và phát cho người Việt gặp khó khăn vì bão tuyết ở thành phố Houston, bang Texas trưa 19/2. Ảnh: NVCC

    Ngoài công tác thiện nguyện, chị Trang và các thành viên khác trong nhóm cũng phải đối mặt với khó khăn như những người dân khác ở Texas: mất điện, mất nước, và phải đi “ngủ lang”.

    “Nhà nào có điện, có nước là mình và các bạn đến ở nhờ, để có Internet mà làm việc, còn giúp đỡ được bà con”, chị kể.

    “Bà con đến nhận đồ ăn rất dễ thương. Có người kể nhà họ tối ngủ lạnh, không có đồ ăn đồ uống, họ cảm ơn mà mình nghe muốn khóc luôn: ‘cô cảm ơn con’, ‘chú cảm ơn con’. Những lúc này mới thấy đồng hương người Việt mình thương nhau lắm”, chị Trang xúc động kể lại.

    nguoi viet texas giup nhau 1
    Người Việt xếp hàng ngoài một nhà hàng phở ở thành phố Houston, bang Texas, trưa 19/2 để chờ nhận đồ thiện nguyện từ nhóm của chị Trang.

    Khi Zing liên lạc với chị Nhi, chị thỉnh thoảng phải tạm dừng cuộc trò chuyện vì các cuộc gọi tới từ những người cần tiếp tế thực phẩm. Chị tâm sự nhìn thấy sự phấn khởi của những người được giúp đỡ chính là động lực để nhóm của chị tiếp tục công việc đang làm.

    Tự ứng vật liệu hỗ trợ cộng đồng

    Anh Dương Minh Hoàng làm thợ sửa chữa ở Mỹ gần 5 năm. Anh tự lập một công ty chuyên xây dựng, lắp ráp, và sửa chữa các thiết bị trong gia đình.

    Cũng như phần lớn người dân Houston những ngày bão đổ bộ, anh không có điện, Internet và sóng điện thoại để liên lạc với mọi người. Anh cũng không biết chuyện gì đang xảy ra với những nhà khác ở khu vực lân cận.

    Ngày 17/2, khi bão tuyết dần tan và điện bắt đầu quay trở lại với các hộ gia đình, anh Hoàng liên tục nhận được cuộc gọi từ người dân nhờ sửa chữa đồ đạc.

    Ở Mỹ, nếu bể đường ống nước thì khả năng rất cao ngôi nhà đó sẽ bị sập trần, theo anh Hoàng.

    Thông thường, nếu sửa ống nước, anh Hoàng sẽ đảm nhận cả phần xây đắp trần. Tuy nhiên, vì số lượng nhà cần sửa ống nước sau bão tuyết quá nhiều, nên anh chỉ kịp lắp lại đường ống trước, còn tường nhà phải để sau.

    Ngoài ra, vì quá nhiều nhà bị hỏng ống nước, dẫn đến "cháy" nguồn cung về nguyên vật liệu sửa chữa và thay thế. “Tôi muốn sửa cũng không đủ đồ. Thiết bị đang hiếm ở Houston”, anh Hoàng nói.

    Do vậy, anh Hoàng quyết định dùng số vật liệu trữ sẵn cho các hợp đồng đã đặt trước, để ưu tiên sửa chữa cho các gia đình.

    nguoi viet texas giup nhau 1
    Anh Dương Minh Hoàng trong một ngày đi làm về khuya do nhiều hộ gia đình cần sửa đường ống nước. Ảnh: NVCC

    Anh Hoàng cho biết thêm rằng phần lớn người Mỹ đều mua bảo hiểm, để khi nhà bị hỏng ở đâu thì có thể nhận được khoản bồi thường. Theo Reuters, Karen Clark & Co - công ty bảo hiểm trụ sở ở Boston (Massachusetts) - ước tính tổng số tiền bồi hoàn cho tất cả thiệt hại sau trận bão tuyết ở Texas có thể đến 18 tỷ USD.

    Những ngày qua, hôm nào anh Hoàng cũng dậy đi làm từ sớm và gần khuya mới kết thúc công việc. Dù làm thêm giờ và phải di chuyển nhiều trong điều kiện khó khăn hơn bình thường, anh khẳng định không tăng giá.

    "Người Việt sống ở Houston rất đông, và số lượng gia đình có thiết bị hỏng rất lớn. Tôi chỉ mong mọi người có nước dùng sớm nhất có thể", anh chia sẻ.

    Theo Zing

  • nguoi me vu chay texas 1
    Bà ngoại Loan Lê và ba đứa cháu Colette, 5 tuổi, Edison, 8 tuổi và Olivia 11 tuổi, trong ngày sinh nhật bà. (Hình: jaxwin/Instagram)

    Thứ Hai tuần trước, Jackie Phạm Nguyễn rất phấn kích khi vẫn còn là người mẹ hạnh phúc tại ngôi nhà riêng của mình ở Texas.

    Các con của cô – Colette, 5 tuổi, Edison, 8 tuổi và Olivia, 11 tuổi – chơi trong tuyết vào sáng hôm đó trước khi vào trong nhà để dùng sô cô la nóng và thức ăn còn lại từ ngày Tết Nguyên đán. Trong nhiều giờ, họ cùng nhau chơi Bananagrams và các trò chơi trên bàn khác.

    Bà Loan Lê, mẹ cô, 75 tuổi, cũng có mặt tại đây để vui Tết cùng con và cháu của bà. Dù sao thì nhà bà cũng bị mất điện.

    Jackie nhớ lại: “Thành thật mà nói đó là một ngày tuyệt vời. Chúng tôi ăn trưa ở nhà, rồi đi chơi. Những đứa trẻ vui mừng vì chúng không phải đi học vì đó là Ngày President, và chúng tôi chỉ biết xem tin tức khi không còn gì chơi trong suốt thời gian đó, ”

    “Cả ngày hôm đó, tôi cảm thấy biết ơn vì chúng tôi nằm trong số từ 10% đến 15% gia đình tại Houston có điện.”

    Khi ánh đèn tắt vào lúc 5 giờ chiều, gia đình vẫn quây quần bên nhau. Họ ngồi quanh lò sưởi, và tiếp tục chơi trò chơi. Khoảng 9:30 hoặc 10 giờ tối, Jackie cho bọn trẻ lên giường ở tầng trên và ngủ trong phòng của mình ở tầng dưới.

    Bốn giờ sau, ngôi nhà chìm trong biển lửa.

    Jackie tỉnh dậy trong bệnh viện. Cô không nhớ gì cả, không biết tại sao mình lại nằm ở đó. Và không thể tin khi một nhân viên cứu hỏa thông báo với cô rằng ba đứa trẻ, và mẹ cô đã ra đi.

    “Sau đó, tôi không thở được. Ngay cả bây giờ, tôi cũng không thể tin được. Đây là một cơn ác mộng điên rồ và tôi sẽ thức dậy ngay bây giờ,” Jackie nói với The Daily Beast.

    “Làm thế nào mà tất cả chúng tôi có một ngày hoàn toàn bình thường mà nó lại kết thúc như thế này?”

    Báo cáo ban đầu trên mạng xã hội cho rằng “địa ngục có thể bắt đầu từ ngọn lửa mà gia đình thắp lên để giữ ấm.”

    Về phần mình, Jackie chưa thể xem xét các cáo buộc về việc sơ suất khi dùng điện. Jackie nói với chúng tôi từ một khách sạn: “Tôi đang bị khủng hoảng, và chỉ chờ đợi những gì mọi người nói.”

    nguoi me vu chay texas 1
    Bốn mẹ con cô Jackie Phạm Nguyễn trong ngày Mother’s day 2020. (Hình: jaxwin/Instagram)

    Jackie cho biết cô đã trải qua hai ngày trong khoa bỏng của bệnh viện trước khi rời đi theo lời khuyên của bác sĩ. Trong nhiều ngày, cô vẫn ngửi thấy mùi khói từ ngôi nhà đang cháy của mình, cho đến khi cô tìm thấy một khách sạn có nước máy.

    “Tôi không nhớ gì nhiều về đêm đó,” cô nói. “Tôi bị ngạt khói rất nhiều. Nó làm suy giảm một số nhận thức não bộ của tôi. Tôi thực sự hy vọng trí nhớ sẽ quay trở lại. Bởi vì tôi muốn có thể ghép tất cả những điều đó lại với nhau.”

    Jackie nhớ đã để Olivia nói chuyện qua Zoom với bạn bè của con mình từ trại hè ở New York vào đêm hôm đó, mặc dù muốn tiết kiệm năng lượng trên các thiết bị điện tử đề phòng hết điện. “Tôi biết ơn vì tôi đã bỏ qua một chút về điều đó, vì vậy bé có thể có được điều đó. Vì vậy, bạn bè của con tôi có thể có ký ức đó,” Jackie nói.

    Cô nhớ những đứa trẻ đã cố gắng dạy bà ngoại chúng chơi trò chơi bài Speed, nhưng bà Loan không bắt kịp. Cô nghĩ về cô bé Colette, biệt danh Coco, gợi ý họ trộn xi-rô sô cô la với sữa vì đã hết ca cao.

    Jackie cho biết mẹ cô sống chỉ cách nhà cô 5 dặm, nhưng thường không bao giờ ngủ đêm ở chỗ khác, kể cả nhà cô. Ngay cả trong cơn bão Harvey năm 2017, bà Loan vẫn cố chấp chọn cách ở lại một mình. “Tôi nghĩ điều đó thật kỳ lạ khi mẹ tôi thậm chí còn rất dễ dãi khi đến đây,” Jackie nói về giấc ngủ hôm thứ Hai. “Tôi hơi thắc mắc… nếu mọi thứ diễn ra theo cách đó để bà có mặt ở đó. Mẹ tôi sẽ không thể sống sót nếu biết chuyện gì đã xảy ra với những đứa cháu của mình.”

    Người mẹ đau buồn – người bị bỏng và ngạt khói từ ngọn lửa – cho biết một đốm sáng đang chiếu lại trong tâm trí cô. Cô nhớ lại khi đứng trong tiền sảnh của ngôi nhà hai tầng của mình và gặp phải những bức tường lửa. Cô hét lên vì những đứa trẻ nhưng không nghe thấy chúng đáp lại. Cô chỉ nghe thấy tiếng lửa nổ lách tách, tiếng ồn ào của những bức tường đổ gục xuống.

    Cô tin rằng người bạn gái của cô, một người ở lại nhà cô đêm đó, đã lôi cô ra khỏi nhà. Người bạn đã cố gắng gọi 911 nhưng điện thoại của cô ấy không hoạt động, vì vậy cô ấy chạy ra ngoài và đập cửa nhà hàng xóm.

    Jackie nói: “Tôi thật may mắn khi còn sống. Tôi không thể làm gì khác được.”

    Khi Jackie cố gắng ghép những gì đã xảy ra vào đêm đó lại với nhau, cô ấy nói rằng mình muốn mọi người biết con mình là ai – và mẹ của cô quan trọng như thế nào trong cuộc sống của những đứa con. Bà là một người hùng thầm lặng và là chất keo giữ chặt gia đình lại với nhau.

    Cha mẹ Jackie từ Việt Nam sang Mỹ năm 1981, cô được sinh ra ở đây. Cha cô, Cau Pham, và mẹ đã tị nạn ở Malaysia trước khi đến California và sau đó chuyển đến Texas. Ba đứa con của Jackie là những người Mỹ thế hệ thứ nhất.

    “Nếu không có những đứa con của tôi, tôi không nghĩ mẹ tôi có thể sống thọ như vậy,” Jackie nói về mẹ cô: “Ba tôi đã mất cách đây vài năm, từ đó các con tôi cho mẹ tôi cảm giác là bà sống có mục tiêu. Bà lên lịch mọi thứ cho chúng, như cứ vào khoảng 3 giờ chiều là đón chúng ở trường. Hoặc bà luôn nhớ mua những đồ lặt vặt cho chúng tôi. ”

    Jackie nói thêm: “Tôi không thể nói đủ về việc mẹ tôi đã chỗ dựa cho tôi và dành ân sủng cho các con tôi như thế nào.”

    Các đồng nghiệp của Jackie tại công ty công nghệ Topl và đồng nghiệp của cô ấy tại Đại học Rice, nơi cô ấy sẽ lấy bằng MBA vào mùa xuân này, đã tạo trang GoFundMe để huy động giúp cô được hơn $349,000. Ngay bây giờ, đợt gây quỹ là một nơi giữ chỗ cho một nền tảng tương lai để tôn vinh Colette, Edison và Olivia.

    Cô nói, tất cả những đứa con của cô đều là những “con người nhỏ bé” rất khác biệt.

    Con đầu lòng Olivia rất dí dỏm và hay châm biếm, thích trượt tuyết và nghe nhạc Queen, Journey và các bản nhạc rock cổ điển khác. Jackie nói: “Cô ấy rất là một linh hồn trưởng thành – bị mắc kẹt trong cơ thể của học sinh cấp hai này. Olivia sẽ cho tôi biết những bài hát nói về gì. Bất cứ điều gì gây hứng thú, Olivia sẽ tìm hiểu sâu hơn. Bé thuộc từng bài hát, tra cứu lịch sử, và các thành viên ban nhạc. Cô ấy có thể đã tham gia Jeopardy (một trò chơi khó về kiến thức tổng quát) hoặc một số trò chơi đố vui.”

    Hai mẹ con đã chia sẻ một mối liên hệ đặc biệt; cả hai đều là người lớn tuổi nhất trong gia đình.

    nguoi me vu chay texas 1
    Theo ý nguyện của cô Jackie Phạm Nguyễn, số tiền gây quỹ giúp cô trên trang gofundme.com, sẽ được dành cho các hoạt động liên quan đến nghệ thuật biểu diễn và thị giác, nhận thức về chứng tự kỷ, đọc và biết chữ. (Chụp màn hình trang gofundme.com)

    Edison vừa tròn 8 tuổi vào tháng Mười Một và là một cậu bé dịu dàng, ngọt ngào, thích nghệ thuật và hội họa và rất dễ hòa hợp với tâm trạng của người khác. Jackie cho biết Edison mắc chứng tự kỷ nhẹ và phải vật lộn với cách ứng xử xã hội, nhưng cũng vô cùng chu đáo. “Edison luôn có thể cảm nhận được nếu tôi buồn hay tôi căng thẳng, hoặc nếu tôi lo lắng.”

    “Khi tôi hỏi Edison rằng ‘Con có hạnh phúc không con trai?’ Tôi sẽ nhận được câu trả lời ‘Nếu mẹ hạnh phúc, thì con cũng hạnh phúc.’ Nếu bạn dành một phút nói chuyện với Edison, bạn sẽ thấy trái tim của con trai tôi ấm áp như thế nào.”

    Colette, lúc 5 tuổi, là một cô gái nữ tính và không hề biết hối hận – đặc biệt là khi làm video cho TikTok. Cô ấy thậm chí còn làm và trình bày một chương trình PowerPoint cho sinh nhật của Jackie, với một slide có nội dung: “5 lý do hàng đầu mà tôi yêu mẹ”.

    Jackie nói: “Con bé liên tục nhảy nhót và nói chuyện với chính mình, như thể đang tham gia một chương trình trực tiếp. “Con bé không dù nhỏ nhưng không chấp nhận ai đó bắt nạt mình. Tuy vậy, colette cũng rất yêu thương và tình cảm, luôn ôm mẹ hoặc nắm tay mẹ. “Ngay cả khi con bé nhìn bạn, nó có cái nhìn sâu và khao khát biểu lộ tình cảm, điều đó thật đáng yêu,” Jackie nói.

    Jackie cho biết cô muốn số tiền quyên góp từ GoFundMe sẽ được dành cho các hoạt động liên quan đến nghệ thuật biểu diễn và thị giác, nhận thức về chứng tự kỷ, đọc và biết chữ.

    “Chúng là những con người nhỏ bé tuyệt vời và nếu các con tôi được lớn lên, chúng sẽ đóng góp và tạo ra sự khác biệt cho thế giới,” cô nói.

    “Đây là di sản mà tôi có thể làm cho con tôi. Đây là điều tốt nhất mà con tôi có thể sẽ làm nếu chúng có thể sống hết mình.” 

    Bài: Kate Briquelet/The Daily Beast

    Theo Sài Gòn Nhỏ News

  • Theo các cơ quan truyền thông trong vùng, bốn nạn nhân bao gồm Olivia Nguyễn (11 tuổi), Edison Nguyễn (8 tuổi), Colette Nguyễn (5 tuổi), và bà Loan Lê, 75 tuổi, bà ngoại của ba em này.

    thumb 4 ba chau
    Bà ngoại Lê Như Loan, mẹ Jackie Phạm Nguyễn và ba con Olivia, Edison, Colette.

    Sau khi biết tin về tai nạn ở Sugar Land, phóng viên nhật báo Người Việt đến nơi tìm hiểu sự việc. Không khó để nhận ra ngôi nhà bị cháy trong khu dân cư 3300 Vista Lake Drive, Sugar Land.

    Mùi khét cháy vẫn còn phảng phất trong không khí. Dây nhựa vàng của cảnh sát bao bọc xung quanh căn nhà. Đứng từ ngoài có thể nhìn xuyên vào bên trong, từng căn phòng, để thấy tất cả đã bị ngọn lửa tàn phá hết. Tuy vậy, vẫn còn thấy rõ sự bề thế vốn có của ngôi nhà.

    quyen gop cho 4 ba chau 2
    Một trang gofundme giúp gia đình nạn nhân tại địa chỉ https://www.gofundme.com/f/ceo-nguyen. (Hình chụp từ Internet)

    “Đây là mẹ và các cháu của chúng tôi”

    Gia đình và bạn bè của nạn nhân đã trở lại ngôi nhà trên đường Vista Lake Drive vào trưa Thứ Bảy, 20 Tháng Hai. Một người phụ nữ không cho biết tên, nhưng cho biết bà là chị của bà Jackie Phạm Nguyễn, con gái của bà Loan Lê và là mẹ của ba đứa trẻ.

    Bà xin lỗi do nỗi đau quá lớn, quá đột ngột, gia đình không thể tiếp xúc với truyền thông trong lúc này. Nhìn vào trong ngôi nhà, người phụ nữ này nói khẽ: “Đúng, đó là mẹ, là cháu của chúng tôi. Tôi là chị lớn của Jackie. Chúng tôi đến đây mong tìm lại những hình ảnh kỷ niệm của gia đình. Vật chất thì không quan trọng nữa.”

    Trên Facebook, các thành viên Hướng Đạo cho biết bà Loan Lê (Lê Như Loan) là một Trưởng Hướng Đạo tại Việt Nam, nguyên là bầy trưởng (Akela) Ấu đoàn Bạch Đằng, (năm 1970) thuộc đạo Hoa Lưu, Sài Gòn.

    Đại diện Sở cứu hỏa Sugar Land cho biết “hiện tại chưa thể khẳng định nguyên nhân gây ra vụ cháy, nhưng có nhiều khả năng những nạn nhân này đốt lò sưởi để giữ ấm.”

    quyen gop cho 4 ba chau 2
    Một trang gofundme do người thân của gia đình lập ra tại địa chỉ https://www.gofundme.com/f/in-memory-of-olivia-edison-and-colette. (Hình chụp từ Internet)

    Hàng xóm bên cạnh bất ngờ

    Chúng tôi gõ cửa ngôi nhà bên cạnh, hy vọng biết thêm những gì xảy ra rạng sáng hôm đó.

    Ông Daniel Iaag, cư dân Sugar Land gần 20 năm, cho phóng viên nhật báo Người Việt biết bốn nạn nhân hàng xóm của ông là người gốc Việt.

    Kể lại sự việc xảy ra đêm hôm đó trong tâm trạng chưa hết bàng hoàng, ông Iaag nói: “Gia đình chúng tôi bị cảnh sát gọi cửa lúc khoảng 2 giờ 30 phút sáng Thứ Ba, 16 Tháng Hai. Họ cho biết nhà bên đang bốc cháy và yêu cầu chúng tôi ra khỏi nhà. Trời rất lạnh nên chúng tôi vào xe ngồi. Toàn bộ con đường này bị phong tỏa. Có rất nhiều xe cứu hỏa, xe cảnh sát, và xe cấp cứu.”

    Vẫn theo lời ông Iaag, khoảng 4 giờ chiều Thứ Hai, nhiệt độ ở Houston xuống rất thấp, khoảng 15, 16 độ F. Khi ấy, khu vực này đã bị cúp điện. Cá nhân ông tin rằng gia đình bà Loan Lê đốt lò sưởi để giữ ấm trong lúc không có điện.

    Dân Texas rất ít khi dùng lò sưởi, theo lời ông Iaag. Không nhiều gia đình có lò sưởi trong nhà, hoặc có nhưng không sử dụng. Ông nói nhà của ông có lò sưởi nhưng lần cuối cùng ông dùng là cách đây vài năm.

    “Theo tôi biết lúc đó trong nhà có bốn nạn nhân, mẹ của ba đứa trẻ và một người bạn của bà ấy. Bà ấy và người bạn may mắn thoát chết,” ông Iaag nói.

    Điều này đúng với lời của ông Dough Adolph khi trả lời tờ Houston Chronicle.

    Ông Adolph cho biết khi lực lượng cứu hỏa đến, bà Jackie và người bạn đang kêu cứu bên ngoài. Nhân viên cứu hỏa cố hết sức để ngăn cản bà Jackie không chạy trở vào ngôi nhà đang cháy.

    Nhắc về ba đứa trẻ, ông Daniel Iaag kể đó là những đứa trẻ rất ngoan, thường chơi với nhau trong sân sau ngôi nhà của họ.

    thumb 4 ba chau
    Căn nhà bị cháy làm bốn người Việt thiệt mạng, trong đó có ba trẻ em. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

    Khu dân cư không hay biết

    Cách đó vài căn nhà là một gia đình gốc Việt.

    Một phụ nữ độ 50 tuổi, cho biết tên là Hồng, kể lại với giọng nói đầy xúc động: “Gia đình họ (nạn nhân) mới chuyển về đây vài năm thôi. Nhà của Jackie hay tổ chức tiệc vui cho tụi nhỏ. Theo tôi biết thì họ khá nổi tiếng trong cộng đồng ở đây. Tối qua, khi ngủ, tôi mặc thật nhiều lớp áo, rồi chợt nghĩ, mấy đứa trẻ không biết tụi nó có đang bị lạnh không. Nghĩ đến đó, tôi chảy nước mắt.”

    Theo lời bà Hồng kể lại với nhật báo Người Việt, đêm đó cảnh sát đi gõ cửa từng nhà để thông báo vụ hỏa hoạn và kiểm tra an toàn. Vì toàn khu vực bị cúp điện, nên chuông cửa không hoạt động. Do đó, không nhiều gia đình có thể nghe tiếng gõ cửa của cảnh sát. Ngay cả chính bà cũng lầm tưởng đó chỉ một buổi “đi tuần” của cảnh sát.

    thumb 4 ba chau
    Một góc căn nhà bị cháy. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

    “Đêm đó rất lạnh nên tôi nghĩ đó là những hoạt động ‘staging’ của cơ quan chức năng trong tình trạng nguy cấp. Tôi không hề nghe tiếng còi hụ của xe cảnh sát hoặc xe cứu hỏa,” bà Hồng kể lại.

    Bà nói tiếp, cho đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau, bà và ngôi nhà đối diện mới biết đêm qua có vụ cháy. Khi đó, toàn bộ con đường Vista Lake Drive bị phong tỏa, có rất nhiều xe cảnh sát, cứu hỏa. Và cho đến một, hai ngày sau, bà mới biết vụ cháy gây tử vong cho bốn người đồng hương của mình.

    thumb 4 ba chau
    Nhân viên cứu hỏa xem xét ngôi nhà cháy. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

    “Mấy ngày qua thì hầu như cộng đồng người Việt ở đây đã biết chuyện này. Bạn bè của tôi ở tiểu bang khác cũng hỏi điện thoại hỏi thăm. Tôi không rõ nguyên nhân tử vong của họ là gì, nhưng tôi cầu mong họ ‘pass away’ vì ngộp thở chứ không phải bị ‘burn.’ Tôi không dám nói bằng tiếng Việt những từ này, đau lòng lắm,” bà Hồng nghẹn lời.

    Bước trở lại trước căn nhà mà cách đây một tuần, còn có tiếng trẻ em vui đùa, chúng tôi chào tạm biệt những người thân trong gia đình nạn nhân. Một lần nữa, họ gửi lời xin lỗi vì không thể tiếp chuyện nhiều và xin được giữ “giây phút riêng tư cho gia đình.”

    Đúng vậy, lúc này đây, họ cần sự yên tĩnh.

    Con đường Vista Lake Drive với những hàng cây cao uy nghi, khô trụi lá, càng làm cho khung cảnh của ngôi nhà phía sau những dây nhựa màu vàng của cảnh sát thêm lạnh lẽo.

    Hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, cộng đồng mạng chia sẻ nhau hai trang web gofundme có tên “Colette, Edison & Olivia: CEO for the Nguyen” và “In memory of Olivia, Edison, and Colette” trong đó cho biết ba đứa trẻ và bà ngoại đã qua đời trong vụ hỏa hoạn. 

    Gia đình cho biết số tiền quyên góp được sẽ được dùng một phần để trao học bổng tại Trường Công giáo St. Laurence, nơi ba đứa trẻ theo học.

    "Để giữ hình ảnh của mẹ và các con luôn tồn tại trong trái tim mình và mọi người, thay cho những bông hoa, Nathan Nguyen, cha của ba trẻ nhỏ thiệt mạng trong vụ cháy, bắt đầu xây dựng một quỹ để vinh danh những người đã qua đời. Quỹ này sẽ hỗ trợ học phí tại Trường Công giáo St. Laurence và nâng cao nhận thức về an toàn phòng chống cháy nổ, nhằm ngăn chặn bi kịch này xảy ra với các gia đình khác", theo phần giới thiệu của gia đình trên trang GoFundMe.

    “Chúng tôi đang rất đau lòng”, người mẹ, Jackie Pham Nguyen, nói trong một tuyên bố bằng tiếng Anh đăng trên trang gây quỹ. “Chúng tôi thực sự cảm kích với lòng nhân ái và sự sẵn lòng giúp đỡ của mọi người vào thời điểm này. Hiện tại chúng tôi không cần nhiều, nhưng chúng tôi rất choáng ngợp (trước tấm lòng của mọi người)”, cô Jackie Pham Nguyen cho biết.

    Bạn có thể quyên góp tại đây 

    https://www.gofundme.com/f/ceo-nguyen

    hoặc tại đây

    https://www.gofundme.com/f/in-memory-of-olivia-edison-and-colette

    Theo Người Việt/Zing

  • Lực lượng cứu hỏa cho hay 3 trẻ em và bà ngoại đã qua đời do cháy nhà tại Houston, Texas vào sáng sớm thứ Ba, ngày 16/12. Họ đã cố gắng dùng lò sưởi để làm ấm khi Texas đang chịu cảnh cúp điện trong nhiều ngày.

    Đại diện của Lực lượng cứu hỏa Sugar Land, anh Doug Adolph cho biết họ tới nơi sau khi nhận được cuộc gọi báo vào lúc 2h sáng. Lúc này toàn bộ ngôi nhà ở khu 3300 trên đường Vista Lake Drive, gần Edgewater đã chìm trong biển lửa. Người mẹ 41 tuổi của mấy đứa trẻ và một người hàng xóm đang ở bên ngoài ngôi nhà và bị bỏng. Một nhân viên cứu hỏa phải cố gắng ngăn người mẹ không lao vào trong nhà. 

    Cả hai người phụ nữ đã được đưa vào bệnh viện.

    Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn. Khu vực này đã mất điện suốt 8 tiếng, nhiều thông tin báo chí cho rằng gia đình gặp nạn do sử dụng lò sưởi để giữ ấm và có thể đã thắp nến. Những đứa trẻ vẫn đang trong độ tuổi cấp 1. 

    4 nguoi viet chet chay
    Cảnh sát phong tỏa hiện trường. Ảnh: fox4news

    Người Việt ở Texas rét cóng vì mất điện, cúp nước nhiều ngày

    Vốn không sẵn sàng để đối phó với thời tiết lạnh khắc nghiệt, hệ thống cơ sở hạ tầng điện - nước tại bang Texas (Mỹ) đột ngột hư hỏng nặng trong bão tuyết, khiến cuộc sống của hàng triệu người chồng chất khó khăn.

    mat dien o texas
    Một người đàn ông đi bộ sang nhà bạn trong khu vực bị mất điện ở Pflugerville, Texas hôm 15-2- Ảnh: Reuters

    Vừa chúc nhau năm mới an khang, cộng đồng người Việt tại Texas lại phải gửi vội đến nhau những lời thỉnh cầu giúp đỡ, những dòng cầu nguyện bình an cho đêm nay và cho những ngày sắp tới.

    Không ngủ được vì lạnh cóng

    Cuộc trò chuyện của chúng tôi phải kết thúc nhanh bởi ở điện thoại của anh Long Huỳnh, nhân viên nhà thuốc tại Arlington, Texas, đã gần cạn pin. Hôm 16-2 (giờ địa phương), điện trong khu vực được nối lại khoảng 5 tiếng vào ban ngày, anh tranh thủ sạc lại các thiết bị điện tử cá nhân và cầu mong sớm có điện lại đêm nay. 

    Suốt ngày 15-2, khu nhà anh bị mất điện hoàn toàn. Anh nói ban đêm đã không ngủ được vì lạnh quá. Nhiệt độ ngoài trời xuống tới âm 13oC, toàn bộ hệ thống sưởi tê liệt hoàn toàn nên dù ở trong nhà và trang bị nhiều lớp áo ấm vẫn không hề dễ chịu.

    Anh thành thật chia sẻ bản thân đã phải nghỉ làm không lương suốt tuần này bởi cửa hàng cũng cúp điện. Ở nhà cũng không sưởi, không nước nên cả ngày ngoài ăn uống anh chỉ cố gắng nằm yên giữ ấm và mong thời gian qua nhanh. 

    May mắn là nhà anh còn dùng nhờ được bếp gas của hàng xóm nên vớt vát được khoản nấu nướng. Đêm đông giá rét, toàn bộ khu dân cư xung quanh đã trong bóng tối, trong phòng riêng anh chỉ thắp sáng bằng một ngọn đèn cầy.

    Tính đến 22h ngày 16-2 (giờ Mỹ), ở một số nơi người dân Texas đã trải qua tổng cộng 32 tiếng mất điện trong rét cóng. Đây đó người ta đã loay hoay tự tìm cách sưởi ấm bằng các phương pháp truyền thống như đốt than, đốt củi, đốt lò gas. Một số trường hợp đã gây ra tai nạn đáng tiếc như ngộ độc khí than và thậm chí cháy nhà.

    Đêm âm độ, các gia đình có trẻ em nảy ra sáng kiến đưa các cháu vào walk-in closet (phòng quần áo) ngủ tạm. Hãng xưởng đóng cửa, siêu thị và trạm xăng hoạt động rải rác cầm chừng. Đèn giao thông tắt ngúm, đường đầy tuyết trơn, tai nạn giao thông chờ chực. 

    Cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây đông cứng theo từng cơn gió tuyết. Trên mạng xã hội, nhiều bình luận tếu táo: "Nước Mỹ 2021 mà ngỡ như những nước nghèo những năm 1980".

    cup dien o texas 1
    Một xe vận tải bị lật ở Pierce vì đường trơn. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    Tuyết giá mà ngỡ là...động đất

    Rất nhiều ngôi nhà tại Texas bị vỡ ống nước gây sập trần khiến người dân ngỡ ngàng, bởi đây là chuyện trước nay chưa từng xảy ra. Lý do đầu tiên có lẽ là vì tiêu chuẩn xây dựng của Texas xưa nay chưa sẵn sàng cho mùa đông lạnh. 

    Lý do trực tiếp, theo kinh nghiệm của cư dân xứ lạnh, là do nước bị đóng băng nên dễ gây vỡ ống. Dù sửa chữa nhà cửa đã có bảo hiểm bao lo, thế nhưng trong điều kiện thời tiết thế này thì những giờ màn trời chiếu đất sắp tới là thử thách quá khó với nhiều gia đình.

    vo duong ong nuoc 1
    Nhà dân ở Texas bị hư hỏng do mất điện, vỡ đường ống nước. Ảnh: NVCC.

    Các hội nhóm người Việt tại Houston cũng đang tích cực hỗ trợ nhau trong cơn hoạn nạn, chia sẻ kinh nghiệm sắm sửa trang thiết bị, cách thức giữ ấm, giữ an toàn cho bản thân, xe cộ, nhà cửa trong giá rét. Không ít gia đình có điều kiện tốt hơn đã để lại địa chỉ liên lạc trên mạng xã hội, rộng cửa đón đồng hương đến trú ngụ, chia sẻ thực phẩm và quần áo ấm. 

    Nhà anh Duy Đỗ tại thành phố này may mắn nằm trong khu vực duy trì đầy đủ điện nước nên những ngày qua đã trở thành "trạm cấp nước" và chỗ ở tạm thời cho một số người thân, bạn bè ở xung quanh. Anh hi vọng cuối tuần này thời tiết ấm lên, người dân Texas sẽ đỡ vất vả.

    cup dien o texas 1
    Hai cư dân ở Houston quấn chăn vì trời lạnh. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    cup dien o texas 1
    Hai cư dân ở Houston dùng lửa từ bếp than để sưởi ấm. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    cup dien o texas 1
    Hai cư dân ở Houston nấu cơm bằng bếp than ngoài trời. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    cup dien o texas 1
    Cư dân Houston phải dùng bình điện xe để sạc điện thoại. (Hình: Go Nakamura/Getty Images)

    Hàng triệu người Texas đã qua hai đêm giá rét trong điều kiện tồi tệ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Thống đốc Texas Greg Abbott hôm 16-2 đã lên tiếng yêu cầu các cơ quan lập pháp điều tra ERCOT (Hội đồng Điện lực tin cậy của Texas) trong bối cảnh mất điện quy mô lớn. 

    Ông phát biểu giận dữ: "Không thể nào chấp nhận được chuyện này! 48 giờ qua không ai trông cậy gì được vào ERCOT". Ông lên tiếng kêu gọi các lãnh đạo ERCOT phải từ chức.

    Với mục đích ngăn chặn tình trạng mất điện liên tục, ERCOT đã thông báo cắt điện luân phiên từ 15-2 khi nhiều trạm phát điện ngừng hoạt động vì lạnh giá. Thế nhưng rốt cuộc lưới điện Texas vẫn rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Người dân đành co ro tự hỏi không biết đến khi nào mới có điện trở lại?

    Sự tê liệt của các cánh quạt điện gió và hệ thống điện mặt trời trong bão tuyết cũng khiến nhiều người hoài nghi và xét lại tính hiệu quả của việc khai thác các nguồn năng lượng sạch. Tuy vậy, có vẻ như đây là một kết luận hơi vội vàng. 

    Ông Jason Bordoff, giám đốc Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia, cho biết: "Cái lạnh cực độ đang khiến toàn bộ hệ thống năng lượng tại Texas đóng băng. Tất cả các loại năng lượng đều hoạt động kém hiệu quả trong môi trường cực lạnh, vì hệ thống không được thiết kế để ứng phó với điều kiện thời tiết bất thường này". 

    Trước sự đổ bộ bất ngờ của thiên tai và sự "bó tay" của ngành điện lực, người Texas trong những ngày tới chắc chỉ có thể... cầu trời.

    Nguồn: https://www.ntd.com/4-die-in-house-fire-during-texas-power-outage_567875.html

  • Đang ngủ tại nhà trọ, một thanh niên Việt bị bạn cùng phòng lấy dao rạch bụng nhưng kẻ tấn công đã nhanh chóng trốn thoát.

    Cảnh sát Đài Loan đang truy tìm nghi phạm dùng dao rạch bụng một người đàn ông Việt lúc anh này đang ngủ tại nhà trọ của mình ở TP Tân Bắc.

    Theo trang tin Taiwan News, vụ việc xảy ra tại khu nhà trọ ở quận Ngũ Cổ của TP Tân Bắc hôm 17-1. Trong lúc người đàn ông 23 tuổi đang ngủ, một người bạn cùng phòng đã dùng dao rạch bụng anh ta, khiến nạn nhân bị thương nặng.

    nguoi viet o dai
    Nạn nhân người Việt được đưa đi cấp cứu ngay sau khi vụ việc xảy ra. Ảnh: TAIWAN NEWS

    Cảnh sát nhận được tin báo về vụ việc lúc 7 giờ tối 17-1. Sau khi đến hiện trường, lực lượng hữu trách lập tức gọi xe cấp cứu để đưa anh ta đến bệnh viện cấp cứu.

    Danh tính nạn nhân người Việt không được công bố.

    Mặc dù nạn nhân còn tỉnh táo nhưng anh ta không thể nói tiếng phổ thông, cũng không thể giải thích nguyên nhân vì sao anh bị tấn công.

    Theo điều tra ban đầu của cảnh sát, vụ việc xảy ra tại khu nhà trọ dành cho lao động nhập cư trên đường Ngự Thành. Nạn nhân được cho là có cự cãi với kẻ hành hung trong lúc cả hai đang uống rượu.

    Sau đó, nghi phạm dường như đã đợi cho đến khi nạn nhân ngủ say để tấn công anh ta bằng dao. May mắn là nạn nhân đã kịp kêu cứu.

    Hiện nghi phạm còn chưa bị bắt giữ và cảnh sát đã thành lập một đội đặc nhiệm để lần ra hành tung của kẻ tấn công. Các vết thương của nạn nhân được cho là không còn nguy hiểm đến tính mạng sau khi được điều trị tại bệnh viện, theo tờ ET Today.

  • Hôm nay ngày 5/1, trên nhóm SEA Lean in Circle - Điểm Tựa, chị Phuong Doan đã chia sẻ về vụ tai nạn thương tâm của gia đình người bạn thân. 

    Chị Phuong Doan viết: "Tai nạn giao thông tại Florida ngày 2/1 vừa qua đã cướp đi sinh mệnh người con lớn của bạn mình, cháu vừa mới bước qua sinh nhật lần thứ 11. Bạn mình và những thành viên còn lại trong gia đình vẫn đang tiếp tục điều trị chấn thương trong bệnh viện".

    Nạn nhân trong sự việc này là gia đình anh Trần Chí Hiếu và chị Nguyễn Diệp Hà, hiện đang sống ở thành phố West Lafayette, bang Indiana.

    gia dinh viet tai nan florida
    Gia đình anh Hiếu và chị Hà.

    Trong chuyến du lịch ở Florida cuối tuần tháng 12, gia đình anh Hiếu và chị Hà gặp tai nạn xe ô tô nghiêm trọng khiến con trai đầu của anh chị, cháu Đức, bị chấn thương rất nặng và đã mất trong bệnh viện. Chị Hà bị gãy xương sườn và vai, còn anh Hiếu và bé trai nhỏ bị chấn thương phần mềm, hiện vẫn đang phải nằm trong bệnh viện ở Florida.


    Anh Trần Chí Hiếu hiện là Giảng viên trường IvyTech Community College, tiểu bang Indiana, và vợ anh Nguyễn Diệp Hà là Trợ lý Giáo sư (Assistant Professor) của Purdue University, cựu sinh viên trường Indiana University. Chị Hà cũng là cựu giảng viên của trường ĐH Ngoại Thương và cựu học sinh trường Hà Nội-Amsterdam.

    Với mong muốn giúp anh chị Hiếu Hà giảm bớt các gánh nặng tài chính để lo tang lễ cho cháu lớn và các chi phí điều trị khác, những người bạn của gia đình đã thành lập quỹ hỗ trợ qua 2 kênh GoFundme và Venmo. 

    1. Chọn "Donate Now" để ủng hộ qua Gofundme “Hieu-Ha Family's Caring Fund” tại đâyhttps://www.gofundme.com/f/hieuha-familys-caring-fund?

    Lưu ý: ở phần Tips của Gofundme chọn Other và điền 0 ở mục này để không mất phí Tips.

    2. Nếu không thể vào link Gofundme, bạn có thể sử dụng Venmo hỗ trợ trực tiếp cho gia đình(chọn pay without confirming, không mất phí banking):
    Venmo: @HaDNguyen.

    Memo: Hieu-Ha Family's Caring Fund

    Mọi đóng góp để giúp đỡ gia đình anh chị Hiếu-Hà trong thời gian thử thách này đều vô cùng quý giá. Hy vọng mọi người chung tay giúp sức, của ít lòng nhiều, cho là nhận. 

  • Anh Vu Pham đang trên hành trình đi bộ từ Defiance (Ohio) đến Ann Arbor (Michigan), nhờ những người đi đường cầu nguyện cho vợ mình tỉnh lại sau biến chứng phình động mạch não.

    NAPOLEON, Ohio - Cơn mưa rét căm căm vào ngày đầu năm mới không đủ để ngăn cản anh Vu Pham thực hiện chuyến đi bộ gần 100 dặm nhằm cầu nguyện cho vợ mình tỉnh lại sau khi bị phình động mạch não đôi. 

    "Làm ơn hãy cầu nguyện cùng tôi để tôi có thêm sức lực và tinh thần, để tôi có thể đi bộ đến Đại học Michigan để gặp vợ tôi", anh Pham nói trong video live trên Facebook vào hôm thứ Sáu ngày 1/1, chia sẽ về hành trình của mình với bạn bè và người thân. 

    "Vợ tôi tốt lắm, cô ấy là anh hùng trong lòng tôi, cô ấy là tất cả đối với tôi'', anh Pham nói.

    Anh Vu Pham và vợ Mylinh Pham cùng điều hành tiệm VIP Nails ở thành phố Defiance (Ohio) trong suốt 2 thập kỷ qua.

    cau nguyen cho vo tinh 1
    Credit: Vu Pham

    Anh cho biết vợ mình vẫn vui vẻ khỏe mạnh hồi dịp Giáng sinh, nhưng một hôm anh phát hiện cô bất tỉnh trên sàn nhà tắm.

    "Tôi kéo cô ấy dậy nhưng cô ấy không còn biết gì nữa. Nên tôi phải đặt tạm cô ấy xuống sàn và gọi em trai tôi", anh Pham kể.

    Họ hối hả đưa cô Mylinh và Bệnh viện Defiance nơi cô được điều trị chứng phình động mạch não đôi. Căn bệnh này chỉ có cơ hội sống là 5%. 

    Cô Mylinh vẫn trong tình trạng nguy kịch, nhưng anh Vu Pham cho biết tình hình đang tiến triển khả quan. Hiện vợ anh được chăm sóc tại Bệnh viện Đại học Michigan ở Ann Arbor. 

     zvvvvv
    Anh Vu Pham livestream hành trình của mình.

    Vì dịch Covid-19 nên anh Vu Pham không được túc trực bên giường bệnh, vì vậy anh quyết định đi bộ đến Đại học Michigian để chứng minh tình yêu của mình với vợ.

    Anh đã gặp một vài gương mặt quen thuộc, chẳng hạn một khách quen của tiệm là Chris Johnson. Cô này đã rất ngạc nhiên khi gặp anh chủ tiệm nail đang đi trên đường. Cô đưa anh về nhà sấy khô quần áo để tiếp tục tục hành trình của mình. 

    Anh Vu Pham không chắc hành trình của mình sẽ mất bao lâu, và bao lâu thì vợ anh mới hồi phục. 

    "Ngày rồi lại ngày, họ nói đó là một hành trình dài, đó sẽ là một con đường rất dài", anh Vu Pham nói. 

    Một quỹ GoFundMe đã được lập để giúp san sẽ chi phí y tế và sinh hoạt cho gia đình. Xin mọi người ủng hộ.

    Nguồn: https://www.11alive.com/article/life/man-begins-100-mile-journey-to-honor-recovering-wife/512-e31c478a-a150-4b97-9583-b8f7cb67a93a

  • SANTA ANA, California (NV) – Sở Cảnh Sát Santa Ana phải đóng một đoạn đường Euclid vào sáng Thứ Ba, 29 Tháng Mười Hai, vì có một người đi xe lăn bị xe hơi tông. Tại nạn xảy ra trên đường Euclid, giữa đường 5th và đường First, làm nhiều xe phải đi vòng vào trong khu dân cư trên đường Maxine để quẹo ra đường First.

    Thời điểm đó, trên mạng xã hội, Sở Cảnh Sát Santa Ana thông báo có một xe hơi tông một người đi xe lăn, và đóng đoạn đường Euclid nói trên khoảng hai tiếng. Họ còn khuyến cáo công chúng không đến gần khu vực này.

    tai nan santa ana 1
    Cảnh sát Santa Ana điều tra hiện trường trên đường Euclid. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

    Sở cảnh sát đăng tin này lúc 9 giờ 34 phút, nhưng không nói rõ tai nạn xảy ra lúc nào.

    Một số cư dân sống gần hiện trường cho hay tai nạn xảy ra vào khoảng 8 giờ rưỡi sáng, và cảnh sát bắt đầu chặn đường từ lúc 9 giờ sáng.

    Tại hiện trường là một xe Toyota Prius màu xám và nhiều thứ nằm trên đường đang được các cảnh sát viên điều tra.

    Trong hình đăng trên mạng xã hội của Sở Cảnh Sát Santa Ana, chiếc xe Prius bị hư hại một số chỗ ở mũi xe, và có một chiếc xe lăn điện nằm dưới mũi xe.

    Các cảnh sát viên tại hiện trường cho hay họ đang điều tra, nên không tiết lộ được thông tin gì về tai nạn này.

    Nhân viên công lực cũng chưa nói gì về tình trạng của nạn nhân với tài xế ra sao, và cho biết sẽ đưa ra thông cáo sau khi có đủ thông tin.

    Đến khoảng 3 giờ rưỡi chiều, ông James Huỳnh, cư dân Fountain Valley, nói với nhật báo Người Việt tai nạn có một người chết, và nạn nhân là người gốc Việt, có tên Chung Thiện Chí, cư dân Santa Ana.

    Theo ông James, ông Chí sinh năm 1945, từng là thượng sĩ nhất của Hải Quân VNCH, phải đi xe lăn vì từng bị tai biến cách đây vài năm.

    “Ông hay đi xe buýt để ra uống cà phê ngoài quán Croissant Dore, nhưng sáng nay tôi không thấy ông ra. Chủ nhà của ông sau đó mới báo tin cho tôi nghe,” ông James nói.

    Ông Thời, cư dân Santa Ana, chủ nhà của ông Chí, chia sẻ: “Tôi gặp ông Chí ở trường dạy lái xe vận tải, rồi biết ông từng đi lang thang. Thấy có mấy người giới thiệu nên tôi cho ông ở miễn phí đến đây gần năm năm rồi.”

    “Cảnh sát họ đến nhà tôi cho ông ấy ở hồi sáng để báo tin, nhưng lúc đó tôi không có ở nhà. Mấy người làm vườn ở gần lấy danh thiếp của cảnh sát rồi đưa cho tôi để liên lạc với họ. Gọi điện thoại cho họ thì tôi mới biết tin ông Chí mất,” ông Thời nói.

    Ông chủ nhà cho hay ông không ở nhà nhiều vì bận chăm sóc người con bị bệnh và lần cuối gặp ông Chí là Thứ Sáu tuần trước, tức là ngày 25 Tháng Mười Hai.

    tai nan santa ana 1
    Chiếc xe Prius có xe lăn nằm dưới. (Hình: Sở Cảnh Sát Santa Ana)

    Người chị của ông Chí ở Alhambra cho biết bà chưa nghe được tin ông Chí mất, nhưng nói bà cảm thấy rất buồn khi biết tin.

    “Tôi buồn nhưng không biết làm sao xuống đó để thăm vì cũng tám mươi mấy tuổi rồi, lại không biết chạy xe nữa. Mấy năm trước, tôi hay nhờ bạn bè chở xuống đây để thăm ông, đi ăn bánh xèo, rồi cho ông $100 xài. Giờ thì dịch bệnh như vậy thì tôi không xuống được, đành để chính phủ lo thôi,” bà nói.

    Trong khi đó, Sở Cảnh Sát Santa Ana xác nhận tai nạn có một người chết, nhưng chưa nói tên của nạn nhân được vì chưa liên lạc được với gia đình. 

    Theo Người Việt

  • Tối ngày 29/12, cộng đồng mạng tiếp tục chấn động trước thông tin về sự ra đi của nam ca sĩ Vân Quang Long. Theo thông tin được công bố, nam ca sĩ qua đời tại Mỹ do đột quỵ, hưởng dương 41 tuổi.

    van quang long 1

    Vân Quang Long tên thật là Lê Quang Hiền, sinh ngày 26/9/1979, quê quán tại Đồng Tháp. Sinh ra trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật, nhưng Vân Quang Long vẫn trở thành một ca sĩ nổi tiếng nhờ niềm đam mê cầm mic.

    Vân Quang Long được khán giả biết đến rộng rãi khi hoạt động với tư cách thành viên nhóm nhạc 1088. Thời điểm này, 1088 gặt hái được vô số thành công và đưa Vân Quang Long trở thành một trong những thần tượng của giới trẻ lúc bấy giờ.

    van quang long 1

    Tuy nhiên giữa lúc 1088 đang ở đỉnh cao sự nghiệp, các thành viên của nhóm bất ngờ chọn con đường solo để tìm hướng đi riêng. Nam ca sĩ đầu quân về công ty Kim Lợi để tiếp tục phát triển sự nghiệp, phát hành một số dự án âm nhạc cùng nữ ca sĩ Cẩm Ly.

    van quang long 1

    van quang long 1

    Thời điểm đó, Vân Quang Long là một trong những ngôi sao bán đĩa khi album Thư Cuối - Thôi Ta Chia Tay bán được hơn 5000 bản khi ra mắt. Đây là một con số vô cùng ấn tượng với một nghệ sĩ trẻ tại thời điểm Vpop chỉ mới bắt đầu phát triển.

    Suốt sự nghiệp ca hát, Vân Quang Long đã cho phát hành nhiều album tạo được tiếng vang như Xót xa, Em có nhớ anh không?, Bởi tin lời thề,... Để có được những CD này, Vân Quang Long đã nỗ lực rất nhiều trong suốt sự nghiệp của mình.

    van quang long 1

    Về đời tư, Vân Quang Long từng 2 lần kết hôn. Được biết, vợ hai của Vân Quang Long kém nam ca sĩ 10 tuổi. Cả 2 thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc trên mạng xã hội.

    van quang long 1

    Là một trong những ca sĩ đời đầu của Vpop, sự ra đi của Vân Quang Long đã khiến không ít người cảm thấy tiếc nuối. Những đóng góp của Vân Quang Long chắc chắn sẽ luôn để lại tình cảm và sự yêu thương từ khán giả.

  • Ba tuần nay, anh Đinh Phúc "sống không bằng chết". Tổ ấm từng rộn tiếng cười chìm trong u uất khi chị Mai, vợ anh, đang chiến đấu với tử thần vì Covid-19.

    "Đêm nào cũng vậy, bé út thức giấc gọi 'mommy', rồi đứa lớn hơn cũng trở mình khóc đòi mẹ. Tôi đau lòng chỉ biết ôm các con mà khóc", anh Đinh Phúc, 40 tuổi, gạt nước mắt khi kể về những gì đang xảy ra với gia đình mình.

    Lấy nhau hơn chục năm, anh Phúc và vợ là chị Lương Thị Phương Mai, 38 tuổi, sinh được 3 em bé, trong đó con cả 13 tuổi, hai bé út 5 và 4 tuổi. Anh sang Mỹ sinh sống cùng gia đình đã 30 năm nay, đến năm 2010 thì đưa vợ sang cùng. Cuộc sống của họ tại thành phố Seattle, bang Washington, trôi qua êm đềm trước khi tai họa ập tới tháng trước.

    Sau một lần cả gia đình đi siêu thị về, chị Mai xuất hiện triệu chứng lạnh toát người, đau nhức xương, khó thở, vị giác rồi khứu giác dần biến mất. Mặc bao nhiêu lớp áo và đắp bao nhiêu chăn cũng không thấy ấm lên, chị gọi cho đường dây cấp cứu 911. Kiểm tra sơ bộ của các nhân viên cấp cứu cho thấy nồng độ oxy trong cơ thể chị giảm mạnh.

    Sáng hôm sau, anh Phúc đưa vợ nhập viện trong tình trạng nguy kịch và nhận tin sét đánh rằng chị Mai đã mắc Covid-19. Trong khi vợ được chuyển vào khoa điều trị tích cực (ICU), anh chở 3 con đi xét nghiệm và choáng váng khi cả gia đình đều có kết quả dương tính với nCoV.

    "Hôm đó là ngày 24/11 và đến nay đã 3 tuần trôi qua, tôi sống mà không bằng chết", anh Phúc nói. "Từ lúc dịch bệnh bùng phát, gia đình tôi luôn tuân thủ khuyến cáo đeo khẩu trang khi ra ngoài, về đến nhà là thay quần áo, khử khuẩn, rửa thực phẩm cẩn thận. Thật sự tôi không thể ngờ được có ngày chúng tôi lại nhiễm nCoV".

    vo o my nhiem covid 1
    Vợ chồng anh Phúc, chị Mai cùng 3 con. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Mỗi ngày, anh Phúc vừa thay vợ nấu nướng, tắm giặt, chăm các con học, vừa ngóng tin từ các bác sĩ và y tá. 4 cha con cũng phải tự cách ly, không ra đường. Mọi đồ ăn thức uống đều do bạn bè mua hộ để trước nhà. May mắn anh và 3 bé đều chỉ bị sốt nhẹ và hồi phục sau 1-2 ngày uống thuốc cảm, bổ sung vitamin C và xông thảo dược.

    Mọi nỗi lo lắng lúc này dồn vào chị Mai. Từ một phụ nữ khỏe mạnh, lúc nào cũng rạng rỡ, nay chị chỉ nằm bất động trên giường bệnh trong tình trạng hôn mê, với vô số dây rợ gắn trên người.

    Anh Phúc cho biết những ngày đầu nhập viện, vợ anh được bác sĩ cho dùng máy trợ thở, nhưng bệnh tình không tiến triển mà còn nặng hơn. Họ sau đó phải tiêm thuốc an thần và đặt ống nội khí quản cho chị.

    Sau khoảng một tuần, các chỉ số của chị có cải thiện. Đến 4 ngày trước, khi gọi điện vào phòng ICU, anh Phúc mừng rơi nước mắt khi thấy chị mở hé mắt, nhúc nhích tay, chân, cử động chân mày.

    "Tôi thở phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng vợ mình đã thoát cửa tử", anh kể.

    Tuy nhiên, niềm vui ấy chỉ kéo dài vỏn vẹn hai ngày. Từ hôm 13/12 đến nay, tình trạng của chị Mai lại trở nặng, các chỉ số xấu đi. Nồng độ oxy huyết có khi giảm còn 40%. Kết quả chụp X-quang cho thấy phổi chị trắng xóa và có một lượng dung dịch chưa xác định, buộc các bác sĩ phải dùng thuốc trợ sinh và kháng virus liều cao. Họ còn phải làm loãng máu do các loại thuốc trên có tác dụng phụ gây đông máu, làm tắc nghẽn một số mạch trên tay của chị Mai.

    "Mai nằm trong đó, đối mặt với tử thần mà tôi không thể ở bên cô ấy, chỉ có thể cập nhật tình hình từ các bác sĩ", anh Phúc nói. "Vừa lo cho vợ vừa thương các con thiếu vắng mẹ, tâm trạng tôi suốt những tuần qua nặng trĩu".

    vo o my nhiem covid 1
    Chị Mai nằm hôn mê điều trị Covid-19 trong bệnh viện. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Anh rất biết ơn các y tá khi thi thoảng lại giúp các bé chụp ảnh hoặc gọi video để được nhìn thấy mẹ dù chỉ vài phút qua màn hình điện thoại.

    "Các bác sĩ và y tá trong ICU như những thiên thần với gia đình tôi. Họ cũng phải rời xa con cái để đối mặt với nguy hiểm khi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, Có những người tự tay chăm sóc các đồng nghiệp bị nhiễm bệnh rồi tự tay cho thi thể của những người thân thiết vào các những túi nilon lạnh lẽo. Tôi biết ơn vô cùng sự chăm sóc mà họ dành cho vợ tôi", anh nói.

    Anh Phúc cũng rất biết ơn sự yêu thương và quan tâm mà mọi người dành cho gia đình mình sau khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người không quen biết đã gửi quà tặng 3 con anh để động viên, thậm chí tổ chức các buổi cầu nguyện cho chị Mai vượt qua bạo bệnh.

    "Bên cạnh nhiều người tốt bụng cũng có những người ác miệng, cho rằng vợ chồng tôi giả bệnh để xin tiền quyên góp, buông những câu khiếm nhã với Mai dù cô ấy đang không biết sống chết ra sao trong bệnh viện", anh Phúc kể.

    Anh đồng tình rằng cộng đồng người Việt ở Mỹ phân cực rõ rệt trong vấn đề Covid-19. Một bộ phận những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vẫn không tin hoặc coi thường nCoV, không đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội.

    "Hơn 300.000 người đã chết vì Covid-19 tại Mỹ và có những bang phải trữ thi thể trong các xe tải đông lạnh vì nhà xác quá tải. Tổng thống Trump đã phản ứng quá chậm và coi thường virus này", anh nói. "Hãy nhìn vợ tôi, Covid-19 là có thật, đó không phải là trò bịp bợm chính trị".

    Thi thoảng nhớ vợ, anh Phúc lại chạy xe lên bệnh viện, đứng từ dưới sân lặng lẽ nhìn lên cửa sổ phòng chị Mai đang nằm rồi quay về. Anh bảo đó là cách duy nhất để cảm thấy gần gũi với vợ hơn chút và bớt đau khổ trong lòng.

    "Mỗi ngày nằm trong ICU tiêu tốn khoảng 10.000 USD chưa kể tiền thuốc, nhưng chúng tôi không cần tiền của ai bởi việc đó đã có bảo hiểm chi trả. Chúng tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này như một lời cảnh tỉnh với những người đang khinh thường Covid-19. Hãy suy nghĩ tới lợi ích chung, tuân thủ khuyến cáo của giới chức và y bác sĩ, bởi dịch bệnh không chừa một ai".

    Với tình trạng hiện nay của chị Mai, các bác sĩ không dám khẳng định điều gì, trong khi cha con anh Phúc chỉ biết tiếp tục chờ đợi.

    "Tôi vẫn giữ niềm tin rằng một ngày vợ mình sẽ hồi phục để trở về nhà và tổ ấm 5 người lại rộn tiếng cười như trước", anh nói.

    Nguồn: Anh Ngọc (VnExpress)

  • Hơn nửa tháng sau vụ cướp cửa hàng khiến hai vợ chồng gốc Việt thiệt mạng ở TP Mount Dora, bang Florida, cảnh sát vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

    Cảnh sát TP Mount Dora, bang Florida (Mỹ) ngày 15-12 đã công bố đoạn video giám sát mới nhằm truy tìm thủ phạm sát hại hai vợ chồng gốc Việt trong vụ cướp cửa hàng gây chấn động địa phương cách đây hơn hai tuần.

    Theo trang tin Click Orlando, Cảnh sát trưởng tạm quyền Brett Meade cho biết việc công bố đoạn video mới từ bên trong cửa hàng tiện lợi T&N Market là một quyết định khó khăn vì một trong những nạn nhân được nghe thấy la lên trong tuyệt vọng, nhưng các điều tra viên hy vọng sẽ có người nhận ra kẻ tấn công.

    Ông Khiem Ba Trinh (Ken), 56 tuổi, và vợ là bà Minh Nguyen (Tina), 47 tuổi, đang đóng cửa cửa hàng vào ngày 30-11 thì bị một người đàn ông lạ mặt bắn nhiều phát. Bà Nguyen đã tử vong tại hiện trường, còn ông Trinh qua đời tại bệnh viện ba ngày sau đó.

    cuop cua tiem
    Kẻ cướp cửa hàng của người gốc Việt trong đoạn video vừa được công bố. Ảnh cắt từ clip

    Hai vợ chồng đồng sở hữu cửa hàng và có với nhau hai con trai, 12 tuổi và 18 tuổi.

    Đoạn video được công bố hôm 15-12 cho thấy một người mặc đồ sẫm màu che mặt chĩa súng về phía người vợ ít giây trước khi xảy ra vụ tấn công.

    Ông Meade cho biết cơ quan của ông đã được gia đình ông Trinh và bà Nguyen cho phép công bố video với hy vọng nó có thể giúp giải quyết vụ án giết hai mạng người này.

    Trong video, người ta có thể thấy rõ những bước đi, tư thế và giọng nói của tay súng.

    “Có một người nào đó trong cộng đồng sẽ nhận ra giọng nói của cá nhân này” – ông Meade nói và cho biết thêm rằng thật khó để nghe đoạn video vì giọng nói của Nguyen cũng được nghe thấy và biết rằng “trong vài giây nữa cuộc đời của người phụ nữ ấy sẽ bị kết liễu một cách không thương tiếc”.

    Trước đó vào ngày 2-12, cảnh sát Mount Dora đã công bố video về tay súng đã bắn hai vợ chồng gốc Việt. Đoạn video quay từ bên ngoài cửa hàng cho thấy kẻ tấn công mặc quần áo sẫm màu ép ông Trinh quay vào cửa hàng và nổ súng. Ông Meade khi đó cho biết không có ai khác trong cửa hàng vào thời điểm xảy ra vụ cướp.

    Tên cướp sau đó được nhìn thấy trên video rời khỏi cửa hàng mang theo một chiếc túi màu trắng được cho là đựng tiền cướp được. Kẻ tấn công được mô tả là một người đàn ông có thân hình gầy gò.

    Trong phát biểu đưa ra khi công bố đoạn video thứ hai hôm 15-12, ông Meade tin rằng kẻ tấn công sẽ bị người trong cộng đồng nhận dạng và vấn đề sẽ được giải quyết. Ông đề nghị bất kỳ ai có thông tin hãy liên hệ với nhà chức trách. Cảnh sát trước đó đã treo thưởng 10.000 USD cho người tố giác thủ phạm.

    Dù chưa nhận dạng được thủ phạm, cảnh sát đã bắt giữ một người liên quan đến vụ việc.

    Vào ngày 4-12, cảnh sát đã bắt giữ một người da màu tên Undrea Dixon, 42 tuổi, sau khi các cảnh sát cho biết người phụ nữ này bước vào cửa hàng sau khi hai vợ chồng gốc Việt bị bắn nhưng không ra tay giúp đỡ họ.

    Dixon đã bị bắt vì cung cấp thông tin sai cho cơ quan thực thi pháp luật trong một hành động bị coi là trọng tội. Người phụ nữ này hiện đang bị giam giữ tại nhà tù hạt Lake mà không được bảo lãnh, theo tờ Orlando Sentinel.

    T&N Market được coi là cơ sở chính của cộng đồng phía đông bắc bang Florida, và nhà chức trách gọi vợ chồng chủ cửa hàng này là trụ cột của Mount Dora.

    Những người thân và hàng xóm của hai vợ chồng đã bày tỏ sự tiếc thương đối với hai người tốt bụng nhưng xấu số.

  • Nghi phạm giết chủ tiệm nail gốc Việt ở thành phố Las Vegas hồi năm 2018 vì muốn quỵt tiền làm móng đã nhận tội, đối mặt mức án cao đến 25 năm tù.

    Một phụ nữ bị cáo buộc sát hại chủ tiệm nail gốc Việt ở thành phố Las Vegas vì muốn quỵt tiền làm móng vào cuối năm 2018 đã nhận tội.

    Trang 8 News Now ngày 4-12 dẫn hồ sơ tòa án cho biết Krystal Whipple, 23 tuổi, đã nhận tội giết người cấp độ 2 về hành vi sát hại bà Nhu “Annie” Ngoc Q. Nguyen - chủ tiệm Crystal Nails & Spa ở thành phố Las Vegas, thuộc bang Nevada (Mỹ) - vào tháng 12-2018.

    Theo luật Mỹ, tội giết người cấp độ 2 là hành vi cố ý sát nhân nhưng không được tính toán hoặc lên kế hoạch trước.

    nhan toi 35 dong
    Krystal Whipple. Ảnh: LAS VEGAS REVIEW-JOURNAL

    Theo cảnh sát Las Vegas, vào ngày 29-12-2018, Whipple đến tiệm của bà Nguyen trên đường W. Flamingo để làm móng nhưng sau đó rời đi mà không trả 35 USD tiền công. Chủ tiệm gốc Việt chạy đuổi theo Whipple thì bị người này dùng xe hơi tông và kéo lê qua bãi đậu xe.

    Bà Nguyen được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong không lâu sau đó.

    Các công tố viên cho biết sau khi gây án, Whipple đã bỏ trốn đến thành phố Boulder, thuộc bang Nevada, sau đó là thành phố Los Angeles, bang California, bằng giấy tờ tùy thân giả trước khi lái xe đến bang Arizona.

    Nghi phạm này bị bắt ở thành phố Glendale của bang Arizona vào ngày 11-1-2019 lúc định di chuyển tiếp đến bang North Carolina trong nỗ lực trốn chạy khỏi sự truy bắt của cơ quan thực thi pháp luật.

    Theo báo Las Vegas Review-Journal, năm ngày trước khi Whipple bị cảnh sát bắt giữ, người thân của nghi phạm này đã lên truyền hình quốc gia để kêu gọi con cháu mình ra đầu thú.

    “Con không thể trốn chạy đâu, con ơi. Con không thể trốn chạy. Con phải ra trình diện đi con” - mẹ của Whipple vừa nói vừa khóc trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News vào thời điểm đó.

    “Bà biết con không định giết người. Chúng ta biết con sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì như thế, Krystal. Hãy ra trình diện. Chúng ta cần con ra trình diện và đương đầu với những gì đã xảy ra và kể lại câu chuyện theo phía mình” - bà của Whipple nói với ABC News.

    Theo thỏa thuận nhận tội, Whipple đang phải đối mặt với mức án từ 10 đến 25 năm tù. Người này đã nhận tội hôm 4-12 và dự kiến sẽ bị tuyên án vào ngày 21-2 tới.

  • Cảnh sát Mỹ đã bắt giữ một phụ nữ liên quan đến vụ cướp cửa hàng của người gốc Việt ở TP Mount Dora, bang Florida, khiến cả hai vợ chồng thiệt mạng.

    Trang WESH Orlando tối 4-12 đưa tin một phụ nữ da màu 42 tuổi đã bị bắt giữ liên quan đến vụ cướp cửa hàng T&N Market ở TP Mount Dora, bang Florida hôm 30-11, khiến hai vợ chồng chủ cửa hàng này thiệt mạng.

    Undrea Dixon, tên người phụ nữ da màu, bị bắt với lý do mà chức trách đưa ra là đã nói dối với họ sau khi ông Khiem Ba Trinh (Ken), 56 tuổi, và bà Minh Nguyen (Tina), 47 tuổi, bị tấn công lúc đang đóng cửa cửa hàng vào tối 30-11.

    Giới chức cho biết bà Dixon nói với các nhà điều tra trong một tuyên bố có tuyên thệ rằng bà không thấy gì lúc vào cửa hàng T&N sau khi hai vợ chồng người gốc Việt bị tên cướp bắn.

    cua hang tu vong
    Undrea Dixon, người vừa bị bắt giữ sau vụ cướp cửa hàng của vợ chồng người gốc Việt ở TP Mount Dora, bang Florida. Ảnh: ORLANDO SENTINEL

    Các nhà điều tra cho biết bà Dixon đã nhìn và nghe thấy ông Trinh và bà Nguyen gặp nạn nhưng rời khỏi cửa hàng và về nhà mà không nỗ lực giúp đỡ hai nạn nhân này.

    Nhà chức trách đã nhận ra bà Dixon khi người phụ nữ này quay lại hiện trường một lần nữa. Qua video, bà Dixon được nhìn thấy bước vào cửa hàng và một lát sau thì rời đi. Đó là khi chính quyền nói rằng người phụ nữ này đã khai với họ rằng bà ta không nhìn thấy gì cả.

    Dixon đã bị bắt vì cung cấp thông tin sai cho cơ quan thực thi pháp luật trong một hành động bị coi là trọng tội. Người phụ nữ da màu bị đưa đến nhà tù hạt Lake, nơi bà bị giam giữ mà không được bảo lãnh, theo tờ Orlando Sentinel.

    Cảnh sát cho biết hai ông Trinh và bà Nguyen đã bị bắn nhiều phát đạn. Bà Nguyen tử vong tại chỗ, còn ông Trinh qua đời hôm 3-12 sau ba ngày phải sử dụng thiết bị hỗ trợ sự sống.

    Đoạn quay video từ camera giám sát được cảnh sát công bố hôm 2-12 cho thấy một người đàn ông mặc đồ đen, đội mũ trùm đầu đối đầu với ông Trinh trong bãi đậu xe. Kẻ tấn công đã buộc ông Trinh quay lại cửa hàng và cảnh sát cho biết đó là khi vụ xả súng và cướp tài sản gây chấn động TP Mount Dora xảy ra.

    Nhà chức trách vẫn đang tiến hành xác định danh tính và truy tìm kẻ tấn công. Cảnh sát đã treo thưởng 10.000 USD cho người tố giác thủ phạm trong vụ việc hiện được điều tra theo hướng là một vụ án giết hai mạng người.

    T&N Market được coi là cơ sở chính của cộng đồng phía đông bắc bang Florida, và nhà chức trách gọi vợ chồng chủ cửa hàng này là trụ cột của Mount Dora.

    Những người thân và hàng xóm của hai vợ chồng đã bày tỏ sự tiếc thương đối với hai người tốt bụng nhưng xấu số. Ông Trinh và bà Nguyen có hai con trai, 18 và 12 tuổi, theo đài Fox News.

    Một trang GoFundMe đã được tạo lập để giúp thanh toán chi phí y tế và tang lễ cho hai nạn nhân.

  • Cảnh sát Mount Dora (Florida, Hoa Kỳ) vừa đăng tải một video quay lại cảnh một kẻ dùng súng bắn 2 người chủ tiệm nail trong một vụ cướp. Hiện cảnh sát đang treo giải thưởng $10,000 cho ai cung cấp manh mối tìm ra hung thủ.

    Thẻo Cảnh sát trưởng Brett Meade, hai nạn nhân là ông Khiem Ba Trinh (Ken) 56 tuổi và bà Minh Nguyen (Tina) 47 tuổi. Họ đang đóng cửa tiệm tại khu chợ T&N Market vào tối hôm thứ Hai, ngày 30/11/2020 thì bị bắn nhiều phát. 

    Bà Minh Nguyen đã tử vong tại hiện trường. Ông Trinh được trực thăng đưa đến Bệnh viện Central Florida Regional Hospital ở Sanford, nơi ông được chăm sóc đặc biệt do tình trạng nguy kịch.

    Thông tin mới nhất từ người nhà cho biết ông Trinh cũng không qua khỏi. 

    chu tiem nail bi ban 1
    Ông Khiem Ba Trinh và bà Minh Nguyen. Ảnh: Gia đình cung cấp cho cảnh sát (WKMG 2020)

    Video thu được từ phía ngoài cửa tiệm cho thấy một tay súng mặc đồ tối màu ép buộc ông Trinh quay vào trong cửa tiệm nơi bà Tina đang dọp dẹp. Sau đó hắn bắn người và cướp của. Không có ai khác ở trong tiệm vào lúc án mạng xảy ra. 

    Tên cướp đã mang đi một chiếc túi màu trắng. Tên này được mô tả là có thân hình gầy. 

    "Hắn chắc chắn sẽ bị bắt", Cảnh sát trưởng Meade tuyên bố, "Xin hãy giúp chúng tôi lan truyền thông tin này để mau chóng đưa kẻ thủ ác ra trước công lý".

    Ông Meade hy vọng đoạn video quay được ở bên trong cửa hàng (hiện chưa được công bố) sẽ cung cấp thêm nhiều manh mối để tìm ra hung thủ.

    chu tiem nail bi ban 2
    Ảnh do CCTV ghi lại bên ngoài cửa tiệm.

    Anh Mai Reynolds, một người họ hàng của các nạn nhân, không thể tưởng tượng nỗi vì sao lại có kẻ hãm hại ông Trinh và bà Nguyen. "Họ rất tốt, luôn giúp đỡ mọi người", anh Reynolds nói. 

    Hàng xóm cũng vô cùng thương tiếc khi những người tốt lại trở thành nạn nhân của bạo lực súng đạn. Một ngày sau án mạng, khoảng 50 người dân đã tập trung ở Grandview Street để cầu siêu cho bà Nguyen. Được biết, đôi vợ chồng nạn nhân có 2 con và thật đáng thương khi 2 đứa trẻ cùng lúc mồ côi cha lẫn mẹ.

    Một trang GoFundMe đã được lập để quyên góp chi phí y tế và đám tang cho các nạn nhân. Bạn có thể quyên góp theo link này https://www.gofundme.com/f/rip-tina-keep-fighting-ken.

    chu tiem nail bi ban 1
    Cộng đồng cầu siêu cho nạn nhân của vụ cướp. Ảnh: clickorlando

    Nguồn: https://www.clickorlando.com/news/local/2020/12/02/video-shows-gunman-wanted-in-fatal-mount-dora-store-shooting/

  • Thời điểm biết tin 2 trái thận đã hư 95% cũng là khi anh Lê Phước Nguyễn (40 tuổi) đón nhận tin vui từ vợ vì đứa con sắp chào đời. Hiện anh không chỉ chiến đấu vì bản thân mà còn vì gia đình bé nhỏ.

    nguoi viet chay than 1
    Mỗi ngày, anh Nguyễn dành 15 tiếng để lọc máu. ẢNH: NVCC

    Món quà từ Chúa

    Yanni có nghĩa là món quà từ Chúa, đó sẽ là cái tên mà anh Nguyễn đặt cho con trai sắp chào đời của mình. “Vì Yanni đã giúp tôi có thêm động lực để chiến đấu đến ngày hôm nay”, anh kể. Qua Mỹ định cư được 6 năm với một cuộc sống ổn định, công việc bất động sản thuận lợi, gia đình hạnh phúc cùng vợ và con gái, anh nghĩ mình là người đàn ông may mắn nhất thế gian. Vậy mà đột ngột tháng 5 khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ thông báo anh đã bị hư thận đến 95%. Không một dấu hiệu, không một điềm báo, người đàn ông mạnh khỏe trước giờ vẫn là trụ cột của gia đình bỗng trở thành người tàn tật theo quy định của chính phủ Mỹ.

    Chưa đầy 1 tuần sau, vợ anh phát hiện có thai. Sự xuất hiện đột ngột của sinh linh bé nhỏ ấy khiến anh không biết phải đối mặt với thực tại thế nào. “Nhưng sinh linh ấy như món quà vỗ về từ Chúa, để tôi biết mình còn hy vọng”. Hơn bao giờ hết, vì người con trai sắp chào đời, vì cô con gái hằng ngày vẫn tươi cười với cha, và vì người vợ hiền hết mực yêu thương, thông cảm, anh Nguyễn hiểu mình cần nhanh chóng chấp nhận hiện thực để chiến đấu hết mình chống lại đau đớn và cái chết.

    Ước mơ một người cha

    Trên bụng anh Nguyễn có 3 lỗ tròn được phẫu thuật để lồng ống dẫn thuốc vào cơ thể. Những ống dẫn thuốc đó giúp anh lọc máu hằng ngày. Thời gian đầu, anh 2 ngày lại đến bệnh viện để chạy thận. Nhưng rồi cơ thể dần trở nên yếu ớt theo sự suy giảm khả năng hoạt động của cơ thể. Trong suốt 6 tháng điều trị, đã có 3 lần anh không thở được. Thậm chí có lúc, chỉ vì một chút đồ ăn nhiều gia vị, anh rơi vào trạng thái nguy kịch, phải đưa đi cấp cứu.

    Thời điểm Covid-19 anh cũng từng nhiễm bệnh rồi may mắn qua khỏi. Giờ đây, mỗi ngày anh lọc thận đến 15 tiếng và dành thời gian còn lại sinh hoạt cùng máy móc để sinh tồn. Sút 10 kg, mái tóc đen, dáng đứng hiên ngang và một cơ thể cường tráng đã đi theo đường dẫn của ống lọc máu.

    nguoi viet chay than 1
    Anh Nguyễn chỉ mong bản thân có cơ hội để được tiếp tục ở bên gia đình nhỏ của mình. Ảnh: NVCC

    “Căn nhà bốn góc như thể đang được chống đỡ bởi hai người tàn tật”, anh cười xòa. Vì khi một người phụ nữ đang mang thai 6 tháng ở cạnh gã đàn ông ốm yếu chẳng thể bưng được đồ nặng, mọi sinh hoạt đơn giản hằng ngày đều thật bất tiện. Người chồng, người cha ấy bày tỏ: “Những lúc như này, mình lại thấy có lỗi với cả ba mẹ con”. Cô con gái 10 tuổi cũng là bao hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. “Con bé ngây thơ, luôn tươi cười. Tiếng cười của con khiến tôi thấy thế giới này đáng để hy vọng làm sao”, anh kể.

    Khi nhắc về 2 đứa con của mình, tôi thấy giọng anh ở đầu dây bên kia bỗng vỡ ra. “Thấy tôi tóc bạc, gầy gò, da nhăn nheo, con gái có lúc đùa rằng, tôi là ông nội chứ không phải cha bé”, anh cười. “Tôi ước gì bản thân có thể khỏe mạnh để ẵm con khi con chào đời, để lăn trên sàn chơi với con, để tập cho con đi, để nhìn thấy con lớn”, anh Nguyễn mơ ước.

    Chị Đoàn Lê Phương Thanh, bạn học với anh Nguyễn ở TP.HCM, cho biết chị và bạn bè rất mừng khi thấy anh sang Mỹ và thành công với nghề. Chị Thanh, bạn bè ở Việt Nam, Mỹ, các nước khác đều sốc khi biết anh bệnh. Mọi người đều cầu mong điều kỳ diệu sẽ đến với anh. Cứ thế, anh Nguyễn hy vọng sẽ có ai đó dành tặng hoặc để lại cho mình một quả thận, một món quà quý giá, anh hy vọng rằng: “Vì những thứ đó, tiền bạc cuối cùng chẳng còn ý nghĩa gì cả để con người ta phải tham lam, tính toán. Tôi vẫn sẽ cố gắng chiến đấu đến cùng, vì gia đình, vì đứa con trai sắp chào đời”, anh bày tỏ.

    Nguồn: Thanh Niên

  • Sau khi phẫu thuật nâng ngực, thiếu nữ gốc Việt Emmalyn Nguyen, 19 tuổi, gặp biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tổn thương não và tử vong.

    Luật sư gia đình David Woodruff hôm 11/10 đã thông báo về cái chết của thiếu nữ gốc Việt Emmalyn Nguyen, sống tại bang Colorado. “Cha mẹ và anh chị em của Emmalyn đều rất đau lòng. Chúng tôi không ngờ tới sự việc đau buồn này”, ông Woodruff chia sẻ.

    Theo đài KCNC, cô Emmalyn Nguyen đã rơi vào tình trạng hôn mê và sống thực vật suốt 14 tháng qua. Bi kịch xảy ra sau khi cô gái trẻ quyết định đi nâng ngực tại Phòng Phẫu thuật thẩm mỹ Colorado vào tháng 8/2019 và gặp biến chứng nghiêm trọng.

    bien chung phau thuat 2

    Bài viết liên quan: Đi thẩm mỹ ngực, thiếu nữ gốc Việt ngừng tim trên bàn mổ nhưng bị bỏ mặc nhiều giờ

    Gia đình Việt đâm đơn kiện bác sĩ vì để con gái trụy tim 2 lần mới gọi cấp cứu

    Cụ thể, cô Emmalyn Nguyen sắp xếp lịch phẫu thuật nâng ngực với bác sĩ Geoffrey Kim và bác sĩ gây mê Rex Meeker. Không may, cô gái bị ngừng tim ngay sau khi gây mê. Luật sư David Woodruff từng tiết lộ các bác sĩ và y tá đã bỏ mặc Emmalyn trên bàn mổ suốt 15 phút.

    Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ tiến hành hô hấp nhân tạo cho Emmalyn nhưng không thành công. Phải đến 5 tiếng sau, phòng khám này mới gọi cấp cứu để đưa nạn nhân đến bệnh viện. Cách xử lý thiếu chuyên nghiệp đã khiến Emmalyn chịu tổn thương não nghiêm trọng và phải sống thực vật suốt phần đời còn lại.

    Từ ngày 2/10, sức khỏe của Emmalyn dần suy giảm khi mắc thêm chứng viêm phổi. Hai ngày sau (4/10), cô gái qua đời dù đã được cấp cứu hồi sức. Gia đình nạn nhân mới tổ chức một buổi lễ tưởng niệm hồi cuối tuần vừa qua.

    bien chung phau thuat 2
    Cô Emmalyn Nguyen đã rơi vào tình trạng hôn mê và sống thực vật suốt 14 tháng qua. Ảnh: Instagram

    Sau ca phẫu thuật hỏng, gia đình nạn nhân đã đệ đơn kiện bác sĩ phẫu thuật Geoffrey Kim và bác sĩ gây mê Rex Meeker. Giờ đây, luật sư Woodruff tuyên bố gia đình của Emmalyn sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện, cáo buộc các bác sĩ vì tội ngộ sát.

    “Cha mẹ của Emmalyn muốn thế giới biết đến câu chuyện này và muốn giành lại công lý cho con gái. Họ không muốn điều tương tự sẽ xảy ra với một bệnh nhân khác”, ông Woodruff chia sẻ với KCNC.

    Theo báo chí địa phương, giấy phép hành nghề của bác sĩ Geoffrey Kim từng bị đình chỉ song được khôi phục lại hồi đầu năm nay. Ông Kim đang tiếp tục hành nghề với chức danh bác sĩ thực tập trong vòng 3 năm.

    Nguồn: Zing

  • Đã có rất nhiều phụ nữ nhẹ dạ bị bọn lừa bịp "sắm vai" trai Tây để chiêu dụ tình cảm. Các chị em mờ mắt trước lời hứa sẽ nhận được tiền triệu đô, chục tỷ để đổi đời... mà không hề biết trai Tây đó chỉ là kẻ lừa đảo.

    Theo thông tin từ cơ quan công an, nạn nhân của đường dây lừa đảo ''bạn trai Tây gửi tiền'' lên đến con số hàng trăm người trên khắp các tỉnh thành và toàn là các chị em phụ nữ cả tin. 

    Có nhiều trường hợp sau khi điều tra xong mới thấy nhiều nạn nhân bị "sập bẫy" lừa đảo một cách khó tin. Như trường hợp của một người phụ nữ bị lừa 3.740 đô la và những lời dụ dỗ ngon ngọt dưới đây.

    lua dao phu nu 1
    Một trong những đối tượng lừa đảo tại cơ quan công an. 

    Bị trai Tây lừa 87 triệu đồng với lời hứa đưa bố sang nước ngoài chữa bệnh, đón sang Anh định cư

    Lần mò mãi, chị T. N mới tìm được nhóm hội của Cộng đồng người Việt ở Anh. Gạt nước mắt, chị nhắn tin ''Làm ơn giúp tôi tìm giúp người này, anh ta tự xưng là làm việc cho Hội chữ thập đỏ ở Anh Quốc. Anh ta đã lừa tôi để lấy 3.740 đô la''.

    Rồi chị vội vàng chụp tờ biên nhận chuyển tiền, số tiền gần 87 triệu đồng mà chị đã chuyển vào một tài khoản ở Việt Nam để mua vé máy bay cho người bạn trai quen qua mạng. Anh ta đã hứa sẽ đưa bố chị đi chữa bệnh ở nước ngoài, rồi đón chị sang Anh định cư. Thế nhưng khi chị chuyển tiền xong thì anh ta đã cắt đứt liên lạc.

    lua dao phu nu 1
    Biên nhận chuyển tiền, số tiền gần 87 triệu đồng.

    Dù vậy, chị vẫn níu kéo hy vọng rằng bằng cách dùng số điện thoại mà anh ta thường hay liên lạc với mình, chị có thể nhờ cộng đồng Việt ở Anh lần ra anh ta. Tuy nhiên, qua trao đổi, chị được biết sim điện thoại hoàn toàn có thể mua được mà không cần đăng ký. Và chị chỉ là một trong hàng chục người bị lừa đảo như thế này. 

    Đó là một cái bẫy tinh vi, chị đã mất toàn bộ số tiền dành dụm. Chị không dám báo công an vì sợ gia đình biết sự cả tin của mình. Mặc dù chị hiểu với số tài khoản ở Việt Nam mà chị vừa mới chuyển tiền vào, công an có thể lần ra manh mối.

    Hí hửng đóng phí 22 triệu để nhận 7 tỷ, phút chót phát hiện mình đã bị lừa

    May mắn hơn trường hợp của chị T. N, mới đây vào ngày 8-6, Công an huyện Gò Quao ở tỉnh Kiên Giang đã kịp thời chặn đứng một vụ ''phi công Anh'' lừa đảo tương tự.

    Số là chị B.T.T C. (41 tuổi, cư trú tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc) có một người em gái đang làm công nhân tại Nga. Cô em này có quen biết một người đàn ông qua mạng.

    lua dao phu nu 1
    Facebook của chàng ''phi công Anh''.

    Theo báo Công an TP.HCM, người này có nick là Mohan Singh Mohan Singh (giống với nick rác từ Ấn Độ nhưng lại treo ảnh của người phương Tây). Người này cho biết đang làm phi công ở Anh nhưng profile của anh ta lại ghi nơi sống là Louisiana, Hoa Kỳ.

    Một tài khoản hoàn toàn không đáng tin nhưng vẫn lừa được tình cảm của em gái chị C. Dùng tiền của mồi chài, gã tuyên bố sẽ chuyển cho gia đình em gái chị C. 7 tỉ đồng để cất nhà, rồi còn hứa hẹn chuyện hôn nhân. 

    Tuy nhiên, để nhận được tiền tỉ, trước tiên em gái chị C. phải đóng 22 triệu đồng gọi là ''phí nhận tiền''. Tin lời, người em gái đã nhờ chị C. chuyển tiền vào một tài khoản ở trong nước có tên P.N.T.

    Sau đó, chị C nhận được cuộc gọi từ số lạ, một người phụ nữ báo có số tiền 7 tỉ đồng từ nước ngoài đã gửi về tới Hà Nội, yêu cầu chị đóng gấp 22 triệu đồng tiền phí. Mừng rỡ, vào ngày 14-5, chị C. đã đến ngân hàng huyện Gò Quao với ý định chuyển tiền. 

    lua dao phu nu 1
    Chị C. trình bày sự việc tại Công an huyện Gò Guao.

    Tuy nhiên, may mắn nhân viên ngân hàng phát hiện tài khoản lạ, có dấu hiệu lừa đảo nên đã báo Công an huyện. Được cán bộ công an giải thích, chị mừng húm vì suýt nữa là mất tiền vì dại. Tên ''phi công Anh'' cũng trốn bặt tăm. 

    Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp bị lừa đảo tương tự chị em nên cảnh tỉnh

    Trước đó, VnExpress cũng đưa tin một vụ lừa đảo xảy ra tại tỉnh Nghệ An. Cụ thể vào tháng 12/2019, một phụ nữ tên P. T.L (56 tuổi) đã đi vay nặng lãi tới 2,2 tỷ đồng để nộp cho một nhóm người lừa đảo, với hy vọng lấy được ''bao tải tiền'' 20 triệu USD (khoảng 465 tỉ đồng) từ một người đàn ông ngoại quốc gửi về từ chiến trường Syria. 

    Còn theo Zing, vào tháng 3/2018, một phụ nữ tên H. ở Cần Thơ cũng đã giao cho bọn xấu 1 tỉ đồng với hy vọng nhận được món quà 1,4 triệu USD (khoảng 32 tỉ đồng) của bạn trai bên Mỹ. Cảnh sát đã bắt giữ 2 người quốc tịch châu Phi và 1 người quốc tịch VN vì tội lừa đảo. 

    Trên đời này, những cái gì quá tốt thường không có thật. Nếu có ai đó tự nguyện cho không bạn cái gì, thì hãy cẩn thận, đó có thể là lừa đảo. Trong chuyện tình cảm, việc gặp mặt trực tiếp và hiểu biết về thân thế, gia đình của đối phương là rất quan trọng, không nên chỉ nhờ vào đôi dòng tâm sự trên mạng xã hội mà đặt hết niềm tin, thậm chí tự nguyện chuyển tiền. Đặc biệt nên theo dõi tin tức về các thủ đoạn tinh vi của bọn lừa đảo, tránh để mình trở thành nạn nhân thứ n của chúng.

    Nguồn: Bestie

  • Trung sĩ Jason Khai Phan, phi công Mỹ gốc Việt, đã thiệt mạng và hai người khác bị thương khi một máy bay gặp tai nạn trong chuyến tuần tra định kỳ ở Kuwait.

    Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết vụ tai nạn xảy ra vào ngày 12/9, khi một máy bay đang tuần tra bên ngoài căn cứ không quân Mỹ ở Ali Al Salem, Kuwait. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra, báo Stars & Stripes cho biết.

    Hai phi công bị thương đã được chuyển đến bệnh viện tại Trại Arifjan cũng ở Kuwait. Vết thương không nguy hiểm đến tính mạng của họ.

    Trung sĩ Jason Khai Phan, 26 tuổi, sống tại Anaheim, California, được giao nhiệm vụ tại phi đội an ninh 66 (SFS 66), có trụ sở tại căn cứ không quân Hanscom, bang Massachusetts. Phan dự kiến chuyển sang huấn luyện chó nghiệp vụ ở Texas sau khi trở về từ Kuwait, căn cứ Hanscom cho biết trong một tuyên bố riêng.

    phi cong goc viet
    Phi công Jason Khai Phan đã thiệt mạng vì tai nạn máy bay khi tuần tra. Ảnh: USAF.

    Căn cứ Hanscom cho biết thêm phi công Phan được giao nhiệm vụ tại đơn vị SFS 66 từ tháng 10/2018. Anh được điều động đến Kuwait cùng phi đội an ninh 386, thuộc lực lượng viễn chinh trên không kể từ tháng 7. Phan độc thân và chưa lập gia đình.

    Lầu Năm Góc cho biết phi công Phan được triển khai để hỗ trợ chiến dịch Kế thừa và Giải quyết, sứ mệnh do Mỹ dẫn đầu chống lại tàn quân của IS ở Iraq và Syria.

    “Phi công Phan là người phục vụ cao quý đối với quốc gia và đồng đội của anh ấy. Những nỗ lực không biết mệt mỏi của anh ấy để làm chủ kỹ năng của mình đã giúp anh trở thành người đồng đội đáng tin cậy trong những tình huống quan trọng”, Shane Watts, chỉ huy phi đội, nói trong một tuyên bố.

    Chỉ huy Watts ca ngợi sự nhiệt tình và lòng tận tụy quên mình của Phan là yếu tố truyền cảm hứng cho đồng đội và lãnh đạo.

    “Phan đã sống với niềm đam mê. Tôi vô cùng biết ơn và cảm kích vì sự phục vụ của anh ấy, cũng như gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình và những người thân yêu của anh ấy”, chỉ huy Watts nói.

    Nguồn: Stars & Stripes