• Có những ngày, ô tô chở khách đến thăm quan lâu đài đỗ đầy khuôn viên, người ra vào tấp nập, hào hứng check-in từng góc trong nhà.

    Khách ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh nườm nượp đến thăm quan

    Thời gian gần đây, rất nhiều người đã chia sẻ hình ảnh được chụp tại tòa lâu đài đồ sộ mang tên "Lâu đài Thoan Bình" của đại gia Nguyễn Vĩnh Thoan (xã Yên Mỹ, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Trên nhiều trang Fanpage còn gọi lâu đài là địa điểm thăm quan mới của người dân ở Nghệ An.

    Được biết, gia đình anh Thoan đã mở cửa tòa lâu đài cho người dân đến thăm quan từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay. Nguyên nhân là bởi ở vùng quê của anh, người dân thấy nhà đẹp, thích đến xem nên anh mở cửa cho mọi người vào thăm quan, chụp ảnh.

    dai gia dong nat yen thanh 1
    Lâu đài Thoan Bình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Dự kiến cuối năm 2024, gia đình anh Thoan sẽ chuyển vào lâu đài ở hẳn.

    dai gia dong nat yen thanh 1
    Vợ chồng đại gia Thoan trước cơ ngơi đồ sộ của gia đình.

    Ban đầu, gia đình anh Thoan chỉ mở cửa vào buổi sáng, từ 7h-11h30 hàng ngày. Nhưng sau đó, vị đại gia thấy giờ nào cũng có người đến nên quyết định mở cửa cả ngày. Mỗi ngày có khoảng 200 - 300 lượt khách đến thăm quan lâu đài. Con số này lên đến 500 người vào những ngày lễ, Tết. Có những ngày, xe ô tô của các đoàn khách đến thăm quan đỗ chật khuôn viên lâu đài.

    “Đại gia đồng nát” không thu bất kỳ khoản phí nào mà để mọi người được vào thăm quan tự do, thoải mái chụp ảnh. Anh cũng không ngại ngồi tiếp chuyện khách thăm quan hay chụp ảnh kỷ niệm với mọi người.

    Ngoài người dân địa phương thì có cả du khách ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh,... Thậm chí, có cả khách nước ngoài cũng đến thăm tòa lâu đài này.

    Anh Thoan cho biết, việc mở cửa đón khách thăm quan không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Bởi hiện tại, tòa lâu đài vẫn đang trong thời gian hoàn thiện nốt phần mộc, trần, nội thất,... Dự kiến đến cuối năm 2024, gia đình anh Thoan mới chuyển vào lâu đài ở hẳn. 

    dai gia dong nat yen thanh 1
    Những vị khách đến thăm quan, check-in tại lâu đài của anh Thoan.

    dai gia dong nat yen thanh 1
    Hai vị khách nước ngoài đến thăm lâu đài, trò chuyện cùng ông chủ.

    Tổng chi phí dự kiến xây lâu đài đã tăng thêm gần 30 tỷ đồng

    Anh Thoan hiện chưa tổng kết được tổng chi phí xây dựng, hoàn thiện tòa lâu đài. Trước đó, anh từng cho biết tổng chi phí "đổ" vào lâu đài hết khoảng 70 tỷ đồng. Tuy nhiên mới đây, vị đại gia tiết lộ hiện tại, con số ước chừng đã lên đến khoảng trên dưới 100 tỷ đồng. 

    Anh Thoan chia sẻ thêm, trong lâu đài có những chi tiết được dát vàng 24K và vàng công nghiệp. 

    Trước đó, lâu đài của gia đình anh Thoan đã nổi tiếng khắp mạng xã hội và được báo chí đưa tin rầm rộ. "Lâu đài Thoan Bình" rộng 400m2, được xây trên tổng diện tích 7200m2. Lâu đài gồm 3 tầng chính, 3 tầng tum, tum cao nhất là 18m, tổng chiều cao là gần 40m, xây theo kiến trúc Pháp. 

    Phía bên ngoài của lâu đài đã hoàn thiện. Tại khuôn viên, các khu vực như chòi nghỉ uống trà, hồ cá koi đều đã đi vào sử dụng. Xung quanh lâu đài trồng nhiều cây cối. Bên trong nhà, ở tầng 1 anh Thoan làm 2 phòng khách. Vị đại gia ưa chuộng tông màu vàng, nội thất chủ yếu sử dụng gỗ, chạm khắc tinh xảo. Ngay cả phòng vệ sinh cũng là màu vàng sáng lóa.

    Tại các tầng phía trên gồm nhiều phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng karaoke...

    dai gia dong nat yen thanh 1

    dai gia dong nat yen thanh 1

    dai gia dong nat yen thanh 1

    dai gia dong nat yen thanh 1
    Nội thất của lâu đài chủ yếu sử dụng tông màu vàng.

    Đại gia Nguyễn Vĩnh Thoan (sinh năm 1978) hay còn được biết đến với cái tên "Đại gia đồng nát". Bởi tất cả cơ ngơi anh có được ngày hôm nay khởi nguồn bằng nghề buôn đồng nát. 

    Anh Thoan nghỉ học sớm, đi buôn đồng nát từ năm 14 tuổi. Nhờ chăm chỉ làm việc, tích lũy, năm 2004 khi có được một số vốn, anh mở xưởng thu mua sắt vụn, buôn bán phụ tùng ô tô rồi dần dần chuyển sang buôn bán ô tô cũ. Đến hiện tại, anh Thoan vẫn gắn bó với nghề thu mua sắt vụn nhưng chủ yếu là buôn bán phụ tùng ô tô và ô tô cũ. 

    dai gia dong nat yen thanh 1
    Phòng khách tại tầng 1 của lâu đài.

    dai gia dong nat yen thanh 1
    Lâu đài Thoan Bình lên đèn rực rỡ vào buổi tối.

    Theo Đời sống & Pháp luật

  • Với gần 20 nghìn lao động đang làm việc ở các nước, năm 2023, lượng kiều hối gửi về Yên Thành đạt 252 triệu USD, chiếm 50% giá trị sản xuất của huyện trong cả năm.

    kieu hoi ve nghe an 1
    Một góc huyện Yên Thành. Ảnh: Thái Dương

    Yên Thành là địa phương có lượng lao động làm việc ở nước ngoài luôn đứng tốp đầu của tỉnh. Trong đó, có nhiều lao động ở các nước châu Âu, có thu nhập rất khá, hàng năm gửi về quê hương lượng kiều hối đáng kể, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

    Ông Nguyễn Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Số lượng con em trên địa bàn huyện đi xuất khẩu lao động ngày càng nhiều, hiện có tới xấp xỉ 20 nghìn người đang làm ăn ở các nước châu Âu, châu Á... Với sự siêng năng, chịu khó, phần lớn con em có thu nhập rất khá. Ước tính, trong năm 2023, lượng kiều hối gửi về quê hương đạt 252 triệu USD, tăng 7 triệu USD so với năm 2022. Lượng kiều hối này chiếm 50% giá trị sản xuất của huyện trong cả năm. Trong đó, lượng kiều hối gửi về trong dịp Tết Giáp Thìn ước khoảng 25 triệu USD.

    Ngoài những địa phương có truyền thống đi xuất khẩu lao động lâu năm như Sơn Thành, Viên Thành, Hồng Thành, Phú Thành thì mấy năm gần đây có thêm các xã: Mã Thành, Tiến Thành, Lăng Thành...

    kieu hoi ve nghe an 1
    Nông thôn mới xã Mã Thành ngày càng khởi sắc hơn. Ảnh: Xuân Hoàng

    Ông Trần Đình Cảnh - Chủ tịch UBND xã Mã Thành cho hay, toàn xã đang có 500 con em lao động ở các nước phát triển. Trong năm 2023 vừa qua, lượng kiều hối gửi về địa phương ước khoảng 12 triệu USD, trong đó khoảng 2 triệu USD gửi về trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

    "Nhờ có nguồn kiều hối của con em gửi về, thu nhập của người dân nâng lên gần 62 triệu đồng/người/năm. Các gia đình có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang và có điều kiện đóng góp tích cực cho địa phương xây dựng nông thôn mới. Mã Thành đang chờ Hội đồng thẩm định nông thôn mới tỉnh về thẩm định để về đích nông thôn mới nâng cao năm 2023", ông Trần Đình Cảnh phấn khởi nói.

    kieu hoi ve nghe an 1
    Nhờ nguồn thu nhập cao từ xuất khẩu lao động, khu dân cư của xã Sơn Thành được xây dựng khang trang, hiện đại hơn. Ảnh: Xuân Hoàng

    Ông Nguyễn Hữu Sáu - Chủ tịch UBND xã Sơn Thành cho biết, hiện tại toàn xã có gần 2.000 con em đang lao động ở nước ngoài, trong đó, phần lớn là các nước châu Âu, có mức thu nhập cao. Với tinh thần người đi trước hỗ trợ người đi sau, nên tỷ lệ con em làm ăn thành đạt ở nước ngoài cao. Ước tính trong năm 2023 lượng kiều hối gửi về quê hương trên 20 triệu USD.

    Nhờ đó, thu nhập bình quân của xã Sơn Thành trong năm 2023 đạt 84 triệu đồng/người. Người dân có điều kiện kinh tế, đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng ngày càng nhiều, hiện có hơn 50% nhà dân đã xây dựng kiên cố, nhà cao tầng, nhà vườn... kiến trúc đẹp. Cùng đó, các công trình phúc lợi cũng được đầu tư ngày càng hiện đại hơn. Từ chỗ một xã nghèo nhất huyện từ thập niên 90 của thế kỷ trước, thì nay xã Sơn Thành đã vươn lên tốp đầu về phát triển kinh tế của huyện Yên Thành...

    Theo Baonghean

  • Hình tượng hai con rồng bằng cây cảnh ở Nghệ An được trang trí lại dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 khiến nhiều người nhận xét giống con lươn.

    con rong nghe an 1
    Tạo hình con rồng ở TP Vinh khiến nhiều người nhận xét không có tính thẩm mỹ - Ảnh: DOÃN HÒA

    Những ngày qua, nhiều người dân và du khách khi đi qua đại lộ Lê Nin hướng vào trung tâm TP Vinh, Nghệ An dành không ít lời bàn tán xung quanh hình tượng hai con rồng bằng cây cảnh.

    Gần dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các nhân viên cây xanh cắt tỉa cành lá, trang trí lại các bộ phận mắt, miệng cho hai con rồng được tạo hình bằng cây gừa (còn gọi là cây si quả nhỏ, loài thực vật có hoa trong họ dâu tằm).

    Theo quan sát, hai con rồng này có kích thước bằng nhau, mỗi con có chiều dài khoảng 30m, cao hơn 2m, được uốn lượn kê trên các bệ đá.

    Do hai con rồng cây xanh được đặt ngay vị trí cửa ngõ của TP Vinh nên thu hút sự chú ý của nhiều người.

    con rong nghe an 1
    Hai con rồng làm bằng cây gừa đặt ở cửa ngõ vào trung tâm TP Vinh - Ảnh: DOÃN HÒA

    Ông Phạm Văn Trung - 53 tuổi, ngụ phường Hưng Phúc, TP Vinh - thường hay tản bộ qua con đường này nhận xét dù đã thấy nhiều linh vật rồng ở các địa phương qua báo đài, nhưng cách làm hai con rồng ở TP Vinh nhìn lại giống con lươn, không có tính thẩm mỹ.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phan Quốc Bảo - giám đốc Công ty cổ phần Công viên cây xanh TP Vinh - cho biết hai con rồng làm bằng cây xanh này đã được đặt ở ngã tư đại lộ Lê Nin - đường Nguyễn Sỹ Sách khoảng 10 năm qua. Hằng năm, công ty vẫn cho công nhân cắt tỉa, chăm sóc, tạo cảnh quan cây xanh.

    "Mới đây, nhân dịp Tết Giáp Thìn, chúng tôi có cho anh em trang trí thêm cho hai con rồng này cho bắt mắt hơn. Quan điểm xấu, đẹp hoặc tưởng tượng như thế nào là của mỗi người vì con rồng không có thật", ông Bảo nói.

    Nhiều hình tượng linh vật rồng đón Tết Giáp Thìn với các kiểu dáng, màu sắc được các địa phương trang trí ở các khu vực công cộng trong thời gian qua nhận được nhiều lời khen, chê của người dân.

    Vào dịp Tết Nhâm Dần 2022, trên đường hoa Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, linh vật hổ ở Nghệ An được làm từ khung giấy vẽ đủ màu sắc. Sau đó, linh vật này được đơn vị làm đường hoa thu hồi vì dư luận phản ánh chưa phù hợp, nhìn "chẳng giống con hổ nào".

    con rong nghe an 1
    Hai con rồng này có kích thước bằng nhau, mỗi con có chiều dài khoảng 30m, cao hơn 2m, được uốn lượn kê trên các bệ đá - Ảnh: DOÃN HÒA

    con rong nghe an 1
    Nhân viên cây xanh cắt tỉa cành lá, trang trí lại các bộ phận mắt, miệng cho hai con rồng được tạo hình bằng cây gừa - Ảnh: DOÃN HÒA

    con rong nghe an 1
    Người đi đường nhìn ngắm con rồng - Ảnh: DOÃN HÒA

    Theo Tuổi Trẻ

  • Sau nhiều năm tháng tha hương, một người đàn ông 8X ở Diễn Châu, Nghệ An đã về lại quê cũ để xây tặng phụ huynh biệt thự trị giá vài triệu đô.

    Không chỉ thế, anh còn mua thêm một siêu xe McLaren với giá trị ước tính khoảng 20 tỉ để "ông cụ lâu lâu đèo bạn đi uống trà đá", sắm thêm 1 chiếc Mercedes để "mẫu thân đi chợ" còn nội thất trong nhà thì cứ nhập hết từ nước ngoài. Được biết, đại gia này có 30 tiệm ở Mỹ và sắp tới còn định đánh sang các thị trường tiềm năng ở nước khác.

    Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội và các diễn đàn, hình ảnh căn biệt thự đều khiến mọi người xuýt xoa trước độ hoành tráng và thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Căn biệt thự tọa lạc tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) được thiết kế theo phong cách tân cổ điển.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Tòa biệt thự lộng lẫy xây trên khu đất có diện tích lên tới 1.000 m2.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Không chỉ kiến trúc bên ngoài, toàn bộ nội thất trong nhà đều được trang hoàng theo phong cách hoàng gia cực kỳ lộng lẫy.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Từng chi tiết trong nhà đều được trang hoàng cầu kỳ, tỉ mỉ.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Đèn chùm to giữa nhà cho không gian thêm phần sang trọng.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Phòng khách nổi bật với bộ sofa lớn.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Phòng ăn lớn đủ chỗ cho khoảng gần 20 người.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Nhiều chi tiết trong căn biệt thự được "dát vàng" tinh xảo.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Cầu thang bộ dẫn lên các tầng.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Trong nhà còn có phòng giải trí riêng cho cả gia đình.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Phòng xông hơi như trong resort.

    biet thu nghe an tho nail 1

    Phòng ngủ xa hoa như trong cung điện. Nguồn ảnh: Viettel Construction

    Theo Tapchinghethuat

  • Hơn 3 năm trước, một ngày mùa hè nắng nóng ở xứ Nghệ, tôi nhận được cuộc điện thoại của người em đồng hương đang ở Anh. Cậu ấy biết hoàn cảnh tôi khó khăn về kinh tế nên rủ tôi di cư bất hợp pháp đến Anh."Qua đây với em, bay qua Nga rồi đi đường bộ sang Anh", cậu em nói.

    Lời rủ rê khiến tôi không khỏi bất ngờ vì chỉ mấy tháng trước đó xảy ra sự việc thương tâm: 39 người Việt chết trong container ở Essex, Anh Quốc. Dường như đoán được suy nghĩ của tôi, cậu em nói: "Có cách để đi. Xe đông lạnh bị hải quan soi kĩ thì trói mình nằm dưới gầm xe tải". Nói rồi cậu ấy bật chế độ gọi camera cho tôi xem bên trong ngôi nhà đang ở, đâu đó vùng Đông Bắc nước Anh.

    Không cần suy nghĩ nhiều, tôi từ chối lời "mời gọi" của cậu em và khuyên cậu ta nên thu xếp sớm về nước, tìm công việc lao động lương thiện. "Bỏ đi mà làm người", tôi nói khi nhìn khuôn mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu của cậu.

    Tôi nhớ đến câu chuyện trên khi mới đây đọc bản tin ở báo Dân trí về việc Bộ Ngoại giao cho biết cảnh sát Pháp đã phát hiện 6 phụ nữ trong đó có 4 người được cho là công dân Việt Nam trong một xe chở hàng đông lạnh tại Rhone, thành phố Lyon, Pháp. Sự việc xảy ra ngày 27/9.

    troi minh duoi gam xe tai
    Cảnh sát Pháp giải cứu 6 phụ nữ, trong đó có 4 người Việt trong một xe chở hàng đông lạnh tại thành phố Lyon, Pháp hôm 27/9 (Ảnh: BBC).

    Không khó đoán công việc của các lao động di cư bất hợp pháp ở Anh và một số nước phát triển ở châu Âu, ở Úc… nếu bạn tìm hiểu thông tin trên internet, ít nhất thì đó là công việc không có giấy phép lao động theo quy định của nhà chức trách sở tại. Di cư trong cảnh nguy hiểm luôn rình rập, nếu trót lọt thì công việc và cuộc sống chui lủi ngày này qua tháng khác, nhưng vì sao nhiều người vẫn bất chấp tất cả chọn con đường này? Câu trả lời đơn giản nhất là để kiếm tiền, để chạy theo giấc mơ giàu nhanh.

    Nhưng, đó có phải là đồng tiền đáng để một số bạn trẻ bất chấp sinh mạng của mình? Tôi từng ở trong hoàn cảnh như vậy, nên từ chính cuộc đời mình, tôi xin nói ngay rằng hoàn toàn không đáng để chúng ta chọn con đường rủi ro ấy, không chỉ vì nó là con đường bất hợp pháp mà trước hết vì cái giá phải trả có thể là tất cả.

    Năm 2013, tôi từ bỏ công việc ổn định ở quê nhà sang Úc tìm cơ hội mới. Mục đích ban đầu là đi học, nhưng không lâu sau đó tôi dần trượt chân vào nghề trồng cần sa, tiếng lóng gọi là "dân chăn mèo". "Mèo" ở đây ám chỉ cảnh sát Úc - đối tượng mà những kẻ trồng cần sa phải tìm mọi thủ đoạn để qua mặt.

    Tôi kiếm được những đồng tiền đầu tiên với công việc tội lỗi này và ngày càng lún sâu cho đến khi bị cảnh sát Úc bắt vào tháng 8/2017. Đó là một ngày tiết trời khá lạnh ở Úc, hai bàn tay tôi nằm trong chiếc còng lạnh buốt, xung quanh là đèn nháy của đoàn xe cảnh sát và đèn chiếu từ chiếc trực thăng bay phía trên. Cảnh mà hồi nhỏ tôi thường xem trên phim thì lúc đó tôi là kẻ trong cuộc.

    Tết nguyên đán 2017 tại nhà tù Fulham, tiểu bang Victoria (Úc), lòng tôi se sắt u buồn, càng buồn hơn khi nhìn một số đồng hương người Việt cũng đang thẫn thờ đếm thời gian qua và dường như trong lòng ai nấy đều tự hỏi ở quê nhà giờ này người thân đang làm gì, có gói bánh chưng không.

    Tôi nhớ mãi trong một đêm tù viễn xứ lạnh lẽo, người bạn tù đồng hương tâm sự "Anh ạ! Ban đầu em cũng sang Úc làm farm (nông trại) nhưng sau nghe mọi người kể về thằng D cũng ở xứ này, nó đi sau em mà nay đã xây nhà khang trang cho bố mẹ rồi. Em thừa biết nó làm gì vì cứ đi Úc mà giàu nhanh thì chỉ có "dân chăn mèo". Thế là em nhảy vào con đường này, vụ đầu trồng cần sa chủ trừ hết chi phí, sang vụ thứ hai thu lãi bằng đúng căn nhà ở làng quê cho bố mẹ, thế nhưng chưa kịp đến vụ thứ ba thì vào đây"

    Đêm đó, vì nhà tù gần biển nên chúng tôi nghe được tiếng gió thổi rất mạnh, xoáy vào những bức tường bê tông trong đêm tối mịt mù tạo thành những âm thanh ghê rợn. Tôi cảm giác thứ âm thanh đó dội vào đầu mình như tiếng hú từ những con tàu bị đắm…

    Theo quy định của chính quyền sở tại, tôi bị di chuyển qua 5 nhà tù khắp tiểu bang Victoria, đi đâu cũng vậy, cứ gặp phạm nhân Tây là họ hỏi tôi "cậu bị bắt vì trồng cần sa phải không?".

    Những năm tháng trong tù, tôi luôn dằn vặt bản thân "tại sao mình lại chấp nhận cái giá đau đớn, thậm chí suýt bỏ mạng để lao vào cuộc mưu sinh bất hợp pháp và bất trắc này". Khi được ra tù, về nước, tôi viết hai cuốn sách được cấp giấy phép xuất bản là "Đường xanh viễn xứ" và "Nếu không có ngày mai", kể lại cuộc đời mình với mong muốn các bạn trẻ nếu đọc sách sẽ rút ra được bài học hữu ích nào đó, tránh lầm đường lạc lối như tôi.

    Tôi cũng như những ai đã lỡ chọn con đường bất trắc này không thể đổ lỗi cho cái nghèo, cũng không thể nói rằng bị lừa. Tất cả là do chúng ta chủ động lựa chọn, tìm hiểu thông tin và muốn đi được cũng phải "nộp" từ 500 triệu đồng đến một tỷ đồng, để rồi biến mình thành con bài đỏ đen trong cuộc chơi của số phận. Chúng ta đã coi rẻ phẩm giá con người, phẩm giá của chính mình để bước tới những cuộc phiêu lưu, rượt đuổi đồng tiền tội lỗi nơi xứ người.

    Sau khi về nước, tôi chọn cuộc sống hoàn lương, bình yên với gia đình, chuộc lỗi và báo hiếu mẹ già. Những lời rủ rê đi lại con đường tội lỗi tiếp tục đến với tôi, gần đây một người quen khi tôi đang ở Úc lại gọi điện rủ tôi qua một nước ở Đông Nam Á, nhưng tôi đều bỏ ngoài tai tất cả.

    Không đi, ở nhà lao động lương thiện có sao đâu, còn đi chui trốn lủi như vậy thì rủi ro ập đến bất cứ lúc nào.

    Tác giảNguyễn Tô Giang tốt nghiệp Tổng hợp Văn (nay là khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) năm 2002. Trước năm 2013, anh là biên tập viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nghệ An. Hiện Tô Giang sinh sống và làm việc tại quê nhà, thành phố Vinh, Nghệ An.

    Theo Dân Trí

  • Nếu Nghệ An là tỉnh có số lượng người đi lao động xuất khẩu đứng đầu trong cả nước những năm gần đây, chiếm khoảng 1/8 trên tổng số người Việt Nam đi lao động nước ngoài hàng năm, thì huyện Yên Thành chính là địa phương nổi bật nhất trong tỉnh Nghệ An. Những người “đi lao động” đã góp phần mạnh mẽ, giúp thay đổi diện mạo ở nhiều làng quê tại vùng nông thôn nghèo, chiêm trũng, thuần nông này.

    TRUYỀN THỐNG BẤT ĐẮC DĨ

    Sinh ra và lớn lên tại Yên Thành, chứng kiến sự xoay xở gian nan của các gia đình nông thôn trong cuộc mưu sinh bằng vài sào ruộng manh mún, lại luôn phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, nên tôi thấm thía nỗi cơ cực và hầu như bí bách của vùng quê lúa đất chật người đông này. Hồi đó, “ngày ba tháng tám”, khoai sắn Tân Kỳ là nguồn cứu đói theo nghĩa đen chân thật nhất. Tại một số làng quê, ngoài cá đồng, thịt chuột được bổ sung vào nguồn cung cấp protein trong thực đơn hàng ngày, thậm chí được coi là đặc sản “thịt gà đồng” trong các cỗ bàn giỗ chạp, cưới hỏi, lễ lạt. Cũng vì vậy, một cách tự nhiên pha chút mỉa mai, người Yên Thành chúng tôi bị “định danh” chung là “Dân thịt chuột”.

    Gia đình có 4 người con, hai đứa trước được 12 thước ruộng/khẩu, còn hai đứa sau khi sinh ra đã không còn ruộng để chia. Khổ thế! Tiếng là nông dân, nhưng chẳng ai sống được bằng mấy thước ruộng khoán đó cả nên đành phải bảo nhau bươn ba. Và, cũng như những thế hệ được sinh ra ở các làng quê nghèo khác, chúng tôi lớn lên đã quen với những lời khuyên răn kiểu như “Phải học tập để thoát ly khỏi lũy tre làng cho đỡ khổ con ạ! ”, hay “Mày mà không cố gắng thì sẽ lại ở nhà, cắm mặt vào mấy thước ruộng, đói khổ suốt đời thôi con ạ!”,… Bởi thế, “ý thức” cố gắng để có thể đi ra cho đỡ khổ, thoát nghèo cũng dần dà bám sâu trong tiềm thức, thôi thúc mạnh mẽ. Rồi di cư, vô hình chung, trở thành một nét truyền thống bất đắc dĩ của người Yên Thành. Và làn sóng “đi Tây” cũng từ tự phát mà nở rộ, lan rộng từ nhà này sang nhà khác, làng này ra làng khác, họ này tới họ khác.

    yen thanh nghe an 2

    PHONG TRÀO “ĐI TÂY”

    Theo ông Phạm Xuân Tuyết, Trưởng phòng LĐ TBXH Yên Thành, từ năm 2012, toàn huyện đã có khoảng trên 7000 người đi làm ăn ở nước ngoài. Hiện nay, thị trường “đi lao động” của người Yên Thành không chỉ khoanh vùng ở các nước Châu Âu nữa mà bao gồm cả các nước Châu Á và Châu Phi như: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Ả Rập, Ăng-gô-la, Băng-la-đét,… Có người chỉ đi lao động mấy năm, hết hạn rồi về quê hương lập nghiệp, nhưng cũng rất nhiều người cố gắng bám lại, tìm cách hợp lý hóa để cư trú lâu dài. Nhất là những người đi sang EU. Ban đầu, từ một số người có điều kiện đi lao động xuất khẩu, hết hạn họ tìm cách ở lại, rồi sau kết nối, hỗ trợ lẫn nhau để kéo người đi, thậm chí thiết lập các đường dây để đưa người sang theo nhiều cách, nhất là qua “đường tiểu ngạch”. 

    Đi trên những chuyến xe buýt, tàu điện ở Berlin đến chợ Đồng Xuân (Đức), hay rảo bước ở Vác-Sa-Va (Ba Lan), đến Praha (CH.Séc),…, những âm thanh trọ trẹ quen thuộc, đặc sệt của vùng quê lúa chất phác và những ánh mắt nhìn nhau như đã sẵn thân quen cũng trở nên không lạ đối với tôi nữa. Dường như chỉ cần hỏi xem đồng hương ở xã nào, sang lâu chưa là đủ. Người xã Bảo Thành làm ăn nhiều ở Nga. Người Công Thành chủ yếu sang Anh, hợp lý hóa dưới danh “tỵ nạn”. Tại Đức, Hà Lan, Ba Lan, Séc,… người của các xã Đô Thành, Mã Thành, Khánh Thành, Sơn Thành,… sinh sống và làm ăn rất nhiều. Anh Tùng, quê ở Sơn Thành, làm việc tại Vác-Sa-Va cho biết “Bọn mình ở đây giờ chỉ họp đồng hương theo xóm thôi chứ xã thì không họp nổi. Tết vừa rồi họp mặt anh em trong xóm đã có gần 50 người ở Vác-Sa-Va rồi nạ”. 

    Làn sóng đi Tây của người Yên Thành khá muộn, hầu hết mới mươi năm trở lại. Ngoài một số ít người đi từ trước, giỏi giang, qua thời “Gió bạc, Mưa vàng” đã đạt được những thành công nhất định. Còn lại nhìn chung vẫn đang trên đà ổn định cả về đời sống lẫn công việc. Anh Hà, quê ở Viên Thành, sống tại Berlin tâm sự hóm hỉnh: “Bọn em sang đây đã gần chục năm, hai đứa gặp nhau, có với nhau 4 mặt con nhưng giấy tờ chưa ổn nên vẫn chưa thể về thăm quê cưới xin được, thành ra vẫn chỉ là mô hình sống thử thôi anh nà!”. Chuyện những người đi Tây hàng chục năm vẫn không thể về thăm quê do cư trú bất hợp pháp, hoặc tỵ nạn,… vốn không hề xa lạ tại EU. Vì nếu họ ra xin hồi hương thì phải về hẳn luôn, mà điều này ít ai muốn, trừ khi bị bắt và trục xuất.

    TRÊN MIỀN ĐẤT HỨA

    Miền đất hứa của người đi Tây bất hợp pháp vào EU thường là nước Đức. Bởi đây là quốc gia có quy chế tỵ nạn, khá dễ dãi với các hành vi bất hợp pháp của người nước ngoài, lại có mức sống cao. Hơn nữa, cộng đồng tám mươi tư ngàn người Việt Nam hiện sinh sống và lao động tại Đức là một chỗ dựa lớn với những người mới đến. Tuy nhiên, theo luật pháp của Đức, áp dụng từ 2015, cùng với việc nâng lương tối thiểu lên 8,5 EUR/giờ thì việc sử dụng người lao động bất hợp pháp bị xử rất nặng, có thể lên tới năm trăm ngàn EUR, cho nên không nhiều người chủ muốn thuê mướn đối tượng lao động này, dù giá thuê khá rẻ mạt. Tại các nước khác như Ba Lan, Séc,…, việc truy lùng người nhập cư bất hợp pháp cũng đang bị siết chặt hơn, số người bị bắt giam, trục xuất về nước vì thế khá nhiều. Thậm chí, một số người bị lâm vào hoàn cảnh quá khó khăn, đành phải làm những việc phạm pháp không mong muốn để tồn tại được trên miền đất lạ.

    TRUYỀN THỐNG BẤT ĐẮC DĨ 

    Sinh ra và lớn lên tại Yên Thành, chứng kiến sự xoay xở gian nan của các gia đình nông thôn trong cuộc mưu sinh bằng vài sào ruộng manh mún, lại luôn phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, nên tôi thấm thía nỗi cơ cực và hầu như bí bách của vùng quê lúa đất chật người đông này. Hồi đó, “ngày ba tháng tám”, khoai sắn Tân Kỳ là nguồn cứu đói theo nghĩa đen chân thật nhất. Tại một số làng quê, ngoài cá đồng, thịt chuột được bổ sung vào nguồn cung cấp protein trong thực đơn hàng ngày, thậm chí được coi là đặc sản “thịt gà đồng” trong các cỗ bàn giỗ chạp, cưới hỏi, lễ lạt. Cũng vì vậy, một cách tự nhiên pha chút mỉa mai, người Yên Thành chúng tôi bị “định danh” chung là “Dân thịt chuột”.

    Gia đình có 4 người con, hai đứa trước được 12 thước ruộng/khẩu, còn hai đứa sau khi sinh ra đã không còn ruộng để chia. Khổ thế! Tiếng là nông dân, nhưng chẳng ai sống được bằng mấy thước ruộng khoán đó cả nên đành phải bảo nhau bươn ba. Và, cũng như những thế hệ được sinh ra ở các làng quê nghèo khác, chúng tôi lớn lên đã quen với những lời khuyên răn kiểu như “Phải học tập để thoát ly khỏi lũy tre làng cho đỡ khổ con ạ! ”, hay “Mày mà không cố gắng thì sẽ lại ở nhà, cắm mặt vào mấy thước ruộng, đói khổ suốt đời thôi con ạ!”,… Bởi thế, “ý thức” cố gắng để có thể đi ra cho đỡ khổ, thoát nghèo cũng dần dà bám sâu trong tiềm thức, thôi thúc mạnh mẽ. Rồi di cư, vô hình chung, trở thành một nét truyền thống bất đắc dĩ của người Yên Thành. Và làn sóng “đi Tây” cũng từ tự phát mà nở rộ, lan rộng từ nhà này sang nhà khác, làng này ra làng khác, họ này tới họ khác.

    PHONG TRÀO “ĐI TÂY”

    Theo ông Phạm Xuân Tuyết, Trưởng phòng LĐ TBXH Yên Thành, từ năm 2012, toàn huyện đã có khoảng trên 7000 người đi làm ăn ở nước ngoài. Hiện nay, thị trường “đi lao động” của người Yên Thành không chỉ khoanh vùng ở các nước Châu Âu nữa mà bao gồm cả các nước Châu Á và Châu Phi như: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Ả Rập, Ăng-gô-la, Băng-la-đét,… Có người chỉ đi lao động mấy năm, hết hạn rồi về quê hương lập nghiệp, nhưng cũng rất nhiều người cố gắng bám lại, tìm cách hợp lý hóa để cư trú lâu dài. Nhất là những người đi sang EU. Ban đầu, từ một số người có điều kiện đi lao động xuất khẩu, hết hạn họ tìm cách ở lại, rồi sau kết nối, hỗ trợ lẫn nhau để kéo người đi, thậm chí thiết lập các đường dây để đưa người sang theo nhiều cách, nhất là qua “đường tiểu ngạch”. 

    Đi trên những chuyến xe buýt, tàu điện ở Berlin đến chợ Đồng Xuân (Đức), hay rảo bước ở Vác-Sa-Va (Ba Lan), đến Praha (CH.Séc),…, những âm thanh trọ trẹ quen thuộc, đặc sệt của vùng quê lúa chất phác và những ánh mắt nhìn nhau như đã sẵn thân quen cũng trở nên không lạ đối với tôi nữa. Dường như chỉ cần hỏi xem đồng hương ở xã nào, sang lâu chưa là đủ. Người xã Bảo Thành làm ăn nhiều ở Nga. Người Công Thành chủ yếu sang Anh, hợp lý hóa dưới danh “tỵ nạn”. Tại Đức, Hà Lan, Ba Lan, Séc,… người của các xã Đô Thành, Mã Thành, Khánh Thành, Sơn Thành,… sinh sống và làm ăn rất nhiều. Anh Tùng, quê ở Sơn Thành, làm việc tại Vác-Sa-Va cho biết “Bọn mình ở đây giờ chỉ họp đồng hương theo xóm thôi chứ xã thì không họp nổi. Tết vừa rồi họp mặt anh em trong xóm đã có gần 50 người ở Vác-Sa-Va rồi nạ”. 

    Làn sóng đi Tây của người Yên Thành khá muộn, hầu hết mới mươi năm trở lại. Ngoài một số ít người đi từ trước, giỏi giang, qua thời “Gió bạc, Mưa vàng” đã đạt được những thành công nhất định. Còn lại nhìn chung vẫn đang trên đà ổn định cả về đời sống lẫn công việc. Anh Hà, quê ở Viên Thành, sống tại Berlin tâm sự hóm hỉnh: “Bọn em sang đây đã gần chục năm, hai đứa gặp nhau, có với nhau 4 mặt con nhưng giấy tờ chưa ổn nên vẫn chưa thể về thăm quê cưới xin được, thành ra vẫn chỉ là mô hình sống thử thôi anh nà!”. Chuyện những người đi Tây hàng chục năm vẫn không thể về thăm quê do cư trú bất hợp pháp, hoặc tỵ nạn,… vốn không hề xa lạ tại EU. Vì nếu họ ra xin hồi hương thì phải về hẳn luôn, mà điều này ít ai muốn, trừ khi bị bắt và trục xuất.

    TRÊN MIỀN ĐẤT HỨA

    Miền đất hứa của người đi Tây bất hợp pháp vào EU thường là nước Đức. Bởi đây là quốc gia có quy chế tỵ nạn, khá dễ dãi với các hành vi bất hợp pháp của người nước ngoài, lại có mức sống cao. Hơn nữa, cộng đồng tám mươi tư ngàn người Việt Nam hiện sinh sống và lao động tại Đức là một chỗ dựa lớn với những người mới đến. Tuy nhiên, theo luật pháp của Đức, áp dụng từ 2015, cùng với việc nâng lương tối thiểu lên 8,5 EUR/giờ thì việc sử dụng người lao động bất hợp pháp bị xử rất nặng, có thể lên tới năm trăm ngàn EUR, cho nên không nhiều người chủ muốn thuê mướn đối tượng lao động này, dù giá thuê khá rẻ mạt. Tại các nước khác như Ba Lan, Séc,…, việc truy lùng người nhập cư bất hợp pháp cũng đang bị siết chặt hơn, số người bị bắt giam, trục xuất về nước vì thế khá nhiều. Thậm chí, một số người bị lâm vào hoàn cảnh quá khó khăn, đành phải làm những việc phạm pháp không mong muốn để tồn tại được trên miền đất lạ.

    LỜI KẾT

    Đi xuất khẩu lao động là hướng phù hợp với một lực lượng lao động trong nước nhất định, khi mà nước ta còn khó khăn, thiếu việc làm, nghèo kinh nghiệm,..., nhất là đi lao động theo những con đường chính thức. Xuất khẩu lao động đã góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo cho các gia đình, hỗ trợ xây dựng quê hương,…, làm thay đổi diện mạo tại nhiều làng quê Yên Thành. Một số người hồi hương, mang theo những kinh nghiệm và phong cách làm ăn từ nước ngoài về vẫn có thể phát huy hữu hiệu tại quê nhà. “Đi Tây”, vì thế, đang được khuyến khích, tạo điều kiện từ phía chính quyền sở tại và vẫn đang là “hướng đi” được ưu tiên, động viên từ ngay trong nhiều gia đình, họ tộc tại huyện Yên Thành. Tuy vậy, hy vọng rằng những người sắp sửa có ý định “đi xuất khẩu” hãy tìm hiểu kỹ, tránh ảo tưởng về một miền đất hứa xa xôi để có những lựa chọn, tính toán hợp lý về phương thức đi, nơi đến, công việc, gia đình,… Tránh để bị lâm vào bế tắc, không đường lùi ngay trên đất khách. Hoặc, phải đánh đổi hạnh phúc cuộc đời với những cái giá không hề rẻ vì đi Tây.

    Nguyễn Thức Tuấn / nguoivienxu24h

  • Những gia đình có con sinh đôi, sinh ba đã không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, một gia đình 3 thế hệ có tới 5 cặp song sinh ở Nghệ An khiến nhiều người tin rằng sinh đôi có tính di truyền.

    Hình ảnh chụp đám cưới diễn ra hôm 8/10 đang lan truyền trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng đặc biệt thích thú. Cô dâu chú rể bế trên tay 2 bé gái xinh xắn giống hệt nhau. Bên cạnh là 1 cô gái mặc váy trắng nhìn rất giống cô dâu. Chưa hết, ở 2 bên lại có tới 2 cặp bé trai và bé gái. 

    song sinh nghe an 1

    Chị Đặng Thị Hồng (SN 1994) cho biết đây là hình ảnh chụp tại đám cưới em gái song sinh của cô - Đặng Thị Phương. Phương sinh sống và làm việc ở nước ngoài đã 5 năm. Cách đây 1 tháng, cô cùng chồng về nước để tổ chức hôn lễ tại Nghi Lộc (Nghệ An). 

    Hồng kể, bà ngoại của cô sinh ra 5 con trai và 2 con gái. Trong đó có 2 cậu sinh đôi năm 1973. Sau đó, cả mẹ Hồng và dì út cũng đều đẻ sinh đôi 2 cô con gái. 

    song sinh nghe an 1

    song sinh nghe an 1
    Hai chị em Hồng - Phương bên 2 con gái song sinh của Phương

    Lớn lên, Hồng và Phương lập gia đình. Hồng lại tiếp tục sinh đôi con trai vào năm 2017 sau khi sinh bé đầu lòng năm 2015. 

    Còn về phía Phương, cô sống cùng chồng tại nước ngoài và đã có 3 con. Trong đó có hai bé gái sinh đôi năm 2021.

    Chuyện gia đình 3 thế hệ nhà Hồng có tới 5 cặp song sinh người dân địa phương đều biết. “Trước đây, vì 2 chị em giống nhau nên mọi người toàn gọi chung cả 2 tên là Hồng Phương vì không phân biệt được ai là chị ai là em. Bây giờ, đến 2 con trai em cũng toàn bị nhầm”, Hồng kể lại.

    song sinh nghe an 1

    song sinh nghe an 1
    Hai cặp song sinh: con trai của Hồng và con gái của Phương

    "Gia đình đã quen với chuyện 3 thế hệ đều có người sinh đôi, nhưng khi chia sẻ lên mạng xã hội, thông tin này thu hút sự chú ý của nhiều người, em thấy rất hạnh phúc và bất ngờ”, Hồng nói thêm.

    Cuối tháng 10 này, cả gia đình Hồng và Phương sẽ sang Đức sinh sống cùng với cậu, em trai và một số người thân trong đại gia đình.

    song sinh nghe an 1

    song sinh nghe an 1
    Hai con gái song sinh của dì út và hai người cậu sinh đôi

    Nhiều người quen của gia đình còn vào “bật mí” thêm một thông tin thú vị. Hồng xác nhận: “Trước đây bố mẹ em nuôi bò và con bò đó cũng đẻ sinh đôi luôn. Hai con bê lớn lên khỏe mạnh, dân làng kéo đến xem vui lắm”.

    Câu chuyện gia đình 3 thế hệ có tới 5 cặp song sinh như gia đình Hồng, Phương khiến nhiều người tin rằng sinh đôi có tính di truyền. 

    “Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh đôi có tính gia đình. Thường nếu trong dòng họ có người sinh đôi thì thế hệ sau sẽ có người lặp lại điều đó”, người dùng mạng bình luận.

    Gia đình truyền thống sinh đôi độc đáo này cũng nhận được những lời chúc ý nghĩa: "Hy hữu quá, đã có thống kê nào xem cả nước mình được bao nhiêu gia đình như thế này chưa nhỉ? Thật thú vị. Chúc đại gia đình luôn bình an, hạnh phúc".

    Theo Vietnamnet

  • UBND tỉnh Nghệ An đang lên các phương án, kế hoạch sáp nhập toàn bộ thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, đồng thời thành lập mới 44 xã, phường và thị trấn.

    Ngày 5/10, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp chuyên đề lắng nghe, cho ý kiến về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh này.

    Tại phiên họp, lãnh đạo Sở Nội vụ Nghệ An đề xuất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau: Cấp huyện là thị xã Cửa Lò thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025, hiện nay tỉnh Nghệ An đang xây dựng đề án điều chỉnh đơn vị hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh (có đề án riêng).

    cua lo nghe an
    Một phần bãi biển thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh: Quốc Huy

    Toàn tỉnh có 95 đơn vị hành chính liên quan đến phương án sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó 66 đơn vị hành chính không đủ tiêu chuẩn thuộc diện sắp xếp đã được UBND các huyện, thành, thị xây dựng phương án và 29 đơn vị hành chính thuộc diện liền kề. Sau sáp nhập có 44 đơn vị thành lập mới.

    Tại phiên họp, Sở Nội vụ Nghệ An cũng đã trình bày phương án sắp xếp cán bộ, trụ sở sau sáp nhập.

    Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cơ bản thống nhất với phương án sắp xếp do Sở Nội vụ trình. Trước mắt, sẽ sắp xếp lại 66 đơn vị cấp xã không đủ tiêu chuẩn với 29 đơn vị cấp xã liền kề thành 44 đơn vị cấp xã mới. 

    Đối với 18 xã có phương án để trở thành phường, các địa phương rà soát kỹ để có phương án, chứng minh được sau khi trở thành phường có đủ điều kiện không thuộc diện phải sắp xếp theo quy định. Bên cạnh đó, các địa phương chủ động xây dựng phương án sắp xếp đối với các địa phương không đủ điều kiện.

    Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Nội vụ triển khai xây dựng đề án, mở rộng không gian đô thị và mở rộng thành phố Vinh. Rút kinh nghiệm trong đợt sắp xếp trước, cần tính toán phương án sắp xếp cán bộ và tài sản công. Bên cạnh đó, quan tâm đến tên gọi các địa phương sau sắp xếp. Giao Sở Nội vụ hoàn thiện phương án tổng thể để báo cáo Ban chỉ đạo và chuẩn bị làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nội vụ.

    Theo Vietnamnet

  • Phóng viên ITV News, Peter Smith, vừa cung cấp cho người đọc một báo cáo đặc biệt về các đường dây buôn người, hàng ngàn người di cư Việt Nam đã được đưa đến Anh quốc mỗi năm.

    Ở VN có một câu nói để mô tả về tỉnh Nghệ An, đó là câu: "Chó ăn đá, gà ăn sỏi." Đây là một nơi nắng nóng, khó sinh sống làm ăn, đây cũng là cái nôi của nạn buôn người. 

    Khi 39 người VN được phát hiện trong chiếc xe tải ở Essex cách đây 4 năm, phần lớn họ đến từ Nghệ An. Phóng viên ITV News đã gặp một phụ nữ có anh trai là nạn nhân trên chiếc xe tải ấy. Gia đình cô đã vay mượn 20,000 bảng từ bọn buôn người. Dù anh cô đã thiệt mạng, nhưng món nợ vẫn phải trả. Cô không chỉ mất anh trai, mà chồng của cô cũng sắp lên đường tới Anh theo cách này. 

    "Dĩ nhiên tôi rất lo sợ cho sự an nguy của chồng. Nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác", cô nói. 

    Khoảng 70% người dân trong độ tuổi lao động ở Nghệ An đều đã xuất ngoại. ITV News thắc mắc họ lấy tiền đâu để đi. "Chúng tôi vay mượn. Mượn từ người thân, nếu không đủ thì mượn ngân hàng. Nếu vẫn thiếu thì đi vay nặng lãi", người chồng nói. 

    phong vien itv nghe an 1
    Phóng viên ITV News gặp gỡ một gia đình sẵn sàng đánh cược cho hành trình sang Anh.

    Chúng tôi cho 2 vợ chồng xem hình ảnh những chiếc xuồng ọp ẹp mà bọn buôn người dùng để đưa người di cư băng eo biển Anh. Người chồng nói anh biết đây là hành vi bất hợp pháp, anh có thể mất mạng. "Nhưng nếu tôi ở đây, món nợ sẽ ám ảnh gia đình tôi, rồi các con tôi sẽ phải gánh nợ, chúng tôi sẽ nghèo mãi. Tôi ước gì có một cách nào đó an toàn, hợp pháp để đến Anh. Nhưng nếu xuồng nhỏ là lựa chọn duy nhất, tôi sẵn sàng lên thuyền", anh nói. 

    Phần lớn người dân đều chưa từng gặp tổ chức buôn người, họ chỉ trả tiền cho môi giới trung gian. Còn các tổ chức buôn người điều hành mọi thứ trong bóng tối. Nhưng bọn chúng lại có "người đại diện" ở đây. Những người đại diện này sẵn sàng cung cấp lời khuyên về việc đi sang Anh. 

    Phóng viên ITV News đã đóng vai một người dân muốn đi nước ngoài, phóng viên đã gặp "người đại diện" này và ghi âm lại cuộc trò chuyện bằng camera bí mật. 

    Người đại diện nói rằng họ có thể đưa chúng tôi thẳng đến Anh, không cần phải đi xuồng hay xe tải. "Lúc trước không đi thế được, nhưng bây giờ thì đi được em ạ", người này nói. 

    Rồi người này cho chúng tôi xem bằng chứng: đó là một video quay hình ảnh 1 thanh niên VN đã đến London an toàn. Thanh niên này chỉ khoảng 15 tuổi và đang làm việc trong một tiệm nail. 

    Chúng tôi hỏi: "Vậy còn cảnh sát thì sao?". "Không ai rảnh đi tìm nó đâu", người này trả lời.

    Nợ nần và nghèo đói là lý do cho sự phát triển của ngành công nghiệp buôn người ở Nghệ An - một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Hầu hết người dân đều không có việc làm. Nghề trồng lúa chỉ kiếm được chưa đến 1 bảng/ngày. 

    Nhờ xuất ngoại (bằng hình thức buôn người) mà dân làng phất lên. Người nào đã an ổn ở UK, sẽ tiếp tục giúp người khác vượt biên đến Anh. 

    phong vien itv nghe an 1
    Làm ruộng chỉ kiếm được chưa tới 1 bảng/ngày. Ảnh: ITV News

    Chúng tôi đến một ngôi làng đã từng là làng thuần nông, nhưng hiện nay nó được gọi là "làng tỉ phú". Nhà mới xây mọc lên san sát. Những ngôi nhà to lớn đồ sộ đã thay cho lời quảng cáo của bọn buôn người. Nhiều người đã học ngoại ngữ và tập làm móng trước khi xuất ngoại. Họ muốn làm việc ngay khi tới nơi để nhanh chóng trả nợ nần. 

    Chúng tôi thâm nhập vào một trong những viện đào tạo lớn nhất khu vực, nơi những thanh niên 17-19 tuổi háo hức theo học nghề để chuẩn bị vượt biên. 

    Viện đào tạo này được tổ chức rất chuyên nghiệp, và cung cấp dịch vụ tư vấn cho những người muốn đi UK. Một cô gái tâm sự với phóng viên ITV News rằng cô muốn làm việc ở Anh. "Em muốn mở một tiệm nail", đó là ước mơ của cô. 

    phong vien itv nghe an 1
    Một ngôi làng thuần nông nay đã trở thành "làng tỉ phú". Ảnh: ITV News

    Đối với những ai không đủ tiền để đi đường thẳng đến UK, họ có thể lựa chọn những hành trình rẻ và rủi ro hơn. Chúng tôi đã liên hệ được một người nhập cư, người này đã quay lại toàn bộ hành trình của anh từ VN. 

    Anh đến Hungary bằng visa lao động do đường dây buôn người VN cung cấp. Nhưng sau khi đến châu Âu, anh bị đùn đẩy qua những đường dây buôn người khác. Và không tránh khỏi bị bóc lột. Phụ nữ trẻ rất dễ bị lạm dụng tình dục, hoặc phải làm việc trong nhà thổ. 

    Trong một đoạn clip, chúng tôi nghe thấy một giọng nói hoang mang phía sau xe tải của bọn buôn người: "Có ai biết đây là nước nào không?". "Không biết", những người nhập cư khác trả lời. 

    Bọn buôn người nói tiếng Nga bằng phương ngữ Ukraine. Bọn chúng đang nói về việc đón thêm người di cư từ một chiếc xe khác.

    Có những tổ chức đưa người xuất ngoại hợp pháp ở VN, họ xin visa lao động và du học hợp pháp ở nước ngoài. Nhưng những người làm ăn hợp pháp lại phải cạnh tranh với những kẻ làm ăn bất hợp pháp.

    Hien, một đại lý hợp pháp, nói với ITV News: "Anh là quốc gia khắt khe nhất và khó nhất để xin visa lao động, nhưng đó cũng là mảnh đất đầy hứa hẹn với người lao động VN. Nhưng rất khó để đi con đường hợp pháp. Tại sao không tạo ra nhiều con đường hợp pháp và an toàn để người Việt có thể đến Anh làm việc? Chẳng phải nước Anh thiếu lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì họ có dân số già sao? Lao động Việt có thể lấp vào chỗ trống đó. Thiếu cơ hội hợp pháp đã đẩy người lao động vào con đường nguy hiểm".

    phong vien itv nghe an 1
    Hien đang vận động để tìm kiếm những con đường hợp pháp cho người lao động sang Anh. Ảnh: ITV News

    Trước khi rời khỏi VN, phóng viên ITV News quay trở lại ngôi nhà của cặp vợ chồng đã trả tiền cho đường dây buôn người. Người chồng đã nhận được thông báo sẵn sàng khởi hành. Hành lý đã được sắp xếp gọn ghẽ chỉ trong 1 ba lô. 

    "Ở bên Anh có dễ kiếm việc không", người chồng hỏi phóng viên ITV News. 

    "Rất khó. Thời gian đầu sẽ rất khó tìm việc", chúng tôi trả lời.

    Người chồng bịn rịn chia tay gia đình, chụp những tấm ảnh kỉ niệm. Liệu anh có bao giờ gặp lại con mình?... Tiếng điện thoại vang lên. Đã đến lúc đi rồi. 

    Chính phủ Anh đã cảnh báo những người di cư trái phép rằng họ sẽ bị bắt, bị giam giữ và trục xuất. Nhưng những lời cảnh báo đó có là gì đối với dân Nghệ An. Ngay cả cái chết cũng không ngăn cản được họ.

    Viethome (theo ITV News)

  • Trục đường cao tốc dài 250km từ Hà Nội về Nghệ An có thể hoàn thành dịp 2/9 nếu 2 dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu giữ đúng tiến độ.

    Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Ban quản lý dự án 6 cho biết cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đang giữ đúng tiến độ thi công, sẽ hoàn thành vào dịp 2/9 theo đúng yêu cầu của Bộ GTVT và Chính phủ.

    Đến nay, khối lượng thi công của cao tốc này đã đạt gần 95%. Tại hiện trường, các nhà thầu đang triển khai thi công bê tông nhựa mặt đường, hoàn thiện các nút giao, đường gom, hệ thống an toàn giao thông...

    Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km, gồm 6,5km qua Thanh Hóa và 43,5km qua Nghệ An. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.290 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước.

    2 dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu khi hoàn thành sẽ nối thông trục đường cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An.

    cao toc nghe an ha noi
    Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành tiểu dự án Nghi Sơn - Diễn Châu vào tháng 9 (Ảnh: V. Thanh).

    Bộ GTVT cũng đặt mục tiêu đưa đoạn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn về đích vào dịp 2/9. Lãnh đạo Ban quản lý dự án 2 cho biết công trường dự án trong tháng 8 có mưa nhiều. Tuy nhiên, PMU đang huy động nhà thầu làm việc 3 ca để đảm bảo tiến độ.

    Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, là đoạn tiếp nối theo trục Bắc - Nam của cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 nối Ninh Bình - Thanh Hóa.

    Dự án có chiều dài tuyến chính là 43,28km và tuyến nối quốc lộ 45 với đường Nghi Sơn - Thọ Xuân dài 5,76km, được chia thành 3 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư 5.534,4 tỷ đồng. Sản lượng thi công tính từ ngày 1/7/2021 (khởi công) đến ngày 8/6/2023 mới đạt 75,61%.

    Hiện, cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 vẫn còn 10km chưa thông xe do chờ đấu nối với cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn tại nút giao đầu tuyến.

    Cả 2 tuyến cao tốc nói trên đều đang thiết kế tạm nền đường rộng 17m, không có làn dừng khẩn cấp liền mạch. Tốc độ lưu thông dự kiến 80km/h.

    Nếu đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu được khánh thành trước ngày 2/9, đường cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến Diễn Châu sẽ thông suốt. Với quãng đường cao tốc dài 250km này, di chuyển từ Diễn Châu ra Hà Nội chỉ mất khoảng gần 3 tiếng đồng hồ thay vì gần 5 tiếng như hiện nay.

    Theo Dân Trí

  • Hoàn thiện từ năm 2005, căn biệt phủ được đến nay đã gần 20 năm nhưng vẫn giữ được nét đẹp vượt thời gian.

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Đến xã Nghi Phú (TP Vinh, Nghệ An), nhiều người không khỏi choáng ngợp trước khu nhà có tổng diện tích lên tới 4.000 m2 của một đại gia xứ Nghệ, chuyên khai thác, kinh doanh gỗ từ Lào về Việt Nam. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Được làm chủ yếu bằng gỗ, khu nhà của đại gia xứ Nghệ được ví như một " biệt phủ" của Việt Nam. Ảnh: Zing

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Bao quanh căn biệt phủ là dãy tường rào kiên cố cao gần 3m. Ảnh: Zing

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Ngay từ cổng vào, mọi người đều trầm trồ bởi không gian rộng rãi. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Căn nhà phảng phất hơi thở của kiến trúc cổ xưa, với phần mái uốn lượn và lợp ngói. Ảnh: Zing

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Khuôn viên rộng lớn với những con đường lát đá rộng thoáng và hàng chục cây lộc vừng, sanh, si cổ thụ...Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Toàn bộ khuôn viên gồm 4 nhà, 2 chòi và 1 hầm. Sảnh chính trước nhà có chiều rộng lên tới 30 m, thoải mái tổ chức bữa tiệc ngoài trời. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Khu nhà chính thiết kế nguy nga, bề thế trên 400 m2 đất, nền móng cao 2,8 m. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Công trình được xây với khoảng 2.000 m3 gỗ gồm đinh hương, giáng hương, cẩm lai... Ảnh: Zing

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Các cánh cửa được chạm trổ công phu và chi tiết bởi nghệ nhân đến từ Nam Định. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Các lối đi hành lang lát đá sạch sẽ, rộng và thoáng. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Mỗi khu vực trong khuôn viên đều được trang trí xanh tươi, vui mắt. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Trong biệt phủ cũng xây hai chòi để hóng mát hoặc làm không gian tiếp đón khách ngoài trời. Ảnh: NhaTo

    biet phu dai gia xu nghe 1

    Bao quanh chòi nghỉ là ao cá và hệ thống núi đá. Ảnh: NhaTo

    Theo Nhato