• Với những đóng góp của mình trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật số, ThS Ngô Lê Huy Hiền vừa được Chính phủ Anh công nhận là Tài năng toàn cầu.

    le huy hien 1
    ThS Ngô Lê Huy Hiền (sinh năm 1998, quê Đà Nẵng). Ảnh: NVCC.

    Ngày 7/11 vừa qua, ThS Ngô Lê Huy Hiền (sinh năm 1998, quê Đà Nẵng) chính thức được Chính phủ Anh công nhận là Tài năng toàn cầu (Global Talent), và được chứng nhận là Nhà lãnh đạo mới nổi trong Công nghệ Kỹ thuật số (Emerging Leader in Digital Technology).

    “Mình rất bất ngờ khi chỉ sau 7 ngày, hồ sơ của mình được thông qua và chính thức được chứng nhận. Mình đã thực sự bật khóc, vì bao nhiêu cố gắng của mình trong nhiều năm qua cuối cùng cũng đã được ghi nhận”, ThS Huy Hiền chia sẻ với Tri Thức - Znews.

    Tài năng Toàn cầu là chứng nhận được trao cho những cá nhân đã có những thành tích và đóng góp đáng kể trong lĩnh vực của họ ở quy mô toàn cầu. Đây cũng là chứng nhận dành cho những cá nhân đã có những giải thưởng danh giá quốc tế như Nobel, Fields, Oscars, Grammy…

    Chứng nhận này được trao cho 3 lĩnh vực gồm Học thuật hoặc Nghiên cứu (Academia or Research); Nghệ thuật và Văn hóa (Arts and Culture); Công nghệ Kỹ thuật số (Digital Technology).

    Theo thống kê của Chính phủ Anh, mỗi năm, chỉ khoảng 4 cá nhân ở Đông Nam Á được chứng nhận theo cùng hạng mục mà ThS Huy Hiền được chứng nhận.

    Cuộc gặp gỡ đặc biệt

    Năm 2020, Huy Hiền tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học và Kỹ thuật Máy tính tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh, Đại học Đà Nẵng. Sau đó, anh theo học chương trình thạc sĩ Erasmus Mundus GENIAL (Mạng máy tính xanh và điện toán đám mây) với học bổng toàn phần từ Ủy ban châu Âu, học tại 3 nước Anh, Pháp và Thụy Điển.

    Sau hai năm, anh tốt nghiệp xuất sắc 4 bằng thạc sĩ các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật hệ thống phức tạp, Mạng máy tính xanh và điện toán đám mây.

    Tốt nghiệp thạc sĩ, Huy Hiền sinh sống và làm việc ở những vị trí quản lý trở lên cho các công ty công nghệ tại Anh. Nam thạc sĩ đánh giá vị trí cấp quản lý trở lên sẽ nhận mức lương cao, nhưng cạnh tranh rất lớn và khó để được bảo lãnh ở lại.

    Vài tháng trước, khi thị thực tại Anh sắp hết hạn, Hiền phải tích cực tìm những công ty có thể bảo lãnh để tiếp tục ở lại làm việc. Song dù nộp hồ sơ và phỏng vấn với khá nhiều công ty, vào đến vòng cuối, các công ty lại từ chối, cũng vì vấn đề bảo lãnh thị thực.

    “Có công ty, sau khi mình trả lời phỏng vấn và thuyết trình xong, ban phỏng vấn đã nói họ rất ấn tượng và ngỏ ý muốn gửi thư mời làm việc ngay lập tức. Tuy nhiên, khi biết mình cần bảo lãnh để ở lại làm việc, họ lại để vị trí đó cho một ứng viên khác”, anh nhớ lại.

    Lúc đó, Hiền cảm thấy tinh thần đi xuống và bắt đầu nghĩ đến việc rời nước Anh và tìm kiếm cơ hội ở những quốc gia khác.

    Hai tháng trước khi hết hạn thị thực, Hiền đặt vé về Việt Nam. Nhưng bất ngờ thay, ngay sau khi đặt vé xong, anh có một cuộc gặp gỡ được coi là “định mệnh”. Chiều hôm ấy, thay vì đi tàu như hàng ngày, Hiền chọn đi xe buýt và vô tình một giáo sư từng dạy anh khi học thạc sĩ ở Anh đã đến và ngồi cạnh.

    Trên chuyến xe, anh kể về chuyện mình sắp về Việt Nam và giáo sư đã rất bất ngờ khi biết tin. Sau đó, cô khuyên anh thử sức nộp hồ sơ theo diện Tài năng toàn cầu. Mặc dù đây là diện thị thực khó nhất, cô cũng chưa quen ai từng đỗ theo diện này, nhưng cô đã tích cực động viên và tin tưởng anh sẽ đạt được.

    Huy Hiền cảm thấy đây có lẽ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên. Anh quyết định thử nộp hồ sơ lần này, coi như là phương án cuối cùng trước khi rời đất nước Anh.

    le huy hien 1
    ThS Hiền sinh sống và làm việc ở những vị trí quản lý trở lên cho các công ty công nghệ tại Anh. Ảnh: NVCC.

    Được chứng nhận chỉ sau 7 ngày nộp hồ sơ

    Để được chứng nhận là một Tài năng toàn cầu, cơ quan chứng nhận của Chính phủ Anh sẽ xét duyệt lịch sử thành tích và đóng góp của ứng viên trong nhiều năm. Đặc biệt, những đóng góp chỉ nhằm mục đích và phục vụ trong lúc nộp hồ sơ sẽ không được ghi nhận.

    Lĩnh vực chuyên môn của ThS Huy Hiền là Trí tuệ nhân tạo. Để được chứng nhận là Nhà lãnh đạo mới nổi trong Công nghệ Kỹ thuật số, anh phải thỏa mãn nhiều tiêu chí.

    Một vài trong số đó là có sự đổi mới với vai trò là người lãnh đạo sản phẩm hoặc công ty công nghệ số; có tài liệu đã xuất bản trong các ấn phẩm chuyên ngành; có đóng góp đáng kể cho những cải tiến kỹ thuật; có đóng góp trong việc đánh giá công việc của những cá nhân khác trong cùng lĩnh vực; đóng góp cho lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật số bên ngoài công việc chính thức; đóng góp học thuật thông qua nghiên cứu bên ngoài công việc và các thành tích học thuật xuất sắc…

    Trong 1,5 tháng “cuối cùng” ở Anh, Huy Hiền đã tìm lại toàn bộ những kinh nghiệm liên quan, cùng với đó là liên hệ các giáo sư, doanh nhân, chuyên gia và thầy cô ở nhiều quốc gia - là những người anh từng làm việc cùng - để xin thư giới thiệu.

    Anh cũng liên hệ hơn 20 người, là nhân viên hay những người từng được anh dẫn dắt ở nhiều quốc gia, để viết nhận xét về chuyên môn và khả năng lãnh đạo của anh.

    Hiện tại, ThS Hiền đã có 12 bài báo nghiên cứu quốc tế được xuất bản trong các tạp chí khoa học uy tín trong lĩnh vực AI và đang có H-index là 7. Anh từng lãnh đạo một dự án hợp tác công nghệ quốc tế về AI với các giáo sư ở Anh và Pháp, và nhận được các quỹ hỗ trợ từ Liên minh châu Âu và các tổ chức cho các nghiên cứu về AI.

    Ba năm qua, anh cũng làm người đánh giá (Reviewer) cho các tạp chí nghiên cứu khoa học quốc tế có thứ hạng cao trong lĩnh vực, như Journal of Big Data (Q1), Information Retrieval (Q1), International Journal of Computational Intelligence Systems (Q2),... và các hội nghị khoa học quốc tế như The 8th International Conference on Computer Science and Application Engineering (CSAE).

    Ngoài công việc chính thức, Huy Hiền cũng hướng dẫn hoàn toàn miễn phí cho các cá nhân khác (ngoài mục đích thương mại) trong các dự án nghiên cứu, công nghệ hay nộp đơn vào các chương trình học trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật…

    le huy hien 1
    Chỉ sau 7 ngày nộp hồ sơ, ThS Hiền thành công thuyết phục cơ quan chứng nhận của Chính phủ Anh. Ảnh: NVCC.

    Với những tiêu chí trên, Huy Hiền khiêm tốn tự đánh giá bản thân không phải người quá xuất sắc trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật số, nhưng may mắn dung hợp được các tiêu chí đánh giá.

    Tuy nhiên, chính vì những tiêu chí khắt khe và sự cạnh tranh lớn, sau khi hoàn thành và nộp hồ sơ chứng nhận, anh lại không kỳ vọng quá nhiều. Nam thạc sĩ cũng đã lên sẵn kế hoạch khi về Việt Nam và chuẩn bị hồ sơ nộp thị thực ở những nước khác.

    Thông thường, hồ sơ chứng nhận sẽ được cơ quan của Chính phủ Anh xử lý trong vòng 8 tuần. Chỉ những ứng cử viên nào thuộc diện đặc biệt xuất sắc, ví dụ như đã có giải thưởng Nobel, Fields, Oscars, Grammy,... thì mới được xử lý theo diện xét duyệt nhanh hồ sơ trong vòng 3 tuần. Tuy nhiên, chỉ sau 7 ngày, Hiền bất ngờ nhận thông báo đạt đủ điều kiện, thành công thuyết phục cơ quan chứng nhận của Chính phủ Anh.

    “Mình thực sự cảm thấy rất biết ơn và may mắn khi những đóng góp một cách vô tư của mình trong những năm qua lại bất ngờ thỏa mãn những tiêu chí trong quá trình xét duyệt hồ sơ này”, anh chia sẻ nếu lúc trước không tích cực tình nguyện làm người đánh giá cho các tạp chí khoa học quốc tế, hay tình nguyện hướng dẫn cho các cá nhân trong lĩnh vực, có lẽ anh chưa thể thỏa mãn được các tiêu chí trong quá trình xét duyệt.

    Với chứng nhận Tài năng toàn cầu, ThS Hiền được phép làm việc và cư trú vĩnh viễn tại Anh mà không có ràng buộc nào thêm đến khi nhận quốc tịch. Ngoài ra, anh có thể bảo lãnh cho gia đình và người thân.

    Đặc biệt, anh sẽ được phép thành lập và đứng tên công ty tại Anh. Công ty được cấp giấy phép sẽ được bảo lãnh công dân từ các quốc gia khác làm việc tại Anh Quốc, bao gồm Việt Nam.

    “Với chứng nhận này, mình hy vọng sẽ phần nào có thể hỗ trợ và là cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam được phát triển nhiều hơn tại Anh và châu Âu nói chung”, ThS Huy Hiền nói.

    Theo ZNews

  • Theo gia đình sang CH Séc từ bé, chứng kiến mẹ phải làm việc không ngừng nghỉ mỗi ngày, nam sinh gốc Việt luôn biết ơn những ngày tháng nghèo khó đã giúp em có thêm động lực và quyết tâm để cố gắng.

    Trần Ngọc Gia Khoa, sinh 2004, hiện sống ở thủ đô Praha, CH Séc. Chỉ còn vài ngày nữa, Khoa sẽ lên đường sang Anh, theo học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE). Đây là một trong những trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới về giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội.

    Gia Khoa là học sinh duy nhất nhận được học bổng toàn phần (Cato Stonex Undergraduate Scholarship) của trường dành cho học sinh EU. Học bổng này sẽ chi trả cho em toàn bộ học phí hơn 41.000 bảng Anh/năm cùng khoản trợ cấp sinh hoạt.

    “Đây là món quà tuyệt vời nhất em muốn dành tặng mẹ, như một sự bù đắp cho những vất vả, hy sinh mẹ đã âm thầm chịu đựng trong suốt những năm tháng qua”, Gia Khoa nói.

    hoc bong Anh 1
    Trần Ngọc Gia Khoa hiện sống ở thủ đô Praha, Séc (Ảnh: NVCC)

    Khoa cho biết, sau khi cha mẹ ly hôn, mẹ em quyết định đưa hai con trai rời khỏi Việt Nam, bắt đầu cuộc sống mới tại Séc. Nơi đầu tiên cả ba mẹ con chuyển tới là Ústecký kraj, một trong những vùng kinh tế khó khăn nhất của đất nước này.

    Ra đi với số tiền ít ỏi lại không biết tiếng bản địa, Khoa nhớ lại, đó là quãng thời gian cả nhà phải vật lộn với những thiếu thốn về tiền bạc.

    Để có thể lo cho hai con, mẹ Khoa thường xuyên làm các công việc chân tay vất vả, từ 5 giờ sáng tới 10 giờ đêm. “Cứ cái gì ra tiền là mẹ làm và làm không biết mệt mỏi”.

    Trong khi đó, anh trai Khoa mắc bệnh tim bẩm sinh. Không ít lần Khoa chực trào nước mắt khi nhìn mẹ và anh trai phải dậy từ 3 giờ sáng để bắt chuyến tàu sớm lên thủ đô điều trị bệnh. Nhưng cũng chính những vất vả của mẹ lại là động lực để Khoa chăm chỉ đi học, đi làm.

    11 tuổi, Khoa bắt đầu nhận một vài công việc nhỏ kiếm tiền phụ giúp mẹ như dạy thêm Toán và Vật lý ở khu người Việt khoảng 2-3 buổi/tuần, tìm kiếm nguồn dịch thuật thêm... Dẫu chỉ có thể hỗ trợ mẹ một khoản nhỏ, nhưng điều đó cũng giúp Khoa học cách nhìn nhận tích cực hơn về cuộc sống.

    “Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, em hiểu rằng chỉ khi cố gắng, bản thân mới đạt được những điều mình muốn”, Khoa nói.

    Năm Khoa học hết cấp 2 cũng là lúc anh trai vào đại học, mẹ em quyết định đưa cả nhà chuyển tới thủ đô Praha để thuận tiện hơn cho việc học của con. Lúc này, Khoa cũng thi đỗ vào một ngôi trường cấp 3 chuyên về tài chính ở Praha.

    15 tuổi, khi đủ tuổi hợp lệ hóa việc đi làm thêm, Khoa xin mẹ cho đi bán hàng thuê tại một cửa hàng quần áo. Một thời gian sau, nam sinh xin làm cộng tác viên cho Hội đồng Anh, cũng là công việc em duy trì cho đến hiện tại.

    Theo học tại một ngôi trường cấp 3 chuyên về tài chính, điều này cũng mang đến cho Khoa nhiều thuận lợi. Ngoài những môn nền tảng được học trong năm lớp 10-11, năm lớp 12-13, học sinh được học các môn chuyên sâu như Xã hội học, Kinh tế, Kế toán, Luật...

    Từ lớp 12, học sinh bắt buộc phải tham gia một kỳ thực tập ngắn hạn. Thời gian này, Khoa được thực tập ở ban Đầu tư tại Ủy ban thủ đô Praha. Lớp 13, nam sinh được đi thực tập ở ngân hàng lớn nhất Đông Âu và Trung Âu - Česká spořitelna (thuộc Erste Group) và một số tổ chức quốc tế khác.

    “Những trải nghiệm này giúp em có thêm hiểu biết và nền tảng về kinh tế, nhờ đó chắc chắn hơn với lựa chọn theo đuổi lĩnh vực này trong tương lai”, Khoa nói.

    hoc bong Anh 1
    Khoa chụp cùng Phó Thủ tướng Séc Ivan Bartos (Ảnh: NVCC)

    Quyết định lựa chọn học về tài chính, ban đầu Khoa mong muốn học tập tại Đức hoặc Hà Lan để mẹ không phải “nặng gánh” với khoản học phí đắt đỏ. Nhưng sau đó, nam sinh vẫn quyết định thử sức thêm với một số trường top đầu của Anh, dẫu mức học phí phải chi trả gấp tới 20 lần.

    Cuối cùng, Khoa trúng tuyển 9 trường đại học ở các nước Anh, Hà Lan, Đức, Séc, Na Uy, trong đó có Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London cấp cho em học bổng toàn phần.

    Theo nam sinh gốc Việt, thực tế có rất nhiều ứng viên xuất sắc, thậm chí xứng đáng hơn em. Nhưng điều khiến Khoa tự tin rằng mình có cơ hội là sự gắn kết sâu sắc với giá trị mà ngôi trường này theo đuổi - cam kết về việc tạo ra cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người.

    “Mặc dù em biết chính phủ Séc đã làm rất tốt việc miễn phí giáo dục cho tất cả học sinh, nhưng thực tế vẫn còn nhiều gia đình nghèo vấp phải nạn phân biệt chủng tộc. Như em trước đây từng sống tại một tỉnh nghèo, cũng từng chứng kiến nhiều gia đình thậm chí không thể chi trả tiền cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa hay mua bút vở. Do đó, mong ước của em là được học tập và áp dụng những kiến thức mình có được để tạo ra cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người”.

    Ngoài ra, trong bài luận, Khoa cũng nhắc nhiều đến sự hy sinh của mẹ. “Trong suốt nhiều năm, tôi đã chứng kiến mẹ làm việc không ngừng nghỉ chỉ để đảm bảo anh em tôi có đầy đủ điều kiện sinh hoạt. Mẹ luôn đặt nhu cầu của chúng tôi lên trên sức khỏe và mong muốn của chính mình. Dù mệt mỏi và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, mẹ chưa bao giờ để gánh nặng của mình trở thành gánh nặng của chúng tôi.

    Chính những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy đã ảnh hưởng sâu sắc, góp phần định hình nên những ước mơ và khát vọng học tập của tôi. Cùng nhau, chúng tôi đã vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, từng bước tiến về phía trước”, Khoa viết trong bài luận.

    hoc bong Anh 1
    Khoa và mẹ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp tại Trường Obchodní Akademie Heroldovy Sady. (Ảnh: NVCC)

    Chứng kiến những nỗ lực của em trai, Trần Ngọc Khiêm (25 tuổi), anh trai Khoa, cho biết, từ khi còn rất nhỏ, Khoa đã hiểu chuyện và chín chắn hơn so với tuổi. “Khi những đứa trẻ khác vui chơi hồn nhiên, Khoa lại dành phần lớn thời gian để đi học và làm. Lúc nào, Khoa cũng ý thức rõ ràng về trách nhiệm với gia đình. Chính hoàn cảnh và môi trường sống đã tôi luyện cho em một ý chí mạnh mẽ và bản lĩnh vững vàng”, Khiêm nói.

    Nhưng Khoa lại nhìn nhận, những điều em làm không có gì to tát. “Mẹ đã dành mọi thứ cho em, do đó em phải cố gắng biến ước mơ thành hiện thực. Sự vất vả làm lụng cả đời của mẹ chính là động lực thôi thúc em phải thành công”, Khoa chia sẻ.

    Theo Vietnamnet

  • Du học sinh phải chứng minh có ít nhất 1.130-1.480 bảng Anh (36-47 triệu đồng) mỗi tháng, khi xin thị thực du học Anh, tăng 10% so với hiện nay.

    Thông tin được Bộ Nội vụ Anh công bố hôm 10/9, áp dụng từ đầu năm sau. Số tiền mà du học sinh cần có trong tài khoản tương ứng với học phí và sinh hoạt phí một năm học (9 tháng), đã trừ học bổng (nếu có).

    Tùy trường và khu vực, mức này sẽ khác nhau. Chẳng hạn, nếu ở London, du học sinh phải có nhiều tiền hơn ở nơi khác. Nếu sinh viên đã đặt cọc chỗ ở trước khi xin thị thực, mức yêu cầu sẽ được giảm.

    Syed Nooh, Trưởng phòng nghiên cứu toàn cầu và phát triển thị trường tại Đại học Bắc Anglia, nhận định chính sách mới nhằm phù hợp tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng. Trong khi, nhiều chuyên gia khác lo ngại điều này có thể làm khó du học sinh từ các thị trường trọng điểm thuộc châu Á, châu Phi.

    anh tang hoc phi
    Khuôn viên Đại học Manchester, Anh. Ảnh: The University of Manchester Fanpage

    Anh là một trong những cường quốc du học với khoảng 600.000 sinh viên quốc tế, theo một số thống kê. Chi phí bậc cử nhân với du học sinh khoảng 22.000 bảng một năm. Với ngành Y, con số lên tới gần 68.000 bảng. Nguồn thu từ sinh viên quốc tế chiếm 1/5 thu nhập của nhiều đại học.

    Việc tăng yêu cầu chứng minh tài chính được chính phủ đưa ra hồi tháng 5, dù lượng đăng ký thị thực du học giảm. Trong quý I, số đơn xin thị thực là 34.000, ít hơn 27% so với cùng kỳ hai năm trước.

    Nhà chức trách cũng đề xuất hạn chế các khóa học từ xa và quản lý chặt hơn việc tuyển sinh viên quốc tế thông qua đại lý môi giới. Việc này nhằm trấn áp các đại lý lừa đảo, đảm bảo du học sinh đến Anh vì mục đích học tập, không lợi dụng con đường này để nhập cư.

    Hồi giữa năm ngoái, du học sinh bị hạn chế đưa người thân nhập cảnh, không được chuyển sang visa việc làm trước khi tốt nghiệp. Đầu năm nay, chính phủ yêu cầu họ phải kiếm được 38.700 bảng mỗi năm, thay vì 26.200 bảng như trước, nếu muốn xin visa lao động tay nghề cao (ở lại 5 năm). Trong khi đó, Đại học danh tiếng Oxford trả lương cho nghiên cứu viên sau tiến sĩ chỉ 36.000 bảng (bậc đầu tiên).

    Lợi thế của du học Anh là thời gian lấy bằng cử nhân khoảng ba năm, ít hơn một năm so với ở các quốc gia khác. Tương tự, chương trình thạc sĩ chỉ kéo dài một năm, thay vì hai năm. Nhóm ngành học được yêu thích nhất ở đây là Kinh doanh và Quản lý, thu hút hơn 1/3 tổng số sinh viên quốc tế.

    VnExpress (theo The Pie, Gov.uk)

  • truot dai hoc oxford 1

    Thiếu định hướng nghiên cứu, than thở quá nhiều về hoàn cảnh hay sa đà liệt kê thành tích là những điều dễ khiến ứng viên bị Đại học Oxford đánh trượt.

    Tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, ngày 13/5, nhóm tác giả cuốn sách Oxford: Giấc mơ có thật đã chia sẻ trải nghiệm trong quá trình ứng tuyển, học tập và hỗ trợ ứng viên nộp hồ sơ vào Đại học Oxford, trường top 1 thế giới, theo QS.

    Trong đó, các diễn giả chỉ ra ba lỗi hồ sơ có thể khiến ứng viên bị ngôi trường này từ chối.

    Thiếu định hướng nghiên cứu

    Trần Mỹ Ngọc, thạc sĩ ngành Giáo dục, Đại học Oxford, năm 2021, cho biết nhìn chung các đại học Anh đề cao yếu tố học thuật trong hồ sơ, dù ở bậc đại học hay sau đại học.

    Theo chị Ngọc, yêu cầu này một phần xuất phát từ việc chương trình học tại Anh tương đối ngắn với ba năm đại học, một năm thạc sĩ và ba năm tiến sĩ. Trong khi ở Mỹ, chương trình đại học kéo dài 4 năm, thạc sĩ khoảng 2 năm, còn tiến sĩ thường từ 4 năm trở lên.

    "Như vậy, bạn chỉ mất 7 năm để lấy được tấm bằng tiến sĩ ở Anh, nên phải có định hướng nghiên cứu từ sớm, không có thời gian học thử hay trải nghiệm rồi mới chọn", chị Ngọc nói.

    truot dai hoc oxford 1
    Thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc tại buổi chia sẻ sáng 11/5. Ảnh: Thanh Hằng

    Theo Vũ Đỗ Khanh, thạc sĩ ngành Chính sách công năm 2016, việc chú trọng định hướng nghiên cứu còn xuất phát từ đặc thù chương trình phổ thông A-Level tại Anh. Khi học A-Level, học sinh đã bước đầu định hướng theo lĩnh vực gì, thể hiện ở việc học môn tự chọn nào.

    Từng làm thư ký trong vòng phỏng vấn tuyển sinh của các giáo sư Oxford, anh Khanh thấy rằng gần như câu đầu tiên hội đồng hỏi ứng viên là về định hướng nghiên cứu.

    "Một người chưa có hướng đi gần như không bao giờ được chọn. Đơn giản là trường sẽ cho rằng tại sao tôi phải nhận bạn trong khi bạn còn không biết mình sẽ làm gì ở đây", anh Khanh chia sẻ.

    Vì vậy, các cựu sinh viên cho rằng nếu chưa có định hướng, ứng viên chưa nên nộp Oxford, dù hồ sơ nhiều thành tích. Theo anh Khanh, việc xác định mình sẽ theo đuổi lĩnh vực gì là một câu hỏi không dễ trả lời, nên một hồ sơ chất lượng để ứng tuyển Oxford nên được đầu tư trong 3-4 năm. Đây không chỉ là thời gian hoàn thành hồ sơ, mà còn là thời gian để ứng viên chắc chắn về hướng đi, tham gia các hoạt động, nghiên cứu liên quan lĩnh vực đó.

    Nói quá nhiều về thất bại, khó khăn

    TS Chu Công Sơn, tốt nghiệp ngành Khoa học Vật liệu, Đại học Oxford, năm 2020, cho biết trong nhiều năm hướng dẫn ứng viên nộp hồ sơ, anh thường bắt gặp bài luận theo motif: Tôi làm một điều gì đó rồi thất bại một hoặc nhiều lần, sau đó làm lại và thành công.

    "Bài luận dạng này quá dễ trượt", anh Sơn nói.

    truot dai hoc oxford 1
    TS Chu Công Sơn chia sẻ về quá trình apply Đại học Oxford, sáng 11/5. Ảnh: Thanh Hằng

    Đồng tình, thạc sĩ Đỗ Khanh cho biết với vị thế là đại học top 1 thế giới, Oxford luôn chú trọng tuyển sinh viên xuất sắc, thậm chí tinh hoa.

    "Từ góc nhìn của trường, một người thất bại nhiều lần không phải là người xuất chúng", anh Khanh nhìn nhận.

    Tương tự với việc "kể khổ" trong bài luận, các cựu sinh viên thấy rằng không nên than thở quá nhiều. Việc này sẽ phản tác dụng, không giúp bạn trúng tuyển hay giành học bổng, mà thường bị đánh trượt.

    "Hội đồng tuyển sinh có thể cho rằng một người giỏi, có nhiều kỹ năng sống sẽ không để cuộc sống của mình rơi vào tình cảnh tệ như vậy. Nếu không tự giải quyết và tìm được hướng đi cho bản thân, sao bạn có thể trông chờ trường làm giúp việc này?", anh Khanh đặt câu hỏi.

    Vì vậy, ứng viên chỉ nên đề cập khó khăn, nếu điều này liên quan và tác động trực tiếp tới nhận thức, đóng vai trò là bước ngoặt để thay đổi bản thân. Khi viết về khó khăn, bạn cũng không nên sa đà, mà coi đây là một cái cớ để viết sâu hơn về những gì mình thay đổi, cố gắng hơn.

    Sa đà liệt kê thành tích

    Anh Sơn cho rằng việc quá chú trọng liệt kê thành tích nhỏ trong hồ sơ, thậm chí bài luận chính cũng khiến ứng viên trượt Oxford.

    "Nhiều bạn sa đà kể thành tích cấp ba, học trường chuyên, được các giải thưởng cấp quận, thành phố và dành cả đoạn để kể lể về nó", anh Sơn nói. "Điều này không hiệu quả".

    truot dai hoc oxford 1
    Thạc sĩ Vũ Đỗ Khanh. Ảnh: Thanh Hằng

    Do chú trọng tính học thuật và định hướng nghiên cứu, Oxford cũng cần ứng viên có những thành tích nổi bật, thống nhất hoặc ít nhất bổ trợ cho định hướng đó, theo các cựu sinh viên.

    Anh Khanh nhìn nhận không có công thức chung cho việc này, nhưng ứng viên nên ưu tiên thành tích gần với thời điểm nộp hồ sơ, ở cấp quốc gia trở lên. Với các chứng chỉ chuẩn hóa, trừ khi đó là tiêu chí bắt buộc, còn nếu không lọt top 1-2% điểm cao nhất, ứng viên cũng có thể cân nhắc không đưa vào hồ sơ.

    Theo VnExpress

  • Từ cậu học trò hay trốn tiết, 20 tuổi mới bắt đầu học tiếng Anh, Công Sơn tốt nghiệp tiến sĩ Oxford, tham gia dự án máy MRI hiện đại nhất thế giới.

    Chu Công Sơn, 34 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oxford (Anh) - ngôi trường số 1 thế giới, năm 2020. Anh hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Glasgow, Scotland, đồng thời quản lý dự án tại MR CoilTech, một công ty chuyên sản xuất cuộn dây RF cho máy chụp cộng hưởng từ (MRI). Trước đó, anh là thủ khoa đầu ra bậc cử nhân và thạc sĩ của Đại học Sheffield Hallam, Anh.

    Giữa tháng 5, anh Sơn tham gia một số sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Anh. Chàng trai Hà Nội lần đầu có dịp kể về hành trình từ một học sinh không ít lần trốn tiết tới sinh viên người Việt duy nhất trong lịch sử hơn 250 năm của phân viện Harris Manchester, thuộc Đại học Oxford.

    "Đường tới Oxford không dễ dàng, nhưng 'con nhà người ta' chắc chắn không phải tôi", anh Sơn nói. "Cuộc sống có nhiều điều bất ngờ, và tôi cho mình cơ hội được mơ lớn".

    2 lan thu khoa 1
    Anh Sơn tại phòng nghiên cứu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Công Sơn là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, khóa 2005-2008. Đam mê bóng rổ, là thành viên đội tuyển Hà Nội dự Hội khỏe Phù Đổng 2008, cậu học trò 15 tuổi từng nhiều lần trốn tiết, nghịch ngợm nhiều hơn học hành.

    Bậc cử nhân, Sơn chọn ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, học ba năm tại trường Đại học Giao thông Vận tải, rồi chuyển tiếp hai năm còn lại ở Đại học Sheffield Hallam. Một năm trước khi sang Anh, Sơn mới bập bẹ nói được đôi câu tiếng Anh và bắt đầu học ngoại ngữ.

    Lần đầu xa gia đình, lại trong một môi trường cạnh tranh, chàng trai Hà Nội dần nhận thức được phải có điểm nổi bật hơn người khác thì mới phát triển được. Anh dồn cả thời gian cho việc học.

    "Chú tâm học, tôi mới thấy mình cũng có khả năng mà trước đây không nhận ra. Hồi cấp ba, tôi có thể vừa xem TV, vừa nghe nhạc và học thuộc 4 mặt giấy trong 15 phút nhờ khả năng ghi nhớ tốt", anh Sơn kể. "Tôi quyết định dùng khả năng học để cạnh tranh với người khác".

    Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cả bậc cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Sheffield Hallam, Sơn nộp hồ sơ học tiến sĩ tại Đại học Oxford. Anh cho biết đã quen với môi trường tại Anh và nghĩ chẳng có gì để mất khi ứng tuyển vào ngôi trường số 1 thế giới.

    "Tôi bước ra khỏi vùng an toàn, tin tưởng và thử thách bản thân với lựa chọn Oxford, và thành công", anh Sơn nhớ lại.

    Trở thành sinh viên người Việt duy nhất của phân viện Harris Manchester, chàng trai sinh năm 1990 bị sốc ngay từ đầu. Sơn kể, các giáo sư thường không hướng dẫn kiến thức cơ bản, chỉ đề cập đến các môn hay lĩnh vực, rồi sinh viên phải tự tìm đọc.

    Theo đuổi nghiên cứu ứng dụng của siêu vật liệu với việc truyền thông tin trong môi trường dẫn điện, Sơn gần như phải học lại từ đầu môn Sóng trường điện từ. Anh tìm các lớp bậc đại học ở Oxford đang dạy môn này để vào nghe từ đầu tới cuối khóa.

    "Đây là môn khiến tôi chật vật nhất. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi cải thiện được khả năng tự học, nghiên cứu độc lập", Sơn nói. Trong thời gian ở đây, anh có 6 bài báo khoa học đăng trên tạp chí, 11 bài công bố ở hội thảo.

    Cuộc sống tại Oxford cũng giúp Sơn có trải nghiệm sống phong phú. Trong các buổi giao lưu, anh ấn tượng với những người bạn xuất thân quý tộc, từ cách họ dùng dao, dĩa tới phong thái nói chuyện, kể một cách chừng mực về bản thân nhưng vẫn toát lên sự khác biệt.

    "Tôi thay đổi nhân sinh quan rất nhiều. Tôi không tự ti về xuất thân hay những gì mình đang có, nhưng hiểu rằng phải nhìn cái hay của họ để học và phát triển, hoàn thiện hơn", anh nói.

    2 lan thu khoa 1
    TS Chu Công Sơn hiện sống và làm việc tại Vương quốc Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2020, Sơn tới Đại học Glasgow, Scotland, để tiếp tục nghiên cứu. Tại đây, anh chuyển hướng sang lĩnh vực thiết bị y tế, và có thành tựu "tự hào nhất từ trước đến giờ".

    Sơn cho biết hiện nay, máy MRI dùng cho người chủ yếu là loại dùng từ trường 1,5-3 Tesla. Máy có từ trường mạnh nhất đến nay chỉ có một, do Pháp chế tạo trong 20 năm với từ trường 11,7 Tesla. Tham gia vào dự án phát triển máy MRI 11,7 Tesla, nhiệm vụ của anh là chế tạo cuộn dây RF dùng để chụp não tương thích với máy này.

    Sơn dò dẫm từng bước đi. Không chỉ đảm bảo về hiệu quả, anh còn phải tuân thủ các nguyên tắc về kích thước, cân nặng, mẫu mã sản phẩm, vì thiết bị này được dùng trong lĩnh vực y tế với nhiều tiêu chuẩn y khoa. Anh mất hai năm ngày đêm ở phòng nghiên cứu, nhiều lần nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, trước khi cuộn dây đầu tiên thành hình.

    "Được biết cuộn dây hoạt động tốt trong ngày chạy thử nghiệm, tôi sung sướng", anh Sơn nói.

    Anh giải thích, máy MRI 1,5-3 Tesla có thể phát hiện các bệnh thông thường, nhưng với 11,7 Tesla, điểm ảnh giảm xuống 0,2 mm, máy có thể chụp tất cả mao mạch nhỏ nhất của não. Điều này giúp các nhà khoa học hiểu hơn về cấu trúc thần kinh của não, từ đó phát triển các giải pháp chữa bệnh. Nghiên cứu của anh được công bố, đồng thời được in lên trang bìa tạp chí Y khoa Magnetic Resonance in Medicine.

    Gần một năm sau, tháng 9/2023, anh hoàn thành cuộn dây thứ hai, khắc phục một số hạn chế về cấu trúc, hiệu suất, tăng độ tín hiệu và giảm nhiễm.

    Với kết quả này, Sơn nhận lời mời nghiên cứu từ Đại học Nottingham, Anh - nơi cũng đang phát triển máy MRI 11,7 Tesla.

    10 năm quen biết Sơn, thạc sĩ Vũ Đỗ Khanh, cựu sinh viên Oxford, cho biết ấn tượng của mình với đàn anh từ ngày đầu đến giờ không đổi. Với Khanh, Công Sơn là người nhiệt tình, kiên trì, quyết tâm và có đủ tham vọng, dù không hay thể hiện.

    "Anh Sơn thường tự đùa "ngày xưa rách lắm", nhưng tôi không nghĩ vậy. Trước khi vào Oxford, anh có thể chưa phải hình mẫu ưu tú điển hình, nhưng tố chất lãnh đạo, khả năng học thuật đã xuất hiện. Ở những thời điểm quan trọng, anh luôn có mục tiêu và quyết tâm lớn để đạt được những gì đặt ra", Khanh chia sẻ.

    2 lan thu khoa 1
    Nghiên cứu của TS Chu Công Sơn trên bìa tạp chí Magnetic Resonance in Medicine, số tháng 8/2023. Ảnh chụp màn hình

    Ngoài nghiên cứu, Sơn cùng Lê Quốc Minh, bạn học cũ tại Oxford, hỗ trợ sinh viên tìm cơ hội vào các trường danh tiếng và công ty đa quốc gia. Anh cho rằng Oxford hay những đại học, công ty hàng đầu thế giới đầy thách thức nhưng cũng phải là cánh cửa đóng chặt. Anh muốn chia sẻ những trải nghiệm và bài học mình đã có, mong giúp nhiều bạn trẻ vươn ra thế giới.

    "Điều tuyệt vời nhất tôi có được trên hành trình này không chỉ là sinh viên của đại học hàng đầu thế giới, mà còn cảm thấy mình được hiện diện trong dòng chảy tri thức nhân loại", anh nói.

    Theo VnExpress

  • Chính phủ dự kiến tăng yêu cầu chứng minh tài chính, có thể cả năng lực tiếng Anh của sinh viên quốc tế, nhằm ngăn chặn việc lợi dụng du học để nhập cư.

    Thông tin được Bộ trưởng Nội vụ và Giáo dục Anh đưa ra chiều 23/5, nhưng không nêu mức cụ thể.

    Hiện tại, số tiền mà du học sinh cần có trong tài khoản tương ứng với học phí và sinh hoạt phí một năm học (9 tháng), tùy trường và khu vực. Số này đã trừ các loại học bổng và khoản đặt cọc nộp cho trường, thường khoảng 1.300 bảng (42 triệu đồng) một tháng. Về tiếng Anh, yêu cầu là trình độ B1 trở lên trong Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu.

    Các khóa học từ xa cũng bị hạn chế, đảm bảo du học sinh chủ yếu tham gia học trực tiếp.

    Ngoài ra, nhà chức trách quản lý chặt hơn việc tuyển sinh viên quốc tế thông qua đại lý môi giới ở các trường. Tuy nhiên, việc rà soát các chương trình thị thực việc làm sau tốt nghiệp (Graduate Route) vốn được dự kiến từ cuối năm ngoái sẽ tạm hoãn.

    Theo chính phủ Anh, những chính sách này nhằm trấn áp các đại lý lừa đảo, đảm bảo du học sinh đến Anh vì mục đích học tập, không lợi dụng con đường này để nhập cư.

    "Vì thị thực du học được chuyển trực tiếp sang thị thực việc làm sau tốt nghiệp nên cần phải hành động ngay lập tức", Bộ Nội vụ cho biết.

    anh tang muc chung minh tai chinh
    Khuôn viên Đại học Glasgow, Anh. Ảnh: University of Glasgow Fanpage

    Các đề xuất mới được đưa ra giữa lúc lượng đăng ký thị thực (visa) du học Anh trong quý I là 34.000, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022. Số đơn của người nhà du học sinh cũng giảm, từ 23.800 xuống còn 6.700. Tuy vậy, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho biết vẫn cần áp dụng quy định chặt chẽ hơn để "đảm bảo các tuyến đường nhập cư không bị lạm dụng".

    Chính phủ Anh có nhiều động thái siết visa du học sinh, từ tháng 5 năm ngoái. Sinh viên quốc tế bị hạn chế đưa người thân nhập cảnh, không được chuyển sang visa việc làm trước khi tốt nghiệp. Từ đầu năm 2024, họ phải kiếm được 38.700 bảng (hơn 49.000 USD), thay vì 26.200 bảng như trước, nếu muốn xin visa lao động tay nghề cao (được ở lại 5 năm).

    Anh được coi là một trong những cường quốc du học, thu hút khoảng 680.000 du học sinh trong năm học 2021/22. Chi phí bậc cử nhân với sinh viên quốc tế hiện khoảng 22.000 bảng (gần 27.500 USD), cao gấp đôi so với mức 9.250 bảng của sinh viên trong nước. Với ngành Y, con số lên tới gần 68.000 bảng. Một số cuộc khảo sát cho thấy nguồn thu từ sinh viên quốc tế chiếm 1/5 thu nhập của nhiều đại học.

    VnExpress (theo Gov.uk, The Guardian)

  • Báo cáo mới nhất của Boston Consulting Group (BCG) về lực lượng lao động toàn cầu cho thấy trong 10 năm qua, thủ đô London của Anh luôn được xếp hạng là điểm đến hàng đầu về thu hút nhân tài.

    london thu hut du hoc sinh
    London là nơi thu hút nhân tài nhất thế giới. (Nguồn: Getty)

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc sinh sống và làm việc ở nước ngoài đang trở thành giấc mơ có thể đạt được đối với nhiều người.

    Báo cáo "Giải mã Tài năng Toàn cầu 2024" của Boston Consulting Group (BCG) hợp tác với The Network và The Stepstone Group cho biết trên toàn cầu, cứ bốn chuyên gia thì có một người đang tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.

    Báo cáo cho thấy bất chấp những lo ngại về kinh tế và địa chính trị gần đây, ngày càng có nhiều người chủ động tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.

    Khảo sát trên 150.000 người tham gia từ 188 quốc gia cho thấy tỷ lệ người tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài đã tăng từ 21% trong năm 2020 lên 23% vào năm 2023.

    Báo cáo ước tính có tới 800 triệu chuyên gia có thể đang tích cực tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.

    Ba lý do phổ biến nhất để tìm kiếm công việc ở nước ngoài theo những người được khảo sát bao gồm cơ hội kinh tế, thăng tiến nghề nghiệp và tiềm năng cho một cuộc sống chất lượng tốt hơn.

    Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 92% lãnh đạo của các nhà tuyển dụng toàn cầu cho biết thu hút và giữ chân nhân tài là một trong ba ưu tiên hàng đầu của họ.

    Theo một báo cáo riêng của BCG vào năm 2022, việc tuyển dụng lao động nước ngoài không chỉ lấp đầy lỗ hổng năng lực, các công ty có tính đa dạng toàn cầu cao hơn thì sáng tạo và thành công hơn. Họ tạo ra lợi nhuận cao hơn và có khả năng trở thành nhà đổi mới đẳng cấp thế giới cao hơn 75%.

    Theo báo cáo trên, London đã duy trì vị trí dẫn đầu kể từ năm 2014. Khảo sát cho thấy 9% số người được hỏi sẵn sàng chuyển đến London.

    Các yếu tố hàng đầu mang lại vị thế cho London gồm tiếng Anh là ngôn ngữ chính, mạng lưới toàn cầu mạnh mẽ với phần lớn nhân tài trong thành phố đến từ các quốc gia khác, cơ hội tài chính dồi dào, thương hiệu chào đón và đa văn hóa, và khả năng tiếp cận cả châu Âu và Mỹ.

    Singapore là điểm đến hàng đầu ở châu Á và đứng thứ 7 trong danh sách những điểm đến hàng đầu thế giới.

    Quốc đảo này đã chứng kiến dòng nhân tài đổ về lớn nhất từ các khu vực lân cận như Malaysia (30%), Thái Lan (22%), Indonesia (19%), Philippines và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của Trung Quốc (13%).

    Trong số những người sẵn sàng chuyển đến Singapore sinh sống và làm việc, có 74% số người cho biết chất lượng cơ hội việc làm là yếu tố thu hút họ đến đảo quốc này.

    Khảo sát cho thấy 57% số người được hỏi cũng thích chất lượng cuộc sống của Singapore cũng như thu nhập, thuế và chi phí sinh hoạt. 55% số người cho biết an toàn, ổn định và an ninh cũng là một yếu tố khiến họ chọn Singapore là điểm đến hàng đầu để làm việc.

    Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng việc nhân tài di cư ra nước ngoài có thể được coi là “chảy máu” chất xám và gây thiệt hại cho các quốc gia là quê hương của nhân tài đó.

    Song một báo cáo khác cho rằng sự ra đi của nhân tài cũng có thể mang lại “sự gia tăng chất xám” cho quốc gia là quê hương của nhân tài đó bởi những người di cư có thể đem kiến thức và công nghệ mới học được ở nước ngoài về đóng góp cho quê hương.

    Ngoài ra, họ cũng giúp đất nước kết nối chặt chẽ hơn với "bộ não toàn cầu," tập hợp tri thức của cả thế giới.

    Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc tuyển dụng nhân tài toàn cầu đem lại lợi ích cho cả người lao động và nhà tuyển dụng.

    Báo cáo nhấn mạnh các quốc gia và doanh nghiệp biết tận dụng nguồn nhân lực dồi dào với mong muốn chuyển đổi nơi làm việc sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể.

    Theo TTXVN

  • Có bố là MC nổi tiếng, mẹ là doanh nhân thành đạt, thế nên từ bé cuộc sống của Lọ Lem - cô con gái nhà MC Quyền Linh và doanh nhân Dạ Thảo đã nhận được sự quan tâm từ người hâm mộ. Không chỉ "xinh như thiên thần", ái nữ nhà MC Quyền Linh còn sở hữu "pro5" học tập cực khủng!

    con gai mc quyen linh 1
    Lọ Lem đỗ University of the Arts London, ngôi trường đào tạo nghệ thuật hàng đầu thế giới.

    Mới đây nhất, ngôi trường cấp 3 mà Mai Thảo Linh (Lọ Lem) đang theo học đã đăng tải video thư trúng tuyển từ các trường Đại học danh giá của 125 học sinh niên khóa 2024 như: Pennsylvania University, New York University (Mỹ), Sydey University, Monash University (Úc), Toronto University (Canada),…

    Một trong số đó, có sự góp mặt của Mai Thảo Linh. Theo đoạn video, ái nữ nhà MC Quyền Linh sẽ theo học tại University of the Arts London (UAL) (Đại học Mỹ thuật Luân Đôn, Anh).

    con gai mc quyen linh 1
    Mai Thảo Linh (Lọ Lem) sẽ theo học tại trường Đại học Mỹ thuật Luân Đôn, Anh trong 4 năm. Học phí cho sinh viên quốc tế nhập học bậc đại học năm học 2024-2025 là 28.570 bảng Anh/năm (hơn 915 triệu đồng).

    con gai mc quyen linh 1
    Lọ Lem từng nhận giải thưởng Thành tích Xuất sắc Cambridge được trao bởi Tổ chức Giáo dục Cambridge Assessment International Education, vinh danh thành tích vượt trội của các học sinh tham gia những kỳ thi Cambridge từ hơn 40 quốc gia trên toàn cầu.

    con gai mc quyen linh 1
    Bên cạnh thành tích học tập tốt, Lọ Lem còn sở hữu nhiều huy chương, bằng khen tại các cuộc thi về nghệ thuật.

    con gai mc quyen linh 1
    Ái nữ nhà MC Quyền Linh từng khiến dân tình choáng ngợp vì loạt tác phẩm tranh vẽ.

    UAL là trường đại học chuyên ngành nghệ thuật và thiết kế lớn nhất ở Châu Âu và dẫn đầu thế giới trong việc giảng dạy và nghiên cứu với hơn 18.000 sinh viên, gần 4000 trong số đó là sinh viên quốc tế, đến từ 130 nước trên thế giới. Theo thông tin đăng tải trên website trường, học phí cho sinh viên quốc tế nhập học bậc đại học năm học 2024-2025 là 28.570 bảng Anh/năm (hơn 915 triệu đồng).

    Ngôi trường này được xếp hạng 2 thế giới về nghệ thuật và thiết kế trong BXH đại học thế giới QS theo ngành năm 2024. Đây là năm thứ 6 liên tiếp UAL giữ được thành tích này.

    con gai mc quyen linh 1
    "Tài sắc vẹn toàn", con gái nhà MC Quyền Linh chuẩn "con người ta" là đây!

    con gai mc quyen linh 1
    Toàn cảnh trường UAL - ngôi trường mà con gái MC Quyền Linh chuẩn bị theo học.

    con gai mc quyen linh 08

    con gai mc quyen linh 08

    con gai mc quyen linh 08

    con gai mc quyen linh 08

    con gai mc quyen linh 08

    Theo Saostar

  • Lựa chọn ngành học phù hợp khi du học tại Vương quốc Anh là vấn đề được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm trong thời gian qua.

    Việc lựa chọn ngành học đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập cũng như sự nghiệp sau này với các du học sinh. Tuy nhiên, sự phong phú và đa dạng của hệ thống giáo dục Anh sẽ mang đến cho bạn nhiều ngành nghề để lựa chọn.

    5 nganh nghe nen chon du hoc anh
    Du học Anh luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm. (Ảnh minh họa)

    Dưới đây là top 5 ngành nghề đang được nhiều du học sinh lựa chọn khi đến Vương quốc Anh, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.

    Quản trị khách sạn

    Anh là một trong những quốc gia trên thế giới sở hữu nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục nổi tiếng trong việc giảng dạy ngành Quản trị khách sạn. Sau khi ra trường, bạn có thể đảm nhận một số vị trí công việc như lễ tân, nhân viên khách sạn, giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch - khách sạn.

    Theo thống kê của Payscale, mức lương sau khi ra trường của ngành học này cũng rất hấp dẫn, rơi vào khoảng 953 triệu đồng/năm.

    Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo ngành Quản trị khách sạn: Đại học Leeds Beckett, Đại học Surrey, Đại học Lincoln, Đại học Bournemouth, Đại học Liverpool John Moores.

    Ngôn ngữ Anh

    Nếu bạn đam mê với ngành ngôn ngữ và muốn biết thêm về tiếng Anh thì chọn học ngành Ngôn ngữ tại Vương quốc Anh được xem sự lựa chọn tốt nhất.

    Tại các trường đại học nổi tiếng ở Anh, sinh viên sẽ được dạy cách sử dụng tiếng Anh thành thạo và trang bị kiến thức về văn hóa, lịch sử, kinh tế.

    Nếu đam mê ngành học này bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của một số trường như: Đại học York St John, Đại học Huddersfield, Đại học Ulster, Đại học Bristol.

    Logistics

    Logistics được đánh giá là một trong những ngành nghề phát triển hàng đầu tại Anh, đem đến nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao và hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hiện Anh nổi tiếng với nhiều cảng biển lớn như Liverpool, Southampton, Portsmouth.

    Nếu bạn năng động, nhạy bén, có khả năng sắp xếp công việc cao và làm việc nhóm tốt thì Logistic là một trong những ngành học phù hợp với bạn.

    Các trường đào tạo ngành Logistics chất lượng tại Anh: Đại học Huddersfield, Đại học South Wales, Đại học Sheffield.

    Công nghệ thông tin

    Công nghệ thông tin là biểu tượng của cách mạng công nghiệp 4.0 và được xem là một trong những ngành học hàng đầu ở Anh. Đồng thời, Anh cũng là quốc gia đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng phát triển của thời đại công nghệ với việc phát minh ra mạng Internet, máy tính, HTML.

    Sau khi tốt nghiệp ngành học này tại Anh, bạn có nhiều cơ hội làm việc tại các tập toàn công nghệ đẳng cấp như Intel, RAF.

    Những trường đại học hàng đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Anh: Đại học Newcastle, Đại học Central Lancashire, Đại học Durham, Đại học Oxford, Đại học Loughborough, Đại học Imperial College London.

    Thiết kế thời trang

    Nếu bạn yêu thích thời trang, hẳn từng nghe đến tuần lễ thời trang nổi tiếng London Fashion Week tại Anh. Hiện ngành Thiết thời trang đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này và thu hút nhiều sinh viên theo học.

    Khi lựa chọn du học ngành Thiết kế thời trang tại Anh, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty thời trang danh tiếng như Burberry, Dolce & Gabbana, Vivienne Westwood hay Moschino.

    Ngoài ra, vị trí việc làm của ngành học này cũng khá đa dạng. SInh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận một số công việc như: giám đốc thiết kế, nhà thiết kế thời trang, nhà tạo mẫu, giám đốc thương hiệu.

    Một số trường đào tạo ngành Thiết kế thời trang hàng đầu tại nước Anh: trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Central Saint Martins, trường Cao đẳng Thời trang London, trường Cao đẳng Thiết kế Thời trang Conde Nast, Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia, Đại học Nghệ thuật London.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số ngành học khác như: Khoa học máy tính, Tâm lý học, Y - Dược, Luật, Thiết kế nội thất, Marketing, Kỹ thuật cơ khí, Khao học dữ liệu, Phân tích kinh doanh.

    Theo VTC News

  • Lần thứ 19 tổ chức, Giải bóng đá Sinh viên Việt Nam - SVUK Cup 2024 thu hút 16 đội bóng, với gần 400 cầu thủ tham gia. Sau thời gian tranh tài đầy hứng khởi trong 2 ngày 13 và 14/4 (giờ địa phương), Giải đấu đã khép lại với ngôi đầu thuộc về đại diện đến từ thành phố Birmingham.

    bong da sinh vien nguoi viet o anh 1
    Những trận cầu sôi nổi tại Giải bóng đá Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh năm 2024.

    Do Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh (SVUK) tổ chức, Giải đấu năm nay có sự góp mặt của các cầu thủ trẻ là sinh viên Việt Nam từ hơn 50 trường đại học trên khắp lãnh thổ xứ sở sương mù.

    Đại diện Ban tổ chức, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Anh Nguyễn Tuệ Minh hào hứng cho biết: “SVUK Cup là một giải đấu rất được cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh mong đợi. Do đó, Giải đã nhanh chóng nhận được rất nhiều đơn đăng ký tham gia ngay khi triển khai… Và quả thật, SVUK Cup 2024 đã mang đến những khoảnh khắc thể thao đỉnh cao, sôi nổi với nhiều kỷ niệm đáng nhớ cho các bạn trẻ trong quãng thời gian ngồi ghế giảng đường".

    Đại diện đội tuyển Hội sinh viên Việt Nam Thành phố Bournemouth Nguyễn Thành Hưng chia sẻ: “Đến với SVUK Cup, ngôi vô địch luôn là điều đầu tiên mà tất cả các cầu thủ hướng tới. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đọng lại sau giải đấu chính là sự gắn kết, tình đồng đội và tinh thần thể thao. Chúng tôi đã có những khoảnh khắc cùng vui, cùng chia sẻ thật đặc biệt. Sau này, khi nhìn lại, đó là những kỷ niệm của tuổi trẻ không bao giờ phai mờ”.

    bong da sinh vien nguoi viet o anh 1
    Các thành viên đội tuyển Peaky Blinders trong giây phút đăng quang ngôi vô địch.

    Xúc động giữ trong tay chiếc cúp vô địch SVUK 2024, bạn Mạnh Thắng, đại diện đội tuyển Peaky Blinders (thành phố Birmingham) nói: “Đây có lẽ là lần đầu tiên, cũng là lần duy nhất tôi có cơ hội tham gia một sân chơi thể thao mang đậm tính kết nối và không kém phần chuyên nghiệp tại Vương quốc Anh. Thật đáng tự hào khi đó lại là một giải đấu hoàn toàn do sinh viên tổ chức”.

    SVUK là tổ chức chính thức đại diện cho hơn 14 nghìn sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Vương quốc Anh với vai trò nhịp cầu kết nối 46 Hội Sinh viên Việt Nam các trường đại học, cao đẳng ở xứ sở sương mù.

    Từ năm 2014, SVUK chính thức được công nhận là một thành viên trực thuộc Hội Sinh viên Việt Nam. Năm 2018, SVUK được Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong công tác học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

    Theo Nhân Dân

  • Sau 6 năm rưỡi làm việc cho tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới và hiện đang sinh sống tại Vương quốc Anh, Võ Tường Vân Thủy xem suất học bổng mình từng giành được như nguồn cảm hứng bất tận về việc kiến tạo ảnh hưởng.

    vo tuong van thuy 1
    Võ Tường Vân Thủy trong ngày tốt nghiệp

    "Tôi may mắn nhận được suất học bổng 25% của trường đại học", Võ Tường Vân Thủy, cựu sinh viên Truyền thông chuyên nghiệp, ĐH RMIT Việt Nam, chia sẻ.

    Cũng từ đó, Thủy nhận ra rằng cô cảm thấy tích cực trong các vai trò chia sẻ và cố vấn. Thủy đã nảy ra sáng kiến lập nên một nhóm cùng các bạn nhận được học bổng khác với mục tiêu tìm đến các em học sinh trung học để gieo sự tự tin và giúp các em giải quyết những vướng mắc trong quá trình ứng tuyển học bổng.

    Nhờ suất học bổng nhận được mà Thủy hiểu được ý nghĩa của việc cho đi và nhận lại. Cô mong muốn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Nguồn cảm hứng này tiếp tục lan tỏa vào dự án cộng đồng Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 do Google khởi xướng, nơi cô đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên kỹ năng số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như phụ nữ nông thôn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trong 2 năm.

    Qua các buổi đào tạo miễn phí, chương trình tạo điều kiện cho người tham gia tiếp cận các công cụ kỹ thuật số, từ đó nâng cao sinh kế và khả năng kinh doanh.

    "Tôi tập trung truyền tải 2 chủ đề riêng biệt: kinh doanh số và trao quyền cho phụ nữ", Thủy cho hay.

    vo tuong van thuy 1
    Võ Tường Vân Thủy đảm nhận vai trò huấn luyện viên kỹ năng số tại Việt Nam Digital 4.0

    Cô đã đầu quân cho GroupM và gia nhập tập đoàn truyền thông toàn cầu danh tiếng Wavemaker trước khi bắt đầu tham gia giảng dạy tại Việt Nam Digital 4.0. Nhờ vậy, các bài giảng của cô về kinh doanh kỹ thuật số đều đúc kết từ kinh nghiệm làm việc trong ngành.

    Thủy chia sẻ: "Thời điểm đó, tôi mới 24-25 tuổi, trong khi các chị, các cô tham gia chương trình thường lớn gấp đôi tuổi tôi. Làm sao để nói và thuyết phục họ về việc trao quyền cho phụ nữ với kinh nghiệm sống ít ỏi như vậy? - đó là câu hỏi tôi thường tự vấn bản thân".

    Cô nỗ lực truyền tải bài học một cách thiết thực, đan xen bằng những câu chuyện cá nhân hằng ngày để chạm được đến người tham gia.

    "Tôi lớn lên ở một khu phố có thành phần, tầng lớp đa dạng nên giờ đây dễ đặt mình vào vị trí của các chị, các cô hơn", Thủy kể.

    Bằng cách thấu hiểu đối tượng mục tiêu và tùy chỉnh nội dung, Thủy đã hướng dẫn cho khoảng 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân có nguyện vọng bắt đầu kinh doanh. Nhiều người trong số họ đã bày tỏ lòng biết ơn với những chia sẻ giá trị của Thủy và vẫn giữ liên lạc cũng như tìm cô xin lời khuyên ngay cả sau khi chương trình kết thúc.

    Thủy nhớ lại: "Tôi được Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) của RMIT giới thiệu đến chương trình này. Đây là sáng kiến của trường nhằm thúc đẩy đổi mới và sáng tạo dựa trên nền tảng kỹ thuật số trong giáo dục và đào tạo".

    Đối với Thủy, các mối quan hệ tạo dựng được mang đến cho cô những giá trị đáng kể. "Học bổng đã mở ra cho tôi không chỉ cơ hội nghề nghiệp mà còn là những tình bạn quý báu". Thủy vẫn thường xuyên liên lạc với các bạn khác nhận học bổng, "nhiều người trong số họ đã đạt được thành công trong cả sự nghiệp lẫn học vấn", cô cho hay.

    Cô từng có cơ hội cọ xát trực tiếp với các công ty quảng cáo lớn trong khi đang theo học ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại trường đại học. "Thầy cô của tôi từng là chuyên gia trong các công ty quảng cáo trước khi chuyển sang giảng dạy".

    Thủy đã có thể nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng thực tế từ những ngày đi học. "Tôi chủ động làm việc với khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ và biến các bài thuyết trình trên lớp thành các buổi đàm phán. Tôi áp dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề của khách hàng và hợp tác với đội ngũ phụ trách thương hiệu, một trải nghiệm gần giống với những gì diễn ra ở các công ty quảng cáo", Thủy nhớ lại.

    Cô đã lấy bằng thạc sĩ về Marketing từ Đại học Bath và hiện đang giữ vị trí Giám đốc Kế hoạch toàn cầu tại trụ sở chính của Wavemaker Global ở London, Vương quốc Anh.

    vo tuong van thuy 1
    Vân Thủy và các đồng nghiệp tại Wavemaker Global

    Biết cách nắm bắt mọi cơ hội

    Nhìn lại hành trình sự nghiệp của mình, cô chia sẻ: "Tôi đã làm việc cho GroupM ở Việt Nam trong 3 năm rưỡi trước khi chuyển đến Vương quốc Anh. Thị trường lao động ở London rất cạnh tranh. Một sinh viên mới tốt nghiệp có thể phải "rải" từ 50 đến 100 đơn ứng tuyển để nhận được một vị trí làm việc toàn thời gian".

    Thủy khiêm tốn nhìn nhận bản thân mình không hẳn nổi bật hoặc xuất sắc nhưng cô biết cách nắm bắt mọi cơ hội, sử dụng kỹ năng mềm và chú ý quan sát để nâng cao khả năng.

    "Thành tựu của tôi là kết quả của việc được tiếp xúc với những cá nhân xuất sắc, nhờ được bao quanh bởi nhiều người tài năng và học hỏi từ họ. Đối với tôi, áp lực từ bạn bè đồng trang lứa là một cách để tự phát triển và hoàn thiện bản thân".

    Sau nhiều năm làm việc trong ngành truyền thông và phỏng vấn hàng trăm ứng viên, Thủy đúc kết: "Các yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng là thái độ, sự quyết tâm và kiên định".

    Đó chính là cách mà Võ Tường Vân Thủy đạt được thành tựu đáng kể trong sự nghiệp mà vẫn duy trì được cam kết tạo sự khác biệt cho xã hội.

    Theo Phunuvietnam

  • Theo phóng viên TTXVN tại Anh, tối 17/3 (giờ địa phương), đêm nhạc 'Gửi một lá thư tình' đã diễn ra tại Nhà hát Greenwood, Đại học King's College London, với sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, các tổ chức, hội đoàn người Việt tại Anh, cùng đông đảo sinh viên Việt Nam, Anh và quốc tế.

    Sự kiện do Hội sinh viên Việt Nam tại Anh (SVUK) và cộng đồng chuyên viên Việt Nam tại Anh (VietPro) tổ chức nhằm giới thiệu những tài năng nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và phát triển cộng đồng người Việt yêu nghệ thuật tại Anh, đồng thời quảng bá văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tới bạn bè Anh và quốc tế.

    sinh vien viet bieu dien nghe thuat o anh 1
    Màn biểu diễn piano, cello tài năng của các bạn sinh viên tại đêm nhạc. Ảnh: Phong Hà/TTXVN

    Với 6 chủ đề: Tình yêu, Biết ơn, Gắn kết, Tổ ấm, Tha thứ và Gia đình, đêm nhạc gồm 20 tiết mục phong phú, đặc sắc, từ biểu diễn đàn piano, violin, cello, guitar, đàn tranh đến các màn hát, nhảy, múa, trình diễn áo dài… do các sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học Anh và người Việt sinh sống, làm việc tại Anh trình diễn. Với sự dàn dựng sáng tạo, công phu, kết hợp công nghệ ánh sáng và âm thanh hiện đại, các tiết mục nhận được sự khen ngợi, cổ vũ nhiệt tình của khán giả.

    Chương trình là sự hợp tác đầu tiên giữa SVUK và VietPro, nhằm tạo một sân chơi, tôn vinh và quảng bá những tài năng nghệ thuật, một lĩnh vực quan trọng ngoài học vấn và thể thao trong cuộc sống du học tại Anh. Sự kiện cũng tạo sự gắn kết cộng đồng người Việt tại Anh, đồng thời lan tỏa giá trị, nét đẹp văn hóa Việt Nam tới bạn bè Anh và quốc tế, với sự tham gia biểu diễn của các sinh viên nước ngoài trong chương trình.

    Tham dự sự kiện, bà Đào Thị Hồng - Bí thư thứ nhất phụ trách giáo dục, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh - đánh giá cao nỗ lực của SVUK và VietPro trong việc tổ chức một sự kiện có ý nghĩa như đêm nhạc "Gửi một lá thư tình", giúp gắn kết cộng đồng người Việt tại Anh đồng thời quảng bá tài năng nghệ thuật Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Bà Hồng bày tỏ vui mừng về sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Anh, trong đó có SVUK, khẳng định Đại sứ quán Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ các hội đoàn người Việt tại Anh nhằm xây dựng cộng đồng người Việt ngày một lớn mạnh.

    sinh vien viet bieu dien nghe thuat o anh 1
    Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, các tổ chức, hội đoàn người Việt tại Anh tham dự đêm nhạc. Ảnh: Phong Hà/TTXVN

    SVUK đại diện cho hơn 14.000 sinh viên Việt Nam đang sống và làm việc tại Anh, là nhịp cầu kết nối 46 Hội Sinh viên Việt Nam (Vietsoc) từ các trường đại học, cao đẳng trên toàn Vương quốc Anh.

    Thành lập năm 2010, VietPro nhằm kết nối mạng lưới quan hệ và cơ hội nghề nghiệp đồng thời hỗ trợ chuyên viên và sinh viên Việt Nam xây dựng kỹ năng mềm , hòa nhập vào môi trường làm việc tại Anh và Việt Nam. Từ khi thành lập, VietPro tổ chức nhiều sự kiện chuyên nghiệp như Prospect, SkillQuest, VietPro Christmas Dinner… tạo nền tảng cho việc xây dựng mạng lưới quan hệ học tập và làm việc cho cộng đồng chuyên viên, sinh viên Việt Nam tại Anh.

    Theo TTXVN

  • Khi quyết định học ở London, nhiều người nói với tôi rằng London quá ồn ào, London quá phức tạp và London quá mất tập trung để đi học. Tôi chỉ cười và trả lời rằng “Nếu ai đó thấy chán London, thì tức là người ấy đã chán sống, bởi tất cả những gì cuộc đời này trao tặng đều có thể được tìm thấy ở London”.

    Sáu tháng ở London, một nửa hành trình Chevening, tôi vẫn nhìn thành phố sống động này bằng con mắt tò mò, bởi London chưa bao giờ hết những điều mới mẻ và thú vị. Chương trình thạc sĩ cũng đã gần đi hết học kỳ 2, và thật lạ, dù Westminster Marylebone campus thật nhỏ bé giữa con phố đông đúc trung tâm London, đôi khi tôi vẫn đi lạc khi đi tìm lớp học.

    Khi còn nhỏ, khi mơ về một ngày nào đó sẽ đi du học, tôi vẫn thường tưởng tượng những tòa nhà cổ có những cửa kính lớn trang trí hoa văn cầu kỳ như những tòa lâu đài trong truyện cổ tích, những giảng đường dốc thoải và những thư viện tráng lệ với những giá sách gỗ màu nâu như trong trường phù thủy Hogwarts. Tôi nghĩ mình như Harry Potter ngồi sưởi nắng trên thảm cỏ xanh mượt trong khuôn viên trường rộng lớn. Thế rồi, khi đến University of Westminster, tôi như tỉnh dậy khỏi giấc mộng dài để bước vào một thực tại nhưng cũng không kém phần thi vị.

    Học kỳ đầu tiên của tôi bắt đầu vào năm 2018, đúng dịp University of Westminster kỷ niệm 180 năm ngày thành lập. Không có những tòa nhà tráng lệ như những tòa lâu đài, Westminster vẫn cổ kính với dấu ấn của trường đại học bách khoa đầu tiên của vương quốc Anh. Trường có 4 khu học xá tách biệt. Trong đó, 3 khu học xá Regent, Marylebone và Cavendish nằm ngay trong trung tâm London và Harrow nằm xa trung tâm tầm 20 phút đi tàu.

    Regent là campus đầu tiên của trường, nằm ngay tại khu phố sôi động nhất London – Regent street, ngay sát khu mua sắm sầm uất với những cửa hiệu lấp lánh. Regent Campus mang hơi thở của cuộc sống thành thị đầu thế kỷ 19. Lần đầu tiên đến Regent Campus, tôi bị cuốn hút những bức tường ốp gỗ nâu nhuộm màu thời gian, những bức tranh tường kiểu cổ điển và 2 cây đàn piano cổ trên bục giảng.

    dung chan o london 1
    Khu học xá Regent nhìn từ ngoài vào.

    Điều không thể không nhắc tới khi đến Regent Campus đó là rạp chiếu phim cổ Regent Street Cinema, rạp chiếu phim đầu tiên của nước Anh được xây dựng vào năm 1848. Đây cũng được coi là nơi khai sinh của nền điện ảnh Anh Quốc và hiện được điều hành bởi trường đại học Westminster.

    dung chan o london 1
    Rạp chiếu phim cổ Regent Street Cinema.

    Khác với Regent Campus, Westminster Cavendish Campus nằm trong khu dân cư tên là Marylebone Village. Đây là một trong những điểm quen thuộc trên instagram bởi vẻ đẹp kiêu sa của những ngôi nhà có cánh cửa gỗ đủ màu sắc và những chậu hoa rực rỡ nơi hiên nhà. Nếu như bạn thấy London xô bồ, ồn ào và đông đúc thì khi bước vào khu phố xinh đẹp này, sự bình yên nhẹ nhàng ùa đến khiến bạn chỉ muốn bước thật chậm để ngắm nhìn và cảm nhận một London thật giản dị, đậm chất thơ. Bên ngoài Cavendish Campus có một sân nghệ thuật sắc đặt bằng thép mà nhìn mãi tôi cũng chẳng hiểu ý nghĩa của chúng, chỉ biết rằng Westminster nổi tiếng về các ngành sáng tạo, và đã là nghệ thuật thì đâu phải ai cũng có thể hiểu.

    dung chan o london 1
    Sân nghệ thuật đặc sắc bằng thép bên ngoài Cavendish Campus.

    Nếu như tôi thích Regent campus bởi vẻ đẹp cổ điển của nó, thì cậu bạn tôi học ngành Chính trị ở Regent lại nói thích Marylebone Campus – nơi tôi học, bởi nó rộng rãi và tiện nghi. Marylebone Campus nằm ở đầu phố Baker Street, con phố nổi tiếng bởi ngôi nhà của Sherlock Holme và bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds, gần công viên Regent Street. Thỉnh thoảng giải lao, tôi với cô bạn hay ra Regent street ngồi ăn và ngắm nhìn màu xanh đến mát cả mắt nơi này.  Có 2 nơi tôi ưng nhất ở Marylebone Campus là nhà ăn và thư viện. Tôi vẫn thường ngồi ăn trưa ngước nhìn lên mái nhà bằng kính ở nhà ăn để thấy bầu trời xanh thật xanh những ngày nắng hoặc những hạt nước nhảy múa trên mái nhà trong suốt những ngày mưa. Dù Marylebone campus không có những thư viện như Hogwarts nhưng cũng khiến tôi mê mẩn và ở đó cả ngày. Tôi thích ngồi trên ghế sô pha thành cao như nhốt mình trong một thế giới riêng, nhìn ra con phố phía sau trường qua bức tường bằng kính và vùi mình trong những cuốn sách.

    dung chan o london 1

    Harrow, khu học xá rộng nhất dành cho các ngành sáng tạo như thiết kế thời trang, báo chí, phim ảnh và âm nhạc được ưu ái với khuôn viên rộng lớn nằm ở ngoại ô phía Tây Bắc London. Khác biệt – đó là điều nổi bật nhất khi bước chân vào campus này. Không giống như 3 khu học xá ở trung tâm, Harrow trẻ trung, sôi động, nơi của cá tính, phong cách và những ý tưởng táo bạo. Dù xa trung tâm thành phố, sinh viên ở Harrow cũng tự biến khu học xá thành chốn “giải trí” bằng những bữa tiệc âm nhạc, những buổi party quẩy tới bến trong bar của trường do sinh viên chuyên ngành âm nhạc tổ chức hay những buổi triển lãm, sàn diễn của sinh viên ngành thời trang. Cũng chẳng lạ gì khi bắt gặp một cô nàng tóc hồng rực hay một fashionista đi trong sân trường. Và biết đâu đấy, cậu bạn tóc nửa xanh nửa đỏ tôi gặp ở sân trường một ngày nào đó sẽ trở thành Christopher Paul Bailey (chủ tịch Burberry – Alumni của trường).

    dung chan o london 1
    Cầu thang với tông màu hồng táo bạo ở khu học xá Harrow.

    Học ở Anh, có những điều tuyệt vời hơn những gì tôi đã từng kỳ vọng. Tôi vẫn đi bộ đến trường. Trên đường đi học, tôi đi qua nhà ga cổ St Pancras, thư viện British Library, nhà thờ, Tháp BT Tower của đài BBC, công viên Regent Park, bảo tàng Madame Tussauds. Tôi thích không khí của London mỗi sáng sớm, nhìn dòng người đi bộ hối hả ngược xuôi, nghe bài hát về London tôi thích nhất qua tiếng đàn Guitar cùng giọng hát ấm áp của Ralph McTell

    “So, how can you tell me you’re lonely?

    And say for you that the sun don’t shine?

    Let me take you by the hand and lead you through the streets of London

    I’ll show you something to make you change your mind”

    Lớp tôi chỉ có 22 người. Có lẽ ngành tôi học khá lạ nên cứ mỗi lần tôi giới thiệu mình học Quản trị Hàng không, các bạn lại “Wow”, có cậu bạn còn giơ tay lên trời khua qua khua lại. Lớp nhỏ nên tôi cũng chẳng được học trong những giảng đường dốc. Tôi là một trong 2 đứa da vàng tóc đen duy nhất trong lớp, còn lại chủ yếu các bạn đến từ châu Âu, một vài bạn châu Phi. Cũng vì lớp nhỏ, nên chúng tôi thân khá nhanh, cứ học hết 1 môn, cả lớp lại rủ nhau đi uống ở Pub gần trường. Hồi ở nhà, mỗi lần bạn rủ đi Pub tôi lại chạy cho lẹ. Pub ở Anh là một trải nghiệm khác. Tôi thậm chí còn thích không khí thân mật mà ấm áp, không hề ồn ào, thích cái cảm giác cầm cốc bia say nồng hơi men mà thơm ngậy và nhìn người London đi xả stress sau tuần làm việc dài.

    Không chỉ là thư viện ngập tràn những cuốn sách, tạp chí chuyên ngành hay dàn máy tính đời mới đủ các phần mềm update nhất, sự hỗ trợ của nhà trường dành cho sinh viên cũng khiến tôi bất ngờ. Không khi nào chúng tôi thiếu một chỗ để học, bởi thư viện luôn sẵn sàng phòng học với bảng và máy chiếu hỗ trợ cho sinh viên làm việc nhóm hay đặt phòng học riêng. Hồi mới đến, tôi thường đăng ký các khóa học bổ trợ kỹ năng ngôn ngữ học thuật và phương pháp học tập. Trước khi nộp bài tập, sinh viên cũng có thể đặt 1 cuộc hẹn 45 phút với giáo viên hỗ trợ để thầy cô đọc, cho ý kiến và giúp sửa bài về mặt cấu trúc, ngôn ngữ. Nếu như ngày nào bạn thấy stress vì chuyện học, nhà trường có một nơi để tư vấn tâm lý cùng các khóa học Yoga và mindfulness.

    Tôi cũng không khỏi bất ngờ về quyền lực của tấm thẻ sinh viên mình có. Ngoài việc việc chạm thẻ để ra vào khu học xá và điểm danh mỗi giờ học, Student ID còn là tài khoản để sinh viên hưởng các ưu đãi như Amazon Student Prime, đăng nhập vào các trang học trực tuyến và hưởng chiết khấu khi mua sắm tại một số cửa hàng dành cho sinh viên. Sinh viên quốc tế của UK, còn có cơ hội tham gia HostUK, đến nhà 1 một người bản xứ ở Anh để trải nghiệm cuộc sống địa phương nhân các ngày lễ hoặc dịp cuối tuần. Nếu là sinh viên trường Westminster hoặc là Chevener bạn sẽ được miễn phí khi đăng ký tham gia chương trình.

    Các trường đại học ở London cũng đều có các Open Lecture vào cửa tự do, nếu gặp chủ đề quan tâm, mọi người đều có thể đăng ký tham dự. Nếu một ngày nào đó chán không gian thư viện trường, tôi vẫn thường ra British Library hoặc Welcome Collection gần nhà để học bài với một không gian hết sức hàn lâm. Những chiều nắng, tôi thích đi dạo trong công viên hoàng gia, hít thở không khí trong lành, ngồi bãi cỏ ăn một cái bánh ngọt và đọc sách.

    dung chan o london 1

    London cũng nổi tiếng với những bảo tàng, các phòng trưng bày đi mãi cũng chẳng bao giờ hết. Đó đúng là kho báu của tri thức đẹp và đầy những điều kỳ diệu. Nếu một ngày muốn đổi gió cho những hoạt động giải trí, tôi có thể đặt vé xem những buổi Opera và nhạc kịch miễn phí do sinh viên các trường nghệ thuật tại London như Học viện âm nhạc hoàng gia, Học viện nghệ thuật Trinity Laban biểu diễn…  Không chỉ đến London để học, London với tôi là nơi để sống. “Sống” nghĩa rộng như để trải nghiệm những điều mới lạ, để thưởng thức, cảm nhận cuộc sống, để bận rộn, để buồn để vui, và để là một phần của nơi ấy. Càng ở London lâu, tôi lại càng phải gật gù “tất cả những gì cuộc đời này trao tặng đều có thể được tìm thấy ở London”.

    dung chan o london 1

    Tôi còn nhớ câu nói của diễn giả trong ngày Chevening Orientation “One year will fly before you recognize it. So, make every minutes of it”. Học thạc sĩ ở Anh, 180 tín chỉ gói gọn trong 1 năm thay vì 2 năm như ở các nước khác, một năm học như một cuộc chạy nước rút. Nhưng chính sự gấp gấp ấy khiến tôi quý trọng hơn từng khoảnh khắc trong một năm mình có. Chúng tôi thường đùa nhau rằng, sau khi học ở Anh chắc chắn kỹ năng được cải thiện nhiều nhất là quản lý thời gian và lên kế hoạch. Học nhanh là thế nhưng nước Anh và Châu Âu đẹp thế này sao thể thờ ơ.

    Sáu tháng, chưa một giây phút nào tôi hối hận khi đã chọn Westminster và chọn London. Westminster là lựa chọn duy nhất để tôi vừa có thể học ngành Quản trị hàng không mà tôi muốn vừa có thể được là một phần của cuộc sống trung tâm London sống động. Có lẽ tôi si tình với thành phố quá. Tôi yêu mọi thứ mình nhìn thấy, dù ai có chê London thế nào, dù tôi cũng từng bị móc mất ví ngay tháng đầu tiên ở London, dù có đi đến đâu thì London vẫn chiếm vị trí vững trãi trong tôi không thể thay đổi.

    Sáu tháng ở London, tất cả những gì tôi trải nghiệm đều là những lần đầu tiên. Tôi đã ngắm nhìn thành phố này với đôi mắt mở to, chụp thật nhiều ảnh để ghi lại từng khoảnh khắc, và đón nhận mọi thứ dù buồn hay vui, dù nắng vàng tươi hay mây xù xám xịt, dù vĩ đại hay nhỏ bé, dù lấp lánh hay xù xì xấu xí … với trái tim rộng mở, không phán xét, không chê bai. Một cách tự nhiên, tôi khám phá mọi điều chỉ để làm đầy hành trang của mình. Nếu London chỉ là một nơi để ghé qua, để nhìn ngắm những biểu tượng trứ danh, người ta sẽ chẳng thể hiểu hết London, chẳng thể biết những ngõ ngách, những con phố xinh đẹp chưa một lần xuất hiện trong quảng cáo du lịch. Một năm ngắn thật, nhưng khi sống hết tôi từng khoảnh khắc ở nơi đây, tôi chắc chắn rằng đó là một năm rực rỡ nhất, để sau này dù có một quãng đường rất xa rồi ngước nhìn lại tôi sẽ vẫn thấy London là mảnh ghép ấy sáng lấp lánh nhất trong ký ức của mình.

    Bài viết: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

    Hình ảnh: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

    Nguồn: Mindthegap

  • Hiện có 7.100 sinh viên tại Việt Nam theo học tại các chương trình giáo dục đại học của Vương quốc Anh, trong đó 6.000 sinh học trực tiếp tại Việt Nam, số còn lại là theo hình thức học trực tuyến.

    Thông tin trên được chia sẻ tại diễn đàn "Nâng tầm hợp tác liên kết đào tạo giữa Vương quốc Anh và Việt Nam" do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Hội đồng Anh tổ chức ngày 19/10.

    Ông Steve Smith, Đại sứ Giáo dục Toàn cầu Vương quốc Anh, cho biết, hiện có hơn 7.100 sinh viên tại Việt Nam theo học các chương trình giáo dục đại học của Vương quốc Anh.

    Trong đó 6.000 sinh viên đang theo học trực tiếp tại Việt Nam, số còn lại là theo hình thức học trực tuyến. Việt Nam là nước đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về số người theo học các chương trình giáo dục đại học của Vương quốc Anh, sau Singapore và Malaysia.

    so luong du hoc sinh viet o anh
    Ông Steve Smith, Đại sứ Giáo dục Toàn cầu Vương quốc Anh, chia sẻ tại diễn đàn (Ảnh: Tú Như)

    Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, đánh giá cao sự hỗ trợ của Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh trong việc phối hợp triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam.

    Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, giáo dục đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam, phát triển giáo dục được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam xác định chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục là nhiệm vụ cần để nâng cao chất lượng giáo dục.

    Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tin rằng diễn đàn là cơ hội thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học; những thay đổi trong ưu tiên, chính sách và quy định về liên kết đào tạo tại Việt Nam; tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và thị trường lao động quốc tế.

    Chia sẻ tại diễn đàn, ông Steve Smith, Đại sứ Giáo dục Toàn cầu Vương quốc Anh, cho biết, chiến lược đào tạo quốc tế liên chính phủ của Vương quốc Anh hướng tới một nền giáo dục chất lượng cho sinh viên quốc tế khi tham gia khóa học liên kết giữa Vương quốc Anh và quốc gia khác.

    Chiến lược này là yếu tố cốt lõi trong kế hoạch hợp tác giáo dục của Chính phủ Vương quốc Anh với các quốc gia trên thế giới và Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng.

    Thông tin từ Đại sứ Giáo dục Toàn cầu Vương quốc Anh, hiện nay Vương quốc Anh đang đứng đầu về số lượng các chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam với 101 chương trình giáo dục đang được triển khai.

    "Cùng với đối tác Việt Nam của mình, chúng tôi đánh giá đây là một thị trường đầy hứa hẹn để tiếp tục phát triển mang lại một lựa chọn học tập toàn diện, công bằng với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất", ông Steve Smith cho biết.

    Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam nhấn mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

    Đại diện của Hội đồng Anh tại Việt Nam bày tỏ mong muốn tạo môi trường thuận lợi cho liên kết đào tạo với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục mang lại trải nghiệm học tập tốt cho học viên cũng như tăng tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp.

    "Chúng tôi vẫn tiếp tục cam kết mang giáo dục chất lượng tới gần tất cả mọi người, thông qua những dự án, các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục toàn diện", bà Donna McGowan chia sẻ.

    Theo Dân Trí

  • Nhiều đại học Anh đã bác bỏ và cho rằng thông tin trên là 'dối trá'.

    Theo nghiên cứu mới đây từ các trường đại học Anh, sinh viên nước này không bị “ép chặt” bởi sinh viên quốc tế dù Anh là một trong những điểm đến du học hàng đầu thế giới. Nghiên cứu do Đại học College London, Đại học Surrey và Đại học Essex đồng thực hiện, đăng tải trên Tạp chí Kinh tế châu Âu.

    Nghiên cứu được tiến hành khi tờ Sunday Times cho rằng cơ hội học tập, thực tập và tìm việc làm của sinh viên Anh bị suy giảm do sinh viên quốc tế bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Điều này khiến giáo dục Anh không còn công bằng và bình đẳng.

    Nhiều đại học Anh đã bác bỏ và cho rằng thông tin trên là “dối trá”. Trong nghiên cứu của mình, ba trường đại học hàng đầu nước Anh đã tiến hành khảo sát sinh viên trong những năm học 2007 - 2008, 2020 - 2011 để so sánh sinh viên quốc tế và sinh viên Anh.

    Bà Greta Morando, đồng tác giả nghiên cứu, khẳng định: “Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào về việc sinh viên quốc tế gây bất lợi cho sinh viên trong nước về học tập, thực tập hay tham gia thị trường lao động”.

    Theo kết quả nghiên cứu, sinh viên quốc tế góp phần trợ cấp chéo cho sinh viên Anh học đại học thông qua việc đóng học phí cao hơn. Ngoài ra, sinh viên quốc tế đóng góp cho nền kinh tế, tài trợ cho các trường đại học và làm phong phú hơn trải nghiệm học tập.

    Các chuyên gia giáo dục bày tỏ hoan nghênh nghiên cứu trên. Bà Sarah Cooper, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp tại Đại học Bristol, đánh giá: “Nghiên cứu trên rất quan trọng để chứng minh rằng tuyển sinh quốc tế mang lại kết quả ‘đôi bên cùng có lợi’ cho sinh viên, ngành Giáo dục và Vương quốc Anh”.

    6a08da5e8f12664c3f03

    Giaoducthoidai (theo The Pie)

  • Ở tuổi 26, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã giành được học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ ngành kế toán - tài chính của ĐH Bristol (nước Anh), đồng thời cô là người Việt đầu tiên được chọn vào Hội đồng quản trị tổ chức phi lợi nhuận Voscur.

    Thành tích "khủng"

    Từ thời THPT, khi còn ở Hải Dương, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã nổi tiếng về thành tích học tập xuất sắc của mình. Đến khi theo học tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội), Lan luôn là sinh viên học tốt và là thủ khoa đầu ra của trường.

    Năm 2019, khi vừa tròn 22 tuổi, bằng tố chất xuất sắc, Lan giành được học bổng của 9 trường đại học tại Anh và Úc. Tuy nhiên, Lan chọn học bổng Think Big với giá trị khoảng 20.000 bảng Anh của ĐH Bristol. Trong thời gian đó, Lan là 1 trong 5 sinh viên trên thế giới được nhận học bổng thạc sĩ từ đại học này.

    Chưa dừng lại, năm 2021, ở tuổi 24 Ngọc Lan tiếp tục "săn" được học bổng toàn phần hệ tiến sĩ ngành kế toán - tài chính.

    Voscur vietnam 1
    Ngọc Lan, nữ du học sinh với trái tim rộng mở, hướng về cộng đồng. Ảnh: NVCC

    Chia sẻ về bí quyết săn học bổng, Ngọc Lan cho biết: "Thông thường, các đại học tại châu Âu sẽ chú trọng tới nghiên cứu khoa học, cho nên khi còn là sinh viên tôi đã nỗ lực tham gia và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu nhất có thể. Từ đó, tôi đã có 6 công trình nghiên cứu khoa học về kế toán - tài chính, giáo dục, bảo tàng được xuất bản. Các công trình nghiên cứu khoa học này đã được đăng trên các tạp chí, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế".

    Ngọc Lan cho biết các đại học ngoại quốc rất thích sinh viên tham gia vào hoạt động cộng đồng. Vì thế cô đã lựa chọn nghiên cứu thêm về dự án khởi nghiệp "sản xuất quần lót tre có xử lý kháng khuẩn Chitosan cho nữ giới". Đây được coi là điểm sáng giúp cô "ghi điểm" và vượt qua nhiều ứng viên "săn" học bổng khác trên thế giới.

    Đến cuối năm 2022, Lan cùng 3 người bạn đã "chạm tay đến giấc mơ" khi được xướng tên ở lễ trao giải thưởng khởi nghiệp lớn nhất Trung Quốc dành cho du học sinh với dự án "máy dò tìm và phát hiện phóng xạ hạt nhân tầm xa – Alpha". Đây là dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, giúp tối ưu hiệu suất của việc tìm kiếm và xử lý rác thải hạt nhân, từ đó nâng cao chất lượng môi trường sống cho con người.

    Vào tháng 3.2023, khi chạm mốc 26 tuổi, Ngọc Lan được sinh viên đề cử là trợ giảng hay nhất của năm, một giải thưởng danh giá dành cho các trợ giảng tại ĐH Bristol.

    Kế đến tháng 5.2023, Lan vinh dự được trao giải người phụ nữ truyền cảm hứng của năm tại lễ trao giải thưởng quốc tế Việt Nam của Liên hiệp phụ nữ quốc tế Việt Nam - Vương quốc Anh nhân dịp 50 năm quan hệ Việt Nam – Anh.

    Người Việt đầu tiên vào hội đồng quản trị của tổ chức Voscur

    Tháng 12.2023, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành, Voscur - tổ chức hỗ trợ và phát triển trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội, cộng đồng và tình nguyện (VCSE) đã điền tên Nguyễn Thị Ngọc Lan trong danh sách thành viên Hội đồng quản trị trên website của Voscur. Cô đã chính thức trở thành 1 trong 10 thành viên tổ chức phi lợi nhuận này sau khi thực hiện thành công buổi phỏng vấn với giám đốc điều hành. Ngọc Lan vinh dự là người Việt Nam duy nhất và trẻ tuổi trong bộ máy quản trị của tổ chức này.

    Voscur vietnam 1
    Ngọc Lan chính thức trở thành Ủy viên hội đồng quản trị của tổ chức phi lợi nhuận Voscur tại Anh. Ảnh: NVCC

    Ngọc Lan cho biết tổ chức Voscur được thành lập vào năm 1995 với trọng tâm là trao quyền, hợp tác, cung cấp nguồn lực và các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức địa phương. Đồng thời, kết nối và vận động chính quyền, các doanh nghiệp quan tâm đáp ứng nhu cầu hợp lý của người dân tại Bristol (nước Anh).

    Nói về cơ duyên trở thành thành viên danh dự này, Ngọc Lan kể: "Để hoàn thành dự án nghiên cứu định tính của tôi ở ĐH Bristol, tôi phải thực hiện phỏng vấn 40 nhà quản trị cấp cao tại các tổ chức và doanh nghiệp. Thế là tôi gặp bà Rebecca Mear, chủ tịch của dự án này và từ đó đã có những cuộc gặp gỡ, cuối cùng là đi chung đường với nhau".

    Để có được "cái gật đầu" vào hội đồng quản trị của tổ chức phi chính phủ này, Lan phải dùng chính đề tài nghiên cứu tiến sĩ về "sức khỏe tinh thần" của mình để trình bày. Cô kể lại: "Hầu hết chúng ta đều biết sức khỏe tinh thần quan trọng, nhưng làm sao để đo lường một thứ vô hình như thế là một bài toán khó nhưng càng khó thì tôi lại càng muốn thực hiện".

    Chia sẻ về bí quyết chinh phục người phỏng vấn, Ngọc Lan cho biết cô luôn chủ động và cố gắng tận dụng mọi cơ hội. Có nhiều ngày Lan phải thức dậy thật sớm, chống chọi với cái lạnh ở xứ sở sương mù, ngồi tàu suốt 3 tiếng đồng hồ để có cơ hội phỏng vấn một nhà quản trị cấp cao. Cô dành mọi thời gian mình có để tìm kiếm, kết nối với những nhà quản trị phù hợp và chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn.

    Voscur vietnam 1
    Cô còn vinh dự được trao giải người phụ nữ truyền cảm hứng của năm tại lễ trao giải thưởng quốc tế Việt Nam của Liên hiệp phụ nữ quốc tế Việt Nam - Vương quốc Anh.

    Bên cạnh vai trò mới được bổ nhiệm là Ủy viên hội đồng quản trị, Ngọc Lan còn là nghiên cứu sinh năm thứ 3, trợ giảng năm thứ 2 (với 8 buổi đứng lớp/tuần) và Chủ tịch của cộng đồng các sinh viên Việt Nam tại ĐH Bristol. Đây cũng là một bước tiến lớn của cô trên hành trình đóng góp cho cộng đồng, tiếp nối những dự án nhân văn mà cô đã thực hiện trước đây như: dạy học tình nguyện tại trại trẻ mồ côi Hà Cầu, khởi nghiệp sản xuất quần chip từ tre.

    Theo Thanh Niên

  • Trên nhóm Du Lịch Khám phá Châu Âu, chị Nguyen Huong Thao đã chia sẻ hành trình "DU HỌC ANH, VÁC BA LÔ ĐI QUANH THẾ GIỚI" vô cùng thú vị:

    "Nay là ngày mình về Việt Nam sau hơn 1 năm du học Master tại Anh. Ngồi trên máy bay trở về nước, mình tranh thủ ghi lại một số điểm để các bạn trẻ, các bạn sắp đi UK hoặc đi du học ở nước nào đó có thêm thông tin, để hành trình du học và khám phá thế giới của các bạn thêm hiệu quả và rực rỡ.

    Thế giới đẹp lắm, mỗi nơi đều có một vẻ khác nhau. Nơi đẹp nhất là nơi chúng ta chưa từng đi qua. Khoảng thời gian đẹp nhất là khoảng thời gian không thể quay trở lại. Cùng nỗ lực chăm chỉ và tích cực trải nghiệm, để mỗi ngày đều là ngày vui. Live, not just exist.

    Tổng kết lại hành trình hơn 1 năm qua của mình:

    du lich 45 quoc gia 1

    I. Về việc du lịch khám phá

    Tinh thần đi khám phá lần này rất máu, khác hẳn lần đầu học Master tại Paris 14 năm trước. Dù lần trước có học bổng toàn phần của Chính phủ Pháp, đi làm thêm cũng dư dả nhưng mình chả đi du lịch đâu mấy cả. Đi quanh nước Pháp chỗ trường của các bạn học cùng Ngoại Thương và có đi sang Đức chơi thôi.

    Lúc từ Pháp về nước mình cầm được khối tiền tiết kiệm mang về. Nhưng rồi sau đó mình mới nhận ra và tự hỏi: tại sao hồi còn ở Pháp mình không tranh thủ đi du lịch các nước châu Âu đi, cầm số tiền đó về làm gì. Khi sống ở châu Âu thì đi chơi quanh châu Âu vừa tiện vừa rẻ. Vé máy bay, vé tàu xe rẻ rất rẻ mà lại không tích cực lên đường khám phá thì cũng tiếc thật.

    Mình bắt đầu tự học tiếng Anh năm 23 tuổi khi đó và ôm giấc mơ một ngày sẽ quay trở lại châu Âu du học. Giấc mơ đó ngốn 13 năm của mình mới thành hiện thực như lần này.

    Lần này thì: 4 ngày đầu sau khi đến Anh hồi cuối tháng 9/2022, mình đã đi đến nước khác đầu tiên là xứ Wales. Sau đó, trong 3 tháng đầu ở Anh mình đã đến thăm 12 thành phố lớn nhỏ khắp nước Anh, Wales và Scotland. Tiếp sau đó là bay đi rất nhiều các nước ở 3 châu lục: châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Mình, 37 tuổi, đã đặt chân đến:

    1. Việt Nam 
    2. Pháp 
    3. Đức 
    4. Thái Lan
    5. Singapore
    6. Campuchia
    7. England 
    8. Wales 
    9. Scotland
    10. Gibraltar 
    11. Mỹ
    12. Mehico
    13. Hy Lạp
    14. Ý
    15. Thụy Sỹ 
    16. Áo
    17. Liechtenstein 
    18. Tây Ban Nha
    19. Ba Lan
    20. Thụy Điển
    21. Đan Mạch
    22. Cộng hòa Séc
    23. Slovakia 
    24. Hungary 
    25. Bỉ
    26. Luxembourg 
    27. Ma-rốc
    28. Iceland 
    29. Na Uy
    30. Phần Lan
    31. Estonia 
    32. Hà Lan
    33. Canada 
    34. Quần đảo British Virgin  
    35. Antigua and Barbuda
    36. Curaçao
    37. Aruba
    38. Bắc Ailen
    39. Ailen
    40. Malta
    41. Bồ Đào Nha
    42. Slovenia 
    43. Croatia 
    44. San marino 
    45. Vatican

    Còn bạn? Bạn thích nước nào nhất?

    Như vậy, mình đã đến khám phá tổng tất cả 45 quốc gia trên thế giới. Trong đó riêng hơn 1 năm đi du học ở UK mình đi du lịch đến 41 nước, từ nước số 7 đến số 45 trong list. Thêm 2 nước Pháp và Đức, số 2 và 3 mình đã đến hồi 2009, và năm vừa rồi mình lại đi khám phá Pháp, Đức hơi bị nhiều ngày và kĩ càng.

    Con số 41 nước này nhiều hơn sự mong đợi của mình. Hồi trong năm mình có đọc 1 bài báo khá truyền cảm hứng nói về 1 bạn trai đạt học bổng Chevening, và trong hơn 1 năm ở UK du học bạn đã đặt chân đến 36 nước. Giờ nhìn lại con số 41, mình lại là một cô gái thấp bé, balo to hơn người, thì đó là cả hành trình dài đòi hỏi sức khỏe sức trẻ, sự dũng cảm, sự đầu tư thời gian để xin các loại Visa, và chuẩn bị tài chính để book các loại vé và chi phí cho chuyến đi.

    Với tổng hơn 100 chuyến bay, chuyến tàu và bus liên thành phố, mình vác ba lô lên đường liên tục, chuyến này nối tiếp chuyến kia. Cái hay là lần nào mình đi cũng vui, tinh thần cực kì phấn chấn, ko cảm thấy mệt mỏi rệu rã bao giờ và nụ cười luôn nở trên môi. Vui chứ! Vì bằng đấy chuyến đi là bao nhiêu các chuyến gặp gỡ với bạn học cũ-mới, đồng nghiệp cũ, học trò cũ và người thân trong gia đình. Mình may mắn có "cạ cứng" ở nhiều quốc gia trên thế giới, nên mình vừa kết hợp đi chơi, đi thăm mọi người và đi solo một mình đan xen trong suốt các chuyến đi của hơn 1 năm qua.

    du lich 45 quoc gia 1
    Chân dung chị Nguyen Huong Thao, người phụ nữ tài năng mạnh mẽ

    Các app ruột của mình khi đi du lịch gồm có:

    - Trip chấm com hoặc Opodo: để đặt vé máy bay giá rẻ

    - Trainline hoặc Omio: để đặt vé tàu, xe bus các kiểu khi di chuyển giữa các quốc gia gần nhau và liên thành phố

    - Booking chấm com hoặc Hostelworld: để đặt phòng hotel hoặc đặt phòng dorm ở chung với các bạn. Mình thường trả thêm 1 chút để ở phòng 4 người hoặc 6 người cho thân với các bạn cùng phòng hơn, bớt ồn ào, ngủ ngon hơn.

    Lại nói về Visa. Năm vừa rồi đầu tiên là mình xin visa đi Mỹ, sau đó đi Europe tour 3 lần với 3 lần vật vã xin Schengen visa (sau nhiều lần canh ngày canh đêm để có lịch hẹn với Đại sứ quán). Tiếp đó là xin visa đi Maroc và Canada. Gần đây nhất là mình lại hăm hở nộp visa đi Australia. Toàn là mình tự làm chứ không qua dịch vụ nên khâu chuẩn bị, đi phỏng vấn, chứng minh tài chính, giấy tờ các kiểu cũng ngốn kha khá thời gian. Nhưng vì yêu các cung đường nên chẳng ngại chi. 

    Vậy đó. 36 năm đầu đời mình đi có 6 nước. Đến năm 37 tuổi mình đi một lúc hơn 40 nước. Để có được hơn 1 năm này thì mình đã nỗ lực 36 năm qua. Nhất là hơn 10 năm trở lại đây mình đã nuôi ý chí đi du học lần 2 tại Anh, và nuôi ước muốn được đi ngao du khắp thế giới. Đến giờ nhìn lại thì thấy đó là một hành trình rất đẹp, dù tốn nhiều công sức và nhiều sự kiên trì trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Không bao giờ là quá muộn để thực hiện một ước mơ nào đó. Think big and dream big. Các bạn nhé!

    Trên đường đi khám phá, mình cũng đối diện với rất nhiều thử thách và có những thứ phải trả bằng mất mát, có những thứ phải trả bằng tiền ngu. Ví dụ như:

    - Bị trộm mở khóa ba lô lấy mất chiếc máy ảnh Sony mấy ngàn $ ở Croatia

    - Rớt não quên túi quà cáp trong túi riêng ở khoang hành lý máy bay ở Tây Ban Nha.

    - Suýt mất hành lý ở Slovakia vì bus họ đỗ không đúng giờ ở bến.

    - Xách hành lý đi bộ một mình ở nơi vắng người vào buổi tối, vừa đi vừa run khi di chuyển từ bến xe về hotel ở Bratislava - Slovakia và Venice Ý.

    - Làm rơi đâu mất thẻ ngân hàng ở Pháp, may mà có mang thêm 2 thẻ ngân hàng khác dự phòng. 

    - Suýt lỡ tàu nối chuyến ở Đức vì nhầm platform.

    - Mua sim đắt và mất tiền ngu ở Hy Lạp, Mỹ và Canada.

    - Bị mua kẹo đắt 84 euro 2 gói kẹo ở Strasbourg Pháp vì tội chọn và mix kẹo vào rồi mà không xem giá trước khi mua.

    - Đến nhầm điểm meeting point ở Iceland và Malta. Riêng ở Iceland chạy thục mạng đến kịp để lên xe đi tour đến Glacier Lagoon cùng Trang và Huyền, còn ở Malta thì mất trắng tiền tour vì nhầm điểm lên tàu thủy đi đảo.

    - Như hôm nay thì dù đã đặt Uber và lên đường ra sân bay sớm tận 4 tiếng, 11am bay, 7am đi để ra sân bay bay từ London về HN, vậy mà tắc đường ở London buổi sáng làm mình suýt lỡ chuyến bay. Mất tận gần 3h ngồi trên xe taxi mới đến được sân bay. Được cái mình trưởng thành là như này này: bình tĩnh, biết chấp nhận thực tại. Quá lo lắng sốt ruột cũng không thay đổi được gì, mình chọn vừa ngồi trên xe vừa động viên bác tài xế, khen bác điều khiển giỏi khi bác cố tìm cách đi tắt tránh các tuyến phố bị tắc. Thấy mình điềm tĩnh, bác cũng bớt sốt ruột, đỡ đập vô lăng, bớt lo lắng hộ mình vì các đoạn đường tắc, xe đứng yên trong vô vọng.

    Chắc lần sau anh em bay Vietnam Airlines chuyến 11am, bay thẳng London - HN thì nên ra sân bay từ 6h nếu đi Uber/taxi. Giờ đó vắng, giá đi rẻ hơn, ít traffic. Vì mình có nhiều hành lý nặng nên đi Uber, chứ ko đã đi tàu cho rẻ và khỏi lo tắc đường.

    Đi để lớn. Tuổi nào cũng vẫn sẽ thấy mình lớn hơn và trưởng thành hơn khi học được từ chính những khờ dại và sai lầm của bản thân. Dù khách quan hay chủ quan thì đó đều là những bài học, những kỉ niệm thêm gia vị làm cho chuyến đi thêm đáng nhớ.

    II. Về việc học

    1. Là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt học bổng GREAT của Hội Đồng Anh và ĐH Westminster để theo học Master tại ĐH Westminster, London năm học 2022-2023.

    2. Tốt nghiệp Master loại xuất sắc distinction.

    3. Trong 1 năm học tại London mình không nghỉ học buổi nào, và thường đi học sớm. Trừ đúng giai đoạn gần 1 tháng đi Mỹ hồi tháng 3/2022 (có phép của giáo sư) để dự hội thảo ngành TESOL tại Portland, chạy 42km Los Angeles Marathon và tranh thủ đi khám phá các thành phố dọc Bờ Tây nước Mỹ + Mexico.

    4. Về cơ bản là mình chăm và học ngoan. Tích cực hỏi bài thầy cô. Ngay từ hồi ở Việt Nam trước khi sang Anh mình đã chủ động viết mail cho thầy course leader và trao đổi với thầy nhiệt tình để nắm được chương trình học. Tương tự, với bất cứ thầy cô nào dạy mình môn nào, sau buổi học đầu tiên, mình thường viết mail giới thiệu sơ qua về mình, về mục tiêu học tập đạt distinction trong năm học này và hỏi thầy cô các câu hỏi nếu có sau buổi học đầu và trong quá trình đọc thông tin về môn đó trên web của trường.

    Chủ động, chủ động và chủ động. Communication is key. Kết quả là sau 1 năm học thầy cô nào cũng rất quý mình. Tốt nghiệp xong là thầy cô viết mail hỏi mình có ở London không để mời mình đi cafe, hẹn mình đi ăn và khuyến khích mình theo đuổi con đường nghiên cứu học thuật. Tình cảm lắm!

    5. Ngày đầu bước chân đến UK mình đã ngồi lấy sổ viết ra tên các đề tài và các topic mà mình hứng thú để viết Luận văn cuối khóa. Sau này chính đề tài đầu tiên mình viết ngay dòng đầu là topic mình chọn để nghiên cứu. Đồng thời, mình ngồi đọc các thông tin của từng môn học trên trang web của trường. Ngồi viết ra từng môn xem kì này deadline của các bài là khi nào, môn đó học những gì.Học ở Anh được cái thông tin rất rõ ràng, trên web có hết. Chủ động tìm hiểu và quan trọng nhất là viết ra sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan về chương trình học, hạn chót phải làm và biết đường để sắp xếp thời gian học cho tốt còn...đi du lịch.

    6. Các trang web, phần mềm hữu ích để viết bài luận essay/coursework:

    1) Dùng Quilbot để paraphrase

    2) Dùng Grammarly bản premium để check lỗi ngữ pháp tiếng Anh

    3) Hỏi chat GPT để hiểu các khái niệm phức tạp, các thuật ngữ khó hiểu, để lấy thêm idea cho câu hỏi luận, để từ đó nghiên cứu và phát triển thêm cho bài viết có chiều sâu.

    7. Trong quá trình học tại UK, mình tích cực tham gia nhiều các buổi lễ hội âm nhạc concert lớn, mua vé đi xem musical show, tham gia chạy các giải marathon ở Anh và Mỹ, tham gia giải đua 3 môn phối hợp bơi-đạp-chạy London Triathlon. Và hăng hái tham gia các event, cuộc thi do Hội Sinh viên VN tại UK - SVUK, Cộng đồng VietPro và Hội người Việt tại Anh, Vietnamese Family Partnership (VFP) tổ chức.

    Vì tham gia nhiều các hoạt động nên mình thấy những ngày du học ở Anh ý nghĩa thêm bao nhiêu, thêm nhiều trải nghiệm và nhiều bạn mới - những người giỏi, sáng tạo và có cùng chí hướng. Ngồi gõ bài này suốt mấy tiếng trên chuyến bay. Chuẩn bị đến giờ hạ cánh. Về đến nhà có mạng là mình sẽ post bài này. Mình rất háo hức được trở về nhà ăn Tết và gặp lại mọi người. Nhớ Việt Nam quá rồi!

    Không bây giờ thì bao giờ. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thực hiện ước mơ. Chúc các bạn học tốt, làm tốt và có nhiều trải nghiệm thú vị trong các hành trình khám phá!

    Cre: Nguyen Huong Thao / Du lịch Khám phá Châu Âu

  • Chính phủ Anh chính thức cấm sinh viên quốc tế bậc cử nhân đưa người thân đến quốc gia này kể từ ngày 1-1, nhằm hạn chế người nhập cư.

    anh cam du hoc sinh mang theo nguoi than
    Tuyên bố của Thủ tướng Anh Rishi Sunak trên mạng xã hội X - Ảnh: X

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh James Cleverly cho biết chỉ những du học sinh học chương trình sau đại học hoặc nhận học bổng do chính phủ nước này tài trợ mới được phép xin visa (thị thực) cho người thân. Ngoài ra, sinh viên quốc tế không thể chuyển đổi thị thực du học sang thị thực làm việc cho đến khi tốt nghiệp.

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak viết tuyên bố trên mạng xã hội X: “Kể từ hôm nay, phần lớn sinh viên đại học nước ngoài không thể đưa người nhà đến Vương quốc Anh”.

    Chính phủ Anh đã công bố chính sách nói trên ở trang web chính thức của họ vào ngày 23-5-2023, trong bối cảnh số người di cư ròng (chênh lệch giữa số người đến và đi) nằm ở mức kỷ lục 745.000 người tính đến tháng 12-2022.

    Theo dữ liệu mới nhất của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố vào tháng 12-2023, số người di cư ròng của nước này tính đến tháng 6-2023 là 672.000 người.

    Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách mới sẽ gây ảnh lớn đến các trường đại học phụ thuộc vào học phí của sinh viên nước ngoài, cũng như vị thế của Anh trên bản đồ du lịch thế giới.

    Giám đốc Viện Chính sách giáo dục đại học Anh (HEPI) Nick Hillman lo ngại sinh viên quốc tế sẽ chọn đến những quốc gia khác để du học.

    Vị chuyên gia cho biết học phí của nhóm sinh viên này trợ cấp chéo cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của Anh. “Sinh viên quốc tế mang lại lợi ích cho Anh về mọi mặt”, ông Hillman nói.

    Trong khi đó, Bộ Nội vụ Anh khẳng định thay đổi nói trên là một cách tiếp cận “cứng rắn nhưng công bằng”, giúp “thu hút những người thông minh và tài giỏi nhất” đến nước này và giải quyết tình trạng đến học chỉ để nhập cư.

    Theo báo SCMP, Chính phủ Anh đã cấp khoảng 152.980 thị thực cho người thân của các du học sinh tính đến tháng 9-2023.

    Theo Tuổi Trẻ

     

  • Thay vì bỏ 800 triệu đồng học Thạc sĩ ở Anh trong 1,5 năm, tôi thà dùng 400 triệu đồng đi du lịch, tiền còn lại để học ngoại ngữ.

    Tôi là người học ở Việt Nam nhưng đã làm việc ở nước ngoài một thời gian, tiếp xúc với nhiều chuyên gia phương Tây và cả các du học sinh về nước làm việc. Từ những kinh nghiệm có được, tôi xin phép đánh giá một cách công bằng về chuyện du học (không có chuyện chỉ ngồi ở Việt Nam mà phán xét theo kiểu một chiều).

    Tôi gặp rất nhiều bạn du học sinh ở Anh, Mỹ về nhưng toàn nói lý thuyết suông, không có kinh nghiệm thực chiến ở môi trường khác biệt như Việt Nam. Chưa kể, các bạn cứ thích chêm các từ tiếng Anh vào để trông có vẻ chuyên sâu, hiểu biết rộng, nhưng hiệu quả công việc thực tế lại không mấy đặc biệt. Thậm chí, kỹ năng ngôn ngữ của các bạn đó cũng không hơn gì người ở trong nước vì họ chỉ học một thời gian ngắn ở nước ngoài. Về nước một thời gian mà không chịu khó trau dồi tiếp thì các bạn sẽ tụt lại rất nhanh.

    lang phi du hoc anh

    Với tôi, du học chỉ quyết định được khoảng 50% thành công của một người mà thôi. Chỉ những bạn có tính cách chịu khó, đam mê với lĩnh vực nào đó mà ở Việt Nam không có môi trường đủ tốt để phát triển, cũng như mong muốn sau này ở lại trời Tây làm việc thì mới nên đi du học nước ngoài. Chứ thực tế, dù có bằng Tiến sĩ ở nước ngoài thì ra nghề cũng chỉ đi làm thuê, làm lâu năm mới mong có lương cao, còn lại chỉ gọi là bình dân trong xã hội phương Tây.

    Mức lương dành cho người tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ ở Việt Nam sẽ chẳng phân biệt việc bạn học ở trong nước hay từ trời Tây trở về. Thế nên nếu bỏ mấy trăm triệu đồng đi Anh học Thạc sĩ rồi về nước đi làm lương tháng không nổi 20 triệu đồng ở thành phố thì bao giờ bạn mới gỡ lại được vốn đầu tư?

    Chưa kể, kiến thức học tập được ở nước ngoài mà không có chỗ vận dụng ở trong nước thì chỉ hai, ba năm là mai một hết. Thế nên, các bạn trẻ đừng quá kỳ vọng vào việc du học là liều thuốc thần kỳ, nó chỉ là có một cơ hội mới cho các bạn thử sức mà thôi. Còn nắm bắt được cơ hội để phát triển hay không là tùy vào mỗi người.

    Nếu không đi du học, bạn có thể dùng số tiền đó để đi nước ngoài và vẫn trải nghiệm được nhiều thứ hay ho, hoặc tham gia các khóa học ngôn ngữ ở trong nước với chi phí thấp hơn nhiều cũng mang lại cho bạn vốn ngoại ngữ đủ dùng. Ví dụ, thay vì bỏ 800 triệu đồng học Thạc sĩ ở Anh (trong 1,5 năm), bạn có thể dùng 400 triệu đồng để đi du lịch được cả châu Âu lẫn Mỹ (trong khoảng 2-3 tháng), số tiền còn lại dùng để đi học ngoại ngữ ở Việt Nam (do giáo viên nước ngoài dạy).

    Nếu sắp xếp được thời gian giữa làm và học thì bạn còn được tính thêm 1,5 năm kinh nghiệm làm việc full-time ở Việt Nam. Như vậy, tính ra còn hơn cả đi du học nhiều mà lại tiết kiệm hơn. Chỗ tôi làm cũng là công ty nước ngoài, nhiều Giám đốc đại diện ở Việt Nam toàn học trong nước tại các trường như Bách Khoa, Ngoại Thương, Kinh Tế, Ngân Hàng mà thôi.

    Tôi đi công tác nước ngoài suốt và thú thực là sống ở Việt Nam thích hơn nhiều vì còn có cơ hội thành công. Chứ ra nước ngoài, làm việc cật lực cũng giỏi lắm chỉ mua được một căn nhà, sống đời của một "phó thường dân". Những bạn trẻ ở Việt Nam nghe kể về cuộc sống ở trời Tây có vẻ hay ho và muốn được trải nghiệm, nhưng cứ chứ sang đó rồi mới thấm.

    Chú của tôi cũng làm Tiến sĩ ở Mỹ, mua nhà ở New York, làm việc cho IBM. Hai vợ chồng đều là người Việt, sang đó sống đã 15 năm rồi, nhưng chỉ dám đẻ một đứa con, mua một cái nhà nho nhỏ. Nhà này mua bằng hình thức trả góp và khả năng phải mất tới 30 năm mới trả hết nợ. Lâu lắm vợ chồng chú mới về Việt Nam một lần vì mỗi lần về là một lần khó khăn đủ thứ: ngồi máy bay cả chục tiếng, chi phí đi lại đắt đỏ...

    Sống ở thành phố bên Mỹ cảm giác lúc nào cũng cô đơn. Tất nhiên, ở đó vẫn có cộng đồng người Việt, nhưng thực chất thì bạn đâu thể chuyển chỗ ở, chuyển việc dễ dàng như vậy được. Công việc ở đâu thì người ta buộc phải sống ở gần đó. Dì tôi còn bảo, sau này già sẽ trở lại Việt Nam vì đứa con lớn chắc cũng lấy vợ Tây rồi có cuộc sống riêng. Nếu chỉ còn lại hai vợ chồng ở lại đó thì rất cô đơn.

    Theo VnExpress

  • Anh liên tục công bố các chính sách mới liên quan đến thị thực làm việc nhằm cắt giảm lượng người nhập cư đến quốc gia này, trong đó chiếm phần đáng kể là du học sinh và thân nhân của họ.

    du hoc sinh tim viec lam 1
    Sinh viên quốc tế theo học tại ĐH College London, cơ sở giáo dục hàng đầu nước Anh. 

    Siết thị thực làm việc

    Từ năm 2018, sinh viên quốc tế sau khi hoàn thành khóa cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại các ĐH của Anh được phép ở lại nước này làm việc từ 2-3 năm tùy bậc học theo diện thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp. Trong khoảng thời gian này, nếu được nhà tuyển dụng bảo lãnh, du học sinh có thể nộp đơn xin thị thực lao động lành nghề để làm việc lâu dài.

    Song, kế hoạch này của nhiều sinh viên quốc tế có thể bị chệch hướng. Bởi, chính phủ Anh ngày 4.12 công bố sẽ tăng mức lương tối thiểu mà lao động ngoại quốc phải đạt được để nộp đơn xin thị thực lao động lành nghề, từ 26.200 lên 38.700 bảng/năm (1,2 tỉ đồng). Động thái này chính thức có hiệu lực vào mùa xuân năm 2024 nhằm giảm số lượng người nhập cư vào Anh vốn đang ở mức kỷ lục, theo tờ The Guardian.

    Thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp dành cho sinh viên quốc tế cũng sẽ bị chính phủ Anh xét lại vào tháng 9.2024 để ngăn chặn việc lạm dụng và bảo đảm tính trung thực lẫn chất lượng của lĩnh vực giáo dục ĐH, trang Times Higher Education dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ James Cleverly. Mặt khác, báo cáo từ một cơ quan của chính phủ Anh chỉ ra rằng loại thị thực này có thể không thu hút được nhân tài cho quốc gia.

    Những quyết định trên làm nhiều du học sinh "vỡ mộng". Trả lời trang The PIE News, Tripti Maheshwari, giám đốc một tổ chức giúp sinh viên quốc tế tìm việc làm ở Anh, cho biết hàng trăm người đã nhắn tin cho cô để bày tỏ lo lắng sau khi quy định mới được ban hành. "Họ chọn đến Anh vì những chính sách được đưa ra vào thời điểm đó, và các thay đổi phải phù hợp với kế hoạch của họ", bà Maheshwari nêu quan điểm.

    du hoc sinh tim viec lam 1
    Anh là một điểm đến du học hấp dẫn một phần nhờ vào chương trình cho phép sinh viên quốc tế ở lại làm việc tối thiểu 2 năm sau khi hoàn thành khóa học chính quy.

    Theo báo cáo năm 2021 từ Cơ quan Thống kê giáo dục ĐH Anh (HESA), khoảng 15 tháng sau khi tốt nghiệp, đa số sinh viên được trả lương từ 24.000 đến 26.999 bảng, kém xa con số mà chính phủ nước này sẽ yêu cầu để cấp thị thực làm việc lâu dài. Trong khi đó, tính đến tháng 9.2023, hơn 100.000 người đã được cấp thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp, theo dữ liệu từ Bộ Nội vụ Anh.

    Nhiều thay đổi vào năm 2024

    Việc nâng chuẩn thị thực lao động lành nghề và xét lại thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp là những thay đổi mà chính phủ Anh đưa ra để giảm 300.000 người nhập cư ròng mỗi năm. Một số thay đổi khác là hạn chế sinh viên quốc tế mang theo thân nhân đến Anh, cấm sinh viên quốc tế chuyển sang thị thực làm việc trước khi hoàn thành chương trình đào tạo cũng như rút ngắn danh sách các ngành nghề ưu tiên.

    Động thái trên khiến nhiều chuyên gia lo ngại vì có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của lĩnh vực giáo dục ĐH. Tiến sĩ Alex Powell, giảng viên cao cấp và chủ nhiệm một số chương trình đào tạo luật tại ĐH Oxford Brookes, mô tả các quyết định của chính phủ Anh là một "vụ bê bối". "Bất kỳ thay đổi nào đối với thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp đều sẽ 'khai tử' nhiều trường ĐH Anh", ông Powell chia sẻ.

    Tiến sĩ Chris Lintott, giáo sư vật lý thiên văn tại ĐH Oxford, thì lo ngại chính sách mới sẽ "cản đường" các nhân tài đến Anh vì cho rằng họ không thể trả nổi các chi phí liên quan. "Làm khó các nhà nghiên cứu mới vào nghề sẽ khiến chúng ta khó khăn hơn trong quá trình nghiên cứu khoa học, cũng như hạn chế cơ hội cho những sinh viên và nghiên cứu sinh người Anh", ông Lintott bày tỏ.

    Theo HESA, Việt Nam đứng thứ 20 về số du học sinh tại Anh trong năm 2022 với 7.140 người (không bao gồm bậc phổ thông). Đây là mức cao nhất được ghi nhận trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, chi phí để theo học bậc cử nhân tại Anh dao động ở mức 10.000-26.000 bảng/năm (308-800 triệu đồng). Với ngành y, học phí có thể lên tới gần 68.000 bảng (2 tỉ đồng).

    Theo Thanh Niên