• cai cach nha dat
    Quân vương Charles III đọc bài diễn văn đầu tiên c ủa ông trong Điện Westminster, trụ sở lưỡng viện Quốc hội Anh hôm 07/11

    Sáng 07/11/2023, Quân vương của nước Anh, Charles III đã đọc bài diễn văn đầu tiên của ông kể từ khi lên ngôi vua cuối năm 2022 tại Điện Westminster.

    Theo luật Anh, đây là diễn văn có tính biểu tượng cao, vì là lần đầu do vua Charles đọc ở cương vị nguyên thủ quốc gia, để khai mạc kỳ họp mùa Thu của Quốc hội.

    Bài diễn văn, King’s Speech, ngoài các nội dung mang tính nghi thức, còn là bản giới thiệu, định hướng chính sách của chính phủ đương quyền từ nay cho tới nhiệm kỳ Quốc hội tới, dự kiến vào đầu 2025.

    Trong số các nội dung pháp lý vua Charles thay mặt Quốc hội công bố có hiệu lực từ nay, có Luật Cải cách Quy chế thuê bất động sản và thuế đất (The Leasehold Reform - Ground Rent Act) và Luật Di dân (Migration Act).

    Cả hai luật này đều đã được thông qua năm 2022 nhưng lời của nhà vua giúp chúng có thêm sức nặng.

    Về luật di dân, mà thực ra là luật chống nhập cư phi pháp, vua Charles đồng ý với chính phủ của đảng Bảo thủ về cách ngăn chặn dòng di dân bằng thuyền nhỏ từ châu Âu vào Anh, gọi đó là “hoạt động nguy hiểm” cho tính mạng.

    Anh Quốc sẽ thúc đẩy hợp tác với Pháp và các nước khác để giảm số người liều mình vượt biên vào Anh bằng đường biển, gồm một số người Việt Nam.

    Về luật thuế đất, các biện pháp Anh tung ra có mục tiêu giảm sức ép với các hộ gia đình mua nhà mới, thuê căn hộ hoặc nhà xây mới, ở dạng leashold.

    Từ nay, tiền phí từ sở hữu đất mà mặt bằng được sử dụng để xây bất động sản cho người dân thuê để ở, sẽ bị cắt xuống bằng giá một hạt hồ tiêu (peppercorn).

    Trong truyền thống pháp lý của Anh, ngành thương mại là ngành không chấp nhận các trị giá hợp đồng bằng con số không – vì như thế là không nghiêm túc, và có thể vô hiệu lực. Vì thế, các thương nhân Anh khi mua bán gì đó có thể định giá cho giao dịch “nhỏ như hạt tiêu” – tức là vẫn có giá trị, nhưng nhỏ tới mức coi nó là số không cũng được.

    Nay, trị giá tiền thuê đất ‘ground rent’ cho mọi bất động sản xây mới để người dân có chỗ ở, được định nghĩa đúng như vậy: “peppercorn ground rent”, tức là ở mức không phải trả tiền (effectively sets the rate to zero).

    Đây là cách chính phủ Anh hạn chế đầu cơ kiếm tiền từ thị trường bất động sản và giúp hàng triệu gia đình sắp phải thuê nhà giảm đi gánh nặng chi phí.

    Nói ngắn gọn thì đây là một cách nhà nước “kích cầu” thị trường địa ốc vốn đăng thiếu cả triệu căn nhà, gây ra khủng hoảng thiếu nhà, đẩy giá thuê lên quá tầm với của giới trẻ ở Anh mới ra ở riêng.

    Với những hợp đồng thuê nhà (leasehold) đang có hiệu lực thì người thuê, ngoài trả tiền thuê nhà, vẫn phải trả thêm tiền thuế mặt bằng (ground rent), cho chủ nhà. Chủ nhà sau đó phải dùng khoản tiền này đóng vào thuế bất động sản và dịch vụ địa phương cho hội đồng phường, xã, thị trấn họ ở, gọi là “council tax”.

    Nhưng một thay đổi nữa cũng được áp dụng nhằm ổn định thị trường BĐS ở Anh.

    Đó là quyền gia hạn thời gian thuê nhà từ 90 năm như hiện nay lên 990 năm.

    Hiện nay, không chủ nhà và người thuê nào có quyền ký hợp đồng gia hạn thời gian thuê thêm 90 năm. Nhưng từ nay họ có thể ký thêm 990 năm, có nghĩa là quyền thuê dễ dàng được chuyển lại cho người thừa kế. Thủ tục gia hạn gần 1 thiên niên kỷ cũng dễ dàng, đơn giản hơn.

    Anh Quốc cắt thuế đất xuống bằng không là để các chủ nhà (landlords) không thể gây sức ép lên người thuê nhà. Như thế, chính phủ đang trợ giúp người đi thuê BĐS, tức là nhóm nghèo hơn các chủ BĐS.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Bị rơi xuống sông, người đàn ông hét lên cầu cứu, phao cứu sinh cũng có sẵn cách đó vài mét nhưng không ai ném xuống, đám đông chỉ tụ tập xem và chụp ảnh.

    Chiều 2/11, một người đàn ông bị ngã xuống sông Ouse phía sau khách sạn Radisson, gần Cầu Ouse ở thành phố York, nước Anh. Đám đông tụ tập xung quanh để xem. Người đàn ông hét lên cầu cứu nhưng mọi người không có động thái giúp đỡ, một số người thản nhiên chụp ảnh selfie với cảnh này.

    Điều đáng nói là dù cách nơi người đàn ông gặp nạn vài mét có hai chiếc phao cứu sinh nhưng không ai ném chiếc phao xuống khi anh cố gắng ngoi đầu trên mặt nước. Mãi đến khi cảnh sát Bắc Yorkshire đến hiện trường, chiếc phao mới được ném xuống sông để giúp người đàn ông khỏi chết chìm.

    Nạn nhân sau đó được đưa vào bờ, được các nhân viên y tế sơ cứu rồi đưa đến bệnh viện.

    khong ai cuu
    Cảnh sát đã đến kịp thời để cứu sống người đàn ông rơi xuống sông Ouse. (Ảnh: North Yorkshire Police)

    Trong một bài đăng trên mạng xã hội, cảnh sát Bắc Yorkshire cho biết các sỹ quan của họ rất vui mừng vì cứu sống được người đàn ông nhưng cũng quan ngại trước hành vi coi thường mạng sống đồng loại, thấy người gặp nạn mà không cứu giúp của đám đông: "Đám đông tụ tập trên cầu Ouse và các lối đi xung quanh, chứng kiến người đàn ông cố gắng ngoi đầu trên mặt nước mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào như ném cho anh ta một chiếc phao cứu sinh, dù phao chỉ cách đó vài mét".

    Sau tai nạn trên, Sở cảnh sát Bắc Yorkshire sản xuất một video hướng dẫn cách sử dụng phao cứu sinh và kêu gọi công chúng xem clip để tự bảo vệ mình cũng như giúp đỡ những người gặp nạn khác.

    Trung sỹ cảnh sát Toby Gorwood - người trực tiếp giải cứu người đàn ông trên, cho biết: “Ghi nhớ các vị trí có phao cứu sinh dọc con sông luôn là điều cần thiết trong trường hợp bạn cần giúp đỡ ai đó đang gặp nạn. Phương tiện hỗ trợ này cũng giảm thiểu nguy hiểm cho bản thân bạn".

    Cảnh sát cũng khuyến cáo, người dân có thể cứu người đuối nước bằng gậy, khăn quàng cổ và các vật dụng khác, nhưng tuyệt đối không nhảy xuống nước vì họ có thể bị nước cuốn trôi.

    VTC News (Nguồn: Daily Mail)

  • Nhiều người giàu ở Anh thường mua ngôi nhà thứ hai để làm nơi nghỉ dưỡng trong các kỳ nghỉ. Thực trạng này khiến giá nhà tăng lên trong lúc nước Anh đối mặt cuộc khủng hoảng thiếu nhà ở giá rẻ dai dẳng. Vì vậy, quốc hội Anh chuẩn bị thông qua luật cho phép các hội đồng địa phương tăng gấp đôi thuế bất động sản đối với các chủ sở hữu căn nhà thứ hai. Động thái này nhằm giúp chính quyền có nguồn ngân sách để tài trợ cho các dự án nhà ở giá rẻ khắp đất nước.

    anh tang thue voi nguoi so huu can nha thu 2
    Các nhà vận động của tổ chức First Not Second Homes ở hạt Cornwall, một khu vực nghỉ dưỡng ven biển của Anh, ủng hộ kế hoạch tăng thuế gấp đôi đối với chủ sở hữu ngôi nhà thứ hai. Ảnh: Daily Mail

    Dự luật Xóa bỏ chênh lệch xã hội và phục hưng đang bước vào những giai đoạn cuối cùng ở quốc hội Anh. Dự luật nhận được sự ủng hộ của tất cả các đảng phái, dự kiến được thông qua và có hiệu lực vào tháng 4-2025. Dự luật cho phép các hội đồng địa phương ở Anh tăng gấp đôi thuế bất động sản đối với những người sở hữu ngôi nhà thứ hai, thường là tài sản mà chủ chủ sở hữu không dành phần lớn thời gian của họ để cư trú và có thể sử dụng cho mục đích nghỉ mát.

    Hiện nay, một số chính quyền địa phương ở Anh đánh thuế cao hơn với chủ sở hữu ngôi nhà thứ hai nếu tài sản này không có người ở và “về cơ bản là không có đồ đạc” trong hai năm.

    Nhưng dự luật mới cho phép tăng thuế đối với ngôi nhà thứ hai nếu không có người ở trong một năm. Các ngôi nhà không có “trang bị đồ đạc cơ bản” bị bỏ trống trong một năm cũng sẽ chịu tăng thuế. Cho đến nay, các tòa án ở Anh vẫn định nghĩa “ngôi nhà bỏ trống” là một tài sản không đủ đồ đạc để có thể ở được.

    Dự luật trên là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn của Bộ trưởng Nhà ở và cộng đồng Michael Gove để nhắm vào ngôi nhà thứ hai như là cách huy động nguồn tài chính xây dựng nhiều nhà ở giá rẻ hơn. Bộ trưởng Michael Gove đã tuyên bố rằng, ông sẽ chấm dứt “tai họa” của những ngôi nhà bị bỏ trống để ngăn chặn tình trạng nhiều gia đình bị “đuổi khỏi” quê hương của họ.

    Ngôi nhà thứ hai là một trong những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng thiếu nhà giá cả phải chăng ở Anh. Ngôi nhà thứ hai có thể làm thiếu hụt nguồn cung nhà, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, nơi có nhiều ngôi nhà không có người ở, khiến những địa điểm này trở thành thị trấn “ma” ngoài mùa nghỉ lễ. Điều đó tác động xấu đến triển vọng việc làm và nền kinh tế địa phương.

    Theo một cuộc khảo sát, có khoảng 772.000 hộ gia đình ở Anh sở hữu ngôi nhà thứ hai.

    Những ngôi nhà thứ hai được mua vì nhiều lý do, từ việc làm nơi nghỉ ngơi trong các kỳ nghỉ đến việc kiếm thêm thu nhập thông qua việc cho thuê, hoặc thậm chí là để cho mục đích làm việc từ xa.

    Cuộc tranh luận về việc chủ sở hữu ngôi nhà có nên bị đánh thuế cao hơn nóng lên trong những tháng gần đây. Hàng chục ngàn nhà ở trên khắp nước Anh bị bỏ trống trong phần lớn thời gian của năm. Thực trạng này khiến người dân địa phương bị gạt ra khỏi thị trường nhà ở giá đắt đỏ do nguồn cung thiếu hụt.

    Khoảng 25% hội đồng địa phương bao gồm ở những thị trấn nghỉ mát như Devon, Cornwall, Lake District và Norfolk đã tán thành tăng gấp đôi thuế đối với người sở hữu ngôi nhà thứ hai. Những chính quyền này chủ động nhất trí mức thuế mới vì theo quy định, muốn tăng thuế, họ phải thông báo trước một năm. Mức thuế bất động sản tăng thêm từ các địa phương này có thể bổ sung thêm 257 triệu đô la vào nguồn thu hàng năm của họ. Dự kiến, hơn 100.000 chủ sở hữu ngôi nhà thứ hai sớm chứng kiến thuế tăng gấp đôi.

    Nguồn thu bổ sung sẽ giúp chính phủ Anh thực hiện cam kết xây dựng 1 triệu ngôi nhà giá rẻ mới trong nhiệm kỳ quốc hội hiện tại. Vấn đề thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ trở thành mối quan tâm lớn của cử tri Anh trong các cuộc bầu cử quốc gia. Công đảng đối lập ở Anh cũng đã cam kết siết chặt các biện pháp đánh thuế đối với chủ sở hữu ngôi nhà thứ hai nếu giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử toàn quốc dự kiến tổ chức vào đầu năm 2025.

    Trao đổi với Telegraph, các chủ sở hữu ngôi nhà thứ hai và các lãnh đạo ngành du lịch nói rằng, họ cảm thấy như là “người giơ đầu chịu báng” để chính phủ che giấu thất bại trong nỗ lực xây dựng thêm nhà ở gia rẻ. Số liệu của chính phủ công bố năm ngoái cho thấy 257.331 ngôi nhà ở Anh bị bỏ trống ít nhất 6 tháng trong một năm. Vì vậy, việc tăng thuế đối với ngôi nhà thứ hai sẽ không ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch.

    “Người dân địa phương ngày càng lo ngại rằng một số ngôi làng của chúng tôi có quá nhiều ngôi nhà thứ hai, nhưng đồng thời lại thiếu nhà ở giá rẻ”, Glen Sanderson, người đứng đầu hội đồng hạt Northumberland, nơi đã bỏ phiếu tán thành tăng thuế gấp đôi đối với chủ sở hữu ngôi nhà thứ hai, nói.

    Thesaigontimes (theo Telegraph, Daily Mail)

  • Chính phủ đã công bố khoản đầu tư mới hơn 600 triệu bảng để hỗ trợ xây dựng 50.000 ngôi nhà mới ở Anh.

    Bộ trưởng Tài chính Sajid Javid nói rằng khoản tiền này sẽ đảm bảo cơ sở hạ tầng cần thiết được xây dựng để giải quyết vấn đề nhà ở tại các khu vực có nhu cầu cao. Khoản hỗ trợ này sẽ được cung cấp thông qua Quỹ Cơ sở hạ tầng nhà ở (HIF), ban đầu được ông Javid đề xuất khi ông còn là Bộ trưởng Cộng đồng và Chính quyền địa phương.

    Kể từ khi kế hoạch ra mắt, 1,3 tỷ bảng đã được phân bổ để xây dựng 76.500 căn nhà và khoản tiền 600 triệu bảng mới nhất sẽ tài trợ cho năm dự án mới ở London, trung tâm Bedfordshire và Essex, tất cả đều là các khu vực có nhu cầu cao về nhà ở mới.

    “Tôi muốn thấy nhiều ngôi nhà được xây dựng ở những nơi mọi người muốn đến sống, để cho nhiều người có thể biến giấc mơ sở hữu nhà thành sự thực. Nhưng chúng ta cần những con đường, liên kết đường sắt và trường học mới để hỗ trợ các gia đình sống trong những ngôi nhà đó, đó là lý do tại sao tôi thành lập một quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng để kết nối những ngôi nhà mới ở các khu vực này,” ông Javid nói.

    Bộ trưởng Nhà ở mới được bổ nhiệm gần đây, ông Robert Jenrick, cho rằng khoản đầu tư hơn nửa tỷ đồng sẽ giúp mở khóa hàng ngàn ngôi nhà mới nhờ việc cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu.

    “Để có thể xây dựng thêm, chúng ta cần cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng phù hợp. Gói đầu tư này sẽ hỗ trợ các cộng đồng hiện có và đảm bảo họ có được những con đường và trường học cần thiết,” ông nói.

    “Năm ngoái, chúng tôi đã xây dựng nhiều ngôi nhà mới hơn bất kỳ năm nào khác trong 30 năm qua. Có nhiều việc phải làm và tôi sẽ không ngừng tập trung vào việc xây dựng trên khắp nước Anh. Mặc dù có nhiều khu vực phù hợp cho các dự án nhà ở mới trên cả nước, nhưng cơ sở hạ tầng cần thiết để xây dựng nhà ở các khu vực này vẫn còn thiếu. Có thể là thiếu những con đường, liên kết đường sắt hoặc các trường học cần thiết để thúc đẩy sự phát triển mới,” ông giải thích.

    HIF được thiết lập để hỗ trợ chính quyền địa phương đẩy mạnh kế hoạch tăng tổng cung nhà ở, cung cấp thêm đất để làm nhà và cung cấp cơ sở hạ tầng vật chất mới hỗ trợ các cộng đồng mới và hiện có.

    Ông Jenrick nói thêm rằng việc tăng cường tài trợ một lần nữa khẳng định cam kết của Chính phủ nhằm tăng nguồn cung nhà ở Vương quốc Anh và giúp nhiều người trẻ tuổi hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà.

    VietHome (Theo Property Wire)

  • Quốc hội yêu cầu Chính phủ có chính sách, cơ chế để cấm người Việt đứng tên mua nhà cho người nước ngoài. 

    Báo cáo giám sát của Quốc hội được Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đọc tại phiên thảo luận về quản lý, sử dụng đất đai ngày 27/5 kiến nghị Chính phủ nghiên cứu chính sách để quản lý chặt, thậm chí cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

    Trước đó, việc kiểm soát người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cũng nhận được nhiều góp ý của các đại biểu Quốc hội. Ông Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu bất cập trong giao, cho thuê đất và xác định giá đất có nhóm lợi ích. Ông đề nghị cấp có thẩm quyền cần đưa ra chế tài xử lý nghiêm việc sử dụng đất lãng phí, sai phạm. "Cần thu hồi đất các dự án cho thuê sai dạng này, bởi không loại trừ chuyện chuyển nhượng cho người nước ngoài, luồn lách mà doanh nghiệp đứng tên", ông Vượt lo ngại.

    Chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà được thí điểm cách đây khoảng chục năm. Muốn sở hữu nhà ở Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng nhiều điều kiện quy định tại Luật Nhà ở 2015. Tuy nhiên, với sự bùng nổ thị trường bất động sản, và tránh hệ luỵ từ đầu cơ đất đai, các cấp có thẩm quyền đang dần tính cách siết chặt đối tượng này, trong đó cấm người Việt đứng tên mua nhà cho người nước ngoài. 

    Giải trình trước Quốc hội sau đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Chính phủ sẽ quản lý chặt việc này theo đúng quy định của pháp luật. 

    Về báo cáo giám sát của Quốc hội, không ít đại biểu cho rằng liều lượng đề cập những vấn đề nóng, dư luận quan tâm chưa thoả đáng. Ông Nguyễn Thanh Hồng – Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và an ninh cho rằng, số liệu Chính phủ, địa phương cung cấp cho đoàn giám sát chưa đầy đủ, không toàn diện, nên khó có thể đánh giá đúng thực trạng. "Tôi đồng tình với nguyên nhân, tồn tại nêu trong báo cáo, nhưng tầm của báo cáo giám sát phải cao hơn", ông Hồng nói.

    Còn bà Trần Thị Quốc Khánh lại thắc mắc khi báo cáo giám sát không nhắc đến một số vụ việc thâu tóm đất công liên quan đến các lãnh đạo ngành quân đội, công an. "Thực tiễn nổi lên vấn đề Vũ Nhôm và Út Trọc thâu tóm đất công, chuyển nhượng trái phép. Một số lãnh đạo công an và quân đội cũng đã và đang xem xét kỷ luật, kể cả những cán bộ cấp cao và tướng lĩnh. Đây là một hiện tượng nghiêm trọng kể từ khi lập nước đến nay, gây bức xúc trong dư luận", bà Khánh nói.

    Viethome (theo VnExpress)