Cải cách nhà đất ở Anh: cho thuê nhà tới 990 năm, phí thuê đất bằng hạt tiêu

cai cach nha dat
Quân vương Charles III đọc bài diễn văn đầu tiên c ủa ông trong Điện Westminster, trụ sở lưỡng viện Quốc hội Anh hôm 07/11

Sáng 07/11/2023, Quân vương của nước Anh, Charles III đã đọc bài diễn văn đầu tiên của ông kể từ khi lên ngôi vua cuối năm 2022 tại Điện Westminster.

Theo luật Anh, đây là diễn văn có tính biểu tượng cao, vì là lần đầu do vua Charles đọc ở cương vị nguyên thủ quốc gia, để khai mạc kỳ họp mùa Thu của Quốc hội.

Bài diễn văn, King’s Speech, ngoài các nội dung mang tính nghi thức, còn là bản giới thiệu, định hướng chính sách của chính phủ đương quyền từ nay cho tới nhiệm kỳ Quốc hội tới, dự kiến vào đầu 2025.

Trong số các nội dung pháp lý vua Charles thay mặt Quốc hội công bố có hiệu lực từ nay, có Luật Cải cách Quy chế thuê bất động sản và thuế đất (The Leasehold Reform - Ground Rent Act) và Luật Di dân (Migration Act).

Cả hai luật này đều đã được thông qua năm 2022 nhưng lời của nhà vua giúp chúng có thêm sức nặng.

Về luật di dân, mà thực ra là luật chống nhập cư phi pháp, vua Charles đồng ý với chính phủ của đảng Bảo thủ về cách ngăn chặn dòng di dân bằng thuyền nhỏ từ châu Âu vào Anh, gọi đó là “hoạt động nguy hiểm” cho tính mạng.

Anh Quốc sẽ thúc đẩy hợp tác với Pháp và các nước khác để giảm số người liều mình vượt biên vào Anh bằng đường biển, gồm một số người Việt Nam.

Về luật thuế đất, các biện pháp Anh tung ra có mục tiêu giảm sức ép với các hộ gia đình mua nhà mới, thuê căn hộ hoặc nhà xây mới, ở dạng leashold.

Từ nay, tiền phí từ sở hữu đất mà mặt bằng được sử dụng để xây bất động sản cho người dân thuê để ở, sẽ bị cắt xuống bằng giá một hạt hồ tiêu (peppercorn).

Trong truyền thống pháp lý của Anh, ngành thương mại là ngành không chấp nhận các trị giá hợp đồng bằng con số không – vì như thế là không nghiêm túc, và có thể vô hiệu lực. Vì thế, các thương nhân Anh khi mua bán gì đó có thể định giá cho giao dịch “nhỏ như hạt tiêu” – tức là vẫn có giá trị, nhưng nhỏ tới mức coi nó là số không cũng được.

Nay, trị giá tiền thuê đất ‘ground rent’ cho mọi bất động sản xây mới để người dân có chỗ ở, được định nghĩa đúng như vậy: “peppercorn ground rent”, tức là ở mức không phải trả tiền (effectively sets the rate to zero).

Đây là cách chính phủ Anh hạn chế đầu cơ kiếm tiền từ thị trường bất động sản và giúp hàng triệu gia đình sắp phải thuê nhà giảm đi gánh nặng chi phí.

Nói ngắn gọn thì đây là một cách nhà nước “kích cầu” thị trường địa ốc vốn đăng thiếu cả triệu căn nhà, gây ra khủng hoảng thiếu nhà, đẩy giá thuê lên quá tầm với của giới trẻ ở Anh mới ra ở riêng.

Với những hợp đồng thuê nhà (leasehold) đang có hiệu lực thì người thuê, ngoài trả tiền thuê nhà, vẫn phải trả thêm tiền thuế mặt bằng (ground rent), cho chủ nhà. Chủ nhà sau đó phải dùng khoản tiền này đóng vào thuế bất động sản và dịch vụ địa phương cho hội đồng phường, xã, thị trấn họ ở, gọi là “council tax”.

Nhưng một thay đổi nữa cũng được áp dụng nhằm ổn định thị trường BĐS ở Anh.

Đó là quyền gia hạn thời gian thuê nhà từ 90 năm như hiện nay lên 990 năm.

Hiện nay, không chủ nhà và người thuê nào có quyền ký hợp đồng gia hạn thời gian thuê thêm 90 năm. Nhưng từ nay họ có thể ký thêm 990 năm, có nghĩa là quyền thuê dễ dàng được chuyển lại cho người thừa kế. Thủ tục gia hạn gần 1 thiên niên kỷ cũng dễ dàng, đơn giản hơn.

Anh Quốc cắt thuế đất xuống bằng không là để các chủ nhà (landlords) không thể gây sức ép lên người thuê nhà. Như thế, chính phủ đang trợ giúp người đi thuê BĐS, tức là nhóm nghèo hơn các chủ BĐS.

Theo BBC News Tiếng Việt