• Ghế pedicure có nhiều tính năng và kiểu dáng khác nhau, và loại ghế nào tốt nhất cho tiệm của bạn sẽ phụ thuộc vào phong cách tiệm, đối tượng khách hàng và mức độ ưu tiên của bạn. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn chiếc ghế làm móng chân nào phù hợp với bạn.

    mua ghe pedicure 1

    1. Dễ làm sạch và khử trùng

    Điều quan trọng là phải làm sạch cả spa lẫn ghế pedicure của bạn để đảm bảo an toàn cho khách hàng và tuân thủ các quy định của bang. Hệ thống đánh nước của spa không dùng ống nước bên trong mà dẫn nước ra bên ngoài bồn dễ dàng vệ sinh hơn rất nhiều hơn.

    Cô nói: “Bạn cũng nên trang bị hệ thống đánh nước hoặc máy khuấy nước có thể tháo rời, một thứ có thể tách rời hoàn toàn ra để làm sạch. “Tiệm của tôi gần đây đã lắp đặt các jet được giữ tại chỗ bằng từ tính. Tất cả các thành phần sau khi làm móng có thể dễ dàng được loại bỏ và cọ rửa”.

    mua ghe pedicure 1
    Ghế pedicure có hệ thống bồn tháo rời.

    Khi mua ghế nail, hệ thống đánh nước là một trong những yếu tố đầu tiên cần xem xét. Tuy nhiên khi sử dụng hệ thống mát xa chân, màng bọc nhựa sẽ được bọc bên ngoài chậu và các bộ phận của ghế để bảo vệ khỏi bụi bẩn, giúp cho việc lau chùi được dễ dàng hơn.

    2. Ghế pedicure phải tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho khách

    Điều quan trọng nhất là nhóm đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm tới, sẽ dễ dàng cân nhắc đưa ra lựa chọn. Claudia Papa, chủ sở hữu của Aqua Skin and Nail Care ở Santa Barbara, California, giải thích: “Chúng tôi cân nhắc đến những vấn đề như tuổi tác, khả năng linh hoạt của khách, kích thước bàn chân, chiều dài chân.”

    mua ghe pedicure 1
    Với nail salon sang trọng, khoảng cách giữa các ghế cũng cần được để ý

    Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu thì việc đặt mua ghế trở nên dễ hơn rất nhiều. Các tính năng cần có như lưng ghế có thể điều chỉnh hay tay ghế nâng lên dễ dàng. Đừng quên quan tâm về trọng lượng ghế nữa nhé.

    3. Không chỉ tiện cho khách mà cũng phải tiện cho cả thợ nail

    Làm móng chân cũng phải tạo sự thoải mái cho thợ làm móng nữa. Họ là người trực tiếp thực hiện dịch vụ và nếu như đặt ghế pedicure chưa hợp lý, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến thợ nail như việc cúi xuống quá nhiều chẳng hạn.

    mua ghe pedicure 1
    Khi đông khách và khách dùng nhiều dịch vụ một lúc.

    Hơn nữa nếu bạn có dự định giới thiệu các dịch vụ kép cho khách thì việc đặt ghế pedicre cũng phải thoải mái cho cả hai dịch vụ cùng lúc. Nhiều spa chọn ghế với bồn có thể tháo rời để cho thợ nail có thể mang đi dễ dàng.

    4. Ghế mà bạn định mua có phù hợp với setup của nail salon không?

    Bạn có chắc là những chiếc ghế mình sắp mua được báo đúng kích thước không? Bạn hãy cân nhắc các thông tin như thiết kế mặt sàn và vị trí đặt ghế. Thường thì không ai mua duy nhất 1 cái ghế pedicure cả, vậy nên vị trí đặt dãy ghế này phải được tính toán kĩ.

    Nếu có được vị trí đặt ghế rồi thì hãy tính toán xem ghế bạn định mua có bề ngang bao nhiêu cho phù hợp.

    mua ghe pedicure 1
    Đảm bảo bạn có diện tích để đặt ghế pedicure

    Ngoài kích thước, quan trọng nữa là màu sắc và thiết kế phù hợp với phong cách mà bạn đang triển khai tại tiệm.

    Claudia Papa chia sẻ vấn đề của cô rằng: “Khi chúng tôi đặt hàng ghế, nhà cung cấp đã không đến xem qua khu vực chăm sóc móng chân hiện có của tiệm. Rồi khi những chiếc ghế đến nơi, chúng được thiết kế kết hợp hệ thống thoát nước sàn mà chúng tôi không có. Yêu cầu sửa chữa và sửa đổi ghế thì hết sức tốn kém. Nhà cung cấp đã không chịu trách nhiệm về các chi phí sau đó. ”

    5. Các chính sách bảo hành và sửa chữa

    Bạn nên lấy tài liệu tham khảo và đảm bảo rằng bạn có thể liên hệ với công ty trong trường hợp sửa chữa. Bạn có thể tự mình giải quyết một số vấn đề, nhưng lý tưởng nhất là công ty sẽ đến khắc phục nếu cần.

    Những dịch vụ bạn định thực hiện cũng có thể ảnh hưởng đến việc bảo trì ghế của bạn. Riêng việc bề mặt ghế cũng có rất nhiều điều cần lưu ý rồi, ví dụ như yêu cầu bọc lại da ghế hay sửa chữa đường điện bên trong thì sao? Nếu như tay cầm không nâng lên được thì xử lý như thế nào?

    Hãy đảm bảo bạn trao đổi với nhà cung cấp và đưa ra được những câu hỏi chi tiết như thế này để tránh các trường hợp không đáng có.

    Rosalina Alves của Sacred Rose Beauty Spa & Laser Clinic ở Boksburg cho biết: “Sai lầm lớn nhất của tôi là chiếc ghế pedicure của tôi có màu trắng. “Màu trắng dễ bị ố và khó giữ cho nó trông rực rỡ và sạch sẽ”. Cô ấy sẽ chọn da màu đen khi mua ghế làm móng chân mới.

    Tóm lại, một lời khuyên chân thành nhất chính là hãy thử ghế trước khi mua. Một chiếc ghế pedicure có thể không đắt nhưng mười chiếc hay hai mươi chiếc cho tiệm của bạn thì cần phải cân nhắc thật kĩ. Và đừng quên đảm bảo ngân sách phù hợp nhé!

    Theo VNailpro

  • Nói về thanh tra State Board California – cơ quan làm luật và giám sát thi hành quy định vệ sinh của ngành làm đẹp tại đây, anh Benjamin Thái, người có hơn 20 năm trong ngành, hiện đang làm nail tại Las Vegas, cho biết: “Tôi từng làm cho rất nhiều tiệm nail lớn, nhỏ của người Việt ở nhiều bang, trong đó vài năm làm tại California. Tôi thấy thanh tra của State Board tại đây là khó nhất, kiểm tra vệ sinh rất gắt, luôn tìm cách phạt thợ và chủ những lỗi không đáng và tiền phạt luôn rất cao”.

    Anh nói thêm, “những nơi tôi làm ngoài California, cụ thể là Las Vegas vài năm nay, thanh tra của State Board vào kiểm tra rất thân thiện, không gây cho chủ và thợ áp lực như ở California. Chỉ trừ khi thợ hoặc tiệm mắc lỗi vệ sinh nặng thì mới phạt, còn lỗi nhẹ chỉ cảnh cáo. Nếu tiệm sau khi kiểm tra không vi phạm gì, thì khoảng 1 năm sau họ mới quay lại.”

    Theo chia sẻ của anh thì ở Las Vegas, thanh tra của State Board xuống xét, nếu có phạt, chỉ phạt chủ tiệm thôi. Vì chủ phải chịu trách nhiệm nhắc nhở chuyện giữ vệ sinh, không phạt thợ. Còn California thì phạt thợ khi thấy thợ vi phạm, rồi phạt luôn chủ. Mấy tiểu bang khác ở miền Đông còn dễ hơn. Thường mỗi năm State Board xuống tiệm chỉ một lần.

    stateboard kiem tra 1

    Tiệm nào bị khách gọi than phiền, thì State board sẽ xuống liền. Họ sẽ xét kỹ, nếu đúng như lời khách than phiền, họ ghi giấy phạt ngay và tháng sau sẽ xuống kiểm tra tiếp. Nếu thấy mọi chuyện êm xuôi, thì năm sau mới quay lại. “Vì một thanh tra của State Board phải kiểm tra 50 – 60 tiệm nail/năm nên một năm chỉ có thể kiểm tra một lần. Tiệm nào vi phạm thì mới quay trở lại nhiều lần trong năm.

    Thường thanh tra cũng không moi móc cho ra để phạt. Nếu tiệm chưa từng bị phạt, không bị khách than phiền lên State Board thì họ chỉ kiểm tra cơ bản, tiệm có sạch sẽ và máy hút khử mùi hôi hóa chất có hoạt động tốt không, nước nóng, nước lạnh ra sao. Thợ có bằng hành nghề và đồ nghề có để trong hộp khử trùng không. Trừ khi tiệm nào đã ghi vào hồ sơ đã vi phạm thì mới bị kiểm tra khắt khe.

    Anh Thái kết luận, “từ trước đến nay, thợ hoặc chủ tiệm nail tại California luôn gặp khó khăn hơn đồng nghiệp tại các bang khác, vì sự cạnh tranh giá ở California rất cao, do nhiều thợ và tiệm nail quá. Bạn bè tôi tại California than quá chừng, thu nhập không nhiều bằng các bang khác, ngành nail không còn thời hoàng kim nữa, kiếm tiền chật vật hơn. Thêm luật gắt gao, và tiền phạt thì rất cao, với thái độ thanh tra khi vào tiệm luôn căng thẳng. Nghĩ đến những điều đó, nên dù có người thân tại California, tôi vẫn không muốn quay về California là vậy.”

    Chủ tiệm và thợ nail làm gì khi bị phạt hoặc khi bị cố tình làm khó?

    Nhiều năm trước nhân viên State Board của California vào kiểm tra, thường bỏ qua cho thợ, không phạt thợ, mà chỉ phạt chủ, vì họ cho rằng chủ là người chịu trách nhiệm, cần phải nhắc nhở thợ giữ vệ sinh. Nhưng thường những lỗi vi phạm đều do thợ gây ra, chính vì họ không phạt thợ, nên lỗi lầm ngày càng nhiều hơn. Những năm gần đây họ bắt đầu chú đến phạt chủ và phạt luôn thợ.

    Theo quy định của State Board, bất cứ tiệm nail nào 3 lần bị phạt dù là lỗi nhỏ, State Board có quyền rút giấy phép hoặc vẫn cho mở cửa, nhưng phải đóng 5 – 10 ngày liên tiếp, tùy lỗi nặng, nhẹ trong tháng đó. Trong thời gian đóng tiệm, chủ phải dán lên cửa tấm bảng đã vi phạm vệ sinh do State Board đưa. Còn thợ nail cũng vậy, ngưng làm việc bao nhiêu đó ngày và bị ghi lại điểm xấu vào hồ sơ.

    Ông Phước, chủ tiệm ở thành phố Brea, nói, “tôi muốn mọi người phải chú ý điều này vì nhiều người không nắm luật, là khi bị phạt thì cứ nộp phạt cho yên thân, dù bị oan. Họ đâu biết chính State Board khi đã phạt, buộc mình đóng phạt rồi họ có quyền quay lại và kiểm tra từ 3 – 6 tháng. Việc vi phạm, họ tính trong suốt thời gian bằng nail của mình, không phải chỉ tính trong 1 năm đó. Do vậy vi phạm 1 lần, nhiều năm sau bị 1 lần nữa, thì họ vẫn giữ lại việc này để đúng 3 lần vi phạm sẽ buộc đóng cửa hoặc ngưng một thời gian với thợ”.

    stateboard kiem tra 1

    Sau khi đã đóng cửa đủ ngày, thì thanh tra viên có quyền quay lại tiệm từng bị phạt bất cứ lúc nào, khi tiệm không vi phạm, thì chủ vẫn phải trả tiền cho chuyến đi của thanh tra, nếu tiệm vi phạm lỗi nữa, thì họ có quyền buộc tiệm phải đóng cửa lần 2.

    Ông Phước khuyên: “Nếu bị phạt, mà thấy lỗi mình không đáng như vậy, thì không nên nộp phạt, hãy gửi thư khiếu nại lên State Board và đề nghị được ra Appeals Hearing để gặp Disciplinary Committee (Ủy Ban Xem Xét Kỷ Luật của State Board). Nhiều chủ và thợ người Việt hay than phiền nhân viên State Board vào tiệm quát tháo, phạt những lỗi rất vô lý, nhưng các thợ và chủ tiệm nail lại không có bằng chứng, thành ra họ thắng mình.”

    Ông Phước đề nghị, “chủ tiệm có quyền đi theo thanh tra viên, để xem họ chụp những gì, mình cũng chụp lại để chứng minh người đó phạt không đúng. Chứ không nên để họ làm trời, làm đất gì trong tiệm mình. Vì khi họ chụp hình những nơi mà họ cho rằng tiệm mình dơ. Họ có những dữ kiện để phạt mình, thì mình cũng phải có lại đủ hình ảnh để chứng minh là họ sai. Khi mình không có hình ảnh, chỉ nói miệng, thì sẽ không cãi lại được”.

    Ví dụ một cái chậu rửa chân do dùng lâu ngày bị cũ, họ chụp ngay chổ bị tróc, rồi phạt mình vì chậu dơ. Nếu mình không chụp hình nguyên cái chậu lúc đó để chứng minh chậu này cũ, mà gần đến ngày ra tòa, khoảng 6 tháng sau, mới đi chụp, thì bằng chứng đó không hiệu quả. Thông thường, thanh tra viên không muốn chủ tiệm đi theo xem họ chụp những gì, rồi mình chụp lại để làm bằng chứng. Thành ra họ tỏ thái độ khó chịu, quát mắng, thậm chí phạt mình tội ngăn cản làm việc.

    Hãy nhớ một điều, tiệm của mình là nơi công cộng, mình có quyền đi theo, chụp lại những việc họ làm, kể cả chụp hình thanh tra viên. Điều này không hề sai luật. Chủ có quyền chụp lại những gì họ chụp, không cản trở, mà chỉ đứng sau lưng họ để chụp, vì vậy chủ không phạm luật. Nếu họ quát tháo, chúng ta có quyền nói rằng họ làm vậy là sai.

    Một số điều State Board cần thay đổi

    Ông Phước nói, “chúng tôi luôn phải tuân thủ luật lệ, không làm sai luật, nhưng cũng yêu cầu nhân viên State Board phải làm đúng. Thanh tra viên không nên lạm dụng quyền hành, họ vào kiểm tra tiệm nail theo cảm tính nhiều, họ nói sạch là sạch, dơ là dơ. Đa phần chủ tiệm hay thợ gốc Việt do hạn chế về tiếng Anh, nên không thể cãi lại trước những ghi phạt vô lý, hoặc nếu đủ tiếng Anh, thì khi trình bày vấn đề, họ vẫn không chịu nghe. Đây là điều mà các chủ tiệm và thợ nail đang gặp”.

    Rất nhiều thợ bị phạt, họ không đồng ý và gửi đơn đến Ủy Ban Xem Xét Kỷ Luật. Nhưng do quá đông người chờ Appeals Hearing, nên thời gian gặp Ủy Ban Xem Xét Kỷ Luật kéo dài, có khi gần 1 năm. Sự chậm trễ này làm cho nhiều bằng nail của thợ cũng đến ngày phải đổi sau mỗi 2 năm, phía State Board thì từ chối cấp bằng mới, nêu lý do phải đợi Ủy Ban Xem Xét Kỷ Luật giải quyết khiếu nại của thợ xong mới cho đổi bằng. Nếu chủ tiệm không biết việc này và vẫn để thợ làm, thì khi thanh tra State Board vào tiệm, họ sẽ phạt 1000 USD

    Theo vnailnews

  • Trong văn hóa ứng xử của người Mỹ, để thể hiện sự hài lòng cho dịch vụ thì họ hay cho thêm người phục vụ một khoản tiền nhỏ, hay gọi là tiền tip. Theo pháp luật, tiền tip không bắt buộc phải có tại nhiều bang, ngoại trừ vài trường hợp như nhân viên phục vụ cho tiệc cưới hay nhóm người đi ăn chung thì chủ tiệm ghi thông báo trước là sẽ tự tính và cộng thêm % tiền bo cho nhân viên. Tuy nhiên, tỉ lệ % mà khách cho thường tính dựa trên tổng số tiền hóa đơnmức độ hài lòng;

    • 10% cho là không mấy hứng thú,
    • 15% cho là hài lòng,
    • 20% cho là tốt,
    • 20% trở lên à quá thỏa mãn với dịch vụ và phong cách phục vụ

    tip

    Vấn đề chia tiền tip trong tiệm nail

    Một vấn đề về tiền tip thường xảy ra tại các tiệm nail là khi khách tip chung số tiền cho nhiều thợ phục vụ họ. Việc này dễ gây nên sự bất hòa vì số tiền chia có thể không công bằng với sức lao động hoặc số tiền của dịch vụ.

    Ví dụ: khách yêu cầu 2 dịch vụ là mani & pedi với giá $35 và 2 thợ. Sau khi hoàn tất, khách tip $7 cho 2 thợ.

    • Nếu chia tiền đều nhau là $3.5/thợ hoặc $3 cho mani và $4 cho pedi thì chắc chắn thợ làm pedi sẽ nghĩ không công bằng bởi công làm nhiều hơn và giá dịch vụ cũng cao hơn.
    • Nếu chia $2 cho mani và $5 cho pedi thì thợ làm mani có thể không đồng ý vì thấy ít.

    Cách chia tiền tip trong tiệm nail

    Công thức giúp chia số tiền tip công bằng là dựa trên tỉ lệ: giá một dịch vụ/ tổng giá trên billx tiền tip.

    Ví dụ: $35 cho dịch vụ mani (giá $12) & pedi (giá $23) và khách tip $7 cho 2 dịch vụ, số tiền tip cho thợ làm mani là $2.4 ($12/$35 X $7) và thợ pedi là $4.6 ($23/$35 X $7).

    Một vấn đề cũng hay xảy ra là chủ không muốn khách tip qua thẻ tín dụng, vì chủ tiệm phải trả phí xử lý trên tổng số tiền tip cho công ty cung cấp dịch vụ sử dụng thẻ. Theo luật (Labor Code Section 351) của California thì chủ không được khấu trừ bất cứ số tiền nào liên quan đến số tiền tip của nhân viên mà khách cho.

    Các vấn đề cần lưu ý khác

    Nếu làm trong lĩnh vực nhà hàng hay làm đẹp, số tiền tip nhận được qua thẻ hoặc tiền mặt thì cũng nên khai và đóng thuế đầy đủ. Tiền tip cũng được tính là nguồn thu nhập. Điều này quan trọng với những ai muốn làm hồ sơ bảo lãnh người thân.

    Theo luật Labor Code Section 351, các chủ tiệm phải trả số tiền tip cho nhân viên không quá thời gian kỳ lương tới.

    Chủ tiệm cần kiểm soát để đề phòng một số thợ tự viết tiền tip vào phiếu tính tiền trả bằng thẻ tín dụng của khách.

    Cần phục vụ chu đáo những khách thường tip nhiều mỗi khi đến tiệm vì rất dễ mất họ nếu sơ ý không làm tốt.

    Khách thường dễ cho tiền tip hơn khi bạn tự thu và thối lại trực tiếp cho họ, thay vì để khách đến quầy tính.

    Theo VNailnews

  • Q Nail & Spa ở Houston, Texas, Mỹ mỗi ngày đón tiếp 500-600 lượt khách và là một trong những tiệm nails được Google công nhận có lượt truy cập trực tuyến đông nhất tại khu vực Houston, Texas, Mỹ.

    Điều gì đã làm nên thành công cho ông chủ gốc Việt, biến một tiệm nail vô danh thành nơi nhộn nhịp, danh tiếng như bây giờ?

    Những ngày đầu “lạc lối ở nước Mỹ”…

    Lập nghiệp chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng và câu chuyện của khởi nghiệp của anh Tommy – chủ tiệm nail đông khách nhất nước Mỹ Q Nail & Spa cũng đầy ắp những khó khăn tưởng như không thể vượt qua.

    tiem q nails 10000 khach 1

    Một mình đặt chân đến nước Mỹ với 2 không: không người quen và không biết đường, chỉ một mục tiêu duy nhất là phải mở bằng được tiệm nail. Vừa đi vừa dò dẫm tìm đường, anh Tommy lang thang khắp mấy bang để tìm địa điểm mở tiệm nail.

    Một nơi xa lạ, cách quê nhà nửa vòng trái đất, ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán cũng như quy định luật pháp không có một chút tương đồng nào, chỉ hòa nhập sinh sống bình thường thôi cũng đủ khó khăn chứ chưa nói đến lập nghiệp kinh doanh là điều vô cùng mạo hiểm và có phần “điên rồ”.

    Q Nails - tiệm nail đông khách nhất nước Mỹ

    Thành công đâu phải chỉ cần duyên may

    Tưởng như đã không còn hi vọng, thì anh Tommy tìm được một tiệm nail đang muốn sang nhượng ở Houston, Texas. Anh chia sẻ:

    “Khi tôi lần đầu tiên bước vào địa điểm này, đã có cảm giác gần gũi, thân quen lắm rồi. Dù tìm đến rất nhiều nơi nhưng chưa chỗ nào mang đến cho tôi cảm giác này. Và tôi đinh ninh duy nhất một điều thôi: Đây chính là nơi mình sẽ bắt đầu”.

    tiem q nails 10000 khach 1

    Chính cơ duyên này đã đưa anh đến quyết định táo bạo, mạo hiểm đó là mua lại cửa tiệm với mức giá tương đối cao.

    "Có nhiều người can ngăn vì tôi chưa có kinh nghiệm kinh doanh mà tiệm lại lớn quá, rộng hơn 500m2 nên e sợ tôi không quản lý nổi... Cuối cùng, tôi vẫn quyết định mua lại tiệm dù tôi cũng rất lo lắng khi nghe nhiều câu chuyện thất bại hơn là thành công của người Việt kinh doanh tiệm nails tại Mỹ" – Anh tâm sự.

    Sau 5 năm, giờ nhìn lại những ngày đầu, anh Tommy chỉ có thể giải thích khởi đầu đó bằng 1 từ DUYÊN. Và một chút MAY mắn nữa. Nhưng trong kinh doanh, ai cũng hiểu không có chỗ cho sự may mắn. Chính trực giác và sự nhạy bén trong kinh doanh đã giúp anh Tommy vững vàng hơn với quyết định của mình.

    Bắt tay vào công việc, anh Tommy tiếp tục đối mặt với nỗi lo thường trực: Làm sao có đủ lượng khách để đảm bảo duy trì vận hành một tiệm nail có diện tích vừa rộng lại vừa đông nhân viên thế này?

    tiem q nails 10000 khach 1

    Giải mã bí ẩn phía sau thành công

    Anh Tommy đã lý giải thành công của bản thân bằng những bí quyết tưởng chừng như đơn giản: Quản lý công bằng - Tổ chức nhân viên - Chăm sóc khách hàng. Ông chủ người Việt của Q Nail & Spa giải thích cho triết lý dịch vụ của mình một cách rất chân thành:

    “Mục đích duy nhất của tôi là khách đến đây luôn thấy hài lòng và hạnh phúc khi ra về. Tôi luôn cố gắng sát sao với từng khách. Nếu thấy chất lượng không đạt tiêu chuẩn của bản thân tôi đề ra, tôi sẽ giải thích cho khách là chưa đạt và yêu cầu nhân viên làm lại”.

    tiem q nails 10000 khach 1

    Nhưng điểm mấu chốt đưa Q Nail & Spa trở thành một trong những tiệm nail đông khách nhất khu vực Houston, Texas, Mỹ lại nằm ở chiến lược Marketing hợp thời, ứng dụng công nghệ hiện đại để Q Nail & Spa trở thành cái tên quen thuộc. Khách hàng có tìm đến thì mới cảm nhận và yêu mến chất lượng dịch vụ.

    Quay trở lại cậu chuyện của anh Tommy: Ban đầu, anh chọn quảng bá thương hiệu bằng nhiều cách như đăng báo hay gửi thư đến từng nhà nhưng đều thất bại. Sau một thời gian tìm hiểu các phương thức quảng cáo, nhận thấy Marketing Online đang là xu hướng của thời đại gắn liền với các thiết bị công nghệ, anh Tommy quyết định tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực này.

    Là một trong những công ty hàng đầu về Marketing Online, Fast Boy Marketing là cái tên nhanh chóng lọt vào tầm ngắm và nhận được sự tin tưởng của anh Tommy.

    tiem q nails 10000 khach 1

    Với tâm lý còn e dè sau nhiều lần thất bại trước, anh chỉ định dùng thử dịch vụ: Verified Google Location của Fast Boy Marketing để giới thiệu tiệm đến khách hàng tiềm năng. Nhưng chính hiệu quả mà Fast Boy Marketing đem lại thông qua số lượng khách ngày càng tăng đã thuyết phục anh Tommy hoàn toàn.

    Thành công đã khó. Thành công ở nước Mỹ lại càng khó hơn gấp bội. Chính vì thế sự thành công của Q Nail & Spa với sự hỗ trợ hiệu quả của Fast Boy Marketing đã giúp Tommy – ông chủ người Việt hiện thực hóa ước mơ của mình trên xứ sở cờ hoa.

    Theo Dân Trí

  • Bỏ chức giám đốc, anh chàng chuyển qua làm nhân viên giao hàng và không ngờ lại kiếm được số tiền ngoài sức mong đợi. 

    Gần đây, mình có đọc được câu chuyện của anh chàng tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học nhưng đời đưa đẩy, cuối cùng trở thành nhân viên giao hàng và kiếm được rất nhiều tiền nhờ chăm chỉ. 

    Cụ thể, anh chàng tên Trương Phong sau khi tốt nghiệp đại học đã về quê, hợp tác cùng bạn bè để kinh doanh nông sản hữu cơ. Anh gom tiền tiết kiệm và vay mượn người thân được khoảng 1 tỷ để đầu tư với bạn. Thời gian đầu, công việc suôn sẻ và Trương Phong giữ chức giám đốc. Tuy nhiên, anh bị bạn bè lừa và mất hết 1 tỷ đồng đầu tư, chưa kể còn gánh thêm khoản nợ gần 1,4 tỷ đồng. 

    shipper kiem tien ti 1
    (Ảnh: Sohu)

    Trắng tay và còn bị bạn bè thân thiết lừa lọc, anh chàng bất đắc dĩ phải làm nhân viên giao đồ ăn để kiếm tiền sinh sống cũng như trả khoản nợ không hề nhỏ. Vì áp lực cuộc sống, Trương Phong rất chịu khó làm việc, mỗi ngày anh chỉ ngủ tầm 5-6 tiếng và thời gian còn lại là chạy ngược xuôi ngoài đường để giao hàng. Nhờ chăm chỉ, có tháng cao điểm là anh chàng nhận về gần 70 triệu đồng. 

    Nghe qua số tiền thấy nhiều nhưng thực tế Trương Phong phải làm việc quần quật, đôi khi kiệt sức. Thời gian đầu, anh chàng chưa quen với công việc, chạy xe chưa rành cũng như sức khỏe yếu nên nhận được không nhiều tiền. Dần dần, quen với công việc nên Trương Phong nhận thêm đơn hàng vào buổi tối nên thu nhập ngày càng tăng. 

    "Sau 21h, nhiều đơn đặt hàng phải chạy hơn 5km, nhưng vì buổi tối không tắc đường, phí ship lại cao, tôi vẫn quyết định nhận đơn", anh shipper cho biết.

    Thành quả sau 5 năm làm shipper của anh chàng này khiến nhiều người bất ngờ. Trương Phong đã trả được khoản nợ 1,4 tỷ và thậm chí còn mua được căn nhà có giá khoảng 1 tỷ. Đây có lẽ là điều mà anh chàng còn chưa tưởng tượng được nhưng sau bao nỗ lực đã gặt hái ngoài mong đợi. 

    Điều đặc biệt hơn nữa, Trương Phong còn gặp được một nửa của đời mình trong thời gian đi giao hàng. Trùng hợp thú vị là cô vợ cũng làm công việc giống chồng nên cả hai có thể san sẻ, hiểu cho đối phương. 

    shipper kiem tien ti 1
    (Ảnh: Sohu)

    Câu chuyện của anh chàng bỏ chức giám đốc chuyển qua làm shipper và kiếm được khoản tiền lớn đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng mạng. Có ý kiến cho rằng anh chàng đã uổng phí những năm học đại học, để giờ làm công việc trái ngành trái nghề và thậm chí công việc này không cần phải có bằng cấp cao. 

    "Tôi nghĩ không có nghề nào cao quý hay thấp hèn. Giá trị của bản thân là do tự chúng ta tạo ra, chứ không phải ở tấm bằng đại học", anh chàng lên tiếng chia sẻ quan điểm cá nhân. 

    Anh còn cho biết thêm, bản thân từng phải đối diện với những ánh mắt phán xét của hàng xóm khi cất tấm bằng cử nhân để đi làm nhân viên giao hàng. "Hầu hết mọi người đều có cái nhìn phiến diện về shipper. Bản thân tôi cũng từng bị hàng xóm chê cười vì từ chủ doanh nghiệp chuyển sang giao đồ ăn. 

    Tuy nhiên, tôi biết có rất nhiều người đồng nghiệp của mình cũng xuất thân từ trường đại học có tiếng, học đến Thạc sĩ, làm đến cấp Quản lý nhưng vẫn chọn ngành này. Tôi không nghĩ việc học đại học của mình là lãng phí. Học đại học giúp ta trưởng thành và có đầu óc hơn, còn việc thành công hay không là do chính mình lựa chọn!", Trương Phong chia sẻ. 

    Anh chàng cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với công việc này và gia đình cũng ủng hộ lựa chọn của anh. Mình nghĩ đôi khi cuộc đời đưa đẩy, dẫn ta đến với những ngã rẽ vô cùng bất ngờ. Quan trọng là bản thân có thích nghi, có làm tốt hay không. Nếu công việc hiện tại giúp anh chàng kiếm ra tiền, lại lương thiện chẳng hại ai thì không có cớ gì phải từ bỏ. 

    Còn câu chuyện làm “trái ngành trái nghề” của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp là vấn đề không đơn giản, nếu để giải quyết phải liên quan đến nhiều bên. Do đó, thay vì cứ cố chấp phải làm đúng công việc đã được đào tạo ở trường, tại sao không linh động và mạo hiểm thử sức với lĩnh vực mới? Như anh chàng shipper có chia sẻ, anh cảm nhận 4 năm ở đại học không hề uổng phí mà nó giúp anh trưởng thành hơn, biết suy nghĩ sâu sắc hơn.

    Theo Webtretho

  • Các loại sơn móng tay thông dụng thường chứa nhiều hóa chất độc hại và có mùi khá hắt. Mùi sơn không chỉ ảnh hưởng đến thính giác, mà các dung môi hòa tan cùng một số thành phần còn có thể gây dị ứng, hại sức khỏe nếu tiếp xúc thường xuyên. 

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 1

    Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ ngày nay đã tạo ra những loại sơn móng tay với công thức không độc hại. Người ta gọi đó là sơn móng tay ''non-toxic'' hoặc ''natural''. 

    Hầu hết các sơn móng tay lành mạnh thường không chứa 3 chất: formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate (DBP). Người ta gọi đó là 3-free. Ngoài ra còn có:

    • 5-free: không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor (long não)
    • 7-free: không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene
    • 9-free:không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene, parabens, acetone
    • 10-free:không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene, parabens, acetone, TPHP, TBHP (Tert-butyl hydroperoxide), gluten
    • 14-free:không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene, parabens, TPHP, gluten, MEHQ/HQ [Hydroquinone (HQ) and Monomethyl Ether Hydroquinone (MEHQ) Removal], MIT (Methylisothiazolinone), palm oil (dầu cọ), animal-derived ingredient (chiết xuất động vật).
    • 16-free:không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene, parabens, acetone, TPHP, animal-derived ingredient, bisphenol A (BPA), sulfates, e-series glycol ethers, benzophenone 1, 2, nonylphenol ethoxylate
    • "Water-based formulas:công thức gốc nước, đây là loại nước sơn kết hợp từ các phẩm màu tự nhiên và polyme acrylic gốc nước. Nước sơn này không mùi, dễ sơn lên móng nhưng nhanh phai màu.

    10 thương hiệu sơn móng tay nail polish không độc hại non-toxic tốt nhất

    1. ZOYA

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Zoya có 583 màu sơn. Dòng nước sơn Zoya không chứa formaldehyde, formaldehyde resin, toluene, dibutyl phthalate, camphor (long não), ethyl tosylamide, TPHP, xylene parabens, chì (lead).

    Zoya là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực nail polish, với các sản phẩm 3-free, 5-free và 10-free. Nước sơn bền lâu trên móng, khoảng 3 tuần. Nước sơn nhanh khô, không cần sơn lớp thứ 2.

    2. JINSOON

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Jinsoon có 90 màu sơn. Sản phẩm không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, xylene, ethyl tosylamide, triphenyl phosphate, parabens, chì (lead).

    Jinsoon do nghệ nhân nail Jin Soon Choi sáng lập với công thức 10-free. Nước sơn nhanh khô, không bị chip, không chứa chiết xuất từ động vật.

    3. CÔTE

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Côte có 129 màu sơn. Sản phẩm không chứa formaldehyde, dibutyl phthalate (DBP), toluene, camphor, formaldehyde resin, TPHP, xylene, ethyl tosylamide, parabens, gluten.

    Nước sơn Côte có công thức 10-free, bền màu tới 2 tuần, óng ánh như gel, không bị sọc, nhanh khô.

    4. PACIFICA

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Pacifica có 26 màu sơn. Sản phẩm 16-free, không chứa hàng loạt chất độc hại như formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene, parabens, acetone, TPHP, animal, bisphenol A (BPA), sulfates, e-series glycol ethers, benzophenone 1, 2, nonylphenol ethoxylate.

    Sơn móng tay Pacifica hoàn toàn không chứa chiết xuất từ động vật (100-percent vegan). Nước sơn bền màu khoảng 1 tuần mà không cần sơn lại.

    5. OROSA

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Orosa có 4 màu sơn cho mỗi mùa. Sản phẩm 14-free, không chứa hàng loạt chất độc hại như Formaldehyde, dibutyl phthalate (DBP), formaldehyde resin, toluene, camphor, triphenyl phosphate, ethyl tosylamide, xylene, MEHQ/HQ, MIT, palm oil, parabens, animal-derived ingredients, gluten.

    Nước sơn Orosa đem lại sắc màu tươi tắn, bền màu đến 1 tuần, nhanh khô.

    6. AILA

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Aila có 47 màu sơn. Sản phẩm 14-free, không chứa parabens, sulfates, formaldehyde, formaldehyde resin, camphor, dibutyl phthalate, toluene, triphenyl phosphate, xylene, bismuth oxychloride, ethyl tosylamide, methylisothiazolinone hydroquinone monomethyl ether, plant derivatives (chiết xuất thực vật).

    Thương hiệu Aila do bác sĩ phẫu thuật nhi khoa Cary Gannon sáng lập nên. Sản phẩm không chứa chiết xuất động vật, bền màu với nhiều màu trung tính (neutral), cho bạn bộ móng đẹp nhã nhặn. 

    7. SUNDAYS

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Sundays có hơn 70 loại màu sơn. Sản phẩm 10-free, không chứa TPHP, dibutyl phthalate, toluene, xylene, ethyl tosylamide, camphor, formaldehyde, formaldehyde resin, parabens, tert-butyl hydroperoxide.

    Nước sơn Sundays không chứa chiết xuất động vật, nhanh khô, không mẻ (chip). Chỉ cần 2 lớp sơn là bạn đã có bộ móng hoàn hảo.

    8. SMITH & CULT

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Nước sơn Smith & Cult có 66 màu. Sản phẩm 8-free, không chứa dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde, formaldehyde resin, camphor, xylene, ethyl tosylamide, triphenyl phosphate.

    Nước sơn cực kì óng ánh, không chip, nhanh khô. Bạn có thể sơn từ 1-2 lớp. Sản phẩm không chứa chiết xuất động vật, bền màu tới 10 ngày.

    9. TENOVERTEN

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Nước sơn Tenoverten có 44 màu. Sản phẩm 8-free, không chứa dibutyl phthalate (DBP), toluene, formaldehyde, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene, triphenyl phosphate (TPHP).

    Sản phẩm chứa các tinh chất dầu dưỡng, vitamin E và lô hội, giúp móng chắc khỏe. Mỗi màu nail được đặt theo tên một con phố ở New York (Mỹ). Đây là quê hương của 2 nhà sáng lập thương hiệu Nadine Abramcyk và Adair Ilyinsky. 

    10. PIGGY PAINT

    nuoc son mong tay nail polish khong doc hai non toxic 2

    Nước sơn Piggy Paint có 43 màu. Sản phẩm gốc nước, không chứa formaldehyde, toluene, DBP, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, xylene, parabens, acetone, TPHP, animal, bisphenol A (BPA), sulfates, e-series glycol ethers, benzophenone 1, 2, nonylphenol ethoxylate.

    Thương hiệu Piggy Paint có câu slogan ''natural as mud - tự nhiên như bùn''. Sản phẩm gốc nước không chứa chiết xuất động vật, không gây dị ứng, hầu như không mùi, thích hợp với trẻ em.

    Viethome (nguồn: goodhousekeeping)

    Các chuyên gia: Sabina Wizemann, April Franzino, Catharine Malzahn, GHI Deputy Editor Jessica Teich. Sản phẩm được cập nhật tới tháng 8/2022. 

  • Trong thời gian vừa qua, Tổ Chức Trading Standards (Tổ Chức Giám Định Chất Lượng Bảo Vệ Người Tiêu Dùng ở Anh) đã tới kiểm tra chất lượng các sản phẩm sử dụng trong 1 số tiệm nails ở Camberwell, London và phát hiện ra các chất cấm trong 1 số lọ sơn Gel (Đọc Thêm Ở Đây ) . Với nhiều sai phạm liên tiếp dính tới thuê người trái phép, các tiệm nails này đã bị mất giấy phép hoạt động tại Anh. 

    Trong bài viết này, VietHome xin gửi tới quý vị thông tin về tổ chức Trading Standards và vai trò của họ trong việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng ở Anh. Đây được coi như tín hiệu sớm, báo trước tương lai đầy khó khăn cho các tiệm nails sử dụng sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và giấy chứng nhận kiểm định. 

    Có thẻ nói nước Anh phát triển và có nhiều sản phẩm chất lượng được lưu thông là một phần do Tổ Chức Trading Standards này góp phần. 

    Trading Standards là cơ quan của chính quyền các địa phương (Council) được lập ra nhằm bảo vệ người tiêu dùng và hỗ trợ những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Những người làm cho Trading Standards cũng là nhân viên của Hội Đồng Địa Phương (Local Council). Dưới đây là một số lĩnh vực mà tổ chức này quan tâm và giám sát : 

    • Các sản phẩm có  giới hạn độ tuổi
    • Nông Nghiệp
    • Sức khoẻ & phúc lợi của động vật
    • Cạnh tranh công bằng bao gồm: Giá cả, miêu tả sản phẩm, dịch vụ, điều kiện sử dụng sản phẩm & dịch vụ 
    • Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm
    • Sở hữu trí tuệ
    • Sự an toàn khi sử dụng sản phẩm
    • ...vv ..v  

    Những công việc hàng ngày mà nhân viên của Trading Standards làm đó là tiếp nhận đơn phàn nàn của người dân và điều tra những doanh nghiệp bị phàn nàn. Kiểm tra định kì các doanh nghiệp trong phạm vi do họ quản lý. Nếu họ phát hiện ra có dấu hiệu phạm tội hình sự nghiêm trọng, có khả năng gây ảnh hưởng tới sự an toàn của người tiêu dùng thì Trading Standards có thể xin lệnh của toà án để giới hạn các hoạt động của doanh nghiệp đó (Họ không có quyền lực trực tiếp để yêu cầu đóng cửa doanh nghiệp ) 

    Trading Standards có nhiều quyền lực, ví dụ như: họ có thể vào các địa điểm làm ăn của doanh nghiệp để khám xét, điều tra các sản phẩm, vật dụng. Họ có thể xin lệnh khám xét của tòa để tịch thu sản phẩm cũng như các tài liệu liên quan.  

    Nhiều luật quy định của Trading Standards mang án Hình Sự và có thể bị kết tội ở toà Magistrates' Court hoặc Crown Court. Nếu doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những luật này và bị kết tội, thì người chủ có thể bị mang án hình sự, bị phạt tiền không giới hạn, trả tiền bồi thường cho nạn nhân hoặc bị cấm đứng tên công ty, doanh nghiệp.. 

    Vì sao Trading Standards bắt đầu để ý tới các tiệm nails Việt ? 

    Nếu như gần 10 năm trước VietHome có đăng tải nhiều thông tin về luật thuê người không giấy tờ cũng như khả năng chủ shop bị phạt nặng và bị bỏ tù, thì giờ đây luật đó được đưa vào thực thi ngày càng nhiều & phổ biến hơn. Vấn đề "bóc lột, nô lệ" đã quá nổi cộm trên các mặt báo của Tây và trong 3 năm trở lại đây, chính phủ Anh đã dồn rất nhiều tiền để đi kiểm tra và bắt những chủ shop vi phạm này. 
    Tuy nhiên, đó mới chỉ là vấn đề về nhân công, còn về chất lượng sản phẩm thì chưa mấy ai trong chính phủ Anh sờ tới. 

    Trading Standards là cơ quan lắng nghe ý kiến của người dân, lắng nghe người trực tiếp sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Khi có đủ 1 lượng lớn khách hàng phàn nàn về chất lượng, sản phẩm thì việc Trading Standard vào cuộc chỉ là vấn đề thời gian.  

    Theo VietHome tìm hiểu thì trong thời gian qua cũng có nhiều trường hợp khách Tây lên mạng, lên báo chia sẻ những tai nạn họ gặp phải khi tới tiệm nails của người Châu Á , đồng thời họ nói cho nhau biết những tiệm đó thường không có bằng cấp hay chứng chỉ cẩn thận. 

    Ngoài ra còn phải kể tới các sản phẩm nails không an toàn đã bắt đầu du nhập vào Anh Quốc, ví dụ trong 1 bản báo cáo giám định gần đây công bố cho biết các chất hoá học dùng trong Nước Sơn Phá Gel không hề an toàn cho thợ và khách. VietHome đã trực tiếp liên lạc với người kiểm định để xác nhận lại chất cấm đó. Mời quý vị đọc thêm ở bài này : Tiến Sĩ Steven Valenty: Nước Phá Gel Thần Thánh Đặc Biệt Nguy Hiểm Cho Người Dùng

    Theo VietHome nhận định thì ngành nails của người Việt trong 5-10 năm tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn không chỉ ở nguồn nhân lực, cạnh tranh về dịch vụ, mà còn ở các thủ tục cấp phép, kiểm tra thường xuyên từ các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng.   

    Các chủ shop làm sao để chuẩn bị đủ thủ tục mở shop nails ở Anh ?

    VietHome đã liên hệ với Công Ty O&D - https://TuVanOD.uk/  (chuyên xin giấy phép xây dựng và kinh doanh tại Anh) để hỏi kinh nghiệm chủ shop nên chuẩn bị gì để tránh bị rơi vào tình trạng tước bằng, tước giấy phép hoạt động sau này 

    Chị Oanh Le - đại diện của O&D cho biết thủ xin mở shop tuỳ thuộc yêu cầu của các Council. Có nơi yêu cầu kĩ & nhiều , có nơi lỏng lẻo hơn. Nhưng nhìn chung thì chủ doanh nghiệp cần chứng minh shop có đầy đủ điều kiện về vệ sinh và an toàn của council. Một số council yêu cầu phải xin giấy phép thay đổi sử dụng . Ngoài ra còn có thêm 1 loại giấy phép gọi là Special Treatment. Đây là loại giấy phép dành cho các dịch vụ làm đẹp có thể gây ảnh hương tới sức khoẻ người tiêu dùng như xăm, làm nails, tắm nắng, bấm khuyên... 

    VietHome 

  • Chia sẻ từ Facebook Chuyện Đời Thường - Khánh Đặng, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

    Trong ngành nails, có nhiều chủ tiệm rất thành công, và biết cách cư xử rất tế nhị, công bằng, khéo léo với thợ. Nhưng cũng có rất nhiều người, may mắn có được chút tiền ra mở tiệm. Tưởng như vậy là cha mẹ thiên hạ. Muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Thế cho nên, tưng bừng khai trương, âm thầm bán tiệm.

    Sau đây, tôi xin chia sẻ vài điều, mà người chủ tiệm xin đừng mắc phải.

    chu tiem nail ko lam voi tho

    1/ Đừng thiên vị mà hãy công bằng. Người chủ có thể thích thợ này hơn thợ kia. Nhưng không thể vì vậy mà dành những phần ngon, phần nhiều tiền cho họ. Nếu thích họ, cứ móc tiền túi ra cho họ. Còn trong công việc, phải công bằng thì thợ mới nễ.

    2/ Đừng nghe lời mấy thợ nịnh hót.

    Những người hay nịnh chủ, thường họ không thật và rất mưu toan. Họ có thể dèm pha người này ghét bỏ người kia, mục đích để người chủ đuổi hết thợ giỏi để họ ở lại làm trùm. Nếu người chủ nghe lời và thích được nịnh, thì sau này kẻ thù của chính mình là những người đã từng nịnh hót mình.

    3/ Đừng nói xấu thợ.

    Nếu như người chủ cứ nói xấu thợ này cho thợ kia nghe. Nói xấu thợ kia cho thợ này nghe. Thì chính người chủ là nguyên nhân gây xào xáo trong tiệm. Đừng bao giờ biện hộ, chia để trị. Nếu thợ có lỗi gì, cứ nói riêng với họ. Họ sẽ thay đổi và trọng mình hơn.

    4/ Đừng sỉ nhục thợ.

    Đừng bao giờ hạ thấp giá trị của người thợ. Sỉ nhục thợ trước mặt khách hay đồng nghiệp. Cứ tưởng mình làm vậy là mình chứng tỏ là người chủ có uy quyền. Sai hoàn toàn. Khi những người thợ khác và những khách hàng thấy vậy, thì người đáng bị khinh là chủ chứ không phải thợ. Và dễ bị mang tiếng lấy mạnh hiếp yếu.

    5/ Đừng ăn thua đủ với thợ.

    Khi có sự tranh cải, người chủ luôn tỏ ra có quyền và cái gì mình nói cũng đúng. Khi biết thợ có ý định nghỉ việc, người chủ ''thà tao đuổi mày trước, chứ không cho mày xin nghỉ việc trước''. Người chủ đòi hỏi thợ phải báo trước khi nghỉ việc. Nhưng bản thân mình lại đuổi thợ ngay tức thì. Đó là thể hiện sự nhỏ mọn, ti tiện của người chủ.

    6/ Đừng nói gì đến thợ khi họ đã nghỉ việc.

    Khi có thợ đã nghỉ việc, cho dù chủ không thích người thợ đó, cũng không nên nói xấu họ trong tiệm. Cũng không nên gọi đến chỗ làm mới của người thợ đó, nói xấu họ và nói chủ mới đừng nhận họ. Những việc làm đó không được lợi gì, mà thợ trong tiệm và tiệm bên kia còn cười vào mặt mình thêm. 

    7/ Đừng nên bịa chuyện.

    Không nên bịa chuyện không nói có, để lôi kéo thợ khác phải nghe lời mình mà ghét bỏ thợ kia. Người thợ ai đi làm cũng muốn bình an và kiếm tiền. Chẳng ai muốn theo phe ai cả. Nếu người chủ nói sai câu chuyện, khi thợ phát hiện ra, thì đừng hỏi tại sao thợ kéo bầy nghỉ hết.

    8/ Đừng qua cầu rút ván.

    Khi tiệm làm ăn khá hơn, có khách và thợ nhiều hơn. Người chủ đừng nên thay đổi cách cư xử với những người thợ lúc ban đầu. Có thể có thêm thợ giỏi hơn, rồi coi trọng họ hơn thợ cũ. Nhưng chưa chắc gì những thợ giỏi đó, lại làm lâu dài với mình. Lúc đó, vừa mất thợ cũ lẫn thợ mới luôn.

    9/ Đừng bao giờ để thợ hận thù mình.

    Khi người thợ hận thù mình, họ có thể làm bất cứ điều gì để gây hại đến mình. Ngành nails luôn lách luật, và có nhiều vấn đề tế nhị. Khi ra pháp luật, thường là người chủ bị thiệt chứ không phải thợ.

    10/ Đừng bóc lột và ép thợ vào đường cùng.

    Có nhiều người thợ vì hoàn cảnh, họ muốn có việc làm. Chủ thấy vậy ép họ nhận lương rất thấp và ép họ phải theo yêu cầu của mình. Đó là sự tàn ác. Làm ăn mà lương lẹo, bắt chẹt thợ thầy, trước sau gì cũng không có kết quả tốt.

    Trên đây là 10 điều tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Bạn chỉ có hai tay, muốn làm giàu thì phải nhờ vào tay của thợ. Người chủ hơn thua với thợ, không phải là hơn thua nhau từng câu nói cách hành xử, mà chính là, tạo điều kiện cho thợ vui vẻ làm lâu dài cho mình.

    Tiền vào túi mình càng nhiều thì mình mới là người chủ thành công.

    Nguồn: Chuyện Đời Thường - Khánh Đặng

  • 45 điều luật dán dài hết cánh cửa trong một tiệm nail tại Mỹ khiến nhiều người không khỏi nhăn trán. Một số điều luật khá căn bản, ai mới vào làm cũng phải học. Tuy nhiên quy định phạt của tiệm thì không dễ ''nuốt trôi'' chút nào. Các chủ tiệm tham khảo xem bạn có ''dám'' đề ra 45 nội quy như vậy trong tiệm mình không nhé.

    45 dieu noi quy tiem nail

    Điều 1: Làm pedicure xong phải chà lại bàn chải với xà bông và chùi cho sạch móng & bàn chân trước khi sơn, nếu không sẽ bị phạt $1.

    Điều 2: Trong khi làm, không được nói chuyện phone, không được bắt phone trong giờ làm, nếu không tuân theo sẽ bị phạt $2.

    Điều 3: Không được nói chuyện tiếng Việt trong giờ đang làm cho khách, bị trừ $2 và người nghe cũng bị trừ $2.

    Điều 4: Chùi bồn cho sạch & phải xịch lại nước xanh (EPA), nếu không phạt $2.

    Điều 5: Kem phải lau sạch và để trong tủ, nếu không phạt $1.

    Điều 6: Thợ không làm đủ 5 hoặc 6 ngày, không được bao lương.

    Điều 7: Nghỉ ngày lễ, trước lễ & sau lễ sẽ không được bao lương. Ai deal 5 ngày phải làm đủ 5 ngày, 6 ngày phải làm đủ 6 ngày, mới được bao lương.

    Điều 8: Đi làm và về phải đúng giờ, không được đi trễ, hoặc về sớm.

    Điều 9: Thợ làm khách trở lại mắng vốn, người khác làm bị trừ thẳng vô tiền lương (cash).

    Điều 10: Làm chân (pedicure) phải vặn đồng hồ, nếu không bị trừ $2 vô tiền lương (cash).

    Điều 11: Làm chân đặc biệt phải massage vai cổ trước khi làm chân.

    Điều 12: Làm bột same time phải trải 2 cái khăn. Nếu không trải khăn bị phạt $2.
    Manicure $22 (essential) phải bóp 3 phút hai bên tay. Vai & cổ 3 phút.
    Manicure $32 (pamper) phải bóp 5 phút 2 bên tay. Vai & cổ 5 phút.
    Phải chà lại xà bông cho tay khách sạch rồi mới sơn.

    Điều 13: Làm nền nhà tiệm dơ, phải quét cho sạch, nếu không phạt $2.

    Điều 14: Nghỉ phải báo trước 1 tuần, nếu không, chủ ký trả 100/100 check.

    Điều 15: Làm xong đưa khách ra ngồi trước, rồi mới lấy bọc bỏ dép vô sau.

    Điều 16: Làm tay (manicure) nếu khách không bóp bóng (buffer) hoặc không sơn phải massage lâu một chút.

    Điếu 17: Khách đi chung phải cho ngồi kế bên nhau, nếu không ngồi kế bên, phạt $2.

    Điều 18: Khách vô trước 7h tối phải ở lại làm. Kém 1 hoặc 2 phút cũng phải ở lại làm.

    Điều 19: Khách lấy hẹn với người nào đó, không được từ chối, khách là trên hết. 

    Điều 20: Tới turn phải làm, không được từ chối.

    Điều 21: Đi trễ 15 phút, bị mất 1 turn, và không được bao lương.

    Điều 22: Khách cho tip, không được hỏi cho mọi người bao nhiêu, chia theo quy định của tiệm. Trừ khi khách nói, thì chia theo khách. 

    Điều 23: Làm chân đặc biệt phải chà cắt & cam, chanh khoảng 4-5 phút cho hai bên chân.

    Điều 24: Cuối ngày Tip & Total phải ghi rõ ràng. Cuối tuần tính theo đó mà trả lương, không được complaint.

    Điều 25: Ghế spa dơ, nếu bị phạt, người làm vừa xong phải chịu phạt.

    Điều 26: Turn ai trước phải làm người lớn trước, người sau làm baby. Trừ khi có khách hẹn, không đủ giờ thì phải làm baby.

    Điều 27: Làm chân cho khách rồi, phải đem đồ của khách như giày, dép, giỏ xách ra bàn hơ tay hoặc bàn nào đó.

    Điều 28: Làm xong, dẫn khách đi wax phải đem đồ của khách theo.

    Điều 29: Không được đứng từ xa la lên của tôi bao nhiêu tiền, phải lại gần người lấy tiền giùm, nói nhỏ, tránh làm phiền khách relax. Nếu không, phạt $2. 

    Điều 30: Làm chân không được dụ khách nhúng paraffin wax. Nếu khách muốn, phải làm chân $38 (Pamper).

    Điều 31: Làm wax trong phòng xong, phải kéo khăn giường lại cho ngay ngắn, nếu không sẽ không cho làm wax.

    Điều 32: Làm xong khách, đẩy bàn & ghế vô cho ngay ngắn. Nếu không phạt $2.

    Điều 33: Làm mất check, chủ ký lại, phải trả tiền bị phạt. 

    Điều 34: Chiều hết khách sớm, job của ai thì phải làm xong trước khi về. 

    Điều 35: Khách vô đòi người thợ nào đó, phải làm khách vô trước, rồi mới làm khách đòi sau.

    Điều 36: Bôi nước sơn vô khăn, bị trừ $2.

    Điều 37: Làm tay hoặc chân không sơn, khách đòi buffer, phải buffer thiệt bóng cho khách. Nếu không buffer bóng, bị trừ $1. 

    Điều 38: Múc wax 1 cup đổ lại, ai múc nhiều, bị trừ $4.

    Điều 39: Làm tay (manicure), nói chuyện đừng đưa miệng mình sát miệng khách.

    Điều 40: Làm xong, phải lau ghế & bồn cho sạch, sắp xếp cho ngay ngắn. Nếu để người khác làm, trừ $2 tip.

    Điều 41: Mỗi thợ cần đeo bảng tên (name tag) lên.

    Điều 42: Làm chân cho khách xong, phải mang dép vô cho khách, hoặc lấy bọc bỏ dép vô cho khách. Nếu không mang, người khác mang vô cho khách, trừ $2 tip.

    Điều 43: Thợ bột làm manicure $22 + refill $27 sẽ không bị qua turn.

    Điều 44: Làm chân khách xong, lau khăn nóng, rồi lau lại khăn khô cho sạch, mới kéo quần khách xuống. 

    Điều 45: Làm khách không tính theo turn, tính theo mức lương (income).

     Viethome sưu tầm

  • Không chỉ tủ quần áo của bạn mới cần thay đổi theo mùa, mà móng tay cũng vậy. Nhờ vào sàn diễn thời trang và sự bùng nổ của Instagram, cứ vài tháng chúng ta lại thấy một vài xu hướng làm móng xuất hiện. Từ sơn bóng đến sơn mịn, những thiết kế rực rỡ đến phong cách tối giản, hẳn bạn có thể nghĩ chắc các nghệ sĩ đã phải cạn kiệt ý tưởng. Nhưng không.

    Mùa này, có một vài mẫu nail mới cho bạn thử nghiệm. Từ hoa văn bò sữa đến những chiếc cầu vồng thơ mộng, hãy chiêm ngưỡng những bức ảnh sau đây để lấy cảm hứng cho bộ móng của mình.

    Hoa văn bò sữa

    Hoa văn đang hot nhất trên mạng xã hội chính là hoa văn lông bò sữa. Mẫu móng này được một loạt người nổi tiếng như Kendall Jenner và Ariana Grande tôn vinh trong những tuần gần đây và nhanh chóng phủ sóng khắp Instagram.

    Vừa mang màu sắc tối giản lại điểm chút kỳ quái, hẳn cặp màu đen trắng này sẽ còn là xu hướng trong một khoảng thời gian nữa.

    Cầu vồng

    Móng tay cầu vồng mang lại cho chúng ta thật nhiều hoài niệm. Có nhiều cách để bắt theo xu hướng này và các gương mặt thời trang trên Instagram đã thổi chút phong cách cá nhân của mình vào xu hướng. Từ những sọc kẻ cầu vồng đến mỗi móng tay một màu, đó là những cách đơn giản để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục của bạn.

     Xanh lá neon

    Màu neon là xu thế thời trang nổi bật của mùa xuân/hè năm nay và nó luôn có ảnh hưởng tới lĩnh vực làm đẹp. Hãy sử dụng lớp sơn bóng neon để nắm bắt xu hướng hoặc kết hợp với các phụ kiện màu neon khác để tạo sự nổi bật.

    Tạo layer

    Xu hướng tối giản đã được cải tiến cho năm 2019. Đầu móng hai màu chính là lựa chọn hoàn hảo cho những ai không thể quyết định giữa phong cách cổ điển và phong cách nổi bật. 

    Dải màu

    Kể cả khi bạn đã quyết định chọn một màu nào đó khi đi làm móng, đừng chỉ chọn duy nhất một sắc độ. Từ dải màu nude đến các gam màu nóng, bộ móng sẽ đem lại cho bạn vẻ thời thượng và cá tính.

    Trong suốt tuyệt đối

    Một xu hướng khác lên ngôi trên sàn catwalk mùa xuân/hè chính là móng tay siêu trong suốt. Với những đôi bốt và túi nhựa trong chiếm lĩnh các bộ sưu tập của nhiều nhà mốt, từ Yeezy đến Chanel và Prada, màu trong suốt nhanh chóng trở thành xu thế cho các loại phụ kiện khác.

    Ngọn lửa bất tử

    Nếu bạn muốn một bộ móng phức tạp hơn, hoa văn ngọn lửa chính là lựa chọn cho bạn.  Từ neon đến đầu móng trắng, đây chính là mẫu thiết kế hot nhất hiện nay.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Việc mở một business, hay tiệm, ắt không còn quá xa lạ với nhiều người Việt Nam ở hải ngoại. Nhưng việc chia sẻ kinh nghiệm cụ thể, thì mình không thấy mấy bài. Mình chia sẻ ở đây, viết dài quá sợ tốn tài nguyên mạng và thời gian của mọi người nên chắc chỉ nói ý chính thôi, mời các bạn tham khảo.

    I. Điều Kiện Tiên Quyết: ĐỌC! - Trước khi cầm viết lên kí vào gì đó, mình buộc mình phải nhẩm đi nhẩm lại câu “bút sa gà chết” ít nhất 3 lần. Nhiều người cầm bản hợp đồng dài dằng dặc tiếng Anh từ đầu tới cuối ngại, đọc lướt qua hay nghĩ thầm: “Bọn này làm ăn lâu năm uy tín chắc chả lừa mình”, và kí. No. A BIG NO! Nếu không đọc và hiểu hết, thì trả tiền cho một văn phòng nào đó dịch hay xem lại cho. Bởi một khi đặt bút kí vào hợp đồng rồi là sẽ dính vào đó lâu dài.

    Điều cần xem nhất khi kí hợp đồng, đầu tiên là khoản tiền hàng tháng, kế đó thời hạn hợp đồng, điều kiện gia hạn hợp đồng, khoản tiền sau mỗi năm liệu có tăng… Có một khoản mọi người hay xem lướt qua, là điều kiện để sublease (cho người khác thuê lại nếu mình làm ăn không tốt, hay share bớt diện tích văn phòng). Cái này ban đầu khi làm, mình hay không để ý, vì mở công ty ai lại nghĩ tới ngày ế phải sang lại hay chia một phần cho business khác. Nhưng again, hỏi trước và rõ ràng, sau chỉ có lợi không hại.

    II. Khi Nào Thì Sẵn Sàng Mở Tiệm?

    Theo kinh nghiệm của mình (mở gần 10 tiệm, thành công có, thất bại cũng có), câu hỏi này xoay quanh hai ý trả lời chính:

    1. Tài Chính
    2. Công Sức

    1. Tài Chính

    Tài chính, phải đủ cover trong trường hợp xấu nhất. Đừng tính toán rằng mình mở tiệm ra, sẽ thu được bằng này, bằng kia, trừ vào tiền tiệm. Mình khi tính toán lên kế hoạch mở tiệm mới, toàn tính tới trường hợp giả sử trong vòng 6 tháng, hoàn toàn không thu được khách nào, thì tiền mình đủ “chống cự” không? Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì theo mình nên dời lại kế hoạch cho tới khi kiếm đủ tiền.

    Đối với ai đã có tiệm rồi, muốn mở thêm tiệm nữa thì đơn giản hơn: chỉ cần xem tiệm cũ có kiếm đủ tiền để trả cho lỗ tiệm mới không. Cái này mỗi người, tuỳ vào độ mạo hiểm sẽ có câu trả lời khác nhau. Con số mình tự đề ra là 2/3. Nếu lời tiệm cũ đủ trả cho 2/3 chi phí tiệm mới (trong trường hợp không kiếm được khách), thì mình làm.

    Thật ra, mọi thứ cũng không quá đáng sợ và bi đát. Khi đăng kí business, nên xem kĩ và chọn loại business nào để khi phá sản không ảnh hưởng đến cá nhân mình (LLC). Business là phải mạo hiểm, nhưng biết điều này cũng khiến mình an tâm hơn xíu. Trường hợp xấu nhất, khai phá sản là xong, dù chẳng ai muốn…

    2. Công Sức

    Có mở tiệm rồi mới thấy, công sức bỏ ra là khoản “hi sinh” và “đầu tư” lớn nhất. Bình thường đi làm cho tư bản, ngày 6 tiếng, 8 tiếng… là xong. Lái xe về nhà ăn tối xong, mở Netflix coi hay đánh vài trận game, không phải lo lắng gì. Mở tiệm rồi xem như chết dính với nó cả ngày lẫn đêm.

    Tiệm làm ăn tốt, nhanh có lời để mướn người thì còn đỡ. Nhiều tiệm mở ra (như mình ban đầu bị) một thời gian dài chưa kiếm được, thân làm chủ phải lấy công làm lời, cái gì cũng phải làm, từ việc đi sớm về khuya, đến làm những việc chân tay như quét dọn, sơn tường, khuân vác…

    Mình hơi mạo hiểm khi mở tiệm đầu tiên mà không xem xét tới vấn đề này, cứ nghĩ mình sức trẻ sợ quái gì. Thành ra có một thời điểm hầu như chỉ cắm đầu làm, nhiều lúc thâu đêm suốt sáng, không còn thời gian tận hưởng cuộc sống, dẫn đến tâm lý khá trầm xuống và stress nặng.

    III. Khi Mở Tiệm Cần Làm Những Gì?

    Đầu tiên, những gì muốn thay đổi với tiệm, thì tốt nhất là làm ngay từ khi bắt đầu mở tiệm. Đừng để suy nghĩ: “thôi cứ vô làm, từ từ sửa sau” ngóc lên làm chủ đạo. Sau khi đã dọn vô, đồ đạc đầy nhóc rồi, thì chắc chắn động lực để sửa chữa, cải tạo tiệm sẽ giảm đi vài chục lần.

    Thường mình khi mở tiệm, việc đầu tiên là đặt bảng hiệu. Bảng hiệu như khuôn mặt của tiệm. Tiệm mới mà không có bảng hiệu khang trang thì chả mấy ai vào. Kế tiếp là sơn lại tường, thiết kế lại bên trong theo ý mình muốn. Những đồ cũ chủ trước để lại, trừ khi còn thật mới và tốt, còn không thì cứ vứt đi mua đồ mới, vừa nhìn đẹp mắt, vừa xài được bền lâu hơn, khỏi nghĩ tới chuyện thay.

    Nhân công bên này mắc, nên nhắm gì làm được thì cứ học mà làm. Nhất là mấy bạn nam, những việc như sửa điện, lắp bảng exit, open, sơn tường, đóng kệ… nên tranh thủ lúc này học luôn, sẽ rất có ích cho tương lai sau này. Hầu như 90% các việc sửa chữa ban đầu trong tiệm là bọn mình làm hết, khi nào quá phức tạp, cần máy móc và kĩ thuật chuyên dụng… mới đi thuê người ngoài. Google và Youtube là miễn phí mà!

    IV. Làm Sao Để Hút Khách Ngày Đầu?

    First impressions last. Khách hàng mới rất thiếu kiên nhẫn, và tâm lý chung chưa đủ biết mình để “tha thứ” các lỗi lầm. Một lỗi lớn với khách hàng cũ có thể khiến họ mất vui, nhưng chưa đến mức bỏ đi; một lỗi nhỏ tưởng chừng vô cùng vớ vẩn, với khách hàng mới, có thể dù họ bên ngoài cười xởi lởi, nhưng họ sẽ không bao giờ trở lại. Business chạy khoảng thời gian đầu, phải đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi. Nếu chưa đảm bảo được, nghĩa là chưa sẵn sàng.

    Khách chỉ có vài giây ấn tượng ban đầu để đi đến quyết định (cuốn sách Blink của Malcolm Gladwell giải thích việc này khá hay). Nên nếu bạn chạy quảng cáo trên social media, thì hãy chắc chắn rằng khi khách click vào để đến trang chủ của bạn, trong vòng 3 giây đầu khách phải thấy ấn tượng, không thì đại đa số khách sẽ nhấn close tab ngay. Chạy slot quảng cáo radio thì phải gây được sự chú ý, tò mò trong khách ở tầm 3 câu đầu. Tới câu thứ 4 nếu vẫn chán òm, thì không một ai buồn mà nghe hết.

    Quay lại ý trên. Quảng cáo, dĩ nhiên cần, nhưng quảng cáo cần một, thì làm cách nào để khách quay trở lại cần thiết gấp mười. Khách tới vì quảng cáo, nếu không vừa ý và bỏ đi, thì lần sau quảng cáo bao nhiêu lần, khách cũng sẽ không tới.

    V. Những Kinh Nghiệm Ngoài Lề Khi Deal Với Landlord

    Có một câu cũ mà vẫn xài được tới giờ: In a negotiation, never make the first offer. Nhưng để đạt được khả năng “tỉnh” chờ họ đưa con số trước rồi mình trả giá, thì phải tìm hiểu kĩ:

    1. Vị trí đó có “hot” không? Cách tốt nhất là đi hỏi “hàng xóm”. Ví dụ, suite đó đã để 5 tháng chưa ai thuê, nghĩa là landlord nhiều khả năng sẽ chấp nhận cho mình ưu đãi. Mình hay quan niệm: nếu chỗ đó cho thuê được thì đã cho thuê được rồi, không phải vì mình chậm vài ngày mà hụt mất. Nên đừng sốt ruột mà quyết định vội.

    2. Building đó hút khách không? Nên đậu lì xe ở đó để tìm hiểu các ngày và thời gian khác nhau trong tuần. Nhiều khi Chủ Nhật sáng đông, không có nghĩa là ngày thường trong tuần cũng đông. Business không thể chỉ sống nhờ vào sáng Chủ Nhật, có đúng không nhỉ?

    3. Hơi nhẫn tâm, nhưng làm ăn là làm ăn, nếu sang lại lease của ai, thì có nghĩa là người cần sang lại muốn dứt để đi càng nhanh càng tốt, không tranh thủ kiếm chút lợi ích thì còn chờ đến khi nào? Dĩ nhiên, đừng quá chèn ép hay đẩy người ta đến đường cùng, dù sao cũng là đồng hương, sau này ra đường tình cờ gặp còn nhìn mặt nhau bắt tay chào. Nhưng nên gắng deal thêm, vì nhiều khả năng mình sẽ “thê thảm” còn hơn họ khi này. Mình hay deal xin chủ cũ “trả giúp” tháng đầu tiền thuê tiệm trong khi đang ế.

    4. Counter landlord thì thường chỉ xoay quanh 2 yếu tố: giảm thời gian xuống càng ít càng tốt (dại gì ôm vào người cái lease 5 năm trong khi mình có thể kí chỉ 3 năm); tiền lease thì chắc khó giảm vì nó thuộc quy định của công ty họ, nhưng nên xin họ miễn phí tầm 2 tháng đầu, vì lí do phải dọn vào, sửa sang lại tiệm, khách ế.

    5. Chú ý inspect để yêu cầu sửa chữa trước khi move vào. Những khoản “nhỏ” như sửa trần dột, bóng đèn… thường landlord sẽ đồng ý sửa cho mình. Thậm chí đa phần landlord chấp thuận mở rộng cửa để hàng hoá ra vào dễ cho bọn mình miễn phí.

    6. Đọc kỹ hợp đồng.

    VII. Kết Luận

    Việc mở tiệm là quyết định trọng đại, và mỗi người, mỗi ngành, mỗi nơi lại khác. Mình chia sẻ kinh nghiệm những gì mình biết được thôi, trí lực có hạn, mình không dám khẳng định hay gọi đây là cẩm nang chính xác. 

    Chúc mọi người nhiều điều tốt lành!

    Viethome (Nguồn: Hai Nguyen – Save and Earn in America)

  • Số lượng tiệm nails do người Việt mở ra ở Anh Quốc đã tăng một cách chóng mặt trong vài năm qua. Nhiều chủ shop cho rằng bây giờ nails đã bão hoà, thu nhập chỉ đủ cho shop 2-3 thợ làm.

    Tuy nhiên, ngành nail là ngành còn hái ra tiền và đang tiếp tục phát triển trong vài chục năm nữa. Nhiều người vẫn kiếm ra tiền trong ngành nail trừ chủ tiệm chỉ vì sơ sót một số điểm quan trọng trong kinh doanh. Bạn xem xét 10 điểm sau đây nó sẽ giúp bạn có lời trong năm nay và nhiều năm tới.

    Biết Giá Trị Của Thợ

    Số tiền lớn nhất chi tiêu trong tiệm chính là lương thợ, hầu hết các tiệm nail đều dùng cách ăn chia để trả lương thợ, số tiền đó đã chiếm 60% doanh thu của tiệm. Bạn có thể nghĩ rằng thợ ăn chia nên nếu thợ ngồi không thì bạn cũng đâu mất mát gì. Thực ra lúc thợ ngồi không là lúc bạn đang nai lưng, è cổ ra trả tiền phố, tiền điện, tiền bảo hiểm, các khoản chi phí cố định của tiệm, tức là bạn đang bị mất đi lợi nhuận.

    Điều bạn nên làm là làm sao để thợ có khách làm trong suốt thời gian tiệm mở cửa. Thứ 4 vắng khách nhất, giữa tháng vắng khách nhất, tại sao bạn không tặng voucher cho khách vào làm những ngày đó . Như thế thợ và bạn đều có thêm thu nhập mà khách lại được chăm sóc cẩn thận vào những ngày vắng.

    Biết Giá Sản Phẩm, Đặc Biệt Là Những Món Đắt Tiền

    Trung bình chi phí sản phẩm chiếm khoảng 10% trên tiền dịch vụ. Nhưng để cạnh tranh nhiều tiệm đã mua những sản phẩm đắt tiền để tạo ra những dịch vụ độc đáo cho khách. Nhưng vì không quản lý tốt những sản phẩm đắt tiền này nên dịch vụ còn đâm ra lỗ.

    Khi bạn có thể phân chia và chen lẫn sản phẩm hài hòa để tạo nên dịch vụ tốt nhưng giá cả vẫn hợp lý với khách hàng.

    Chọn Lựa Vài Trò Của Bạn và Thuê Người Hợp Lý

    Một người chủ tiệm nail thường là người làm tất cả mọi việc trong tiệm từ lao công, tạp dịch, quản lý, thu ngân, tiếp thị, trả lời điện thoại, làm hẹn, làm thợ. Thế nên chủ tiệm nào cũng đuối sức, khủng hoảng sau một thời gian làm chủ.

    Bạn nên chọn vai trò của bạn trong tiệm, bạn không thể vừa làm Facial cho khách trong phòng, lại vừa tính tiền ngoài đằng trước. Bạn không thể vừa dũa cho khách vừa mở cửa đón khách.

    Bạn nên giao việc cho những người có khả năng và bạn tin cậy để bạn có thể tập trung vào việc quan trọng của bạn đó là sinh lời cho tiệm. Hơn nữa bạn cũng cần có cuộc sống cần bằng giữa công việc và đời sống chứ, chẳng lẽ vì tiền mà phải hy sinh tất cả?

    Dùng Người Tiếp Tân

    Ấn tượng đầu tiên là ấn tượng quan trọng nhất. Bạn nên có một người tiếp tân có thể nói tiếng Anh khá chuẩn để trả lời điện thoại, chào khách, tiễn khách, tính tiền, hướng dẫn khách vào bàn, lấy hẹn…. và đừng quên mở cửa khi khách ra / vào tiệm.

    Khách hàng của bạn đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Sự tử tế, tận tâm của bạn tới khách hàng sẽ được đền đáp bằng những lời khen ngợi từ họ. Nó mới giúp bạn sinh tồn và phát triển.

    Cung Cấp Dịch Vụ Phù Hợp

    Hãy quan sát những người khách hàng của bạn và biết khách hàng chủ lực của bạn là ai. Nếu phần lớn khách của bạn là tây trắng mà bạn làm móng dài, cong, design kỳ quái thì quả là không thích hợp.

    Nếu tiệm bạn có những dịch vụ không chạy bạn nên sửa lại hoặc lấy nó ra khỏi menu. Cung cấp dịch vụ phù hợp với khách sẽ giúp bạn tối đa lợi nhuận và biến những người khách vãng lai thành khách thường xuyên của tiệm.

    Thiết Kế Và Thực Hiện Chính Sách Quảng Cáo

    Ai cũng cần quảng cáo! Bạn cần có khách vào tiệm và phục vụ cho họ tốt trước khi bạn được người ta giới thiệu khách mới đến tiệm bạn. Có rất nhiều cách để quảng cáo tùy thuộc vào ngân sách của bạn: Trên radio, báo chí, trên mạng, tờ rơi, thư tín, postcard… Bạn cũng nên lập một gian hàng trong các sự kiện trong thành phố để giới thiệu, cho thử những dịch vụ của tiệm bạn. Đó cũng là cách để khách hàng biết đến tiệm nail của bạn.

    Website và Trang Mạng Xã Hội Cho Tiệm Nail

    Nếu bạn chưa có website hãy làm ngay. Trang web của bạn là phương cách dễ dàng nhất để giới thiệu tiệm nail và dịch vụ của bạn. Những trang mạng xã hội như Facebook, Pinterest, Instagram là những trang mạng xã hội đang nổi nhất hiện nay để xây dựng khách hàng. Ưu điểm lớn nhất của mạng xã hội là chúng hoàn toàn miễn phí. Bạn lại có cơ hội để kết nối, giao lưu với khách hàng và tìm hiểu thị hiếu của họ.

    Bán Sản Phẩm

    Đây là phương pháp tăng thu nhập cho tiệm nail mà không làm mất thời gian của bạn. Với thời giờ hạn hẹp, nạn kẹt xe trong thành phố lớn nhiều người không có thời gian để đi mua sắm. Tiện dịp vào tiệm làm nails sẵn đó mua luôn lọ lotion, kem rửa mặt cũng là điều tốt mà.

    Nếu bạn làm một cái kệ, hoặc một góc chuyên bán lẻ, có sample cho khách thử bạn sẽ gia tăng thu nhập đáng kể ở đây.

    Đào Tạo Thợ Để Họ Biết Sản Phẩm Và Dịch Vụ Của Tiệm

    Bạn phải chắc chắn rằng tất cả thợ của bạn phải biết rõ sản phẩm và dịch vụ tiệm bạn cung cấp. Bạn phải đào tạo họ làm đúng theo cách thức của tiệm. Tôi biết điều này hơi khó cho bạn bởi vì nhiều thợ chỉ làm theo cách của họ. Nhưng tôi phải nói rằng tiệm là tiệm của bạn, vốn là vốn của bạn, bạn có trách nhiệm để làm cho tiệm của bạn sinh tồn và phát triển nên bạn cần phải CỨNG RẮN về điều này.

    Mở giờ đào tạo hằng tuần trong tiệm để thợ có thể thực tập, dùng thử những dịch vụ mới của tiệm. Thợ không thể giới thiệu với khách nếu bản thân họ cũng chẳng biết sản phẩm/dịch vụ họ làm cảm giác ra làm sao.

    Tặng Quà và Coupons

    Ai cũng thích được cảm giác đặc biệt, bất ngờ. Tặng quà hoặc tặng phiếu giảm giá trên các dịch vụ đang giảm giá một cách ngẫu nhiên. Bạn có thể tặng quà cho mỗi người khách khi họ viết nhận xét về tiệm bạn trên các mạng xã hội.

    Thực hiện 10 điều trên chắc chắn sẽ tăng lợi nhuận cho tiệm nails của bạn năm nay và nhiều năm tới.

    Điều cuối cùng mà bạn nên biết trong bài này là:

    Làm Một Bộ Móng Hoàn Hảo Vẫn Không Có Khách!

    Năm xưa nếu bạn làm một bộ móng hoàn hảo thì chắc chắn là bạn sẽ có khách đều đặn nhưng ngày nay vì cạnh tranh cao hơn khách có nhiều chọn lựa hơn, nên làm một bộ móng hoàn hảo không còn là sự mong đợi của khách hàng, đó là yêu cầu, là bắt buộc, là điều kiện tối thiểu phải có để bạn có được khách hàng.

    Nếu bạn muốn kéo khách mới sang tiệm bạn, giữ khách không bỏ đi tiệm khác thì bạn phải tạo cho khách sự ngạc nhiên bất ngờ mỗi khi khách đến tiệm.

    Viethome tổng hợp

  • Nếu người ta gọi cái răng cái tóc là gốc con người, thì với tiệm nail nó không chỉ được thể hiện ở cách phục vụ mà thiết kế nội thất cũng ảnh hưởng không nhỏ.

    Nếu tiệm nail có nhân viên phục vụ nhiều kinh nghiệm, luôn hoàn thành tốt các yêu cầu của khách hàng nhưng không gian trang trí shop nail lại không hoàn mỹ, sự sắp sếp nội thất không hợp lý thì việc lưu thông không chỉ bất tiện mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng.

    Vậy làm thế nào để trang trí tiệm Nail nhỏ hút khách?

    Về nội thất:

    • Không nên bài trí quá nhiều nội thất dư thừa bên trong, bởi nó không chỉ gây tốn không gian của cửa tiệm mà còn làm cho không gian trở nên rối mắt. Lựa chọn mẫu nội thất bàn ghế nail phù hợp diện tích và bố trí 1 cách khoa học tạo lối lưu thông thuận tiện và thẩm mỹ.
    • Không nên lạm dụng quá nhiều những loại màu sắc sặc sỡ. Suy nghĩ sai lầm của nhiều người đó là sử dụng nhiều màu sắc sặc sỡ để làm nổi bật không gian. Tiệm nail không chỉ là nơi để khách hàng làm đẹp mà nó còn được xem là một nơi thư giãn, nghỉ ngơi. Vì vậy việc sử dụng các màu sắc nên theo gam màu chủ đạo nhất định, kết hợp đồng điệu hài hòa giữa màu sắc của những sản phẩm nội thất với màu nền, màu tường.
    • Không nên đầu tư quá nhiều chi phí vào việc trang trí không gian tiệm nail. Thay vào đó hãy chọn phương án tiết kiệm tối giản nhất có thể. Bạn có thể sử dụng những loại ghế nail giá rẻ, bàn nail giá rẻ hay các vật dụng, trang thiết bị bình thường.
    • Vì tiệm nail có diện tích nhỏ, nên nội thất lựa chọn cần tối ưu và tiết kiệm diện tích , 1 số mẫu được sử dụng nhiều như: ghế nail hộp kéo, ghế nail băng dài, giường gội – nối mi 2 trong 1…

    Về trang trí mặt tiền:

    Cách trang trí tiệm Nail diện tích nhỏ thì khu vực mặt tiền bảng hiệu cần được chăm chút nhất bởi nó giúp khách hàng dễ nhìn thấy tiệm của bạn không chỉ ban ngày mà còn cả ban đêm.

    Màu sắc của bảng hiệu nail nỗi bật và khác biệt với những bảng hiệu bên cạnh, Tên chữ dễ đọc dễ nhìn, địa chỉ to rõ. Hình ảnh logo mang tính chất đặc trưng của nail để khi nhìn vào phần mặt tiền bên ngoài mọi người đều có thể dễ nhận ra đây là 1 tiệm làm nail.

    Việc trang trí tiệm nail ngoài tạo được nguồn khách hàng thân thuộc thì việc thu hút khách vãng lai, người đi đường dễ dàng nhìn thấy tiệm nail là điều cực kỳ cần thiết để có thêm nhiều nguồn khách hàng mới, giúp tăng thêm thu nhập. Dù tiệm phục vụ có tốt đến mấy cũng sẽ rất dễ bị khách hàng khó chịu nếu như họ phải ngồi chờ hàng giờ tại cửa tiệm bằng những chiếc ghế ngồi tạm bợ, mà không phải là bàn ghế nail chuyên dụng.

    Vì vậy phong cách trang trí tiệm nail nhỏ hay lớn đều nên được chú trọng từng chi tiết một khi lựa chọn kinh doanh loại hình này.

    Viethome sưu tầm

  • Có thể bạn đang gấp gáp chỉ muốn sơn móng thật nhanh, hay bạn đang rảnh rang và muốn có người nâng niu bộ móng giúp mình. Dù trong hoàn cảnh nào thì những tiệm nail dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất, không phải chỉ bởi thiết kế không gian, cung cách phục vụ mà còn những tiện ích sẵn có trong ngoài tiệm nail.

    Barber & Parlour ở Shoreditch

    Tọa lạc trên tầng hai dãy cửa hàng làm đẹp trên phố Redchurch là cửa hàng Cheeky Parlour, nơi bạn có thể cắt tỉa và sơn sửa móng thật nhanh gọn, hoàn hảo và hợp túi tiền với mức giá trong khoảng 20 bảng (15 bảng cho gói medicure). Một khi bộ móng đã được sửa sang gọn gàng, bạn có thể khám phá thêm nhiều thứ xung quanh – tiếp tục công việc làm đẹp ở tiệm Josh Wood hay đi xuống tầng dưới để xem một bộ phim tại rạp Electric.

    Coco Nail Bar ở Ladbroke Grove

    Hãy để cho bộ móng của bạn được tỉa tót giữa khung cảnh sang trọng của salon nằm ở Notting Hill này. Một liệu trình chăm sóc móng tiêu chuẩn bốn mươi phút có giá 28 bảng, trong khi bạn chỉ phải bỏ ra 18 bảng cho việc cắt tỉa nhanh. Salon này cũng cung cấp dịch vụ cắt tỉa lông mày và chuốt mi, thậm chí bạn có thể tổ chức cả các buổi tiệc và sự kiện đặc biệt tại đây.

    London Grace ở Putney

    London Grace là một nail bar có kèm một quầy bar thực sự, vì thế bạn có thể gọi một ly cocktail hoặc rượu sâm banh trong khi chờ làm móng. Chủ cửa hàng, cô Kristen, đã dành công sức để tạo ra cả một dòng sơn móng tay không độc hại. Gói sơn móng Top Notch (32 bảng) có sử dụng loại dưỡng ẩm chiết xuất từ dừa tự chế. Salon này cũng là một thiên đường dành cho những người thích ‘sống ảo’ – từ những hàng gạch trần, hệ thống chiếu sáng lung linh và nhiều góc hoàn hảo cho một bức ảnh tự sướng.

    Aveda Institute ở Covent Garden

    Đối với những người quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc cơ thể, Avada Institute ở High Holborn chắc hẳn là lựa chọn số một. Là một trong những nhà cung cấp sản phẩm chăm sóc da và tóc hữu cơ, thương hiệu này đang tiếp tục cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho toàn bộ chuỗi salon và spa của mình. Khu vực làm móng nằm ở phía sau cửa hàng với giá khởi điểm từ 30 bảng cho 30 phút chăm sóc móng và khoảng 60 bảng cho liệu trình 45 phút.

    Cowshed ở Soho

    Thương hiệu làm đẹp ở Babington House này mang đến các liệu trình chất lượng cao và nhiều sản phẩm có mùi hương dễ chịu, tọa lạc tại mọi ngóc ngách ở thủ đô. Khu vực làm móng nhộn nhịp này rất thích hợp cho buổi tụ tập của các nhóm bạn, trong khi ở tầng dưới, bạn có thể tận hưởng không gian yên tĩnh hơn. Gói chăm sóc tiêu chuẩn sử dụng sơn bóng từ thương hiệu cùng nhà Cheeky, và sẽ tiêu tốn của bạn 48 bảng. Nếu bạn không có nhiều thời gian nhưng đang rất cần được làm đẹp, bạn có thể chọn thêm một vài gói bổ sung như mát-xa mặt hay tẩy lông – tất cả đều có thể thực hiện cùng lúc với bộ móng.

    Hula Beauty Hackney ở Lea Bridge

    Phong cách quý tộc của Hula được thể hiện qua những tấm giấy dán tường phong cách Hawaii, sofa bọc nhung bóng bẩy và nhiều đồ vật hoa mỹ (lớp móng được làm khô bằng những chiếc quạt lông vũ, trong khi nhân viên ở tiệm đều trang điểm theo phong cách Dita Von Teese).  Khu vực làm móng nằm kế bên cửa sổ nên bạn có thể thoải mái tán gẫu khi ngắm nghía người qua kẻ lại trên đường. Một gói chăm sóc móng gel cơ bản có giá 30 bảng và một gói vẽ móng nghệ thuật đầy đủ có giá từ 50 bảng.

    VietHome (Theo Timeout)

  • Cuộc sống Mỹ trong mắt nhiều người luôn là xứ sở thiên đường, là nơi có thể dễ dàng có được một cuộc sống giàu sang, đầy đủ. Thậm chí có người còn hỏi tôi là: Tôi nghe nói xứ Mỹ kiếm tiền rất dễ, thậm chí có thể kiếm được cả ngàn đô mỗi ngày từ nghề nail.

    Vậy những điều trên có đúng hay không, liệu kiếm tiền ở Mỹ có đơn giản như mọi người vẫn nghĩ hay không?

    Đầu tiên đối với những ai đã và đang sang Mỹ định cư, chắc hẳn đều có câu trả lời cho câu hỏi này. Còn đối với những ai sắp sang Mỹ định cư, hay muốn tìm hiểu về thu nhập bên Mỹ, cuộc sống Mỹ, thì tôi mạn phép được giải đáp bằng chính những hiểu biết thực của tôi, một người từng làm nghề nails.

    Trước hết tôi sẽ lấy ví dụ về một người làm nghề nails trên thực tế. Bình thường, theo giá sàn của tiểu bang tôi, một bộ móng được coi là đầy đủ nhất sẽ có giá sàn khoảng 50-60 đô 1 bộ. Để làm một bộ nails, sẽ cần trung bình thời gian khoảng 30-40 phút, đó là trường hợp bạn đã thông thạo với nghề.

    Như vậy nếu 1 người ngày làm 8 tiếng, không kể thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hay làm các việc cá nhân khác là một ngày có thể làm được khoảng chừng 700-800 đô một ngày (cứ tính đơn giản 2 tiếng làm khoảng 3 bộ). Nhưng thực sự quý vị nghĩ mà xem, ai mà có thể làm như vậy được khi mà không có thời gian nghỉ ngơi hay ăn uống. Mà kể cả có làm như vậy được trong 1 ngày chứ liệu có làm được suốt tháng suốt năm hay không.

    Đương nhiên, đó là khi chúng ta đi làm thuê, thì câu chuyện 1 ngày kiếm được 1 ngàn đô là hoàn toàn khó khăn. Tuy nhiên, nếu quý vị làm chủ tiệm nails, thì việc ngày kiếm được ngàn đô là chuyện quá đơn giản. Bởi lẽ, nếu quý vị là chủ, quý vị sẽ có trong tay khoảng 10 thợ, sau khi chia chắc tiền công với thợ rồi, việc thu về 1 ngày 1 ngàn đô không phải là điều gì quá khó khăn. 

    Do vậy, ở Mỹ có 2 nghề mà người Việt Nam mình rất nhanh giàu nhưng lại cũng rất dễ phá sản, đó là nghề nails và nghề mở nhà hàng. Đầu tiên nghề nails, rất nhanh giàu nếu cửa hàng duy trì được phong độ làm việc, duy trì được khách quen thì việc kiếm ngày vài ngàn đô là chuyện bình thường.

    Tuy nhiên mở tiệm nails cũng dễ phá sản vì sao ? Đó có thể là do thợ của mình không chịu làm ăn hay thợ vô tình cắt phải tay, phải chân của khách rồi họ đem thưa kiện thì thật sự rất mệt mỏi, lúc đó sẽ kéo theo vô vàn vấn đề khác cần giải quyết thêm. Thêm nữa, nếu chủ mà thấy giàu rồi, không chịu tu chí làm ăn, thì chuyện phá sản chỉ là yếu tố sớm hay muộn mà thôi.

    Còn về mở nhà hàng, nếu mà may mắn, có tay nghề khéo léo thì chuyện kiếm tiền là quá dễ dàng. Quý vị nếu ai làm nghề này thì chắc hẳn đều hiểu rõ, vốn đồ ăn đâu có đáng bao nhiêu đâu, chuyện lời gấp 3, gấp 4 lần là điều quá đơn giản. Tuy nhiên cũng tương tự như nghề nails, nếu mình xui mà làm đồ ăn cho khách rồi họ bị ngộ độc hay có vấn đề gì đó thì cũng sẽ có rất nhiều vấn đề phiền phức cần giải quyết.

    Kết lại, muốn kiếm ngàn đô một tháng là câu chuyện hoàn toàn có thật, nhưng chỉ xảy ra khi chính quý vị làm chủ, có thể là chủ tiệm nails hay chủ tiệm ăn, thu nhập sẽ rất khá. Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó, đó là những nghề dịch vụ, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới ra được thành quả.

    Nếu quý vị không muốn mệt mỏi tay chân thì chỉ còn một cách là lao động đầu óc. Hiện nay có rất nhiều người có thể làm giàu bằng cách môi giới bất động sản, đầu tư tài chính hoặc chơi cổ phiếu. Nhưng thực sự, nghề nào cũng sẽ có rủi ro riêng, nếu đã có gan làm lớn thì phải có gan tính tới chuyện bị thua lỗ hay phá sản. Đó mới là điều đặc biệt ở xứ Mỹ này.

    Viethome (theo YouTuber Dương Trung Hiếu/tinnuocmy)

  • Mở tiệm nails ai chẳng mong mỏi kinh doanh thành đạt, nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi người làm chủ phải có một số kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Hiểu biết những nguy cơ có khả năng đe dọa sự tồn tại và phát triển của tiệm nails để có cách phòng chống và cải thiện tình hình kinh doanh là cơ may giúp bạn thành công.

    Những dấu hiệu đe đọa đó là gì? Trao đổi với một số chủ tiệm nails hiện đang hành nghề, lẫn người đã chuyển nghề, chúng tôi tạm đúc kết những dấu hiệu mà bạn nên lưu ý:

    Dấu hiệu 1: Thu nhập (income) của tiệm không tăng trưởng

    Là dấu hiệu báo động cần lưu ý để có biện pháp đẩy income lên 1 cách tích cực, còn khi income không tăng mà còn có khuynh hướng giảm thì tác động xấu đã xảy ra. Kinh nghiệm của người đi trước từng kinh doanh nails cho biết, khi tiệm có income không tăng lại có chiều hướng giảm có nhiều nguyên nhân: khách bỏ đi, bị cạnh tranh mạnh, tiệm mất vị thế do quản lý kém, thợ không build hay giữ được khách … Những biện pháp chấn chỉnh được đề nghị là :

    • Xác định lại khách hàng mục tiêu của khu vực mình .
    • Quan hệ giao tiếp với khách thật ân cần và chu đáo hơn.
    • Cải thiện tay nghề của thợ .
    • Tăng cường các phương thức quảng cáo, các hình thức tiếp thị kinh doanh (làm thẻ khách hàng thân thuộc, gift cards, xây dựng các chương trình cho điểm (loyalty program)
    • Xem lại và cải tiến hình thức quản lý tiệm …

    Ví dụ minh chứng: Một tiệm nails mới mở ở vùng Bakersfield nhưng income không tăng được. Khách quen lại có hiện tượng không trở lại, chủ tiệm bỏ công tìm hiểu và có biện pháp chấn chỉnh, tiệm phát triển tốt và income tăng lên bền vững. Hỏi ra mới biết, khách bỏ đi do tiệm đắp móng bột hay bị gãy do thợ trong tiệm có thói quen đắp quá mỏng. Trong khi đó, khu vực của tiệm đa phần là khách da màu làm nghề tay chân , khi chủ tiệm lưu ý thợ thay đổi cách đắp bột “đắp dầy hơn” cộng với việc tăng cường các hình thức quảng cáo lẫn trang hoàng lại tiệm. Tiệm đã vượt qua nguy cơ phải đóng cửa!

    Dấu hiệu 2: Khách vắng dần

    Có tiệm nọ ở vùng Torrance, khách đang đông bỗng vắng dần, nhất là khách làm bột. Tìm hiểu mới biết gần đó có 1 tiệm mới, thợ tuyển giỏi vẽ nail bằng cọ cộng với chương trình khuyến mãi vẽ free cho khách những mẫu vẽ nails bình thường (tiệm chỉ tính tiền những mẫu vẽ đẹp với design mới lạ). Điều này nhắc nhở các tiệm nails cần quan tâm hơn nữa việc tuyển thợ phù hợp với nhu cầu phát triển của địa điểm kinh doanh.

    Dấu hiệu 3: Thợ không gắn bó với tiệm

    Có nhiều lý do: tiệm có giá dịch vụ quá thấp hay quan hệ chủ – thợ kém
    Biện pháp chấn chỉnh thường là:
    • Điều động thợ hợp lý
    • Xây dựng mối quan hệ cởi mở thông cảm giữa chủ với thợ, loại trừ những biểu hiện không tốt trong quan hệ giữa thợ với nhau như tranh công, tranh việc, người cũ bắt nạt người mới cùng những nhân tố khác gây tranh chấp giữa thợ trong tiệm
    • Xây dựng lại giá biểu của tiệm cho phù hợp.

    Dấu hiệu 4: Tiệm mất vị thế cạnh tranh

    Các nguyên nhân tạm liệt kê có thể là: mật độ tiệm mới phát sinh trong khu vực tăng bất ngờ, tiệm không có sản phẩm đặc thù hấp dẫn, nghệ thuật bày biện trang trí của tiệm không được chú ý đúng mức, tiệm xem nhẹ việc quảng cáo, tiệm bị xử phạt hay phạt vạ …

    Biện pháp đề phòng hay chấn chỉnh: tìm hiểu tiệm đối thủ và tự đánh giá lại khả năng tiệm mình, chú ý việc tạo sản phẩm đặc thù cho tiệm để hấp dẫn khách, chẳng hạn: xịt airbrush thật tốt hay vẽ nails bằng cọ thật pro, tiệm có nhiều hình thức khuyến mãi lôi cuốn, trang trí trong ngoài tiệm được đổi mới đa dạng.

    Dấu hiệu 5: Tiệm mất khả năng tự quản khi tiệm vắng chủ

    Một chủ tiệm vùng Carson cho biết khi anh vắng mặt, tiệm luôn tự quản rất tốt, không xảy ra tình trạng thợ tranh chấp tranh giành việc với nhau. Việc nhận hẹn với khách, tiếp khách, làm cho khách … diễn ra bình thường như khi có chủ ở tiệm.

    Hỏi ra mới biết, trong tiệm anh luôn có hai người tin cận thay thế anh quản lý tiệm khi cần, đó là một cô thợ giỏi được mọi người kính nể và một thợ nam lớn tuổi thường chở thợ đi làm cho tiệm. Đây có lẽ 1à một kinh nghiệm quản lý cần học tập khi muốn duy trì sự ổn định trong quản lý của tiệm.

    Do vậy khi tiệm rơi vào tình trạng mất khả năng tự quản khi tiệm vắng chủ, bạn cần chấn chỉnh ngay để tránh dẫn đến hậu quả xấu, thợ bỏ đi hay khách thưa thớt dần.

    Trên đây là 5 dấu hiệu có khả năng đe dọa sự tồn tại và phát triển của tiệm. Việc nhận diện nó rất quan trọng còn cách xử lý trên đây chỉ mang tính cách tham khảo; vận dụng nó ra sao là nghệ thuật quản lý kinh doanh mà bạn cần tự trang bị cho mình như một phương cách sinh tồn hữu hiệu trên thị trường nails hiện nay.
    Thợ nails & khách hàng là nhân tố quan trọng, có khả năng góp phần đẩy lùi những dấu hiệu đe dọa sự tồn tại và phát triển của các tiệm nails!

    Viethome (theo VietBeauty Magazine)