• Năm 2017, Quảng Đông (Trung Quốc) xảy ra một vụ án, thủ phạm là cụ bà 83 tuổi và người bị hại chính là con trai 46 tuổi của bà. Hổ dữ không ăn thịt con, vậy tại sao bà mẹ già này lại giết chết con ruột của mình?

    nguoi me toi nghiep 1

    Đứa con không bình thường

    Cụ bà Vương Uyển Lan sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở Quảng Đông vào những năm 1930. Thuở nhỏ kham khổ và sự bất ổn của thời đại khiến bà khó có thể bình yên mà lớn lên, đến chuyện học hành mà bà còn không dám nghĩ tới.

    Năm 20 tuổi, bà vào làm ở một nhà máy sản xuất máy, có công việc ổn định nên cuộc sống cũng dần khá hơn. Cũng tại nhà máy này, bà Vương Uyển Lan đã gặp được chồng của mình

    Sau một năm yêu nhau, cả hai đã tổ chức một đám cưới đơn giản. Một năm sau, Vương Uyển Lan sinh con trai lớn Lý Kiến Kiên. Cuộc sống tưởng chừng hạnh phúc này lại tan vỡ khi đứa con trai thứ hai ra đời khi Vương Uyển Lan 37 tuổi.

    Khi Lý Kiến Ân được hơn một tuổi, vợ chồng Vương Uyển Lan dần phát hiện ra vấn đề, cậu bé không thể gọi bố mẹ mà chỉ có thể phát ra những âm thanh ú ớ khác thường, thậm chí còn không biết cách lật người.

    Đến 5 tuổi, Lý Kiến Ân vẫn không thể làm được bất cứ điều gì.

    nguoi me toi nghiep 1
    Vương Uyển Lan và chồng

    Hai vợ chồng vội vàng đưa con trai đến bệnh viện, không ngờ kết quả chẩn đoán của bác sĩ như sét đánh giữa trời quang, Lý Kiến Ân mắc chứng trisomy 21, hay còn gọi là hội chứng Down ở trẻ sơ sinh. Đây là một căn bệnh bẩm sinh không thể chữa khỏi, cả đời đứa trẻ phải cần được người khác chăm sóc.

    Nỗ lực để giúp con sống như đứa trẻ bình thường

    Với tia hy vọng cuối cùng, hai vợ chồng đưa con trai đến các bệnh viện lớn ở Bắc Kinh và Thượng Hải để khám nhưng kết quả cuối cùng vẫn như nhau.

    Thấy không còn hy vọng chữa trị, vợ chồng Vương Uyển Lan cuối cùng cũng chấp nhận sự thật và đưa con trai về nhà.

    Để con mình sống khỏe mạnh, họ đã đến gặp bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc, hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, thậm chí còn bỏ ra rất nhiều tiền để mua rất nhiều thực phẩm bổ sung và thuốc. Họ chỉ mong Lý Kiến Ân có thể sống giống một đứa trẻ bình thường nhất có thể.

    May mắn thay, bằng sự nỗ lực của hai vợ chồng, Lý Kiến Ân cuối cùng cũng có thể gọi được “bố mẹ” khi gần 20 tuổi.

    nguoi me toi nghiep 1

    Nghe thấy tiếng gọi của đứa trẻ, Vương Uyển Lan rất vui mừng, cảm thấy nỗ lực của mình cuối cùng cũng được đền đáp. Bà dành rất nhiều thời gian và công sức để dạy Lý Kiến Ân cách đi và sử dụng nhà vệ sinh.

    Cuối cùng, dưới sự dạy dỗ kiên nhẫn của Vương Uyển Lan, Lý Kiến Ân có chỉ số IQ của một đứa trẻ 6-7 tuổi, tuy nói không giỏi nhưng có thể gật đầu, lắc đầu và phản ứng chính xác lời nói của người lớn.

    Thấy tình trạng của con trai đã được cải thiện, vợ chồng Vương Uyển Lan dần thoải mái hơn. Tình trạng của con trai đã ổn định, họ mới đang nghĩ đến việc thuê một bảo mẫu để chăm sóc con. Song ai cũng quay đầu bỏ đi ngay khi nhìn thấy Lý Kiến Ân.

    Không còn cách nào khác, ở tuổi 49, Vương Uyển Lan đã nộp đơn xin nghỉ hưu sớm để về nhà toàn thời gian chăm sóc con trai.

    Khi những bệnh nhân mắc hội chứng Down già đi, họ không những không khỏi bệnh mà còn dễ bị biến chứng hơn. Lý Kiến Ân cũng không ngoại lệ. Những từ và động tác mà anh đã học được cũng dần biến mất.

    Vài năm sau, chồng nghỉ hưu, con trai lớn lấy vợ và có gia đình riêng, cuộc sống hàng ngày của hai vợ chồng già chỉ xoay quanh con trai nhỏ nằm trên giường.

    Lúc này, vợ chồng Vương Uyển Lan đều đã ngoài 60 tuổi, dù có cố gắng thế nào cũng không thể đánh bại được thời gian, rồi cũng đến ngày họ nhắm mắt xuôi tay. Lo con không có người chăm sóc, hai vợ chồng quyết định tìm vợ cho Lý Kiến Ân.

    Đối với cô con dâu này, cặp vợ chồng già không có yêu cầu gì ngoài việc đối phương có thể chăm sóc con trai họ đến hết cuộc đời. Vì lý do này, họ đã đổ dồn tất cả tiền tiết kiệm cả đời, tiền trợ cấp và căn nhà vào sính lễ.

    10 năm dài đằng đẵng

    Sính lễ “hời” nhưng chẳng cô gái nào hứng thú khi nhìn thấy mình phải lấy một người đàn ông mắc bệnh Down. Cuối cùng, vợ chồng Vương Uyển Lan chỉ đành từ bỏ hoàn toàn ý định này, gia đình ba người tiếp tục chung sống.

    Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, chồng bà qua đời vì bệnh tật, gánh nặng chăm sóc con trai út hoàn toàn đổ lên vai Vương Uyển Lan. Ngay sau đó, Vương Uyển Lan cũng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.

    Thấy mẹ đã già, con trai lớn nhiều lần đề nghị đưa bà và em trai về nhà mình để sống chung, nhưng Vương Uyển Lan từ chối.

    Bà thực sự cảm thấy có lỗi, từ khi Lý Kiến Ân sinh ra, toàn bộ tâm sức đều dồn hết cho đứa con trai nhỏ, sau này con trai lớn lo việc học, công việc và hôn nhân, vợ chồng Vương Uyển Lan không có thời gian quan tâm. Bây giờ dù thế nào đi chăng nữa, bà cũng không thể khiến con trai lớn bị liên lụy.

    nguoi me toi nghiep 1

    Một ngày nọ, Vương Uyển Lan đang bận nấu ăn trong bếp thì đột nhiên nghe thấy trong nhà có âm thanh nghèn nghẹt, bà vội chạy vào nhà thì thấy Lý Kiến Ân đang nằm co giật trên mặt đất, mặt tím tái.

    Vương Uyển Lan nhanh chóng gọi xe cấp cứu và đưa con trai đến bệnh viện, sau nhiều nỗ lực cứu chữa, cuối cùng cũng cứu được mạng sống, nhưng đồng thời cũng nhận được tin dữ, tình trạng của Lý Kiến Ân ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

    Quả nhiên sau khi tỉnh lại, Lý Kiến Ân không những không nói được, thậm chí ngay cả những việc cơ bản như lật người, ra khỏi giường, nhai cũng không thể làm được.

    Thấy tình trạng của Lý Kiến Ân rất tệ, mẹ không còn trẻ nữa, bác sĩ đề nghị bà gửi Lý Kiến Ân đến một tổ chức phúc lợi chuyên nghiệp.

    Nhưng Vương Uyển Lan lắc đầu từ chối, cảm thấy điều kiện ở đó không tốt bằng ở nhà.

    Cuối cùng, bà trở về nhà cùng đứa con trai bị bệnh. Từ đó trở đi, Lý Kiến Ân nặng hơn 140kg, suốt ngày chỉ biết nằm trên giường, ăn uống, vệ sinh đều chờ mẹ về chăm. Quá trình chăm sóc con trai bị bệnh Down khổ sở đến mức người ngoài thật khó mà tưởng tượng được.

    Cứ thế 10 năm trôi qua, giày vò và dài đằng đẵng.

    Nước mắt của người mẹ già

    Vương Uyển Lan càng ngày càng già đi, việc chăm sóc Lý Kiến Ân ngày càng khó khăn, ngay cả lật người cho con, bà cũng lật không nổi.

    Lúc này Vương Uyển Lan phải bắt đầu suy nghĩ về phần đời còn lại của con trai mình, sau khi bà qua đời, ai có thể giúp bà gánh vác trách nhiệm này?

    Cho đến năm 2017, Vương Uyển Lan, 83 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh tim nặng và huyết áp cao.

    Từ bệnh viện trở về nhà, Vương Uyển Lan nhìn con trai mình đang bị bệnh nằm trên giường đau đớn, bà gục xuống khóc, cảm thấy tuyệt vọng. Đầu bà xuất hiện một kế hoạch chưa từng có.

    Trong một lần nằm viện, bà nghe thấy bác sĩ mắng người nhà bệnh nhân khác rằng uống thuốc ngủ quá liều sẽ chết người.

    nguoi me toi nghiep 1

    Sau đó, Vương Uyển Lan lấy lý do mất ngủ lấy tổng cộng 70 viên thuốc ngủ từ các bệnh viện lớn rồi bí mật giấu trong ngăn kéo, chờ thời cơ để thực hiện kế hoạch.

    Ngày 9/5/2017, Vương Uyển Lan đã để lại một lá thư thú tội, mô tả con trai út của bà đã bị bệnh tật hành hạ suốt 46 năm như thế nào, vợ chồng bà đã làm việc chăm chỉ như thế nào để chăm sóc con và giờ đây bất lực như thế nào. Cuối cùng, bà cũng nhấn mạnh rằng những việc này đều do chính bà làm và không liên quan gì đến con trai cả của bà.

    Sau đó, Vương Uyển Lan nghiền nát thuốc ngủ, hòa vào cháo rồi đút cho Lý Kiến Ân. Bà không muốn tự tay kết liễu mạng sống của con trai mình, nhưng bà không còn cách nào khác, nếu không làm như vậy, con trai sẽ còn đau khổ hơn nữa trong tương lai.

    Và thế là, Lý Kiến Ân ngủ thiếp đi và không bao giờ tỉnh lại nữa. Cuộc đời 46 năm bất hạnh cuối cùng cũng đã kết thúc.

    Sau khi xác nhận Lý Kiến Ân đã chết, Vương Uyển Lan đã ra đầu thú. Kết quả khám nghiệm tử thi và thu thập chứng cứ hoàn toàn trùng khớp với lời kể của cụ bà. 

    nguoi me toi nghiep 1

    Cuối cùng sau khi hiểu rõ sự việc, người cảnh sát xử lý vụ án đã nhiều lần rơi nước mắt, anh cảm thấy tiếc cho những gì đã xảy ra với gia đình Vương Uyển Lan và vô cùng cảm động trước tình mẫu tử vĩ đại.

    Tháng 10/2017, vụ án giết con trai của Vương Uyển Lan được xét xử tại tòa án quận Việt Tú, Quảng Đông. Vương Uyển Lan ngồi trước tòa bình tĩnh kể lại cuộc đời của mình và con trai út. Những ai có mặt tại phiên tòa hôm ấy cũng đều rơi nước mắt, cả thẩm phán cũng không ngoại lệ

    Mặc dù lý lẽ lấn át tình cảm nhưng xét tình hình thực tế, cuối cùng tòa án đã tuyên mức án nhẹ cho Vương Uyển Lan và kết án bà 3 năm tù giam cùng 4 năm án treo.

    Người phụ nữ 83 tuổi đã khóc nhẹ nhõm khi nghe bản án.

    CafeBiz (theo Sohu)

  • Video ghi lại cảnh bà lão đắp chăn cho đứa con trai đang thiếp ngủ cạnh mình trong buổi tối trước khi bà qua đời vì ung thư đã chạm đến trái tim mọi người xem.

    Mới đây, anh Vương (50 tuổi, sống ở Thiểm Tây, Trung Quốc) đăng tải một video để tưởng nhớ người mẹ qua đời vì bệnh ung thư thực quản vào năm ngoái. Đoạn video khiến cư dân mạng xúc động mạnh này được ghi lại vào buổi tối trước khi mẹ anh qua đời, cho thấy bà cụ 88 tuổi gầy yếu đang quấn chăn bông cho người con trai đang nằm ngủ cạnh bà. Sau nhiều ngày chăm sóc mẹ, lúc đó anh Vương nằm thiếp đi bên cạnh bà, và người mẹ đang hấp hối dành cho anh cử chỉ chăm sóc đầy thương yêu như hồi còn thơ bé.

    Anh Vương được nhận nuôi từ lúc 3 tháng tuổi. Cha nuôi qua đời khi anh 6 tuổi và từ đó, mẹ anh một mình nuôi 8 đứa con khôn lớn trưởng thành. Dù mẹ đã qua đời một năm trước, người đàn ông này vẫn luôn cảm thấy đau đớn khi nghĩ về sự ra đi của bà.

    me dap chan cho con
    Trong ngày cuối cùng của đời mình, người mẹ vẫn bao bọc con trai bằng chiếc chăn bông ấm áp. (Ảnh: Weibo)

    Nhiều cư dân mạng cho biết, họ đã rơi nước mắt khi xem đoạn video của anh Vương. Họ bình luận đầy xúc động: “Người mẹ đã bảo vệ con mình ngay cả trong những giây phút cuối đời”; “Tình yêu của mẹ là vĩ đại nhất”; "Anh ấy sẽ luôn cảm nhận được hơi ấm của chiếc chăn mà mẹ đã đắp cho anh vào buổi tối hôm đó" ...

    Những câu chuyện về tình yêu thương, sự quan tâm giữa cha mẹ dành cho con cái luôn khơi dậy những cảm xúc mạnh mẽ trên mạng xã hội. Ngày 15/12 vừa qua, anh Ma (27 tuổi, người tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) đăng video về người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối vẫn cố nấu bữa tối cho con trai. Người phụ nữ gầy gò này chỉ nặng 35kg và phải thở oxy nhưng vẫn khăng khăng đòi làm món mỳ nấu với tương đậu chiên mà con mình yêu thích, dù mất rất nhiều sức lực.

    Chàng trai họ Ma cho biết, mẹ anh rất muốn làm điều gì đó cho con trai trong những ngày cuối đời, và đó là bữa ăn đầu tiên bà làm cho anh sau 3 tháng bệnh chuyển nặng. “Tôi không dám tưởng tượng ý nghĩa của bữa ăn này, nhưng đêm nay tôi là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới”, anh viết trong tiêu đề đoạn video.

    Hồi tháng 9/2023, cư dân mạng Trung Quốc cũng rơi nước mắt trước chuyện bé gái 13 tuổi ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tìm thấy bức thư do người mẹ quá cố để lại trong ứng dụng ghi nhớ trên điện thoại di động, trong đó có lời chúc phúc cho đám cưới của cô bé trong tương lai.

    Kênh 14 (Nguồn: SCMP)

  • Sa cơ, gia đình cụ bà Lê Thị Sang chọn khu nghĩa địa, đóng cọc, quây tôn làm nơi tá túc. Gần nửa đời người gắn bó, chăm sóc, cụ xem ngôi mộ giữa gian nhà như mộ người thân đã mất của mình.

    5h sáng, tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, việc đầu tiên cụ Lê Thị Sang (86 tuổi, ngụ phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) làm là thắp nhang, khấn vái ngôi mộ cạnh giường và việc này cũng được lặp lại vào 17h chiều mỗi ngày.

    tuoi xe chieu 1

    Chăm lo tổ ấm cho… người dưng

    Cụ Sang kể, cụ sinh ra ở TP.HCM, tới năm 1955 thì theo chồng về Cần Thơ sinh sống. Chăm chỉ làm ăn tích góp, mua đất, cất nhà, vợ chồng cụ có với nhau 4 người con (2 trai, 2 gái). 

    “Các con dần lập gia đình, mỗi đứa một phương. Ngày đó gia đình khấm khá nhờ nghề buôn ve chai nhưng chồng tôi mê đánh xổ số. Ông đánh vé số quá trời mới thành ra thiếu nợ. Các con cũng chẳng thể giúp gì, đành bán nhà trả nợ phần nào”, cụ Sang ngậm ngùi nhớ lại.

    Không tấc đất cắm dùi, vợ chồng cụ đánh liều tìm đến khu nghĩa địa gần đó, “bất đắc dĩ” lấn đất của người chết, đóng cọc, quây tôn làm nơi trú ngụ qua ngày. 

    tuoi xe chieu 1
    Căn nhà nằm sâu trong hẻm Hoàng Văn Thụ, rộng chưa đến 10m2 được quây tôn là nơi tá túc của cụ Lê Thị Sang

    Cụ kể, hồi mới chuyển về đây nhiều khi mất ăn, mất ngủ vì sống gần những ngôi mộ. Cảm giác sợ hãi bao trùm mỗi khi đêm xuống. Nhưng vì hoàn cảnh, vợ chồng cụ đành chấp nhận, dần dần cũng thành quen. Tuy nhiên, những người lạ đi ngang không khỏi tò mò và ớn lạnh trước cảnh người sống “sống cùng” người chết.

    Thời gian thấm thoắt trôi, khu nghĩa địa ngày nào được di dời, nhà cửa mọc lên nhiều hơn, các phần mộ cũng được người thân cất bốc đi nơi khác, duy chỉ có ngôi mộ giữa nhà cụ Sang vẫn nằm im lìm.

    tuoi xe chieu 1
    Ngôi mộ giữa gian nhà cụ Sang là của người chủ sạp buôn vải ở chợ

    Nói về người dưới mộ, cụ Sang cho biết đó là cụ Nguyễn Thị Có, sinh năm 1913. Cụ Có trước đây là chủ sạp buôn vải ở chợ, rất giàu có. Khi sinh con út vào năm 1956, cụ không may bị băng huyết và tử vong.

    “Tôi thường xuyên nhang khói, trái cây ngày rằm, ông nhà thì quét sơn vào mỗi dịp cuối năm. Con cháu cụ Có thường ghé thăm mộ 2 lần vào dịp tết Nguyên đán và Thanh minh. Thấy vợ chồng tôi chăm sóc ngôi mộ như người thân nên họ đồng ý cho chúng tôi ở lại”, cụ bộc bạch.

    Năm 2009, chồng cụ Sang qua đời, mình cụ tới lui trong căn nhà hiu quạnh. Thương mẹ già yếu, cô con gái thứ hai đón cụ về ở chung, thế nhưng dài nhất cũng chỉ được vài ngày, cụ lại khăn gói trở về vì không muốn phiền hà con cháu.

    Chật vật tuổi xế chiều

    11h trưa, nhà quây tôn bịt kín mít, nắng chiếu thẳng vào khiến căn phòng thêm nóng nực. Chiếc bếp than đun nước không ngừng toả nhiệt, mồ hôi cụ cứ thế tuôn ra. Chiếc quạt điện, vật “cứu cánh” duy nhất giữa mùa nắng nóng nhưng cụ vẫn không dùng đến vì sợ phiền. 

    “Quạt bật chỉ để đuổi muỗi, giăng kín mùng rồi lại tắt đi. Dùng điện nhờ hàng xóm, sợ tốn tiền, phải tiết kiệm cho người ta. Hàng xóm bảo tôi dùng thoải mái, tốn không đáng bao nhiêu nên đừng ngại”, cụ Sang kể.

    Hiện tại, cụ sống nhờ chu cấp hàng tháng của con.

    tuoi xe chieu 1
    Giữa trưa nắng gắt, cụ ngồi trước cửa nhà hóng mát

    Cụ Sang cho hay, chợ gần nhà nên ráng lội đi, tới đâu mệt nghỉ tại đó. “Tôi không làm gì ra tiền nên phải mua ăn hà tiện, 50.000 đồng tiền thịt heo kho ăn 4, 5 ngày. Tôi không ăn cá do xương nhiều, mắc cổ một lần khiếp đến giờ. Cũng may có hàng xóm, phường quan tâm, cho gạo nên đỡ đần phần nào”, cụ nói.

    tuoi xe chieu 1

    tuoi xe chieu 1
    Ở tuổi xế chiều, cụ Sang đã nặng tai, đi lại khó khăn nhưng vẫn có thể tự lo cơm nước hàng ngày

    Chi tiêu tiết kiệm là thế nhưng tuần nào cụ cũng nhất quyết dành ra một khoản mua thuốc diệt côn trùng, bởi căn nhà cụ thường xuyên bị chuột, muỗi, mối "ghé thăm". Mỗi lần mở cuốn lịch thấy tổ mối, cụ bà lại cảm thấy lạnh sống lưng. 

    Gần nửa đời người gắn bó, chăm sóc, cụ xem ngôi mộ như mộ người thân đã mất của mình. Bây giờ, tuổi ngày càng cao, cụ Sang chỉ mong khỏe mạnh, sống vui những tháng năm còn lại. 

    Theo Vietnamnet

  • Đã 5 năm nay, kể từ ngày người mẹ 122 tuổi bị lòa, bà Hạt phải ở cạnh như hình với bóng để nghe tiếng mẹ gọi là lập tức có mặt.

    "Mẹ tôi trước tự đi lại được, nhưng từ ngày bị lòa làm gì cũng phải dựa vào con", bà Nguyễn Thị Hạt, 74 tuổi, ở thôn Phạm Khê, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện (Hải Dương) vừa nói vừa xốc nách bà cụ 122 tuổi rời khỏi giường, đi vệ sinh.

    Thấy kim đồng hồ chỉ 11h, người phụ nữ này xuống bếp, xới bát cơm, chia khoanh giò mỏng thành ba phần cho các bữa của mẹ. Phần mình, bà chỉ ăn cơm với rau tự trồng trong vườn nhà.

    cham me tram tuoi 1
    Bà Hạt đỡ cụ Cơ dậy ăn cơm trưa 30/10 tại nhà riêng ở thôn Phạm Khê, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện (Hải Dương). Ảnh: Quỳnh Nguyễn

    Mẹ bà Hạt là cụ Nguyễn Thị Cơ, sinh năm 1901. Hàng chục năm nay cụ được con gái út là bà Hạt chăm sóc bởi con đầu lấy chồng xa, các cháu kinh tế cũng eo hẹp.

    Hồi trẻ, bà Hạt định ở vậy, không lấy chồng vì thương bố mẹ. Năm bà 28 tuổi, gặp được người cảm thông hoàn cảnh, hứa ở rể, bà quyết định lập gia đình. Nhưng khi bà mang bầu được bốn tháng, người chồng đổi ý muốn vợ con phải về nhà nội cách đó 20 km. Cụ Cơ cũng khuyên "thuyền theo lái, gái theo chồng" nhưng cảnh nhà neo người, bố ốm liệt giường, bà Hạt nuốt nước mắt ở lại. Cuộc hôn nhân cũng vì thế đứt gánh giữa đường.

    Cô quạnh nhiều năm, từng có người ngỏ lời nhưng nhìn sang con nhỏ và bố mẹ già yếu, nỗi sợ từ cuộc hôn nhân trước vẫn chưa nguôi, bà Hạt ngậm ngùi từ chối. "Nếu tôi lo hạnh phúc cho riêng mình, người thân biết nương tựa vào ai", bà nói. Từ đó đến nay, người phụ nữ này không mở lòng với bất kỳ người đàn ông nào.

    Cuối năm 1982, gia đình bốn người còn ba, khi người bố mất vì bệnh nặng. Ba miệng ăn trông chờ vào bốn sào ruộng, không có nghề phụ. Mâm cơm thi thoảng được đổi bữa bằng con cua, con cá bắt ngoài đồng, nhưng bà Hạt đều nhường người thân. Có lẽ vì thế mà mấy chục năm nay cân nặng của bà chỉ trên dưới 33 kg.

    Trước đây, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào trồng lúa. Từ ngày cụ Cơ mắt mờ, chân chậm, không tự đi lại, bà Hạt đành bỏ ruộng hoang. Kể từ đó, hai mẹ con sống nhờ 1,3 triệu đồng mỗi tháng tiền trợ cấp người cao tuổi của cụ Cơ.

    Không làm ra tiền nên trong nhà dù có cái tivi, quạt điện cũ người ta cho, bà Hạt không bao giờ dám bật vì sợ tốn điện. Trong nhà chỉ có hai thứ được phép dùng điện là một cái bóng đèn và nồi cơm. Để tiết kiệm, trước khi cắm cơm bà dùng bếp củi đun sôi ấm nước rồi mới đổ vào nồi để cơm nhanh chín.

    "Chỉ có cách đó tiền điện hàng tháng mới gói gọn trong 50.000 đồng, vừa bằng số tiền nhà nước hỗ trợ cho hộ nghèo", người phụ nữ 74 tuổi nói.

    Căn ke từng đồng bạc lẻ, đau ốm cũng không dám đến trạm xá vì sợ ra bệnh lại mất tiền nhưng hễ mẹ kêu mệt, bà Hạt lập tức gọi người đến khám, bởi suy nghĩ người già cần được chăm sóc chu đáo.

    cham me tram tuoi 1
    Bà Hạt (áo hoa) dìu mẹ già 122 tuổi đi vệ sinh tại nhà riêng ở thôn Phạm Khê, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện (Hải Dương), trưa 30/10. Ảnh: Hải Hiền

    Ngoài cơm nước, tắm rửa, ngày đôi lần, bà dìu mẹ ra võng nằm cho giãn gân cốt, sau bật chiếc đài chạy bằng pin nghe văn nghệ, thứ duy nhất giúp họ được giải trí trong ngày. Mỗi đêm 4-5 lượt, con gái lại dẫn mẹ đi vệ sinh. Cũng vì thế mà nhiều năm nay bà Hạt chưa được một giấc ngủ trọn vẹn.

    Người già tính khí như trẻ con, thi thoảng gọi không thấy con gái thưa, cụ Cơ lại hờn dỗi, bỏ ăn, khiến bà chạnh lòng, có lần tủi thân bật khóc. Nhưng mẹ dỗi thì được, con dỗi lấy ai chăm nên bà Hạt lại tự nín.

    Ông Nguyễn Hữu Hằng, trưởng thôn Phạm Khê nói có lẽ được chăm sóc tốt nên ở tuổi 122, cụ Cơ trí nhớ khá tốt, ít ốm đau. "Dù cao tuổi nhất thôn, nhưng tóc cụ vẫn đen, thậm chí răng hàm và răng cửa đang mọc lại", ông Hằng cho biết. Thỉnh thoảng ông còn nói đùa "đi ăn cỗ phải để cụ Cơ ngồi mâm dưới bởi tóc cụ vẫn đen trong khi người kém vài chục tuổi đầu đã bạc trắng".

    Về hoàn cảnh mẹ con bà Hạt, ông Hằng cho hay đây là một trong 7 hộ nghèo đặc biệt của thôn. Ngoài được hưởng bảo hiểm y tế toàn phần, cuối năm, gia đình cũng được tiền và quà hỗ trợ của nhà nước nhưng không thấm tháp vào đâu.

    Trong căn nhà đã xây gần nửa thế kỷ, không có đồ vật gì giá trị, đến chiếc tủ gỗ gãy chân cũng được kê bằng những viên gạch xếp chồng lên nhau. Bà Hạt kể, trước đây tường đầy rêu mốc, vữa bong tróc từng mảng cũng đành để mặc. Mỗi lần mưa, nước trên mái tong tỏng rớt xuống, hai mẹ con gom xô chậu bày la liệt dưới nền gạch. Năm 2018, mái nhà bất ngờ đổ sập, ngói suýt rơi trúng đầu. Gia đình không có tiền, chính quyền và người thân hỗ trợ tu sửa, ốp nhựa quanh tường tróc vữa. Từ đó, cả nhà mới được yên giấc.

    Không có sức lao động, sống nhờ tiền trợ cấp nhưng bà Hạt luôn tự hào vì ít phải vay nợ. Một phần bà lo bản thân già yếu không đủ sức chi trả, phần khác lại sợ phiền con cháu.

    Thấy bà vất vả chăm mẹ già, nhiều người khuyên nhờ họ hàng giúp sức nhưng bà từ chối, bởi hiểu phận làm con nên tròn chữ hiếu. Bà nói ở tuổi của mình, không mấy ai còn được mẹ gọi tên mỗi ngày, mệt vẫn thấy hạnh phúc.

    "Dù mẹ sức khỏe yếu, lúc nhớ lúc quên nhưng tôi vẫn nghĩ đó là phúc của mình. Mình còn mẹ để mà chăm sóc, phụng dưỡng", bà Hạt nói.

    Theo VnExpress

  • Tôi tên là Quốc Khánh, 53 tuổi. Trong mắt người thân, bạn bè, tôi là người con rể tốt. 8 năm trước, mẹ vợ tôi bị vợ chồng anh cả không ưa và họ không muốn để bà sống chung nhà. Với tư cách là con cái, tôi đã bước tới đưa mẹ vợ về nhà nuôi dưỡng.

    Tôi đã chăm sóc mẹ vợ được 8 năm, những năm này tôi coi mẹ vợ như mẹ ruột của mình, chưa bao giờ đối xử tệ bạc với bà. Mẹ vợ tôi cũng khá tốt, việc nhà nào bà cũng giúp đỡ, bà có lương hưu khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng, thường dùng để mua đồ tạp hóa như mắm, muối, dầu ăn...dù tôi không yêu cầu. Vì vậy, tôi luôn coi trọng mẹ, tôi muốn chu cấp và chăm sóc cho bà cho đến khi bà nhắm mắt xuôi tay. Nhưng những gì mẹ vợ tôi làm khiến tôi ớn lạnh tận xương tủy.

    bi duoi khoi nha

    Nguyên nhân sự việc là do tiền đền bù đất. Chẳng là nhà mẹ vợ tôi ở một ngôi làng ngoại thành thành phố, năm ngoái mảnh đất này thuộc vào dự án nên mẹ tôi nhận được tổng cộng hơn 3 tỷ tiền đền bù. Sau khi mẹ nhận được số tiền này, bà cho biết đã gửi nó vào ngân hàng mà không nói rõ sẽ phân phát như thế nào.

    Tôi nghĩ, gia đình tôi chắc chắn sẽ có một phần, bởi dù sao mẹ cũng đang sinh sống cùng chúng tôi suốt thời gian qua và vợ tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng chúng tôi không bao giờ ngờ rằng, tất cả số tiền lớn này lại được mẹ chồng đưa cho vợ chồng anh cả. Nếu anh ta không khoe khoang khắp nơi, có lẽ chúng tôi vẫn không hề biết.

    Tâm lý tôi luôn ổn định, nhưng hôm đó tôi không chịu nổi nữa, tôi hỏi mẹ: "Mẹ ơi, ý mẹ là sao? Vợ con cũng là con gái mẹ, chẳng lẽ không được chia một phần sao. Mẹ ở nhà bọn con mấy năm nay, sao lại chia hết cho anh ấy, thế này có công bằng không hả mẹ. Mẹ giống như ăn cây táo mà rào cây sung".

    Mẹ tôi đáp lại rằng: "Vợ chồng con đều có công ăn việc làm đầy đủ, lương cũng không thấp, sau này về hưu con cũng có lương hưu. Nhưng anh vợ con thì khác, nó không có công việc ổn định, tiền sinh hoạt hàng ngày chỉ phụ thuộc vào chị dâu con là nhiều nên mẹ không muốn nó phải khổ nữa. Mà vợ con đã chuyển hộ khẩu sang nhà con đó thôi, nó không còn là người nhà mẹ nữa nên tiền này đương nhiên không thể chia được".

    Những lời này như dội một gáo nước lạnh vào lòng tôi, cuộc sống của chúng tôi quả thực tốt hơn vợ chồng anh nhưng đó cũng là thành quả của sự chăm chỉ mà chúng tôi bỏ ra. Còn anh vợ là người lười biếng, không hề có trí tiến thủ, công việc không tốt thì không thể cứ sống cậy nhờ vào người khác.

    Lúc đầu, mẹ chồng tôi sống với anh ta, hàng ngày phải đi chăn trâu, trồng rau cho họ, toàn bộ số tiền tiết kiệm được đều đưa cho nhà họ chi tiêu. Sau này, khi các con đã lớn, anh ta không cần mẹ nữa nên cả hai đã làm khó mẹ, thậm chí còn đuổi bà đi.

    Lúc đó tôi cảm thấy mẹ thật đáng thương, đồng thời tôi cũng nghĩ con rể thì phải hiếu thảo với người đã sinh ra vợ của mình, nên tôi đã đưa mẹ về nhà chăm sóc tận tình. Mấy năm nay cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đi lại của mẹ đều do chúng tôi chi trả. Mặc dù thỉnh thoảng bà dùng lương hưu để mua đồ tạp hóa nhưng tôi vẫn đưa cho bà tiền tiêu vặt mỗi tháng.

    Vợ tôi cũng mua quần áo quanh năm cho mẹ và chúng tôi đều đưa mẹ theo mỗi khi đi du lịch. Trong khi đó, mấy năm nay vợ chồng anh cả chưa bao giờ chăm sóc mẹ, thậm chí anh ấy còn hiếm khi đến thăm bà. Kể cả khi ốm đau, cũng chỉ có hai chúng tôi bỏ tiền và công sức.

    Mẹ tôi cũng thường phàn nàn với chúng tôi rằng, nuôi con trai cũng vô ích, con trai không bao giờ quan tâm bằng con gái và con rể. Nhưng liên quan đến tiền bạc, bà lại để toàn bộ tài sản cho họ mà không hề do dự, thậm chí không hề bàn bạc với chúng tôi.

    Thế là tôi đáp: "Mẹ ơi, mẹ nghĩ con gái lấy chồng là chén nước hất đi thì sao còn ở nhà chúng con suốt 8 năm nay. Theo lời mẹ nói thì vợ chồng con đâu cần có nghĩa vụ phải gánh vác và quan tâm đến mẹ".

    Vợ tôi cũng nói: "Mẹ ơi, từ nhỏ mẹ đã thiên vị anh con rồi. Lúc nào mẹ cũng luôn nghĩ đến anh con trong mọi điều tốt đẹp. Trước đây con chưa bao giờ quan tâm đến, kể cả khi mẹ bị đuổi ra khỏi nhà. Mà ngôi nhà đó cũng là mẹ mua cho anh và chị dâu ở. Trái tim mẹ thật tàn nhẫn. Nếu mẹ coi con là người ngoài thì mẹ hãy về nhà của anh ta ở đi, để anh ta chăm mẹ".

    Nói xong, vợ tôi nói với tôi: "Chồng ơi, hôm nay chúng ta hãy đi giúp mẹ thu dọn hành lý và đưa mẹ về nhà con trai yêu quý của mẹ nhé".

    Tôi không muốn mẹ ở lại lâu hơn nên cùng vợ thu dọn đồ đạc của bà. Mẹ tôi chắc chắn không muốn về nhà anh vợ, nhưng làm chuyện phiến diện như vậy cũng khó nói nên lời.

    Khi chúng tôi tiễn mẹ đến nhà anh, tình cờ vợ chồng anh cũng có mặt ở nhà. Lúc đầu tiên gặp nhau, họ vẫn mỉm cười nhưng sau khi nhìn thấy mẹ và hành lý phía sau, nụ cười trên mặt họ đã biến mất.

    Anh ta lo lắng hỏi: "Hai người có ý gì vậy, sao lại đưa mẹ về"

    Vợ tôi trả lời: "Anh chị hãy cùng nhau chăm sóc mẹ".

    Người chị dâu lớn tiếng nói: "Em ơi, mẹ ở chỗ em sống rất tốt, tại sao lại gửi bà về mà không hỏi ý kiến anh chị, nhà của anh chị ở đây nhỏ quá, không thể ở được".

    Tôi trả lời ngay: "Không phải mẹ vừa cho tiền đền bù đất sao, nhà nhỏ thì mua cái khác đi. Dù sao thì anh chị cũng đã lấy của mẹ nhiều tiền như vậy nên đừng cố trốn tránh trách nhiệm của mình."

    Người chị dâu lại cãi lại: "Mẹ muốn chia tài sản thế nào cũng được, nhưng cô là con gái cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho mẹ lúc tuổi già".

    Anh vợ và chị dâu tôi đều là những người ngang ngược, tôi không muốn nói chuyện vô nghĩa với họ nên sau khi tôi nói xong những điều cần nói, tôi và vợ bỏ đi.

    Sau đó, anh đến gặp chúng tôi nhiều lần và nói rằng mẹ tôi không hài lòng khi ở nhà họ và yêu cầu chúng tôi đưa bà về. Tôi nói với anh: "Anh muốn em đưa mẹ về cũng được nhưng anh phải chia một nửa số tiền đó, nếu không thì không cần phải nói chuyện".

    Tuy nhiên, anh ta luôn là người đặt lợi ích lên hàng đầu thì làm sao có thể đồng ý với yêu cầu của tôi. Khi biết không thể làm chúng tôi thay đổi quyết định, anh ấy không bao giờ bước tới cửa nhà tôi nữa.

    Thời gian sau đó, vợ chồng tôi nghe được tin mẹ sống ở nhà bên ấy không tốt, ngày nào bà cũng rất tức giận. Tuy không đến nỗi bị đánh nhưng thường xuyên bị các con la mắng, dày vò.

    Tôi thấy khá buồn trong lòng nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ đón mẹ về, dù sao đây cũng là hậu quả mà bà phải chịu đựng.

    Theo tôi, sự thiên vị của cha mẹ là điều khó tránh khỏi nhưng chúng ta phải có sự cân bằng vững chắc trong lòng. Nếu không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhiều khi việc con cái bất hiếu là do cha mẹ không biết cách ứng xử hài hòa.

    Theo Cafebiz

  • Không vay được vàng để thêm vốn buôn bán lúa gạo, anh họ tôi trách móc cha mẹ già.

    Hôm qua tôi vô tình xem lại đoạn cắt ngắn phim Đất và người, một bộ phim Việt rất hay. Đoạn cắt ngắn này là cảnh ông Hàm (nhân vật Trịnh Bá Hàm) gọi vợ lên nhà trên để bàn một chuyện quan trọng. Con trai của ông Hàm có ý định mở xưởng gỗ tại nhà, nhờ ông săn sóc và tiện thể mượn luôn ông ít vốn làm ăn.

    "Số tiền mấy chục triệu đồng này là tiền ky cóp cả đời của tôi với bà" là câu thoại của ông Hàm hỏi vợ. Một người đàn ông được khắc hoạ gia trưởng, luôn bắt nạt, chửi bới vợ, không cho vợ ngồi ăn cơm ở nhà trên nhưng đụng đến chuyện giao tiền ky cóp cả đời cho con trai lại phải đi tham khảo ý kiến vợ.

    Rõ ràng, đứng trước tình thế khó xử này, các bậc cha mẹ dầu cho nghiêm khắc, rắn rỏi đến đâu cũng trở nên phân vân.

    Đoạn phim làm tôi nhớ chuyện của dì dượng tôi. Họ có ba người con, tất cả đều đã trưởng thành, có gia đình và con cái. Dì dượng tôi là mẫu người ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, rất chi ly với bản thân nhưng các anh chị họ của tôi từ nhỏ đến lớn không thiếu thứ gì, không hề thua kém với bạn bè cùng trang lứa.

    Khi các con đến tuổi dựng vợ gả chồng, dì dượng lo chu tất. Sau hai ba năm thì cắt đất cho ra riêng, đứa nào thiếu tiền làm nhà thì cho một số vốn làm nhà tạm để ở. Khi làm làm ăn có dư thì mới xây nhà khang trang. Và những đồng tiền đó là cuối cùng mà họ cho con cái.

    cho con vay lam an

    Có lần, người con giữa của dì dượng cần vốn làm ăn, biết cha mẹ đang có sẵn trong túi hơn 7,5 cây vàng định hỏi vay, nhất định sẽ trả. Dì dượng tôi cũng lâm vào cảnh khó xử như vợ chồng ông Hàm trong phim. Nhưng sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, nhất là xem kế hoạch kinh doanh: mua lúa về xay xát ra gạo để bán thì dì dượng nhất quyết không cho.

    Chỗ tôi dạo đó có nhiều địa điểm bán lúa gạo, nhà máy xay xát cũng nhiều. Người ta buôn có bạn, bán có phường đã lâu, mình mới vào nghề mà tất tay hết tất cả vốn liếng thì khác gì đổ muối vào nước biển.

    Dượng tôi lúc đó lạnh lùng: Có vốn bao nhiêu thì đi buôn bấy nhiêu, số vàng đó là của dưỡng già, không thể cho được. Anh họ tôi lúc đó tức giận, đi uống rượu cả tuần lễ, lúc say rồi nói năng ra những lời không phải đạo: "Hai ông bà già ôm bọc vàng đó nhìn con cháu khổ mà không chịu giúp, mất có mang đi được đâu".

    Đúng như dự đoán, tiệm buôn bán gạo tấm cám của anh họ tôi ăn được một cái Tết là dẹp vì không đấu lại nổi với những tay trường vốn hơn. Lúc đó, dì dượng qua nhà tôi chơi và nói với gia đình tôi: "Nếu tôi tiếp sức, có lẽ tiệm của nó ăn thêm được hai cái Tết, nhưng ra giêng năm sau thì người bực tức và tiếc của có thêm hai vợ chồng già này".

    Anh họ tôi lúc đó dường như cũng hiểu ra vấn đề, không có ngàng gì đến số vàng của cha mẹ nữa. Sau đó, dượng tôi qua đời trước, vài năm sau đến lượt dì, khi mở chiếc rương đồ ra thì còn lại gần 4 cây vàng và tờ giấy dặn rõ: Chia đều cho các cháu.

    Theo VnExpress

  • Sau khi về hưu, bà Văn, 55 tuổi đã quyết định làm những điều này để cuộc sống hưu trí trở nên vui vẻ, thoải mái hơn.

    Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi kể về câu chuyện nghỉ hưu của bà Văn: 

    Nhiều người trong suốt khoảng thời gian nửa đầu cuộc đời, họ đã chăm chỉ làm việc, rất bận rộn, không dành nhiều thời gian để tận hưởng. Đến khi nghỉ hưu, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì không phải làm gì cũng dựa vào sắc mặt của người khác, không cần phải làm hài lòng lãnh đạo hay đồng nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số người thay vì cảm thấy tự do sau khi nghỉ hưu lại trở nên chán nản vì quá buồn tẻ, nhàn rỗi. Cũng có một số người mải mê khoe khoang, so sánh, mù quáng theo dõi cuộc sống của người khác để rồi cuối cùng khiến mình mệt mỏi, kiệt sức.

    Tôi 55 tuổi, sau khi nghỉ hưu đã quyết tâm thay đổi lối sống trước đây, đã làm 5 điều một cách dứt khoát để cuộc sống về hưu của mình ngày càng vui vẻ hơn. Tôi đã nghỉ hưu vào cuối năm ngoái. Trước khi nghỉ hưu, tôi đã làm việc ở một công ty xuất nhập khẩu hơn 20 năm và được coi là quản lý ở công ty. 

    Nhiều năm qua, tôi sống rất vất vả, chồng tôi lười biếng, chưa hết, mấu chốt là ông ấy bạo lực gia đình. Cả hai con đều đã lập gia đình, tôi cũng có thể coi như đã giải quyết xong một loạt vấn đề trong gia đình. Và tôi quyết định làm 5 điều này: 

    tuoi ve huu

    1. Ly hôn

    Sau khi nghỉ hưu, việc đầu tiên tôi làm là ly hôn. Tôi đã chịu đựng đủ người đàn ông này trong nhiều năm rồi. Những năm này, ông ấy bao giờ có công việc ổn định, hàng ngày chỉ biết lấy hết tiền tôi kiếm được, thậm chí còn bạo lực với tôi. Mỗi ngày tôi có hàng trăm suy nghĩ về việc ly hôn.

    Ngày xưa, khi con trai và con gái còn nhỏ, tôi tự nhủ phải chịu đựng, hơn nữa còn phải đi làm nên một mình không thể chăm sóc nổi 2 con. Sau này, khi các con tôi lớn lên và tôi muốn ly hôn, con trai tôi nói với tôi: “Mẹ ơi, mẹ bao nhiêu tuổi mà vẫn ly hôn, con còn chưa lấy vợ. Điều này không phải sẽ làm người khác cười sao?”. 

    Tôi tiếp tục chịu đựng, trong lòng không biết bao lần đã tự thuyết phục mình: Mình già rồi sao còn bận tâm nữa, cứ coi như người này là không khí.

    Không ngờ nửa đầu năm nay xảy ra chuyện khiến tôi quyết tâm ly hôn. Hôm đó tôi tan làm hơi muộn và nấu cơm muộn, khi chúng tôi đang ăn, ông ấy tỏ ra điên cuồng và đập đũa vào mặt tôi. Tôi phải đến bệnh viện khâu 7 mũi.

    Tôi đã trải qua đủ rồi, đã chịu đựng đủ rồi, tôi sẽ sống một mình suốt quãng đời còn lại. Suốt quãng đời còn lại, tôi muốn ở một mình và sống những ngày còn lại một cách hạnh phúc.

    2. Dọn lại "tủ quần áo"

    Sau khi ly hôn, tôi nỗ lực tìm ra một lối sống mới. Tôi nhận ra, đã đến lúc tôi cần cắt giảm những thứ không cần thiết cho cuộc sống của mình. 

    Bao năm qua, tôi tằn tiện chi tiêu, để tiết kiệm cho gia đình, tôi không để ý đến cách ăn mặc của mình. Khi tôi mở tủ và nhìn thấy những bộ quần áo từ 10 năm trước, thứ mà tôi không dùng nhưng vẫn không nỡ vứt đi. Nhưng bây giờ, tôi đã tìm chiếc túi nhựa lớn và vứt hết quần áo cũ trong tủ. 

    Không một bộ quần áo hay đôi giày nào mà tôi đã không mặc trong một năm còn để lại trong tủ nữa. Tôi chỉ còn lại vài bộ quần áo để mặc thường xuyên.

    Sau đó, tôi một mình đến trung tâm mua sắm, tất cả các món đồ đều có giá hơn 300 NDT (khoảng 1 triệu đồng). Ngày ngày hôm đó, tôi đã tiêu hơn 3.000NDT (khoảng 10 triệu đồng) cho quần áo nhưng tôi không hề cảm thấy tiếc chút nào.

    Cuộc đời này, tôi đã sống tiết kiệm, chờ đợi nhưng lại làm tổn thương chính bản thân mình. Tôi muốn sống một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và thú vị hơn sau khi nghỉ hưu. Học cách buông bỏ và tử tế với chính mình. Trên đời này, nếu bạn không tốt với chính mình thì bạn còn có thể mong đợi ai?

    3. Thoát khỏi nhóm làm việc

    Vào ngày tôi nghỉ hưu, tôi rời nhóm làm việc của mình. Tuy nhiên, lúc đó vẫn có một số nhóm đồng nghiệp cũ và nhóm đơn vị hợp tác ngại vấn đề bàn giao, thỉnh thoảng trong nhóm có hỏi tôi. Sáu tháng sau, tôi dứt khoát rời bỏ tất cả các nhóm liên quan đến công việc. Tôi thậm chí còn chặn các tài khoản MXH của đơn vị công tác của mình.

    Không phải là tôi không hài lòng với công ty, chỉ là tôi đã quá mệt mỏi khi phải đối mặt với những mối quan hệ phức tạp giữa các cá nhân ở nơi làm việc trong vài năm qua. Cuối cùng đã nghỉ hưu, tôi không muốn quan tâm đến chuyện của người khác nữa, tôi chỉ muốn chăm sóc bản thân và khiến bản thân vui vẻ mỗi ngày.

    Trong nhóm đồng nghiệp cũ, điều chúng tôi nói hàng ngày là ai được thăng chức, ai bị phạt, hay sếp không ưa ai. Trước đây, tôi buộc phải đi làm, kiếm sống nên tôi duy trì mối quan hệ của mình với mọi người. Nhưng bây giờ tôi cuối cùng đã nghỉ hưu, những lời đàm tiếu này không còn liên quan gì đến tôi nữa.

    4. Từ chối các buổi gặp gỡ không cần thiết

    Tôi là một người hướng nội, những năm qua ở nơi làm việc, vì công việc, tôi buộc phải tự bắt mình hòa đồng, hướng ngoại, nhưng bên trong, tôi không thích sự náo nhiệt. Khi đã nghỉ hưu, tôi chỉ muốn sống cuộc sống yên bình, không ồn ào. 

    Sau khi nghỉ hưu, tôi từ chối mọi cuộc tụ tập, dù là bạn cùng lớp hay đồng nghiệp. Tôi không thích lên sóng, khoe khoang, bình luận người khác và cũng không thích người khác bình luận về mình. Ít nói, ít rắc rối. Khi ít tham gia vào các buổi gặp gỡ, tôi sẽ không gặp phải nhiều vấn đề.

    Trong bữa tiệc, mọi người đều bàn tán về việc gia đình nào có nhà, có ô tô, có biệt thự, con trai đi du học, con gái lấy chồng giàu có. Chồng của người khác kiếm được nhiều tiền hơn và chăm sóc gia đình họ.

    Chuyện này không liên quan gì đến tôi, tôi không quan tâm và tôi không muốn nói chuyện gia đình của mình với người khác. Tôi không muốn thể hiện và cũng không muốn so sánh với ai.

    Việc không phải tham dự một bữa tiệc sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rắc rối. Tôi có nhiều thời gian hơn cho bản thân và tiết kiệm được nhiều tiền hơn. 

    5. Dọn dẹp vòng bạn bè và cắt đứt liên lạc với những người không liên quan 

    Sau khi giải nghệ, tôi đã xóa một số người bạn trên MXH không liên quan gì đến mình, đồng thời chặn một số người mà tôi không còn muốn liên lạc và những người mà tôi đã lâu không liên lạc. Có lẽ lâu rồi tôi không liên lạc thì có lẽ họ đã chặn tôi từ lâu rồi.

    Tôi cũng xóa liên lạc với một số đồng nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích, cũng như một số họ hàng xấu tính. Trước khi nghỉ hưu, danh sách bạn bè trên MXH của tôi có 2324 người, nhưng giờ chỉ còn dưới 1000 người, và có thể tôi sẽ tiếp tục loại bỏ trong tương lai.

    Càng già đi, chúng ta càng cần học cách thực hiện các phép trừ trong cuộc sống. Tôi gạt bỏ những người mình không thích, tránh xa những thứ mình không thích, cắt đứt một số mối quan hệ không còn cần thiết để duy trì, tôi cố gắng hết sức để đưa cuộc sống của mình trở lại bình yên.

    Những gì đã trải qua, thực sự tôi không muốn nghĩ đến nhiều nữa. Tôi cũng không muốn tranh cãi, không muốn lấy lòng ai, cũng không nịnh nọt ai nữa. Tôi mất hứng thú kết bạn, mất hứng thú với các bữa tiệc, cuộc sống của tôi ngày càng yên bình hơn. 

    Tôi không còn muốn giả vờ, không phải đeo cho mình chiếc mặt nạ để làm hài lòng người khác.

    Có người nói, như thế này, tôi có cô đơn không? Tôi không hề cảm thấy cô đơn mà ngược lại, sau khi làm như vậy, hiện tại tôi đang sống một cuộc sống hưu trí rất bình yên và hạnh phúc.

    Tôi tin rằng chỉ cần chúng ta thay đổi, nghĩ về bản thân mình một chút, cuộc sống hưu trí của chúng ta sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn. Bạn đã nghỉ hưu chưa? Bạn tận hưởng việc nghỉ hưu của mình như thế nào?

    CafeF (theo Toutiao)

  • cong me di hoc 1

    16 năm trước, câu chuyện chàng trai hiếu thảo Lưu Đình cõng mẹ bị bệnh urê huyết trên lưng đi học đại học đã lấy đi nước mắt của vô số người.

    Điều không ngờ tới là năm 2014, Lưu Đình đã bất ngờ tổ chức một họp báo. Anh tuyên bố sắp làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành người phụ nữ hoàn chỉnh.

    “Tôi vốn dĩ là phụ nữ nhưng tôi chỉ sống trong cơ thể của một người đàn ông”. Những lời này khi nói ra đã gây chấn động cả nước Trung Quốc lúc bấy giờ. Tại sao người con trai hiếu thảo này lại cho rằng mình là phụ nữ? Câu chuyện chưa biết đằng sau những gì anh đã làm là gì?

    Khác biệt

    Năm 1986, Lưu Đình sinh ra trong một gia đình bình thường ở trấn Song Lâm, thành phố Hồ Châu (Chiết Giang, Trung Quốc).

    Anh là con trai duy nhất trong nhà, từ nhỏ đã ngoan ngoãn, chưa bao giờ để gia đình phải lo lắng. Nhưng cha mẹ không hề yên tâm mà còn lo lắng. Những cậu bé khác thích chơi robot, ô tô, nhưng anh lại chỉ thích chơi búp bê mà các bé gái thích. Anh còn thích mặc những bộ váy đẹp và sơn móng tay.

    Ban đầu, bố mẹ Lưu không hề quan tâm. Nhưng thời gian trôi qua, cuối cùng họ cũng nhận ra vấn đề.

    cong me di hoc 1

    Một lần, Lưu Đình đi đôi giày cao gót và lấy chiếc khăn lụa màu đỏ của mẹ quấn lên đầu, tưởng tượng rằng mình sẽ trở thành cô dâu trong tương lai.

    Bố Lưu nhìn thấy liền tức giận: “Mày là đứa biến thái à?”.

    Bố mẹ không hiểu, bạn bè ở trường càng không thể hiểu, cứ thế xa lánh và hà hiếp anh vì cho rằng anh yếu đuối, không đáng mặt nam nhi.

    Sau này, Lưu Đình đã viết trong tản văn “Chúng ta sẽ ổn thôi” rằng: “Cuộc đời tôi chưa bao giờ bình yên. Tôi đã trải qua một tuổi thơ không trọn vẹn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Khi đó, tôi còn đau khổ hơn cả cô gái xấu xí nhất. Bởi nỗi đau không được thấu hiểu. Người ta chỉ cười nhạo và ghét bỏ tôi mà thôi”.

    cong me di hoc 1

    Trong môi trường như vậy, Lưu Đình ngày càng trở nên thu mình, dựng lên bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài. Anh cảm thấy lẽ ra mình phải là con gái, nhưng định mệnh đã trao nhầm giới tính cho anh.

    Nhưng trong mắt người khác, anh là một tên dị hợm mang thân xác đàn ông nhưng lại có trái tim của người con gái.

    "Tôi nên làm gì đây?".

    Như loài cỏ dại

    13 tuổi, một sự thay đổi lớn đã xảy ra trong gia đình Lưu Đình. Sự việc này khiến Lưu Đình không còn thời gian để lo lắng xem mình là con trai hay con gái.

    Mẹ được chẩn đoán mắc bệnh urê huyết do làm việc quá sức. Bác sĩ đưa ra 2 phương án điều trị: Một là điều trị duy trì bằng lọc máu, hai là ghép thận.

    Trước chi phí chữa bệnh đắt đỏ, bố Lưu ra ngoài làm việc với lý do “kiếm tiền chữa bệnh” rồi kể từ đó biến mất trong biển người bao la. Một người mẹ bệnh nặng và một thiếu niên vừa mới bước vào cấp hai, tương lai họ sẽ ra sao?

    Không ngờ, Lưu Đình vốn luôn trầm lặng và ngoan ngoãn lại bộc lộ sức mạnh và nghị lực chưa từng có.

    cong me di hoc 1

    Hàng ngày, anh dậy sớm để nấu ăn, đặt bữa ăn trong ngày lên đầu giường rồi vội vã đến trường. Trong kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, anh đều làm việc bán thời gian để kiếm tiền học phí và thêm chút tiền thuốc men cho mẹ.

    Thấy con trai hiểu chuyện như vậy, mẹ Lưu vừa cảm động vừa tự trách mình. Bà không muốn trở thành gánh nặng cho con cái và từng muốn tự tử. Lưu Đình biết được, chỉ bình tĩnh nói: “Mẹ chết thì con cũng chết theo. Căn bệnh này chỉ có ghép thận mới mong có hy vọng. Cùng lắm mẹ con mình mỗi người một quả”.

    Khi nghe con trai nói những lời này, mẹ Lưu đã bật khóc. Bà là một người phụ nữ khốn khổ. Bị cha mẹ bỏ rơi khi mới sinh ra, cha mẹ nuôi thường xuyên ngược đãi bà, khiến bà mắc bệnh thận khi mới 15 tuổi. Sau khi lấy chồng, bà mắc bệnh nặng và bị chồng bỏ rơi. Trên đời này, chưa từng có ai yêu thương bà nhiều như con trai bà.

    Vì lòng hiếu thảo của con trai, mẹ Lưu quyết định kiên cường để sống tiếp.

    cong me di hoc 1

    Lưu Đình giống như một loại cỏ dại có sức sống ngoan cường. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng anh vẫn không quên nhìn về phía trước. Anh không bao giờ bỏ học, mỗi khi mệt mỏi lại viết nhật ký: “Khi bạn phàn nàn mình không có đôi giày nào, bạn nhìn lại và nhận ra rằng người khác lại không có chân”.

    Năm 2005, Lưu Đình được nhận vào trường Đại học Nông Lâm Chiết Giang với kết quả xuất sắc.

    Khoảnh khắc nhận được thông báo nhập học đại học, Lưu Đình cảm thấy buồn vui lẫn lộn. May mắn thay, bao năm nỗ lực cuối cùng đã được đền đáp, con đường thay đổi vận mệnh của ở ngay trước mắt.

    Buồn thay, vì lý do tài chính, mẹ vẫn chưa được ghép thận, sức khỏe của bà ngày càng yếu đi. Nếu anh vào đại học, ai sẽ chăm sóc mẹ?

    “Tôi nên làm gì? Tôi có thể làm gì?”. Sau nhiều suy nghĩ, cuối cùng anh đã đưa ra quyết định: Cùng mẹ vào đại học.

    cong me di hoc 1

    Lưu Đình nộp đơn lên trường để được cõng mẹ đi học. Nhà trường biết được hoàn cảnh và cho phép anh đưa mẹ đến lớp bất cứ lúc nào. Anh thuê một căn trọ rẻ tiền gần trường để ở với mẹ. Sáng thức dậy, anh đo huyết áp, tiêm thuốc, cho mẹ ăn, lau người cho mẹ rồi đến lớp. Sau giờ học, để trang trải cuộc sống, anh làm việc tại căng tin của trường hoặc làm gia sư...

    Chàng trai tần tảo cả ngày lẫn đêm, như thể anh không bao giờ biết mệt mỏi. Sinh viên và giáo viên trong trường đều biết đến câu chuyện nghị lực của Lưu Đình, nhiều người đã chủ động giúp đỡ.

    Sau đó, nhiều phương tiện truyền thông cũng chú ý và bài viết “Cậu sinh viên năm nhất cõng mẹ đến trường” đã được lan truyền khắp các trang mạng xã hội. Bệnh viện Trung Sơn Thượng Hải cũng dang tay giúp đỡ hai mẹ con và sẵn sàng thực hiện ca ghép thận miễn phí cho mẹ Lưu.

    cong me di hoc 1

    Sau ca phẫu thuật, Lưu Đình vẫn còn 50.000 NDT (gần 170 triệu đồng) tiền quyên góp. Người được xã hội đối xử tốt thì cũng sẽ đối xử tốt với xã hội. Sau khi cân nhắc, Lưu Đình đã quyết định quyên góp số tiền dành cho sinh viên đại học trên cả nước, hỗ trợ sinh viên đại học gia đình nghèo hiếu học.

    Về sau, Lưu Đình còn được ca ngợi là “Tấm gương hiếu thảo” của Trung Quốc và “Niềm tự hào Chiết Giang”.

    Sau khi trở thành một chàng trai gương mẫu, dù đi đến đâu, mọi người cũng sẽ chú ý đến anh.

    “Càng nổi tiếng thì càng đau đớn”. Những vinh dự này cũng sẽ là xiềng xích trói buộc anh trong tương lai.

    Phá kén

    Lưu Đình vẫn nghĩ mình là con gái. Nhưng anh trói buộc bởi những nguyên tắc đạo đức, điều đó buộc anh ta không được hành xử theo cách không phù hợp với công chúng. Ví dụ như việc mặc quần áo phụ nữ hoặc thay đổi giới tính.

    Khi nhìn thấy câu chuyện của mình được chuyển thể thành vở kịch và bức tượng được dựng tại Trung tâm Văn hóa ở Quảng Châu, anh cảm thấy vô cùng xấu hổ. Khi được mời giảng về nhiều câu chuyện “đạo đức hiếu thảo”, có lần anh cảm giác như đang kể chuyện của người khác.

    Lưu Đình vô cùng dằn vặt, anh muốn nói với mọi người rằng mình là con gái. Nhưng mẹ đã khuyên anh: “Con không thể làm điều này, chúng ta nợ xã hội”.

    cong me di hoc 1

    Để không làm mẹ lo lắng, anh phải tiếp tục chịu đựng. Nhưng đến khi nhận ra mình thích một chàng trai, anh lại rơi vào tình trạng vô cùng đau khổ. “Rốt cuộc tôi là con trai hay con gái?”.

    Một lần, mẹ Lưu thấy anh hút thuốc trong nhà và hỏi anh biết hút thuốc khi nào. Lưu Đình bình tĩnh trả lời: “Không phải mẹ muốn con cư xử như một đứa con trai sao?”.

    Nhìn thấy con mình ngày càng chán đời, mẹ Lưu cuối cùng cũng nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

    Tháng 12.2013, mẹ Lưu đưa anh đến gặp bác sĩ tâm thần. Sau khi chẩn đoán tâm lý chuyên nghiệp, Lưu Đình được chẩn đoán có vấn đề trong nhận thức giới tính. Cách chữa trị tốt nhất là hãy sống theo ý muốn của chính mình.

    Mẹ Lưu rất sốc khi biết tin. Bà không bao giờ nghĩ rằng con trai mình, người đã cố gắng hết sức để kéo bà thoát khỏi tử thần, lại đang đau đớn giãy giụa bên bờ vực cái chết...

    cong me di hoc 1

    Lưu Đình muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Anh không còn muốn sống vì người khác nữa mà muốn sống cho chính mình. Nhưng lần này mẹ Lưu lại lựa chọn ủng hộ. “Tôi sợ mất con trai nhưng tôi sợ con trai mình tự tử vì đau khổ hơn”.

    Ngày 14/8/2014, Lưu Đình xuất hiện trong cuộc họp báo ở Quảng Châu để "công bố mình là người chuyển giới". Đối mặt với hàng trăm phương tiện truyền thông, trong mắt anh tràn đầy quyết tâm: “Trở thành con gái luôn là ước mơ trong đời của tôi. Có lẽ trong mắt nhiều người, hành động như vậy có chút lệch lạc, nhưng việc theo đuổi bản chất thật của mình không phải là đi ngược lại đạo đức”.

    cong me di hoc 1

    Vào ngày này, người đẹp chuyển giới đầu tiên của Hàn Quốc Harisu cũng có mặt để cổ vũ cho Lưu Đình. Cô đưa cho Lưu Đình một đôi giày cao gót đính kim cương giả và một chiếc váy cưới màu trắng, mong anh có thể chui ra khỏi kén, trở thành một con bướm và tái sinh.

    Tháng 6/2015, Lưu Đình đã trải qua hơn 20 cuộc phẫu thuật, kết thúc cuộc đời mà tâm hồn và thể xác không thể sánh đôi ở tuổi 29 và thực sự trở thành một cô gái. Cô nhận được một tấm thẻ căn cước hoàn toàn mới với cái tên: Lưu Đình, cũng là “Đình” nhưng chữ này là tên thường dùng cho nữ.

    cong me di hoc 1

    Sau khi lấy lại được cuộc sống mới, Lưu Đình cảm thấy mình giống như một tờ giấy trắng và bắt đầu toàn tâm toàn ý cho thân phận nữ giới của mình: Đăng ký một lớp học yoga, học kỹ thuật trang điểm và ăn mặc…

    Tháng 9 cùng năm, cô cũng tham gia cuộc thi Hoa hậu Liên hợp quốc quốc tế tại Trung Quốc và giành được giải "Hóa bướm đẹp nhất". Cô không sợ thế giới và làm theo trái tim mình, cô được ca ngợi là "hình mẫu cho thế hệ phụ nữ mới thách thức sự phân biệt giới tính truyền thống".

    Kênh 14 (Nguồn: Zhihu)

  • Thấy con trai khó khăn, người mẹ Trung Quốc sẵn lòng chia sẻ áp lực tiền bạc với con. Thế nhưng điều bà nhận lại là một “cú lừa”.

    *Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Lâm Diễm Châu, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).

    Năm nay tôi đã 67 tuổi. Tôi sinh ra trong một gia đình có 4 chị em ở nông thôn, điều kiện khá giả. Vào thời điểm đó, đi học đại học không phổ biến và người ta cũng không quá coi trọng việc học hành. Thế nhưng bố mẹ tôi không nghĩ vậy, họ luôn mong các con của mình được mở mang tri thức, có cơ hội học nhiều hơn.

    Bấy giờ, học lực của tôi rất tốt, nhưng vì quá trình tham gia các kỳ thi đại học khá phức tạp nên khi học hết cấp 3, tôi chỉ về quê để làm việc trong một nông trại. Sau đó, tôi kết hôn với một thanh niên trí thức trong làng. Tuy nhiên, ngay sau khi chồng tôi được tuyển dụng và có công ăn việc làm ổn định ở thành phố, chúng tôi ly hôn. Lúc này, tôi phát hiện mình có thai nhưng vẫn quyết định sinh con ra và nuôi nấng con nên người.

    cho con tien
    Ảnh minh họa

    Hết lòng lo cho con để bù đắp tình thương

    Trở lại tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi trúng tuyển vào một trường cao đẳng sư phạm như nguyện vọng. Khi tôi đi học, bố mẹ ở nhà đã giúp chăm sóc con trai, các chị em trong nhà cũng hết phòng giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tập trung học hành. Con trai đến với tôi như một món quà nhưng tôi cũng cảm thấy có lỗi vì đã không cho con một gia đình hạnh phúc trọn vẹn.

    Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức để bù đắp cho con về mặt vật chất lẫn tinh thần. Song vì ngày trẻ tôi bận học và đi làm kiếm tiền, ít có thời gian cho con, mối quan hệ mẹ con không được thắm thiết như những gia đình khác, thậm chí còn có đôi phần lạnh nhạt.

    Tuy nhiên, từ khi thằng bé lấy vợ, mối quan hệ mẹ con bớt căng thẳng hơn rất nhiều nhờ con dâu khéo léo, luôn chủ động kết nối các thành viên trong gia đình. Trong lòng tôi rất vui khi có một người con dâu tuyệt vời như vậy. Trong những lần tâm sự, con dâu bảo thu nhập của hai vợ chồng đều thấp, sau khi có cháu trai thì càng túng thiếu. Tôi nghe xong liền đề xuất sang chăm cháu giúp các con để giảm bớt gánh nặng nhưng cả hai đứa đều nói không cần vì đã có bà ngoại lo.

    Tôi hiểu ý con dâu, nếu không san sẻ được gánh nặng chăm cháu thì có thể hỗ trợ tài chính cho hai đứa. Thế là lương hưu hàng tháng của tôi có 5.000 NDT (hơn 16,4 triệu đồng), tôi trích ra 4.000 NDT (hơn 13 triệu đồng) để phụ giúp cho các con. Còn bản thân sống tiết kiệm, dè sẻn một chút với 1.000 NDT còn lại.

    Một hôm nọ, con dâu mời tôi sang nhà ở lại chơi. Những ngày đó, hôm nào tôi cũng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho con cháu, chiều chiều lại lo bữa tối tươm tất để các con được ăn ngon sau khi đi làm về. Gia đình vui vẻ, yêu thương cho đến một đêm nọ, khi phát hiện được “âm mưu” của con trai và con dâu đã khiến tôi rất sốc.

    Cú lừa khiến lòng người mẹ tan nát

    Tôi có thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, không hay thức dậy lúc nửa đêm. Thế nhưng hôm đó tôi hơi nhức đầu nên tỉnh giấc giữa đêm để đi uống nước. Ngang qua phòng 2 con, cửa không đóng nên tôi mơ hồ nghe thấy tiếng tivi xen lẫn cuộc trò chuyện giữa 2 đứa. Cũng nhờ vậy mà tôi phát hiện được những sự thật về cuộc sống của con trai và con dâu.

    Hóa ra, dù phải nuôi con, vay nợ để mua ô tô nhưng các con không hề túng thiếu như lời kể với tôi. Con trai tôi có lương 15.000 NDT (gần 50 triệu đồng), con dâu cũng được hơn 6.000 NDT (gần 20 triệu đồng). Vậy mà bao lâu nay, cả hai vẫn thường kể khổ tổng lương của 2 vợ chồng chỉ có 8.000 NDT (26,3 triệu đồng). Còn 4.000 NDT (hơn 3 triệu NDT) tôi trợ cấp hàng tháng, cả hai dùng để trả công cho bên nhà ngoại đã chăm sóc cháu.

    Việc này tôi không có ý kiến gì vì chăm cháu nhỏ vất vả nên phụ cho nhà ngoại một ít tiền cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng nửa năm qua, tôi đã bị con trai và con dâu lừa dối mà chẳng hay. Điều này khiến tôi cảm thấy rất chạnh lòng. Con dâu đối xử tốt với tôi, còn chủ động đứng ra kết nối tôi với con trai cuối cùng chỉ vì tiền.

    Nghe được cuộc nói chuyện này mới biết rõ được “tấm lòng” của các con, tôi trằn trọc cả đêm không thể nào ngủ được. Đêm hôm đó, tôi suy nghĩ mãi về những ngày tháng sau nảy của bản thân. Có lẽ việc trợ cấp cho con nên dừng ở đây, như vậy tôi cũng để dành cho mình được 1 khoản phòng thân mỗi tháng. Sáng hôm sau, tôi bàn với các con chuyện về quê. Hai vợ chồng mua vé tàu và đưa tôi đến tận nhà ga. Thực sự, nếu là trước đây thì tôi sẽ xúc động lắm, nhưng bây giờ tôi đã nhìn rõ tất cả nên lại cảm thấy buồn.

    Bài học cho bản thân khi về già

    Vào ngày 10 hàng tháng, khi nhận được lương, tôi thường chuyển ngay cho con dâu. Tuy nhiên, mấy tháng liền sau khi từ nhà các con trở về,  tôi không còn gửi nữa nên con dâu mới thắc mắc và gọi điện hỏi thăm. Tôi cũng chỉ lấy lý do cần chuẩn bị một khoản tiền dưỡng già để giải thích cho việc ngừng “chu cấp” của mình. Cô con dâu không hiểu lắm lại nói mấy câu như “rót mật vào tai” tôi. Thế nhưng vì thấy thái độ kiên quyết của tôi nên đã tức giận cúp điện thoại.

    Nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn nhắn với con dâu rằng, tôi cũng có cuộc đời riêng và 2 con đều đã trưởng thành nên phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Sau khi nhận được tin nhắn, con dâu tôi nhanh chóng gọi lại cho tôi. Lần này, tôi nói thẳng rằng đã vô tình nghe được cuộc trò chuyện của cả hai vợ chồng vào đêm hôm đó. Lúc này, con dâu mới vỡ lẽ, biết tôi không gửi tiền nữa thì thái độ quay ngoắt 180 độ.

    Trước đây, hầu như ngày nào nó cũng gọi điện hỏi thăm sức khỏe của tôi, còn bây giờ thì gần như bặt vô âm tín. Tôi không hối hận với quyết định này. Trước đây, tôi luôn hết lòng với con trai, hỗ trợ con mua nhà, cưới vợ, hỗ trợ tiền nuôi cháu. Vậy nên sau chuyện này, đã đến lúc tôi nghĩ cho bản thân mình.

    Tuổi già không thể dựa vào con cái, tôi tính toán cẩn thận cuộc sống sau này cho mình. Tuy tiền lương không nhiều nhưng mỗi tháng, tôi sẽ có cho mình một khoản tiết kiệm nho nhỏ cho cuộc sống về hưu dưỡng già sau này.

    Đây cũng là đường lui tôi dành cho mình sau tất thảy những năm tháng sống vì con vì cháu trong quá khứ. Tự mình lo được cho bản thân, chẳng phải nhờ vả vào con cháu cũng khiến cuộc sống tôi tự chủ hơn.

    Nhịp sống Thị trường (theo Toutiao)

  • Bố bị khuyết tật và không đủ tiền thuê người giao hàng nên nữ sinh viên 20 tuổi đã giúp ông giao tủ lạnh cho khách 6 năm qua.

    Tào Hữu Duyên, 20 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, nơi bố mẹ mở một cửa hàng nhỏ bán đồ gia dụng. Ông Tào Tường Tuấn, bố của Hữu Duyên, thời nhỏ mắc bệnh bại liệt và để lại di chứng. Ông từng gãy cả hai chân năm 14 tuổi và không được điều trị đúng cách, dẫn đến đi lại khó khăn, theo bài viết ngày 12/6 trên SCMP.

    "Nhiều khách hàng yêu cầu giao hàng, nhưng cửa hàng của bố mẹ tôi lãi rất ít. Chúng tôi không đủ khả năng thuê nhân viên giao hàng", Hữu Duyên, sinh viên Đại học Bách Khoa Hồ Bắc, nói.

    vac tu lanh giup bo 1
    Tào Hữu Duyên giúp bố chuyển tủ lạnh cho khách. Ảnh: SCMP

    Cô cho hay lần đầu tiên giúp bố giao tủ lạnh cho khách hàng là 6 năm trước, khi đang học cấp hai. "Cái tủ đó không nặng. Tôi cõng trên lưng và thấy mình vác được. Từ đó, mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại giúp bố giao hàng", Hữu Duyên cho hay.

    Tới nay, cô đã giao hơn 1.000 tủ lạnh và thiết bị gia dụng cồng kềnh khác cho khách. Mỗi lần giao hàng, bố đều đi sau đỡ hàng cho cô.

    "Cái tủ lạnh nặng nhất tôi cõng được là 70 kg, nhưng tôi chỉ vác được một tầng và không leo cao hơn được nữa", Hữu Duyên cho hay. "Làm việc này cần kỹ năng. Tôi nghĩ mình đã nắm được kỹ thuật sau vô số lần giao hàng. Bình thường, tôi đi giao một hoặc hai tủ lạnh mỗi ngày và không thấy mệt lắm".

    Video Cao Hữu Duyên cõng tủ lạnh giao tới nhà khách hàng được chia sẻ khắp mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người bày tỏ lòng thương với cô.

    "Bình luận trên mạng khiến tôi cảm động, nhưng tôi không cảm thấy tự hào về bản thân bởi tôi thấy giao hàng giúp bố mẹ là điều tự nhiên, rất bình thường", nữ sinh nói.

    "Tôi lớn lên trong môi trường này. Tôi chứng kiến cha mẹ ngày nào cũng làm việc vất vả. Đôi khi họ bận tới nỗi không có thời gian ăn cơm. Vì vậy, tôi coi việc giúp đỡ bố mẹ là bình thường".

    vac tu lanh giup bo 1
    Ông Tào Tường Tuấn và con gái Tào Hữu Duyên. Ảnh: SCMP

    Vài năm trước, ông Tào lo cho sức khỏe con gái và đã đưa Hữu Duyên đi khám. Sau khi bác sĩ xác nhận cô hoàn toàn khỏe mạnh, ông mới đồng ý cho con tiếp tục làm việc.

    "Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm vì có con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện", ông nói. "Tôi cũng muốn nói với con rằng hãy giữ gìn sức khỏe, học hành chăm chỉ".

    Câu chuyện được người dùng mạng xã hội Trung Quốc đón nhận tích cực. "Cô ấy là người con tuyệt vời nhất! Thật là một người xinh đẹp và có tấm lòng đẹp", một người bình luận.

    "Cô gái, mang vác quá nặng sẽ gây đau lưng. Hãy cẩn thận nhé!", một người khác dặn dò.

    VnExpress (theo SCMP)

  • Con nào cũng vậy, chỉ cần có tấm lòng thì đều có thể chăm sóc tốt được cho bố mẹ mình. Về già như tôi rồi cậu sẽ hiểu rằng 10 thằng con trai cũng không thể bằng 1 nửa đứa con gái đâu.

    Vợ đã vào đó cả nửa tiếng rồi mà vẫn không thấy đi ra. Anh sốt ruột, cứ đi đi lại lại trước cửa phòng siêu âm. Anh háo hức lắm, lần này anh chắc chắn cái thai sẽ là con trai. Anh đã tính toán ngày giờ rất là cụ thể rồi, không thể nào chệch đi đâu được. Nhưng mà chỉ có mỗi siêu âm, làm gì mà vợ anh ở trong đó lâu thế cơ chứ. Anh băn khoăn xem mình có nên gõ cửa không thì vợ anh đi ra. Vừa thấy vợ, anh hớn hở lại gần, ôm lấy vai chị, nét mặt rạng rỡ:

    – Bác sĩ nói là con trai phải không em?? Anh đã nói rồi mà, chắc chắn là con trai.

    Vợ anh mặt có vẻ tái đi, ngập ngừng hồi lâu rồi lên tiếng bằng chất giọng lí nhí trong cổ họng:

    – Bác sĩ nói là con gái anh ạ!! Nhưng anh ơi, con của chúng mình rất khỏe và đáng yêu.

    Hai tay anh buông thõng khỏi người chị. Nhìn anh bước đi rệu rã, chị biết là anh rất buồn. Nhưng chuyện này, đâu phải lỗi do chị. Con cái là lộc trời cho, con trai hay con gái chị đều yêu thương cả. Nhưng còn anh…

    Tại sao lại là con gái chứ?? Anh cứ vừa đi, vừa lẩm bẩm liên tục câu đó trong đầu. Mọi sự tính toán đều sai bét hết. Vân là con gái. bao nhiêu hy vọng và mong đợi của anh đã tan thành mây khói. Cô con gái thứ 3 sắp chào đời rồi. Phải, anh đã có hai cô con gái. Anh mong lắm có một đứa con trai. Con gái thì làm được cái gì chứ ngoài việc ăn no rồi rồi vỗ cánh bay đi, rời xa vòng tay cha mẹ để sống bên người đàn ông khác. Chỉ có con trai, lấy vợ rồi sẽ vẫn nhớ đến bố mẹ, ở bên bố mẹ để chăm sóc mà còn cưới cả con dâu về chăm sóc cho bố mẹ nữa. Với lại chỉ có con trai mới thờ được bố mẹ sau khi mình qua đời chứ còn con gái, nó còn phải thờ tổ tiên bên nhà chồng nó nữa chứ. Mà thôi không nghĩ nữa, càng nghĩ anh sẽ càng thấy chán nản hơn mà thôi.

    trong nam kinh nu

    Cứ nói là không nghĩ nhưng đêm đó anh trằn trọc chẳng thể ngủ được. Cứ nghĩ tới lúc mọi người gặp anh sẽ vồn vã hỏi về chuyện con cái mà anh lại thấy chán nản.

    Hôm sau đến cơ quan, anh cứ gặp ai là bước thật nhanh để tránh chuyện người ta muốn hỏi mình. Nhưng đúng là chạy trời không khỏi nắng, anh có muốn hỏi cũng không thể nào tránh được sự để ý của mọi người.

    – Này Hải (tên anh), hôm qua thấy nói về đưa vợ đi siêu âm mà. Lần này là con trai rồi chứ?? Hội này chuẩn bị được ăn khao chưa??

    – Ừm… Là con gái.

    – Không sao, con gái thì lần sau lại đẻ tiếp. Còn sức thì cứ đẻ tiếp, lo gì chứ.

    Anh thừa biết người ta đang an ủi anh thôi. Con gái, đẻ tiếp gì chứ. Đây đã là đứa con thứ 3 của gia đình anh rồi. Kinh tế khá giả thì còn đỡ chứ gia đình anh, hai vợ chồng cũng chỉ làm công ăn lương, cố thêm đứa thứ 3 này cũng đã là quá sức lắm rồi, vậy mà mọi chuyện ông trời lại chẳng cho được như ý nguyện.

    Một ngày làm việc chán nản cũng kết thúc. Anh buồn bã nghĩ đến việc trở về, nhìn thấy cái bụng lùm lùm của vợ cùng hai đứa con gái. Ôi chao ôi cái cuộc đời anh. Hình như trời sắp mưa, anh cũng sẽ không để ý nếu như mọi người không nói với nhau rồi lọt vào tai anh. Ai cũng lo lắng vì không mang áo mưa. Hình như anh sực nhớ ra sáng nay đứa con gái lớn của anh có chạy theo anh ra xe để đưa anh áp mưa. Nó nói hôm qua nghe dự báo thời tiết trời sẽ có mưa. Con gái…

    Mặc áo mưa rồi mà người vẫn cứ ướt hết. Mà đúng là đang bực mình thì gặp chuyện gì cũng sẽ thấy xui xẻo. Xe hỏng, anh phải xuống dắt bộ, thế nào mà may thay có tiệm sửa xe ở gần đó. Anh tấp xe vào nhờ ông cụ đó sửa xe cho mình. Anh cởi áo mưa ngồi ghế đợi thì vợ anh gọi điện.

    – Anh đang đi đến đâu rồi, mưa to lắm đấy!! Anh đi cẩn thận, mẹ con em sẽ chờ cơm anh.

    – Không phải chờ, cứ ăn trước đi.

    Anh gắt gỏng rồi tắt máy. Ông cụ sửa xe nhìn anh lắc đầu. Rồi ông chưa kịp làm gì thì có giọng nữ cát lên vẻ rất tức giận:

    – Con đã nói với bố bao nhiêu lần rồi. Bố cứ để đó cho con sửa, có nặng nhọc gì đâu. Bố già yếu rồi, phải giữ gìn sức khỏe chứ.

    Cô gái đó chắc là con ông cụ. Cô ấy nhất định bắt bố mình ngừng tay để mình làm. Nhìn cô gái làm cũng tháo vát lắm. Anh tiện miệng hỏi chuyện bán thời gian:

    – Ông có mấy người con vậy ạ!!

    – 3 cô con gái cháu ạ!!

    – Sao ông không cố đẻ thêm một thằng cu cho về già có người đỡ đần.

    – Vợ tôi cũng nói như cháu đấy. Nhưng tôi chỉ cười nói với bà ấy tôi không muốn sinh thêm nữa. Con cái là lộc trời cho, trai hay gái đều được cả. Ai cũng bảo con gái không chăm sóc được cho bố mẹ nhưng cậu cứ nhìn xem, người vừa chăm sóc tôi là con gái tôi đấy. Con nào cũng vậy, chỉ cần có tấm lòng thì đều có thể chăm sóc tốt được cho bố mẹ mình. Về già như tôi rồi cậu sẽ hiểu rằng 10 thằng con trai cũng không thể bằng 1 nửa đứa con gái đâu.

    Câu nói của ông cụ tự nhiên khiến lòng anh thật nhẹ nhõm. Ông cụ nói đúng, tại sao cứ nhất định phải là con trai cơ chứ. Con gái như các con anh chẳng phải rất đáng yêu, rất ngoan ngoãn hay sao. Anh cảm ơn ông cụ đã sửa xe cho mình rồi lao nhanh về nhà. Chưa kịp vào nhà anh đã nghe tiếng con gái nói với vợ:

    – Mẹ ơi, có phải bố không thích có em gái rồi còn không thích cả chúng con nữa không?? Chúng con hứa sẽ ngoan hơn mà, bố sẽ vui mẹ nhỉ??

    Anh thấy sống mũi mình cay cay. Anh có lỗi với vợ, có lỗi với các con quá!!

    Theo Kênh Phụ Nữ

  • Có 4 người con được nuôi ăn học thành tài nhưng tôi vẫn phải nhập viện phẫu thuật một mình, tự trả viện phí tự chăm sóc bản thân nhưng các con chỉ hỏi thăm khi biết tôi có ý định bán nhà.

    Bài viết của tác giả họ Lưu trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

    Mong dựa vào con cái cũng may rủi giống như mong trúng số

    Tôi năm nay đã 75 tuổi, có tổng cộng 4 người con 2 trai 2 gái. Trước đây tôi vẫn luôn cảm thấy nếu nuôi được 4 đứa con khôn lớn, sau này tuổi già không cần lo lắng, là chỗ dựa vững chắc của cha mẹ. Thế nhưng sau này, chúng lại làm tôi thất vọng không nguôi.

    Điều kiện gia đình chúng tôi không tệ, con cái đều ăn học đầy đủ. Nhưng khi thành đạt rồi, chúng lại lần lượt rời xa cha mẹ. Ba đứa lên tỉnh làm ăn còn cô con gái lớn nhất cũng lấy chồng sớm, chẳng mấy khi về thăm chúng tôi. Các con mải chăm lo gia đình nhỏ, đến Tết cũng ít khi sum họp.

    an huong tuoi gia

    Vợ chồng tôi chỉ cảm thấy hài lòng phần nào vì ngoài việc góp tiền mua nhà cho 2 con trai thì không phải lo chăm cháu hộ các con. Do vợ chồng tôi khi ấy vẫn còn công tác tại đơn vị nên việc bế cháu hộ các con không thuận tiện. Không biết có phải vì các con cảm thấy sự giúp đỡ của cha mẹ quá ít không mà càng lớn tuổi chúng càng ít quan tâm chúng tôi.

    Vợ chồng ốm đau nằm viện chúng tôi đều tự chăm sóc nhau, cảm thấy việc muốn dựa dẫm vào con cái như mong trúng số, tuỳ may rủi và tâm trạng chúng. Năm tháng bình yên trôi qua, chồng tôi lâm trọng bệnh qua đời khiến tôi sống trong hoang mang. Không người con nào nhận chăm sóc nên tôi ở một mình, cố gắng ăn uống lành mạnh và tập thể dục để tốt cho sức khoẻ bản thân.

    Thế nhưng tuổi cao sức yếu, bước qua mốc 70 tôi lập tức mắc viêm khớp, cao huyết áp, cả bệnh tim mạch. Thỉnh thoảng các con mới quan tâm đến sức khoẻ và quay về thăm tôi, còn lại là do tôi phải tự lực hết.

    Tự lực chăm sóc mình khi về già là đủ hạnh phúc

    Mùa hè năm ngoái tôi phải trải qua một căn phẫu thuật nhỏ nên phải ở lại bệnh viện theo dõi 4,5 ngày. Bệnh viện yêu cầu phải có 1 người ở cùng để chăm sóc nên tôi muốn nhờ các con thay phiên nhau vào. Thế nhưng không ai trong số chúng có thể chăm sóc tôi. Con trai thì nói phải đi làm không xin phép được, con dâu lấy lý do phải chăm con, con gái chỉ đáp lại rằng mình không có thời gian.

    Nhìn những bệnh nhân khác có con cái sum vầy chăm sóc, tôi có phần tủi thân và ghen tỵ với họ. Khi người giường bên hỏi lý do vì sao lại nhập viện một mình, tôi chỉ nói mình bí mật giấu các con đi phẫu thuật vì không muốn người nhà lo lắng. Nói xong những lời này lại cảm thấy quá khó để giả vờ mạnh mẽ những lúc bệnh tật.

    Ngày tôi phẫu thuật y tá tìm cho tôi một điều dưỡng, giúp tôi lau vết mổ, nấu ăn, mua đồ nhưng hậu phẫu tôi tự thấy có thể chăm sóc được bản thân. Nghe lời phàn nàn của con dâu giường bên về việc cụ bà bắt các con xin nghỉ phép để chăm sóc mình, tôi nghĩ nếu tôi bắt các con làm vậy, có thể chúng cũng sẽ oán trách sau lưng tôi. Suy đi tính lại thì nhập viện một mình cũng tốt, có thể yên tĩnh tĩnh dưỡng cho vết thương lành hẳn.

    Sau khi xuất viện, tôi đã lên một kế hoạch cho tuổi già của mình để chắc chắn có thể tự bản thân sống tốt. Tôi không còn mong con cái phải hiếu thảo để phụng dưỡng mình nữa vì càng mong đợi nhiều, càng dễ thất vọng hơn. Ngẫm ra điều này, lòng tôi nhẹ nhõm hơn sau rất nhiều năm.

    Tôi có ý định bán căn nhà hơn 100m2 của mình, tuy cũ nhưng nằm ở khu đô thị nên được định giá có thể hơn 1 triệu NDT (tương đương 3,3 tỷ đồng). Hơn nữa tôi còn có khoản tiết kiệm 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng), lương hưu hàng tháng hơn 6.800 NDT (hơn 22 triệu đồng), cộng lại, dù chọn viện dưỡng lão hay thuê bảo mẫu cho người già, tôi đều có thể sống thoải mái tự do đến cuối đời.

    Khi tôi thông báo sẽ bán nhà để vào viện dưỡng lão, các con đột nhiên sốt sắng gọi điện lo lắng hỏi thăm, ngày nghỉ cũng vượt đường xa về thăm tôi. Nhưng tôi biết chúng đều có tham vọng với tài sản và nhà cửa nên tôi tránh nói tới việc sẽ chia tài sản thế nào. Nghĩ đến phần còn lại cuộc đời được định sẵn trong tay mình mới đúng là an dưỡng tuổi già.

    Dưới bài đăng này, nhiều người đồng cảm với hoàn cảnh của dì Lưu và cảm thấy may mắn vì người phụ nữ này có tài chính khá vững chắc nên mới có thể tự tin sống 1 mình khi về già. “Chỉ cần dì có đủ tiền, không cần bận tâm đến con cái đã trưởng thành, tự lo cho mình là được”, một tài khoản tên Phong bình luận.

    Những cư dân mạng khác đều bày tỏ đọc xong bài viết này, họ biết mình vẫn cần chăm sóc con cái nhưng sẽ sống lành mạnh để về già có sức khoẻ thật tốt, tiết kiệm một khoản để “chừa cho mình 1 đường lui” nếu không được con cái quan tâm.

    Dì Lưu chỉ là 1 trong hơn 100 triệu người trên 60 tuổi ở Trung Quốc sống cùng bạn đời hoặc sống một mình năm 2021, theo SCMP. Chính phủ Trung Quốc từng công bố chính sách khuyến khích thanh niên trưởng thành sống cùng hoặc sống gần cha mẹ bằng ưu đãi nhà ở và và một số chi phí tiện ích khác.

    Theo CafeF

  • Một người phụ nữ lớn tuổi tại Trung Quốc từ chối việc để con cái trả tiền thuê y tá. Thay vào đó, bà muốn con dâu phải nghỉ việc và chăm sóc mình như một điều hiển nhiên.

    con dau bao hieu
    Mẹ chồng bị bệnh bắt con dâu nghỉ việc để chăm sóc gây bất bình. Ảnh minh họa: EP.

    Một bài viết đăng tải vào ngày 9/5 trên hội nhóm "Diễn đàn thảo luận mẹ chồng nàng dâu tại Trung Quốc" đã gây ra tranh cãi lớn. Theo người viết, đồng nghiệp của cô có một người mẹ chồng đã lớn tuổi, sức khỏe kém, đồng thời bà bị liệt nửa người và phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác.

    Khi con cái trong gia đình đề nghị góp tiền để đưa bà vào viện dưỡng lão hoặc thuê y tá chăm sóc, người mẹ liền từ chối vì cho rằng đây là "hành động lãng phí tiền sau khi cưới con dâu", China Times đưa tin.

    Người mẹ chồng yêu cầu con dâu của mình nghỉ việc công ty và trở về nhà chăm sóc sức khỏe, phụng dưỡng cho bà đồng thời đảm nhận luôn các công việc nội trợ khác trong gia đình.

    Theo quan điểm của bà, khi con dâu được gả về nhà chồng, việc chăm sóc cha mẹ chồng và phụ giúp các việc lớn, nhỏ trong gia đình là điều hiển nhiên. Người mẹ không đồng ý các con của mình phải bỏ tiền túi để nhờ một người xa lạ trông nom.

    Sau khi bài viết được đăng tải, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng trách móc người mẹ chồng và kêu gọi cô con dâu trong bài viết không nên từ chức.

    "Liệt nửa người và phụ thuộc hoàn toàn vào người khác là vấn đề rất lớn, cô con dâu sẽ không thể chịu đựng nổi", "Thà ly hôn còn hơn chấp nhận người mẹ chồng thế này", "Ai do mẹ đẻ ra thì phải chăm sóc mẹ đi, đừng lôi con dâu vào",... Nhiều người liên tục bình luận dưới bài đăng để thể hiện sự bức xúc.

    Giáo sư Wu Bei, công tác tại trường Điều dưỡng Rory Meyers thuộc Đại học New York (Mỹ), cho biết hơn 85% gia đình ở Trung Quốc chọn lối sống tự phụng dưỡng cha mẹ già.

    Tuy nhiên, việc này ngày càng khó khăn đối với các thành viên trong gia đình vì những thay đổi trong cơ cấu dân số, di cư và xu hướng phụ nữ ra ngoài làm việc thay vì ở nhà nấu nướng, theo SCMP.

    Gánh nặng này được dự đoán sẽ ngày càng tăng trong những năm tới. Tính đến cuối năm 2019, Trung Quốc đã có hơn 253 triệu người trên 60 tuổi, tương đương 18% dân số. Con số này tăng nhanh so với năm 2010, khi nước này có 178 triệu người cao tuổi, chiếm 13% dân số.

    Theo Ủy ban Y tế Quốc gia, vào cuối năm 2018, khoảng 44 triệu người cao tuổi bị khuyết tật ở các mức độ khác nhau, nhưng chỉ có khoảng 2 triệu người sống trong viện dưỡng lão.

    Khoảng 90% những người sinh sau năm 1980 cho biết họ không tin rằng mình có đủ khả năng chăm sóc cha mẹ. 74% đồng ý rằng áp lực công việc, cuộc sống khiến họ không thể dành nhiều thời gian cho các thế hệ trước. Một nửa số người được khảo sát cho biết đã sống xa cha mẹ và sẽ không đủ điều kiện để sống cùng và chăm sóc họ.

    Ngay cả khi một số gia đình muốn thuê người trợ giúp, việc thiếu nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc y tế cho người già cũng là một vấn đề.

    Khi thế hệ trẻ không thể chăm sóc cha mẹ ruột lẫn cha mẹ của chồng/vợ, một số người đổ lỗi cho họ, tin rằng những người này đang bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, bao gồm lối sống đa dạng, chủ nghĩa cá nhân.

    Một số nhà xã hội học tại Trung Quốc vẫn đang ra sức kêu gọi thế hệ trẻ quay lại với các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước như lập gia đình, sinh con, nuôi dưỡng con cái, chăm lo cho người cao tuổi...

    Theo Zing

  • Tôi nhận ra cha mẹ không hề thương yêu tôi, khi họ bán nhà rồi chia tiền cho hai con trai mà không nói với tôi câu nào.

    Tôi có một căn nhà và đang cho cha mẹ ở nhờ. Nguyên nhân vì năm ngoái ông bà đã bán nhà để lấy tiền mua nhà cho trai cả, đưa tiền cho trai thứ. Ông bà hết sạch tiền, không có đồng nào dưỡng già, không cho tôi một xu thừa kế.

    Ngôi nhà đã bán là ngôi nhà mà tuổi thơ của tôi có rất nhiều công lao tôi góp sức, vậy mà khi bán nhà, bố mẹ, con dâu, con trai hỷ hả ngồi đếm tiền trong chính căn nhà riêng của tôi.

    Sau đó cha mẹ tôi chia một nửa tiền mua nhà cho trai trưởng, một nửa tiền cho con trai và con dâu thứ, không một ai nhắc đến tên tôi trong nửa tháng trời, khi tôi hỏi: "Nhà bán được rồi à", họ mới nói: "Ừ, bán rồi".

    gia mon bat hanh
    Ảnh minh họa

    Trái tim tôi đau như cắt - không phải vì tiền, mà bởi con người sống vô tình vô nghĩa. Ai trong hoàn cảnh tương tự sẽ hiểu tâm trạng này. Từ đó tôi nhìn hai em trai không còn cảm giác tình thâm, bởi chúng chưa bao giờ coi tôi là chị, và càng nhận ra rằng, cha mẹ không hề thương yêu tôi.

    Bây giờ chàng quý tử bắt đầu đăng bài cho thuê nhà đã mua với giá 6 triệu đồng một tháng. Tôi nghĩ là đang mưu đồ dọn về nhà tôi ở luôn vì hiện tại hằng ngày vẫn đến nhà tôi ăn cơm của cha mẹ.

    Ở đời có lúc muốn làm người con tốt có hiếu cũng không yên thân, lòng tốt luôn bị chà đạp, lợi dụng, vượt mặt, vượt quyền.

    Xin nói thêm, cũng căn nhà đang cho cha mẹ ở này, trước đây 4 năm tôi cũng đã phải cho vợ chồng người em thứ hai mượn ở 3 năm trời miễn phí. Trước khi cho mượn cũng xác định trong lòng là 50/50 khi đòi có thể sẽ bất hợp tác, ơn trời là chưa có gì ngoài việc không một lời cảm ơn. Nhưng tôi thấy không sao miễn lấy lại được nhà an toàn.

    Có hôm tôi bị cha mẹ chửi mắng chỉ vì tôi khuyên hãy chú ý sức khỏe do ông bà đang ốm. Dường như tất cả mọi ấm ức họ đều trút lên đầu tôi. Buổi sáng thì con trai thứ trách mẹ tôi chiều con trưởng. Buổi trưa thì ông bà đuổi con trưởng ra khỏi nhà tôi vì được bố mẹ mua nhà cho rồi nhưng đã cho thuê để lấy tiền ăn chơi.

    Khi tôi nói anh em bây giờ "kiến giả nhất phận" (khi đã có gia đình thì chủ yếu ai lo phận nấy, dù cho có là anh em cũng không thể cưu mang nhau mãi), mẹ trách tôi rằng làm chị có bát cơm ăn thì phải cho em ăn bát cháo. Mẹ còn nói tôi là kẻ ích kỷ, sống chỉ biết hưởng một mình, là tham lam đòi hỏi thừa kế, trong khi mẹ con tôi chưa hé một lời xin và ông bà bán nhà cũng không cho mẹ con tôi đồng nào.

    Đời là những cục nợ, người sống càng tốt càng khổ, bây giờ tôi lại chuẩn bị nhận tiếp cục nợ đời tập hai, do cha mẹ mà ra. Trở tay thì dễ, nhưng làm vậy khổ tâm vì ông bà đi đâu về đâu?

    Tôi suy nghĩ rất nhiều việc này, chỉ sợ lỡ nói ra ông bà suy sụp tinh thần vì nhà không có để ở, tiền thì mất hết rồi, để cha mẹ vô gia cư tôi lại ân hận dù lỗi không phải do mình.

    Tất cả mọi chuyện trong cuộc sống của tôi đều ổn, nhưng gia môn thì vô phúc và bất hạnh nên tôi bị ảnh hưởng rất nhiều. Tôi rất buồn vì không được chọn nơi mình sinh ra. Sự trọng nam khinh nữ nếu hiện rất rất rõ trong mọi hành động lời nói của bậc cha mẹ, sẽ bào mòn cảm xúc và tổn thương con cái rất nhiều.

    Tôi rất cảm thương những người con bị cha mẹ đối xử thiên vị.

    Theo VnExpress

  • Trong suốt 8 năm, người phụ nữ này đã sống cùng vợ chồng con trai trong chính căn nhà mua bằng tiền của mình. Thế nhưng, bà lại chưa một ngày được thoải mái, nhiều lúc cảm thấy tủi thân nhưng cũng không còn nơi để quay về.

    Người con trai ngỗ ngược

    Mọi bố mẹ sinh con đều mong muốn “nuôi con để dưỡng già”, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con nhằm muốn có được sự phụng dưỡng của con cháu khi ốm đau. Mong muốn của bà Lưu Di Hiên (68 tuổi, Trung Quốc) cũng vậy nhưng dường như bà không may mắn có được thành quả đấy. “Bán nhà để cho con mua nhà to hơn là điều hối tiếc nhất tôi từng làm trong đời!”, Lưu Di Hiên nói.

    Năm 35 tuổi, người chồng đầu tiên của Lưu Di Hiên qua đời. Một tay bà chăm sóc cậu con trai mới học tiểu học. Lúc đó bà bị nhà chồng đối xử tệ bạc. "Đặc biệt người chị dâu luôn chèn ép tôi, như thể tôi sẽ tranh giành tài sản trong gia đình. Cuộc sống ngột ngạt, tôi quyết định đem theo con lên thành phố để kiếm việc và sinh sống", bà nói.

    ban nha ve o chung voi con

    Không nhận được sự hỗ trợ từ nhà nội, lại không lỡ tăng thêm áp lực cho bố mẹ đẻ, Lưu Di Hiên chấp nhận làm đến 2 công việc một lúc để có tiền nuôi con và trang trải cuộc sống trên thành phố. Bà cho biết ở thời điểm đó, ban ngày công việc chính là quét dọn. Buổi tối, bà nhận thêm linh kiện ở một số nhà máy điện tử để về lắp ráp.

    Dù bà cố gắng kiếm tiền nhưng cậu con trai dường như không thương mẹ. Khi bước vào tuổi dậy thì, từ ngoan ngoãn cậu bé trở nên nổi loạn. Anh học hành chểnh mảng và thường xuyên xích mích với bạn bạn. Sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông, kệ sự phản đối với mẹ, anh tự sang thành phố khác làm việc.

    Sau 2 năm cậu con trai xa nhà, Lưu Di Hiên nên duyên với người đàn ông hơn mình 4 tuổi tên Lao Tuấn Phong. Ông cũng là người có số phận nghiệt ngã, mất cha mẹ và anh chị em ngay từ khi còn nhỏ. Khi lập gia đình, vì lý do sức khoẻ, ông không thể có con. Cuối cùng vợ bỏ, ông cũng không tái giá cho đến khi gặp được Lưu Di Hiên.

    Chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng ông bà mua được một căn hộ có 3 phòng ngủ ở thành phố. “Tôi cứ nghĩ mình sẽ có một gia đình mới trọn vẹn. Con trai sẽ vui mừng khi tôi tái hôn. Tuy nhiên nó khiến tôi vô cùng đau buồn khi cho rằng trên đời chỉ có một người cha duy nhất và không bao giờ nhận Lao Tuấn Phong là bố”, bà kể.

    Dẫu không được chấp nhận nhưng Lao Tuấn Phong luôn đối xử tốt với con riêng của vợ. Khi con trai xin tiền, dẫu bà Lưu không cho nhưng ông vẫn lén lút gửi tiền cho anh.

    Lưu Di Hiên cho biết mối quan hệ giữa bà và chồng mới không bị ảnh hưởng bởi thái độ đối xử của cậu con trai. Sau 2 năm chính thức về ở chung một nhà, Lao Tuấn Phong đã sang tên toàn bộ bất động sản cho vợ mới.

    Khi cậu con trai vừa tròn 25 tuổi và ngỏ ý muốn cưới vợ nhưng cần phải mua nhà mới, ông Phong sẵn sàng cho con một khoản tiền để mua được căn hộ nhỏ ở thành phố.

    8 năm sống trong căn nhà của con, tôi chưa có một ngày thoải mái

    Vào năm bà Lưu 59 tuổi, Lao Tuấn Phong qua đời đột ngột vì mắc căn bệnh hiểm nghèo. “Sự ra đi của ông ấy khiến tôi rơi vào nỗi buồn tuyệt vọng vô hạn. Khi chuẩn bị bước vào tuổi già an nhàn hưởng phúc thì tôi lại phải chịu cảnh âm dương cách biệt”, bà chia sẻ.

    Thấy mẹ đau khổ, vợ chồng con trai đưa mẹ sang ở cùng. Sau một tháng tâm trạng của bà dần ổn định. Bà Lưu có ý định về nhà tuy nhiên anh con trai không cho. Anh cho rằng mẹ cũng đã già lại chỉ có một mình nên quyết bảo mẹ ở lại để tiện chăm sóc. “Cho đến khi nó nói được câu đó, tôi cũng mừng vì dường như nó đã biết lo cho mẹ”.

    Niềm vui chưa được bao lâu, khi gia đình con trai có kế hoạch có thêm thành viên mới, con trai mong muốn mua một căn nhà rộng hơn. Vì thế anh đã khuyên bà bán căn nhà cũ đi để có thêm tiền.

    Lúc đầu, bà do dự bởi ông Phong mới qua đời. Bà cũng bàn với con trai đợi sau một năm ngày mất của dượng. Tuy nhiên, vì thương con bà quyết định bán căn nhà của mình chỉ sau nửa năm ngày chồng mất.

    Căn nhà cũ bán được 750.000 nhân dân tệ (2,5 tỷ đồng), bà cho con 550.000 NDT, số còn lại dùng để phòng thân. Tuy nhiên, vì mong muốn sắm thêm một số đồ đạc mới, anh con trai ngỏ ý muốn vay mẹ số tiền còn lại và sẽ trả lại trong thời gian sớm nhất. Thương con, thương cháu, bà đồng ý.

    Sau khi cùng con trai mua căn nhà mới, bà nghĩ rằng mình sẽ được tận hưởng thời gian tuổi già an nhàn. Tuy nhiên, sau vài tháng dọn về ở chung với các con, thái độ vợ chồng của anh con trai dần thay đổi.

    Mặc dù bà luôn hỗ trợ các con trong việc nhà hay phụ giúp trông cháu nhưng dường như vợ chồng người con luôn cảm thấy phiền phức và coi bà như gánh nặng.

    Đến ngày Thanh Minh, bà muốn vợ chồng con ra mộ để lễ tạ ông Lao Tuần Phong nhưng họ luôn trốn tránh. “Tôi nói rằng chúng nên biết ơn ông ấy vì ngôi nhà chúng đang ở là nhờ bán căn nhà cũ ông ấy mua mới có tiền”. Tuy nhiên anh con trai không hiểu được điều đó. Thậm chí anh còn cãi lại rằng ông Lao Tuần Phong tự nguyện tặng nhà cho mình. Nghe những lời bất hiếu từ con trai, bà Lưu vô cùng đau buồn.

    Đến nay đã 8 năm sống chung trong nhà của con trai, bà cho biết chưa một ngày nào được thoải mái.

    “Trong mắt người ngoài con trai và con dâu đều rất hiếu thảo. Gia đình chúng tôi như kiểu mẫu. Tuy nhiên, tôi không được con trai và con dâu tôn trọng. Vô cùng tủi thân song tôi cũng chẳng biết đi đâu vì căn nhà cũ đã bán mất rồi.

    Nếu biết khổ thế này tôi đã không bán nhà. Sống một mình khổ như thế nào nhưng thoải mái vì đó là nhà của mình. Đúng như mọi người vẫn thường nói nhà của cha mẹ có thể là nhà của con nhưng nhà của con chưa chắc là nhà của ba mẹ”, bà Lưu Di Hiên bộc bạch.

    Trường hợp của bà Lưu Di Hiên chỉ là một trong số ít những người mẹ không may mắn. Câu chuyện này không có nghĩa làm chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống. Mỗi cha mẹ nên dạy con cách sống tự lập và bản thân cũng cần độc lập với chính cuộc đời mình.

    Theo Thể thao Văn hóa

  • Mới đây, trên group Người Việt ở San Diego, thành viên Huy Thành đã chia sẻ quan điểm của mình về việc một số người chụp ảnh khoe FB khi đưa bố mẹ vào nursing home:

    "Một số người đang đăng bài trên Facebook, làm YouTube để tô vẽ nét đẹp huy hoàng (bên ngoài) của các viện dưỡng lão ở Mỹ. Họ cũng ca tụng chỉ có những người sang trọng, có tiền và có tư cách mới chọn vào sống trong viện dưỡng lão.

    Chúng tôi định cư ở Úc, nên không rõ cuộc sống ở Mỹ cho lắm! Nhưng những chi tiết dối trá, trái ngược trên Facebook và YouTube, đã làm cho chúng tôi thật kinh hoàng! Thí dụ:

    1. Trên Facebook, họ đưa ra hình ảnh một bà lão ăn mặc thật đẹp, dáng dấp khỏe mạnh và sang trọng đã quyết tâm chọn vào viện dưỡng lão, vì “Đó là quyết định tôi chọn mỗi buổi sáng khi thức dậy”. Nhưng trong YouTube, lại có người đàn ông đang van xin để được ra khỏi viện.

    Một người đàn ông khác, có lẽ bị “bán thân bất toại” nên được con gái gởi vào viện cho rảnh tay? Để che đậy, cô con gái đã trơ trẽn, thớ lợ cho là, “Cuộc sống ở đây rất tốt (chính phủ trả 6.000 Mỹ kim mỗi tháng), nên ba không muốn về nhà (mặc dù không con, không cháu, không bạn bè, không TV tiếng Việt bên cạnh)”.

    2. Trên Facebook, viện dưỡng lão được mô tả như thiên đường, “Người nhân viên kể cho tôi nghe chi tiết về “căn phòng” kể cả cái màn cửa sổ đẹp như thế nào”. Trên YouTube, lại cho chúng ta thấy, trong viện mỗi người chỉ được một khoảng không gian chừng 6-7m2, chỉ cách nhau bởi rèm vải. Vô cùng tù túng, và không có sự riêng tư. Còn thức ăn thì xin miễn bàn!

    Vậy mà họ đang tâm bịp bợm, lấp liếm nhằm quảng cáo viện dưỡng lão thành chốn thiên đường, chỉ dành riêng cho những người sang cả. Khiến cho cha mẹ họ được yên tâm, hãnh diện mà sống và chết cô đơn trong những ngày cuối đời!"

    vien duong lao 1

    vien duong lao 1

    vien duong lao 1

    vien duong lao 1
    Hình ảnh trong viện dưỡng lão

    Bạn Tu Ngo cũng đồng ý rằng một số viện dưỡng lão không lung linh như tô vẽ: "Viện dưỡng lão “hạng sang” thì mình chưa đến nên không biết thế nào, chứ viện dưỡng lão bình thường thì theo cảm nhận cá nhân mình là vừa bước vào đã thấy không gian rất depressing, đi 1 vòng nhìn các ông bà ở trong đó thấy rất tội nghiệp, cô đơn quạnh hiu. Nhân viên không chăm sóc nhanh như họ hứa đâu, đi vệ sinh mà cần giúp đỡ là thôi rồi, chờ mỏi mòn cũng không ai tới, đến khi họ tới giúp thì tè le hết rồi. Nếu nói con cái có hiếu muốn báo hiếu cho Ba Mẹ khi lớn tuổi thì sẽ không có chuyện cho vào nhà dưỡng lão".

    Bạn Linh Thùy Trịnh An cho biết: "Dạo trước em cũng hay được mướn vào nursing homes để chơi nhạc mua vui cho các cụ. Có những viện vì các cụ alzheimer’s quá nặng nên rất là depressing và nặng mùi nữa vì người ta chăm ko xuể. Cũng có viện thì sạch sẽ vui vẻ hơn, các cụ sinh hoạt có bạn bè rùi hưởng ứng văn nghệ lắm. Nhìn chung là cũng tuỳ theo viện và tình hình sức khoẻ của các cụ nữa ạ. Nếu nói để lên án nhân viên ở đó cũng rất tội vì đúng là họ chăm không xuể đâu ạ, mà lương họ làm cũng chỉ có bấy nhiêu thôi. Lên án con cái của các cụ cũng tội nghiệp vì ai cũng phải đi làm, để các cụ ở nhà không ai chăm có khi còn tai nạn ngã gãy chân tay hay lên cơn đột quỵ còn sợ nữa. Câu chuyện muôn thuở, dưỡng lão hay không dưỡng lão, cái nào cũng có mặt xấu tốt. Còn em nghĩ viện người ta lập ra thì người ta phải quảng cáo thôi chứ không thì lấy gì có đường sống. Em thấy chủ thớt có vẻ bực bội nặng lời với họ quá, nhưng không phải cứ đưa ba má vào dưỡng lão là bất hiếu bội bạc đâu ạ. Họ cũng có nỗi khổ riêng, cơm áo gạo tiền, còn nuôi con cháu. Biết làm sao đây".

    Bạn Git Mu cho rằng: "Đôi lúc ba mẹ thương con cho con hết thì sao? Thương mẹ thì thương cho hết phận làm con. Đừng có đến ngày lễ của mẹ là đến nhà chúc. Còn khi mẹ già ko biết gì hết thì để mẹ bơ vơ một mình.."

     329956503 482533960760764 5937435575519722624 n
    Hình ảnh cụ bà trẻ khỏe được đưa lên quảng cáo cho viện dưỡng lão.

    Tác giả Huy Thành cho rằng ai rồi cũng phải đi lên con đường đó. Nhưng "viết bài trên Facebook, YouTube để cổ vũ cho việc TỰ NGUYỆN vào viện dưỡng lão, và lấp liếm che đậy (viện phí khoảng 1.000 nhưng nổ lên 6.000 Mỹ kim) thì chỉ có những con robots mới làm được thôi bạn ạ. Như ảnh bà cụ phương Tây trên đây, bạn có thấy cách ăn mặc trẻ trung, sang cả, khỏe mạnh và độc lập của cụ không? Cụ có thể thoải mái sống tại nhà, làm vườn, đùa vui với chó mèo, gọi bạn bè đến BBQ hay karaoke bất cứ lúc nào... nhưng cụ lại mong đợi để được giam mình vào viện (gần như tu viện) từng ngày? Chuyện có thật hay là bịa vậy?"

    Tuy nhiên bạn Hoa Duong Ellingsen cho rằng ở viện dưỡng lão là một sự giải phóng cho tất cả các bên: "Sau này em già em cũng sẽ tự nguyện vô viện dưỡng lão ở nếu em không thể tự ở nhà riêng. Em không muốn phiền hà con cháu. Vì chúng và bản thân em đều mong muốn chúng có sống cuộc sống hạnh phúc của chính mình.

    Em là 1 người cháu, nhưng hiện tại em cũng là người chăm lo bà của mình từ xa, bà em cũng rất đông con nhưng giờ bà liệt, đâu có ai muốn chăm bà của em đâu? Ai cũng nói họ có vấn đề con cái,nhà cửa, điều kiện công việc... Nên cuối cùng em nhận việc lo cho bà dù em ở xa và rất nhiều thứ bất cập.

    Tuy nhiên em cũng nhận ra nhiều bài học lớn của cuộc đời và đúng như câu nói: 1 mẹ có thể chăm được 10 con, nhưng 10 con không chăm nổi 1 mẹ. Nếu vô được viện dưỡng lão cuối đời cũng là hạnh phúc và là nguyện vọng của em".

    Bạn Thuyen Nguyen cho rằng viện dưỡng lão cũng có nơi tốt dù chi phí đắt đỏ hơn: "Tôi đã đi đến những nhà dưỡng lão ở thành phố tôi đang ở. Nhà dưỡng lão hạng sang mỗi người một phòng lớn đầy đủ tiện nghi như một căn nhà nhỏ. Có rạp chiếu phim mini, có phòng hớt tóc, phòng tập, phòng khiêu vũ, thức ăn khỏi phải bàn vì đó là nơi những người có tiền.

    Còn hạng trung một phòng hai giường màn che ti vi tủ lạnh nhà vệ sinh đều có riêng cho mỗi phòng. Có phòng hội họp, phòng tập có thầy tập dưỡng sinh. Có người cũng ở lâu, có người cũng muốn về có lẽ tùy theo hoàn cảnh mỗi người. Không ai ở trong hoàn cảnh của những người có cha mẹ già vì tôi thấy tan sở họ cũng ghé thăm. Còn ở hơi xa cuối tuần cũng dành cho cha mẹ người thân vì tôi có vào làm một thời gian ngắn nên cũng chứng kiến. Có những hoàn cảnh họ không có người thân buồn lắm. Nhà dưỡng lão như nhà thương khỏi cần đi chùa lòng như tu".

    Bạn Vincent Nguyen chia sẻ quan điểm: "Viện dưỡng lão hay ở nhà với Con cái là câu chuyện được tranh luận rất nhiều nhưng còn phải đặt vào từng trường hợp, hoàn cảnh mỗi người, mỗi gia đình "Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh !"

    - Cha Mẹ sống lâu con cái đã đến tuổi về hưu, vẫn còn sức khỏe tốt, vậy thì cha mẹ ở với con cái chăm sóc có không khí gia đình ấm cúng hơn là ở Viện Dưỡng Lão.

    - Có những trường hợp con cái vẫn còn đi làm U50-U60, Cha Mẹ chưa già nhưng sức khỏe lại quá yếu bệnh tật ốm đau (có người chỉ hơn 70 tuổi là đủ thứ bệnh, sức khỏe 35% từ di truyền, 65% từ lối sống sinh hoạt ăn uống không hợp lý lành mạnh). Cho nên con cái vừa bận công việc, còn phải chở con nhỏ đi học. Cha Mẹ bệnh tật ốm đau, nhất là bệnh mất trí nhớ, giữ ở nhà thì không có người canh giữ, có khi lấy thuốc uống tưởng đâu ăn kẹo thì khổ. Có một người quen, bị Alzheimer ở nhà, con cái Vợ vẫn có cuộc sống bình thường, không ai theo dõi lấy thuốc uống tá lả, bị hư gan qua đời !

    - Trong hình bà người da trắng, khỏe mạnh, năng động, minh mẫn, chắc chắn không cần phải đi viện dưỡng lão vì bà ấy còn có thể đi nhảy đầm khiêu vũ được thì hà cớ gì phải Vô Viện Dưỡng Lão. Đa Số những người quá yếu, đủ thứ bệnh trong người, không thể tự ăn uống, tắm rửa chăm sóc, không nhớ uống thuốc bệnh, thuốc bổ, đi lại khó khăn lúc đó người thân mới cân nhắc việc đưa vào viện dưỡng lão nếu không có ai ở nhà để chăm sóc 24/24 được".

    Ý kiến của bạn thế nào, người già nên có "của để dành" để tự lo cho bản thân lúc tuổi già, hay lại phụ thuộc con cháu?

    Viethome tổng hợp từ Người Việt ở San Diego

  • Hơn 50 năm qua, bà luôn quanh quất giữa lòng cổ thị Hội An, đi qua biết bao nhiêu mùa gió bão, rẽ màn mưa chỉ để đến di sản Chùa Cầu nghi ngút khói hương, mà tìm đứa con trai 'bé bỏng' để đút cho ăn vì sợ con đói, mặc thêm cái áo khoác dày vì sợ con lạnh.

    Bức ảnh đời thường với tên "Tình mẹ" từng được chia sẻ trong một nhóm chơi nhiếp ảnh và khiến biết bao người nhoẻn miệng cười mà mắt lệ rưng rưng. Bức ảnh ghi lại cảnh một người mẹ đã già đang cười nheo đuôi mắt, đút cơm cho người con trai, cũng đã lớn tuổi của mình ăn. Khoảnh khắc đấy, tuy bình dị nhưng xúc động đến lạ.

    tinh me 1
    Bức ảnh "Tình mẹ" tuy bình dị mà thiêng liêng vô cùng.

    Anh Đỗ Vũ - tác giả bức ảnh cho hay, anh chụp tấm ảnh này vào một ngày se lạnh bất thường đầu tháng 3/2017, trước di sản Chùa Cầu, phố cổ Hội An: "Khi đi qua Chùa Cầu, tôi vô tình bắt gặp được khoảnh khắc đắt giá này nên nhanh chóng mượn máy ảnh của bạn để ghi lại. Với tôi, hình ảnh mẹ già chăm con cũng có thể gọi là già kia rất cảm động và có gì đó nhoi nhói trong lòng…".

    Người mẹ ấy là bà Ngô Thị Dy, năm nay đã 82 tuổi, làm nghề chèo thuyền cho khách du lịch; còn con trai bà, anh Trần Thanh Tùng, trông hồn nhiên thế thôi nhưng đã 59 tuổi. Hiện hai mẹ con đang sống ở phường Minh An, thành phố Hội An.

    Người ta kể, bà Dy sinh được 8 người con nhưng chỉ có riêng anh Tùng là không may, khi vừa sinh đã bị khiếm khuyết về thần kinh khiến đầu óc ngờ ngệch. Vậy nên, mấy chục năm qua, dù đã tuổi già sức yếu, bà Dy vẫn kiên nhẫn theo đút cơm cho con ăn. Bà thương con mình vốn đã thiệt thòi, lại nhỡ phải đói khát khi mải rong chơi thì tội lắm.

    Những người sinh sống ở phố cổ Hội An đã quá quen với hình ảnh này, mỗi ngày trong suốt gần 60 năm qua, cứ trưa trưa là bà Dy lại xách theo bọc đồ ăn đi tìm con, chăm mớm cho con từng muỗng cơm, ly nước. Ai thấy vậy cũng cho rằng bà khổ, không được an hưởng tuổi già mà cứ mãi lo cho con.

    tinh me 1
    Anh Tùng chân trần đi khắp Hội An, vô tư lự, thênh thang trong thế giới của riêng mình; còn mẹ anh, ngày nào cũng chạy đi tìm con.

    Không biết bà có thấy mình khổ không, nhưng nhìn sâu vào khoảnh khắc mà Đỗ Vũ đã ghi lại, thấy người mẹ thưc hiện trách nhiệm, thiên tính của mình trong suốt thời thanh xuân cho đến tận khi già, mà vẫn nở được nụ cười rạng ngời làm lay động trái tim chúng ta ngần ấy, phải chăng, đó cũng là một loại hạnh phúc rất riêng của mình bà?

    Xót lòng làm sao khi nghĩ tới cái cảnh hơn 50 năm qua, bà luôn quanh quất giữa lòng cổ thị Hội An, đi qua biết bao nhiêu mùa gió bão, rẽ màn mưa, chỉ để đến di sản Chùa Cầu nghi ngút khói hương, tìm con trai mà với bà, đó luôn là đứa con trai bé bỏng để đút cho ăn vì sợ con đói, mặc thêm cái áo khoác dày cho con vì sợ con lạnh...

    Anh Đỗ Vũ cho biết thêm, anh là người sống ở Hội An nên anh cảm nhận được nhịp sống và lối sống của con người nơi đây, họ rất thật thà và sống bằng cái tình nên đi đâu anh cũng dễ dàng bắt gặp được những khoảnh khắc đẹp. 

    Cùng ngắm thêm 2 tác phẩm về người mẹ của anh Đỗ Vũ nhé:

    tinh me 1
    Một bức ảnh khác cũng nói về tình mẹ của anh Đỗ Vũ.

    tinh me 1
    Một cụ bà bán hàng rong ở thủ đô Hà Nội, được anh Đỗ Vũ chụp lại trong một đêm mưa rỉ rả buốt ruột nào đó.

    Theo Tin Tức

  • Một ông gốc Việt ném mẹ từ trên tòa nhà cao tầng trong khuôn viên Đại học UC Irvine (Mỹ) xuống đất chết rồi nhảy lầu tự tử chiều Thứ Ba, 13 Tháng Mười Hai, cảnh sát cho hay, theo nhật báo The Orange County Register.

    Thi thể bà Thảo Thái Nguyễn, 77 tuổi, cư dân Irvine, được tìm thấy ở đại học này khoảng 4 giờ chiều Thứ Ba, và cảnh sát coi cái chết của bà là án mạng, Trung Sĩ Scott Steinle, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Orange County (OCSD), cho biết.

    Cảnh sát đang chờ kết quả giảo nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân bà Thảo thiệt mạng, theo ông Steinle.

    Nghi can sát hại bà Thảo là con trai bà, ông Andrew Nguyễn Đoàn, 36 tuổi, Trung Sĩ Karie Davies, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Irvine (IPD), thông báo.

    con trai nem me
    Tòa nhà Social Science Plaza B trong đại học UC Irvine, nơi xảy ra án mạng có hai người gốc Việt chết. (Hình minh họa: Google Map)

    Rõ ràng nghi can Andrew chết do tự tử, và ông chết vì “chấn thương bên ngoài,” theo ông Steinle.

    “Kết quả điều tra xác định nghi can Andrew bế bà Thảo lên rồi ném ra khỏi đầu cầu thang tòa nhà cao tầng. Sau đó, nghi can Andrew nhảy từ chỗ đầu cầu thang đó xuống đất chết,” IPD ra thông báo cho hay tối Thứ Tư.

    Cảnh sát đại học UC Irvine đến tòa nhà Social Science Plaza B, trong khuôn viên trường, trên đường Pereira lúc 3 giờ 52 phút chiều Thứ Ba sau khi nhận được nhiều cú điện thoại báo cáo có hai thi thể nằm dưới đất bên ngoài tòa nhà này, cảnh sát đại học cho hay.

    Đến tối Thứ Tư, vẫn chưa rõ tình huống hai mẹ con bà Thảo thiệt mạng cũng như lý do nghi can Andrew sát hại mẹ.

    Nghi can Andrew từng học khoa học sinh học ở UC Irvine từ năm 2017 tới năm 2019 nhưng không tốt nghiệp, theo ông Tom Vasich, phát ngôn viên trường này. Bà Thảo không liên hệ gì với trường, ông Vasich xác nhận.

    Ông Michael Bertin, hàng xóm lâu năm với mẹ con bà Thảo trên đường Gillman ở Irvine, cho hay nghi can Andrew là “người có vấn đề.”

    Khu dân cư University Park biết bà Thảo là “Theresa” và nhớ bà là người tử tế nhưng ít giao tiếp, ông Bertin cho biết.

    Hàng xóm thường nhìn thấy bà Thảo làm vườn trước sân, nhưng ông Bertin không nhớ lần cuối ông gặp nghi can Andrew khi nào. Ông Bertin nói ông không nhớ nhìn thấy bất kỳ lần nào hai mẹ con bà Thảo cãi nhau hay đánh nhau.

    “(Nghi can Andrew) như con quỷ,” ông Bertin nói. “Chuyện này thật khủng khiếp.”

    Năm 2020, nghi can Andrew nhận tội đại hình liên quan tấn công tình dục, theo hồ sơ tòa án. Vụ tấn công xảy ra năm 2019 tại bệnh viện tâm thần và nạn nhân là người ở chung phòng với ông Andrew, bà Kimberly Edds, phát ngôn viên Biện Lý Cuộc Orange County, cho biết.

    Trong vụ đó, bà Thảo nộp $100,000 để con trai tại ngoại, theo hồ sơ tòa án. Sau đó, nghi can Andrew bị kết án 156 ngày tù. Ông cũng bị quản chế ba năm, kết thúc Tháng Bảy năm nay.

    Cảnh sát hiện không truy tìm thêm nghi can nào khác trong vụ hai mẹ con bà Thảo thiệt mạng, theo bà Davies.

    UC Irvine là đại học lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Orange County, nơi đa số sinh viên là gốc Á Châu, trong đó có nhiều người gốc Việt.

    Irvine là một thành phố lớn của Orange County, có khoảng 200,000 cư dân, trong đó có nhiều người gốc Việt, và cách Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại, chừng 20 phút lái xe về phía Nam.

    Theo Người Việt

  • Sau khi mẹ già gần 80 tuổi nằm liệt giường vì bị ngã, 3 người con trai ở Hồ Nam (Trung Quốc) không ai chịu phụng dưỡng, khiến bà phải nhờ tòa án can thiệp.

    con cai khong phung duong 1
    Ba người con trai không chịu chăm sóc mẹ già.

    Một tòa án ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vừa qua ra quyết định yêu cầu 3 anh em phải thay phiên nhau chăm sóc người mẹ gần 80 tuổi sau khi bà đâm đơn kiện các con.

    Trước đó, cụ bà giấu tên sống một mình, không thể di chuyển và phải nằm liệt giường sau khi vô tình bị ngã vào tháng 6, theo South China Morning Post.

    Ban đầu, bà cố gắng vạch ra kế hoạch với các con trai trong việc chăm sóc bà, song vì không thể đi đến thống nhất, người mẹ đành nhờ đến tòa án. Phiên tòa được diễn ra ngay tại nhà của bà cụ vì bà không thể di chuyển.

    "Dù người mẹ có làm điều gì sai với các anh, bà cũng có công nuôi dưỡng chứ 3 người không thể hít khí trời mà lớn lên được", thẩm phán phát biểu.

    Cuối cùng, 3 anh em trai đồng ý tuân theo phán quyết của tòa và sẽ luân phiên chăm sóc người mẹ.

    con cai khong phung duong 1
    Cụ bà không thể vận động sau khi bị ngã hồi tháng 6.

    Vài năm qua, địa phương này cũng ghi nhận không ít trường hợp tương tự khi ngày càng nhiều người già cho biết bị con cái bỏ mặc.

    Tháng 12/2021, một cặp vợ chồng ngoài 80 tuổi đã đưa 4 đứa con ra tòa sau khi không ai chịu phụng dưỡng mình. Cặp vợ chồng yêu cầu mỗi đứa con chu cấp 300 nhân dân tệ mỗi tháng.

    Tại nhiều địa phương ở Trung Quốc, đặc biệt là các vùng nông thôn, tình trạng người già neo đơn đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của công chúng trong bối cảnh đô thị hóa và già hóa dân số nhanh chóng.

    Dữ liệu chính thức cho thấy tính đến cuối năm 2021, 267 triệu người Trung Quốc, tương đương gần 19% tổng dân số, ở độ tuổi từ 60 trở lên. Hơn một nửa trong số này sống neo đơn, xa con cái bởi người trẻ phần lớn đã chuyển tới thành phố làm việc.

    Nhằm đối phó tình trạng này, tháng 7/2021, các nhà lập pháp Trung Quốc đã quy định việc thăm hỏi các thành viên lớn tuổi trong gia đình là nghĩa vụ bắt buộc đối với người trưởng thành.

    Theo Zing

  • Dì Phương, 60 tuổi, đã bật khóc mỗi khi nghĩ đến đứa con gái đã cắt đứt liên lạc với vợ chồng dì. Trước khi lấy chồng, con gái bà là người đảm đang, ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ.

    Nhưng từ khi con gái lấy chồng, dì cảm thấy mình dần mất kiểm soát với con gái. Đặc biệt khi hai dãy nhà cho thuê trước đây bị phá bỏ, dì kiên quyết nhường tiền đền bù giải tỏa nhà cho con trai mình bất chấp sự phản đối của con gái, và con gái dần dần ghẻ lạnh.

    khong noi nuong tua 9
    Ảnh minh họa

    Dì Phương có một con trai và một con gái, con trai hơn con gái ba tuổi. Tuy nhiên, vì con trai được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ đến lớn nên không muốn học hành, cho rằng sau này chỉ cần kiếm cái nghề là được.

    Con gái thì khác, con gái từ nhỏ đã rất khôn ngoan và chăm chỉ học hành. Vì vậy, con gái dì Phương đã tốt nghiệp đại học với số điểm xuất sắc. Sau khi học đại học, cô cũng tìm được một công việc ổn định ở một thành phố lớn.

    Chỉ là khi con trai lấy vợ, con dâu muốn có thêm 100 triệu quà đính hôn, một đám cưới hoành tráng và sôi động, đôi vợ chồng già không còn cách nào khác phải nói chuyện với con gái của họ. Cô con gái cảm thấy có lỗi với cha mẹ, cô đã rút hết tiền tiết kiệm mà không do dự.

    Khoản nợ đầu tiên: Mua nhà cho con trai

    Sau khi con trai lập gia đình, hai vợ chồng con trai đều đi làm công nhân, lương không cao, con dâu đòi có nhà riêng. Thế là dì Phương lại chủ động đi mượn nợ để mua nhà cho con trai, kẻo con dâu ở nhà suốt ngày sẽ đòi ly hôn.

    Chỉ bằng cách này mà khổ cho con gái. Vì vợ chồng dì Phương làm những công việc lặt vặt ở thành phố, không có việc làm ổn định và đương nhiên không có lương hưu. Khoản thế chấp mượn tiền mua nhà cho con trai đã bị dì Phương “bán cái” cho con gái. Con gái dù rất bất mãn nhưng cũng không dám công khai cự tuyệt, chỉ có thể đúng hạn đưa cho bố mẹ khi thì 3 triệu, khi thì 5 triệu hàng tháng, coi như là tiền sinh hoạt hàng tháng. Nhưng thực chất dì Phương dùng tiền đó để trả số nợ hàng tháng mượn ngân hàng.

    Sau đó, con gái lấy chồng và lập gia đình, gia đình chồng cho của hồi môn không tệ. Chẳng biết con trai nói thế nào mà dì Phương bảo con gái hãy lấy số tiền đó mua ô tô. Bà tỉ tê rằng con dâu đang mang thai đứa con thứ hai. Không có ô tô thì không thể di chuyển được. Khi đó, cô con gái rất tức giận, dì Phươn cũng thẳng thừng nói rằng món quà hồi môn cho người phụ nữ là của cha mẹ, đó là tấm lòng hiếu thảo của con gái đối với cha mẹ. Dù sao thì nếu không có cha mẹ nuôi nấng ăn học bấy lâu nay thì con gái làm gì có được ngày hôm nay.

    Thấy bị đối xử không công bằng, cô con gái khóc và đưa tất cả số tiền hồi môn cho mẹ. Sau đó con gái cũng ít về thăm nhà bố mẹ đẻ hơn. Một thời gian sau, có quy hoạch mới, ngôi nhà của dì Phương bị phá bỏ, nhưng đền bù cũng hậu hĩ. Dì Phương quyết định giao hết cho con trai 300 triệu tiền đền bù, không bàn bạc với con gái. Sau đó vì không còn nhà nữa nên vợ chồng dì đến nhà con trai ở.

    2. Mẹ yêu cầu con gái chu cấp tiền phẫu thuật

    Con gái sau khi biết tin đã về nhà gây gổ với bố mẹ đẻ rất lâu. Người cha vốn thương con gái nên thuyết phục dì Phương có thể chia cho con một ít. Nhưng dì Phương cho rằng con gái đã có chồng, có gia đình rồi thì làm sao còn quan tâm đến nhà cửa, tài sản của gia đình.

    Cô con gái tức giận, từ đó không gửi tiền về nữa. Sau đó cũng không nghe điện thoại của mẹ nữa. Dì Phương cho rằng con gái chỉ là nóng tính, một khi bố mẹ khóc lóc than phiền thì con gái bà sẽ lại mềm lòng.

    Nhưng một ngày, dì Phương ra đường ngã trúng vũng nước, tưởng nhẹ mà thành nặng, phải nằm một chỗ vì cái chân bị gãy. Đi khám bác sĩ nói phải nhập viện mổ sớm, chí phí hơn 30 triệu. Gọi con gái không được, dì nhắn tin nói rằng mẹ đang cần vào viện, yêu cầu con gái phải hiếu thảo, gửi tiền để trả chi phí phẫu thuật. 30 giây sau, tin nhắn gửi đến lạnh lùng: "Chúng ta không còn là mẹ con nữa, hãy hỏi con trai yêu quý của mình”.

    Dì Phương cũng cố gọi cho con gái nhiều lần nhưng các cuộc gọi đều bị dập máy. Cho đến một ngày đầu dây bên kia chỉ còn tiếng tít tít, thông báo số điện thoại này đã bị hủy, vĩnh viễn không sử dụng nữa.

    Người mẹ có chút không thể tin được, con gái bà sao có thể tàn nhẫn như vậy, lại còn đổi số điện thoại di động, ngay cả cha mẹ cũng không muốn gặp mặt? Dì Phương rất buồn và cầu xin con trai trả tiền thuốc men cho mình trước. Con dâu cãi nhau một hồi, cuối cùng cũng chịu chi tiền.

    Sau khi dì Phương bình phục và xuất viện, cô con dâu cho rằng bố mẹ chồng không giúp được gì, nên đã trực tiếp bảo chồng tiễn đi, tìm con gái hoặc thuê nhà ở ngoài. Nhưng con gái đã mất liên lạc, căn nhà của vợ chồng con trai cũng là do họ mượn nợ để mua, đến giờ vẫn chưa trả xong. Trước khi rời khỏi nhà con trai, dì Phương nói thẳng là sẽ không trả hộ mỗi tháng nữa mà cả hai phải tự lo. Con trai nghe xong thì tái mặt, bảo bố mẹ cứ ra ngoài đỡ vài ngày, con trai sẽ lựa lời nói vợi vợ đón bố mẹ về. Lúc họ đi xa vẫn còn nghe tiếng cãi nhau ỏm tỏi giữa con trai và con dâu.

    Cũng may dì Phương còn một cô em gái sống một mình, rộng lòng cho anh chị ở nhờ vài ngày. Nghĩ cảnh mình sẽ sớm vô gia cư, đôi vợ chồng già không khỏi cảm thấy hối hận. Có lẽ hồi đó họ quá ích kỷ và đối xử không công bằng với con gái, nên bây giờ là cái giá phải trả: không nhà cửa, không đường về quê, không tìm được con gái, và con trai của họ thì không thể tin tưởng được nữa.

    Webtretho (theo 163)