• Nhiều tình tiết bí ẩn cần được làm rõ xung quanh cái chết của một nam hành khách bên trong khoang động cơ máy bay ở Mỹ.

    Cảnh sát TP Salt Lake, bang Utah - Mỹ ngày 2-1 (giờ địa phương) cho biết họ nhận được tin báo về việc nam hành khách có tên Kyler Efinger gây xáo trộn an ninh ở nhà ga sân bay vào tối hôm trước.

    Lúc cảnh sát có mặt, người đàn ông ngoài 30 tuổi trèo qua cửa thoát hiểm khẩn cấp rồi chạy ra đường băng.

    Nhà chức trách sau đó tìm thấy quần áo, giày và một số vật dụng cá nhân khác của Efinger trên một đường băng trong sân bay.

    Tiếp đến, họ phát hiện Efinger đã chui vào khoang động cơ của một máy bay thương mại của hãng Delta Air Lines đang đậu trên đường băng. Thời điểm này, máy bay đang chạy động cơ để làm tan băng trước khi cất cánh.

    bam cang may bay my
    Các máy bay của hãng Delta Air Lines tại sân bay quốc tế TP Salt Lake. Ảnh: Bloomberg

    AP cho hay giới chức lập tức yêu cầu kiểm soát viên không lưu thông báo cho phi công tắt động cơ máy bay rồi sau đó đưa nạn nhân Efinger đang nằm bất tỉnh bên trong ra ngoài.

    Efinger được sơ cứu ngay tại hiện trường, bao gồm cả việc cho dùng thuốc naloxone để điều trị tình trạng quá liều opioid, nhưng nạn nhân không qua khỏi.

    Cảnh sát cho biết Efinger là một hành khách có vé máy bay và chuẩn bị lên chuyến bay tới Denver.

    Cảnh sát TP Lake đang làm việc với cơ quan giám định y tế bang Utah để xác định nguyên nhân hành khách này tử vong, bao gồm nghi vấn về chất độc, do ngạt khí...

    Cảnh sát cũng yêu cầu hãng Delta Air Lines báo cáo quy trình vận hành cụ thể động cơ chiếc máy bay liên quan đến vụ việc.

    Delta Air Lines cho biết chiếc Airbus A220 khi đó sắp khởi hành đi San Francisco nhưng đã được kéo về bãi đỗ sau sự cố. Toàn bộ 95 hành khách được hãng bố trí đi máy bay khác - theo Fox News.

    Theo Người Lao Động

  • Các nhà chức trách Pháp đã phát hiện một người còn sống nhưng tình trạng rất nguy kịch trong khoang bánh xe của một chiếc máy bay hãng Air Algeria tại sân bay Paris Orly vào thứ Năm (28/12).

    Một nguồn tin về vụ việc cho biết người này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và đang được điều trị tại bệnh viện gần đó. Máy bay này cất cánh từ thị trấn Oran phía tây Algeria.

    bam cang may bay tu phap
    Bám càng máy bay là lựa chọn liều lĩnh của một số người muốn vượt biên. Ảnh minh họa

    Người này, được cho là ở độ tuổi 20, được tìm thấy trong quá trình kiểm tra kỹ thuật sau khi chuyến bay của Air Algerie từ Oran, Algeria, hạ cánh xuống sân bay Orly của Paris. Các nhà chức trách cho biết anh ta không có giấy tờ tùy thân và được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.

    Máy bay thương mại bay ở độ cao 9000 đến 12.000 mét, nơi nhiệt độ thường giảm xuống khoảng -50 độ C và việc thiếu oxy khiến bất kỳ ai di chuyển trong khoang hạ cánh không được sưởi ấm và không được điều áp khó có thể sống sót.

    Theo dữ liệu của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), 132 người đã cố gắng di chuyển trong khoang càng đáp của máy bay thương mại từ năm 1947 đến năm 2021.

    Vào tháng 4 năm nay, thi thể của một người đàn ông được phát hiện trong bộ phận hạ cánh của một chiếc máy bay ở sân bay Schiphol tại Amsterdam, sau khi bay từ Toronto nhưng trước đó đã cất cánh từ Nigeria.

    Bốn tháng trước đó, hai hành khách được phát hiện đã chết khi đến khu vực chứa thiết bị hạ cánh của chuyến bay giữa Santiago de Chile và Bogota (Colombia).

    Vào năm 2019, thi thể đông cứng của một người trốn dưới trong khoang càng đáp máy bay hãng Kenya Airways đã rơi từ độ cao hàng trăm mét ở ngoại ô London, suýt trúng một người đàn ông đang tắm nắng ở khu vườn của nhà ông này.

    Vào năm 2015, thi thể của một người trốn trên chuyến bay của British Airways từ Johannesburg đến Heathrow đã rơi xuống một cửa hàng ở Richmond, phía tây nam London. Người trốn theo tàu thứ hai sống sót sau chuyến bay kéo dài 10 giờ và được tìm thấy trong gầm máy bay.

    Công Luận (theo AFP, Reuters)

  • Người đàn ông mang giấy tờ tùy thân Nga và Israel di chuyển từ Đan Mạch tới Los Angeles, Mỹ, mà không có vé và hộ chiếu.

    Sergey Vladimirovich Ochigava, 46 tuổi, di chuyển từ Copenhagen, Đan Mạch, tới sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ, trên chuyến bay mang số hiệu 931 của hãng hàng không Scandinavian Airlines hôm 4/11, dù không có hộ chiếu và vé máy bay.

    Khi tới sân bay Los Angeles, Ochigava không xuất trình được hộ chiếu và ban đầu khai rằng anh có hộ chiếu Mỹ nhưng đã để quên trên máy bay. Tuy nhiên, nhân viên của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cho biết không tìm thấy tên Ochigava trên danh sách chuyến bay. Ochigava sau đó nói rằng anh không nhớ đã vượt qua các lớp kiểm tra an ninh ở châu Âu như nào để lên được máy bay tới Mỹ.

    Tổ bay khai với các điều tra viên rằng trước lúc máy bay khởi hành, Ochigava đã ngồi ở chỗ trống không có khách. Sau khi máy bay cất cánh, người đàn ông này tiếp tục đi loanh quanh trên máy bay, đổi chỗ ngồi và cố bắt chuyện với những hành khách khác, nhưng bị phớt lờ. Ochigava yêu cầu hai suất ăn và còn định lấy socola của các thành viên phi hành đoàn.

    di lau toi my
    Quang cảnh tại sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ, hôm 15/11. Ảnh: Reuters

    Ochigava bị truy tố tội đi chui máy bay và không nhận tội trong phiên tòa hôm 5/12. Người này sẽ tiếp tục trình diện tòa vào ngày 26/12.

    Các nhân viên hải quan tìm thấy giấy tờ tùy thân do chính quyền Nga và Israel cấp trong hành lý của Ochigava . Tuy nhiên, bản cáo trạng không nêu rõ quốc tịch hay xác nhận liệu anh có phải công dân Nga - Israel hay không.

    Cảnh sát còn tìm thấy trong điện thoại của Ochigava bức ảnh chụp một phần hộ chiếu có chứa tên Ochigava, ngày sinh và số hộ chiếu, nhưng không có ảnh người đàn ông này.

    Trong buổi thẩm vấn với FBI, Ochigava khẳng định bản thân có bằng tiến sĩ về triết học kinh tế, marketing và từng làm việc ở Nga. "Anh ta nói rằng đã không ngủ suốt ba ngày và không hiểu chuyện gì xảy ra", bản cáo trạng cho hay.

    Ochigava có thể đối mặt bản án 5 năm tù nếu bị kết tội đi lậu máy bay. Đây là hành vi được coi là trọng tội trong bộ luật liên bang Mỹ.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Cảnh sát liên bang Brazil vừa giải cứu 4 người Nigeria đã trải qua 14 ngày bám trên bánh lái của một con tàu chở hàng.

    Những di dân Nigeria đã cạn kiệt thức ăn và nước uống vào ngày thứ 10 trên biển. Anh Opemipo Matthew Yeye là một trong số đó.

    "Đó là một trải nghiệm khủng khiếp đối với tôi. Đó là lần đầu tiên, tôi chưa bao giờ thử làm như vậy trước đây. Nhưng vì tôi đã quyết định đi nên tôi phải lấy hết can đảm. Nhưng sau đó mọi chuyện không dễ dàng. Biển, con tàu, mọi thứ rung chuyển. Tôi đã rất sợ hãi", anh Yeye kể lại.

    Hai trong số 4 di dân đã được đưa trở lại Nigeria theo yêu cầu. Yeye và Roman Ebimene Friday đã nộp đơn xin tị nạn ở Brazil.

    "Tôi cầu nguyện để chính phủ Brazil và tổ chức di dân thương hại tôi, thương xót tôi, có thể tìm cho tôi một công việc tốt hơn", anh Friday chia sẻ.

    bam banh lai vuot bien 1
    Những di dân Nigeria bám trên bánh lái của một con tàu chở hàng. Ảnh: REUTERS

    Cả hai người này đều cho biết họ khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị và tội phạm đã khiến họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc rời bỏ quê hương Nigeria.

    Friday cho biết hành trình đến Brazil của anh bắt đầu vào ngày 27.6, khi một người bạn là ngư dân chở anh đến đuôi tàu Ken Wave treo cờ Liberia, cập cảng ở Lagos và bỏ anh lại ở bánh lái.

    Anh cũng thấy 3 người đàn ông khác đã có mặt ở đó đợi con tàu khởi hành. Friday nói anh chưa bao giờ gặp những người bạn đồng hành mới và sợ rằng họ có thể ném anh xuống biển bất cứ lúc nào.

    bam banh lai vuot bien 1
    Những di dân ở Sao Paulo, Brazil sau khi được giải cứu. Ảnh: REUTERS

    Khi con tàu đang di chuyển, Friday cho biết 4 người đã cố gắng hết sức để không bị thủy thủ đoàn phát hiện.

    Họ hy vọng sẽ đến được châu Âu, nên đã choáng váng khi nhận ra họ thực sự đã đến phía bên kia Đại Tây Dương, ở Brazil.

    Cha Paolo Parise, một linh mục tại nhà tạm trú Sao Paulo, cho biết ông đã gặp nhiều trường hợp "đi lậu vé", nhưng không nguy hiểm như vậy.

    Theo Thanh Niên

  • Chiếc máy bay từ quốc gia Gambia đã đáp xuống sân bay Gatwick vào ngày 7/12/2022.

    bam cang gatwick
    Cảnh sát vừa công bố hình ảnh mô phỏng người đàn ông được tìm thấy đã chết ở Gatwick. Ảnh: Sussex Police

    Một người đàn ông được phát hiện đã chết trong càng máy bay ở Gatwick. Hiện cảnh sát vừa công bố hình ảnh của anh nhằm mục đích xác định danh tính. 

    Cảnh sát Sussex đã được gọi tới khi một người đàn ông được phát hiện đã chết trên chiếc máy bay vừa đáp xuống sân bay Gatwick vào lúc 4h sáng ngày 7 tháng 12/2022. 

    Chiếc máy bay này di chuyển từ Banjul ở đất nước Gambia (Tây Phi) sau khi cất cánh vào lúc 10h tối (giờ địa phương). Hiện cảnh sát đã công bố hình ảnh điện tử của nạn nhân nhằm xác định danh tính, đồng thời thông báo đến người nhà về vụ tai nạn.

    Hiện phía London đang làm việc với Cao Ủy Gambia, Interpol và bên phía giám định để xác minh cái chết của anh này. Điều tra viên Darren Lillywhite cho biết: “Đây là một tình huống bi kịch. Chúng tôi đang làm việc để xác minh nguyên nhân cái chết của người đàn ông. Nạn nhân ở độ tuổi từ 20-30, chúng tôi đã chia sẻ lượng thông tin ít ỏi mà chúng tôi có được cho chính quyền Gambia. Ở đâu đó tại Gambia hoặc các quốc gia lân cận, người thân và bạn bè của nạn nhân có thể vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra với anh ta".

    "Đặc biệt, chúng tôi đang tìm kiếm người thân hoặc người quen của nạn nhân tại UK. Nếu người thân của bạn đã đáp chuyến bay từ Gambia đến London hoặc châu Âu vào ngày 7/12/2022 mà mãi chưa thấy tung tích, vậy hãy trình báo với cảnh sát. 

    Bất cứ ai nhận ra nạn nhân vui lòng liên hệ Cảnh sát Sussex, trích dẫn vụ việc "101 of 07/12", hoặc liên hệ cảnh sát địa phương hoặc Interpol.

    Bài liên quan: Đu càng máy bay hơn 6000km, người đàn ông rệu rã "đáp" xuống Heathrow và định cư luôn ở đó 23 năm

    Chàng thanh niên đi lậu vé lúc ấy đã bị hạ thân nhiệt trầm trọng, mất dần ý thức do thiếu oxy và bắt đầu không thể cử động. Tại bệnh viện, các bác sĩ nhìn thoáng qua cũng đoán được tình trạng "lành ít dữ nhiều" nhưng nạn nhân đã sống sót kì diệu.

    Vì những lí do khác nhau, nhiều người sẵn sàng đu càng máy bay để đến "miền đất hứa", tìm kiếm hi vọng đổi đời dù có thể phải trả giá bằng cả sinh mạng. Câu chuyện của Pardeep Saini từ Ấn Độ, đi lậu máy bay vào 23 năm trước cũng như vậy.

    Chuyến bay kinh hoàng đó do hãng British Airways vận hành đi từ Delhi (Ấn Độ) đến thủ đô London (Anh) vào tháng 10/1996. Cậu thanh niên Pardeep mới 22 tuổi cùng em trai Vijay, 19 tuổi, được một tay buôn người sắp xếp cho bám vào phía dưới mũi máy bay.

    Hai anh em phải chịu đựng hành trình dài 6.437 km, trải qua 10 giờ bay ở nhiệt độ hạ xuống mức -60 độ C và tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. Khi gần đến đích, cậu em Vijay đã bị đông cứng đến chết, rơi từ độ cao 600m xuống một khu công nghiệp thuộc Richmond, nằm về phía tây nam London. Thi thể được tìm thấy vào 5 ngày sau đó.

    Riêng người anh Pardeep dù chịu đựng sự giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng đã sống sót kì diệu. Khi máy bay hạ cánh, anh loạng choạng bước xuống đường băng của Heathrow - sân bay lớn nhất nước Anh và lớn thứ 3 thế giới - trong sự ngỡ ngàng của tất cả phi hành đoàn và hành khách.

    Tuy vậy, Pardeep lúc ấy đã hạ thân nhiệt trầm trọng, mất dần ý thức do thiếu oxy và bắt đầu không thể cử động. Ngay lập tức, anh được chở đến bệnh viện, các bác sĩ nhìn qua cũng đoán được tình trạng "lành ít dữ nhiều". Vậy nhưng một lần nữa, Pardeep thoát khỏi bàn tay tử thần khiến ai nấy đều kinh ngạc.

    photo 2 1562593643228310394423
    Pardeep Saini: "Tôi không muốn nhớ lại chuyến bay 23 năm trước, điều ấy quá khó..."

    Pardeep nói anh chưa bao giờ muốn nhớ lại chuyến bay khủng khiếp 23 năm trước, nhưng cái chết mới đây của người đi lậu vé từ Kenya đã khiến mọi kí ức trở nên sống động. "Tôi thực sự không muốn nhớ tới, kí ức này quá khó khăn với tôi. Nhưng tôi cảm thấy rất tiếc cho nạn nhân người Kenya" - Pardeep bày tỏ.

    Dù sống sót nhưng cậu thanh niên 22 tuổi luôn phải đối diện với nguy cơ bị trục xuất khỏi nước Anh. Tuy vậy, sau quá trình kiện tụng dai dẳng và chỉ kết thúc vào năm 2014, Pardeep Saini được cho phép ở lại đất nước mà anh đã liều mạng đặt chân tới.

    Hiện giờ, Pardeep đã lấy vợ, có 2 cậu con trai 4 tuổi và 1 tuổi, cả gia đình nhỏ sống ở Wembley, phía bắc London. Điều đặc biệt nhất là suốt hơn 20 năm qua, Pardeep chưa bao giờ rời khỏi Heathrow, nhờ vào kinh nghiệm từng làm kĩ sư cơ khí ô tô ở Ấn Độ mà anh xin được một chân làm tài xế taxi ngay tại sân bay.

    Việc Pardeep sống sót đến nước Anh và còn làm tài xế ở Heathrow đã gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề nhập cư trái phép. Còn đối với bản thân người đàn ông này, anh luôn trăn trở về cuộc hành trình định mệnh đã khiến mình mất đi em trai.

    Có thể nói cuộc sống đã tiếp diễn khá tốt đẹp, nếu có điều gì níu kéo Pardeep về quá khứ đau buồn thì đó là cái chết của em trai. "Tôi đã trầm cảm khoảng 6 năm sau cái chết của Vijay. Nếu chúng tôi cùng chết, tất cả đã kết thúc. Nếu chúng tôi cùng sống, đó lại là một câu chuyện khác. Nhưng đằng này tôi mất đi em trai của mình... Chúng tôi đã lớn lên cùng nhau" - người tài xế ở sân bay Heathrow chia sẻ.

    Hai anh em Ấn Độ có lẽ đã không dám đặt cược cả tính mạng nếu họ biết mức độ nguy hiểm của việc đi lậu vé. Tháng 10/1996 là lần đầu tiên họ "được" đi máy bay!

    Chuyến đi ấy khiến người em tử nạn thương tâm, còn người anh trở thành 1 trong 2 hành khách đi lậu duy nhất còn sống sót đặt chân xuống sân bay ở London. Trường hợp thứ hai là một thanh niên 24 tuổi, vượt gần 13 ngàn cây số từ Johannesburg (Nam Phi) đến London vào tháng 6/2015, cũng xuất hiện đầy bất ngờ bên dưới một chiếc máy bay của hãng British Airways.

    Viethome (theo MyLondon)

  • bam cang may bay 5

    Năm 2004, cậu bé 14 tuổi đã gây sốc khi "bám càng" máy bay trong suốt 1,5 tiếng đồng hồ. Cậu bé sống sót 1 cách kỳ diệu, nhưng người bạn đồng hành của cậu lại không may mắn như vậy. 17 năm đã trôi qua, cậu bé ấy giờ sống thế nào?

    Vào ngày 5/11/2004, cậu bé 14 tuổi Lương Phán Long, sinh năm 1990, quê ở thị trấn Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đi 1 mình đến ga xe lửa, leo lên toa trống của đoàn tàu chở hàng và ẩn náu ở đó. Chuyến tàu chở hàng từ quê nhà cậu đi đến thành phố Côn Minh, Trung Quốc không khỏi khiến Phán Long cảm thấy thích thú. Thế nhưng, rời địa phận tỉnh Hồ Nam chưa lâu thì cậu bị nhân viên soát vé phát hiện "đi chui" và bị đuổi khỏi tàu.

    Lương Phán Long tiếp tục đi về phía trước dọc theo tuyến đường sắt, may mắn thay, khi sắp đến thành phố Côn Minh, cậu gặp 1 vài người tốt bụng. Họ đã đưa Phán Long đi ăn và sau đó đưa cậu đến trạm cứu hộ của thành phố Côn Minh.

    bam cang may bay 5
    Lương Phán Long đã đi dọc theo tuyến đường sắt để đến thành phố Côn Minh, Trung Quốc

    Tại đây, Lương Phán Long gặp Thúc Thanh, 1 cậu bé sống lang thang trạc tuổi mình. 2 cậu thiếu niên nhanh chóng kết thân và bàn bạc cùng nhau bỏ trốn vì không muốn bị trả về gia đình.

    Ngày 10/11/2004, Lương Phán Long cùng Thúc Thanh đã trốn khỏi trạm cứu hộ. Tối hôm đó, cả 2 lang thang đến sân bay quốc tế thành phố Côn Minh và nhìn thấy chiếc máy bay qua hàng rào nên đã lẻn vào trong chơi.

    Trí tò mò đã đưa 2 thiếu niên vào thế giới mới, cả 2 chơi trên đường băng 1 lúc, sau đó ngủ trên bãi cỏ. Tỉnh dậy, cả 2 thấy 1 chiếc máy bay đang đậu cách đó không xa nên quyết định trèo lên đó chơi. 2 đứa trẻ leo vào giữa các bánh và khoang hạ cánh của máy bay, tưởng tượng ra viễn cảnh hạnh phúc khi cùng máy bay bay lên trời cao.

    Cả 2 chìm đắm trong những điều mới lạ ở khoang hạ cánh mà không hề hay biết chiếc máy bay đang chuẩn bị cất cánh đến thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. 2 cậu bé chẳng thể ngờ được rằng khi đang chơi đùa vui vẻ thì máy bay đột ngột chuyển bánh. Đúng 8h10' sáng ngày 11/11/2004, chuyến bay 3U8670 khởi hành theo đúng giờ dự kiến.

    Sự rung động dữ dội và tiếng gầm rú lớn của động cơ khiến 2 thiếu niên hoảng sợ. Cùng với đó, gió mạnh từ cửa khoang tràn vào khiến 2 cậu bé không thở được, Lương Phán Long suýt bị cuốn đi. Cậu vội ôm chặt 1 thanh kim loại bên cạnh, nghiến chặt răng không dám buông ra, tuy nhiên Thúc Thanh ngồi phía đối diện và không có gì để bám vào.

    bam cang may bay 5
    Nơi "ẩn mình" suốt 1,5 tiếng trên không của Lương Phán Long

    Đến khi mở được mắt, Lương Phán Long đã không còn nhìn thấy Thúc Thanh nữa. Lúc đó cậu mới hiểu chuyện gì đã xảy ra và sợ hãi đến mức suýt khóc. Nhưng cậu không còn đường lui nên chỉ có thể ghim hy vọng vào cột kim loại trong tay.

    Khi máy bay vừa cất cánh được hơn 100m, nhân viên mặt đất tại sân bay đã nhìn thấy 1 "vật thể" màu đen rơi xuống từ chiếc 3U8670. Họ nghi ngờ rằng 1 linh kiện nào đó của máy bay "rơi" xuống nên vội vàng chạy đến đó kiểm tra. Nhưng khi đến nơi thì phát hiện ra 1 đứa trẻ nằm bất động và không còn thở. Các nhân viên sân bay sững sờ, sau đó nhanh chóng báo cảnh sát.

    Cảnh sát tìm thấy thẻ căn cước công dân trong túi của Thúc Thanh, rồi tra soát 1 lượt danh sách hành khách của chuyến 3U8670, nhưng phát hiện không có người nào như vậy. Điều này khiến cảnh sát cũng như nhân viên sân bay đều cảm thấy rất kỳ lạ.

    Lúc ấy, hầu như không ai nghĩ rằng ngoài Thúc Thanh vẫn còn 1 người nữa đang "đi chui" trên máy bay, hay nói chính xác là đang "bám càng" máy bay.

    bam cang may bay 5
    Khi máy bay đã đạt đến độ cao ổn định, bộ phận bánh xe được thu vào khoang chứa, Lương Phán Long vội cuộn tròn và nằm yên trong khoang này

    Máy bay lên độ cao 10.000m, không khí trở nên loãng và nhiệt độ xuống âm hàng chục độ C khiến Lương Phán Long dần cảm thấy khó thở. Tiếp đó, cơ thể cậu không ngừng run lên vì lạnh, chân tay bắt đầu tê dại, ý thức bắt đầu rơi vào trạng thái mê man. Nhưng chẳng bao lâu sau, cậu lại cảm thấy người nóng bừng và phải cởi áo khoác ra.

    Khi máy bay bắt đầu hạ cánh đến sân bay Quốc tế Giang Bắc, Trùng Khánh và khoang chứa được mở ra, Lương Phán Long đang ngồi yên vị trên bánh của máy bay đột nhiên bị treo lơ lửng trên không lúc bánh máy bay đáp xuống. Thật khó tin là Lương Phán Long lại vượt mặt Tử thần thêm lần nữa.

    Sau khi máy bay hạ cánh thành công, cậu cố gắng bò trở vào khoang chứa của bánh máy bay và nằm yên trong tình trạng kiệt quệ.

    Lúc này, nhân viên mặt đất thấy 1 mảnh quần áo quấn quanh thiết bị hạ cánh liền đi kiểm tra rồi phát hiện 1 cậu bé đang ở tình trạng bán hôn mê trong góc. Các nhân viên ngay lập tức đưa cậu đến bệnh viện.

    May mắn thay, sau khi kiểm tra sức khỏe toàn diện, Lương Phán Long không gặp nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bay trên độ cao 10.000m trong hơn 1 tiếng đồng hồ đã để lại cho cậu nhiều di chứng suốt đời.

    bam cang may bay 5
    Sau cuộc "dạo chơi" trên không, Lương Phán Long không chỉ bị thủng màng nhĩ cả 2 tai mà còn bị viêm tai giữa. Thị lực của cậu cũng bị ảnh hưởng, tay chân thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm

    Tháng 3/2005, cha mẹ của Lương Phán Long đã đệ đơn kiện sân bay Côn Minh và hãng hàng không về việc sơ suất trong giám sát nên đã gây ra vụ tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trai họ.

    Qua nhiều lần xét xử, vụ kiện đã được giải quyết bằng hòa giải và hãng hàng không đã bồi thường cho gia đình Lương Phán Long 50 nghìn tệ (tương đương 177 triệu đồng), gia đình Thúc Thanh 70 nghìn tệ (tương đương 248 triệu đồng) vì chủ nghĩa nhân đạo.

    Khi học tiểu học, Lương Phán Long được đánh giá là cậu bé ngoan, có thành tích học tập xuất sắc. Nhưng khi vào cấp 2, cậu thường theo bạn đến các tiệm internet, trốn học nhiều hơn và dành hết tiền ăn sáng để chi trả cho việc chơi game. Đôi khi, cậu còn ở tiệm internet cả đêm. Chơi bời nhiều nên chểnh mảng việc học khiến cho thành tích học tập của Lương Phán Long ngày càng sa sút. Cha của Lương Phán Long biết chuyện đã mắng cậu rất nặng lời khiến con trai càng nổi loạn và nhiều lần bỏ nhà ra đi.

    Sau "cuộc phiêu lưu ngớ ngẩn" vào năm 2004, tính khí của Lương Phán Long thay đổi đáng kể. Cậu thoát khỏi chứng nghiện internet, trở lại trường học và cuối cùng được nhận vào Học viện Mỹ thuật Trùng Khánh, Trung Quốc.

    bam cang may bay 5
    Về sau cha mẹ cậu đã đổi tên cho con trai thành Lương Tử Tùng và nhờ học hành chăm chỉ, cậu đã đậu vào Học viện Mỹ thuật Trùng Khánh

    Bây giờ, Lương Phán Long đã có gia đình riêng, mở 1 cửa hàng thú cưng và có 1 cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Nhớ lại những sai lầm khi còn trẻ, Lương Phán Long không khỏi thở dài, đặc biệt là cái chết của người bạn đồng hành Thúc Thanh đã trở thành 1 nỗi ám ảnh mãi mãi trong tâm trí cậu.

    Theo thống kê, từ năm 1947-2018, có tổng cộng 113 người trên thế giới "bám càng" máy bay, trong đó 86 người không may thiệt mạng (con số này không bao gồm nhiều người bị rơi xuống biển và không được ghi lại), Lương Phán Long là 1 trong những kỳ tích khi có thể thoát chết và sống sót 1 cách kỳ diệu.

    Bi kịch đã xảy ra thì không thể cứu vãn, bên cạnh sự tiếc nuối, thì mong rằng những trường hợp tương tự trên sẽ không bao giờ lặp lại nữa. Khi thấy cuộc sống bị đe dọa, người ta mới hiểu hết từng giây từng phút yên bình đáng quý thế nào. Giờ đây đối với Lương Phán Long "được sống 1 ngày bình thường đã là hạnh phúc vô bờ bến".

    Kênh 14 (Nguồn: 163)

  • Người đàn ông sống sót sau khoảng 11 tiếng trốn trong khoang chứa càng đáp của máy bay từ Nam Phi tới Amsterdam.

    Phát ngôn viên quân cảnh Hà Lan Joanne Helmonds ngày 23/1 cho biết một người đàn ông chưa rõ danh tính chui vào khoang chứa càng đáp trước của chiếc Boeing 747 thuộc hãng Cargolux, khi máy bay rời thành phố Johannesburg, Nam Phi.

    "Điều đáng chú ý là người đàn ông này vẫn còn sống sau khi máy bay tới sân bay Schiphol ở Amsterdam", Helmonds cho biết. Anh ta được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ổn định và cảnh sát Hà Lan đã mở cuộc điều tra.

    bam cang may bay
    Máy bay Boeing 747 của hãng Cargolux. Ảnh: Boeing.

    Thời gian bay trung bình giữa Johannesburg và Amsterdam là 11 tiếng. Nhiệt độ trong khoang chứa càng đáp có thể tụt xuống -50°C khi máy bay ở trên không trung, do đó người đàn ông này còn sống sau chuyến bay là điều rất đặc biệt, truyền thông Hà Lan đưa tin.

    Theo Helmonds, hiếm khi có người trốn lên máy bay tới Hà Lan, các sự việc tương tự trước đó liên quan đến người di cư từ Nigeria và Kenya. Biên phòng Hà Lan năm ngoái phát hiện thi thể một người đàn ông Nigeria trong khoang chứa càng đáp của máy bay hạ cánh xuống sân bay Schiphol ở Amsterdam.

    Bài liên quan: Thiếu niên ''đu càng'' máy bay vẫn sống sót ở độ cao 10.000m

    Cho đến khi máy bay hạ cánh, nhân viên tại sân bay tìm thấy một mảnh quần áo và kinh hoàng phát hiện ra cậu bé đang cuộn tròn trong khoang chứa thiết bị hạ cánh.

    du cang may bay 1

    Tháng 11 năm 2004, chiếc máy bay chở khách mang số hiệu 3U8670 từ Côn Minh đến Trùng Khánh đã hạ cánh thành công tại sân bay Giang Bắc. Trong lúc này, nhân viên sân bay vô cùng hốt hoảng khi phát hiện một mảnh quần áo treo ở bánh máy bay. Sau khi tiến hành kiểm tra, họ càng kinh hoàng hơn khi nhìn thấy một cậu bé đang nằm cuộn tròn trong khoang bánh máy bay.

    Tình trạng của cậu thiếu niên khá nguy cấp, đôi môi đã tái nhợt, toàn thân run rẩy cứng đờ. Rõ ràng cậu bé này vừa trải qua chuyến hành trình từ Côn Minh đến Trùng Khánh bằng cách đu ở thiết bị hạ cánh máy bay. 

    Chuyện gì đã xảy ra? Làm sao một đứa trẻ lại xuất hiện ở đây và làm thế nào cậu bé sống sót ở độ cao đến 10.000 mét?

    Sau khi cơ quan chức năng tiến hành điều tra, cậu bé bạo gan này có tên là Lương Phan Long, quê ở Hoài Hóa, Hồ Nam, thời điểm đó cậu bé mới 13 tuổi.

    Lương Phan Long vốn là đứa trẻ ngoan trong mắt gia đình với thành tích học tập rất tốt. Từ năm 2002, Lương Phan Long bỗng nhiên trở nên nổi loạn hơn bao giờ hết. Cậu ta thường xuyên bỏ học, đắm chìm ngày đêm tại các quán cà phê internet, thậm chí bỏ nhà ra đi khiến cho bố mẹ hết sức phiền lòng. 

    du cang may bay 1

    Vào ngày 5 tháng 11 năm 2004, Lương Phan Long tiếp tục bỏ nhà ra đi. Cậu bé đến ga xe lửa Nam Hoài Hoa, leo lên toa trống của đoàn tàu chở hàng và ẩn náu một cách bí mật. Rời Hồ Nam chưa bao lâu thì Lương Phan Long bị phát hiện "đi chui" và bị đuổi khỏi chuyến tàu. 

    Trên đường đi lang thang vô định, Lương đã gặp được một người lính tốt bụng. Người này đã đưa cậu bé đến trạm cứu hộ. Lúc này Lương Phan Long mới biết mình đã lưu lạc đến Vân Nam, Côn Minh. 

    Tại trạm cứu hộ Côn Minh, Lương Phan Long vô tình gặp được một cậu bé trạc tuổi mình tên Thúc Thanh. Hai cậu thiếu niên nhanh chóng kết thân và bàn bạc cùng nhau bỏ trốn vì không muốn bị đưa trả về gia đình. 

    Ngày 10/11, Lương Phan Long cùng Thúc Thanh đã trốn khỏi trạm cứu hộ. Tối hôm đó, cả hai lang thang đến sân bay quốc tế Côn Minh và lẻn vào trong chơi. Sáng sớm hôm sau, hai thiếu niên tò mò đã trèo lên nghịch phá trên thiết bị hạ cánh của chiếc máy bay đang đậu ở phi trường. Cả hai chìm đắm trong những điều mới lạ mà không hề hay biết rằng chiếc máy bay này đang chuẩn bị cất cánh đến Trùng Khánh.

    du cang may bay 1

    Khoảng 8 giờ 10 phút sáng ngày 11/11, chuyến bay 3U8670 khởi hành theo đúng giờ dự định. Chiếc máy bay bất ngờ chuyển động khiến cho Lương Phan Long và Thúc Thanh không kịp phản ứng. 

    Lương Phan Long nhớ rằng thời điểm chiếc máy bay càng lên cao và càng tăng tốc nhanh hơn, cậu bé đã cố bám thật chắc vào thanh kim loại ở thiết bị hạ cánh. Thúc Thanh thì không may mắn, cậu bé đã tuột tay và rơi xuống ngay sau đó.

    Khi máy bay đã đạt đến độ cao ổn định, bộ phận bánh xe được thu vào khoang chứa, Lương Phan Long đã cuộn tròn và nằm yên trong khoang này trên suốt hành trình hơn 1 giờ bay trên độ cao khoảng 10.000 mét.

    Có thể nói, để sống sót ở độ cao 10.000 mét đối với con người quả là một điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng. Nhiệt độ ở độ cao này rơi vào khoảng âm 30-50 độ C, không khí cực kỳ loãng. 

    du cang may bay 1

    Lương Phan Long từng nói rằng thời điểm nằm trong khoang bánh máy bay, cậu bé lại không hề thấy khó thở, cũng không bị lạnh cóng mà thậm chí còn bị nóng đến mức phải cởi bớt đồ ra. Vì sao lại như thế?

    Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh con người giảm xuống nhanh chóng thường gây ra hiện tượng tê liệt cảm giác ở trung tâm điều nhiệt của cơ thể. Nhiệt độ bên ngoài càng thấp thì con người càng cảm thấy cực kỳ nóng. 

    Điều này cũng cho thấy khoảng cách giữa cái chết và Lương chỉ là một lằn ranh cực mỏng manh. 

    Thật may mắn chuyến bay từ Côn Minh đến Trùng Khánh tương đối ngắn. Đến khoảng 9 giờ 30 phút, máy bay bắt đầu hạ độ cao để hạ cánh. Lương Phan Long lại một lần nữa chiến đấu cùng "tử thần" khi bánh máy bay được thả xuống. Thật khó tin là Lương lại vượt qua nguy hiểm thêm lần nữa. 

    Sau khi máy bay hạ cánh thành công, Lương mệt mỏi và kiệt quệ bò lại vào khoang chứa của bánh máy bay nằm cho đến khi được nhân viên sân bay tìm thấy.

    Câu chuyện sống sót kỳ diệu của Lương Phan Long trên chuyến "đu càng" máy bay trở thành đề tài nóng hổi của truyền thông và báo chí trong và ngoài nước. 

    du cang may bay 1

    Tuy có thể giữ được mạng sống nhưng cậu thiếu niên đã gặp phải các di chứng. Một năm sau khi sự việc xảy ra, tai của Lương Phan Long vẫn thường xuyên bị chảy máu và mủ. Các chuyên gia chẩn đoán Lương bị thủng màng nhĩ cả hai tai và viêm tai giữa. Thị lực của Lương cũng bị ảnh hưởng, tay chân bị chuột rút vào ban đêm.

    Gia đình của Lương Phan Long đã đâm đơn kiện sân bay cũng như hãng hàng không liên quan do sơ suất đã gây ra vụ tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trai họ. Qua nhiều lần xét xử, tòa án quyết định hủy bỏ đơn kiện vì cho rằng sự việc là do bản thân Lương xâm nhập trái phép vào sân bay và gây nên hậu quả nên phải tự chịu trách nhiệm. Tòa khẳng định: “Không ai có thể kiếm lợi từ hành vi sai trái của mình!".

    du cang may bay 1

    Tuy nhiên, sau khi thương lượng với các bên liên quan, gia đình của Lương Phan Long cũng nhận được số tiền bồi thường là 50.000 tệ (khoảng 177 triệu đồng).

    Thi thể của cậu bé xấu số Thúc Thanh được tìm thấy không lâu sau đó và gia đình của nạn nhân được bồi thường 70.000 tệ (khoảng 248 triệu đồng).

    Có thông tin nói rằng sau khi trải nghiệm cận kề cái chết, tính cách của Lương Phan Long đã có sự thay đổi. Cậu bé không còn ngỗ ngược, phá phách hay muốn thoát ly khỏi gia đình mình nữa. Năm 2006, tình trạng tai và sức khỏe của Lương đã có sự cải thiện.

    Lương Phan Long sau này đã đổi tên, quyết tâm trở lại con đường học tập nghiêm túc và đã tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Lương vẫn sinh sống tại Trùng Khánh, mở một cửa hàng vật nuôi và có cuộc sống khá tốt.

    VnExpress (theo AFP)

  • bam cang may bay den my 1
    Người thanh niên đu càng máy bay suốt 2 giờ rưỡi trước khi máy bay đáp xuống phi trường Miami sáng 27.11

    Tờ The Sun hôm 28/11 đưa tin, video quay cảnh một người đàn ông ngồi trên mặt đất khi các nhân viên ở sân bay đưa nước cho anh ta. Người đàn ông sau đó được chuyển đi bằng cáng. 

    Theo truyền thông Mỹ, người đàn ông trong video đã bám suốt 2,5 tiếng vào phần càng của một máy bay thuộc hãng American Airlines, trong hành trình từ thành phố Guatemala, thủ đô của quốc gia Trung Mỹ Guatemala tới thành phố Miami, bang Florida, Mỹ hôm 27/11. Trang Airmilescalculator cho biết, khoảng cách đường bay từ thành phố Guatemala tới thành phố Miami là hơn 1.600 km. 

    "Máy bay số 1182 của hãng American Airlines, trong hành trình từ thành phố Guatemala tới thành phố Miami, đã hạ cánh thành công lúc 10h nhưng phải làm việc với cơ quan thực thi pháp luật vì một vấn đề an ninh. Chúng tôi đang phối hợp với lực lượng thực thi pháp luật làm rõ vấn đề này ", hãng American Airlines tuyên bố. 

    Tờ USA Today đưa tin, video do một công nhân bảo trì tại sân bay thành phố Miami ghi lại. Video được chia sẻ đầu tiên bởi trang tin tức địa phương Only in Dade. 

    bam cang may bay den my 1
    Người đàn ông khi vừa bước xuống máy bay.

    "Người đàn ông này đã tới thành phố Miami khi bám càng máy bay từ thành phố Guatemala. Chuyến bay kéo dài 2,5 tiếng và các nhân chứng khẳng định anh ta may mắn sống sót", trang Only in Dade viết. 

    "Chúng tôi đã nhận được video này và hỏi người quay video. Người này trả lời rằng, anh ấy rất sợ và không thể tin một ai đó sống sót trong tình huống như vậy. Bạn có thể tưởng tượng được việc ở trong khoang càng máy bay khi bay trên cao khắc nghiệt như thế nào không?", một phóng viên của Only in Dade chia sẻ với tờ USA Today.

    Một phát ngôn viên của Cơ quan bảo vệ biên giới và hải quan Mỹ (CBP) cho biết, các sĩ quan thuộc cơ quan này đã bắt giữ người đàn ông.  

    "Người đàn ông được đưa tới bệnh viện để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi bị tạm giữ", CBP cho hay. 

    Theo người phát ngôn của Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA), kể từ năm 1947, có 129 người đã cố bám càng máy bay hoặc trốn vào các bộ phận khác của máy bay để đi tới nơi họ muốn. 

    "Trong số đó, khoảng 100 người đã chết trong hành trình máy bay di chuyển", FAA nói thêm. 

    Theo Dân Việt

  • Cho đến khi máy bay hạ cánh, nhân viên tại sân bay tìm thấy một mảnh quần áo và kinh hoàng phát hiện ra cậu bé đang cuộn tròn trong khoang chứa thiết bị hạ cánh.

    du cang may bay 1

    Tháng 11 năm 2004, chiếc máy bay chở khách mang số hiệu 3U8670 từ Côn Minh đến Trùng Khánh đã hạ cánh thành công tại sân bay Giang Bắc. Trong lúc này, nhân viên sân bay vô cùng hốt hoảng khi phát hiện một mảnh quần áo treo ở bánh máy bay. Sau khi tiến hành kiểm tra, họ càng kinh hoàng hơn khi nhìn thấy một cậu bé đang nằm cuộn tròn trong khoang bánh máy bay.

    Tình trạng của cậu thiếu niên khá nguy cấp, đôi môi đã tái nhợt, toàn thân run rẩy cứng đờ. Rõ ràng cậu bé này vừa trải qua chuyến hành trình từ Côn Minh đến Trùng Khánh bằng cách đu ở thiết bị hạ cánh máy bay. 

    Chuyện gì đã xảy ra? Làm sao một đứa trẻ lại xuất hiện ở đây và làm thế nào cậu bé sống sót ở độ cao đến 10.000 mét?

    Sau khi cơ quan chức năng tiến hành điều tra, cậu bé bạo gan này có tên là Lương Phan Long, quê ở Hoài Hóa, Hồ Nam, thời điểm đó cậu bé mới 13 tuổi.

    Lương Phan Long vốn là đứa trẻ ngoan trong mắt gia đình với thành tích học tập rất tốt. Từ năm 2002, Lương Phan Long bỗng nhiên trở nên nổi loạn hơn bao giờ hết. Cậu ta thường xuyên bỏ học, đắm chìm ngày đêm tại các quán cà phê internet, thậm chí bỏ nhà ra đi khiến cho bố mẹ hết sức phiền lòng. 

    du cang may bay 1

    Vào ngày 5 tháng 11 năm 2004, Lương Phan Long tiếp tục bỏ nhà ra đi. Cậu bé đến ga xe lửa Nam Hoài Hoa, leo lên toa trống của đoàn tàu chở hàng và ẩn náu một cách bí mật. Rời Hồ Nam chưa bao lâu thì Lương Phan Long bị phát hiện "đi chui" và bị đuổi khỏi chuyến tàu. 

    Trên đường đi lang thang vô định, Lương đã gặp được một người lính tốt bụng. Người này đã đưa cậu bé đến trạm cứu hộ. Lúc này Lương Phan Long mới biết mình đã lưu lạc đến Vân Nam, Côn Minh. 

    Tại trạm cứu hộ Côn Minh, Lương Phan Long vô tình gặp được một cậu bé trạc tuổi mình tên Thúc Thanh. Hai cậu thiếu niên nhanh chóng kết thân và bàn bạc cùng nhau bỏ trốn vì không muốn bị đưa trả về gia đình. 

    Ngày 10/11, Lương Phan Long cùng Thúc Thanh đã trốn khỏi trạm cứu hộ. Tối hôm đó, cả hai lang thang đến sân bay quốc tế Côn Minh và lẻn vào trong chơi. Sáng sớm hôm sau, hai thiếu niên tò mò đã trèo lên nghịch phá trên thiết bị hạ cánh của chiếc máy bay đang đậu ở phi trường. Cả hai chìm đắm trong những điều mới lạ mà không hề hay biết rằng chiếc máy bay này đang chuẩn bị cất cánh đến Trùng Khánh.

    du cang may bay 1

    Khoảng 8 giờ 10 phút sáng ngày 11/11, chuyến bay 3U8670 khởi hành theo đúng giờ dự định. Chiếc máy bay bất ngờ chuyển động khiến cho Lương Phan Long và Thúc Thanh không kịp phản ứng. 

    Lương Phan Long nhớ rằng thời điểm chiếc máy bay càng lên cao và càng tăng tốc nhanh hơn, cậu bé đã cố bám thật chắc vào thanh kim loại ở thiết bị hạ cánh. Thúc Thanh thì không may mắn, cậu bé đã tuột tay và rơi xuống ngay sau đó.

    Khi máy bay đã đạt đến độ cao ổn định, bộ phận bánh xe được thu vào khoang chứa, Lương Phan Long đã cuộn tròn và nằm yên trong khoang này trên suốt hành trình hơn 1 giờ bay trên độ cao khoảng 10.000 mét.

    Có thể nói, để sống sót ở độ cao 10.000 mét đối với con người quả là một điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng. Nhiệt độ ở độ cao này rơi vào khoảng âm 30-50 độ C, không khí cực kỳ loãng. 

    du cang may bay 1

    Lương Phan Long từng nói rằng thời điểm nằm trong khoang bánh máy bay, cậu bé lại không hề thấy khó thở, cũng không bị lạnh cóng mà thậm chí còn bị nóng đến mức phải cởi bớt đồ ra. Vì sao lại như thế?

    Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh con người giảm xuống nhanh chóng thường gây ra hiện tượng tê liệt cảm giác ở trung tâm điều nhiệt của cơ thể. Nhiệt độ bên ngoài càng thấp thì con người càng cảm thấy cực kỳ nóng. 

    Điều này cũng cho thấy khoảng cách giữa cái chết và Lương chỉ là một lằn ranh cực mỏng manh. 

    Thật may mắn chuyến bay từ Côn Minh đến Trùng Khánh tương đối ngắn. Đến khoảng 9 giờ 30 phút, máy bay bắt đầu hạ độ cao để hạ cánh. Lương Phan Long lại một lần nữa chiến đấu cùng "tử thần" khi bánh máy bay được thả xuống. Thật khó tin là Lương lại vượt qua nguy hiểm thêm lần nữa. 

    Sau khi máy bay hạ cánh thành công, Lương mệt mỏi và kiệt quệ bò lại vào khoang chứa của bánh máy bay nằm cho đến khi được nhân viên sân bay tìm thấy.

    Câu chuyện sống sót kỳ diệu của Lương Phan Long trên chuyến "đu càng" máy bay trở thành đề tài nóng hổi của truyền thông và báo chí trong và ngoài nước. 

    du cang may bay 1

    Tuy có thể giữ được mạng sống nhưng cậu thiếu niên đã gặp phải các di chứng. Một năm sau khi sự việc xảy ra, tai của Lương Phan Long vẫn thường xuyên bị chảy máu và mủ. Các chuyên gia chẩn đoán Lương bị thủng màng nhĩ cả hai tai và viêm tai giữa. Thị lực của Lương cũng bị ảnh hưởng, tay chân bị chuột rút vào ban đêm.

    Gia đình của Lương Phan Long đã đâm đơn kiện sân bay cũng như hãng hàng không liên quan do sơ suất đã gây ra vụ tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trai họ. Qua nhiều lần xét xử, tòa án quyết định hủy bỏ đơn kiện vì cho rằng sự việc là do bản thân Lương xâm nhập trái phép vào sân bay và gây nên hậu quả nên phải tự chịu trách nhiệm. Tòa khẳng định: “Không ai có thể kiếm lợi từ hành vi sai trái của mình!".

    du cang may bay 1

    Tuy nhiên, sau khi thương lượng với các bên liên quan, gia đình của Lương Phan Long cũng nhận được số tiền bồi thường là 50.000 tệ (khoảng 177 triệu đồng).

    Thi thể của cậu bé xấu số Thúc Thanh được tìm thấy không lâu sau đó và gia đình của nạn nhân được bồi thường 70.000 tệ (khoảng 248 triệu đồng).

    Có thông tin nói rằng sau khi trải nghiệm cận kề cái chết, tính cách của Lương Phan Long đã có sự thay đổi. Cậu bé không còn ngỗ ngược, phá phách hay muốn thoát ly khỏi gia đình mình nữa. Năm 2006, tình trạng tai và sức khỏe của Lương đã có sự cải thiện.

    Lương Phan Long sau này đã đổi tên, quyết tâm trở lại con đường học tập nghiêm túc và đã tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Lương vẫn sinh sống tại Trùng Khánh, mở một cửa hàng vật nuôi và có cuộc sống khá tốt.

    Afamily (Nguồn: Toutiao)

  • Một thiếu niên Kenya 16 tuổi sống sót sau khi nấp gần càng hạ cánh máy bay trên chuyến bay dài một tiếng từ London tới Hà Lan.

    Cảnh sát Hà Lan đang điều tra về khả năng buôn người sau khi phát hiện thiếu niên trên rơi xuống từ một khoang máy bay ở sân bay Maastricht Aachen, tỉnh Limburg, hôm 4/2.

    "Với chúng tôi, đó là một điều kỳ diệu", Marvin Engh, phát ngôn viên cảnh sát Hà Lan, nói hôm 8/2. "Thường khi có người đi lậu như thế này, họ sẽ chết vì lạnh hoặc thiếu oxy".

    bam cang den ha lan
    Sân bay Maastricht Aachen, thành phố Limburg, Hà Lan. Ảnh: Wikipedia.

    Cậu bé người Kenya được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng hạ thân nhiệt nhưng đã hồi phục hoàn toàn. Cậu bắt đầu hành trình từ thủ đô Nairobi và từ đó tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi tiếp tục tới London.

    Máy bay duy nhất từ London hạ cánh ở sân bay Maastricht hôm đó là THY6305, một chuyến bay chở hàng do Turkish Airlines vận hành, theo FlightAware, nền tảng theo dõi chuyến bay lớn nhất thế giới. Máy bay đã đạt độ cao tối đa 5.791 mét và tốc độ 740 km/h.

    Chuyến bay trước đó từ Istanbul đáp xuống London vào sáng cùng ngày và đỗ ở đây 3 tiếng trước khi khởi hành tới Hà Lan. Giới chức sân bay Stansted, London, xác nhận chuyến bay mà thiếu niên trên đi lậu do hãng hàng không Turkish Airlines vận hành.

    Cảnh sát Hà Lan chưa xác định cách thức cách cậu bé đi lậu trên những chuyến bay khác nhưng một phát ngôn viên sân bay Stansted nói rằng cậu không lên máy bay từ đây, nghĩa là có khả năng cậu lên chuyến THY6305 ở Istanbul.

    Turkish Airlines chưa phản hồi về thông tin này.

    Thiếu niên trên đã nộp đơn xin tị nạn và yêu cầu đang được Cơ quan Nhập cư và Nhập tịch Hà Lan (INS) xử lý. Bart Vis, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Hà Lan, cho hay INS không thể bình luận về các trường hợp cá nhân do luật đảm bảo quyền riêng tư.

    Chính phủ Hà Lan có thể cấp quyền tị nạn cho những người "có lý do để lo sợ bị ngược đãi ở đất nước của họ". Việc điều tra về hành vi buôn người là một thủ tục theo tiêu chuẩn, sức khỏe và thể trạng của thiếu niên này là ưu tiên của chính quyền, cảnh sát Hà Lan cho biết.

    Tháng 1/2020, thi thể của một người đi lậu từng được phát hiện ở càng hạ cánh của chuyến bay từ Bờ Biển Ngà tới Paris. Tháng 7/2019, thi thể một người đi lậu cũng rơi từ máy bay bay qua London xuống vườn một người dân.

    VnExpress (Theo CNN)

  • Một người đàn ông sống sót sau 11 tiếng bám càng máy bay trong nhiệt độ -60 độ C để đi "chui" 9.000 km từ Nam Phi tới Anh hồi năm 2015 đã kể về hành trình hãi hùng của bản thân.

    375258049107017 imagem 21609622235475 1609729786858

    Cabeka (bên phải) hiện đang sống ở Anh (Ảnh: Dailymail)

    Sáu năm trước, Themba Cabeka đã thực hiện chuyến hành trình nói trên. Đây là lần đầu tiên Cabeka lên tiếng sau khi bị phát hiện ở sân bay Heathrow, London trong tình trạng bất tỉnh hồi năm 2015.

    Ngày 18/6/2015, Cabeka và người bạn Carlito Vale đã quyết định bám càng máy bay của hãng British Airways bay từ Johannesburg, Nam Phi tới Anh để tìm cách "thoát nghèo", "đổi đời".

    Cabeka đã bám vào khu vực gầm chứa càng máy bay của chiếc Boeing 747-400, sống sót qua hành trình 11 giờ đồng hồ, dài hơn 9.000 km và đôi lúc phải chịu nhiệt độ -60 độ C.

    Chỉ vài phút trước khi máy bay hạ cánh ở Anh, người bạn thân Vale đã bị rơi xuống đất. Thi thể của Vale sau đó bị phát hiện ở một tòa nhà tại Richmond, cách sân bay Heathrow khoảng 10 km.

    Cabeka đã rơi vào hôn mê trong 6 tháng do bị thiếu oxy nghiêm trọng và chấn thương. Anh tỉnh dậy và được biết thông tin rằng Vale đã bị rơi từ độ cao hơn 1.524 mét và không may mắn sống sót như anh.

    Cabeka, 30 tuổi, kể lại rằng: "Khi máy bay di chuyển, tôi có thể thấy mặt đất, xe hơi, người ở phía dưới. Sau đó, tôi ngất đi vì thiếu dưỡng khí. Điều cuối cùng mà tôi nhớ là sau khi máy bay cất cánh Vale đã nói rằng chúng tôi đã làm được".

    Theo Dailymail, có 109 vụ "đi chui" máy bay bị phát hiện trên thế giới và London là một trong những địa điểm được chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ 24 người bám càng máy bay để đi "chui" là có thể sống sót.

    Chỉ có 2 người còn sống sau khi đi "chui" tới Anh bằng cách bám càng, bao gồm vụ việc của Cabeka.

    Một bộ phim tài liệu về Cabeka mang tên "Người đàn ông từ trên trời rơi xuống" sẽ được phát sóng trên kênh Channel 4 của Anh vào ngày 4/1. Cabeka hiện đã dùng tên tiếng Anh là Justin và sinh sống ở một căn hộ tại Liverpool.

    Câu chuyện của Cabeka bắt đầu khi anh gặp Vale và họ đã bàn cách đi tới Anh để lập nghiệp. Cabeka, người bị cha mẹ bỏ rơi từ khi mới 3 tháng tuổi và sống vất vả trong nhiều năm, đã quyết tâm thay đổi cuộc đời.

    Họ nghiên cứu chiếc máy bay mục tiêu và tìm ra khu vực họ có thể bám vào để đi "chui" tới Anh. Họ đã trèo rào và sân bay và sau đó nhìn thấy chiếc máy bay của hãng hàng không Anh British Airways.

    "Tôi biết nó thật sự nguy hiểm nhưng tôi đã nắm bắt lấy cơ hội. Tôi không quan tâm mình sẽ sống hay chết. Tôi phải rời đi để được sống sót", Cabeka nói.

    Cabeka buộc tay anh vào máy bay bằng dây điện. Các chuyên gia nói rằng việc một người sống sót khi bám vào khu vực càng là hiếm khi xảy ra và ngay cả Cabeka cũng không thể tin anh có thể sống được.

    Các bác sĩ tin rằng Cabeka chịu đựng được là do nhiệt độ đóng băng đã khiến cơ thể anh rơi vào trạng thái "tạm dừng sinh học", cho phép các nội tạng quan trọng hoạt động ở "chế độ chờ", không phải dùng quá nhiều oxy.

    Cabeka sau đó đã được cho phép ở lại Anh theo dạng tị nạn. Tuy nhiên, anh không thể làm việc vì các chấn thương của vụ đi "chui" cách đây 6 năm trước.

    "Tôi phải rời đi để sống sót. Nhưng tôi khuyên mọi người rằng cách của tôi không an toàn. Đó là lựa chọn sinh - tử", Cabeka nói.

  • Chàng thanh niên đi lậu vé lúc ấy đã bị hạ thân nhiệt trầm trọng, mất dần ý thức do thiếu oxy và bắt đầu không thể cử động. Tại bệnh viện, các bác sĩ nhìn thoáng qua cũng đoán được tình trạng "lành ít dữ nhiều" nhưng nạn nhân đã sống sót kì diệu.

    Vì những lí do khác nhau, nhiều người sẵn sàng đu càng máy bay để đến "miền đất hứa", tìm kiếm hi vọng đổi đời dù có thể phải trả giá bằng cả sinh mạng. Câu chuyện của Pardeep Saini từ Ấn Độ, đi lậu máy bay vào 23 năm trước cũng như vậy.

    Chuyến bay kinh hoàng đó do hãng British Airways vận hành đi từ Delhi (Ấn Độ) đến thủ đô London (Anh) vào tháng 10/1996. Cậu thanh niên Pardeep mới 22 tuổi cùng em trai Vijay, 19 tuổi, được một tay buôn người sắp xếp cho bám vào phía dưới mũi máy bay.

    Hai anh em phải chịu đựng hành trình dài 6.437 km, trải qua 10 giờ bay ở nhiệt độ hạ xuống mức -60 độ C và tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. Khi gần đến đích, cậu em Vijay đã bị đông cứng đến chết, rơi từ độ cao 600m xuống một khu công nghiệp thuộc Richmond, nằm về phía tây nam London. Thi thể được tìm thấy vào 5 ngày sau đó.

    Riêng người anh Pardeep dù chịu đựng sự giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng đã sống sót kì diệu. Khi máy bay hạ cánh, anh loạng choạng bước xuống đường băng của Heathrow - sân bay lớn nhất nước Anh và lớn thứ 3 thế giới - trong sự ngỡ ngàng của tất cả phi hành đoàn và hành khách.

    Tuy vậy, Pardeep lúc ấy đã hạ thân nhiệt trầm trọng, mất dần ý thức do thiếu oxy và bắt đầu không thể cử động. Ngay lập tức, anh được chở đến bệnh viện, các bác sĩ nhìn qua cũng đoán được tình trạng "lành ít dữ nhiều". Vậy nhưng một lần nữa, Pardeep thoát khỏi bàn tay tử thần khiến ai nấy đều kinh ngạc.

    photo 2 1562593643228310394423
    Pardeep Saini: "Tôi không muốn nhớ lại chuyến bay 23 năm trước, điều ấy quá khó..."

    Pardeep nói anh chưa bao giờ muốn nhớ lại chuyến bay khủng khiếp 23 năm trước, nhưng cái chết mới đây của người đi lậu vé từ Kenya đã khiến mọi kí ức trở nên sống động. "Tôi thực sự không muốn nhớ tới, kí ức này quá khó khăn với tôi. Nhưng tôi cảm thấy rất tiếc cho nạn nhân người Kenya" - Pardeep bày tỏ.

    Dù sống sót nhưng cậu thanh niên 22 tuổi luôn phải đối diện với nguy cơ bị trục xuất khỏi nước Anh. Tuy vậy, sau quá trình kiện tụng dai dẳng và chỉ kết thúc vào năm 2014, Pardeep Saini được cho phép ở lại đất nước mà anh đã liều mạng đặt chân tới.

    Hiện giờ, Pardeep đã lấy vợ, có 2 cậu con trai 4 tuổi và 1 tuổi, cả gia đình nhỏ sống ở Wembley, phía bắc London. Điều đặc biệt nhất là suốt hơn 20 năm qua, Pardeep chưa bao giờ rời khỏi Heathrow, nhờ vào kinh nghiệm từng làm kĩ sư cơ khí ô tô ở Ấn Độ mà anh xin được một chân làm tài xế taxi ngay tại sân bay.

    Việc Pardeep sống sót đến nước Anh và còn làm tài xế ở Heathrow đã gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề nhập cư trái phép. Còn đối với bản thân người đàn ông này, anh luôn trăn trở về cuộc hành trình định mệnh đã khiến mình mất đi em trai.

    Có thể nói cuộc sống đã tiếp diễn khá tốt đẹp, nếu có điều gì níu kéo Pardeep về quá khứ đau buồn thì đó là cái chết của em trai. "Tôi đã trầm cảm khoảng 6 năm sau cái chết của Vijay. Nếu chúng tôi cùng chết, tất cả đã kết thúc. Nếu chúng tôi cùng sống, đó lại là một câu chuyện khác. Nhưng đằng này tôi mất đi em trai của mình... Chúng tôi đã lớn lên cùng nhau" - người tài xế ở sân bay Heathrow chia sẻ.

    Hai anh em Ấn Độ có lẽ đã không dám đặt cược cả tính mạng nếu họ biết mức độ nguy hiểm của việc đi lậu vé. Tháng 10/1996 là lần đầu tiên họ "được" đi máy bay!

    Chuyến đi ấy khiến người em tử nạn thương tâm, còn người anh trở thành 1 trong 2 hành khách đi lậu duy nhất còn sống sót đặt chân xuống sân bay ở London. Trường hợp thứ hai là một thanh niên 24 tuổi, vượt gần 13 ngàn cây số từ Johannesburg (Nam Phi) đến London vào tháng 6/2015, cũng xuất hiện đầy bất ngờ bên dưới một chiếc máy bay của hãng British Airways.

    Bài liên quan: Hành khách đi lậu máy bay Kenya Airlines đã đóng băng trước khi tới được Heathrow

    Hành khách đi lậu thiệt mạng vì ngã khỏi máy bay ở Anh

    Viethome (theo Helino)