Vạch trần 11 lý do Thủ tướng Boris Johnson cần từ chức

Cùng nghe chia sẻ của Caroline Lucas - Cựu đồng lãnh đạo Đảng Xanh, về thủ tướng Boris Johnson:

Khi Boris Johnson chuyển đến phố Downing, nhiều người trong chính Đảng Bảo Thủ đã cảnh báo ông ấy không đủ khả năng làm Thủ tướng. Họ đã đúng.

Những khiếm khuyết trong tính cách ông Johnson, cùng sự yếu kém trong lãnh đạo của ông ấy và các luật lệ mà Chính phủ ông ấy đang thông qua Nghị viện đều là mối nguy hiểm cho Anh quốc.

Ông Johnson phải từ chức. Dưới đây là 10 lý do tại sao:

11 ly do boris johnson nen tu chuc
Theo bà Lucas, ông Johnson là "một trong những Thủ tướng tồi tệ nhất Anh từng có"

1. Mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng

Phản ứng của Chính phủ đối với đại dịch ngay từ đầu đã lúng túng: phong tỏa được áp dụng quá muộn, thông báo lộn xộn, thời hạn đặt ra không được đáp ứng, hệ thống xét nghiệm và theo dõi vô cùng tốn kém và số người tử vong cao nhất ở Châu Âu.

Khi Omicron xuất hiện, Thủ tướng Chính phủ tỏ ra xúc động. Sau đó vào tối Chủ nhật, ông ấy đã tuyên bố tăng tốc chương trình tiêm tăng cường, thông báo cho bác sĩ gia đình và các chuyên gia y tế khác rằng từ 12 giờ tiếp theo, họ cần tiêm vắc-xin cho một triệu người mỗi ngày.

Không có gì ngạc nhiên khi hệ thống đặt lịch tiêm của NHS sụp đổ do lượng người truy cập quá cao và mọi người đã phải xếp hàng hàng giờ bên ngoài các trung tâm tiêm vắc-xin giữa trời lạnh và ẩm ướt.

2. Đạo đức giả

Tôi không đếm được có bao nhiêu bữa tiệc đã diễn ra ở Phố Downing vào mùa đông năm ngoái - thời điểm luật cấm tiệc tùng vẫn được áp dụng.

Những gì chúng ta biết là Boris Johnson tiếp tục tuyên bố không có quy tắc nào bị phá vỡ, bất chấp mọi bằng chứng chỉ về hướng ngược lại, và dường như đang chuẩn bị để nhân viên của mình gánh nạn thay vì tự chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra dưới mái nhà của chính mình.

Các bữa tiệc ở Phố Downing và phản ứng của ông ấy không chỉ củng cố về thái độ “có quy tắc cho chúng tôi và quy tắc khác cho mọi người”, chúng còn ăn mòn lòng tin của công chúng.

3. Nói dối

Thật khó để kể hết những lời nói dối của ông Johnson: ông từng thẳng thừng bác bỏ sự tồn tại của các bữa tiệc ở Phố Downing và luôn răm rắp nhấn mạnh mọi nhân viên chính phủ đều tuần thủ các quy định phòng dịch.

Cố vấn đạo đức của thủ tướng, Lord Geidt nói rằng ông không biết ai là người thực sự trả tiền cho việc tân trang lại căn hộ ở phủ Thủ tướng. Là ông Johnson tự móc tiền túi trả hay dùng tiền thuế của dân?

Johnson đã nói dối về các hợp đồng liên quan đến Covid, biên giới thương mại ở Biển Ailen, số liệu trẻ em nghèo đói, lập trường của Keir Starmer về các y tá… cùng nhiều lời nói dối khác.

Điều nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ của chúng ta là những lời nói dối này không chỉ được đưa ra với giới truyền thông mà còn trước Nghị viện, khiến các nghị sĩ không thể bắt Chính phủ giải trình.

Thủ tướng đang lách qua Bộ luật Bộ trưởng mà không bị trừng phạt vì người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc duy trì Bộ luật Bộ trưởng là… Thủ tướng.

4. Ứng xử không phù hợp

Vụ Owen Paterson không chỉ là việc Thủ tướng cố gắng sửa chữa hệ thống để bảo vệ một nghị sĩ đảng Bảo thủ bị phát hiện vi phạm các quy tắc vận động hành lang - đánh giá lại hệ thống tư pháp để cho phép tội phạm bị kết án lọt lưới. Đó là còn nỗ lực của Johnson để cứu lấy chính mình.

Ông ấy đang cố gắng làm suy yếu Ủy viên tiêu chuẩn của Nghị viện - cơ quan đã điều tra ông ta ba lần và sắp tiến hành cuộc điều tra thứ tư. Trong bất kỳ bối cảnh nào khác, đây sẽ là một trường hợp cản trở thẩm phán.

5. Chủ nghĩa thân hữu

Cung cấp quyền hạn cho các nhà tài trợ của Đảng Bảo Thủ, giao hàng tỷ bảng tiền công cho vợ để thực hiện các thương vụ liên quan đến thiết bị bảo hộ y tế PPE, chấp nhận hàng trăm nghìn bảng quyên góp cho đảng Tory từ các cá nhân có liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng ở nước ngoài. Vấn đề của Chính phủ này đang làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta, và Boris Johnson đã nhắm mắt làm ngơ.

6. Tấn công vào các quyền dân chủ cơ bản

Quyền biểu tình hòa bình là một trong những nền tảng của nền dân chủ, nhưng ông Johnson đang tấn công nó. 

Dự luật về Cảnh sát, Tội phạm, Tuyên án và Tòa án sẽ hạn chế quyền biểu tình, giao cho cảnh sát quyền hạn bất thường để cấm biểu tình nếu gây khó chịu hoặc ồn ào quá mức.

Những người biểu tình dán mình vào người khác hoặc một vật thể phải đối mặt với án tù 51 tuần (chẳng hạn người biểu tình dùng keo dán tay xuống đường để cảnh sát không thể xua đuổi họ).

Liệu ông Johnson có đang cố gắng biến Vương quốc Anh thành một quốc gia cảnh sát, ông ấy đã từng mặc đồng phục cảnh sát. Trông thì có vẻ hài hước nhưng rất nguy hiểm, báo hiệu sự sụp đổ của việc phân chia quyền lực quan trọng của mọi nền dân chủ, làm suy yếu tính độc lập của cảnh sát và tính liêm chính của văn phòng Thủ tướng.

7. Tấn công quyền bầu cử

Dự luật Bầu cử là một cuộc tấn công vào quyền bầu cử. Luật này yêu cầu tất cả cử tri phải có giấy tờ tùy thân có ảnh để bỏ phiếu, nhằm giải quyết vấn đề “mạo danh cử tri”. Ngay cả những thành viên cấp cao của Đảng Bảo thủ cũng nói rằng không có luật này.

Ủy ban Tài khoản Công của Hạ viện tuần này cho biết Chính phủ đã không đưa ra được bằng chứng phù hợp. Tại sao lại quan tâm tới ID của cử tri?

Ước tính khoảng 3,5 triệu người không có ID đang trong cảnh nghèo khó, đến từ các nhóm yếu thế trong xã hội hoặc sống ở những nơi không an toàn. Đây không phải là người ủng hộ điển hình của đảng Bảo thủ.

Đây là hành động đàn áp cử tri trần trụi theo kiểu mà chúng ta thường thấy trong thời kỳ tiền dân quyền ở Hoa Kỳ.

8. Tấn công vào quyền công dân 

Theo Dự luật Quốc tịch và Biên giới, Chính phủ của Johnson sẽ trao cho Bộ trưởng Nội vụ quyền tước quốc tịch Vương quốc Anh mà không cần thông báo cũng như đưa ra lý do.

Ai là người chịu rủi ro cao nhất từ ​​biện pháp hà khắc này: người thuộc các nhóm thiểu số. Điều này mở đường cho một vụ bê bối Windrush khác.

9. Phản bội ở Afghanistan

Bằng chứng do một người tố giác ở Văn phòng Ngoại giao đưa ra là bản cáo trạng nhức nhối về cách Chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng Afghanistan và sự kém cỏi của Bộ trưởng Ngoại giao khi đó.

Ông Johnson cho biết sẽ làm mọi thứ có thể để giúp đỡ hàng trăm người Afghanistan, người đã làm việc cho các lực lượng của Vương quốc Anh và đang bị mắc kẹt sau khi Kabul thất thủ.

Ông nói với các nghị sĩ "từng email" họ gửi về sẽ được trả lời vào ngày hôm đó. Cả hai đều là những lời hứa suông.

Một số người Afghanistan làm việc với Vương quốc Anh đã bị bỏ rơi - sự phản bội không thể tha thứ. Điều tồi tệ hơn là, Kế hoạch Tái định cư Công dân Afghanistan vẫn chưa được triển khai, gần 4 tháng sau khi được công bố.

10. Mang đến một Brexit tệ hại

Johnson hứa sẽ "hoàn tất Brexit". Ông ấy nói rằng không có biên giới thương mại ở Biển Ailen. Thủ tướng cho biết thỏa thuận thương mại hậu Brexit với EU sẽ giúp Vương quốc Anh có chiếc bánh của mình và ăn nó.

Thực tế? Kệ hàng siêu thị trống rỗng, khủng hoảng chuỗi cung ứng, lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt cá bị ảnh hưởng và thương mại giảm 12 tỷ bảng trong tháng 10.

Thêm vào đó, danh tiếng của Vương quốc Anh bị xáo trộn với các mối đe dọa phá vỡ các thỏa thuận quốc tế và gây nguy hiểm cho thỏa thuận hòa bình Thứ Sáu Tuần Thánh ở Bắc Ireland.

11. Không có hành động thích hợp đối với cuộc khủng hoảng khí hậu

Đây là mối đe dọa lớn nhất chúng ta phải đối mặt, một mối đe dọa sẽ lấn át tất cả những thách thức khác, và đây là thập kỷ quan trọng để hành động.

Sau tất cả những gì ông Johnson khoe khoang về khả năng dẫn đầu toàn cầu về khí hậu, thực tế là Chính phủ đã bật đèn xanh cho một mỏ than mới ở Cumbria, mỏ dầu Cambo và 38 dự án dầu khí khác.

Quy tắc ngoại giao đầu tiên là làm những gì bạn nói và ông ấy đang làm ngược lại.

Viethome (Theo Metro)