Bị kẹt ở Anh, cô gái khóc lóc đòi về Trung Quốc

Vừa rời Trung Quốc đến thăm ông ngoại nhưng bị kẹt tại Anh, cô gái người Mỹ quay video khóc lóc đòi về Trung Quốc.

Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh nghiêm trọng tại châu Âu, đặc biệt là ở các nước như Anh, Mỹ, Ý đang trở thành tâm điểm quan tâm của cả thế giới.

0 doi ve tq 1

Mới đây, đoạn video của một cô gái gốc Mỹ với những chia sẻ về quãng thời gian khó khăn khi cô bị kẹt tại Anh đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc.

Được biết, cô gái 23 tuổi này từ nhỏ đã sống tại Quảng Châu, Trung Quốc, cô đã ở Quảng Châu trong suốt khoảng thời gian tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc nghiêm trọng nhất. Khi mọi chuyện tốt hơn, gia đình cô nghe tin ông ngoại bệnh nặng, gia đình cô quyết định rời Trung Quốc đến Poland (cộng hòa Ba Lan) để thăm ông.

0 doi ve tq 1

Chẳng ngờ sau đó, tình hình dịch bệnh tại các nước ngoài Trung Quốc càng trở nên nghiêm trọng, chuyến bay thẳng của cô liên tục bị hủy, cô buộc phải đặt vé máy bay tới Anh rồi về Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi vừa mới tới Anh, chính phủ Trung Quốc thông báo về việc siết chặt nhập cảnh, cũng như lệnh phong tỏa nước Anh khiến cô bị mắc kẹt tại đây.

Trong đoạn video được quay vào ngày 19/3 – ngày thứ 3 cô bị kẹt tại Anh, cô gái chia sẻ mình nhận được khá nhiều câu hỏi: “Tại sao cô phải buồn đến vậy? Không phải cô vốn là người Mỹ sao?”, cô chỉ biết đau lòng trả lời: “Có lẽ mọi người hiện tại không hiểu được, tuy tôi là người gốc Mỹ, nhưng tôi lớn lên tại Quảng Châu đã hơn 20 năm rồi. Đây là khoảng thời gian tôi tuyệt vọng nhất, vì chẳng biết lúc nào mình mới có thể quay trở lại Trung Quốc”.

Trước đó, rất nhiều người Trung Quốc đã ra nước ngoài để tránh nCoV, khi dịch bệnh bùng lên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và lan sang toàn bộ các địa phương khác. Giờ đây, mọi thứ đã đảo ngược khi hàng loạt người đang ồ ạt kéo về Trung Quốc vì tin rằng đây là địa điểm an toàn nhất.

Cuộc sống ở Trung Quốc vẫn chưa trở lại bình thường, nhưng người dân cảm thấy tình hình đang được kiểm soát. Nhiều người ca ngợi cộng đồng sẵn sàng thực thi các biện pháp quyết liệt của chính phủ như đóng cửa hàng, cách ly tại nhà, bắt buộc đeo khẩu trang và liên tục kiểm tra thân nhiệt.

Một câu hỏi cũng được đặt ra: Tại sao nhiều quốc gia không chuẩn bị gì dù đã chứng kiến những điều xảy ra tại Trung Quốc trong suốt hai tháng?

Josh Liu, nha sĩ Mỹ làm việc tại Thượng Hải, trải qua mọi thăng trầm ở Trung Quốc kể từ khi Covid-19 khởi phát. "Chúng ta phải rời khỏi đây", anh nói với vợ khi về thăm gia đình ở tỉnh Tứ Xuyên hồi cuối tháng 1.

Họ mua vé máy bay vào phút chót và đưa con trai một tuổi đến nhà riêng của Liu gần San Francisco, Mỹ. Mỗi tuần, họ đều xem xét khả năng trở về Trung Quốc. Bước ngoặt đến hồi tuần trước, khi các phòng khám tư ở Thượng Hải được hoạt động trở lại, trong khi những ca nhiễm nCoV đầu tiên xuất hiện tại San Francisco. "Chúng tôi nhận định rằng Trung Quốc giờ an toàn hơn", Liu nói.

Khi gia đình Liu đáp xuống Thượng Hải ngày 10/3, các nhân viên y tế đã đo thân nhiệt và hỏi nơi ở của họ tại Mỹ, cũng như liệu họ có nhập viện trong thời gian gần đây hay không. Gia đình Liu sau đó được yêu cầu về nhà và tự cách ly trong 14 ngày.

"Mọi người tuân thủ trật tự ở đây và họ sẵn sàng chấp nhận các quy định rất nghiêm ngặt. Một số người nói 'thật là phiền phức', nhưng đó là lý do ở đây an toàn hơn", Liu nói.

Trong lúc Mỹ và châu Âu áp lệnh hạn chế đi lại, đóng cửa mọi cơ sở kinh doanh không thiết yếu, các cửa hàng ở Trung Quốc đang hoạt động trở lại. Giao thông tại Bắc Kinh và Thượng Hải cũng dần nhộn nhịp, dù chưa đông đúc như ngày thường. Tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán vẫn bị phong tỏa, nhưng chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện lãnh đạo nước này tin tưởng rằng khủng hoảng sắp kết thúc.

Theo VnExpress