Gửi 63 tỷ đồng vào ngân hàng, 5 năm sau tài khoản còn chưa đến 100 nghìn đồng

Ông Hồ, ở Trung Quốc nhờ người quen gửi vào ngân hàng số tiền lớn. Tưởng tài sản được đảm bảo an toàn, ai ngờ 5 năm sau ông nhận cái kết đắng ngắt.

So với các phương pháp đầu tư như cổ phiếu hay các loại tài sản khác như nhà đất, có thể nói rằng việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là một trong những phương thức tiện lợi, đảm bảo sinh lời mà không cần tốn thời gian, công sức suy nghĩ nhiều.

Trong tâm thức của nhiều người, ngân hàng luôn là tổ chức tài chính tương đối an toàn và phần lớn mọi người vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng khi có tiền. Theo quan điểm của họ, một khoản tiền chỉ cần gửi vào ngân hàng vài tháng, vài năm là có thể nhận thêm lãi suất, vậy thì tại sao lại không gửi? Bên cạnh đó, trong trường hợp khẩn cấp vẫn có thể rút tiền về được.

Tuy nhiên, một người đàn ông Trung Quốc chắc chắn sẽ không lựa chọn phương thức giữ tiền này nữa. Năm 2010, ông Hồ gửi 19 triệu NDT (khoảng 63 tỷ VNĐ) vào ngân hàng tại Trung Quốc trước khi ra nước ngoài. Mãi đến năm 2015, khi kiểm tra lại, ông mới phát hiện trong tài khoản của mình chỉ còn vỏn vẹn 30 NDT (gần 100.000 VNĐ).

gui tien ngan hang

Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở ngân hàng ở Tây An, Trung Quốc. Qua điều tra của cảnh sát, họ phát hiện ra chính nhân viên giao dịch là người đánh cắp số tiền. Thủ đoạn tinh vi được thực hiện trong lúc nhân viên đó đang xử lý giao dịch với khách hàng, anh ta đã trực tiếp lấy đi thẻ ngân hàng và CMND của khách, bằng cách này, hàng chục triệu NDT đã được bí mật chuyển vào tài khoản riêng của anh ta chỉ trong vài phút.

Bảo mật thông tin cá nhân là chìa khóa để bảo vệ tài sản mỗi người, không riêng gì các khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Công nghệ ngày càng phát triển, các hàng rào bảo mật của các ngân hàng đã được nâng cấp, chặt chẽ hơn, tội phạm công nghệ sẽ tấn công vào những lỗi bất cẩn của khách hàng.

Với các cuộc tấn công nhắm vào người dùng, ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được vì phụ thuộc vào ý thức bảo mật, trình độ của từng khách hàng. Việc bảo mật thông tin cá nhân đang là vấn đề quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển, tội phạm công nghệ cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hãy đặc biệt lưu ý để tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tinh vi.

Khoản tiền “không cánh mà bay”

Thực tế, trước khi đi công tác nước ngoài, ông đã mở thẻ tín dụng ở một ngân hàng quen thuộc và gửi 63 tỷ đồng vào thẻ. Sau đó, ông giao số thẻ và mật khẩu cho giám đốc ngân hàng - một người quen biết, mong rằng anh ta sẽ giúp ông đầu tư và quản lý tốt khoản tiền.

Trong thời gian ở nước ngoài, vì công việc bận rộn nên ông hiếm khi liên lạc với người quản lý tài khoản cũng như hỏi về khoản tiền của ông đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. 5 năm sau, trong chuyển công tác trở về Trung Quốc, ông dự định rút về khoản tiền để kinh doanh thì nhận về một thông báo gây sốc.

Nhân viên ngân hàng nói với ông rằng trong thẻ chỉ còn 100.000 đồng, không có 63 tỷ đồng hay khoản lợi nhuận nào cả. Vợ chồng ông Hồ hoang mang, lập tức gọi cảnh sát.

Cảnh sát nhanh chóng tiến hành điều tra, dựa trên thông tin từ các bên cung cấp và truy vấn từ tài khoản, hóa ra 63 tỷ đồng đã được người quản lý tài khoản ngân hàng bí mật chuyển đi.

Khi cảnh sát chất vấn trực tiếp, anh đã khai rằng do khoản đầu tư của bản thân không được thuận lợi nên đã lấy đi số tiền của ông Hồ để vượt qua khủng hoảng. Và anh ta cũng nghĩ ông Hồ là người giàu có, lại đi ra nước ngoài lâu như vậy, chắc sẽ không còn cần đến số tiền này.

Bài học đắt giá

Dù người quản lý tài khoản đã bị pháp luật xử phạt, nhưng khoản tiền vẫn chưa được trả lại cho vợ chồng ông Hồ. Về phía phía ngân hàng, họ khẳng định không biết việc người quản lý tài khoản đã làm nên không có nghĩa vụ, trách nhiệm phải bồi thường cho ông.

Đáp lại những thông báo này, vợ chồng ông Hồ lập tức khởi kiện ngân hàng ra tòa. Ông cho rằng có những sơ hở nhất định trong các biện pháp quản lý của ngân hàng nên mới dẫn đến vụ việc. Còn phía ngân hàng vẫn kiên định với nhận định người gửi tiền đã quá tin tưởng vào người quản lý ngân hàng và chính cá nhân anh ta là người đã khiến số tiền khổng lồ biến mất. Trong hai phiên tòa kháng cáo, ông Hồ đều nhận về phán quyết không có lợi.

Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở ngân hàng ở Tây An, Trung Quốc. Qua điều tra của cảnh sát, họ phát hiện ra chính nhân viên giao dịch là người đánh cắp số tiền. Thủ đoạn tinh vi được thực hiện trong lúc nhân viên đó đang xử lý giao dịch với khách hàng, anh ta đã trực tiếp lấy đi thẻ ngân hàng và CMND của khách, bằng cách này, hàng chục triệu NDT đã được bí mật chuyển vào tài khoản riêng của anh ta chỉ trong vài phút.

Bảo mật thông tin cá nhân là chìa khóa để bảo vệ tài sản mỗi người, không riêng gì các khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Công nghệ ngày càng phát triển, các hàng rào bảo mật của các ngân hàng đã được nâng cấp, chặt chẽ hơn, tội phạm công nghệ sẽ tấn công vào những lỗi bất cẩn của khách hàng.

Với các cuộc tấn công nhắm vào người dùng, ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được vì phụ thuộc vào ý thức bảo mật, trình độ của từng khách hàng. Việc bảo mật thông tin cá nhân đang là vấn đề quan trọng trong thời đại công nghệ phát triển, tội phạm công nghệ cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hãy đặc biệt lưu ý để tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tinh vi.

CafeF (theo Sohu)