Sướng như đi tù ở Mỹ, được trợ cấp vài ngàn đô rủng rỉnh đầu tư chứng khoán

Khi Nick, một tù nhân của Trung tâm cải huấn Washington (WCC) nghe được thông tin tù nhân cũng được nhận tiền hỗ trợ dịch Covid-19 từ chính phủ, anh ấy đã phá lên cười và chẳng tin. Thế nhưng mọi chuyện đã khiến nhiều người bất ngờ. Các khoản trợ cấp khiến những tù nhân đột nhiên có 1.200 USD trong tay, thế rồi 2.000 USD nữa nhờ những khoản hỗ trợ thêm sau đó.

Thay vì phung phí vào những món xa xỉ trong tù như bánh mật ong, thanh sô-cô-la cỡ lớn hay kem đánh răng loại xịn, không ít người lựa chọn đầu tư. Một số phạm nhân sẽ chỉ được ra tù khi đã 60 tuổi. Đây là cơ hội để họ tích cóp tiền cho những năm được tự do.

Vậy là Nick cùng nhiều bạn tù bắt đầu chơi chứng khoán, bởi thời gian với họ tình bằng năm, thậm chí hàng thập niên sau khi ra tù. Có người chơi cả tiền số, nhưng việc lướt sóng đầu cơ nhanh chẳng mấy thành công bởi các tù nhân sẽ phải gửi tiền ra ngoài để ủy quyền. Họ chỉ có thể gọi điện ra ngoài để quyết định đầu tư cái gì nên phương án đầu cơ dài hạn được cho là hiệu quả hơn.

tu nhan choi chung khoan

Một lý do nữa khiến nhiều tù nhân Mỹ chơi chứng khoán không chỉ vì nhiều tiền và lo cho tương lai. mà còn bởi mức lương bèo bọt trong tù. Tại Mỹ, tù nhân cũng có thể làm việc kiếm tiền. Juan, bạn tù 32 tuổi của chúng tôi đã thực tập nghề xây dựng và làm việc dù đã thụ án 13 năm.

Thế nhưng mức lương thì quá rẻ mạt. Đây là điều thường thấy trong nhà giam Mỹ khi phần lớn các công việc, kể cả việc cần kỹ thuật như thợ điện, cũng chỉ kiếm được khoảng 50 cent/giờ và mức lương tháng trần bị giới hạn ở 55 USD/tháng, hay 660 USD/năm. Anh Juan cho biết nếu như được tự do ở ngoài, với kỹ năng của mình anh có thể kiếm được mức lương 6 chữ số 1 năm.

Quay trở lại câu chuyện của Nick, anh cho biết: "Những tù nhân như chúng tôi không có cơ hội để thành công. Gần một nửa số tù nhân sau khi tự do không kiếm được thu nhập nào trong vài năm đầu. Những người có việc làm thì thu nhập cũng rất thấp. Trong vòng 3 năm, hơn 1 nửa số tù nhân khi được trả tự do sẽ tái phạm".

Bởi vậy, để không phải quay lại nhà tù và có một sự an toàn nhất định khi tự do, Nick và những người bạn như tôi thường thảo luận về P/E, P/B, ngưỡng kháng cự... Nhiều tù nhân mới khi ngồi cùng bàn với họ cũng bị bất ngờ về các chủ đề bất bình thường này.

Trợ giúp từ người thân

Các tù nhân cần được giúp đỡ khi đầu tư. Tù nhân không có smartphone và các ứng dụng giao dịch trực tuyến. Nick gửi séc trợ cấp của mình cho anh trai để nhờ mở tài khoản và giao dịch thay mình.

Nhưng giao dịch chứng khoán cũng là điều mới mẻ với thế giới bên ngoài, với khoảng 20 triệu người Mỹ lần đầu mua bán chứng khoán trong đại dịch. Các tù nhân phải gọi điện thoại cố định (2,5 USD mỗi 20 phút) và hướng dẫn người thân lần mò các trang web chứng khoán mà chính họ không nhìn thấy.

tu nhan choi chung khoan 2
(Hình minh họa: Economist).  

Mua bán chứng khoán là thử thách với các nhà đầu tư dài hạn, và còn khó hơn nữa với những người muốn kiếm tiền nhanh. Về bản chất, tù nhân sống theo chủ nghĩa ngắn hạn, tìm cách sống sót cho ngày kế tiếp trong suốt tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

Nick mượn một quyển sách về đầu tư từ Tomas, dành vài ngày xem kênh tài chính CNBC, và bắt đầu nghĩ mình là một chuyên gia. Ông tìm kiếm cổ phiếu của các công ty nhỏ có vẻ sẽ tăng mạnh. “Khi tôi đến được điện thoại, gọi anh trai và đặt lệnh, đà tăng đã dừng lại”, Nick kể lại. Khi cổ phiếu đó bất ngờ lao dốc, Nick cay đắng nhận ra mình vừa cố bắt “con dao rơi”.  

Nhiều tù nhân cũng mất tiền vì tiền mã hóa. Tomas cố gắng khôn ngoan hơn và đầu tư vào các công ty tiền mã hóa được giao dịch công khai, ví dụ như các nhà khai thác bitcoin. Nhưng sau khi lãi được thời gian ngắn, ông lỗ 50%. 

Bài học Tomas rút ra được là không ai thực sự biết điều gì đang thúc đẩy thị trường. Và dù có một lời “phím hàng” đúng, thì đến nó đã trở thành vô dụng khi đến được nhà tù.

Phá vỡ vòng lặp

Hầu hết tù nhân không biết nhiều về tiền bạc và chứng khoán. Tomas kể rằng nhiều bạn tù của ông chưa bao giờ có việc làm, trả hóa đơn hay mở tài khoản tiết kiệm. Một số khi trưởng thành còn hình dung “rút tiền tiết kiệm” là lấy búa đập vỡ một con heo đất. Nhà tù khiến cho sự thiếu hiểu biết này càng trầm trọng hơn.

Việc cố gắng đọc sách để gia tăng hiểu biết về tài chính giúp tù nhân có hy vọng rằng họ sẽ phá vỡ được vòng tròn luẩn quẩn này. Tomas và Nick tự hào rằng giờ họ đã hiểu rõ về các yếu tố cơ bản như hệ số P/E, P/S, P/B, v.v… Và họ cũng thành thạo về những chi tiết kỹ thuật như ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, death cross và chỉ báo MACD.

Dĩ nhiên việc thành thạo thuật ngữ đầu tư không bảo vệ tù nhân khỏi thua lỗ lúc thị trường xấu đi. Khi chứng khoán Mỹ trượt dốc trong năm nay, Tomas cho biết ông và hầu hết bạn tù đều mất tiền.

Những cổ phiếu mới đầu tuần còn “hô tăng giá” thì đến giữa tuần lại “trượt dốc không phanh”. Những tháng ngày giao dịch đã dạy cho Nick và Tomas những bài học đau đớn. Nhưng hai người không nhụt chí. Bởi dẫu sao thì, theo lời Tomas nói, tù nhân đã quen với việc sửa lỗi sau khi mắc sai lầm.

Nguồn: Cafef / Vietnambiz