Biden dự tính tăng thuế lớn đầu tiên sau 30 năm

Tổng thống Joe Biden được cho đang dự tính đưa ra đợt tăng thuế lớn đầu tiên sau gần 30 năm trong dự luật chi tiêu kinh tế sắp tới, sau gói cứu trợ $1,9 nghìn tỉ Mỹ kim. 

Dự tính sẽ có giá trị lớn hơn, lên đến $4 nghìn tỉ Mỹ kim, dự luật chi tiêu sắp tới sẽ không dựa vào nguồn tài trợ chỉ từ mà còn có thể từ tăng thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân đối với những người có thu nhập cao, theo tờ Bloomberg News. 

Những thay đổi sẽ bao gồm: tăng thuế doanh nghiệp từ 21%  lên 28%, tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập trên $400.000 Mỹ kim/năm, mở rộng thuế bất động sản, tạo thuế thặng dư vốn cao hơn đối với những cá nhân có thu nhập hàng năm ít nhất $1 triệu Mỹ kim, và cắt giảm ưu đãi thuế đối với những cơ sở chuyển thuế thu nhập công ty vào thu nhập cá nhân (pass-through.)

tang thue

Dự tính tăng thuế chủ yếu phản ánh những đề nghị của Biden trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống 2020, khi ông thề sẽ đảo ngược chính sách cắt giảm thuế vào năm 2017 của cựu Tổng thống Donald Trump ngày vào “ngày đầu tiên” sau khi nhậm chức. Đề nghị bao gồm tăng thuế doanh nghiệp, tăng thuế đối với người giàu có, và làm cho quy định thuế tiến bộ hơn. 

Bất cứ gia tăng thuế nào có trong dự luật sẽ có thể có hiệu lực vào năm 2022, theo Bloomberg. Trong khi đó, một số nhà lập pháp tỏ ra thận trọng với việc tăng thuế cho đến khi nền kinh tế được khôi phục hoàn toàn sau đại dịch COVID 19. 

Theo phân tích kế hoạch thuế của Biden do Trung tâm Chính sách Thuế thực hiện, ước tính chính sách này sẽ tăng $2,1 nghìn tỉ doanh thu trong một thập niên. 

Hiện chưa rõ có thêm những biện pháp nào trong đề nghị trên, nhưng trong thời gian vận động tranh cử, Biden nhấn mạnh nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới và các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu, cũng như cách hồi sinh ngành công nghiệp sản xuất và cải tạo gia cư, giáo dục và y tế. 

Tăng thuế sẽ được xem là phép thử quan trọng đối với chính quyền non trẻ khi hướng đến Thượng viện có tỉ lệ 50-50, trong đó một số nhà lập pháp Dân chủ trung dung như Joe Manchin (West Virginia) và Krysten Sinema (Arizona) đóng vai trò lớn. 

Đề nghị cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ tạo ra cơ bão lửa chỉ trích từ Cộng hoà, và có thể từ một số Dân chủ trung dung vốn quan ngại về mức chi tiêu quá cao của chính phủ. 

Manchin vào tuần trước cho hay, ông sẽ ngăn chặn kế hoạch cơ sở hạ tầng nếu dự luật trị giá hàng nghìn tỉ Mỹ kim không nhận được sự hậu thuẫn từ Cộng hoà. Nhưng Thượng nghị sĩ Dân chủ cũng chỉ ra, ông để ngõ khả năng tăng thuế để trả cho dự luật. Bằng không, theo ông, nợ quốc gia tăng chóng mặt có thể gây ra “suy thoái kinh tế sâu rộng có thể dẫn đến suy yếu, trì trên, nếu chúng ta không cẩn thận.” 

Dự luật cơ sở hạ tầng sẽ bổ sung thêm vào gói cứu trợ $1,9 nghìn tỉ đã được Tổng thống ký thành luật, cũng như gần $4 nghìn tỉ Mỹ kim kích thích tăng trưởng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. 

Thâm thủng quốc gia hiện nay đang có con số kỷ lục $3,1 nghìn tỉ Mỹ kim trong năm tài khoá 2020, và nợ quốc gia lên đến hơn $28 nghìn tỉ. 

Baocalitoday (Theo Fox Business)