Người tị nạn bị lột sạch quần áo vì cố vượt biên giới

Những người tị nạn cố gắng vào Hy Lạp đã bị lột sạch quần áo, chỉ còn lại quần lót, khi họ bị buộc quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Năm, 5/3.

Hình ảnh những con người đáng thương được chụp ngày 5/3 cho thấy họ vòng tay ôm lấy nhau để giữ ấm sau khi cố gắng lội qua sông Evros ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ.

Một bức ảnh khác cho thấy một người tị nạn nam giới kéo áo khoác của mình để lộ những vết thương hãi hùng trên lưng.

Hơn 10.000 người di cư chủ yếu đến từ Syria, các quốc gia Trung Đông khác và Afghanistan, đã tập trung tại biên giới Hy Lạp với hy vọng đến được Tây Âu. Tình hình trở nên nghiêm trọng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không còn duy trì thỏa thuận năm 2016 với Liên minh châu Âu, trong đó họ từng cam kết giữ hàng trăm ngàn người di cư trên đất của mình để đổi lấy viện trợ từ EU.

Thông tin xuất hiện sau khi quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc các lực lượng Hy Lạp đã giết chết một người di cư và làm bị thương năm người khác vào thứ Tư, 4/3, khi những người này cố gắng vượt qua biên giới giữa hai nước.

Chính phủ Hy Lạp đã bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc, gọi chúng là ‘tin tức giả mạo.’

Người nhập cư và người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đến đảo Lesbos của Hy Lạp. Nơi đây có 20.000 người đang bị mắc kẹt. Ảnh: AFP

Chính quyền Hy Lạp đã bị ghi hình lại cảnh sử dụng hơi cay và súng phun nước để ngăn chặn các nhóm vượt biên vào sáng thứ Sáu (6/3), trong khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn vô số vũ khí hóa học có thể gây khó thở, kích ứng da và đau ngực, về hướng lãnh thổ Hy Lạp.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang triển khai 1.000 cảnh sát đặc biệt ở biên giới để ngăn chặn chính quyền Hy Lạp đẩy lùi người di cư.

Trong chuyến thăm Edirne hôm thứ Năm, Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu đã cáo buộc Hy Lạp ngược đãi người di cư và người tị nạn, và tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép điều đó tiếp tục diễn ra.

Trong một tuyên bố của mình, Hội đồng EU - đại diện cho 27 bộ trưởng ngoại giao - bày tỏ sự đoàn kết với Hy Lạp và ‘bác bỏ mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng áp lực di cư cho các mục đích chính trị.’

Một đứa trẻ khóc khi cùng những người nhập cư khác tập trung tại một con sông ở Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Hàng ngàn người đến đảo Lesbos, tại bến Mytilene, Hy Lạp. Ảnh: Getty
Một phụ nữ Syria ngồi trong lều với con trai, trong khi những người khác xếp hàng lĩnh thức ăn tại biên giới Pazarkule. Ảnh: AFP
Trên đảo Samos, hơn 7.000 người tị nạn bị mắc kẹt trong điều kiện vệ sinh tệ hại. Ảnh: Rob Timmerman

Các nhóm hoạt động nhân quyền đang lo ngại nếu dịch Covid-19 xuất hiện ở trại nhập cư này, nó có thể gây ra những hậu quả khó lường. 

Rất nhiều người phải ngủ ngoài trời. Hệ thống miễn dịch của họ vốn dĩ đã rất yếu với điều kiện sống khủng khiếp. Hầu hết mọi người trên đảo Samos không sống gần điểm cung cấp nước sạch. Tổ chức Help Refugees đã gửi đến đây chững chai gel rửa tay khô nhưng không thể có đủ cho 7.400 người, 30% trong số này là trẻ em.

Các hòn đảo này đã trở thành nhà tù của hàng người đang chờ đợi đơn xin tị nạn được duyệt. Những đứa trẻ trốn chạy khỏi chiến tranh lại tiếp tục bị cướp mất tuổi thơ trên các bờ biển châu Âu.

Một cảnh sát chống bạo động dùng gậy đánh một người nhập cư khi cảnh sát đang cố gắng giải tán một nhóm người tụ tập bên ngoài cảng Mytilene, Hy Lạp. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ rửa tay cùng 2 con gái bên ngoài lều của mình ở Moria, Lesbos. Ảnh: Getty
Người nhập cư bị sỉ nhục và lột quần áo, bị đẩy lùi khi cố tình vượt biên giới. Ảnh: Belal Khaled/NurPhoto
Người nhập cư cố gỡ hàng rào trong cuộc đụng độ với cảnh sát Hy Lạp. Ảnh: AFP
Người nhập cư trên một chiếc xuồng hơi cập bờ tại thung lũng Skala Sikaminias, thuộc đảo Lesbos, sau khi vượt biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Người nhập cư đi bộ vào làng Skala Sikaminias. Ảnh: AP
Cảnh sát Hy Lạp cố gắng ngăn cản người nhập cư cố tình vượt biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ ở Kastanies. Ảnh: EPA
Các nhóm nhân quyền cảnh báo nếu dịch bệnh Covid-19 bùng nổ trong trại nhập cư, nó có thể gây ra thảm họa khó đo lường. Ảnh: Rob Timmerman
Lực lượng an ninh Hy Lạp ném lựu đạn cay khi người nhập cư kiên trì chờ đợi để băng qua biên giới. Ảnh: Andalou

Quyết định mở cửa biên giới của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Syria tấn công vào một tỉnh ở tây bắc nước này, Idlib, nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu.

Một lệnh ngừng bắn ở Idlib do Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin làm trung gian đã có hiệu lực vào lúc nửa đêm thứ Năm, và sau đó, các nhà hoạt động đối lập hàng đầu và một giám sát viên chiến tranh đã báo cáo máy bay chiến đấu của chính phủ Nga và Syria hoàn toàn sạch bóng trên bầu trời.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn, nói: 'Hãy xem nó hoạt động như thế nào, đó là điều kiện tiên quyết để tăng cường giúp đỡ nhân đạo cho người dân ở Idlib.'

Ông nói thêm rằng EU cần cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và các bộ trưởng ngoại giao sẽ thảo luận cung cấp thêm trợ cấp cho đất nước này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Stef Blok nói rằng ông phản đối viện trợ nhiều hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ, bày tỏ: 'Chúng ta không nên phản ứng lại áp lực mà Thổ Nhĩ Kỳ gây ra cho chúng ta bằng cách đồng ý chi thêm tiền vì áp lực.'

VietHome (Theo Metro)