Bộ trưởng Nội vụ đến Rwanda để bàn tiếp về kế hoạch trục xuất người xin tị nạn

Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman đã đáp chuyến bay đến Rwanda vào hôm thứ Bảy, ngày 18-3-2023 để bàn về thỏa thuận trục xuất người xin tị nạn đến quốc gia châu Phi.

Kế hoạch này vẫn sa lầy trong tranh cãi vì những vấn đề pháp lý. Hiện chưa có ai bị trục xuất. Chuyến đi của bà Braverman bị chỉ trích vì bà mời những nhà báo cánh hữu đi cùng, nhưng không mời các nhà báo bên Đảng Tự do.

Chào đón bà tại thủ đô Kigali là Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Rwanda, bà Clementine Mukeka, và Cao ủy Anh tại Rwanda, ông Omar Daair. Sau đó, bà Braverman đến thăm một dãy nhà được chỉ định làm nơi mà người xin tị nạn sẽ cư trú trong tương lai.

Đã 11 tháng kể từ khi chính quyền Anh vẽ ra kế hoạch đưa hàng ngàn người nhập cư bất hợp pháp đến Rwanda, nơi mà đơn xin tị nạn của họ sẽ được xem xét.

Chính phủ khẳng định rằng kế hoạch này là nhằm ngăn chặn mạng lưới buôn người, đồng thời ngăn ngừa người di cư bất chấp thực hiện những chuyến hải trình nguy hiểm từ Pháp đến Anh. 

Theo kế hoạch, Anh sẽ trả cho Rwanda 145 triệu bảng (120 triệu USD) trong vòng 5 năm tới để thực thi ý định. Kế hoạch đã bị chỉ trích bởi các tổ chức từ thiện, các liên đoàn bảo vệ người xin tị nạn. Họ chất vấn tính hợp pháp của kế hoạch này, do đó đến nay chính phủ vẫn chưa tổ chức được chuyến bay nào thành công.

bo truong noi vu anh den rwanda
Bộ trưởng Nội vụ Anh đến Rwanda vào ngày hôm qua, 18-3-2023.

Chưa có chuyến bay nào cất cánh, sau khi chuyến bay đầu tiên được lên lịch đến Rwanda vào tháng 6-2022, bị Tòa án Nhân quyền châu Âu (European Court of Human Rights - ECHR) ra lệnh ngừng vào giờ thứ 11. Sau đó là hàng tháng trời Bộ Nội vụ phải đối mặt với các thánh thức pháp lý liên quan. 

Trước cuộc gặp mặt với Rwanda, bà Braverman đã tái khẳng định sự kiên quyết của mình với kế hoạch, nói rằng đây là biện pháp răn đe các đối tượng nhập cư bất hợp pháp. Nhưng Sonya Sceats, CEO của tổ chức từ thiện Freedom from Torture, lại nói rằng các biện pháp răn đe không thể áp dụng với những người đang chạy trốn tiến tranh, sự tra tấn và áp bức ở quê hương mình. 

Bài liên quan: Có 1 người Việt nằm trong số 7 người suýt bị đưa tới Rwanda

Bà Sonya Sceats nói rằng quyết định chỉ mời bên báo chí thân chính phủ tháp tùng chuyến đi đến Rwanda, đã lộ liễu khẳng định rằng chính phủ Anh giờ đây chẳng thèm giả vờ là mình đang bàn luận với toàn thể người dân về vấn đề này.

Chính phủ Anh đã chọn vấn đề người di cư là ưu tiên cần giải quyết số một trong thời gian tới. Dự luật nhập cư bất hợp pháp Illegal Migration Bill vẫn đang được tranh cãi ở Quốc hội. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ cho phép Chính phủ quyền trục xuất bất kì ai đến UK bất hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, không có con đường an toàn và hợp pháp nào đến UK, nghĩa là người xin tị nạn chỉ có thể chọn con đường bất hợp pháp. 

Theo dự luật này, người đến UK bằng xuồng nhỏ sẽ không được xem xét xin tị nạn dù họ là dân chạy nạn từ các quốc gia có chiến tranh. Thay vào đó, họ sẽ đối mặt với quyết định trục xuất ngay lập tức về quốc gia của mình, hoặc đến một nước thứ 3 như Rwanda.

Nhưng hành động trục xuất này có thể không hợp pháp. Ông Alexander Betts, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Người tị nạn Oxford, nói rằng: "Khi bạn mở dự luật này ra, ngay trang đầu tiên đã có một "cảnh báo đỏ" đập vào mắt, nói rằng Luật này có thể vi phạm Công ước Luật Nhân quyền châu Âu".

Tòa án Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo việc thực thi dự luật là vi phạm nghiêm trọng Công ước về Người tị nạn (Refugee Convention).

Huống chi, dự luật có thể không đem lại hiệu quả như Chính phủ Anh mong muốn. Chính phủ Rwanda đã nói rằng họ chỉ có thể tiếp nhận tối đa 1,000 người xin tị nạn trong 5 năm tới. 

Trong khi đó, đã có 45,755 người đến UK bằng xuồng nhỏ chỉ tính riêng trong năm 2022.

Bài liên quan: Người tị nạn tới Rwanda sẽ ở resort 3 sao có hồ bơi, sân golf, sân tennis và spa

Viethome (theo CNN)