Số lượng người di cư gia tăng bất chấp kế hoạch Rwanda

Khoảng 2,000 người xin tị nạn đã thực hiện cuộc vượt biên đầy nguy hiểm từ Pháp đến bờ biển Kent kể từ khi Bộ trưởng bộ Nội vụ công bố thỏa thuận Rwanda ba tuần trước

Kế hoạch đưa người đến Rwanda của bà Priti Patel đã thất bại trong việc ngăn chặn dòng người xin tị nạn vượt biển với số lượng ngày càng tăng - một quan chức cấp cao của Lực lượng Biên phòng cho biết.

Gần 2,000 người đã đến Anh kể từ khi Bộ trưởng bộ Nội vụ công bố thỏa thuận với Rwanda, theo đó người vượt eo biển Manche sẽ nhận được tấm vé một chiều đến quốc gia miền nam châu Phi.

Một số bên tuyên bố những kẻ buôn người đang sử dụng thỏa thuận này để khuyến khích người xin tị nạn vượt biển ‘trước khi mọi thứ thay đổi”  - mặc dù trên thực tế, chính sách này được áp dụng cho tất cả người đến Anh kể từ ngày 1 tháng 1 năm nay.

Lucy Moreton, thuộc lực lượng biên phòng ISU, cho biết: "Tác động duy nhất của kế hoạch này là làm gia tăng số lượng người tìm cách vượt biển, chứ không phải giảm chúng".

Kể từ đầu năm 2022, đã có 7,240 người đến Anh bằng thuyền nhỏ. Hơn 500 người vượt biển trong hai ngày đầu tiên của tháng Năm. Con số này gấp hơn ba lần số lượng người được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2021 (2,390) và hơn bảy lần số liệu năm 2020 (1,006).

8aslyNgười tị nạn ở Kent

Theo bà Moreton, thay vì làm nản lòng những người di cư, chính sách Rwanda của bà Patel đã khuyến khích các băng nhóm tội phạm buôn người: “Những thông báo này được bọn tội phạm sử dụng để tống tiền và nạp thêm người vào để họ đến Anh ''trước khi mọi thứ thay đổi''. Điều kiện thời tiết bất lợi đã làm giảm số người vượt biển trong hơn một tuần, nhưng khi thời tiết thay đổi, các con số đang trở lại mức cao”.

Kể từ khi công bố thỏa thuận Rwanda khiến Anh quốc tiêu tốn bước đầu 120 triệu bảng, 1,972 người đã vượt biển trong 11 ngày khi điều kiện thời tiết cho phép.

Thời tiết trên eo biển Manche dự kiến ​​sẽ vẫn ổn định trong mười ngày tới, dẫn đến việc số người tị nạn tới Anh tăng sau khi thỏa thuận Rwanda được thông báo.

Người sáng lập Care4Calais, Clare Moseley chỉ trích chính sách "bắt nạt những người cực kỳ dễ bị tổn thương" và kêu gọi chương trình thị thực tương tự như dành cho người tị nạn Ukraine: “Đây là chính sách dựa trên sự răn đe và người tị nạn đến từ những nơi tồi tệ nhất trên thế giới. Họ đã gặp phải nhiều điều khủng khiếp. Vì vậy, tất cả các lý thuyết về người tị nạn đều cho thấy phương pháp ngăn chặn sẽ không có tác dụng”.

Zoe Gardner - giám đốc chính sách và vận động tại Hội đồng chung về phúc lợi cho người nhập cư, cho biết “kế hoạch Rwanda tàn nhẫn và phân biệt chủng tộc của bà Patel phải khuất phục trước lòng trắc ẩn và chào đón của nhiều người muốn đưa người tị nạn tới Anh”: “Chúng ta biết kế hoạch không chỉ trái đạo đức. Chúng thậm chí không đáp ứng các mục tiêu đã nêu ra. Mọi người liều mạng trên những tuyến đường nguy hiểm vì tương lai của họ phụ thuộc rất nhiều vào nó. Kế hoạch chống người tị nạn của bà Patel sẽ không xóa bỏ nhu cầu đó”.

Mặc dù Bộ Nội vụ không đưa ra bình luận, nhưng có thể hiểu Chính phủ không tin số người vượt biển sẽ thay đổi ngay lập tức. Tuy nhiên, bà Patel vẫn tin tưởng kế hoạch Rwanda sẽ ngăn cản người xin tị nạn.

Bộ trưởng Nội vụ đã nhận trách nhiệm cá nhân trong việc thúc đẩy chính sách sau khi bị các quan chức cảnh báo không có đủ bằng chứng cho thấy giá trị của kế hoạch.

Viethome (Theo iNews)