Anh cứu 5 người di cư bị rớt khỏi xuồng giữa sương mù trên biển

Đội cứu hộ đã được gọi đến cứu một nhóm hơn 40 người đang thực hiện chuyến hải trình nguy hiểm đến thị trấn Lydd ở Kent vào sáng  ngày 19/12/2021. 5 người di cư đã được đội cứu hộ RNLI kéo lên giữa sương mù dày đặc. 

5 nguoi rot xuong bien 1
Hơn 40 người tị nạn đã được đội cứu hộ RNLI giải cứu. Ảnh: UKNIP

5 người đàn ông đã bị rơi khỏi chiếc xuồng dài 10m. Một trực thăng và một chiếc xuồng cứu hộ RNLI Dungeness đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường và vớt 5 người đang vẫy vùng giữa biển khơi giá rét.

Đầu tuần này Bộ Nội vụ xác nhận Bộ sẽ sử dụng Trung tâm Phát triển và Huấn luyện Cứu hỏa cũ ở Manston để làm nơi trú ngụ cho người xin tị nạn. Năm ngoái, trung tâm này đã đóng cửa sau khi hết hạn hợp đồng 12 năm trị giá 525 triệu bảng.

Nghị sĩ khu vực North Thanet, Sir Roger Gale đã chỉ trích Bộ Nội vụ tại cuộc họp ở Hạ Viện vào hôm thứ Tư. Ông chất vấn bao nhiêu người di cư sẽ bị giam giữ tại trung tâm mới ở Manston và họ sẽ phải chôn chân ở đó trong bao lâu.

5 nguoi rot xuong bien 1
RNLI cứu chiếc xuồng gặp nạn vào sáng ngày 19/12. Ảnh: UKNIP

5 nguoi rot xuong bien 1
Một cuộc cứu hộ đã đã được tiến hành sau khi 5 người đàn ông được báo cáo rơi xuống biển. Ảnh: UKNIP

 Bài liên quan: Người tị nạn héo mòn tại các trại giam giữ ngoài đảo hoang

Vương Quốc Anh có một số trại giam giữ người nhập cư lớn ở nước ngoài, trong đó có 2 trại nằm ở đảo Nauru và Manus thuộc Papua New Guinea, một đất nước thuộc khối thịnh vượng chung. Quốc gia này chịu sự kiểm soát của chính phủ Australia.

Tuần này, quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu việc nhân rộng các trại giam giữ này. Thay mặt cho những người tị nạn bị giam giữ vô thời hạn ở đây, Thanush Selvarasa và Elahe Zivardar, 2 người đã từng bị giam giữ tại những trại này, đã gửi thư đến tờ Guardian, kêu gọi các nghị sĩ không nên bỏ phiếu cho Luật Quốc tịch và Biên giới (Nationality and Borders Bill). 

Nếu luật này được thông qua vào hôm nay, thứ Tư ngày 8/12/2021, người tị nạn sẽ không còn được bảo vệ gì nữa. Sẽ ngày càng có thêm nhiều trại giam giữ người nhập cư trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn của họ được xem xét.

nguoi ti nan tren dao hoang
Người tị nạn trong trại giam giữ trên đảo Manus Island.

4 nhân vật kí tên kháng nghị Luật Quốc tịch và Biên giới

Thanush Selvarasa là một người tị nạn đã bị giam giữ trên đảo Manus suốt 7 năm, sau đó được đưa vào đất liền (ở Úc) và hiện đang là một nhà vận động cho quyền của người tị nạn. Elahe Zivardar là một họa sĩ người iran, anh bị giam giữ trên đảo Nauru suốt 6 năm trước khi được chuyển đến Mỹ vào năm 2019.

Hai người cùng với 2 nhân viên từng làm việc trong các trại cấm túc đã viết thư kể về những gì họ đã chứng kiến. Tiến sĩ Nick Martin là một bác sĩ đa khoa và là cựu trung úy quân y chuyên ngành giải phẫu thuộc Lực lượng Hải quân Anh. Ông đã có 9 tháng làm việc tại trại cấm túc Nauru vào năm 2016, và hiện ông đang lên tiếng về tình trạng tồi tệ ở đây. Carly Hawkins là một chuyên gia giáo dục có nhiệm vụ dạy học cho trẻ em trong các trại giam giữ ở Nauru. 

Tình hình tuyệt vọng trong các trại giam giữ nhập cư của chính phủ Anh

Lá thư này viết: ''Thay mặt cho những người bị giam giữ vô thời hạn tại đảo Nauru và Manus, chúng tôi vô cùng lo lắng khi chính phủ Anh tiếp tục dùng quyền lực để đưa người xin tị nạn đến những trại giam giữ ngoài khơi. Chúng tôi không thể hiểu sao vì sao một quốc gia, một chính phủ lại muốn nhân rộng mô hình độc ác, tốn kém và vô nghĩa như thế này''. Hành động này chỉ góp phần tô đậm thêm vết nhơ không thể xóa nhà của chính quyền Anh.

Detention Action cùng nhiều tổ chức vì người tị nạn khác như Amnesty International (UK và Australia), Lancet Migration, Royal College of Psychiatrists, Refugee Council, Human Rights Watch và Doctors of the World đều lên tiếng ủng hộ lá thư này.

Ủy viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án kế hoạch này và cảnh báo nếu Luật Quốc tịch và Biên giới được thông qua, nó sẽ mâu thuẫn với Hiệp ước Tị nạn 1951 cũng như hệ thống bảo vệ người tị nạn trên toàn thế giới.

Thanush Selvarasa nói: ''Tôi đến Úc để xin tị nạn và tìm kiếm sự an toàn. Nhưng không ngờ tôi lại bị giam cầm suốt 7 năm do chính sách thù địch của chính phủ Úc. Năm này qua năm khác, tôi chứng kiến từng người chết đi. Họ mất mạng sống và tương lai vì chờ đợi sự tự do. Phải đối mặt với hoàn cảnh không chắc chắn khiến tinh thần của chúng tôi đều hỗn loạn. Cuộc đời trong trại giam giữ vô thời hạn, sống chẳng bằng chết. Chúng tôi gào thét ngày đêm nhưng chẳng ai nghe thấy''.

Elahe Zivardar nói: “Tôi rời bỏ Iran để tìm kiếm sự an toàn, nhưng trớ trêu thay tôi lại trở thành tù nhân. Những nhà tù trên đảo hoang này là đại diện cho sự phân biệt giữa người với người, là nơi đã hành hạ và sỉ nhục chúng tôi vô cùng tàn nhẫn. Chúng khiến những con người vô tội, bao gồm hàng trăm phụ nữ và trẻ em, phải lựa chọn trở về đất nước nơi họ đã bỏ ra đi, hoặc là chết dần chết mòn trên đảo.

Nick Martin nói: “Tôi không thể nói hết những thiệt hại do các trại giam giữ này gây ra. Chúng không chỉ tốn kém về mặt chi phí mà còn hủy hoại danh tiếng của Anh và Úc. Điều quan trọng nhất, chúng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất của những con người ra đi mưu cầu hạnh phúc''.

Phát ngôn viên Bộ Nội vụ tuyên bố: ''Mọi người nên xin tị nạn ở quốc gia an toàn đầu tiên mà họ đến. Chúng tôi không khuyến khích mọi người đến UK và sẽ phối hợp với chính phủ các nước để chấm dứt những chuyến hành trình nguy hiểm đến Anh. Chúng tôi luôn tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và hiệp ước châu Âu về nhân quyền''.

Viethome (theo Kentonline)