Cô gái Việt bị từ chối tị nạn sau nhiều lần kháng cáo

Tòa án Tối cao Anh quốc (UK Supreme Court) từng từ chối đơn xin tị nạn của một phụ nữ Việt Nam vào năm 2015. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trường hợp này:

Cô TN từng được tị nạn tạm thời tại UK vào năm 2004 sau khi đệ đơn nói rằng mình bị đàn áp tôn giáo tại VN do theo đạo Công giáo. Sau khi đơn của cô bị từ chối vào tháng 4/2004 do không thỏa đáng, cô lại tiếp tục nộp đơn vào tháng 4/2011. Thế nhưng sau đó cô bị trục xuất về VN, nhưng lại lén lút quay trở lại UK vào tháng 5/2014.

Đến UK, cô tiếp tục nộp đơn xin tị nạn vẫn với lý do đàn áp tôn giáo và bị quấy rối tình dục trong thời gian bị trục xuất về VN. Lần này, hồ sơ của cô được cho là phù hợp với quy trình xử lý nhanh Detained Fast Track 2005 (quy trình này cho phép tòa án quyết định nhanh về hồ sơ của người xin tị nạn trong lúc người xin tị nạn bị tạm giữ tại trại nhập cư). Sau khi xem xét, Tòa cấp một (First-tier Tribunal) từ chối đơn của cô vì cảm thấy những gì cô trình bày không đáng tin. 

Vào ngày 19/8/2015, chỉ hai ngày trước khi cô bị đưa lên máy bay trục xuất, cô TN lần đầu tiên kháng cáo rằng cô là nạn nhân của nạn buôn người cả trong hành trình trở lại UK vào năm 2014 và suốt thời gian ở UK. Sau khi trải qua kiểm tra y tế để xác định xem cô có phải là nạn nhân buôn người hay không, vào ngày 20/8/2015, Quốc Vụ Khanh (Secretary of State) đã từ chối yêu cầu làm mới đơn xin tị nạn của cô, và duy trì quyết định trục xuất cô này.

Phán quyết về hồ sơ của TN có công bằng không?

Trong đơn kháng cáo tại Tòa Supreme Court, cô TN nói rằng quy trình quyết định nhanh fast-track là không công bằng khi từ chối đơn xin tị nạn của cô. Đơn kháng cáo của TN yêu cầu xác minh tính hợp lệ của phán quyết trục xuất cô theo luật Fast Track Procedure Rules 2005, và nói rằng những luật này được tạo ra một cách không công bằng đối với từng hồ sơ cụ thể. Đơn kháng cáo của cô được sự hỗ trợ của các tổ chức giúp đỡ người tị nạn Helen Bamber Foundation và Detention Action.

Đơn kháng cáo được xem xét bởi Thẩm phán Lloyd-Jones, Thẩm phán Briggs, Thẩm phán Lady Arden, Thẩm phán Sales và Thẩm phán Stephen. Lord Pannick QC và Stephanie Harrison QC đại diện cho bên kháng cáo. Robin Tam QC đại diện cho Bộ Nội vụ. 

Vào thời điểm tháng 10/2014, luật 2005 Fast Track Rules dùng làm căn cứ để xét duyệt hồ sơ của người xin tị nạn, đã được thay thế bằng luật Fast Track Rules 2014. Tuy nhiên, sau một loạt các vụ kháng cáo, người ta nhận ra rằng luật 2014 do Tòa Phúc thẩm (Court of Appeal) áp dụng trong xét xử được cho là không công bằng, không đúng thẩm quyền, và không hợp lệ. 

Để giải thích về đơn kháng án của mình tại Tòa Phúc thẩm, cô TN nói rằng luật 2005 cũng không hợp lệ khi dùng để xét xử vụ của cô, và do đó, quyết định ban đầu của Fast Track Rules về hồ sơ của cô phải tự động vô hiệu. 

Thẩm phán Tòa Tối cao (High Court) đồng ý với đơn kháng cáo của cô rằng luật 2005 là không hợp lệ, nhưng quyết định đối với hồ sơ của riêng cô thì vẫn đúng, bởi vì cô không thể chứng minh là quyết định đó bất công ở điểm nào. Nhận định này tiếp tục được Tòa Phúc Thẩm tán đồng, dẫn đến đơn kháng cáo của cô được đẩy lên tòa Supreme Court. 

Không có thiên vị hay định kiến

Lord Briggs và Lord Stephen đồng ý với Lady Arden rằng: "Việc luật Fast Track Rules 2005 được thiết lập không công bằng, không có nghĩa là hồ sơ của cô bị xét xử bất công''.

Lord Sales và Lord Lloyd-Jones cũng đồng ý rằng: "Nếu luật Fast Track Rules 2005 trong vụ của cô TN bị áp dụng bất công, bị áp dụng sai thì phán quyết đối với trường hợp của cô sẽ tự động vô hiệu. Nhưng không có dấu hiệu cho thấy luật thiếu công minh ở bất kì điểm nào''.

Lady Arden giải thích thêm: "Cô TN không kháng nghị bất kì quyết định không đúng nào của hội đồng xét xử. Nghĩa là không có kháng nghị về chất lượng của phán quyết. ''.

Tóm lại, đơn kháng cáo của cô bị từ chối, và cô vẫn bị trục xuất vào ngày 21/8/2015.

Viethome (theo © Scottish Legal News Ltd 2021)

nguoi ti nan khang cao