Thảm kịch Essex khiến chi phí tới Anh tăng thêm 10,000 bảng

Người di cư Việt Nam thường bị các băng nhóm buôn bán vào tiệm nails, trang trại cần sa và buôn bán tình dục ở Anh.

Mimi Vu - một người am hiểu về chống buôn người và nô lệ hiện đại cho biết: “Có rất nhiều biến số ngoài tầm kiểm soát khi các nhóm buôn người để người di cư đi bằng thuyền, nhưng tình hình đã thay đổi và họ đang thích ứng''.

Một người Việt Nam tôi phỏng vấn nói 60 người di cư bị nhồi nhét trên một chiếc thuyền hơi, khởi hành lúc 3 giờ sáng và 1 giờ chiều mới tới nơi. Những người Việt Nam trên thuyền đã ôm nhau vì họ rất sợ hãi. Không ai trong số họ biết bơi. Họ không quen ở trên biển và vì vậy rất hoảng loạn. Họ không thể nhìn thấy gì vì mọi thứ tối đen”.

tham kich essex lap lai
Thảm kịch Essex đã giúp bọn buôn người tha hồ hét giá

“Vài tuần trước, một nạn nhân khác cho biết họ dùng thuyền bơm hơi vượt biển với khoảng 40 người - một nửa là người Việt Nam, còn lại là người da trắng. Người Việt Nam thường gắn chặt với nhau. Họ không giao du với các nhóm khác. Hiện tượng người vượt biển gia tăng là do lượng người Việt cố gắng tới Anh”.

Khi cập bờ biển Anh, người Việt Nam biến mất ngay lập tức

Điều cốt yếu đối với người di cư Việt là phải trả hết các khoản nợ của gia đình cũng như chi phí cho băng nhóm buôn người - đó là lý do họ bỏ trốn hoặc biến mất vào thị trường chợ đen sau khi bị bắt giữ.

Claire Moseley - người sáng lập của tổ chức từ thiện Care4Calais cho biết: “Những kẻ buôn lậu người Việt bắt đầu sử dụng thuyền trở lại vì chúng hiệu quả hơn xe tải. Lực lượng Biên phòng nói các nhóm này chịu trách nhiệm cho tình trạng người vượt biển gia tăng."

"Những người Việt Nam kín tiếng và thích hoạt động trong thị trường chợ đen hơn. Cách họ sinh hoạt trong các trại không giống như những người khác. Khi đến Vương quốc Anh, tất cả những người khác xin tị nạn nhưng người Việt Nam biến mất rất nhanh”.

Bi kịch bị lợi dụng

Vụ bê bối Essex đã gây chấn động cộng đồng Việt khi "hé lộ" cuộc đấu tranh của những người di cư bị buôn bán - họ thường giấu gia đình việc mình bị bóc lột. Tuy nhiên, các băng nhóm lại lợi dụng sự kiện này để tăng chi phí.

Mimi Vu cho biết: “Các đối tượng nói nạn nhân không may mắn hoặc trả quá ít tiền. Suy nghĩ phổ biến trong văn hóa Việt Nam là trả càng nhiều dịch vụ càng tốt hơn. Vì vậy, những kẻ buôn người có thể tăng giá”.

Giá của các chuyến vượt biển đã tăng tối thiểu 10,000 bảng từ 15.000 bảng lên 20.000 bảng.

Phần lớn hộ gia đình chi trả số tiền bằng cách vay tiền từ những kẻ cho vay cầm cố - nhóm này lại thường có quan hệ với tội phạm buôn người.

Vu cho biết mức lãi suất cao ngất ngưởng từ 700 đến 1,000% khiến những người di cư Việt bị buôn bán sang châu Âu chỉ có ba mục đích: trả nợ, chuyển tiền về cho gia đình (thực tế chiếm 7% GDP của Việt Nam) và kiếm đủ tiền để ở lại Anh.

“Tôi đã phỏng vấn một người đàn ông bị bóc lột tồi tệ trong ba năm để trả 17,000USD", Vu nói. Sau ba năm, anh ấy thậm chí còn chưa trả hết lãi”.

Viethome (Theo Telegraph)